Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Sun, 21 Apr 2024 08:57:44 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Viêm kết mạc https://benh.vn/viem-ket-mac-2981/ https://benh.vn/viem-ket-mac-2981/#respond Sun, 21 Apr 2024 04:24:41 +0000 http://benh2.vn/viem-ket-mac-2981/ Viêm kết mạc, nhất là các viêm kết mạc thành dịch, nói chung có xu hướng tự khỏi. Tuy nhiên, có loại viêm kết mạc rất dai dẳng, tương đối khó chữa như viêm kết mạc mùa xuân, viêm kết mạc có hột.

Bài viết Viêm kết mạc đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Viêm màng kết mạc, còn được gọi là đau mắt đỏ, là do viêm của lớp màng mỏng trong suốt bao phủ mặt trong và phần trước của nhãn cầu của mí mắt. Viêm kết mạc có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi và là một bệnh rất phổ biến. Bệnh thường lây lan từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với dịch tiết từ mắt của bệnh nhân.

Nguyên nhân viêm kết mạc

1. Viêm kết mạc do Vi khuẩn, virus

– Ngoại lai: Theo bụi bặm, dụng cụ, tay bẩn ô nhiễm vào mắt.

– Tại ổ kết mạc: Rối loạn cân bằng sinh thái tại chỗ (sử dụng thuốc tra mắt không đúng chỉ định, nhất là thuốc kháng sinh, sang chấn bội nhiễm thêm).

Các tổng kết về vi sinh vật cho thấy tụ cầu chiếm hàng đầu trong tổng số các tác nhân vi khuẩn gây viêm kết mạc (57% các trường hợp), đặc biệt là chúng có khả năng kháng lại kháng sinh và có sắc tố đặc trưng cho từng từng loài. Lậu cầu (Neisseria gonorrheae) một loại vi khuẩn Gram (-) có thể lây từ đường sinh dục, từ tay thầy thuốc đỡ đẻ sang mắt trẻ sơ sinh hoặc lây từ bể bơi. Viêm kết mạc do lậu cầu thường nhanh chóng dẫn đến biến chứng loét giác mạc và rất nhanh thủng mắt. Virus APC (Adeno-pharyngo-conjontivitis) có thể gây thành các vụ dịch viêm kết mạc, họng, hạch.

2. Viêm kết mạc do tác nhân lý học

Gió, bụi, khói, các chất axit, kiềm, tia tử ngoại, chất độc hoá học đều là những tác nhân gây kích thích mạnh, gây viêm kết mạc thậm chí tổn thương cả giác mạc.

3. Viêm kết mạc do dị ứng

Có thể gặp các dạng viêm kết mạc do hai kiểu phản ứng dị ứng.

– Tăng cảm ứng tức thì: Thường gặp do thuốc, tá dược,…

– Tăng mẫn cảm muộn: Viêm kết mạc bọng, viêm kết mạc mùa xuân là những ví dụ về bệnh ở nhóm này.

viem-ket-mac

Triệu chứng viêm kết mạc

1. Triệu chứng cơ năng

– Ngứa rát cộm. Bệnh nhân thường ví như có cát rắc vào mắt.

– Sợ ánh sáng (không nặng lắm).

– Nhiều dử kèm nhèm. Buổi sáng ngủ dậy rất khó mở mắt vì dử dính chặt hai mi với nhau.

– Chảy nước mắt (ít).

– Dịch tễ: Bệnh thường lây lan ở gia đình, đơn vị.

2. Triệu chứng thực thể

– Mi sưng nề, có thể mọng đỏ nếu là viêm cấp. Kết mạc cương tụ đỏ trên diện rộng, mất sắc bóng, dày lên như miếng thạch.

– Kết mạc: Phù nề và có thể phòi qua khe mi (viêm do lậu rất hay gặp dấu hiệu này). Trên kết mạc còn thấy các hình ảnh tổn thương cơ bản khác như:

  • Hột: Rõ nhất ở cùng đồ dưới và ở hai góc trong, ngoài của kết mạc mi trên những hột này có đặc điểm là to, trong, kẹp không vỡ)
  • Gai máu: Thấy rõ hơn ở kết mạc mi, trông như những lấm chấm đỏ, dày chi chít, nặng hơn có thể có xuất huyết.
  • Nhú gai: Làm cho kết mạc sần sùi, thấy rõ ở kết mạc sụn mi trên trong bệnh viêm kết mạc mùa xuân.
  • Bọng kết mạc: Hay có trong viêm kết mạc dị ứng do sự nề phù của kết mạc.

– Dử mắt: Nhiều dử nhưng tùy theo tác nhân mà dử có đặc điểm khác nhau, ví dụ: viêm do tụ cầu có dử màu vàng; viêm do lậu dử mắt giống như mủ; viêm do liên cầu tan huyết, bạch hầu là những vi khuẩn có độc tính cao thường gây giãn mạch, tạo màng giả bám chặt vào kết mạc mi khi bóc sẽ chảy máu; viêm kết mạc mùa xuân dử mắt có đặc điểm là trong, dai, dính,có thể kéo ra thành sợi…

– Hạch: Ở trước tai, dưới hàm, to bằng hạt lạc, hạt đậu đen, di động, đau.

– Triệu chứng âm tính: Các dấu hiệu này cần được xác định để giúp cho việc chẩn đoán phân biệt với những bệnh có tổn thương giác mạc.

  • Thị lực không giảm (chú ý lau kỹ dử trước khi đo thị lực).
  • Giác mạc trong.

– Xét nghiệm cận lâm sàng: Cấy khuẩn, soi tươi tiết tố tìm vi khuẩn, xét nghiệm miễn dịch huỳnh quang tìm virus, xét nghiệm máu thấy bạch cầu Eo tăng trong viêm dị ứng…

Điều trị và dự phòng viêm kết mạc

Cần xác định nguyên nhân, tác nhân gây viêm thì việc điều trị mới đạt hiệu quả. Tuy vậy trong điều trị có những điểm chung cho mọi loại viêm kết mạc:

1. Dùng thuốc kháng sinh và thuốc sát trùng

Thuốc nước:

  • Chloromicetin  4%o
  • Sulfat kẽm       1%o.
  • Sulfaxylum      10-20%
  • Có thể dùng đơn độc một loại hoặc phối hợp hai loại, rỏ luân phiên nhiều lần trong ngày (10-20 lần).

Thuốc mỡ:

  • Tetraxyclin 1%
  • Gentamicin …
  • Các thuốc này tra 1lần/ tối (trước khi đi ngủ)

Cho dù là viêm do virus, dị ứng,…thì dùng kháng sinh vẫn có giá trị là chống bội nhiễm. Riêng trong viêm kết mạc do lậu phải rỏ thuốc rất nhiều lần trong ngày, cách quãng 10 phút –15 phút rỏ một lần thậm chí phải tiến hành rỏ giọt liên tục, nên kết hợp 2,3 loại thuốc kháng sinh.

2. Chống viêm

– Corticoid dùng dưới dạng thuốc rỏ mắt hoặc tiêm dưới kết mạc nhưng chỉ định phải hết sức thận trọng. Trên thị trường hiện nay rất hay gặp loại thuốc rỏ mắt phối hợp kháng sinh với corticoid. Sự phối hợp này tạo ra thuận tiện cho người bệnh nhưng nếu phải dùng kéo dài thì cần được theo dõi nhãn áp vì corticoid có thể gây tăng nhãn áp và đục thể thuỷ tinh. Một nguy cơ cần được nhắc tới khi dùng corticoid rỏ mắt kéo dài là gây giảm sức đề kháng, dễ dẫn tới bội nhiễm nấm, vi khuẩn, virus herpes…, những bệnh rất nguy hiểm cho mắt.

– Các thuốc tác dụng ổn định dưỡng bào như Lodoxamide, Olopatadin, Cromoglycate… hoặc kháng thụ thể histamin như Antazoline, Emadastine hoặc kháng histamin như Naphazoline, Chlopheniramine,… có tác dụng tốt đối với những trường hợp viêm kết mạc dị ứng. Đặc biệt, nhóm thuốc ổn định dưỡng bào nên được chỉ định dùng cho viêm kết mạc mùa xuân vì thường phải điều trị kéo dài.

3. Nâng đỡ cơ thể, tăng tái tạo biểu mô

Các vitamin A, B, C dùng đường uống, rỏ mắt… băng che để mắt đỡ bị kích thích.

Viêm kết mạc, nhất là các viêm kết mạc thành dịch, nói chung có xu hướng tự khỏi. Tuy nhiên, có loại viêm kết mạc rất dai dẳng, tương đối khó chữa như viêm kết mạc mùa xuân, viêm kết mạc có hột.

Nhiều khi còn thêm cả biến chứng do thuốc điều trị chứng. Có loại viêm kết mạc nhanh chóng dẫn đến tổn thương giác mạc như viêm do cầu khuẩn lậu hoặc ít gặp hơn như viêm do adenovirus. Điều đó cho ta thấy cũng không nên xem nhẹ mặt bệnh này. Khi khám bệnh cần kiểm tra tình trạng thị lực, giác mạc… để tránh có những sự bỏ sót hoặc biến chứng đáng tiếc.

Phòng bệnh

– Cách ly người bệnh không cho dùng chung chậu, khăn mặt. Khăn mặt của người bệnh cần được giặt xà phòng và phơi nắng.

– Tra thuốc phòng bệnh cho người lành.

– Thầy thuốc: Vệ sinh tay khám và chú ý khử trùng dụng cụ để tránh trở thành trung gian truyền bệnh.

Xem thêm: Điều trị bệnh viêm kết mạc cấp theo hướng dẫn mới của Bộ Y tế

Bài viết Viêm kết mạc đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/viem-ket-mac-2981/feed/ 0
Điều trị bệnh viêm kết mạc Lậu Cầu – Hướng dẫn của Bộ Y Tế https://benh.vn/dieu-tri-benh-viem-ket-mac-do-benh-lau-cau-bo-y-te-ban-hanh-7337/ https://benh.vn/dieu-tri-benh-viem-ket-mac-do-benh-lau-cau-bo-y-te-ban-hanh-7337/#respond Thu, 04 Jul 2019 01:19:13 +0000 http://benh2.vn/dieu-tri-benh-viem-ket-mac-do-benh-lau-cau-bo-y-te-ban-hanh-7337/ Viêm kết mạc do lậu cầu (Gonococcal conjunctivitis) là một bệnh tiến triển nặng nề, có nguy cơ gây tổn hại giác mạc. Đây là loại bệnh nhiễm khuẩn mắt sinh dục, khởi phát cấp tính, trong vòng 12 đến 48 giờ. Bệnh cần được đặc biệt quan tâm bởi nguy cơ tiến triển nhanh phá hủy giác mạc dẫn đến thủng giác mạc và có thể gây viêm nội nhãn.

Bài viết Điều trị bệnh viêm kết mạc Lậu Cầu – Hướng dẫn của Bộ Y Tế đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bệnh viêm kết mạc lậu cầu là một bệnh lý nặng ở mắt do lậu cầu gây ra. Bệnh có tiến triển nặng và khởi phát cấp tính đột ngột có thể dẫn tới nhiều nguy cơ cho mắt. Bộ y tế đã ban hành hướng dẫn điều trị bệnh viêm kết mạc lậu cầu làm cơ sở cho bác sỹ khi thăm khám, điều trị bệnh này.

viem-ket-mac-1

Bệnh viêm kết mạc lậu cầu là gì ?

Bệnh viêm kết mạc có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, lậu cầu là một trong những nguyên nhân đó. Bệnh lý viêm kết mạc lậu cầu được phân riêng theo nguyên nhân gây bệnh là lậu cầu.

Định nghĩa bệnh viêm kết mạc lậu cầu

Viêm kết mạc lậu cầu (Gonococcal conjunctivitis) là một bệnh tiến triển nặng nề, có nguy cơ gây tổn hại giác mạc. Đây là loại bệnh nhiễm khuẩn mắt sinh dục, khởi phát cấp tính, trong vòng 12 đến 48 giờ. Bệnh cần được đặc biệt quan tâm bởi nguy cơ tiến triển nhanh phá hủy giác mạc dẫn đến thủng giác mạc và có thể gây viêm nội nhãn.

Nguyên nhân gây bệnh viêm kết mạc lậu cầu

Tác nhân gây bệnh viêm kết mạc lậu cầu là song cầu hình hạt cà phê (Neisseria gonorrhoeae) là loại tác nhân nguy hiểm, có độc tính mạnh.

lau-cau-12
Lậu cầu – Song cầu hình hạt cà phê

Triệu chứng bệnh viêm kết mạc lậu cầu

Triệu chứng lâm sàng của viêm kết mạc lậu cầu

Viêm kết mạc do lậu cầu khởi phát rất rầm rộ, với các biểu hiện sau đây.

  • Mi sưng nề, phù kết mạc, nhú kết mạc, xuất hiện hạch trước tai.
  • Xuất tiết, tiết mủ rất nhiều, chảy trào ra khe mi, đây là dấu hiệu đặc trưng của bệnh.
  • Loét giác mạc có thể xảy ra trong vòng một vài giờ, ở trung tâm hoặc chu biên. Những ổ loét này có thể kết nối lại với nhau thành các ổ áp xe hình nhẫn.

Các xét nghiệm trong viêm kết mạc lậu cầu

  • Nhuộm soi tiết tố mủ kết mạc sẽ thấy song cầu khuẩn Gram-âm hình hạt cà phê.
  • Nuôi cấy trên môi trường thạch máu và chocolate hoặc môi trường Thayer-Martin để trong tủ ấm điều kiện nhiệt độ 37oC trong 5 đến 10% CO2.

Điều trị viêm kết mạc lậu cầu bằng kháng sinh

Điều trị bệnh viêm kết mạc lậu cầu đặc hiệu bao gồm điều trị toàn thân và tại chỗ với kháng sinh diệt lậu cầu. Việc điều trị cần kết hợp cả hai biện pháp trên, giữ vệ sinh, điều trị đủ liều thuốc và đúng liệu trình.

Kháng sinh uống điều trị viêm kết mạc lậu cầu

  • Điều trị viêm kết mạc lậu cầu toàn thân bằng Procain penixilin 1,5g tiêm bắp một ngày trong 3 ngày. Trẻ em dùng 50mg/kg cân nặng /ngày tiêm bắp trong 3 ngày và tra tại chỗ penixilin G đã được dùng trong nhiều năm. Tuy nhiên do tình trạng kháng thuốc đối với các loại beta lactam và nguy cơ phản ứng thuốc của nhóm penixilin, nên sử dụng các loại các loại kháng sinh thay thế bao gồm các loại cephalosporin có men beta-lactamase bền vững.
  • Cephalosporin thế hệ 3: Thuốc Ceftriaxone chỉ định cho người lớn tiêm bắp 1g một liều duy nhất. Nếu có tổn thương giác mạc hoặc nguy cơ xâm nhập vào giác mạc thì cần phải nhập viện và điều trị ceftriaxone 1g tiêm tĩnh mạch ngày 1 hoặc hai lần, thời gian kéo dài tùy thuộc vào đáp ứng của bệnh (trung bình là 7 ngày). Thuốc này chỉ định cho trẻ em và trẻ sơ sinh: 25 mg/kg/ngày 1 lần.
  • Cefotaxime liều cho người lớn là 1g tiêm bắp hoặc tĩnh mạch liều duy nhất. Liều cho trẻ em là 25mg/kg cân nặng/ngày tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp (tối đa là 1g). Có thể sử dụng một liều duy nhất nếu không thấy có các nguy cơ phát tán bệnh như nhiễm khuẩn huyết, hoặc viêm đa khớp, viêm màng não.
  • Nếu người bệnh dị ứng với penicillin có thể sử dụng ciprofloxacin, 500 mg uống một liều duy nhất hoặc ofloxacin 400mg uống một liều.

Điều trị viêm kết mạc lậu cầu tại mắt

  • Rửa mắt bằng nước muối sinh lí 0,9% hàng giờ cho đến khi hết tiết tố.
  • Fluoroquinolon : dung dịch ciprofloxacin 0,3% tra 2 giờ một lần,
  • Aminoglycosid: tobrex 0,3%, mỡ bacitracin hoặc mỡ erythromycin.
  • Trong trường hợp có tổn thương giác mạc tra ciprofloxacin 0,3%, gentamicin 0,3% hoặc tobramycin 0,3% mỗi giờ một lần.
  • Theo dõi hàng ngày cho đến khi bệnh có tiến triển tốt, và các triệu chứng rút lui.

dieu-tri-viem-ket-mac-lau-cau-nho-mat

Dự phòng bệnh viêm kết mạc lậu cầu

Lậu cầu không phải là vi khuẩn thường gặp tại khu vực mắt cho nên bệnh viêm kết mạc lậu cầu cũng sẽ không thường gặp nếu chúng ta chú ý giữ gìn vệ sinh đôi mắt. Việc dự phòng mắc bệnh viêm kết mạc do lậu cầu rất quan trọng để phòng ngừa các biến chứng nặng nề, giảm thị lực của bệnh gây ra. Viêm kết mạc do lậu cầu hoàn toàn có thể đề phòng được để tránh các tổn hại nặng nề ở giác mạc.

  • Phương pháp Crede (1881) dùng argyrol 3% (Nitrat bạc) ngay sau khi sinh. Có thể dùng mỡ erythromycin và tetracyclin.
  • Điều trị bệnh lậu đường sinh dục nếu có.
  • Tránh bơi lội ở các khu vực nước không vệ sinh, có nhiều nguy cơ.
  • Không tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh viêm kết mạc lậu cầu và các bệnh lý nhiễm trùng mắt khác.
  • Điều trị dứt điểm bằng kháng sinh cho người bệnh để tránh lây nhiễm sang các thành viên khác trong gia đình.

Bài viết Điều trị bệnh viêm kết mạc Lậu Cầu – Hướng dẫn của Bộ Y Tế đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/dieu-tri-benh-viem-ket-mac-do-benh-lau-cau-bo-y-te-ban-hanh-7337/feed/ 0
Lợi hại việc cắm mi giả cho mắt https://benh.vn/loi-hai-viec-cam-mi-gia-cho-mat-4139/ https://benh.vn/loi-hai-viec-cam-mi-gia-cho-mat-4139/#respond Tue, 30 Jan 2018 04:50:27 +0000 http://benh2.vn/loi-hai-viec-cam-mi-gia-cho-mat-4139/ Mi giả giúp cho đôi mắt hoàn hảo, tuy nhiên, nếu làm đẹp không đúng cách sẽ khiến cho đôi mắt trông giả tạo, mất đi nét đẹp vốn có và  ảnh hưởng đến “sức khỏe” của mắt như: rụng mi, ngứa mắt, viêm mi mắt…Vậy, tác hại khi sử dụng mi giả ra sao? Benh.vn sẽ giúp chúng ta tìm hiểu vấn đề này.

Bài viết Lợi hại việc cắm mi giả cho mắt đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Mi giả giúp cho đôi mắt hoàn hảo, tuy nhiên, nếu làm đẹp không đúng cách sẽ khiến cho đôi mắt trông giả tạo, mất đi nét đẹp vốn có và  ảnh hưởng đến “sức khỏe” của mắt như: rụng mi, ngứa mắt, viêm mi mắt…Vậy, tác hại khi sử dụng mi giả ra sao? Benh.vn sẽ giúp chúng ta tìm hiểu vấn đề này.

Dịch vụ nối mi giả (Ảnh minh họa) 

Ý nghĩa của lông mi

– Bảo vệ đôi mắt tránh bụi bẩn, ô nhiễm.

– Lớp rào cản đầu tiên hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn.

Các loại mi giả trên thị trường

-Mi giả của Mỹ.

– Mi giả của Đức.

– Mi giả của Hàn Quốc….

Các công đoạn làm mi giả

–  Lựa chọn loại mi có độ dài phù hợp với mắt. (8-9; 9-10; 10-12…)

– Dán những sợi mi giả với các loại chất liệu (tơ, lụa, nhựa tổng hợp…) vào gốc của sợi mi thật bằng một thứ keo.

– Thời gian làm mi giả trong vòng 30 phút.

– Một tháng đến sửa lại mi một lần.

Ảnh hưởng từ việc dùng mi giả

1. Rụng mi

– Việc sử dụng thường xuyên mi giả không đúng cách sẽ dẫn đến tình trạng rụng mi.

– Đeo lông mi giả tăng độ dày cho mi cũng là tăng sức nặng và gây tổn thương cho hàng mi và dẫn đến rụng mi.

Lưu ý: Không đeo mi giả thường xuyên. Chỉ sử dụng mi giả trong những dịp lễ hội, cưới hỏi…

2. Gây áp lực cho mi thật

– Lớp keo dán mi sẽ tạo ra một áp lực căng đối với hàng mi thật.

– Khi tháo mi giả, lớp keo dán có thể sẽ  làm rụng cả lông mi thật.

Lưu ý: Chọn những loại mi giả có chất lượng mềm như mi thật, không gây kích ứng với da.

3. Ngứa ngáy, khó chịu

– Ảnh hưởng từ keo dán mi khiến cho đôi mắt ngứa ngáy, khó chịu.

– Thời tiết nóng, ra mồ hôi hoặc trời mưa làm keo dán  nhòe nhoẹt cũng gây ngứa cho mắt.

Lưu ý: Sử dụng keo dán của những hãng có tên tuổi và còn hạn sử dụng.

Sử dụng mi giả dẫn đến các bệnh về  mắt (Ảnh minh họa)

4. Nhìn mờ

– Độ dày của hàng mi ảnh hưởng đến tầm nhìn (trong khoảng gần) của đôi mắt.

– Vệ sinh mắt bị hạn chế (vướng víu) do hàng mi giả dẫn đến mắt có gì, kèm nhèm, nhìn mờ.

5. Viêm bờ mi, viêm kết mạc

– Do chất lượng keo dán không đảm bảo.

– Do quá trình nối mi, dán mi không đảm bảo vệ sinh.

6. Nguy cơ hỏng giác mạc

Theo các bác sĩ chuyên khoa về mắt

“Các loại keo dán mi có chứa chất kích thích mang đến nhiều nguy hiểm. Nếu sử dụng thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến mi thật của con người, điều này có thể dẫn đến tổn thương các nang lông, đồng thời làm chậm, thậm chí khiến quá trình phát triển lông mi bị ngưng trệ vĩnh viễn.

Nhiều loại keo dán lông mi khi gặp nước như khi đi dưới trời mưa, rửa mặt thì keo rất dễ lem nhem mắt. Nếu đưa tay dụi, vô tình đưa keo dán vào trong mắt, tạo điều kiện viêm mắt, hỏng giác mạc…

Ngoài ra, khi những sợi mi giả cọ sát vào mắt, mắt sẽ cảm thấy bị cộm và hơi ngứa, gây tổn thương cho mắt. Lâu dài, có thể khiến bạn bị viêm mi, mắt bị sưng tấy và ngứa thì sẽ rất khó để phẫu thuật cấy mi trở lại”

Những “tai nạn” do cấy mi giả

Chị H (TP.HCM)

“Chị H sở hữu một gương mặt đẹp nhưng phải tội “hàng mi lơ thơ” nên háo hức đi nối mi để làm đẹp. Thế nhưng ngay khi vừa nối lông mi về, mắt H đã nặng trĩu, cứng đờ và ngứa ngáy. Sang ngày thứ 2 thì mí mắt của H sưng, đỏ au. Sợ quá, H phải lập tức đi tháo và vào bệnh viện mắt khám. Bác sĩ kết luận, H đã bị dị ứng với keo dán mi.”

Chị P.N (Q.8, TP.HCM)

“Khi đi nối lông mi giả, chị có cảm giác rờn rợn vì thấy họ dùng một loại keo màu đen, mùi hắc rất khó chịu bôi lên mắt mình.

Khi nhân viên nối mi dùng nhíp gắn sợi mi nhỏ vào chân mi, chị có cảm giác như bị đâm vào da thịt, rất đau nhưng nghĩ rằng nhiều người chịu được, chẳng lẽ mình bỏ cuộc. Chỉ một ngày sau, mắt chị Nga cứng đờ cả khi nhắm lẫn khi mở rồi thì mí sưng lên và ngứa ngáy khó chịu. Bực mình, chị tự lấy nhíp nhổ hết lông mi giả ra ….và lông mi thật cũng biến mất.

Sau mấy ngày đi khám ở Bệnh viện mắt TP.HCM, kết quả là chị bị viêm kết mạc, phải điều trị lâu dài”

Chị H.A (HN)

“Đã lớn tuổi, không có nhu cầu làm đẹp nhưng vì con dâu của chị bạn mở cửa hàng “nối mi chăm sóc sắc đẹp” nên chị HA đi “ủng hộ” và cũng để thử xem mi giả sẽ “đẹp lên thế nào”.

Mặc dù chỉ nối mi ở mức độ vừa phải, tự nhiên nhưng ai dè “đẹp chẳng thấy đâu” mà chỉ thấy phiền toái. Thay vì thói quen táp nước vào mặt, tha hồ lau rửa…nay phải nhẹ nhàng rửa từng bên mắt, không để nước vào mắt rất mất thời gian.

Được vài ngày thì mắt bị ngứa. Thỉnh thoảng những sợi mi giả rụng lại chọc vào mắt rất đau…Chị đã nghĩ đến giải pháp nhổ hết mi giả ra, nhưng lại sợ “tụt” hết cả mi thật ảnh hưởng đến mắt nên đành để mi giả rụng dần . Đúng là “không cái dại nào giống cái dại nào”

Ý kiến của chuyên gia

Bác sĩ Vũ Anh Lê – Trưởng khoa Chấn thương – Bệnh viện Mắt TP.HCM

“Do yêu cầu của việc nối mi phải dùng keo dán, nên phải 24 giờ sau vùng mi được nối mới hoàn toàn khô hẳn, nếu lỡ tay dụi vào mắt thì keo dính vào niêm mạc mắt rất nguy hiểm, nhiều trường hợp gây sưng viêm kết mạc và mi mắt hoặc nhẹ hơn là gây cay, chảy nước mắt, dị ứng ngứa đỏ mắt.

Có khi những sợi mi nối bị khô chết và rụng đi (vì không được nuôi dưỡng bởi các tế bào vi mạch máu từ da mi), sẽ kéo theo cả những sợi mi thật rụng theo, gây mất thẩm mỹ cho vùng mi mắt và mất lớp mi bảo vệ mắt.

Sau khi nối, mi mắt có cảm giác nặng hơn, khó chịu khi nhắm mở mắt vì mi thật phải cõng thêm hàng mi nối. Ngoài ra, người nối mi cũng tuyệt đối không được để nước thấm vào vùng mi mắt, nếu không lớp keo dán sẽ bung ra, trông lem nhem và các sợi mi sẽ bị dính bết vào nhau”

Lời kết

Các cụ xưa có câu “giầu hai con mắt, khó hai bàn tay” để nói lên tầm quan trọng của đôi mắt đối với cuộc sống con người. Việc cắm mi giả giúp chúng ta có một đôi mắt đẹp hơn, hấp dẫn hơn nhưng nó gây nên nhiều tác hại cho đôi mắt. Vì vậy, không nhất thiết phải làm làm đẹp mà mất đi “sức khỏe”  đôi mắt của mình.

Có những đôi mắt đẹp long lanh, quyến rũ với hàng mi dài  hút hồn…khiến bao người phải ngưỡng mộ. Nhưng cũng có những đôi mắt sáng, linh hoạt, thể hiện sự thẳng thắn, thân thiện, tự tin … không trang điểm cầu kỳ lại là những đôi mắt gây “ấn tượng đặc biệt” cho tất cả mọi người.

Benh.vn

Bài viết Lợi hại việc cắm mi giả cho mắt đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/loi-hai-viec-cam-mi-gia-cho-mat-4139/feed/ 0