Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Wed, 23 Aug 2023 16:33:48 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Xét nghiệm sinh hóa D-dimer chẩn đoán huyết khối trong máu https://benh.vn/xet-nghiem-sinh-hoa-d-dimer-chan-doan-huyet-khoi-trong-mau-6932/ https://benh.vn/xet-nghiem-sinh-hoa-d-dimer-chan-doan-huyet-khoi-trong-mau-6932/#respond Tue, 04 Sep 2018 05:55:34 +0000 http://benh2.vn/xet-nghiem-sinh-hoa-d-dimer-chan-doan-huyet-khoi-trong-mau-6932/ Xét nghiệm sinh hóa D-dimer Chẩn đoán các bệnh lý huyết khối, tình trạng tăng đông máu, theo dõi các bệnh lý huyết khối theo tiến triển thời gian và để đánh giá hiệu quả điều trị

Bài viết Xét nghiệm sinh hóa D-dimer chẩn đoán huyết khối trong máu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Xét nghiệm sinh hóa D-dimer chẩn đoán huyết khối trong máu – những điều cần biết

Nhắc lại sinh lý

Trong điều kiện bình thường, quá trình hình thành các cục đông (tạo fibrin) luôn cân bằng với quá trình tan cục đông (tiêu fibrin).

– Tất cả các hoạt hoá quá mức quá trình tạo fibrin đều có thể dẫn tới bệnh lý huyết khối.

– Tất cả các hoạt hoá bất thường của quá trình tiêu fibrin đều có thể dẫn tới biến chứng chảy máu.

1. Quá trình tạo fibrin (fibrinoformation): Dưới tác động của thrombin, fibrinogen lưu hành được chuyển thành fibrin đơn phân (monomere) rồi thành fibrin polymere dưới tác động của yếu tố XIII (Hình 1).

2. Quá trình tiêu fibrin (fibrinolyse): Dưới tác động của các chất hoạt hoá quá trình tiêu fibrin, plasminogen lưu hành được chuyển thành plasmin, chất này phá huỷ yếu tố V, yếu tố VIII, fibrinogen và fibrin.

Trong các điều kiện sinh lý, xuất hiện các cục đông fibrin trong tuần hoàn khởi phát tình trạng tiêu fibrin thứ phát với sự giải phóng plasmin và xuất hiện các sản phẩm thoái giáng của fibrinogen và fibrin (PDF – Produits de Degradation du Fibrinogene et de la Fibrine), bao gồm các mảnh X và Y xuất hiện sớm và các mảnh D và E xuất hiện muộn.

Như vậy, các D-dimer huyết tương chính là sản phẩm thoái giáng của fibrin được hình thành dưới tác động của plasmin trên các cầu nối chéo của đoạn D fibrin và sự xuất hiện sản phẩm này trong huyết tương chỉ dẫn cơ chế tạo cục đông đã được hoạt hóa và thrombin được tạo ra.

Mặc dù D-dimer là một chỉ dấu trực tiếp của tình trạng tiêu fibrin đang được hoạt hóa, song nó chỉ là một chỉ dấu gián tiếp nhưng rất hữu ích của quá trình đông máu đang xẩy ra. Các sản phẩm thoái giáng của fibrinogen và fibrin (PDF) không cho phép phân biệt nguồn gốc từ sản phẩm thoái giáng của fibrinogen hay từ sản phẩm thoái giáng của fibrin. Từ một vài năm nay, nhờ sử dụng các kháng thể đơn dòng, người ta đã có thể xác định một cách đặc hiệu các sản phẩm thoái giáng của fibrin bằng cách đo các D-dimer.

Có hai kỹ thuật định lượng D-dimer khác nhau có thể được áp dụng

1. Xét nghiệm D-dimer ngưng tập trên latex (Latex agglutination D-dimer) có độ nhạy tương đối thấp, do test này không dương tính khi chỉ có một cục đông duy nhất và chỉ (+) khi có nhiều cục đông được hình thành. Vì vậy, xét nghiệm này đã được chứng minh là test đặc hiệu và nhạy hơn để chẩn đoán tình trạng đông máu rải rác trong lòng mạch.

2. Xét nghiệm D-dimer siêu nhạy (ultrasensitive D-dimer) được tiến hành bằng kỹ thuật ELISA hoặc kỹ thuật đo độ đục miễn dịch cho phép định lượng chính xác nồng độ D-dimer. Do đạt độ nhạy cao, test sẽ dương tính khi có một cục đông duy nhất.

Các D-dimer là bằng chứng cho sự hiện diện của fibrin trong tuần hoàn và có thể được sử dụng để:

1. Chẩn đoán các bệnh lý huyết khối: giá trị của D-dimer gia tăng trong 90% các trường hợp huyết khối tĩnh mạch sâu, trong 95% các trường hợp tắc mạch phổi và chỉ thấy ở 5% những người không có bệnh huyết khối.

2. Phát hiện các bệnh nhân có tình trạng tăng đông máu: xuất hiện các D-dimer ở một BN nằm liệt giường giúp hướng nhiều tới khả năng có huyết khối mới được hình thành và là bằng chứng đòi hỏi phải làm thêm các thăm dò để xác định huyết khối và chỉ định điều trị hoặc dự phòng chống đông cho bệnh nhân.

3. Theo dõi các bệnh lý huyết khối theo tiến triển thời gian và để đánh giá hiệu quả điều trị:

– Một sự bình thường trở lại các giá trị của D-dimer trong thời gian theo dõi chứng tỏ quá trình hình thành fibrin được cân bằng trở lại nhờ áp dụng điều trị.

– Ngược lại, một xuất hiện các D-dimer trở lại trong thời gian theo dõi gợi ý bệnh lý huyết khối tắc mạch tái phát.

Chỉ định làm xét nghiệm

1. Để giúp cho chẩn đoán một huyết khối tĩnh mạch đã được hình thành.

2. Cũng có thể được sử dụng để giúp chẩn đoán tình trạng đông máu rải rác trong lòng mạch (DIC).

Cách lấy bệnh phẩm

Xét nghiệm được thực hiện trên huyết tương. ống nghiệm có chất chống đông citrat 3,8% (1 thể tích citrat cho 9 thể tích máu). Không nhất thiết yêu cầu BN cần phải nhịn ăn trước khi lấy máu làm XN.

Giá trị bình thường

– < 500 μg/L hay < 0,5 mg/L đối với thử nghiệm latex.

– < 1,1 mg/L đối với với test đo độ đục miễn dịch siêu nhạy (ultrasensitive immunoturbidimetric test).

Tăng nồng độ D-dimer

Các nguyên nhân chính thường gặp là:

1. Tắc mạch phổi.

2. Huyết khối các tĩnh mạch sâu.

3. Huyết khối động mạch.

4. Đông máu rải rác trong lòng mạch (CIVD).

5. Nhồi máu cơ tim.

6. Xơ gan.

7. Giai đoạn sau mổ.

8. Làm cầu nối tĩnh mạch-phúc mạc (shunt péritonéoveineux).

9. Tình trạng tăng đông máu:

– Chấn thương.

– Nhiễm trùng.

– Các tháng cuối của thời kỳ mang thai.

– Bệnh lý ác tính.

– Giai đoạn hậu phẫu.

10. Sản giật.

11. Chấn thương.

12. Sau điều trị tiêu fibrin (fibrinolysis).

Các yếu tố góp phần làm thay đổi kết quả xét nghiệm

– Các thuốc làm tăng kết quả XN: Thuốc tiêu fibrin.

– Các kết quả dương tính giả có thể xẩy ra khi có hiệu giá yếu tố dạng thấp cao trong huyết thanh.

– Xét nghiệm D-dimer siêu nhạy có thể bị tăng cao hoặc hạ thấp giả tạo khi có tình trạng tăng lipid máu hoặc khi bệnh phẩm bị tủa đục và ở các bệnh nhân đang được điều trị bằng kháng thể đơn dòng triết xuất từ chuột.

Lợi ích của xét nghiệm định lượng D-dimer

1. XN có giá trị để chẩn đoán các bệnh lý huyết khối tắc mạch (độ nhạy 95% và độ đặc hiệu 90%).

– Giá trị chính của xét nghiệm định lượng D-dimer (nhất là khi thực hiện test siêu nhạy) là khả năng dự đoán âm tính cao của test. Nếu giá trị D-dimer bình thường ở BN nghi vấn bị bệnh lý huyết khối tắc mạch thì chẩn đoán huyết khối tắc mạch là ít có khả năng đúng (khả năng dự đoán này có thể lên tới 100% tùy thuộc vào phương pháp và thiết bị được sử dụng).

– Nếu giá trị D-dimer tăng cao ở BN nghi vấn bị bệnh lý huyết khối tắc mạch làm tăng thêm khả năng chẩn đoán, và cần phải tiến hành nhanh các thăm dò bổ sung (chụp tĩnh mạch, chụp nhấp nháy phổi đánh giá tình trạng thông khí-tưới máu) và cũng là một bằng chứng để bắt đầu điều trị chống đông ngay cho BN.

– Tình trạng tăng tiếp diễn sau 3-6 tháng điều trị chống đông sau khi BN bị một sự cố thuyên tắc mạch huyết khối có thể gợi ý xác suất cao bị sự cố huyết khối tắc mạch tái phát.

2. XN có giá trị để phát hiện các tình trạng tăng đông. XN định lượng D-dimer theo kỹ thuật thử nghiệm latex cho kết quả tăng cao hay (+) trong tất cả các tình huống có hình thành nhiều cục máu đông (Vd: tình trạng đông máu rải rác trong lòng mạch). Hiệu giá của test càng cao, tình trạng rối loạn đông máu có thể càng nặng.

3. XN hữu ích để theo dõi tiến triển theo thời gian các bệnh lý huyết khối và để đánh giá hiệu quả điều trị.

Cần chú ý là định lượng D-dimer ngày càng được nhiều thầy thuốc dùng để thay thế cho XN định lượng các sản phẩm thoái giáng fibrin do có độ nhạy và độ đặc hiệu tốt hơn.

Các hướng dẫn thực hành lâm sàng dựa trên y học bằng chứng

– ở các BN có nguy cơ thấp bị huyết khối tĩnh mạch sâu ở chi dưới, kết quả của các XN sau có thể được sử dụng để loại trừ tình trạng huyết khối tĩnh mạch sâu:

1) XN định lượng D-dimer âm tính (làm theo phương pháp đo độ đục hay ELISA) cho phép loại trừ các huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới đoạn gần (huyết khối tĩnh mạch từ gối đến tĩnh mạch hiển) và đoạn xa (huyết khối tĩnh mạch vùng bắp chân).

2) Kết quả XN D-dimer trên máu toàn phần âm tính kết hợp với điểm Well thấp cho phép loại trừ huyết khối tĩnh mạch sâu ở chi dưới đoạn gần và xa.

3) Kết quả XN D-dimer trên máu toàn phần âm tính cho phép loại trừ huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới đoạn gần.

– Các BN có nguy cơ từ vừa đến cao bị huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới không thể loại trừ được huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới chỉ đơn độc dựa vào xét nghiệm D-dimer âm tính.

– Giá trị điểm cắt (cut-off value) đối với test D-dimer siêu nhạy là < 1,1 mg/L. Bất kỳ một kết quả nào < 1,1 mg/L được coi là test âm tính và được sử dụng trong hầu hết các quy trình chẩn đoán được phê chuẩn để loại trừ huyết khối tĩnh mạch sâu hoặc tắc mạch phổi.

Các cảnh báo lâm sàng

– Kết quả xét nghiệm D-dimer dương tính chỉ dẫn có một nồng độ cao bất thường của các sản phẩm thoái giáng của fibrin. Điều này chứng tỏ có tình trạng hình thành huyết khối và tiêu fibrin có ý nghĩa trong cơ thể. Cần tiến hành làm thêm các XN khác để tìm kiếm vị trí hay nguyên nhân huyết khối.

– Kết quả xết nghiệm D-dimer bình thường cho thấy rất nhiều khả năng là bệnh nhân không có tình trạng bệnh lý cấp tính nào gây nên quá trình hình thành và thoái giáng cục huyết khối trong cơ thể.

Bài viết Xét nghiệm sinh hóa D-dimer chẩn đoán huyết khối trong máu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/xet-nghiem-sinh-hoa-d-dimer-chan-doan-huyet-khoi-trong-mau-6932/feed/ 0
Thời gian Prothrombin, Prothrombin time – Thời gian Quick https://benh.vn/thoi-gian-prothrombin-prothrombin-time-thoi-gian-quick-4236/ https://benh.vn/thoi-gian-prothrombin-prothrombin-time-thoi-gian-quick-4236/#respond Fri, 31 Aug 2018 04:52:26 +0000 http://benh2.vn/thoi-gian-prothrombin-prothrombin-time-thoi-gian-quick-4236/ Đo thời gian từ khi bổ sung một lượng thừa canxi và thromboplastin vào huyết tương chống đông bằng natri citrat đến lúc huyết tương tạo thành màng đông. Thời gian prothrombin (PT) phản ánh hoạt tính các yếu tố đông máu thuộc con đường đông máu ngoại sinh tạo nên prothrombinase (phức hệ prothrombin).

Bài viết Thời gian Prothrombin, Prothrombin time – Thời gian Quick đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Đo thời gian từ khi bổ sung một lượng thừa canxi và thromboplastin vào huyết tương chống đông bằng natri citrat đến lúc huyết tương tạo thành màng đông. Thời gian prothrombin (PT) phản ánh hoạt tính các yếu tố đông máu thuộc con đường đông máu ngoại sinh tạo nên prothrombinase (phức hệ prothrombin).

thoi-gian-prothrombin

Phương tiện, hóa chất

Phương pháp thủ công

– Bình cách thủy 37oC.

– Ống nghiệm kích thước 75 x 9,5 mm.

– Đồng hồ bấm giây.

– Pipet.

– Thromboplastin calci.

Phương pháp tiến hành trên máy phân tích đông máu tự động

– Máy phân tích đông máu tự động.

– Hóa chất thromboplastin calci theo bộ kit phù hợp với từng loại máy.

Tiến hành kỹ thuật

Phương pháp thủ công

Máu chứng và bệnh chống đông bằng natri citrat 3,2% hoặc 3,8% theo tỷ lệ chống đông 1/10. Ly tâm 3000v/p trong 10 phút, tách lấy huyết tương làm xét nghiệm.

Mẫu huyết tương được bảo quản ở 4 oC hoặc nhiệt độ phòng và tiến hành xét nghiệm trong vòng 4 giờ kể từ khi lấy máu. Trường hợp cần kéo dài thời gian bảo quản, mẫu huyết tương cần phải được để ở -20 oC hoặc lạnh hơn.

Chuẩn bị 2 ống nghiệm đúng tiêu chuẩn. phân phối vào mỗi ống 0,1ml huyết tương. Đế ở bình cách thủy 37 oC trong 3-5 phút.

Cho vào 0,2ml thromboplastin can xi. Khởi động đồng hồ ngay. Trộn đều ở bình cách thủy trong vòng 8-9 giây.

Sau đó bắt đầu đảo nhẹ và quan sát, đến khi xuất màng đông, bấm đồng hồ dừng lại

Lặp lại tương tự ống thứ 2 và kết quả được tính là trị số trung bình của 2 lần.

Hàng ngày trước khi tiến hành xét nghiệm, phải tiến hành kỹ thuật với huyết tương chứng trước để lấy thông số chuẩn và kiểm tra hóa chất, sinh vật phẩm. Huyết tương chứng là tập hợp huyết tương của nhiều người ( trên 5 người) khỏe mạnh.

Phương pháp tiến hành trên máy phân tích đông máu tự động

– Hiện nay có các loại máy đang được sử dụng với 2 nguyên lý khác nhau để thực hiện xét nghiệm thời gian prothrombin (PT): loại máy với nguyên lý quang học và loại máy với nguyên lý trở kháng dựa vào sự dao động của viên bi để tính thời gian đông máu.

– Đối với mỗi phòng xét nghiệm nên xác lập khoảng tham chiếu, giá trị chứng thời gian prothrombin.

– Mẫu máu kiểm tra được chống đông bằng natri citrat 3,2% hoặc 3,8% với tỷ lệ chống đông là 1/10. Ly tâm tốc độ 3000v/p trong 10 phút.

– Tiến hành xét nghiệm trên máy phân tích đông máu tự động theo protocol riêng của từng máy.

Cách đọc kết quả xét nghiệm

– Trị số bình thường của Prothrombin phụ thuộc vào loại hóa chất và phương tiện thực hiện. Mỗi phòng xét nghiệm nên xác lập giá trị bình thường riêng cho phòng mình.

– Thời gian prothrombin bình thường khi sử dụng thromboplastin có hoạt tính đầy đủ thường từ 11 đến 13 giây.

– Kết quả của xét nghiệm này có thể biểu thị bằng thời gian (giây), tỉ lệ phần trăm prothrombin , hoặc chỉ số INR nếu xét nghiệm bằng máy.

– Cách tính tỷ lệ prothrombin từ thời gian Quick:

  • Trường hợp có bảng tính sẵn kèm theo với lô thromboplastin sử dụng việc tính sẽ đơn giản sau khi xác định thời gian Quick của chứng và bệnh
  • Trường hợp không có bảng kèm theo, sử dụng công thức:

( T”+ T’) x 100 /{T bệnh- [T’-( T’’-T’ )]} = % prothrombin

Trong đó:

  • T”: thời gian đông của chứng 50% (mẫu chứng được pha loãng tỷ lệ 1/2)
  • T’: thời gian đông của chứng 100%
  • Cách tính INR (International Normalized Ratio):
  • INR = PTR = (PT bệnh/PT chứng)ISI
  • Trong đó ISI (International Sensitivity Index): là chỉ số độ nhạy quốc tế. ISI khác nhau ở mỗi loại sinh phẩm thromboplastin.

Nguyên nhân sai lầm

Do mẫu bệnh phẩm: mẫu máu bị đông dây, sai tỷ lệ chống đông, không đúng chất chống đông, hoặc chất chống đông bị hỏng; huyết tương đục hoặc vỡ hồng cầu (đối với máy phân tích tự động theo nguyên lý trở kháng đã khắc phục được nhược điểm này); mẫu máu để quá 4 giờ kể từ khi lấy máu mới tiến hành xét nghiệm.

Do phương tiện, hoá chất: do chất lượng thromboplastin không đảm bảo hoặc sử dụng thromboplastin đã quá thời gian bảo quản; mẫu huyết tương chứng không lấy tập hợp huyết tương  hoặc lấy tập hợp huyết tương  dưới 5 người; ống nghiệm sử dụng không sạch; pipet hỏng, không đảm bảo đúng thể tích; máy phân tích đông máu không đảm bảo tính chuẩn xác và độ lặp lại ( không được kiểm tra chất lượng).

Do kỹ thuật: không đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật; đọc và tính kết quả sai…

Ý nghĩa xét nghiệm Prothrombin

Thời gian prothrombin kéo dài có thể do thiếu hụt các yếu tố đông máu hoạt động theo đường ngoại sinh (II, V, VII, X). Các yếu tố II, VII, X được sản xuất tại gan và phụ thuộc vitamin K, vì vậy khi gan bị suy hay dùng thuốc kháng vitamin K thì PT kéo dài.

Mức độ kéo dài phụ thuộc vào mức độ giảm yếu tố và liều kháng vitamin K đã dùng. Do vậy có thể dùng xét nghiệm này để theo dõi điều trị kháng vitamin K. Chỉ số để điều trị có hiệu quả là PT ~ 25 – 30%.

Kết quả xét nghiệm có thể được thể hiện theo chỉ số INR (International nornalised Ratio) đó là (PT bệnh/PT  chứng)ISI. ISI là một chỉ số liên quan đến loại sinh phẩm sử dụng. Vì vậy tỷ số INR không phụ thuộc vào sinh phẩm sẽ khách quan hơn.

Benh.vn

Bài viết Thời gian Prothrombin, Prothrombin time – Thời gian Quick đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/thoi-gian-prothrombin-prothrombin-time-thoi-gian-quick-4236/feed/ 0
Xét nghiệm sinh hóa Antithrombin III trong máu https://benh.vn/xet-nghiem-sinh-hoa-antithrombin-iii-trong-mau-4470/ https://benh.vn/xet-nghiem-sinh-hoa-antithrombin-iii-trong-mau-4470/#respond Thu, 19 Jul 2018 05:04:11 +0000 http://benh2.vn/xet-nghiem-sinh-hoa-antithrombin-iii-trong-mau-4470/ Trong quá trình cầm máu, thrombin kích hoạt sự hình thành fibrin từ fibrinogen. Sau đó fibrin hình thành một cục đông ổn định ở vị trí tổn thương. Antithrombin III, protein C và protein S là 3 chất ức chế sinh lý tự nhiên đối với quá trình đông máu.

Bài viết Xét nghiệm sinh hóa Antithrombin III trong máu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Trong quá trình cầm máu, thrombin kích hoạt sự hình thành fibrin từ fibrinogen. Sau đó fibrin hình thành một cục đông ổn định ở vị trí tổn thương. Antithrombin III, protein C và protein S là 3 chất ức chế sinh lý tự nhiên đối với quá trình đông máu.

Xét nghiệm Antithrombin III trong máu

Antithrombin III là một globulin miễn dịch tự nhiên được tổng hợp tại gan. Protein này là một đồng yếu tố (cofactor) có trong huyết tương cần thiết cho tác động của heparin. Nó có vai trò làm bất hoạt thrombin và một số yếu tố đông máu khác, vì vậy, ức chế quá trình đông máu. Protein C làm bất hoạt yếu tố Va (proaccelerin) và yếu tố VIIIa (yếu tố chống bệnh ưa chảy máu A). Protein S làm tăng thêm hoạt tính của protein C, vì vậy nó có vai trò như một đồng yếu tố của protein C đã được hoạt hóa (Hình 1).

Tình trạng cân bằng thích hợp giữa thrombin và antithrombin III cho phép cơ thể bảo đảm quá trình cầm máu bình thường. Nếu cân bằng này bị rối loạn, nhiều vấn đề có thể nẩy sinh (Vd: khi có tình trạng thiếu hụt antithrombin III bẩm sinh, quá trình cầm máu sẽ không được ức chế thỏa đáng, gây ra tình trạng tăng đông do đó có nguy cơ gây huyết khối mạch (thrombosis).

Chỉ định xét nghiệm

Để phát hiện các khiếm khuyết bẩm sinh gây hội chứng tăng đông (thrombophilic syndrome) là nguyên nhân gây tình trạng huyết khối tĩnh mạch sâu hay nông và tình trạng tắc mạch phổi.

Để có thêm thông tin giúp xác định tiên lượng tình trạng đông máu rải tác trong lòng mạch do nồng độ AT-III bị giảm đi rõ rệt ở các trường hợp bị đông máu rải rác trong lòng mạch nặng.

Cách lấy bệnh phẩm

Xét nghiệm được thực hiện trên huyết tương. Không nhất thiết yêu cầu BN cần phải nhịn ăn trước khi lấy máu làm XN.

Ống chứa chất chống đông citrat 3,8% (1 thể tích citrat cho 9 thể tích máu).

Sau khi lấy máu, đặt bệnh phẩm vào đá lạnh và vận chuyển ngay tới phòng XN.

Khi xét nghiệm nhất thiết phải tuân thủ:

1. Lấy đủ thể tích máu vào ống nghiệm để đảm bảo tỷ lệ máu/ chất chống đông (lấy không đủ thể tích máu có thể gây thừa chất chống đông và làm sai lệch kết quả).

2. Lắc ống nghiệm nhiều lần một cách thận trọng để trộn citrat với máu (nếu không, sẽ tạo cục máu đông và không thể tiến hành xét nghiệm được).

Giá trị bình thường

– Theo phần trăm của giá trị bình thường:

  • Trẻ đẻ non: 26 – 61%.
  • Trẻ đẻ đúng tháng: 44 – 76%.
  • Sau 6 tháng tuổi: 80 – 120%.

– Theo mg/L: 220 – 390 mg/L.

Tăng nồng độ antthrombin III

Nguyên nhân chính thường gặp là: Thiếu hụt vitamin K.

Giảm nồng độ antithrombin III

Các nguyên nhân chính thường gặp là:

– Xơ gan.

– Thiếu hụt antithrombin III bẩm sinh.

– Huyết khối tĩnh mạch sâu.

– Đông máu rải rác trong lòng mạch.

– Tình trạng tăng đông.

– Có thai những tháng cuối/giai đoạn ngay sau sinh.

– Ghép gan.

– Suy dinh dưỡng.

– Hội chứng thận hư.

– Giai đoạn sau mổ.

– Tắc mạch phổi.

– Nhiễm trùng huyết.

Các yếu tố góp phần làm thay đổi kết quả xét nghiệm

– Mẫu bệnh phẩm bị vỡ hồng cầu và khi có tình trạng tăng lipid máu có thể làm thay đổi kết quả xét nghiệm.

– Hình thành cục đông trong bệnh phẩm, lấy không đủ thể tích máu xét nghiệm, tăng lipid máu nặng, tình trạng hoàng đảm (vàng da) có thể làm thay đổi kết quả xét nghiệm.

– Các thuốc có thể làm tăng nồng độ AT-III là: Các steroid làm tăng chuyển hóa, androgen, thuốc ngừa thai uống có chứa progesteron, warfarin.

– Các thuốc có thể làm giảm nồng độ AT-III là: Thuốc ngừa thai có chứa estrogen, thuốc tiêu fibrin, heparin, L – asparaginase.

– Antithrombin không bị tác động khi có thiếu hụt vitamin K hoặc khi dùng thuốc kháng vitamin K.

– Kết quả xét nghiệm antithrombin III bị tác động khi bệnh nhân dùng thuốc ức chế thrombin như hirudin, argatroban và các thuốc chống thrombin thế hệ mới hơn.

Lợi ích của xét nghiệm định lượng antithronbin III máu

Xét nghiệm hữu ích để đánh giá mức độ nặng của tình trạng đông máu rải rác trong lòng mạch. AT III giảm song hành với mức độ gia tăng nặng của hội chứng.

Để phát hiện các khiếm khuyết bẩm sinh (hiếm gặp) là nguyên nhân gây ra các huyết khối tĩnh mạch sâu và tình trạng tắc mạch phổi: BN bị thiếu hụt bẩm sinh antithrombin III có hàm lượng protein này < 50% giá trị bình thường.

Để đánh giá mức độ nặng của một bệnh lý gan: Do được gan tổng hợp, nồng độ antithrombin III sẽ giảm xuống trong trường hợp suy gan mạn.

Để theo dõi BN bị bệnh lơ xê mi được điều trị bằng L-asparaginase.

Nồng độ antithrombin III cũng bị giảm (khoảng 10%) trong thời gian dùng hormon thay thế (estroprogestative), BN đang được điều trị bằng heparin và BN có hội chứng thận hư.

Các hướng dẫn thực hành lâm sàng dựa trên y học bằng chứng

Không khuyến cáo điều trị hormon thay thế cho các phụ nữ không có tiền sử bị huyết khối tắc mạch nguồn gốc tĩnh mạch (venous thromboembolism), song có tình trạng thiếu hụt antithrombin bẩm sinh được phát hiện qua XN sàng lọc.

Các cảnh báo lâm sàng ở người lớn, nồng độ antithrombin III từ 50 – 70% cho thấy bệnh nhân bắt đầu có nguy cơ bị huyết khối ở mức độ vừa, nồng độ < 50% gợi ý có nguy cơ bị huyết khối rõ rệt.

Benh.vn

Bài viết Xét nghiệm sinh hóa Antithrombin III trong máu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/xet-nghiem-sinh-hoa-antithrombin-iii-trong-mau-4470/feed/ 0
Hiện tượng tăng đông máu trong cơ thể https://benh.vn/hien-tuong-tang-dong-mau-trong-co-the-3424/ https://benh.vn/hien-tuong-tang-dong-mau-trong-co-the-3424/#respond Sun, 06 May 2018 04:35:53 +0000 http://benh2.vn/hien-tuong-tang-dong-mau-trong-co-the-3424/ Tình trạng tăng đông có thể được định nghĩa là khuynh hướng xuất hiện huyết khối do hậu quả của một vài khiếm khuyết di truyền và/ hoặc mắc phải nào đó. Tăng đông phát sinh do 3 cơ chế chủ yếu: tăng trong máu nồng độ các yếu tố thromboplastin, thrombin, giảm hoạt tính các chất chống đông tự nhiên (heparin, antithrombin…), ức chế hệ tiêu fibrin.

Bài viết Hiện tượng tăng đông máu trong cơ thể đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Tình trạng tăng đông có thể được định nghĩa là khuynh hướng xuất hiện huyết khối do hậu quả của một vài khiếm khuyết di truyền và/ hoặc mắc phải nào đó. Tăng đông phát sinh do 3 cơ chế chủ yếu: tăng trong máu nồng độ các yếu tố thromboplastin, thrombin, giảm hoạt tính các chất chống đông tự nhiên (heparin, antithrombin…), ức chế hệ tiêu fibrin.

1. Tăng đông do tăng các yếu tố đông máu

– Tăng đông tạm thời thoáng qua ở những người trong trạng thái hưng phấn hoặc đau đớn, khiếp sợ. Trong cơ thể khi đó không có nguy tạo thành cục máu vỡ tăng đông được bù đắp bằng kích hoạt hệ tiêu fibrin, sự cân bằng này chỉ bị rối loạn trong các trường hợp bệnh lý

– Tăng đông do tăng hoạt tính thrompoplastin dẫn tới biến 1 số lượng lớn prothrombin gây đông máu trong lòng các huyết quản. Có thể gặp trong các trường hợp bệnh lý có tổn thương tổ chức rộng (bỏng, các phẫu thuật lớn, chấn thương…), đông máu có thể tiến hành trong lòng mạch và bề mặt nội mạc bị tổn thương tạo điều kiện gây kết vón các yếu tố hữu hình máu trong long mạch làm trở ngại cho vi tuần hoàn và dinh dưỡng tổ chức. Có thể phối hợp với tiêu thụ quá mức các yếu tố đông máu và tổn thương nội mạc gây ra chảy máu rải rác trong lòng mạch.

2. Tăng đông do thiếu, giảm hoạt tính các chất chống đông tự nhiên

Thiếu hụt antithombin III (AT III)

AT III là chất ức chế sinh lý thrombin và một số yếu tố đông máu hoạt hóa khác, thiếu hụt di truyền số lượng hoặc chất lượng AT III dẫn đến tăng cường tạo fibrin không điều hòa được gây nên tình trạng tăng đông.

AT III được tổng hợp trong gan, bình thường nồng độ trong huyết tương là 150µg/ml.

Hai phenotyp cơ bản của thiếu hụt di truyền AT III đã được ghi nhận. Nhũng bệnh nhân thiếu hụt AT III typ I có tình trạng giảm nồng độ AT III chức năng và AT III kháng nguyên trong huyết tương. Trong khi đó, những bệnh nhân typ II có nồng độ kháng nguyên AT III bình thường nhưng nồng độ AT III chức năng bị giảm. Kiểu di truyền điển hình của thiếu hụt AT III là di truyền trội nhiễm sắc thể thường.

Tần suất của thiếu hụt AT III có triệu chứng lâm sàng trong quần thể chung vào khoảng 1: 2000 đến 1: 5000. Trong tổng số tất cả các bệnh nhân tắc tĩnh mạch, thiếu hụt AT III chiếm khoảng 1% nhưng tỷ lệ này lại là 2,5% những bệnh nhân tắc tĩnh mạch tái phát và / hoặc ở tuổi còn trẻ (< 40 tuổi).

Thiếu hụt đồng yếu tố II của Heparin

3. Tăng đông do ức chế quá trình tiêu fibrin

Là cơ chế không kém phần quan trọng. Trong đông máu trong lòng mạch không phải là lúc nào cũng dẫn tới tạo thành cục máu, tuy nhiên kết quả cuối cùng của đông máu trong lòng mạch thường là tăng tạo fibrin bền vững và ức chế quá trình tiêu fibrin, tạo điều kiện hình thành trạng thái tiền cuc máu. Nguy cơ này gặp ở các bệnh nhân xơ vữa động mạch, huyết áp cao, viêm khớp, viêm tắc động mạch.

Trong xơ vữa động mạch và bệnh huyết áp cao thấy co ức chế mạnh quá trình tiêu fibrin làm trở ngại sự hoà tan cục máu đó và đang hình thành dẫn đến tạo nhiều cục máu gây tắc nghẽn mạch. Ứ mỡ toàn phần cholesterol và bêta-lipoprorein máu tăng cao nên phải sử dụng một số lượng lớn heparin tự do dẫn đến tăng đông và ức chế hệ tiêu fibrin, cơ chế này cũng được giải thích trong tăng đông do ăn nhiều mỡ.

Hiện tượng ức chế hệ tiêu fibrin cũng có thể thấy ở các công nhân các xưởng máy nóng, xí nghiệp thuốc lá, ở những người làn việc trí óc nhiều và khi ngộ độc rượu.

4. Tổng hợp nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh các hiện tượng tăng đông

Yếu tố gây bệnh

Cơ chế bệnh sinh

Tổn thương thành mạch máu

Viêm lan rộng, vết thương hậu phẫu, bỏng, chảy máu

Rối loạn chuyển hoá mỡ, xơ vữa

động mạch, béo phỡ

Dựng thừa sinh tố K

Ngộ độc rượu, thuốc lá…

Kích hoạt yếu tố XII đông máu

Tạo thừa thromboplastin giảm heparin tự do, tăng thromboplastin, ức chế hệ tiêu fibrin

Tăng tạo prothrombin, thrombin

Ức chế hệ tiêu fibrin

Bài viết Hiện tượng tăng đông máu trong cơ thể đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/hien-tuong-tang-dong-mau-trong-co-the-3424/feed/ 0