Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Fri, 30 Aug 2019 16:45:24 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Bệnh viêm tuyến giáp sinh mủ https://benh.vn/benh-viem-tuyen-giap-sinh-mu-6118/ https://benh.vn/benh-viem-tuyen-giap-sinh-mu-6118/#respond Tue, 04 Dec 2018 05:39:59 +0000 http://benh2.vn/benh-viem-tuyen-giap-sinh-mu-6118/ Bệnh viêm tuyến giáp sinh mủ - Tìm hiểu triệu chứng , xét nghiệm, điều trị

Bài viết Bệnh viêm tuyến giáp sinh mủ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bệnh viêm tuyến giáp sinh mủ – Tìm hiểu triệu chứng , xét nghiệm, điều trị

Là viêm tuyến giáp nhiễm trùng rất hiếm gặp do vi khuẩn (đặc biệt Streptococcus pyrogenes, Streptococcus aureus hoặc Streptococcus pneumoniae), do nấm hoặc ký sinh trùng gây ra.

Bình thường tuyến giáp được bảo vệ rất an toàn đối với vi khuẩn nhờ hệ thống mạch máu phong phú, lớp vỏ bọc dày, hệ thống hạch lympho và tuyến chứa nhiều iod, hydrogen peroxide.

Nguyên nhân :

Viêm tuyến giáp sinh mủ thường xảy ra khi có các yếu tố thuận lợi như có các bất thường bẩm sinh (còn ống giáp lưỡi, rò xoang lê), bệnh lý tuyến giáp có trước (ung thư tuyến giáp, viêm tuyến giáp Hashimoto, bướu đa nhân tuyến giáp), tuổi cao hoặc suy giảm miễn dịch.

Viêm tuyến giáp sinh mủ thường xuất phát từ các nhiễm khuẩn lân cận, qua đường máu, bạch huyết hoặc từ những ổ nhiễm khuẩn xa.

Triệu chứng:

Xảy ra rất cấp tính với sưng tấy, đỏ một bên vùng trước cổ. Tuyến giáp thường mềm, rất đau. Bệnh nhân thường sốt cao, có thể rét run, tình trạng nhiễm trùng. Hay gặp khó nuốt, khó nói.

Xét nghiệm:

Hội chứng viêm: bạch cầu tăng cao, máu lắng tăng cao.

Chức năng tuyến giáp thường bình thường tuy nhiên có thể gặp tình trạng cường hoặc suy giáp).

Đo độ tập trung I131: ổ nhiễm trùng thường biểu hiện là nhân lạnh trong khi phần nhu mô tuyến giáp lành có độ tập trung  I131  bình thường.

Chọc tổn thương: thấy dịch mủ, cấy có thể phân lập được vi khuẩn.

Điều trị:

Thường khỏi hoàn toàn không để lại di chứng nhưng có thể gây tử vong nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Nội khoa: Cần dùng kháng sinh thích hợp đường tĩnh mạch. Tốt nhất là dựa vào kháng sinh đồ. Khi chưa có kháng sinh đồ có thể lựa chọn kháng sinh nhạy cảm với vi khuẩn vùng khoang miệng như penicillin G liều cao, ampicillin…, có thể kết hợp với metronidazole hoặc clindamycin nếu nghi ngờ nhiễm khuẩn kỵ khí. Với các nhiễm khuẩn nặng, nhiễm khuẩn nghi ngờ xuất phát từ các ổ nhiễm khuẩn từ xa tới, cần lựa chọn các loại kháng sinh nhạy cảm với tụ cầu kháng kháng sinh, kháng sinh phổ rộng như cephalosporin thế hệ 3…

Khi ổ áp xe hoá mủ: cần dẫn lưu ổ áp xe.

Phẫu thuật loại bỏ đường rò trong trường hợp rò xoang lê vào tuyến giáp gây viêm tuyến giáp cấp.

Khoa Nội tiết – BV Bạch Mai

Bài viết Bệnh viêm tuyến giáp sinh mủ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-viem-tuyen-giap-sinh-mu-6118/feed/ 0
Bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto https://benh.vn/benh-viem-tuyen-giap-hashimoto-6119/ https://benh.vn/benh-viem-tuyen-giap-hashimoto-6119/#comments Tue, 10 Apr 2018 05:40:00 +0000 http://benh2.vn/benh-viem-tuyen-giap-hashimoto-6119/ Bệnh còn được gọi là viêm tuyến giáp tự miễn, viêm tuyến giáp lympho bào mạn tính. Viêm tuyến giáp mạn tính Hashimoto là nguyên nhân chính gây suy giáp.

Bài viết Bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bệnh còn được gọi là viêm tuyến giáp tự miễn, viêm tuyến giáp lympho bào mạn tính. Viêm tuyến giáp mạn tính Hashimoto là nguyên nhân chính gây suy giáp.

viêm tuyến giáp hashimoto

Là bệnh có tính chất tự miễn đặc trưng bởi sự lắng đọng các tế bào lympho và dạng tế bào Hurthle tại tuyến giáp. Bệnh có tính gia đình và có thể xuất hiện đồng thời với một số bệnh tự miễn khác như suy thượng thận mạn tính nguyên phát (Addison), đái tháo đường týp 1, suy sớm buồng trứng…

Bệnh hay gặp ở nữ (khoảng 90%), mọi lứa tuổi nhưng thường tập trung ở độ tuổi 30-50.

Triệu chứng

Bướu tuyến giáp: đa số có bướu giáp to, chắc, đối xứng và thường không đau. Khoảng 10% trường hợp tuyến giáp bị teo. Bướu to nhiều có thể chèn ép gây cảm giác nghẹn ở cổ, khó nuốt, nói khàn… tuy nhiên ít gặp. Viêm tuyến giáp lâu không được điều trị có thể khám thấy tuyến giáp to, rắn chắc, có khi cứng, bề mặt gồ ghề, có nhiều thuỳ. Tuyến giáp sờ không đau và không có hạch to vùng cổ.

Suy giáp: là triệu chứng thường gặp ở giai đoạn muộn với các biểu hiện như sợ lạnh, táo bón, mạch chậm. Nhiều trường hợp suy giáp nhẹ, biểu hiện chủ yếu ở các rối loạn trong xét nghiệm chức năng tuyến giáp. Nếu bệnh nhân đến khám sớm trong giai đoạn đầu có thể có triệu chứng nhiễm độc giáp nhưng thường nhẹ, thoáng qua.

Cận lâm sàng

– Hội chứng viêm: thường không có biểu hiện viêm.

– Thăm dò tuyến giáp.

– Xét nghiệm chức năng tuyến giáp: tuỳ theo mức độ tiến triển của viêm tuyến giáp, bệnh nhân có thể trong tình trạng cường giáp nhẹ, bình giáp nhưng thường là suy giáp rõ ràng: FT3, FT4 giảm, TSH tăng cao hoặc suy giáp cận lâm sàng với FT3, FT4 bình thường, TSH tăng.

– Kháng thể kháng tuyến giáp: tăng hiệu giá kháng thể kháng tuyến giáp Anti thyroid peroxidase (Anti-TPO) trong 90% các trường hợp, kháng thể kháng thyroglobulin tăng trong 20-50% các trường hợp viêm tuyến giáp Hashimoto.

– Siêu âm: tuyến giáp giảm âm, hình ảnh thay đổi tuỳ theo giai đoạn của bệnh.

– Đo độ tập trung I131: độ tập trung không đồng đều, không có ý nghĩa trong chẩn đoán.

– Tế bào học tuyến giáp: cần thực hiện trong trường hợp viêm tuyến giáp Hashimoto có nhân trong tuyến để loại trừ lymphoma hoặc ung thư tuyến giáp.

Điều trị

– Không chỉ định điều trị corticoid vì không có tác dụng lên tiến triển của bệnh.

– Suy giáp rõ: điều trị thay thế bằng levothyroxine liều từ 50-100 µg/ngày (xem thêm điều trị suy giáp).

– Suy giáp cận lâm sàng: có nhiều ý kiến khác nhau, thường bắt đầu điều trị levothyroxine khi TSH > 10 µu/ml.

Xem thêm: Bệnh suy tuyến giáp

Khoa Nội tiết – BV Bạch Mai

Bài viết Bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-viem-tuyen-giap-hashimoto-6119/feed/ 3
Bệnh viêm tuyến giáp thầm lặng https://benh.vn/benh-viem-tuyen-giap-tham-lang-6121/ https://benh.vn/benh-viem-tuyen-giap-tham-lang-6121/#respond Wed, 28 Sep 2016 05:40:02 +0000 http://benh2.vn/benh-viem-tuyen-giap-tham-lang-6121/ Biểu hiện bệnh viêm tuyến giáp thầm lặng giống như bệnh viêm tuyến giáp sau sinh nhưng xảy ra không liên quan đến sinh đẻ. Gặp ở 1% các trường hợp nhiễm độc giáp. Tỷ lệ gặp ở nữ gấp 4 lần nam giới và nguy cơ mắc cao hơn ở những vùng thiếu iod.

Bài viết Bệnh viêm tuyến giáp thầm lặng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Biểu hiện bệnh viêm tuyến giáp thầm lặng giống như bệnh viêm tuyến giáp sau sinh nhưng xảy ra không liên quan đến sinh đẻ. Gặp ở 1% các trường hợp nhiễm độc giáp. Tỷ lệ gặp ở nữ gấp 4 lần nam giới và nguy cơ mắc cao hơn ở những vùng thiếu iod.

Triệu chứng:

Bướu giáp gặp ở 50% BN: bướu thường to nhẹ, lan tỏa, mật độ chắc.

Triệu chứng nhiễm độc giáp ở mức độ trung bình kéo dài 3-4 tháng, sau đó là giai đoạn suy giáp rồi trở về bình giáp. Khoảng 20% bệnh nhân trở thành suy giáp mạn tính.

Xét nghiệm:

Anti-TPO và antithyroglobulin tăng trong 50% các trường hợp. TRAb thường không tăng.

Độ tập trung I131 thấp.

Chẩn đoán phân biệt: trong giai đoạn cường giáp cần chẩn đoán phân biệt với Basedow để tránh chỉ định điều trị không phù hợp bằng kháng giáp trạng tổng hợp.

Điều trị:

Nếu triệu chứng nhiễm độc giáp không rõ không cần điều trị. Nếu triệu chứng rõ: điều trị giảm triệu chứng bằng chẹn β giao cảm.

Giai đoạn suy giáp: thường không cần điều trị. Nếu pha suy giáp kéo dài, triệu chứng suy giáp rõ nên điều trị bằng levothyroxine và nên ngừng sau 6-9 tháng để đánh giá lại tình trạng tuyến giáp.

Khoa Nội tiết – BV Bạch Mai

Bài viết Bệnh viêm tuyến giáp thầm lặng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-viem-tuyen-giap-tham-lang-6121/feed/ 0