Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Mon, 06 May 2024 08:55:52 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh viêm phổi cộng đồng ở trẻ em https://benh.vn/chan-doan-nguyen-nhan-gay-benh-viem-phoi-cong-dong-o-tre-em-7268/ https://benh.vn/chan-doan-nguyen-nhan-gay-benh-viem-phoi-cong-dong-o-tre-em-7268/#respond Sun, 05 May 2024 02:17:49 +0000 http://benh2.vn/chan-doan-nguyen-nhan-gay-benh-viem-phoi-cong-dong-o-tre-em-7268/ Viêm phổi cộng đồng hay còn gọi là viêm phổi mắc phải tại cộng đồng là nhiễm khuẩn cấp tính (dưới 14 ngày) gây tổn thương nhu mô phổi, kèm theo các dấu hiệu ho, khó thở nhịp thở nhanh và rút lõm lồng ngực, đạu ngực... Các triệu chứng này thay đổi theo tuổi. Việc điều trị bệnh cần căn cứ nguyên nhân cụ thể và điều trị tại cơ sở y tế chuyên khoa.

Bài viết Chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh viêm phổi cộng đồng ở trẻ em đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Viêm phổi cộng đồng hay còn gọi là viêm phổi mắc phải tại cộng đồng là nhiễm khuẩn cấp tính (dưới 14 ngày) gây tổn thương nhu mô phổi, kèm theo các dấu hiệu ho, khó thở nhịp thở nhanh và rút lõm lồng ngực, đạu ngực… Các triệu chứng này thay đổi theo tuổi (Khuyến cáo 5.1 – Phụ lục 1)

Đại cương

Viêm phổi cộng đồng ở trẻ em là bệnh lý phổ biến có tỷ lệ mắc và tử vong cao, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi.

Theo thống kê của WHO (năm 2000) trung bình mỗi trẻ mắc 0,28 đợt/trẻ/năm.(9) (Bảng II.2).

Bảng II.2. Tỷ lệ mới mắc viêm phổi cộng đồng hàng năm ở trẻ < 5 tuổi theo khu vực trên thế giới (WHO)

Địa dư Số trẻ < 5 tuổi (triệu) Tỷ lệ mới mắc (Đợt/trẻ/năm) Số trẻ mắc /năm (triệu)
Châu Phi 105,62 0,33 35,13
Châu Mĩ 75,78 0,10 7,84
Trung Đông 69,77 0,28 19,67
Châu Âu 51,96 0,06 3,03
Đông Nam châu Á 168,74

 

0,36

 

60,95

 

Tây Thái Bình Dương 133,05

 

0,22

 

29,07

 

Các nước đang phát triển 523,31

 

0,29

 

151,76

 

Các nước phát triển 81,61

 

0,05

 

4,08

 

Như vậy ở các nước đang phát triển có tỷ lệ mắc cao gấp 5 lần các nước phát triển.

Nếu chọn 15 nước có tỷ lệ mắc viêm phổi hàng năm cao nhất thì đứng hàng đầu là Ấn Độ, Trung Quốc và Pakistan. Việt Nam đứng thứ 9 (9) (Bảng II.3).

Ước tính tử vong do viêm phổi ở trẻ em < 5 tuổi trên thế giới là 0,26 trẻ/1000 trẻ sơ sinh sống. Như vậy hàng năm có khoảng 1,8 triệu trẻ tử vong do viêm phổi (không kể viêm phổi sơ sinh: Ước tính khoảng 300.000 trẻ sơ sinh viêm phổi tử vong hàng năm) (15).

Sau đây là bảng thống kê 15 nước có tỷ lệ mắc và tử vong do viêm phổi cao nhất (Bảng II.3 và Bảng II.4).

Bảng II.3. 15 nước có số trẻ mắc viêm phổi cao nhất

Tên nước Số trẻ mới mắc (triệu) Tỷ lệ đợt/trẻ/năm
Ấn Độ

Trung Quốc

Pakistan

Bangladesh

Nigeria

Indonesia

Ethiopia

CHDCND Congo

Việt Nam

Philippines

Sudan

Afganistan

Tanzania

Myanma

Brazil

 

43,0

21,1

9,8

6,4

6,1

6,0

3,9

3,9

2,9

2,7

2,0

2,0

1,9

1,8

1,8

 

0,37

0,22

0,41

0,41

0,34

0,28

0,35

0,39

0,35

0,27

0,48

0,45

0,33

0,43

0,11

 

Bảng II.4. 15 nước có số trẻ tử vong do viêm phổi cao nhất

Tên nước Số trẻ tử vong (nghìn) Tỷ lệ tử vong/ 10.000 trẻ
Ấn độ

Nigeria

CHDCND Congo Ethiopia

Pakistan

Afganistan

Trung Quốc

Bangladesh

Angola

Nigeria

Uganda

Tanzania

Mali

Kenya

Bunkina Faso

 

408

204

126

112

91

87

74

50

47

46

38

36

32

30

25

 

32,2

84,7

110,1

84,6

48,1

185,9

8,6

26,6

157,1

173,9

67,6

52,6

147,8

50,3

99,4

 

Ở Việt Nam theo thống kê của các cơ sở y tế viêm phổi là nguyên nhân hàng đầu mà trẻ em đến khám và điều trị tại các bệnh viện và cũng là nguyên nhân tử vong hàng đầu trong số tử vong ở trẻ em.

Theo số liệu báo cáo năm 2004 của UNICEF và WHO thì nước ta có khoảng 7,9 triệu trẻ < 5 tuổi và với tỷ lệ tử vong chung là 23‰ thì mỗi năm có khoảng 38.000 trẻ tử vong trong đó viêm phổi chiếm 12% trường hợp. Như vậy mỗi năm có khoảng 4500 trẻ < 5 tuổi tử vong do viêm phổi (5)

NGUYÊN NHÂN

Vi khuẩn

Nguyên nhân thường gặp gây viêm phổi ở trẻ em đặc biệt ở các nước đang phát triển là vi khuẩn. Vi khuẩn thường gặp nhất là Streptococcus pneumoniae (phế cầu) chiếm khoảng 30 – 35% trường hợp. Tiếp đến là Hemophilus influenzae (khoảng 10 – 30%), sau đó là các loại vi khuẩn khác (Branhamella catarrhalis, Staphylococcus aureus, Streptococcus pyogens…) (5,16).

– Ở trẻ nhỏ < 2 tháng tuổi còn có thể do các vi khuẩn Gram âm đường ruột như Klebsiella pneumoniae, E. coli, Proteus…

– Ở trẻ lớn 5 – 15 tuổi có thể do Mycoplasma pneumoniae, Clammydia pneumoniae, Legionella pneumophila…(thường gây viêm phổi không điển hình)

Virus

Những virus thường gặp gây viêm phổi ở trẻ em là virus hợp bào hô hấp (Respiratory Syncitral virus = RSV), sau đó là các virus cúm A,B, á cúm Adenovirus, Metapneumovirus, Severe acute Respiratory Syndrome = SARS). Nhiễm virus đường hô hấp làm tăng nguy cơ viêm phổi do vi khuẩn hoặc có thể kết hợp viêm phổi do virus và vi khuẩn (tỷ lệ này vào khoảng 20 – 30%).

Ký sinh trùng và nấm

Viêm phổi ở trẻ em có thể do Pneumocystis carinii, Toxoplasma, Histoplasma, Candida spp…

CHẨN ĐOÁN

Chẩn đoán viêm phổi cộng đồng ở trẻ em chủ yếu dựa vào dấu hiệu lâm sàng kết hợp X-quang phổi và một số xét nghiệm khác nếu có điều kiện.

Dựa vào lâm sàng

Theo ngiên cứu của TCYTTG viêm phổi cộng đồng ở trẻ em thường có những dấu hiệu sau: (Khuyến cáo 5.1 – Phụ lục 1).

– Sốt: Dấu hiệu thường gặp nhưng độ đặc hiệu không cao vì sốt có thể do nhiều nguyên nhân. Sốt có thể có ở nhiều bệnh, chứng tỏ trẻ có biểu hiện nhiễm khuẩn trong đó có viêm phổi.

– Ho: Dấu hiệu thường gặp và có độ đặc hiệu cao trong các bệnh đường hô hấp trong đó có viêm phổi

– Thở nhanh: Dấu hiệu thường gặp và là dấu hiệu sớm để chẩn đoán viêm phổi ở trẻ em tại cộng đồng vì có độ nhạy và độ đặc hiệu cao (Khuyến cáo 5.1 – Phụ lục 1). Theo TCYTTG ngưỡng thở nhanh của trẻ em được quy định như sau:

  • Đối với trẻ < 2 tháng tuổi: ≥ 60 lần/phút là thở nhanh.
  • Đối với trẻ 2 – 12 tháng tuổi: ≥ 50 lần/phút là thở nhanh.
  • Trẻ từ 1 – 5 tuổi: ≥ 40 lần/phút là thở nhanh.

Cần lưu ý: Đếm nhịp thở khi trẻ nằm yên hoặc lúc ngủ, phải đếm trọn 1 phút. Đối với trẻ < 2 tháng tuổi phải đếm 2 lần vì trẻ nhỏ thở không đều, nếu cả 2 lần đếm mà nhịp thở đều ≥ 60 lần/phút thì mới có giá trị.

– Rút lõm lồng ngực: Là dấu hiệu của viêm phổi nặng. Để phát hiện dấu hiệu này cần nhìn vào phần dưới lồng ngực (1/3 dƣới) thấy lồng ngực lõm vào khi trẻ thở vào. Nếu chỉ phần mềm giữa các xương sườn hoặc vùng trên xương đòn rút lõm thì chưa phải rút lõm lồng ngực.

Ở trẻ < 2 tháng tuổi nếu chỉ rút lõm nhẹ thì chưa có giá trị vì lồng ngực ở trẻ nhỏ lứa tuổi này còn mềm, khi thở bình thường cũng có thể hơi bị rút lõm. Vì vậy ở lứa tuổi này khi rút lõm lồng ngực mạnh (lõm sâu và dễ nhìn thấy) mới có giá trị chẩn đoán (8).

– Ran ẩm nhỏ hạt: Nghe phổi có ran ẩm nhỏ hạt là dấu hiệu của viêm phổi tuy nhiên độ nhạy thấp so với viêm phổi được xác định bằng hình ảnh X-quang.

Hình ảnh X-quang phổi

Chụp X-quang phổi là phương pháp để xác định các tổn thương phổi trong đó có viêm phổi. Tuy nhiên không phải các trƣờng hợp viêm phổi được chẩn đoán trên lâm sàng nào cũng có dấu hiệu tổn thương trên phim X-quang phổi tương ứng và ngược lại. Vì vậy không nhất thiết các trường hợp viêm phổi cộng đồng nào cũng cần chụp X-quang phổi mà chỉ chụp X-quang phổi khi cần thiết (trường hợp viêm phổi nặng cần điều trị tại bệnh viện) (Khuyến cáo 5.2 – Phụ lục 1).

Các xét nghiệm cận lâm sàng khác (nếu có điều kiện):

Cấy máu, cấy dịch tỵ hầu, đờm, dịch màng phổi, dịch khí – phế quản qua ống nội khí quản, qua nội soi phế quản để tìm vi khuẩn gây bệnh, làm kháng sinh đồ; xét nghiệm PCR tìm nguyên nhân virus, nguyên nhân gây viêm phổi không điển hình như M. pneumoniae, Chlamydia…

– Các xét nghiệm này chỉ có thể làm được tại các bệnh viện có điều kiện. (Khuyến cáo 5.4 và khuyến cáo 5.5 – Phụ lục 1)

Theo hướng dẫn sử dụng thuốc kháng sinh mới nhất của Bộ Y tế

Bài viết Chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh viêm phổi cộng đồng ở trẻ em đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/chan-doan-nguyen-nhan-gay-benh-viem-phoi-cong-dong-o-tre-em-7268/feed/ 0
Thực đơn cho trẻ bị viêm phổi https://benh.vn/thuc-don-cho-tre-bi-viem-phoi-46678/ https://benh.vn/thuc-don-cho-tre-bi-viem-phoi-46678/#respond Fri, 05 Jan 2024 13:58:26 +0000 https://benh.vn/?p=46678 Trẻ em bị viêm phổi có thể gầy sút cân do chán ăn và thiếu năng lượng do giảm trao đổi khí ở phổi. Vì thế, khi chăm sóc trẻ cần cung cấp cho trẻ các thức ăn giàu dinh dưỡng, giàu năng lượng, giàu đạm để cải thiện tình hình sức khỏe và ngăn ngừa các biến chứng có thể.

Bài viết Thực đơn cho trẻ bị viêm phổi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Trẻ bị viêm phổi có thể gầy sút cân do chán ăn và thiếu năng lượng do giảm trao đổi khí ở phổi. Vì thế, khi chăm sóc trẻ cần cung cấp cho trẻ các thức ăn giàu dinh dưỡng, giàu năng lượng, giàu đạm để cải thiện tình hình sức khỏe và ngăn ngừa các biến chứng có thể.

Viêm phổi là một bệnh thường gặp ở trẻ em. Nguyên nhân gây viêm phổi có thể do vi khuẩn, virus hoặc kí sinh trùng gây ra. Bệnh thường bắt đầu với các triệu chứng tương tự cảm lạnh và dần dần trở nên nghiêm trọng. Các triệu chứng khác bao gồm sốt, gai người, ho, khò khè, đau ngực, mệt mỏi, đau cơ, nhức đầu và khó thở.

Trẻ em bị viêm phổi có thể gầy sút cân do chán ăn và thiếu năng lượng do giảm trao đổi khí ở phổi. Vì thế, khi chăm sóc trẻ cần cung cấp cho trẻ các thức ăn giàu dinh dưỡng, giàu năng lượng, giàu đạm để cải thiện tình hình sức khỏe và ngăn ngừa các biến chứng có thể.

Cung cấp đủ dịch

Bồi phụ đầy đủ dịch là rất quan trọng đối với trẻ nhỏ, đặc biệt trẻ em viêm phổi. Cần phải đảm bảo trẻ uống đủ nước và không bị mất nước.

Tre-em-uong-nuoc

Đối với trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi, các bà mẹ nên cho trẻ bú sữa mẹ, hoặc sữa bột. Đối với trẻ từ 1 tuổi trở lên, sữa nguyên chất là thức uống được khuyên dùng. Các loại thức uống khác như nước lọc, nước trái cây, siro hoa quả, nước ngọt không có ga…nên được cho trẻ uống thường xuyên. Đặc biệt nước chanh, nước táo và nước gà rất có tác dụng trong việc long đờm và giãn cơ hô hấp. Khi trẻ ăn uống nhiều sẽ dễ khiến trẻ mệt mỏi, vì vậy, nên cho trẻ ăn đầy đủ và kịp thời.

Chế độ ăn giàu năng lượng

Theo Hiệp hội dinh dưỡng hoa kì, chế độ ăn giàu protein sẽ giúp cung cấp cho trẻ đầy đủ năng lượng, phòng ngừa tình trạng sụt cân, giúp cơ thể phục hồi và thúc đẩy hệ miễn dịch phát triển khỏe mạnh. Nên cho trẻ ăn ít nhất 6 bữa 1 ngày để đảm bảo cung cấp đủ năng lượng. Các loại đồ uống có hàm lượng calo cao như sữa nguyên nhất, nước trái cây nguyên chất, nước giải khát không có ga nên được sử dụng. Một số nơi trên thế giới có thể thêm bột protein vào đồ uống của trẻ.

Nên chọn cá loại thực phẩm giàu chất béo và đạm như thịt gia cầm, cá, trứng, đậu, phô mai. Hoặc có thể bổ sung calo và thức ăn bằng cách sử dụng dầu thực vật, bơ thực vật, mayonnaise…

thuc-pham

Trái cây, rau quả và ngũ cốc

Trái cây, rau quả và ngũ cốc cung cấp rất nhiều các loại vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa thiết yếu cho cơ thể. Chọn các loại trái cây và rau quả có màu sắc rực rỡ như bông cải xanh, cà chua, cà rốt, ớt chuông, cam, táo và dưa hấu. Quercetin, chất làm các loại hoa quả có màu sắc rực rỡ, đã được nghiên cứu chỉ ra rằng có tác dụng ức chế sản xuất và giải phóng histamine (chất chịu trách nhiệm về các triệu chứng dị ứng).

Ngũ cốc nguyên hạt như các loại đậu, bánh mỳ đen, lúa mạch, gạo cung cấp cho trẻ các nguyên tố vi lượng như selen, kẽm, có thể bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do sinh ra trong quá trình mang bệnh.

Các nguồn thực phẩm khác

Nên cho trẻ uống các thức uống giàu calo như sữa nguyên chất. Các sản phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai và trứng cung cấp cho cơ trẻ trẻ các lợi khuẩn và vitamin E. Trong khi các lợi khuẩn giúp khôi phục lại sự cân bằng hệ vi khuẩn trong cơ thể, thì vitamin E là một chất chống oxy hóa rất quan trọng.

Một số phương pháp trị liệu khác

Trung tâm y tế trường đại học Marryland Hoa Kỳ đã đưa ra một số liệu pháp tiềm năng.

Cho trẻ dùng mật ong là một cách hiệu quả giúp giảm ho và đau họng. Có thể thêm mật ong vào các loại trà thảo mộc hoặc chỉ đơn giản pha nước mật ong. Tuy nhiên, mật ong không được khuyên dùng cho trẻ dưới 1 tuổi.

mat-ong-chanh

Các loại thảo mộc khác như bạc hà, cỏ xạ hương, bạch đàn cũng được biết đến với tác dụng giảm các triệu chứng hô hấp. Nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi sử dụng các loại thảo mộc cho trẻ bị viêm phổi.

Xem thêm: Bệnh viêm phổi trẻ em

Bài viết Thực đơn cho trẻ bị viêm phổi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/thuc-don-cho-tre-bi-viem-phoi-46678/feed/ 0
Phát hiện viêm phổi sớm và các dấu hiệu nguy hiểm của bệnh https://benh.vn/phat-hien-viem-phoi-som-va-cac-dau-hieu-nguy-hiem-cua-benh-3286/ https://benh.vn/phat-hien-viem-phoi-som-va-cac-dau-hieu-nguy-hiem-cua-benh-3286/#respond Wed, 29 Nov 2023 04:32:46 +0000 http://benh2.vn/phat-hien-viem-phoi-som-va-cac-dau-hieu-nguy-hiem-cua-benh-3286/ Khi nghi ngờ trẻ bị viêm phổi, các bậc phụ huynh nên theo dõi sát sao trẻ, phát hiện sớm trẻ có bị viêm phổi hay không và đưa trẻ tới các cơ sở y tế chuyên khoa để điều trị kịp thời.

Bài viết Phát hiện viêm phổi sớm và các dấu hiệu nguy hiểm của bệnh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Viêm phổi là một bệnh lý nặng có thể đe dọa tính mạng của trẻ. Do đó, việc phát hiện viêm phổi sớm cùng các dấu hiệu của bệnh sẽ giúp ngăn chặn nguy cơ đối với sức khỏe trẻ.

viem-phoi-tre-em

I. Viêm phổi nguy hiểm với trẻ em như thế nào

  • Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính là bệnh thường gặp nhất ở trẻ em, nhất là ở trẻ em dưới 5 tuổi. Người ta ước tính rằng mỗi năm một em bé dưới 5 tuổi có thể mắc phải từ 3 – 8 lần nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính.
  • Trong phần lớn trường hợp, bé có thể tự khỏi trong vòng 5 – 7 ngày nếu được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, khoảng 1/3 các trường hợp, bệnh sẽ diễn tiến thành viêm phổi và cần phải được điều trị cẩn thận bằng cho trẻ uống thuốc kháng sinh thích hợp để tránh những biến chứng nặng nề, thậm chí tử vong.
  • Do nhiều hoàn cảnh và lý do khác nhau, tại các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, vẫn còn khá nhiều trẻ dưới 5 tuổi chết vì viêm phổi. Tổ chức Y tế Thế giới  cho biết hàng năm có gần 13 triệu trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn thế giới tử vong, trong số đó 4,3 triệu trẻ chết vì nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính mà chủ yếu là viêm phổi.
  • Như vậy ước tính có khoảng 10.000 tử vong mỗi ngày và chưa có bệnh nào làm trẻ chết nhiều đến như vậy. Ở Việt Nam, ước tính có khoảng 20.000 trẻ em dưới 5 tuổi chết do viêm phổi mỗi năm.
  • Vì vậy người ta có thể nói rằng có ba “hung thần” đối với trẻ em ở các nước đang phát triển: viêm phổi, tiêu chảy và suy dinh dưỡng.
  • Vậy làm thế nào chúng ta có thể phát hiện và điều trị sớm viêm phổi ở trẻ em để có thể chặn đứng kịp thời lưỡi hái của “hung thần” này? Đây cũng là mối quan tâm lớn của các bậc cha mẹ cũng như của ngành Y tế.

II. Làm thế nào để phát hiện viêm phổi sớm?

Ba câu hỏi lớn mà chúng ta cần trả lời là:

1. Làm thế nào để có thể phát hiện thật sớm là trẻ bị viêm phổi?

2. Làm thế nào để biết là viêm phổi đã nặng cần phải cho trẻ nhập viện điều trị?

3. Đâu là dấu hiệu cho biết bệnh của trẻ đã tới mức nguy hiểm cần phải đi bệnh viện cấp cứu ngay lập tức?

Tổ chức Y tế Thế giới đã dày công nghiên cứu và tìm ra các phương tiện rất đơn giản, dễ dàng mà lại chính xác để giúp chúng ta có thể áp dụng ngay tại nhà.

1. Làm thế nào để có thể phát hiện thật sớm là trẻ bị viêm phổi

  • Khi trẻ bị viêm phổi, phổi của trẻ sẽ mất tính mềm mại và không thể giãn nở dễ dàng khi trẻ hít thở mà hậu quả là trẻ có thể bị thiếu oxy. Vì vậy trẻ buộc phải thở nhanh hơn dể bù đắp lại sự thiếu hụt này.
  • Dựa theo công trình nghiên cứu khoa học quy mô tại nhiều nơi trên thế giới, Tổ chức Y tế Thế giới đã thấy rằng: thở nhanh là triệu chứng xuất hiện sớm nhất khi trẻ vị viêm phổi, sớm hơn cả các dấu hiệu có được khi nghe phổi bằng ống nghe và cũng là triệu chứng rất dễ phát hiện ở mọi lúc, mọi nơi chỉ bằng một phương tiện rất dễ tìm: đồng hồ có kim giây.
  • Chúng ta có thể đếm được nhịp thở của trẻ trong trọn một phút để xem trẻ có thở nhanh hay không. Gọi là thở nhanh khi:
  • Nhịp thở từ 60 lần/phút trở lên ở trẻ dưới 2 tháng.
  • Từ 50 lần/phút trở lên ở trẻ từ 2 – 11 tháng.
  • Từ 40 lần/phút trở lên ở trẻ từ 12 tháng – 5 tuổi.

Khi đó trẻ đã có triệu chứng viêm phổi, cần được đưa đến cơ sở y tế thăm khám và điều trị ngay.

  • Vì nhịp thở có thể tăng khi trẻ gắng sức (bú, quấy khóc…) nên chúng ta cần phải đếm nhịp thở khi trẻ nằm im, tốt nhất khi ngủ.

2. Dấu hiệu của viêm phổi nặng

  • Khi viêm phổi diễn tiến thành nặng, phổi sẽ ngày càng mất tính mềm mại có thể trở nên đặc cứng làm trẻ phải gắng sức nhiều để thở. Khi đó các cơ hô hấp, đặc biệt là cơ hoành – một loại cơ hô hấp ngăn đội ngực và bụng, phải tăng cường co bóp để bù đắp. Khi đó phần dưới lồng ngực của trẻ sẽ bị cơ này kéo lõm vào khi trẻ hít vào.
  • Như vậy khi trẻ có dấu hiệu thở co lõm lồng ngực thì bệnh viêm phổi đã nặng, cần nhập viện ngay để điều trị.
  • Để nhận ra chính xác dấu hiệu này, chúng ta cần vén áo trẻ cao lên để thấy rõ vùng ngực và vụng trẻ, quan sát khi trẻ nằm yên, không bú, không khóc.

3. Các dấu hiệu nguy hiểm

Là các dấu hiệu cho biết trẻ đang trong tình trạng nguy kịch, tính mạng đang bị đe dọa, cần phải đưa trẻ đi bệnh viện cấp cứu ngay lập tức để còn có thể cứu sống được trẻ. Những dấu hiệu này không chỉ có trong bệnh viêm phổi mà còn có thể có trong nhiều loại bệnh nặng khác cũng cần được cấp cứu kịp thời.

  • Ở trẻ dưới 2 tháng, đó là: bỏ bú hoặc bú kém, co giật, trẻ ngủ li bì – khó đánh thức trẻ dậy, sốt hoặc lạnh, thở khò khè.
  • Ở trẻ từ 2 tháng – 5 tuổi, đó là: trẻ không thể uống được gì cả, co giật, ngủ li bì – khó đánh thức, thở có tiếng rít, suy dinh dưỡng nặng.

III. Cách chăm sóc trẻ bị viêm phổi tại nhà

Khi bị viêm phổi, trẻ có thể được điều trị tại nhà. Bốn công việc cần phải làm là:

  1. Cho trẻ uống kháng sinh thích hợp: đúng cách, đủ liều (liều lượng mỗi lần uống, số lần uống trong ngày) và đủ thời gian (số ngày cần cho trẻ uống thuốc). Nếu trẻ ói trong vòng 30 phút sau khi uống thuốc, cần cho bé uống lại một liều khác.
  2. Điều trị các triệu chứng kèm theo: sốt, khò khè.
  3. Biết cách chăm sóc trẻ tại nhà.
  4. Biết được khi nào cần đưa trẻ đến khám lại bao gồm tái khám theo hẹn và khám lại ngay lập tức khi trẻ trở nặng.

Tuy nhiên cũng cần tránh lạm dụng kháng sinh khi trẻ chỉ bị cảm ho thông thường. Thật thế ngoài viiệc tốn kém, tác dụng phụ trước mắt hay lờn thuốc về lâu về dài, người ta cũng đã chứng minh được rằng việc lạm dụng kháng sinh như thế cũng không ngừa được biến chứng vi6em phổi ở trẻ chỉ bị ho cảm thông thường.

Tùy trường hợp mà thầy thuốc sẽ cho trẻ các loại thuốc cần thiết khác như thuốc hạ sốt (Paracetamol), thuốc điều trị khò khè (Salbutamol, Trebutaline). Cần cho trẻ uống đúng theo hướng dẫn dù rằng các loại thuốc này cũng khá an toàn cho trẻ em.

Cách chăm sóc trẻ tại nhà

  • Cần phải tăng cường cho trẻ ăn, bú, tránh các tập quán kiêng ăn. Cần cho trẻ ăn đủ chất, bú đều đặn khi đang bệnh. Khi trẻ vừa khỏi bệnh cũng cần bồi dưỡng thêm cho trẻ mau lại sức. Đối với trẻ nhỏ, khi mũi bị nghẹt, tắc, trẻ sẽ kho bú, khó ăn hơn. Vì vậy cần thông thoáng mũi, để trẻ có thể bú, ăn dễ dàng hơn.
  • Cần cho trẻ uống nhiều nước hoặc tăng cường cho trẻ bú. Đây là điều rất quan trọng vì trẻ bị viêm phổi cần được cung cấp nhiều nước để làm loãng đàm, dịu họng, giảm ho.
  • Riêng đối với vấn đề ho, chúng ta cần lưu ý: khi trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính, ho chính là một phản xạ có lợi để tống đàm dãi ra ngoài, giúp đường thở được thông thoáng cho trẻ có thể hít thở dễ dàng. Vì vậy không nên lạm dụng các loại thuốc ho để kìm hãm phản xạ có lợi này của trẻ nhất là khi hiện nay có nhiều loại thuốc ho có thể gây ngộ độc, tác dụng phụ quan trọng ở trẻ em nếu dùng không đúng cách.

Trên thực tế nếu dùng đúng loại kháng sinh thích hợp để trị viêm phổi cũng sẽ giúp trẻ giảm ho nhanh chóng. Chỉ khi nào trẻ ho nhiều dẫn đến những hậu quả xấu cho trẻ như nôn ói, mất ngủ, đau tức ngực, đau rát họng… chúng ta có thể cho trẻ dùng các thuốc ho an toàn. Tổ chức Y tế Thế giới cũng như Bộ Y tế khuyến cáo nên dùng các loại dược thảo, thuốc nam an toàn đã từng được lưu truyền rất rộng rãi trong dân gian: tắc (quất) chưng đường, rau tần dầy lá, mật ong, gừng… Các loại thuốc ho như sirop Astex (dùng tại BV. Nhi Đồng 1), sirop Pectol E là các thuốc có thành phần chính là thảo dược an toàn (Tần dầy lá, núc nác…) cũng có thể được sử dụng cho trẻ em.

cham-soc-tre-viem-phoi

IV. Vấn đề tái khám khi trẻ điều trị viêm phổi

  • Tái khám theo hẹn: trẻ cần được bác sĩ khám lại sau 2 ngày để đánh giá xem thuốc kháng sinh này có hiệu quả tốt hay không. Ngay trong trường hợp tốt nhất (trẻ thở trở lại bình thường, hết sốt, ăn, bú khá hơn) trẻ cũng cần phải tiếp tục cho uống kháng sinh đủ thời gian là 5 ngày.
  • Nếu sau 2 ngày tái khám, nếu trẻ còn thở nhanh, thầy thuốc sẽ cho bé dùng một loại kháng sinh cần thiết káhc hoặc cho cháu nhập viện điều trị.
  • -Khám lại ngay: cũng cần lưu ý theo dõi và đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế, bệnh viện nếu thấy trẻ có một trong các dấu hiệu sau: thở khó khăn (thở nhanh hơn – mạnh hơn, thở co lõm lồng ngực), trẻ không thể uống được nước, trẻ trở nên mệt hơn. Đây là những dấu hiệu cho biết bệnh của trẻ đã trở nặng, cần nhập viện ngay.

V. Kết luận

Viêm phổi là bệnh rất phổ biến ở trẻ em dưới 5 tuổi mà nếu không được phát hiện, chữa trị sớm, đúng cách trẻ rất dễ tử vong.

Chúng ta có thể tóm lược cách phát hiện và xử trí tại nhà như sau:

  1. Trẻ có dấu hiệu ngu hiểm = bệnh rất nặng, nhập viện cấp cứu
  2. Trẻ thở co lõm lồng ngực – viêm phổi nặng, cần nhập viện ngay
  3. Trẻ thở nhanh = viêm phổi, cần uống kháng sinh tại nhà – tăng cường ăn uống – sử dụng thuốc ho an toàn.

Đây cũng là nội dung cơ bản nhất của phác đồ xử trí nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính do Tổ chức Y thế giới đề ra từ 1990, đang được áp dụng rộng rãi tại các nước đang phát triển và đã chứng minh hiệu quả thực tế trên phạm vi toàn cầu: người ta đã ước tính chỉ với những cách làm khá đơn giản nêu trên đã giúp giảm được 50% tử vong do viêm phổi, cứu sống được khoảng 600.000 trẻ dưới 5 tuổi mỗi năm tránh khỏi lưỡi hái của hung thần viêm phổi trên toàn thế giới.

 BS. Trần Anh Tuấn – Khoa Hô hấp – BV. Nhi Đồng 1

Bài viết Phát hiện viêm phổi sớm và các dấu hiệu nguy hiểm của bệnh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/phat-hien-viem-phoi-som-va-cac-dau-hieu-nguy-hiem-cua-benh-3286/feed/ 0
Bệnh viêm phổi, nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị https://benh.vn/benh-viem-phoi-nguyen-nhan-trieu-chung-chan-doan-dieu-tri-74181/ https://benh.vn/benh-viem-phoi-nguyen-nhan-trieu-chung-chan-doan-dieu-tri-74181/#respond Sat, 04 Nov 2023 02:30:37 +0000 https://benh.vn/?p=74181 Cùng tìm hiểu về bệnh Viêm phổi - Pneumonia : nguyên nhân gây ra , triệu chứng bệnh , điều trị như thế nào , và đặc biệt là chúng ta có thể phòng ngừa như thế nào ?

Bài viết Bệnh viêm phổi, nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Viêm phổi là bệnh lý phổ biến hàng đầu tại Việt Nam và thế giới. Bệnh lý này giết chết hàng triệu người mỗi năm, đặc biệt là trẻ em và người cao tuổi. Nhận biết được bệnh và tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị là cách duy nhất để chống lại căn bệnh nguy hiểm này.

Cùng tìm hiểu về bệnh Viêm phổi (Pneumonia): nguyên nhân gây ra, triệu chứng bệnh, điều trị như thế nào, các dạng viêm phổi, cách điều trị và đặc biệt là chúng ta có thể phòng ngừa như thế nào?

Viêm phổi, bệnh lý phổ biến nhất trên thế giới

Bệnh lý viêm phổi được xếp vào nhóm bệnh lý phổ biến nhất trên thế giới do nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là virus dễ dàng lây lan trong cộng đồng trở thành dịch và đại dịch.

Viêm phổi là gì

Viêm phổi là hiện tượng nhiễm trùng nhu mô phổi (phế nang, túi phế nang, ống phế nang, tổ chức liên kết kẽ và tiểu phế quản tận) kèm theo tăng tiết dịch phế nang gây ra đông đặc nhu mô phổi. Khi các phế nang chứa nhiều dịch sẽ gây ra khó thở, ho kèm các triệu chứng do nhiễm trùng đường hô hấp

Mặc dù đã có nhiều tiến bộ về phương pháp chẩn đoán và sự ra đời của nhiều loại kháng sinh mới nhưng cho đến nay, viêm phổi vẫn là nguyên nhân chính gây tử vong do nhiễm trùng đường hô hấp.

viem-phoi-1
Viêm phổi là bệnh lý gây tử vong hàng đầu

Bệnh viêm phổi nguy hiểm đến mức nào

Viêm phổi là một trong những vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng. Mặc dù sự tiến bộ không ngừng ở trong các biện pháp kháng khuẩn, xét nghiệm chẩn đoán vi sinh và các biện pháp phòng ngừa bệnh, viêm phổi vẫn là nguyên nhân chính gây tử vong do bệnh truyền nhiễm trên thế giới. Ở trẻ em, viêm phổi là nguyên nhân gây tử vong lớn nhất toàn thế giới. Năm 2015, viêm phổi đã giết chết 920.136 trẻ em dưới 5 tuổi, và chiếm tới 15% tổng số ca tử vong của trẻ em dưới 5 tuổi.

II. Nguyên nhân và điều kiện thuận lợi gây viêm phổi

Viêm phổi có nhiều nguyên nhân, tuy nhiên, nguyên nhân gây bệnh phổ biến nhất là vi khuẩn và virus. Trong đó virus gây bệnh dễ dàng chuyển thành dịch, đại dịch, nhưng nguyên nhân vi khuẩn lại nguy cấp hơn.

Nguyên nhân gây viêm phổi chủ yếu do vi khuẩn và virus

Về mặt lý thuyết thì bất cứ loại vi trùng nào cũng có thể gây ra viêm phổi, nhưng trong thực tế lâm sàng chúng ta chỉ thường gặp một số chủng gây bệnh nhất định. Phổ biến nhất là vi khuẩn và virus trong không khí chúng ta hít thở. Cơ thể có hệ thống lá chắn tuyệt với nhằm chống lại những vi trùng này xâm nhập và gây bệnh. Tuy nhiên, không phải lúc nào hệ miễn dịch cũng hoạt động hiệu quả. Hoặc 1 điều kiện thuận lợi nào đó khiến vi trùng xâm nhập, phát triển mạnh, ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch và gây bệnh.

Trong những thập kỷ gần đây một số nguyên nhân gây viêm phổi mới đã được tìm thấy và đặc biệt là có sự gia tăng chủng vi khuẩn kháng các loại kháng sinh đã nhạy cảm trước đây. Gần đây chủng virus cúm A gây các triệu chứng trầm trọng trong đó có viêm phổi như virus cúm A / H5N1, H1N1 hay chủng virus Corona đã gây những dịch bệnh viêm phổi lớn như SARS, Mers, Covid…

Vi sinh vật gây viêm phổi xâm nhập khi chúng ta hít thở từ môi trường bên ngoài vào phổi. Chúng gây nhiễm trùng đường hô hấp trên sau đó sẽ lan dần vào phổi. Viêm phổi cũng có thể do 1 ổ nhiễm khuẩn xa, theo máu vào phổi.

Phân loại viêm phổi theo loại vi trùng xâm nhiễm

Người ta có thể phân loại viêm phổi do loại vi trùng xâm nhiễm. Các vi trùng có thể gây viêm phổi gồm: virus, vi khuẩn, nấm. ký sinh trùng (amip, san lá phổi, giun, sán). 1 số nhóm không do vi trùng xâm nhiễm gồm tác nhân vật lý, hoá học, hoặc các dị nguyên do bệnh nhân hít vào.

Vi khuẩn – Nguyên nhân gây viêm phổi nguy hiểm

phe-cau-gay-viem-phoi

Nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh viêm phổi do vi khuẩn là loài Streptococcus pneumoniae. Loại viêm phổi này có thể tự xảy ra hoặc sau khi bạn bị cảm lạnh hoặc cúm. Chúng có thể ảnh hưởng đến một phần (thùy) của phổi, gây nên một tình trạng gọi là viêm phổi thùy.

Các nguyên nhân gây viêm phổi do vi khuẩn phổ biến khác bao gồm:

  • Viêm phổi do Mycoplasma
  • Legionella pneumophila
  • Haemophilusenzae

Virus – Nguyên nhân hàng đầu gây viêm phổi ở trẻ em

virus-gay-viem-phoi

Có một số loại virus gây nên cảm lạnh, cúm có thể gây bệnh viêm phổi. Virus là nguyên nhân đứng đầu gây viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi. Viêm phổi do virus thường nhẹ hơn và có thể cải thiện sau 1 tới 3 tuần tự chăm sóc mà không cần tới thuốc điều trị. Tuy nhiên trong một số trường hợp nó có thể trở nên rất nghiêm trọng.

Virus đường hô hấp thường là nguyên nhân gây viêm phổi. Một số ví dụ bao gồm:

  • Virus cúm A ( cúm )
  • Virus hợp bào hô hấp (RSV)
  • Virut mũi (cảm lạnh thông thường)

Nấm là nguyên nhân viêm phổi chủ yếu ở người có miễn dịch kém hoặc bệnh mạn tính

Viêm phổi do nấm là loại viêm phổi phổ biến nhất ở những người có hệ thống miễn dịch yếu hoặc vấn đề về sức khỏe mãn tính và ở những người đã hít phải liều lượng lớn vi các sinh vật. Các loại nấm có thể đến từ đất, phân chim, hoặc những vị trí ẩm thấp ,…

Ví dụ về các loại nấm có thể gây viêm phổi bao gồm:

vi-nam-gay-viem-phoi

  • Loài Cryptococcus
  • Loài histoplasmosis
  • Pneumocystis jirovecii

Ngoài ra viêm phổi còn có thể do hít phải các thành phần trào ngược từ dạ dày trong lúc ngủ hoặc hôn mê do mắc hội chứng hồi lưu thực quản, tổn thương nhu mô phổi do acid dịch vị và enzym tiêu hóa trong dịch dạ dày gây ra có thể phổi hợp với nhiễm trùng.

Phân loại viêm phổi theo nơi mắc

Viêm phổi có thể mắc tại cộng đồng hoặc mắc tại bệnh viện. Dựa vào nơi mắc để phân biệt loại viêm phổi và có hướng điều trị phù hợp.

Viêm phổi mắc tại cộng đồng

Viêm phổi mắc tại cộng đồng có nghĩa là nguyên nhân viêm phổi tới từ môi trường sống lao động hàng ngày của bạn. Những vi khuẩn hàng đầu gây ra viêm phổi mắc tại cộng đồng là: Streptococcus pneumoniea, Heamophilus influenzae , Mycoplasma pneumoniae, Chlamydia pneumoniae, Legionella pneumophila, Virus cúm A ( H5N1 , H1N1, H3N2) , virus sởi, thủy đậu.

viem-phoi-mac-tai-cong-dong

Viêm phổi mắc phải tại bệnh viện

Viêm phổi mắc phải tại bệnh viện có nghĩa là người bệnh bị mắc bệnh viêm phổi trong thời gian nhập viện để điều trị bệnh khác, triệu chứng xuất hiện sau 48h nhập viện. Viêm phổi tại bệnh viện thường nguy hiểm hơn do các tác nhân thường có nguy cơ kháng kháng sinh nhiều hơn so với viêm phổi mắc phải tại cộng đồng. Những bệnh nhân thường phải sử dụng máy thở lâu dài trong bệnh viện có nguy cơ mắc viêm phổi này cao hơn.

Những vi khuẩn thường gây ra viêm phổi mắc tại bệnh viện: Staphylococcus aureus, Psedomonas aeruginosa, Vi khuẩn E.coli, Klebsialla proteus…

viem-phoi-mac-tai-benh-vien

Viêm phổi do nhiễm trùng cơ hội

Đây là viêm phổi xuất hiện khi bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch, khi đó các yếu tố nguyên nhân bệnh dễ dàng xâm nhập gây bệnh viêm phổi. Nguyễn nguyên nhân thường gặp là: Pneumocytis carinii ( ở bệnh nhân AIDS ), Respiratory syncytial virus, Aspergilus fumigatus, Candida,…

viem-phoi-tre-em
Trẻ em là đối tượng dễ bị viêm phổi, tỷ lệ tử vong cao

Điều kiện thuận lợi khiến gia tăng bệnh viêm phổi

Cơ thể của chúng ta có hệ thống rào chắn miễn dịch hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên, khi vi trùng xâm nhập kèm một số điều kiện thuận lợi sau, xâm nhiễm có thể tiển triển thành bệnh và hậu quả nghiêm trọng

  • Thời tiết lạnh, cơ thể nhiễm lạnh đột ngột
  • Sau khi bị cúm, sởi, viêm xoang,…
  • Cơ thể suy yếu: Người già, người suy dinh dưỡng,…
  • Do nằm lâu khiến ứ đọng phổi ở người hôn mê, bệnh nhân tai biến mạch máu não
  • Biến dạng lồng ngực :  Gù, vẹo cột sống
  • Tắc nghẽn đường hô hấp : Hen suyễn, Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD
  • Hút thuốc : Hút thuốc lâu dài làm suy giảm hệ thống phòng thủ tự nhiên của cơ thể đặc biệt là ở đường hô hấp

Triệu chứng của viêm phổi

Triệu chứng của viêm phổi được xem xét trên từng dạng bệnh khác nhau. Đối chiếu với những triệu chứng dưới đây để sơ bộ đánh giá loại viêm phổi bạn đang mắc phải.

Triệu chứng của viêm phổi điển hình

trieu-chung-viem-phoi

Triệu chứng lâm sàng

  • Bệnh khởi phát bằng triệu chứng sốt cao đột ngột 39 – 40 độ C ngay từ đầu
  • Ho khan, ho khạc nhiều đờm mủ xanh, vàng
  • Đau ngực vùng tổn thương, đau tăng khi ho
  • Khó thở nhiều mức độ xu hướng ngày càng tăng lên

Trẻ có triệu chứng của viêm phổi, viêm phổi nặng nếu có thêm các triệu chứng sau: Tím tái nặng, không uống được, ngủ li bì khó đánh thức, thở rít khi nằm yên, co giật hoặc hôn mê, suy dinh dưỡng nặng

Khi bác sĩ khám phổi cho bạn: Viêm phổi thùy (Hội chứng đông đặc, ran ẩm ran nổ tập trung vùng tổn thương, có thể có tiếng thổi ống), Phế quản phế viên ( Không có hội chứng đông đặc, ran nổ, ran ẩm rải rác hai bên phổi)

Các triệu chứng qua xét nghiệm, chụp chiếu

Xét nghiệm máu: Số lượng bạch cầu tăng cao, tỷ lệ bạch cầu trung tính tăng

Xét nghiệm tìm vi khuẩn gây bệnh: Soi cấy đờm, dịch phế quản, máu hoặc dịch màng phổi,… tìm vi khuẩn gây bệnh

ho-do-viem-phoi
Người bị viêm phổi thường ho nhiều

Triệu chứng của viêm phổi không điển hình

Nguyên nhân thường do virus, vi khuẩn nội bào

Thường xảy ra khi bạn có viêm đường hô hấp trên với các triệu chứng

  • Mệt mỏi toàn thân, đau đầu, sốt nhẹ < 39 độ C
  • Ho khan có đờm nhầy
  • Không khó thở
  • Khi bác sĩ khám phổi nghe phổi thấy ít có tiếng ran nổ ran rít
  • Khi xét nghiệm máu không thấy bạch cầu tăng

Triệu chứng Viêm phổi mắc tại bệnh viện

Bệnh nhân thường hôn mê nên phản xạ ho kém, gây ứ đọng chất tiết ở phổi

Thường bệnh nhân phải đặt nội khí quản hoặc thở bằng máy

Điều trị kháng sinh thường kém hiệu quả do vi khuẩn kháng thuốc vì vậy dự phòng mắc viêm phổi bệnh viện là rất quan trọng

Triệu chứng Viêm phổi do virus cúm

Thời gian ủ bệnh thường kéo dài 7 ngày

Bệnh nhân có triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy, chán ăn,… trước khi xuất hiện các triệu chứng hô hấp

Bệnh nhân ho, sốt cao, khó thở, có thể kèm theo suy đa phủ tạng

Chẩn đoán bệnh viêm phổi

Để chẩn đoán chính xác dạng viêm phổi và nguyên nhân để đưa ra phác đồ điều trị, bác sỹ sẽ tiến hành hỏi tiền sử bệnh, triệu chứng và hướng dẫn bạn làm 1 số xét nghiệm cần thiết.

Bác sĩ sẽ hỏi bạn những gì khi nghi ngờ bạn bị viêm phổi

Bác sĩ sẽ hỏi bạn về các dấu hiệu và triệu chứng của bạn, bạn cảm thấy chúng như thế nào, mô tả cảm giác của bạn và bắt đầu từ khi nào bạn cảm thấy chúng. Để giúp tìm hiểu xem nhiễm trùng của bạn có có nguyên nhân từ đâu, là do vi khuẩn, vi rút hay nấm gây ra, bạn có thể được hỏi một số câu hỏi về cách bạn có thể bị nhiễm bệnh chẳng hạn như:

  • Gần đây bạn có đi du lịch ở đâu không?
  • Bạn làm nghề gì?
  • Bạn có nuôi thú cưng hay gần đây có tiếp xúc với thú cưng không?
  • Bạn có đến thăm bất cứ ai ở bệnh viện, hay tiếp xúc với người bị bệnh về hô hấp không?
  • Gần đây bạn có bị bệnh gì không ?

Khám phổi

bac-sy-nghe-phoi

Bác sĩ sẽ nghe phổi của bạn bằng ống nghe. Nếu bạn bị viêm phổi, phổi của bạn có thể tạo ra tiếng ran ẩm, ran rít,… đặc trưng khi bạn hít thở. Điều đó sẽ giúp bác sĩ trong việc chẩn đoán bệnh

Xét nghiệm chẩn đoán viêm phổi

Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn bị viêm phổi, các bác sĩ có thể sẽ đề nghị bạn thực hiện một số xét nghiệm để xác nhận chẩn đoán và tìm hiểu thêm về nhiễm trùng của bạn. Chúng có thể bao gồm:

  • Xét nghiệm đờm đờm được lấy sau khi bạn ho mạnh và sâu để nuôi cấy, soi
  • Chụp ảnh X-quang ngực để tìm vị trí và mức độ viêm phổi của bạn qua hình ảnh.
  • Nhiễm oxy xung để đo mức oxy trong máu của bạn. Viêm phổi có thể ngăn phổi của bạn di chuyển đủ oxy vào máu.
  • Xét nghiệm máu để xác nhận nhiễm trùng và cố gắng xác định nguyên nhân gây bệnh cho bạn.
x-quang-nguoi-viem-phoi
Hình ảnh X-quang trong viêm phổi

Các xét nghiệm bổ sung khi bệnh nhân viêm phổi có nguy cơ cao

Nếu bạn được coi là bệnh nhân có nguy cơ cao nếu bạn là người cao tuổi hay bạn bị bệnh làm suy giảm miễn dịch, hoặc nếu bạn nhập viện, các bác sĩ có thể muốn bạn làm một số xét nghiệm bổ sung khác, bao gồm:

  • CT scan ngực để có cái nhìn rõ hơn về phổi và tìm kiếm áp xe hoặc các biến chứng khác có thể xảy ra.
  • Xét nghiệm khí máu động mạch , để đo lượng oxy trong mẫu máu lấy từ động mạch, thường là ở cổ tay của bạn. Điều này là chính xác hơn so với oxy hóa xung.
  • Nội soi phế quản , bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị để nhìn vào đường thở của phổi. Nếu bạn nhập viện và điều trị mà các bác sĩ đưa ra không có tác dụng tích cực, các bác sĩ có thể muốn xem liệu còn có điều gì khác ảnh hưởng đến đường thở của bạn hay không, chẳng hạn như tắc nghẽn đường thở. Họ cũng có thể lấy mẫu chất lỏng hoặc sinh thiết nhu mô phổi để xét nghiệm.
  • Nuôi cấy dịch màng phổi , lấy một lượng nhỏ chất lỏng từ các mô xung quanh phổi, để phân tích và xác định vi khuẩn gây viêm phổi.

Biến chứng viêm phổi 

Đừng chủ quan, viêm phổi có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến tính mạng.

Những người dễ bị biến chứng viêm phổi

1 số đối tượng nhạy cảm có thể bị biến chứng viêm phổi. Đây đều là những đối tượng có miễn dịch suy yếu hoặc phát triển chưa hoàn thiện

  • Người lớn tuổi hoặc trẻ nhỏ.
  • Những người mắc các vấn đề y tế nghiêm trọng khác như tiểu đường hoặc xơ gan.
  • Những người có hệ thống miễn dịch không hoạt động tốt.
suy-ho-hap
Bệnh nhân có thể suy hô hấp và tử vong do viêm phổi

Các biến chứng Viêm phổi rất nghiêm trọng

Bệnh viêm phổi nếu không điều trị kịp thời theo phác đồ chuẩn của bác sỹ, bệnh có thể tiến triển rất nhanh và gây ra các biến chứng đáng tiếc.

  • Nhiễm trùng huyết, một tình trạng trong đó có tình trạng viêm không kiểm soát được trong cơ thể, có thể dẫn đến suy tạng lan rộng.
  • Suy hô hấp, cần có máy thở hoặc máy thở.
  • Áp xe phổi, không thường xuyên, nhưng đây là một biến chứng nghiêm trọng của viêm phổi. Chúng xảy ra khi túi mủ hình thành bên trong hoặc xung quanh phổi. Những điều này đôi khi có thể cần phải được dẫn lưu bằng phẫu thuật.
  • Hội chứng suy hô hấp cấp tính (ARDS) , một dạng suy hô hấp nặng.

Điều trị Viêm phổi

Để điều trị bệnh viêm phổi, người bệnh cần tuân thủ tốt hướng dẫn điều trị chặt chẽ của các thầy thuốc. Nhiều trường hợp nặng có thể điều trị tích cực tại các bệnh viện.

Nguyên tắc điều trị viêm phổi

  • Sử dụng thuốc điều trị đúng nguyên nhân (nguyên nhân gây bệnh là gì thì sử dụng thuốc điều trị tương ứng)
  • Sử dụng kháng sinh khi nguyên nhân gây bệnh là viêm phổi, đối với các trẻ em bị viêm phổi ( <2 tuổi) sử dụng kháng sinh để điều trị đúng phác đồ bác sỹ. Không tự ý mua và sử dụng kháng sinh ngoài đơn
  • Sử dụng thêm các thuốc để điều trị triệu chứng của bệnh gây ra
  • Bệnh nhân cần nâng cao thể trạng, tăng miễn dịch
  • 1 Đơn thuốc chỉ được sử dụng 1 lần.

Điều quan trọng là bạn phải hoàn toàn tuân theo đơn thuốc mà bác sĩ đưa ra cho bạn và không dừng lại khi cảm thấy đã đỡ các triệu chứng khó chịu như ho hay sốt mà phải uống đúng và đủ liều.

Viêm phổi mắc tại cộng đồng

uong-thuoc

Bạn sẽ được các bác sĩ kê đơn chủ yếu là các kháng sinh sử dụng đường uống, trong 7 tới 10 ngày

Ngoài ra bác sĩ sẽ kê thêm các thuốc để giảm đi các triệu chứng khó chịu ảnh hưởng tới sinh hoạt thường ngày của bạn.

Người bệnh cần tránh xa các yếu tố kích thích như khói bụi, khói thuốc,… Uống nhiều nước, ăn uống các đồ ăn đồ uống ấm và đầy đủ dinh dưỡng. Và nghỉ ngơi tại giường

Viêm phổi mắc phải tại bệnh viện

Các bác sĩ sẽ xem xét kĩ để sử dụng kháng sinh cho bạn theo phác đồ để tránh tình trạng kháng kháng sinh. Kháng sinh được đưa ra chủ yếu bằng đường tiêm.

Ngoài ra người bệnh cũng được kê các thuốc giảm triệu chứng và phải kết hợp ăn uống đầy đủ dinh dưỡng.

Trong khi bạn đang điều trị bệnh, hãy cố gắng hạn chế tiếp xúc với gia đình và bạn bè của mình, để vi trùng của bạn không lây lan sang người khác. Che miệng và mũi khi bạn ho, sau đó vứt bỏ khăn giấy trong thùng chứa chất thải có nắp kín và rửa tay thường xuyên.

Cách phòng ngừa bệnh viêm phổi

Để phòng ngừa bệnh viêm phổi, chúng ta cần áp dụng các biện pháp kết hợp nâng cao sức đề kháng và duy trì một lối sống tích cực, tránh xa các tác nhân gây bệnh thường gặp.

Tiêm phòng vaccine cúm và 1 số bệnh liên quan viêm phổi

tiem-phong-viem-phoi1

Cúm là nguyên nhân phổ biến gây miễn dịch kém, tạo cơ hội cho vi khuẩn có thể xâm nhập gây viêm phổi. Vì thế tiêm phòng cúm là một cách hiệu quả để ngăn viêm phổi

Ngoài ra có một số loại vi khuẩn, virus cũng nằm trong số các nguyên nhân có thể gây viêm phổi mà bạn có thể phòng ngừa nhờ vaccin như: ho gà, thủy đậu, sởi

Trẻ em dưới 5 tuổi và người lớn từ 65 tuổi trở lên nên được tiêm vắc-xin ngừa viêm phổi do phế cầu khuẩn gây viêm phổi phổ biến

Rửa tay đúng cách

Rửa tay thường xuyên và đúng cách. Đặc biệt là sau khi xì mũi, đi vệ sinh, mặc tã và trước khi ăn hoặc chuẩn bị thức ăn.

Không hút thuốc lá để phòng chống viêm phổi cho bản thân và gia đình

Những người hút thuốc được coi là một trong những nhóm có nguy cơ cao. Hút thuốc lá lâu dài sẽ ảnh hưởng tới hàng rào miễn dịch của bạn, Nhớ rằng, khi bạn hút thuốc, 85% khói thuốc là vợ con hít phải chứ không phải bạn

hut-thuoc-la-gay-viem-phoi
Ngừng ngay thói quen hút thuốc lá

Để ý tới các dấu hiếu sức khỏe

  • Giữ chế độ ăn uống lành mạnh, nghỉ ngơi, tập thể dục đều đặn, v.v … Giúp bạn khỏi bị nhiễm virut và các bệnh về đường hô hấp. Chúng cũng giúp thúc đẩy phục hồi nhanh khi bạn bị cảm lạnh, cúm hoặc các bệnh về đường hô hấp khác.

Nếu bạn có con, hãy hỏi bác sĩ về

  • Vắc-xin HIB để phòng ngừa viêm phổi ở trẻ em do Haemophilus cúm loại b
  • Một loại thuốc gọi là Synagis (palivizumab), được dùng cho một số trẻ dưới 24 tháng tuổi để ngăn ngừa viêm phổi do virus hợp bào hô hấp (RSV) .

Nếu bạn bị ung thư hoặc HIV gây ra suy giảm miễn dịch, hãy nói chuyện với bác sĩ về các cách để ngăn ngừa viêm phổi và các bệnh nhiễm trùng khác.

Hy vọng với các kiến thức trên đây Benh.vn đã giúp bạn hiểu rõ về bệnh viêm phổi và cách phòng ngừa căn bệnh này cũng như cách tuân thủ điều trị nếu như lỡ mắc phải.

Bài viết Bệnh viêm phổi, nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-viem-phoi-nguyen-nhan-trieu-chung-chan-doan-dieu-tri-74181/feed/ 0
Chẩn đoán và điều trị viêm phổi virus cúm A H5N1 https://benh.vn/chan-doan-va-dieu-tri-viem-phoi-virus-cum-a-h5n1-kinh-nghiem-tai-vien-y-hoc-lam-sang-cac-benh-nhiet-doi-4036/ https://benh.vn/chan-doan-va-dieu-tri-viem-phoi-virus-cum-a-h5n1-kinh-nghiem-tai-vien-y-hoc-lam-sang-cac-benh-nhiet-doi-4036/#respond Thu, 02 Nov 2023 01:48:22 +0000 http://benh2.vn/chan-doan-va-dieu-tri-viem-phoi-virus-cum-a-h5n1-kinh-nghiem-tai-vien-y-hoc-lam-sang-cac-benh-nhiet-doi-4036/ Viện Y học Lâm sàng Các bệnh Nhiệt đới (YHLSCBNĐ) chỉ ra kinh nghiệm chẩn đoán và điều trị viêm phổi virus cúm A H5N1, chuyên gia và cộng đồng nắm được để có biện pháp bảo vệ bản thân cùng người thân trước nguy cơ dịch Cúm bùng phát.

Bài viết Chẩn đoán và điều trị viêm phổi virus cúm A H5N1 đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Viện Y học Lâm sàng Các bệnh Nhiệt đới (YHLSCBNĐ) chỉ ra kinh nghiệm chẩn đoán và điều trị viêm phổi virus cúm A H5N1, chuyên gia và cộng đồng nắm được để có biện pháp bảo vệ bản thân cùng người thân trước nguy cơ dịch Cúm bùng phát.

virus_cum_a_h5n1

Mở đầu về Cúm A H5N1

– Viện Y học Lâm sàng Các bệnh Nhiệt đới (YHLSCBNĐ) là Viện đầu ngành về bệnh Truyền nhiễm và Nhiệt đới. Năm 2003, Viện đã được Bộ Y tế giao nhiệm vụ điều trị các bệnh nhân SARS và đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ này, góp phần quan trọng vào việc khống chế thành công dịch SARS ở Việt Nam.

– Từ đầu năm 2004 đến nay, với nhiệm vụ điều trị bệnh nhân viêm phổi virus Cúm A H5N1, Viện YHLSCBNĐ đã tiếp nhận 41 trong tổng số 93 trường hợp nhiễm virus Cúm A H5N1, nỗ lực điều trị hạ tỷ lệ tử vong của căn bệnh này tại Viện xuống còn 19,5%, thấp hơn rất nhiều so với trên thế giới.

– Qua thực tiễn lâm sàng khi giải quyết các ca bệnh này, chúng tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm trong chẩn đoán và điều trị bệnh cúm A H5N1. Cùng với Hướng dẫn Chẩn đoán và điều trị Viêm phổi virus Cúm A (H5N1) do Bộ Y tế ban hành, những kinh nghiệm này có thể sẽ giúp ích phần nào trong việc tiếp cận bệnh nhân viêm phổi virus ở các tuyến điều trị.

Các biểu hiện lâm sàng của viêm phổi virus cúm A H5N1

– Các bệnh nhân nhập viện chúng tôi đều là người lớn với tuổi trung bình 39,1 ± 16,6 (khoảng tuổi 14-75), trong đó nam giới chiếm 58,5% và nữ giới chiếm 41,5%. Các bệnh nhân đến rải rác từ 15 tỉnh/thành phố với 24 ổ dịch gia cầm. Phần lớn các bệnh nhân đều là nông dân. Có một bệnh nhân là nhân viên y tế.

– Một số bệnh nhân có bệnh lý nền từ trước. Đó là COPD (9,8%), áp-xe phổi trước đó (2,4%), xơ gan (4,9%), đái tháo đường (7,3%), tâm thần phân liệt (2,4%) và bệnh hệ thống (2,4%).

– Khi khai thác các bệnh nhân này, chúng tôi nhận thấy có các yếu tố phơi nhiễm sau:

  • Khu vực cư trú đang có dịch cúm gia cầm: 58,5%
  • Tiếp xúc trực tiếp (nuôi, chuyên chở, làm thịt…) gia cầm ốm hoặc chết: 41,5%
  • Ăn tiết canh vịt, ngan: 12,2%
  • Tiếp xúc với người bệnh nhiễm virus Cúm A (H5N1) hoặc viêm phổi nặng đã tử vong 26,8%
  • Không phát hiện yếu tố phơi nhiễm nào 14,6%.

– Tuy các ca bệnh tản phát nhưng có xu hướng nhóm ca bệnh gia đình. Có 4 nhóm ca bệnh gia đình, trong mỗi nhóm có ít nhất 2 ca bệnh. Đây là những người có cùng huyết thống như anh chị em ruột, mẹ con nhưng chưa thấy vợ chồng cùng nhiễm.

– Thời gian ủ bệnh của bệnh nhân còn đang được tiếp tục nghiên cứu đánh giá. Nói chung thì thời gian ủ bệnh là 2-4 ngày, có trường hợp có thể kéo dài tới 14 ngày.

– Triệu chứng ban đầu của các bệnh nhân là sốt, có thể sốt cao rét run, thường kèm theo đau đầu, đau mỏi người, ho, đau tức ngực. Ít thấy triệu chứng hô hấp trên như ngạt mũi, chảy mũi. Một số bệnh nhân có đau bụng thượng vị và ỉa chảy phân lỏng nhiều nước không nhày máu.

– Bệnh nhân chủ yếu nhập viện vào cuối tuần thứ nhất. Khi nhập viện phần lớn bệnh nhân nghe phổi có ran ẩm hoặc ran nổ. Một số trường hợp thấy gan to. Hơn một nửa các trường hợp có suy hô hấp, trong đó có 5 bệnh nhân (12,2%) diễn biến suy đa tạng. Có thể có các biến chứng hô hấp như tràn khí màng phổi, tràn dịch màng phổi. Có hai trường hợp sảng và một bệnh nhân có biểu hiện xuất huyết não.

Bảng 1. Biểu hiện lâm sàng (N = 41)

Triệu chứng                     Tần suất (%)

Sốt                                       97,6

Sốt rét run                           43,9

Đau cơ                                8,1

Đau đầu                              4,2

Ho                                       70,8

Ho đờm                               29,3

Ho khan                               41,5

Chảy mũi                             9,8

Ỉa chảy                                 7,3

Đau ngực                             63,4

Phổi có ran                          82,9

Tràn dịch màng phổi            9,8

Tràn khí màng phổi              4,9

Suy hô hấp                           51,2

Gan to                                  24,4

Sảng                                    4,9

Xuất huyết não                    2,4

Suy đa tạng                         12,2

– Tổn thương X quang thường xuất hiện trung bình vào ngày thứ 4 sau khởi phát bệnh. Hình ảnh X quang phổi tiến triển nhanh, thường nặng nhất vào cuối tuần thứ nhất rồi thoái lui cho tới tuần thứ ba. Trong những trường hợp nặng tổn thương phổi có thể kéo dài hàng tháng. Những trường hợp tổn thương phổi lan rộng thì bệnh thường nặng và bệnh nhân dễ tử vong.

Bảng 2. Phân loại tổn thương X quang phổi (N = 41)

Tổn thương                                        Số ca bệnh

Thâm nhiễm lan tỏa hai bên phổi        10 (7 chết)

Khu trú cả hai bên phổi                        5 (1 chết)

Một bên                                                20

Không rõ                                               4

Không thấy tổn thương                         2

  • Xét nghiệm huyết học thấy 34,1% trường hợp có giảm bạch cầu, chủ yếu trong tuần thứ I và phục hồi dần trong tuần II. Số lympho bào giảm tương ứng với mức độ giảm bạch cầu. Một số trường hợp có giảm TCD4 rõ rệt. Tiểu cầu giảm mức độ vừa. Phần lớn bệnh nhân tiểu cầu về bình thường sau tuần thứ I. Những tuần sau có thể thấy bạch cầu tăng, tăng thành phần bạch cầu đa nhân trung tính.
  • Xét nghiệm sinh hóa thấy một số bệnh nhân có tăng đường huyết. Men gan tăng mức độ trung bình. Những trường hợp suy thận có tăng urê, creatinin. Một số trường hợp tăng LDH, CK. Những trường hợp nặng albumin máu giảm.
  • Một số trường hợp có bội nhiễm vi khuẩn đường hô hấp. Kết quả cấy bệnh phẩm đường hô hấp có Acinetobacter baumannii, Pseudomonas aeruginosa… Những vi khuẩn này đa kháng kháng sinh khi thử kháng sinh đồ.

Chẩn đoán viêm phổi do mắc Cúm A H5N1

Chẩn đoán bệnh sơ bộ dựa trên việc kết hợp các yếu tố dịch tễ học, lâm sàng và xét nghiệm:

  • Sốt > 380C
  • Triệu chứng hô hấp (ho, tức ngực, khó thở)
  • X quang phổi: tổn thương thâm nhiễm lan tỏa
  • Bạch cầu máu không tăng
  • Có yếu tố dịch tễ học

Việc khẳng định ca bệnh dựa vào xét nghiệm virus học. Tất cả các trường hợp đều được chúng tôi lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm gửi về Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương.

  • Bệnh phẩm: dịch họng, dịch phế quản, dịch màng phổi, dịch hút xuyên thành ngực (bệnh nhân tử vong).
  • Hầu hết các mẫu bệnh phẩm được lấy từ cuối tuần I đến đầu tuần II.
  • Một số trường hợp xét nghiệm dịch họng âm tính nhưng dịch phế quản lại dương tính.
  • Có một trường hợp kết quả còn dương tính tới 1 tháng sau khi bị bệnh.

Các bệnh nhân được phân độ nặng nhẹ trên lâm sàng để tiện cho việc phân loại-xử trí-theo dõi. Việc phân độ căn cứ vào tình trạng khó thở, mức độ thiếu oxy máu và tổn thương X quang phổi.

  • Nặng (31,7%): bệnh nhân khó thở, tím, SpO2 < 88%, PaO2 < 60 mmHg, Xquang phổi thâm nhiễm lan toả hai bên, có thể suy đa tạng, sốc.
  • Trung bình (19,5%): bệnh nhân khó thở, SpO2 từ 88-92%, PaO2 từ 60-80 mmHg, Xquang phổi thâm nhiễm khu trú hai bên hoặc lan toả một bên.
  • Nhẹ (46,4%): bệnh nhân không khó thở, SpO2 > 92%, PaO2 > 80 mmHg, Xquang phổi thâm nhiễm khu trú một bên hoặc tổn thương không rõ rệt.
  • Nhiễm không triệu chứng (2,4%).

Xử trí mắc viêm phổi do Cúm A H5N1

Việc hỗ trợ hô hấp và chăm sóc toàn diện giữ vai trò hết sức quan trọng trong xử trí bệnh nhân viêm phổi virus Cúm A (H5N1). Tất cả các bệnh nhân đều được cách ly. Kháng sinh và thuốc kháng virus dùng theo các hướng dẫn điều trị hiện hành.

Hỗ trợ hô hấp

1. Hỗ trợ hô hấp chiếm vị trí quan trọng trong xử trí bệnh nhân viêm phổi virus Cúm A/H5N1. Việc hỗ trợ hô hấp cũng được áp dụng tùy theo mức độ thiếu oxy máu của bệnh nhân:

  • Nhẹ: thở oxy qua kính mũi 1-5 l/ph hoặc không
  • Trung bình: thở oxy qua mask 6-10 l/ph
  • Nặng: thông khí không xâm nhập, nếu không hiệu quả thì đặt ống nội khí quản, rồi mở khí quản và thở máy xâm nhập.

2. Trong nhiều trường hợp, hỗ trợ hô hấp chỉ đơn giản cho thở oxy qua kính mũi là đủ. Tuy nhiên, nếu mức độ khó thở và thiếu oxy máu của bệnh nhân tăng dần thì cần quyết định cho thở oxy qua mask, thở máy BiPAP hoặc thậm chí thở máy xâm nhập.

  • Có 73,2% các trường hợp thở oxy.
  • Thở máy không xâm nhập có 8 trường hợp. Sau đó đều phải chuyển sang thở máy xâm nhập.
  • Thở máy xâm nhập có 10 trường hợp. Mở khí quản 2 trường hợp và 2 trường hợp này đều sống sót, trong đó 1 trường hợp áp dụng phương thức thở PCV.

Khác với SARS là bệnh mà thở máy không xâm nhập tỏ rõ ưu thế và hiệu quả, trong viêm phổi virus Cúm A/H5N1, thở máy BiPAP có vẻ không hiệu quả, nói chung cần phải thở máy xâm nhập.

Như những trường hợp ARDS khác, trong viêm phổi virus cúm A/H5N1, việc hỗ trợ thở máy cho bệnh nhân gặp rất nhiều khó khăn. Áp lực đường thở tăng cao, dễ xảy ra chấn thương áp lực và rối loạn thông khí nặng. Rất khó khống chế áp lực đường thở dù thiết lập chế độ thở theo ARDSnetwork khuyến cáo. Bên cạnh đó, bội nhiễm phổi càng làm bệnh trầm trọng thêm.

Thuốc kháng virus Oseltamivir (Tamiflu)

  • Cho sớm tất cả các ca bệnh nghi ngờ với liều: 75 mg x 2 viên/ngày trong 5-7 ngày.
  • Cho dự phòng những người tiếp xúc, chăm sóc bệnh nhân với liều: 75 mg x 1 viên/ngày trong 5 ngày.
  • Chưa đánh giá được tác dụng của Tamiflu vì các bệnh nhân thường điều trị ở giai đoạn muộn.

Kháng sinh

  • Mục đích của việc dùng thuốc kháng sinh là nhằm điều trị viêm phổi trong giai đoạn chưa khẳng định xét nghiệm virus, đồng thời chống bội nhiễm vi khuẩn.
  • Điều trị viêm phổi mắc phải cộng đồng dùng các kháng sinh: Doxycyclin hoặc Gatifloxacin hoặc Levofloxacin hoặc kết hợp nhóm macrolid và cephalosporin thế hệ II, III.
  • Một số kháng sinh thường dùng điều trị những trường hợp nặng có nhiễm trùng bệnh viện: Tazocin, Timentin, Sulperazone, Tienam, Amikacine.

Corticosteroid

  • 16/41 trường hợp (39%) dùng methylprednisolon
  • Chỉ định: các thể nặng và một số trường hợp sốt cao liên tục
  • Liều dùng: 1-2 mg/kg/ngày. Thời gian bắt đầu dùng từ cuối tuần thứ nhất và dùng kéo dài 5-7 ngày.
  • Rất khó đánh giá được hiệu quả sử dụng. Tuy nhiên một số trường hợp sau khi dùng methylprednisolon, bệnh nhân có tiến triển tốt lên rõ rệt.

Các điều trị hỗ trợ khác

  • Tuần hoàn: đặt catheter tĩnh mạch trung tâm, bù dịch duy trì ALTMTT 7-10 cmH2O (cao hơn ở người bệnh có thở máy), sử dụng thuốc vận mạch nếu có huyết áp tụt khi đã duy trì đủ dịch.
  • Hỗ trợ suy đa tạng: Lọc máu với quả lọc có khả năng hấp phụ cytokine (như quả lọc PMX có chất liệu là polymycine B, hoặc các loại khác) cho đến khi chức năng trao đổi khí của phổi được cải thiện (P/F ≥ 300) thì ngừng. Lọc máu liên tục tĩnh mạch-tĩnh mạch (CVVH) với thể tích dịch thay thế lớn (≥45 ml/kg/giờ). Tiêu chuẩn ngừng lọc máu khi tiến hành cai thở máy hoặc chỉ số oxy hóa máu ≥ 300, chuyển lọc máu ngắt quãng nếu có chỉ định cho suy thận cấp.
  • Điều trị hỗ trợ suy gan nếu có: truyền huyết tương tươi, gan nhân tạo (MARS) hoặc thay huyết tương (PEX) nếu có chỉ định.
  • Duy trì hemoglobin 90 -100g/L bằng truyền khối hồng cầu.
  • Điều trị rối loạn đông máu (DIC) nếu có: truyền cryo, khối tiểu cầu, thuốc chống đông … nếu có chỉ định.

Bài viết Chẩn đoán và điều trị viêm phổi virus cúm A H5N1 đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/chan-doan-va-dieu-tri-viem-phoi-virus-cum-a-h5n1-kinh-nghiem-tai-vien-y-hoc-lam-sang-cac-benh-nhiet-doi-4036/feed/ 0
Hiểu đúng về viêm phổi như thế nào https://benh.vn/hieu-dung-ve-viem-phoi-nhu-the-nao-46768/ https://benh.vn/hieu-dung-ve-viem-phoi-nhu-the-nao-46768/#respond Sun, 18 Jun 2023 14:07:47 +0000 https://benh.vn/?p=46768 Thông thường, viêm phổi bắt đầu sau khi nhiễm trùng đường hô hấp trên (nhiễm trùng mũi và hầu họng), với các triệu chứng bắt đầu sau 2 hoặc 3 ngày cảm lạnh hoặc đau họng. Sau đó nó di chuyển đến phổi. Các chất lỏng, tế bào bạch cầu và các mảnh vụn bắt đầu tập hợp trong nhu mô phổi và ngăn không khí thông suốt, làm cho phổi hoạt động kém hơn.

Bài viết Hiểu đúng về viêm phổi như thế nào đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Thông thường, viêm phổi bắt đầu sau khi nhiễm trùng đường hô hấp trên (nhiễm trùng mũi và hầu họng), với các triệu chứng bắt đầu sau 2 hoặc 3 ngày cảm lạnh hoặc đau họng. Sau đó nó di chuyển đến phổi. Các chất lỏng, tế bào bạch cầu và các mảnh vụn bắt đầu tập hợp trong nhu mô phổi và ngăn không khí thông suốt, làm cho phổi hoạt động kém hơn.

Thông thường, viêm phổi bắt đầu sau khi nhiễm trùng đường hô hấp trên (nhiễm trùng mũi và hầu họng), với các triệu chứng bắt đầu sau 2 hoặc 3 ngày cảm lạnh hoặc đau họng. Sau đó nó di chuyển đến phổi. Các chất lỏng, tế bào bạch cầu và các mảnh vụn bắt đầu tập hợp trong nhu mô phổi và ngăn không khí thông suốt, làm cho phổi hoạt động kém hơn.

viêm phổi

Hình ảnh viêm phổi

Viêm phổi là gì

Viêm phổi là một bệnh nhiễm trùng phổi. Các túi khí trong phổi (được gọi là phế nang) chứa đầy mủ và chất dịch khác, khiến cho ôxy khó tiếp cận với dòng máu. Người bị viêm phổi có thể bị sốt, ho hoặc khó thở.

Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm phổi

Các triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi và nguyên nhân gây ra viêm phổi, nhưng có thể bao gồm: thở rất nhanh (trong một số trường hợp, đây là triệu chứng duy nhất); thở rên hoặc thở khò khè, thở gắng sức (trong y học dùng thuật ngữ phập phồng cánh mũi, co kéo cơ hô hấp để chỉ triệu chứng này); sốt, ho, nghẹt mũi, ớn lạnh, buồn nôn, nôn, tưc ngực, đau bụng (vì trẻ bị ho và khó thở).

Ít xuất hiện hơn là các triệu chứng: mất cảm giác thèm ăn (ở trẻ lớn hơn) hoặc bú kém (ở trẻ sơ sinh), có thể dẫn đến mất nước trong trường hợp nặng, tím môi và đầu ngón tay.

tre-bi-ho-nang

Trẻ bị ho gà

Nguyên nhân gây viêm phổi

Viêm phổi do nhiều loại vi trùng (vi rút, vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng) gây ra. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp, nguyên nhân là do virus. Chúng bao gồm adenovirus, rhinovirus, virut cúm (cúm A, B), virus hợp bào đường hô hấp (RSV), và virus parainfluenza.

Thông thường, viêm phổi bắt đầu sau khi nhiễm trùng đường hô hấp trên (nhiễm trùng mũi và hầu họng), với các triệu chứng bắt đầu sau 2 hoặc 3 ngày cảm lạnh hoặc đau họng. Sau đó nó di chuyển đến phổi. Các chất lỏng, tế bào bạch cầu và các mảnh vụn bắt đầu tập hợp trong nhu mô phổi và ngăn không khí thông suốt, làm cho phổi hoạt động kém hơn.

Trẻ bị viêm phổi do vi khuẩn thường bị bệnh khá nhanh, bắt đầu với sốt cao đột ngột và thở nhanh bất thường.

Trẻ bị viêm phổi do vi-rút có thể sẽ có các triệu chứng xuất hiện dần dần và ít nghiêm trọng hơn, mặc dù thở khò khè có thể phổ biến hơn.

Một số triệu chứng đưa ra những gợi ý quan trọng về vi trùng gây ra bệnh viêm phổi. Ví dụ, ở trẻ lớn và thiếu niên, viêm phổi do Mycoplasma là rất phổ biến và gây đau họng, đau đầu và phát ban ngoài các triệu chứng viêm phổi thông thường.

Ở trẻ sơ sinh, viêm phổi do chlamydia có thể gây viêm kết mạc (đau mắt đỏ) và không sốt. Khi viêm phổi là do vi khuẩn ho gà, một đứa trẻ có thể có những cơn ho kéo dài, da niêm mạc chuyển sang màu tím vì thiếu không khí. Hiện nay, vắc-xin ho gà có thể giúp bảo vệ trẻ em chống vi khuẩn ho gà.

Khoảng thời gian giữa tiếp xúc với vi trùng và khi bắt đầu xuất hiện triệu chứng là khác nhau với mỗi người, tùy thuộc vào vi-rút hoặc vi khuẩn gây viêm phổi (ví dụ, 4 đến 6 ngày đối với RSV, nhưng chỉ từ 18 đến 72 giờ đối với bệnh cúm).

Bệnh viêm phổi được điều trị như thế nào

Trong hầu hết các trường hợp, viêm phổi là do vi-rút nên không cần kháng sinh; nếu viêm phổi do vi khuẩn thì điều trị bằng thuốc kháng sinh uống tại nhà. Loại kháng sinh được sử dụng tùy thuộc vào loại vi khuẩn được gây ra viêm phổi.

Thuốc kháng vi-rút hiện có sẵn, nhưng được dành riêng cho bệnh cúm khi được phát hiện sớm trong quá trình bệnh.

Trẻ có thể cần điều trị tại bệnh viện nếu viêm phổi gây sốt cao kéo dài, khó thở hoặc nếu:

  • Cần liệu pháp oxy
  • Nặng lên thành nhiễm trùng huyết
  • Có bệnh mãn tính ảnh hưởng đến hệ miễn dịch
  • Nôn mửa quá nhiều đến mức không thể uống thuốc
  • Viêm phổi tái diễn nhiều lần
  • Nghi ngờ do vi khuẩn ho gà

Điều trị tại bệnh viện có thể bao gồm thuốc kháng sinh tiêm tĩnh mạch, truyền dịch bù nước và các chất điện giải, liệu pháp hô hấp (phương pháp thở máy hoặc thở mask). Trường hợp nặng hơn có thể được điều trị trong đơn vị chăm sóc đặc biệt (ICU).

viem-phoi-tre-em

Có thể phòng ngừa viêm phổi không

Một số loại viêm phổi có thể được ngăn ngừa bằng vắc-xin. Trẻ em thường được tiêm chủng chống lại bệnh viêm phổi do Haemophilus influenzae và ho gà bắt đầu lúc 2 tháng tuổi. Vắc-xin cúm được khuyến cáo cho tất cả trẻ em khỏe mạnh từ 6 tháng đến 19 tuổi, nhưng đặc biệt là đối với những trẻ mắc bệnh mãn tính như rối loạn tim phổi hoặc hen suyễn vì có nguy cơ cao bị biến chứng nghiêm trọng. Trẻ sinh non có thể được điều trị tạm thời bảo vệ chống lại RSV vì nó có thể dẫn đến viêm phổi ở trẻ nhỏ. Các bác sĩ có thể cung cấp thuốc kháng sinh để phòng ngừa viêm phổi ở trẻ em đã tiếp xúc với một người bị viêm phổi nào đó, chẳng hạn như ho gà.

Những người bị nhiễm HIV có thể được dùng kháng sinh để phòng ngừa viêm phổi do Pneumocystis jirovecii gây ra. Nếu một người nào đó trong nhà bạn bị nhiễm trùng đường hô hấp hoặc nhiễm trùng cổ họng, hãy giữ ly uống và dụng cụ ăn uống riêng biệt với những người khác trong gia đình, đặc biệt cần chú ý rửa tay thường xuyên.

Bài viết Hiểu đúng về viêm phổi như thế nào đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/hieu-dung-ve-viem-phoi-nhu-the-nao-46768/feed/ 0
Triệu chứng và phương pháp điều trị các dạng viêm phổi https://benh.vn/trieu-chung-va-phuong-phap-dieu-tri-cac-dang-viem-phoi-3280/ https://benh.vn/trieu-chung-va-phuong-phap-dieu-tri-cac-dang-viem-phoi-3280/#respond Fri, 24 Mar 2023 04:32:36 +0000 http://benh2.vn/trieu-chung-va-phuong-phap-dieu-tri-cac-dang-viem-phoi-3280/ Viêm phổi là tình trạng viêm ở phổi thường do vi khuẩn, virus, nấm hoặc các tác nhân khác gây ra. Viêm phổi là vấn đề đặc biệt đáng lo ngại đối với người già, người có bệnh mạn tính, bị suy giảm miễn dịch và trẻ em. Các triệu chứng của viêm phổi thường bắt đầu sau 2 - 3 ngày khi đường hô hấp trên bị nhiễm trùng. Để điều trị bệnh, bệnh nhân cần sử dụng các thuốc đặc trị, kháng sinh, thuốc giảm triệu chứng...

Bài viết Triệu chứng và phương pháp điều trị các dạng viêm phổi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Viêm phổi là tình trạng viêm ở phổi thường do vi khuẩn, virus, nấm hoặc các tác nhân khác gây ra. Viêm phổi là vấn đề đặc biệt đáng lo ngại đối với người già, người có bệnh mạn tính, bị suy giảm miễn dịch và trẻ em. Các triệu chứng của viêm phổi thường bắt đầu sau 2 – 3 ngày khi đường hô hấp trên bị nhiễm trùng.

Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm phổi

Bệnh viêm phổi có thể có nhiều dấu hiệu sớm dễ thấy như ho, sốt, ớn lạnh. Tuy nhiên, các dấu hiệu này dễ lẫn với các bệnh lý hô hấp khác.

Dấu hiệu bệnh viêm phổi

Dấu hiệu và triệu chứng của viêm phổi thường rất giống với cảm lạnh và cúm. Đau ngực là triệu chứng hay gặp nhất. Một số triệu chứng khác thường thấy gồm:

  • Sốt
  • Ớn lạnh
  • Ho
  • Thở nhanh bất thường
  • Thở khò khè
  • Nôn mửa
  • Đau ngực
  • Đau bụng
  • Giảm hoạt động
  • Biếng ăn hoặc bú kém (ở trẻ sơ sinh)
  • Trong những trường hợp nặng hơn, môi và móng tay trẻ có thể bị xanh hoặc xám.

Triệu chứng bệnh viêm phổi

Đôi khi ở trẻ chỉ có một triệu chứng là thở nhanh. Khi viêm phổi nằm ở dưới phổi gần bụng, trẻ có thể không có triệu chứng về hô hấp nhưng có thể bị sốt và đau bụng hoặc nôn mửa. Tùy từng nguyên nhân mà triệu chứng có thể khác nhau tùy theo loại viêm phổi, tác nhân gây viêm phổi.

Viêm phổi do vi khuẩn: triệu chứng thường xảy ra tương đối nhanh, bao gồm rét run, sốt cao, ra mồ hôi, khó thở, đau ngực, ho đờm đặc màu xanh hoặc màu vàng. Viêm phổi do vi khuẩn thường khu trú ở một vùng (thuỳ) phổi và được gọi là viêm phổi thuỳ.

Viêm phổi do virus: Các triệu chứng thường xảy ra từ từ và ít nghiêm trọng hơn so với viêm phổi do vi khuẩn. Khoảng hơn một nửa các trường hợp viêm phổi là do virus. Bệnh thường bắt đầu với các triệu chứng giống cúm, ho khan, đau đầu, sốt, đau cơ và mệt mỏi. Khi bệnh tiến triển, bệnh nhân có thể có khó thở và ho khạc đờm trong hoặc màu trắng. Người bị viêm phổi virus cũng có nguy cơ bị bội nhiễm vi khuẩn.

Viêm phổi do mycoplasma: Các triệu chứng giống với viêm phổi do vi khuẩn hoặc virus, tuy nhiên các triệu chứng thường nhẹ và bệnh nhân có thể thậm chí không biết mình bị viêm phổi.

Viêm phổi do nấm: Một số loại nấm có thể gây viêm phổi, mặc dù ít gặp. Một số người có thể có rất ít triệu chứng, nhưng một số người có thể bị viêm phổi cấp và dai dẳng.

Viêm phổi do Pneumocystis carinii: là một bệnh nhiễm trùng cơ hội hay gặp ở người nhiễm HIV/AIDS. Người có hệ miễn dịch suy yếu do ghép tạng, hóa trị liệu hoặc điều trị corticosteroids hay các thuốc ức chế miễn dịch khác cũng có nguy cơ. Triệu chứng của viêm phổi do Pneumocystis carinii bao gồm ho dai dẳng, sốt và khó thở.

Các giai đoạn, xét nghiệm chẩn đoán bệnh viêm phổi

Để biết chẩn đoán bệnh viêm phổi, cần nắm được bệnh đang ở giai đoạn nào và con đường lây nhiễm ra sao.

Các giai đoạn bệnh viêm phổi

Thời kỳ ủ bệnh bệnh viêm phổi

Thời kỳ ủ bệnh của viêm phổi khác nhau tuỳ thuộc vào các loại virus hay vi khuẩn gây bệnh. Một số thời kỳ ủ bệnh thường gặp: do RSV là từ 4-6 ngày, do virus cúm là từ 18 đến 72 giờ.

Xét nghiệm và chẩn đoán bệnh viêm phổi

Tiếng ran ở phổi khi nghe bằng ống nghe.

Chụp X quang phổi để xác định viêm phổi cũng như vị trí và phạm vi của tổn thương ở phổi.

Xét nghiệm máu và xét nghiệm đờm.

Quá trình lây lan bệnh viêm phổi

Bệnh viêm phổi do vi khuẩn và virus thường lây qua chất dịch phát tán từ mũi hoặc miệng người bệnh. Bệnh có thể lây khi người bệnh ho hoặc hắt hơi vào người khác, qua dùng chung ly uống nước và dụng cụ đựng thức ăn, sờ vào khăn giấy hoặc khăn tay mà người bệnh đã sử dụng.

Điều trị và phòng bệnh viêm phổi

Bệnh viêm phổi dễ dàng lây nhiễm qua đường hô hấp do đó không chỉ cần quan tâm tới việc điều trị bệnh viêm phổi mà phòng bệnh viêm phổi cũng cực kỳ quan trọng.

Điều trị bệnh viêm phổi.

Việc điều trị thường tuỳ theo mức độ nặng của triệu chứng và loại viêm phổi.

Viêm phổi do vi khuẩn thường được điều trị bằng kháng sinh. Để phòng ngừa hiện tượng kháng thuốc, cần dùng đủ liều kháng sinh kể cả khi bệnh đã thuyên giảm.

Viêm phổi do virus: Kháng sinh không có tác dụng. Bệnh nói chung được điều trị giống như với cúm: nghỉ ngơi và uống nhiều nước.

Viêm phổi do mycoplasma được điều trị bằng kháng sinh. Một số trường hợp bệnh có thể rất nhẹ và không cần điều trị.

Viêm phổi do nấm sẽ được điều trị bằng thuốc chống nấm.

Đa số trường hợp viêm phổi do vi khuẩn có thể được chữa khỏi trong vòng 1 – 2 tuần. Viêm phổi do virus có thể kéo dài lâu hơn. Viêm phổi do Mycoplasmal có thể phải mất 4 – 6 tuần mới hoàn toàn bình phục.

Phòng bệnh viêm phổi

Đã có vaccine ngừa bệnh do virus hoặc vi khuẩn gây viêm phổi. Trẻ thường được chủng ngừa chống virus cúm Haemophilus và virus gây chứng ho lâu ngày, bắt đầu từ khi trẻ được 2 tháng tuổi. Hiện cũng đã có vaccine chống khuẩn cầu phổi (PCV) – nguyên nhân phổ biến gây viêm phổi do vi khuẩn.

Trẻ mắc các bệnh mạn tính, đối tượng đặc biệt có nguy cơ mắc các dạng viêm phổi, có thể được tiêm thêm vaccine hoặc thuốc bảo vệ miễn dịch. Vaccine cúm thường được khuyên dùng cho trẻ mắc các bệnh mạn tính như rối loạn tim hoặc phổi mạn tính, hen suyễn cũng như cho trẻ khoẻ mạnh.

Trẻ sơ sinh sinh non có thể được tiêm chống RSV – có thể gây viêm phổi khi trẻ lớn. Bác sĩ cũng có thể cho trẻ dùng kháng sinh ngừa bệnh để ngăn viêm phổi.

Nhìn chung, viêm phổi không lây lan nhưng virus đường hô hấp trên có thể dẫn tới viêm phổi, vì vậy biện pháp tốt nhất để phòng viêm phổi là:

  • Tiêm vaccin đầy đủ
  • Rửa tay thường xuyên
  • Không hút thuốc lá
  • Ăn uống hợp lý và thường xuyên luyện tập để tăng cường thể lực.
  • Đối với trẻ em nên giữ trẻ tránh xa những người bị nhiễm trùng đường hô hấp trên.

Bài viết Triệu chứng và phương pháp điều trị các dạng viêm phổi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/trieu-chung-va-phuong-phap-dieu-tri-cac-dang-viem-phoi-3280/feed/ 0
Điều trị bệnh viêm phổi liên quan đến máy thở Bộ Y Tế ban hành https://benh.vn/dieu-tri-benh-viem-phoi-lien-quan-den-may-tho-bo-y-te-ban-hanh-7272/ https://benh.vn/dieu-tri-benh-viem-phoi-lien-quan-den-may-tho-bo-y-te-ban-hanh-7272/#respond Wed, 15 Mar 2023 06:17:54 +0000 http://benh2.vn/dieu-tri-benh-viem-phoi-lien-quan-den-may-tho-bo-y-te-ban-hanh-7272/ Điều trị bệnh viêm phổi liên quan đến máy thở Bộ Y Tế ban hành

Bài viết Điều trị bệnh viêm phổi liên quan đến máy thở Bộ Y Tế ban hành đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bệnh viêm phổi liên quan đến máy là bệnh lý nhiễm khuẩn bệnh viện rất thường gặp trong khoa hồi sức, với tỷ lệ 8-10% người bệnh điều trị tại khoa hồi sức, và 27% trong số người bệnh được thở máy. Tỷ lệ tử vong khoảng 20-50% theo nhiều nghiên cứu, thậm chí có thể tới 70% khi nhiễm các vi khuẩn đa kháng.

Tiếp theo bài viết về ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI LIÊN QUAN ĐẾN MÁY THỞ PHẦN 1

Làm tăng tỷ lệ tử vong, kéo dài thời gian thở máy, thời gian nằm viện và tăng chi phí điều trị

4. Điều trị bằng kháng sinh

4.1. Nguyên tắc lựa chọn kháng sinh

– Xem xét kỹ các yếu tố sau để lựa chọn kháng sinh thích hợp:

+ Cơ địa người bệnh, các yếu tố nguy cơ và bệnh lý kèm theo.

+ Các kháng sinh đã dùng trước đó.

+ Mức độ tổn thương phổi.

+ Dịch tễ học, mức độ nhạy cảm của các chủng vi khuẩn tại từng khoa, bệnh viện.

+ Viêm phổi bệnh viện sớm hay muộn.

– Kháng sinh lựa chọn theo kinh nghiệm cần được cho sớm (tốt nhất sau khi lấy các bệnh phẩm như dịch phế quản, máu… làm xét nghiệm vi sinh), đúng – đủ liều, sau đó điều chỉnh theo đáp ứng lâm sàng và kết quả xét nghiệm vi sinh.

4.2. Xử trí ban đầu và vận chuyển cấp cứu

– Người bệnh mắc viêm phổi liên quan đến thở máy thường đang được điều trị tại các cơ sở Hồi sức – Cấp cứu. Trường hợp đang được điều trị hoặc chăm sóc dài ngày tại các cơ sở y tế khác, người bệnh cần được vận chuyển sớm và an toàn đến các khoa Hồi sức cấp cứu để được điều trị và theo dõi sát.

– Trước khi vận chuyển, cần chỉ định sớm kháng sinh theo kinh nghiệm liều đầu tiên (dựa trên cơ địa và định hƣớng sơ bộ trên lâm sàng). Ngoài ra, người bệnh phải đƣợc đánh giá cụ thể tình trạng hô hấp để chỉ định phương thức thở máy phù hợp.

– Trong quá trình vận chuyển phải đảm bảo mạch, huyết áp và tình trạng hô hấp ổn định (dịch truyền, thông khí với máy thở vận chuyển chuyên dụng hoặc bóp bóng qua ống nội khí quản/canuyn mở khí quản). Tên, liều và thời gian sử dụng thuốc kháng sinh phải được ghi đầy đủ trong tóm tắt bệnh án chuyển viện (hoặc giấy chuyển viện).

4.3. Điều trị kháng sinh tại bệnh viện

a) Kháng sinh điều trị viêm phổi bệnh viện trong trường hợp không có nguy cơ nhiễm vi khuẩn đa kháng

– Điều trị kháng sinh kinh nghiệm với: Tụ cầu nhạy methicilin, Streptococcus pneumoniae, Hemophilus influenzae, vi khuẩn Gram-âm đƣờng ruột nhạy với kháng sinh.

– Lựa chọn một trong số các kháng sinh:

+ Ceftriaxone.

+ Quinolon (levofloxacin, moxifloxacin, ciprofloxacin). + Ampicilin-sulbactam, hoặc ertapenem.

b) Viêm phổi liên quan đến thở máy có nguy cơ nhiễm các vi sinh vật đa kháng

– Các yếu tố nguy cơ nhiễm vi sinh vật đa kháng thuốc:

+ Người bệnh đã từng nhập viện >2 ngày trong vòng 90 ngày gần đây.

+ Nằm điều trị ở các cơ sở chăm sóc dài ngày.

+ Lọc máu chu kỳ trong vòng 30 ngày.

+ Đang điều trị tiêm truyền tại nhà.

+ Có người thân trong gia đình bị nhiễm vi khuẩn đa kháng.

+ Điều trị kháng sinh trong vòng 90 ngày gần đây.

+ Đang nằm viện >5 ngày (không nhất thiết điều trị tại khoa Hồi sức).

+ Đang điều trị tại bệnh viện hoặc môi trường khác có lƣu hành vi khuẩn có tính đề kháng cao.

+ Người bệnh có bệnh lý suy giảm miễn dịch, hoặc đang dùng thuốc gây suy giảm miễn dịch.

– Điều trị tập trung vào các tác nhân: Tụ cầu kháng methicilin, P. aeruginosa, Acinetobacter, Klebsiella, Enterobacter, Serratia, Stenotrophonas, Burkhoderia cepacia.

– Lựa chọn 1 loại kháng sinh nhóm A kết hợp với 1 kháng sinh nhóm B; cân nhắc thêm nhóm C hoặc D, tùy theo định hƣớng tác nhân gây bệnh (nếu vi khuẩn sinh ESBL: Carbapenem kết hợp với fluoroquinolon).

Nhóm A:

+ Cephalosporin kháng trực khuẩn mủ xanh (cefepim, ceftazidim).

+ Carbapenem kháng trực khuẩn mủ xanh (imipenem, meropenem).

+ Beta-lactam có hoạt tính ức chế beta-lactamase (piperacillin- tazobactam).

Nhóm B:

+ Fluoroquinolon kháng trực khuẩn mủ xanh (ciprofloxacin,levofloxacin). + Aminoglycosid (amikacin, gentamycin, tobramycin).

Nhóm C (nếu nghi ngờ tụ cầu kháng methicilin):

+ Linezolid.

+ Vancomycin.

+ Teicoplanin.

Nhóm D (nếu nghi ngờ nhiễm nấm):

+ Khi sử dụng kháng sinh phổ rộng > 7 ngày, hoặc cơ địa suy giảm miễn dịch.

+ Thuốc chống nấm: Fluconazol, itraconazol, amphotericin B, caspofungin. Điều chỉnh liều theo kết quả vi sinh vật và đáp ứng lâm sàng.

Chú ý:

+ Người bệnh suy thận cần điều chỉnh theo mức lọc cầu thận, kết quả định

lượng kháng sinh trong máu (nếu có) và tình trạng người bệnh.

+ Nếu viêm phổi liên quan đến thở máy muộn, đã đƣợc khẳng định hoặc có nguy cơ nhiễm vi khuẩn Gram-âm đa kháng: Colistin kết hợp với carbapenem, fluoroquinolon, rifampicin…

c) Theo dõi và thời gian điều trị kháng sinh:

– Tiến hành điều trị theo kinh nghiệm dựa trên định hƣớng ban đầu, đánh giá lại sau 48 – 72 giờ, hay tới khi có kết quả nuôi cấy vi sinh.

– Liệu trình kháng sinh phải đƣợc xem xét lại tại các thời điểm sau 3 ngày, 5 ngày, 7 ngày điều trị. Đáp ứng tốt: Điểm CPIS (Clinical Pulmonary Infection Score) giảm, cải thiện sốt, cải thiện tỷ lệ PaO2/FiO2, bạch cầu giảm, procalcitonin giảm, tính chất đờm mủ giảm, tổn thƣơng trên phim X quang phổi có cải thiện.

– Đánh giá và theo dõi hàng ngày về các triệu chứng lâm sàng, xét nghiệm máu, xét nghiệm vi sinh:

+ Triệu chứng lâm sàng cải thiện nhanh, kết quả nuôi cấy vi khuẩn âm tính: Xem xét ngừng kháng sinh hoặc rút ngắn liệu trình kháng sinh.

+ Khi đã có kết quả cấy xác định đƣợc vi khuẩn gây bệnh và các triệu chứng lâm sàng có cải thiện: Điều chỉnh phác đồ kháng sinh (liệu pháp “điều trị xuống thang”) dựa trên kết quả vi sinh vật và độ nhạy cảm của vi khuẩn. Cân nhắc làm lại xét nghiệm vi sinh định kỳ, để có bằng chứng về hiệu quả điều trị.

+ Không thấy có dấu hiệu cải thiện tình trạng nhiễm khuẩn phổi: Loại trừ các biến chứng (ví dụ: Áp xe, tràn mủ màng phổi…) và các nguyên nhân khác (kể cả nguyên nhân nhiễm khuẩn và không nhiễm khuẩn). Ngoài ra, phải đánh giá lại đối với các vi khuẩn gây bệnh kháng kháng sinh mà phác đồ kháng sinh ban đầu không bao phủ đƣợc, hoặc nồng độ kháng sinh chƣa thỏa đáng. Cân nhắc làm lại các xét nghiệm vi sinh nếu cần thiết.

– Thời gian điều trị ngắn (khoảng 7-10 ngày): Tụ cầu, Hemophilus influenzae.

– Thời gian điều trị dài (ít nhất 14 – 21 ngày):

+ Tổn thương nhiều thùy.

+ Cơ địa suy dinh dưỡng.

+ Có tổn thương dạng ổ, dạng khoang.

+ Viêm phổi có hoại tử do vi khuẩn Gram-âm.

+ Kết quả định danh vi khuẩn: P. aeruginosa, Acinetobacter spp. 4.4. Liều dùng, đường dùng cụ thể của một số kháng sinh

– Liều dùng và đường dùng cụ thể của một số kháng sinh được thể hiện trong Bảng II.9.

Bảng II.9. Liều dùng, đường dùng cụ thể của một số kháng sinh

Loại kháng sinh

Cách sử dụng

Ceftriaxon

1-2g x 1 lần/ngày, tối đa 4g chia 2 lần/ngày. Dùng đường tĩnh mạch.

Cefepim

Ceftazidim

1-2g mỗi 8 giờ. Dùng đường tĩnh mạch.

Ampicilin-sulbactam

1,5-3g mỗi 6 giờ, dùng đường tĩnh mạch. Tối đa 4,5g mỗi 6 giờ.

Imipenem

0,5 – 1g mỗi 6 giờ, tối đa 4g/ngày, truyền tĩnh mạch trong 3-4 giờ.

Meropenem

0,5 – 1g mỗi 8 giờ, tối đa 2g mỗi 8 giờ, đường tĩnh mạch.

Piperacillin-tazobactam

4,5g mỗi 6 giờ, truyền tĩnh mạch.

Levofloxacin

750 mg/ngày, truyền tĩnh mạch.

Moxifloxacin

400mg/ngày, truyền tĩnh mạch.

Ciprofloxacin

400mg mỗi 8-12 giờ, tối đa 1200mg/ngày, truyền tĩnh mạch.

Amikacin

Liều thường dùng 15 – 20 mg/kg x 1 lần/ngày, truyền tĩnh mạch. Nhiễm khuẩn nặng có thể tăng đến 28 mg/kg/ngày, phải giảm sát nồng độ đáy (< 1μg/ml).

Tobramycin

Liều thường dùng 3 – 5 mg/kg x 1 lần/ngày, truyền tĩnh mạch. Nhiễm khuẩn nặng có thể tăng đến 7 mg/kg, phải giám sát nồng độ đáy (< 1μg/ml).

Gentamicin

Liều thường dùng 3 – 5 mg/kg x 1 lần/ngày, truyền tĩnh mạch. Nhiễm khuẩn nặng có thể tăng đến 7mg/kg, phải giám sát nồng độ đáy (< 1μg/ml).

Linezolid

600mg x 2 lần/ngày, dùng đƣờng uống hoặc đường tĩnh mạch.

Teicoplanin

Liều dùng: Khởi đầu 400mg/12 giờ x 3 liều đầu; liều duy trì 400mg/24 giờ; truyền tĩnh mạch trong 30 phút

Vancomycin

Liều dùng 1g/12 giờ. Nhiễm khuẩn nặng có thể tăng đến 1,5g/12 giờ trên người bệnh có độ thanh thải creatinin ≥ 90ml/phút, nên giám sát nồng độ đáy (từ 10-20 μg/ml).

Fluconazol

Liều đầu 400mg/ngày, sau đó duy trì 200mg/ngày, đường truyền, hoặc uống.

Itraconazol

200mg/12 giờ trong 2 ngày đầu (4 liều), truyền tĩnh mạch, sau đó 200mg/ngày trong 12 ngày, truyền trong 1 giờ.

Amphotericin B (dạng desoxycholate)

Truyền tĩnh mạch, liều ngày đầu 0,1 – 0,3 mg/kg/ngày, tăng liều 5 – 10mg/ngày cho tới liều 0,5 – 1mg/kg/ngày.

Caspofungin

Truyền tĩnh mạch chậm trong khoảng 1 giờ, liều nạp duy nhất (ngày thứ nhất của đợt điều trị) 70mg; sau đó mỗi ngày 50mg.

Thuốc khác: Colistin

– Chỉ định trong viêm phổi liên quan đến thở máy muộn, đã được khẳng

định hoặc có nguy cơ nhiễm vi khuẩn Gram-âm đa kháng.

– Không được sử dụng colistin đơn độc, nên phối hợp với các kháng sinh khác như carbapenem, rifampicin, fluoroquinolon…, kể cả khi vi khuẩn đã đề kháng với các kháng sinh này bởi vì tác dụng hiệp đồng đã được chứng minh.

– Phải dùng liều nạp, dùng 1 lần/ngày.

– Liều duy trì phải chia nhiều lần trong ngày, thường chia 2 – 3 lần/ngày. – Liều dùng cụ thể cần căn cứ trên lâm sàng và MIC của vi khuẩn.

5. Tiên lượng và biến chứng

5.1. Tiên lượng

Nặng nếu người bệnh có nguy cơ nhiễm các vi sinh vật đa kháng thuốc

– Người bệnh đã từng nhập viện >2 ngày trong vòng 90 ngày gần đây.

– Nằm điều trị ở các cơ sở chăm sóc dài ngày.

– Lọc máu chu kỳ trong vòng 30 ngày.

– Đang điều trị tiêm truyền tại nhà.

– Có người thân trong gia đình bị nhiễm vi khuẩn đa kháng.

– Điều trị kháng sinh trong vòng 90 ngày gần đây.

– Viêm phổi bệnh viện muộn (≥ 5 ngày).

– Đang nằm viện > 5 ngày (không nhất thiết điều trị tại khoa Hồi sức).

– Đang điều trị tại bệnh viện hoặc môi trường khác có lưu hành vi khuẩn có tính đề kháng cao.

– Người bệnh có bệnh lý suy giảm miễn dịch, hoặc đang dùng thuốc gây suy giảm miễn dịch.

5.2. Biến chứng

– Áp xe phổi.

– Hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS – acute respiratory distress syndrome).

– Viêm mủ màng phổi. – Nhiễm khuẩn huyết. – Sốc nhiễm khuẩn.

6. Dự phòng

6.1. Viêm phổi do hít phải

– Ưu tiên sử dụng thở máy không xâm nhập nếu không có chống chỉ định. – Rút ngắn thời gian thở máy.

– Dùng ống hút đờm kín và thay định kỳ.

– Hút đờm dưới thanh môn liên tục.

– Tư thế nửa ngồi (45o).

– Tránh tình trạng tự rút ống.

– Duy trì áp lực bóng chèn (cuff) tối ƣu.

– Tránh tình trạng căng giãn dạ dày quá mức.

– Tránh thay đường ống dây thở không cần thiết.

– Làm ẩm bằng HME (Heat and Moisture Exchangers).

– Tránh ứ đọng nƣớc đƣờng thở.

– Tránh vận chuyển người bệnh khi không cần thiết.

6.2. Viêm phổi do các vi khuẩn cư trú (colonization) gây bệnh

– Rửa tay thường quy đúng kỹ thuật và có hiệu quả.

– Tập huấn và đảm bảo đủ số lượng nhân viên, đặc biệt là điều dƣỡng chú ý công tác chăm sóc vệ sinh răng miệng, tư thế ngƣời bệnh.

– Tránh sử dụng kháng sinh không cần thiết.

– Dự phòng loét dạ dày do stress.

– Đặt nội khí quản đường miệng.

– Sử dụng kháng sinh ngắn ngày.

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Quốc Anh, Ngô Quý Châu. (2011), “Viêm phổi liên quan đến thở máy”, Hƣớng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội khoa. Nhà xuất bản Y học, Tr. 96-9.

2. Nguyễn Ngọc Quang (2011), “Nghiên cứu tình hình và hiệu quả điều trị viêm phổi liên quan đến thở máy”. Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú bệnh viện. Trƣờng Đại học Y Hà Nội.

3. Bùi Hồng Giang (2013). “Nghiên cứu đặc điểm vi khuẩn và điều trị nhiễm khuẩn bệnh viện tại khoa Hồi sức tích cực, bệnh viện Bạch Mai năm 2012”. Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ Y học. Trƣờng Đại học Y Hà Nội.

4. Alp E, Voss A. (2006), “Ventilator-associated pneumonia and infection control”, Annals of Clinical Microbiology and Antimicrobials, Pp. 5-7.

5. Antibiotic Essentials 2010. Physicians’ Press.

6. Australian Medicin Handbook. (2009), Anti-infectives.

7. Chastre J., Fagon J.Y. (2002), “Ventilator-associated pneumonia”, American Journal of Respiratory and Critical Care Medicine, Vol 165 (7), Pp. 867-903.

8. Koenig S.M., Truwit J.D. (2006), “Ventilator-associated pneumonia: Diagnosis, treatment and prevention”, Clinical Microbiology Review, Oct, Pp. 637-57.

9. Kollef M.H., Isakow W. (2012), “Ventilator-associated pneumonia”, The Washington Manual of Critical Care. second edition.

10. Pelleg A.Y., Hooper D.C. (2010), “Hospital Acquired- Infections due to gram-negative bacteria”, New England Journal Medicine (362), Pp. 1804-13.

11. The Sanford Guide to Antimicrobial Therapy 2010.

12. Therapeutic Guidelines Antibiotic 2010, “Respiratory tract infections: pneumonia”, version 14, Melbourne.

Bài viết Điều trị bệnh viêm phổi liên quan đến máy thở Bộ Y Tế ban hành đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/dieu-tri-benh-viem-phoi-lien-quan-den-may-tho-bo-y-te-ban-hanh-7272/feed/ 0
Bệnh viêm phổi liên quan đến máy thở theo hướng dẫn của Bộ Y Tế – Phần 1 https://benh.vn/benh-viem-phoi-lien-quan-den-may-tho-theo-huong-dan-cua-bo-y-te-7271/ https://benh.vn/benh-viem-phoi-lien-quan-den-may-tho-theo-huong-dan-cua-bo-y-te-7271/#respond Tue, 14 Mar 2023 06:17:53 +0000 http://benh2.vn/benh-viem-phoi-lien-quan-den-may-tho-theo-huong-dan-cua-bo-y-te-7271/ Bệnh viêm phổi liên quan đến máy thở theo hướng dẫn của Bộ Y Tế

Bài viết Bệnh viêm phổi liên quan đến máy thở theo hướng dẫn của Bộ Y Tế – Phần 1 đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bệnh viêm phổi liên quan đến máy thở theo hướng dẫn của Bộ Y Tế. Tổng quan các thông tin theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y Tế.

1. Đại cương

Định nghĩa: Viêm phổi liên quan đến thở máy (Ventilator Associated Pneumonia – VAP), được định nghĩa là nhiễm khuẩn nhu mô phổi xảy ra sau 48 giờ kể từ khi người bệnh được thở máy (qua ống nội khí quản, hoặc canuyn mở khí quản), người bệnh không trong thời kỳ ủ bệnh tại thời điểm bắt đầu được thở máy.

Là bệnh lý nhiễm khuẩn bệnh viện rất thường gặp trong khoa hồi sức, với tỷ lệ 8-10% người bệnh điều trị tại khoa hồi sức, và 27% trong số người bệnh được thở máy. Tỷ lệ tử vong khoảng 20-50% theo nhiều nghiên cứu, thậm chí có thể tới 70% khi nhiễm các vi khuẩn đa kháng.

Làm tăng tỷ lệ tử vong, kéo dài thời gian thở máy, thời gian nằm viện và tăng chi phí điều trị.

2. Nguyên nhân và các yếu tố mang tính nguy cơ

2.1. Nguyên nhân

– Các vi sinh vật gây bệnh rất thay đổi phụ thuộc vào đặc điểm người bệnh trong từng khoa hồi sức, phương tiện chẩn đoán, thời gian nằm viện cũng như thời gian nằm điều trị tại khoa hồi sức, qui trình kiểm soát nhiễm khuẩn và các chính sách sử dụng kháng sinh tại đơn vị đó.

– Các nguyên nhân hay gặp trong viêm phổi liên quan đến thở máy sớm (< 5 ngày): Tụ cầu nhạy methicilin, Streptococcus pneumoniae, Hemophilus influenzae.

– Viêm phổi liên quan đến thở máy muộn (≥ 5 ngày): Tụ cầu kháng methicilin, P. aeruginosa, Acinetobacter baumannii, Stenotrophomonas maltophilia.

– Người bệnh đã dùng kháng sinh trước đó: Tụ cầu kháng methicilin, P. aeruginosa, Acinetobacter baumannii và các vi khuẩn Gram-âm đa kháng khác. Ngoài ra gần đây nấm là nguyên nhân rất đáng chú ý gây viêm phổi bệnh viện, đặc biệt ở những người bệnh có cơ địa suy giảm miễn dịch, sử dụng kháng sinh phổ rộng dài ngày.

2.2. Các yếu tố nguy cơ của viêm phổi liên quan đến thở máy

a) Yếu tố liên quan đến người bệnh

– Tuổi ≥ 60.

– Mức độ nặng của bệnh.

– Suy tạng.

– Dinh dưỡng kém hoặc giảm albumin máu.

– Đau bụng thượng vị hoặc có phẫu thuật vùng ngực. – Hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển.

– Bệnh phổi mạn tính.

– Bệnh lý thần kinh cơ.

– Chấn thương, bỏng.

– Hôn mê, suy giảm ý thức.

– Hít phải lượng thể tích lớn.

– Có vi khuẩn khu trú ở đường hô hấp trên.

– Vi khuẩn khu trú ở dạ dày và độ pH dịch vị. – Viêm xoang.

b) Yếu tố liên quan đến các biện pháp can thiệp

– Thời gian thở máy.

– Đặt lại nội khí quản.

– Thay đổi hệ thống dây thở thường xuyên. – Đặt ống thông dạ dày.

– Theo dõi thường xuyên áp lực nội sọ.

– Dùng thuốc an thần, giãn cơ.

– Dùng thuốc kháng H2, thuốc kháng acid. – Truyền > 4 đơn vị máu.

– Tư thế đầu, nằm ngửa.

– Vận chuyển ra ngoài khoa hồi sức.

c) Các yếu tố khác

Mùa: Mùa thu, mùa đông.

2.3. Yếu tố nguy cơ và các vi sinh vật đặc biệt

Bảng II.8. Yếu tố nguy cơ và các vi sinh vật đặc biệt

Vi sinh vật

Yếu tố nguy cơ

H. influenzae,

Moraxella catarrhalis,

S. pneumoniae

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, viêm phổi liên quan đến thở máy đợt sớm (xuất hiện sớm < 5 ngày sau khi đƣợc thở máy)

P. aeruginosa, Acinetobacter baumannii

Điều trị bằng corticoid, suy dinh dƣỡng, bệnh phổi (giãn phế quản, xơ nang phổi), viêm phổi liên quan đến thở máy muộn, có dùng kháng sinh trước đó

Tụ cầu

Hôn mê, chấn thương sọ não, phẫu thuật thần kinh, đái tháo đường, suy thận mạn, cúm

Vi khuẩn kỵ khí

Hít phải

Legionella

Hóa trị liệu, điều trị corticoid, bệnh lý ác tính, suy thận, giảm bạch cầu, lây nhiễm từ hệ thống nước bệnh viện

Aspergillus

Điều trị bằng corticoid, thuốc độc tế bào, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Candida albicans

Suy giảm miễn dịch, thuốc độc tế bào, sử dụng corticoid, kháng sinh phổ rộng dài ngày, người bệnh có lƣu các ống thông mạch máu dài ngày …

Influenza virus

Mùa đông, suy giảm miễn dịch, bệnh lý mạn tính tiềm ẩn, sống ở nơi có dịch cúm lưu hành …

Virus hợp bào hô hấp

Suy giảm miễn dịch, bệnh tim hoặc phổi mạn tính

3. Triệu chứng

3.1. Lâm sàng

Các triệu chứng xuất hiện sau 48 giờ kể từ khi được thở máy (qua ống nội khí quản hoặc qua canuyn mở khí quản).

– Dịch phế quản có mủ, đặc và số lượng nhiều hơn. – Sốt > 38oC hoặc < 35,5oC.

– Nghe phổi có ran bệnh lý.

3.2. Cận lâm sàng

– X quang có đám thâm nhiễm mới, tồn tại dai dẳng, hoặc thâm nhiễm tiến triển thêm sau 48 giờ kể từ khi thở máy.

– Tăng bạch cầu > 10G/l hoặc giảm bạch cầu < 4G/l.

– Procalcitonin tăng cao hơn.

– Cấy dịch hút phế quản >105 CFU/ml, hoặc

– Cấy dịch rửa phế quản phế nang > 104 CFU/ml, hoặc

– Cấy mẫu bệnh phẩm chải phế quản có bảo vệ > 103 CFU/ml.

– Giảm oxy hóa máu: Đánh giá dựa vào SpO2 (độ bão hòa oxy mạch nảy), hoặc chỉ số PaO2/FiO2 khi có kết quả khí máu động mạch.

XEM TIẾP: ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI LIÊN QUAN ĐẾN THỞ MÁY BỘ Y TẾ – PHẦN 2

Bài viết Bệnh viêm phổi liên quan đến máy thở theo hướng dẫn của Bộ Y Tế – Phần 1 đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-viem-phoi-lien-quan-den-may-tho-theo-huong-dan-cua-bo-y-te-7271/feed/ 0
Điều trị viêm phổi bệnh viện theo hướng dẫn của Bộ Y tế https://benh.vn/dieu-tri-viem-phoi-benh-vien-theo-huong-dan-cua-bo-y-te-7270/ https://benh.vn/dieu-tri-viem-phoi-benh-vien-theo-huong-dan-cua-bo-y-te-7270/#respond Mon, 20 Feb 2023 06:17:51 +0000 http://benh2.vn/dieu-tri-viem-phoi-benh-vien-theo-huong-dan-cua-bo-y-te-7270/ Điều trị viêm phổi bệnh viện theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Bài viết Điều trị viêm phổi bệnh viện theo hướng dẫn của Bộ Y tế đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Viêm phổi bệnh viện (VPBV) bao gồm các khái niệm: Viêm phổi mắc phải bệnh viện (nosocomial pneumonia hoặc hospital acquired pneumonia), viêm phổi liên quan đến chăm sóc y tế (healthcare associated pneumonia ), viêm phổi liên quan đến thở máy (ventilation associated pneumonia). Việc điều trị viêm phổi bệnh viện cần theo hướng dẫn chặt chẽ của Bộ Y Tế.

1. Đại cương về Bệnh viêm phổi bệnh viện

– Viêm phổi bệnh viện (VPBV) bao gồm các khái niệm: Viêm phổi mắc phải bệnh viện (nosocomial pneumonia hoặc hospital acquired pneumonia), viêm phổi liên quan đến chăm sóc y tế (healthcare associated pneumonia ), viêm phổi liên quan đến thở máy (ventilation associated pneumonia).

– Viêm phổi bệnh viện (VPBV) là tổn thương nhiễm khuẩn phổi xuất hiện sau khi người bệnh nhập viện ít nhất 48h mà trước đó không có biểu hiện triệu chứng hoặc ủ bệnh tại thời điểm nhập viện.

– Trường hợp người bệnh đã được đặt ống nôi khí quản (NKQ), thở máy sau 48h xuất hiện viêm phổi được định nghĩa là viêm phổi liên quan đến thở máy (VPTM).

– Viêm phổi liên quan đến chăm sóc y tế (VPCSYT), là loại viêm phổi tiến triển có thể tại bệnh viện hoặc ngoài bệnh viện, các người bệnh đó chỉ cần có tiền sử tiếp xúc với các chăm sóc y tế có nguy cơ mang vi khuẩn đa kháng thuốc: Nằm viện trong vòng 90 ngày, nằm điều trị tại các trung tâm điều dưỡng, chạy thận nhân tạo tại nhà, tiếp xúc với thành viên trong gia đình có chứa vi khuẩn đa kháng.

– Dựa theo nhiều khuyến cáo trên thế giới, viêm phổi bệnh viện được chia ra 2 nhóm chính:

+ Nhóm I: Viêm phổi bệnh viện khởi phát sớm <5 ngày và không có yếu tố nguy cơ nhiễm vi khuẩn đa kháng (MDR).

+ Nhóm II: Viêm phổi bệnh viện khởi phát muộn ≥ 5 ngày và/hoặc có yếu tố nguy cơ nhiễm vi khuẩn MDR.

2. Nguyên nhân gây viêm phổi bệnh viện

– Nguyên nhân gây bệnh khá đa dạng, thường do nhiều loại vi khuẩn và chúng hay kết hợp với nhau, hiếm khi nguyên nhân là virus và nấm nếu người bệnh không bị suy giảm miễn dịch.

– Có hai nhóm vi khuẩn gây bệnh thường gặp. Nhóm gồm các vi khuẩn Gram-âm hiếu khí kháng nhiều thuốc như Pseudomonas aeruginosa, Escherichia coli, Enterobacteriacae, Klebsiella pneumoniae và Acinetobacter baumannii. Nhóm MRSA (S. aureus kháng methicilin), nhóm vi khuẩn Gram-dương như Staphylococcus aureus. Viêm phổi do S. aureus gặp nhiều hơn ở bệnh nhân bị đái tháo đường, chấn thương sọ não, điều trị tại ICU. Ngoài ra, một số vi khuẩn thuộc các chủng streptococci, staphylococci coagulase (-), Neisseria và Corynebacterium hội sinh ở vùng miệng hầu cũng có thể gây bệnh. Những vi khuẩn này có thể gây nhiễm khuẩn trên các người bệnh thiếu hụt miễn dịch, khi hàng rào miễn dịch bị tổn thương.

– Viêm phổi khởi phát sớm thường là các chủng vi khuẩn ngoài bệnh viện: Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae, S. aureus nhạy cảm với methicilin (MSSA)…

– Viêm phổi khởi phát muộn thường là các vi khuẩn bệnh viện và đa kháng thuốc: Pseudomonas aeruginosa, Escherichia coli, Enterobacter, Klebsiella pneumoniae và Acinetobacter baumannii, S. aureus kháng methicilin…

– Viêm phổi liên quan đến chăm sóc y tế thường là những trường hợp có nguy cơ nhiễm vi khuẩn đa kháng.

3. Triệu chứng viêm phổi bệnh viện

Bệnh viêm phổi bệnh viện có triệu chứng đặc trưng có thể nhận biết được. Khi có các triệu chứng sau đây, người bệnh nên tới bệnh viện sớm.

a) Lâm sàng của viêm phổi bệnh viện

– Sốt > 38oC hoặc < 35oC

– Tăng số lượng dịch tiết phế quản như mủ

b) Cận lâm sàng viêm phổi biện viện

– Bạch cầu máu ngoại vi trên 10000/mm3 hoặc dưới 5000/mm3. Tuy nhiên các người bệnh có suy giảm miễn dịch hoặc đang được điều trị hóa chất, corticoid, bệnh máu… bạch cầu có thể không tăng mặc dù người bệnh có nhiễm khuẩn nặng.

– Các thay đổi trên X-quang: Hình ảnh thâm nhiễm phế nang, hình ảnh bóng mờ, hang, mờ rãnh liên thùy, xẹp phổi và các thâm nhiễm không đối xứng trên nền phổi có tổn thương đối xứng trước đó.

c) Phân loại mức độ nặng viêm phổi bệnh viện

– Viêm phổi bệnh viện mức độ nhẹ, vừa: Không có các biểu hiện sau: Tụt huyết áp, không phải đặt nội khí quản, không có hội chứng nhiễm khuẩn huyết, không có tình trạng tiến triển nặng lên nhanh tổn thương trên X-quang phổi, không có biểu hiện suy đa phủ tạng.

– Viêm phổi bệnh viện mức độ nặng: Có các biểu hiện nói trên và có S.aureus kháng methiciline (MRSA).

4. Điều trị viêm phổi bệnh viện bằng kháng sinh

a) Nguyên tắc chung khi điều trị viêm phổi bệnh viện bằng kháng sinh

– Xử trí tuỳ theo mức độ nặng. Những trường hợp viêm phổi bệnh viện nặng cần được điều trị tại khoa Hồi sức tích cực.

– Lựa chọn kháng sinh ban đầu thường dựa theo các yếu tố nguy cơ của viêm phổi mắc phải ở bệnh viện, mô hình vi khuẩn gây bệnh thường gặp tại địa phương, mức độ nặng của bệnh, tuổi người bệnh, các bệnh kèm theo, các tương tác và tác dụng phụ của thuốc.

– Cần phối hợp kháng sinh cho các trường hợp nghi ngờ nhiễm khuẩn do các vi khuẩn đa kháng hoặc các trường hợp VPBV nặng.

– Xem xét chiến lược điều trị xuống thang ngay sau khi có kết quả kháng sinh đồ.

b) Lựa chọn kháng sinh điều trị viêm phổi bệnh viện theo kinh nghiệm

– Kháng sinh có thể được lựa chọn theo Bảng II.6 và Bảng II.7.

– Thời gian điều trị thƣờng từ 10 – 14 ngày, thời gian điều trị có thể kéo dài hơn đến 21 ngày nếu nhiễm các vi khuẩn kháng thuốc như: P. aeruginosa, Acinetobacter sp., Stenotrophomonas maltophilia và MRSA hoặc người bệnh có triệu chứng kéo dài: Sốt>380 c, còn đờm mủ, X-quang cải thiện chậm…

– Khi đã xác định được căn nguyên gây bệnh thì điều trị theo kháng sinh đồ.

– Nghi nhiễm vi khuẩn đa kháng khi:

+ Điều trị kháng sinh trong vòng 90 ngày trước

+ Nằm viện ≥ 5 ngày

+ Ở những nơi có tỷ lệ kháng kháng sinh cao trong cộng đồng hay trong bệnh viện

+ Viêm phổi liên quan đến chăm sóc y tế

– Viêm phổi mắc phải ở bệnh viện cần đƣợc điều trị nội trú tại các bệnh viện tỉnh và bệnh viện trung ương.

Bảng II.6. Lựa chọn kháng sinh điều trị viêm phổi bệnh viện theo kinh nghiệm

Phân loại Nguyên nhân chính Kháng sinh lựa chọn
Nằm viện 2-5 ngày

Viêm phổi nhẹ, vừa hoặc nặng và nguy cơ thấp

Enterobacteriaceae, S. pneumoniae, H. influenza, S. aureus nhạy cảm methicilin Beta-lactam + ức chế betalactamase (piperacillin + tazobactam, ticarcilin + clavulanat), hoặc ceftriaxone, hoặc fluoroquinolone.

Có thể kết hợp 1 aminoglycosid

Nằm viện > 5 ngày

Viêm phổi nhẹ, vừa

P. aruginosa, các chủng Enterobacter, các chủng Acinetobacter Tương tự nằm viện 2-5 ngày
Nằm viện > 5 ngày

Viêm phổi nặng và nguy cơ thấp hoặc

Carbapenem hoặc nhóm Beta-lactam + ức chế betalactamase (piperacillin + tazobactam, cefoperazol + sulbactam), hoặc cefepim.
Nằm viện > 2 ngày

Viêm phổi nặng và nguy cơ cao

Carbapenem hoặc nhóm Beta-lactam + ức chế betalactamase (piperacillin + tazobactam, cefoperazol + sulbactam), hoặc cefepim.

Kết hợp với amikacin hoặc fluoroquinolone.

Trường hợp đặc biệt
Gần đây có phẫu thuật bụng hoặc có bị sặc vào phổi Vi khuẩn kỵ khí Carbapenem hoặc nhóm Beta-lactam + ức chế betalactamase (piperacillin + tazobactam, cefoperazol + sulbactam), hoặc clindamycin + metronidazole (nếu dị ứng với các thuốc trên)
Nhiễm S. aureus kháng methicillin ở các vị trí khác. Có dùng kháng sinh chống S. aureus trước đó S. aureus kháng methicillin Vancomycin hoặc linezolid + rifampicin hoặc teicoplanin
Nằm khoa Hồi sức kéo dài

Dùng kháng sinh phổ rộng trước đó

Bệnh cấu trúc phổi

P. aeruginosa Beta-lactam kháng Pseudo monas (ceftazidime, cefipim + aminoglycosid; Carbapenem + aminoglycosid


Bảng II.7. Lựa chọn kháng sinh cho một số chủng vi khuẩn đa kháng thuốc

Chủng vi khuẩn

 

Thuốc ƣu tiên

 

Thuốc thay thế

 

S. aureus kháng methicilin (MRSA)

 

Vancomycin hoặc teicoplanin Linezolid

 

K. pneumoniae và các Enterobacteriaceae khác (ngoại trừ Enterobacter) sinh ESBL

 

Carbapenem (imipenem, meropenem)

 aminoglycosid

 

Piperacilin-tazobactam,  aminoglycosid

 

Enterobacter

 

Carbapenem (imipenem, meropenem), beta-lactam – chất ức chế beta-lactamase (piperacilin- tazobactam, ticarcilin-clavulanat), cefepim,  fluoroquinolon, aminoglycosid

 

Cephalosporin thế hệ 3 + aminoglycosid

 

MDR P. aeruginosa

 

Carbapenem hoặc piperacilin- tazobactam + aminoglycosid hoặc fluroquinolon (ciprofloxacin) Polymyxin B hoặc colistin

 

MDR Acinetobacter

 

Carbapenem phối hợp với colistin

 

Cefoperazon-sulbactam phối hợp với colistin

 

Các chủng siêu kháng thuốc

 

Các phối hợp có thể:

– Carbapenem + ampicilin-sulbactam

– Doxycyclin + amikacin

– Colistin + rifampicin ± ampicilin-sulbactam

 

Chú ý: Khi sử dụng kết hợp với thuốc nhóm aminoglycosid cần theo dõi chức năng thận của ngƣời bệnh 2 lần/ tuần.

5. Dự phòng viêm phổi bệnh viện

– Tôn trọng nguyên tắc vệ sinh: Rửa tay kỹ bằng xà phòng, khử trùng tay bằng cồn trước và sau khi thăm khám người bệnh, trước lúc làm thủ thuật nhằm tránh lây nhiễm chéo. Tuân thủ tuyệt đối nguyên tắc vô trùng khi làm các thủ thuật. Cách ly sớm các người bệnh nhiễm vi khuẩn đa kháng thuốc.

– Theo dõi chặt chẽ tình trạng nhiễm khuẩn trong khoa, trong bệnh viện nhằm phát hiện những chủng vi khuẩn kháng thuốc để đưa ra hướng dẫn điều trị kháng sinh hợp lý cho các trường hợp nghi ngờ có viêm phổi mắc phải ở bệnh viện.

– Nên chỉ định thông khí nhân tạo không xâm nhập sớm nhằm hạn chế các trường hợp phải đặt nội khí quản, thông khí nhân tạo xâm nhập – nguyên nhân hàng đầu gây viêm phổi mắc phải ở bệnh viện.

– Nên đặt nội khí quản, ống thông dạ dày theo đường miệng hơn là đường mũi, nhằm tránh nguy cơ viêm xoang từ đó có thể giảm nguy cơ viêm phổi bệnh viện.

– Nên hút liên tục dịch ở hạ họng, trên thanh quản. Nên bơm bóng ống nội khí quản khoảng 20 cm H2O để ngăn dịch hầu họng xuống đường hô hấp dưới.

– Cần thận trọng đổ nước ở các bình chứa nước đọng trên đường ống thở tránh để nước đọng ở đó chảy vào dây ống thở qua việc khí dung thuốc. Đảm bảo dụng cụ, nguyên tắc vô trùng khi hút đờm qua nội khí quản hoặc ống mở khí quản.

– Cố gắng cai thở máy sớm, giảm tối thiểu thời gian lưu ống nội khí quản và thông khí nhân tạo xâm nhập.

– Người bệnh nên được nằm ở tƣ thế đầu cao (300- 450) để tránh nguy cơ sặc phải dịch đường tiêu hóa đặc biệt ở những người bệnh ăn qua ống thông dạ dày.

– Vỗ rung hằng ngày đối với các người bệnh phải nằm lâu.

– Vệ sinh răng miệng thường xuyên cho những người bệnh rối loạn ý thức, hôn mê, thở máy kéo dài.

7. Tài liêu tham khảo

1. Cunha BA (2010), Pneumonia Essentials 3nd Ed, Royal Oak, MI: Physicians Press, 111- 118.

2. Ferrer M, Liapikou A, Valencia M, et al (2010), “Validation of the American Thoracic Society-Infectious Diseases Society of America guidelines for hospital-acquired pneumonia in the intensive care unit”, Clin Infect Dis, 50(7):945.

3. Jean Chastre, Charles-Eduoard Luyt (2010), “Ventilator-Associated Pneumonia”, Murray and Nadel’s Textbook of Respiratory Medicine (5th ed), Saunder.

4. Coleman Rotstein, Gerald Evans, Abraham Born, Ronald Grossman, R Bruce Light, Sheldon Magder, Barrie McTaggart, Karl Weiss (2008), “Clinical practice guidelines for hospital-acquired pneumonia and ventilator-associated pneumonia in adults” AMMI Canada guidelines.

5. ATS (2005), “Guidelines for the Management of Adults with Hospital-acquired, Ventilator- associated, and Healthcare-associated Pneumonia” Am J Respir Crit Care Med Vol 171. pp 388–416

Từ viết tắt trong bài

VPBV Viêm phổi bệnh viện

NKQ Nội khí quản

VPTM Viêm phổi liên quan đến thở máy VPCSYT Viêm phổi liên quan đến chăm sóc y tế

Bài viết Điều trị viêm phổi bệnh viện theo hướng dẫn của Bộ Y tế đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/dieu-tri-viem-phoi-benh-vien-theo-huong-dan-cua-bo-y-te-7270/feed/ 0