Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Mon, 02 Mar 2020 04:20:28 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Xét nghiệm thời gian chảy máu trong huyết học https://benh.vn/xet-nghiem-thoi-gian-chay-mau-trong-huyet-hoc-4223/ https://benh.vn/xet-nghiem-thoi-gian-chay-mau-trong-huyet-hoc-4223/#respond Mon, 26 Mar 2018 04:52:09 +0000 http://benh2.vn/xet-nghiem-thoi-gian-chay-mau-trong-huyet-hoc-4223/ Xét nghiệm thời gian chảy máu trong huyết học giúp đánh giá một phần khả năng cầm máu của cơ thể.

Bài viết Xét nghiệm thời gian chảy máu trong huyết học đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Xét nghiệm thời gian chảy máu trong huyết học giúp đánh giá một phần khả năng cầm máu của cơ thể.

Phương pháp Duke

Nguyên lý xét nghiệm

Đo thời gian từ lúc tạo ra vết thương mạch máu ở vùng chính giữa dái tai bằng kim chích (blood lancet) cho đến khi vết thương đó cầm được máu.

Phương tiện, hóa chất

  • Kim chích (Blood lancet)
  • Đồng hồ bấm giây
  • Giấy thấm
  • Bông thấm
  • Dung dịch sát trùng (Ete, cồn 70o)

Tiến hành kỹ thuật

  • Dùng cồn sát trùng nhẹ nhàng vùng dái tai, sau đó chờ 1-2 phút cho cồn bay hơi.
  • Dùng kim chích chọc dứt khoát vào vùng chính giữa dái tai để tạo ra vết thương dài 2mm sâu 2,5mm. Khởi động đồng hồ bấm giây.
  • Cứ 30 giây một lần, dùng giấy thấm giọt máu chảy ra từ vết chích cho đến khi máu ngừng chảy. Bấm đồng hồ dừng lại.

Đọc kết quả

  • Thời gian máu chảy bình thường dưới 5 phút. Trị số này thay đổi ở mỗi phòng xét nghiệm.
  • Khi tạo vết chích, sau 2 phút không thấy máu chảy thì tiến hành lại ở tai đối diện. Nếu cả 2 tai đều không chảy thì kết luận thời gian máu chảy bình thường. Nếu kiểm tra lại ở tai đối diện máu chảy kéo dài thì kiểm tra lại bằng phương pháp Ivy.
  • Nếu thời gian máu chảy kéo dài trên 10 phút thì kiểm tra lại ở tai đối diện hoặc thực hiện bằng phương pháp Ivy.

Nguyên nhân sai lầm

  • Kích thước vết chích không đạt tiêu chuẩn: quá nông hoặc quá sâu.
  • Động tác thấm máu từ vết chích quá mạnh làm bong nút tiểu cầu mới hình thành.
  • Có bất thường mạch máu vùng dái tai.

Ý nghĩa lâm sàng

Thời gian máu chảy kéo dài thể hiện trong các bệnh lý của thành mạch (thiếu vitamin C, viêm mao mạch dị ứng…) và nhất là các thiếu hụt về số lượng và chất lượng tiểu cầu (bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu, bệnh suy nhược tiểu cầu Glanzmann…).

Phương pháp Ivy

Nguyên lý

Dưới áp lực dương, máu tự chảy qua vết thương thành mạch cho đến khi tạo thành nút cầm máu.

Phương tiện thực hiện

  • Máy đo huyết áp.
  • Kim chích, bông cồn hoặc ether.
  • Đồng hồ bấm giây (3 chiếc).

Tiến hành kỹ thuật

  • Dùng máy đo huyết áp bơm ở áp lực 40mmHg và giữ ổn định.
  • Chọn 1 vùng ở mặt trước cẳng tay không có lông, không nhìn thấy mạch máu, sát trùng bằng ete.
  • Đợi 1-2 phút cho ethen bay hơi, tạo 3 vết chích có kích thước như nhau cách nhau khoảng 2cm và có độ sâu khoảng 3mm. Khởi động đồng hồ ngay khi tạo các vết thương. Mỗi 30 giây một lần, dùng giấy thấm, thấm nhẹ nhàng máu rỉ ra từ các vết thương tương tự như phương pháp Duke. Ghi thời gian máu chảy của từng vết thương.

Đọc kết quả

Thời gian máu chảy trong trường hợp này là thời gian trung bình của cả 3 vết thương. Tuy nhiên cũng có phòng xét nghiệm ghi riêng rẽ thời gian máu chảy của từng vết thương. Thời gian máu chảy theo phương pháp Ivy thường dưới 5 phút.

Nguyên nhân sai lầm

Nguyên nhân gây sai lầm cũng tương tự trong phương pháp Duke. Ngoài ra còn do chọc vào mạch máu nằm sâu sẽ làm cho thời gian máu chảy kéo dài. Trường hợp này được phát hiện nếu thời gian máu chảy của 2 vết còn lại trong giới hạn bình thường.

Bài viết Xét nghiệm thời gian chảy máu trong huyết học đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/xet-nghiem-thoi-gian-chay-mau-trong-huyet-hoc-4223/feed/ 0