Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Wed, 05 Jul 2023 10:39:46 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Bệnh viêm thanh quản cấp tính https://benh.vn/benh-viem-thanh-quan-cap-tinh-3693/ https://benh.vn/benh-viem-thanh-quan-cap-tinh-3693/#respond Tue, 04 Jul 2023 04:41:23 +0000 http://benh2.vn/benh-viem-thanh-quan-cap-tinh-3693/ Tổn thương chủ yếu của viêm thanh quản là viêm niêm mạc. Quá trình viêm có thể khu trú ở niêm mạc hoặc lan xuống lớp dưới. Diễn biến từ xung huyết, phù nề, loét niêm mạc đến viêm cơ, hoại tử sụn. Viêm thanh quản cấp tính trên lâm sàng thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau.

Bài viết Bệnh viêm thanh quản cấp tính đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Viêm thanh quản cấp tính trên lâm sàng thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Tổn thương chủ yếu của viêm thanh quản là viêm niêm mạc. Quá trình viêm có thể khu trú ở niêm mạc hoặc lan xuống lớp dưới. Diễn biến từ xung huyết, phù nề, loét niêm mạc đến viêm cơ, hoại tử sụn.

Có 4 dạng Viêm thanh quản cấp tính thường gặp.

  • Viêm thanh quản cấp tính ở người lớn.
  • Viêm thanh quản cấp tính ở trẻ em.
  • Viêm thanh quản hậu phát.
  • Phù nề thanh quản.

1. Viêm thanh quản cấp tính ở người lớn

Trong viêm thanh quản cấp tính ở người lớn hay gặp:

  • Viêm thanh quản xuất tiết.
  • Viêm thanh quản do cúm.
  • Viêm thanh thiệt.

1.1 Viêm thanh quản cấp tính xuất tiết.

Nguyên nhân:

  • Hay gặp mùa lạnh viêm thường nặng, bệnh tích có thể từ mũi xuống thanh quản, nam giới bị nhiều hơn nữ giới vì có điều kiện phát sinh như: hút thuốc, uống rượu, làm việc nơi nhiều bụi, gió lạnh.
  • Ngoài ra có nguyên nhân là virút.

Triệu chứng:

Triệu chứng toàn thân: ớn lạnh, đau mình, chân tay mỏi.

Triệu chứng cơ năng: bắt đầu đột ngột bằng cảm giác khô họng, nuốt đau, tiếng nói khàn hoặc mất kèm theo ho, khạc đờm.

Triệu chứng thực thể:

  • Niêm mạc xung huyết, dây thanh nề đỏ, lớp dưới niêm mạc phù nề, xuất tiết nhầy đặc đọng ở mép sau và dây thanh.
  • Bán liệt các cơ căng (cơ giáp phễu) và cơ khép (cơ bên phễu).

Diễn biến:

Bệnh tiến triển trong 3 – 4 ngày triệu chứng sẽ giảm đi, xung huyết nhạt dần, tiếng nói thường phục hồi chậm.

Điều trị:

  • Hạn chế nói.
  • Khí dung: KS + Corticoid.
  • Giảm ho.
  • Giảm đau.
  • Phun Adrenalin 1/1000.
  • Đông y: ăn quả chanh non đã nướng.

1.2 Viêm thanh quản do cúm.

Nguyên nhân:

Viêm thanh quản do virut cúm hoặc virut phối hợp với vi khuẩn thông thường.

Bênh tích thường lan xuống khí quản.

Triệu chứng:

Hình thái lâm sàng của viêm thanh quản do cúm rất phong phú nó thay đổi tùy theo loại vi khuẩn phối hợp.

  • Thể xuất tiết: triệu chứng giống viêm thanh quản xuất tiết thông thường nhưng chúng ta nghĩ đến nguyên nhân cúm là vì có dịch cúm, đôi khi chúng ta thấy những điểm chảy máu dưới niêm mạc (đây là dấu hiệu của viêm thanh quản do cúm).
  • Thể phù nề: thể này thường kế tiếp thể xuất tiết, thể phù nề ở thanh thiệt và mặt sau sụn phễu, niêm mạc bị căng bóng, đỏ, bệnh nhân nuốt đau và đôi khi khó thở.
  • Thể loét: triệu chứng thực thể có những vết loét nông bờ đỏ ở sụn phễu, nẹp phễu thanh thiệt.
  • Thể viêm tấy:

Sốt cao, mạch nhanh.

Nuốt khó, đau họng, tiếng nói khàn, khó thở kiểu thanh quản.

Vùng trước thanh quản bị sưng đau.

Tiên lượng:

Tùy theo bệnh tích và thể bệnh.

  • Thể xuất tiết tiên lượng tốt.
  • Thể phù nề, loét, hoại tử tiên lượng dè dặt.

Điều trị:

  • Khí dung KS + Corticoid.
  • Nếu có áp xe phải chích tháo mủ.

1.3 Viêm thanh thiệt phù nề

Thanh thiệt là cánh cửa của thanh quản mặt trước rất dễ bị viêm hay phù nề.

Triệu chứng

Bệnh nhân có cảm giác bị vướng đờm, khi nuốt đau nhói lên tai. Soi thanh quản gián tiếp thấy thanh thiệt sưng mọng như môi cá mè.

Điều trị:

  • Chống viêm, giảm phù nề.
  • Phun thuốc Cocain + Adrenalin.

2. Viêm thanh quản cấp tính ở trẻ em

Viêm thanh quản cấp tính ở trẻ em xảy ra chủ yếu do các nguyên nhân từ bên ngoài như virus, vi khuẩn, vi nấm….

2.1 Nguyên nhân gây viêm thanh quản cấp tính trẻ em

Tác nhân trực tiếp gây bệnh viêm thanh quản là vi rút (cúm, APC…), vi khuẩn (phế cầu, Hemophilus influenzae…) và trực khuẩn bạch hầu (hiếm gặp).

Ngoài các nguyên nhân trực tiếp ở trên, có rất nhiều điều kiện thuận lợi cho viêm phế quản phát triển, điển hình là:

  • Trẻ bị viêm đường hô hấp mắc các bệnh viêm mũi xoang, viêm amidan, viêm phổi…
  • Trẻ la hét, nói lớn tiếng
  • Bị trào ngược họng thanh quản
  • Môi trường sống thiếu an toàn, có nhiều khói thuốc lá, thuốc lào…
  • Khí hậu ẩm ướt, nhiệt độ thay đổi nóng lạnh thất thường…

2.2 Biểu hiện viêm thanh quản cấp tính trẻ em

Tùy từng tình trạng bệnh cụ thể mà mức độ biểu hiện viêm thanh quản của con có thể khác nhau. Một số biểu hiện viêm thanh quản chính ở trẻ cha mẹ nên chú ý là:

  • Khàn tiếng, thở rít
  • Trẻ sốt nhẹ khoảng 37.5 – 38.5 độ C
  • Trẻ có biểu hiện khó thở, tùy từng mức độ bệnh mà biểu hiện khó thở có thể khác nhau. Ở mức độ nhẹ, trẻ chỉ ho, khàn tiếng; mức độ trung bình trẻ thường thở rít khi nằm yên, thở nhanh, co lõm; ở mức độ nặng trẻ thở rít khi nằm yên, khó thở nặng, kích thích, vật vã, tím tái. Tình trạng lúc này trẻ đã bị tắc nghẽn hô hấp, rất nguy hiểm

Viêm thanh quản ở trẻ em có 4 loại chính là:

  • Viêm thanh quản thanh môn: gặp chủ yếu ở trẻ nhỏ độ tuổi từ 1 – 3 tuổi. Bệnh thường phát hiện về ban đêm trên trẻ nhỏ đang bị viêm mũi họng thông thường, tiến triển từ từ và đột nhiên xuất hiện khó thở thanh quản.
  • Viêm thanh quản co thắt: trẻ bị viêm và phù nề khu trú vùng hạ họng, có thắt thanh quản gây ra các cơn khó thở lúc nửa đêm về sáng.
  • Viêm thanh thiệt: thanh thiệt của trẻ sưng nề, trẻ có cảm giác nuốt đau, khó thở tăng, tiết nhiều nước bọt, khó thở có cảm giác tăng hơn khi nằm ngửa.
  • Viêm thanh quản bạch cầu: đây là một thể nặng do vi khuẩn Loefler xâm nhập vào thanh quản gây phù nề và loét có màng giả. Màng giả trắng này dai, dính có thể khiến bít tắc đường thở.

2.3 Điều trị viêm thanh quản cấp tính ở trẻ em

Điều trị viêm thanh quản như thế nào còn tùy thuộc vào tình trạng, mức độ nặng nhẹ của từng người bệnh. Trẻ bị viêm thanh quản không có khó thở, cha mẹ cần chú ý hạn chế để trẻ nói nhiều, tránh lạnh.

Điều trị chủ yếu là nội khoa bao gồm các thuốc kháng sinh, giảm viêm, tiêu đờm, giảm ho…, điều trị tại chỗ bằng các thuốc giảm viêm, men tiêu viêm… kết hợp nâng cao sức đề kháng, bổ sung dinh dưỡng, điện giải.

Với người bệnh khó thở thanh quản độ I điều trị chủ yếu nội khoa. Với trường hợp khó thở thanh quản độ II, III bác sĩ phải mở khí quản cấp cứu.

Phẫu thuật được bác sĩ cân nhắc trong trường hợp điều trị nội khoa không hiệu quả, viêm thanh quản có hạt xơ dây thanh.

Bài viết Bệnh viêm thanh quản cấp tính đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-viem-thanh-quan-cap-tinh-3693/feed/ 0
Một số bài thuốc Đông y trị viêm thanh quản https://benh.vn/mot-so-bai-thuoc-dong-y-tri-viem-thanh-quan-3779/ https://benh.vn/mot-so-bai-thuoc-dong-y-tri-viem-thanh-quan-3779/#respond Thu, 05 Jul 2018 03:43:03 +0000 http://benh2.vn/mot-so-bai-thuoc-dong-y-tri-viem-thanh-quan-3779/ Viêm thanh quản theo các y thư cổ tức là chứng khản tiếng hay mất tiếng được gọi chung là “hầu âm”. Bệnh phát nhanh, mất tiếng đột ngột (cấp tính) gọi là “bạo âm”, còn bệnh kéo dài lâu ngày (mạn tính) gọi là “cửu âm”. Ngày nay, Đông y cũng gọi khản tiếng là “thanh á”, còn mất tiếng gọi là “thất âm”.

Bài viết Một số bài thuốc Đông y trị viêm thanh quản đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Viêm thanh quản theo các y thư cổ tức là chứng khản tiếng hay mất tiếng được gọi chung là “hầu âm”. Bệnh phát nhanh, mất tiếng đột ngột (cấp tính) gọi là “bạo âm”, còn bệnh kéo dài lâu ngày (mạn tính) gọi là “cửu âm”. Ngày nay, Đông y cũng gọi khản tiếng là “thanh á”, còn mất tiếng gọi là “thất âm”.

Mất tiếng có liên quan mật thiết tới chức năng của hai tạng phế và thận. Đông y cho rằng, phế chủ khí, là động lực tạo ra âm thanh; thận chủ nạp khí (giúp thở sâu) và là nguồn gốc của âm thanh. Mất tiếng mới phát thuộc “thực chứng”, liên quan chủ yếu tới tạng phế; thường do ngoại cảm phong hàn hay phong nhiệt, hoặc đàm trọc úng trệ, gây bế tắc thanh khiếu, làm cho chức năng tuyên phát và túc giáng của tạng phế bị rối loạn, mà gây nên bệnh.

Còn mất tiếng lâu ngày thuộc “hư chứng”, liên quan đến cả hai tạng phế và thận; thường do tinh khí bị thương tổn, phần âm của hai tạng phế và thận bị suy yếu, khiến “hư hỏa” thiêu đốt cơ quan phát âm, mà dẫn tới hiện tượng tiếng nói bị khản hoặc hoàn toàn không thể phát ra âm thanh. Do vậy, khi bị mất tiếng có thể căn cứ vào từng chứng trạng biểu hiện để chọn lựa thức ăn, vị thuốc dùng cho phù hợp.

Đối với thực chứng gồm 5 thể

Thể ngoại cảm phong hàn

Biểu hiện cảm lạnh, người mát, mũi nghẹt hoặc chảy mũi nước trong, giọng khàn hoặc nói không ra tiếng, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù hoãn. Bài thuốc: quế chi 12g, sinh khương 12g, thêm kinh giới để ôn thông phế khí, bạch thược 24g, cam thảo 4g, đại táo 12g, đường phèn 80g. Sắc ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần, uống sau ăn 30 phút.

Thể phế nhiệt

Giọng khàn hoặc nói không ra tiếng, miệng khát, họng đau, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch phù sác. Bài thuốc: cát cánh 12g, cam thảo 6g, kinh giới 12g, thuyền thoái 6g, tiền hồ 12g, tang diệp 12g. Ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần, uống sau ăn 30 phút.

Thể đờm nhiệt

Nói khó, tiếng nặng, đờm nhiều vàng, miệng đắng, họng khô, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch hoạt sác. Bài thuốc: cát cánh 12g, tiền hồ 12g, tang bì 12g, tri mẫu 8g, hoàng cầm 10g, chi tử 10g, ngưu bàng 10g, thuyền thoái 6g, bối mẫu 10g, cam thảo 6g, qua lâu 10g, hạnh nhân 8g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần, uống sau ăn 30 phút.

Thể đờm uất ngưng lấp

Tiếng nói nặng, nghe không rõ, ngực đầy, ho ra nhiều đờm, cơ thể mập, người mỏi mệt, tay chân không có sức, rêu lưỡi vàng bệu, mạch hoạt. Bài thuốc: hoàng cầm 10g, chi tử 10g, tiền hồ 10g, bối mẫu 8g, cát cánh 12g, cam thảo 6g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần, uống sau ăn 30 phút.

Thể phong tà uất bế

Đột nhiên âm thanh bị xáo trộn, khó nói ra tiếng kèm họng hơi đau, ngứa, nuốt khó, ho, ngực khó chịu, mũi nghẹt, sổ mũi, sốt, sợ lạnh, đầu đau, lưỡi đỏ, rêu lưỡi nhạt, mạch phù. Bài thuốc: ma hoàng 12g, hạnh nhân 8g, cam thảo 6g, cát cánh 12g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần, uống sau khi ăn 30 phút.

Đối với hư chứng gồm 3 thể

Thể phế âm hư

Giọng nói khàn, miệng khô, họng đau, ho khan không có đờm, chất lưỡi đỏ, khô, mạch nhỏ sác. Bài thuốc: tang diệp 6 – 12g, hồ ma nhân 4g, mạch môn đông 20g, thạch cao 12g, a giao 4 – 12g, tỳ bà diệp 6 – 12g, hạnh nhân 3 – 4g, nhân sâm 5g, cam thảo 4g. Sắc uống sau ăn 30 phút, ngày 1 thang, chia 3 lần

Thể thận âm hư

Họng khô, giọng khàn, nói không ra tiếng, bứt rứt khó ngủ, lưng gối nhức mỏi, lòng bàn chân tay nóng, nặng có thể kèm ù tai, hoa mắt, lưỡi thon đỏ, mạch tế, sác, nhược. Bài thuốc: sinh địa 16g, đơn bì 12g, trạch tả 12g, mạch môn 12g, ngũ vị tử 10g, phục linh 12g, hoài sơn 6g, sơn thù 12g. Sắc uống ngày 1 thang. Chia 3 lần uống sau khi ăn 30 phút.

Thể uất nộ khí nghịch

Bình thường vốn uất ức hoặc thường giận dữ, khí uất không giải, đột nhiên mất tiếng, ngực và hông sườn đầy trướng hoặc nhẹ thì vú căng, mạch huyền. Bài thuốc: tử tô 12g, ô dược 12g, trần bì 12g, bạch thược 12g, sinh khương 8g, đại táo 5 quả, cam thảo 6g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần uống sau khi ăn 30 phút.

Bài viết Một số bài thuốc Đông y trị viêm thanh quản đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/mot-so-bai-thuoc-dong-y-tri-viem-thanh-quan-3779/feed/ 0
Khám phát hiện bệnh vùng họng thanh quản https://benh.vn/kham-phat-hien-benh-vung-hong-thanh-quan-4845/ https://benh.vn/kham-phat-hien-benh-vung-hong-thanh-quan-4845/#respond Thu, 04 May 2017 05:11:40 +0000 http://benh2.vn/kham-phat-hien-benh-vung-hong-thanh-quan-4845/ Khám phát hiện bệnh vùng họng thanh quản giúp chẩn đoán bệnh lý viêm nhiễm, u cục vùng họng và thanh quản

Bài viết Khám phát hiện bệnh vùng họng thanh quản đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Các bước trong khám phát hiện bệnh vùng họng thanh quản

Hỏi bệnh để phát hiện các triệu chứng họng thanh quản

Bệnh nhân khi khám họng có nhiều lý do: có thể bị đau họng, nuốt vướng hoặc khàn tiếng, khó thở, ho…

Để biết rõ về bệnh: thời gian khởi phát, diễn biến và hiện trạng của bệnh, đã điều trị thuốc gì? chủ yếu là của các chứng đưa người bệnh đến khám, ngoài ra còn cần hỏi tình trạng nghề nghiệp và gia đình để thấy được các nguyên nhân, liên quan gây bệnh.

Các triệu chứng chính cần lưu ý:

  • Đau họng: là triệu chứng chính của họng, thời gian và mức độ đau có liên quan đến thời tiết.
  • Khàn tiếng: những biến đổi về khàn tiếng, về âm lượng, âm sắc liên quan tới nghề nghiệp (đối với những người phải sử dụng giọng nói nhiều như giáo viên, nhân viên bán hàng, ca sĩ …)
  • Nuốt vướng.
  • Ho.

Khám họng, thanh quản

Dụng cụ: Đèn Clar, gương trán, Đè lưỡi, Gương soi vòm, soi thanh quản.

Thuốc tê

Khám họng

Khám họng gồm 3 bước: khám miệng, khám họng không có dụng cụ, khám họng có dụng cụ.

Khám miệng:

Miệng và họng có quan hệ chặt chẽ với nhau không thể khám họng mà không khám miệng. Dùng đè lưỡi v n má ra để xem răng, lợi và mặt trong của má xem hàm ếch và màn hầu có giá trị trong chẩn đoán bảo bệnh nhân cong lưỡi lên xem sàn miệng và mặt dưới lưỡi.

Khám họng không có dụng cụ:

Bảo bệnh nhân há miệng, thè lưỡi và kêu ê ê…, lưỡi gà sẽ kéo lên và amiđan sẽ xuất hiện trong tư thế bình thường. Cách khám này bệnh nhân không buồn nôn.

Khám họng có dụng cụ:

  • Khám họng bằng đè lưỡi:

Muốn khám tốt nên gây tê tại chỗ để tránh phản xạ nôn. Bảo bệnh nhân há miệng không thè lưỡi thở nhẹ nhàng.

Thầy thuốc đặt nhẹ đè lưỡi lên 2/3 trước lưỡi sau đó ấn lưỡi từ từ xuống, không nên để lâu quá.

Chúng ta cần xem được: màn hầu, lưỡi gà, trụ trước, trụ sau, amiđan và thành sau họng, muốn thấy rõ amiđan ta có dùng cái v n trụ trước sang bên, chú ý xem sự vận động của màn hầu, lưỡi gà.

Hình ảnh bình thường: màn hầu cân đối, lưỡi gà không lệch, amiđan kích thước vừa phải không có chấm mủ, niêm mạc hồng hào. Trụ trước, trụ sau bình thường không xung huyết đỏ, thành sau họng sạch nhẵn.

Hình ảnh bệnh lý thường gặp: lưỡi gà bị lệch, amiđan nhiều chấm mủ, tổ chức lympho quá phát ở thành sau họng.

  • Khám họng bằng que trâm: dùng que trâm quấn bông chọc nhẹ vào màn hầu, nền lưỡi, thành sau họng xem bệnh nhân có phản xạ nôn không? nếu khống có phản xạ tức là mất cảm giác của dây V dây IX và dây X.

Khám vòm họng bằng gương: trong khám mũi sau tay trái cầm đè lưỡi tay phải cầm cán gương soi lỗ nhỏ luồn ra phía sau màn hầu. Trong khi đó bệnh nhân thở bằng mũi. Chúng ta quan sát được cửa mũi sau, nóc vòm, vòi Esutachi. Xem được có u sùi không? có viêm loét ở vòm họng không? có polyp cửa mũi sau không?

Khám thanh quản phát hiện bệnh

Bằng gương (gián tiếp):

Bệnh nhân ngồi ngay ngắn, thầy thuốc tay trái cầm gạc kéo lưỡi bệnh nhân, tay phải cầm cán gương soi thanh quản (tùy tuổi mà dùng các cỡ khác nhau), tốt nhất là gây tê trước khi soi.

Sau khi hơ nóng trên đèn cồn, tay trái kéo lưỡi tay phải luồn gương qua màn hầu bảo bệnh nhân kêu ê. ê. để thấy được sự di động của dây thanh.

Cần quan sát: xem có u vùng tiền đình thanh quản không? dây thanh (màu sắc, có hạt không? khép có kín không?), xoang lê có sạch không?

Bằng ống soi Chevalier – Jackson (trực tiếp):

Với phương pháp này chúng ta nhìn rõ hơn vùng thanh quản.

Các bệnh thường gặp:

Viêm nề thanh quản.

Hạt xơ dây thanh.

Polyp dây thanh.

U (gặp trong ung thư thanh quản).

Bài viết Khám phát hiện bệnh vùng họng thanh quản đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/kham-phat-hien-benh-vung-hong-thanh-quan-4845/feed/ 0
Bệnh viêm thanh quản mạn tính https://benh.vn/benh-viem-thanh-quan-man-tinh-3698/ https://benh.vn/benh-viem-thanh-quan-man-tinh-3698/#respond Mon, 13 Feb 2017 04:41:28 +0000 http://benh2.vn/benh-viem-thanh-quan-man-tinh-3698/ Viêm thanh quản mạn tính không có triệu chứng chức năng gì khác ngoại trừ khàn tiếng kéo dài không có xu hướng tự khỏi và phụ thuộc vào quá trình viêm thông thường không đặc hiệu, có nghĩa là không kể đến bệnh nhân lao thanh quản, giang mai, nấm thanh quản.

Bài viết Bệnh viêm thanh quản mạn tính đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Viêm thanh quản mạn tính không có triệu chứng chức năng gì khác ngoại trừ khàn tiếng kéo dài không có xu hướng tự khỏi và phụ thuộc vào quá trình viêm thông thường không đặc hiệu, có nghĩa là không kể đến bệnh nhân lao thanh quản, giang mai, nấm thanh quản.

1. Nguyên nhân

–   Do phát âm: ca sĩ, giáo viên dễ bị viêm do thanh quản làm việc quá sức, phát âm không hợp với âm vực của mình.

–   Do đường hô hấp: hít phải hơi hoá chất, viêm mũi, viêm xoang mạn tính, uống rượu, hút thuốc.

–   Do thể địa: người bị bệnh gút, đái đường… có nhiều loại viêm thanh quản mạn tính nhưng có chung một triệu chứng là khàn tiếng.

2.Viêm thanh quản mạn tính xuất tiết

Thông thường là hậu quả của viêm thanh quản cấp tính tái diễn nhiều lần và sau mỗi một đợt viêm cấp tính lại khàn tiếng tăng.

2.1.Triệu chứng cơ năng

Tiếng nói không vang, bệnh nhân phải cố gắng mới nói to được và chóng mệt về sau tiếng nói rè và khàn, bệnh nhân luôn phải đằng hắng buổi sáng do tiết nhầy ở thanh quản nhiều, ngoài ra bệnh nhân hay có cảm giác ngứa, cay, khô rát trong thanh quản.

2.2.Triệu chứng thực thể

–   Tiết nhầy hay đọng ở điểm cố định ở 1/3 trước và 2/3 sau lúc bệnh nhân ho thì dịch nhầy đó sẽ rụng đi và tiếng nói được phục hồi trong trở lại.

–   Dây thanh cũng bị xung huyết ở mức độ nặng, hai dây thanh bị quá sản tròn như sợi dây thừng, niêm mạc mất bóng.

–   Các cơ căng hoặc cơ khép bị bán liệt.

2.3. Tiến triển

Bệnh kéo dài rất lâu, lúc tăng, lúc giảm nhưng không nguy hiểm.

2.4. Điều trị

–   Giải quyết ổ viêm nhiễm ở mũi, xoang, tránh những hơi hoá chất.

–   Tại chỗ: phun dung dịch kiềm, bôi Nitrat bạc vào dây thanh.

3. Viêm thanh quản quá phát

Viêm thanh quản quá phát mà người ta gọi là dày da voi có sự quá phát của biểu mô và lớp đệm dưới niêm mạc, tế bào trụ có lông chuyển biến thành tế bào lát.

3.1.Triệu chứng cơ năng

Giống như viêm thanh quản mạn tính xuất tiết thông thường: khàn tiếng, đằng hắng, rát họng khi nói nhiều.

3.2.Triệu chứng thực thể

–   Viêm thanh đai dày toả lan: thể này hay gặp loại thanh đai bị quá phát toàn bộ biến dạng tròn giống như sợi dây thừng màu đỏ.

–   Viêm thanh quản dày từng khoảng: trên dây thanh có những nốt sần đỏ, bờ dây thanh biến thành đường ngoằn ngoèo.

4. Viêm thanh quản nghề nghiệp

Những người sống bằng nghề phải nói nhiều: ca sĩ, dạy học… thường bị viêm thanh quản nghề nghiệp do làm việc quá độ hoặc nói gào suốt ngày, trong giai đoạn đầu bệnh nhân nói không to được, bệnh nhân ráng sức thì sẽ lạc gịọng chứ không to hơn được. Soi thấy thanh quản xung huyết, về sau bệnh diễn biến theo một trong hai thể sau:

–   Viêm thanh quản mạn tính quá phát.

–   Viêm thanh quản hạt: u xơ nhỏ mọc ở bờ tự do của dây thanh (hạt xơ dây thanh).

5. Bạch sản thanh quản hay papillome

5.1.Triệu chứng

–   Bệnh tích chủ yếu là sự quá sản của các gai nhú được lớp niêm mạc sừng hoá che phủ.

–   Soi thanh quản thấy dây thanh một bên hoặc cả 2 bên có phủ lớp trắng như vôi hoặc lớp gai lổn nhổn ngắn và trắng. Bệnh này có khả năng ung thư hoá cao.

5.2.Điều trị

Nên coi là một bệnh tiền ung thư và xử trí bằng phẫu thuật mở thanh quản và cắt dây thanh.

6. Viêm thanh quản teo

Viêm thanh quản teo thường xuất hiện sau một số bệnh ở mũi và xoang nhưng nguyên nhân chủ yếu là do trĩ mũi (ozen).

6.1.Triệu chứng

–   Bệnh nhân có cảm giác khô rát họng, tiếng nói khàn tăng vào buổi sáng thỉnh thoảng có ho cơn khạc ra vẩy vàng, xanh, hơi thở có mùi hôi, niêm mạc thanh quản đỏ, khô có nếp nhăn, tiết nhầy và vảy khô đọng ở mép liên phễu, dây thanh thường di động kém.

–   Bệnh diễn biến từng đợt ở phụ nữ sẽ giảm nhẹ trong thời kỳ thai nghén.

6.2.Điều trị

Phun dung dịch Beratnatri 10%. Chữa ozen mũi nếu có.

Bài viết Bệnh viêm thanh quản mạn tính đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-viem-thanh-quan-man-tinh-3698/feed/ 0