Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Thu, 17 Aug 2023 08:27:56 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Bệnh viêm xoang ở trẻ nhỏ, dấu hiệu và những lưu ý khi điều trị https://benh.vn/benh-viem-xoang-o-tre-nho-dau-hieu-va-nhung-luu-y-khi-dieu-tri-5272/ https://benh.vn/benh-viem-xoang-o-tre-nho-dau-hieu-va-nhung-luu-y-khi-dieu-tri-5272/#respond Wed, 09 Aug 2023 14:20:40 +0000 http://benh2.vn/benh-viem-xoang-o-tre-nho-dau-hieu-va-nhung-luu-y-khi-dieu-tri-5272/ Viêm xoang là tình trạng viêm niêm mạc các xoang cạnh mũi, được coi như một biến chứng của viêm đường hô hấp trên. Với các bé thường bị viêm mũi với các triệu chứng: hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi… nếu không chữa kịp thời, dứt điểm bệnh sẽ tiến triển thành viêm xoang khiến bé đau, khó chịu, ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ và sinh hoạt. Vậy làm sao để biết trẻ có bị viêm xoang hay không? Và phải làm gì khi trẻ bị viêm xoang?

Bài viết Bệnh viêm xoang ở trẻ nhỏ, dấu hiệu và những lưu ý khi điều trị đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Viêm xoang ở trẻ em là tình trạng viêm niêm mạc các xoang cạnh mũi. Đây là một biến chứng của viêm đường hô hấp trên. Bệnh có biểu hiện như hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi, cần điều trị sớm, dứt điểm. Vậy làm sao để biết trẻ có bị viêm xoang hay không? Và phải làm gì khi trẻ bị viêm xoang?

Viêm xoang

Trẻ thường bị viêm xoang ở hai khu vực xoang sàng và xoang hàm nhất

Viêm xoang là gì?

Xoang là một hệ thống rỗng ở người lớn, bao gồm các xoang hàm, xoang trán, xoang sàng và xoang bướm. Ở bé khi mới sinh ra thì đã có sẵn xoang hàm (nằm phía sau má) và xoang sàng (nằm giữa 2 hố mắt) nên bé thường bị viêm xoang ở 2 khu vực này nhất. Càng lớn lên, các xoang khác mới phát triển dần.

Nguyên nhân gây viêm xoang

Nguyên nhân gây viêm xoang chủ yếu là do hiện tượng viêm nhiễm trùng (vi khuẩn, virus) ngược dòng từ họng, mũi, phế quản… đi lên. Vì thế, nếu bé thường xuyên bị viêm mũi, viêm họng còn gọi là viêm hô hấp trên mà không được điều trị đúng thì rất dễ dẫn đến viêm xoang.

Dấu hiệu nhận biết khi trẻ bị viêm xoang:

Triệu chứng trẻ bị viêm đường hô hấp trên là: Sốt, ho, sổ mũi, quấy khóc. Các triệu chứng này thường giảm và tự khỏi sau 5 – 7 ngày.

Khi những triệu chứng trên kéo dài hơn hoặc diễn tiến nặng hơn với những biểu hiện dưới đây thì rất có khả năng bé đã bị viêm xoang cấp tính:

“Cảm cúm” kéo dài 10 – 14 ngày có thể kèm sốt hoặc không.

Bé có dấu hiệu viêm hô hấp kèm theo sốt 4 ngày liên tục.

Sổ mũi đục, xanh hoặc vàng.

Chảy mũi sau đôi khi dẫn đến đau họng, ho, khạc đờm, khò khè, khó thở, nôn, buồn nôn.

Quấy khóc, mệt mỏi.

Sưng quanh mắt.

Ngoài ra, cũng cần chú ý các biểu hiện khi bé ho, sốt nhẹ, chảy mũi nước, đau đầu và nghẹt mũi kéo dài hơn 2 tuần mà chưa được khám bệnh hoặc điều trị chưa dứt điểm; hoặc bé thường xuyên mắc bệnh hô hấp tái phát nhiều lần trong một năm thì có nguy cơ cao bé đã mắc viêm xoang mạn tính. Mẹ cần đưa bé đi khám và điều trị sớm.

Khi thấy các triệu chứng trên thì mẹ cần đưa bé đến bác sĩ thăm khám càng sớm càng tốt nhất là với các bé dưới 6 tuổi để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời. Không tự ý cho bé dùng kháng sinh khi không có chỉ định của bác sĩ.

Viêm hô hấp, sưng quanh mắt, cảm cúm kéo dài, đau họng, khó thở… là những dấu hiệu viêm xoang cấp tính

Có nên cho trẻ chụp X- Quang để chẩn đoán viêm xoang?

– Với các bé dưới 6 tuổi nên hạn chế chụp X-Quang. Hầu hết, các bác sĩ sẽ dựa vào những triệu chứng lâm sàn kết hợp cùng các động tác soi đèn để khám tai, mũi, họng, ấn một số điểm trên mặt người bệnh để xác định điểm đau, sưng tấy…

– Ngoài ra, khi cần thiết, bác sĩ có thể nội soi bằng dụng cụ chuyên khoa đặc biệt để nhìn được vào trong hốc mũi, các hốc rỗng của xoang, bác sĩ cũng có thể chỉ định làm một số xét nghiệm như cấy mủ, chất nhầy của xoang để tìm vi khuẩn để có thể kết luận chính xác.

– Trừ một số trường hợp thật đặc biệt, bệnh diễn tiến nặng hoặc khó chẩn đoán, bác sĩ mới yêu cầu chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp X – Quang để nắm rõ về tình trạng các xoang của bé và các vị trí tổn thương cụ thể của xoang

Lưu ý khi điều trị viêm xoang cho trẻ

– Khi điều trị viêm xoang cho bé mẹ cần chú ý trong quá trình dùng thuốc cần kết hợp dùng nước muối sinh lý để rửa mũi và xì sạch những cặn bẩn trong đường hô hấp của bé đi.

– Nên cho bé uống nhiều nước và ăn nhiều các loại hoa quả chứa vitamin A, C.

– Ngoài ra, giai đoạn đầu khi điều trị có nguy cơ bị “công thuốc” tuỳ theo cơ địa của từng bé, các triệu chứng có thể nặng lên ở một số bé. Nhưng qua giai đoạn này, các triệu chứng sẽ giảm dần và hết hẳn vì thế các mẹ không nên quá lo lắng mà cần thực hiện đúng chỉ định của bác sĩ.

– Cũng không nên tự ý cho bé sử dụng các thuốc chống sung huyết mũi dạng phun sương hoặc thuốc chống nghẹt mũi mà không có sự chỉ định của bác sĩ vì có thể ảnh hưởng đến huyết áp, tim mạch hay gây chảy mũi bù trừ hoặc khô mũi quá mức cho bé.

Làm gì để ngăn ngừa bệnh viêm xoang trẻ em?

Giữ môi trường sống trong lành, tập cho trẻ thói quen rửa tay khi bị cúm là những cách đơn giản ngăn ngừa bệnh viêm xoang

– Cách đơn giản là thay đổi lối sống hoặc môi trường trong nhà để giảm nguy cơ mắc bệnh viêm xoang ở trẻ.

– Vào mùa lạnh, khi không khí trở lạnh, hãy sử dụng máy giữ độ ẩm không khí để duy trì độ ẩm trong nhà khoảng 45-50%. Nên thường xuyên làm sạch máy giữ ẩm.

– Bệnh viêm xoang không lây nhiễm mạnh, nhưng khi trời trở lạnh, nó có thể dễ dàng lây lan, đặc biệt giữa các thành viên trong gia đình hay nhóm bạn bè. Cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa mầm bệnh lây lan là hãy dạy cho trẻ nên thường xuyên rửa sạch tay, đặc biệt khi trẻ đang bị cảm.

Lời kết

Các bệnh hô hấp luôn là những căn bệnh phổ biến và gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ khiến cho các gia đình lo lắng. Tạo môi trường sống trong lành và xây dựng một lối sống khỏe mạnh trong gia đình là một cách đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh viêm xoang ở trẻ.

Benh.vn

Bài viết Bệnh viêm xoang ở trẻ nhỏ, dấu hiệu và những lưu ý khi điều trị đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-viem-xoang-o-tre-nho-dau-hieu-va-nhung-luu-y-khi-dieu-tri-5272/feed/ 0
Biến chứng từ viêm xoang: Bé trai 16 tháng xuýt phải múc bỏ mắt https://benh.vn/bien-chung-tu-viem-xoang-be-trai-16-thang-xuyt-phai-muc-bo-mat-9828/ https://benh.vn/bien-chung-tu-viem-xoang-be-trai-16-thang-xuyt-phai-muc-bo-mat-9828/#respond Sun, 14 Aug 2016 07:23:44 +0000 http://benh2.vn/bien-chung-tu-viem-xoang-be-trai-16-thang-xuyt-phai-muc-bo-mat-9828/ Do chủ quan, không điều trị dứt điểm bệnh viêm xoang cho bé trai 16 tháng tuổi, cha mẹ em đã xuýt phải trả giá khi mắt bé sưng phù, mưng mủ nguy cơ phải múc bỏ mắt và biến chứng dẫn đến tử vong...

Bài viết Biến chứng từ viêm xoang: Bé trai 16 tháng xuýt phải múc bỏ mắt đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Do chủ quan, không điều trị dứt điểm bệnh viêm xoang cho bé trai 16 tháng tuổi, cha mẹ em đã xuýt phải trả giá khi mắt bé sưng phù, mưng mủ nguy cơ phải múc bỏ mắt và biến chứng dẫn đến tử vong…

Phẫu thuật thành công cho bé 16 tháng tuổi bị biến chứng từ viêm xoang

Ngày 11-8, BS Nguyễn Minh Hảo Hớn, khoa Viêm xoang, BV Tai Mũi Họng TP.HCM, cho biết BV vừa phẫu thuật thành công cho một bệnh nhi 16 tháng tuổi bị viêm xoang biến chứng khá hy hữu.

Cha mẹ bệnh nhi cho biết, trước đó thấy con có dấu hiệu sưng ở mắt nên gia đình đã chuyển con vào bệnh viện Mắt TP.HCM thăm khám. Sau một thời gian, các BS tư vấn nên chuyển bé sang bệnh viện Tai – Mũi –Họng TP.HCM do nghi bệnh lý do viêm xoang ổ mắt gây mắt bé sưng nề, mưng mủ.

Dựa vào các triệu chứng viêm xoang tái đi tái lại và diễn tiến ngày càng xấu đi vài tháng trước, thêm vào đó là tình trạng sưng, phù nề dữ dội, các BS đã tiến hành cho bệnh nhi chụp CT và phát hiện một ổ áp xe mắt. Qua đó các BS kết luận bé bị biến chứng ổ mắt do viêm xoang, công thức máu tăng mức báo động.

BS Hớn hồi hộp kể lại “Trước tình hình của bệnh nhân, BV quyết định mổ cấp cứu ngay trong ngày vì nếu kéo dài mắt bé có thể bị mù hoặc nhiễm trùng huyết tử vong. Tuy nhiên, bệnh nhi lại còn quá nhỏ nên ekip BS đứng trước nhiều thách thức như gây mê khó, thao tác kỹ thuật khó. Vì vậy trong quá trình phẫu thuật, các BS đã tiến hành mở xoang, dẫn lưu mủ ra ngoài, tránh tổn thương nhiều cơ quan khác, nhất là mắt”.

Bệnh nhi đã hồi phục, thị lực mắt bình thường, không còn sưng đau

Chia sẻ của bác sĩ

BS Trần Phan Chung Thủy, Giám đốc bệnh viện Tai-Mũi-Họng cho biết đây là ca mổ cho em bé nhỏ tuổi nhất bị biến chứng ổ mắt do viêm xoang trong 10 năm qua tại BV Tai Mũi Họng và cũng là trường hợp nặng nhất. Hiện, mắt bệnh nhi đã bình thường, thị lực tốt, không ảnh hưởng và không còn sưng đau như trước.

Qua đó các bác sĩ khuyến cáo các bậc phụ huynh, nếu có con nhỏ mắc xoang phải điều trị cho bé dứt điểm. Nếu gặp biến chứng như trên không dẫn lưu mủ kịp thời trong vòng 24-48 tiếng, bé có thể bị mù nhiễm trùng huyết và đe dọa tử vong.

Cẩm nang y học Benh.vn (Theo 24h.com.vn)

Bài viết Biến chứng từ viêm xoang: Bé trai 16 tháng xuýt phải múc bỏ mắt đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/bien-chung-tu-viem-xoang-be-trai-16-thang-xuyt-phai-muc-bo-mat-9828/feed/ 0
Bệnh viêm nhóm xoang trước cấp tính https://benh.vn/benh-viem-nhom-xoang-truoc-cap-tinh-3601/ https://benh.vn/benh-viem-nhom-xoang-truoc-cap-tinh-3601/#respond Sun, 16 Aug 2015 04:39:35 +0000 http://benh2.vn/benh-viem-nhom-xoang-truoc-cap-tinh-3601/ Viêm xoang cấp tính là viêm niêm mạc xoang cấp tính. Thông thường một xoang bị viêm, có khi cả hai bên, hoặc lan ra ra cả xoang sàng, xoang trán, xoang bướm tạo thành viêm đa xoang.

Bài viết Bệnh viêm nhóm xoang trước cấp tính đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Viêm xoang cấp tính là viêm niêm mạc xoang cấp tính. Thông thường một xoang bị viêm, có khi cả hai bên, hoặc lan ra ra cả xoang sàng, xoang trán, xoang bướm tạo thành viêm đa xoang.

1. Nguyên nhân.

–   Nhiễm khuẩn do viêm mũi hay viêm họng cấp tính, hoặc sau các bệnh nhiễm khuẩn lây qua đường hô hấp, nhiễm khuẩn do răng.

–   Các kích thích lý, hoá các hơi khí hoá chất độc, độ ẩm cao cũng là nguyên nhân gây viêm xoang cấp tính.

–   Chấn thương do hoả khí, cơ học hay áp lực gây xuất huyết, phù nề, thương tổn niêm mạc và thành xoang.

–   Các yếu tố tại chỗ như: dị hình vách ngăn hay nhét mèche mũi lâu ngày làm ứ tắc dịch tiết trong xoang.

–   Các yếu tố toàn thân như suy nhược, đái đường…

2. Triệu chứng.

Toàn thân: thường chỉ thấy mệt mỏi, sốt nhẹ nhưng cũng có trường hợp thường ở trẻ em có sốt cao, thể trạng nhiễm khuẩn rõ.

2.1. Triệu chứng cơ năng.

–   Đau: Đau vùng mặt là dấu hiệu chính, thường đau về sáng do đêm bị ứ đọng xuất tiết, đau thành từng cơn gây nhức đầu. Đau nhức nhất là vùng quanh mắt, đau thành cơn, đau theo nhịp đập. Ấn đau ở phía dưới ổ mắt, cơn đau có chu kỳ, đúng khoảng thời gian nhất định trong ngày thường đau vào lúc từ 8 đến 11 h.

–   Ngạt tắc mũi: tùy theo tình trạng viêm, ngạt tắc mũi 1 hay cả 2 bên, mức độ vừa nhẹ, từng lúc hay tắc mũi liên tục gây mất ngửi, ngạt nhiều bên đau, ngạt tăng về ban đêm.

–   Chảy mũi: chảy mũi vàng đục làm hoen bẩn khăn tay, có mũi hôi. Đôi khi xì mạnh thường gây đau và lẫn tia máu.

2.2. Triệu chứng thực thể.

–   Soi mũi: Khám mũi thấy niêm mạc mũi nề đỏ, cuốn dưới cương to, đặt bông thấm Ephedrine 1% còn co hồi lại tốt. Cuốn giữa nề, cần lưu ý quan sát khe giữa thấy có mủ đọng bám.

Trường hợp viêm xoang do răng số 5, 6,7 hàm trên, thấy bị áp xe quanh răng đau, răng đau nhức theo nhịp đập, lợi quanh đó bị viêm, mủ chảy từ xoang ra rất thối.

–   Khi ấn ngón tay ở mặt trước xoang gây đau: cụ thể ấn vùng hố nanh tương ứng với xoang hàm. Điểm Grund-wald ấn góc trên trong hốc mắt với xoang sàng và điểm Ewing ấn đầu trên trong lông mày với xoang trán.

3. Chẩn đoán: Dựa vào các triệu chứng.

–   Cơ năng.

–   Thực thể.

–   Soi bóng mờ (xem cách thăm khám) có thể thấy xoang bị mờ đục hay có ngấn mủ ứ đọng.

–   X-quang: trên phim Blondeau thấy xoang bị mờ đều, mờ đặc hay có vùng đặc phía dưới.

4. Tiến triển.

–    Viêm nhóm xoang trước cấp tính có thể tự khỏi nếu loại trừ nguyên nhân và dẫn lưu tốt tránh ứ đọng trong xoang.

–   Thường dễ chuyển thành viêm xoang mạn tính.

–   Có thể ảnh hưởng đến mắt gây viêm màng tiếp hợp, tới đường hô hấp gây viêm khí phế quản.

5. Điều trị.

–   Nghỉ ngơi, tránh các yếu tố kích thích.

–   Đảm bảo dẫn lưu tốt mũi xoang, rỏ mũi để đảm bảo thông thoáng, xì mũi hoặc hút để tránh ứ đọng.

–   Tại chỗ: xông hơi nóng với các tinh dầu thơm, khí dung với kháng sinh và corticoid.

–   Toàn thân: dùng kháng sinh nếu có sốt cao, nhiễm khuẩn rõ. Uống hoặc tiêm trong 5 – 7 ngày và cho thêm vitamin C.

–   Chỉ chọc rửa xoang hàm khi đã giảm viêm nhiễm (hết sốt, bạch cầu trong máu trở lại bình thường).

–   Trường hợp do răng, cần nhổ và chữa răng.

Bài viết Bệnh viêm nhóm xoang trước cấp tính đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-viem-nhom-xoang-truoc-cap-tinh-3601/feed/ 0