Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Thu, 17 Aug 2023 10:01:22 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Viêm nang lông và các thuốc điều trị bệnh hiện nay https://benh.vn/viem-nang-long-la-benh-gi-3551/ https://benh.vn/viem-nang-long-la-benh-gi-3551/#respond Thu, 28 Apr 2022 04:38:28 +0000 http://benh2.vn/viem-nang-long-la-benh-gi-3551/ Viêm nang lông nhiễm trùng là viêm ở phần nông của nang lông. Có thể chỉ có một vài nang lông bị viêm nhưng cũng có khi nhiều nang lông cùng bị viêm. Viêm nang lông có thể xảy ra ở mọi vùng da có lông trên cơ thể. Việc điều trị không phức tạp nhưng cần lưu ý điều trị tích cực kèm theo vệ sinh để phòng tái phát.

Bài viết Viêm nang lông và các thuốc điều trị bệnh hiện nay đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Viêm nang lông nhiễm trùng là viêm ở phần nông của nang lông. Có thể chỉ có một vài nang lông bị viêm nhưng cũng có khi nhiều nang lông cùng bị viêm. Viêm nang lông có thể xảy ra ở mọi vùng da có lông trên cơ thể. Việc điều trị không phức tạp nhưng cần lưu ý điều trị tích cực kèm theo vệ sinh để phòng tái phát.

viem_nang_long_74
Bệnh viêm nang lông rất phổ biến ở những người lạm dụng kem bôi corticoid

Tổng quan về bệnh Viêm nang lông

Bệnh viêm nang lông có biểu hiện là các sẩn, mụn mủ, các vết chợt và vẩy tiết ở cổ nang lông. Nhiễm trùng có thể lan sâu hơn toàn bộ nang lông, đó là viêm chân tóc (sycosis). Khi nang lông bị áp xe thì đã là biến chứng thành nhọt, nặng hơn là nhọt cụm, hoặc viêm mô dưới da.

Nguyên nhân gây Viêm nang lông

Có một số yếu tố thuận lợi như khí hậu nóng, độ ẩm cao, môi trường bị ô nhiễm, bụi bẩn. Cạo râu, nhổ lông hoặc tẩy lông, sử dụng các quần áo bằng sợi tổng hợp hoặc băng bịt kín da là những yếu tố thuận lợi thường gây viêm nang lông. Các vùng da ẩm ướt như nách, bẹn, sinh dục-hậu môn, mông rất hay bị viêm. Sử dụng kem bôi có corticoid, sử dụng kháng sinh lâu dài tạo điều kiện cho các vi khuẩn kỵ khí phát triển. Người bị tiểu đường, suy giảm miễn dịch hay bị viêm nang lông hơn người bình thường.

Các tác nhân gây viêm nang lông có nhiều loại. Đa số trường hợp viêm nang lông là do tụ cầu trùng. Ngoài ra có thể do vi khuẩn Gram âm, Pseudomonas, Proteus…, nấm men, nấm sợi, nhiễm vi rút herpes, u mềm lây và ký sinh vật demodex.

Biểu hiện bệnh viêm nang lông theo vùng da bị viêm

Vùng mặt: viêm nang lông do tụ cầu trùng, trứng cá bội nhiễm vi trùng Gram âm hoặc viêm nang lông do vi trùng Gram âm đơn thuần, u mềm lây và nhiễm Demodex folliculorum ở nang lông.

Vùng râu: viêm nang lông sâu do tụ cầu trùng vàng (Staphylococcus aureus) gây viêm chân tóc, lông (sycosis), đôi khi còn nhiễm đồng thời các vi trùng Gram âm. Bệnh thường dai dẳng, khó chữa và tái đi tái lại nhiều. Các chân tóc bị viêm có mụn đỏ, khi mụn vỡ có thể thấy vết chợt và đóng vẩy tiết. Các mụn này có thể nằm rải rác hoặc thành từng đám. Sycosis sau khi khỏi không để lại sẹo nhưng có thể để lại vết thâm tồn tại trong một thời gian. Sycosis có thể nặng hơn khi nhiễm trùng lan sâu vào bọng lông gây áp xe hoặc nặng hơn nữa là nhọt. Trường hợp áp xe, tổn thương nang lông tuyến bã có thể gây sẹo sau khi khỏi. Một số vùng hay bị sycosis như vùng râu, nách, chân tóc vùng gáy, tóc mai, lông mu. Vùng râu cũng có thể bị nhiễm nấm sợi, nhiễm vi rút herpes, u mềm lây và nhiễm Demodex gây thương tổn giống trứng cá đỏ.

Vùng da đầu: viêm nang lông do tụ cầu và nấm sợi

Vùng gáy: cũng do tụ cầu và nấm sợi.

Chân: thường hay gặp ở phụ nữ cạo lông hoặc tẩy lông chân. Thường viêm do nhiễm trùng.

Thân mình: tụ cầu là tác nhân hay gặp gây viêm nang lông ở các nếp gấp như nách. Ngoài ra có thể gặp các tác nhân khác như Pseudomonas aeruginosa, nấm men Malassezia, Candida.

Vùng mông: chủ yếu do tụ cầu. Nấm sợi cũng hay gặp ở những vùng nóng ẩm.

Biểu hiện bệnh viêm nang lông khác nhau tùy theo tác nhân gây bệnh

Viêm nang lông do tụ cầu: tụ cầu trùng vàng có thể gây viêm nang lông nông hay còn gọi là chốc nang lông của Bockhart và cũng có thể gây viêm sâu lan xuống toàn bộ nang lông (sycosis). Sycosis hay gặp ở vùng râu và gây ngứa. Khi viêm lan cả đơn vị nang lông-tuyến bã thì có thể để lại sẹo sau khi khỏi. Bệnh hay tái phát khi không loại được các yếu tố thuận lợi như môi trường ô nhiễm, nóng ẩm. Một số vùng hay bị như vùng râu, nách, chân tóc vùng gáy, tóc mai, lông mu.

Viêm nang lông do vi khuẩn Gram âm: thường xảy ra ở những người bị trứng cá sử dụng kháng sinh uống dài ngày. Các mụn trứng cá trở nên nặng hơn, viêm nang lông thành sẩn hoặc áp xe nang lông thành bọc vùng má, cằm.

Viêm nang lông do nấm sợi: khởi đầu thường là nhiễm nấm ở lớp sừng quanh miệng nang lông sau đó mới lan vào sâu trong nang lông và vào lông. Nấm da và nang lông có thể thấy ở đầu với các biểu hiện khác nhau do các chủng nấm khác nhau gây nên.

  • Nấm da gây đứt sợi tóc và bong vảy da, loại nấm này gây thương tổn là một đám da tròn, bong vảy da trắng và gây rụng tóc, tác nhân gây bệnh là nấm microsporum do súc vật truyền sang mà thường là chó mèo (Microsporum canis);
  • Nấm da gây đứt sợi tóc sát da đầu và thấy vết đen ở chân tóc, thường do nấm Trichophyton tonsurans và T. violaceum;
  • Nấm Favus gây áp xe nang lông và rụng tóc, nếu không điều trị sớm sẽ gây rụng tóc và sẹo da đầu, do Trichophyton schoenleinii gây nên.
  • Kerion thường biểu hiện đám viêm thành cục hoặc đám lớn, đau, nhiều mủ vàng như mật ong, tóc không bị đứt gãy mà bị rụng và có thể nhổ cả bọng tóc mà không đau. Nang lông bị viêm và có nhiều mủ, tạo các lỗ thông nhau giữa các nang. Có thể chỉ có một đám thương tổn nhưng cũng có khi nhiều đám trên da đầu. Thường có hạch vùng lân cận. Bệnh có thể tự khỏi nhưng gây rụng tóc và để lại sẹo. Tác nhân gây bệnh do các loại nấm ở động vật hoặc ở đất truyền sang người: T. verrucosum, T. mentagrophytes.

Viêm nang lông do nấm Malassezia: thường hay gặp ở vùng khí hậu nóng và ẩm. Biểu hiện là các sẩn ngứa và mụn mủ ở nang lông vùng lưng, cánh tay, đôi khi có ở gáy, mặt. Các thương tổn này giống như trứng cá nhưng không có nhân mụn (comedon), phân biệt với trứng cá có comedon.

Nấm men Candida albicans: thường xảy ra ở vùng bị băng bịt hoặc bị nóng ẩm lâu ngày, ví dụ như bệnh nhân bị sốt nằm lâu, hoặc các vùng da băng bịt bằng plastic, bôi kem corticoid. Nhiễm nấm candida nang lông gây các mụn mủ thành đám

Viêm nang lông do nhiễm vi rút herpes: thường xảy ra ở vùng râu cằm, ria mép do cạo râu. Các mụn nước nang lông ở vùng râu, thành đám như chùm nho, sau vài ngày đóng vẩy tiết. Bệnh tự khỏi không để lại sẹo nhưng thường hay tái phát

Sycosis do nhiễm vi rút u mềm lây: do vi rút Molluscum contagiosum đó là các sẩn màu da lõm ở giữa ở nang lông hoặc quanh nang lông vùng râu cằm, ria mép. Bệnh do lây nhiễm và thường tự khỏi sau một thời gian vài tháng, đôi khi lâu hơn.

Viêm nang lông giang mai: các sẩn màu đỏ đồng, có thể xếp thành hình ovan, gây rụng tóc nhưng khỏi không để lại sẹo. Ngoài ra còn có các thương tổn khác của bệnh giangmai như đào ban, mảng niêm mạc vùng sinh dục-hậu môn… và xét nghiệm huyết thanh giang mai dương tính.

Viêm nang lông do Demodex (Demodicidosis): do nhiễm Demodex folliculorum, gây bong vẩy da xung quanh nang lông, có biểu hiện giống như vẩy phấn nang lông hoặc viêm da tiết bã nhờn (Seborrheic dermatitis) hoặc sẩn-mụn mủ đỏ nang lông giống như trứng cá đỏ (Acne rosacea) trên nền đỏ da ở mặt.

Chẩn đoán và xét nghiệm bệnh viêm nang lông

Để chẩn đoán viêm nang lông cần phân biệt với các bệnh thông thường trên da như viêm da, dày sừng, viêm da bã nhờn… 

Chẩn đoán phân biệt viêm nang lông

Trứng cá thông thường, trứng cá đỏ, viêm quanh miệng, viêm nang lông bạch cầu ái toan ở bệnh nhân nhiễm HIV, trứng cá do thuốc nhóm halogen, do corticoid, lithium…

Dày sừng nang lông

Viêm da tiết bã nhờn…

Xét nghiệm trong viêm nang lông

Nhuộm Gram tìm cầu trùng Gram dương

Soi tìm nấm: tìm các nấm sợi, nấm M. furfur và nấm candida.

Nuôi cấy tìm các vi khuẩn tại thương tổn và trong trường hợp tái phát nhiều lần cần nuôi cấy tìm vi khuẩn ở hậu môn, lỗ mũi ; đó có thể là nơi chứa vi khuẩn và là nguồn lây ra ngoài da.

Nuôi cấy phân lập nấm.

Soi đèn Wood để phát hiện nhiễm nấm.

Biến chứng và điều trị bệnh viêm nang lông

Diễn biến viêm nang lông dai dẳng, hay tái phát do những yếu tố thuận lợi như môi trường ô nhiễm, nóng và ẩm.

bien_chung_viem_nang_long

Biến chứng và tiến triển của viêm nang lông

Cải thiện môi trường sẽ giúp cho điều trị hiệu quả hơn và tránh tái phát bệnh. Rất nhiều bệnh nhân bị tái phát sau điều trị hoặc bệnh trở nên dai dẳng khó điều trị. Biến chứng có thể xảy ra nặng hơn là gây nhọt, nhọt cụm và viêm mô dưới da.

Có thể sử dụng các loại xà phòng diệt khuẩn hoặc benzoyl peroxide để phòng ngừa tái phát.

Chẩn đoán: các biểu hiện bệnh giúp cho chẩn đoán bệnh. Có thể lấy bệnh phẩm ở thương tổn và nhuộm Gram để phát hiện cầu khuẩn Gram dương. Nuôi cấy giúp cho định danh vi khuẩn và làm kháng sinh đồ để chọn kháng sinh có hiệu quả trong trường hợp điều trị bệnh dai dẳng lâu khỏi

Điều trị bệnh viêm nang lông

Tăng cường vệ sinh thân thể, giữ cho da khô về mùa hè, trong chế độ ăn giảm chất bột, đường, tăng cường vitamin nhóm B.

Điều trị tại chỗ: Có thể dùng các thuốc bôi chông nhiễm trùng như betadin, cồn iode, các loại kem hoặc mỡ kháng sinh như bactroban, fucidin… Ngoài ra, các loại gel bôi đa năng chứa thành phần sát trùng thế hệ mới có khả năng kháng khuẩn, kháng virus, kháng viêm, lành da và tẩy da chết nhẹ nhàng cũng là một lựa chọn mới. Điển hình trong số đó có loại gel đa năng PlasmaKare No5.

Điều trị toàn thân: trường hợp viêm nặng và tái phát có thể dùng thuốc đường toàn thân.

Kháng sinh: trong trường hợp viêm nang lông do tụ cầu có thể sử dụng kháng sinh đường toàn thân khi cần thiết. Các kháng sinh thuộc nhóm β-lactamin, amoxillin, nhóm cephalosporin, cyclin, co-trimoxazol, ciprofloxacin và metronidazol. Liều lượng và cách sử dụng theo tình trạng bệnh và hướng dẫn của nhà sản xuất.

Viêm nang lông do vi khuẩn Gram âm: cần phải ngừng kháng sinh đang sử dụng, rửa benzoyl peroxide và cho ampixillin hoặc co-trimoxazol. Trong một số trường hợp phải cho Isotretinoin.

Viêm nang lông do nấm: sử dụng các thuốc chống nấm bôi và phối hợp với thuốc uống. Thuốc bôi như Nizoral, Canesten, Mycoster…. Có nhiều loại thuốc chống nấm đường uống như itraconazole 100mg uống 2viên/ngày trong 14 ngày hoặc terbinafine uống 250mg/ngày trong 14 ngày. Đối với nấm men candida dùng itraconazole 100mg uống 2viên/ngày trong 14 ngày, hoặc fluconazol 150mg uống 2viên/ngày trong 14 ngày.

Viêm nang lông do vi rút herpes: có thể bôi kem acyclovir 6lần/ngày và uống acyclovir 400mg 3lần/ngày hoặc 200mg 5lần/ngày, hoặc valacyclovir 500mg uống 2 lần/ngày.

Vêm nang lông do Demodex: có thể dùng kem permethrin bôi hoặc kem metronidazol phối hợp với uống metronidazol 1g/ngày trong 1 tuần.

Chú ý: đối với viêm nang lông hay tái phát cần tìm nguyên nhân, phát hiện các ổ vi trùng ở các hốc mũi, hậu môn… và tránh làm xây xước da do cạo râu bằng cách cắt râu bằng kéo.

Bài viết Viêm nang lông và các thuốc điều trị bệnh hiện nay đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/viem-nang-long-la-benh-gi-3551/feed/ 0
Hướng dẫn điều trị bệnh viêm nang lông Bộ Y tế ban hành https://benh.vn/huong-dan-dieu-tri-benh-viem-nang-long-bo-y-te-ban-hanh-7285/ https://benh.vn/huong-dan-dieu-tri-benh-viem-nang-long-bo-y-te-ban-hanh-7285/#respond Tue, 06 Apr 2021 06:18:10 +0000 http://benh2.vn/huong-dan-dieu-tri-benh-viem-nang-long-bo-y-te-ban-hanh-7285/ Hướng dẫn điều trị bệnh viêm nang lông Bộ Y tế ban hành

Bài viết Hướng dẫn điều trị bệnh viêm nang lông Bộ Y tế ban hành đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Điều trị bệnh viêm nang lông theo hướng dẫn của Bộ Y Tế Việt Nam ban hành. Sau đây, benh.vn trích dẫn thông tin về hướng dẫn chi tiết.

viem_nang_long_123

Tổng quan về viêm nang lông

Viêm nang lông là bệnh lý thường gặp trong nhóm bệnh da liễu, bệnh không nguy hiểm nhưng làm giảm thẩm mỹ và gây khó chịu cho rất nhiều người.

1. Định nghĩa viêm nang lông

Viêm nang lông (Folliculitis) là tình trạng viêm nông ở một hoặc nhiều nang lông ở bất kỳ vùng da nào trừ lòng bàn tay và bàn chân. Bệnh gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào, nhất là thanh thiếu niên và người trẻ.

2. Nguyên nhân viêm nang lông

Chủ yếu là tụ cầu vàng (S. aureus) và trực khuẩn mủ xanh (P. aeruginosa). Ngoài ra còn có thể do các nguyên nhân khác có thể gây viêm nang lông như:

Nấm: Trichophyton rubrum hoặc Malassezia filliculitis (Pityrosporum filliculitis).

Virus: Herpes simplex thường gây viêm nang lông vùng quanh miệng.

Viêm nang lông không do vi khuẩn:

  • Pseudo-follicititis hay gặp ở vùng cằm do cạo râu gây hiện tượng lông chọc thịt.
  • Viêm nang lông tăng bạch cầu ái toan thường gặp ở những người suy giảm miễn dịch.
  • Viêm nang lông Decanvans hay gặp vùng da đầu gây rụng tóc vĩnh viễn.
  • Viêm nang lông ở những người công nhân tiếp xúc với dầu mỡ như thợ lọc dầu, thợ máy, công nhân xăng dầu…

3. Một số yếu tố thuận lợi gây viêm nang lông

Trên cơ địa những người có viêm nang lông thì khi gặp điều kiện thuận lợi dễ khiến bệnh trở nặng hơn, thường khi đó bệnh nhân mới thực sự chú ý tới tình trạng viêm nang lông.

Các yếu tố thuận lợi tại chỗ:

  • Mặc quần áo quá chật.
  • Da ẩm ướt.
  • Tăng tiết mồ hôi.
  • Gãi cào.
  • Cạo râu.
  • Nhổ lông.
  • Các thuốc hoặc mỹ phẩm gây kích ứng.
  • Dùng thuốc bôi corticoid lâu ngày.

Các yếu tố thuận lợi toàn thân:

  • Béo phì.
  • Tiểu đường.
  • Giảm miễn dịch bẩm sinh hay mắc phải.
  • Suy thận, chạy thận nhân tạo.
  • Thiếu máu do thiếu sắt đôi khi kết hợp đối với những trường hợp viêm nang lông mạn tính.

Triệu chứng bệnh viêm nang lông

Bệnh viêm nang lông có biểu hiển tổn thương trên da tương đối rõ bởi các nốt mọc vùng quanh lỗ chân lông.

a) Biểu hiện lâm sàng của viêm nang lông

Tổn thương cơ bản là những sẩn nhỏ ở nang lông, trên có vảy tiết, không đau. Viêm nang lông có thể xuất hiện ở bất kỳ vùng da nào của cơ thể, trừ ở lông bàn tay bàn chân. Vị trí thường gặp nhất là ở đầu, mặt, cổ, lưng, mặt ngoài cánh tay, đùi, sinh dục, cẳng tay và cẳng chân… sau vài ngày tiến triển, tổn thương có thể khỏi không để lại sẹo. Số lượng tổn thương nhiều hay ít tùy theo từng trường hợp. Hầu hết các trường hợp chỉ có một vài tổn thương đơn độc và dễ dàng bỏ qua. Nhiều người bệnh có nhiều thương tổn, tái phát nhiều lần làm ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Một số biến chứng có thể gặp như chàm hóa, hoặc viêm lan tỏa xuống phía dưới nang lông hình thành nhọt, viêm mô bào hoặc nhiễm khuẩn huyết.

b) Các xét nghiệm cận lâm sàng của viêm nang lông

Nuôi cấy vi khuẩn có thể thấy vi khuẩn tụ cầu vàng hoặc trực khuẩn mủ xanh.

Soi nấm trực tiếp nhuộm Parker có thể thấy nấm Malassezia.

Điều trị bệnh viêm nang lông

Điều trị viêm nang lông cần chú ý kết hợp nhiều biện pháp khác nhau và xác định việc điều trị kéo dài, khó dứt điểm. Các biện pháp điều trị kết hợp như sau.

a) Loại bỏ các yếu tố thuận lợi:

Các yếu tố thuận lợi gây viêm nang lông được kể trên bao gồm yếu tố thuận lợi tại chỗ và yếu tố thuận lợi toàn thân. Loại bỏ các yếu tố thuận lợi trên càng sớm càng tốt.

b) Vệ sinh cá nhân

Rửa tay thường xuyên tránh tự lây nhiễm ra các vùng da khác bằng xà phòng Lifebouy, Septivon…

c) Tránh cào gãi, kích thích vào tổn thương.

Việc cào, gãi, kích thích gây ra tổn thương tại vị trí viêm và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

d) Đối với những trường hợp nhẹ, chỉ cần dùng dung dịch sát khuẩn kết hợp với kháng sinh bôi tại chỗ.

Dung dịch sát khuẩn: có thể dùng một trong các dung dịch sát khuẩn sau:

  • Povidon-iodin 10%.
  • Hexamidin 0,1%.
  • Chlorhexidin 4%.

Sát khuẩn ngày 2- 4 lần trong thời gian 10 -15 ngày.

Thuốc kháng sinh bôi tại chỗ: dùng một trong các thuốc sau:

  • Kem hoặc mỡ acid fucidic 2%, bôi 1- 2 lần/ ngày.
  • Mỡ Neomycin, bôi 2- 3 lần/ngày.
  • Kem Silver sulfadiazine 1%, bôi 1-2 lần/ngày.
  • Mỡ mupirocin 2% bôi 3 lần/ngày.
  • Erythromycin 1-2 lần/ngày.
  • Clindamycin 1-2 lần/ngày.

Bôi thuốc lên tổn thương sau khi sát khuẩn, thời gian điều trị từ 7-10 ngày.

e) Trường hợp nặng cần phối hợp điều trị tại chỗ kết hợp với toàn thân bằng một trong các kháng sinh sau:

Penicilin M (cloxacilin) 2g/ngày.

Amoxicilin-clavulanat:

  • Trẻ em 80mg/kg/ngày chia 3 lần. + Ngƣời lớn 1,5-2 g/ngày chia 2 lần. – Roxithromycin viên 150mg:
  • Trẻ em 5-8mg/kg/ngày chia 2 lần.
  • Người lớn 2 viên/ngày chia 2 lần.

Azithromycin 500mg ngày đầu tiên sau đó 250mg/ngày x 4 ngày. – Pristinamycin:

  • Trẻ em 50mg/kg/ngày chia 2 lần.
  • Người lớn 2-3g/ngày chia 2 lần.

Acid fucidic viên 250mg:

  • Trẻ em liều 30-50mg/kg/ngày chia 2 lần.
  • Người lớn 1-1,5 g/ngày chia 2 lần.

Thời gian điều trị từ 7- 10 ngày.

5. Phòng bệnh viêm nang lông

Nếu cơ thể có nguy cơ bị viêm nang lông thì nên dự phòng bệnh càng sớm càng tốt. Việc phòng bệnh tương đối đơn giản và chỉ liên quan nhiều tới vấn đề vệ sinh.

  • Vệ sinh cá nhân.
  • Tránh các yếu tố thuận lợi như môi trường nóng ẩm, các hóa chất dầu mỡ.
  • Điều trị sớm khi có tổn thương ở da.
  • Trường hợp tái phát cần lưu ý vệ sinh tốt loại bỏ các ổ vi khuẩn trên da như vùng rãnh mũi má, rãnh liên mông…

Tài liệu tham khảo

1. Dega H. (2001), Folliculites, furoncles et anthrax à staphylocoque doré, Thérapeutique dermatologique, Médecine-science – Flammarion, pp.288-293

2. Noah Craft. (2012), Superficial cutaneous infections and pyodermas Fitzpatrick’s Dermatology in general medecine Mc Graw Hill Eight Edition volume 2 pp. 2128- 2147

3. Phạm Thiệp, Vũ Ngọc Thúy, (2002) Thuốc, biệt dược và cách sử dụng, Nhà xuất bản y học

4. Rebecca Kleinerman, Robert Phleps,(2010), Folliculitis, Treatment of skin diseases, Saunders Elsevier, Third Edition pp. 255-257.

Bài viết Hướng dẫn điều trị bệnh viêm nang lông Bộ Y tế ban hành đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/huong-dan-dieu-tri-benh-viem-nang-long-bo-y-te-ban-hanh-7285/feed/ 0
Đề phòng các bệnh trong mùa bão lũ https://benh.vn/de-phong-cac-benh-trong-mua-bao-lu-4230/ https://benh.vn/de-phong-cac-benh-trong-mua-bao-lu-4230/#respond Thu, 04 Oct 2018 04:52:18 +0000 http://benh2.vn/de-phong-cac-benh-trong-mua-bao-lu-4230/ Hàng năm vào mùa mưa lũ, nhiều địa phương ở nước ta, nhất là khu vực miền núi phía Bắc, miền Trung thường phải đối mặt với việc sạt lở đất, lũ quét, ngập úng…kéo theo đó là những hậu quả về bệnh tật, ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người dân địa phương.

Bài viết Đề phòng các bệnh trong mùa bão lũ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Hàng năm vào mùa mưa lũ, nhiều địa phương ở nước ta, nhất là khu vực miền núi phía Bắc, miền Trung thường phải đối mặt với việc sạt lở đất, lũ quét, ngập úng…kéo theo đó là những hậu quả về bệnh tật, ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người dân địa phương.

Vậy, những bệnh thường gặp trong mùa mưa lũ là bệnh gì? Cách điều trị các căn bệnh này ra sao? Benh.vn sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây.

Các bệnh thường gặp

– Các bệnh về da.

– Bệnh về đường tiêu hóa.

– Bệnh về đường hô hấp.

1. Các bệnh về da

1.Chốc lở

Biểu hiện bệnh:

– Thương tổn là những mụn nước, mụn mủ trên da, tập trung ở vùng hở, tay chân…

– Những mụn nước khi dập vỡ tạo vết chợt loét nông, trên có vảy màu vàng hoặc màu nâu bẩn, xung quanh có viền vảy hoặc quầng đỏ.

Nguyên nhân:

– Do điều kiện vệ sinh kém.

– Do ăn uống thiếu chất.

– Do lao động dọn dẹp vệ sinh sau lũ dễ bị tổn thương da, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công….

Điều trị:

– Lau rửa bằng cồn sát khuẩn hoặc betadin.

– Bôi thuốc sát khuẩn: xanh methylen, castellani…

– Bôi thuốc mỡ kháng sinh: tetraxyclin, foban, bocidate, fucidin khi vết loét đã khô.

– Uống thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sỹ để tránh những biến chứng nguy hiểm.

2. Viêm nang lông

Các bệnh về da phát triển do ô nhiễm sau mưa lũ (Ảnh minh họa)

Biểu hiện bệnh:

– Mọc mụn mủ nhỏ ở những nang lông như: đầu, lông mày, lông nách, cơ quan sinh dục…

– Các mụn rất ngứa, khi gãi chảy nước, dịch…người ta thường gọi là viêm nang lông chàm hóa.

Nguyên nhân:

– Do thiếu nước sạch để tắm gội.

– Do môi trường ẩm ướt, ô nhiễm..

Điều trị:

– Sát khuẩn bằng cồn 70 độ, betadin.

– Bôi mỡ kháng sinh và uống kháng sinh kháng tụ cầu như: oxaxylin, bristopen, cloxylan.

– Hạn chế gãi để không làm tổn thương da.

3. Ghẻ

Biểu hiện:

– Xuất hiện những mụn nước, rãnh ghẻ, gây ngứa ngáy, khó chịu.

– Vị trí thường gặp: kẽ các ngón tay, nếp lằn chỉ cổ tay, cạp quần, vùng bụng, đùi non, mông bẹn, sinh dục, nếp lằn vú, nách…

Nguyên nhân:

– Do điều kiện vệ sinh kém.

– Do tiếp xúc trực tiếp với người bị ghẻ.

Điều trị:

– Giữ gìn vệ sinh cá nhân.

– Bôi thuốc chữa ghẻ: DEP, eurax, ascabiol….

4. Nước ăn chân

Nước ăn chân – bệnh đặc trưng của mùa mưa lũ (Ảnh minh họa)

Biểu hiện:

– Thương tổn thường gặp ở các kẽ ngón chân 4, 5, kẽ ngón tay 3, 4.

– Xuất hiện những đám da chết mục màu trắng, ngứa nhiều, gãi lột lớp da chết để lại nền da đỏ hồng ẩm ướt, đau rát, ngứa vẫn tiếp tục làm bệnh nhân gãi và rất đau.

Nguyên nhân:

– Do chân tay bị ngâm lâu trong nước.

– Do tế bào sừng bị chết và môi trường ẩm ướt làm cho nấm xâm nhập và phát triển (nấm Candida và Blastomycet).

Điều trị:

– Hạn chế lội nước.

– Lau chân khô trước khi đi giày, dép.

– Dùng thuốc chống nấm như: castellani, calcream, nizoral, dezor…

– Rửa chân tay bằng xà phòng diệt nấm SAStid hoặc nước quả chanh để tránh tái nhiễm.

2. Bệnh về đường tiêu hóa

Các bệnh thường gặp:

– Rối loạn tiêu hóa.

– Tiêu chảy, kiết lỵ, thương hàn…

Nguyên nhân:

– Do nguồn nước ô nhiễm.

– Thực phẩm lưu cữu (do thời tiết mưa bão nên không thể giết mổ gia súc, gia cầm)

– Thực phẩm không bảo quản đúng cách.

Điều trị:

– Bổ sung chất lỏng để bù nước và dùng trà gừng để hạn chế tiêu chảy nếu không có sẵn thuốc.

– Uống các loại thuốc theo chỉ định của bác sỹ.

Đề phòng:

– Giữ sạch nguồn nước sinh hoạt của gia đình.

– Bảo quản thức ăn trong tủ lạnh ở nhiệt độ quy định (từ 5 đến 7oC)

– Đảm bảo ăn chín uống sôi, không ăn đồ ăn đã ôi thiu.

3. Bệnh về đường hô hấp

Triệu chứng:

– Sổ mũi, nghẹt mũi, ho, có đờm…

– Đau họng, thở khò khè……

Nguyên nhân:

– Một số bộ phận thuộc bộ máy hô hấp bị nhiễm các siêu vi và vi khuẩn phát triển trong mùa mưa, thời tiết ẩm thấp gây nên.

– Do môi trường ô nhiễm sau mưa lũ.

– Do tiếp xúc với người bị bệnh….

Bệnh hô hấp tăng do thời tiết ẩm thấp sau mưa bão gây nên (Ảnh minh họa)

Điều trị:

– Xúc miệng nước muối  (có tác dụng sát khuẩn, làm sạch họng)

– Ngậm chanh, mật ong….

– Nếu bệnh tiến triển nặng hơn thì cần đi khám và uống thuốc theo chỉ định của bác sỹ.

Đề phòng:

– Không lội nước, không để ngấm nước mưa ….để tránh cảm lạnh gây ho, viêm nhiễm đường hô hấp.

– Khơi thông cống rãnh và dùng thuốc diệt khuẩn.

– Bổ sung đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là các loại rau xanh đề nâng sức để kháng cho cơ thể.

Lời kết

Mùa mưa lũ ở miền bắc thường bắt đầu từ tháng 5 hàng năm, nhưng tập trung cao điểm vào tháng 7 và tháng 8. Đây là khoảng thời gian con người dễ mắc bệnh do điều kiện môi trường, nguồn nước bị ô nhiễm chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh….

Vì vậy, để giữ gìn sức khỏe, phòng chống bệnh tật, cần vệ sinh môi trường sạch sẽ ngay sau khi mưa lũ, đảm bảo ăn chín, uống sôi…và bổ sung nhiều rau xanh giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Benh.vn

 

Bài viết Đề phòng các bệnh trong mùa bão lũ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/de-phong-cac-benh-trong-mua-bao-lu-4230/feed/ 0