Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Fri, 28 Jul 2023 06:32:51 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Chọn đúng thuốc trị viêm mũi dị ứng https://benh.vn/chon-dung-thuoc-tri-viem-mui-di-ung-2738/ https://benh.vn/chon-dung-thuoc-tri-viem-mui-di-ung-2738/#respond Sat, 01 Jul 2023 04:20:00 +0000 http://benh2.vn/chon-dung-thuoc-tri-viem-mui-di-ung-2738/ Viêm mũi dị ứng là bệnh có các triệu chứng như nhảy mũi, sổ mũi, nghẹt mũi và có thể kèm ngứa, chảy nước mắt. Đây là bệnh khó trị, thường xuyên tái phát vì liên quan đến dị ứng.

Bài viết Chọn đúng thuốc trị viêm mũi dị ứng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Viêm mũi dị ứng là bệnh có các triệu chứng như nhảy mũi, sổ mũi, nghẹt mũi và có thể kèm ngứa, chảy nước mắt. Đây là bệnh khó trị, thường xuyên tái phát vì liên quan đến dị ứng. Chỉ khi người bệnh không còn tiếp xúc với chất gây dị ứng thì mới có khả năng khỏi bệnh, nhưng điều này hiện nay rất khó vì trong môi trường hiện diện rất nhiều các dị ứng nguyên, nhiều khi không xác định được người bệnh bị dị ứng với chất gì.

Mục tiêu điều trị viêm mũi dị ứng là giảm đến mức tối thiểu các triệu chứng và lựa chọn các thuốc vừa hiệu quả vừa ít có tác dụng phụ độc hại.

Hiện có nhiều nhóm thuốc trị bệnh lý về mũi và được phân ra 2 loại thuốc uống và thuốc dùng tại chỗ (nhỏ, xông hoặc phun xịt vào mũi).

Loại thuốc uống

– Nhóm thuốc kháng histamin trị dị ứng: như clorpheniramin, loratidin…giúp giảm triệu chứng ngứa mũi, chảy mũi, sổ mũi, chảy nước mắt nhưng không có tác dụng với nghẹt (tắc) mũi.

– Nhóm thuốc uống kháng sinh: dùng khi bênh lý về mũi có liên quan đến nhiễm khuẩn, cần có bác sĩ chỉ định chứ không tự ý hoặc nghe lời khuyên của người không thuộc giới chuyên môn để mua tự sử dụng.

– Nhóm thuốc uống cường giao cảm gây co mạch: gồm ephedrin, pseudoepherin, phenylpropanolamin, giúp thông mũi, trị nghẹt mũi tốt.

– Nhóm thuốc uống glucocorticoid: như prednison, dexamethacon, chỉ uống khi bị viêm mũi viêm xoang nặng và mạn tính và cũng phải được bác sĩ chỉ định, không tự ý sử dụng bừa bãi.

Loại thuốc dùng tại chỗ

– Thuốc co mạch nhỏ mũi: chứa dược chất như naphazolin, oxymetazolin…có tác dụng thông mũi tốt nhưng chỉ nên nhỏ mũi trong thời gian ngắn 7 ngày để tránh trường hợp bị nhờn thuốc, bị hiệu ứng “dội” phải tăng liều, nếu không tăng liều bị nghẹt mũi nặng hơn, đưa đến vòng luẩn quẩn là bị “viêm mũi do thuốc”. Đối với trẻ nhỏ, không nên dùng thuốc nhỏ mũi loại này vì có thể gây choáng, tím tái, mà nên dùng thuốc nhỏ mũi hoặc phun xịt NaCl 0.9% giúp thông, sạch mũi

– Thuốc glulcocorticoid xịt mũi: gồm có Fixonase, Nasacort, Becotide…Thuốc hiệu quả trong trị viêm muic dị ứng, dùng lâu dài nằm phòng ngừa viêm mũi dị ứng. Cả 3 thuốc vừa kể đều là thuộc nhóm glucocorticoid (thường gọi tắt là corticod) nhưng do xịt mũi có tác dụng tại chỗ. Thuốc có thể gây khó chịu như khô họng, khô miệng chứ không cho tác dụng phụ toàn thân như thuốc uống. Hiện nay, thuốc xịt dùng phòng viêm mũi dị ứng (sáng sớm xịt mũi theo liều chỉ định sẽ giúp ngừa viêm mũi cả ngày) thường được chọn là Flixonase.

Cần làm gì khi bị viêm mũi dị ứng?

– Người bị viêm mũi dị ứng nên đi khám ở bác sĩ chuyên khoa tai-mũi-họng, đặc biệt là đi tái khám theo yêu cầu của bác sĩ hoặc trong khi diễn tiến bệnh có những bất thường, có sự tái phát các rối loạn. Căn cứ vào sự thăm khám, chuẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phối hợp các thuốc thuộc các nhóm đã kể ở trên, riêng về thuốc xịt mũi dùng phòng ngừa viêm mũi dị ứng, bác sĩ sẽ giúp lựa chọn thuốc loại nào thích hợp. Bác sĩ cũng sẽ hướng dẫn dùng thuốc kéo dài trong thời gian bao lâu để có hiệu quả.

Ngoài ra, người bị bệnh viêm mũi dị ứng thường là người có cơ địa nhạy cảm, dễ bị dị ứng. Vì vậy, cần thực hiện các biện pháp sau:

– Giữ ấm khi trời trở lạnh, tránh dùng thuốc và thực phẩm gây dị ứng, làm sạch thông thoáng môi trường để không tiếp xúc với bụi nhà, khói thuốc lá, không nuôi hoặc tiếp xúc với vật nuôi (chó, mèo) gây dị ứng

– Kiên trì rèn luyện thân thể, tránh uống rượu, tránh hít khói thuốc lá (kể cả hít khói thuốc lá thụ động), ăn uống đầy đủ và cân bằng các dưỡng chất để nâng cao sức đề kháng của cơ thể.

Bài viết Chọn đúng thuốc trị viêm mũi dị ứng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/chon-dung-thuoc-tri-viem-mui-di-ung-2738/feed/ 0
Phòng tránh bệnh viêm mũi dị ứng cho trẻ https://benh.vn/phong-tranh-benh-viem-mui-di-ung-cho-tre-4815/ https://benh.vn/phong-tranh-benh-viem-mui-di-ung-cho-tre-4815/#respond Fri, 30 Jun 2023 02:11:05 +0000 http://benh2.vn/phong-tranh-benh-viem-mui-di-ung-cho-tre-4815/ Thời tiết lạnh, môi trường, không khí ô nhiễm, sức đề kháng còn kém nên hiện tượng viêm mũi dị ứng thường xuất hiện nhiều ở trẻ với các biểu hiện ngứa mũi, hắt hơi, sổ mũi, quấy khóc vào ban đêm. Viêm mũi dị ứng là căn bệnh thường gặp ở trẻ, dù không nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại làm cho trẻ cảm thấy khó chịu.

Bài viết Phòng tránh bệnh viêm mũi dị ứng cho trẻ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Thời tiết lạnh, môi trường, không khí ô nhiễm, sức đề kháng còn kém nên hiện tượng viêm mũi dị ứng thường xuất hiện nhiều ở trẻ với các biểu hiện ngứa mũi, hắt hơi, sổ mũi, quấy khóc vào ban đêm. Viêm mũi dị ứng là căn bệnh thường gặp ở trẻ, dù không nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại làm cho trẻ cảm thấy khó chịu. Hơn nữa, nếu không được điều trị hợp lý và dứt điểm, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng cho trẻ như viêm tai, viêm họng, viêm phế quản,…

Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng và triệu chứng viêm mũi dị ứng ở trẻ em

Viêm mũi dị ứng có thể xảy ra với bất kỳ ai do yếu tố dị nguyên gây ra. Tình trạng viêm mũi dị ứng này không có nguyên nhân rõ ràng nhưng có thể phân chia được kèm theo các triệu chứng thường gặp như sau.

Nguyên nhân viêm mũi dị ứng trẻ em

Bệnh viêm mũi dị ứng chia làm hai loại: Theo mùa và quanh năm dựa trên nguyên nhân phát sinh bệnh.

Nguyên nhân chủ yếu gây viêm mũi dị ứng là do phản ứng của cơ thể khi gặp các vật lạ như bụi, phấn hoa, lông chó, mèo, bào tử nấm và khi thời tiết thay đổi… Những tác nhân này thường đóng vai trò như một kháng nguyên không hoàn toàn, khi gặp kháng thể (có trong cơ thể) tương ứng sẽ xảy ra hiện tượng phản ứng.

Thông thường chứng viêm mũi dị ứng thường xuất hiện ở người có cơ địa dị ứng. Chính vì vậy cùng một tác nhân gây kích thích nhưng có người bị bệnh viêm mũi dị ứng nhưng cũng có người không bị. Bệnh này thường hay gặp vào mùa xuân, mùa đông, khi phấn hoa phát tán khá nhiều trong không khí, không khí lại quá ẩm thấp tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển.

viem-mũi-di-ung-tre-em

Viêm mũi dị ứng (Ảnh minh họa)

Triệu chứng viêm mũi dị ứng trẻ em

Triệu chứng thường thấy ở bệnh viêm mũi dị ứng trẻ em:

  • Ngứa mũi
  • Chảy mũi nước
  • Hắt hơi liên tục rất khó chịu.
  • Nếu đã thành mãn tính thì có thể nghẹt mũi gần như thường xuyên, ù tai, nhức đầu.

Chăm sóc và điều trị viêm mũi dị ứng trẻ em

Đối với trẻ bị viêm mũi dị ứng, cha mẹ cần lưu ý chế độ chăm sóc để giảm thiểu nguy cơ tái phát hoặc trở nặng của bệnh.

Môi trường sống và sinh hoạt

Đưa trẻ đi khám (Ảnh minh họa)

Khi trẻ bị viêm mũi dị ứng do thay đổi thời tiết, nên đưa trẻ đi khám chuyên khoa tai mũi họng để có biện pháp điều trị hợp lý, không nên tự ý cho trẻ uống thuốc.

Tìm hiểu nguyên nhân dị ứng cho trẻ, để hạn chế không cho trẻ tiếp xúc với dị nguyên gây dị ứng. Như không trồng hoa gần nhà, không cho chó mèo vào nhà, không để trẻ trong môi trường có khói thuốc, hạn chế để trẻ đến nơi khói bụi, gió lùa, ẩm thấp…

Cách phòng tránh bệnh cho trẻ

rửa mũi cho trẻ

Rửa mũi cho trẻ thường xuyên (Ảnh minh họa)

  • Dùng nước muối sinh lý hay là nước biển phun sương rửa mũi cho trẻ hàng ngày, nhất là lúc vừa từ ngoài đường về đến nhà.
  • Bôi kem giữ ẩm da lên vùng da dưới mũi để tránh trầy xước da bé do lau chùi nước mũi.
  • Chạy máy giữ độ ẩm trong không khí đạt chuẩn và thoáng mát để tạo môi trường trong lành cho trẻ. Nếu gia đình không có máy giữ độ ẩm cha mẹ có thể áp dụng phương pháp: Trước khi ngủ, dùng khăn ấm lau 2 bên cánh mũi cho bé. Hơi ấm có thể tạm thời làm giảm tình trạng bị tắc mũi, giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn.

Không nên nuôi chó mèo trong nhà (Ảnh minh họa)

  • Quanh nhà nên hạn chế trồng hoa. Không nên nuôi chó mèo trong nhà, hạn chế đến mức tối đa không để cho trẻ tiếp xúc với các loại vật nuôi.
  • Vệ sinh định kỳ chăn, ga, gối, đệm, thảm, rèm, vải bọc ghế, bọc đệm. Nhà ở cần thoáng mát, sạch sẽ tránh ẩm ướt để hạn chế nấm mốc phát triển.

Vệ sinh răng miệng cho trẻ hàng ngày (Ảnh minh họa)

  • Cần vệ sinh răng miệng cho trẻ hàng ngày, nhất là đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy. Tránh để trẻ tiếp xúc với khói thuốc, hạn chế tiếp xúc với khói bụi.
  • Tắm cho bé đúng cách và dùng nước ấm tắm cho bé.
  • Với bé dưới 3 tháng, khi bé có dấu hiệu bị sổ mũi và viêm mũi, cha mẹ cần đưa bé đến bệnh viện để được kiểm tra và điều trị kịp thời; vì giai đoạn này các dấu hiệu viêm mũi và cúm giống nhau nên không chẩn đoán bằng mắt thường được. Cần đưa bé đi khám sớm để hạn chế các nguy cơ viêm phế quản và viêm phổi nguy hiểm cho con.
  • Những lúc giao mùa, thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh cần giữ ấm cơ thể cho trẻ, nhất là vùng cổ, mũi và đôi chân.

Giữ ấm cho trẻ khi thời tiết thay đổi (Ảnh minh họa)

Chế độ ăn uống

  • Cho trẻ uống nhiều nước để giúp hệ hô hấp làm việc tốt hơn.
  • Tăng cường cho trẻ ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi để bổ sung vitamin cho trẻ, nếu cần có thể cho uống bổ sung Vitamin C để giúp bé tăng cường sức đề kháng.

Lời kết

Cuộc sống càng hiện đại thì môi trường không khí lại càng trở nên ô nhiễm chứa rất nhiều tác nhân gây nên bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ. Phòng bệnh hơn chữa bệnh vì vậy các cha mẹ nên quan tâm chăm sóc con hàng ngày để giúp trẻ có một sức đề kháng tốt, tránh xa các tác nhân gây bệnh và được điều trị kịp thời, dứt điểm khi mắc bệnh.

Xem thêm: Bệnh viêm xoang ở trẻ nhỏ, dấu hiệu và những lưu ý khi điều trị

Bài viết Phòng tránh bệnh viêm mũi dị ứng cho trẻ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/phong-tranh-benh-viem-mui-di-ung-cho-tre-4815/feed/ 0
Phòng bệnh viêm mũi dị ứng khi giao mùa https://benh.vn/phong-benh-viem-mui-di-ung-khi-giao-mua-6040/ https://benh.vn/phong-benh-viem-mui-di-ung-khi-giao-mua-6040/#respond Wed, 15 Mar 2023 05:38:29 +0000 http://benh2.vn/phong-benh-viem-mui-di-ung-khi-giao-mua-6040/ Viêm mũi dị ứng là căn bệnh thường gặp khi thời tiết giao mùa. Tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh viêm mũi dị ứng và tái phát chiếm đa số ở các tỉnh phía bắc do thời tiết nóng, lạnh thất thường gây nên.

Bài viết Phòng bệnh viêm mũi dị ứng khi giao mùa đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Viêm mũi dị ứng là căn bệnh thường gặp khi thời tiết giao mùa. Tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh viêm mũi dị ứng và tái phát chiếm đa số ở các tỉnh phía bắc do thời tiết nóng, lạnh thất thường gây nên.

viem-mui-di-ung

Viêm mũi dị ứng là căn bệnh thường gặp khi thời tiết giao mùa

Ngoài ra, viêm mũi dị ứng còn do các nguyên nhân khác như bụi, phấn hoa, lông chó, lông mèo hoặc một số ký sinh trùng gây nên.

Vậy làm thế nào để phòng bệnh viêm mũi dị ứng?

Triệu chứng khi bị viêm mũi dị ứng

  • Ngứa mũi, chảy nước mũi.
  • Hắt hơi hàng tràng vào lúc sáng sớm, vừa ngủ dậy.
  • Nghẹt mũi thường xuyên, kèm theo ù tai, nhức đầu…

Phương pháp phòng bệnh viêm mũi dị ứng

  • Không nên nuôi chó, mèo trong nhà.
  • Vệ sinh định kỳ chăn, ga, gối, đệm, vải bọc ghế, bọc đệm nhằm hạn chế sự tồn tại và sinh trưởng của một số ký sinh trùng (mạt).

ve-sinh-chan-man

Vệ sinh chăn ga gối đệm thường xuyên

  • Vệ sinh nhà ở thoáng, mát, sạch sẽ, tránh ẩm ướt.
  • Vệ sinh răng miệng hàng ngày, đặc biệt, đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy là điều hết sức cần thiết để loại bỏ bớt các vi sinh vật gây bệnh.
  • Tránh hoặc hạn chế tiếp xúc với với bụi (bụi trong nhà và bụi ngoài đường).
  • Đeo khẩu trang khi quét dọn nhà và lúc ra đường.
  • Mùa lạnh, mỗi lúc ra khỏi nhà cần giữ ấm cơ thể như mặc đủ ấm, cổ cần được quàng khăn ấm, đeo khẩu trang để tránh gió lạnh tác động vào niêm mạc mũi.
  • Khi nghi ngờ bị viêm mũi dị ứng cần đi khám khám bác sĩ chuyên khoa tai, mũi, họng để điều trị bệnh triệt để.

Ngoài các phương pháp trên, người bệnh cần bổ sung dinh dưỡng, tăng cường các nhóm vitamin và khoáng chất trong thực đơn hàng ngày để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, đề phòng các bệnh thường gặp mỗi khi giao mùa.

Theo BS. Nguyễn Khánh-SKĐS

Bài viết Phòng bệnh viêm mũi dị ứng khi giao mùa đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/phong-benh-viem-mui-di-ung-khi-giao-mua-6040/feed/ 0
Bệnh viêm xoang mũi dị ứng https://benh.vn/benh-viem-xoang-mui-di-ung-3603/ https://benh.vn/benh-viem-xoang-mui-di-ung-3603/#respond Mon, 06 Mar 2023 04:39:37 +0000 http://benh2.vn/benh-viem-xoang-mui-di-ung-3603/ Viêm mũi dị ứng là biểu hiện của bệnh ở mũi, do niêm mạc mũi bị viêm kèm theo các triệu chứng: hắt hơi, chảy mũi, phù nề niêm mạc mũi, dẫn đến nghẹt mũi, rối loạn sự thông khí, làm ứ đọng dịch trong các xoang và hậu quả là bị viêm mũi xoang dị ứng. Ở Mỹ có khoảng 20% dân số bị viêm mũi dị ứng.

Bài viết Bệnh viêm xoang mũi dị ứng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Viêm mũi dị ứng là biểu hiện của bệnh ở mũi, do niêm mạc mũi bị viêm kèm theo các triệu chứng: hắt hơi, chảy mũi, phù nề niêm mạc mũi, dẫn đến nghẹt mũi, rối loạn sự thông khí, làm ứ đọng dịch trong các xoang và hậu quả là bị viêm xoang mũi dị ứng. Ở Mỹ có khoảng 20% dân số bị viêm mũi dị ứng.

viem-mui-di-ung

Viêm mũi dị ứng thường bắt đầu trước 20 tuổi, cao nhất từ 12 – 15 tuổi. Tuy nhiên mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh. Bệnh tiến triển ngày một nặng hơn. Trường hợp viêm mũi dị ứng do phấn hoa có thể giảm khi di chuyển khỏi vùng có phấn hoa bệnh sẽ đỡ.

Nguyên nhân của viêm mũi dị ứng

  • Môi trường sống: do bụi nhà, bọ chét, bào tử nấm, lông chó, mèo, chăn gối lông thú.
  • Tác nhân theo mùa: phấn hoa, cây cỏ.
  • Liên quan đến nghề nghiệp: hóa chất.
  • Thực phẩm: các loại thực phẩm như cá, cua, tôm…

Những yếu tố dị ứng

  • Cơ địa: cơ thể dễ phản ứng với các vật lạ, mùi lạ.
  • Di truyền từ đời trước sang đời sau với một loại dị ứng. Khi cả mẹ và cha đều dị ứng con cái sẽ bị dị ứng nặng hơn.
  • Tiếp xúc: thường xuyên tiếp xúc với hóa chất.
  • Khu trú địa lý: ảnh hưởng đến dị ứng hoặc tốt hơn hoặc xấu hơn.
  • Sự ô nhiễm: không khí bị ô nhiễm, thậm chí người mẹ hút thuốc con họ có thể bị dị ứng với khói thuốc.
  • Dị hình hốc mũi: vẹo vách ngăn, quá phát cuốn mũi, polyp mũi, VA là yếu tố ảnh hưởng đến viêm mũi dị ứng.

Triệu chứng và chẩn đoán viêm mũi dị ứng

Khi tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng, người bệnh thường thấy ngứa trong mũi, trong họng và cả trong mắt. Kèm theo đó là hắt hơi, chảy nước mũi, nước mắt. Đôi khi mắt cũng bị viêm kết mạc, gây đỏ và đau. Cần chẩn đoán loại trừ viêm kết mạc nhiễm khuẩn, có thể dùng tăm bông lấy bệnh phẩm gửi xét nghiệm nếu có nghi ngờ.

Điều trị viêm mũi dị ứng

  • Điều trị triệu chứng bằng thuốc kháng histamin, đáp ứng tốt có thể làm giảm sung huyết mũi, giảm ngứa, giảm chảy nước mũi, nhưng có tác dụng phụ là gây buồn ngủ.
  • Nếu viêm mũi nhẹ có thể dùng thuốc giảm sung huyết dạng xịt hay nhỏ vào mũi. Không dùng liên tục quá 3 ngày vì có thể làm cho bệnh nặng hơn.
  • Trong một số trường hợp có thể điều trị bằng corticosteroid với dạng dùng tại chỗ.
  • Thuốc hít sodium cromoglycat có thể chỉ định dùng thường xuyên trong mùa có phấn hoa, nếu phấn hoa là tác nhân gây dị ứng, sẽ ngăn ngừa được cơn dị ứng do thuốc này ức chế phản ứng của cơ thể.
  • Với một số loại phấn hoa đặc biệt, việc tiêm dưới da một lượng nhỏ phấn hoa và tiêm nhắc lại nhiều lần có thể giúp cơ thể làm quen với phấn hoa và xóa bỏ được hiện tượng dị ứng.

Trong hầu hết các trường hợp, nếu xác định chính xác tác nhân gây dị ứng thì việc tránh xa tác nhân ấy là biện pháp tốt nhất.

Bài viết Bệnh viêm xoang mũi dị ứng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-viem-xoang-mui-di-ung-3603/feed/ 0
Những bệnh thường gặp vào mùa xuân https://benh.vn/nhung-benh-thuong-gap-vao-mua-xuan-46631/ https://benh.vn/nhung-benh-thuong-gap-vao-mua-xuan-46631/#respond Thu, 18 Feb 2021 04:42:36 +0000 https://benh.vn/?p=46631 Những ngày mùa đông đang đi qua, chúng ta đang chuẩn bị bước sang tiết trời mùa xuân với sự chuyển biến nhanh, nhiệt độ ngày đêm chênh lệch, độ ẩm lớn… chính là điều kiện cho các bệnh mùa xuân phát triển.

Bài viết Những bệnh thường gặp vào mùa xuân đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Những ngày mùa đông đang đi qua, chúng ta đang chuẩn bị bước sang tiết trời mùa xuân với sự chuyển biến nhanh, nhiệt độ ngày đêm chênh lệch, độ ẩm lớn… chính là điều kiện cho các bệnh mùa xuân phát triển.

bệnh thường gặp vào mùa xuân

Dưới đây là một số bệnh mùa xuân và cách phòng tránh mà bạn cần biết để bảo sức khỏe cho bản thân, gia đình.

Viêm mũi dị ứng

Bệnh có thể gặp quanh năm nhưng cao nhất là vào mùa xuân ở những người có cơ địa dị ứng. Nguyên nhân là vì mùa xuân, phấn hoa phát tán khá nhiều trong không khí gây ngứa mũi, hắt xì hơi, chảy nước mũi liên tục, nghẹt mũi rất khó chịu.

Những người có cơ địa dị ứng cần tránh đến những nơi trồng nhiều hoa, không cắm hoa trong phòng, sử dụng khẩu trang khi đi ra đường. Khi hít phải phấn hoa, trước tiên có thể sử dụng các loại thuốc nhỏ mũi từ nước muối vô khuẩn để làm sạch phấn hoa. Sau đó, cần đến bác sỹ để được chỉ định dùng thuốc hợp lý.

Thủy đậu

Sau Tết cũng là thời điểm dịch thuỷ đậu vào mùa. Đây là loại bệnh lây nhiễm nhưng thường ở thể nhẹ, do vi rút Varicella Zoster gây ra. Người tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, qua đường hô hấp (nước bọt, hắt hơi, dịch tiết từ mũi của người bệnh) hoặc qua tiếp xúc với mụn nước, tiếp xúc với quần áo, vải trải giường… dễ bị mắc bệnh. Đặc biệt, thời gian lây bệnh thường kéo dài, người bị thuỷ đậu có khả năng lây nhiễm cho người khác từ 1 – 2 ngày trước khi phát ban.

Người bệnh thường có các triệu chứng: đầu tiên là xuất hiện các chấm nhỏ, ngứa ở mặt, cổ rồi đến bụng, ngực, chân… Sau đó, các chấm này hình thành nốt phồng lớn (đường kính 3 – 4mm), chảy nước và cả mủ. Các nốt này dần khô đi, trở thành vảy và khỏi sau 5 đến 7 ngày.

Thủy đậu là bệnh lành tính, nhưng nếu gãi nhiều do ngứa làm cho mụn bị vỡ ra gây nhiễm trùng để lại sẹo lõm. Nguy hiểm hơn, vi trùng có thể xâm nhập từ mụn nước vào máu gây biến chứng như: giảm tiểu cầu, viêm tủy cắt ngang, liệt thần kinh mặt, rối loạn tiểu não, viêm cơ tim, viêm màng não, viêm thần kinh…

Quai bị

Bệnh lây trực tiếp qua đường hô hấp, hay gây thành dịch trong trẻ em, thanh thiếu niên. Để phòng bệnh, cha mẹ có thể đưa con đi tiêm văcxin khi trẻ được một tuổi.

Biểu hiện bệnh gồm sốt, đau đầu, viêm họng, viêm tuyến nước bọt mang tai, biến chứng viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn gây vô sinh.

Xem video để cập nhật thêm các thông tin khác

Bài viết Những bệnh thường gặp vào mùa xuân đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhung-benh-thuong-gap-vao-mua-xuan-46631/feed/ 0
Phụ nữ có thai dễ bị viêm mũi hơn? https://benh.vn/phu-nu-co-thai-de-bi-viem-mui-hon-2489/ https://benh.vn/phu-nu-co-thai-de-bi-viem-mui-hon-2489/#respond Sun, 29 Jul 2018 04:15:05 +0000 http://benh2.vn/phu-nu-co-thai-de-bi-viem-mui-hon-2489/ Theo Giáo sư F. Disant  Ðại học Y Lion (Pháp) khoảng 20% phụ nữ có thai bị ngạt mũi, chủ yếu là vào 3 tháng cuối của thai kỳ. Việc chữa viêm mũi làm cho cả người bệnh và thầy thuốc đều dè dặt vì sợ thuốc ảnh hưởng tới thai nhi.

Bài viết Phụ nữ có thai dễ bị viêm mũi hơn? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Theo Giáo sư F. Disant  Ðại học Y Lion (Pháp) khoảng 20% phụ nữ có thai bị ngạt mũi, chủ yếu là vào 3 tháng cuối của thai kỳ. Việc chữa viêm mũi làm cho cả người bệnh và thầy thuốc đều dè dặt vì sợ thuốc ảnh hưởng tới thai nhi.

bà bầu bị viêm mũi

Phụ nữ có thai dễ bị viêm mũi hơn so với bình thường

Ðặc điểm viêm mũi ở thai phụ

Nói chung đây là loại viêm mũi vận mạch kèm theo hiện tượng tăng hoạt động của mũi. Có thể xuất hiện vào 3 tháng giữa của thời kỳ mang thai, nhưng chủ yếu vào 3 tháng cuối.

Việc chẩn đoán bệnh dựa trên 3 dấu hiệu: Hắt hơi, chảy nước mũi, sau đó là ngạt mũi. Về dấu hiệu chảy nước mũi, thường là nước mũi loãng chảy ra ở mũi trước, bệnh nhân có thể xì và lau được, kèm theo có chảy nước mũi đặc xuống họng, làm bệnh nhân phải khịt xuống miệng để nhổ ra ngoài.

Theo Giáo sư F. Disant loại viêm mũi này sẽ kéo dài từ 3 đến 20 tuần. Thông thường nó sẽ tự khỏi trong vòng từ 2 đến 6 tuần sau khi sinh. Quan điểm của Giáo sư F. Krause nguyên Chủ tịch Hội Tai Mũi Họng Hoa Kỳ thì 1/3 số bệnh nhân bị viêm mũi sẽ giảm và khỏi sau khi sinh, 1/3 khác viêm mũi sẽ chẳng khá lên, 1/3 còn lại viêm mũi sẽ nặng lên. Nếu những thai phụ nào dùng thuốc nhỏ mũi kéo dài trong thời kỳ mang thai thì triệu chứng ngạt mũi sẽ không giảm nhiều sau khi sinh. Người bệnh có xu hướng lệ thuộc vào thuốc và cần đến một quá trình điều trị đặc biệt cai thuốc.

Tại sao khi có thai dễ bị viêm mũi hơn?

Ở phụ nữ có thai người ta thấy có hiện tượng tăng nội tiết tố sinh dục trong máu (oestrogen và progesterol) do nhau thai tiết ra. Người ta cũng chứng minh được hình như có sự liên quan giữa phù nề, tăng cường vận mạch ở niêm mạc mũi, và tăng nồng độ oestrogen trong máu. Viêm mũi vận mạch cũng được quan sát thấy ở những trường hợp tương tự, ở những người dùng thuốc tránh thai có nội tiết tố, tuổi dậy thì. Nghiên cứu niêm mạc mũi ở thỏ cái có chửa người ta cũng thấy có hiện tượng phù nề niêm mạc và tăng quá trình vận mạch của niêm mạc mũi, đặc biệt ở nửa sau của thời kỳ thai nghén.

Hiện tượng này được giải thích như sau: Dưới tác dụng của oestrogen làm tăng hoạt hóa hệ Cholinergic, hệ này tác động lên các sợi thần kinh quanh mạch và quanh tuyến của niêm mạc mũi gây ra phù nề niêm mạc mũi.

Hơn nữa ở người có thai họ bị nhiều “stress” về tâm sinh lý, có thể làm nặng lên, và kéo dài hơn bệnh viêm mũi. Hệ thần kinh phó giao cảm cũng tham gia vào quá trình điều khiển hệ cholinergic có một số nhánh thần kinh đi vào mũi, do vậy khi bị kích thích sẽ gây ra viêm mũi vận mạch.

Người ta cũng quan sát thấy khi có thai có thể làm xuất hiện và làm nặng thêm viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên cũng có một số người, khi có thai viêm mũi dị ứng lại nhẹ đi. Khi có thai thì xoang mũi sẽ là một “miếng mồi ngon” cho các loài vi khuẩn vì sự phù nề của niêm mạc mũi và sự giảm hoạt động của hệ lông chuyển, gây ứ đọng dịch trong xoang.

Tại Pháp, hơn một nửa số thai phụ tự lạm dụng thuốc nhỏ mũi kéo dài loại thuốc co mạch. Điều này không nên vì có thể thuốc sẽ làm ảnh hưởng đến tuần hoàn của nhau thai.

bà bầu bị viêm mũi

Hơn một nửa số thai phụ tự lạm dụng thuốc nhỏ mũi kéo dài loại thuốc co mạch.

Phương pháp điều trị viêm mũi ở phụ nữ có thai

Trong thời kỳ mang thai

Điều đầu tiên người bệnh được hỏi kỹ tiền sử dùng thuốc. Một điều quan trọng mà các bác sĩ tai mũi họng châu Âu nhắc nhở các thai phụ là không được dùng thuốc nhỏ mũi (thuốc co mạch) quá 3 ngày liên tục.

– Giai đoạn đầu tiên: Là rửa mũi bằng nước muối sinh lý NaCl 0,9%, sau đó dùng thuốc chống phù nề, và kháng histamin tại chỗ (xịt mũi).

Rửa mũi có vai trò làm sạch các dịch nhầy ở mũi. Rửa mũi được coi là một cách “xì mũi nhân tạo”. Sau khi rửa mũi lượng đại thực bào (một loại tế bào của cơ thể giúp tiêu diệt vi khuẩn) tăng lên rõ rệt ở mũi. Hơn nữa sau khi rửa mũi, thì khả năng ngấm thuốc ở mũi cao hơn nhiều, đặc biệt trong viêm mũi dị ứng, rửa mũi làm giảm lượng kháng nguyên trong niêm mạc mũi, cũng như giảm độ tập trung các chất viêm nhiễm trung gian tại chỗ. Người ta khuyên đối với phụ nữ có thai việc rửa mũi cần phải thường xuyên như chúng ta đánh răng hàng ngày, vì dung dịch NaCl 0,9% có thể dùng dài ngày mà không gây tác hại.

Ngoài ra, có thể kết hợp các phương pháp như: Ngâm chân nước ấm buổi tối, uống nước ấm trước khi đi ngủ. Bạn cũng có thể tự giải quyết ngạt mũi bằng cách: Day hai huyệt nghinh hương ở hai bên cánh mũi của bạn.

– Xịt corticosteroid: Nên dùng loại “xịt” (tác dụng tại chỗ). Ngày nay bắt đầu xuất hiện một số loại thuốc xịt corticosteroid có thể cân nhắc sử dụng cho phụ nữ có thai ở 3 tháng cuối. Nếu bạn có vấn đề, cần đi khám và hỏi kỹ bác sĩ tai mũi họng của bạn. Chỉ sử dụng corticosteroid khi các phương pháp khác không có kết quả. Loại thuốc này bắt đầu có kết quả sau 10 đến 14 ngày kể từ khi xịt và bệnh nhân chỉ thực sự hết ngạt mũi sau 3 đến 6 tuần.

Trong trường hợp cần phải uống kháng sinh, phải hết sức tránh loại kháng sinh có ảnh hưởng đến thai nhi.

Sau khi sinh

Nếu viêm mũi không giảm sau 6 tuần, người bệnh cần phải đến chuyên khoa tai mũi họng để làm kỹ hơn các xét nghiệm dị ứng và sẽ có biện pháp điều trị đặc biệt hơn.

Benh.vn (theo dinhduong)

Bài viết Phụ nữ có thai dễ bị viêm mũi hơn? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/phu-nu-co-thai-de-bi-viem-mui-hon-2489/feed/ 0
Vì sao lại chảy mũi sau, chảy mũi sau có phải là bệnh https://benh.vn/vi-sao-lai-chay-mui-sau-chay-mui-sau-co-phai-la-benh-8909/ https://benh.vn/vi-sao-lai-chay-mui-sau-chay-mui-sau-co-phai-la-benh-8909/#respond Tue, 09 May 2017 06:57:34 +0000 http://benh2.vn/vi-sao-lai-chay-mui-sau-chay-mui-sau-co-phai-la-benh-8909/ Thông thường, niêm mạc mũi xoang và vòm mũi họng được bao phủ bởi một lớp niêm dịch, lượng niêm dịch này được tiết ra từ các tế bào trong niêm mạc khoảng từ 1-2 lít mỗi ngày.Tuy nhiên chảy mũi sau thường xuyên, đặc, có mùi là triệu chứng báo hiệu các bệnh về hệ hô hấp, xoang...

Bài viết Vì sao lại chảy mũi sau, chảy mũi sau có phải là bệnh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Thông thường, niêm mạc mũi xoang và vòm mũi họng được bao phủ bởi một lớp niêm dịch, lượng niêm dịch này được tiết ra từ các tế bào trong niêm mạc khoảng từ 1-2 lít mỗi ngày.Tuy nhiên chảy mũi sau thường xuyên, đặc, có mùi là triệu chứng báo hiệu các bệnh về hệ hô hấp, xoang…

Thế nào là chảy mũi sau?

Theo nguyên lý, lớp niêm dịch này có chức năng làm ấm, ẩm không khí trước khi không khí đi vào phổi, đồng thời tham gia vào quá trình bắt giữ và vận chuyển các vi khuẩn, bụi bẩn đi vào đường hô hấp, xuống họng vào thực quản để sau đó các vi khuẩn và bụi bẩn này được tiêu hóa bởi các enzyme và dịch tiết của đường tiêu hoá. Khi chúng ta hoàn toàn không cảm nhận được quá trình diễn ra trong cơ thể này, có nghĩa là chúng ta đang khoẻ mạnh.

Ngược lại, khi cảm nhận rõ được quá trình này tức là có quá nhiều niêm dịch hơn bình thường. Và đây được gọi là triệu chứng chảy mũi sau.

Chảy mũi sau xuất hiện như thế nào ?

Triệu chứng như có chảy dịch từ hai hố mũi ngược ra vòm mũi họng, xuống thành sau họng một cách tự nhiên, khi có khi không; hoặc ứ đọng dịch trong hai hố mũi, hoặc ở vòm mũi họng làm bệnh nhân khó chịu, phải khịt khạc.

Ở một số bệnh nhân có cảm giác như vướng đờm trong họng nhưng không khạc được, muốn đằng hắng hoặc cảm giác như có một khối u trong họng làm vướng víu khó chịu. Một số trường hợp, dịch chảy xuống họng tạo ra một điểm kích thích gây ngứa ho thành tràng bất chợt, cảm giác lúc nào cũng mệt mỏi, bất tiện và không tự tin trong giao tiếp.

Dịch chảy mũi sau thường có màu trắng trong hoặc hơi đục không mùi. Tuy nhiên, trong trường hợp sau nhiễm siêu vi của đường hô hấp trên, viêm mũi xoang dị ứng, viêm mũi vận mạch viêm vòm mũi họng do trào ngược có thể đặc vàng hoặc xanh có mùi hôi.

Nguyên nhân của chảy mũi sau

Triệu chứng chảy mũi sau có thể là cấp tính nếu xảy ra dưới 4 tuần do các bệnh lý cấp tính như viêm mũi xoang cấp, sau viêm đường hô hấp trên do siêu vi;  hoặc có thể xảy ra từ rất lâu trên 3 tháng gọi là mạn tính, do các bệnh lý mạn tính như viêm mũi xoang mạn tính, viêm mũi dị ứng, viêm mũi vận mạch, trào ngược họng thanh quản.

Phương pháp điều trị chảy mũi sau

Tùy theo nguyên nhân của bệnh mà sẽ có cách điều trị tương ứng phù hợp cho từng bệnh nhân. Trong đó, kháng sinh chỉ được sử dụng trong trường hợp có bằng chứng nhiễm trùng nếu như dịch chảy mũi sau là đàm xanh có mùi hôi, có bằng chứng của bệnh lý viêm mũi xoang cấp do vi khuẩn hoặc viêm mũi xoang mạn tính có nhiễm khuẩn.

Các thuốc điều trị thông thường bao gồm thuốc kháng viêm, kháng dị ứng, rửa mũi và súc miệng bằng nước muối sinh lý ấm, xịt thuốc kháng viêm.

Cách xông mũi với tinh dầu

Đặc biệt trong trường hợp chảy mũi sau do sau nhiễm siêu vi đường hô hấp trên, xông nước ấm với tinh dầu theo cách làm trong dân gian cũng có hiệu quả rất tốt.

Cách làm rất đơn giản, lấy một thau nước nhỏ, đổ vào thau nước sôi cùng với 3-5 giọt dầu gió, sau đó ngồi đưa mặt gần thau nước khoảng cách khoảng 30-40 cm, chú ý nơi để thau và tư thế ngoài phải thật an toàn, đồng thời lấy khăn trùm kín đầu và thau nước cho kín hơi, rồi hít vào thở ra thật mạnh cho hơi nước cùng tinh dầu đi vào đường hô hấp trên. Mỗi ngày chỉ cần làm một lần vào tối trước khi ngủ. Cùng với sử dụng các thuốc kháng dị ứng và thuốc kháng viêm bệnh sẽ hết trong vòng 3-5 ngày.

Nếu chảy mũi sau do bệnh lý trào ngược họng thanh quản, việc điều trị sẽ bao gồm điều chỉnh chế độ ăn uống và uống thuốc giảm tiết axít từ một đến hai tuần.Trong trường hợp bệnh kéo dài không đáp ứng với điều trị nội khoa nên thực hiện nội soi tai mũi họng, nội soi dạ dày thực quản để xác định chẩn đoán và loại trừ một số bệnh lý khác của đường hô hấp trên.

Benh.vn (Theo tuoitre.vn)

 

Bài viết Vì sao lại chảy mũi sau, chảy mũi sau có phải là bệnh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/vi-sao-lai-chay-mui-sau-chay-mui-sau-co-phai-la-benh-8909/feed/ 0