Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Mon, 30 Oct 2023 03:30:55 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Viêm nhiễm cơ quan sinh dục nữ https://benh.vn/viem-nhiem-co-quan-sinh-duc-nu-1912/ https://benh.vn/viem-nhiem-co-quan-sinh-duc-nu-1912/#respond Fri, 09 Aug 2019 01:10:03 +0000 http://benh2.vn/viem-nhiem-co-quan-sinh-duc-nu-1912/ Cơ quan sinh dục nữ có cấu tạo phức tạp với nhiều bộ phận lộ ra ngoài nên dễ dàng bị vi khuẩn, virus, vi nấm tấn công gây viêm nhiễm. Hậu quả của viêm nhiễm kéo dài có thể rất nguy hiểm. Do đó, phụ nữ cần nắm được các thông tin liên quan tới bệnh có biện pháp điều trị kịp thời.

Bài viết Viêm nhiễm cơ quan sinh dục nữ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>

Cơ quan sinh dục nữ có cấu tạo phức tạp với nhiều bộ phận lộ ra ngoài nên dễ dàng bị vi khuẩn, virus, vi nấm tấn công gây viêm nhiễm. Hậu quả của viêm nhiễm cơ quan sinh dục nữ kéo dài có thể rất nguy hiểm. Do đó, phụ nữ cần nắm được các thông tin liên quan tới bệnh có biện pháp điều trị kịp thời.

Yếu tố gây bệnh và các điều kiện thuận lợi

  • Bệnh nguyên hay gặp: lậu cầu khuẩn,  chlamydia trachomatis, hemophilus ducreyl, Tricomonas vaginalis, gardnerella vaginalis, candida albicans, virus u nhú, virus herpes
  • Đường lây: quan hệ tình dục, nội sinh, thầy thuốc khám bệnh không đảm bảo vô trùng
  • Các điều kiện thuận lợi: Bộ phận sinh dục nữ có cấu tạo giải phẫu đặc biệt với nhiều ngóc ngách, nhiều nếp nhăn, nhiều lỗ tuyến thuận lợi cho mần bệnh cư trú và phát triển. Đường sinh dục nữ thông vào ổ bụng ở đầu loa vòi trứng làm điều kiện cho vi khuẩn phát triển vào phúc mạc gây viêm tiểu khung, hành kinh hàng tháng kèm theo bong niêm mạc tử cung để lại tổn thương trong buồng tử cung, máu kinh là môi trường nuôi cấy vi khuẩn thuận lợi nên viêm nhiễm càng dễ phát triển

Viêm âm hộ, âm đạo

Viêm âm hộ, âm đạo thường gặp do tác nhân là vi khuẩn, vi nấm, trùng roi gây ra. Những tác nhân này hầu hết có thể điều trị được bằng các phác đồ hiện đại.

1. Viêm âm hộ, âm đạo do vi khuẩn

  • Bình thường phụ nữ ở tuổi sinh sản Estrogen làm cho tế bào âm đạo tiết nhiều glycogen và glycogen được trực khuẩn doderlin vốn có trong âm đạo biến thành axít lactic khiến môi trường âm đạo trở thành toan tính không thuận lợi cho vi khuẩn phát triển
  • Khi phụ nữ mãn kinh estrogen giảm, môi trường âm đạo không toan nữa, khả năng bảo vệ của âm đạo không còn, âm đạo dễ bị viêm
  • Trong trường hợp khác sức đề kháng giảm sút, đái tháo đường, có thai … và một số lượng lớn vi khuẩn có độc tính cao tấn công ồ ạt cũng có  thể gây viêm âm đạo do vi khuẩn thông thường

Nguyên nhân gây bệnh: Gardenerella vaginalis, Mycoplasma homitis, vi khuẩn kỵ khí

Triệu chứng: Khí hư hôi, ngứa bộ phận sinh dục, âm đạo có những nốt đỏ

Xét nghiệm: Bệnh phẩm trên phiến kính + KOH — bốc mùi tanh cá

Điều trị viêm âm hộ, âm đạo do vi khuẩn

  • Thụt âm đạo axít axetic 1%
  • Flagyl 1g/ngày x 7 ngày, hoặc uống liều duy nhất 2g
  • Đặt Flagyl mỗi tối 1v x 2 tuần
  • Tái phát có thể dùng 2 đợt

2. Viêm âm đạo do Trichomonas

Bệnh nguyên: Trùng roi Trichomonas vaginalis

Biểu hiện: Khi thăm khám hoặc đặt mỏ vịt, thành âm đạo có những nốt tròn hoặc bầu dục.

Xét nghiệm: Soi tươi thấy hình ảnh trùng roi

Điều trị:

  • Cả vợ và chồng: Metronidazol  1g/ngày x 7 ngày.
  • Vợ: Đặt thêm Metronidazol trong vòng 10 ngày.Tiêu chuẩn khỏi là tìm Trichomonas 3 vòng kinh liên tiếp (-)

3. Viêm âm đạo do nấm

Bệnh nguyên: Candida albicans

Điều kiện thuận lợi: Khả năng tự bảo vệ cơ thể giảm sút: đái đường, có thai

Triệu chứng: Ngứa âm hộ, có vết lan đỏ ở sinh dục ngoài

Xét nghiệm: Có sợi nấm, test tanh cá(-)

Điều trị viêm âm đạo do Nấm

  • Đặt Nystatin 100mg âm đạo mỗi tối  1v
  • Mycostatine, Meconazol 100mg mỗi tối 1v trong vòng 3 tối
  • Thụt âm đạo bằng Natri bicacbonat  1-2%, bơm Glyceryl borat 30%

4. Bệnh lậu

Bệnh nguyên: Lậu cầu khuẩn Neisseria gonorrhoea thường  gây viêm âm hộ âm đạo, cổ tử cung, vòi trứng

Triệu chứng: Thời gian ủ bệnh 2- 6 ngày

Khí hư âm đạo như  mủ xanh, vàng. Chồng có tiền sử đái dắt đái buốt, đái ra mủ

Biến chứng: Viêm tiểu khung, vô sinh, chửa ngoài tử cung, sảy thai, nhiễm khuẩn, đẻ non, lậu mắt trẻ sơ sinh

Điều trị bệnh lậu

  • Kháng sinh cephalosporin thế hệ thứ 3

5. Giang mai

– Bệnh nguyên: Xoắn khuẩn giang mai Treponema pallidum. Sau khi bị nhiễm bệnh trở thành bệnh toàn thân, vi khuẩn có thể lây sang con qua rau thai

– Triệu chứng: Gồm 3 giai đoạn

  • Thời kỳ 1: Xuất hiện sau giao hợp khoảng 3 tuần, tổn thương ở âm hộ là săng (chancre) giang mai, vết loét tròn, bờ cứng hơi nổi cao trên mặt da, không đau, không ngứa kèm theo hạch bẹn, có thể gặp săng ở âm đạo và cổ tử cung. Săng thường tự khỏi sau 2- 6 tuần dù không điều trị.
  • Thời kỳ 2: Xảy ra sau 6 tuần –> 9 tháng sau nhiễm bệnh, vi khuẩn đã vào máu dẽ lây lan. Tổn thương là ban đỏ và chồi sùi dính lại thành từng đám, bờ cứng, xuất tiết và hoại tử, ở khắp nơi trên cơ thể như da, lòng bàn tay, gót chân, niêm mạc miệng, có kèm theo hạch bẹn
  • Thời kỳ 3: Tổn thương là gôm (gumma) giang mai, là nốt loét, có thể đau, phù nề do bội nhiễm, có hạch viêm đi kèm.

– Xét nghiệm: các phản ứng huyết thanh VDRL(Veneral Disease Research Laboratory) và RPR (Rapid Plasma Reagin) ngoài ra có thể thấy xoắn khuẩn trong bệnh phẩm lấy từ săng hoặc hạch bẹn

– Biến chứng: Sảy thai liên tiếp, đa ối, dị dạng thai, giang mai bẩm sinh

Điều trị:

  • Benzathin penicillinG 2,4 triệu/tuần x 3 tuần (điều trị cả chồng với liều tưong tự)

6. Viêm âm đạo do thiếu Estrogen

Do thiếu estrogen nên biểu mô âm đạo bị teo, tế bào giảm glycogen, pH, âm đạo không toan, không tự bảo vệ và chống vi khuẩn được

– Nguyên nhân: Phụ nữ đã mãn kinh, phụ nữ đã cắt bỏ 2 buồng trứng

– Triệu chứng: âm hộ khô, teo, đau. Đặt mỏ vịt âm đạo đau, thành âm đạo mỏng, dễ chảy máu, cổ tử cung nhỏ

Điều trị:

  • Mycrofollin 0,05mg 1v/ngày.Tại chỗ  Colpotrophine trong 10-20 ngày

7. Sùi mào gà (Condyloma)

Là bệnh do virus loại Papilloma nhóm 6 hay 11, ủ bệnh 3- 6 tháng

Tổn thương là các khối sùi ở da vùng môi lớn, môi bé, tiền đình, âm đạo, cổ tử cung màu hồng nhạt

Điều trị:

  • Đốt điện, đốt nhiệt, bôi thuốc Podophylin trên bề mặt khối u, điều trị cho cả chồng nếu bị.

Viêm cổ tử cung

Viêm cổ tử cung cấp: Thường do lậu cầu, một số trường hợp khác có thể do Staphyloccocus hemophylus vaginalis … sau nạo phá thai nhiễm trùng, nề, đỏ rực

Viêm phần phụ

– Nguyên nhân: Do quan hệ tình dục với người bị bệnh, do thày thuốc thăm khám hoặc làm thủ thuật không đảm bảo vô trùng.

– Bệnh do: lậu cầu, chlamydia trachomatis, các vi trùng ở cổ tử cung, tử cung gây bệnh do mất cân bằng nội tiết, miễn dịch hay do thủ thuật.

– Các điều kiện thuận lợi: Tuổi trẻ <25 tuổi, chất nhày cổ tử cung nhiều, sinh hoạt tình dục mạnh, vệ sinh chưa chu đáo. Quan hệ tình dục rộng rãi, mang dụng cụ tử cung.

-Triệu chứng: Đau hạ vị và  hai hố chậu, sốt, khí hư bẩn
Đặt mỏ vịt khám thấy có khí hư chảy từ tử cung ra, âm đạo cổ tư cung đỏ, ấn tử cung đau, hai phần phụ phù nề ấn đau.

– XN: bạch cầu đa nhân cao song có tới 50% BC vẫn bình thường. Chẩn đoán huyết thanh với Chlamydia, lậu cầu, giang mai.

Lấy bệnh phẩm cấy vi trùng.

Điều trị:

  • Nếu điều trị đúng và kịp thời hết đau, sốt, triệu chứng thực thể giảm. Phải điều trị kháng sinh đủ liều.

Siêu âm đường âm đạo nếu có khối viêm đường kính >8cm phải can thiệp phẫu thuật tránh khối mủ vỡ vào ổ bụng gây viêm phúc mạc.

Di chứng có thể có: ứ nước vòi trứng do dính loa vòi trứng, dính vòi buồng trứng. Có thể trở thành mãn tính, thỉnh thoảng có những đợt tiến triển cấp tính: Sốt đau.Vô sinh do viêm tắc vòi trứng.

Xem thêm: Bệnh huyết trắng ở phụ nữ và cách điều trị

Bài viết Viêm nhiễm cơ quan sinh dục nữ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/viem-nhiem-co-quan-sinh-duc-nu-1912/feed/ 0
Viêm lộ tuyến cổ tử cung và các dấu hiệu nhận biết https://benh.vn/viem-lo-tuyen-co-tu-cung-va-cac-dau-hieu-nhan-biet-5264/ https://benh.vn/viem-lo-tuyen-co-tu-cung-va-cac-dau-hieu-nhan-biet-5264/#respond Mon, 21 Jan 2019 08:20:31 +0000 http://benh2.vn/viem-lo-tuyen-co-tu-cung-va-cac-dau-hieu-nhan-biet-5264/ Lộ tuyến (còn gọi là “lộn tuyến”) ở cổ tử cung là một tổn thương, ban đầu không phải viêm nhiễm. Để hiểu rõ hơn về bệnh viêm này chúng ta cần biết thêm một chút về cấu tạo của cổ tử cung.

Bài viết Viêm lộ tuyến cổ tử cung và các dấu hiệu nhận biết đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Lộ tuyến ở cổ tử cung là một tổn thương, ban đầu không phải viêm nhiễm. Để hiểu rõ hơn về bệnh viêm này chúng ta cần biết thêm một chút về cấu tạo của cổ tử cung.

Cấu tạo cổ tử cung

Cấu tạo tử cung (Ảnh minh họa)

Cổ tử cung là một ống hình trụ, đầu trên có lỗ thông với buồng tử cung là lỗ trong; đầu dưới có lỗ ngoài, mở vào âm đạo. Giữa hai lỗ này là “ống cổ tử cung”, dài khoảng 3cm. Cổ tử cung nằm sâu trong âm đạo nhưng có thể quan sát và sờ thấy được 2/3 dưới của nó khi thăm khám phụ khoa. Lớp tế bào phủ mặt ngoài cổ tử cung là tế bào lát, dẹt, không bài tiết dịch. Nhưng lớp tế bào phủ trong ống cổ tử cung lại là các tế bào tuyến, hình trụ có thể bài tiết dịch theo sự điều khiển của hormon buồng trứng. Lỗ ngoài của cổ tử cung chính là ranh giới giữa hai lớp tế bào lát ở bên ngoài và tế bào tuyến ở bên trong.

Lộ tuyến là gì?

Lộ tuyến là khi các tế bào tuyến nằm trong ống cổ tử cung phát triển quá mức lan tràn ra ngoài. Từ đó xâm lấn vào khu vực che phủ của tế bào lát. Do tế bào tuyến phát triển “lạc chỗ” như vậy, người ta nhìn thấy một mảng màu hồng thẫm bao phủ chung quanh lỗ ngoài cổ tử cung và lan ra. Rộng hay hẹp tùy theo mức độ xâm lấn ra ngoài nhiều hay ít của tế bào tuyến. Nếu bôi dung dịch có iốt vào cổ tử cung bị lộ tuyến thì những nơi tế bào lát bị xâm lấn bởi tế bào tuyến cũng không bắt màu nâu đen, không giống những phần cổ tử cung còn được tế bào lát bao phủ.

Trước đây khi chưa rõ nguồn gốc của tổn thương này, người ta cho đó là những tổn thương viêm loét. Với máy soi cổ tử cung có độ phóng đại hàng chục lần, các tổn thương lộ tuyến càng dễ chẩn đoán.

Biểu hiện của bệnh

Viêm lộ tuyến cổ tử cung không có dấu hiệu gì đặc biệt và thường bị nhầm lẫn với các bệnh phụ khoa khác (Ảnh minh họa)

Phụ nữ mắc viêm lộ tuyến cổ tử cung thường không có dấu hiệu gì đặc biệt. Bệnh thường bị nhầm lẫn với các bệnh phụ khoa khác. Dấu hiệu đặc trưng nhất khi bị viêm lộ tuyến cổ tử cung là khí hư ra nhiều một cách bất thường. Về màu sắc và tính chất: có thể có màu trắng đục, dính từng mảng, đôi lúc có mùi hôi hoặc có màu vàng xanh, loãng, có bọt, với số lượng nhiều… Trong trường hợp viêm lộ tuyến nặng, một số chị em có thể bị xuất huyết nhẹ sau giao hợp.

Vì tiết dịch nhiều nên dễ viêm nhiễm do các mầm bệnh khác gây nên. Khi ấy gọi là “lộ tuyến viêm”. Đặt thuốc tại chỗ có thể khỏi viêm nhiễm và hạn chế một phần sự tiến triển của bệnh nhưng không khỏi hẳn được. Vì thế sau khi chống viêm có kết quả, người ta phải đốt điện, đốt nhiệt hay dùng phương pháp áp lạnh để diệt các tế bào tuyến lạc chỗ mới là cách điều trị tuyệt căn.

Cấp độ viêm nhiễm cổ tử cung

Cấp độ 1

Vùng lộ tuyến nhỏ hơn 1/3 diện tích cổ tử cung.

Ở giai đoạn này bệnh còn đang trong tình trạng chưa nặng và việc điều trị còn đang dễ dàng.

Các cấp độ viêm lộ tuyến cổ tử cung (Ảnh minh họa)

Cấp độ 2

Vùng lộ tuyến rộng bằng 1/3 đến 2/3 diện tích cổ tử cung.

Giai đoạn này tương đối nguy hiểm. Nếu không được kịp thời điều trị có thể dẫn đến những tác hại:

  • Vô sinh
  • Viêm nhiễm các cơ quan khác
  • Tăng nguy cơ ung thư.

Cấp độ 3

Vùng lộ tuyến rộng trên 2/3 diện tích cổ tử cung.

Giai đoạn 3 đặc biệt nghiêm trọng và có thể biến chứng thành nhiều bệnh nguy hiểm như:

  • Polyp cổ tử cung
  • Rách cổ tử cung
  • U nang cổ tử cung
  • Ung thư cổ tử cung.

Phương pháp phòng ngừa

Khám phụ khoa định kỳ có thể ngăn ngừa và phát hiện sớm bệnh lý (Ảnh minh họa)

Trên thực tế, tự bản thân người bệnh có thể tự phòng ngừa căn bệnh này bằng những biện pháp đơn giản như:

  • Vệ sinh bộ phận sinh dục: để tránh viêm nhiễm lây lan từ bộ phận sinh dục ngoài lên tử cung, vòi trứng, gây viêm tắc vòi trứng nguy cơ dẫn đến vô sinh.
  • Quan hệ tình dục lành mạnh: Quan hệ tình dục không an toàn là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung. Vì vậy, để phòng ngừa bệnh nên quan hệ chung thủy một vợ một chồng. Tránh gây tổn thương cơ quan sinh dục.
  • Khám phụ khoa định kì: Phụ nữ đã quan hệ tình dục nên khám phụ khoa định kì 6 tháng/ lần để có thể phòng ngừa và sớm phát hiện tình trạng bệnh lý.

Nguyên nhân tuy chưa biết rõ nhưng đa số những tổn thương này là lành tính. Tổn thương này có liên quan mật thiết với tình trạng hoạt động nội tiết của buồng trứng. Khi mãn kinh, nếu tổn thương lộ tuyến chưa được điều trị thì cũng thoái lui dần.

Benh.vn

Bài viết Viêm lộ tuyến cổ tử cung và các dấu hiệu nhận biết đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/viem-lo-tuyen-co-tu-cung-va-cac-dau-hieu-nhan-biet-5264/feed/ 0
Bệnh huyết trắng ở phụ nữ và cách điều trị https://benh.vn/benh-huyet-trang-o-phu-nu-va-cach-dieu-tri-4103/ https://benh.vn/benh-huyet-trang-o-phu-nu-va-cach-dieu-tri-4103/#respond Tue, 19 Jun 2018 14:49:45 +0000 http://benh2.vn/benh-huyet-trang-o-phu-nu-va-cach-dieu-tri-4103/ Bệnh huyết trắng ở phụ nữ có thể do 3 nguyên nhân chính là nấm, trùng roi, vi khuẩn gây ra. Tương ứng với nó là 3 phương pháp điều trị khác nhau, chị em cần tìm hiểu kỹ để bảo vệ vùng kín, tránh nguy cơ vô sinh, ung thư cổ tử cung.

Bài viết Bệnh huyết trắng ở phụ nữ và cách điều trị đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Huyết trắng là một trong những bệnh phụ khoa mà hầu hết phụ nữ nào cũng đã từng mắc và có thể mắc phải, nhưng rất ít chị em hiểu rõ về những ảnh hưởng từ căn bệnh này. Nếu không tìm hiểu, chủ động phòng bệnh, điều trị bệnh kịp thời, đúng cách, bệnh có thể tiếp tục tái phát và gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Bệnh huyết trắng là gì?

Huyết trắng hay còn là khí hư, giữ vai bôi trơn trong đời sống sinh lý thể hiện tình trạng nội tiết, sức khoẻ của người phụ nữ.

Huyết trắng có vai trò giữ cho âm đạo luôn ẩm, chống các vi khuẩn gây bệnh xâm nhập cơ thể. Tuy nhiên khi nhiều mầm bệnh tấn công vượt quá khả năng bảo vệ của loại dịch này dẫn đến viêm nhiễm gọi là bệnh huyết trắng.

Bệnh huyết trắng, căn bệnh thường gặp ở chị em (Ảnh minh họa)

Huyết trắng bình thường

Huyết trắng là một phần trong sinh lý bình thường tại khu vực âm đạo. Do đó với người phụ nữ khỏe mạnh bình thường, huyết trắng là hiện tượng tự nhiên. Một số đặc điểm của huyết trắng bình thường như sau:

  • Không hiện diện các dấu hiệu như kích thích, ngứa, đau hoặc đau khi giao hợp.
  • Ống sinh dục và cơ quan sinh dục ngoài bình thường.
  • Huyết trắng trong, trắng đục, ít, không hôi.
  • Thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt, lúc có thai hoặc lúc giao hợp.
  • Không cần điều trị.
  • Không có dấu hiệu gì ở người giao phối.
  • Huyết trắng bệnh

Khi phụ nữ bị bệnh huyết trắng thì huyết trắng sẽ có những đặc điểm sau

  • Các dấu hiệu như ngứa, bỏng rát, giao hợp đau, tiểu đau, tiểu nhiều lần, đau âm ỉ vùng bụng thấp.
  • Số lượng nhiều, có mùi hôi, màu sắc thay đổi như vàng, xanh, trắng đục đóng thành váng.
  • Thường xảy ra sau giao hợp, sẩy thai, sau sinh…
  • Cần phải điều trị.
  • Có thể có triệu chứng ở người giao phối.

Tác nhân gây ra bệnh huyết trắng có thể là do nấm men, tạp trùng hoặc trùng roi

Bệnh Huyết trắng do nấm men: thường gây ngứa bộ phận sinh dục ngoài, có số lượng ít, màu trắng đục thành mảng dính hoặc đóng cục, không có mùi tanh hôi. Bệnh thường gặp sau khi dùng kháng sinh, có thai hoặc những trường hợp suy giảm miễn dịch; rất dễ tái đi tái lại.

Bệnh huyết trắng do nhiễm vi nấm hạt men Candida albicans (Ảnh minh họa)

Huyết trắng do trùng roi: có số lượng dịch nhiều, màu vàng xanh, loãng, mùi tanh và có bọt thường và gây ngứa.

Huyết trắng do tạp trùng: có số lượng trung bình, màu vàng loãng, có mùi hôi. Bệnh thường xuất hiện sau khi mới bắt đầu quan hệ hoặc do thao tác thụt rửa vào sâu bên trong ống sinh dục.

Ảnh hưởng của huyết trắng đến sức khoẻ

Bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu để tình trạng bệnh kéo dài, lây lan, tái phát nhiều lần sẽ dẫn đến nguy cơ vô sinh, Ung thư cổ tử cung, ảnh hưởng đến sức khoẻ sinh sản.

Gây phiền toái và cảm giác khó chịu đối với phụ nữ trong cuộc sống hoặc sinh hoạt vợ chồng hàng ngày. Ảnh hưởng trực tiếp đến hạnh phúc lứa đôi.

Bệnh huyết trắng có thể ảnh hưởng đến hạnh phúc vợ chồng (Ảnh minh họa)

Đối với phụ nữ mang thai:

Bệnh huyết trắng nếu chữa khỏi ở giai đoạn đầu sẽ không ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên nếu huyết trắng do nấm kéo dài, không điều trị sẽ làm viêm nhiễm, thủng màng ối non hay rỉ ối non dẫn đến sinh non.

Điều trị bệnh

Điều trị bệnh huyết trắng tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Với 3 nguyên nhân chính sẽ có 3 phương pháp điều trị khác nhau.

Bệnh Huyết trắng do Candida albicans

Biểu hiện: màu trắng đục, dính từng mảng, có lúc có mùi hôi, kèm theo triệu chứng ngứa ở âm hộ.

Điều trị: 

  • Đặt âm đạo bằng thuốc Miconazole hay Clotrimazole viên 100 mg, đặt từ 3 đến 7 đêm
  • Uống Fluconazole 150 mg, liều duy nhất (1 viên)

Bệnh Huyết trắng do nhiễm Trichomonas Vaginalis (Trùng roi)

Biểu hiện: màu vàng-xanh, loãng, có bọt, với số lượng nhiều, kèm theo triệu chứng ngứa rát âm hộ.

Điều trị: 

  • Fasigyl (Tinidazole ) uống 2 g (4 viên) liều duy nhất, với trẻ em dùng liều 50-70 mg/ kg cân nặng, uống liều duy nhất.
  • Hoặc Flagentyl (Secnidazole) uống 2 g (4 viên) liều duy nhất.

Bệnh Huyết trắng do tạp trùng

Biểu hiện: màu vàng hoặc xám, loãng, tráng đều thành âm đạo, có mùi hôi.

Điều trị: 

  • Metronidazol 500 mg uống 2 lần/ngày, uống trong 7 ngày.
  • Hoặc uống Metronidazole 2g liều duy nhất.

Những biện pháp phòng bệnh huyết trắng

Vệ sinh sạch vùng kín nhưng không dùng dung dịch rửa quá nhiều lần trong ngày vì có thể làm thay đổi độ pH; lau khô bằng khăn sạch hoặc giấy vệ sinh sau mỗi lần rửa. Khi vệ sinh vùng kín lưu ý sử dụng những dung dịch có độ pH tương tự pH vùng kín để không kích ứng khu vực vùng kín.

Năng thay quần lót, tránh mặc quần ẩm ướt; không nên mặc quần bên ngoài bằng vải dầy như jean…

Chị em không nên mặc quần có chất liệu dầy và quá chật (Ảnh minh họa)

Giặt sạch quần áo, phơi ra nắng và ủi nóng bề trái trước khi mặc lại.

Bỏ thói quen thụt rửa khi vệ sinh mà chỉ nên rửa nhẹ nhàng bên ngoài. Bởi vì ống sinh dục có khả năng “tự làm sạch” bằng cách tạo ra dịch tiết và các nhu động hướng từ trong ra để đẩy các tác nhân gây bệnh ra ngoài nếu có.

Lưu ý: Nếu thấy âm đạo ra nhiều dịch, có mùi hôi… bạn nên đi khám và theo dõi bệnh tại một cơ sở chuyên khoa để được điều trị thích hợp.

Lời kết

Huyết trắng có vai trò giữ cho âm đạo luôn ẩm, chống các vi khuẩn gây bệnh xâm nhập cơ thể. Tuy nhiên, khi sự tấn công của mầm bệnh vượt quá khả năng bảo vệ của loại dịch này, dẫn đến viêm nhiễm.

Để phòng tránh bệnh huyết trắng, chị em cần vệ sinh vùng kín một cách khoa học, kết hợp với một chế độ ăn đầy đủ rau xanh, dưỡng chất và một thói quen sinh hoạt lành mạnh.

Benh.vn

Bài viết Bệnh huyết trắng ở phụ nữ và cách điều trị đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-huyet-trang-o-phu-nu-va-cach-dieu-tri-4103/feed/ 0
Phân biệt huyết trắng sinh lý và bệnh huyết trắng https://benh.vn/phan-biet-huyet-trang-sinh-ly-va-benh-huyet-trang-8003/ https://benh.vn/phan-biet-huyet-trang-sinh-ly-va-benh-huyet-trang-8003/#respond Wed, 04 Apr 2018 06:32:17 +0000 http://benh2.vn/phan-biet-huyet-trang-sinh-ly-va-benh-huyet-trang-8003/ Không phải cứ ra huyết trắng là mắc bệnh. Một cách đơn giản để phân biệt giữa bệnh huyết trắng và huyết trắng sinh lý bình thường là dựa vào màu sắc và mùi của huyết trắng.

Bài viết Phân biệt huyết trắng sinh lý và bệnh huyết trắng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Đa phần phụ nữ rất hoang mang khi thấy huyết trắng và phần nhiều coi đó là bệnh nhưng thực chất thì huyết trắng có huyết trắng sinh lý và bệnh huyết trắng. Vậy làm sao phân biệt được chúng. Hãy cùng benh.vn xem xét các dấu hiệu nhận biết.

Trước triệu chứng này, người thầy thuốc cẩn phải chẩn đoán xác định và tìm nguyên nhân, cần phải trả lời ba câu hỏi:

– Huyết trắng này là sinh lý hay bệnh lý?

– Nếu bệnh lý thì tác nhân nào gây nhiễm trùng?

– Yếu tố nào lây nhiễm?

Huyết trắng có sinh lý và bệnh lý (ảnh minh họa)

Huyết trắng sinh lý

Không có triệu chứng cơ năng như: kích thích, ngứa, đau, đau khi giao hợp.

Âm hộ, âm đạo, cổ tử cung bình thường

Huyết trắng trắng trong, trắng sữa, ít, không hôi, không có bạch cầu đa nhân

Thay đổi theo chu kỳ kinh, lúc có thai, giao hợp

Không cần phải điều trị

Không có triệu chứng ở người bạn tình.

Màu sắc của huyết trắng khác nhau giữa sinh lý và bệnh lý

Huyết trắng bệnh lý (Bệnh huyết trắng)

Có triệu chứng cơ năng kèm theo: ngứa âm hộ, bỏng rát, giao hợp đau, tiểu đau, tiểu nhiều lần, đau hố chậu.

Huyết trắng có lượng nhiều, màu sắc thay đổi, mùi hôi.

Thường xảy ra sau giao hợp, sẩy thai, sau sinh, sau thủ thuật trong lòng tử cung,…

Xét ng hiệm thấy tác nhân gây bệnh, bạch cầu đa nhân.

Có triệu chứng ở người bạn tình.

Cần phải điều trị.

Bài viết Phân biệt huyết trắng sinh lý và bệnh huyết trắng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/phan-biet-huyet-trang-sinh-ly-va-benh-huyet-trang-8003/feed/ 0