Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Tue, 28 Sep 2021 05:50:18 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Hướng dẫn điều trị bệnh viêm mô bào của Bộ Y Tế https://benh.vn/huong-dan-dieu-tri-benh-viem-mo-bao-cua-bo-y-te-7297/ https://benh.vn/huong-dan-dieu-tri-benh-viem-mo-bao-cua-bo-y-te-7297/#respond Sat, 12 Aug 2017 06:18:26 +0000 http://benh2.vn/huong-dan-dieu-tri-benh-viem-mo-bao-cua-bo-y-te-7297/ Bệnh Viêm mô bào (Cellulitis) là tình trạng viêm khu trú hoặc lan tỏa do nhiễm khuẩn cấp tính, bán cấp hoặc mạn tính tổ chức liên kết của da.

Bài viết Hướng dẫn điều trị bệnh viêm mô bào của Bộ Y Tế đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bệnh Viêm mô bào (Cellulitis) là tình trạng viêm khu trú hoặc lan tỏa do nhiễm khuẩn cấp tính, bán cấp hoặc mạn tính tổ chức liên kết của da.

viêm mô bào

Nguyên nhân viêm mô bào

– Nguyên nhân gây bệnh thường do liên cầu nhóm A. Tụ cầu vàng có thể gây bệnh viêm mô bào đơn thuần hay kết hợp với liên cầu.

– Một số vi khuẩn khác cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh như S. pneumoniae, H. influenzae. Viêm mô tế bào do A. hydrophilia có thể lây nhiễm từ nước hoặc đất. P. aeruginosa, Camylobacter, V. alginolyticus, P. multocida cũng đã đƣợc báo cáo là nguyên nhân gây bệnh nhưng rất hiếm gặp.

Triệu chứng viêm mô bào

a) Lâm sàng

– Các triệu chứng lâm sàng thường xuất hiện đột ngột. Một vùng da của cơ thể trở nên sưng, nóng, đỏ và đau, giới hạn không rõ có tính chất lan tỏa. Giữa tổn thương có thể có bọng nước, xuất huyết. Người bệnh có biểu hiện các triệu chứng toàn thân như sốt, mệt mỏi. Các biểu hiện này giảm nhanh chóng khi được điều trị.

– Trường hợp nặng có thể có hoại tử, áp xe dưới da, viêm cơ, cân cơ, nhiễm khuẩn huyết và những nhiễm khuẩn nặng khác có thể xảy ra, nhất là ở những người suy giảm miễn dịch, mắc bệnh tiểu đường hoặc trẻ em.

– Cẳng chân là vị trí thường gặp nhất. Sang chấn nhỏ ngay cả những tổn thương nông, bề mặt, hoặc loét, viêm kẽ đều là cửa ngõ để vi khuân thâm nhập vào cơ thể và gây bệnh.

– Ở vùng mặt, bệnh thường xảy ra sau sang chấn tại chỗ. Tuy nhiên một số trường hợp vi khuẩn gây bệnh từ ổ viêm xoang. Trường hợp viêm mô tế bào quanh mắt, ngoài những biểu hiện ở da, người bệnh có thể bị liệt nhãn cầu, mất thị lực, tắc tĩnh mạch xoang hang, áp xe quanh ổ mắt, áp xe não hoặc viêm não. Viêm mô tế bào vùng mặt ở trẻ nhỏ, thường kết hợp với viêm tai giữa cùng bên do H. influenzae nhóm B. Người bệnh thường có biểu hiện toàn thân mệt mỏi, da vùng má, quanh mắt sưng nề, chắc màu đỏ tím.

– Những trường hợp tái phát nhiều lần, các triệu chứng ban đầu không thể hiện rõ và gây ra tình trạng tổn thương bạch mạch lâu dài gây hiện tượng phù bạch mạch và suy tĩnh mạch.

– Viêm mô tế bào đặc biệt ở chi dưới cần lưu ý chẩn đoán phân biệt với viêm tắc tĩnh mạch sâu: Siêu âm Doppler hoặc chụp mạch giúp chẩn đoán phân biệt. Định lượng protein trong dịch chọc hút từ tổn thương có giá trị chẩn đoán. Trong viêm tắc tĩnh mạch lượng protein khoảng 5,5g/l, trong viêm mô tế bào rất cao, thường trên 10g/l. Ngoài ra, viêm mô tế bào cần phân biệt với viêm quầng là tình trạng nhiễm khuẩn ở lớp bì với biểu hiện là mảng da đỏ, giới hạn rõ, bờ nổi cao. Tuy nhiên, đôi khi cả hai bệnh này phối hợp với nhau rất khó phân biệt.

b) Cận lâm sàng

– Nuôi cấy bệnh phẩm từ dịch tổ chức hoặc vết trợt loét. Ngoài ra, cấy máu hoặc các bệnh phẩm từ vết loét, nứt, sang chấn ở xa vị trí tổn thương cũng có giá trị để xác định nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, các xét nghiệm nuôi cấy thường cho tỉ lệ dương tính không cao, chỉ khoảng 1/5 trường hợp có vi khuẩn mọc. Định lượng kháng thể kháng liên cầu trong máu có thể có ý nghĩa trong chẩn đoán hồi cứu.

– Các xét nghiệm khác có thể thấy bạch cầu tăng trong máu, máu lắng tăng, procalcitonin tăng trong máu.

Điều trị viêm mô bào

a) Cần chỉ định kháng sinh sớm, đúng và đủ liều bằng đường tiêm bắp hoặc tĩnh mạch đối với các trường hợp nặng nhất là nghi ngờ có nhiễm khuẩn huyết, viêm khớp, viêm cân cơ. Kháng sinh đường uống có thể dùng đối với những trường hợp nhẹ. Có thể chọn một trong số các phác đồ kháng sinh sau:

– Penicilin G viên 1 triệu đơn vị:

  • Trẻ em 100 000 UI/kg/ngày.
  •  Người lớn 3-4 triệu đơn vị/ngày.
  • Tiêm tĩnh mạch mỗi 6 giờ đối với những trường hợp nặng. Thời gian điều trị ít nhất là 10 ngày.

– Amoxicilin-clavulanat:

  • Trẻ em 80mg/kg/ngày chia ba lần.
  • Người lớn 1,5-2 g amoxicilin mỗi ngày chia ba lần.
  • Thời gian điều trị ít nhất là 10 ngày.

– Ceftriaxon:

  • Người lớn và trẻ trên 12 tuổi: 1-2g x 1 lần/ngày, trường hợp nặng có thể tăng đến 4g/lần/ngày.
  • Trẻ dưới 12 tuổi: 20-80mg/kg x 1 lần/ngày.
  • Tiêm TM chậm (hoà 1g với 10mL nước cất) hay truyền TM (hoà 2g trong 40mL dung dịch không chứa Ca như NaCl 0.9% hay Dextrose 5%).
  • Thời gian điều trị ít nhất là 10 ngày.

– Roxithromycin viên 150mg:

  • Trẻ em 5-8mg/kg/ngày chia 2 lần.
  • Người lớn 2 viên/ngày chia 2 lần.
  • Thời gian điều trị ít nhất là 10 ngày.

b) Trường hợp có viêm tắc tĩnh mạch, cần kết hợp với thuốc chống đông. Ngoài kháng sinh toàn thân, cần tích cực nâng cao thể trạng, cân bằng nước, điện giải…

c) Trường hợp tái phát có thể dùng penicilin từ 500mg đến 2g/ ngày trong thời gian lâu hơn để phòng tái phát.

Tài liệu tham khảo

1. Adam D Lipworth, Arturo P. Saadra et. Al. (2012). Non- necrotizing infections of the dermis and subcutaneous fat. Cellulitis and erysipelas. Fitzpatrick’s Dermatology in general medecine Mc Graw Hill Eight Edition volume 2 pp. 2169

2. Andrian HM Heagerty (2010), Cellulitis and erysipelas, Treatment of skin diseases, Saunders Elsevier, Third Edition pp. 132-134

3. Bourgault Villada, Chosidow.O. (2001), Erysipèle, Thérapeutique dermatologique, Médecine-science – Flammarion, pp.235-237

4. Phạm Thiệp, Vũ Ngọc Thúy (2002) Thuốc, biệt dược và cách sử dụng, Nhà xuất bản y học.

Bài viết Hướng dẫn điều trị bệnh viêm mô bào của Bộ Y Tế đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/huong-dan-dieu-tri-benh-viem-mo-bao-cua-bo-y-te-7297/feed/ 0