Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Sun, 07 Jul 2019 09:44:32 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Bố mẹ biết gì về Phế cầu khuẩn? https://benh.vn/bo-me-biet-gi-ve-phe-cau-khuan-9304/ https://benh.vn/bo-me-biet-gi-ve-phe-cau-khuan-9304/#respond Wed, 01 Aug 2018 07:05:07 +0000 http://benh2.vn/bo-me-biet-gi-ve-phe-cau-khuan-9304/ Viêm phổi, viêm màng não mủ, nhiễm trùng huyết… là những căn bệnh vô cùng nguy hiểm đối với trẻ nhỏ. Nguyên nhân có thể là do vi khuẩn hoặc siêu vi, trong đó vi khuẩn phế cầu, tên khoa học Streptococcus pneumoniae (S. pneumoniae) cũng là vi khuẩn gây nên. Nhưng liệu các bậc phụ huynh có con nhỏ trong độ tuổi này đã hiểu biết đúng về loại phế cầu khuẩn nguy hiểm này chưa?

Bài viết Bố mẹ biết gì về Phế cầu khuẩn? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Viêm phổi, viêm màng não mủ, nhiễm trùng huyết… là những căn bệnh vô cùng nguy hiểm đối với trẻ nhỏ. Nguyên nhân có thể là do vi khuẩn hoặc siêu vi, trong đó vi khuẩn phế cầu, tên khoa học Streptococcus pneumoniae (S. pneumoniae) cũng là vi khuẩn gây nên. Nhưng liệu các bậc phụ huynh có con nhỏ trong độ tuổi này đã hiểu biết đúng về loại phế cầu khuẩn nguy hiểm này chưa?

Nhiều bố mẹ vẫn chủ quan vì “con chỉ bị cảm”

Thời tiết giao mùa cùng sức đề kháng kém là những nguyên nhân khiến trẻ rất dễ mắc những căn bệnh do phế cầu khuẩn gây ra. Thường những căn bệnh do phế cầu khuẩn gây ra rất khó phát hiện do những triệu chứng tương tự như cảm thông thường. Với trẻ nhỏ sẽ có một số biểu hiện như trẻ khóc đêm thường xuyên và bỏ bú kéo dài. Với bé lớn, triệu chứng thường là đau đầu, nôn ói, ho nhiều, ớn lạnh, sốt cao, vã mồ hôi, thở nhanh, đau ngực, đau cơ, ho ra đờm.

Như trường hợp của chị Vân Phương (Q. Thủ Đức, TP.HCM), chị cho hay: “Ban đầu thấy con gái bị sốt, tôi cứ tưởng bé bị cảm ho thông thường nên cho bé uống thuốc hạ sốt và siro ho có sẵn trong tủ thuốc gia đình. Đến ngày thứ 3 mà bé vẫn không hết sốt nên tôi đưa bé vào bệnh viện. Bác sĩ cũng kê toa cho bé nhưng 2 ngày sau, bé vẫn sốt nên tôi lại đưa bé đến bệnh viện. Lúc này, bệnh viện giữ lại để làm xét nghiệm. Sau một ngày làm tất cả các xét nghiệm và uống kháng sinh thì bác sĩ cho hay bé bị viêm phổi. Bệnh trở nặng và bé phải nằm lại viện điều trị hơn 1 tuần”.

Có thể thấy còn rất nhiều phụ huynh có thói quen tự mua thuốc cho trẻ, chỉ đến khi bệnh trở nặng thì mới đưa trẻ đến bệnh viện.

Hiểu chưa đủ, biết chưa sâu

Khi được hỏi về vi khuẩn phế cầu, chị Lê Thị Mỹ Giang (Q.7, TP.HCM) và chị Phạm Hương (Q.10, TP.HCM) đều có cùng câu trả lời là mới nghe qua loại khuẩn này lần đầu tiên. Còn khi hỏi về các loại bệnh như viêm màng não, viêm phổi hay nhiễm trùng máu thì cả hai cũng cùng cho biết là đã từng nghe qua nhưng chỉ lưu ý đến viêm phổi vì báo chí có nhắc đến nhiều và chỉ biết vệ sinh tai cho trẻ để tránh viêm tai giữa chứ không hiểu rõ về nguyên nhân cũng như cách phòng bệnh.

 Hãy chủ động tìm hiểu về các loại bệnh và vắc-xin phòng ngừa để bảo vệ con

Bên cạnh đó, nhiều phụ huynh có con dưới 5 tuổi khi được hỏi về quá trình tiêm ngừa cho trẻ đều khẳng định trẻ đã được tiêm ngừa đầy đủ. Nhưng khi được hỏi chính xác hơn về tiêm ngừa vi khuẩn phế cầu thì đa số đều không rõ đã cho con tiêm rồi hay chưa như trường hợp của chị Nguyễn Ngọc Duyên (Q.Gò Vấp, TP.HCM); Trần Thị Dạ Trúc (Đà Lạt, Lâm Đồng); Nguyễn Như Anh (Q.3, TP.HCM).

Các chị chỉ biết con đã được tiêm ngừa viêm màng não nhưng không biết có phải đó là tiêm ngừa vi khuẩn phế cầu hay không (viêm màng não có nhiều nguyên nhân gây bệnh, vi khuẩn phế cầu, vi khuẩn Hib, v.v.)

Sự thiếu sót này một phần phụ huynh chưa được tiếp cận nhiều thông tin về vi khuẩn phế cầu; mặt khác, khi tiêm ngừa, phụ huynh không được bác sĩ tư vấn cũng như giải thích cặn kẽ về các mũi tiêm.

Hãy bảo vệ trẻ ngay từ sớm

Phụ huynh có con nhỏ nên chủ động hơn trong việc tìm kiếm thông tin về các loại vắc-xin đã có mặt tại Việt Nam bên cạnh các loại vắc-xin trong chương trình tiêm chủng quốc gia.

Hiện nay trên thế giới đã có vắc-xin thế hệ mới giúp ngăn ngừa phế cầu khuẩn. Vắc-xin này đã được nghiên cứu, phát triển và kiểm nghiệm lâm sàng trong vòng 15 năm, được cấp phép sử dụng ở 120 quốc gia như Mỹ, Canada và 1 số nước tại khu vực châu Á, châu Đại Dương, bờ Thái Bình Dương và được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng tại nhiều nơi trên thế giới.

 Tiêm ngừa là biện pháp hữu hiệu để bảo vệ trẻ từ sớm

Cùng với việc tiêm vắc-xin phòng bệnh, theo các chuyên gia bệnh truyền nhiễm, giữ ấm cơ thể cho trẻ trong mùa mưa và mùa lạnh, cho trẻ bú mẹ trong 6 tháng đầu đời, giữ vệ sinh môi trường sinh hoạt và giữ vệ sinh cơ thể trẻ cũng là một những cách có thể làm giảm được nguy cơ mắc các bệnh do phế cầu khuẩn gây nên.

Benh.vn (Theo Phunutoday)

Bài viết Bố mẹ biết gì về Phế cầu khuẩn? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/bo-me-biet-gi-ve-phe-cau-khuan-9304/feed/ 0
Bệnh truyền nhiễm Viêm màng não – Viêm não https://benh.vn/benh-truyen-nhiem-viem-mang-nao-viem-nao-4590/ https://benh.vn/benh-truyen-nhiem-viem-mang-nao-viem-nao-4590/#respond Thu, 12 Jul 2018 08:06:34 +0000 http://benh2.vn/benh-truyen-nhiem-viem-mang-nao-viem-nao-4590/ Viêm màng não là phản ứng viêm của màng não và khoang dưới nhện, biểu hiện bằng tăng bất thường số lượng bạch cầu trong dịch não tủy. Viêm não được xác định khi có tổn thương ở nhu mô não, và viêm tủy - tổn thương ở tủy sống.

Bài viết Bệnh truyền nhiễm Viêm màng não – Viêm não đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Viêm màng não là phản ứng viêm của màng não và khoang dưới nhện, biểu hiện bằng tăng bất thường số lượng bạch cầu trong dịch não tủy. Viêm não được xác định khi có tổn thương ở nhu mô não, và viêm tủy – tổn thương ở tủy sống.

Viêm màng não – viêm não nhiễm trùng là một bệnh lý tương đối phổ biến trong thực tế lâm sàng. Bệnh thường diễn biến nặng và có thể dẫn đến tử vong hoặc để lại di chứng lâu dài nếu người bệnh không được chẩn đoán đúng và điều trị thích hợp.

Các căn nguyên viêm màng não – viêm não

Viêm màng não, viêm não ít khi là bệnh lý riêng biệt. Viêm màng não – viêm não thường nằm trong bệnh cảnh nhiễm trùng toàn thân.

Một loạt các tác nhân truyền nhiễm có thể gây viêm màng não và viêm não. Dưới đây là các căn nguyên gây viêm màng não và viêm não thường gặp nhất:

Virus: Viêm não Nhật Bản, quai bị, các loại Enterovirus (ECHO, Coxsackie), các loại virus Herpes, HIV, Adenovirus, bại liệt, dại.

Vi khuẩn: H. influenzae type B, N. meningitidis, S. pneumoniae, L. monocytogenes, S. pneumoniae, lao, giang mai, Leptospira, sốt mò, sốt dịch chuột, S. aureus, E. faecalis, E. coli, Ps. aeruginosae, các loại Salmonella, K. pneumoniae.

Ký sinh đơn bào và giun sán: Naegleria fowleri, Toxoplasma gondii, A. cantonensis, ấu trùng sán lợn (T. solium), giun xoắn (T. spiralis), sán lá phổi (Paragonimus).

Nấm: C. neoformans

Tiếp cận chẩn đoán viêm màng não – viêm não

Các triệu chứng đặc trưng của bệnh viêm màng não – não trên lâm sàng là sốt, đau đầu, buồn nôn, các dấu hiệu màng não như cứng gáy, Kernig, Brudzinskii. Tuy nhiên, chẩn đoán viêm màng não – viêm não không đơn giản. Cách tiếp cận sau đây có thể hỗ trợ cho chẩn đoán căn nguyên của các viêm màng não và viêm não.

Bệnh sử

Khởi phát bệnh: khởi phát cấp thường gặp trong các viêm màng não do virus và vi khuẩn; các bệnh viêm màng não do lao và nấm thường khởi phát từ từ .

Tiền sử dịch tễ: viêm não Nhật Bản thường xuất hiện vào mùa xuân-hè ở các tỉnh phía bắc; người bị viêm màng não do T. spiralis có thể có tiền sử ăn thịt lợn rừng hoặc lợn thả rông ở vùng cao không được nấu chín kỹ, v.v..

Các yếu tố túc chủ: trẻ nhỏ thường bị viêm màng não do H. influenzae, E. coli; người có tiền sử chấn thương hoặc phẫu thuật thần kinh thường bị viêm màng não do S. aureus hoặc Ps. aeruginosae; người có các ổ viêm kế cận sọ não (viêm tai giữa, viêm xoang…) thường bị viêm màng não do phế cầu, và có thể có các ổ áp-xe não; người bị nhiễm HIV thường bị viêm màng não do nấm Cryptococcus, lao, hoặc viêm não do toxoplasma.

Thăm khám lâm sàng

Các triệu chứng bệnh toàn thân: bệnh nhân viêm màng não và viêm não nhiễm trùng thường có biểu hiện sốt; viêm màng não do não mô cầu có thể đi kèm với phát ban xuất huyết hoại tử trên da; viêm màng não do phế cầu có thể đi kèm với viêm phổi; viêm màng não do quai bị thường đi kèm với sưng tuyến mang tai; bệnh nhân leptospirosis có thể có biểu hiện suy gan thận…

Các dấu hiệu thần kinh: cần đánh giá tình trạng tinh thần của bệnh nhân, hội chứng màng não và các tổn thương thần kinh khư trú. Người có rối loạn tinh thần thường có tình trạng phù não, và/hoặc có tổn thương não. Bệnh nhân viêm màng não do vi khuẩn thường có biểu hiện màng não rõ rệt (như cứng gáy, dấu Kernig), trong khi bệnh nhân viêm màng não do lao và nấm thường có dấu màng não kín đáo hoặc chỉ có đau đầu đơn thuần. Các dấu thần kinh khư trú thường gặp trong viêm màng não-não do lao, áp-xe não hoặc viêm não do toxoplasma.

Xét nghiệm dịch não tuỷ (DNT)

Bệnh nhân viêm màng não, nếu không có chống chỉ định, cần được chọc dò tủy sống và xét nghiệm dịch não tủy (cần soi đáy mắt, loại trừ phù não lan tỏa và khư trú nếu nghi ngờ trước khi chọc dò). Cần thực hiện chọc dò tủy sống trước khi điều trị kháng sinh. Dịch não tủy cần được đánh giá về áp lực, màu sắc, độ trong, làm các xét nghiệm sinh hóa, tế bào và vi sinh để xác định nguyên nhân gây bệnh.

Đánh giá áp lực, màu sắc và độ trong

DNT trong viêm màng não khi chọc dò thường chảy ra ngoài dưới áp lực cao, có thể đo bằng centimet nước hoặc bằng tốc độ chảy của dịch. Dịch màu vàng thường gặp trong viêm màng não do lao hoặc khi protein trong dịch cao. DNT thường đục khi thành phần tế bào trong dịch cao.

Xét nghiệm sinh hóa

Làm các xét nghiệm protein, đường, chloride và phản ứng Pandy cho DNT. Thời điểm và mức độ tăng protein trong DNT có thể cung cấp các gợi ý cho chẩn đoán: viêm màng não do vi khuẩn thường đi kèm với tăng protein ngay trong những ngày đầu của bệnh; viêm màng não do virus thường có protein tăng cao nhất vào tuần thứ hai và thứ ba của bệnh; lao màng não thường tiến triển từ từ, protein tăng dần theo thời gian bị bệnh.

Đường DNT thường giảm trong các bệnh viêm màng não do vi khuẩn và trong lao màng não khi bệnh nặng và kéo dài. Giảm chloride là dấu hiệu gợi ý cho lao màng não nặng. Phản ứng Pandy thường có ý nghĩa ở những nơi không thực hiện được xét nghiệm protein DNT và khi protein DNT ở ranh giới bình thường và tăng nhẹ.

Xét nghiệm số lượng và thành phần tế bào

Cần đếm số tế bào, xác định thành phần tế bào trong DNT và xem xét cùng với thời gian bị bệnh. Viêm màng não mủ thường có số tế bào tăng cao ngay từ những ngày đầu của bệnh, với thành phần chủ yếu là bạch cầu đa nhân trung tính. Viêm màng não do virus thường có số tế bào cao vào tuần đầu của bệnh, sau đó giảm dần, thành phần thường là bạch cầu lymphô.

Lao màng não thường có số lượng và thành phần tế bào đa dạng, có thể gặp lymphô hoặc bạch cầu đa nhân; trong nhiều trường hợp lao nặng, số tế bào có thể thấp. Tăng bạch cầu ái toan trong DNT gặp trong các bệnh viêm màng não do giun sán như A. cantonensis, giun xoắn, hoặc các bệnh nhiễm giun đũa của chó và mèo. Trong các bệnh này, bạch cầu ái toan có thể tăng không hằng định, và có thể không đi kèm với tăng bạch cầu ái toan trong máu.

Xét nghiệm vi sinh

Cần thực hiện các xét nghiệm soi tươi, nuôi cấy, các xét nghiệm vi sinh khác với DNT nếu có chỉ định và có điều kiện. Cần lấy đủ lượng dịch và đưa ngay đến phòng xét nghiệm để làm tăng khả năng chẩn đoán vi sinh. Cần nhuộm Gram nếu nghi ngờ viêm màng não do vi khuẩn, nhuộm mực tàu nếu nghi viêm màng não do nấm C. neoformans.

Một số xét nghiệm tìm kháng nguyên (ngưng kết latex tìm H. influenzae, phế cầu, cryptococcus, v.v..), kháng thể (lao, giang mai, v.v..) và sinh học phân tử (nhân chuỗi men polymerase cho lao, nhiều loại tác nhân virus), có thể cho chẩn đoán nhanh, nhưng hiện chưa có mặt rộng rãi tại Việt Nam. Cần nuôi cấy DNT trong các môi trường thông thường và môi trường đặc biệt (tìm nấm, lao) để phân lập tác nhân gây bệnh.

Các xét nghiệm khác

Công thức máu (CTM): tăng bạch cầu thường gặp trong các bệnh viêm màng não do vi khuẩn.

Nuôi cấy máu tìm vi khuẩn: nhiều bệnh viêm màng não đi kèm với nhiễm khuẩn huyết (phế cầu, một số loại liên cầu khác, não mô cầu..) và vi khuẩn có thể phân lập được từ máu (nên cấy máu trước khi cho kháng sinh đặc hiệu).

Các phản ứng huyết thanh học: có thể thực hiện được với các bệnh giang mai, viêm não Nhật Bản, nhiễm A. cantonensis, v.v..

Chụp phổi: bệnh nhân viêm màng não do phế cầu có thể có tổn thương viêm phổi trên phim X-quang; tổn thương phổi có thể tìm thấy trong các bệnh viêm màng não đi kèm với nhiễm trùng huyết như nhiễm tụ cầu, H. influenzae type B, K. pneumoniae.

Chụp cắt lớp vi tính (CT) sọ não: cần chỉ định khi bệnh nhân có tổn thương thần kinh khư trú hoặc khi bệnh kéo dài. Các khối choán chỗ nội sọ có thể dễ dàng xác định được trên phim CT. Lao màng não-não có thể có các khối giảm tỷ trọng do tắc mạch trên phim CT.

Đánh giá diễn biến bệnh và kết quả điều trị

Mỗi bệnh viêm màng não và viêm não khi được điều trị có cách đáp ứng riêng. Theo dõi tiến triển của bệnh trong quá trình điều trị cũng là một biện pháp tiếp cận với chẩn đoán.

Viêm màng não mủ khi được điều trị đúng thường tiến triển tốt cả về lâm sàng và xét nghiệm. Bệnh nhân thường có các triệu chứng lâm sàng giảm (giảm sốt, giảm đau đầu, tình trạng tinh thần cải thiện, giảm HCMN) đi đôi với sự cải thiện về DNT (giảm protein, đường về bình thường, số lượng tế bào giảm).

Các viêm màng não do virus thường tự tiến triển và không phụ thuộc vào điều trị kháng sinh. Tình trạng bệnh nhân có thể tốt lên trong khi biến loạn DNT còn duy trì trong một thời gian nhưng thường không kéo dài quá 3-4 tuần.

Bệnh nhân lao màng não khi được điều trị thường tiến triển tốt về lâm sàng trong vòng 5-7 ngày, nhưng các biến loạn DNT còn duy trì trong thời gian dài (xem phần lao màng não).

Chọc dò tủy sống có chống chỉ định trong các trường hợp nghi có ổ choán chỗ nội sọ hoặc phù não nặng đe doạ tụt kẹt thân não. Cần chụp CT sọ não loại trừ trước khi chọc dò. Tuy nhiên, không nên trì hoãn điều trị kháng sinh trong trường hợp nghi ngờ viêm màng não.

Bài viết Bệnh truyền nhiễm Viêm màng não – Viêm não đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-truyen-nhiem-viem-mang-nao-viem-nao-4590/feed/ 0
Viêm màng não mô cầu – các triệu chúng và phương pháp phòng bệnh https://benh.vn/viem-mang-nao-mo-cau-cac-trieu-chung-va-phuong-phap-phong-benh-2509/ https://benh.vn/viem-mang-nao-mo-cau-cac-trieu-chung-va-phuong-phap-phong-benh-2509/#respond Thu, 12 Jul 2018 04:15:29 +0000 http://benh2.vn/viem-mang-nao-mo-cau-cac-trieu-chung-va-phuong-phap-phong-benh-2509/ Viêm màng não do não mô cầu là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn não mô cầu Neisseria meningitides, gồm các týp A, B, C, Y và W135. Gần đây týp Y và W135 gặp nhiều hơn.

Bài viết Viêm màng não mô cầu – các triệu chúng và phương pháp phòng bệnh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bệnh viêm màng não do não mô cầu là gì?

Viêm màng não do não mô cầu là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn não mô cầu Neisseria meningitides, gồm các týp A, B, C, Y và W135. Gần đây týp Y và W135 gặp nhiều hơn.

Bệnh có ở khắp nơi trên thế giới, Bệnh nhiễm não mô cầu bao gồm các chứng viêm nặng của chất dịch và lớp màng bọc xung quanh não (viêm màng não), trong máu (nhiễm trùng huyết và nhiễm khuẩn huyết), phổi (viêm phổi), và khớp xương (viêm khớp).

Bệnh thường gặp nhất ở trẻ nhỏ nhưng cũng có thể gặp ở trẻ lớn và thanh niên sống trong điều kiện đông đúc. Trong năm 2000, ước tính có khoảng 300.000 trường hợp mắc và 25.000 – 30.000 trường hợp tử vong do viêm màng não do não mô cầu.

Bệnh viêm màng não mô cầu lây truyền như thế nào?

Vi khuẩn lây truyền từ người sang người qua những giọt nhỏ khi ho và hắt hơi trong không khí từ mũi họng của người mang mầm bệnh.

Người khỏe mạnh mà không có các triệu chứng bệnh đôi khi cũng mang vi trùng não mô cầu trong mũi và họng của họ.

Việc nhiễm não mô cầu lây lan qua tiếp xúc gần gũi và không bị lây lan chỉ vì ở chung phòng với người bị bệnh.

Mất từ 1 đến 10 ngày cho các triệu chứng xảy ra kể từ khi một người bị nhiễm vi khuẩn.

Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh là gì?

Bệnh khởi phát đột ngột với đau đầu dữ dội, sốt, buồn nôn, nôn, sợ ánh sáng và cổ cứng. Các dấu hiệu khác đi kèm thường là li bì, mê sảng, hôn mê và co giật. Ban xuất huyết nhỏ trên da là dấu hiệu quan trọng, tuy nhiên ở trẻ nhỏ khởi phát bệnh có thể âm ỉ, cổ không cứng mà mềm. Các dấu hiệu khác như vật vã, nôn, ban xuất huyết có thể xuất hiện muộn hoặc không rõ ràng.

Biến chứng của bệnh là gì?

Ở trẻ em, bệnh có tỉ lệ tử vong khoảng 50% nếu không được điều trị; còn điều trị sớm tỉ lệ tử vong vẫn còn 5% đến 10%. 10% – 15% số trường hợp qua khỏi những vẫn phải chịu biến chứng như tâm thần, điếc, liệt, động kinh. Những trường hợp nhiễm khuẩn huyết do não mô cầu có shock và ban xuất huyết hoại tử gọi là tử ban tuy ít gặp hơn viêm màng não nhưng lại nặng hơn và tử vong cao hơn.

Điều trị bệnh viêm màng não do não mô cầu như thế nào?

Vì bệnh viêm màng não do não mô cầu thường gây tử vong, Những người bị bệnh não mô cầu đều phải chuyển đến bệnh viện để điều trị. Có một số kháng sinh hiệu quả trong điều trị.

Việc nhiễm bệnh được chẩn đoán bằng cách thử máu hoặc thử dịch tủy sống của bệnh nhân.

Tất cả những người có tiếp xúc gần gũi với một người bị bệnh não mô cầu nên:

  • Được bác sĩ cho toa mua thuốc kháng sinh càng sớm càng tốt để ngăn ngừa bệnh não mô cầu.
  • Hãy trông chừng những triệu chứng của bệnh não mô cầu trong 10 ngày sau lần tiếp xúc mới nhất với người bệnh, ngay cả khi họ đã dùng thuốc kháng sinh để phòng nhiễm bệnh.

Phương pháp phòng bệnh viêm não mô cầu

Hiện có các loại vắc xin phòng bệnh đối với týp A, C, Y, và W135. Khống chế dịch dựa vào giám sát tốt để phát hiện và điều trị sớm. Tiêm vắc xin týp A và C đạt tỷ lệ 80% có thể phòng được dịch. Những vắc xin này không có hiệu quả đối với trẻ nhỏ và chỉ bảo vệ trong một khoảng thời gian nhất định đặc biệt ở trẻ dưới 2 tuổi.

Cách phòng tránh tốt nhất là hạn chế tiếp xúc về đường hô hấp như không nên tập trung nơi đông người, thường xuyên vệ sinh răng miệng. Khi hắt hơi hay ho cần lấy khăn che miệng, hoặc đeo khẩu trang khi bị viêm đường hô hấp. Trẻ cần được giữ ấm. Cách phòng tránh đặc hiệu là rửa tay thường xuyên bằng xà phòng để ngừa vi khuẩn.

Đây là bệnh đã có vaccine. Vì thế, có thể tiêm phòng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên. Một mũi vaccine có khả năng ngừa bệnh trong vòng ba năm. Vaccine đang sử dụng tại Việt Nam là của Pháp sản xuất có giá 150.000-160.000 đồng/liều. Sau khi tiêm vaccine 7-10 ngày, nồng độ kháng thể đạt tới mức đủ để bảo vệ người được tiêm.

Lưu ý: Vắc xin không có hiệu quả đối với trẻ quá nhỏ vì thế không tiêm chủng cho trẻ em dưới 1 tuổi.

Benh.vn

Bài viết Viêm màng não mô cầu – các triệu chúng và phương pháp phòng bệnh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/viem-mang-nao-mo-cau-cac-trieu-chung-va-phuong-phap-phong-benh-2509/feed/ 0
Chẩn đoán một số bệnh viêm màng não – viêm não thường gặp https://benh.vn/chan-doan-mot-so-benh-viem-mang-nao-viem-nao-thuong-gap-4591/ https://benh.vn/chan-doan-mot-so-benh-viem-mang-nao-viem-nao-thuong-gap-4591/#respond Wed, 04 Nov 2015 05:06:35 +0000 http://benh2.vn/chan-doan-mot-so-benh-viem-mang-nao-viem-nao-thuong-gap-4591/ Chẩn đoán một số bệnh viêm màng não - viêm não thường gặp

Bài viết Chẩn đoán một số bệnh viêm màng não – viêm não thường gặp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Chẩn đoán một số bệnh viêm màng não – viêm não thường gặp

Bệnh viêm não Nhật Bản

Viêm não Nhật Bản là loại viêm não thường gặp nhất ở nước ta. Bệnh gặp chủ yếu ở các vùng nông thôn vào mùa xuân-hè-thu. Trẻ em bị bệnh nhiều hơn so với người lớn do chưa có miễn dịch.

Thời gian ủ bệnh kéo dài 6-16 ngày. Virus viêm não Nhật Bản có thể gây sốt đơn thuần, viêm màng não, và viêm não. Ở trẻ em bệnh thường khởi phát đột ngột với các triệu chứng sốt cao, rối loạn tinh thần, có thể có co giật (hội chứng não cấp). Ở người lớn bệnh ít cấp tính hơn; bệnh nhân mệt mỏi trong một vài ngày, sau đó xuất hiện sốt, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn… Thăm khám lâm sàng có thể phát hiện tình trạng rối loạn tinh thần, các dấu màng não, liệt vận động, các dấu thần kinh bệnh lý. Trong trường hợp nặng, bệnh nhân có thể có các cơn xoắn vặn chi.

Xét nghiệm DNT thường thấy tăng protein vừa phải, tăng tế bào. Thành phần tế bào có thể chủ yếu là bạch cầu đa nhân trong những ngày đầu của bệnh. Trong các trường hợp viêm não không có viêm màng não, DNT có thể hoàn toàn bình thường.

Xét nghiệm chẩn đoán viêm não Nhật Bản có thể thực hiện với DNT và/hoặc huyết thanh của bệnh nhân. Sự có mặt của kháng thể IgM có giá trị chẩn đoán bệnh.

Bệnh viêm não Nhật Bản là một bệnh nặng. Bệnh nhân có thể tử vong trong giai đoạn cấp của bệnh. Nhiều bệnh nhân có di chứng thần kinh sau giai đoạn cấp của bệnh, bao gồm rối loạn phát triển trí tuệ, động kinh, liệt vận động..). Phụ nữ có thai mắc bệnh viêm não Nhật Bản trong ba tháng đầu và ba tháng thứ hai của thai kỳ có thể bị sảy thai.

Bệnh viêm màng não do quai bị

Là nguyên nhân viêm màng não và viêm não khá phổ biến. Bệnh viêm màng não-não xuất hiện ở khoảng 30-50% số bệnh nhân quai bị; nam mắc nhiều hơn nữ; lứa tuổi dễ mắc viêm màng não do quai bị nhất là trẻ em 5-9 tuổi.

Bệnh viêm màng não và viêm não do quai bị có thể xuất hiện trước, cùng lúc, hoặc sau khi sưng các tuyến nước bọt. Trong một số trường hợp, viêm màng não là biểu hiện duy nhất của bệnh. Các triệu chứng bệnh bao gồm đau đầu, sốt, li bì… Các dấu màng não có thể không rõ rệt. Các bệnh nhân viêm não thường sốt rất cao, có rối loạn ý thức, liệt thần kinh sọ não. Những biểu hiện ít gặp hơn là viêm tủy cắt ngang, hội chứng Guillain-Barre…

Xét nghiệm DNT thường phát hiện tăng tế bào. Trong ngày đầu của bệnh, bạch cầu đa nhân có thể chiếm ưu thế. Protein DNT tăng vừa phải; đường DNT có thể giảm bất thường.

Viêm màng não do quai bị thường diễn biến lành tính. Một số tổn thương não-màng não có thể để lại di chứng vĩnh viễn như điếc, não úng thủy..

Bệnh viêm não Herpes simplex

Virus gây viêm não cấp có hoại tử ở trẻ nhỏ và người trẻ tuổi.

Khởi phát cấp tính với sốt, đau đầu, rối loạn tính cách, rối loạn ngôn ngữ và trí nhớ. Giai đoạn toàn phát bệnh nhân có rối loạn tri giác, có thể hôn mê, liệt nửa người.

Chụp CT thường thấy vùng giảm tỷ trọng ở thuỳ thái dương có phù não xung quanh, đôi khi đẩy lệch đường giữa.

Nhiều trường hợp bệnh đáp ứng ngoạn mục với acyclovir (dùng đường tĩnh mạch).

Bệnh viêm não-màng não do các Enterovirus

Các virus đường ruột (Enterovirus) lây truyền qua tiếp xúc phân-miệng hoặc hô hấp, thường gây bệnh ở trẻ em và người trẻ tuổi vào mùa xuân và mùa hè.

Virus bại liệt có thể gây viêm tủy, viêm màng não, và, rất hiếm khi, viêm não. Bệnh nhân viêm tủy do bại liệt có tình trạng bại hoặc liệt một vài nhóm cơ hoặc cả một cơ lớn dẫn đến di chứng teo cơ các mức độ khác nhau và rối loạn chức năng vận động sau khi bị bệnh.

Các virus Coxsackie nhóm A và B, virus ECHO thường gây viêm màng não nước trong, có thể kèm theo bại nhẹ. Các biểu hiện thường gặp là sốt, mệt mỏi, đau đầu, nôn, hội chứng màng não. Bệnh nhân nhiễm một số virus Coxsackie nhóm A và B có thể biểu hiện bằng hội chứng “tay, chân, miệng” với các nốt phỏng trên niêm mạc miệng, lòng bàn tay và lòng bàn chân. Một số Enterovirus khác có thể gây đau cơ ngực và cơ bụng, viêm cơ tim. Phát ban dạng dát-sẩn có thể gặp, nhất là ở trẻ em.

Phần lớn các ca bệnh diễn biến lành tính; liệt thường khỏi hoàn toàn. Một số bệnh nhân có thể tiến triển nặng và tử vong.

Bệnh viêm màng não do Haemophilus influenzae type B

Haemophilus influenzae type B thường gây viêm màng não mủ ở trẻ em dưới 6 tuổi. Ở người lớn, viêm màng não do H. influenzae thường liên quan tới các ổ nhiễm trùng cận kề màng não như viêm xoang, viêm tai xương chũm, viêm tai giữa, hoặc một số bệnh tiềm tàng như đái tháo đường, suy giảm miễn dịch, viêm phổi, chấn thương nền sọ gây rò rỉ DNT..

Viêm màng não do H. influenzae type B có thể đi kèm với các biểu hiện khác của nhiễm trùng toàn thân như viêm phổi, viêm mủ hầu họng, viêm cơ, nhiễm trùng huyết, viêm tủy xương..

Biểu hiện lâm sàng của viêm màng não do H. influenzae type B không có gì đặc biệt so với các viêm màng não khác. Sốt, đau đầu, nôn là các triệu chứng nổi bật. Dấu hiệu màng não có thể rõ hoặc kín đáo.

DNT trong viêm màng não do H. influenzae type B có biến loạn đặc trưng cho viêm màng não mủ với tăng protein thường > 1g/l, đường giảm, tế bào tăng cao, chủ yếu là bạch cầu đa nhân trung tính.

Trên tiêu bản DNT nhuộm Gram, H. influenzae type B có thể nhìn thấy dưới dạng các cầu trực khuẩn Gram(-). Vi khuẩn có thể phân lập được từ DNT, máu và một số dịch thể khác. Các xét nghiệm ngưng kết latex, ELISA có khả năng cho chẩn đoán nhanh, có thể áp dụng ngay cả khi bệnh nhân đã được điều trị kháng sinh, nhưng hiện chưa có tại Việt nam.

Tỷ lệ tử vong trong viêm màng não do H. influenzae type B vào khoảng 5%. Một số bệnh nhân sau khi khỏi bệnh còn có các di chứng thần kinh như giảm thính lực hoặc điếc, chậm nói, não úng thủy.

Bệnh viêm màng não do não mô cầu

N. meningitidis là tác nhân gây viêm màng não khá phổ biến. Bệnh lây qua đường hô hấp và thường mang tính chất dịch. Trẻ em và người trẻ tuổi là nhóm mắc bệnh nhiều nhất

Viêm màng não do não mô cầu thường khởi phát cấp tới tối cấp. Hầu hết viêm màng não do não mô cầu thường đi kèm với nhiễm khuẩn huyết. Các biểu hiện thường gặp là sốt cao, rét run, đau đầu, nôn, rối loạn tinh thần. Bệnh nhân thường có hội chứng màng não nhưng không phải tất cả mọi trường hợp.

Dấu hiệu đặc trưng nhất cho nhiễm não mô cầu là ban trên da. Ban thường xuất hiện sớm, phân bố rải rác khắp cơ thể, có dạng dát sẩn mầu hồng kích thước 2-10 mm, chấm xuất huyết. Trong các trường hợp nặng, nhiều vùng da lớn bị xuất huyết và hoại tử. Tình trạng bệnh nhân thường nguy kịch, huyết áp hạ hoặc có thể có shock; suy đa cơ quan và đông máu nội quản rải rác có thể xảy ra.

Xét nghiệm DNT có tăng tế bào, chủ yếu bạch cầu đa nhân; protein tăng, đường giảm. Soi DNT có thể phát hiện N. meningitidis dưới dạng song cầu Gram (-). Vi khuẩn có thể phân lập được từ DNT, máu, dịch từ tổn thương da của bệnh nhân. Trong công thức máu, số lượng bạch cầu và tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính thường tăng; một vài bệnh nhân có thể có CTM không bình thường.

Nhiễm trùng huyết và viêm màng não do não mô cầu thường có tỷ lệ tử vong cao (10-15%), nhất là trong những trường hợp bệnh tối cấp. Ở những bệnh nhân sống sót, các biến chứng thần kinh thường ít gặp.

Bệnh viêm màng não do phế cầu

Phế cầu (S. pneumoniae) là tác nhân gây viêm màng não thường gặp ở người lớn. Bệnh nhân viêm màng não thường có các ổ nhiễm phế cầu kề cận sọ não hoặc ở các cơ quan khác như viêm phổi, viêm tai giữa, viêm tai xương chũm, viêm xoang, viêm nội tâm mạc… Nhiễm phế cầu nặng thường gặp ở các bệnh nhân có các bệnh cơ địa như nghiện rượu, suy dinh dưỡng, đái tháo đường, bệnh ác tính, các bệnh suy giảm miễn dịch. S. pneumoniae là vi khuẩn thường gặp nhất gây viêm màng não mủ ở những người có tổn thương nền sọ và rò rỉ DNT.

Bệnh cảnh lâm sàng và biến đổi DNT trong viêm màng não do phế cầu không có gì khác biệt so với các viêm màng não mủ khác. S. pneumoniae có thể nhìn thấy trên tiêu bản DNT dưới dạng các cầu khuẩn Gram (+) hơi dài, xếp đôi, có vỏ bọc xung quanh. Vi khuẩn có thể phân lập được từ DNT và máu của bệnh nhân.

Bệnh viêm màng não do Listeria monocytogenes

L. monocytogenes lây theo đường tiêu hoá, là tác nhân hay gây viêm màng não mủ ở phụ nữ có thai, người già và trẻ sơ sinh và những đối tượng suy giảm miễn dịch khác.

Viêm màng não có thể cấp hoặc bán cấp với dịch não tuỷ nhiều khi có những thay đổi giống viêm màng não virus hoặc viêm màng não lao. Khi soi dịch não tuỷ có thể thấy vi khuẩn là những trực khuẩn nhỏ Gram dương, có xu hướng ở trong tế bào.

Các kháng sinh nhóm Cephalosporin không có tác dụng với vi khuẩn này. Điều trị đặc hiệu có thể dùng ampicillin hoặc cotrimoxazol.

Bệnh viêm màng não do tụ cầu vàng và trực khuẩn mủ xanh

Tụ cầu vàng (S. aureus) và trực khuẩn mủ xanh (Ps. aeruginosae) là hai vi khuẩn hàng đầu gây viêm màng não ở những bệnh nhân sau phẫu thuật thần kinh, sau chấn thương sọ não, phẫu thuật dẫn lưu DNT, viêm nội tâm mạc. Diễn biến viêm màng não do các vi khuẩn này thường nặng, điều trị khó, tỷ lệ tử vong cao.

Bệnh viêm màng não do lao

Là loại viêm màng não kéo dài (mạn tính) thường gặp nhất. Bệnh thường khởi phát bán cấp hoặc từ từ trong khoảng 1-2 tuần với sốt và đau đầu tăng dần. Trên lâm sàng, các dấu màng não thường kín đáo. Liệt các dây thần kinh sọ não là dấu hiệu thường gặp (dây VI, VII, III..). Trong các giai đoạn muộn, bệnh nhân có thể lú lẫn, hôn mê, liệt các chi.

Chọc dò tủy sống và xét nghiệm DNT là cơ sở để chẩn đoán lao màng não. Trong giai đoạn đầu của bệnh, DNT có thể trong hoặc lờ đục, protein tăng vừa phải, đường có thể giảm; tế bào DNT tăng, thành phần tế bào có thể là bạch cầu đa nhân hoặc lymphocyte. Ở các giai đoạn muộn, DNT có màu vàng chanh hoặc vàng đậm; protein tăng cao, đường và chloride giảm. Xét nghiệm soi tìm AFB trong DNT thường có tỷ lệ dương tính rất thấp. Nuôi cấy DNT tìm vi khuẩn lao có tỷ lệ dương tính cao hơn nhiều so với soi BK, hiện có thể thực hiện được ở một số bệnh viện lao lớn. Xét nghiệm PCR và ELISA chẩn đoán lao là những thăm dò cho phép chẩn đoán nhanh, nhưng độ nhạy của hai xét nghiệm vào khoảng 50-60% và độ đặc hiệu từ 85-92%.

Một vài thăm dò có thể sử dụng để hỗ trợ chẩn đoán lao màng não. Tổn thương lao cũ hoặc lao kê đồng hành có thể tìm thấy trên phim phổi. BK có thể soi thấy hoặc phân lập được từ các bệnh phẩm đờm hoặc dịch viêm ở các cơ quan và tổ chức khác của cơ thể, nếu có (dịch màng phổi, màng bụng, khớp, da..). Cấy máu trong môi trường đặc hiệu cho Mycobacteria có thể giúp phân lập được vi khuẩn lao. Xét nghiệm Mantoux có giá trị tham khảo trong chẩn đoán lao màng não.

Chụp cắt lớp vi tính sọ não là thăm dò giúp chẩn đoán phân biệt lao màng não với các tổn thương choán chỗ (abscess não, u não..) gây triệu chứng thần kinh khư trú. Các hình ảnh thường thấy trong lao màng não-não là giãn các não thất, các ổ nhồi máu trong nhu mô não; đôi khi có thể thấy tổn thương u lao (tuberculoma) hoặc ổ abscess do lao. Đánh giá tiến triển của tổn thương khư trú trong não sau một thời gian điều trị cũng là một phương pháp giúp chẩn đoán phân biệt lao và các bệnh khác.

Trong nhiều trường hợp, viêm màng não do lao không thể chẩn đoán xác định trên lâm sàng hoặc qua các xét nghiệm cận lâm sàng. Khi các viêm màng não khác đã được loại trừ, hoặc khi lao màng não được nghi ngờ hoặc không thể loại trừ, cần tiến hành điều trị bệnh nhân bằng các thuốc chống lao. Sự cải thiện trong tình trạng của bệnh nhân (giảm các triệu chứng sốt và đau đầu, tình trạng tinh thần tốt lên, giảm các dấu hiệu màng não..) trong quá trình điều trị là bằng chứng hỗ trợ cho chẩn đoán. Biến loạn DNT hồi phục muộn hơn tình trạng lâm sàng; protein duy trì hoặc thậm chí tăng lên trong một vài tuần trước khi giảm dần. Đường và chloride DNT trở về bình thường là những dấu hiệu đầu tiên cho thấy có đáp ứng với điều trị. Thành phần tế bào DNT có thể tăng lên sau điều trị; tăng số bạch cầu đa nhân trung tính cũng gặp ở những bệnh nhân đáp ứng tốt với điều trị.

Lao màng não là một bệnh nặng. Không được điều trị, tất cả các trường hợp bệnh đều tử vong. Những bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị muộn thường có các di chứng về thần kinh như giảm trí tuệ, liệt vận động, teo dây thần kinh thị giác gây mù, liệt các dây thần kinh sọ não, não úng thủy…

Bệnh viêm màng não do Cryptococcus neoformans

Là loại viêm màng não thường gặp ở bệnh nhân HIV/AIDS, rất hiếm gặp ở người bình thường. Bệnh diễn biến từ từ; các triệu chứng chính là đau đầu, buồn nôn, lú lẫn, giảm thị lực… Sốt và dấu hiệu màng não thường nhẹ hoặc hoàn toàn không có. Liệt các dây thần kinh sọ não thường không đối xứng, xuất hiện ở khoảng 1/4 số bệnh nhân. Bệnh tiến triển dẫn tới hôn mê; bệnh nhân thường tử vong do chèn ép thân tủy.

DNT thường biến loạn không đáng kể; các bào tử nấm có thể dễ dàng tìm thấy với số lượng lớn trển tiêu bản nhuộm mực tàu. C. neoforman có thể phân lập được từ các bệnh phẩm DNT, máu, nước tiểu. Kháng nguyên cryptococcus có thể phát hiện trong DNT và máu bằng xét nghiệm ngưng kết latex.

Bệnh viêm màng não do Angiostrongilus cantonensis

Người nhiễm A. cantonensis khi ăn phải một số động vật nhuyễn thể, tôm, cá, hoặc rau xanh bị nhiễm ấu trùng của loại giun này nhưng chưa được nấu chín kỹ. Trong cơ thể người, ấu trùng A.cantonensis xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương gây viêm, xuất huyết, hoại tử và sự hình thành các u hạt quanh ấu trùng giun trong tổ chức não.

Các dấu hiệu lâm sàng bao gồm đau đầu, buồn nôn, nôn, rối loạn cảm giác. Sốt, dấu hiệu màng não, rối loạn tinh thần và tổn thương thần kinh khư trú là các triệu chứng thường gặp.

Nhiễm giun A. cantonensis được nghĩ tới khi bệnh nhân viêm màng não có tăng bạch cầu ái toan trong DNT và trong máu ngoại vi. Protein DNT thường tăng, đường không giảm. Ấu trùng giun trong DNT rất hiếm khi được tìm thấy. Chẩn đoán có thể được khẳng định bằng xét nghiệm ELISA tìm kháng thể với A. cantonensis trong huyết thanh người bệnh.

Bệnh  vêm não do Toxoplasma gondii

Thường xảy ra ở người nhiễm HIV ở giai đoạn suy giảm miễn dịch nặng (số TCD4 < 100 tế bào/mm3)

Tiến triển từ từ với các biểu hiện thần kinh khu trú như liệt vận động, liệt thần kinh sọ, thất ngôn; đau đầu, co giật, rối loạn ý thức; sốt.

Chụp cắt lớp vi tính sọ não có cản quang kép: hình ảnh một hoặc nhiều ổ tổn thương hình vòng nhẫn kích thước <2cm ở cả hai bán cầu đại não.

Cần được điều trị sớm; điều trị theo kinh nghiệm nếu không làm được CT sọ não. Bệnh nhân thường tiến triển tốt về mặt lâm sàng trong vòng 1 tuần; các tổn thương trên phim CT sọ não cải thiện trong vòng 2 tuần.

Viện YHLS các Bệnh nhiệt đới Quốc gia.

Bài viết Chẩn đoán một số bệnh viêm màng não – viêm não thường gặp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/chan-doan-mot-so-benh-viem-mang-nao-viem-nao-thuong-gap-4591/feed/ 0
Bệnh lý thần kinh viêm màng não https://benh.vn/benh-ly-than-kinh-viem-mang-nao-4442/ https://benh.vn/benh-ly-than-kinh-viem-mang-nao-4442/#respond Wed, 16 Sep 2015 05:03:39 +0000 http://benh2.vn/benh-ly-than-kinh-viem-mang-nao-4442/ Bệnh lý viêm màng não : Đại cương , phân loại, diễn biến, điều trị ....

Bài viết Bệnh lý thần kinh viêm màng não đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bệnh lý viêm màng não : Đại cương , phân loại, diễn biến, điều trị ….

Đại cương

Cấu tạo màng não

Màng não là một tổ chức mô liên kết bao bọc não và tủy sống, được chia làm 3 màng đó là:

Màng cứng (dura mater) nằm ngoài cùng, là tổ chức xơ bền vững bám chặt hộp sọ trừ vùng thái dương đỉnh và cột sống, nơi đó tạo khoang ngoài màng cứng.

Màng nhện (arachnoidea) là tổ chức liên kết mềm, không mạch máu. Màng nhện có 2 lá, giữa hai lá có những cầu nối trong khoang nhện. Giữa lá ngoài và màng cứng là khoang dưới màng cứng. Lá trong bám chặt vào màng mềm (pia mater).

Màng mềm mỏng, giàu mạch máu, bám chặt vào não bộ và tủy sống.

Viêm màng não

Khi nói viêm màng não có nghĩa là viêm 3 màng, nhưng chủ yếu là viêm màng nhện và màng mềm (lepto méningite). Viêm màng não là một khái niệm giải phẫu lâm sàng do nhiều nguyên nhân gây nên, song bệnh cảnh lâm sàng nổi bật là hội chứng màng não.

Ðể xác định chẩn đoán cüng như chẩn đoán nguyên nhân phải dựa vào xét nghiệm dịch não tủy (DNT) là chính.

PHÂN LOẠI VIÊM MÀNG NÃO

Viêm màng não mủ:

– Não mô cầu (neisseria meningitidis)

– Phế cầu (streptococcus pneumoniae).

– Listeria monocytogenes.

– Tụ cầu vàng (staphylococcus aureus).

– Trực khuẩn gram âm (E.coli, haemophilus influenzae, pseudomonas, proteus…).

Viêm màng não nước trong:

Loại này được chia thành 2 nhóm tùy thuộc có giảm đường hay không trong DNT.

Viêm màng não nước trong có giảm glucose trong DNT:

– Lao (mycobacterium tuberculosis).

– Listeria monocytogenes.

Viêm màng não nước trong có glucose bình thường trong DNT:

Tùy theo cách thức khởi bệnh được chia thành 3 loại sau đây:

– Cấp tính:

. Siêu vi: Enterovirus gồm poliovirus typ 1, 2, 3; Coxakie A typ 1, 2, 4, 11, 14, 16, 18, 22 và 28; Coxakie B typ 1, 6; Echovirus 1, 9, 11, 25, 30 và 31; siêu vi quai bị, herpes simplex, thủy đậu, arbovirus…

. Xoắn khuẩn.

. Mycoplasmes.

– Bán cấp: Giang mai màng não (thứ phát).

– Mạn tính: Bệnh Lyme, Brucellose, HIV, Crytococcus, bệnh toàn thân (lupus, bệnh Behcet, sarcoidose), di căn màng não.

Viêm màng não mủ:

Viêm màng não mủ có đặc tính chung là DNT đục, tế bào tăng chủ yếu trung tính, protein tăng, glucose và muối giảm trong DNT.

Viêm màng não mủ do não mô cầu:

– Nguyên nhân:

Não mô cầu được phát hiện bởi A.Weichelbaum vào năm 1887, là song cầu Gr (-) có 4 typ A, B, C và D nhưng thường gặp là typ A, C. Ðộc nhất lại là typ B. Ðường lan truyền chính là từ müi họng thông qua đường máu, nhưng cüng có  thể qua đường bạch mạch. Khi vào màng não gây tổn thương chủ yếu quanh mạch ở các rãnh não ở vùng đáy não.

Ở tủy  thì ưu thế đoạn cổ và ngực. Có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Ðôi khi thành dịch ở trường học, cư xá, đơn vị quân đội…, nam giới thường gặp hơn nữ giới. Ở vùng khí hậu ôn hòa thì thường xảy ra vào mùa lạnh (từ tháng 12 đến tháng 5 nhất là tháng 2, 3, 4), còn ở vùng nhiệt đới thường vào tháng 11, 12.

– Lâm sàng:

Thời gian ủ bệnh khoảng 2-4 ngày. Bệnh khởi phát đột ngột với ớn lạnh, sốt cao có khi 39-40°C, herpes ở môi, xung huyết kết mạc và có hồng ban là gợi ý não mô cầu. Thường đau đầu dữ dội, nôn, đau và căng cơ gáy – thắt lưng. Ở trẻ em có thể có co giật. Khám có gáy cứng, Kernig(+) hay Brudzinski (+), vạch màng não (+), đồng  tử có khi không đều, đôi khi rối  loạn cơ tròn. Thường có rối loạn ý thức về lượng và chất.

Hiếm khi có liệt tay chân hay các dây thần kinh sọ não. Ðôi khi có những biểu hiện ngoài dấu màng não như ban dạng sởi, tinh hồng nhiệt, hiếm hơn là đau khớp, phế quản phế viêm, viêm tai, viêm nội tâm mạc…Cüng có khi biểu hiện lâm sàng không điển hình như trội về tình trạng nhiễm độc nên còn được gọi là thể giả thương hàn, có khi chỉ co giật hay rối loạn tâm thần.

Có khi có “thể sấm sét” gây xuất huyết ngoài da, ở các phủ tạng, đau bụng dữ dội, tử vong nhanh chóng.

– Dịch não tủy: màu đục, protein trên 200mg%, glucose giảm xuống khoảng 10-20 mg% có khi còn vết. Muối cüng giảm dưới 110 mEq/l. Tế bào tăng thường là hàng trăm hay hàng ngàn chủ yếu là trung tính. Soi trực tiếp DNT phát hiện não mô cầu (+) không hằng định. Nên cấy tại giường.

– Công thức máu cho thấy bạch cầu tăng và chủ yếu là trung tính. Ðôi khi cấy máu (+).

– Tiến triển thường là tốt khi được điều trị. Tử vong khoảng 10-15% là do thể sấm sét. Ðiều trị sớm thì rối loạn ý thức cải thiện ngay sau 24 giờ, nhiệt giảm trong 1 tuần, dịch não tủy trở lại bình thường sau 10-20 ngày.

Sau 1-2 tháng bệnh nhân khỏe hoàn toàn. Có khi tái phát, dày dính gây liệt hay rối loạn tâm thần về sau.

– Điều trị:

Não mô cầu còn nhạy cảm với bêta lactamines. Thuốc lựa chọn là Amoxicillin với liều 200-300 mg/kg/ngày chuyền tĩnh mạch hoặc Cefotaxime, Ceftriaxone từ 150-200-250 mg/kg/ngày. Thời gian điều trị thường 7 ngày.

Không cần phải chọc dò DNT để kiểm tra. Lưu ý để loại trừ não mô cầu ở họng thì Penicilline không có tác dụng. Trước khi ra viện bệnh nhân phải được dùng Rifampicine 5-10 mg/kg/ngày trong 2 ngày liền.

Nếu không có thì dùng Spiramycine viên đạn 250, 500, 750mg tương ứng cho trẻ sơ sinh, dưới 12 tuổi và trên 12 tuổi với liều 2-3 viên ngày trong 5 ngày liên tiếp.

– Phòng bệnh:

Vacin kháng não mô cầu  A+C thường kết hợp với hóa trị liệu.

Kháng thể xuất hiện vào ngày thứ 5 và thứ 8 ở 90% người được tiêm chủng, kéo dài 3 năm đối với lứa tuổi trên 18 tháng, còn dưới tuổi đó thì hiệu lực yếu hơn. Vacin không có chống chỉ định ngay cả khi có thai. Nên tiêm chủng cho tất cả các đối tượng tiếp xúc với bệnh nhân.

Có thể dự phòng bằng cách dùng kháng sinh cho những đối tượng có tiếp xúc với bệnh nhân 10 ngày trước lúc nhập viện. Người lớn dùng Rifampicin 600mg x 2 lần/ngày, trẻ từ 1 tháng đến 12 năm 10 mg/kg, dưới 1 tháng 5 mg/kg x 2 lần/ngày trong 2 ngày liên tục. Nếu có chống chỉ định thuốc đó thì sử dụng Spiramycine 3 triệu đơn vị x 2 lần cho người lớn và 75.000 đv/kg x 2 lần đối với trẻ em trong 5 ngày liền.

Tất cả mọi trường hợp viêm màng não do não mô cầu phải được thông báo.

Viêm màng não mủ do phế cầu:

– Nguyên nhân:

Phế cầu là loại cầu khuẩn Gr (+) gây viêm màng não thông thường từ nhiễm trùng kế cận ở tai müi họng, chấn thương sọ não có tổn  thương xương – màng não, suy giảm miễn dịch trong nghiện rượu, cắt lách người già, thiếu hụt IgG 2a, phẫu thuật sọ não. Khoảng 25% do nhiễm trùng huyết trong viêm phổi phế cầu. Gặp ở mọi lứa tuổi nhưng ở người lớn chiếm 44%, còn ở trẻ em chỉ 15% trong viêm màng não không do siêu vi.

Ngoài tổn thương màng não mà còn gây tổn thương não nên bệnh cảnh thường nặng nề.

– Lâm sàng:

khởi đầu đột ngột, đau đầu dữ dội, sốt cao, nôn, có khi kèm theo đau bụng cấp, đau khớp, động kinh và rối loạn ý thức trầm trọng.

Mạch thường không đều, tím, thở kiểu Cheyne – Stokes. Thiếu sót vận động cüng thường thấy do nhồi máu não vì mạch máu bị viêm tắc.

– Cận lâm sàng:

. Bạch cầu trong máu tăng chủ yếu trung tính.

. DNT mủ đặc, nhiều đa nhân thoái hóa, tăng nhiều protein, glucose và muối giảm, soi tươi thường phát hiện song cầu hình ngọn nến.

– Tiến triển:

Nếu có 1 trong những dấu hiệu sau thì tiên lượng nặng, đó là protein DNT > 5 g/l, hôn mê, ở người già, trẻ dưới 6 tháng, xuất hiện sớm dấu khu trú và tâm thần, điều trị muộn, ổ nhiễm trùng tiên phát vẫn còn, vi khuẩn nhiều trong DNT. Tử vong còn cao 20-30%.

– Ðiều trị:

Thuốc lựa chọn là Ampicillin hay Amoxicillin 200-300 mg/kg/ngày hoặc Cefotaxime, Ceftriaxone từ 150-200-250 mg/kg/ngày. Thời gian điều trị 10 ngày. Không cần thiết chọc dò DNT kiểm tra.

– Dự phòng:

Không có lây truyền người này qua người khác nên không dự phòng cho người tiếp xúc. Cần lưu ý dự phòng cho những đối tượng bị viêm tai müi họng. Những người bị cắt lách thì nên dự phòng bằng Penicilline.

Viêm màng não do Listeria:

– Nguyên nhân:

Listeria là trực khuẩn gram (+), có trong môi trường xung quanh, do đó thức ăn có thể bị nhiễm. Listeria vào màng não qua đường máu, gây tổn thương chủ yếu thân não, tạo những áp xe nhỏ sau đó vỡ vào màng não. Ðối tượng hay bị là người già, thai nghén, nghiện rượu, suy giảm miễn dịch như trong khi điều trị Corticoide, hóa trị liệu. Nhiễm HIV không phải là yếu tố nguy cơ thuận lợi cho loại nhiễm trùng này.

– Lâm sàng:

Bệnh cảnh lâm sàng điển hình của viêm thân não với liệt một hoặc nhiều dây thần kinh sọ não và hội chứng màng não, diễn tiến từ từ.

– Cận lâm sàng:

Tăng tế bào đơn nhân trong máu, có khi lại tăng tế bào trung tính. Biến đổi tế bào trong DNT cüng khác nhau, có khi chủ yếu trung tính nhưng cüng có khi trung tính và lympho cân bằng nhau. DNT có tăng protein và glucose lại giảm. Cấy DNT có khi cho kết quả (+).

– Tiến triển:

Rất khó hệ thống hóa, song quan trọng nhất là liệt các dây thần  kinh sọ não, có thể để lại di chứng. Nếu có rối loạn ý thức thì tiên lượng dè dặt.

– Ðiều  trị:

Listeria còn nhạy cảm với Penicilline nhóm A và Cotrimoxasol. Thường dùng Amoxicillin 200-300 mg/kg/ngày kết hợp với Aminoside (Gentamycin 3-5 mg/kg hoặc Amikacine 15 mg/kg/ngày). Thời gian điều trị 15-21 ngày. Có thể chọc dò DNT khi diễn biến không tốt hay không điển hình.

– Phòng bệnh:

chú ý khi sử dụng các thức ăn như phomat, chao, sữa bị đông vón và bị vữa.

Viêm màng não do tụ cầu vàng:

– Nguyên nhân:

Thường nằm trong bối cảnh nhiễm trùng huyết tụ cầu vàng  do nặn nhọt hay từ viêm amydal trên cơ địa đái tháo đường, chấn thương sọ não hở, phẫu thuật sọ não, van tim giả, dò DNT ở tai hay müi.

– Lâm sàng:

Nằm trong bệnh cảnh nhiễm trùng huyết với hội chứng nhiễm trùng rầm rộ, sốt cao dao động, có thể thấy viêm cơ, viêm xương, viêm phổi kèm hội chứng màng não thường rầm rộ về cơ năng cüng như thực thể.

– Cận lâm sàng:

Bạch cầu tăng chủ yếu trung tính, cấy máu có thể (+), chụp phổi đôi khi phát hiện áp xe nhỏ rải rác ở rìa phổi. DNT đục, protein tăng, còn glucose và muối giảm, tế bào tăng trung tính, soi tươi có thể phát hiện tụ cầu vàng.

– Tiến triển:

Bệnh cảnh thường nặng vì nằm trong bối cảnh nhiễm trùng huyết, tổn thương nhiều cơ quan hay do cơ địa xấu như đã nêu trên.

Tử vong còn cao.

– Ðiều trị:

Nếu cấy ra loại meti-S thì chọn Oxacilline 150 mg/kg/ngày chia 4 lần, nếu là meti-r thì sử dụng Vancomycine 20-40-60 mg/kg/ngày chuyền tĩnh mạch 24 giờ kết hợp với Gentamycin 3-5 mg/kg/ngày hoặc với Rifampicin liều 20 mg/kg/ngày chia 3 lần. Nếu không có thuốc trên có thể sử dụng Cefotaxime 150-200 mg/kg/ngày kết hợp với Fosfomycine 200 mg/kg/ngày chia 3 lần. Thời gian điều trị 3-4 tuần nếu chỉ có viêm màng não, còn có tiêu điểm khác thì phải điều trị 4-6 tuần. Phải chọc dò DNT để theo dõi.

Viêm màng não do trực khuẩn gram âm:

– Nguyên nhân:

Thường gặp là enterobacter (dưới 2 tháng và trên 60 tuổi), H. influenzae thường gặp ở trẻ em chiếm 60% tất cả viêm màng não không do siêu vi, chủ yếu lứa tuổi trên 2 tháng đến 8 tuổi, còn ở người lớn chỉ 5%. Thường là nhiễm trùng thứ phát, chủ yếu ở tuổi nhü nhi và người lớn có cơ địa xấu như nghiện rượu, đang điều trị corticoide, cắt lách, bị chấn thương hay phẫu thuật sọ não.

– Lâm sàng:

Triệu chứng thường mơ hồ như sốt nhẹ, đau đầu ít thậm chí không có và dấu thực thể màng não cüng không rõ đối với viêm màng não tiên phát. Ðối với những ca bị chấn thương sọ não hay mổ sọ não mà có sốt thì phải chọc dò DNT để xét nghiệm.

– Cận lâm sàng:

Công thức máu và DNT đều thấy bạch cầu tăng, chủ yếu trung tính. Cấy dịch não tủy cho kết quả đáng tin cậy.

– Tiến triển:

Đây là một trong những viêm màng não tiên lượng nặng, tử vong trên 50%. Thường kèm theo bệnh phổi do kém thông khí hay tình trạng choáng nhiễm trùng.

– Ðiều trị:

Đối với E.Coli thì chọn Cefotaxime liều 100 mg/kg/ngày hay Ceftriaxone 75-100 mg/kg/ngày tĩnh mạch. Nếu là ở trẻ em và nguyên nhân là H. influenzae thì ngoài 2 loại kháng sinh trên nên kết hợp thêm Dexamethasone 0,15 mg/kg mỗi 6 giờ trong 2-4 ngày nhằm hạn chế di chứng. Ðối với nhiễm trùng thứ phát do Klebciella, Enterobacter, Serraria, Citrobacter, Pseudomonas… thì thường chọn Cephalosporine thế hệ thứ 3 kết hợp với Aminoside. Thời gian điều trị 3-6 tuần và luôn phải chọc dò DNT để kiểm tra.

Chú ý viêm màng não mủ cụt đầu thường do trước đó đã có điều trị nên  làm lu mờ triệu chứng lâm sàng cüng như biến đổi dịch não tủy, đặc biệt thay đổi bạch cầu lympho nên dễ nhầm với những viêm màng não do siêu  vi hay lao. Không chỉ thế mà soi, cấy DNT cüng không tìm thấy vi trùng, vì  thế nên hỏi kỹ bệnh sử và dựa trên cơ địa để hướng tới nguyên nhân.

Viêm màng não nước trong:

Viêm màng não nước trong có hạ glucose dịch não tủy

Viêm màng não do listeria:

Listeria có thể gây viêm màng não nước trong. Triệu chứng lâm sàng như ở phần trên đã mô tả, chỉ có khác là ở đây tăng tế bào lympho trong dịch não tủy.

Viêm màng não do lao:

Nguyên nhân:

Nguyên nhân chủ yếu là trực khuẩn lao người chiếm 99%, còn trực khuẩn lao bò rất hiếm gặp ở nước ta. Lao màng não có thể xuất hiện ở mọi giai đoạn của bệnh lao, nhưng thường gặp nhất là giai đoạn lao sơ nhiễm ở trẻ em, hiếm hơn là lao thứ phát ở người lớn.

Trực khuẩn lao đi vào  não trước sau đó mới ra màng não thông qua đường máu chiếm trên 90%, còn theo đường kế cận như từ cột sống lan vào rất hiếm gặp. Lao màng não thường gặp ở những cơ địa suy giảm sức đề kháng như đái tháo đường, nhiễm HIV…và gây tổn thương chủ yếu vùng đáy não, ở đó cũng thấy viêm các mạch máu. Hay dẫn tới dày dính.

Lâm sàng:

Bệnh cảnh lâm sàng của lao màng não rất khác với viêm màng não do những nguyên nhân khác, đó là khởi đầu từ từ với hội chứng nhiễm trùng thường không rầm rộ nhưng lại trội triệu chứng tâm thần. Triệu chứng này có khi xuất hiện trước cả triệu chứng màng não. Những biểu hiện toàn thân hay dấu khu trú cũng thường rõ nét hơn triệu chứng màng não. Trong qúa trình diễn tiến của bệnh có thể chia thành 3 giai đoạn mang tính tương đối như sau:

  • Giai đoạn khởi đầu:

Vào giai đoạn này người bệnh có biểu hiện tình trạng nhiễm độc mạn do lao, có những biểu hiện lao sơ nhiễm hay lao thứ phát ở phổi; đồng thời có đau đầu tuy không hằng định kèm rối loạn giấc ngủ, tính tình đôi khi thay đổi, sốt nhẹ vừa và hay giao động. Giai đoạn này kéo dài một đến vài tuần. Dấu thực thể thường không có nên dễ bị bỏ qua. Chọc dò dịch não tủy lúc này cũng cho kết qủa âm tính. Nếu phát hiện được giai đoạn này thì điều trị có hiệu quả và không để lại di chứng.

  • Giai đoạn toàn phát:

Nhức đầu kèm theo nôn tăng dần, sốt tăng hơn giai đoạn trước nhưng hiếm khi quá 390C, mạch thường chậm 50 – 60 lần / phút. Thực thể có dấu gáy cứng, Kernig(+), Brudzinski (+), thường thấy liệt các dây thần kinh sọ não nhất là các dây vận nhãn, sớm là liệt dây VI sau đó là dây III. Rối loạn vận mạch khá rõ với biểu hiện chấm đỏ chấm trắng ở da, vạch màng não (+), vã mồ hôi nhiều nhất là về chiều hay đêm. Bệnh nhân thường lơ mơ hay ngủ gà, thậm chí hôn mê. Ở người lớn thường biểu hiện rối loạn tâm thần, còn trẻ em lại co giật.

Ðôi khi có liệt tay chân. Soi đáy mắt, 50% có mờ bờ gai thậm chí phù gai thị, đôi khi thấy củ lao trong võng mạc. Khoảng 40% lao màng não nằm trong bối cảnh lao kê, do vậy phải chụp phim phổi khi nghĩ tới lao. Dịch não tủy màu vàng, hiếm khi có máu, áp lực tăng, protein tăng trên 50mg%, glucose và muối giảm. Tế bào tăng chủ yếu lympho >60%, từ 10 – 500. Soi tươi tìm trực khuẩn lao trong DịCH NÃO TủY luôn âm tính.

Chỉ có cấy dịch não tủy trên môi trường Lowenstein trong 3 tuần có khi cho kết quả (+). Ngoài ra có thể thấy phản ứng IDR (+), chụp phổi có thể thấy lao sơ nhiễm, lao kê…, tốc độ lắng máu cao vừa phải (40-60mm giờ đầu). Ðiều trị giai đoạn này còn để lại di chứng nhưng không đáng kể.

  • Giai đoạn cuối:

Thường 15-20 ngày sau khi có hội chứng màng não, bệnh ngày càng nặng, xuất hiện các dấu hiệu vùng gian não và hành tủy như rối loạn điều hòa thân nhiệt (nhiệt độ giao động thất thường), rối loạn tim mạch, nhịp thở và ngay cả nuốt. Bệnh nhân thường rối loạn ý thức nặng nề. Ðiều trị giai đoạn này ít có hiệu quả, nếu sống sót cũng để lại di chứng trầm trọng như não úng thủy do vách hóa, liệt, rối loạn tâm thần hay động kinh.

Diễn tiến:

Tiến triễn tùy thuộc chẩn đoán và can thiệp điều trị sớm hay không.

Ðiều trị:

Tùy theo có hôn mê hay không mà sử dụng những phác đồ khác nhau. Ðối với thể nhẹ không có hôn mê thì dùng công thức 3SHZ/ 6S2H2, nếu không hôn mê nhưng nặng thì dùng phác đồ 2SHRZ / 6HE, còn nếu có hôn mê thì 3SHRZ / 4S2H2R2 / 5H2E2, đối với trẻ em thì có công thức khác đó là 2HRZ / 4HR (số đứng trước các chủ cái là tháng còn số sau chử cái  là số  ngày dùng  mỗi tuần, nếu không có là dùng hàng ngày). Thời gian điều trị nội trú là khoảng 2-3 tháng sau đó tiếp tục điều trị ngoại trú cho đủ 9-12 tháng và tiếp tục theo dõi trong vòng hai năm.

Theo dõi điều trị bằng lâm sàng và xét nghiệm dịch não tủy, chức năng gan tối thiểu hai lần, một lần sau đợt tấn công và một lần khác khi kết thúc đợt điều trị. Ðiều trị có kết quả tốt là sau đợt tấn công dịch não tủy trở lại bình thường, tốt hơn nữa là khi điện di protein dịch não tủy trở lại bình thường. Diễn tiến xấu là khi có hiện tượng phân ly đạm -tế bào trong dịch não tủy.

Thể nặng nên sử dụng dexamethasone 0.6mg/kg/ngày tĩnh mạch chia 4 lần từ 4 đến 14 ngày hay ACTH 10-25 mg/ngày chuyền tĩnh mạch trong 2 tuần. Ngoài ra phải nâng cao thể trạng bằng chuyền đạm, tiêm vitamine…Khi có co giật thì nên điều trị (xem bài động kinh).

Phòng bệnh:

Tiêm chủng BCG, điều trị lao tiên phát chủ yếu là lao phổi.

Viêm màng não nước trong không có giảm glucose trong dịch não tủy

Nguyên nhân:

Viêm màng não cấp chủ yếu là siêu vi, ít gặp hơn là xoắn khuẩn. Thường gặp ở người trưởng thành và trẻ em, hiếm gặp ở ngưòi già. Hay xảy ra ngoài mùa Ðông, điều này khác với viêm màng não do vi khuẩn. Có thể tạo thành dịch nếu là nhiểm nhóm siêu vi đường ruột (enterovirus), sau tắm sông bị viêm màng não cần cảnh giác xoắn khuẩn, nếu có bọng nước gợi ý herpes zoster. Quan trọng là phải biết viêm màng não ở pha thâm nhập của chính HIV hay là do nhiễm trùng cơ hội. Các nguyên nhân gây viêm màng não bán cấp hay mạn, phần lớn là bệnh lý toàn thân.

Lâm sàng:

Cấp tính:

Khởi bệnh đột ngột với sốt cao, đau đầu và nôn dữ dội, nhưng ý thức vẫn còn bình thường, không có dấu khu trú. Có dấu thực thể rõ, nhưng toàn trạng chung ít thấy suy sụp. Tùy theo nguyên nhân mà có những dấu hiệu riệng như do coxakie đau cơ ngực – bụng, mụn nướïc nỗi trong họng, hàm ếch và miệng; do echovirus thì kèm đi chảy, hạch lớn, nỗi ban ở da và cũng có đau cơ, do xoắn khuẩn thì đau cơ toàn thân, ban xuất huyết, hội chứng gan thận.

Dịch não tủy tăng lympho, protein tăng ít khi quá 1,5g/l, glucose và muối bình thường. Chẩn đoán dựa vào nuôi cấy dịch não tủy và động lực kháng thể. Thường diễn tiến lành tính trừ poliovirus. Riêng xoắn khuẩn thì dùng penicilline G 4 triệu đơn vị ngày cũng cho kết quả tốt hay có thể amoxicilline 150-200mg/kg/ngày trong 7-10 ngày. Không cần chọc dò dịch não tủy để kiểm tra. Dự phòng chỉ có tiêm chủng nếu được.

Bán cấp và mạn tính:

Triệu chứng cơ năng và dấu thực thể của hội chứng màng não không rõ ràng. Nó chìm trong bệnh cảnh của các bệnh lyme như đau khớp; giang mai thì hỏi kỹ để tìm săng loét, tổn thương dây II, VIII, dấu Argyl-Robertson, liệt vận nhãn; do brucellose có dạng sốt hình sin, gan- lách- hạch lớn. Dịch não tủy tăng lympho, glucose và muối bình thường.

Chẩn đoán nhờ vào xét nghiệm huyết thanh hay dịch não tủy như BW, nuôi cấy tìm nấm…Ðiều trị tùy nguyên nhân như bệnh lyme thì dùng ceftriaxone, brucellose thì doxycycline và rifampicine, giang mai thì penicilline, còn nấm thì dùng amphotericine B 0,25-0,5mg/kg nếu dung nạp thì tăng lên 0,75-1mg/kg tĩnh mạch, 5-fluorocytosine (flucytosine)100-150mg/kg uống hay fluconazole, itraconazole, ketoconazole, miconazole.

Chẩn đoán phân biệt

Xuất huyết màng não

Có hội chứng màng não cấp nhưng không sốt, nếu có thì cũng muộn hơn, rối loạn ý thức ít hoặc nhiều nhưng ngay lập tức, dịch não tủy đỏ hay hồng đều cả 3 ống, tăng tỷ trọng khoang dưới nhện khi chụp não cắt lớp vi tính .

Ápxe não

Có hội chứng nhiễm trùng kèm tăng áp lực nội sọ và dấu khu trú. Ðôi khi khó là do ápxe vỡ vào khoang nhện. Xác định nhờ chụp não cắt lớp vi tính với hình ảnh giảm tỷ trọng bờ mỏng. Khi lưỡng lự giữa ápxe hay viêm màng não thì tốt nhất là chọc dò dịch não tủy.

Viêm não cấp

Có khi khó phân biệt vì những lí do sau:

Sốt kèm tình trạng kích thích hoặc rối loạn ý thức.

Vừa viêm não và màng não.

Tăng lympho cũng gặp trong viêm não.

Trong viêm màng não cũng có thể có triệu chứng tổn thương não như trong lao hay listeria. Chọc dò dịch não tủy là cần thiết, nếu cần thì chụp chụp não cắt lớp vi tính hay cộng hưỡng từ não.

Tiên lượng

Tiên lượng tùy thuộc rất nhiều yếu tố như cơ địa (rối loạn miễn dịch và bệnh kèm), tuổi (trẻ em và người già có thể diễn biến xấu), loại vi trùng gây bệnh, có hôn mê không, chọn kháng sinh thích hợp không, điều trị có sớm không…Viêm màng não có thể để lại di chứng như điếc, viêm thị thần kinh, tăng áp lực nội sọ, động kinh, liệt, rối loạn tâm thần hay có thể biến chứng ápxe não.

Bài viết Bệnh lý thần kinh viêm màng não đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-ly-than-kinh-viem-mang-nao-4442/feed/ 0