Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Tue, 27 Jun 2023 06:58:01 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Biểu hiện trẻ bị thiếu Vitamin D và cách bổ sung https://benh.vn/bieu-hien-tre-bi-thieu-vitamin-d-va-cach-bo-sung-39281/ https://benh.vn/bieu-hien-tre-bi-thieu-vitamin-d-va-cach-bo-sung-39281/#respond Thu, 29 Jun 2023 14:30:37 +0000 https://benh.vn/?p=39281 Trẻ em nếu không được cung cấp đủ Vitamin D sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của xương, do chất xương và sụn không được vôi hóa đầy đủ, sụn phát triển không bình thường, làm xương biến dạng. Tuy nhiên, thiếu Vitamine D có thể phòng tránh được nếu biết cách.

Bài viết Biểu hiện trẻ bị thiếu Vitamin D và cách bổ sung đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Trẻ em nếu không được cung cấp đủ Vitamin D sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của xương, do chất xương và sụn không được vôi hóa đầy đủ, sụn phát triển không bình thường, làm xương biến dạng. Tuy nhiên, thiếu Vitamine D có thể phòng tránh được nếu biết cách.

Vitamin_D

Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển của xương. Nó tham gia vào quá trình hấp thu calci, phosphore ở ruột, điều hòa việc tổng hợp và bài tiết nội tiết tố tuyến cận giáp (PTH), làm tăng hấp thu Calcium, Phosphore vào xương và ngăn chặn quá trình tiêu hủy xương. Ngoài ra, Vitamin D còn có vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch, ngăn ngừa nhiều loại Ung thư và bệnh lý khác.

Thiếu Vitamin D ở trẻ em thường không gây ra những tình trạng như Ung thư hoặc thấy bệnh lý rõ ràng. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể nghi ngờ trẻ thiếu Vitamin D nếu có một số biểu hiện bất thường trên xương, răng, mồ hôi, miễn dịch… Một số trẻ có nguy cơ cao thiếu Vitamin D cao hơn so với trẻ khác, bạn cũng cần nắm được để quan tâm hơn.

Những biểu hiện trẻ thiếu Vitamin D

tre_bi_thieu_vitamin_d

Trẻ bị rụng tóc vành khăn do thiếu Vitamin D (Ảnh minh họa)

Trẻ sơ sinh bị thiếu Vitamin D có thể có biểu hiện ra nhiều mồ hôi, hay vặn mình, ngủ không sâu giấc, tóc rụng hình vành khăn.

Trẻ có thóp thở lâu cứng hơn so với trẻ bình thường.

Trẻ dễ bị chuột rút, co giật và khó thở. Những vấn đề này cũng liên quan đến thiếu canxi.

Trẻ có xu hướng có xương sọ và xương chân mềm, có thể nhìn thấy cong hơn bình thường. Trẻ cũng có thể có những cơn đau dữ dội thường ở chân và cơ bắp do yếu. Nếu trẻ rơi vào tình trạng này thường xuyên, có thể trẻ đã bị mắc chứng Còi xương.

Trẻ bị thiếu Vitamin D sẽ sự tăng trưởng kém, cân nặng giảm và phát triển chậm.

Trẻ mọc răng muộn.

Trẻ em có xu hướng trở nên cáu kỉnh.

Trẻ thiếu Vitamin D dễ bị nhiễm trùng khác nhau như hô hấp.

Khả năng thở của trẻ thiếu Vitamin D cũng bị ảnh hưởng khi lồng sườn trở nên mềm yếu.

Khi còi xương trở nên nghiêm trọng, nó gây ra tình trạng thiếu canxi trong máu. Trẻ cần được tới viện chăm sóc càng sớm càng tốt.

Cuối cùng, mặc dù rất hiếm, thiếu Vitamin D gây ra sự yếu kém của các cơ tim, ảnh hưởng tới khả năng bơm máu đi toàn bộ cơ thể, trẻ có thể nhợt nhạt, thở yếu, vận động kém so với bạn bè.

Các đối tượng trẻ có nguy cơ thiếu Vitamin D cao

tre-sinh-non-12

Trẻ sinh non có nguy cơ thiếu Vitamin D cao hơn trẻ sinh đủ tháng.

  • Trẻ em có da sẫm màu. Màu tối của da (melanin) hoạt động như một loại kem chống nắng tự nhiên và làm tăng thời gian cần thiết trong ánh nắng mặt trời để tạo ra vitamin D một cách tự nhiên.
  • Trẻ em có làn da hiếm khi tiếp xúc với ánh mặt trời, ví dụ: những trẻ ở trong nhà hoặc mặc quần áo che chắn quá kín.
  • Trẻ sinh non.
  • Các em bé bú sữa mẹ có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ trên. Sữa mẹ là loại thực phẩm tốt nhất cho trẻ sơ sinh, nhưng nó không chứa nhiều vitamin D. Trẻ sẽ lưu trữ vitamin D ban đầu từ mẹ của chúng khi mới được sinh ra; vì vậy, chúng có nguy cơ bị thiếu vitamin D nếu mẹ của họ có lượng vitamin D thấp và / hoặc nếu mẹ chúng có làn da sẫm màu.
  • Trẻ em mắc một số bệnh, sử dụng một số thuốc gây ảnh hưởng đến cách cơ thể hấp thu và kiểm soát vitamin D như bệnh gan, bệnh thận, các vấn đề hấp thụ thức ăn (ví dụ: xơ nang, bệnh celiac, bệnh viêm ruột) và một số loại thuốc (như một số loại thuốc động kinh).

Cách bổ sung Vitamin D cho trẻ tốt nhất

Trẻ tắm nắng để bổ sung Vitamin D

Cho trẻ tắm nắng và vận động thường xuyên là cách tốt nhất để bổ sung Vitamin D cho trẻ. (Ảnh minh họa)

Cách đầu tiên, đơn giản nhất và rẻ tiền nhất là cho da trẻ được tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. 80% lượng Vitamin D cần thiết cho cơ thể trẻ được sản xuất ngay trên da, dưới ánh nắng mặt trời. Thời gian cho trẻ tiếp xúc với ánh nắng tốt nhất là ánh nắng buổi sáng sớm. Vậy, bạn nên cho trẻ vận động thường xuyên ngoài trời, lưu ý, không sử dụng kem chống nắng trong thời gian muốn trẻ được bổ sung nhiều Vitamin D.

Các chế phẩm chứa Vitamin D liều thấp (uống hàng ngày) hoặc liều cao (uống hàng tháng hoặc ít thường xuyên hơn), các chế phẩm trên thị trường thường có hàm lượng Vitamin D cho mỗi liều dùng là 400 IU, tương đương với khuyến cáo bổ sung đủ lượng Vitamin D hàng ngày cho trẻ (100% RDI). Tuy nhiên, nếu trẻ có điều kiện tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt trời, sống ở vùng nhiệt đới thì bạn nên tham khảo ý kiến bác sỹ khi sử dụng vì quá nhiều Vitamin D trong thời gian dài cũng gây ra vấn đề cho sức khỏe của trẻ.

Trẻ em có lượng vitamin D thấp cũng cần đủ canxi trong chế độ ăn uống. Mục đích để cung cấp cho họ 2-3 ăn sữa mỗi ngày (một khẩu phần của sữa tương đương với một ly sữa, một bồn sữa chua hoặc một lát phô mai).

Bài viết Biểu hiện trẻ bị thiếu Vitamin D và cách bổ sung đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/bieu-hien-tre-bi-thieu-vitamin-d-va-cach-bo-sung-39281/feed/ 0
Nghiên cứu mới Israel về vai trò của Vitamin D trong chống bệnh COVID-19 https://benh.vn/nghien-cuu-moi-israel-ve-vai-tro-cua-vitamin-d-trong-chong-benh-covid-19-81360/ https://benh.vn/nghien-cuu-moi-israel-ve-vai-tro-cua-vitamin-d-trong-chong-benh-covid-19-81360/#respond Tue, 01 Mar 2022 13:31:30 +0000 https://benh.vn/?p=81360 Tên nghiên cứu: Nồng độ 25-hydroxyvitamin D3 và mối liên hệ với tình trạng nặng của COVID-19 Thời gian xuất bản và nơi nghiên cứu: Nghiên cứu tiến hành tại Israel được xuất bản trên tạp chí PLOS One ngày 3 tháng 2 năm 2022 bởi tiến sỹ Amiel A. Dror và các cộng sự. […]

Bài viết Nghiên cứu mới Israel về vai trò của Vitamin D trong chống bệnh COVID-19 đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Tên nghiên cứu: Nồng độ 25-hydroxyvitamin D3 và mối liên hệ với tình trạng nặng của COVID-19

Thời gian xuất bản và nơi nghiên cứu: Nghiên cứu tiến hành tại Israel được xuất bản trên tạp chí PLOS One ngày 3 tháng 2 năm 2022 bởi tiến sỹ Amiel A. Dror và các cộng sự.

vitamin_d_va_covid_19

Mục tiêu của nghiên cứu: chứng minh mối quan hệ giữa tình trạng thiếu hụt Vitamin D với mức độ tăng nặng của nhiễm SARS-CoV-2 và các hậu quả kèm theo bệnh. Nghiên cứu hồi cứu này đánh giá xem mức độ liên quan giữa nồng độ Vitamin D trong máu với độ nặng của bệnh và nguy cơ tử vong ở bệnh nhân COVID-19.

Đối tượng tham gia nghiên cứu: Số liệu thu thập từ các cá nhân trong khoảng từ 7 tháng 4 năm 2020 tới 4 tháng 2 năm 2021 tới Trung tâm y tế Galilee (GMC) ở Nahariya, Israel, dương tính với COVID-19 thông qua test CPR được hồi cứu về nồng độ Vitamin D trong máu trong khoảng thời gian 14 tới 730 ngày trước khi làm test PCR.

Thiết kế nghiên cứu chứng minh Vitamin D giúp giảm nguy cơ nặng, tử vong của COVID-19: Bệnh nhân bị COVID-19 đăng ký tới khám tại GMC được phân loại theo mức độ nặng của bệnh và nồng độ Vitamin D trong máu. Mối liên hệ giữa nồng độ Vitamin D trong máu trước khi mắc COVID-19, được chia thành 4 nhóm (thiếu, không đủ, đủ, và cao bình thường), và mức độ nặng của COVID-19 được xác định bằng phương pháp phân tích hồi quy đa biến. Để loại bỏ ảnh hưởng có thể có của mức độ thay đổi theo hình sin của nồng độ Vitamin D theo mùa trong năm, một mô hình cosinor đã được sử dụng.

Kết quả và kết luận của các nhà khoa học tham gia nghiên cứu: Trong số 1,176 bệnh nhân được theo dõi, 253 ghi nhận nồng độ Vitamin D trước khi mắc COVID-19. Tình trạng Vitamin D thấp là phổ biến trong số các bệnh nhân nặng và rất nặng (<20 ng/ml (87,4%) nhiều hơn nhóm những bệnh nhân có mức độ bệnh nhẹ và trung bình (<20 ng/ml [34.3%] p<0.001). Những bệnh nhân thiếu Vitamin D (<20 ng/ml) có nguy cơ bị bệnh nặng hoặc rất nặng cao gấp 14 lần so với nhóm bệnh nhân có nồng độ Vitamin D ở mức >= 40 ng/ml (OR, 14; Cl 95%, 4/51; p<0.001)

Các tác giả đưa ra kết luận rằng trong số những bệnh nhân COVID-19 nhập viện, tình trạng thiếu Vitamin D trước đó có liên hệ chặt chẽ tới mức độ nặng và tử vong do COVID-19.

Chi tiết nghiên cứu tại đây: https://journals.plos.org/plosone/article

Bài viết Nghiên cứu mới Israel về vai trò của Vitamin D trong chống bệnh COVID-19 đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nghien-cuu-moi-israel-ve-vai-tro-cua-vitamin-d-trong-chong-benh-covid-19-81360/feed/ 0
Thiếu Vitamin D có thể làm tăng 14 lần nguy cơ trở nặng ở COVID-19 – Nghiên cứu tại Israel https://benh.vn/nghien-cuu-tai-israel-cung-cap-bang-chung-thuyet-phuc-ve-kha-nang-chong-covid-cua-vitamin-d-81352/ https://benh.vn/nghien-cuu-tai-israel-cung-cap-bang-chung-thuyet-phuc-ve-kha-nang-chong-covid-cua-vitamin-d-81352/#respond Tue, 01 Mar 2022 03:16:16 +0000 https://benh.vn/?p=81352 Củng cố nghiên cứu trước đó, các nhà khoa học công bố dữ liệu ‘đáng chú ý’ cho thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa tình trạng thiếu vitamin D, tình trạng phổ biến ở Israel, với tình trạng tử vong hoặc mức độ nghiêm trọng ở bệnh nhân mắc Covid. Cho trẻ dùng Vitamin […]

Bài viết Thiếu Vitamin D có thể làm tăng 14 lần nguy cơ trở nặng ở COVID-19 – Nghiên cứu tại Israel đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Củng cố nghiên cứu trước đó, các nhà khoa học công bố dữ liệu ‘đáng chú ý’ cho thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa tình trạng thiếu vitamin D, tình trạng phổ biến ở Israel, với tình trạng tử vong hoặc mức độ nghiêm trọng ở bệnh nhân mắc Covid.

cho_tre_uong_vitamin_d_nho_giot

Cho trẻ dùng Vitamin D3 nhỏ giọt . (iStock via Getty Images)

Các nhà khoa học Israel nói rằng họ đã tập hợp những bằng chứng thuyết phục nhất cho tới hiện tại chứng minh tăng cường Vitamin D có thể giúp bệnh nhân COVID-19 giảm nguy cơ trở nặng hoặc tử vong.

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Bar Ilan và Trung tâm Y khoa Galilee nói rằng Vitamin D có ảnh hưởng rõ rệt lên mức độ nặng của bệnh đến mức họ có thể dự đoán mọi người sẽ mắc bệnh như thế nào nếu bị mắc COVID-19 chỉ cần căn cứ vào độ tuổi và nồng độ Vitamin D.

Thiếu Vitamin D làm gia tăng rõ rệt mức độ nặng của bệnh, các nhà nghiên cứu đã kết luận trong một nghiên cứu đánh giá ngang hàng mới đã xuất bản trong thứ năm trên tạp chí PLOS Oe.

Nghiên cứu này tiến hành dựa trên hai đợt dịch đầu tiên tại Israel, trước khi được tiêm vắc xin rộng rãi, các bác sỹ nhân mạnh rằng bổ sung Vitamin không thay thế cho vắc xin, nhưng là biện pháp giữ hệ miễn dịch không bị suy giảm.

Thiếu Vitamin D, là tình trạng phổ biến ở khắp Trung Đông, bao gồm của Israel, nơi 4/5 người thiếu Vitamin này, theo một nghiên cứu từ 2011. Bằng cách bổ sung Vitamin D trước khi nhiễm bệnh có thể giúp bệnh nhân tránh được các tác động nặng của COVID-19.

Tiến sĩ Amiel Dror, Bác sỹ của Trung tâm Y tế Galilee và Bar Ilan là một phần của nhóm nghiên cứu cho biết: “Chúng tôi nhận thấy sự khác biệt rõ rệt về khả năng trở nặng khi mắc COVID-19 của nhóm bệnh nhân thiếu Vitamin D và nhóm không thiếu Vitamin D.”

Dr_Amiel_Dror

Dr. Amiel Dror (via Twitter)

Vị bác sỹ này cũng lưu ý rằng nghiên cứu được tiến hành trước khi xuất hiện biến chủng Omicron, nhưng cho rằng virus không thay đổi tới mức làm mất tác dụng của Vitamin D.

“Những gì chúng ta thấy Vitamin D giúp bệnh nhân COVID là do hiệu quả của nó trong việc tăng cường hệ thống miễn dịch để đối phó với các mầm bệnh do virus tấn công hệ hô hấp của cơ thể”. “Điều này có liên quan tương tự đối với Omicron cũng như đối với các biến thể trước đó.”

Cơ quan y tế tại Israel và một số quốc gia khác đã khuyến cáo bổ sung Vitamin D để đối phó với dịch bệnh COVID-19, mặc dù các dữ liệu về tính hiệu quả vẫn còn chưa nhiều.

nhan_vien_y_te_israel

Nhân viên y tế trong bệnh viện tại Israel. (Yossi Aloni/Flash90)

Vào tháng 6 năm 2021, các nhà nghiên cứu đã xuất bản những kết quả ban đầu chỉ ra rằng 26% bệnh nhân đã tử vong nếu họ thiếu Vitamin D trước khi nhập viện, so với tỷ lệ chỉ có 3% với các trường hợp có nồng độ Vitamin D bình thường.

Họ cũng xác định những bệnh nhân nhập viện mà thiếu Vitamin D có tỷ lệ chuyển nặng cao hơn tới 14 lần so với những bệnh nhân COVID-19 không thiếu Vitamin D.

Một khả năng có thể có là những bệnh nhân mắc COVID-19 có thể đối mặt với tình trạng giảm nồng độ Vitamin D và tăng nguy cơ trở nặng, điều đó có thể hiểu rằng tình trạng giảm nồng độ Vitamin D trong máu có thể là một triệu chứng chứ không phải là yếu tố nguy cơ.

Để loại bỏ khả năng đó, nhóm của Dror đã nghiên cứu sâu hơn dữ liệu, kiểm tra nồng độ vitamin D của từng bệnh nhân trong khoảng thời gian hai năm trước khi mắc COVID-19. Họ phát hiện ra mối tương quan chặt chẽ giữa nồng độ Vitamin D đầy đủ và khả năng chống lại COVID, và mức độ nguy cơ tăng ở trong các phát hiện này là giống như nhau.

“Chúng tôi đã kiểm tra các khung thời gian, và phát hiện ra rằng bất cứ khi nào bạn nhìn vào khoảng thời gian 2 năm trước khi mắc COVID-19, mối liên hệ giữa Vitamin D với mức độ nặng của bệnh là cực kỳ mạnh mẽ” Dror nói.

“Bởi vì nghiên cứu này cung cấp một bức tranh tổng thể về nồng độ Vitamin D của bệnh nhân, bằng cách theo dõi khoảng thời gian rộng thay vì chỉ nhìn vào quanh thời gian nhập viện vì COVID, nghiên cứu đã cung cấp bằng chứng mạnh mẽ hơn hẳn về tầm quan trọng của bổ sung Vitamin D đầy đủ trong suốt thời gian dịch bệnh diễn ra,”, bác sỹ Dror cho biết.

Một loạt các tuyên bố gây hoài nghi về các biện pháp tự nhiên chống lại Coronavirus, bao gồm cả giả thuyết cho rằng người Israel tự có miễn dịch với chanh và soda, đã tạo hoài nghi về việc sử dụng Vitamin để chống lại virus. Tuy nhiên, tiến sỹ Dror khẳng định rằng nghiên cứu của nhóm ông đã chỉ rằng tầm quan trọng của Vitamin dựa trên dữ liệu đầy đủ và chính xác.

“Mọi người nên học hỏi từ nghiên cứu này rằng các nghiên cứu chỉ ra tầm quan trọng của việc bổ sung Vitamin D là rất đáng tin cậy, không phải dựa trên các dữ liệu sai lệch. Và nghiên cứu cũng nhấn mạnh giá trị của việc bổ sung đầy đủ Vitamin D trong suốt thời gian dịch bệnh theo những lời khuyên chính thức, không có bất kỳ nhược điểm nào”

Tham khảo nghiên cứu tại đây: https://journals.plos.org/plosone/article

Bài viết được đăng trên: timesofisrael.com

Bài viết Thiếu Vitamin D có thể làm tăng 14 lần nguy cơ trở nặng ở COVID-19 – Nghiên cứu tại Israel đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nghien-cuu-tai-israel-cung-cap-bang-chung-thuyet-phuc-ve-kha-nang-chong-covid-cua-vitamin-d-81352/feed/ 0
Phụ nữ thiếu vitamin D và những nguy cơ tiềm ẩn https://benh.vn/phu-nu-thieu-vitamin-d-va-nhung-nguy-co-tiem-an-6249/ https://benh.vn/phu-nu-thieu-vitamin-d-va-nhung-nguy-co-tiem-an-6249/#respond Fri, 15 Jan 2021 02:42:24 +0000 http://benh2.vn/phu-nu-thieu-vitamin-d-va-nhung-nguy-co-tiem-an-6249/ Vitamin D tăng cường hấp thu Canxi vào xương, giúp xương chắc khỏe. Đặc biệt, chị em phụ nữ sau khi sinh, ở tuổi trung niên, mãn kinh, mật độ xương suy giảm nên việc thiếu Vitamin D sẽ dẫn đến nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bài viết Phụ nữ thiếu vitamin D và những nguy cơ tiềm ẩn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Vitamin D tăng cường hấp thu Canxi vào xương, giúp xương chắc khỏe. Đặc biệt, chị em phụ nữ sau khi sinh, ở tuổi trung niên, mãn kinh, mật độ xương suy giảm nên việc thiếu Vitamin D sẽ dẫn đến nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Vậy, phụ nữ thiếu vitamin D sẽ dẫn đến nguy cơ gì? Phương pháp bổ sung vitamin D cho cơ thể như thế nào?

nguon_bo_sung_vitamin_d_cho_co_the

Tìm hiểu về vitamin D

Vitamin D hay còn gọi là “Vitamin mặt trời” là một loại vitamin khá đặc biệt so với những loại vitamin khác bởi nguồn cung cấp chính loại Vitamin này không phải từ thực phẩm mà lại từ ánh sáng mặt trời. Dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời chiếu lên da, da người có thể tự tổng hợp lượng Vitamin D gần như đủ đáp ứng nhu cầu hàng ngày.

Vitamin D kiểm soát và điều phối gần 1000 gen, có mặt ở khắp các mô và tế bào trong cơ thể mang lại nhiều lợi ích như:

  • Hấp thu Canxi từ máu vào trong xương giúp xương, răng chắc khỏe.
  • Ngăn chặn sự phóng thích hormone cận giáp (hormone gây tiêu xương)
  • Đóng vai trò trong chức năng Cơ và hệ thống miễn dịch.
  • Một số vai trò khác của Vitamin D đang được quan tâm nhiều như vai trò phòng ngừa ung thư đường ruột, ung thư tiền liệt tuyến, ung thư vú, góp phần giảm nguy cơ bệnh Tiểu đường, tim mạch, cao huyết áp, đa xơ cứng bì.

Phụ nữ thiếu Vitamin D sẽ dẫn đến nguy cơ gì?

Theo kết quả công bố của nhóm nghiên cứu trường Đại học Y khoa Salzburg và Vienna (Áo), phụ nữ thiếu vitamin D sẽ xuất hiện khối u ở ruột già.

Nhóm nghiên cứu đã phân tích dữ liệu của 719 phụ nữ và nhận thấy tỉ lệ xuất hiện khối u ruột già ở những phụ nữ có lượng vitamin D trong máu cao là 17,2%, trong khi ở những phụ nữ có lượng vitamin D trong máu thấp, tỉ lệ xuất hiện khối u ruột già lên đến 25%.

Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu còn nhận thấy ở những phụ nữ được bổ sung vitamin D tỉ lệ xuất hiện khối u ruột già rất thấp, chỉ là 3,8%. Ngược lại, nhóm  không được bổ sung vitamin D trong chế độ ăn thì tỉ lệ xuất hiện khối u ruột già tăng lên đến 12,5% (gần 3 lần).

Các nguy cơ chắc chắn sẽ gặp khi phụ nữ bị thiếu Vitamin D là tình trạng loãng xương, yếu cơ, miễn dịch suy giảm…

U ruột già do thiếu Vitamin D

Phụ nữ thiếu vitamin D dẫn đến nguy cơ bị u ruột già (ảnh minh họa)

Phương pháp bổ sung vitamin D

  • Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời: khoảng 80% nhu cầu Vitamin D của cơ thể có thể đáp ứng được nếu cho da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời thường xuyên, hàng ngày.
  • Bổ sung các loại cá giàu chất béo.
  • Chế biến món ăn với một số loại nấm.
  • Ăn nhiều rau xanh.
  • Ăn nhiều phẩm chứa Canxi và Vitamin D như sữa, dầu cá, gan động vật, lòng đỏ trứng…

Lời kết

Phụ nữ thiếu vitamin D có nguy cơ mắc khối u lành tính ở ruột già. Tuy nhiên, u ruột già cũng có thể  phát triển theo thời gian và có thể diễn tiến thành ung thư ruột già. Ngoài ra, thiếu Vitamin D cũng dẫn tới hậu quả như loãng xương, yếu cơ, miễn dịch suy giảm.

Vì vậy, để phòng bệnh, chúng ta nên hạn chế ăn thịt màu đỏ, chất béo, uống cà phê, hút thuốc lá… Bên cạnh đó, cần tập luyện thể thao thường xuyên, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nhiều hơn để giúp cơ thể tăng cường sức khỏe, phòng chống bệnh tật…

Bài viết Phụ nữ thiếu vitamin D và những nguy cơ tiềm ẩn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/phu-nu-thieu-vitamin-d-va-nhung-nguy-co-tiem-an-6249/feed/ 0
Ảnh hưởng của thiếu vitamin D đối với xương và cơ thể https://benh.vn/anh-huong-cua-thieu-vitamin-d-doi-voi-xuong-va-co-the-3400/ https://benh.vn/anh-huong-cua-thieu-vitamin-d-doi-voi-xuong-va-co-the-3400/#respond Wed, 14 Aug 2019 00:00:22 +0000 http://benh2.vn/anh-huong-cua-thieu-vitamin-d-doi-voi-xuong-va-co-the-3400/ Vitamin D là một hormone có cấu trúc steroid giữ một chức năng quan trọng trong quá trình tăng trưởng và phát triển của cơ thể và kéo dài suốt đời. Trên thực tế nhiều nghiên cứu dịch tễ học cho thấy tỷ lệ thiếu hụt vitamin D đang gia tăng trên khắp thế giới.

Bài viết Ảnh hưởng của thiếu vitamin D đối với xương và cơ thể đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Vitamin D là một hormone có cấu trúc steroid giữ một chức năng quan trọng trong quá trình tăng trưởng và phát triển của cơ thể và kéo dài suốt đời. Trên thực tế nhiều nghiên cứu dịch tễ học cho thấy tỷ lệ thiếu hụt vitamin D đang gia tăng trên khắp thế giới.

Thực phẩm giàu Vitamin D

Vitamin D đóng nhiều vai trò thiết yếu trong cơ thể (ảnh minh họa)

Thế nào là thiếu hụt Vitamin D

Sự thiếu hụt vitamin D trong cơ thể biểu hiện khi nồng độ 25- hydroxy vitamin D huyết thanh dưới 25mml/L. Trước đây, vai trò của vitamin D được biết tới là yếu tố giữ cân bằng calci nội mô, tham gia vào quá trình tạo xương và góp phần làm tăng cường sức khỏe của gân cơ. Vì vậy, sự thiếu hụt vitamin D có liên quan đến các bệnh về xương như còi xương, nhuyễn xương, loãng xương. Gần đây, các nghiên cứu về vitamin D ngày càng nhiều và sự thiếu hụt vitamin D trong cơ thể không chỉ ảnh hưởng đối với xương mà còn là yếu tố nguy cơ đối với các bệnh của các tổ chức ngoài xương như tim mạch, bệnh tiểu đường, rối loạn miễn dịch, rối loạn tâm thần, bệnh ung thư…

Vitamin D trong cơ thể được tạo ra như thế nào?

Trong cơ thể, vitamin D được tạo ra bởi sự chuyển hóa tiền vitamin D trong da nhờ quá trình tiếp xúc với bức xạ tia cực tím phát ra từ ánh sáng mặt trời, một phần khác được hấp thu từ các nguồn thực phẩm (từ 100 đến 200 IU mỗi ngày). Vitamin D được chuyển đổi tại gan thành 25- hydroxyvitamin D (25(OH)D3) lưu thông trong máu và được chuyển đổi thành dạng hoạt động của vitamin D là 25-dihydroxyvitamin D, được tạo ra chủ yếu ở thận, lưu thông trong máu với nồng độ thấp hơn so với 25-dihydroxyvitamin D nhưng có ái lực lớn hơn nhiều đối với các thụ thể vitamin D và có tác dụng sinh học mạnh hơn. Hiện nay, nồng độ 25-dihydroxy vitamin D đo được trong huyết thanh phản ánh tình trạng vitamin D thực tế của mỗi cá nhân.

Quá trình tổng hợp vitamin D phụ thuộc rất nhiều vào chế độ ăn uống, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và quá trình chuyển hóa vitamin D trong cơ thể. Vì vậy nồng độ 25-dihydroxy vitamin D phụ thuộc rất nhiều yếu tố như tập quán, thói quen ăn uống, vị trí địa lý, thời tiết, môi trường và tình trạng nội tiết, tình trạng bệnh tật của từng cá thể.

Trẻ tắm nắng để bổ sung Vitamin D

Tắm nắng là cách bổ sung Vitamin D hiệu quả và an toàn nhất (ảnh minh họa)

Thiếu hụt vitamin D và hệ vận động

Ở xương, vitamin D đóng vai trò quan trọng cho quá trình khoáng hóa xương. Sự thiếu hụt vitamin D là nguyên nhân gây còi xương, nhuyễn xương, bệnh loãng xương và tăng nguy cơ gãy xương. Theo báo cáo Ottawa tập hợp từ 15 nghiên cứu khác nhau đã kết luận có mối liên quan giữa nồng độ 25-dihydroxy vitamin D với tỷ lệ gãy xương do bệnh loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh và người cao tuổi. Trong một nghiên cứu ở những người nam giới cao tuổi, người ta nhận thấy có mối liên quan giữa nồng độ 25-dihydroxy vitamin D huyết thanh dưới 20 mnol/L với nguy cơ gãy cổ xương đùi và tỷ lệ gãy xương cao hơn có ý nghĩa so với nhóm chứng.

Canxi cần có Vitamin D để được hấp thu vào trong xương

Sơ đồ hấp thu Canxi vào trong xương nhờ sự có mặt của Vitamin D (ảnh minh họa)

Trong các tế bào cơ có chứa các receptor đặc biệt đối với vitamin D giúp cho cơ chắc, khỏe. Nhiều nghiên cứu lâm sàng đã chỉ ra: ở những người phụ nữ cao tuổi có nồng độ 25-dihydroxy vitamin D cao trên 30 mmol/L thường có cơ chắc khỏe và tỷ lệ ngã ít hơn so với nhóm chứng. Trong một nghiên cứu khác các tác giả nhận thấy việc bổ sung một liều 400 IU vitamin D mỗi ngày cho những người cao tuổi làm cải thiện dáng đi, tốc độ và làm giảm mức độ lắc lư cơ thể.

Sự thiếu hụt vitamin D là một trong các nguyên nhân làm khởi động chứng đau lưng vùng thấp. Một nghiên cứu gần đây đã cho thấy việc điều trị cải thiện sự thiếu hụt vitamin D đã làm giảm đáng kể số bệnh nhân cao tuổi bị đau cột sống thắt lưng.

Thiếu vitamin D và một số bệnh mạn tính khác

Nhiều nghiên cứu quan sát trong những quần thể dân cư lớn đã cho thấy các mối liên quan có ý nghĩa giữa các mức thấp của 25-dihydroxy vitamin D huyết thanh (dưới 20 ng/ml) với tăng nguy cơ mắc các bệnh về rối loạn chuyển hóa, rối loạn miễn dịch, bệnh ung thư, xơ cứng rải rác … trong đó có hai bệnh thường kết hợp với các mức độ thiếu hụt của vitamin D là bệnh xơ vữa động mạch và bệnh tiểu đường.

Trên hệ tim mạch, nhiều nghiên cứu đã cho thấy ở những người có tiền sử ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời khi còn nhỏ và trong độ tuổi đang phát triển, thì có lỷ lệ mắc các biến cố trên tim mạch cao hơn khi có tuổi. Một nghiên cứu gần đây cho thấy nồng độ 25-dihydroxy vitamin D huyết thanh dưới 20ng/ml có liên quan với tăng nguy cơ các bệnh tim mạch. Một nghiên cứu khác cũng cho thấy sự giảm vitamin D kéo dài trong khẩu phần ăn có liên quan chặt với các biến cố tim mạch nặng ở người cao tuổi. Nhiều nghiên cứu và các dữ liệu lâm sàng cho thấy quá trình chuyển hóa vitamin D có ảnh hưởng đến huyết áp động mạch. Với liều bổ xung 800 UL vitamin D mỗi ngày kết hợp với bổ xung canxi có thể làm giảm huyết áp tối đa ở những người phụ nữ cao tuổi có bệnh tăng huyết áp.

Bệnh tim mạch

Gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch khi thiếu Vitamin D (ảnh minh họa)

Đối với các đáp ứng miễn dịch, dạng hoạt động 1,25 (OH) vitamin D làm ức chế quá trình gây rối loạn miễn dịch trong cơ thể. Các bệnh có liên quan đến hệ miễn dịch của cơ thể rất đa dạng và có mối liên quan chặt với nồng độ vitamin D. Giảm vitamin D góp phần thúc đẩy phát triển các bệnh miễn dịch như bệnh Lupus ban đỏ hệ thống, bệnh đái tháo đường type I, bệnh viêm khớp dạng thấp, các bệnh tạo keo… Nồng độ vitamin D trong máu giảm làm cho cơ thể giảm khả năng chống đỡ với các tác nhân bên ngoài, làm tăng nguy cơ nhiễm các bệnh do vi khuẩn và virus gây nên như nhiễm lao, nhiễm cúm…

Vitamin D làm ức chế sự tăng sinh tế bào trong khối u ác tính, làm giảm sự tăng sinh mạch máu xung quanh khối u. Một nghiên cứu gần đây cho thấy nồng độ vitamin D có liên quan với nguy cơ gây ung thư thực quản ở nam giới. Một nghiên cứu khách đã cho thấy lượng vitamin D cao trong khẩu phần ăn có thể làm giảm  tất cả các nguy cơ ung thư ở phụ nữ tuổi sau mãn kinh, đặc biệt là với nguy cơ ung thư vú.

Từ những nghiên cứu trên đây có thể thấy nồng độ vitamin D không chỉ ảnh hưởng đối với hoạt động chuyển hóa xương mà còn rất quan trọng trong việc duy trì các hoạt động chức năng bình thường cho nhiều cơ quan trong cơ thể.

Xem thêm: Tác dụng của Vitamin D đối với cơ thể người

TS. BS Đặng Hồng Hoa – Bệnh viện E

Bài viết Ảnh hưởng của thiếu vitamin D đối với xương và cơ thể đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/anh-huong-cua-thieu-vitamin-d-doi-voi-xuong-va-co-the-3400/feed/ 0
Đối tượng cần bổ sung vitamin D https://benh.vn/doi-tuong-can-bo-sung-vitamin-d-2203/ https://benh.vn/doi-tuong-can-bo-sung-vitamin-d-2203/#respond Wed, 21 Nov 2018 01:09:34 +0000 http://benh2.vn/doi-tuong-can-bo-sung-vitamin-d-2203/ Trong cơ thể vitamin D hiện diện dưới hai dạng: Vitamin D2 (ergocalciferol), vitamin D3 (cholecalciferol) đều do thực phẩm cung cấp và vitamin D3 nội sinh do tế bào da tổng hợp được từ tia cực tím của ánh nắng mặt trời.

Bài viết Đối tượng cần bổ sung vitamin D đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Trong cơ thể vitamin D hiện diện dưới hai dạng: Vitamin D2 (ergocalciferol), vitamin D3 (cholecalciferol) đều do thực phẩm cung cấp và vitamin D3 nội sinh do tế bào da tổng hợp được từ tia cực tím của ánh nắng mặt trời.

Chúng ta biết rằng 50 – 70% nhu cầu vitamin D mỗi ngày được da tổng hợp từ tia cực tím trong ánh nắng mặt trời. Tất nhiên sự tổng hợp này còn tùy thuộc mùa hay nhiễm sắc tố của làn da và tuổi tác nữa (ở tuổi 20 tổng hợp nhiều gấp 3 lần tuổi 80). Thực phẩm cũng là nguồn cung cấp nhiều vitamin D như gan cá, sữa bò, lòng đỏ trứng, thịt… Sau khi ăn, thực phẩm vào cơ thể, vitamin D sẽ được hấp thu tại ruột non, rồi vào máu và dự trữ ở gan, cơ bắp và mô mỡ.

bổ sung vitamin D

Đối tượng cần bổ sung vitamin D

  • Trẻ sơ sinh và trẻ em ít ra ngoài nắng
  • Phụ nữ đang mang thai, nhất là 3 tháng cuối thai kỳ đó là lúc thai nhi đang hình thành bộ xương.
  • Người cao tuổi ăn ít và ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
  • Người mắc bệnh đường tiêu hóa gây nên kém hấp thu vitamin D từ thực phẩm.
  • Người mắc bệnh da cần phải kiêng ra nắng.
  • Những người phải sử dụng thuốc chống động kinh lâu dài gây trở ngại cho sự biến đổi vitamin D trong gan.

Biểu hiện cơ thể đang bị thiếu vitamin D

  • Ở trẻ: co giật, trẻ chưa biết đi khi đã 15 tháng tuổi. Trẻ thường bị mệt mỏi, đau khi chạy, đau ở xương, chân vòng kiềng.
  • Ở Người lớn: mỏi cơ bắp, xương đau, đi lại khó khăn.

Biện pháp phòng ngừa thiếu vitamin D

  • Tốt nhất là hàng ngày đi bộ đều đặn từ 20 – 30 phút dưới ánh nắng ban mai.
  • Thay đổi khẩu phần ăn theo thực đơn giàu canxi và vitamin D, hoặc có thể bổ sung thuốc vitamin D.

Xem thêm: Tác dụng của Vitamin D đối với cơ thể người

Bài viết Đối tượng cần bổ sung vitamin D đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/doi-tuong-can-bo-sung-vitamin-d-2203/feed/ 0
Quá nhiều vitamin D cũng nguy hiểm https://benh.vn/qua-nhieu-vitamin-d-cung-nguy-hiem-2205/ https://benh.vn/qua-nhieu-vitamin-d-cung-nguy-hiem-2205/#respond Sat, 15 Sep 2018 04:09:36 +0000 http://benh2.vn/qua-nhieu-vitamin-d-cung-nguy-hiem-2205/ Các bà mẹ thường cho trẻ uống thêm vitamin D để phòng bệnh còi xương. Nhưng nếu tùy tiện, chất này có thể gây ngộ độc và nhiều bệnh khác.

Bài viết Quá nhiều vitamin D cũng nguy hiểm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Các bà mẹ thường cho trẻ uống thêm vitamin D để phòng bệnh còi xương. Nhưng nếu tùy tiện, chất này có thể gây ngộ độc và nhiều bệnh khác.

Vitamin D

Vitamin D có vai trò quan trọng trong việc vận chuyển canxi từ máu đến xương, hỗ trợ hấp thu canxi và phốt pho nên có tác dụng chống bệnh còi xương. Nhiều người nghĩ rằng loại vitamin này có thể uống càng nhiều càng tốt, nếu thừa cũng vô hại, nhưng thực ra không phải vậy.

Việc lạm dụng vitamin D sẽ làm tăng canxi trong máu, gây lắng đọng canxi bất thường tại thận, động mạch hoặc cơ vân. Việc thành mạch bị đọng vôi sẽ dẫn đến tăng huyết áp. Liều cao vitamin D có thể gây ngộ độc mà biểu hiện là chán ăn, nôn, mất nước, khát, tăng huyết áp, giảm cân, yếu thận, yếu cơ, đau khớp xương… Trong thời gian mang thai, việc sử dụng quá liều chất này có thể dẫn đến rối loạn tăng trưởng, dị dạng bào thai.

Vitamin D không được dùng cho người bị lao phổi đang tiến triển hoặc có bệnh ở ruột, dạ dày, gan, thận, bệnh tăng canxi trong máu và suy tim.

Do đó, việc sử dụng vitamin D nên có sự hướng dẫn của bác sĩ. Những người cần bổ sung thường là trẻ sơ sinh, trẻ em ít ra ngoài nắng, phụ nữ đang mang thai (nhất là 3 tháng cuối), người cao tuổi ăn ít và tiếp xúc với ánh nắng mặt trời không nhiều, người mắc bệnh đường tiêu hóa gây kém hấp thu vitamin D từ thực phẩm, hoặc mắc bệnh da phải kiêng ra nắng…

Cơ thể nhận vitamin D2 và D3 từ thực phẩm như gan cá, sữa bò, lòng đỏ trứng, thịt… Còn vitamin D3 nội sinh được tế bào da tổng hợp từ tia cực tím của ánh nắng mặt trời (chiếm tới 50-70% nhu cầu).

Benh.vn (Theo SK & ĐS)

Bài viết Quá nhiều vitamin D cũng nguy hiểm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/qua-nhieu-vitamin-d-cung-nguy-hiem-2205/feed/ 0
Tác dụng của Vitamin D đối với cơ thể người https://benh.vn/tac-dung-cua-vitamin-d-doi-voi-co-the-nguoi-2200/ https://benh.vn/tac-dung-cua-vitamin-d-doi-voi-co-the-nguoi-2200/#respond Sun, 02 Sep 2018 04:09:30 +0000 http://benh2.vn/tac-dung-cua-vitamin-d-doi-voi-co-the-nguoi-2200/ Vitamin D là một trong những vitamin khác so với các loại vitamin khác. Ở điều kiện bình thường đây là loại vitamin mà cơ thể có thể tự tổng hợp được nhờ da dưới tác dụng của ánh nắng mặt trời.

Bài viết Tác dụng của Vitamin D đối với cơ thể người đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Vitamin D là một trong những vitamin khác so với các loại vitamin khác. Ở điều kiện bình thường đây là loại vitamin mà cơ thể có thể tự tổng hợp được nhờ da dưới tác dụng của ánh nắng mặt trời.

tác dụng của vitamin D

Chỉ cần phơi nắng khoảng 10 phút là cơ thể bạn sẽ tự tổng hợp ra Vitamin D đủ dùng cho ngày. Vitamin D có vai trò trung gian trong quá trình tổng hợp canxi máu. Vitamin D làm tăng canxi máu, tăng phospho máu, tăng thải canxi niệu và tác dụng chủ yếu trên 3 cơ quan chính của cơ thể con người là:

Tác dụng lên xương

Vitamin D có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch, giữ cho xương chắc khỏe phòng chống lại các căn bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư đại tràng.

Nếu thiếu vitamin D thì cơ thể không thể hấp thu canxi và phospho trong thức ăn, dẫn đến lượng canxi và phospho trong máu giảm, xương dễ trở nên xốp và giòn, trẻ em có thể dẫn đến còi xương, người lớn nhất là phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh dễ bị loãng và nhuyễn xương.

Các hãng sữa nhấn mạnh hàm lượng calcium trong sữa có khả năng làm xương chắc khỏe tuy nhiên nếu thiếu Vitamin D thì bạn có uống sữa nhiều đến mấy vẫn cứ bị loãng xương như thường. Ở các nước nhiệt đới rất ít khi bị mắc bệnh thiếu vitamin D do khả năng tổng hợp vitamin D của da dưới tác dụng của ánh nắng mặt trời.

Tác động lên ruột

Ở tá tràng và ruột non vitamin D tổng hợp các protein chuyên chở, giúp canxi di chuyển chủ động qua màng ruột.

Tác dụng lên thận

Vitamin D có tác dụng làm giảm tái hấp thu canxi ở ống thận dẫn tới tiểu ra nhiều canxi (do vậy tránh dùng canxi liều cao).

Khả năng phòng bệnh của Vitamin D

Tác dụng chống cảm cúm

Bác sĩ Adit Ginde thuộc Đại học Colorado (Mỹ) cùng 2 đồng nghiệp đã tiến hành nghiên cứu về vai trò của Vitamin D đối với các bệnh nhân bị cảm cúm và sốt.

Họ tiến hành xét nghiệm mẫu máu từ 19.000 người, kết quả cho thấy những người có mức Vitamin D dưới 10 nanogram/1 ml máu có nguy cơ bị sốt và cúm cao hơn 40% so với những người có mức Vitamin D trên 30 nanogram.

Phòng chống bệnh hen suyễn

Đối với người bị hen suyễn và có lượng Vitamin D thấp, nguy cơ bị viêm nhiễm đường hô hấp cao gấp 5 lần, bệnh nhân bị khó thở kinh niên (COPD) cũng có nguy cơ viêm nhiễm đường hô hấp.

Xem thêm: Ảnh hưởng của thiếu vitamin D đối với xương và cơ thể

Bài viết Tác dụng của Vitamin D đối với cơ thể người đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/tac-dung-cua-vitamin-d-doi-voi-co-the-nguoi-2200/feed/ 0
Nguyên nhân và tác hại của việc thiếu Vitamin D đối với tuổi già https://benh.vn/nguyen-nhan-va-tac-hai-cua-viec-thieu-vitamin-d-doi-voi-tuoi-gia-2204/ https://benh.vn/nguyen-nhan-va-tac-hai-cua-viec-thieu-vitamin-d-doi-voi-tuoi-gia-2204/#respond Fri, 06 Jul 2018 09:09:35 +0000 http://benh2.vn/nguyen-nhan-va-tac-hai-cua-viec-thieu-vitamin-d-doi-voi-tuoi-gia-2204/ Vitamin D vô cùng quan trọng bởi vì nó cho phép cơ thể hấp thu tốt hơn canxi và photpho. Nó là thành phần thiết yếu cho quá trình chống loãng xương nhuyễn xương, xương gãy chậm lành, hay chứng cơ dễ co giật ở người cao tuổi.

Bài viết Nguyên nhân và tác hại của việc thiếu Vitamin D đối với tuổi già đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Vitamin D vô cùng quan trọng bởi vì nó cho phép cơ thể hấp thu tốt hơn canxi và photpho. Nó là thành phần thiết yếu cho quá trình chống loãng xương nhuyễn xương, xương gãy chậm lành, hay chứng cơ dễ co giật ở người cao tuổi.

Nguyên nhân thiếu vitamin D

Những người già có độ tuổi trên 65 là đối tượng thường bị thiếu vitamin D nhất. Nguyên nhân có thể là là do người cao tuổi thường không đảm bảo được một chế độ ăn uống cân bằng hay không tiếp xúc đủ với ánh nắng mặt trời. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy những hoạt động thể chất của người cao tuổi sẽ bị giảm sút. Đó là kết quả của một công trình nghiên cứu được thực hiện bởi bởi các nhà khoa học Hoa Kỳ tại trường Y khoa Wake Forest, và được đăng tải trên tờ tạp chí Lão khoa Medical Sciences.

Tác hại của việc thiếu vitamin D

Tác giả chính của công trình nghiên cứu, Tiến Sĩ Denise Houseton cho rằng, công trình của ông đã chỉ ra được mối liên quan giữa lượng vitamin D với những suy giảm chức năng và sức mạnh thể chất của người cao tuổi (khoảng 10%)

Công trình đã được thực hiện với hơn 976 người có độ tuổi trên 65 ở Italia để so sánh khả năng hoạt động thể chất của những người tham gia cuộc nghiên cứu này với lượng vitamin D trong máu của họ. Nghiên cứu cho thấy nhìn chung những người lớn tuổi có lượng vitamin D quá thấp yếu hơn những người có chỉ số vitamin D cao hơn cụ thể như:  tốc độ đi bộ, khả năng giữ thăng bằng, sức cầm nắm ….

Vì vậy, nếu người lớn tuổi không ăn uống đủ vitamin D và cũng không tạo được vitamin D từ ánh nắng mặt trời thì sức khỏe của họ dễ bị đe dọa.

Hiểu về vitamin D và phương pháp đưa vitamin D vào thực đơn

Càng già, người ta càng cần nhiều Vitamin D. Từ 51-70 tuổi, bạn cần lượng vitamin gấp đôi so với người dưới 50 tuổi. Trên 71 tuổi, bạn cần gấp 3 số lượng này. Tuy vậy, uống nhiều Vitamin D quá không tốt cho cơ thể, thậm chí là gây nguy hại. Vì vậy, không nên lạm dụng vitamin D, tốt nhất là nên lấy Vitamin D từ tự nhiên bằng cách có chế độ ăn đủ vitamin D hoặc phơi nắng, đi dạo nhiều hơn dưới nắng sớm.

Bài viết Nguyên nhân và tác hại của việc thiếu Vitamin D đối với tuổi già đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nguyen-nhan-va-tac-hai-cua-viec-thieu-vitamin-d-doi-voi-tuoi-gia-2204/feed/ 0
Phơi nắng sau cửa kính có tổng hợp được canxi không – Thời gian nào phơi nắng là tốt nhất cho trẻ https://benh.vn/phoi-nang-sau-cua-kinh-co-tong-hop-duoc-canxi-khong-thoi-gian-nao-phoi-nang-la-tot-nhat-cho-tre-6186/ https://benh.vn/phoi-nang-sau-cua-kinh-co-tong-hop-duoc-canxi-khong-thoi-gian-nao-phoi-nang-la-tot-nhat-cho-tre-6186/#respond Wed, 04 Jul 2018 05:41:14 +0000 http://benh2.vn/phoi-nang-sau-cua-kinh-co-tong-hop-duoc-canxi-khong-thoi-gian-nao-phoi-nang-la-tot-nhat-cho-tre-6186/ Trả lời câu hỏi của bạn đọc: " Thưa bác sĩ, con em được 5 tháng tuổi và em thường bế bé ngồi gần cửa sổ để phơi nắng. Em cho bé phơi nắng vào khoảng 8h đến 9h sáng hàng ngày. Cách em cho bé phơi nắng như vậy có hợp lý không ạ ? Cảm ơn bác sĩ." Cùng lắng nghe ý kiến của chuyên gia.

Bài viết Phơi nắng sau cửa kính có tổng hợp được canxi không – Thời gian nào phơi nắng là tốt nhất cho trẻ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Trả lời câu hỏi của bạn đọc: ” Thưa bác sĩ, con em được 5 tháng tuổi và em thường bế bé ngồi gần cửa sổ để phơi nắng. Em cho bé phơi nắng vào khoảng 8h đến 9h sáng hàng ngày. Cách em cho bé phơi nắng như vậy có hợp lý không ạ ? Cảm ơn bác sĩ.” Cùng lắng nghe ý kiến của chuyên gia.

Trả lời:

Trong da người có một loại vật chất có tên là 7 – Dehydrocholestrol, sau khi được tia tử ngoại của ánh nắng mặt trời chiếu vào sẽ được tia tử ngoại của ánh nắng mặt trời chiếu vào sẽ được chuyển hóa thành vitamin D3. Đây là nguồn vitamin D chủ yếu của cơ thể. Nếu không phơi nắng, sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu và bổ sung canxi của cơ thể.

Việc bạn ý thức về việc phơi nắng cho con để tổng hợp vitamin D là rất tốt tuy nhiên cho trẻ phơi nắng cũng cần nắm vững phương pháp đúng đắn. Thời điểm tốt nhất là 8h – 10h hàng ngày vào mùa hè và mùa thu, có thể bế trẻ ra ngoài trời trực tiếp tiếp nhận ánh nắng mặt trời, còn ánh nắng vào những buổi trưa hè thường quá gắt thì tốt nhất tránh, không nên để ánh nắng chiếu trực tiếp vào người bé.

Do cửa kính có thể chắn các tia tử ngoại nên nếu ngồi phơi nắng trong phòng ngăn cách qua cửa kính thì sẽ không có tác dụng. Vào mùa đông, tia tử ngoại của ánh nắng mặt trời ít đi, trẻ ở trong nhà nhiều hơn, tỷ lệ mắc bệnh gù xương là khá cao. Vì vậy, vào mùa đông nếu sợ bé lạnh, bạn có thể cho bé uống thêm dầu gan cá cô đặc và cố gắng phơi nắng vào thời điểm muộn hơn một chút, khi ánh nắng đã nhiều hơn.

Sau 1 tuổi, trẻ thường tự mình chạy ra ngoài hoạt động nên cơ hội tiếp xúc với ánh nắng cũng nhiều hơn, canxi trong cơ thể được bổ sung một cách có hiệu quả. Ngoài ra, khói bụi trong không khí quá nhiều, hoặc gặp mưa, nắng nhạt, trời âm u nhiều mây mù, cùng với các tòa nhà cao tầng đều có khả năng ảnh hưởng đến việc tiếp nhận các tia tử ngoại vào cơ thể.

Bs. Trần Việt Hùng – BV Bạch Mai

 

Bài viết Phơi nắng sau cửa kính có tổng hợp được canxi không – Thời gian nào phơi nắng là tốt nhất cho trẻ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/phoi-nang-sau-cua-kinh-co-tong-hop-duoc-canxi-khong-thoi-gian-nao-phoi-nang-la-tot-nhat-cho-tre-6186/feed/ 0