Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Mon, 08 May 2023 02:26:07 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Những câu hỏi hay về hCG, hormon tối quan trong khi mang thai https://benh.vn/nhung-cau-hoi-hay-ve-hcg-9717/ https://benh.vn/nhung-cau-hoi-hay-ve-hcg-9717/#respond Sat, 06 May 2023 07:21:38 +0000 http://benh2.vn/nhung-cau-hoi-hay-ve-hcg-la-gi-9717/ hCG là chữ viết tắt của Human chorionic gonadotropin - Nội tiết tố hCG, một loại hóc môn đặc biệt quan trọng, chỉ được tiết ra khi người phụ nữ mang thai. Hóc môn hCG tạo ra các dấu hiệu của việc mang thai như ngực căng, nhạy cảm, buồn nôn v.v.

Bài viết Những câu hỏi hay về hCG, hormon tối quan trong khi mang thai đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
hCG là chữ viết tắt của Human chorionic gonadotropin – Nội tiết tố hCG, một loại hóc môn đặc biệt quan trọng, chỉ được tiết ra khi người phụ nữ mang thai. Hóc môn hCG tạo ra các dấu hiệu của việc mang thai như ngực căng, nhạy cảm, buồn nôn v.v. Tất cả các triệu chứng này xuất hiện là do nội tiết tố hCG đang cao dần lên trong cơ thể phụ nữ mang thai.

hCG là gì

hCG là một glycoprotein. Nó là một trong những hormone được tiết sớm nhất khi có thai và nó được sản xuất bởi hợp bào nuôi. Khi thai kỳ tiến triển thì nồng độ hCG cũng tăng dần, đạt tới đỉnh lúc thai 8 -10 tuần và sau đó giữ mức ổn định hoặc thậm chí sẽ giảm xuống. Đây là lí do tại sao trong tam cá nguyệt đầu tiên triệu chứng nghén lại nặng hơn hai tam cá nguyệt tiếp theo.

Chức năng của hCG là duy trì hoàng thể trong giai đoạn sớm của thai kỳ, do đó hoàng thể vẫn tiếp tục sản xuất ra progesterone. hCG cũng có thể đóng một vai trò nào đó trong quá trình biệt hóa đơn bào nuôi thành hợp bào nuôi.

Trong thời kỳ đầu mang thai nồng độ hCG thường tăng gấp đôi trong vòng 2-3 ngày. Tất nhiên, việc tăng giảm này cũng phụ thuộc vào cơ địa mỗi người và còn phụ thuộc vào việc mang thai đơn hay đa thai. Phản ứng cơ thể với việc mang thai của mỗi người là khác nhau, không ai giống ai.

hCG được tạo ra từ đâu

hCG được tổng hợp bởi những tế bào hình thành trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Mà chính những tế bào này sau đó sẽ phát triển thành nhau thai. Đến lượt hCG hoạt động bằng cách kích thích túi noãn hoàng tiết ra các nội tiết tố oestrogen và progesterone trong khoảng 10 tuần đầu mang thai hoặc lâu hơn cho đến khi nhau thai có thể tự đảm nhận công việc này. Tiếp đến các nội tiết tố sẽ giúp làm dày lên lớp niêm mạc tử cung để cung cấp đủ máu nhằm duy trì sự phát triển của bào thai.

Toàn bộ quá trình trên hoạt động như một vòng lặp trong đó khi một nhóm các mô và tế bào hoàn thành chức năng duy nhất của nó, nhóm khác sẽ đảm nhiệm phần việc tiếp theo. Dĩ nhiên tất cả việc này diễn ra ngoài ý thức kiểm soát của thai phụ. Cho nên không có gì lạ khi cảm giác buồn nôn và mệt mỏi bắt đầu xuất hiện trong suốt những tuần đầu của thai kỳ.

Tuy nhiên, việc tăng nồng độ hCG trong cơ thể xảy ra từ trước khi bạn chắc chắn được mình mang thai. hCG bắt đầu xuất hiện vào khoảng 1 tuần sau khi trứng được thụ tinh. Bạn có thể nghi ngờ mình đã mang thai và bắt đầu tính toán tuổi thai nhưng giai đoạn này vẫn còn sớm để đi đến bất cứ một kết luận nào.

Đo nồng độ hCG cho chúng ta biết điều gì

Đo nồng độ hCG trong thai kỳ có nhiều ứng dụng lâm sàng. Nồng độ hCG tăng trong tam cá nguyệt thứ hai gặp trong những thai có bất thường nhiễm sắc thể. Nồng độ hCG cao hơn bình thường có thể giúp nghĩ đến trường hợp thai trứng hoặc đa thai. Nồng độ hCG thấp trong giai đoạn sớm của thai kỳ có thể là dấu hiệu của phôi không phát triển được.

beta-hcg-mang-thai

Chỉ số hCG được đánh giá như thế nào

  • hCG < 5 mIU/ml: chưa đủ để kết luận là bạn đã có thai.
  • hCG > 25 mIU/ml: kết quả thử thai là dương tính.
  • hCG 5 mlU/ml đến < 25 mlU/ml: cần phải thực hiện một số xét nghiệm khác nữa để biết lí do tăng nồng độ hCG.

Nếu như chỉ số hCG thấp sẽ ảnh hưởng đến việc tính ngày thụ thai dễ bị nhầm. Có thể bị sảy thai hoặc phôi thai hỏng hoặc có thai ngoài dạ con.

Chỉ số hCG cao cũng sẽ ảnh hưởng đến một số yếu tố như tính nhầm ngày thụ thai, mang đa thai hay chửa trứng.

Nồng độ hCG tương ứng với tuổi mang thai nào

  • 3 tuần: 5 – 50 mIU/ml
  • 4 tuần: 5 – 426 mIU/ml
  • 5 tuần: 18 – 7,340 mIU/ml
  • 6 tuần: 1,080 – 56,500 mIU/ml
  • 7-8 Tuần: 7, 650 – 229,000 mIU/ml
  • 9-12 tuần: 25,700 – 288,000 mIU/ml
  • 13-16 tuần: 13,300 – 254,000 mIU/ml
  • 17-24 tuần: 4,060 – 165,400 mIU/ml
  • 25-40 tuần: 3,640 – 117,000 mIU/ml

Có thể xác định có thai chỉ dựa trên xét nghiệm hCG không

Khi kiểm tra mà mức hCG chưa đến 5mIU/ml thì vẫn chưa đủ để kết luận là bạn đã có thai. Nếu mức hCG lớn hơn 25mIU/ml thì mới đủ để coi kết quả thử thai là dương tính.

Nếu kết quả của bạn ở giữa khoảng 5mlU/ml và 25mlU/ml thì bạn cần phải thực hiện các khám xét khác để biết lí do tăng nồng độ hCG của mình.

Nồng độ hCG của mỗi bà bầu cũng khác nhau, và điều này là hoàn toàn bình thường, vì thế cũng không nên chỉ dựa vào kết quả nồng độ hCG để tính tuổi thai. Kết quả siêu âm thai sẽ cho ra kết luận chính xác hơn so với một kết quả đo nồng độ hCG riêng rẽ.

Trước khi xét nghiệm hCG có cần phải nhịn ăn không

Tốt nhất nên nhịn ăn từ 6-8 tiếng trước đó. Xét nghiệm vào buổi sáng sớm là tốt nhất

Làm sao để biết cơ thể mình đang tiết ra hCG

Nội tiết tố hCG có thể phát hiện ra trong nước tiểu và trong máu của bà bầu. Đây cũng chính là yếu tố tạo ra hai vạch dương tính trên que thử thai. hCG rất dễ phát hiện, ngay cả với những biện pháp thử thai rẻ nhất.

Thời kỳ đầu khi mới mang thai, nếu mức hCG đo được thấp hơn 1,200 mIU/ml thì nồng độ này sẽ tăng lên gấp đôi trong vòng 2-3 ngày. Thông thường nồng độ này sẽ tăng khoảng 60% trong vòng 2 ngày.

Nếu mức hCG đo được nằm giữa khoảng 1,200 mIU/ml và 6,000 mIU/ml thì nồng độ này sẽ tăng lên gấp đôi trong vòng 3-4 ngày.

Mức hCG đo được cao hơn 6,000 mIU/ml thì nồng độ này sẽ tăng lên gấp đôi trong vòng 4 ngày hoặc thậm chí lâu hơn.

Sau khoảng 9-10 tuần mang thai, nồng độ hCG sẽ tự giảm. Điều này lí giải tại sao phụ nữ lại cảm thấy khỏe hơn vào thời điểm này so với những tuần đầu mang thai.

Lưu ý

Trong thời kỳ đầu mang thai, bạn không cần thiết phải theo dõi nồng độ nếu nó cao hơn 6,000 mIU/ml vì vào thời điểm này việc tăng hCG thông thường sẽ chậm đi và không liên quan đến sức khỏe của bà bầu. Sau 2-3 tháng, nồng độ hCG thậm chí còn tăng chậm hơn và cuối cùng sẽ giảm đi trước khi đạt được sự ổn định trong phần còn lại của thai kỳ

Muốn biết chính xác nồng độ hCG, bạn thì nên làm xét nghiệm máu. Nồng độ này có thể khác nhau vào các thời điểm khác nhau trong ngày, khác nhau giữa các ngày và khác nhau giữa các tuần. Nhưng hãy nhớ là chỉ một kết quả hCG không cho biết bất cứ điều gì

Bài viết Những câu hỏi hay về hCG, hormon tối quan trong khi mang thai đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhung-cau-hoi-hay-ve-hcg-9717/feed/ 0
Xét nghiệm chẩn đoán thai nhi nhiễm rubella https://benh.vn/xet-nghiem-chan-doan-thai-nhi-nhiem-rubella-2179/ https://benh.vn/xet-nghiem-chan-doan-thai-nhi-nhiem-rubella-2179/#respond Thu, 06 Apr 2023 03:09:06 +0000 http://benh2.vn/xet-nghiem-chan-doan-thai-nhi-nhiem-rubella-2179/ Từ đầu năm đến nay có rất nhiều thai phụ mắc Rubella ở khắp các địa phương trong cả nước. Đây là bệnh rất nguy hiểm cho phụ nữ mang thai, nhất là trong 3 tháng đầu của thai kỳ vì có thể gây sinh non, sẩy thai, thai chết lưu, suy dinh dưỡng bào thai và đặc biệt là Rubella bẩm sinh.

Bài viết Xét nghiệm chẩn đoán thai nhi nhiễm rubella đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>

Từ đầu năm đến nay có rất nhiều thai phụ mắc Rubella ở khắp các địa phương trong cả nước. Đây là bệnh rất nguy hiểm cho phụ nữ mang thai, nhất là trong 3 tháng đầu của thai kỳ vì có thể gây sinh non, sẩy thai, thai chết lưu, suy dinh dưỡng bào thai và đặc biệt là Rubella bẩm sinh.

Trẻ bị nhiễm Rubella trước khi sinh có nguy cơ bị một hoặc nhiều dị tật, bệnh lý bẩm sinh như: Điếc, hở hẹp van tim, hẹp động mạch phổi, khuyết tật ở mắt: như đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, bệnh lý vỡ võng mạc; Các dị tật về xương dài, tật đầu nhỏ, bại não, dị dạng ở não, phổi, cơ khớp; Chậm phát triển về tâm thần, thể lực; Các bất thường ở gan, lá lách…

Chỉ tính riêng tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, từ đầu năm đến nay đã tiếp nhận khoảng 2.045 thai phụ mắc rubella. Các bác sĩ chẩn đoán bệnh chủ yếu dựa vào nguồn lây bệnh, dấu hiệu lâm sàng như sốt, phát ban… và xét nghiệm sinh hóa miễn dịch. Tuy nhiên, do thai phụ thường đến khám muộn, không rõ phát ban và một số dấu hiệu khác nên không xác định được thời điểm mắc rubella và nguy cơ ảnh hưởng đối với thai nhi. Do đó số thai phụ xin phá thai rất cao, trong đó có thể có trường hợp thai nhi không nhiễm Rubella.

tre-so-sinh-mac-rubella

Để hạn chế tối đa tỉ lệ phá thai do nghi nhiễm Rubella, từ cuối tháng 6/2011, Trung tâm Chẩn đoán trước sinh, Bệnh viện Phụ sản Trung ương đã thử nghiệm và triển khai phương pháp chọc dịch ối chẩn đoán thai nhi nhiễm vi rút rubella bằng kỹ thuật sử dụng Kit và máy PCR real – time, cho kết quả chính xác đến 95%. Các bác sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu dịch ối (khoảng 1,5-2ml) của các bà mẹ mắc vi rút Rubella sau 5-7 tuần kể từ khi mẹ có biểu hiện sốt phát ban, sau đó tách chiết RNA của vi rút,  rồi chạy máy PCR real – time để phân tích kết quả thai nhi có nhiễm Rubella hay không.

Theo nghiên cứu đánh giá 5 ca chọc ối chẩn đoán thai nhi nhiễm rubella, có 3 trường hợp dương tính, 2 trường hợp âm tính. Tất cả các xét nghiệm PCR real-time chẩn đoán virus rubella trong nước ối đều phù hợp với kết quả xét nghiệm máu cuống rốn của thai nhi sau khi đình chỉ thai. Đến nay đã có khoảng 70 thai phụ đã được sử dụng xét nghiệm này để chẩn đoán thai nhi có nhiễm rubella hay không.

Phương pháp này được các bác sĩ tư vấn chỉ định ở các đối tượng mắc Rubella như: Phụ nữ mang thai hơn 3 tháng có nguy cơ, các ca mang thai ngoài 17 tuần nguy cơ thấp hơn nếu có yêu cầu, các ca mắc rubella hoặc đã tiêm phòng trong vòng 1 tháng đầu mang thai.

Bài viết Xét nghiệm chẩn đoán thai nhi nhiễm rubella đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/xet-nghiem-chan-doan-thai-nhi-nhiem-rubella-2179/feed/ 0
Chăm sóc thai kỳ và những điều nên biết về siêu âm https://benh.vn/cham-soc-thai-ky-nhung-dieu-nen-biet-ve-sieu-am-3011/ https://benh.vn/cham-soc-thai-ky-nhung-dieu-nen-biet-ve-sieu-am-3011/#respond Mon, 30 Jan 2023 04:25:16 +0000 http://benh2.vn/cham-soc-thai-ky-nhung-dieu-nen-biet-ve-sieu-am-3011/ Khám thai định kỳ là là việc các bà mẹ nên tuân thủ để đem lại an toàn cho cả mẹ và con. Mục đích việc khám thai bao gồm: Xác định tình trạng sức khỏe của mẹ và Xác định sức khỏe của thai.

Bài viết Chăm sóc thai kỳ và những điều nên biết về siêu âm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Khám thai định kỳ là là việc các bà mẹ nên tuân thủ để đem lại an toàn cho cả mẹ và con. Mục đích việc khám thai bao gồm: Xác định tình trạng sức khỏe của mẹ và Xác định sức khỏe của thai. Thông qua khám thai định kỳ, đặc biệt là siêu âm, bác sỹ có thể tiên lượng các vấn đề của mẹ và thai trong thai kỳ hay xa hơn, tiên lượng cuộc sinh sẽ xảy ra như thế nào, có gì bất lợi cần can thiệp y tế sớm hơn không.

Siêu âm trong thai kỳ

Đối với thai kỳ, siêu âm cho nhiều giá trị chẩn đoán và tiên đoán quí báu. Thông thường trong mỗi lần mang thai, tối thiểu cần có 3 lần siêu âm vào các khoảng sau: 10 – 12 tuần, 20 – 24 tuần và 30 – 32 tuần. Thời điểm siêu âm nên được tuân thủ sát sao để siêu âm mang laị nhiều giá trị hữu ích.

Lúc 10 – 12 tuần, thai nhi đã có đủ hình hài và các bộ phận, có thể nhìn thấy rõ tứ chi cùng với các đoạn một cách rõ ràng, những bất thường lớn có thể nhìn thấy ở thời điểm này. Việc đo các đường kính của thai cho phép tính tuổi thai chính xác, với độ sai lệch trong khoảng vài ngày (nếu để trễ qua các tháng sau, mức sai số có thể là 1-2 tuần). Hơn nữa, ở thời điểm này, việc đo khoảng mờ sau gáy có giá trị tiên lượng cho các bệnh lý tim mạch hay bất thường về nhiễm sắc thể (mà thường hay gặp nhất là bệnh Down). Khi khoảng này cao hơn 3mm, khả năng bệnh lý có thể lên đến 80%.

Vào lúc 20 – 24 tuần là lúc lượng nước ối có nhiều, thai đã khá lớn và di động rất tốt trong buồng tử cung, giúp cho việc quan sát thai khá tốt ở nhiều góc độ khác nhau, nên dễ dàng phát hiện các bất thường về hình thể thai. Hơn nữa, các nội tạng cũng đã khá phân biệt, nên rõ ràng để nhận ra trên siêu âm. Siêu âm giai đoạn này chủ yếu nhằm phát hiện các bất thường của thai. Sau đó, tùy tình hình bất thường có thể cần làm lại một lần siêu âm trong 2 – 4 tuần sau để xác định rõ hơn.

Lần siêu âm thứ ba (30 – 32 tuần) nhằm đánh giá sự phát triển thai, đa số các trường hợp suy dinh dưỡng thường được phát hiện vào lúc này (một số trường hợp bệnh lý đặc biệt sẽ có suy dinh dưỡng sớm hơn). Vị trí bánh nhau lúc này cũng sẽ được chẩn đoán chắc chắn hơn, vì vào các tháng trước, vẫn còn có sự phát triển và dịch chuyển dần lên trên của nhiều trường hợp nhau bám thấp. Một số bất thường thai có thể xuất hiện hay phát triển muộn, sẽ được phát hiện tiếp vào lúc này.

Khi gần sanh cũng có thể có thêm một lần siêu âm để xác định kích thước thai, mức độ trưởng thành của bánh nhau và lượng nước ối.

Các lần siêu âm trên thật ra vẫn có thể thực hiện qua siêu âm 2D (hay còn gọi là siêu âm trắng đen, thực chất là siêu âm cho ra hình phẳng – 2 chiều). Riêng lần thứ hai có thể là 2D hay 3-4D (cho hình ảnh không gian ba chiều). Trong các lần siêu âm có thể sử dụng đầu dò ngã bụng (đầu dò của máy đặt trực tiếp trên bụng – còn goị là siêu âm ngã bụng) hay đầu dò ngã âm đạo (đầu dò đưa vào âm đạo – còn gọi là siêu âm ngã  âm đạo), sự lựa chọn này  tùy theo thai lớn hay nhỏ, hướng cần tiếp cận thai, tùy bệnh lý cần khảo sát, và hoàn toàn không làm hại đến người sử dụng.

Việc đo trọng lượng thai qua các lần siêu âm thực hiện bằng cách thông qua các kích thước đo được của thai sẽ tính toán ra trọng lượng ước đoán.

Ngoài ra còn có siêu âm mạch máu, cho phép khảo sát các dòng mạch máu, sử dụng trong các tình huống bệnh lý có nguyên nhân hay hậu quả liên quan đến tình trạng các mạch máu nuôi dưỡng. Trong siêu âm này, có qui ước các màu khác nhau cho dòng máu đi gần đến và đi xa khỏi đầu dò của máy siêu âm, nên hình ảnh hiển thị thường có màu và do đó còn gọi là siêu âm màu (còn gọi là siêu âm doppler, do còn đo các chỉ số dòng máu, theo hiệu ứng Doppler). Chỉ định siêu âm loại này chỉ dùng trong một số bệnh lý đặc biệt, như khi thai có suy dinh dưỡng, cần khảo sát mạch máu bánh nhau hay cuống rốn.

Nhiều thai phụ mong muốn siêu âm nhiều lần để biết chắc con mình khoẻ, để nhìn thấy được con mình trong mỗi lần khám thai. Nhu cầu này là có thực và thật ra cũng chính đáng. Tuy nhiên, siêu âm quá nhiều lần sẽ làm lãng phí tiền bạc, không có giá trị cao về theo dõi sức khoẻ thai. Cho đến ngày nay, chưa có một bằng chứng khoa học nào cho thấy siêu âm có thể làm hại đến thai nhi, nhưng không vì thể mà chúng ta lạm dụng siêu âm.

Siêu âm là một biện pháp chẩn đoán hưũ ích trong thai kỳ, chúng ta nên tận dụng tốt giá trị của siêu âm bằng cách tuân thủ thời điểm siêu âm. Không nên lạm dụng siêu âm chỉ để thoả mãn ý thích và nhu cầu, có thể gây tốn kém tiền bạc và có thể làm tăng lo lắng không đáng có.

Xét nghiệm nước tiểu

Xét nghiệm nước tiểu được chỉ định làm định kỳ để theo dõi Mẫu nước tiểu được đem đi xét nghiệm tại mỗi lần khám thai theo định kỳ, cho biết những điều sau:

Đường huyết: đây có thể là một dấu hiệu của tiểu đường thai kỳ (chứng tiểu đường trong thời kỳ mang thai). Nếu đường xuất hiện lặp lại, xét nghiệm máu là cần thiết.

Albumin (Alb): protein này có thể là dấu hiệu của tiền sản giật (triệu chứng nặng của thai kỳ ảnh hưởng đến nhau thai). Nhiều phụ nữ được phát hiện có protein trong nước tiểu ở một vài thời điểm trong thai kỳ. Dù protein trong nước tiểu là khá phổ biến nhưng nó vẫn cần được xem xét cẩn thận.

Ketones: hóa chất này được sản xuất khi cơ chế đốt cháy chất béo của cơ thể hoạt động không đúng. Có thể xảy ra khi bạn mắc tiểu đường thai kỳ, ăn uống không đủ hoặc khi bạn bị ốm.

Nếu albumin hoặc ketones được chẩn đoán có trong nước tiểu, hàm lượng tăng lên của chúng được mã hóa bằng +, ++ hoặc +++. Bạn cũng có thể thấy chữ Tr (viết tắt của trace), nghĩa là có một chút albumin hoặc ketones được tìm thấy. Các ký hiệu khác gồm “tick”, “nil” hoặc “NAD” mang nghĩa tương tự, không có gì bất thường cả.

Các xét nghiệm máu

Thường sẽ làm các xét nghiệm tìm bệnh lý nhiễm trùng của mẹ (thông thường nhất là HIV, Giang mai, Viêm gan siêu vi B). Các bệnh này nếu mẹ có nhiễm sẽ lây qua con trong lúc mang thai và gây nhiều tác hại nghiêm trọng cho con. Nếu phát hiện mẹ nhiễm từ sớm, hoàn toàn có thể ngăn ngừa được các tác hại cho con.

Sẽ làm thêm xét nghiệm đánh giá tình trạng thiếu máu của mẹ để có hướng bổ sung sắt thích hợp. Ngoài ra, còn tìm thêm các bệnh lý thiếu máu di truyền (tỷ lệ mắc bệnh trong cộng đồng có thể lên đến 7%), mà nếu bố mẹ có bệnh sẽ di truyền cho con và có thể làm con bệnh nghiêm trọng đến có thể mất thai.

Cũng cần làm thêm việc định nhóm máu cho mẹ nhằm tạo thuận lợi cho việc truyền máu, nếu cần, trong lúc sanh.

Vào khoảng thai 6 tháng còn cần làm thêm xét nghiệm tìm bệnh tiểu đường thai kỳ; đây cũng là vấn đề sức khỏe khá mới tại nước ta. Cần biết tỷ lệ tiểu đường thai kỳ có thể lên tới 15%, không kiểm soát được lượng đường trong máu khi mang thai có thể đưa đến nhiều biến chứng nghiêm trọng cho con và mẹ.

Xét nghiệm sàng lọc các bất thường thai (bất thường về nhiễm sắc thể) có thể làm vào khoảng 10 – 13 tuần hay 14 – 20 tuần, tùy loại. Đây chỉ là xét nghiệm bước 1, khi có nghi ngờ cần làm tiếp xét nghiệm bước 2 – là lấy mẫu nước ối hay bánh nhau.

Chăm sóc thai tích cực sẽ giúp bà mẹ có đầy đủ sức khỏe và thể lực tốt nhất để đón đứa con sắp chào đời.

Bài viết Chăm sóc thai kỳ và những điều nên biết về siêu âm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cham-soc-thai-ky-nhung-dieu-nen-biet-ve-sieu-am-3011/feed/ 0
Những điều cần biết về xét nghiệm beta hCG https://benh.vn/nhung-dieu-can-biet-ve-xet-nghiem-beta-hcg-55969/ https://benh.vn/nhung-dieu-can-biet-ve-xet-nghiem-beta-hcg-55969/#respond Tue, 26 Feb 2019 00:02:38 +0000 https://benh.vn/?p=55969 Xét nghiệm beta hCG được sử dụng để đo nồng độ hormone beta hCG, đây là loại hormone chỉ được tiết ra khi mang thai. Xét nghiệm này cũng được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá một số loại ung thư.

Bài viết Những điều cần biết về xét nghiệm beta hCG đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Xét nghiệm beta hCG được sử dụng để đo nồng độ hormone beta hCG, đây là loại hormone chỉ được tiết ra khi mang thai. Xét nghiệm này cũng được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá một số loại ung thư.

test hCG

hCG là gì?

hCG là viết tắt của Human chorionic gonadotropin – một loại hormone thai kỳ được tiết ra từ nhau thai. hCG có thể được phát hiện trong máu hoặc nước tiểu của người mẹ 8- 9 ngày sau rụng trứng. hCG đạt đỉnh vào khoảng tuần thứ 8 – 10 sau đó giảm dần.

Xét nghiệm Beta hCG được dùng để làm gì?

mang thai có thể có hành kinh không

Xét nghiệm beta hCG được thực hiện để chẩn đoán mang thai sớm khi có hiện tượng trễ kinh

Xét nghiệm beta hCG được thực hiện để:

  • Chẩn đoán mang thai sớm khi có hiện tượng trễ kinh
  • Tính tuổi thai
  • Chẩn đoán thai kỳ bất thường, ví dụ như thai ngoài tử cung
  • Chẩn đoán nguy cơ sảy thai
  • Tầm soát hội chứng Down.

Một số trường hợp, xét nghiệm beta hCG trong máu được sử dụng để chẩn đoán có thai trước khi một người phụ nữ trải qua một phương pháp điều trị nào đó có khả năng gây hại cho thai nhi, như chụp X quang. Đây là một xét nghiệm đề phòng được tiến hành trước khi người phụ nữ chụp X quang để đảm bảo không mang thai.

Kết quả xét nghiệm beta hCG có ý nghĩa như thế nào?

Nồng độ beta hCG tính theo đơn vị mIU/ml. Dưới đây là bảng nồng độ beta hCG dựa trên tuổi thai (tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối), theo American Pregnancy Association:

Thai 3 tuần                                                       5 – 50 mIU/ml

Thai 4 tuần                                                        5 – 426 mIU/ml

Thai 5 tuần                                                        18 – 7340 mIU/ml

Thai 6 tuần                                                        1080 – 56500 mIU/ml

Thai 7 – 8 tuần                                                 7650 – 229 000 mIU/ml

Thai 9 – 12 tuần                                                25700 – 288000 mIU/ml

Thai 13 – 16 tuần/ Thai 17 – 24 tuần               13300 – 254000 mIU/ml

Thai 25 – 40 tuần                                               3640 – 117000 mIU/ml

Nồng độ beta hCG bình thường ở phụ nữ không mang thai là < 5,0 mIU / ml, nồng độ này ở phụ nữ mãn kinh là < 9.5 mIU / ml.

Nếu nghi ngờ về kết quả xét nghiệm beta hCG, các xét nghiệm khác nhau có thể được sử dụng.

Nồng độ hCG thấp

  • Có thể do tính tuổi thai không chính xác.
  • Có khả năng sảy thai hoặc hỏng trứng.
  • Mang thai lạc vị.

Nồng độ hCG cao

  • Có thể do tính tuổi thai không chính xác.
  • Đa thai.
  • Thai trứng.
  • Nghĩ nhiều đến hội chứng Down khi lượng AFP trong máu giảm.

Có phải kết quả xét nghiệm beta hCG luôn chính xác?

Xét nghiệm beta hCG không phải luôn chính xác 100%. Xét nghiệm này có thể cho ra cả kết quả âm tính giả và dương tính giả.

Âm tính giả

Thông thường kết quả xét nghiệm này âm tính có nghĩa là không mang thai. Tuy nhiên nếu xét nghiệm được thực hiện quá sớm, trước khi cơ thể có đủ thời gian để sản xuất đủ hCG có thể dẫn tới kết quả âm tính giả. Do nồng độ hCG thay đổi quá nhanh trong thời kỳ đầu mang thai, xét nghiệm định lượng hCG nên được lặp lại trong vòng 48 – 72 giờ để quan sát sự thay đổi của nồng độ hormone. Một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu, promethazine, thuốc an thần cũng có thể gây ra kết quả âm tính giả.

Dương tính giả

Mặt khác nếu mẫu xét nghiệm có chứa protein, máu hoặc gonadotropin tuyến yên dư thừa có thể dẫn tới kết quả dương tính giả. Tình trạng này cũng có thể xảy ra nếu cơ thể sản xuất ra loại kháng thể có mảnh vỡ của phân tử hCG. Nếu có bất cứ nghi ngờ nào về kết quả xét nghiệm beta hCG, các xét nghiệm khác có thể được thực hiện.

Benh.vn (Theo BV Thu Cúc)

Bài viết Những điều cần biết về xét nghiệm beta hCG đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhung-dieu-can-biet-ve-xet-nghiem-beta-hcg-55969/feed/ 0
Những điều cần quan tâm khi khám thai https://benh.vn/nhung-dieu-can-quan-tam-khi-kham-thai-3012/ https://benh.vn/nhung-dieu-can-quan-tam-khi-kham-thai-3012/#respond Sun, 27 Jan 2019 04:25:18 +0000 http://benh2.vn/nhung-dieu-can-quan-tam-khi-kham-thai-3012/ Cùng tìm hiểu khái niệm về tim thai, xét nghiệm nước tiểu, Hb... những thuật ngữ quen thuộc khi bạn mang thai.

Bài viết Những điều cần quan tâm khi khám thai đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Cùng tìm hiểu khái niệm về tim thai, xét nghiệm nước tiểu, Hb… những thuật ngữ quen thuộc khi bạn mang thai.

Tuổi thai

Tuổi thai (tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng) của bạn để biết trọng lượng của bé có tương đương với tuần thai hay không và bé của bạn có đạt trọng lượng chuẩn hay không.

Xét nghiệm nước tiểu

Xét nghiệm nước tiểu được chỉ định làm định kỳ để theo dõi sức khỏe thai kỳ. Mẫu nước tiểu được đem đi xét nghiệm tại mỗi lần khám thai định kỳ, cho biết những điều sau:

– Đường huyết: đây có thể là một dấu hiệu của tiểu đường thai kỳ (chứng tiểu đường trong thời kỳ mang thai). Nếu đường xuất hiện lặp lại, xét nghiệm máu là cần thiết.

– Albumin (Alb): protein này có thể là dấu hiệu của tiền sản giật (triệu chứng nặng của thai kỳ ảnh hưởng đến thai). Nhiều phụ nữ được phát hiện có protein trong nước tiểu ở một vài thời điểm trong thai kỳ. Dù protein trong nước tiểu là khá phổ biến nhưng vẫn cần được xem xét cẩn thận.

– Ketones: hóa chất này được sản xuất khi cơ chế đốt cháy chất béo của cơ thể hoạt động không đúng. Có thể xảy ra khi bạn mắc tiểu đường thai kỳ, ăn uống không đủ hoặc khi bạn bị ốm.

Nếu albumin hoặc ketones được chẩn đoán có trong nước tiểu, hàm lượng tăng lên của chúng được mã hóa bằng +, ++ hoặc +++. Bạn cũng có thể thấy chữ Tr (viết tắt của trace), nghĩa là có một chút albumin hoặc ketones được tìm thấy. Các ký hiệu khác gồm “tick”, “nil” hoặc “NAD” mang nghĩa tương tự nhau và đều có nghĩa là không có gì bất thường.

Huyết áp

đo huyết áp khi mang thai

Huyết áp được biết bởi huyết áp tâm trương và huyết áp tâm thu, chẳng hạn 120/70. Trong thai kỳ, huyết áp bình thường ở mức giữa 95/60 và 135/85.

Ngôi thai

Ngôi thai liên quan đến vị trí đỉnh đầu bé ở trong xương chậu của mẹ. Xác định ngôi thai trước lúc sinh sẽ giúp các bác sĩ tiên lượng trước được cuộc đẻ.

Tim thai

Khoảng tuần thứ 12, bác sĩ có thể nghe rõ ràng nhịp tim của bé.

  • FHH hay H: nghe được tim thai.
  • FHNH: chưa nghe được tim thai nhưng không cần lo lắng.
  • FMF: cảm nhận được thai di chuyển.

Phù

Thuật ngữ y tế chỉ sự sưng lên và trữ nước, phổ biến ở chân, mắt cá chân, tay khi có thai do cơ thể giữ lại quá nhiều chất lỏng. Nó cũng có thể là dấu hiệu của tiền sản giật, cần được kiểm tra bởi bác sĩ.

Hb

Hb chỉ haemoglobin, chất tìm thấy trong hồng cầu giúp chuyên chở oxy từ mẹ tới bé. Thành phần cần thiết của haemoglobin là sắt. Xét nghiệm máu quyết định lượng haemoglobin cho bạn. Nếu nồng độ haemoglobin là thấp thì bạn cần được bác sĩ chỉ định bổ sung sắt để làm tăng lượng haemoglobin

Benh.vn (Theo mevabe)

Bài viết Những điều cần quan tâm khi khám thai đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhung-dieu-can-quan-tam-khi-kham-thai-3012/feed/ 0
Tầm soát hội chứng DOWN trong thai kỳ https://benh.vn/tam-soat-hoi-chung-down-trong-thai-ky-1986/ https://benh.vn/tam-soat-hoi-chung-down-trong-thai-ky-1986/#respond Wed, 04 Apr 2018 04:05:28 +0000 http://benh2.vn/tam-soat-hoi-chung-down-trong-thai-ky-1986/ Hội chứng Down (HCĐ), được mô tả lần đầu vào năm 1866 do bác sĩ người Anh – John Langdon Haydon Down. HCĐ là một tập hợp các bất thường bẩm sinh, trong đó nổi bật là tình trạng trì trệ tâm thần, một khuôn mặt bất thường và đặc trưng

Bài viết Tầm soát hội chứng DOWN trong thai kỳ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>

Hội chứng Down là gì?

Hội chứng Down (HCĐ), được mô tả lần đầu vào năm 1866 do bác sĩ người Anh – John Langdon Haydon Down. HCĐ là một tập hợp các bất thường bẩm sinh, trong đó nổi bật là tình trạng trì trệ tâm thần, một khuôn mặt bất thường và đặc trưng, một số bất thường nội tạng có thể gặp như bất thường hệ tim mạch, tiêu hóa… và thường làm gia tăng tử suất trẻ trong năm năm đầu tiên. Ngoài ra, một số bệnh lý ác tính hay mãn tính khác sẽ dễ xuất hiện hơn trên trẻ mắc HCĐ như bệnh bạch cầu, tình trạng nhược giáp…

Dịch tễ học

HCĐ xuất hiện với tần suất từ 1/700 – 1/1200. Từ 1933, người ta đã nhận ra mối tương quan của tuổi mẹ và khả năng trẻ có HCĐ. Nếu như tần suất HCĐ là 1/1500 ở bà mẹ dưới 25 tuổi thì tần suất này có thể tăng lên tới 1/1000 khi bà mẹ 30 tuổi và 1/100 khi bà mẹ 40 tuổi. Yếu tố tuổi của cha không có liên quan đến HCĐ.

Căn nguyên cơ bản của HCĐ là tình trạng bất thường nhiễm sắc thể (NST) thông qua việc dư một NST trong cặp 21 (tam NST, trisomy, trisomie). Bất thường này do tình trạng không tách cặp NST 21 trong quá trình giảm phân tạo giao tử, đưa đến một giao tử có 2 NST 21 (hơn 90% trường hợp xảy ra là giao tử của mẹ – tức là trứng).

Một số rất ít trường hợp, bất thường tách cặp xảy ra trên một vài tế bào nguồn trong quá trình gián phân và kéo theo các tế bào phát triển từ tế bào nguồn này có 3 NST 21 trong lúc đa số tế bào còn lại có bộ NST bình thường. Dạng bất thường này được gọi là tam NST 21 thể khảm và trên lâm sàng tình trạng trì trệ tâm thần thường nhẹ hơn, khả năng dị tật nội tạng ít hơn, tiên lượng phát triển của trẻ có khá hơn. Tình trạng dư NST 21 cũng có khi chỉ xảy ra ở một đoạn NST, khi đó ta có dạng bất thường do chuyển đoạn. Cá thể mang mầm bệnh khi đó có thể không phát hiện được trên lâm sàng, có khả năng có con và có khả năng truyền bất thường cho các thế hệ sau.

Biểu hiện lâm sàng

Tình trạng tâm thần: tình trạng trì trệ tâm thần là dấu hiệu chắc chắn, có thể phát hiện trong năm đầu sau sanh. Trung bình chỉ số IQ năm 21 tuổi chỉ là 42, thấp hơn nhiều so với người bình thường (trung bình 100). Phát triển tâm thần ở tuổi 21 chỉ tương đương với một đứa trẻ lên 8 tuổi. Trẻ buộc phải học trong những lớp học đặc biệt dành cho trẻ khuyết tật. Khả năng và mức độ tự chăm sóc bản thân tùy theo tình trạng nặng hay nhẹ của bệnh và của những giáo dục đặc biệt mà trẻ được huấn luyện.

Khuôn mặt đặc trưng: đầu ngắn, tai đóng thấp hay thiểu sản, mũi nhỏ – thấp (do thiểu sản xương mũi), hai mắt nhỏ, xếch và cách xa nhau, miệng nhỏ, lưỡi thè ra khỏi miệng (do tình trạng giảm trương lực cơ).

Một số bất thường nội tạng: hơn 80% có tình trạng nhược cơ, hơn 50% có thể có bất thường về cấu trúc, trong đó nhiều nhất là bất thường hệ tim mạch, có thể gặp thiểu sản các van tim, buồng thất, vách liên thất hay ống nhĩ thất… (46%). Kế tiếp là bất thường về đường tiêu hóa, thường gặp là teo ruột. Biến dạng chi, xương đùi ngắn, bất thường đường niệu, đục thủy tinh thể cũng có gặp…

Tiến triển: một điều khá may mắn là không phải tất cả các thai nhi có HCĐ đều có khả năng sống sót đến khi kết thúc thai kỳ. Tính từ 10 tuần tuổi thai cho đến lúc sanh, 43% thai kỳ mắc HCĐ có khả năng bị sẩy tự nhiên. Tình trạng đa ối hay thai chậm tăng trưởng trong tử cung thường xảy ra với trẻ mắc HCĐ.

Lịch sử tầm kiểm soát

Nếu như tình trạng dư NST21 được phát hiện vào năm 1959 thì phải đến năm 1966, kỹ thuật kariotype mới thực hiện được từ tế bào thai nhi phân lập trong nước ối.

Việc chẩn đoán HCĐ trước sanh nhất thiết phải xác định có hay không tình trạng dư NST 21 của tế bào thai nhi. Việc chọc dò ối để nuôi cấy tế bào thai phục vụ cho việc chẩn đoán HCĐ bắt đầu từ 1968.

Kỹ thuật FISH (fluorescence in situ hybridization) tạo một bước tiến trong chẩn đoán HCĐ trước sanh với lợi điểm rút ngắn thời gian xét nghiệm, tăng giới hạn tuổi thai cho phép làm xét nghiệm.

Tuy nhiên, vấn đề ở đây là nhận định đối tượng bà mẹ nào cần thực hiện chọc dò ối. Và do đó vấn đề tầm soát nhóm bà mẹ nguy cơ cao được đặt ra.

Yếu tố tuổi mẹ với nhiều quan sát và nghiên cứu đã chứng minh được có liên quan với HCĐ và được xem như một yếu tố sàng lọc đầu tiên trong những chương trình tầm soát khi khởi thủy. Cho đến hiện nay, tại một số nước Châu Âu, Châu Mỹ vẫn đề nghị thực hiện chọc dò ối thường quy trên các bà mẹ lớn tuổi (35 – 38 tuổi).

Tuy nhiên, với một dân số đông và tỷ suất sinh cao hoặc khả năng y tế có hạn, chương trình tầm soát dựa trên tuổi mẹ đơn thuần có vẻ không khả thi, không kinh tế và không hiệu quả.

Hơn nữa, số sinh trong dân số phụ nữ trẻ lại cao hơn trong số phụ nữ lớn tuổi; vì vậy mặc dù tần suất Down thấp với tuổi trẻ, không thể bỏ qua việc tầm soát HCĐ ở nhóm bà mẹ nhỏ tuổi. Một thống kê về trẻ Down ở một số vùng của Anh trong thời gian 9 năm cho thấy hơn 40% số trẻ được sinh ra từ các bà mẹ dưới 35 tuổi.

Những năm tiếp sau, người ta nhận thấy có sự liên quan giữa thai nhi có HCĐ và sự gia tăng trong máu mẹ một số chất sinh lý trong thai kỳ (được gọi là chỉ điểm huyết thanh – CĐHT). Các chất này theo thứ tự phát hiện lần lượt là Alpha fetoprotein (1984), HCG toàn phần hay bán phần alpha và beta (từ 1987), Estriol không liên hợp (1987), Inhibin A (1996), PAPP-A (1990)… Đa số các CĐHT hoặc do tế bào thai hoặc do tế bào nhau tiết ra, và có biến động sinh lý trong thai kỳ, thông thường ở tam cá nguyệt 2 và 1. Khi thai nhi có HCĐ, các CĐHT sẽ thay đổi theo hướng khác với sinh lý. Tam NST 13 hay 18 cũng có thay đổi đặc trưng tuy không đặc hiệu bằng Tam NST 21.

Các chương trình tầm soát sau đó được xây dựng từ xét nghiệm các CĐHT có tính kèm yếu tố tuổi mẹ. Mỗi chất chỉ điểm có một đơn vị sử dụng riêng khác nhau. Các giá trị thô sẽ khó sử dụng, phân tích và so sánh với các nghiên cứu khác. Việc chuyển đổi giá trị các CĐHT sang bội số trung vị (MoM) sẽ cho giá trị trung bình của mỗi chất tại mỗi độ tuổi thai. Việc tính toán nguy cơ dựa vào mô hình phân bố các chất chỉ điểm trong dân số bình thường và dân số bệnh với việc sử dụng tỷ suất khuynh hướng (likelihood ratio, rapport de vraisemblance). Ngưỡng nguy cơ được qui định tùy theo phòng xét nghiệm và tùy theo dân số (với các ngưỡng khác nhau, độ phát hiện bệnh sẽ thay đổi dù sử dụng cùng một test khảo sát). Nếu chỉ số nguy cơ của thai phụ cao hơn ngưỡng qui định trong quần thể, thai phụ được xem là có nguy cơ cao và cần làm xét nghiệm chẩn đoán tiếp theo (chọc dò ối làm xét nghiệm tế bào).

Nồng độ các CĐHT còn thay đổi tùy theo trọng lượng mẹ khi mang thai, tình trạng bệnh tiểu đường của mẹ, đơn thai hay đa thai. Chủng tộc cũng là yếu tố ảnh hưởng quan trọng. Do đó, tuy đã đổi sang MoM để so sánh, một bộ kết quả CĐHT của người Châu Âu sẽ không áp dụng được cho người châu Á. Thậm chí, bộ CĐHT của người Hàn Quốc hay Thái Lan cũng không thể làm giá trị so sánh cho người Việt Nam. Hơn nữa, do điều kiện nhân sự và trang bị khác nhau giữa các phòng xét nghiệm, kết quả xét nghiệm của nơi này cũng khó có thể so sánh với một nơi khác dù là cùng áp dụng cho một chủng tộc hay một quốc gia.

Lần lượt theo thứ tự thời gian xuất hiện, có các loại Double test, Triple test, Quadruple test; như tên gọi là sự kết hợp 2,3 hay 4 chất chỉ điểm. Các xét nghiệm này được thực hiện trong tam cá nguyệt thứ hai.

Benh.vn

Bài viết Tầm soát hội chứng DOWN trong thai kỳ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/tam-soat-hoi-chung-down-trong-thai-ky-1986/feed/ 0
Mang thai chỉ siêu âm thôi chưa đủ https://benh.vn/mang-thai-chi-sieu-am-thoi-chua-du-8584/ https://benh.vn/mang-thai-chi-sieu-am-thoi-chua-du-8584/#respond Tue, 15 Aug 2017 06:51:32 +0000 http://benh2.vn/mang-thai-chi-sieu-am-thoi-chua-du-8584/ Theo PGS.TS Nguyễn Nghiêm Luật – Bệnh viện đa khoa Medlatec cho biết, khi mang thai, tất cả các mẹ bầu nên đi xét nghiệm để tầm soát nguy cơ cho con em mình.

Bài viết Mang thai chỉ siêu âm thôi chưa đủ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Theo PGS.TS Nguyễn Nghiêm Luật – Bệnh viện đa khoa Medlatec cho biết, khi mang thai, tất cả các mẹ bầu nên đi xét nghiệm để tầm soát nguy cơ cho con em mình.

PGS.TS Nguyễn Nghiêm Luật lưu ý, chỉ siêu âm sẽ không phát hiện được sớm dị tật thai nhi. Cần kết hợp siêu âm và làm các xét nghiệm ở từng thời điểm quy định của thai kỳ mới có thể phát hiện được dị tật thai nhi sớm và chính xác.

Đặc biệt, đối với những thai phụ có một hoặc nhiều hơn các yếu tố dưới đây thì làm các xét nghiệm sàng lọc trước sinh là bắt buộc:

– Tiền sử gia đình có người bị dị tật bẩm sinh

– Thai phụ đã trên 35 tuổi.

– Đang sử dụng các chất có hóa chất gây hại cho thai nhi.

– Thai phụ bị tiểu đường và sử dụng insulin.

– Thai phụ bị nhiễm virus trong quá trình mang thai.

– Thai phụ đã từng tiếp xúc với chất phóng xạ liều lượng cao;

– Thai phụ có tiền sử sinh non, sảy thai, thai lưu chưa rõ nguyên nhân.

– Thai phụ hút thuốc lá.

– Thai phụ có nghi ngờ hình ảnh dị tật trên kết quả siêu âm.

Dưới đây là những xét nghiệm sàng lọc trước sinh theo từng thời điểm của thai kỳ do PGS.TS.Nguyễn Nghiêm Luật khuyến cáo:

Lần khám thai đầu tiên

Sau khi trễ kinh và thử que lên hai vạch, mẹ bầu nên đi khám thai để kiểm tra thai nhi được bao nhiêu tuần tuổi. Bác sĩ sẽ căn cứ vào ngày đầu của chu kỳ kinh để xác định tuổi của thai nhi.

Tuy nhiên với một số phụ nữ kinh nguyệt không đều thì thường tuổi thai sẽ được dựa vào kết quả của siêu âm. Đặc biệt là khi siêu âm ở thời điểm 11 – 12 tuần thì việc tính tuổi thai sẽ cực chính xác dựa vào các chỉ số của thai nhi. Dựa vào kết quả này, bác sĩ sẽ dự đoán ngày sinh giúp bạn.

Trong lần khám thai này, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm 2D để kiểm tra thai xem thai nhi nằm trong hay ngoài tử cung. Trong trường hợp bạn thử que đã lên hai vạch, bác sĩ siêu âm đã thấy túi thai trong tử cung nhưng chưa thấy tim thai thì bạn cũng không phải quá lo lắng vì thai còn quá bé, thường bác sĩ sẽ hẹn ngày để bạn khám lại vì từ 7- 8 tuần tim thai sẽ có rõ.

   

Khi mang thai, tất cả các mẹ bầu nên đi xét nghiệm để tầm soát nguy cơ cho con em mình. (ảnh minh họa)

Đo độ mờ da gáy

Kết hợp với tuổi mẹ và xét nghiệm Double test, các bác sĩ sẽ tính toán nguy cơ mắc hội chứng Down sớm trong thai kỳ. Đo độ mờ da gáy chính cho kết quả chính xác nhất khi thai kỳ ở tuần lễ 11 -13.

Lưu ý, khi thai nhi sau 13 tuần thì chỉ số xác định độ mờ sau gáy không còn độ chính xác cao. Vì vậy, mẹ bầu cần nhớ thời điểm này để đi làm xét nghiệm.

Đa số trường hợp độ mờ da gáy < 3mm thì được xếp vào nhóm nguy cơ thấp (ít có nguy cơ bị hội chứng Down). Khi độ mờ da gáy dày 3.5-4.4mm có tỉ lệ bất thường nhiễm sắc thể là 21.1% và trong trường hợp ≥ 6.5 mm bất thường nhiễm sắc thể lên tới 64.5%.

Trong trường hợp độ mờ da gáy >3mm, thì vào tuần lễ 16-18 thai kỳ (có thể từ tuần lễ 15 tới 22) các mẹ bầu sẽ được tiến hành làm xét nghiệm triple test (gồm alpha-fetoprotein, hCG và unconjugated estriol).

Làm xét nghiệm Double test và Triple test

Các xét nghiệm sàng lọc trước sinh có rất nhiều, nhưng an toàn và độ tin cậy cao, phổ biến nhất hiện nay là Double test và Triple test qua cách lấy máu của mẹ bầu. Đây là bộ xét nghiệm giúp tầm soát nguy cơ bị hội chứng Down, nguy cơ dị tật ống thần kinh (cột sống đóng không kín) và thai không có não bộ.

Để thực hiện xét nghiệm Double test, Triple test chỉ cần lấy mẫu máu mẹ bầu. Xét nghiệm này rất đơn giản, không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

  • Xét nghiệm Double test: thực hiện vào 11 tuần 2 ngày đến 13 tuần 6 ngày.
  • Xét nghiệm Triple test: thực hiện vào tuần thứ 14 đến tuần 22, tốt nhất vào tuần thứ 16 đến 18 tuần.

Nếu xét nghiệm tiến hành đúng lúc, kết hợp cả xét nghiệm máu và siêu âm, thì độ chính xác cho các hội chứng Down, Edwards và dị tật ống thần kinh đạt khoảng 94 – 96%.

Xét nghiệm máu

Đây là xét nghiệm mọi bà bầu buộc phải thực hiện trước khi sinh theo chỉ định của bác sĩ.

Xét nghiệm này để lấy các chỉ số là hemoglobin, hematacrit và số lượng tiểu cầu của thai phụ.

Hemoglobin là một loại protein trong máu cung cấp oxy cho các tế bào, hematacrit là dung tích hồng cầu trong cơ thể. Nếu hemoglobin hoặc hematacrit thấp là dấu hiệu mẹ bầu đang thiếu máu, thiếu sắt, cản trở sự phát triển của thai nhi. Cơ thể phụ nữ mang thai cần lượng sắt tăng gấp đôi người bình thường để mang oxy vào hồng cầu.

Ngoài việc kiểm tra các thành phần tế bào của máu, xét nghiệm máu cũng giúp phát hiện xem thai phụ có bị các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) như HIV/AIDS, giang mai, herpes, viêm gan B, C… hay không.

Xét nghiệm nước tiểu

Tương tự xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu là điều các bác sĩ yêu cầu mẹ bầu thực hiện trước khi sinh.

Nó giúp phát hiện các dấu hiệu bệnh tiểu đường trong thai kỳ như dư lượng glucose trong nước tiểu. Bệnh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi, nhưng có thể điều chỉnh bằng chế độ dinh dưỡng, vận động thích hợp.

Dư đạm trong nước tiểu có thể là dấu hiệu bị nhiễm trùng, đặc biệt nếu kèm theo các triệu chứng phù hoặc cao huyết áp, mẹ bầu có nguy cơ tiền sản giật cao.

Siêu âm 4D

Được thực hiện trong tuần thai thứ 22 – 24. Trong lần siêu âm này sẽ giúp bác sĩ phát hiện các bất thường về hình thái của nhai nhi như sứt môi, dị dạng ở cơ quan, đặc biệt là các bất thường về tim và hệ xương để từ đó có can thiệp kịp thời. Ngoài ra giới tính của thai nhi cũng được nhận biết trong tuần thai này.

Tiêm vaccine uốn ván

Tuần thứ 30 – 32, bạn sẽ được tiêm lần lượt hai mũi vaccine theo thời gian chỉ định của bác sĩ.

Siêu âm trước khi sinh

Tuần 35 – 36, thời gian gần sinh thai phụ sẽ được bác sĩ tiến hành siêu âm theo dõi doppler động mạch não, động mạch tử cung cũng như kiểm tra lượng nước ối, dây rốn…

Trong thời gian này, bác sĩ cũng có thể cho bạn làm xét nghiệm Non-stress (xét nghiệm để theo dõi nhịp tim thai đơn thuần mà không cần tạo nên cơn co tử cung) để kiểm tra lượng oxy thai nhi nhận được, kiểm tra sức khoẻ của bé… cũng như tuỳ vào tình hình sức khoẻ thai phụ, bác sĩ có thể cho thực hiện một số xét nghiệm cần thiết khác để sẵn sàng cho ngày lâm bồn.

Tuy nhiên một lưu ý là về các xét nghiệm máu cũng như nước tiểu thì thời gian thực hiện sẽ tuỳ thuộc vào bác sĩ theo dõi thai kỳ của bạn.

Benh.vn (Nguồn infonet)

Bài viết Mang thai chỉ siêu âm thôi chưa đủ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/mang-thai-chi-sieu-am-thoi-chua-du-8584/feed/ 0