Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Sat, 06 Apr 2024 13:16:02 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Biểu hiện khớp trong các bệnh tự miễn https://benh.vn/bieu-hien-khop-trong-cac-benh-tu-mien-2486/ https://benh.vn/bieu-hien-khop-trong-cac-benh-tu-mien-2486/#respond Thu, 04 Apr 2024 04:15:01 +0000 http://benh2.vn/bieu-hien-khop-trong-cac-benh-tu-mien-2486/ Trả lời câu hỏi của bạn đọc: "Tôi năm nay 34 tuổi, bị sưng và đau các khớp ở bàn tay, bàn  chân cả 2 bên kèm theo hay bị loét ở miệng, có những ban đỏ ở 2 bên má, cạnh mũi. Tôi gầy 4 kg trong 2 tháng và rất mệt, thỉnh thoảng thấy gai rét. Có người nói tôi bị bệnh tự miễn. Xin bác sĩ cho biết có phải tôi bị bệnh đó không và điều trị như thế nào?" Cùng lắng nghe ý kiến chuyên gia.

Bài viết Biểu hiện khớp trong các bệnh tự miễn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Trả lời câu hỏi của bạn đọc: “Tôi năm nay 34 tuổi, bị sưng và đau các khớp ở bàn tay, bàn  chân cả 2 bên kèm theo hay bị loét ở miệng, có những ban đỏ ở 2 bên má, cạnh mũi. Tôi gầy 4 kg trong 2 tháng và rất mệt, thỉnh thoảng thấy gai rét. Có người nói tôi bị bệnh tự miễn. Xin bác sĩ cho biết có phải tôi bị bệnh đó không và điều trị như thế nào?” Cùng lắng nghe ý kiến chuyên gia.

Trả lời:

Theo thư bạn chúng tôi nghĩ đúng là bạn có thể bị mắc bệnh luput ban đỏ hệ thống, một bệnh trong nhóm bệnh tự miễn đấy.

Tìm hiểu về bệnh tự miễn

Bệnh tự miễn dịch là những bệnh mà những tổn thương bệnh lý gây ra do sự đáp ứng miễn dịch chống lại các tổ chức, cơ quan của bản thân mình. Nói cách khác là trong cơ thể người bệnh xuất hiện những tự kháng thể chống lại các thành phần của các bộ phận trong cơ thể gây nên tổn thương ở các bộ phận đó.

Ngoài bệnh luput ban đỏ hệ thống, các bệnh khác trong nhóm này bao gồm: xơ cứng bì toàn thể, viêm da và cơ hay viêm đa cơ, viêm nút quanh động mạch. Các bệnh này có những đặc điểm chung là có tổn thương ở rất nhiều cơ quan, tổ chức trong cơ thể.

Nguyên nhân trực tiếp gây bệnh cho đến nay vẫn chưa rõ ràng. Một số giả thuyết cho rằng là có một quá trình nhiễm khuẩn tiềm tàng (vi khuẩn, virut) tác động trên một cơ địa nhất định: bệnh thường xảy ra ở phụ nữ trẻ, trung niên, một số trường hợp bệnh có tính chất gia đình. Trong nhóm bệnh tự miễn (còn gọi là bệnh hệ thống) thì bệnh Luput ban đỏ hệ thống là bệnh hay gặp nhất, có biểu hiện vô cùng đa dạng và có thể nhầm với rất nhiều bệnh khác nhau thuộc các chuyên khoa khác nhau. Những biểu hiện cơ xương khớp rất phong phú từ đau mỏi khớp, đau xương đến viêm khớp, tràn dịch khớp, hoại tử xương…

Biểu hiện bệnh

Viêm khớp có đặc điểm gần giống như bệnh viêm khớp dạng thấp như viêm các khớp nhỏ và nhỡ ở bàn tay, bàn chân, viêm khớp mang tính chất đối xứng 2 bên…Nhưng bệnh có đặc điểm khác là hầu như không có tổn thương bào mòn đầu  xương, dính khớp trên phim Xquang như trong bệnh viêm khớp dạng thấp.

Ngoài các biểu hiện ở khớp, bệnh nhân còn có nhiều triệu chứng của các cơ quan bộ phận khác như tổn thương ở da, niêm mạc (ban cánh bướm ở mặt, ban dạng dạng đĩa ở thân mình, loét niêm mạc miệng mũi, tăng nhạy cảm của da với ánh sáng); tổn thương tim và phổi (tràn dịch màng tim, rối  loạn nhịp, tràn dịch màng phổi, xơ phổi); tổn thương thận (protêin niệu, hội chứng thận hư, suy thận); tổn thương tâm thần, thần kinh; tổn thuơng cơ quan tạo máu (giảm một hay 3 dòng tế bào máu)…Trong bệnh xơ cứng bì toàn thể, ngoài viêm khớp nhỏ và nhỡ còn có các tổn thương xơ cứng da và tổ chức dưới da, co thắt mạch đầu chi (hội chứng Raynaud), nuốt nghẹn, xơ phổi…

Các bệnh khác trong nhóm như viêm đa cơ và da và cơ, viêm nút quanh động mạch ít gặp hơn hai bệnh kể  trên. Ngoài các xét nghiệm thường qui, người ta phải tiến hành các xét nghiệm về miễn dịch để tìm các kháng thể kháng nhân, kháng histon…

Tiến triển

Rất ít trường hợp bệnh khỏi hẳn. Đa số là bệnh có thể thuyên giảm và ổn định khi tuân thủ tốt chế độ điều trị và phối hợp tốt giữa thày thuốc và bệnh nhân. Nếu không điều trị tốt bệnh nặng dần khi tổn thương các cơ quan quan trọng như thận, não, tim, thần kinh …

Điều trị

Các thuốc có tác dụng ổn định bệnh là các thuốc ức chế miễn dịch như corticoid, cyclophosphamide, methotrexate; thuốc chống sốt rét tổng hợp, thuốc điều trị triệu chứng như thuốc giảm đau, nâng cao thể trạng…Các thuốc phải dùng kéo dài, có thể suốt đời nên phải có sự hợp tác thật tốt giữa thầy thuốc và bệnh nhân để điều chỉnh thuốc cho thích hợp.

Ngoài dùng thuốc điều trị, người bệnh cần được nghỉ ngơi hợp lý, làm việc nhẹ nhàng, dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý, bổ sung chất khoáng và sinh tố. Tăng cường vệ sinh răng miệng và phòng các nhiễm trùng răng miệng.

Với các bệnh nhân có nhậy cảm da với ánh sáng thì phải đội mũ, đi găng, đeo kính, mặc  các quần áo bằng chất liệu chống nắng, dùng các loại kem chống nắng khi buộc phải ra ngoài. Về sức khoẻ sinh sản, các bác sĩ thường khuyên người bệnh chỉ có thể mang thai khi trong 6 tháng trước không có các đợt tiến triển bệnh.Vì bệnh có xu hướng nặng lên khi mang thai do đó khi có thai cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các thầy thuốc chuyên khoa.

TS. Đào Hùng Hạnh (Bệnh viện Bạch Mai)

Bài viết Biểu hiện khớp trong các bệnh tự miễn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/bieu-hien-khop-trong-cac-benh-tu-mien-2486/feed/ 0
Bệnh viêm quanh khớp vai https://benh.vn/benh-viem-quanh-khop-vai-4133/ https://benh.vn/benh-viem-quanh-khop-vai-4133/#respond Fri, 29 Jul 2022 04:50:20 +0000 http://benh2.vn/benh-viem-quanh-khop-vai-4133/ Bệnh viêm quanh khớp vai gây đau khớp làm hạn chế vận động, không nhấc, nâng cao cánh tay, không quàng tay ra sau lưng được. Bệnh viêm quanh khớp vai - chẩn đoán và điều trị

Bài viết Bệnh viêm quanh khớp vai đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Viêm quanh khớp vai là thuật ngữ dùng chung cho bệnh lý của các cấu trúc phần mềm cạnh khớp vai: gân, túi thanh dịch, bao khớp; không bao gồm các bệnh lý có tổn thương đầu xương, sụn khớp và mạng hoạt dịch như viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm khớp dạng thấp… Tổn thương hay gặp nhất là gân cơ trên gai và bó dài gân nhị đầu cánh tay.

Tổng quan về viêm quanh khớp vai

Viêm quanh khớp vai không phải chỉ có 1 thể bệnh trên lâm sàng mà có biểu hiện ở nhiều thể dạng khác nhau tùy theo biểu hiện thực tế và cũng sẽ có nhiều nguyên nhân khác nhau.

Các thể lâm sàng của viêm quanh khớp vai

Theo Welfling (1981) có 4 thể lâm sàng của viêm quanh khớp vai:

  • Thể đau vai đơn thuần (thường do bệnh lý gân)
  • Thể đau vai cấp (do lắng đọng tinh thể)
  • Thể giả liệt khớp vai (do đứt các gân)
  • Thể đông cứng khớp vai (do viêm dính bao hoạt dịch)

Trên thực thể lâm sàng các thể trên có thể xen lẫn với nhau.

Viêm quanh khớp vai là bệnh khá thường gặp và gây ảnh hưởng nhiều nhất đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Nguyên nhân gây viêm quanh khớp vai

Viêm quanh khớp vai có thể xuất phát từ bệnh lý, chấn thương hoặc do yếu tố thoái hóa do tuổi tác.

Nguyên nhân chủ yếu là:  chấn thương, vì chấn thương kéo dài, thoái hóa

Chẩn đoán viêm quanh khớp vai

Tùy theo thể bệnh viêm quanh khớp vai có phương pháp chẩn đoán khác nhau căn cứ theo triệu chứng lâm sàng, phim chụp và các xét nghiệm cận lâm sàng khác.

1. Viêm quanh khớp vai thể đau khớp vai đơn thuần

Nguyên nhân:  viêm các gân vùng khớp vai: đầu dài gân nhị đầu, các gân củ mũ cơ quay (gân cơ trên gai, dưới gai, cơ vai và cơ tròn nhỏ). Trong đó viêm gân trên gai và đầu dài gân nhì đầu hay gặp nhất.

Triệu chứng lâm sàng:

  • Thường gặp ở người trẻ chơi thể thao, hoặc người trên 50 tuổi.
  • Có thể đau khớp vai tự nhiên, song thường do vận động khớp vai quá mức, hoặc sau những vi chấn thương liên tiếp ở khớp vai. Đau kiểu cơ học, tăng khi làm một số động tác cử động vai, có thể đau tăng về đêm. Bệnh nhân khó nằm nghiêng, khi nằm tỳ vào vai đau tăng, đôi khi đau lan xuống cánh tay, cẳng tay.
  • Khám không thấy hạn chế vận động chủ động và thụ động, không giảm cơ lực.

Triệu chứng cận lâm sàng.

  • Hình ảnh X quang khớp vai bình thường, đôi khi thấy hình ảnh calci hóa tại gân.
  • Siêu âm khớp vai phát hiện tổn thương gân.

2. Viêm quanh khớp vai thể đau vai cấp

Nguyên nhân: viêm túi thanh mạc do vi tinh thể (hydroxy-apatite), gây nên bởi sự calci hóa mũ các gân cơ quay và sự di chuyển của các calci hóa này vào túi thanh mạc dưới mỏm cùng cơ Delta.

Triệu chứng lâm sàng:

  • Đau vai xuất hiện đột ngột với các tính chất dữ dội, đau gây mất ngủ, đau lan toàn bộ vai, lan lên cổ, lan xuống tay, đôi khi xuống tận bàn tay. Bệnh nhân mất vận động khớp vai hoàn toàn.
  • Khám khớp vai: khớp vai sưng, nóng. Có thể thấy khối sưng ở trước cánh tay tương ứng với túi thanh mạc bị viêm. Đôi khi có sốt nhẹ.

Cận lâm sàng

  • Xquang khớp vai: thường thấy hình ảnh calci hóa
  • Siêu âm khớp vai có thể thấy hình ảnh calci hóa ở gân hoặc phát hiện có dịch trong bao thanh dịch dưới mỏm cùng vai.

3. Viêm quanh khớp vai thể giả liệt khớp vai

Nguyên nhân: do đứt đột ngột cấp tính bó dài gân nhị đầu hoặc đứt các gân mũ cơ quay khiến cơ delta không hoạt động được.

Triệu chứng lâm sàng

  • Đau khớp vai dữ dội kèm theo tiếng kêu răng rắc, có thể xuất hiện đám bầm tím ở phần trước trên cánh tay sau đó vài ngày. Đau kết hợp với hạn chế vận động rõ rệt. Đau khớp vai có thể hết song không làm phục hồi khả năng vận động.
  • Khám khớp vai: bệnh nhân mất động tác nâng vai chủ động, trong khi vận động thụ động hoàn toàn bình thường, không có các dấu hiệu thần kinh. Nếu đứt bó dài gân nhị đầu khám thấy khối cơ cuộn tròn mặt trước cánh tay khi làm động tác gấp cẳng tay.

Cận lâm sàng

  • Chụp Xquang khớp vai cản quang phát hiện đứt các gân mũ cơ quay
  • Siêu âm khớp vai phát hiện đứt gân nhị đầu hoặc gân trên gai.

4. Viêm quanh khớp vai Thể đông cứng khớp vai

Nguyên nhân: co thắt bao khớp, bao khớp dày, dẫn đến giảm vận động khớp vai.

Triệu chứng lâm sàng

  • Đau khớp vai kiểu cơ học, đôi khi đau về đêm. Sau vài tuần đau giảm dần nhưng vai cứng lại
  • Khám khớp vai: bệnh nhân hạn chế vận động khớp vai mọi động tác cả động tác chủ động và thụ động.

Cận lâm sàng.

  • X quang: chụp khớp vai với thuốc cản quang thấy khoang khớp bị thu hẹp.
  • Siêu âm khớp vai thấy hình ảnh dày bao khớp.

Chẩn đoán phân biệt viêm quanh khớp vai

Viêm quanh khớp vai cần được chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý khác cũng có đau khớp vai và hoặc kèm theo hạn chế vận động như: đau thắt ngực, u phổi, hoại tử vô khuẩn đầu xương cánh tay, viêm mủ khớp vai, viêm khớp vai do lao, viêm khớp vai trong các bệnh khớp viêm mạn tính như: viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp vẩy nến …

Điều trị viêm quanh khớp vai

Việc điều trị viêm quanh khớp vai có thể tiến hành dùng thuốc, vật lý trị liệu, phẫu thuật. Tùy theo từng thể bệnh, mức độ bệnh mà có biện pháp điều trị phù hợp.

Điều trị viêm quanh khớp vai bằng nội khoa

Thuốc giảm đau thông thường. Sử dụng thuốc theo bậc thang của Tổ chức Y tế thế giới. Chọn một trong các thuốc sau:

  • Floctafenine (Idarac), acetaminophen (paracetamon, dolodon, tylenol…)
  • Acetaminophen kết hợp với codein (effralgan – codein), acetaminophen kết hợp với tramadol (ultracet)

Thuốc chống viêm không steroid chỉ định một trong các thuốc sau: Diclofenac (voltaren…), piroxicam (felden, brexin…), meloxicam (mobic…) celecoxib (celebrex …), etoricoxib (acoxia…)

Tiêm corticoid tại chỗ theo phương pháp tiêm mù kinh điển hoặc tiêm dưới hướng dẫn của siêu âm:

Áp dụng cho thể viêm khớp vai đơn thuần, thể đau vai cấp tính. Thuốc tiêm tại chỗ (vào bao gân, bao thanh dịch dưới cơ delta) thường sử dụng là các muối của corticoid như Depomedrol 40mg; Diprospan; tiêm 1 lần duy nhất; sau 3-6 tháng có thể tiêm nhắc lại nếu bệnh nhân đau trở lại. Tránh tiêm corticoid ở bệnh nhân có đứt gân bán phần do thoái hóa. Tiêm corticoid ở bệnh nhân này có thể dẫn đến hoại tử gân và gây đứt gân hoàn toàn.

Nhóm thuốc chống thoái hóa khớp tác dụng chậm: Glucosamin sulfat (Viartril-S)

– Thuốc hỗ trợ: thuốc giãn cơ như mydocalm, myonal

Điều trị viêm quanh khớp vai bằng vật lý trị liệu

  • Giai đoạn không có sưng nóng có thể áp dụng liệu phát nhiệt: hồng ngoại, sóng ngắn, sóng siêu âm…
  • Giảm đau tại chỗ bằng xoa bóp
  • Tập vận động: trong giai đoạn viêm cấp có sưng đau nhiều thì phải hạn chế vận động vùng gân bị tổn thương như dùng nẹp, băng chun cố định trong thời gian ngắn, sau đó phải tập phục hồi các động tác để bảo tồn chức năng vận động của khớp vai.

Điều trị viêm quanh khớp vai bằng ngoại khoa

  • Nội soi khớp vai: vừa để chẩn đoán chính xác tổn thương, vừa để điều trị.
  • Phẫu thuật khớp vai: Áp dụng cho thể giả liệt: đặt biệt ở người trẻ tuổi có đứt các gân vùng khớp vai do chấn thương. Phẫu thuật nối gân bị đứt. Ở người lớn tuổi, đứt gân do thoái hóa, chỉ định ngoại khoa cần thận trọng

Phòng bệnh viêm quanh khớp vai

  • Giáo dục bệnh nhân về các tư thế lao động sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt những bệnh nhân chơi thể thao như tennis, phòng tránh chấn thương dù rất nhẹ nhưng nếu lặp đi lặp lại cũng gây tình trạng viêm.
  • Quản lý và điều trị tốt các bệnh nội khoa phối hợp như đái tháo đường, viêm khớp dạng thấp, bệnh mạch vành, bệnh phổi, tai biến mach máu não…

Bài viết Bệnh viêm quanh khớp vai đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-viem-quanh-khop-vai-4133/feed/ 0
Người viêm khớp dạng thấp nên sinh hoạt thế nào? https://benh.vn/nguoi-viem-khop-dang-thap-nen-sinh-hoat-the-nao-4075/ https://benh.vn/nguoi-viem-khop-dang-thap-nen-sinh-hoat-the-nao-4075/#respond Sun, 07 Jul 2019 04:49:11 +0000 http://benh2.vn/nguoi-viem-khop-dang-thap-nen-sinh-hoat-the-nao-4075/ Viêm khớp dạng thấp (VKDT) là bệnh hay gặp, nhất là ở người cao tuổi, nữ mắc nhiều hơn nam. Đây là nguyên nhân hàng đầu trong nhóm bệnh lý khớp viêm gây tàn phế, mất khả năng vận động và tăng nguy cơ tử vong ở người cao tuổi. Do vậy, ngoài việc điều trị bằng thuốc, bệnh nhân cần có chế độ sinh hoạt và lao động hợp lý để cải thiện tình trạng bệnh tật, thích nghi tốt hơn với cuộc sống hàng ngày.

Bài viết Người viêm khớp dạng thấp nên sinh hoạt thế nào? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Viêm khớp dạng thấp (VKDT) là bệnh hay gặp, nhất là ở người cao tuổi, nữ mắc nhiều hơn nam. Đây là nguyên nhân hàng đầu trong nhóm bệnh lý khớp viêm gây tàn phế, mất khả năng vận động và tăng nguy cơ tử vong ở người cao tuổi. Do vậy, ngoài việc điều trị bằng thuốc, bệnh nhân cần có chế độ sinh hoạt và lao động hợp lý để cải thiện tình trạng bệnh tật, thích nghi tốt hơn với cuộc sống hàng ngày.

đôi bàn tay bị viêm khớp dạng thấp

Các động tác cần tránh và động tác cần làm khi bị VKDT

Ưu tiên hàng đầu là sự tiện lợi.

Cần tránh các động tác có hại đối với khớp và thay thế bằng các động tác giữ gìn khớp.

Tránh một số động tác cầm đồ vật (ngay cả khi có thể thực hiện dễ dàng) vì về lâu dài có thể gây biến dạng bàn tay.

Hạn chế hay tránh làm những động tác có thể có hại cho khớp.

Cố gắng giữ được trục khớp bàn tay (đi qua ngón tay thứ ba) khi kéo dài trục của cẳng tay.

Không nên cử động cổ tay mà làm bàn tay bị lệch sang một bên.

Đặc biệt chú ý khi viết.

Cần chọn những đồ vật to để dễ dàng cầm nắm khi các khớp ngón tay bị cứng.

Tuy nhiên, không nên dừng việc khâu vá hay đan lát nếu đó là công việc yêu thích của bạn. Ngón cái và ngón trỏ là hai ngón tay làm việc nhiều nhất. Do vậy, hãy làm việc với cả các ngón tay khác bằng cách thay kéo chuyên dụng.

Không nên cố vặn mở nắp nút chai hay lọ mà hãy dùng dụng cụ mở nút chai.

Tránh ấn nút bằng ngón tay mà hãy dùng lòng bàn tay.

Không mang đồ vật bằng cách nắm các ngón tay lại. Ví dụ không nên mang chảo bằng cách cầm cán chảo mà nên nhấc cả chảo lên.

Người viêm khớp dạng thấp nên sinh hoạt thế nào?

Người bệnh nên có chế độ sinh hoạt hợp lý hằng ngày

Bệnh nhân nên cố gắng duy trì ở hoạt động hàng ngày bằng cách thay đổi môi trường xung quanh thích hợp hơn để giảm bớt sự gắng sức của bản thân. Tốt nhất là sử dụng trợ giúp kỹ thuật. Đó là các dụng cụ giúp bệnh nhân trong các sinh hoạt hàng ngày như vệ sinh, mặc quần áo, hoạt động dọn dẹp nhà cửa và nghề nghiệp.

Việc chọn lựa kỹ càng các máy móc điện gia dụng hay vòi nước sẽ giúp công việc dọn dẹp nhà cửa trở nên dễ dàng hơn.

Bệnh nhân cũng cần mua thêm các dụng cụ nhà bếp đơn giản giúp tránh được các động tác thừa như mở nút chai điện tử hay kéo lò xo.

Trong VKDT, bàn chân thường hay bị tổn thương nên cần phải chọn giày thích hợp cũng như chăm sóc thích hợp để tránh kích thích da chân. Nên chọn giày mềm, nhẹ bằng da chẳng hạn, giày mũi tròn, tránh các đường khâu bên trên. Gót giày cao khoảng 3cm, có trường hợp cần đặt riêng giày cho các ngón chân bị biến dạng. Có cả các loại giày chỉnh hình biến dạng do nhiệt thích hợp với tất cả các biến dạng khớp. Nên mang lót giày chỉnh hình ngay từ khi bắt đầu bị bệnh. Chuyên gia phục hồi chức năng sẽ giúp bệnh nhân sử dụng các dụng cụ và thao tác hợp lý.

Tập thể dục, thể thao và lao động phù hợp giúp duy trì vận động và sự mềm dẻo của khớp

Nếu đau xuất hiện mỗi khi vận động thì không nên nản chí. Người bệnh chỉ cần mang dụng cụ giúp đỡ và thay đổi một số động tác là có thể tiếp tục hoạt động được. Có thể tập tĩnh, tức là chỉ cần tập luyện cơ lực có đối kháng thay vì vận động, hay tập luyện những bài tập thể dục ngắn tại nhà. Các bài tập thể dục cho bàn tay giúp duy trì sự mềm dẻo khớp cổ tay và ngón tay.

Các bài tập cho chân giúp cho đứng vững và đi lại tốt hơn. Bệnh nhân cần duy trì hoạt động thể lực đầy đủ và tiếp tục các sinh hoạt hàng ngày, nhưng cần tránh các hoạt động không cần thiết. Người bệnh cần thường xuyên đi bộ, đạp xe đạp, bơi lội theo khả năng của mình. Nếu tập được thể thao thì vẫn nên tiếp tục. Tuyệt đối không được tác động cột sống khi đau cổ vì các tổn thương cột sống có thể nặng lên sau khi làm thủ thuật này và có các biến chứng là tai biến mạch máu não, di chứng thần kinh không phục hồi được.

Ngoài ra, lao động cũng là một phương pháp điều trị VKDT bằng cách sử dụng các động tác. Người bệnh nên biết cách sử dụng các dụng cụ hỗ trợ, cách thích nghi để làm tốt các công việc sinh hoạt hàng ngày, giữ gìn các khớp bị tổn thương. Tiết kiệm khớp là liệu pháp giúp cho bệnh nhân có thể dễ dàng thực hiện công việc dọn dẹp nhà cửa, hoạt động nghề nghiệp và nghỉ ngơi giải trí với sự trợ giúp kỹ thuật thích hợp.

Bài viết Người viêm khớp dạng thấp nên sinh hoạt thế nào? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nguoi-viem-khop-dang-thap-nen-sinh-hoat-the-nao-4075/feed/ 0
Chẩn đoán và điều trị ngoại khoa bệnh viêm xương https://benh.vn/chan-doan-va-dieu-tri-ngoai-khoa-benh-viem-xuong-4146/ https://benh.vn/chan-doan-va-dieu-tri-ngoai-khoa-benh-viem-xuong-4146/#respond Sat, 21 Apr 2018 04:50:35 +0000 http://benh2.vn/chan-doan-va-dieu-tri-ngoai-khoa-benh-viem-xuong-4146/ Viêm xương tủy là một nhiễm trùng của xương mà cơ chế gây ra có thể từ đường máu hoặc từ đường ngoại sinh. Chẩn đoán và điều trị viêm xương

Bài viết Chẩn đoán và điều trị ngoại khoa bệnh viêm xương đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Viêm xương tủy là một nhiễm trùng của xương mà cơ chế gây ra có thể từ đường máu hoặc từ đường ngoại sinh. Chẩn đoán và điều trị viêm xương

Các thể lâm sàng

Viêm xương tủy theo đường máu

Định nghĩa

Đó là một nhiễm trùng xương-tủy xương thứ phát từ ổ nhiễm khuẩn đầu tiên, vi khuẩn lan theo đường máu đến  khu trú ở xương và gây viêm xương.

– Thường gặp ở trẻ em hơn người lớn (70-90%), lứa tuổi xương đang phát triển. Bé trai gấp 2-3 lần bé gái.

– Nguyên nhân thường gặp là tụ cầu vàng  (90% trường  hợp), có thể  gặp liên cầu,  các vi khuẩn gram âm.

– Vị  trí: thường gặp ở đầu xương trên trẻ nhủ nhi, thân xương ở trẻ lớn, có tuỷ xương  lan theo đường máu thể gặp bất kỳ xương nào nhưng thường thấy gần gối xa khủyu.

– Viêm xương có thể tự nhiên, nhưng chấn thương đóng vai  trò nào đó của sự khu trú tắc mạch xương trên một cơ quan bị nhiễm khuẩn.

Sinh bệnh học

Theo thuyết nghẽn mạch, người ta cho rằng sau một nhiễm khuẩn mủ huyết nào đó, mủ đến khu trú đầu xương là sự nghẽn mạch do vi khuẩn. ở hành xương và đầu  xương, ngoài  động mạch nuôi chính còn có rất nhiều các mạch nhỏ nuôi dưỡng, do hệ thống mạch nhỏ này làm  lưu thông chậm  lại làm dễ dàng cho các vi khuẩn ứ đọng và nhiễm khuẩn.

Tuy vậy viêm xương có thể gặp cùng các vị trí khác. Do đó, sau này người ta đã bổ sung thêm thuyết viêm xương là do có sự cảm ứng có trước của cơ thể, khi có vi khuẩn khu trú trở lại, sự mẫn cảm này gia tăng làm tăng số lượng vi khuẩn nhanh chóng và tăng khả năng gây bệnh của vi khuẩn.

Giải phẫu bệnh lý

Viêm tấy cấp tính khởi đầu ở tủy xương, nhiễm khuẩn lan ra tạo một viêm xương  toàn  bộ,  biểu hiện ban đầu là cương tụ máu và phù nề tủy xương gây tăng áp lực nội tủy chèn ép các tĩnh động mạch nội tủy.

1. Tổn thương trung tâm hành xương

2. Tổn thương dạng khuyết ở vỏ xương

3. Tổn thương đầu xương

4. Tổn thương đầu xương kèm tạo xương mới

5. Viêm xương tủy xương bán cấp nguyên phát

6. Viêm xương tủy xương bán cấp ở hành xương và đầu xương

Viêm sẽ chuyển sang làm mủ ở tủy, kèm theo có phản ứng mô mềm xung quanh xương. Vào ngày 4-5, mủ lan dọc các ống Havers rồi dọc theo ống Volkmann của  vách xương cứng ra ngoài xương, tràn đầy dưới màng xương. Nhiễm trùng sẽ làm tắc  mạch, làm cho cả một phần xương cứng chìm ngập trong mủ không được nuôi dưỡng  (một phần do vùng xương đã bong ra) sẽ bị hoại tử.

Mủ có thể phá hủy màng xương lan ra các mô mềm, vỡ ra da và gây các lỗ rò viêm xương.

Song song quá trình phá hủy có quá trình phục hồi, có tạo xương mới từ phần xương lành, màng xương. Đầu tiên là sự tạo mô hạt và mô xơ giữa vùng xương chết và lành sau này tạo thành xương mới. Do xương  trẻ đang  ở  giai đoạn phát triển,  sự  tạo  xương mới sẽ tăng mạnh làm xương dày to ra và đặc cứng có thể gây biến dạng xương. Tiến triển viêm xương có thể lan đến khớp hoặc dừng lại ở vùng sụn tiếp hợp.

Triệu chứng viêm xương tủy

Viêm xương tủy cấp:

Bệnh khởi đầu rất  rầm  rộ do  một phản ứng toàn thân mạnh mẽ, do sự tăng dị ứng tối đa trên một cơ thể bị mẫn cảm. Thường biểu hiện với bệnh cảnh sau:

– Sốt cao 39-40oC, sốt kéo dài, rét run, mạch nhanh nhỏ, có thể 120-140 lần/phút, bệnh lờ đờ có thể có co giật.

– Đau tự nhiên tại vùng gần khớp gia tăng dần lên, dữ  dội  đau xiên chéo, xuyên thấu và gia tăng khi ấn mạnh.

– Giảm hoặc mất cơ năng của chi bị viêm (chú ý dễ nhầm gãy xương).

– Sưng toàn bộ chi viêm, da nhợt nhạt hoặc tím đỏ, tĩnh mạch dưới da nổi rõ, lúc đầu da còn căng sau mềm và có thể lùng nhùng.

– Khớp sưng to do phản ứng giao cảm, tuy nhiên đối với trẻ nhũ nhi, viêm có thể lan sang khớp thực sự và gây một viêm khớp mủ.

– Cận lâm sàng:

+ Bạch cầu tăng, VS tăng

+ Cấy máu có thể thấy vi khuẩn (chẩn đoán giá trị)

+ Chọc dò xương để đo áp lực nội tủy, là dấu hiệu tương đối có giá trị để chẩn đoán giai đoạn cấp.

+ Chụp lấp lánh đồng vị phóng xạ và chụp X quang cắt lớp

+ X quang: sau 2 tuần mới có giá trị nhưng phải chụp để so sánh lần sau với hình ảnh loãng xương, phản ứng cốt hóa màng xương. Nếu đã có xương tù (muộn hơn) thì thấy một vùng xương cản quang giữa một vùng sáng không có xương.

Viêm xương tủy mãn

Có khoảng 15-25% viêm xương tủy cấp chuyển sang mãn  tính do chẩn đoán muộn, điều trị  không đúng quy cách. Lâm sàng biểu hiện dấu hiệu âm ỉ tại chỗ, có giai  đoạn hết đau rồi đau tái lại, phần mềm sưng nhẹ, ấn hơi đau. Tại chỗ vùng xương viêm to  phình, xù xì, da hơi xám, có một vài lỗ dò hình phễu dính sát xương, có thể tái phát các đợt cấp. X quang: điển hình với các  dấu  hiệu: đặc xương, phản ứng màng xương,   xương  tù,  biến  dạng xương…

Điều trị bệnh viêm xương

Trong giai đoạn cấp: là một điều trị cấp cứu, phải dùng kháng sinh thật sớm, mạnh, liên tục, kéo dài, chống sự tiến triển đến làm mủ. Trong lúc chờ kết quả kháng sinh đồ, nên dùng các kháng sinh đặc hiệu gram (+), nên dùng kháng sinh tĩnh mạch, phải dùng ít nhất 4 tuần sau khi  tốc độ lắng máu trở lại bình thường.

Có tác giả khuyên nên bơm kháng sinh trực tiếp ổ viêm với cường độ hiệu quả.

– Bất động: để tránh nhiễm khuẩn lan rộng và giúp giảm đau. Nên dùng bột để bất động và bất động liên tục cho đến khi khỏi

– Khi có áp-xe dưới màng xương hoặc phần mềm phải xẻ dẫn lưu mủ.

– Nâng cao thể trạng.

Vài dạng viêm xương tủy không điển hình

Áp-xe Brodie

– Tiến triển kéo dài, do sức đề kháng cơ thể tốt với giới hạn khu trú ổ viêm nhanh, diễn tiến mãn tính từ đầu.

– Lâm sàng: đau âm ỉ  tại chỗ, phần mềm sưng nề, ấn đau ít.

– X quang: có vùng tiêu hủy xương hình tròn khu trú đầu xương thường không có xương tù và không gây dò.

– Điều trị: mổ đục ổ viêm, lấy mủ, nhồi cơ hoặc xương xốp, bất động sau mổ và  kháng

Viêm xương tủy đặc

Gặp ở xương dài, ống tủy đặc lại bít hoàn toàn.

– Lâm sàng: tương tự áp-xe Brodie

– X quang: đặc toàn bộ xương, không thấy rõ ống tủy.

– Điều trị: nên mổ mở thông tủy, lấy xương tù nếu có.

Bài viết Chẩn đoán và điều trị ngoại khoa bệnh viêm xương đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/chan-doan-va-dieu-tri-ngoai-khoa-benh-viem-xuong-4146/feed/ 0
Đề phòng bệnh đau khớp https://benh.vn/de-phong-benh-dau-khop-4383/ https://benh.vn/de-phong-benh-dau-khop-4383/#respond Wed, 28 Feb 2018 05:02:33 +0000 http://benh2.vn/de-phong-benh-dau-khop-4383/ Đã thành thói quen, mỗi khi thời tiết thay đổi: nắng rồi mưa, trước khi có bão, áp thấp nhiệt đới, từ hè sang thu…là những người bị bệnh đau khớp lại “kêu trời” vì đau nhức xương khớp, mình mẩy…. Đáng lo ngại hơn, lứa tuổi mắc bệnh xương khớp đang trẻ hóa dần. Vậy, nguyên nhân nào dẫn đến bệnh đau khớp?

Bài viết Đề phòng bệnh đau khớp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Đã thành thói quen, mỗi khi thời tiết thay đổi: nắng rồi mưa, trước khi có bão, áp thấp nhiệt đới, từ hè sang thu…là những người bị bệnh đau khớp lại “kêu trời” vì đau nhức xương khớp, mình mẩy…. Đáng lo ngại hơn, lứa tuổi mắc bệnh xương khớp đang trẻ hóa dần. Vậy, nguyên nhân nào dẫn đến bệnh đau khớp?

Bệnh đau khớp

Bệnh đau khớp (viêm khớp) là một dạng rối loạn tại khớp, đặc trưng bởi hiện tượng viêm dẫn đến tình trạng sụn ở khớp xương bị ăn mòn.

Nếu bệnh tiến triển nặng hơn, khi vận động các khớp xương, người bệnh sẽ cảm thấy đau ở các khớp xương. Nắn chung quanh các khớp xương sẽ thấy đau, có khi bị sưng, cử động các khớp xương bị hạn chế, nhiều khi phát ra tiếng kêu răng rắc trong khớp xương.

 Bệnh đau khớp (Ảnh minh họa) 

Triệu chứng của bệnh khớp

– Đau, sưng tấy các khớp tay, chân, vai, gối….

– Các khớp viêm bị sưng, nóng, đỏ, đau, khó cử động.

– Cùng với các triệu chứng tại khớp là hiện tượng: sốt, mệt mỏi, người xanh xao, gầy sút cân…

– Tình trạng khớp bị cứng, khó cử động thể hiện rõ nhất vào sáng sớm và kéo dài hàng giờ.

– Viêm đa khớp, diễn biến kéo dài….

Nguyên nhân đau khớp

– Do lớn tuổi lớp sụn ở khớp xương bị thoái hóa và ăn mòn, thiếu chất nhờn ở các khớp xương, tạo nên đau nhức khi cử động hoặc vận động.

– Do lao động nặng về thể chất lúc còn trẻ.

– Do ảnh  hưởng khi bị tai nạn như:  đụng xe, ngã, bong gân..

– Do thiếu dinh dưỡng cũng dễ đưa tới tình trạng đau khớp…

Những người có thể bị bệnh đau khớp

– Những người cao tuổi do xương, khớp không còn chắc khỏe dẫn đến thoái hóa, loãng xương.

– Những người có dị dạng khớp.

– Người thừa cân béo phì.

– Người bị chấn thương khớp vì khi trẻ lao động nặng, đến tuổi trung niên hoặc về già cũng dễ mắc bệnh này….

Độ tuổi thường gặp:

– Tập trung nhiều nhất ở lứa tuổi: 40 đến 45 do khớp bị lão hóa theo thời gian.

– Độ tuổi đang dần trẻ hóa: từ 30 đến 35.

Cách chữa bệnh đau khớp

Dùng thuốc giảm đau:

Sử dụng nhiều loại thuốc giảm đau như: aspirin, ibuprofen hay acetaminophen…

Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc phải có ý kiến của bác sĩ hay dược sĩ trước khi sử dụng.

Sử dụng biện pháp châm cứu:

Châm cứu có tác dụng đặc biệt đối với những bệnh nhân mắc chứng đau xương khớp, nhất là chứng viêm khớp mãn tính.

Chơi thể thao:

Có rất nhiều hình thức luyện tập phù hợp theo độ tuổi, sức lực và sở thích như:  bơi lội, aerobic, đi bộ, đạp xe, đánh cầu lông…

Luyện tập được xem như một liều thuốc quý, có ích đối với sức khỏe con người và đặc biệt cực kỳ công hiệu trong việc giảm đau nhức.

Cách phòng bệnh đau khớp

1. Ăn uống hợp lý:

Mục đích:  hỗ trợ cho hệ khớp trong cơ thể không bị sớm suy thoái.

Chế độ ăn:

– Đảm bảo chế độ ăn giàu vitamin C và E: các loại rau, củ, quả…

– Đảm bảo lượng canxi cho cơ thể như: tôm, cua, cá…

2. Uống đủ nước:

Nước chiếm 70% thành phần của sụn và duy trì sự trơn tru giữa 2 đầu xương, vì vậy cần đảm bảo lượng nước từ 2 lít đến 3,5 lít/ngày/người.

3. Thường xuyên vận động:

Vận động thường xuyên: làm các công việc nhà, chơi thể thao….không những tốt cho hệ tim mạch mà còn tốt cho hệ xương, cơ và khớp.

4. Tập căng duỗi:

Mục đích: Các bài tập căng duỗi sẽ giúp cơ bắp được tăng cường và củng cố các khớp.

Lưu ý: cần khởi động kỹ các khớp trước khi thực hiện bài tập căng duỗi nếu không sẽ dẫn tới kết quả ngược lại.

Những lưu ý đối với những người bị đau khớp

– Tuyệt đối không được ra ngoài khi trời lạnh kèm theo mưa phùn, bởi những lúc trời lạnh, độ ẩm cao thì tình trạng bệnh càng nặng hơn.

– Trong tình huống bắt buộc, phải đi tất ấm và dùng áo đi mưa để tránh bị ướt.

– Nếu quần áo bị ẩm, cần thay ngay và lau khô người, chân tay…

– Những người làm nông, khi ra đồng cần đi tất, ủng…giữ cho chân không bị ướt…

Thực trạng bệnh xương khớp tại Việt Nam

Bệnh viêm xương khớp ngày nay đã trở thành vấn đề y khoa phổ biến, ước tính có khoảng gần 100 loại viêm xương khớp và chia làm 2 nhóm chính: Viêm xương khớp do thoái hóa và viêm xương khớp do viêm.

Ở Việt Nam có khoảng 0,3% – 0,5% dân số mắc bệnh, trong đó 80% là nữ giới ở độ tuổi từ 30 trở lên. Việc điều trị khớp gặp rất nhiều khó khăn vì thuốc điều trị thường có nhiều tác dụng phụ, giá thành cao, hơn nữa còn liên quan đến sinh hoạt của bệnh nhân hàng ngày.

Vì vậy, việc ứng dụng chế độ ăn uống hợp lý kết hợp với luyện tập trong điều trị các bệnh viêm xương khớp đã đạt được những thành quả đáng kể.

Lời kết

Đau khớp là một loại bệnh mà bất kỳ ai cũng có thể mắc phải nhưng thường gặp chủ yếu là ở người cao tuổi do xương, khớp không còn chắc khỏe dẫn tới đau khớp, thoái hóa khớp, loãng xương…

Bệnh lý xương khớp gây khó khăn trong vận động và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, do đó điều trị và phòng ngừa bệnh xương khớp là việc làm hết sức cần thiết.

Vì vậy, khi phát hiện những dấu hiệu đầu tiên của bệnh đau khớp, người bệnh cần đến bác sĩ khám và tư vấn để có những biện pháp điều trị phù hợp. Người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua thuốc giảm đau về uống. Việc sử dụng các loại thuốc giảm đau có thể cắt cơn đau tức thì nhưng có thể xảy ra những hậu quả nặng nề hơn.

Benh.vn

Bài viết Đề phòng bệnh đau khớp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/de-phong-benh-dau-khop-4383/feed/ 0
Nguyên nhân của tiếng kêu lạo xạo ở khớp https://benh.vn/nguyen-nhan-cua-tieng-keu-lao-xao-o-khop-4316/ https://benh.vn/nguyen-nhan-cua-tieng-keu-lao-xao-o-khop-4316/#respond Mon, 01 Jan 2018 04:54:04 +0000 http://benh2.vn/nguyen-nhan-cua-tieng-keu-lao-xao-o-khop-4316/ Không ít những bạn trẻ lo lắng khi nghe thấy những tiếng kêu lạo xạo ở khớp. Bước vào tuổi 40 hiện tượng này càng trở nên rõ rệt hơn đối với nhiều người. Vậy nguyên nhân do đâu mà những tiếng kêu này xuất hiện ở rất nhiều lứa tuổi.

Bài viết Nguyên nhân của tiếng kêu lạo xạo ở khớp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Không ít những bạn trẻ lo lắng khi nghe thấy những tiếng kêu lạo xạo ở khớp. Bước vào tuổi 40 hiện tượng này càng trở nên rõ rệt hơn đối với nhiều người. Vậy nguyên nhân do đâu mà những tiếng kêu này xuất hiện ở rất nhiều lứa tuổi.

Các nguyên nhân gây ra tiếng kêu lạo xạo ở khớp

Nguyên nhân do lão hóa

Ở người già, các sụn khớp bị bào mòn dẫn tới hiện tượng rách bao sụn và biến dạng tổ chức sụn. Nếu hiện tượng trên xuất hiện ở tuổi thiếu niên thì có thể do sự phát triển không đồng đều của các dây chằng, cân cơ và xương trong thời kỳ đang tăng sức lớn.

Nguyên nhân do thoái hóa khớp

Sụn bị bào mòn và mất dần tính chất mềm mại, trở nên cứng rắn (hóa xương) gây chèn ép, cọ xát lên lớp màng xương ở các đầu xương, gây ra tiếng lạo xạo và kèm theo đau.

Nguyên nhân do một số bệnh khớp

Viêm khớp (viêm đa khớp tiến triển), bệnh thống phong, bệnh vẩy nến.

Nguyên nhân do hiện tượng vôi hóa ở ổ khớp

Sự lắng đọng canxi ở ổ khớp gây trở ngại cho hoạt động của khớp.

Nguyên nhân do trật khớp xương sau chấn thương.

Nguyên nhân do căng giãn quá mức cân cơ

Sự căng giãn quá mức cân cơ khiến các khớp bị lệch vị trí và tạo ra sự cọ xát, lạo xạo…

Nguyên nhân do béo phì

Béo phì có thể dẫn đến thoái hóa khớp và làm nặng thêm tình trạng viêm khớp do sức nặng của trọng lượng cơ thể đè nén lên ổ khớp.

Nguyên nhân do hoạt động thể thao

Các hoạt động điền kinh như chạy nhảy, di chuyển với tốc độ nhanh, … làm nặng thêm tình trạng đau ở các khớp.

Lời kết

Khi phát hiện thấy những tiếng lạo xạo trong ổ khớp, cần lưu ý phát hiện các triệu chứng đi kèm để có các biện pháp điều trị kết hợp như giảm trọng lượng cơ thể để hạn chế sự tiến triển của tình trạng thoái hóa khớp và giảm nguy cơ chấn thương. Nếu chỉ thấy xuất hiện tiếng lạo xạo đơn thuần, không có triệu chứng kèm theo thì không nên ngừng hoạt động, bởi khớp bất động kéo dài càng làm cho tình trạng thêm nặng. Nên đi khám chuyên khoa khớp khi thấy tiếng lạo xạo sau một chấn thương tại ổ khớp và kèm theo một số triệu chứng sưng, nóng đỏ, đau, khó khăn khi vận động.

Benh.vn

Bài viết Nguyên nhân của tiếng kêu lạo xạo ở khớp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nguyen-nhan-cua-tieng-keu-lao-xao-o-khop-4316/feed/ 0
Điều trị bệnh viêm xương tuỷ nhiễm khuẩn Bộ Y tế ban hành https://benh.vn/dieu-tri-benh-viem-xuong-tuy-nhiem-khuan-bo-y-te-ban-hanh-7310/ https://benh.vn/dieu-tri-benh-viem-xuong-tuy-nhiem-khuan-bo-y-te-ban-hanh-7310/#respond Sat, 19 Aug 2017 06:18:42 +0000 http://benh2.vn/dieu-tri-benh-viem-xuong-tuy-nhiem-khuan-bo-y-te-ban-hanh-7310/ Điều trị bệnh viêm xương tuỷ nhiễm khuẩn Bộ Y tế ban hành

Bài viết Điều trị bệnh viêm xương tuỷ nhiễm khuẩn Bộ Y tế ban hành đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Điều trị bệnh viêm xương tuỷ nhiễm khuẩn Bộ Y tế ban hành

1. ĐẠI CƯƠNG

Viêm xương tủy (Osteomyelitis), hay còn gọi là cốt tủy viêm, là một bệnh nhiễm khuẩn của xương (vỏ hoặc tủy xương), có thể là cấp tính hoặc mạn tính, do nhiều loại vi sinh vật gây nên, nhưng thường gặp nhất là vi khuẩn.

2. NGUYÊN NHÂN

a) Nguyên nhân

– Vi khuẩn hay gặp nhất là tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus).

– Các vi khuẩn thường gặp khác bao gồm liên cầu tan huyết nhóm B, các chủng Pseudomonas, E. coli và các trực khuẩn đường ruột khác và một số loại vi khuẩn khác.

b) Yếu tố nguy cơ:

Nhiễm khuẩn da kéo dài, bệnh tiểu đường không được kiểm soát, máu lưu thông kém (xơ cứng động mạch), các yếu tố nguy cơ cho máu lưu thông kém (huyết áp cao, hút thuốc lá, cholesterol máu cao và bệnh tiểu đường), suy giảm miễn dịch, khớp giả, việc sử dụng thuốc tiêm tĩnh mạch, ung thư.

c) Phân loại

– Viêm xương tủy cấp: Từ đường máu và từ đường kế cận.

– Viêm xương tủy mạn: Xảy ra sau viêm xương tủy cấp đường máu.

3. TRIỆU CHỨNG- CHẨN ĐOÁN

a) Lâm sàng

– Viêm xương tủy đường máu: Biểu hiện hội chứng viêm (sốt, rét run, mệt mỏi…). Biểu hiện đau không rõ ràng, thường chỉ thấy hơi sưng nề tại vùng đau. Muộn hơn thấy có khối sưng, nóng, đỏ, đau rõ, giống như một viêm cơ, vùng khớp lân cận sưng nề. Chọc dò có thể thấy mủ, nuôi cấy vi khuẩn thấy đa số là tụ cầu vàng.

– Viêm xương tủy đường kế cận: Sau mổ, sau gãy xương hở… từ ngày thứ 4, 5 trở đi, người bệnh tiếp tục sốt cao, rét run. Đau nhức tại ổ gãy hoặc tại vết thương, đau ngày càng tăng. Căng nề, tấy đỏ lan tỏa tại vết thương hay vết mổ, chảy mủ thối qua vết thương, vết mổ.

– Viêm xương tủy mạn: Xảy ra sau viêm xương tủy cấp không đƣợc điều trị triệt để, bệnh tái phát từng đợt với đặc trưng là lỗ rò và xương chết.

b) Cận lâm sàng

– Xét nghiệm máu: Trong viêm xương tủy cấp thường có tăng bạch cầu (viêm xƣơng tủy mạn tính bạch cầu máu thường bình thường). Tốc độ máu lắng và protein C phản ứng (CRP) thường tăng cao.

– X-quang: Hình ảnh phá hủy xương và phản ứng màng xương. Tổn thương trên X-quang thường chỉ rõ khi nhiễm khuẩn đã có từ 10-14 ngày. X- quang bình thường không loại trừ chẩn đoán viêm tủy xương.

– Xạ hình xương: Có ích trong chẩn đoán sớm viêm xương tủy cấp. Thường làm xạ hình xương ba pha. Thuốc sử dụng là Technecium-99, được tích lũy trong vị trí gia tăng lưu lượng máu và hình thành xương phản ứng.

– Chụp cắt lớp vi tính (CT scan) và chụp cộng hưởng từ (MRI) rất có giá trị trong chẩn đoán và đánh giá của viêm tủy xương.

– Định danh vi khuẩn:

 Sinh thiết mô xương viêm là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán viêm tủy xương và để lựa chọn một loại kháng sinh phù hợp.

 Cần thiết phải cấy máu, cấy mủ hoặc các vật cấy ghép vào cơ thể và cần nuôi cấy trên môi trường kỵ khí.

4. ĐIỀU TRỊ

4.1. Nguyên tắc chung

Chẩn đoán bệnh sớm, dùng kháng sinh (liều cao, đường tĩnh mạch, kết hợp kháng sinh, kéo dài ít nhất 6 tuần), cần cấy máu hoặc mô để định danh vi khuẩn trước khi dùng kháng sinh, dẫn lưu mủ và tổ chức hoại tử, loại bỏ các vật cấy ghép vào cơ thể.

4.2. Điều trị cụ thể

4.2.1. Kháng sinh

a) Giai đoạn đầu: Lựa chọn kháng sinh dựa theo kinh nghiệm

– Tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) – là nguyên nhân hàng đầu:

+ Tụ cầu vàng nhạy cảm với methicilin (MSSA): Nafcilin hoặc oxacilin

2g tiêm mạch mỗi 6 giờ 1 lần (8g/ngày).

+ Tụ cầu vàng kháng methicilin (MRSA): Vancomycin 1g pha truyền tĩnh mạch mỗi 12 giờ, hoặc daptomycin 4-6 mg/kg cân nặng đường TM 1 lần/ngày, hoặc teicoplanin 6mg/kg 1lần/ngày trong những ngày đầu, sau đó giảm còn 3mg/kg TM hoặc TB; hoặc linezolid 600mg mỗi 12 giờ tiêm mạch, hoặc uống rifampicin 300mg uống 2 lần/ngày.

+ Nếu dị ứng hoặc không đáp ứng các kháng sinh trên: Clindamycin 6mg/kg 600-900mg tiêm mạch mỗi 8 giờ, hoặc levofloxacin 750mg uống mỗi 24 giờ ± rifampicin 300mg uống 2 lần/ngày, hoặc acid fucidic 500mg tiêm mạch mỗi 8 giờ kết hợp với rifampicin 300mg uống 2 lần/ngày.

– Trường hợp do trực khuẩn mủ xanh (P. aegurinosa): Cần phối hợp ceftazidim 2g/lần x 2-3 lần/ ngày (hoặc với mezlocilin 3g tĩnh mạch mỗi 4h) với kháng sinh nhóm aminoglycosid (nhƣ gentamicin 5 mg/kg/ngày hoặc amikacin 15mg/kg/ngày tiêm bắp hoặc pha truyền TM 1lần/ngày). Thời gian dùng trong khoảng 2 tuần, sau đó dùng kháng sinh nhóm fluoroquinolon nhƣ ciprofloxacin 500 mg uống 2 lần/ngày đơn độc hoặc phối hợp với ceftazidim liều như trên.

– Trường hợp nhiễm nhiều vi khuẩn (S. aureus, vi khuẩn Gram-âm, P. aeruginosa) hay gặp trong viêm xương dài sau đóng đinh nội tủy: Vancomycin 1g TM mỗi 12 giờ phối hợp ceftazidim 2g/lần x 2-3 lần/ ngày. Hoặc thay thế bằng linezolid 600mg (TM hoặc uống) 2 lần/ngày phối hợp ceftazidim 2g/lần x 2-3 lần/ngày.

– Phần lớn các nhiễm vi khuẩn Gram-âm đường ruột: Kháng sinh cephalosporin thế hệ 3 hoặc 4 đường TM trong 3-4 tuần, hoặc thuốc nhóm fluoroquinolon như levofloxacin 500mg đường tĩnh mạch hoặc uống mỗi 24h.

– Lưu ý: Trường hợp viêm xương mạn tính, viêm xương trên cơ địa đái tháo đường: cần thiết có bằng chứng của vi khuẩn học và kháng sinh đồ để điều trị.

b) Giai đoạn sau: Tùy theo đáp ứng lâm sàng và kết quả kháng sinh đồ. 4.2.2. Các biện pháp phối hợp

– Bất động: Bó bột được chỉ định rộng rãi cho mọi viêm xương tủy cấp, nhằm phòng gãy xương bệnh lý và giúp cho quá trình chống đỡ của cơ thể tốt hơn.

– Dinh dưỡng: Đảm bảo chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng.

– Phẫu thuật: Rạch rộng tháo mủ, loại bỏ hoại tử. Tiến hành đục xương đến tận xương lành (chỗ xương có rỉ máu). Tháo bỏ các vật cấy ghép hoặc thậm chí phải cắt bỏ chi để ngăn chặn nhiễm khuẩn lan rộng thêm. Có thể truyền kháng sinh tại chỗ. Lấp đầy ổ khuyết xương là điều cần thiết và bắt buộc trong phẫu thuật điều trị viêm xương.

5. DỰ PHÒNG

Viêm xương tủy nếu không điều trị kịp thời hoặc điều trị không đầy đủ sẽ tiến triển mạn tính rất khó điều trị dứt bệnh. Vì vậy nhằm phòng chống viêm xương tủy, việc quản lý thích hợp các vết thương và chăm sóc y tế kịp thời các bệnh nhiễm khuẩn là rất cần thiết và cần được tuân thủ nghiêm ngặt.

Benh.vn

Bài viết Điều trị bệnh viêm xương tuỷ nhiễm khuẩn Bộ Y tế ban hành đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/dieu-tri-benh-viem-xuong-tuy-nhiem-khuan-bo-y-te-ban-hanh-7310/feed/ 0