Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Mon, 28 Oct 2019 07:07:53 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Bệnh viêm miệng ở trẻ và cách phòng ngừa https://benh.vn/benh-viem-mieng-o-tre-va-cach-phong-ngua-3250/ https://benh.vn/benh-viem-mieng-o-tre-va-cach-phong-ngua-3250/#respond Sun, 12 Aug 2018 08:00:55 +0000 http://benh2.vn/benh-viem-mieng-o-tre-va-cach-phong-ngua-3250/ Một số loại viêm miệng phổ biến ở trẻ bao gồm: viêm miệng hespes, viêm miệng đỏ, viêm miệng do nấm và viêm miệng hoại tử, viêm miệng apto. Tuy nguyên nhân khác nhau nhưng cách phòng bệnh tương đối giống nhau và dễ thực hiện.

Bài viết Bệnh viêm miệng ở trẻ và cách phòng ngừa đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Viêm miệng ở trẻ em không phải là 1 bệnh lý đồng nhất mà được phân loại theo nguyên nhân gây bệnh khác nhau. Mỗi nguyên nhân sẽ có những lưu ý và cách điều trị mà mọi người cần hiểu và phân biệt!

Viêm miệng Herpes

Là một bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ, do virut Herpes gây ra. Thời kỳ ủ bệnh khoảng 3 – 5 ngày. Trẻ thường sốt cao, có lúc đến 40oC, quấy khóc, thỉnh thoảng có nôn. Tại niêm mạc miệng xuất hiện những bọng nước nhỏ, sau đó bọng sẽ vỡ ra và loét thành nốt có kích thước từ 1 – 3mm. Toàn bộ niêm mạc miệng và lợi trẻ sưng tấy, viêm đỏ. Trẻ có thể bị lây nhiễm từ bên ngoài vào, gây nên nhiễm khuẩn vùng miệng. Cũng có thể bị lây từ mẹ do mẹ bị loét âm đạo vì Herpes.

Bệnh gây sốt cao nên thường phải truyền dịch để duy trì điện giải cho cơ thể trẻ, ngoài ra nếu vết loét sưng và đau phải sử dụng thuốc tê tại chỗ, thuốc giảm đau toàn thân, kết hợp với thuốc mỡ kháng virut và thuốc kháng viêm tại chỗ, bệnh thường khỏi sau 7-10 ngày.

Viêm miệng đỏ

Bệnh xảy ra do một số vi khuẩn tại chỗ hoặc thứ phát của một số bệnh truyền nhiễm như sởi, thủy đậu, nhiễm khuẩn, sốt phát ban… hoặc do từ tưa lưỡi ở trẻ non yếu, sức đề kháng kém nên có nhiễm khuẩn thêm và bệnh nếu nhẹ thì tiến triển thành nặng.

Miệng trẻ có nốt ban đỏ lan tràn khắp niêm mạc miệng, hoặc khu trú từng vùng ở miệng, lưỡi, lợi, môi và quanh phía trong má. Phía ngoài là một lớp màng trắng đóng thành mảng, lau đi thấy rõ niêm mạc phía trong đỏ và khô. Trẻ có cảm giác khô, nóng ở miệng, khó chịu không bú được do đau, nếu bội nhiễm trực khuẩn mủ xanh thì vùng miệng có thể bị loét từng mảng và gây hoại tử miệng.

Xác định rõ nguyên nhân gây viêm miệng và điều trị triệt để bằng các thuốc đặc hiệu, ngoài ra chú ý đến vấn đề vệ sinh miệng, có thể bôi miệng bằng glycerin, borat, uống thêm vitamin C, B1 và PP, uống nistatin nếu là nấm.

Viêm miệng do nấm

Loại nấm gây viêm miệng ở trẻ em thường gặp là Candida Albican, nấm sẽ phát triển thuận lợi khi môi trường miệng thay đổi có thể do dùng nhiều kháng sinh, do chứng khô miệng. Viêm miệng do nấm là bệnh rất hay gặp ở trẻ em mà nhân dân ta quen gọi là tưa miệng. Đó là những mảng trắng bám dày dính trên niêm mạc lưỡi, niêm mạc môi, má, những mảng này khi bóc đi để lại lớp niêm mạc trợt chảy máu.

Bình thường tưa miệng hay xảy ra ở những trẻ yếu, nhất là những trẻ đẻ thiếu tháng, ở những trẻ mà người mẹ bị nấm âm đạo, nên trẻ sẽ bị nấm ngay sau khi sinh. Có thể nguồn nhiễm khuẩn còn từ đầu vú cao su, các dụng cụ pha sữa và kể cả khi cho trẻ bú xong, cặn sữa ứ đọng không lau sạch để lưu cữu trong miệng hằng ngày, môi trường đường miệng lên men chua thích hợp cho nấm phát triển. Trẻ bị tưa miệng nếu không chữa trị đúng cách sẽ làm cho bệnh nặng thêm, miệng trẻ nổi nhiều đốm đỏ trắng ở toàn bộ mặt lưỡi lợi và phía trong má kể cả vòm khẩu làm cho trẻ đau đớn khi bú, có khi bỏ ăn, cơ thể suy yếu dần làm cho các nhiễm khuẩn cơ hội có nguy cơ xâm nhập, có thể gây viêm miệng, điều trị bằng thuốc kháng nấm, làm sạch miệng bằng ôxy già sau đó đánh miệng bằng thuốc kháng nấm.

Viêm miệng hoại tử

Có thể gây loét hoại thư má và ăn sang cả xương hàm. Bệnh này hay gặp ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ 2 – 3 tuổi chưa biết tự chăm sóc răng miệng và người mẹ thiếu chu đáo. Có thể xảy ra sau khi mắc bệnh do virut như sởi, người mẹ quá kiêng cữ, không chịu vệ sinh răng miệng cho con, biến chứng này hay xảy ra ở trẻ nhỏ, yếu, sức đề kháng kém, thể trạng suy nhược, hiện nay, với các kháng sinh và được phát hiện sớm điều trị kịp thời nên biến chứng này ít xảy ra.

Viêm miệng aptơ

Đó là vết loét ở lợi, niêm mạc miệng hay môi, vết loét nông, đáy màu hơi vàng do phù Fibrin. Có một hay nhiều vết loét hình oval và kích thước từ 0,2 – 1cm. Tổ chức xung quanh ổ loét sưng tấy đỏ rất đau, một ngày trước khi xuất hiện loét trẻ thấy nóng rát ở niêm mạc miệng, loét thường khỏi sau 8 – 10 ngày với sự hình thành vết sẹo sáng trên niêm mạc miệng.

Phòng bệnh viêm miệng ở trẻ

Để tránh hiện tượng viêm nhiễm trên cần chú ý giữ vệ sinh răng miệng cho trẻ.

  • Với trẻ còn bú mẹ hoặc ăn sữa nhân tạo thì sau mỗi bữa ăn, cần lau sạch miệng cho trẻ bằng miếng gạc mềm nhúng nước đun sôi để nguội quấn nhẹ vào đầu ngón tay út khua nhẹ khắp trong miệng trẻ và những ngóc ngách của miệng. Cần vệ sinh kỹ bình đựng sữa của trẻ, các đồ dùng pha sữa, đun sôi hoặc tráng qua nước sôi cho sạch cặn sữa. Nếu thấy có nhiều tưa thì có thể lau miệng cho trẻ bằng mật ong vì mật ong có tính sát khuẩn và kháng nấm rất tốt sau đó lau lại bằng nước đun sôi để nguội.
  • Với trẻ lớn hơn, khoảng 2 – 3 tuổi, tập cho trẻ có thói quen súc miệng sau mỗi bữa ăn, vẫn lau miệng cho trẻ bằng cách như trên, hoặc súc miệng bằng nước muối pha loãng. Tối và sáng ngủ dậy cần súc miệng kỹ hơn, nhất là với những trẻ thích ăn đồ ngọt. Trẻ đã mọc răng thì tập cho trẻ có thói quen đánh răng hằng ngày, như vậy vừa tránh được viêm miệng vừa tránh được các bệnh răng.
  • Khi trẻ bị mắc các bệnh như sởi, thì hằng ngày phải vệ sinh tốt miệng và cơ thể, dùng khăn nhúng nước ấm lau người trẻ cho sạch mồ hôi và chất nhờn trên da trẻ, lau miệng cho trẻ như trên. Không kiêng khem quá mức và cần tiêm chủng vaccin phòng bệnh sởi cho trẻ đầy đủ.
  • Tăng cường dinh dưỡng, bổ sung vitamin C, PP, B2 cho trẻ khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu của bệnh viêm miệng.

Bài viết Bệnh viêm miệng ở trẻ và cách phòng ngừa đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-viem-mieng-o-tre-va-cach-phong-ngua-3250/feed/ 0
Làm thế nào để trị nhiệt miệng cho bé https://benh.vn/lam-the-nao-de-tri-nhiet-mieng-cho-be-4136/ https://benh.vn/lam-the-nao-de-tri-nhiet-mieng-cho-be-4136/#respond Sun, 28 Jan 2018 04:50:24 +0000 http://benh2.vn/lam-the-nao-de-tri-nhiet-mieng-cho-be-4136/ Nhiệt miệng là một bệnh rất phổ biến, dễ gặp nhất ở đối tượng trẻ nhỏ. Nhiệt miệng tuy không  nguy hiểm, nhưng gây đau đớn ở vùng miệng khiến trẻ bỏ ăn, quấy khóc, sụt cân…. ảnh hưởng đến tinh thần và sự phát triển của trẻ. Bệnh có thể tự lành sau một vài tuần nhưng  rất dễ tái phát, vì vậy cần hiểu rõ nguyên nhân gây nhiệt miệng ở trẻ để điều trị một cách triệt để. Vậy, nguyên nhân gây nhiệt miệng ở trẻ là gì? Cách phòng tránh và điều trị căn bệnh này ra sao? Benh.vn sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Bài viết Làm thế nào để trị nhiệt miệng cho bé đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Nhiệt miệng là một bệnh rất phổ biến, dễ gặp nhất ở đối tượng trẻ nhỏ. Nhiệt miệng tuy không  nguy hiểm, nhưng gây đau đớn ở vùng miệng khiến trẻ bỏ ăn, quấy khóc, sụt cân…. ảnh hưởng đến tinh thần và sự phát triển của trẻ. Bệnh có thể tự lành sau một vài tuần nhưng  rất dễ tái phát, vì vậy cần hiểu rõ nguyên nhân gây nhiệt miệng ở trẻ để điều trị một cách triệt để. Vậy, nguyên nhân gây nhiệt miệng ở trẻ là gì? Cách phòng tránh và điều trị căn bệnh này ra sao? Benh.vn sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Nhiệt miệng ở trẻ (Ảnh minh họa) 

Thế nào là bệnh nhiệt miệng

Bệnh nhiệt miệng thực chất là bệnh viêm loét niêm mạc miệng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Biểu hiện là xuất hiện một vài đốm trắng 1 – 2 mm, to dần, hơi mọng nước tại niên mạc miệng. Vết loét sẽ to dần gây khó khăn cho việc ăn uống nếu không được chữa trị.

Nguyên nhân gây nhiệt miệng

– Do chức năng miễn dịch bị suy giảm.

– Do cọ sát làm tổn thương niêm mạc (đánh răng hay bé ngậm phải vật sắc nhọn).

– Do bị cắn và bị kích thích từ bên ngoài.

– Do rối loạn bài tiết bên trong, do dị ứng với thuốc và thực phẩm.

– Do nhiễm khuẩn hay virus.

Dấu hiệu khi bị nhiệt miệng

– Trẻ quấy khóc, bỏ ăn.

– Miệng chảy nhiều nước dãi.

– Trong niêm mạc miệng xuất hiện một hoặc nhiều đốm trắng to 1 – 2 mm màu trắng hoặc ngà.

– Đốm trắng to dần từ  8 – 10 mm, hơi mọng nước, vài ngày sau đồng loạt vỡ ra tạo thành vết loét.

– Nếu không có biến chứng vết loét tự lành sau 10 – 15 ngày rồi lại tái diễn đợt khác tương tự.

– Nếu bị nặng có thể gây sốt, nổi hạch.

Khi bị nhiệt, trong miệng xuất hiện những vết loét màu trăng hoặc ngà (Ảnh minh họa) 

Cách chữa nhiệt miệng

Dùng thuốc:  

Phối hợp 4 loại thuốc

– Sulfamethoxazon.

– Trimethoprim.

– Serathiopeptit.

– Hoạt chất tạo màng ngăn.

Lưu ý: Bố, mẹ không tự ý cho trẻ dùng thuốc (uống hoặc bôi) để chữa nhiệt miệng. Khi dùng thuốc phải có sự tư vấn của bác sỹ.

– Có thể cho trẻ bổ sung vitamin B2 theo liều hướng dẫn.

Dùng mật ong

– Cho bé ngậm mật ong, mật ong trong miệng sẽ tác động trực tiếp lên chỗ bị nhiệt và tiêu diệt các loại vi khuẩn trong miệng.

– Lấy bông tăm thấm mật ong bôi vào chỗ loét trong miệng.

Kết quả từ nhiều công trình nghiên cứu cho thấy, dung dịch mật ong 30% có thể ức chế hoặc tiêu diệt hầu hết các loại nấm và vi khuẩn.

Dùng lá rau ngót 

– Mua rau ngót về rửa sạch, để ráo nước.

– Giã rau ngót lấy nước cốt và cho vào vài hạt muối.

– Dùng gạc sạch chấm hoặc xoa vào lưỡi chữa nhiệt miệng rất hiệu quả.

Lá rau ngót rất lành, mát thường dùng làm thức ăn cho sản phụ sau sinh nên dùng để điều trị nhiệt miệng cho trẻ rất hiệu quả.

Rau ngót chữa nhiệt miệng cho trẻ rất hiệu nghiệm (Ảnh minh họa) 

Chế độ dinh dưỡng khi trẻ bị nhiệt miệng

– Đảm bảo chế độ ăn, uống đủ dinh dưỡng cho trẻ .

– Cho bé ăn thức ăn mát nhưng không quá lạnh vì đồ lạnh có thể giúp bé bớt đau.

– Tuyệt đối không nên cho bé ăn thức ăn nóng, mặn hay các thực phẩm gây nóng vì cảm giác nóng sẽ càng khiến vết loét xót hơn và nặng hơn.

– Giải nhiệt cho bé bằng nước rau má, nước râu ngô, uống thay nước lọc mỗi ngày (nếu là trẻ lớn).

Phòng nhiệt miệng

– Đảm bảo chế độ ăn phong phú, đa dạng,  đủ chất.

–  Nên ăn những thức ăn có tính mát có tác dụng giải nhiệt như rau xanh có lá, dưa chuột, cam, trà xanh, cà rốt, lê….

–  Giữ vệ sinh răng miệng tốt, hướng dẫn bé đánh răng đúng cách, tránh làm tổn thương niêm mạc.

– Tập thói quen xúc miệng bằng nước muối ấm hàng ngày sẽ có tác dụng sát trùng tốt, làm sạch khoang miệng, amidan, họng.

– Cho bé ăn uống thực phẩm mát, đặc biệt vào mùa hè.

– Luôn bao quát khi bé chơi, không để bé ngậm các vật sắc hoặc cho tay vào miệng.

– Khi cho trẻ ăn,  không nên ép quá vì dễ khiến bé quấy, hoảng loạn và cắn vào lưỡi.

Đảm bảo chế độ ăn nhiều hoa quả, rau xanh cho trẻ (Ảnh minh họa) 

Lời kết

Để đảm bảo sức khỏe, ngăn ngừa chứng nhiệt miệng ở trẻ, các bà mẹ nên bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là các loại vitamin và khoáng chất trong các bữa ăn để tăng cường thể lực cho trẻ. Ngoài ra, cần duy trì một chế độ nghỉ ngơi hợp lý, khoa học.

Nếu nhiệt miệng tái phát nhiều lần, cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để khám và điều trị theo chỉ định của bác sỹ.

Benh.vn 

Bài viết Làm thế nào để trị nhiệt miệng cho bé đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/lam-the-nao-de-tri-nhiet-mieng-cho-be-4136/feed/ 0