Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Wed, 19 Dec 2018 04:52:13 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Tổng quan về bệnh Rối loạn ý thức https://benh.vn/roi-loan-y-thuc-2462/ https://benh.vn/roi-loan-y-thuc-2462/#respond Mon, 04 Jun 2018 04:14:31 +0000 http://benh2.vn/roi-loan-y-thuc-2462/ Ý thức là một hoạt động tổng hợp các quá trình tâm thần khác nhau, có đặc tính phản ánh ở mức cao nhất, toàn diện và chính xác nhất hiện thực khách quan. Tóm lại đó là toàn bộ sự hiểu biết của con người về thiên nhiên, xã hội và bản thân. Rối loạn y thức thể hiện trên nhiều mặt của cuộc sống xã hội con người.

Bài viết Tổng quan về bệnh Rối loạn ý thức đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>

Bệnh lý rối loạn ý thức thường gặp nhưng biểu hiện không rõ ràng, rất nhiều người không hề biết mình có mắc rối loạn ý thức. Hãy cùng benh.vn tìm hiểu về căn bệnh này và cách điều trị, phòng ngừa.

I. Khái niệm chung về ý thức

1. Theo nghĩa rộng (triết học, giáo dục học, tâm lý học):

a) Định nghĩa:

Ý thức là một hoạt động tổng hợp các quá trình tâm thần khác nhau, có đặc tính phản ánh ở mức cao nhất, toàn diện và chính xác nhất hiện thực khách quan. Tóm lại đó là toàn bộ sự hiểu biết của con người về thiên nhiên, xã hội và bản thân.

b) Cơ sở vật chất của ý thức là bộ não của con người.

Bộ não súc vật các cấp có tạo nên được ý thức không? Không, vì hoạt động tâm thần ở chúng chỉ phát triển đến mức tư duy cụ thể, đơn giản (vượn người: Ví dụ chúng có thể biết dùng que, trèo cao để hái quả). Chỉ ở con người mới có tư duy trừu tượng và cao hơn là ý thức.

c) Sự xuất hiện của ý thức.

Ý thức có phải là bẩm sinh không? Không, mà chỉ có cơ sở vật chất của ý thức (bộ não người) là bẩm sinh mà thôi.

Điều kiện để cho ý thức hình thành là thông qua lao động và lời nói, đó là phương tiện giao tiếp giữa người và người.

d) Cơ sở sinh lý học của ý thức.

Ý thức là một hoạt động tổng hợp toàn vẹn và phức tạp của hệ thần kinh từ cơ quan tiếp thu kích thích ngoại biên cho đến tận cùng của các phân tích quan ở vỏ não. Vỏ não làm nhiệm vụ phân tích, tổng hợp các kích thích hiện tại trong mối liên hệ phức tạp với dấu vết các kích thích cũ.

Điều kiện cơ bản để tồn tại hoạt động có ý thức là:

– Con người phải ở trong trạng thái tỉnh táo.

– Vỏ não phải ở trong trạng thái hưng phấn (nhờ quá trình hoạt hoá từ dưới vỏ mà chủ yếu là từ cấu tạo lưới đến vỏ não).

e) Cấu trúc của ý thức (từ thấp đến cao) bao gồm:

– Quá trình nhận thức cảm tính: Là cảm giác và tri giác, đem lại cho chúng ta hình ảnh của sự vật, hiện tượng. Những hình ảnh này cho chúng ta thấy được sự tồn tại của thế giới khách quan, làm ranh giới giữa thức và ngủ, giữa bình thường và bệnh lý.

– Nhận thức lý tính: Chủ yếu là tư duy, giúp con người nhận thức được các mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng. Mà những mối liên này có những cái mang tính quy luật, biểu thị được bản chất của sự vật (điều này không thể nhận biết được bằng cảm giác, tri giác). Chính nhờ nhận thức lý tính này đã mở rộng rất nhiều khả năng và phạm vi hiểu biết của con người.

– Hoạt động: Là bậc cao nhất của ý thức.

Phần lớn những hiểu biết, kiến thức của con người được truyền lại theo cơ chế lĩnh hội kinh nghiệm xã hội lịch sử và diễn ra trong quá trình hoạt động và giao tiếp.

Những kiến thức hiểu biết đó lại được đưa ra sử dụng trong hoạt động và mọi hoạt động của con người đều nhằm vào việc chinh phục đối tượng để thoả mãn nhu cầu. Cứ như vậy, kiến thức của nhân loại được nhân lên mãi.

2. Theo nghĩa trong lâm sàng Tâm thần học.

Ý thức được hiểu theo nghĩa hẹp hơn. Chủ yếu ở đây là nghiên cứu mức độ sáng sủa, tỉnh táo của tâm thần, nghiên cứu mức độ nhận thức của bệnh nhân về bản thân mình và mối liên hệ giữa bản thân mình với môi trường xung quanh. Bao gồm:

a) Định hướng không gian: Biết mình đang ở đâu, chỗ mình ở cách trung tâm thành phố bao xa…

b) Định hướng thời gian: Biết ngày, tháng, năm, giờ…

c) Định hướng bản thân: Biết lý lịch về bản thân mình, biết trạng thái bệnh tật của mình…

d) Định hướng về những người xung quanh: Biết những người xung quanh mình là ai, làm gì…

II. CÁC HỘI CHỨNG RỐI LOẠN Ý THỨC

Thường chia ra 2 loại lớn:

  • Các hội chứng ý thức bị loại trừ.
  • Các hội chứng ý thức bị mù mờ.

Sự phân chia này cũng chỉ có tính chất tương đối và quy ước, ví dụ nhiều triệu chứng của các hội chứng khác nhau lại có trong một trạng thái như trạng thái mê sảng – lú lẫn, trạng thái hoàng hôn còn định hướng… hoặc trong hội chứng ảo giác – Paranoid khó nhận định là ý thức có bị rối loạn không?.

1. Các hội chứng ý thức bị loại trừ

Dựa vào các tiêu chuẩn:

a) Năng lực định hướng.

b) Khả năng phản ứng trước kích thích của môi trường.

c) Các phản xạ thần kinh thể hiện mức độ bị ức chế.

d) Không có các triệu chứng tâm thần nặng như ảo giác, hoang tưởng, kích động…

– Tiến triển: Có thể xuất hiện và tiến triển từng mức độ từ hội chứng u ám đến hội chứng hôn mê hay có thể xuất hiện ngay hội chứng bán hôn mê hoặc hôn mê tùy theo cường độ tác động của nhân tố có hại đối với hoạt động của não.

– Thường gặp ở những bệnh nhân có tổn thương thực thể ở não và bệnh cơ thể có ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của não.

Các hội chứng ý thức bị loại trừ

2. Các hội chứng ý thức bị mù mờ (Có rối loạn tâm thần nặng kèm theo)

Các hội chứng này có 4 đặc điểm chung sau:

– Bệnh nhân tách rời khỏi thế giới bên ngoài: Tri giác khó khăn hoặc mất tri giác sự vật xung quanh.

– Bệnh nhân có rối loạn nhiều hoặc mất các năng lực định hướng.

– Tư duy rời rạc, phán đoán suy yếu hoặc không phán đoán được.

– Nhớ từng mảng hoặc quên các sự việc xảy ra trong cơn.

Các hội chứng ý thức bị mù mờ

Các hội chứng khác có thể gặp

Benh.vn

Bài viết Tổng quan về bệnh Rối loạn ý thức đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/roi-loan-y-thuc-2462/feed/ 0