Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Mon, 04 Dec 2023 04:14:21 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây viêm phế quản trẻ em https://benh.vn/nguyen-nhan-va-cac-yeu-to-nguy-co-gay-viem-phe-quan-tre-em-46693/ https://benh.vn/nguyen-nhan-va-cac-yeu-to-nguy-co-gay-viem-phe-quan-tre-em-46693/#respond Fri, 03 Nov 2023 01:41:08 +0000 https://benh.vn/?p=46693 Viêm phế quản cấp tính thường do virus gây ra, thường là các loại gây cảm lạnh và cúm. Nguyên nhân phổ biến nhất của viêm phế quản mạn tính là hút thuốc lá. Ô nhiễm không khí và bụi hoặc khí độc trong môi trường và nơi làm việc cũng có thể góp phần làm tình trạng này nặng thêm.

Bài viết Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây viêm phế quản trẻ em đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Viêm phế quản cấp tính thường do virus gây ra, thường là các loại gây cảm lạnh và cúm. Nguyên nhân phổ biến nhất của viêm phế quản mạn tính là hút thuốc lá. Ô nhiễm không khí và bụi hoặc khí độc trong môi trường và nơi làm việc cũng có thể góp phần làm tình trạng này nặng thêm.

Viêm phế quản cấp tính thường do virus gây ra, thường là các loại gây cảm lạnh và cúm. Nguyên nhân phổ biến nhất của viêm phế quản mạn tính là hút thuốc lá. Ô nhiễm không khí và bụi hoặc khí độc trong môi trường và nơi làm việc cũng có thể góp phần làm tình trạng này nặng thêm.

tre-bi-viem-phe-quan

Ảnh 1. Viêm phế quản cấp tính ở trẻ em

Nguyên nhân viêm phế quản

Các loại vi-rút phổ biến nhất liên quan đến viêm phế quản là các loại vi rút type A và B gây ra bệnh cúm; rhinovirus, parainfluenza, và coronavirus, gây cảm lạnh thông thường. Nhiễm virus có thể tạo ra một môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Nhiễm vi khuẩn với Mycoplasma pneumoniae, viêm phổi do Chlamydia, và ho gà Bordetella, đặc biệt ở người trẻ tuổi, có thể dẫn đến viêm phế quản cấp tính (ảnh 1)

Virus hợp bào đường hô hấp (RSV) rất dễ lây và có thể lây lan nhanh chóng qua tiếp xúc vật lý (ho, hắt hơi, bắt tay…) hoặc tiếp xúc với vật dụng (bàn ghế, quần áo, đồ chơi…) mà một người bị nhiễm đã chạm vào.

RSV có thể tồn tại trong 30 phút trên bàn tay của một người và trong vòng 5 giờ đối với vật dụng (ví dụ: cốc, nắm cửa, điện thoại). Nó có thể tồn tại trong không khí khi một người bệnh hắt hơi, ho hoặc cười, và thường đi vào cơ thể qua mắt hoặc mũi. Trong hầu hết các trường hợp, trẻ em bị nhiễm bệnh bởi các thành viên trong gia đình, bạn bè, hoặc bạn cùng đi nhà trẻ. (ảnh 2)

viem-phe-quan-tre-em

Ảnh 2. Trẻ dễ bị nhiễm bệnh từ những người xung quanh

  • Adenovirus (virus gây cảm lạnh thông thường và cũng có thể ảnh hưởng đến đường tiêu hóa, có xu hướng gây ra các triệu chứng nghiêm trọng)
  • Chlamydia (cũng có thể gây viêm phổi)
  • Vi rút Parainfluenza (thường gây bệnh vào đầu năm và gây bệnh mọi năm)
  • Human metapneumovirus (nhiễm trùng có thể không gây ra triệu chứng)
  • Mycoplasma pneumoniae (cũng có thể gây viêm phổi)
  • Enterovirus (ví dụ: coxsackievirus)
  • Rhinovirus (thường xuyên gây ra cảm lạnh thông thường)

Các yếu tố làm tăng nguy cơ viêm phế quản

khoi-thuoc-la

Ảnh 3. Khói thuốc lá làm tăng nguy cơ nắng viêm phế quản ở trẻ em

Tuy nguyên nhân gây viêm phế quản và các bệnh đường hô hấp nói chung đa phần bắt nguồn từ virus và vi khuẩn, nhưng trong những điều kiện khác nhau thì tình trạng nhiễm bệnh và diễn biến bệnh của mỗi người cũng không giống nhau. Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản, cũng như khiến viêm phế quản diễn biến nặng nề, cụ thể bao gồm:

  • Khói thuốc lá: Những người hút thuốc hoặc sống chung với người hút thuốc có nguy cơ cao bị viêm phế quản cấp tính và viêm phế quản mãn tính. (ảnh 3)
  • Sức đề kháng thấp: Có thể do một căn bệnh cấp tính khác gây ra, chẳng hạn như cảm lạnh, viêm đường hô hấp trên hoặc từ một tình trạng mãn tính làm tổn thương hệ miễn dịch. Người lớn tuổi, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dễ bị nhiễm trùng hơn.
  • Tiếp xúc với các chất kích thích trong công việc: Nguy cơ phát triển viêm phế quản sẽ lớn hơn nếu bạn làm việc xung quanh một số chất kích thích đường hô hấp, chẳng hạn như ngũ cốc hoặc dệt may, hoặc tiếp xúc với hóa chất khói.
  • Trào ngược dạ dày: Sự lặp đi lặp lại của các cơn ợ nóng, ợ chua có thể kích thích cổ họng của bạn và làm cho bạn dễ bị phát triển thành viêm phế quản.
  • Môi trường sống chật chội, thiếu nước sạch: Nghiên cứu chỉ ra rằng, ở những nơi có điều kiện sống thấp, mức thu nhập kém trẻ em cũng như người lớn có nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp cao hơn so với môi trường thông thoáng và điều kiện vệ sinh đảm bảo. (ảnh 4)

ve-sinh-nguon-nuoc

Ảnh 4. Môi trường sống chật chội, thiếu nước sạch làm tăng nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp

Trong những yếu tố nguy cơ kể trên, khói thuốc lá là nguy cơ đáng lo ngại nhất, song cũng là nguy cơ dễ phòng tránh nhất. Một môi trường không khói thuốc sẽ bảo vệ bạn và những người xung quanh không chỉ mắc bệnh viêm phế quản nói riêng mà còn cả những bệnh về đường hô hấp nói chung.

Xem thêm: Tổng quan về bệnh viêm phế quản ở trẻ em

Theo Mayoclinic.org

Bài viết Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây viêm phế quản trẻ em đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nguyen-nhan-va-cac-yeu-to-nguy-co-gay-viem-phe-quan-tre-em-46693/feed/ 0
Tổng quan về bệnh viêm phế quản ở trẻ em https://benh.vn/tong-quan-ve-benh-viem-phe-quan-o-tre-em-45204/ https://benh.vn/tong-quan-ve-benh-viem-phe-quan-o-tre-em-45204/#respond Thu, 08 Sep 2022 05:00:39 +0000 https://benh.vn/?p=45204 Viêm phế quản ảnh hưởng đến nhiều trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhất là vào mùa đông, tương tự như cảm lạnh thông thường nhưng thêm triệu chứng xuất tiết nhiều đờm và viêm đường hô hấp dưới, có thể gây thở khò khè. Viêm phế quản thường do nhiễm virus RSV.

Bài viết Tổng quan về bệnh viêm phế quản ở trẻ em đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Viêm phế quản cấp tính thường do virus gây ra, thường là các loại gây cảm lạnh và cúm. Trong khi đó, nguyên nhân phổ biến nhất của viêm phế quản mạn tính là hút thuốc lá. Ô nhiễm không khí và bụi hoặc khí độc trong môi trường và nơi làm việc cũng có thể góp phần làm tình trạng này nặng thêm.

viem_phe_quan_benhvn

Viêm phế quản (ảnh minh họa)

Nhiều cha mẹ nhầm lẫn viêm phế quản với viêm tiểu phế quản, đều là những bệnh hô hấp phổ biến ở trẻ em. Viêm phế quản ảnh hưởng đến nhiều trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhất là vào mùa đông, tương tự như cảm lạnh thông thường nhưng thêm triệu chứng xuất tiết nhiều đờm và viêm đường hô hấp dưới, có thể gây thở khò khè. Viêm phế quản thường do nhiễm virus hợp bào hô hấp RSV.

Định nghĩa về viêm phế quản

Viêm phế quản cấp tính là hội chứng lâm sàng do viêm khí quản, phế quản và phế nang. Ở trẻ em, viêm phế quản cấp tính thường xảy ra kết hợp với nhiễm trùng đường hô hấp do virus, hiếm khi xuất hiện đơn độc. Viêm phế quản mạn tính ở người lớn được định nghĩa là sự tiết đờm hàng ngày trong ít nhất 3 tháng trong 2 năm liên tiếp. Một số nơi áp dụng định nghĩa này cho viêm phế quản mạn tính ở trẻ em. Viêm phế quản mạn tính cũng đã được định nghĩa là một tập hợp các triệu chứng bao gồm ho kéo dài hơn 1 tháng hoặc ho có đờm thường xuyên, có thể kèm theo thở khò khè hoặc thở rít. Tuy nhiên các triệu chứng này cũng có mặt trong bệnh hen, vì vậy việc phân biệt là rất khó khăn.

Nguyên nhân gây viêm phế quản

  • Viêm phế quản cấp tính thường do nhiễm trùng đường hô hấp; khoảng 90% do virus, 10% do vi khuẩn. Các đợt tấn công lặp đi lặp lại của viêm phế quản cấp tính làm suy yếu và kích thích đường hô hấp phế quản theo thời gian, cuối cùng dẫn đến viêm phế quản mạn tính.
  • Khí thải ô nhiễm cũng là một nguyên nhân phổ biến. Tuy nhiên, thủ phạm chính là phơi nhiễm khói thuốc lá dài hạn nặng nề.
  • Nhiễm virus bao gồm: adenovirus, cúm, virus hợp bào đường hô hấp (RSV), rhinovirus, bocavirus ở người (8, 9, 10), coxsackievirus, herpes simplex…
  • Nhiễm khuẩn bao gồm: S pneumonia, M catarrhalis, H influenza, Chlamydia pneumonia, các loài Mycoplasma…
  • Các chất gây ô nhiễm không khí, khói thuốc lá.
  • Các nguyên nhân khác bao gồm: dị ứng, trào ngược dạ dày thực quản, nhiễm nấm…

Ho là triệu chứng điển hình của viêm phế quản

Triệu chứng của viêm phế quản

  • Các triệu chứng của viêm phế quản cấp tính thường bao gồm ho và đôi khi đau ngực sau khi thở sâu hoặc ho. Các triệu chứng này có thể biến mất hoàn toàn và hệ hô hấp trở lại chức năng ban đầu trong vòng 10-14 ngày điều trị.
  • Viêm phế quản mãn tính là tái phát viêm và thoái hóa của các ống phế quản, có thể có liên quan đến nhiễm trùng hoạt động.
  • Bệnh nhân bị viêm phế quản mãn tính tiết nhiều chất nhầy hơn bình thường do tăng xuất tiết hoặc giảm đào thải.
  • Ho là cơ chế thúc đẩy xuất tiết quá mức.

Điều trị viêm phế quản

  • Phần lớn viêm phế quản ở trẻ em có thể tự khỏi, bởi tình trạng này 90% là do virus, không cần đến thuốc kháng sinh.
  • Điều trị viêm phế quản cấp tính ở bệnh nhi bao gồm nghỉ ngơi, sử dụng thuốc hạ sốt, uống đủ nước và tránh khói thuốc.
  • Ngoài ra, một số bác sĩ khuyên rằng nên cho trẻ nhỏ dưới 1 tuổi một thìa mật ong vào buổi tối để hạn chế ho.
  • Vệ sinh mũi tốt, nhỏ mũi bằng nước muối, có thể giúp làm sạch các xoang góp phần giảm tiết nước mũi, giảm ho.
  • Thuốc giảm đau và thuốc hạ sốt nhắm mục tiêu cắt các triệu chứng của viêm phế quản trẻ em.
  • Trong các trường hợp mạn tính, nên xem xét liệu pháp giãn phế quản.
  • Corticosteroid đường uống nên được bổ sung nếu triệu chứng ho còn tiếp tục và các khai thác bệnh sử cũng như khám lâm sàng gợi ý một tình trạng viêm phế quản mạn tính.

giu_am_cho_tre

Giữ ấm cho trẻ vào mùa đông để phòng bệnh

Phòng ngừa viêm phế quản

Tuy viêm phế quản cấp có thể diễn biến khả quan và tự khỏi mà không cần dùng thuốc, nhưng các bậc phụ huynh cũng không được chủ quan để tránh nhiều đợt cấp liên tiếp có thể dẫn đến viêm phế quản mạn tính. Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa hiệu quả:

  • Cha mẹ tuyệt đối không để trẻ tiếp xúc với môi trường có khói thuốc, chất gây ô nhiễm và bụi bẩn.
  • Dọn dẹp nhà cửa thường xuyên để giữ cho căn nhà không bị bụi, ve và các chất gây dị ứng khác hoặc nhiễm trùng gây viêm phế quản ở trẻ.
  • Khăn trải giường, thảm, đồ chơi và các vật dụng thường xuyên sử dụng khác phải được rửa sạch hoặc hút bụi đều đặn.
  • Thời tiết ẩm ướt hoặc lạnh đôi khi có thể gây viêm phế quản ở trẻ em.
  • Cha mẹ nên chú ý giữ ấm căn phòng, mặc quần áo ấm vào mùa đông cho trẻ.
  • Rửa tay thường xuyên không những giúp ngăn ngừa nhiễm trùng dẫn đến viêm phế quản ở trẻ mà còn tránh được nhiều bệnh nhiễm trùng khác.

Xem thêm: Thực đơn cho trẻ bị viêm phế quản

Theo medscape.com

Bài viết Tổng quan về bệnh viêm phế quản ở trẻ em đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/tong-quan-ve-benh-viem-phe-quan-o-tre-em-45204/feed/ 0