Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Sun, 21 Mar 2021 15:28:58 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Gan nhiễm mỡ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị https://benh.vn/gan-nhiem-mo-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-dieu-tri-75982/ https://benh.vn/gan-nhiem-mo-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-dieu-tri-75982/#respond Thu, 23 Apr 2020 16:06:49 +0000 https://benh.vn/?p=75982 Gan nhiễm mỡ là tình trạng mỡ bị tích tụ quá nhiều trong gan. Lượng mỡ trong gan ở người bình thường chiếm từ 2-4%, còn ở người bị gan nhiễm mỡ thì con số này từ 5%. Liệu có phải cứ ăn mỡ nhiều là gan bị nhiễm mỡ hay nguyên nhân là gì? […]

Bài viết Gan nhiễm mỡ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Gan nhiễm mỡ là tình trạng mỡ bị tích tụ quá nhiều trong gan. Lượng mỡ trong gan ở người bình thường chiếm từ 2-4%, còn ở người bị gan nhiễm mỡ thì con số này từ 5%. Liệu có phải cứ ăn mỡ nhiều là gan bị nhiễm mỡ hay nguyên nhân là gì? Làm sao để biết đã bị bệnh và điều trị ra sao? Hãy cùng benh.vn tìm hiểu trong bài viết sau.

gan-khoe-manh-va-gan-nhiem-mo-1

Phân loại Gan nhiễm mỡ

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ như rượu bia, bệnh chuyển hóa, mỡ máu, tiểu đường…. Tuy nhiên, khoa học chia nguyên nhân bệnh này thành 2 loại, tương ứng với 2 loại là gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD) và gan nhiễm mỡ do rượu.

Gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD)

NAFLD là loại gan nhiễm mỡ không liên quan đến tình trạng uống nhiều rượu bia. Điều này có nghĩa rằng, dù bạn có là người ăn chay, không sử dụng rượu bia thì bạn vẫn có thể bị bệnh. Có 2 loại gan nhiễm mỡ không do rượu.

Gan nhiễm mỡ không kèm viêm: Đây đơn giản chỉ là tình trạng mỡ tích tụ trong gan, không liên quan hoặc liên quan rất ít đến tình trạng viêm hay tổn thương tế bào gan. Gan bị nhiễm mỡ thông thường không gây tổn thương gan hay dẫn tới các biến chứng.

Gan nhiễm mỡ kèm viêm (NASH) là tình trạng mỡ gan kèm viêm, tổn thương tế bào gan hay tích tụ các mô mỡ ở gan. Viêm và tổn thương ở gan thường dẫn tới xơ gan, thậm chí ung thư gan.

gan-nhiem-mo-khong-phai-do-ruou
Ngay cả khi không uống rượu bia, vẫn có nhiều nguyên nhân khiến gan bị nhiễm mỡ

Gan nhiễm mỡ do rượu

Gan nhiễm mỡ do rượu là tình trạng gan bị tích lũy mỡ do uống nhiều bia rượu. Gan làm nhiệm vụ chuyển hóa phần lớn lượng bia rượu đưa vào cơ thể, nhưng quá trình chuyển hóa thường giải phóng ra một số chất có hại cho gan. Những chất này có thể gây tổn thương các tế bào gan kích thích viêm và làm suy yếu hệ miễn dịch tự nhiên trong cơ thể. Uống càng nhiều bia rượu càng khiến cho gan bị tổn thương nhiều.

do-uong-co-con-ruou
Đồ uống có cồn là thủ phạm khiến cho gan bị nhiễm mỡ do rượu

Gan nhiễm mỡ do rượu là giai đoạn đầu tiên của các bệnh về gan liên quan đến bia rượu. Bệnh thường tiến triển thành viêm gan và xơ gan. Tình trạng này có thể dễ dàng ngăn chặn chỉ bằng cách ngừng uống, bệnh có thể cải thiện ngay sau khi bệnh nhân ngừng uống. Nhưng nếu tiếp tục uống, có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng sau đây:

  • Gan to: Bệnh không thường gây ra các triệu chứng, nhưng đôi khi gây đau hoặc tức phần bụng trên phía bên phải.
  • Viêm gan do rượu: Đây là tình trạng phình lên ở gan gây sốt, buồn nôn, đau bụng, vàng da, vàng mắt.
  • Xơ gan: Đây là tình trạng hình thành các mô xơ ở gan, bệnh thường gây ra các triệu chứng giống với bệnh viêm gan do rượu nhưng thêm vào đó các triệu chứng như:
  • Huyết áp cao ở gan
  • Chảy máu trong
  • Mê sảng và rối loạn hành vi
  • Lách to
  • Suy gan có thể dẫn đến tử vong

Gan nhiễm mỡ do rượu thường là giai đoạn sớm nhất của các bệnh liên quan đến gan sau đó tiến triển thành viêm gan và xơ gan do rượu. Bệnh nhân nên tìm đến sự tư vấn của bác sĩ để kiểm soát thói quen uống.

Nguyên nhân và quá trình hình thành gan nhiễm mỡ

Gan nhiễm mỡ thường hình thành khi cơ thể tích tụ quá nhiều mỡ hoặc do không thể chuyển hóa được hết dẫn đến tích tụ mỡ ở các tế bào gan gây ra bệnh gan nhiễm mỡ. Nguyên nhân gan nhiễm mỡ có thể do uống quá nhiều bia rượu, trường hợp này sẽ dẫn tới bệnh gan nhiễm mỡ do rượu, còn ở những người không uống nhiều bia rượu, nguyên nhân hiện vẫn chưa được xác định rõ. Nhưng nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng bệnh gan nhiễm mỡ (NAFLD) phổ biến nhất ở những đối tượng dưới có đặc điểm sau đây.

tieu-duong-tuyp-2
Bệnh nhân tiểu đường tuyp 2 có nguy cơ gan nhiễm mỡ cao
  • Mắc tiểu đường loại 2 hoặc trong tình trạng tiền tiểu đường
  • Béo phì
  • Ở độ tuổi trung niên hoặc già (mặc dù trẻ em cũng có thể mắc)
  • Có gốc Mỹ La tinh hoặc Mỹ Ănglê (người da trắng nói chung). Bệnh thường ít phổ biến ở người Mỹ gốc Phi.
  • Có chỉ số lipid trong máu cao
  • Huyết áp cao
  • Sử dụng các loại thuốc như corticosteroid và một số loại thuốc điều trị ung thư
  • Mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa như hội chứng chuyển hóa
  • Giảm cân quá nhanh
  • Mắc một số bệnh như viêm gan siêu vi C
  • Nhiễm một số loại chất độc

NAFLD ảnh hưởng đến khoảng 25% dân số trên toàn thế giới, tương đương với tỉ lệ mắc béo phì, tiểu đường loại 2 và rối loạn chuyển hóa lipid máu đang gia tăng tại Mỹ. NAFLD là bệnh mãn tính về gan phổ biến nhất tại Mỹ. Gan nhiễm mỡ thường chỉ gặp ở những người uống nhiều rượu bia, đặc biệt là những người nghiện rượu trong một thời gian dài. Nguy cơ này còn cao hơn nếu bệnh nhân còn mắc các bệnh khác như béo phì hoặc ung thư hay mang giới tính nữ.

Gan nhiễm mỡ có những biểu hiện thế nào?

Thông thường, gan nhiễm mỡ không có triệu chứng rõ ràng. Nhưng bệnh nhân có thể cảm thấy mệt hoặc khó chịu ở bên phải bụng trên. Một số người bị gan nhiễm mỡ có các biến chứng như xơ gan. Dưới đây là một số biểu hiện của xơ gan, dạng tiến triển nặng của quá trình gan bị nhiễm mỡ kéo dài.

suy-gian-tinh-mac-chi-duoi

Giãn tĩnh mạch chi dưới xảy ra khi gan bị nhiễm mỡ (ảnh minh họa)

  • Mất sự thèm ăn
  • Sụt cân
  • Yếu mệt
  • Mệt mỏi
  • Chảy máu
  • Mẩn ngứa
  • Vàng mắt, vàng da
  • Giãn tĩnh mạch
  • Đau bụng
  • Chướng bụng
  • Phù chân
  • Vú căng ở nam giới
  • Mê sảng

Cách điều trị gan nhiễm mỡ

Hiện chưa có bất kỳ loại thuốc nào được thông qua để điều trị bệnh gan nhiễm mỡ. Nhiều nghiên cứu đang cho thấy tác dụng của các loại thuốc trị tiểu đường và vitamin E trong điều trị, tuy nhiên chưa hoàn toàn xác thực. Vì thế, bệnh nhân gan nhiễm mỡ cần kết hợp giữa một chế độ ăn uống hợp lý, vận động sinh hoạt thích hợp, điều trị tốt các bệnh lý đi kèm, sử dụng một số loại thực phẩm bổ sung và thăm khám định kỳ.

Điều trị gan nhiễm mỡ bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt

Dưới đây là một số cách giúp kiểm soát bệnh lý gan nhiễm mỡ thông qua thay đổi thói quen sinh hoạt:

  • Không sử dụng rượu bia: Một trong những việc quan trọng nhất trong việc điều trị gan nhiễm mỡ do rượu là ngừng uống bia rượu. Có một số loại thuốc giúp bệnh nhân giảm cơn thèm bia rượu, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Ngừng hút thuốc: Bỏ thuốc là một trong những việc làm quan trọng nhất giúp giảm nguy cơ các bệnh về tim và đột quỵ thường gây ảnh hưởng lớn đến bệnh nhân mắc bệnh.
  • Giảm cân: đây là một trong những lời khuyên dành cho những người bị gan nhiễm mỡ. Giảm cân giúp giảm mỡ ở gan giúp giảm tình trạng viêm gan và xơ gan. Giảm lượng calo tiêu thụ mỗi ngày và tăng cường hoạt động thể chất nếu bệnh nhân bị thừa cân hoặc béo phì. Giảm lượng calo tiêu thụ là việc làm quan trọng nhất trong việc giảm cân và kiểm soát bệnh.
  • Thay đổi thuốc: Nếu nguyên nhân gây bệnh mỡ gan do một số loại thuốc, bệnh nhân cần ngừng uống những loại thuốc này lại, đồng thời tham khảo ý kiến bác sĩ trước đó. Bệnh nhân nên giảm uống những loại thuốc này từ từ thay vì chuyển ngay sang một loại thuốc khác.
  • Ăn một chế độ ăn lành mạnh: Ăn một chế độ ăn lành mạnh bao gồm nhiều trái cây, rau củ và các loại ngũ cốc nguyên cám có thể giúp kiểm soát cân nặng tốt hơn.
  • Tập luyện thường xuyên: Bệnh nhân mỡ gan nên hoạt động thể chất ít nhất 30 phút mỗi ngày trong tuần.
  • Kiểm soát bệnh tiểu đường: Làm theo chỉ dẫn của bác sĩ luôn giữ cho lượng đường huyết ở mức ổn định và uống thuốc đều đặn.
  • Giảm nồng độ cholesterol: Một chế độ ăn bao gồm nhiều loại rau củ và trái cây hoặc thuốc giảm nồng độ cholesterol có thể giúp duy trì nồng độ cholesterol và lượng chất béo trung tính ở mức ổn định.
  • Bảo vệ gan: Tránh những loại đồ ăn gây nhiều sức ép cho gan như uống nhiều bia rượu. Bên cạnh đó, bệnh nhân nên làm theo các chỉ dẫn của bác sĩ như uống thuốc đầy đủ và kiểm tra định kỳ.

    Kiểm soát bệnh tiểu đường để giảm nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ

Sử dụng thực phẩm chức năng cho người bệnh gan nhiễm mỡ

Hiện không có các loại thuốc điều trị gan nhiễm mỡ. Nhưng các nhà nghiên cứu hiện đang nghiên cứu tác dụng điều trị mỡ gan của một số hợp chất tự nhiên. Tuy nhiên, vì chưa có đầy đủ các bằng chứng lâm sàng hoàn chỉnh chứng minh khả năng điều trị bệnh nên một số trong đó vẫn được sử dụng dưới dạng thực phẩm chức năng. Các chuyên gia khuyến cáo, người gan nhiễm mỡ có thể sử dụng bổ sung hai loại sau.

  • Vitamin E: Về mặt lý thuyết, vitamin E và các loại vitamin khác có tính chống oxy hóa giúp bảo vệ gan bằng cách làm giảm hoặc trung hòa các chất gây tổn thương cho gan gây ra bởi viêm. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng vitamin E tốt cho người bị tổn thương gan do gan nhiễm mỡ không do rượu gây ra. Nhưng mặt khác vitamin E lại làm tăng nguy cơ tử vong và làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới.
  • Caffeine: Trong nhiều nghiên cứu trên những người mắc gan nhiễm mỡ không do rượu thường có thói quen uống 2 hoặc nhiều hơn 2 cốc cà phê mỗi ngày có ít nguy cơ bị tổn thương gan hơn những người không uống cà phê hoặc uống ít cà phê. Nguyên nhân cho điều này chưa được xác định, nhưng nhiều nghiên cứu đã chỉ ra cà phê có chứa một số hợp chất nhất định đóng một vai trò quan trọng trong việc chống viêm.

Gan nhiễm mỡ là một bệnh lý phổ biến, có nguy cơ dẫn tới xơ gan, ung thư gan mà hiện vẫn chưa có thuốc điều trị. Tuy nhiên, vẫn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh bằng cách hạn chế các yếu tố gây bệnh như không uống bia rượu, giảm cân, duy trì đường huyết ổn định và ăn chế độ ăn ít chất béo. Nếu được chẩn đoán bệnh, bạn cần tích cực điều chỉnh lối sống để chữa khỏi tình trạng này, ngăn ngừa các biến chứng trên gan.

Bài viết Gan nhiễm mỡ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/gan-nhiem-mo-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-dieu-tri-75982/feed/ 0
Tổng quan bệnh xơ gan, nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị https://benh.vn/benh-xo-gan-4833/ https://benh.vn/benh-xo-gan-4833/#respond Thu, 13 Feb 2020 03:23:26 +0000 http://benh2.vn/benh-xo-gan-4833/ Xơ gan là bệnh thường gặp ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Theo tài liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (1978) thì tỷ lệ tử vong do xơ gan ở các nước dao động từ 10-20/100000 dân.

Bài viết Tổng quan bệnh xơ gan, nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bệnh xơ gan là hậu quả nghiêm trọng của nhiều bệnh lý gan. Bệnh xơ gan cực kỳ nguy hiểm bởi những tổn thương không phục hồi ở cấu trúc gan. Tỷ lệ tử vong của xơ gan này lên đến 40-60%.

tien-trien-benh-gan-toi-xo-gan-ung-thu-gan
Xơ gan là 1 con đường dẫn thẳng tới Ung thư gan

Bệnh xơ gan, hậu quả nặng nề của nhiều bệnh gan mạn tính

Bệnh xơ gan là gì?

Bệnh xơ gan (Cirrhosis) là quá trình tổn thương có tính chất lan toả, kéo dài ở gan dẫn tới xơ hoá, đảo lộn cấu trúc bình thường của gan. Hậu quả dẫn tới hình thành các u cục (nodule) có cấu trúc không bình thường và cuối cùng là ung thư gan.

Quá trình hình thành bệnh xơ gan do bất cứ nguyên nhân nào đều do sự phát triển của 3 loại tổn thương:

  • Tổn thương tế bào gan
  • Tăng sinh mô liên kết
  • Tái tạo tế bào gan

3 loại tổn thương này phối hợp và tác động lẫn nhau, khiến gan ngày càng tổn thương và không thể phục hồi. Cần lưu ý rằng tế bào gan là tế bào có khả năng phục hồi tốt nhất trong cơ thể, nếu nó không thể tự phục hồi được thì đó là dạng tổn thương rất nặng trên gan.

Bệnh xơ gan có tỷ lệ tử vong cao báo động tại Việt Nam

Xơ gan không phải bệnh mà là hội chứng lâm sàng. Nó là hậu quả của nhiều bệnh lý gan mạn tính như viêm gan virus, viêm gan mạn, viêm gan do rượu, gan nhiễm mỡ…

ty-le-xo-gan-viem-gan-o-viet-nam
Việt Nam là nước có tỷ lệ tử vong do bệnh gan đáng báo động

Viêm gan và xơ gan là vấn đề sức khoẻ đáng báo động tại Việt Nam. Việt Nam có tỷ lệ mắc xơ gan cao và tiếp tục có xu hướng gia tăng, đặc biệt xơ gan do rượu. Tỷ lệ xơ gan khoảng 5%. Trong đó xơ gan do virus là 40%, do bia rượu là 18%.

Tỷ lệ tử vong đối với bệnh này khoảng 33%-66% trong 10 năm, phụ thuộc vào nguyên nhân: xơ gan do rượu, xơ gan do virus (viêm gan), xơ gan mật… Trong đó, xơ gan do bia rượu hoặc xơ gan do virus có uống rượu đều có tỷ lệ tử vong cao.

Cách phân biệt gan khoẻ mạnh và Xơ gan

gan-bi-xo-va-gan-khoe-manh

Gan là tạng lớn nhất trong cơ thể. Ở mỗi tiểu thuỳ, tế bào gan xếp thành hình nan hoa. Những “nan hoa tế bào gan” này gặp nhau ở tĩnh mạch trung tâm tiểu thuỳ. 4-5 tiểu thuỳ gặp nhau ở khoảng cửa (nơi tập trung của tổ chức liên kết, hệ thống động mạch gan, bạch huyết, đường mật và tĩnh mạch.

Gan khoẻ mạnh: Khi lá gan khoẻ mạnh, gan có hình thái mềm mại, màu nâu đỏ, mặt nhẵn. Cân nặng của gan ở người trưởng thành dao động từ 1,2-1,5kg. Gan gồm 2 thuỳ: Thuỳ trái và thuỳ phải. Mỗi thuỳ lại chia thành nhiều tiểu thuỳ nhỏ.

Xơ gan: Gan bị xơ có thể to hoặc teo lại (có thể chỉ còn 500g), mật độ chắc, hình thái cứng, bề mặt gồ ghề, sần sùi. Màu gan thường đỏ nhạt hoặc vàng. Bề mặt gan có nhiều hạt (cục nodule) to hoặc nhỏ, đều hoặc không đều. Chức năng gan bị thay đổi hoặc mất.

Nguyên nhân gây bệnh xơ gan

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến xơ gan, trong đó nguyên nhân do rượu bia và do virus là 2 nguyên nhân phổ biến nhất

nguyen-nhan-dan-toi-xo-gan
Nhiều nguyên nhân dẫn tới xơ gan

Nguyên nhân gây bệnh xơ gan liên quan đến bệnh về gan

  • Xơ gan do viêm gan virus: có hai loại virus được xác định là virus viêm gan B và C có tỷ lệ người nhiễm đưa đến bệnh xơ gan cao nhất.
  • Xơ gan do rượu.
  • Xơ gan do ứ mật kéo dài: sỏi mật, viêm chít đường mật, hội chứng Hanot.
  • Viêm tắc tĩnh mạch trên gan (hội chứng Budd Chiari) tắc tĩnh mạch gan.
  • Trong suy tim, viêm màng ngoài tim do dày dính (hội chứng Pick).
  • Bệnh xơ gan do rối loạn chuyển hoá: nhiễm sắc tố sắt (hemochromatosis), rối loạn chuyển hoá đồng, thoái hoá gan nhân đậu (bệnh Wilson), rối loạn chuyển hoá porphyrin.
  • Xơ gan do ký sinh trùng: Sán lá gan, sán máng (schistosomia mansonia).

Xơ gan do các yếu tố ngoài gan

  • Các bệnh hồng cầu hình liềm gặp ở châu Phi.
  • Xơ gan do nhiễm độc hoá chất và do thuốc: Hoá chất: thuốc DDT, methotrexat, urethan, phospho, tetraclorua carbon, 6 mercaptopurin… Do thuốc: clopromazin, INH, rifampicin, sulfamid, phenylbutazon, aspirin, methyldopa…
  • Xơ gan do rối loạn di truyền: thiếu hụt alfa-1 antitrypsin, thiếu hụt bẩm sinh enzym 1-phosphat aldolase, tích glycogen trong các tổ chức do thiếu máu.
  • Bệnh xơ gan lách to kiểu Banti, xơ gan do suy dinh dưỡng.

Triệu chứng xơ gan đa dạng trên lâm sàng

Trên thực tế, triệu chứng của bệnh xơ gan rất đa dạng. Triệu chứng nặng hay nhẹ phụ thuộc vào nguyên nhân và giai đoạn phát triển bệnh và tính chất phức tạp trong chẩn đoán bệnh. Các triệu chứng của xơ gan được chia thành 2 giai đoạn:

Bệnh xơ gan giai đoạn còn bù – làm việc bình thường, triệu chứng nhẹ

Bệnh nhân xơ gan ở giai đoạn còn bù có rất ít triệu chứng. Các triệu chứng nhẹ không ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống. Tuy nhiên, nếu có tiền sử bênh lý gan, bạn nên thận trọng nếu thường xuyên xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Đau nhẹ vùng hạ sườn phải
  • Có thể gan to (sờ được), lách to
  • Chảy máu cam, chảy máu chân răng
  • Rối loạn tiêu hoá, phân lỏng, chướng bụng
  • Mệt mỏi, chán ăn, khó tiêu
  • Có nốt sao mạch ở da mặt, cổ, ngực, long bàn tay son.

Nếu có những dấu hiệu trên, cần đến cơ sở y tế thực hiện các xét nghiệm sinh hoá thăm dò chức năng để chẩn đoán chính xác bệnh.

Bệnh xơ gan giai đoạn mất bù – cấp tính và nguy hiểm tính mạng

Các triệu chứng chính của giai đoạn này biểu hiện rõ rệt với 2 hội chứng chính: Hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa và hội chứng suy tế bào gan.

xo-gan-co-chuong-phinh-bung
Hình ảnh xơ gan cổ chương giai đoạn mất bù

Hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa: 

  • Cổ trướng toàn thể, dịch thấm, số lượng nhiều (3-10 lít). Dịch cổ trướng có màu vàng chanh
  • Tuần hoàn bàng hệ cửa-chủ
  • Lách to (mấp mé bờ sườn hoặc dưới bờ sườn vài cm)

Hội chứng suy tế bào gan

  • Sút cân nhanh, mất khả năng làm việc
  • Phù nhẹ, phù mềm, ấn lõm. Chủ yếu ở 2 chi dưới
  • Cổ trướng tái phát nhanh, biểu hiện của suy tế bào gan
  • Rối loạn nội tiết: sạm da, trứng cá, vú to ở nam
  • Rối loạn tiêu hoá, chướng hơi, ăn uống kém
  • Có thể xuất huyết dưới da, niêm mach, chảy máu chân răng, chảy máu cam
  • Có thể sốt nhẹ do hoại tử tế bào gan
  • Có thể vàng da, lòng bàn tay son, sao mạch

Khám gan để kết luận chính xác và tiên lượng bệnh.

Biến chứng khi mắc xơ gan

Bệnh xơ gan có nhiều biến chứng và bệnh nhân thường tử vong vì các biến chứng này:

Xuất huyết tiêu hoá: Xuất huyết tiêu hoá do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản hoặc chảy máu ở nhiều nơi: Ngoài da, chân răng lợi, hoặc chảy máu lan tràn ống tiêu hoá gây đi ngoài phân đen và đỏ. Đây là tình trạng nặng. Nếu chức năng gan còn bù được điều trị kịp thời bệnh nhân có thể qua khỏi, nếu chức năng gan mất bù bệnh nhân đi vào hôn mê và tử vong.

Bệnh xơ gan ung thư hoá: có đến 70 – 80% bệnh nhân ung thư gan trên nền gan xơ.

Bệnh nhân dễ bị nhiễm khuẩn: Viêm phổi, lao phổi, nhiễm khuẩn đường ruột gây ỉa chảy.

Hôn mê gan: Hôn mê gan thường xảy ra sau các yếu tố thuận lợi như: Nhiễm khuẩn, nhiễm độc, xuất huyết tiêu hoá hoặc chỉ là giai đoạn cuối cùng của suy gan.

hoi-chung-nao-gan
Hội chứng não gan khi bị xơ gan

Nhiễm trùng dịch cổ trướng.

Hội chứng gan thận.

Cách chẩn đoán mắc xơ gan

Muốn chẩn đoán xơ gan cần phải làm các xét nghiệm sinh hoá, huyết học thấy có biến loạn rõ rệt. Trong trường hợp bệnh xơ gan giai đoạn sớm có thể phải làm sinh thiết gan dưới hướng dẫn của siêu âm hoặc qua soi ổ bụng để xác định xơ gan. Một số xét nghiệm sinh hoá và thăm dò chức năng có thể được thực hiện.

Xét nghiệm máu ngoại vi chẩn đoán xơ gan

Xét nghiệm máu ngoại vi trong bệnh xơ gan cho kết quả thiếu máu. Nếu có xuất hiện xuất huyết tiêu hoá, xét nghiệm xơ gan cho kết quả thiếu máu nhược sắc, giảm tiểu cầu, huyết sắc tố giảm.

Xét nghiệm chức năng gan chẩn đoán xơ gan

Chức năng gan bị suy giảm rõ rệt, 1 số chất/enzym gan tăng giảm đặc trưng:

  • Albumin huyết tương giảm <40%, gamma Globulin tăng. Tỷ lệ A/G<1 (Dùng phương pháp điện di protein)
  • Men gan (AST, ALT) tăng rõ rêt, nhất là trong đợt tiến triển của bệnh xơ gan.
  • Ứ mật: Bilirubin máu tăng cao, cả bilirubin liên hợp và tự do.
  • ALP kiềm trong huyết thanh tăng.
  • Tỷ lệ Prothrobin giảm

Siêu âm gan tìm bất thường chẩn đoán xơ gan

Siêu âm gan có thể phát hiện 1 số bất thường tại gan như:

  • Nhu mô gan không đồng nhất
  • Đường kính tĩnh mạch lách, tĩnh mạch cửa giãn rộng
  • Lách to
  • Cổ trướng

Soi ổ bụng và sinh thiết gan

sinh-thiet-gan
Sinh thiết tế bào gan giúp chẩn đoán chính xác nhiều bệnh gan

Bệnh xơ gan điển hình bởi hình thái gan xơ hoá, bề mặt không nhẵn bóng, mất tính đồng nhất, nổi u cục… màu sắc lá gan cũng thay đổi từ đỏ nhạt sang vàng. Bờ gan mấp mô.

Có thể soi ổ bụng đồng thời lấy mẫu sinh thiết làm mô bệnh học

Điều trị bệnh xơ gan cần phối hợp nhiều biện pháp

Điều trị bệnh xơ gan cần tránh các yếu tố gây hại cho gan như: Rượu, một số thuốc và hoá chất độc cho gan. Duy trì và bồi dưỡng chức năng gan thường xuyên.

Chế độ nghỉ ngơi, ăn uống khi điều trị xơ gan

Trong giai đoạn xơ gan tiến triển: Cần nghỉ ngơi tuyệt đối làm giảm sự đòi hỏi của cơ thể với các hoạt động chức năng gan.

Chế độ ăn:

  • Cần ăn nhiều chất đạm (100g/ngày) nhiều hoa quả tươi để cung cấp vitamin, đảm bảo cung cấp 2500-3000 calo/ngày, chỉ nên hạn chế chất đạm khi có dấu hiệu não gan (tiền hôn mê gan),
  • Hạn chế ăn mỡ
  • Ăn lạt. Giai đoạn phù cổ trướng ăn lạt tuyệt đối.
  • Không uống rượu
ruou-bia-gay-xo-gan
Cần tuyệt đối tránh rượu bia khi đang điều trị xơ gan

Ngoài ra, bệnh nhân không được uống rượu tuyệt đối và không sử dụng các thuốc độc cho gan

Điều trị các nguyên nhân gây bệnh

Để điều trị bệnh, đặc biệt trong giai đoạn xơ gan còn bù, cần sử dụng các thuốc điều trị căn nguyên gây bệnh

Bệnh xơ gan do virus: căn nguyên là các bệnh viêm gan do virus. Các thuốc được sử dụng tuỳ thuộc vào loại virus (A,B,C,D,E):

  • Viêm gan do Virus A và E tiên lượng nhẹ, chỉ cần điều trị triệu chứng
  • Viêm gan virus B: Cytokine (Interferon, interleukin) và các thuốc chống virus (amivudine, ribavirin, adefovir…)
  • Viêm gan virus C: Interferon hoặc Peginterferon. Ribavirin 800-1200mg/ngày phối hợp với Interferon hoặc peginterferon
  • Viêm gan Virus D: Dự phòng và điều trị HBV cũng có thể chống lại HDV.

Bệnh xơ gan do mật: Điều trị nguyên nhân gây tắc mật, ứ máu tại gan

Thuốc điều trị triệu chứng xơ gan

Các thuốc điều trị triệu chứng xơ gan bao gồm:

  • Thuốc cải thiện chuyển hoá tế bào gan: Glucose (uống hoặc tiêm tĩnh mạch), Vitamin (B,C), acid folic, acid lipoic, actiso (tăng chuyển hoá gan mật)
  • Thuốc điều trị cổ trướng: Thuốc lợi tiểu. Chỉ khi cổ trướng quá to mới chọc hút dịch
  • Điều trị xuất huyết tiêu hoá do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản: Gồm các thuốc Cầm máu (Vasopressin, somatostatin..), cầm máu nội soi (tiêm thuốc gây xơ qua ống nội soi mềm bằng polydocanol, truyền máu truyền dịch.
  • Glucocorticoid: Dùng trong giai đoạn tiến triển xơ gan. Không dùng khi đã cố trướng, phù to, vàng da, viêm loét đường tiêu hoá.

thuoc-tri-benh

Bạn sẽ phải uống rất nhiều thuốc điều trị xơ gan và biến chứng xơ gan

Các thuốc bổ sung thành phần bị thiếu hụt do bệnh xơ gan

  • Testoteron: tăng cường đồng hoá đạm
  • Truyền albumin: Chỉ định truyền khi tỷ lệ albumin huyết tương giảm (<40g/L). Khi có hội chứng não gan (hôm mê gan) cần dùng các dịch đạm có acid amin để vận chuyển bớt NH3 máu
  • Truyền máu hoặc các chế phẩm máu khi có rối loạn đông máu (do tỷ lệ prothrombin giảm, xuất huyết dưới da, xuất huyết tiêu hoá, chảy máu răng…)

Điều trị các biến chứng xơ gan

Điều trị biến chứng xơ gan cổ chướng: sử dụng thuốc lợi tiểu. Nếu cổ trướng căng gây khó thở sẽ chọc tháo dịch cổ trướng phối hợp với thuốc lợi tiểu.

Điều trị biến chứng xuất huyết tiêu hoá: do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản sẽ được thắt tĩnh mạch thực quản bằng vòng cao su, còn do giãn vỡ tĩnh mạch ở dạ dày sẽ được tiêm xơ bằng thuốc hisatocryl để cầm máu và phối hợp với các thuốc giảm áp lực tĩnh mạch cửa.

Điều trị nhiễm trùng dịch ổ bụng: kháng sinh và truyền albumin.

Điều trị hôn mê gan: dinh dưỡng, các thuốc hạ amoniac máu, kháng sinh.

Điều trị ung thư gan: phẫu thuật cắt khối u nếu còn chỉ định, các phương pháp phá huỷ khối u gan.

Phòng ngừa bệnh xơ gan sớm

Bệnh xơ gan nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao. Để phòng ngừa căn bệnh này, cần thiết thực hiện các hành động bảo vệ gan sớm, điều trị triệt để các bệnh về gan.

che-do-dinh-duong-xo-gan
Chế độ dinh dưỡng cho người xơ gan cần tính toán kỹ

Thay đổi lối sống:

  • Chế độ dinh dưỡng hạn chế mỡ đặc biệt là trans fat.
  • Chế độ ăn lạt ít muối, ít đường.
  • Bổ sung vừa đủ các Vitamin bằng thực phẩm
  • Không sử dụng các thuốc độc cho gan. Luôn hỏi bác sỹ trước khi sử dụng. Thông thường, bác sỹ sẽ kê cho bạn thêm 1 thuốc bổ gan, giải độc gan
  • Tăng cường vận động
  • Hạn chế bia rượu

Điều trị triệt để các bệnh lý gan có thể dẫn đến xơ hoá.

  • Viêm gan virus
  • Tắc mật, sỏi mật
  • Gan nhiễm mỡ
  • Viêm gan do rượu

Kết luận

Bệnh xơ gan là hội chứng do nhiều bệnh lý gan gây nên. Tỷ lệ tử vong của bệnh cao, chủ yếu là xơ gan do rượu và xơ gan do virus.

Triệu chứng xơ gan đa dạng, tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Giai đoạn xơ gan còn bù có thể diễn ra âm thầm trong vài năm. Chủ yếu bệnh nhân phát hiện xơ gan ở giai đoạn mất bù, bệnh khó chữa khỏi.

Điều trị xơ gan cần tuân thủ chặt chẽ phác đồ của bác sỹ. Thuốc điều trị phối hợp điều trị nguyên nhân bệnh, các bệnh lý căn nguyên và bổ sung các chất bị tăng giảm do xơ gan gây ra.

Phòng ngừa bệnh xơ gan bằng cách thay đổi lối sống, nói không với bia rượu và điều trị triệt để các bệnh lý về gan ngay từ đầu.

Cẩm nang truyền thông các bệnh thường gặp – BV Bạch Mai.

Bài viết Tổng quan bệnh xơ gan, nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-xo-gan-4833/feed/ 0
Hướng dẫn cách chăm sóc bệnh nhân xơ gan cổ trướng https://benh.vn/huong-dan-cach-cham-soc-benh-nhan-xo-gan-co-truong-7246/ https://benh.vn/huong-dan-cach-cham-soc-benh-nhan-xo-gan-co-truong-7246/#respond Tue, 01 Oct 2019 06:17:23 +0000 http://benh2.vn/huong-dan-cach-cham-soc-benh-nhan-xo-gan-co-truong-7246/ Xơ gan cổ trướng là một bệnh phổ biến trên thế giới cũng như ở nước ta. Trong xơ gan có 3 loại tổn thương: Thoái hóa nhu mô gan; xơ hóa tổ chức liên kết; tăng sản tế bào gan, cấu tạo nên những hạt tái tạo, làm đảo lộn cấu trúc bình thường của gan.

Bài viết Hướng dẫn cách chăm sóc bệnh nhân xơ gan cổ trướng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Xơ gan cổ trướng là biến chứng nghiêm trọng tại giai đoạn cuối của xơ gan. Lúc này bệnh nhân hoàn toàn phải nhờ đến sự chăm sóc của người thân và các thiết bị y tế.

Sau đây, benh.vn sẽ hướng dẫn cách chăm sóc bệnh nhân xơ gan cổ trướng nhằm giúp bệnh nhân giảm đau đớn và ngăn ngừa tiến triển của bệnh

Xơ gan, xơ gan cổ trướng
Hình ảnh xơ gan và gan khoẻ mạnh

Xơ gan cổ trướng thuộc giai đoạn nào của Xơ gan

Xơ gan là hậu quả nhiều nhiều bệnh lý gan khác nhau. Đây là bệnh lý phổ biến tại Việt Nam, gây tỷ lệ tử vong cao và khó điều trị. Hầu hết các bệnh lý gan đều tiến triển thành xơ gan, sau đó là ung thư gan. Bệnh xơ gan phát triển theo 3 giai đoạn

Giai đoạn xơ gan tiềm tàng

Bệnh không có dấu hiệu bệnh lý, thường được phát hiện một cách tình cờ khi phẫu thuật hoặc mổ tử thi do chết vì một bệnh khác. Giai đoạn xơ gan tiềm tàng có thể phát hiện ngay trong các bệnh lý khác về gan như viêm gan do rượu, viêm gan virus, viêm gan tắc mật, gan nhiễm mỡ, suy gan…

Giai đoạn xơ gan còn bù, chưa có biến chứng

Bệnh nhân thấy yếu mệt, chán ăn sợ mỡ, khó tiêu trong một thời gian dài, có khi vài năm. 1 số biểu hiện rõ hơn trong các triệu chứng:

  • Suy nhược, ăn kém, bụng trướng, ỉa chảy: bệnh nhân thường xuyên bị rối loạn tiêu hoá. Các triệu chứng không rõ ràng dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác đường tiêu hoá
  • Phù nhẹ chi dưới: Bệnh nhân bị phù, chủ yếu 2 chi dưới. Tình trạng phù trắng (phù nước), mềm, ấn lõm
  • Chảy máu cam, chân răng: Bệnh nhân dễ bị xuất huyết niêm mạc mà biểu hiện dễ nhận là chảy máu khi đánh răng, chảy máu cam không rõ nguyên nhân.
  • Đau tức vùng Hạ sườn phải: Bệnh nhân có thể thấy đau tức hạ sườn phải do gan phình to, xơ hoá. Dùng tay có thể sờ thấy gan tại vị trí này
  • Khám thấy gan to lách to

Giai đoạn xơ gan mất bù

Giai đoạn xơ gan mất bù là giai đoạn cuối của xơ gan đặc trưng bởi 2 hội chứng:

* Hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch

  • Cổ trướng, dịch nhiều, màu vàng có ít albumin (màu vàng chanh)
  • Xuất hiện tuần hoàn bàng hệ
  • Giãn tĩnh mạch thực quản phát hiện qua nội soi hoặc X quang
  • Lách to

* Hội chứng suy tế bào gan

  • Thể trạng suy nhược, chán ăn chậm tiêu…
  • Phù cổ trướng
  • Vàng da
  • Chảy máu chân răng
  • Thiếu máu
  • Clucose máu hạ, có khi dẫn tới hôn mê hạ đường huyết
  • Tỷ lệ Prothrombin hạ
  • Các chức năng gan bị rối loạn

Như vậy Xơ gan cổ trướng thuộc giai đoạn cuối của xơ gan và là 1 phần của hội chứng suy tế bào gan

Bệnh xơ gan cổ trướng
Xơ gan cổ trướng giai đoạn mất bù

Xơ gan cổ trướng – biến chứng nghiêm trọng và phổ biến trong xơ gan

Tại giai đoạn cuối của xơ gan (xơ gan mất bù), một trong những biến chứng thường gặp là xơ gan cổ trướng. Tại giai đoạn này, các tế bào gan bị tổn thương nặng nề, không có khả năng hồi phục. Chức năng gan suy giảm đến mức kiệt quệ.

Triệu chứng của xơ gan cổ trướng

Bệnh lý xơ gan cổ trướng đặc trưng bởi hình ảnh bụng phình to do tràn dịch màng bụng, kèm vàng da…

  • Bụng phình to: Bệnh nhân xơ gan cổ trướng có bụng phình to bất thường. Nguyên nhân chính do hiện tượng tràn dịch màng bụng (thông thường khoang bụng chỉ chứa 1 ít dịch dể bôi trơn). Bụng trương lên, nổi nhiều mạch máu (sao mạch). Dịch cổ trướng có màu vàng chanh.
  • Vàng da, vàng mắt: Tế bào gan bị tổn thương nghiêm trọng dẫn đến ứ đọng billirubin trong máu, gây hiện tượng vàng da, vàng mắt. Đồng thời nước tiểu có màu sậm hơn. Phân nhạt màu đi
  • Mệt mỏi, uể oải: Giai đoạn xơ gan cổ trướng, gan mất hoàn toàn chức năng thải độc. Cơ thể tích tụ nhiều chất độc hại gây suy nhược, mệt mỏi, thậm chí là sốt do hoại tử tế bào gan và nhiễm độc máu.
  • Đau nhức ở khu vực gan: Giai đoạn này dễ hình thành ung thư gan. Các khối u tăng trưởng nhanh khiến gan bị kéo lại, cơ hoành tổn thương, Từ đó gây đau nhức đột ngột ở vùng quanh gan.

Nguyên nhân bệnh xơ gan cổ trướng

Xơ gan nói chung, xơ gan cổ trướng là hậu quả của hành loạt bệnh lý gan nghiêm trọng gồm:

  • Viêm gan do vi rút: A, B, C, D, E: bệnh viêm gan do các chủng virus gây ra. Tại Việt Nam, viêm gan do virus B và viêm gan Virus C phổ biến và dễ gây biến chứng xơ gan.
  • Nghiện rượu nặng và kéo dài: Người uống rượu liên tục trong 10 năm, mỗi ngày >150ml rượu có nguy cơ cao bị xơ gan gan. Ngoài ra người uống rượu thường xuyên nhưng lượng ít hơn, không liên tục vẫn có thể viêm gan và dẫn đến xơ gan nhưng tỷ lệ thấp hơn
  • Viêm tắc tĩnh mạch trên gan (hội chứng Budd Chiari) tắc tĩnh mạch gan.
  • Viêm gan tự miễn: viêm gan do hệ thống miễn dịch gặp trục trặc, tấn công trực tiếp tế bào gan gây viêm gan
Nguyên nhân gây xơ gan
1 số nguyên nhân phổ biến gây xơ gan

Ngoài các yếu tố bệnh lý từ gan, xơ gan cổ trướng còn là hậu quả của tình trạng khác như:

  • Xơ gan do ứ mật kéo dài: sỏi mật, viêm chít đường mật, hội chứng Hanot.
  • Trong suy tim, viêm màng ngoài tim do dày dính (hội chứng Pick).
  • Bệnh xơ gan do rối loạn chuyển hoá: thoái hoá gan nhân đậu (bệnh Wilson), rối loạn chuyển hoá porphyrin, nhiễm sắc tố sắt (hemochromatosis), rối loạn chuyển hoá đồng.
  • Xơ gan do ký sinh trùng: Sán lá gan, sán máng (schistosomia mansonia).

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân xơ gan cổ trướng

Xơ gan cố trướng thường không xuất hiện đơn độc. Tại giai đoạn này, bệnh nhân có thể xuất hiện 1 hoặc nhiều biến chứng khác như: Xuất huyết tiêu hoá, hội chứng não gan (hôn mê gan), hội chứng suy tế bào gan. Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân xơ gan giai đoạn cuối (xơ gan cổ trướng) bao gồm chăm sóc chung, và chăm sóc trên từng triệu chứng mắc kèm.

Những biện pháp chung cho bệnh nhân xơ gan

  • Bệnh nhân phải được nghỉ ngơi khi bệnh tiến triển, không làm các công việc nặng nhọc
  • Chế độ ăn đảm bảo đạm, đường, vitamin. Chức năng tổng hợp và dự trữ glucose giảm mạnh, do đó cần bổ sung đường để cung cấp năng lượng trực tiếp cho cơ thể. Bổ sung các vitamin quan trọng đặc biệt vitamin B12 (liên quan đến sản xuất của máu). Bổ sung đạm (100g/ngày). Lượng calo cần cho bệnh nhân xơ gan vào khoảng 2500-3000 calo/ngày.
  • Hạn chế mỡ: Không ăn nhiều thức ăn có nhiều dầu mỡ do chức năng gan giảm, dễ gây máu nhiễm mỡ, mỡ gan, xơ vữa động mạch…
  • Hạn chế muối hoặc ăn nhạt khi có phù và cổ trướng. Đến giai đoạn xơ gan cổ trướng cần tuyệt đối ăn lạt để giảm dịch màng bụng và hiện tượng phù chi dưới.
  • Hạn chế đạm khi xơ gan mất bù có xuất hiện hôn mê gan (hội chứng não gan)
  • Tuyệt đối không được uống rượu: Rượu vừa là nguyên nhân xơ gan vừa làm trầm trọng hơn triệu chứng của bệnh này. Tuyệt đối tránh rượu, đồ uống có cồn và cả nước uống có ga nếu phát hiện xơ gan.

Chăm sóc phù và cổ trướng

  • Để bệnh nhân nằm nghỉ ngơi một cách tương đối, không lao động nặng
  • Ăn nhạt hoàn toàn, hạn chế mỡ, ăn tăng đường và thịt
  • Theo dõi lượng nước vào ra: lượng nước uống vào vả đo lượng nước tiểu 24h
  • Chuẩn bị đầy đủ bệnh nhân, dụng cụ thuốc men, phụ giúp thầy thuốc chọc hút dịch màng bụng làm phản ứng Rivalta
  • Quan sát màu sắc dịch cổ trướng
  • Đo số lượng dịch
  • Đảm bảo vô khuẩn khi phụ giúp thày thuốc. Chọc hút màng bụng đề phòng nhiễm khuẩn ruột và dịch màng bụng
  • Chuẩn bị bệnh nhân chu đáo khi có chỉ định chụp XQ thực quản hoặc nội soi thực quản bằng ống soi mềm

Cách chăm sóc bệnh nhân xơ gan

Hướng dẫn bệnh nhân xơ gan, xơ gan cổ trướng

  • Nghỉ ngơi hoàn toàn khi bệnh tiến triển
  • Tránh lao động nặng
  • Tuyệt đối không được uống rượu
  • Chế độ ăn nên hạn chế mỡ, tăng đạm, tăng vitamin.
  • Hạn chế ăn muối hoặc ăn nhạt khi có phù, cổ trướng
  • Tiến hành hút dịch cổ trướng khi cần, tuân thủ phác đồ điều trị của bác sỹ
  • Theo dõi sức khỏe tại các cơ sở y tế

Chăm sóc bệnh nhân xơ gan có hội chứng suy tế bào gan

  • Cân bệnh nhân hàng tuần: Đảm bảo mức cân nặng tiêu chuẩn và theo dõi tình trạng sút cân trong xơ gan.
  • Phát hiện những biểu hiện chán ăn, chậm tiêu để có biện pháp nuôi dưỡng phù hợp
  • Đo lượng nước tiểu 24h
  • Vệ sinh mũi miệng khi bệnh nhân có chảy máu cam, chảy máu chân răng. Thực hiện thuốc theo y lệnh chính xác kịp thời
  • Tiêm hoặc uống Vitamin B1, B6, B12, C, K nhằm bổ sung các viatmin quan trọng cho cơ thể.
  • Sử dụng 1 số loại dược liệu mát gan, giải độc gan làm nước uống như nhân trần, cao actiso
  • Thuốc lợi tiểu có thể được sử dụng cho bệnh nhân trong giai đoạn này

Chăm sóc biến chứng chảy máu tiêu hóa do xơ gan mất bù

  • Cho bệnh nhân nằm nghỉ tuyệt đối tại giường, đầu thấp gối mỏng dưới vai kê chân cao
  • Tạm ngừng cho bệnh nhân ăn bằng đường miệng
  • Ú ấm cho bệnh nhân
  • Phụ giúp thày thuốc đặt catheter theo dõi áp lực tĩnh mạch trung tâm
  • Truyền dịch, truyền máu khẩn trương theo y lệnh
  • Đề phòng hôn mê gan:
    • Đặt sonde dạ dày hút hết máu còn ứ đọng trong dạ dày
    • Sau đó rửa dạ dày bằng nước lạnh
    • Thụt tháo phân để loại trừ nhanh chóng chảy máu đã xuống ruột ra ngoài

Theo dõi đề phòng hôn mê gan do xơ gan mất bù

Hôn mê gan hay hội chứng não gan là một trong những biến chứng nặng nề nhất trong giai đoạn xơ gan mất bù. Hôn mê gan đặc trưng bởi tính trạng:

  • Theo dõi sự thay đổi về tính tình: trạng thái vui buồn thờ ơ
  • Các biểu hiện rối loạn về trí nhớ
  • Mất phương hướng vẻ thời gian và không gian, mất khả năng tập trung tư tưởng
  • Bàn tay run rẩy do rối loạn trương lực cơ. Nếu đặt thẳng góc với cánh tay và mặt giường, sẽ thấy bàn tay run, giật và không đều
  • Khi phát hiện có dấu hiệu này, người điều dưỡng phải báo ngayvới bác sỹ để có biện pháp xử trí kịp thời.
Bệnh xơ gan
Hướng dẫn cán bộ y tế nhận định, đánh giá về xơ gan

Thông tin thêm cho các cán bộ y tế trước khi lên kế hoạch chăm sóc bệnh nhân xơ gan

Đứng trước một bệnh nhân xơ gan, điều dưỡng viên cần định bệnh nhân ở giai đoạn nào của bệnh, từ đó lập kế hoạch sóc cho thích hợp

Giai đoạn xơ gan còn bù

* Quan sát

  • Da, mắt có vàng không
  • Bụng có cổ trướng không
  • Hai chi có phù hay không
  • Bệnh nhân có những rối loạn tiêu hóa như: chán ăn, cơ mỡ, khó tiêu, tiêu chảy
  • Có dấu hiệu xuất huyết tiêu hóa, chảy máu cam, chân răng

* Hỏi

  • Bệnh nhân có đau tức hạ sườn phải
  • Ăn không ngon
  • Hỏi xem bệnh nhân có bị viêm gan do virut không hay nghiện rượu không

Giai đoạn xơ gan mất bù

Cần theo dõi sát hai hội chứng sau:

* Hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa

  • Đầu tiên bệnh nhân thấy đầy hơi, bụng trướng sau đó có cổ trướng
  • Tuần hoàn bàng hệ trên da bụng có khi thấy rõ, Song có khi nằm chỉ thấy lờ mờ, khi bệnh nhân ngồi dậy thì thấy rõ hơn tuần hoàn bàng hệ
  • Giãn tĩnh mạch thực quản: phát hiện bằng chụp XQ thực quản cản quang, soi dạ dày thực quản.
  • Lách to

* Hội chứng suy gan

  • Dấu hiệu phù: chủ yếu ở hai chi dưới
  • Dấu hiệu cổ trướng
  • Vàng da
  • Bệnh nhân có chảy máu chân răng, chảy máu cam, chảy máu dưới da không
  • Bên cạnh các dấu hiệu trên cần tìm hiểu về các triệu chứng sinh học như thiếu máu, Glucose máu hạ, các chức năng gan bị rối loạn để có thái độ xử trí, chăm sóc kịp thời

Đánh giá

Xơ gan là bệnh khá phổ biến. Biểu hiện bởi hai hội chứng suy gan và hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa. Do đó việc chăm sóc có hiệu quả khi có dấu hiệu sau:

  • Cổ trướng giảm
  • Vàng da không còn
  • Không có chảy máu cam, chảy máu chân răng, chảy máu dưới da
  • Bệnh nhân ăn ngon miệng và không sụt cân
  • Bệnh nhân không được uống rượu nếu uống thì phải bỏ
  • Không để xảy ra các biến chứng
  • Bệnh nhân được yên tâm, thoải mái khi nằm viện và có sự hiểu biết nhất định về bệnh để phòng bệnh tiến triển khi về nhà.

Kết luận:

Xơ gan là bệnh lý nguy hiểm, chức năng gan suy kiệt, biến chứng nặng nề, tỷ lệ tử vong cao. Người bị xơ gan không thể tự chăm sóc bản thân. Xơ gan cổ trướng là biến chứng ở trong hội chứng suy tế bào gan ở giai đoạn xơ gan mất bù. Xơ gan cổ trướng không phải biến chứng đơn độc mà đi kèm 1 số biến chứng nguy hiểm khác như: Xuất huyết tiêu hoá, suy tế bào gan, hội chứng não gan.

Mục tiêu chăm sóc và điều trị với bệnh nhân xơ gan nhằm duy trì sự sống cho bệnh nhân càng lâu càng tốt.

Người thân cần lên kế hoạch chăm sóc bệnh nhân xơ gan nhằm ngăn chặn tiến triển của bệnh, giảm đau đớn và duy trì sự sống cho bệnh nhân xơ gan. Mọi chế độ chăm sóc cần thông qua cán bộ y tế nhằm đảm bảo chăm sóc đúng cách

Với cán bộ y tế, cần nhận định và đánh giá đúng tiến triển của bệnh, tình trạng của bệnh nhân để lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân xơ gan phù hợp.

Bài viết Hướng dẫn cách chăm sóc bệnh nhân xơ gan cổ trướng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/huong-dan-cach-cham-soc-benh-nhan-xo-gan-co-truong-7246/feed/ 0
Bệnh gan nhiễm mỡ – không chỉ là của ‘sâu’ rượu https://benh.vn/benh-gan-nhiem-mo-khong-chi-la-cua-sau-ruou-3369/ https://benh.vn/benh-gan-nhiem-mo-khong-chi-la-cua-sau-ruou-3369/#respond Fri, 06 Jul 2018 04:34:38 +0000 http://benh2.vn/benh-gan-nhiem-mo-khong-chi-la-cua-sau-ruou-3369/ Lâu nay bệnh gan nhiễm mỡ được coi là bệnh của những người nghiện rượu. Gần đây các bác sĩ đã dần thay đổi chẩn đoán, bệnh tấn công cả đối tượng uống rượu vừa phải, thậm chí cả ở những người không hề uống rượu. Xin giới thiệu cuộc trao đổi thú vị với […]

Bài viết Bệnh gan nhiễm mỡ – không chỉ là của ‘sâu’ rượu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Lâu nay bệnh gan nhiễm mỡ được coi là bệnh của những người nghiện rượu. Gần đây các bác sĩ đã dần thay đổi chẩn đoán, bệnh tấn công cả đối tượng uống rượu vừa phải, thậm chí cả ở những người không hề uống rượu.

bac-sy-gan-ba-lan
GS. BS Janusz Cianciara, giám đốc Bệnh viện Các bệnh về Gan, Ba Lan.

Xin giới thiệu cuộc trao đổi thú vị với GS. BS Janusz Cianciara, giám đốc Bệnh viện Các bệnh về Gan, Ba Lan.

Thưa giáo sư, gan nhiễm mỡ thực chất là bệnh gì?

Trả lời: Đó là tình trạng tích tụ quá nhiều các nguyên tố chất béo trong tế bào gan – hepatocyt. Tình trạng nhiễm mỡ mức độ cao có thể ảnh hưởng bất lợi đến chức năng gan. Không hiếm trường hợp gan nhiễm mỡ còn đi kèm với viêm gan. Giai đọan tiếp theo của tình trạng này là hiện tượng xơ hóa tế bào và hậu quả sau vài năm hoặc hơn chục năm có thể dẫn đễn xơ gan.

Bởi lẽ gan nhiễm mỡ được phát hiện ngày càng nhiều ở những người không hề lạm dụng rượu, gần đây người ta đã đưa vào khái niệm: gan nhiễm mỡ không rượu. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng bệnh dạng này: thừa cân, nhất là béo phì, tiểu đường dạng 2, rối lọan trao đổi chất béo, lối sống lười vận động, lạm dụng tân dược và ma túy. Gan nhiễm mỡ cũng có thể xuất hiện trong bệnh viêm gan virus C.

Ở vị trí hàng đầu nguyên nhân gan nhiễm mỡ, giáo sư nhắc đến béo phì. Liệu tất cả người béo phì đều bị kết án bệnh này?

Trả lời: Theo số liệu thống kê, tại Ba Lan, khoảng 60% đối tượng phát phì bị gan nhiễm mỡ. Tại Mỹ và Đức tình hình cũng không khá hơn. Nhìn chung đa số người béo phì sớm muộn cũng trở thành nạn nhân của chứng bệnh này. Có nhiều nguyên nhân khiến người béo phì dễ bị bệnh tấn công. Trong đó có thực tế đối tượng này thường bị bệnh áp huyết cao, bệnh mạch vành, bệnh tiểu đường typ 2, bệnh rối loạn chuyển hóa chất béo và carbonhydrat. Tất cả những chứng bệnh đã kể, kết hợp với gan nhiễm mỡ tạo thành hội chứng chuyển hóa. Nếu tình trạng gan nhiễm mỡ được phát hiện sớm, có thể ngăn ngừa sự xuất hiện của hội chứng chuyển hóa bằng các biện pháp phòng ngừa thích hợp. Tuy nhiên không phải bao giờ cũng đạt được kết quả mong muốn, bởi gan nhiễm mỡ và hội chứng chuyển hóa thường mang tính di truyền ở mức độ lớn.

Y học hiện đại lý giải thế nào về sự hình thành ghi chép “khuyết tật” di truyền?

Trả lời: Theo tôi, chúng ta được tạo hóa trang bị ghi chép di truyền đã tiên đoán lối sống và phương pháp dinh dưỡng khác. Tổ tiên loài người từng hoạt động chạy nhiều, săn bắt, chủ yếu ăn thịt, hiện nay chúng ta đi lại bằng các phương tiện cơ giới, ít hoạt động thể chất, tức đốt cháy ít năng lượng, tất nhiên về phương diện chuyển hóa. Thêm nữa bộ phận đáng kể nhân loại dinh dưỡng không lành mạnh – hệ quả của nhiều nguyên nhân, trong đó có sự dễ dàng tiếp cận thực phẩm và cách thức chế biến nhiều khi phi khoa học (thí dụ, đồ ăn nhanh). Hậu quả tiếp theo dẫn đến tình trạng rối loạn trao đổi chất, mà tình trạng béo phì và thừa cân là kết cục tất yếu. Đây là hiện tượng ngày càng phổ biến, liên quan đến cả trẻ em và thanh thiếu niên. Dẫu sự thật thỉnh thoảng gan nhiễm mỡ xuất hiện ở người gầy, song tỷ lệ rất thấp so với nhóm người béo mập.

Bị gan nhiễm mỡ, bệnh nhân có nhận thấy triệu chứng rõ ràng: đau gan, khó tiêu?

Trả lời: Gan không đau, bởi không có hệ thần kinh. Tuy nhiên nếu như vì bệnh nó phình to thái quá dung tích và lấn chiếm diện tích túi bọc bên ngoài, khi ấy sẽ có cảm giác chèn ép, khó chịu, đôi lúc quặn đau dưới mạng sườn, bên phải. Tuy nhiên chúng không rõ rệt và không phải lúc nào cũng là dấu hiệu khẳng định các bệnh về gan. Những người bị gan nhiễm mỡ có thể cảm thấy hoàn toàn khỏe mạnh và không bị bất cứ bất thường gì về tiêu hóa. Tất nhiên chỉ đến thời điểm, khi bắt đầu xuất hiện những tín hiệu đầu tiên khẳng định, gan đã “không thể tự xoay sở” với tình trạng nhiễm mỡ. Không hiếm trường hợp xuất hiện tình trạng suy nhược, mệt mỏi, mất ngủ và thậm chí trầm cảm ở những nạn nhân gan nhiễm mỡ hoặc hội chứng chuyển hóa. Những triệu chứng này thường tự biến mất sau thay đổi lối sống, không cần uống thuốc.

Theo giáo sư, cần thực hiện những xét nghiệm chẩn đoán gì, trường hợp nghi ngờ, gan nhiễm mỡ?

Trả lời: Trước tiên là siêu âm ổ bụng. Trên màn hình, gan nhiễm mỡ có đặc điểm khác thường – nhìn như mầu trắng. Tiếp theo là những xét nghiệm quan trọng như kiểm tra nồng độ đường trong máu, nồng độ trigliceryd và cholesterol với các thành phần HDL và LDL và kiểm tra men gan.

Dạng điển hình của gan nhiễm mỡ và hội chứng chuyển hóa là nồng độ cholesterol chung có thể bình thường, trái lại nồng độ HDL (cholesterol có ích) lại quá thấp và nồng độ trigliceryd có thể quá cao. Men gan thường cao.

Người không thuộc ngành y cho rằng, men gan cung cấp nhiều thông tin nhất về sức khỏe của cơ quan này. Sự thật thế nào, thưa giáo sư?

Trả lời: Men gan cao có thể không phải vì lý do bệnh lý của cơ quan này. Sau nỗ lực thể chất lớn, bệnh lý đường mật và túi mật…cũng có thể làm men gan tăng cao. Hiện tượng men gan cao dạng thứ hai thường mang tính nhất thời cũng quan sát được khi uống một số loại tân dược, thí dụ statin. Những loại thuốc này phát huy hiệu quả trong điều trị các bệnh hệ tim-mạch và phòng chống bệnh xơ vữa thành mạch, song rất độc hại đối với gan. Trái lại bệnh viêm gan mạn tính do virus và gan nhiễm mỡ có thể tiến triển với trạng thái men gan bình thường. Vì thế chỉ riêng phép thử men gan chưa đủ, để đánh giác mức độ tổn thương gan.

Cần thiết những phân tích chính xác hơn – cần đánh giá chức năng gan dựa trên kết quả tổng hợp protein, chủ yếu các nhân tố kết dính và albumin. Chỉ một khi có kết quả tất cả những xét nghiệm đã kể, mới có thể kết luận về chức năng tổng thể của gan như một cơ quan của cơ thể.

Có thể điều trị hiệu quả bệnh gan nhiễm mỡ?

Trả lời: Có thể ở mức độ đáng kể và việc chữa trị nhiều khi rất đơn giản – chỉ cần chuyển sang thực đơn hợp lý (nếu trước đó áp dụng chế độ dinh dưỡng không lành mạnh), vứt bỏ vài kilôgam dư thừa – với đối tượng thừa cân và quan tâm hoạt động thể chất thích đáng.

Sau thời gian nhất định thực hiện lối sống lành mạnh tình trạng gan nhiễm mỡ sẽ giảm thiểu, song thường không biết mất hoàn toàn.

Phát huy vai trò chống bệnh tích cực có các vitamin sở hữu tính năng chống oxy hóa như vitamin C và E, các phospholipid. Những nguyên tố thứ hai sẵn có trong màng tế bào cơ thể. Một số tân dược giúp phục hồi và tái cấu trúc tế bào gan. Chúng là thực phẩm chức năng cần thiết đối với nạn nhân gan nhiễm mỡ.

Giáo sư đánh giá thế nào về những tân dược khác được coi như lá chắn bảo vệ gan, cũng có nguồn gốc thực vật?

Trả lời: Quan trọng nhất, tất cả phải qua khâu kiểm định và nghiên cứu nghiêm túc, thí dụ thuốc được sản xuất dựa trên nền ostropest plamitic, trong đó có Sylimarol đã được kiểm chứng, nếu sử dụng liều thích hợp và trong thời gian nhiều tháng. Hai loại thuốc Heparegen và Liv 52 cũng phát huy hiệu quả bảo vệ tế bào gan. Tuy nhiên quan trọng nhất vẫn là dinh dưỡng thích hợp và chăm hoạt động thể dục thể thao.

Theo giáo sư, những thành phần cơ bản nào trong thực đơn có lợi dành cho gan?

Trả lời: Quan trọng nhất là duy trì tỷ lệ thích hợp chất béo, chất đạm và chất bột-đường. Chất béo thực vật và từ cá biển cần chiếm tỷ trong cao hơn so với chất béo từ thịt và bơ. Chất bột và đường với số lượng hợp lý cũng là thành phần hữu ích của thực đơn. Những người béo phì hoặc thừa cân cần tránh ăn mật ong, mứt hoa quả và đường. Gan thích thực đơn cân bằng và phong phú. Cho dù không thể làm thay đổi bản chất di truyền, song bằng lối sống lành mạnh và thực đơn hợp lý, chúng ta có thể “sửa chữa” được 20-30% các rối loạn có nguồn gốc từ khiếm khuyết trao đổi chất.

Chỉ kiểm tra men gan chưa đủ, để đánh giá thực trạng chức năng gan. Cần phải thực hiện một số xét nghiệm khác theo chỉ định của bác sĩ.

Thậm chí sử dụng những loại thuốc thông dụng phổ biến cũng có thể gây tác động tiêu cực đến chức năng gan.

Theo Tri Thức Trẻ

Bài viết Bệnh gan nhiễm mỡ – không chỉ là của ‘sâu’ rượu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-gan-nhiem-mo-khong-chi-la-cua-sau-ruou-3369/feed/ 0
Tin vui cho người bệnh xơ gan và ung thư về dược liệu qúy: Cây Xáo tam phân tiêu diệt được 5 dòng tế bào ung thư https://benh.vn/tin-vui-cho-nguoi-benh-xo-gan-va-ung-thu-ve-duoc-lieu-quy-cay-xao-tam-phan-tieu-diet-duoc-5-dong-te-bao-ung-thu-3465/ https://benh.vn/tin-vui-cho-nguoi-benh-xo-gan-va-ung-thu-ve-duoc-lieu-quy-cay-xao-tam-phan-tieu-diet-duoc-5-dong-te-bao-ung-thu-3465/#respond Fri, 29 Jun 2018 04:36:42 +0000 http://benh2.vn/tin-vui-cho-nguoi-benh-xo-gan-va-ung-thu-ve-duoc-lieu-quy-cay-xao-tam-phan-tieu-diet-duoc-5-dong-te-bao-ung-thu-3465/ Đây là tin vui và là tia hy vọng cho các bệnh nhân xơ gan và cách bệnh nhân đang mang trong người căn bệnh ung thư.

Bài viết Tin vui cho người bệnh xơ gan và ung thư về dược liệu qúy: Cây Xáo tam phân tiêu diệt được 5 dòng tế bào ung thư đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>

Benh.vn – Đây là tin vui và là tia hy vọng cho các bệnh nhân xơ gan và cách bệnh nhân đang mang trong người căn bệnh ung thư.

Theo kết quả nghiên cứu của Viện Dược liệu, cây Xáo tam phân có các thành phần chủ yếu là courmarin và triterpenoid flavonoid, ngoài ra có saponin và alcaloid.

cây xáo tam phân ngăn ngừa ung thư

Chất saponin là một trong những thành phần chính của nhân sâm. Hoạt chất này góp vai trò chủ đạo tạo nên công dụng của nhân sâm. Những củ sâm có càng có nhiều thành phần này thì càng tốt. Điều này có thể giải thích, dù nhiều nước trên thế giới trồng nhưng sâm của Hàn Quốc và Triều Tiên được đánh giá là tốt nhất. Trong sâm tươi có khoảng 10 thành phần saponin nhưng sau khi qua các công đoạn sấy khô thành hồng sâm và bạch sâm, nhân sâm Hàn Quốc có thể đạt tới 35 thành phần saponin.

Flavonoid là một nhóm hợp chất thường gặp trong thực vật, và trong nhiều loại rau quả dùng hàng ngày. Trong cây, flavonoid giữ vai trò là chất bảo vệ, chống oxy hóa, bảo tồn acid ascorbic trong tế bào, ngăn cản một số tác nhân gây hại cho cây (vi khuẩn, virus, côn trùng). Nhóm hợp chất flavonoid thường có màu vàng. Ngoài ra, nhóm còn có những chất màu xanh, tím, đỏ hoặc không màu.

Flavonoid là nhóm hợp chất có nhiều tác dụng sinh học, cụ thể là chống oxy hóa. Do có khả năng dập tắt các gốc tự do như OH, ROO (là yếu tố gây biến dị, hủy hoại tế bào, ung thư, tăng nhanh sự lão hóa,…) nên nó có tác dụng tốt trong việc tiêu diệt một số loại tế bào ung thư, đồng thời flavonoid tạo phức hợp với các ion kim loại nên ngăn cản các phản ứng oxy hóa mà những ion đó là enzym xúc tác. Các nghiên cứu cho thấy flavonoid có tác dụng bảo vệ cơ thể, ngăn ngừa xơ vữa động mạnh, tai biến mạch máu não, lão hóa, thoái hóa gan, tổn thương do bức xạ.

Flavonoid làm bền thành mạch, được dùng trong các trường hợp rối loạn chức năng tĩnh mạnh, trĩ, rối loạn tuần hoàn võng mạc. Nó còn có tác dụng chống độc, làm giảm thương tổn gan, bảo vệ chức năng gan, lợi tiểu. Trên tim mạch, nhiều flavonoid như quercetin, rutin, myciretin, hỗn hợp các catechin có tác dụng làm tăng biên độ co bóp tim, tăng thể tích phút của tim,…

Với chất courmarin, những nghiên cứu của Y học thế giới đã cho thấy một số bằng chứng hữu ích trong hoạt động sinh học, và đã được chấp thuận để sử dụng như một loại dược phẩm y tế. Kết quả khảo sát cho thấy saponin và courmarin chống được virus HIV, chống khối u, chống tăng huyết áp, chống loạn nhịp tim, kháng viêm, chống loãng xương, điều trị bệnh hen suyễn và một vài bệnh thuộc hệ bạch huyết.

Đặc biệt nhất là chất triterpenoid. Các công trình nghiên cứu của Viện Hóa dược châu Âu cho thấy nó có tác dụng rõ rệt trong điều trị bệnh tiểu đường, bệnh xơ gan, viêm gan cấp và ung thư gan.

Như vậy, với những chất này trong cây Xáo tam phân thì có thể kết luận đây một loại thuốc rất quý. Báo cáo của Viện Dược liệu – Bộ Y tế đã ghi nhận thí nghiệm trên chuột nhắt trắng, Xáo tam phân có tác dụng ức chế tốt viêm gan cấp. Ngoài ra, nó có tác dụng ức chế, tiêu diệt đối với năm dòng tế bào ung thư, là ung thư gan Hep-G2, ung thư đại tràng HTC116, ung thư vú MDA MB231, ung thư buồng trứng OVCAR-8 và ung thư cổ tử cung Hela (trong đó mạnh nhất đối với với ung thư gan Hep-G2 và ung thư cổ tử cung). Riêng về độc tính, Xáo tam phân có độc tính thấp, khá an toàn khi sử dụng.

Theo quy định của Bộ Y tế về hướng dẫn thử thuốc trên lâm sàng, Sở Y tế Khánh Hòa sẽ tiếp tục đề nghị Bộ Y tế và các cơ quan chức năng hướng dẫn những bước cần thiết nhằm khẳng định tác dụng điều trị trên người của cây thuốc này. Đồng thời, Sở Y tế Khánh Hòa cũng đề nghị UBND tỉnh có biện pháp hữu hiệu bảo vệ nguồn gen, ngăn chặn tình trạng khai thác bừa bãi tiến tới quy hoạch và  phát triển dược liệu qúy giá này.

Bài viết Tin vui cho người bệnh xơ gan và ung thư về dược liệu qúy: Cây Xáo tam phân tiêu diệt được 5 dòng tế bào ung thư đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/tin-vui-cho-nguoi-benh-xo-gan-va-ung-thu-ve-duoc-lieu-quy-cay-xao-tam-phan-tieu-diet-duoc-5-dong-te-bao-ung-thu-3465/feed/ 0
Điều trị xuất huyết tiêu hóa do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản ở bệnh nhân xơ gan https://benh.vn/dieu-tri-xuat-huyet-tieu-hoa-do-gian-vo-tinh-mach-thuc-quan-o-benh-nhan-xo-gan-6058/ https://benh.vn/dieu-tri-xuat-huyet-tieu-hoa-do-gian-vo-tinh-mach-thuc-quan-o-benh-nhan-xo-gan-6058/#respond Tue, 06 Mar 2018 05:38:50 +0000 http://benh2.vn/dieu-tri-xuat-huyet-tieu-hoa-do-gian-vo-tinh-mach-thuc-quan-o-benh-nhan-xo-gan-6058/ Bệnh xơ gan kéo dài dẫn tới tăng áp lực tĩnh mạch cửa (trong gan). Áp lực tĩnh mạch cửa tăng lên gây giãn tĩnh mạch ở thực quản, dạ dày. Một trong những nguyên nhân gây tử vong cao ở bệnh nhân xơ gan là xuất huyết tiêu hóa do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản.

Bài viết Điều trị xuất huyết tiêu hóa do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản ở bệnh nhân xơ gan đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bệnh xơ gan kéo dài dẫn tới tăng áp lực tĩnh mạch cửa (trong gan). Áp lực tĩnh mạch cửa tăng lên gây giãn tĩnh mạch ở thực quản, dạ dày. Một trong những nguyên nhân gây tử vong cao ở bệnh nhân xơ gan là xuất huyết tiêu hóa do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản.

Nguyên tắc điều trị

Hồi sức tích cực, chống shock, khôi phục khối lượng máu trong lòng mạch

Cầm máu

Điều trị dự phòng tái xuất huyết tiêu hóa do vỡ tĩnh mạch thực quản (dự phòng thứ phát)

Điều trị hồi sức, chống shock

Mục đích: ổn định huyết động (huyết áp tâm thu > 90 mmHg, không rối loạn ý thức)

Bất động trên 3 phương diện: toàn thân, tinh thần và tại chỗ

Truyền dịch: ưu tiên các dung dịch cao phân tử như Dextran, Hemocel…, sau đó là Glucose 5%, truyền máu đảm bảo huyết sắc tố > 80 g/l

Cần kiểm soát đông máu và tiểu cầu ở bệnh nhân xơ gan. Nếu Prothrombin < 30% hoặc Tiểu cầu < 30G/l cần truyền plasma tươi hoặc khối tiểu cầu

Nếu đó truyền dịch, máu mà không nâng được huyết áp thì sử dụng thuốc vận mạch: Dopamin, Noradrenalin..

Điều trị cầm máu

Đặt Sonde cầm máu (bóng chèn): khi BN đang chảy máu, rối loạn huyết động chưa nội soi cầm máu được

Nội soi ngay sau khi huyết động ổn định, thắt búi giãn tĩnh mạch thực quản bằng vòng cao su hoặc tiêm xơ

Phương pháp TIPS khi nội soi cầm máu thất bại. TIPS là kỹ thuật can thiệp nội mạch được chỉ định cho bệnh nhân xơ gan có hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa biến chứng chảy máu tiêu hóa do vỡ tĩnh mạch thực quản dạ dày nặng, tái diễn, điều trị nội soi và nội khoa không kết quả…

Kỹ thuật này dùng máy can thiệp mạch (không phải mổ bụng), bác sĩ sẽ đưa kim từ tĩnh mạch cửa cổ phải qua tĩnh mạch chủ, qua tâm nhĩ phải vào tĩnh mạch gan và từ tĩnh mạch gan cắm kim để xuyên vào tĩnh mạch cửa (cách nhau 2 – 3 cm) sau đó đưa hệ thống dây dẫn, bóng nong để tạo đường hầm (nằm trong nhu mô gan) nối giữa tĩnh mạch cửa và tĩnh mạch chủ và đặt stent vào đường hầm để cho đường hầm có kích thước ổn định từ 8 – 10mm giúp dòng máu từ tĩnh mạch cửa chảy tắt về tĩnh mạch chủ mà không bị ứ lại.

Vì vậy, tất cả các vòng nối bị giãn, bị quay ngược chiều, xẹp xuống và không vỡ. Kỹ thuật này chỉ giải quyết được tình trạng khỏi giãn và vỡ do phình tĩnh mạch thực quản ở bệnh nhân xơ gan chứ không giải quyết được tình trạng bệnh xơ gan. Thời gian phẫu thuật từ 1 – 3 giờ tùy độ khó của từng ca. Sau 5 ngày, bệnh nhân ra viện và ổn định.

Kết quả tái khám cho thấy, cả hai bệnh nhân không có tai biến biến chứng, giảm áp lực hệ tĩnh mạch cửa ngay sau can thiệp, dòng máu phân lưu trong gan từ tĩnh mạch cửa về tĩnh mạch gan tốt, các búi giãn tĩnh mạch thực quản phình vị biến mất khi kiểm tra nội soi sau 1 tháng. Theo dõi 4 tháng sau can thiệp cho thấy toàn trạng bệnh nhân tốt lên và không bị chảy máu tái phát.

Stent thực quản tự bung cũng hiệu quả

Dùng thuốc trong xuất huyết tiêu hóa do vỡ tĩnh mạch thực quản

Sử dụng thuốc vận mạch giảm áp tĩnh mạch cửa: Terlipressin, Somatostatin, Octreotide …, dùng ngay trước khi nội soi nếu nghi ngờ do vỡ và kéo dài 5 ngày

Kháng sinh dự phòng: Quinolon, Cetriaxone

Điều trị dự phòng bệnh não gan: Duphalac, Philpovin…

Một số thuốc khác: vitamin K, Transamin, giảm tiết acid,..

Điều trị ngoại khoa

Phẫu thuật bắc cầu

– Các phương pháp phẫu thuật, nhất là các phẫu thuật nhằm tạo ra đường phân lưu cửa-chủ làm giảm áp lực tĩnh mạch cửa, do đó có tác dụng dự phòng chảy máu tái phát tốt. Trong số đó hai loại phẫu thuật được cho là thích hợp và hiệu quả nhất, đó là phẫu thuật bắc cầu tĩnh mạch cửa-chủ bằng đoạn mạnh nhân tạo (PTFE) có đường kính hẹp và phẫu thuật cắt lách + nối tĩnh mạch lách-thận

– Phẫu thuật Sugiura là phẫu thuật tách rời các tĩnh mạch nối giữa 2 hệ tĩnh mạch cửa và tĩnh mạch đơn (phụ thuộc vào hệ chủ) quanh phần trên bao tử và quanh phần dưới thực quản để cho các TM đi vào bao tử và thực quản xẹp và do đó ngưng chảy máu.

Benh.vn

Bài viết Điều trị xuất huyết tiêu hóa do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản ở bệnh nhân xơ gan đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/dieu-tri-xuat-huyet-tieu-hoa-do-gian-vo-tinh-mach-thuc-quan-o-benh-nhan-xo-gan-6058/feed/ 0
Điều trị xơ gan cổ chướng https://benh.vn/dieu-tri-xo-gan-co-chuong-2799/ https://benh.vn/dieu-tri-xo-gan-co-chuong-2799/#respond Sat, 08 Jul 2017 04:21:11 +0000 http://benh2.vn/dieu-tri-xo-gan-co-chuong-2799/ Việc điều trị cổ chướng xơ gan quan trọng nhất là chế độ ăn hạn chế muối và dùng thuốc lợi tiểu theo đường uống.

Bài viết Điều trị xơ gan cổ chướng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
A. VẤN ĐỀ ĐIỀU TRỊ CỔ CHƯỚNG TỪ TRƯỚC TỚI NAY

1. Tình hình điều trị cổ chướng trên thế giới

Việc điều trị cổ chướng xơ gan quan trọng nhất là chế độ ăn hạn chế muối và dùng thuốc lợi tiểu theo đường uống.

1.1. Ăn nhạt đơn thuần tối thiểu 88mmol /24 giờ

Kết quả chỉ có 15% người bệnh giảm trọng lượng và giảm Cổ chướng.

1.2. Chọc tháo dịch cổ chướng

Người Hy Lạp cổ đại đã biết chọc hút dịch cổ chướng để điều trị Cổ chướng. Mỗi lần chọc tháo khoảng trên 5 lít. Gần đây có những thông báo có trường hợp chọc tháo 22,5 lít mà vẫn an toàn. (Tuy nhiên điều cần lưu ý là cần vô trùng thật triệt để, dùng kim nhỏ cho dịch chảy ra từ từ. Tuy vậy cần chú ý rằng, khi mất đi một lượng dịch lớn cũng có nghĩa là loại bỏ đi một lượng anbumin trong dịch cổ chướng của người bệnh, những người đang thiếu hụt bổ thể (protein giảm) và kém dinh dưỡng do gan suy không thể tái tổng hợp bổ thể bình thường dẫn đến nhiễm khuẩn cho họ.

Ngày nay để bổ khuyết cho nhược điểm này, sau khi hút hết dịch cổ chướng người ta truyền Alverin, Dextran, Plasma, Glucoza 30% vào tĩnh mạch cho bệnh nhân (bù lại lượng albumin mất, vừa giữ nước ở lại lòng mạch không thoát vào khoang màng bụng nữa, hoặc chỉ thoát một cách chậm chạp.

1.3. Dùng thuốc lợi tiểu

Có lợi thế là vẫn bảo toàn và bổ sung nồng độ bổ thể trong huyết thanh cũng như trong dịch Cổ chướng. Nhưng theo Montero vẫn muốn dùng liệu pháp chọc hút dịch để điều trị ban đầu cho cả người có cổ chướng căng (tense ascites) Và không căng (non – tense ascites). Song ông ta nhấn mạnh cần thận trọng nhất là với những người phải chọc đi chọc lại vẫn không kết quả mặc dù đã điều trị rất nghiêm túc.

Khi điều trị cổ chướng tốt nhất là điều trị nội trú.

  • Vì nghỉ ngơi tại giường về mặt lý thuyết có thể làm giảm renin huyết thanh và tăng Natri niệu nhưng lại có thể gây loét do nằm.
  • Theo dõi được chế độ ăn kiêng cho bệnh nhân
  • Theo dõi được điện giải máu, niệu và creatinin máu để bổ sung kịp thời.
  • Theo dõi được lượng nước ra, vào để bổ sung hoặc bớt đi kịp thời (hạn chế dịch khi nồng độ muối HT hạ dưới 120mmol/L)

Nồng độ muối của nước tiểu có thể đo ngay từ lúc nhập viện để tiến hành liệu pháp lợi tiểu. Nước tiểu là đường thải muối chủ yếu của những người bệnh nhẹ. Những người không bài tiết được một lượng lớn phân hàng ngày. Muốn biết sự cân bằng muối cần theo dõi dịch vào (gồm ăn kiêng, bổ xung năng lượng, lượng muối trong dịch truyền và trong nước uống hàng ngày).Với lượng muối bài xuất theo nước tiểu hàng ngày.

Bài xuất muối trong nước tiểu vượt quá ngưỡng ăn kiêng là việc biểu hiện của việc giảm trọng lượng (chẳng hạn người bệnh dùng 88mmol trong ngày và bài xuất 100mmol/24 giờ theo nước tiểu là tiên lượng tốt). Lý tưởng nhất là thu thập lượng nước muối trong nước tiểu cả ngày, nhưng có thể ước tính bằng nồng độ muối của mẫu với lượng nước tiểu 24 giờ. Một quan niệm phổ biến là: lượng muối trong nước tiểu không thể giải thích đơn giản chỉ liên quan đến lượng thuốc lợi tiểu người bệnh đang dùng.

Nhưng dù sao nếu nồng độ muối trong nước tiểu chỉ giảm ít hơn l0mmol/l và lượng nước tiểu chỉ giảm dưới một lít /24 giờ dù đang dùng thuốc lợi tiểu thì nhất thiết phải tăng liều để gây bài tiết Na niệu tăng lên. Kiểm tra lượng muối bài tiết qua nước tiểu giúp xác định liều tối đa (ưu) của thuốc lợi tiểu liều phải được tăng lên đến mức cân bằng muối có tác dụng. Một cân bằng muối âm tính kèm theo giảm trọng lượng cơ thể 0,5kg/24 giờ (với người bệnh không có phù ngoại vi) và 1,0kg/24 giờ (với người có phù ngoại vi) là đích hợp lý (liều lượng thuốc lợi tiểu như vậy là có hiệu quả tối ưu).

Do người bệnh phù ngoại vi chịu một cân bằng muối âm tính lớn hơn và giảm trọng lượng nhanh hơn. Nếu Na niệu cao hơn 88mmol/24 giờ mà người bệnh không giảm trọng lượng chứng tỏ bệnh nhân không ăn kiêng đúng mức.

Nhiều nghiên cứu cho phép chọn lựa lợi tiểu và sự phối hợp của chúng. Dùng đơn độc Furosemid kém tác dụng và làm giảm kali nhiều hơn dùng đơn độc Spironolactol hay kết hợp Furosemid với Spironolactol. Đợt tấn công của thuốc lợi tiểu không kết hợp với Spironolactol xấp xỉ 2 tuần. Việc dùng kéo dài sẽ dẫn đến thời gian bán hủy của thuốc tăng lên. Việc điều trị kinh điển tăng dần liều spironolactol đến liều 400mg (4 viên)/24giờ trước khi bổ xung furosemid không được thời gian ủng hộ.

Sự kết hợp giữa Spironolactol với Furosemid là công thức hiệu quả nhất để giảm thời gian nằm viện. (bằng thời gian tấn công của dùng Furosemid đơn thuần) và giảm bớt các rối loạn do mất cân bằng kali. Liều khởi đầu là l00mg Spironolactol với 40mg Furosemid uống một lần vào buổi sáng (việc chia đều không được được lực học theo thời gian ủng hộ). Với liều ấy chúng không làm giảm trọng lượng hay tăng bài tiết muối qua đường tiết niệu sau 2 -3 ngày thì phải tăng liều hai loại thuốc tới 200mg/24 giờ và 80mg/24 giờ tương ứng. Đa số (90%) người bệnh đáp ứng việc kết hợp như vậy.

Nếu cần thiết liều của nước có thể tăng đến 400mg Spironolactol/24 giờ và 160mg Furosemid/24 giờ (có thể dùng Aminlorid thay Spironolactol với liều tương ứng) 10mg/24giờ và 40mg/24 giờ). Aminlorid tác dụng mạnh hơn mà tác dụng phụ lại ít hơn. Theo dõi kali dự trữ với kali thải ra khi đi tiểu phản ánh trung thành hơn tình trạng mất cân bằng kali. Có thể bổ xung lượng kali dự trữ bằng cho người bệnh uống clorua kali hoặc ăn các loại thức ăn giầu kali (chuối, táo…) Furosemid tiêm tĩnh mạch có thể gây giảm tốc độ lọc cầu thận đột ngột, tốt hơn nên tránh dùng. Prostaglandin và Corticoide ngăn ngừa thải Natri niệu làm tăng ni tơ máu và còn có thể gây chảy máu tiêu hóa, không nên kết hợp với chúng.

Phác đồ: Kết hợp hai thuốc Furosemid và Spironolactol kèm theo chế độ ăn kiêng muối tác dụng với trên 90% người bệnh, cần được sử dụng cho đến khi có tác dụng. Những vấn đề khác điều trị cổ chướng trở thành không cần thiết. Tuy nhiên với số người còn lại (l0%) cần có liệu pháp y học chuẩn mực: chọc hút dịch, tạo shunt tĩnh mạch mạc treo, siêu lọc cổ chướng ngoại cơ thể có kiểm soát và ghép gan.

Bổ sung thể tích huyết thanh sau khi chọc hút dịch cổ chướng đang là chủ đề được bàn cãi. Có thông báo điện giải, creatinin, renin HT ít biến đổi hơn ở người bệnh được nhận lại albumin sau chọc hút một thể tích dịch lớn so với những người bệnh không được truyền. Tình trạng bệnh, tình trạng tử vong không ảnh hưởng. Hai nghiên cứu khác không phát hiện thấy sự thay đổi nào trong huyết thanh sau khi tiến hành chọc hút một lượng lớn dịch mà không bổ xung thể tích huyết thanh. Một nghiên cứu khác không thấy tỷ lệ tử vong trội hơn, mức độ tiên lượng của hội chứng gan thận ở người bệnh không truyền lại anbumin giống như nhóm được truyền lại sau khi chọc hút dịch kéo dài. Kết hợp với dùng thuốc lợi tiểu để điều trị Cổ chướng. Hơn nữa giá thành của anbumin cũng còn khá cao, còn cần được nghiên cứu tiếp tục.

1.4. Tạo shunt

Trong những năm thập kỷ 80, tạo shunt tĩnh mạch màng bụng (peritoneovenous shunt) trở nên rất phổ biến để điều trị Cổ chướng. Biến chứng và mất chức năng của shunt đã làm giảm sút nhiệt tình trong các ý kiến thăm dò. Nghiên cứu của hội cựu chiến binh liên bang 1989 theo dõi 3860 người bệnh điều trị cổ chướng cho thấy người bệnh dùng shunt không kéo dài cuộc sống hơn những người chỉ dùng thuốc. Mặc dù kéo dài cuộc sống không lâu nhưng tạo shunt có thể làm cho người bệnh dễ chịu hơn do giảm dịch Cổ chướng.

Kaufman cho rằng ngoại khoa giữ một vai trò quan trọng trong việc điều trị cổ chướng người ta có thể dùng kỹ thuật nối tận – bên cửa chủ làm giảm áp lực tĩnh mạch cửa, hay dùng miếng ghép chữ H ngăn tạm Shunt bên – bên cửa chủ. Mới đây kỹ thuật tạo shunt chuyển cửa chủ qua gan (Transfugula intrahepatic Protosystemic Shunt: TIPS) Dưới sự quan sát của X quang. “Nhưng đáng tiếc tỷ lệ người có hội chứng não cửa chủ quá cao sau phẫu thuật”. Vẫn là lý do chính để người bệnh từ chối dùng shunt ngay cả với người bệnh xơ gan cổ chướng khó chữa.

1.5. Siêu lọc dịch cổ chướng ngoài cơ thể và tái truyền

Tĩnh mạch anbumin mang lại lợi ích bảo tồn protein hạ được giá thành so với truyền anbumin. Hai kiểm nghiệm gần đây thông báo hiệu quả tương tự và khả năng kéo dài cuộc sống của người bệnh điều trị vừa chọc hút dịch vừa truyền anbumin. Sốt và thay đổi tính đông máu là trở ngại với người bệnh để giải quyết nên truyền lại dịch vào màng bụng hơn vào tĩnh mạch.

1.6. Ghép gan

Có thể điều trị cổ chướng nhờ thay đổi gan đã xơ bằng một gan bình thương. Chỉ 25% người bệnh kéo dài cuộc sống thêm một năm khi sử dụng lợi tiểu đơn thuần, trong khi đó ghép gan có 75% người bệnh. Những người bệnh điều trị bằng phương pháp khác không kết quả nên nghiên cứu đặt vấn đề ghép gan cho họ.

B. XÉT NGHIỆM TẾ BÀO HỌC DỊCH CỔ TRƯỚNG

Nếu số lượng trên 500 cái/lmm3: có hiện tượng viêm

Khi đa số tế bào là đa nhân trung tính và số lượng BC đa nhân trung tính này > 250 cái / lmm3 thì nhiều khả năng cổ chướng đã bị nhiễm khuẩn. Trong lao phúc mạc đa số tế bào trong dịch cổ chướng là tế bào lympho.

Trong ung thư phúc mạc có thể thấy tế bào dạng ung thư

C. CÁC XÉT NGHIỆM KHÁC

– Định lượng amylaza: tăng cao trong cổ chướng trong các bệnh tụy

– Định lượng PH, glucose, lactat Dehydrogenase khi nghi viêm phúc mạc (nồng độ lactat dehydrogenase trong cổ chướng cao hơn hàm lượng bình thường trong huyết thanh, glucose < 50mg/dl)

– Định lượng Fibronectin, Chlolesterine: Khi nghi ung thư Fibronectin trên 75mg/ l Cholesterin trên 50mg/dl

– Nhuộm Ziehl – Neelson khi nghi lao.Nhuộm gram khi nghi có viêm phúc mạc

– Cấy dịch cổ chướng tìm vi khuẩn lao hoặc vi khuẩn viêm phúc mạc khác.

1- Định lượng Protein toàn phần: theo quan niệm cổ điển giúp ta phân biệt dịch thấm (transsudat) với dịch rỉ (Exsudat)

Trong dịch thấm: proteine 1-3g%, tỷ trọng l,014, Rivalta (-)

Trong dịch rỉ: Proteine cao hơn 3g% (4-6g%) tỷ trọng trên 1,015 Rivalta(+)

2- Hiện nay nhiều tác giả chia như cổ điển chỉ đúng 56% trường hợp. Và đề nghị thay bằng cách tính gradient giữa albumine huyết thanh và albumine Cổ chướng. Gradient này liên quan trực tiếp với tăng áp lực tĩnh mạch cửa (TALTMC Nếu Gradient >1,1g/ l thì có tăng áp lực TMC nếu <1,1g/dl thì không có TALTMC, độ chính xác của test này là 97%. Với cách tính Gradient này có thể giúp cho phân biệt nguyên nhân của Cổ chướng.

Bảng dưới đây: phân loại cổ chướng theo mức độ của Gradient albumine huyết thanh – albumine Cổ chướng.

GRADIENT cao (> 1,1g/DL) R(-)                          GRADIENT (< 1,1g/dl) R(+)

Xơ gan                                                                        Ung thư phúc mạc

Viêm gan do rượu                                                     Lao phúc mạc

Ung thư gan                                                               Cổ chướng do bệnh tụy

Gan nhiễm mỡ                                                          Cổ chướng do các bệnh mật

Hội chứng Budd – Chiari                                         Hội chứng hư thận

Huyết khối TMC                                                      Viêm thanh mạc (Serosite)

Suy gan tối cấp                                                         Tắc ruột hoặc nhồi máu ruột

Suy tim

Phù niêm

Cổ chướng phối hợp TALTMC (+)

Nguyên nhân cổ chướng khác

Benh.vn

Bài viết Điều trị xơ gan cổ chướng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/dieu-tri-xo-gan-co-chuong-2799/feed/ 0
Ghép gan được tiến hành như thế nào – Điều kiện để được ghép gan https://benh.vn/ghep-gan-duoc-tien-hanh-nhu-the-nao-dieu-kien-de-duoc-ghep-gan-3466/ https://benh.vn/ghep-gan-duoc-tien-hanh-nhu-the-nao-dieu-kien-de-duoc-ghep-gan-3466/#respond Fri, 24 Feb 2017 04:36:43 +0000 http://benh2.vn/ghep-gan-duoc-tien-hanh-nhu-the-nao-dieu-kien-de-duoc-ghep-gan-3466/ Nhờ có sự phát triển của y học hiện nay mà việc điều trị bệnh gan có nhiều bước tiến vượt bậc, trong đó cấy ghép gan là một trong những thành tựu đáng tự hào. Nhưng không phải ai cũng thành công với phương pháp điều trị này. Việc điều trị ngoài sự can thiệp của bác sĩ còn đòi hỏi phải có một quy trình chăm sóc sức khỏe đặc biệt. 

Bài viết Ghép gan được tiến hành như thế nào – Điều kiện để được ghép gan đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Nhờ có sự phát triển của y học hiện nay mà việc điều trị bệnh gan có nhiều bước tiến vượt bậc, trong đó cấy ghép gan là một trong những thành tựu đáng tự hào. Nhưng không phải ai cũng thành công với phương pháp điều trị này. Việc điều trị ngoài sự can thiệp của bác sĩ còn đòi hỏi phải có một quy trình chăm sóc sức khỏe đặc biệt. 

Ghép gan là gì?

Ghép gan là một phẫu thuật được thực hiện để thay thế một gan bệnh với một gan khỏe mạnh từ người khác. Gan có thể đến từ một người hiến tặng nội tạng chết hoặc từ một nhà tài trợ khác. Các thành viên trong gia đình hoặc cá nhân không liên quan có thể tặng, nhưng để cho kết hợp được tốt, người cho có thể tặng một phần gan của họ. Loại cấy ghép này được gọi là ghép sống. Cá nhân hiến tặng một phần gan của họ có thể sống một cuộc sống khỏe mạnh với gan còn lại.

Một ca ghép gan có thể được cấy ghép toàn bộ hoặc một phần của lá gan. Bởi vì gan là cơ quan duy nhất trong cơ thể có thể tái sinh, một phần gan cấy ghép có thể tạo lại năng lực hoạt động bình thường trong tuần sau ghép.

Điều kiện để được ghép gan

Đối với người nhận gan

Không phải bất kỳ người bệnh nào đến trung tâm ghép gan cũng đều có thể tiến hành ghép. Người bệnh sẽ được đánh giá một số điều kiện ghép gan nhất định:

– Có bệnh gan nặng mà chữa bằng những phương pháp khác không hiệu quả

– Không mắc các bệnh tim hoặc phổi nghiêm trọng. Nếu mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính cần phải được theo dõi và chú ý

– Sàng lọc không có ung thư nào khác (ngoài ung thư gan)

– Không uống rượu hoặc sử dụng chất kích thích

– Sẵn sàng với việc uống thuốc suốt đời sau khi phẫu thuật

Đối với người hiến gan

– Hoàn toàn tự nguyện

– Sức khỏe tốt – về cả thể chất lẫn tinh thần

– Độ tuổi từ 18 – 60

– Chỉ số BMI dưới 35

– Nhóm máu tương thích với người nhận

– Không mắc bệnh liên quan đến nội tạng, ví dụ như bệnh tim hay sỏi thận…

– Không bị ung thư, HIV hay viêm gan

– Không bị nhiễm trùng mãn tính

– Không lạm dụng chất kích thích

Ghép gan được tiến hành như thế nào ?

Nếu người bệnh thể trạng yếu, bác sĩ có thể yêu cầu nhập viện để theo dõi. Người bệnh sẽ được thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết, xem xét các yếu tố:

– Tình trạng sức khoẻ và các loại thuốc đang uống

– Thói quen sinh hoạt (ví dụ: Uống rượu, dùng chất kích thích hoặc hút thuốc)

– Các thành viên trong gia đình và hệ thống hỗ trợ

Người bệnh và người cho gan được làm các xét nghiệm để đánh giá xem có đủ điều kiện để thực hiện ghép gan hay không. Một ca ghép gan thường kéo dài từ 6-12 giờ.

Sau khi phẫu thuật, người cho và người nhận gan đều phải được theo dõi sức khỏe trước khi về nhà. Đối với người hiến, thông thường thời gian theo dõi là khoảng 10 ngày sau phẫu thuật. Đối với người nhận, thời gian theo dõi trung bình là 30 ngày.

Bác sĩ sẽ làm xét nghiệm định kỳ để chắc chắn rằng gan mới hoạt động tốt. Người được ghép gan sẽ phải uống thuốc chống thải ghép suốt đời, giúp cơ thể chấp nhận lá gan mới. Thông thường, hệ thống miễn dịch giúp con người khỏe mạnh bằng việc tấn công các vật thể xâm nhập từ ngoài vào, vì vậy hệ miễn dịch có xu hướng đào thải vật ghép. Do đó, để tránh xảy ra việc đào thải lá gan mới, cần ức chế khả năng miễn dịch.

Biến chứng sau phẫu thuật ghép gan

Hai biến chứng sau mổ thường gặp nhất là thải ghép và nhiễm trùng. Cơ thể luôn đào thải vật lạ. Gan mới này bị xem là vật lạ nên hệ miễn dịch lập tức tấn công và tiêu diệt nó.

70% bệnh nhân ghép gan đều có hiện tượng thải ghép ở nhiều mức độ. Vì vậy luôn phải dùng thuốc ức chế miễn dịch để chống lại sự thải ghép này. Khi đó người nhận gan bị đặt vào tình huống nguy cơ nhiễm trùng rất cao do hệ miễn dịch bị suy yếu.

Tuy nhiên theo thời gian nguy cơ này giảm dần và hầu hết các nhiễm trùng có thể kiểm soát được nếu xảy ra. Thuốc ức chế miễn dịch phải dùng suốt đời. Nếu không bị thải ghép, gan người nhận (và phần gan còn lại của người cho) sẽ đạt được kích thước bình thường sau vài tuần.

Benh.vn (tổng hợp)

Bài viết Ghép gan được tiến hành như thế nào – Điều kiện để được ghép gan đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/ghep-gan-duoc-tien-hanh-nhu-the-nao-dieu-kien-de-duoc-ghep-gan-3466/feed/ 0