Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Mon, 28 Aug 2023 09:12:13 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Xét nghiệm sinh hóa Amylase trong máu và nước tiểu https://benh.vn/xet-nghiem-sinh-hoa-amylase-trong-mau-va-nuoc-tieu-4454/ https://benh.vn/xet-nghiem-sinh-hoa-amylase-trong-mau-va-nuoc-tieu-4454/#respond Fri, 25 Aug 2023 05:03:53 +0000 http://benh2.vn/xet-nghiem-sinh-hoa-amylase-trong-mau-va-nuoc-tieu-4454/ Amylase là một nhóm các enzym hydrolase được sản xuất chủ yếu ở tụy và các tuyến nước bọt và với một lượng không đáng kể ở gan, niêm mạc ruột non, buồng trứng và vòi trứng. Amylase tham gia vào quá trình tiêu hóa các carbohydrat phức tạp (Vd: tinh bột) thành các đoạn carbohydrat ngắn hơn.

Bài viết Xét nghiệm sinh hóa Amylase trong máu và nước tiểu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Amylase là một nhóm các enzym hydrolase được sản xuất chủ yếu ở tụy và các tuyến nước bọt và với một lượng không đáng kể ở gan, niêm mạc ruột non, buồng trứng và vòi trứng. Amylase tham gia vào quá trình tiêu hóa các carbohydrat phức tạp (Vd: tinh bột) thành các đoạn carbohydrat ngắn hơn.

xét nghiệm sinh hóa amylase

Hoạt độ amylase toàn phần có thể đo được trong huyết thanh, nước tiểu hay trong các dịch sinh học khác của của cơ thể (Vd: dịch cổ chướng, dịch màng phổi…). Hoạt độ toàn phần này là tổng hoạt độ của 2 isoenzym chính: isoenzym P có nguồn gốc từ tụy và isoenzym S có nguồn gốc từ tuyến nước bọt, phổi, sinh dục hay khối u. Trong huyết thanh của người bình thường, isoenzym typ S chiếm ưu thế hơn một chút. Thông thường, có thể đo được hoạt độ amylase trong huyết thanh và trong nước tiểu.

Có rất nhiều nguyên nhân gây tăng hoạt độ amylase máu và/hoặc amylase nước tiểu. Ngoài viêm tuyến nước bọt, tình trạng gia tăng rõ rệt hoạt độ amylase gợi ý trước tiên tới chẩn đoán viêm tụy cấp hay đợt tiến triển cấp của viêm tụy mạn. Nếu không thấy có tình trạng viêm tụy, cần yêu cầu đo hoạt độ isoenzym P và S.

Chỉ định xét nghiệm

  • Để chẩn đoán và theo dõi viêm tụy cấp, đợt cấp của viêm tụy mạn và các bệnh lý tụy khác.
  • Xét nghiệm được chỉ định trong quy trình thăm dò chẩn đoán đối với tất cả các sự cố viêm trong ổ bụng.

Cách lấy bệnh phẩm

  • Máu: XN được thực hiện trên huyết thanh. Yêu cầu BN nhịn ăn trước khi lấy máu XN.
  • Nước tiểu: Thu bệnh phẩm nước tiểu 24h. Nước tiểu được bảo quản trong tủ mát hay trong đá lạnh.

Giá trị bình thường

Amylase máu

  • Người lớn: 53 – 123 U/L hay 0,88 – 2,05 nkat/L.
  • Người có tuổi: Tăng nhẹ so với giá trị bình thường.

Amylase niệu

  • 0 – 375 U/L hay 0 – 6,25 kat/L.

Nguyên nhân làm thay đổi hoạt độ amylase

Tăng hoạt độ amylase máu

Các nguyên nhân chính thường gặp là:

  • Viêm tuỵ cấp: do rượu, tự miễn.
  • Đợt tiến triển cấp của viêm tụy mạn.
  • Viêm tụy cấp do thuốc (drug-induced acute pancreatitis) (Vd: acid aminosalicylic, azathioprin, corticosteroid, dexamethason, acid ethacrynic, rượu, furosemid, thiazid, mercaptopurin, phenformin, triamcinolon).
  • Tắc nghẽn ống tụy do sỏi hoặc ung thư biểu mô.
  • Bệnh lý đường mật:
    • Sỏi ống mật chủ.
    • Viêm túi mật cấp.
  • Biến chứng của viêm tụy (nang giả tụy, cổ chướng, apxe).
  • Chấn thương tụy (Vd: chấn thương bụng, sau khi tiến hành chụp tụy- đường mật ngược dòng qua nội soi).
  • Tính thấm của đường tiêu hóa bị biến đổi:
    • Bệnh ruột do thiếu máu cục bộ hoặc thủng ruột non.
    • Thủng ổ loét dạ dày tá tràng hay thủng ổ loét vào hậu cung mạc nối.
    • Thủng thực quản.
  • Ngộ độc rượu cấp.
  • Bệnh lý tuyến nước bọt: Viêm mưng mủ tuyến nước bọt, quai bị, tắc nghẽn ống dẫn nước bọt do sỏi, sau tia xạ.
  • Các khối u ác tính nhất là ung thư tụy, phổi, buồng trứng, thực quản, vú và đại tràng (thường hoạt độ amylase tăng rất cao > 25 lần giới hạn bình thường cao và mức tăng này hiếm khi được gặp trong viêm tụy cấp).
  • Suy thận giai đoạn cuối (hoạt độ amylase máu tăng ngay cả khi không có viêm tụy).
  • Các nguyên nhân khác:
    • Bệnh gan mạn (Vd: xơ gan với hoạt độ amylase máu thường tăng ≤ 2 lần giá trị bình thường).
    • Nhiễm toan cetôn do ĐTĐ.
    • Tăng lipid máu.
    • Cường chức năng tuyến giáp.
    • Có thai (bao gồm cả chửa ngoài tử cung vỡ).
    • U nang buồng trứng.
    • Bỏng.
    • Phẫu thuật lồng ngực gần đây, phình tách động mạch chủ.
    • Đái myoglobin (myoglobinuria).
    • Vỡ lách.
    • Một số trường hợp chảy máu nội sọ (cơ chế không được biết).

Giảm hoạt độ amylase máu

Các nguyên nhân chính thường gặp là:

  • Tình trạng phá hủy tụy nặng và lan rộng (Vd: viêm tụy cấp bùng phát, viêm tụy mạn giai đoạn cuối, xơ hóa nang giai đoạn cuối).
  • Tổn hại gan nặng (Vd: viêm gan, nhiễm độc, nhiễm độc thai nghén, nhiễm độc giáp nặng, bỏng nặng).

Các yếu tố góp phần thay đổi kết quả xét nghiệm

– Mẫu bệnh phẩm bị vỡ hồng cầu có thể làm thay đổi kết quả xét nghiệm.

– Bệnh phẩm bị nhiễm bẩn nước bọt có thể gây tăng giả tạo kết quả xét nghiệm.

– Tăng triglycerid nặng (> 5 lần giá trị bình thường cao) có thể gây tình trạng ức chế hoạt độ enzym. Suy thận cũng có thể gây tăng vừa hoạt độ amylase huyết thanh.

– Các thuốc có thể làm tăng hoạt độ amylase huyết thanh là: Acetaminophen, kháng sinh, aspirin, corticosteroid, estrogen, furosemid, thuốc kháng viêm không phải steroid, prednison, salicylat và các lợi tiểu nhóm thiazid.

– Các thuốc có thể làm tăng hoạt độ amylase niệu là: Rượu, aspirin, bethanechol, codein, indomethacin, meperidin, morphin, pentazocin, thuốc lợi tiểu nhóm thiazid.

– Các thuốc có thể làm giảm hoạt độ amylase huyết thanh là: Citrat, oxalat do gắn với ion canxi.

– Các thuốc có thể làm giảm hoạt độ amylase niệu là: Fluorid, glucose.

Lợi ích của xét nghiệm sinh hóa amylase máu và nước tiểu

XN không thể thiếu đối với tất cả các trường hợp đau bụng bị nghi vấn do nguồn gốc tụy và các trường hợp vàng da không rõ nguồn gốc.

Đo hoạt độ amylase huyết thanh thường được thực hiện để chẩn đoán phân biệt tình trạng đau bụng do viêm tụy cấp với đau bụng cần điều trị ngoại khoa do các nguyên nhân khác. Hoạt độ amylase huyết thanh bắt đầu tăng lên từ 3 – 6h sau khi xẩy ra tình trạng viêm tụy cấp và đạt giá trị đỉnh vào khoảng giờ thứ 24. Hoạt độ này trở lại giá trị bình thường sau đó 2 – 3 ngày. Hoạt độ amylase niệu phản ánh các thay đổi trong hoạt độ amylase huyết thanh sau một khoảng thời gian trễ từ 6 – 10h. Hoạt độ amylase niệu tăng cao trong vòng 7 – 10 ngày, vì vậy XN hoạt độ amylase niệu là một XN hữu ích để chứng minh có tình trạng viêm tụy cấp sau khi hoạt độ amylase huyết thanh đã trở về bình thường.

Một gợi ý là tăng hoạt độ amylase huyết thanh lên mức >1000 đơn vị Somogyi thường do các tổn thương có thể sửa chữa được bằng phẫu thuật (thường gặp nhất là sỏi trong đường mật), với mô tụy chỉ bị phù hoặc không bị tổn thương, tuy nhiên mức tăng 200 – 500 đơn vị Somogyi thường được kết hợp với tổn thương tụy và không thể sửa chữa được bằng phẫu thuật (Vd: chảy máu tụy, hoại tử tụy).

Cũng có thể định lượng hoạt độ amylase trong dịch cổ chướng hay dịch màng phổi. Tăng hoạt độ amylase trong các dịch này (> 1000 U/L) gợi ý tràn dịch có nguồn gốc từ tụy.

Các hướng dẫn thực hành lâm sàng dựa trên y học bằng chứng

Chẩn đoán viêm tụy cấp được nghi vấn ở các BN có biểu hiện đau bụng vùng thượng vị với khởi đầu cấp tính, tăng nhanh trong mức độ nặng và diễn biến không thuyên giảm. Hoạt độ amylase và/hoặc lipase huyết thanh ≥ 3 lần giá trị bình thường được coi là có giá trị chẩn đoán.

Các cảnh báo lâm sàng

– Điển hình ra, phải đánh giá cả hoạt độ amylase và lipase huyết thanh đối với các trường hợp nghi ngờ viêm tụy cấp.

– Ở một số BN bị viêm tụy cấp song không thấy có tăng bất thường enzym tụy.

– Hoạt độ amylase máu thường trong giới hạn bình thường ở bệnh nhân viêm tụy cấp do rượu.

– Tăng hoạt độ amylase huyết thanh với hoạt độ amylase niệu thấp có thể được gặp ở bệnh nhân bị suy thận. Hoạt độ amylase huyết thanh ≤ 4 lần giá trị bình thường ở các bệnh nhân có bệnh thận chỉ khi độ thanh thải creatinin < 50 mL/phút do sự hiện diện của các isoamylase nguồn gốc tụy hoặc nước bọt; song hoạt độ này hiếm khi tăng > 4 lần giá trị bình thường khi không có tình trạng viêm tụy cấp.

– Một số bệnh nhân bình thường có tình trạng tăng amylase máu được biết dưới tên “macro-amylase”. Tình trạng này được xác định khi bệnh nhân có tăng hoạt độ amylase máu nhưng amylase niệu bình thường và không có tình trạng suy thận. Tăng cao bất thường hoạt độ amylase máu ở các BN này là do amylase được gắn bất thường với một globulin huyết tương và không được chẩn đoán có viêm tụy cấp.

Tính hệ số amylase/độ thanh thải creatinin niệu (amylase/creatinine clearance ratio [ALCR] in urine) giúp làm sáng tỏ tình trạng này.

  • Hệ số amylase/độ thanh thải creatinin niệu(ALCR)=amylase niệu/amylase huyết thanh x creatinin huyết thanh/creatinin niệu x 100%
  • ALCR bình thường: 1-4%.

Bài viết Xét nghiệm sinh hóa Amylase trong máu và nước tiểu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/xet-nghiem-sinh-hoa-amylase-trong-mau-va-nuoc-tieu-4454/feed/ 0
Ý nghĩa về các chỉ số xét nghiệm nước tiểu thai kỳ https://benh.vn/y-nghia-ve-cac-chi-so-xet-nghiem-nuoc-tieu-thai-ky-3003/ https://benh.vn/y-nghia-ve-cac-chi-so-xet-nghiem-nuoc-tieu-thai-ky-3003/#respond Fri, 17 Aug 2018 04:25:07 +0000 http://benh2.vn/y-nghia-ve-cac-chi-so-xet-nghiem-nuoc-tieu-thai-ky-3003/ Nước tiểu cho biết những dấu hiệu quan trọng về sức khỏe của thai phụ và bé do vậy trong thời gian mang thai, bạn sẽ được chỉ định làm xét nghiệm nước tiểu thường xuyên, có thể là cho mỗi lần khám.

Bài viết Ý nghĩa về các chỉ số xét nghiệm nước tiểu thai kỳ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Nước tiểu cho biết những dấu hiệu quan trọng về sức khỏe của thai phụ và bé do vậy trong thời gian mang thai, bạn sẽ được chỉ định làm xét nghiệm nước tiểu thường xuyên, có thể là cho mỗi lần khám. Hiểu được ý nghĩa của các xét nghiệm sẽ giúp các bà mẹ chủ động hơn trong việc thực hiện các chỉ định của bác sĩ, không bỏ qua các thời điểm quan trọng cần làm xét nghiệm.

xét nghiệm nước tiểu thai kỳ

Hiểu về ý nghĩa các chỉ số trong các xét nghiệm nước tiểu thai kỳ

Có đường trong nước tiểu

Có thể là bình thường nếu thử nước tiểu ngay sau khi ăn hay uống chất ngọt. Tuy nhiên khi đó, nên làm tiếp xét nghiệm tìm lượng đường trong máu, nếu cùng lúc đường trong máu quá cao, có thể là bệnh lý tiểu đường. Nếu có thêm thể ceton trong máu, khả năng cao về tiểu đường – thậm chí là tiểu đường nghiêm trọng.

Có đạm trong nước tiểu

Có thể là dấu hiệu đầu tiên của bệnh tiền sản giật hay còn gọi là chứng nhiễm độc thai nghén. Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tiền sản giật xuất hiện ở giai đoạn thứ hai trong thời kỳ thai nghén. Chứng huyết áp cao là dấu hiệu sẽ xuất hiện sau đó. Những phụ nữ mắc bệnh tiền sản giật thường cảm thấy hoàn toàn khỏe mạnh. Chính vì vậy việc làm xét nghiệm nước tiểu và đo huyết áp thường xuyên là vô cùng quan trọng. Có đạm trong nước tiểu còn có thể là có bệnh lý về thận.

Có máu trong nước tiểu

Thường là do dây bẩn, nhất là khi đang có tình trạng ra máu âm đạo. Tuy nhiên, khi thấy có máu thường xuyên 2 – 3 lần khám thai liên tục (mà không có tình trạng ra máu) thì thai phụ sẽ được lưu ý tìm các bệnh lý về thận.

Vi khuẩn

Là dấu hiệu của nhiễm trùng tiểu, sẽ được nghi ngờ khi có nhiều bạch cầu trong nước tiểu, kèm theo pH tăng cao, đặc biệt khi có nitrite trong nước tiểu (là sản phẩm do nhiễm trùng gây ra). Khi đó, thai phụ thường sẽ được làm thêm xét nghiệm cấy nước tiểu tìm vi trùng, xét nghiệm này phức tạp hơn, cần thời hạn 2-3 ngày để có kết quả.

Cách làm các xét nghiệm nước tiểu

Xét nghiệm rất dễ làm, có kết quả ngay sau vài phút, thường sử dụng loại xét nghiệm định tính, nghĩa là xem xét có các chất trong nước tiểu với kết quả có hay không có, hoặc có ở mức độ ít – nhiều mà không đòi hỏi chính xác về số lượng. Thường mục tiêu tập trung là xem trong nước tiểu có đường, đạm, vi khuẩn hay không.

Trước kia thường dùng loại que thử, 2 hay 3 thông số (chỉ trả lời 2 hay 3 chất): gồm tìm xem có đạm, đường để khảo sát tình trạng tiểu đường lúc mang thai hay khi có bệnh lý cao huyết áp kèm thêm tiểu đạm – là bệnh lý tiền sản giật thường gặp trên bà bầu (hay thêm vào pH của nước tiểu – pH sẽ tăng trong các trường hợp có nhiễm trùng). Về sau, các loại que xét nghiệm được thiết kế để trả lời nhiều thông số hơn, như bạch cầu, máu, thể ceton, nitrite … các kết quả sau này cho phép xác định sơ bộ tình trạng nhiễm trùng tiểu (bạch cầu, nitrite), mức độ trầm trọng của vàng da hay bệnh tiểu đường, một số dấu hiệu cho biết khả năng của bệnh lý thận .

Que thử nước tiểu loại 2-3 thông số thường rất dễ sử dụng. Trên một đầu của que, có gắn sẵn các mẩu giấy thử sẽ thay đổi màu khi tiếp xúc với các chất cần tìm (que 2 thông số sẽ có 2 mẩu giấy thử, mỗi mẩu cho một chất cần tìm; tương tự 3 thông số có 3 mẩu giấy thử, que 10 thông số có 10 mẩu giấy thử). Chỉ cần nhúng que thử vào nước tiểu, rồi so màu của que với bảng màu tiêu chuẩn (có in kèm trên vỏ hộp sản phẩm) là có kết quả ngay. Các thai phụ, nếu có hướng dẫn, hoàn toàn có thể tự thử nước tiểu tại nhà để theo dõi sức khoẻ lúc mang thai. Các loại que thử nhiều thông số hơn thì đòi hỏi cần một máy đọc kết quả sau khi nhúng que vào nước tiểu. Thật ra, nguyên tắc làm việc của máy cũng chỉ là so màu của que với bảng màu tiêu chuẩn; tuy nhiên với máy thì sự thay đổi màu sắc sẽ được nhận rõ chi tiết, có thể xếp vào nhiều mức độ, do đó, kết quả trả lời cũng cho phép chính xác đến có thể quy về số lượng.

Cách lấy mẫu nước tiểu làm xét nghiệm

– Mẫu nước tiểu ngay sau khi thức dậy

Vào ngày hẹn xét nghiệm của bạn sẽ phải lấy một chút nước tiểu đầu tiên của bạn ngay sau khi thức dậy.

– Mẫu nước tiểu trong thời gian 24 giờ đồng hồ

Thu thập toàn bộ mẫu nước tiểu của bạn trong một khoảng thời gian 24 giờ đồng hồ:

  • Bước 1: Sau khi ngủ dậy, đi tiểu hết vào trong bồn vệ sinh mà không lấy mẫu xét nghiệm. Nữ hộ sinh hoặc bác sĩ  có thể yêu cầu bạn lấy mẫu nước tiểu vào một giờ cố định trong buổi sáng.
  • Bước 2: Thu thập toàn bộ lượng nước tiểu mà bạn đi ra trong thời gian còn lại của ngày hôm đó và buổi tối. Đổ hết lọ nước tiểu lấy mẫu xét nghiệm mỗi khi đi tiểu vào trong một lọ to hơn do y viện cung cấp.
  • Bước 3: Đúng 24 giờ sau Bước 1, thu thập mẫu nước tiểu cuối cùng của bạn và đổ thêm vào lọ.

– Lấy mẫu ở giữa dòng nước tiểu (MSU)

Rửa sạch vùng sinh dục bằng nước.

Lấy nước tiểu giữa dòng nghĩa là sau khi đi tiểu bớt một ít sẽ lấy phần nước tiểu tiếp đó để làm xét nghiệm. Mục đích bỏ đi phần nước tiểu đầu là nhằm giảm khả năng dây bẩn nước tiểu từ vùng sinh dục ngoài, vùng hậu môn, vốn rất gần với lỗ tiểu. Tay lấy nước tiểu nên rửa sạch cũng nhằm tránh việc dây bẩn. Nếu có điều kiện rửa sạch vùng kín trước khi đi tiểu thì càng tốt. Nếu nhớ được chi tiết của bữa ăn (khoảng cách bữa ăn tới lúc lấy nước tiểu, có ăn hay uống quá ngọt … ) trước khi lấy nước tiểu sẽ càng tốt cho việc diễn giải chính xác kết quả xét nghiệm.

Tóm lại, xét nghiệm nước tiểu thường làm trong khi mang thai là xét nghiệm đơn giản, rẻ tiền, cho kết quả nhanh, mang lại lợi ích cho việc theo dõi sức khoẻ của bà mẹ và bé do vậy các mẹ cần tuân thủ việc xét nghiệm định kỳ.

Benh.vn

Bài viết Ý nghĩa về các chỉ số xét nghiệm nước tiểu thai kỳ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/y-nghia-ve-cac-chi-so-xet-nghiem-nuoc-tieu-thai-ky-3003/feed/ 0
Xét nghiệm acid uric https://benh.vn/xet-nghiem-acid-uric-4217/ https://benh.vn/xet-nghiem-acid-uric-4217/#respond Thu, 26 Apr 2018 04:52:02 +0000 http://benh2.vn/xet-nghiem-acid-uric-4217/ Nồng độ acid uric tăng cao trong huyết thanh có thể gây tình trạng lắng đọng chất này tại các khớp và mô mềm gây bệnh gout, chậm trễ bài tiết acid uric của thận có thể gây tăng nồng độ acid uric máu. Lượng acid uric trong nước tiểu tăng cao có thể bị kết tủa và hình thành sỏi urat trong hệ tiết niệu.

Bài viết Xét nghiệm acid uric đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Nồng độ acid uric tăng cao trong huyết thanh có thể gây tình trạng lắng đọng chất này tại các khớp và mô mềm gây bệnh gout, chậm trễ bài tiết acid uric của thận có thể gây tăng nồng độ acid uric máu. Lượng acid uric trong nước tiểu tăng cao có thể bị kết tủa và hình thành sỏi urat trong hệ tiết niệu.

xet-nghiem-uric-mau

Acid uric trong cơ thể được tạo ra từ các nguồn chính sau:

– Các thức ăn chứa purin (100 – 200 mg/ngày).

– Từ nguồn acid uric nội sinh do quá trình thoái biến các acid nucleic của cơ thể (600 mg/ngày).

Quá trình tổng hợp nói trên được thực hiện chủ yếu ở gan và ở mức ít hơn tại niêm mạc ruột.

Quá trình tổng hợp acid uric cần tới sự xúc tác của enzym xanthin oxydase. Allopurinol ức chế enzym này và được sử dụng để điều trị tình trạng tăng acid uric máu.

Acid uric trong cơ thể theo các con đường sau:

– Qua nước tiểu (400 – 1000 mg/nǵy): ở thận, acid uric được lọc qua cầu thận, 95% lượng lọc được tái hấp thu ở các ống lượn gần, rồi được bài xuất tích cực ở các ống lượn xa.

– Qua đường tiêu hoá (100 – 200 mg/nǵy): Mặc dù đây là con đường thải trừ yếu, tuy vậy có thể thấy acid uric trong mật, dịch vị và các dịch tiết của ruột.

Nồng độ acid uric tăng cao trong huyết thanh có thể gây tình trạng lắng đọng chất này tại các khớp và mô mềm gây bệnh gout (tình trạng đáp ứng viêm với tinh thể urat). Các tình trạng gây quay vòng tế bào nhanh và/hoặc gây chậm trễ bài tiết acid uric của thận có thể gây tăng nồng độ acid uric huyết thanh (máu). Lượng acid uric trong nước tiểu tăng cao có thể bị kết tủa và hình thành sỏi urat trong hệ tiết niệu. Các nguyên nhân gây tích tụ acid uric trong cơ thể thường gặp nhất là cơ địa di truyền với khuynh hướng gây tăng sản xuất quá mức acid uric và suy giảm chức năng thận gây giảm khả năng bài tiết acid uric.

Cần nhắc lại là acid uric kết tủa khi nước tiểu có pH acid và các tinh thể acid uric thấu tia X (không cản quang). Khi nghi ngờ có sỏi thận loại acid uric, do chụp film X quang bụng không thấy sỏi cản quang, chẩn đoán cần dựa trên siêu âm hay chụp hệ tiết niệu có tiêm thuốc cản quang (UIV).

Trong trường hợp viêm khớp, định lượng acid uric trong dịch khớp giúp chẩn đoán phân biệt giữa viêm khớp do tăng acid uric trong máu (bệnh gout) với viêm khớp do các căn nguyên khác (chấn thương, thoái khớp, viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm khớp do pyrophosphat hay do viêm).

Nguy cơ bị viêm khớp trong bệnh gout có mối tương quan với nồng độ acid uric trong máu và nguy cơ này trở nên quan trọng khi nồng độ acid uric trong máu > 530 mmol/L (9 mg/dL). Tuy vậy, có từ 20 đến 30% các trường hợp viêm khớp do gout có nồng độ acid uric huyết thanh bình thường.

Mục đích và chỉ định xét nghiệm acid uric

– Chẩn đoán các bệnh lý gây biến đổi nồng độ acid uric (ví dụ: sỏi thận).

– Theo dõi điều trị bệnh gout.

– Theo dõi điều trị hóa chất chống ung thư nhằm hạn chế tình trạng lắng đọng cấp urat tại thận với nguy cơ gây suy thận cấp (hội chứng ly giải khối u).

Cách lấy bệnh phẩm

Máu: XN được tiến hành trên huyết tương. Thường cần yêu cầu BN phải nhịn ăn 4 – 8h trước khi lấy máu XN tùy theo kỹ thuật xét nghiệm được sử dụng.

Nước tiểu: Thu bệnh phẩm nước tiểu 24h.

Phương pháp định lượng

Định lượng nồng độ acid uric huyết thanh có thể được thực hiện theo các phương pháp:

– Dùng enzym.

– Đo màu.

Tuy vậy, kết quả của phương pháp định lượng nồng độ acid uric bằng cách đo màu có thể bị biến đổi khi trong huyết thanh có một số chất như:

– Cystin.

– Glucose.

– Phenol.

– Vitamin C (Acid ascorbic).

– Tryptophan.

– Tyrosin.

Giá trị bình thường

* Nồng độ acid uric trong máu

–  Nam: 3,6 – 8,5 mg/dL hay 214 – 506 ́mol/L.

–  Nữ: 2,3 – 6,6 mg/dL hay 137 – 393 ́mol/L.

* Nồng độ acid uric trong nước tiểu

250 – 1000 mg/24h hay 1,5 – 5,9 mmol/24h.

Trên mẫu nước tiểu lấy ngẫu nhiên:

– Nam: 105-595 mg/g creatinin.

– Nữ: 95-740 mg/g creatinin.

* Nồng độ acid uric trong dịch khớp

2 – 6 mg/dL hay 0,1 – 0,3 mmol/L.

Nguyên nhân làm tăng nồng độ acid uric trong máu

* Tăng sản xuất acid uric

– Tăng acid uric máu tiên phát (30% BN gout thuộc loại vô căn).

– Phá huỷ tổ chức (Vd: sau hoá trị liệu, xạ trị).

– Gia tăng chuyển hóa tế bào (Vd: bệnh lơxêmi cấp, u lympho, đa u tủy xương, bệnh đa hồng cầu).

– Thiếu máu do tan máu (Vd: sốt rột, bệnh hồng cầu hình liềm, thiếu G6PD).

– Thức ăn chứa nhiều purin.

– Béo phì.

– Nhịn đói hay dùng chế độ ăn giảm cân chứa nhiều protein.

* Giảm đào thải acid uric qua thận

– Suy thận (không tương quan với mức độ nặng của tổn thương thận).

– Nghiện rượu cấp.

– Dùng thuốc lợi tiểu (Vd: thiazid, furosemid, acid ethacrynic…).

– Tổn thương các ống thận xa.

– Nhiễm toan lactic.

– Suy tim ứ huyết.

– Các thuốc gây giảm thải acid uric qua nước tiểu:

  • Aspirin (liều thấp < 4 g/ngày).
  • Thuốc lợi tiểu (ngoại trừ spironolacton và ticrynafen).
  • Probenecid (với liều thấp).
  • Phenylbutazon (với liều thấp).

* Các nguyên nhân khác

– Bệnh nhân bị vữa xơ động mạch và tăng huyết áp vô căn (tăng nồng độ acid uric máu được gặp ở 80% cỏc BN bị tăng trigycerid máu).

– Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng cấp (hay bệnh nhiễm virus Epstein-Barr).

– Nhiễm độc thai nghén và tiền sản giật (xét nghiệm nồng độ acid uric máu theo seri giúp theo dõi đáp ứng điều trị và đánh giá tiên lượng bệnh).

– Suy cận giáp trạng.

– Cường cận giáp tiên phát.

– Suy giáp.

– Ngộ độc chì mạn tính.

– Chấn thương.

– Thận đa nang.

– Bệnh sarcoidose.

– Nhiễm độc mạn berylium (chronic berylliosis).

– Một số bệnh lý hiếm gặp: Bệnh von Gierke, hội chứng LeschNyhan (Lesch-Nyhan syndrome), hội chứng Down, bệnh đái nước tiểu mùi ngọt hương tùng (maple syrup urine disease).

Nguyên nhân làm giảm nồng độ acid uric trong máu

* Hoà loãng máu.

* Hội chứng tiết hormon chống bài niệu (ADH) không thích hợp (SIADH).

* Tổn thương các ống thận gần (Vd: tình trạng được gặp ở người lớn hoàn toàn khỏe mạnh song có khiếm khuyết đơn thuần tái hấp thu hay vận chuyển acid uric ống thận).

* Hội chứng Fanconi.

* Các thuốc gây tăng thải acid uric qua nước tiểu:

– ACTH.

– Benzbromaron.

– Allopurinol.

– Probenecid (với liều cao).

– Cortison.

– Phenylbutazon (với liều cao).

– Sulfinpyrazon.

– Salicylat (với liều cao).

– Acid ascorbic.

– Thuốc kháng vitamin K coumarin.

– Các thuốc gây độc cho tế bào để điều trị bệnh ung thư (cytotoxic drugs).

– Thuốc cản quang.

– Các thuốc khác: glyceryl guaiacolat, estrogen, phenothiazin, indomethacin…

* Bệnh Wilson.

* Thiếu enzym xanthin oxydase.

* To đầu chi.

* Bệnh Celiac.

* Một số trường hợp bệnh lý u tân sinh (Vd: Bệnh Hodgkin, ung thư biểu mô).

Những yếu tố góp phần làm thay đổi kết quả xét nghiệm

– Các thuốc có thể làm tăng nồng độ acid uric máu là: Adrenalin, acetaminophen, ampicillin, acid ascorbic, thuốc chẹn bêta giao cảm, caffein, các hóa chất điều trị ung thư, cyclosporin, diltiazem, thuốc lợi tiểu nhóm thiazid, G-CSF, isoniazid, levodopa, lisinopril, methyldopa, niacin, thuốc kháng viêm không phải steroid, phenothiazin, rifampin, salicylat, sildenafil, theophyllin, warfarin.

– Các thuốc có thể làm giảm nồng độ acid uric máu là: Acetazolamid, allopurinol, aspirin(liều cao), chlorpromazin, corticosteroid, enalapril, estrogen, griseofulvin, lisinopril, lithium, mannitol, marijuana, probenecid, salicylat, verapamil, vinblastin.

– Tình trạng thoái giáng nhanh acid uric có trong huyết tương xẩy ra trong điều kiện nhiệt độ phòng ở các bệnh nhân có hội chứng ly giải khối u đang được điều trị bằng rasburicase. Ở các đối tượng này cần lấy máu vào ống nghiệm đã được chuẩn bị để lạnh trước chứa heparin, sau khi thu bệnh phẩm ống nghiệm được đặt ngay vào túi đá lạnh ly tâm trong điều kiện giữ lạnh. Huyết tương sau khi được tách sẽ được duy trì trong túi đá lạnh và phải được xét nghiệm trong vòng 4 giờ sau khi thu mẫu.

Lợi ích của xét nghiệm định lượng acid uric

* Xét nghiệm không thể thiếu trong xác định

– Cơn đau quặn thận.

– Thận ứ nước.

– Suy thận không xác định được nguồn gốc.

– Viêm khớp.

– Đau khớp.

* Xét nghiệm hữu ích để theo dõi

–  Các suy thận.

–  Các bệnh máu.

– Các thiếu máu do tan máu (sốt rét, bệnh hổng cẩu hình liềm).

– Bệnh nhân được điều trị bằng hoá trị liệu hoặc xạ trị.

– Bệnh nhân thực hiện liệu trình nhịn đói hoàn toàn hay chế độ ăn < 800 calo/ngày.

– Bệnh nhân nghiện rượu.

* Xét nghiệm hữu ích trong theo dõi

Mức độ nặng và tiên lượng các bệnh nhân nhiễm độc thai nghén nặng với nguy cơ sản giật và tiền sản giật.

Lợi ích của xét nghiệm xác định hệ số thanh thải acid uric

* Xét nghiệm cho phép chẩn đoán phân biệt

– Tăng acid uric máu liên quan với tình trạng tăng sản xuất (hệ số thanh thải acid uric bình thường hay tăng).

– Tăng adic uric máu thứ phát do giảm thải trừ (hệ số thanh thải acid uric giảm).

* Xét nghiệm cho phép tách biệt

– Tổn thương các ống thận gần (hệ số thanh thải acid uric tăng).

– Tổn thương các ống thận xa (hệ số thanh thải acid uric giảm).

* Cảnh báo lâm sàng

Nếu phát hiện thấy bệnh nhân có tình trạng tăng acid uric máu, cần hướng dẫn bệnh nhân tăng khẩu phần nước uống hàng ngày để dự phòng nguy cơ bị sỏi thận.

Nếu bệnh nhân có tình trạng tăng nồng độ acid uric bài tiết qua nước tiểu, cần hướng dẫn bệnh nhân sử dụng các thức ăn chứa ít purin. Các nguồn thực phẩm có hàm lượng purin cao bao gồm: măng tây, đồ uống có chứa caffein, nấm, bia bina, men rượu bia, và các phủ tạng động vật.

Benh.vn

Bài viết Xét nghiệm acid uric đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/xet-nghiem-acid-uric-4217/feed/ 0