Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Fri, 16 Dec 2022 03:00:53 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Điều trị bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn theo hướng dẫn mới của Bộ Y tế https://benh.vn/dieu-tri-benh-viem-khop-nhiem-khuan-theo-huong-dan-moi-cua-bo-y-te-7309/ https://benh.vn/dieu-tri-benh-viem-khop-nhiem-khuan-theo-huong-dan-moi-cua-bo-y-te-7309/#respond Mon, 15 Oct 2018 06:18:40 +0000 http://benh2.vn/dieu-tri-benh-viem-khop-nhiem-khuan-theo-huong-dan-moi-cua-bo-y-te-7309/ Viêm khớp nhiễm khuẩn (septic arthritis) hay viêm khớp sinh mủ (pyogenic/ suppurative arthritis) là viêm khớp do vi khuẩn sinh mủ không đặc hiệu (không phải do lao, phong, nấm, ký sinh trùng hay virus) gây nên.

Bài viết Điều trị bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn theo hướng dẫn mới của Bộ Y tế đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
1. ĐẠI CƯƠNG

Viêm khớp nhiễm khuẩn (septic arthritis) hay viêm khớp sinh mủ (pyogenic/ suppurative arthritis) là viêm khớp do vi khuẩn sinh mủ không đặc hiệu (không phải do lao, phong, nấm, ký sinh trùng hay virus) gây nên.

viêm khớp nhiễm khuẩn

2. NGUYÊN NHÂN

Phân làm hai nhóm nguyên nhân chính theo tác nhân gây bệnh:

a) Viêm khớp nhiễm khuẩn do lậu cầu (gonococcal bacterial/suppurative arthritis): Lậu cầu khuẩn (N. gonorrhoeae), chiếm tới 70-75% nhiễm khuẩn khớp ở người lớn dưới 40 tuổi.

b) Viêm khớp nhiễm khuẩn không do lậu cầu (nongonococcal bacterial/suppurative arthritis): Nguyên nhân hay gặp nhất là do vi khuẩn Gram-dương đặc biệt là tụ cầu vàng (50-70% trường hợp), liên cầu (20%), phế cầu… Vi khuẩn Gram-âm ít gặp hơn (15-20%): E.coli, thương hàn, trực khuẩn mủ xanh, Haemophilus influenzae; vi khuẩn kỵ khí chiếm khoảng 5% trường hợp. Có khoảng 5-10% trường hợp nhiễm đồng thời nhiều loại vi khuẩn, đây là loại nhiễm khuẩn khớp thường gặp sau chấn thương.

3. TRIỆU CHỨNG – CHẨN ĐOÁN

a) Lâm sàng

– Thường xảy ra cấp tính, gồm hai bệnh cảnh viêm khớp nhiễm khuẩn không phải do lậu cầu và do lậu cầu.

– Viêm khớp nhiễm khuẩn không do lậu cầu: thường xảy ra ở một khớp đơn độc (90% trường hợp), hay gặp nhất là khớp gối.

  • Triệu chứng tại khớp: Sưng nóng đỏ đau, có thể tràn dịch khớp, co cơ, hạn chế vận động.
  • Hội chứng nhiễm khuẩn: Sốt, kèm rét run, môi khô lưỡi bẩn, hơi thở hôi.

– Nhiễm khuẩn khớp do lậu cầu: Có hai bệnh cảnh lâm sàng trong nhiễm khuẩn do lậu cầu:

  • Hội chứng nhiễm khuẩn lậu cầu phát tán: Sốt, rét run, ban đỏ và mụn mủ ngoài da cùng các triệu chứng viêm khớp, triệu chứng tại bộ phận sinh dục như đái buốt, đái rắt, đái máu – mủ… Viêm nhiều khớp nhỏ có tính chất di chuyển kèm viêm bao hoạt dịch – gân.
  • Viêm khớp thực sự do lậu cầu: Thường tổn thương một khớp đơn độc như háng, gối, cổ tay, cổ chân với triệu chứng sưng nóng đỏ đau, có thể tràn dịch khớp. Có thể kèm theo viêm nhiễm ở đường tiết niệu, sinh dục như đái buốt, đái rắt, đái máu – mủ…

b) Cận lâm sàng

– Xét nghiệm tế bào máu ngoại vi: Thường có số lượng bạch cầu tăng cao, tỷ lệ bạch cầu trung tính tăng; tốc độ máu lắng, CRP (protein C phản ứng) thường tăng.

– Procalcitonin thường tăng khi có nhiễm khuẩn nặng, đặc biệt là nhiễm khuẩn huyết.

– Xét nghiệm dịch khớp: Lấy bệnh phẩm đếm tế bào, soi tươi, nhuộm Gram, nuôi cấy dịch khớp tìm vi khuẩn gây bệnh.

– Cấy máu tìm vi khuẩn gây bệnh.

– Chẩn đoán hình ảnh: Chụp X-quang quy ước, siêu âm khớp, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ, chụp xạ hình xương tùy trường hợp.

c) Chẩn đoán xác định

Khi có ít nhất 1 trong 2 tiêu chuẩn:

  • Xét nghiệm dịch khớp có mủ (bạch cầu đa nhân trung tính thoái hóa hoặc tế bào dịch khớp cao trên 100.000/ml với trên 80% là bạch cầu đa nhân trung tính) hoặc tìm thấy vi khuẩn qua soi tươi, nhuộm Gram.
  • Cấy máu hoặc dịch khớp dương tính với vi khuẩn.

Kết hợp với ít nhất 1 trong 2 tiêu chuẩn:

  • Lâm sàng viêm khớp điển hình.
  • Dấu hiệu X-quang viêm khớp điển hình: hình ảnh soi gương.

4. ĐIỀU TRỊ

a) Nguyên tắc

– Chẩn đoán và chỉ định kháng sinh sớm; thực hiện ngay cấy máu, cấy dịch khớp, soi tươi dịch nhuộm Gram tìm vi khuẩn trước khi cho kháng sinh.

– Lựa chọn kháng sinh ban đầu dựa vào kinh nghiệm, tình hình kháng kháng sinh tại cộng đồng, bệnh viện; kết quả nhuộm Gram (âm hay dương), lứa tuổi, đường lây nhiễm để dự đoán vi khuẩn gây bệnh.

– Cần dùng ít nhất một thuốc kháng sinh đường tĩnh mạch. Thời gian điều trị kháng sinh thường từ 4-6 tuần.

– Dẫn lưu mủ khớp, bất động khớp, can thiệp ngoại khoa khi cần thiết.

b) Điều trị cụ thể

1. Điều trị kháng sinh

Trường hợp viêm khớp nhiễm khuẩn không do lậu cầu:

– Khi chưa có kết quả cấy máu dịch: Dùng ngay kháng sinh oxacilin hoặc nafcilin 2g đường tĩnh mạch (TM) mỗi 6 giờ một lần (8g/ngày), hoặc clindamycin 2,4g TM/ngày chia 4 lần.

– Trường hợp soi tươi nhuộm Gram dịch khớp phát hiện cầu khuẩn Gram- dương: Oxacilin hoặc nafcilin 2g mỗi 6 giờ một lần (8g/ngày), hoặc clindamycin 2,4g TM/ngày chia 4 lần. Nếu tại cộng đồng hay bệnh viện nghi ngờ nhiễm tụ cầu vàng kháng kháng sinh: Vancomycin 2g/ngày chia hai lần pha truyền tĩnh mạch hoặc daptomycin 4-6 mg/kg cân nặng đường TM 1 lần/ngày hoặc teicoplanin 6mg/kg 1lần/ngày trong những ngày đầu, sau đó giảm còn 3mg/kg TM hoặc TB.

– Trường hợp nghi nhiễm trực khuẩn mủ xanh cần phối hợp ceftazidim 2g/lần x 2-3 lần/ ngày với kháng sinh nhóm aminoglycosid (nhƣ gentamicin 5 mg/kg/ngày hoặc amikacin 15mg/kg/ngày tiêm bắp hoặc pha truyền TM 1lần/ngày).

– Trường hợp cấy máu, dịch khớp dương tính thì điều trị theo kháng sinh đồ (hoặc tiếp tục duy trì kháng sinh theo như điều trị ban đầu nếu thấy đáp ứng tốt):

  • Nhiễm khuẩn do tụ cầu vàng nhạy cảm với kháng sinh thì dùng oxacilin, hoặc nafcilin, hoặc clindamycin (liều như trên); tụ cầu vàng kháng methicilin thì dùng vancomycin, hoặc daptomycin, hoặc teicoplanin (liều như trên) trong 4 tuần.
  • Nhiễm khuẩn do phế cầu hoặc liên cầu do vi khuẩn nhạy với penicilin: Penicilin G 2 triệu đơn vị TM mỗi 4 h trong 2 tuần.
  • Nhiễm khuẩn do H. influenzae và S. pneumoniae tiết beta-lactamase: Ceftriaxon 1-2 g một lần /ngày, hoặc cefotaxim 1 g 3 lần/ngày trong 2 tuần.
  • Phần lớn các nhiễm vi khuẩn Gram-âm đường ruột: Kháng sinh cephalosporin thế hệ 3 hoặc 4 đường TM trong 3-4 tuần, hoặc thuốc nhóm fluoroquinolon nhƣ levofloxacin 500mg đường tĩnh mạch hoặc uống mỗi 24h.
  • Nhiễm khuẩn do trực khuẩn mủ xanh: Phối hợp kháng sinh nhóm aminoglycosid với ceftazidim 1g mỗi 8 h (hoặc với mezlocilin 3g tĩnh mạch mỗi 4h). Thời gian dùng trong khoảng 2 tuần, sau đó dùng kháng sinh nhóm fluoroquinolon nhƣ ciprofloxacin 500 mg uống 2 lần/ngày đơn độc hoặc phối hợp với ceftazidim.

Điều trị viêm khớp do lậu cầu:

– Trường hợp lậu cầu nhạy cảm penicilin có thể dùng amoxicilin uống 1500 mg/ngày chia 3 lần, hoặc dùng ciprofloxacin uống 1000 mg chia hai lần/ngày (ngoại trú) trong 7 ngày.

– Trường hợp nghi ngờ lậu cầu kháng penicilin: Khởi đầu ceftriaxon 1g tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch mỗi 24 giờ trong 7 ngày, sau đó chuyển dùng ciprofloxacin uống 500 mg hai lần /ngày; hoặc spectinomycin 2g tiêm bắp mỗi 12 giờ /ngày trong 7 ngày.

– Khi nghi ngờ bội nhiễm Chlamydia trachomatis: Phối hợp kháng sinh uống doxycyclin 100mg 2 lần/ngày hoặc tetracyclin 500mg 4 lần/ngày hoặc erythromycin 500mg 4 lần/ ngày trong 7 ngày.

2. Các biện pháp khác có thể phối hợp với điều trị kháng sinh

– Hút, dẫn lưu khớp khi có viêm khớp có dịch mủ.

– Nội soi khớp rửa khớp: Trong trường hợp sau 5- 7 ngày điều trị đúng thuốc kết hợp hút, dẫn lưu dịch khớp nhiều lần thất bại; hoặc nhiễm khuẩn khớp dịch mủ đặc hay có vách ngăn không hút được dịch khớp.

– Phẫu thuật mở khớp lấy bỏ tổ chức nhiễm khuẩn khi kèm nhiễm khuẩn phần mềm lân cận, nhiễm khuẩn sụn khớp hay xương; nhiễm khuẩn ở khớp nhân tạo (đa số trường hợp phải lấy bỏ khớp nhân tạo, dùng kháng sinh đường tĩnh mạch ít nhất 4-6 tuần, sau đó mới xem xét có làm lại khớp nhân tạo khác hoặc không); nhiễm khuẩn khớp ở sâu khó hút như khớp háng; nhiễm khuẩn khớp háng ở trẻ em (là biện pháp tốt nhất để tránh tổn thương làm hư hại chỏm xương đùi).

5. PHÒNG BỆNH

Thực hiện vô trùng tuyệt đối khi làm các thủ thuật, phẫu thuật tiến hành tại khớp. Điều trị tốt các nhiễm khuẩn tại các cơ quan khác, đặc biệt tại da, phần mềm và xương. Đối với bệnh lậu phòng bằng cách thực hiện hành vi tình dục an toàn.

Benh.vn (Theo Bộ Y tế)

Bài viết Điều trị bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn theo hướng dẫn mới của Bộ Y tế đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/dieu-tri-benh-viem-khop-nhiem-khuan-theo-huong-dan-moi-cua-bo-y-te-7309/feed/ 0
Viêm khớp do các vi khuẩn lây theo đường tình dục https://benh.vn/viem-khop-do-cac-vi-khuan-lay-theo-duong-tinh-duc-2105/ https://benh.vn/viem-khop-do-cac-vi-khuan-lay-theo-duong-tinh-duc-2105/#respond Wed, 26 Aug 2015 04:07:40 +0000 http://benh2.vn/viem-khop-do-cac-vi-khuan-lay-theo-duong-tinh-duc-2105/ Các bệnh lý gây nên bởi các vi khuẩn, vi rút lây truyền qua đường tình dục (Sexually transmitted Diseases-STD)  ngày càng tăng  nhất là lứa tuổi  trẻ.  Ngoài các biểu hiện ở cơ quan sinh dục và toàn thân thì các biểu hiện cơ xương khớp là những triệu chứng  khá  thường  gặp  nhưng  ít  được người bệnh chú ý đến

Bài viết Viêm khớp do các vi khuẩn lây theo đường tình dục đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Các bệnh lý gây nên bởi các vi khuẩn, vi rút lây truyền qua đường tình dục (Sexually transmitted Diseases-STD)  ngày càng tăng  nhất là lứa tuổi trẻ.  Ngoài các biểu hiện ở cơ quan sinh dục và toàn thân thì các biểu hiện cơ xương khớp là những triệu chứng khá thường gặp nhưng ít được người bệnh chú ý đến

Nhiều người cho rằng các biểu hiện ở xương khớp và bộ phận sinh dục ít hoặc không liên quan đến nhau. Một lý do nữa là người bệnh thường e ngại, dấu bệnh, không kể  đầy đủ bệnh sử cho thầy thuốc nên nhiều trường hợp người bệnh đã không được chữa trị đúng và kịp thời,  để lại những hậu quả nặng nề, tốn kém tiền của cho người bệnh và xã hội.

Có nhiều vi khuẩn, vi rút lây theo đường tình dục gây nên viêm khớp, bài viết này chỉ xin giới thiệu với các bạn đọc hai loại viêm khớp thường gặp: một bệnh có biểu hiện cấp tính (viêm khớp do lậu cầu) và một loại có tính chất bán cấp (viêm khớp  do  Clamydia  trachomatis) để giúp các bạn phòng  tránh bệnh hiệu quả.

Viêm khớp do lậu

Nguyên nhân gây bệnh:

Vi khuẩn lậu (Neisseria Gonorrhoea) có  hình  cầu,  trực  tiếp  gây  viêm  khớp  và  có  thể  phân  lập được  ở trong dịch khớp. Bệnh thường xuất hiện  ở  người trẻ (20-40 tuổi), có  quan hệ giới  tính với những bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn lậu cầu mà không sử dụng các biện pháp phòng vệ (bao cao su…), có nhiều bạn tình, quan hệ với gái mại dâm…

Cần  lưu  ý  rằng  không  phải  cứ  nhiễm  lậu  cầu  là  có viêm khớp, chỉ có 30-50% trường  hợp nhiễm lậu cầu có viêm khớp thực sự. Do  đó cần phải khai thác kỹ về quan hệ tình dục của người bệnh  để có chẩn  đoán chính xác  đặc biệt quan hệ ngoài hôn nhân của người bệnh vì  đây thường là  đường vào của vi khuẩn.

Triệu chứng của bệnh

– Biểu hiện khớp:

Bệnh  nhân  có  biểu  hiện  viêm  khớp  cấp tính  một  khớp  với  đầy  đủ  các  triệu  chứng  như  khớp  sưng nóng đỏ đau rõ rệt, tràn dịch khớp, hạn chế vận động khớp nhiều xuất hiện sau quan hệ tình dục từ vài giờ  đến vài ngày. Khớp tổn thương thường là khớp lớn như khớp gối, cổ tay, cổ chân… Đôi khi có viêm một vài khớp hoặc chỉ đau khớp  thoáng  qua  hoặc  viêm  các  điểm  bám  tận  của  gân  vào các đầu xương (đau quanh gối, xương gót).

– Biểu hiện toàn thân :

Sốt nhẹ, ít khi sốt cao,  tổn thương ở ngoài da dưới dạng mụn mủ, ở giữa mụn có các đốm hoại tử.

–  Biểu hiện ở cơ quan sinh dục khác nhau giữa nam và nữ :

Nhiễm lậu cầu  ở nữ giới thường kín  đáo, ít triệu chứng,  có thể thấy khí hư dạng dịch mủ màu trắng hoặc vàng, có mùi hôi.  Ngược lại ở nam giới thường có biểu hiện rõ ràng như có dịch dạng mủ trắng chảy ra từ miệng sáo của dương vật vào buổi sáng ngay sau khi ngủ dậy hoặc bóp nhẹ vào dương vật sẽ thấy dịch chảy ra (dấu hiệu giọt sương ban mai, tương đối  điển hình cho viêm niệu  đạo do lậu),  đái buốt, đái rắt. Lấy dịch này  đem xét nghiệm sẽ tìm thấy vi khuẩn lậu cầu.

– Xét nghiệm :

Xét nghiệm máu ngoại vi thấy một tình trạng nhiễm khuẩn nói  chung như số lượng bạch cầu tăng, chủ yếu là bạch cầu  đoạn trung tính, tốc  độ máu lắng tăng. Các xét nghiệm dịch khớp sẽ thấy dịch  khớp thường  màu  vàng, đục, đôi khi dịch khớp có mủ  đục như nước vo gạo,  độ nhớt giảm, bạch cầu tăng với bạch cầu  đoạn trung tính thoái hóa.

Chụp Xquang khớp thường bình thường ít khi có các tổn thương hẹp khe khớp, huỷ xương về hai  đầu xương đối diện như viêm khớp do các vi khuẩn sinh mủ khác. Xét nghiệm dịch mủ từ đường sinh  dục  hoặc  chọc  hút  dịch  khớp có  thể phân lập được vi khuẩn lậu cầu từ đường sinh dục trong 50-80% trường hợp; và từ dịch khớp (30%).

Điều trị viêm khớp do lậu cầu như thế nào?

Điều trị viêm khớp do lậu cầu là dùng các kháng sinh và có thể khỏi được hoàn toàn. Trước kia, kháng sinh dùng điều trị lậu chỉ cần penicillin là đủ. Nhưng do tình trạng kháng thuốc ngày càng nhiều với loại vi khuẩn này, nên thường đổi hỏi phải dùng các kháng sinh nhóm mới hơn, liều cao hơn như Cephalosporin, Spectinomycin, quinolon… trong 7-10 ngày. Ngoài ra, có thể dùng phối hợp các thuốc chống viêm không steroid, giảm đau để làm thuyên giảm nhanh tình trạng viêm khớp.

Hiếm khi viêm khớp do lậu cầu cần chỉ định chọc hút dẫn lưu dịch khớp hoặc rửa khớp. Nếu được chẩn đoán sớm và điều trị đúng cách thì thường không để lại di chứng gì tại khớp. Song nếu không được điều trị kháng sinh kịp thời và đúng cách thì có thể để lại các di chứng huỷ khớp, dính khớp, nhiễm khuẩn huyết…

Viêm khớp do clamydia

Viêm  khớp  do  Clamydia  trachomatis  là  bệnh  thường  gặp  nhất trong nhóm bệnh viêm khớp phản ứng có nguồn gốc lây lan từ đường  tiết  niệu  sinh  dục.  Viêm  khớp  phản  ứng  là  một  bệnh viêm  khớp  vô  khuẩn (không  tìm  thấy  vi  khuẩn  trong  khớp), xuất hiện sau một nhiễm trùng  ở một cơ quan nào đó trong cơ thể,  chủ  yếu  là  nhiễm  khuẩn  hệ  tiết  niệu  sinh  dục  và  hệ tiêu hoá.

Bệnh có mối liên quan  đến yếu tố kháng nguyên hòa hợp  tổ  chức  HLA-B2,  thường  gặp  ở  người  trẻ,  không  có  sự khác biệt về giới. Biểu hiện bệnh  đa dạng, mang  tính chất hệ thống chứ không chỉ giới hạn ở tổn thương khớp.

Lâm sàng:

– Triệu chứng  ở khớp: viêm một hoặc vài khớp chủ yếu  ở chi dưới, không  đối xứng,  đau thắt lưng nhất là vùng  khớp  cùng  chậu,  xuất  hiện 4-8  tuần  sau  quan  hệ  tình dục với người bị  viêm  đường sinh  dục-tiết niệu.  Có thể có viêm  điểm  bám  gân  như  gân  achille,  cân  gan  bàn  chân,  mào chậu …

– Ngoài các triệu chứng  ở khớp, bệnh còn có các biểu hiện khác  như  viêm  niệu  đạo (hay  gặp  ở  nam  giới),  viêm  cổ  tử cung, âm  đạo  ở nữ thường không có triệu chứng. Biểu hiện  ở mắt thường gặp là viêm kết mạc, viêm võng mạc, có thể giảm thị  lực  cấp  tính.  Tổn  thương  da  và  niêm  mạc  hay  gặp  là: viêm  da  và  móng,  viêm  loét  bao  qui  đầu,  viêm  loét  lưỡi, viêm dạ dày, ruột… Các tổn thương nội tạng như viêm màng ngoài tim, hở động mạch chủ rất hiếm gặp.

Xét  nghiệm:

Xét  nghiệm  máu  có  hội  chứng  viêm  sinh  học: bạch cầu trong máu, máu lắng, protein C phản  ứng (CRP) tăng nhất là trong các trường hợp có  viêm khớp ngoại  biên. Xét nghiệm nước tiểu  có thể có biểu  hiện viêm nhiễm. Lấy dịch niệu  đạo, cổ tử cung xét nghiệm  để tìm vi khuẩn. Xét nghiệm huyết  thanh,  dịch  khớp  để  xác  định  mối  liên  quan  với Chlamydia  trachomatis.  Chụp  Xquang  cột  sống,  khung  chậu, khớp ngoại biên phát hiện các dấu hiệu viêm khớp (khe khớp bị mờ, hẹp) . Xét nghiệm máu tìm yếu tố HLA-B27.

Chẩn đoán bệnh :

chủ yếu dựa vào các triệu chứng lâm sàng và khai thác tiền sử bệnh. Tiên lượng bệnh: nói chung là tốt,  thời  gian  mắc  bệnh  có  thể  kéo  dài  từ  vài  tuần,  vài tháng  đến vài năm. Bệnh có thể khỏi hoàn toàn, tuy nhiên có thể hay tái phát.

Bài viết Viêm khớp do các vi khuẩn lây theo đường tình dục đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/viem-khop-do-cac-vi-khuan-lay-theo-duong-tinh-duc-2105/feed/ 0