Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Thu, 11 Apr 2024 04:03:44 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Hướng dẫn điều trị tràn mủ màng phổi của Bộ Y tế https://benh.vn/huong-dan-dieu-tri-tran-mu-mang-phoi-cua-bo-y-te-7274/ https://benh.vn/huong-dan-dieu-tri-tran-mu-mang-phoi-cua-bo-y-te-7274/#respond Sun, 03 Sep 2023 06:17:57 +0000 http://benh2.vn/huong-dan-dieu-tri-tran-mu-mang-phoi-cua-bo-y-te-7274/ Hướng dẫn điều trị tràn mủ màng phổi của Bộ Y tế

Bài viết Hướng dẫn điều trị tràn mủ màng phổi của Bộ Y tế đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Tràn mủ màng phổi (empyema) là sự tích tụ mủ trong khoang màng phổi. Bệnh nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm sẽ diễn biến xấu hoặc để lại di chứng nặng cho người bệnh.

Nguyên nhân tràn mủ màng phổi

Bệnh có thể do nhiều nguyên nhân: Viêm màng phổi, viêm phổi, áp xe phổi, phẫu thuật lồng ngực, chấn thương ngực, áp xe dưới hoành (áp xe gan, viêm phúc mạc khu trú…) vỡ vào khoang màng phổi hoặc kết hợp nhiều yếu tố gây nên. Vi khuẩn thƣờng gặp: Streptococcus pneumoniae, Staphylococcus aureus, Escheria coli, Klebsiella pneumoniae, Haemophilus influenzae…, có thể do nấm hoặc amíp.

Triệu chứng tràn mủ màng phổi

3.1. Lâm sàng

– Người bệnh có thể có tiền sử bệnh trước đó: Viêm phổi, áp xe phổi hoặc phẫu thuật lồng ngực…

– Sốt: Đột ngột sốt cao, dao động. Sốt nhẹ kéo dài thường xảy ra ở người suy giảm miễn dịch hoặc đã dùng kháng sinh.

– Ho khan hoặc khạc đờm, mủ.

– Khó thở.

– Đau ngực bên tổn thương.

– Thăm khám: Hội chứng nhiễm khuẩn, thiếu máu, dấu hiệu mất nước: Da khô, tiểu ít…

– Khám có thể thấy thành ngực bên bệnh lý phồng, kém hoặc không di động, gõ đục, rung thanh giảm hoặc mất, rì rào phế nang giảm.

– Chọc thăm dò dịch màng phổi điển hình thấy mủ, đôi khi có màu đục, vàng, xanh hoặc màu nâu; mùi thối (gợi ý vi khuẩn kỵ khí) hoặc không.

3.2. Cận lâm sàng

– Số lượng bạch cầu máu ngoại vi tăng, tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính tăng, CRP tăng.

– Chụp X-quang lồng ngực: Có hình ảnh tràn dịch màng phổi.

– Siêu âm khoang màng phổi: Hình ảnh tràn dịch, dịch tăng tỷ trọng, hình ảnh tràn dịch với nhiều vách ngăn.

– Chụp cắt lớp vi tính: giúp xác định rõ vị trí, mức độ bệnh, tổn thương nhu mô phổi, vị trí và đường vào ổ mủ màng phổi đặc biệt trong trường hợp tràn mủ màng phổi khu trú, đa ổ.

– Xét nghiệm dịch màng phổi: tế bào học (nhiều bạch cầu đa nhân, thường > 60%, có tế bào thoái hoá), vi khuẩn học (soi tươi, nhuộm Gram, cấy dịch màng phổi tìm vi khuẩn gây bệnh và làm kháng sinh đồ).

– Cấy máu tìm vi khuẩn gây bệnh.

4. Điều trị tràn mủ màng phổi

4.1. Nguyên tắc điều trị

– Mọi trường hợp chẩn đoán mủ màng phổi phải được điều trị nội trú tại bệnh viện, ở các khoa có điều kiện đặt ống dẫn lưu màng phổi.

– Dẫn lưu mủ sớm, hút áp lực âm liên tục và rửa màng phổi hàng ngày với Natri clorua 0,9%. Khi mủ đặc, dẫn lưu kém, hoặc có hình ảnh vách hóa khoang màng phổi có chỉ định bơm streptokinase vào khoang màng phổi.

– Kháng sinh đường toàn thân.

– Điều trị triệu chứng: giảm đau, hạ sốt, đảm bảo dinh dưỡng, bồi phụ nước điện giải.

– Phát hiện và điều trị các ổ nhiễm khuẩn nguyên phát, các bệnh phối hợp nếu có.

– Có thể nội soi can thiệp khoang màng phổi sớm để giải phóng ổ mủ, bơm rửa khoang màng phổi, phát hiện và xử lý lỗ rò phế quản – màng phổi và có thể bóc vỏ màng phổi qua nội soi.

– Vật lý trị liệu phục hồi chức năng hô hấp sớm.

4.2. Điều trị kháng sinh

a) Nguyên tắc dùng kháng sinh

– Dùng kháng sinh theo kinh nghiệm ngay sau khi lấy bệnh phẩm chẩn đoán vi sinh vật.

– Phối hợp từ 2 kháng sinh trở lên, theo đường tĩnh mạch hoặc tiêm bắp.

– Liều cao ngay từ đầu.

– Thay đổi kháng sinh dựa theo diễn biến lâm sàng và kháng sinh đồ nếu có.

– Thời gian dùng kháng sinh từ 4 – 6 tuần.

b) Các loại kháng sinh có thể dùng khi chưa có kết quả xét nghiệm vi sinh vật và kháng sinh đồ như sau:

– Penicilin G 1 triệu đơn vị, liều 10 – 50 triệu đơn vị/ngày tuỳ theo tình trạng và cân nặng của người bệnh, pha truyền tĩnh mạch chia 3 – 4 lần/ngày, kết hợp với 1 kháng sinh nhóm aminoglycosid:

+ Gentamicin 80mg: 3-5 mg/kg/ngày tiêm bắp 1 lần

+ Hoặc amikacin 500mg: 15 mg/kg/ngày tiêm bắp 1 lần hoặc pha truyền tĩnh mạch trong 250ml Natri clorid 0,9%.

Hoặc kết hợp với 1 kháng sinh nhóm quinolon:

+ Levofloxacin 750mg/ngày truyền tĩnh mạch.

+ Moxifloxacin 400mg/ngày.

+ Ciprofloxacin 800mg/ngày.

– Nếu nghi vi khuẩn tiết beta-lactamase, lựa chọn các kháng sinh sau và kết hợp với kháng sinh nhóm aminoglycosid nhƣ ở trên:

+ Amoxicilin-clavulanat: 3 – 6g/ngày, tiêm tĩnh mạch chia 3 – 6 lần

+ Hoặc ampicilin-sulbactam: 3 – 6g/ngày, tiêm tĩnh mạch chia 3 – 6 lần.

– Nếu nghi ngờ do vi khuẩn Gram-âm thì dùng cephalosporin thế hệ 3 kết hợp với kháng sinh nhóm aminoglycosid, lựa chọn:

+ Cefotaxim 3 – 6 g/ngày, tiêm tĩnh mạch chia 3 đến 6 lần

+ Hoặc ceftazidim 3 – 6 g/ngày, tiêm tĩnh mạch chia 3 đến 6 lần.

– Nếu nghi ngờ do vi khuẩn kỵ khí lựa chọn kết hợp kháng sinh nhóm beta-lactam như trên với metronidazol hoặc clindamycin:

+ Metronidazol liều 1- 1,5g/ngày, truyền tĩnh mạch chia 2-3 lần/ngày

+ Hoặc clindamycin 1,8g/ngày truyền tĩnh mạch chia 3 lần.

– Nếu tràn mủ màng phổi do nhiễm khuẩn mắc phải bệnh viện, khi chưa có kết quả kháng sinh đồ có thể dùng kháng sinh:

+ Ceftazidim 3-6g/ngày chia 3 – 6 lần

+ Hoặc piperacilin-tazobactam 4,5g x 3 lần/ngày

+ Hoặc imipenem 2-4g/ngày chia 4 lần/ngày

+ Hoặc meropenem 3-6g/ngày chia 3-6 lần/ngày.

Kết hợp kháng sinh nhóm aminoglycosid hoặc quinolon, metronidazol với liều lượng như trên. Điều chỉnh kháng sinh theo diễn biến lâm sàng và kết quả kháng sinh đồ.

– Nếu nghi ngờ do tụ cầu, lựa chọn:

+ Oxacilin 6 – 12g/ngày

+ Hoặc vancomycin 1-2 g/ngày.

Kết hợp với amikacin (15 mg/kg/ngày) khi nghi do tụ cầu kháng thuốc.

– Nếu do amíp thì dùng metronidazol 1,5g/ngày, truyền tĩnh mạch chia 3 lần mỗi ngày kết hợp với kháng sinh khác.

– Chú ý xét nghiệm creatinin máu 2 lần trong một tuần đối với người bệnh có sử dụng thuốc nhóm aminoglycosid để theo dõi tác dụng phụ trên thận và điều chỉnh liều thuốc kháng sinh.

4.3. Đánh giá điều trị

– Tiến triển tốt: Người bệnh hết sốt, lượng mủ qua ống dẫn lưu giảm, tổn thương trên X-quang phổi thuyên giảm → tiếp tục kháng sinh cho đủ 4 – 6 tuần.

– Tiến triển không tốt: Còn sốt, ống dẫn lưu màng phổi ra mủ kéo dài, X- quang phổi không cải thiện → thay kháng sinh (dựa vào kết quả cấy vi khuẩn mủ màng phổi và kháng sinh đồ nếu có), tìm các ổ mủ khác trong khoang màng phổi chưa được dẫn lưu.

5. Dự phòng tràn mủ màng phổi

– Điều trị tốt các ổ nhiễm khuẩn tai mũi họng, răng hàm mặt.

– Tiêm vaccine phòng cúm mỗi năm 1 lần, phòng phế cầu 5 năm 1 lần cho những trường hợp có bệnh phổi mạn tính, suy tim, tuổi trên 65 hoặc đã cắt lách.

– Không hút thuốc lá, thuốc lào.

– Giữ ấm cổ, ngực trong mùa lạnh.

Tài liệu tham khảo

1. Tràn mủ màng phổi. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội khoa. Nhà xuất bản y học, 2011, 383-386.

2. Guidelines for antimicrobial usage. Cleverland Clinic, 2011-2012.

3. Sahn SA (2007).“Diagnosis and management of parapneumonic effusions and

empyema”, Clin Infect Dis, 45(11):1480-6.

4. Davies HE, Davies RJ, Davies CW. BTS Pleural Disease Guideline Group. Management of pleural infection in adults: British Thoracic Society Pleural Disease Guideline 2010. Thorax. 2010;65(Suppl 2):ii41–ii53.

5. Ahmed AE, Yacoub TE. Empyema thoracis. Clin Med Insights Circ Respir Pulm Med. 2010 Jun 17;4:1-8.

Bài viết Hướng dẫn điều trị tràn mủ màng phổi của Bộ Y tế đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/huong-dan-dieu-tri-tran-mu-mang-phoi-cua-bo-y-te-7274/feed/ 0
Điều trị bệnh viêm phổi liên quan đến máy thở Bộ Y Tế ban hành https://benh.vn/dieu-tri-benh-viem-phoi-lien-quan-den-may-tho-bo-y-te-ban-hanh-7272/ https://benh.vn/dieu-tri-benh-viem-phoi-lien-quan-den-may-tho-bo-y-te-ban-hanh-7272/#respond Wed, 15 Mar 2023 06:17:54 +0000 http://benh2.vn/dieu-tri-benh-viem-phoi-lien-quan-den-may-tho-bo-y-te-ban-hanh-7272/ Điều trị bệnh viêm phổi liên quan đến máy thở Bộ Y Tế ban hành

Bài viết Điều trị bệnh viêm phổi liên quan đến máy thở Bộ Y Tế ban hành đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bệnh viêm phổi liên quan đến máy là bệnh lý nhiễm khuẩn bệnh viện rất thường gặp trong khoa hồi sức, với tỷ lệ 8-10% người bệnh điều trị tại khoa hồi sức, và 27% trong số người bệnh được thở máy. Tỷ lệ tử vong khoảng 20-50% theo nhiều nghiên cứu, thậm chí có thể tới 70% khi nhiễm các vi khuẩn đa kháng.

Tiếp theo bài viết về ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI LIÊN QUAN ĐẾN MÁY THỞ PHẦN 1

Làm tăng tỷ lệ tử vong, kéo dài thời gian thở máy, thời gian nằm viện và tăng chi phí điều trị

4. Điều trị bằng kháng sinh

4.1. Nguyên tắc lựa chọn kháng sinh

– Xem xét kỹ các yếu tố sau để lựa chọn kháng sinh thích hợp:

+ Cơ địa người bệnh, các yếu tố nguy cơ và bệnh lý kèm theo.

+ Các kháng sinh đã dùng trước đó.

+ Mức độ tổn thương phổi.

+ Dịch tễ học, mức độ nhạy cảm của các chủng vi khuẩn tại từng khoa, bệnh viện.

+ Viêm phổi bệnh viện sớm hay muộn.

– Kháng sinh lựa chọn theo kinh nghiệm cần được cho sớm (tốt nhất sau khi lấy các bệnh phẩm như dịch phế quản, máu… làm xét nghiệm vi sinh), đúng – đủ liều, sau đó điều chỉnh theo đáp ứng lâm sàng và kết quả xét nghiệm vi sinh.

4.2. Xử trí ban đầu và vận chuyển cấp cứu

– Người bệnh mắc viêm phổi liên quan đến thở máy thường đang được điều trị tại các cơ sở Hồi sức – Cấp cứu. Trường hợp đang được điều trị hoặc chăm sóc dài ngày tại các cơ sở y tế khác, người bệnh cần được vận chuyển sớm và an toàn đến các khoa Hồi sức cấp cứu để được điều trị và theo dõi sát.

– Trước khi vận chuyển, cần chỉ định sớm kháng sinh theo kinh nghiệm liều đầu tiên (dựa trên cơ địa và định hƣớng sơ bộ trên lâm sàng). Ngoài ra, người bệnh phải đƣợc đánh giá cụ thể tình trạng hô hấp để chỉ định phương thức thở máy phù hợp.

– Trong quá trình vận chuyển phải đảm bảo mạch, huyết áp và tình trạng hô hấp ổn định (dịch truyền, thông khí với máy thở vận chuyển chuyên dụng hoặc bóp bóng qua ống nội khí quản/canuyn mở khí quản). Tên, liều và thời gian sử dụng thuốc kháng sinh phải được ghi đầy đủ trong tóm tắt bệnh án chuyển viện (hoặc giấy chuyển viện).

4.3. Điều trị kháng sinh tại bệnh viện

a) Kháng sinh điều trị viêm phổi bệnh viện trong trường hợp không có nguy cơ nhiễm vi khuẩn đa kháng

– Điều trị kháng sinh kinh nghiệm với: Tụ cầu nhạy methicilin, Streptococcus pneumoniae, Hemophilus influenzae, vi khuẩn Gram-âm đƣờng ruột nhạy với kháng sinh.

– Lựa chọn một trong số các kháng sinh:

+ Ceftriaxone.

+ Quinolon (levofloxacin, moxifloxacin, ciprofloxacin). + Ampicilin-sulbactam, hoặc ertapenem.

b) Viêm phổi liên quan đến thở máy có nguy cơ nhiễm các vi sinh vật đa kháng

– Các yếu tố nguy cơ nhiễm vi sinh vật đa kháng thuốc:

+ Người bệnh đã từng nhập viện >2 ngày trong vòng 90 ngày gần đây.

+ Nằm điều trị ở các cơ sở chăm sóc dài ngày.

+ Lọc máu chu kỳ trong vòng 30 ngày.

+ Đang điều trị tiêm truyền tại nhà.

+ Có người thân trong gia đình bị nhiễm vi khuẩn đa kháng.

+ Điều trị kháng sinh trong vòng 90 ngày gần đây.

+ Đang nằm viện >5 ngày (không nhất thiết điều trị tại khoa Hồi sức).

+ Đang điều trị tại bệnh viện hoặc môi trường khác có lƣu hành vi khuẩn có tính đề kháng cao.

+ Người bệnh có bệnh lý suy giảm miễn dịch, hoặc đang dùng thuốc gây suy giảm miễn dịch.

– Điều trị tập trung vào các tác nhân: Tụ cầu kháng methicilin, P. aeruginosa, Acinetobacter, Klebsiella, Enterobacter, Serratia, Stenotrophonas, Burkhoderia cepacia.

– Lựa chọn 1 loại kháng sinh nhóm A kết hợp với 1 kháng sinh nhóm B; cân nhắc thêm nhóm C hoặc D, tùy theo định hƣớng tác nhân gây bệnh (nếu vi khuẩn sinh ESBL: Carbapenem kết hợp với fluoroquinolon).

Nhóm A:

+ Cephalosporin kháng trực khuẩn mủ xanh (cefepim, ceftazidim).

+ Carbapenem kháng trực khuẩn mủ xanh (imipenem, meropenem).

+ Beta-lactam có hoạt tính ức chế beta-lactamase (piperacillin- tazobactam).

Nhóm B:

+ Fluoroquinolon kháng trực khuẩn mủ xanh (ciprofloxacin,levofloxacin). + Aminoglycosid (amikacin, gentamycin, tobramycin).

Nhóm C (nếu nghi ngờ tụ cầu kháng methicilin):

+ Linezolid.

+ Vancomycin.

+ Teicoplanin.

Nhóm D (nếu nghi ngờ nhiễm nấm):

+ Khi sử dụng kháng sinh phổ rộng > 7 ngày, hoặc cơ địa suy giảm miễn dịch.

+ Thuốc chống nấm: Fluconazol, itraconazol, amphotericin B, caspofungin. Điều chỉnh liều theo kết quả vi sinh vật và đáp ứng lâm sàng.

Chú ý:

+ Người bệnh suy thận cần điều chỉnh theo mức lọc cầu thận, kết quả định

lượng kháng sinh trong máu (nếu có) và tình trạng người bệnh.

+ Nếu viêm phổi liên quan đến thở máy muộn, đã đƣợc khẳng định hoặc có nguy cơ nhiễm vi khuẩn Gram-âm đa kháng: Colistin kết hợp với carbapenem, fluoroquinolon, rifampicin…

c) Theo dõi và thời gian điều trị kháng sinh:

– Tiến hành điều trị theo kinh nghiệm dựa trên định hƣớng ban đầu, đánh giá lại sau 48 – 72 giờ, hay tới khi có kết quả nuôi cấy vi sinh.

– Liệu trình kháng sinh phải đƣợc xem xét lại tại các thời điểm sau 3 ngày, 5 ngày, 7 ngày điều trị. Đáp ứng tốt: Điểm CPIS (Clinical Pulmonary Infection Score) giảm, cải thiện sốt, cải thiện tỷ lệ PaO2/FiO2, bạch cầu giảm, procalcitonin giảm, tính chất đờm mủ giảm, tổn thƣơng trên phim X quang phổi có cải thiện.

– Đánh giá và theo dõi hàng ngày về các triệu chứng lâm sàng, xét nghiệm máu, xét nghiệm vi sinh:

+ Triệu chứng lâm sàng cải thiện nhanh, kết quả nuôi cấy vi khuẩn âm tính: Xem xét ngừng kháng sinh hoặc rút ngắn liệu trình kháng sinh.

+ Khi đã có kết quả cấy xác định đƣợc vi khuẩn gây bệnh và các triệu chứng lâm sàng có cải thiện: Điều chỉnh phác đồ kháng sinh (liệu pháp “điều trị xuống thang”) dựa trên kết quả vi sinh vật và độ nhạy cảm của vi khuẩn. Cân nhắc làm lại xét nghiệm vi sinh định kỳ, để có bằng chứng về hiệu quả điều trị.

+ Không thấy có dấu hiệu cải thiện tình trạng nhiễm khuẩn phổi: Loại trừ các biến chứng (ví dụ: Áp xe, tràn mủ màng phổi…) và các nguyên nhân khác (kể cả nguyên nhân nhiễm khuẩn và không nhiễm khuẩn). Ngoài ra, phải đánh giá lại đối với các vi khuẩn gây bệnh kháng kháng sinh mà phác đồ kháng sinh ban đầu không bao phủ đƣợc, hoặc nồng độ kháng sinh chƣa thỏa đáng. Cân nhắc làm lại các xét nghiệm vi sinh nếu cần thiết.

– Thời gian điều trị ngắn (khoảng 7-10 ngày): Tụ cầu, Hemophilus influenzae.

– Thời gian điều trị dài (ít nhất 14 – 21 ngày):

+ Tổn thương nhiều thùy.

+ Cơ địa suy dinh dưỡng.

+ Có tổn thương dạng ổ, dạng khoang.

+ Viêm phổi có hoại tử do vi khuẩn Gram-âm.

+ Kết quả định danh vi khuẩn: P. aeruginosa, Acinetobacter spp. 4.4. Liều dùng, đường dùng cụ thể của một số kháng sinh

– Liều dùng và đường dùng cụ thể của một số kháng sinh được thể hiện trong Bảng II.9.

Bảng II.9. Liều dùng, đường dùng cụ thể của một số kháng sinh

Loại kháng sinh

Cách sử dụng

Ceftriaxon

1-2g x 1 lần/ngày, tối đa 4g chia 2 lần/ngày. Dùng đường tĩnh mạch.

Cefepim

Ceftazidim

1-2g mỗi 8 giờ. Dùng đường tĩnh mạch.

Ampicilin-sulbactam

1,5-3g mỗi 6 giờ, dùng đường tĩnh mạch. Tối đa 4,5g mỗi 6 giờ.

Imipenem

0,5 – 1g mỗi 6 giờ, tối đa 4g/ngày, truyền tĩnh mạch trong 3-4 giờ.

Meropenem

0,5 – 1g mỗi 8 giờ, tối đa 2g mỗi 8 giờ, đường tĩnh mạch.

Piperacillin-tazobactam

4,5g mỗi 6 giờ, truyền tĩnh mạch.

Levofloxacin

750 mg/ngày, truyền tĩnh mạch.

Moxifloxacin

400mg/ngày, truyền tĩnh mạch.

Ciprofloxacin

400mg mỗi 8-12 giờ, tối đa 1200mg/ngày, truyền tĩnh mạch.

Amikacin

Liều thường dùng 15 – 20 mg/kg x 1 lần/ngày, truyền tĩnh mạch. Nhiễm khuẩn nặng có thể tăng đến 28 mg/kg/ngày, phải giảm sát nồng độ đáy (< 1μg/ml).

Tobramycin

Liều thường dùng 3 – 5 mg/kg x 1 lần/ngày, truyền tĩnh mạch. Nhiễm khuẩn nặng có thể tăng đến 7 mg/kg, phải giám sát nồng độ đáy (< 1μg/ml).

Gentamicin

Liều thường dùng 3 – 5 mg/kg x 1 lần/ngày, truyền tĩnh mạch. Nhiễm khuẩn nặng có thể tăng đến 7mg/kg, phải giám sát nồng độ đáy (< 1μg/ml).

Linezolid

600mg x 2 lần/ngày, dùng đƣờng uống hoặc đường tĩnh mạch.

Teicoplanin

Liều dùng: Khởi đầu 400mg/12 giờ x 3 liều đầu; liều duy trì 400mg/24 giờ; truyền tĩnh mạch trong 30 phút

Vancomycin

Liều dùng 1g/12 giờ. Nhiễm khuẩn nặng có thể tăng đến 1,5g/12 giờ trên người bệnh có độ thanh thải creatinin ≥ 90ml/phút, nên giám sát nồng độ đáy (từ 10-20 μg/ml).

Fluconazol

Liều đầu 400mg/ngày, sau đó duy trì 200mg/ngày, đường truyền, hoặc uống.

Itraconazol

200mg/12 giờ trong 2 ngày đầu (4 liều), truyền tĩnh mạch, sau đó 200mg/ngày trong 12 ngày, truyền trong 1 giờ.

Amphotericin B (dạng desoxycholate)

Truyền tĩnh mạch, liều ngày đầu 0,1 – 0,3 mg/kg/ngày, tăng liều 5 – 10mg/ngày cho tới liều 0,5 – 1mg/kg/ngày.

Caspofungin

Truyền tĩnh mạch chậm trong khoảng 1 giờ, liều nạp duy nhất (ngày thứ nhất của đợt điều trị) 70mg; sau đó mỗi ngày 50mg.

Thuốc khác: Colistin

– Chỉ định trong viêm phổi liên quan đến thở máy muộn, đã được khẳng

định hoặc có nguy cơ nhiễm vi khuẩn Gram-âm đa kháng.

– Không được sử dụng colistin đơn độc, nên phối hợp với các kháng sinh khác như carbapenem, rifampicin, fluoroquinolon…, kể cả khi vi khuẩn đã đề kháng với các kháng sinh này bởi vì tác dụng hiệp đồng đã được chứng minh.

– Phải dùng liều nạp, dùng 1 lần/ngày.

– Liều duy trì phải chia nhiều lần trong ngày, thường chia 2 – 3 lần/ngày. – Liều dùng cụ thể cần căn cứ trên lâm sàng và MIC của vi khuẩn.

5. Tiên lượng và biến chứng

5.1. Tiên lượng

Nặng nếu người bệnh có nguy cơ nhiễm các vi sinh vật đa kháng thuốc

– Người bệnh đã từng nhập viện >2 ngày trong vòng 90 ngày gần đây.

– Nằm điều trị ở các cơ sở chăm sóc dài ngày.

– Lọc máu chu kỳ trong vòng 30 ngày.

– Đang điều trị tiêm truyền tại nhà.

– Có người thân trong gia đình bị nhiễm vi khuẩn đa kháng.

– Điều trị kháng sinh trong vòng 90 ngày gần đây.

– Viêm phổi bệnh viện muộn (≥ 5 ngày).

– Đang nằm viện > 5 ngày (không nhất thiết điều trị tại khoa Hồi sức).

– Đang điều trị tại bệnh viện hoặc môi trường khác có lưu hành vi khuẩn có tính đề kháng cao.

– Người bệnh có bệnh lý suy giảm miễn dịch, hoặc đang dùng thuốc gây suy giảm miễn dịch.

5.2. Biến chứng

– Áp xe phổi.

– Hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS – acute respiratory distress syndrome).

– Viêm mủ màng phổi. – Nhiễm khuẩn huyết. – Sốc nhiễm khuẩn.

6. Dự phòng

6.1. Viêm phổi do hít phải

– Ưu tiên sử dụng thở máy không xâm nhập nếu không có chống chỉ định. – Rút ngắn thời gian thở máy.

– Dùng ống hút đờm kín và thay định kỳ.

– Hút đờm dưới thanh môn liên tục.

– Tư thế nửa ngồi (45o).

– Tránh tình trạng tự rút ống.

– Duy trì áp lực bóng chèn (cuff) tối ƣu.

– Tránh tình trạng căng giãn dạ dày quá mức.

– Tránh thay đường ống dây thở không cần thiết.

– Làm ẩm bằng HME (Heat and Moisture Exchangers).

– Tránh ứ đọng nƣớc đƣờng thở.

– Tránh vận chuyển người bệnh khi không cần thiết.

6.2. Viêm phổi do các vi khuẩn cư trú (colonization) gây bệnh

– Rửa tay thường quy đúng kỹ thuật và có hiệu quả.

– Tập huấn và đảm bảo đủ số lượng nhân viên, đặc biệt là điều dƣỡng chú ý công tác chăm sóc vệ sinh răng miệng, tư thế ngƣời bệnh.

– Tránh sử dụng kháng sinh không cần thiết.

– Dự phòng loét dạ dày do stress.

– Đặt nội khí quản đường miệng.

– Sử dụng kháng sinh ngắn ngày.

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Quốc Anh, Ngô Quý Châu. (2011), “Viêm phổi liên quan đến thở máy”, Hƣớng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội khoa. Nhà xuất bản Y học, Tr. 96-9.

2. Nguyễn Ngọc Quang (2011), “Nghiên cứu tình hình và hiệu quả điều trị viêm phổi liên quan đến thở máy”. Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú bệnh viện. Trƣờng Đại học Y Hà Nội.

3. Bùi Hồng Giang (2013). “Nghiên cứu đặc điểm vi khuẩn và điều trị nhiễm khuẩn bệnh viện tại khoa Hồi sức tích cực, bệnh viện Bạch Mai năm 2012”. Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ Y học. Trƣờng Đại học Y Hà Nội.

4. Alp E, Voss A. (2006), “Ventilator-associated pneumonia and infection control”, Annals of Clinical Microbiology and Antimicrobials, Pp. 5-7.

5. Antibiotic Essentials 2010. Physicians’ Press.

6. Australian Medicin Handbook. (2009), Anti-infectives.

7. Chastre J., Fagon J.Y. (2002), “Ventilator-associated pneumonia”, American Journal of Respiratory and Critical Care Medicine, Vol 165 (7), Pp. 867-903.

8. Koenig S.M., Truwit J.D. (2006), “Ventilator-associated pneumonia: Diagnosis, treatment and prevention”, Clinical Microbiology Review, Oct, Pp. 637-57.

9. Kollef M.H., Isakow W. (2012), “Ventilator-associated pneumonia”, The Washington Manual of Critical Care. second edition.

10. Pelleg A.Y., Hooper D.C. (2010), “Hospital Acquired- Infections due to gram-negative bacteria”, New England Journal Medicine (362), Pp. 1804-13.

11. The Sanford Guide to Antimicrobial Therapy 2010.

12. Therapeutic Guidelines Antibiotic 2010, “Respiratory tract infections: pneumonia”, version 14, Melbourne.

Bài viết Điều trị bệnh viêm phổi liên quan đến máy thở Bộ Y Tế ban hành đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/dieu-tri-benh-viem-phoi-lien-quan-den-may-tho-bo-y-te-ban-hanh-7272/feed/ 0
Bệnh viêm phổi liên quan đến máy thở theo hướng dẫn của Bộ Y Tế – Phần 1 https://benh.vn/benh-viem-phoi-lien-quan-den-may-tho-theo-huong-dan-cua-bo-y-te-7271/ https://benh.vn/benh-viem-phoi-lien-quan-den-may-tho-theo-huong-dan-cua-bo-y-te-7271/#respond Tue, 14 Mar 2023 06:17:53 +0000 http://benh2.vn/benh-viem-phoi-lien-quan-den-may-tho-theo-huong-dan-cua-bo-y-te-7271/ Bệnh viêm phổi liên quan đến máy thở theo hướng dẫn của Bộ Y Tế

Bài viết Bệnh viêm phổi liên quan đến máy thở theo hướng dẫn của Bộ Y Tế – Phần 1 đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bệnh viêm phổi liên quan đến máy thở theo hướng dẫn của Bộ Y Tế. Tổng quan các thông tin theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y Tế.

1. Đại cương

Định nghĩa: Viêm phổi liên quan đến thở máy (Ventilator Associated Pneumonia – VAP), được định nghĩa là nhiễm khuẩn nhu mô phổi xảy ra sau 48 giờ kể từ khi người bệnh được thở máy (qua ống nội khí quản, hoặc canuyn mở khí quản), người bệnh không trong thời kỳ ủ bệnh tại thời điểm bắt đầu được thở máy.

Là bệnh lý nhiễm khuẩn bệnh viện rất thường gặp trong khoa hồi sức, với tỷ lệ 8-10% người bệnh điều trị tại khoa hồi sức, và 27% trong số người bệnh được thở máy. Tỷ lệ tử vong khoảng 20-50% theo nhiều nghiên cứu, thậm chí có thể tới 70% khi nhiễm các vi khuẩn đa kháng.

Làm tăng tỷ lệ tử vong, kéo dài thời gian thở máy, thời gian nằm viện và tăng chi phí điều trị.

2. Nguyên nhân và các yếu tố mang tính nguy cơ

2.1. Nguyên nhân

– Các vi sinh vật gây bệnh rất thay đổi phụ thuộc vào đặc điểm người bệnh trong từng khoa hồi sức, phương tiện chẩn đoán, thời gian nằm viện cũng như thời gian nằm điều trị tại khoa hồi sức, qui trình kiểm soát nhiễm khuẩn và các chính sách sử dụng kháng sinh tại đơn vị đó.

– Các nguyên nhân hay gặp trong viêm phổi liên quan đến thở máy sớm (< 5 ngày): Tụ cầu nhạy methicilin, Streptococcus pneumoniae, Hemophilus influenzae.

– Viêm phổi liên quan đến thở máy muộn (≥ 5 ngày): Tụ cầu kháng methicilin, P. aeruginosa, Acinetobacter baumannii, Stenotrophomonas maltophilia.

– Người bệnh đã dùng kháng sinh trước đó: Tụ cầu kháng methicilin, P. aeruginosa, Acinetobacter baumannii và các vi khuẩn Gram-âm đa kháng khác. Ngoài ra gần đây nấm là nguyên nhân rất đáng chú ý gây viêm phổi bệnh viện, đặc biệt ở những người bệnh có cơ địa suy giảm miễn dịch, sử dụng kháng sinh phổ rộng dài ngày.

2.2. Các yếu tố nguy cơ của viêm phổi liên quan đến thở máy

a) Yếu tố liên quan đến người bệnh

– Tuổi ≥ 60.

– Mức độ nặng của bệnh.

– Suy tạng.

– Dinh dưỡng kém hoặc giảm albumin máu.

– Đau bụng thượng vị hoặc có phẫu thuật vùng ngực. – Hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển.

– Bệnh phổi mạn tính.

– Bệnh lý thần kinh cơ.

– Chấn thương, bỏng.

– Hôn mê, suy giảm ý thức.

– Hít phải lượng thể tích lớn.

– Có vi khuẩn khu trú ở đường hô hấp trên.

– Vi khuẩn khu trú ở dạ dày và độ pH dịch vị. – Viêm xoang.

b) Yếu tố liên quan đến các biện pháp can thiệp

– Thời gian thở máy.

– Đặt lại nội khí quản.

– Thay đổi hệ thống dây thở thường xuyên. – Đặt ống thông dạ dày.

– Theo dõi thường xuyên áp lực nội sọ.

– Dùng thuốc an thần, giãn cơ.

– Dùng thuốc kháng H2, thuốc kháng acid. – Truyền > 4 đơn vị máu.

– Tư thế đầu, nằm ngửa.

– Vận chuyển ra ngoài khoa hồi sức.

c) Các yếu tố khác

Mùa: Mùa thu, mùa đông.

2.3. Yếu tố nguy cơ và các vi sinh vật đặc biệt

Bảng II.8. Yếu tố nguy cơ và các vi sinh vật đặc biệt

Vi sinh vật

Yếu tố nguy cơ

H. influenzae,

Moraxella catarrhalis,

S. pneumoniae

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, viêm phổi liên quan đến thở máy đợt sớm (xuất hiện sớm < 5 ngày sau khi đƣợc thở máy)

P. aeruginosa, Acinetobacter baumannii

Điều trị bằng corticoid, suy dinh dƣỡng, bệnh phổi (giãn phế quản, xơ nang phổi), viêm phổi liên quan đến thở máy muộn, có dùng kháng sinh trước đó

Tụ cầu

Hôn mê, chấn thương sọ não, phẫu thuật thần kinh, đái tháo đường, suy thận mạn, cúm

Vi khuẩn kỵ khí

Hít phải

Legionella

Hóa trị liệu, điều trị corticoid, bệnh lý ác tính, suy thận, giảm bạch cầu, lây nhiễm từ hệ thống nước bệnh viện

Aspergillus

Điều trị bằng corticoid, thuốc độc tế bào, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Candida albicans

Suy giảm miễn dịch, thuốc độc tế bào, sử dụng corticoid, kháng sinh phổ rộng dài ngày, người bệnh có lƣu các ống thông mạch máu dài ngày …

Influenza virus

Mùa đông, suy giảm miễn dịch, bệnh lý mạn tính tiềm ẩn, sống ở nơi có dịch cúm lưu hành …

Virus hợp bào hô hấp

Suy giảm miễn dịch, bệnh tim hoặc phổi mạn tính

3. Triệu chứng

3.1. Lâm sàng

Các triệu chứng xuất hiện sau 48 giờ kể từ khi được thở máy (qua ống nội khí quản hoặc qua canuyn mở khí quản).

– Dịch phế quản có mủ, đặc và số lượng nhiều hơn. – Sốt > 38oC hoặc < 35,5oC.

– Nghe phổi có ran bệnh lý.

3.2. Cận lâm sàng

– X quang có đám thâm nhiễm mới, tồn tại dai dẳng, hoặc thâm nhiễm tiến triển thêm sau 48 giờ kể từ khi thở máy.

– Tăng bạch cầu > 10G/l hoặc giảm bạch cầu < 4G/l.

– Procalcitonin tăng cao hơn.

– Cấy dịch hút phế quản >105 CFU/ml, hoặc

– Cấy dịch rửa phế quản phế nang > 104 CFU/ml, hoặc

– Cấy mẫu bệnh phẩm chải phế quản có bảo vệ > 103 CFU/ml.

– Giảm oxy hóa máu: Đánh giá dựa vào SpO2 (độ bão hòa oxy mạch nảy), hoặc chỉ số PaO2/FiO2 khi có kết quả khí máu động mạch.

XEM TIẾP: ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI LIÊN QUAN ĐẾN THỞ MÁY BỘ Y TẾ – PHẦN 2

Bài viết Bệnh viêm phổi liên quan đến máy thở theo hướng dẫn của Bộ Y Tế – Phần 1 đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-viem-phoi-lien-quan-den-may-tho-theo-huong-dan-cua-bo-y-te-7271/feed/ 0
Hướng dẫn điều trị nhọt của Bộ y tế https://benh.vn/huong-dan-dieu-tri-nhot-cua-bo-y-te-7284/ https://benh.vn/huong-dan-dieu-tri-nhot-cua-bo-y-te-7284/#respond Sat, 10 Apr 2021 06:18:09 +0000 http://benh2.vn/huong-dan-dieu-tri-nhot-cua-bo-y-te-7284/ Hướng dẫn điều trị nhọt của Bộ y tế

Bài viết Hướng dẫn điều trị nhọt của Bộ y tế đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Điều trị nhọt được Bộ y tế ban hành hướng dẫn cho các chuyên gia y tế áp dụng rộng rãi. Đây là hướng dẫn chung và có thể điều chỉnh cho phù hợp tới từng trường hợp bệnh.

dieu_tri_nhot

Tổng quan về Nhọt

Nhọt là một vấn đề khá thường gặp trên da và là vấn đề nhiễm khuẩn tại chỗ. Bác sỹ thường căn cứ vào mức độ bệnh để có hướng điều trị nhọt phù hợp.

Định nghĩa Nhọt

  • Nhọt (Furuncle) là tình trạng viêm cấp tính gây hoại tử nang lông và tổ chức xung quanh.
  • Bệnh thường gặp về mùa hè, nam nhiều hơn nữ. Mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh, tuy nhiên bệnh thường gặp hơn ở trẻ em.

Nguyên nhân gây Nhọt

Nguyên nhân gây nhọt là tụ cầu vàng (S. aureus). Bình thường vi khuẩn này sống ký sinh trên da nhất là các nang lông ở các nếp gấp như rãnh mũi má, rãnh liên mông… hoặc các hốc tự nhiên như lỗ mũi. Khi các nang lông bị tổn thương kết hợp với những điều kiện thuận lợi như tình trạng miễn dịch kém, suy dinh dưỡng, người bệnh mắc bệnh tiểu đường… vi khuẩn phát triển và gây bệnh.

Triệu chứng của Nhọt

Nhọt không giống như các vấn đề khác trên da như viêm da, mụn, trứng cá… bệnh có đặc trưng riêng về biểu hiện lâm sàng cũng như cận lâm sàng.

Triệu chứng lâm sàng của Nhọt

  • Biểu hiện ban đầu là sẩn nhỏ, màu đỏ ở nang lông sưng nề, chắc, tấy đỏ. Sau 2 ngày đến 3 ngày, tổn thương lan rộng hóa mủ tạo thành ổ áp xe ở giữa hình thành ngòi mủ. Đau nhức là triệu chứng cơ năng thường gặp nhất là ở các vị trí mũi, vành tai, đôi khi làm cho trẻ quấy khóc nhiều. Vị trí thường gặp là ở đầu, mặt, cổ, lưng, mông và chân, tay. Số lượng tổn thương có thể ít hoặc nhiều, kèm theo các triệu chứng toàn thân như sốt, mệt mỏi, hội chứng nhiễm khuẩn.
  • Bệnh có thể khỏi nhưng có thể kéo dài thành nhiều đợt liên tiếp.
  • Biến chứng nhiễm khuẩn huyết có thể gặp nhất là ở những người bệnh suy dinh dưỡng. Nhọt ở vùng môi trên, má có thể dẫn đến viêm tĩnh mạch xoang hang và nhiễm khuẩn huyết nặng.
  • Nhọt cụm còn gọi là nhọt bầy hay hậu bối là tình trạng nhiễm khuẩn cấp tính ở da gồm một số nhọt xếp thành đám. Bệnh thường gặp ở những người bị suy dinh dưỡng, giảm miễn dịch hoặc mắc các bệnh mạn tính như tiểu đường, hen phế quản, lao phổi.
  • Chẩn đoán chủ yếu dựa vào lâm sàng. Ở giai đoạn sớm cần chẩn đoán phân biệt với viêm nang lông, Herpes da lan tỏa, trứng cá và viêm tuyến mồ hôi mủ.

Xét nghiệm cận lâm sàng của Nhọt

  • Tăng bạch cầu trong máu ngoại vi.
  • Máu lắng tăng.
  • Procalcitonin có thể tăng, nhất là ở những người bệnh có nhiều tổn thương.
  • Xét nghiệm mô bệnh học: Ổ áp xe ở nang lông, cấu trúc nang lông bị phá vỡ, giữa là tổ chức hoại tử, xung quanh thâm nhập nhiều các tế bào viêm chủ yếu là bạch cầu đa nhân trung tính.
  • Nuôi cấy mủ có tụ cầu vàng phát triển.

Điều trị Nhọt và cách phòng bệnh

Điều trị nhọt sử dụng kháng sinh tại chỗ và các biện pháp vệ sinh kết hợp. Trong khi đó phòng bệnh nhọt thì tương đối đơn giản, mọi người đều có thể dễ dàng áp dụng.

Điều trị Nhọt

Vệ sinh cá nhân: Rửa tay thường xuyên tránh tự lây nhiễm ra các vùng da khác bằng xà phòng Lifebuoy, Septivon…

Ở giai đoạn sớm chưa có mủ: Tránh nặn, kích thích vào tổn thương.

Giai đoạn có mủ cần phẫu thuật rạch rộng làm sạch tổn thương.

Cần kết hợp điều trị tại chỗ và kháng sinh toàn thân.

Dung dịch sát khuẩn: Sát khuẩn ngày 2- 4 lần trong thời gian 10 -15 ngày. Có thể dùng một trong các dung dịch sát khuẩn sau:

  • Povidon-iodin 10%.
  • Hexamidin 0,1%.
  • Chlorhexidin 4%.

Thuốc kháng sinh bôi tại chỗ: Bôi thuốc lên tổn thương sau khi sát khuẩn, thời gian điều trị từ 7-10 ngày. Dùng một trong các thuốc sau:

  • Kem hoặc mỡ acid fucidic 2%, bôi 1- 2 lần ngày. + Mỡ Neomycin, bôi 2- 3 lần/ngày.
  • Kem Silver sulfadiazin 1%, bôi 1-2 lần/ngày.
  • Mỡ mupirocin 2% bôi 3 lần/ngày.
  • Erythromycin 1-2 lần/ngày.
  • Clindamycin 1-2 lần/ngày.

Kháng sinh toàn thân bằng một trong các kháng sinh sau:

  • Penicilin M (cloxacilin) 2g/ngày.
  • Amoxicilin-clavulanat.

Trẻ em 80 mg/kg/ngày chia 3 lần.

Người lớn 1,5-2 g/ngày chia 2 lần.

  • Roxithromycin viên 150mg:

Trẻ em 5-8 mg/kg/ngày chia 2 lần.

Ngƣời lớn 2 viên/ngày chia 2 lần.

  • Azithromycin 500 mg ngày đầu tiên, sau đó 250 mg/ngày x 4 ngày. + Pristinamycin:

Trẻ em 50 mg/kg/ngày, chia 2 lần.

Người lớn 2-3 g/ngày, chia 2 lần.

  • Acid fucidic viên 250 mg.

Trẻ em liều 30-50 mg/kg/ngày, chia 2 lần.

Người lớn 1-1,5 g/ngày, chia 2 lần.

  • Thời gian điều trị từ 7- 10 ngày.

Phòng bệnh Nhọt

  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ: cắt móng tay, rửa tay hàng ngày.
  • Tránh sử dụng các sản phẩm gây kích ứng da.
  • Nâng cao thể trạng.

Tài liệu tham khảo

1. Charles A Gropper, Karthik Krishnamurthy, (2010), Furunculosis, Treatment of skin diseases, Saunders Elsevier, Third Edition pp. 262-263

2. Dega H. (2001), Folliculites, furoncles et anthrax à staphylocoque doré, Thérapeutique dermatologique, Médecine-science – Flammarion, pp.288-293

3. Noah Craft. (2012), Superficial cutaneous infections and pyodermas Fitzpatrick’s Dermatology in general medecine Mc Graw Hill Eight Edition volume 2 pp. 2128- 2147.

4. Phạm Thiệp, Vũ Ngọc Thúy (2002). Thuốc, biệt dược và cách sử dụng, Nhà xuất bản y học

Bài viết Hướng dẫn điều trị nhọt của Bộ y tế đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/huong-dan-dieu-tri-nhot-cua-bo-y-te-7284/feed/ 0
Thủ tục để người lao động nhận tiền hỗ trợ vì ảnh hưởng của Covid-19 https://benh.vn/thu-tuc-de-nguoi-lao-dong-nhan-tien-ho-tro-vi-anh-huong-cua-covid-19-76193/ https://benh.vn/thu-tuc-de-nguoi-lao-dong-nhan-tien-ho-tro-vi-anh-huong-cua-covid-19-76193/#comments Tue, 21 Apr 2020 11:12:57 +0000 https://benh.vn/?p=76193 Đã có hướng dẫn thủ tục cho những đối tượng được hưởng trợ cấp theo gói hỗ trợ 62,000 tỷ đồng. Cụ thể điều kiện nằm trong diện hỗ trợ và các thủ tục cần làm chi tiết trong bài viết dưới đây

Bài viết Thủ tục để người lao động nhận tiền hỗ trợ vì ảnh hưởng của Covid-19 đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Đã có hướng dẫn thủ tục cho những đối tượng được hưởng trợ cấp theo gói hỗ trợ 62,000 tỷ đồng. Cụ thể điều kiện nằm trong diện hỗ trợ và các thủ tục cần làm chi tiết trong bài viết dưới đây

Người lao động vẫn trong chế độ hợp đồng lao động

Cụ thể, đối với người lao động có hợp đồng bị tạm nghỉ hoặc nghỉ việc không lương do doanh nghiệp gặp khó khăn bởi dịch Covid-19 sẽ được hỗ trợ 1,8 triệu đồng/tháng.

Ho-tro-nguoi-lao-dong-bi-anh-huong-boi-covid-19
Người lao động được hỗ trợ tối đa 1,8 triệu đồng/người /tháng

– Điều kiện để nhận trợ cấp do ảnh hưởng Covid 19

+ Người lao động làm việc theo chế độ HĐLĐ phải thỏa thuận tạm hoãn thực hiện HĐLĐ, nghỉ việc không hưởng lương từ 01 tháng liên tục trở lên do các doanh nghiệp gặp khó khăn bởi đại dịch Covid-19, không có doanh thu hoặc không có nguồn tài chính để trả lương tính từ 01/04/2020 đến hết ngày 30/06/2020

+ Có văn bản thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc không hưởng lương.
+ Đã tham gia BHXH bắt buộc đến trước thời điểm tạm hoãn hoặc nghỉ việc không hưởng lương.

– Thủ tục để nhận trợ cấp do ảnh hưởng Covid 19

+ NLĐ phải có đơn đề nghị hỗ trợ (theo mẫu của cơ quan chức năng) gửi đến chủ doanh nghiệp.
+ Đối với trường hợp doanh nghiệp có quy mô trên 100 lao động hoặc dưới 100 lao động thì người sử dụng lao động gửi hồ sơ đề nghị hỗ trợ lần lượt trực tiếp đến Sở LĐ-TB&XH, Phòng LĐ-TB&XH nơi đặt trụ sở, văn phòng đại diện.
>> Khi đã đủ điều kiện, người lao động có đơn đề nghị được hỗ trợ trong thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc không hưởng lương gửi đến người sử dụng lao động.
Sau khi nhận được đơn của người lao động, người sử dụng lao động lập bảng tổng hợp danh sách và công khai bảng tổng hợp danh sách tại doanh nghiệp; đề nghị tổ chức công đoàn cơ sở (nếu có) xác nhận; đề nghị cơ quan BHXH xác nhận.
Đối với người sử dụng lao động có quy mô dưới 100 người lao động, gửi hồ sơ đề nghị hỗ trợ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến phòng LĐ-TB&XH địa phương. Đối với người sử dụng lao động có quy mô từ 100 lao động trở lên thì gửi hồ sơ đề nghị hỗ trợ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến sở LĐ-TB&XH địa phương.

– Thời gian chờ giải quyết:

+ Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, cơ quan LĐ-TB&XH chủ trì, phối hợp với cơ quan tài chính, BHXH và các cơ quan liên quan thẩm định, trình chủ tịch UBND cùng cấp ban hành quyết định hỗ trợ.

+ Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày chủ tịch UBND quyết định, cơ quan tài chính có trách nhiệm chuyển tiền cho doanh nghiệp để thanh toán tiền hỗ trợ cho người lao động.
+ Trong thời hạn 5 ngày làm việc (đối với người sử dụng lao động có quy mô dưới 100 người lao động) và 10 ngày làm việc (đối với người sử dụng lao động có quy mô từ 100 người lao động trở lên) kể từ ngày cơ quan tài chính chuyển tiền, doanh nghiệp có trách nhiệm thanh toán đầy đủ cho người lao động đúng theo danh sách đã được cấp thẩm quyền phê duyệt.
Thu-tuc-hoc-tro-nguoi-lao-dong-bi-anh-huong-boi-covid-19
Những đối tượng được nhận hỗ trợ từu nhà nước do ảnh hưởng của Covid 19

Người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện nhận trợ cấp thất nghiệp

– Điều kiện để nhận trợ cấp do ảnh hưởng Covid 19

+ Phải chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc trong khoảng thời gian từ ngày 1/4/2020 đến hết ngày 30/6/2020

– Thủ tục để nhận trợ cấp do ảnh hưởng Covid 19

Đối với trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật; hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng muốn nhận được khoản tiền này, nộp hồ sơ đề nghị (theo mẫu của cơ quan chức năng) trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Trung tâm Dịch vụ việc làm thuộc Sở LĐ-TB&XH nơi đang cư trú.

Người lao động tự do không có giao kết hợp đồng

– Đối tượng: Người bán hàng rong; lao động thu gom rác; người làm nghề bốc vác, vận chuyển hàng hóa; lái xe máy hai bánh chở khách, xe xích lô; người bán lẻ vé số lưu động; người lao động tại các cơ sở dịch vụ ăn uống, lưu trú, du lịch, chăm sóc sức khỏe.

– Điều kiện để nhận trợ cấp do ảnh hưởng Covid 19

+ Không có đất sản xuất nông nghiệp;
+ Mất việc làm và không có thu nhập hoặc có thu nhập thấp hơn mức chuẩn nghèo quốc gia quy định tại Quyết định 59/2015 của Thủ tướng.
+ Có hộ khẩu thường trú hoặc có đăng ký tạm trú từ ba tháng trở lên trước ngày 01/4/2020 tại địa phương đề nghị hỗ trợ.

– Thủ tục để nhận trợ cấp do ảnh hưởng Covid 19

+ NLĐ tự do phải khai một biểu mẫu theo quy định của cơ quan chức năng và gửi UBND xã nơi cư trú hợp pháp.

– Thời gian chờ giải quyết:

+ Hàng tháng, lao động tự do có đủ điều kiện có nhu cầu hỗ trợ, trực tiếp kê khai theo mẫu gửi UBND xã nơi cư trú hợp pháp. UBND cấp xã tổ chức rà soát, đánh giá và lập danh sách với sự tham gia của đại diện các tổ chức chính trị – xã hội, đại diện cộng đồng dân cư; Niêm yết công khai trong 55 ngày làm việc tại trụ sở; Tổng hợp danh sách, kèm theo hồ sơ đề nghị của từng người lao động gửi phòng LĐ-TB&XH.
Trong thời gian 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, phòng LĐ-TB&XH thẩm định, trình chủ tịch UBND cấp huyện quyết định.

Các đối tượng hưởng trợ cấp thường niên

Các đối tượng chính sách và nhận trợ cấp hàng tháng như hộ nghèo, người có công với cách mạng liên hệ với cơ quan đã nhận trợ cấp để được trợ giúp thủ tục nhanh nhất.

Cap-nhat-covid-19-tai-Viet-nam-01
3 ngày liên tiếp không ghi nhận thêm ca mắc covid -19 mới tại Việt Nam

Tính đến 18h ngày 20/4/2020, Việt Nam không ghi nhận ca nhiễm nào mới. Tình hình dịch bệnh lắng xuống nhưng không được chủ quan vì chưa có thuốc đặc trị.

Bài viết Thủ tục để người lao động nhận tiền hỗ trợ vì ảnh hưởng của Covid-19 đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/thu-tuc-de-nguoi-lao-dong-nhan-tien-ho-tro-vi-anh-huong-cua-covid-19-76193/feed/ 2
Nghị định của Chính phủ về việc khai báo y tế toàn dân https://benh.vn/nghi-dinh-cua-chinh-phu-ve-viec-khai-bao-y-te-toan-dan-75725/ https://benh.vn/nghi-dinh-cua-chinh-phu-ve-viec-khai-bao-y-te-toan-dan-75725/#respond Tue, 14 Apr 2020 03:37:05 +0000 https://benh.vn/?p=75725 CHÍNH PHỦ ——- Số: 89/2018/NĐ-CP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— Hà Nội, ngày 25 tháng 6 năm 2018      NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT PHÒNG, CHỐNG BỆNH TRUYỀN NHIỄM VỀ KIỂM DỊCH Y TẾ […]

Bài viết Nghị định của Chính phủ về việc khai báo y tế toàn dân đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>

CHÍNH PHỦ
——-

Số: 89/2018/NĐ-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Hà Nội, ngày 25 tháng 6 năm 2018 

 

 

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT PHÒNG, CHỐNG BỆNH TRUYỀN NHIỄM VỀ KIỂM DỊCH Y TẾ BIÊN GIỚI

 

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm về kiểm dịch y tế biên giới.

 

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về thu thập thông tin, khai báo y tế, kiểm tra y tế, xử lý y tế đối với người, phương tiện vận tải nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh Việt Nam và thi thể, hài cốt (bao gồm cả tro cốt), mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người vận chuyển qua biên giới Việt Nam; giám sát, kiểm soát bệnh truyền nhiễm tại cửa khẩu; tổ chức kiểm dịch y tế biên giới và trách nhiệm trong việc thực hiện kiểm dịch y tế biên giới.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

  1. Hàng hóa thuộc diện kiểm dịch y tế là các sản phẩm hữu hình có khả năng mang tác nhân gây bệnh, mang trung gian truyền bệnh truyền nhiễm được nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh qua cửa khẩu kể cả bưu phẩm, bưu kiện, hàng tiêu dùng trên phương tiện vận tải.
  2. Kiểm dịch viên y tế là người thực hiện các hoạt động kiểm dịch y tế thuộc tổ chức kiểm dịch y tế biên giới bao gồm công chức, viên chức, nhân viên y tế và được gọi chung là kiểm dịch viên y tế.
  3. Mẫu vi sinh y học là các mẫu máu, huyết thanh, huyết tương, nước tiểu, phân, dịch tiết cơ thể người và các mẫu khác từ người có chứa chất lây nhiễm, các chủng vi sinh vật có khả năng gây bệnh cho người.
  4. Người khai báo y tế là người, chủ của hàng hóa, phương tiện vận tải, thi thể, hài cốt, tro cốt, mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người vận chuyển qua biên giới Việt Nam; người điều khiển phương tiện vận tải; đại lý làm thủ tục kiểm dịch y tế; người khác được chủ của hàng hóa, phương tiện vận tải, thi thể, hài cốt, tro cốt, mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người, chủ phương tiện vận tải ủy quyền thực hiện thủ tục kiểm dịch y tế.

 

Chương II

KIỂM DỊCH Y TẾ ĐỐI VỚI NGƯỜI

 

Điều 3. Đối tượng phải khai báo y tế

Người nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh Việt Nam phải khai báo y tế theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 4 Nghị định này.

Điều 4. Khai báo y tế và chấm dứt áp dụng việc khai báo y tế

  1. Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định việc khai báo y tế và chấm dứt áp dụng việc khai báo y tế.
  2. Khai báo y tế được áp dụng đối với một trong các trường hợp sau:
  3. a) Có quyết định công bố hoặc thông báo dịch bệnh truyền nhiễm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  4. b) Căn cứ tình hình dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, các bệnh mới nổi, các bệnh bùng phát hoặc cảnh báo nguy cơ xâm nhập dịch bệnh của cơ quan y tế có thẩm quyền từ các quốc gia, quốc tế.
  5. Chấm dứt áp dụng việc khai báo y tế đối với một trong các trường hợp sau:
  6. a) Có quyết định công bố hoặc thông báo hết dịch bệnh truyền nhiễm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  7. b) Căn cứ tình hình dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, hoặc thông báo hết cảnh báo dịch bệnh của cơ quan y tế có thẩm quyền từ các quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế.
  8. Tổ chức kiểm dịch y tế biên giới có trách nhiệm:
  9. a) Thông báo việc khai báo y tế và chấm dứt áp dụng khai báo y tế cho các cơ quan quản lý nhà nước tại cửa khẩu;­
  10. b) Niêm yết công khai văn bản khai báo y tế và chấm dứt áp dụng việc khai báo y tế tại cửa khẩu;
  11. c) Tổ chức hướng dẫn việc thực hiện khai báo y tế.

Điều 5. Nội dung của thông báo khai báo y tế và chấm dứt áp dụng việc khai báo y tế

  1. Thông báo khai báo y tế gồm nội dung chủ yếu sau:
  2. a) Tên bệnh truyền nhiễm cần phải áp dụng việc khai báo y tế;
  3. b) Đối tượng phải khai báo y tế;
  4. c) Thời điểm áp dụng việc khai báo y tế.
  5. Thông báo chấm dứt áp dụng việc khai báo y tế gồm nội dung chủ yếu sau:
  6. a) Tên bệnh truyền nhiễm cần phải chấm dứt áp dụng việc khai báo y tế;
  7. b) Thời điểm chấm dứt áp dụng việc khai báo y tế.

Điều 6. Thực hiện khai báo y tế

  1. Đối với người phải khai báo y tế:
  2. a) Nhận tờ khai y tế theo Mẫu số 01 Phụ lục kèm theo Nghị định này trên tàu bay, tàu thuyền, đại lý hàng hải, công ty du lịch hoặc nhân viên hướng dẫn du lịch ở trong nước và nước ngoài, tại khu vực dành cho khai báo y tế ở các cửa khẩu Việt Nam hoặc tại các cửa khẩu nước xuất cảnh hoặc lấy mẫu tờ khai y tế điện tử được cơ quan có thẩm quyền cung cấp;
  3. b) Thực hiện việc khai báo y tế theo các nội dung trong tờ khai y tế khi đến cửa khẩu Việt Nam làm thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh hoặc trước đó nhưng không sớm hơn 07 ngày kể từ thời điểm nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh;
  4. c) Nộp tờ khai y tế bằng giấy hoặc bằng phương thức điện tử cho kiểm dịch viên y tế tại cửa khẩu. Tờ khai y tế chỉ có giá trị cho một lần nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và được tổ chức kiểm dịch y tế biên giới lưu trữ trong thời gian 03 tháng kể từ thời điểm nhận tờ khai y tế.
  5. Ngôn ngữ trong khai báo y tế: được sử dụng dưới dạng song ngữ tiếng Việt và tiếng Anh, tùy theo tình hình dịch bệnh trên thế giới có thể sử dụng thêm các ngôn ngữ khác theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
  6. Tổ chức kiểm dịch y tế biên giới có trách nhiệm in, quản lý, hướng dẫn và phát hành miễn phí tờ khai y tế, tổ chức khai báo y tế theo hình thức điện tử.

Điều 7. Thu thập thông tin trước khi người nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh

  1. Kiểm dịch viên y tế thu thập thông tin từ các nguồn sau:
  2. a) Cổng thông tin điện tử quốc gia, cảng, cửa khẩu;
  3. b) Cơ quan quản lý cửa khẩu, cảng;
  4. c) Cơ quan y tế tại cảng, cửa khẩu;
  5. d) Hãng vận tải, chủ phương tiện vận tải, người trực tiếp điều khiển phương tiện vận tải; công ty du lịch, lữ hành; hướng dẫn viên du lịch;

đ) Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế, Tổ chức Y tế thế giới, Bộ Y tế và các nguồn thông tin khác.

  1. Thông tin cần thu thập:
  2. a) Thông tin chung về tình trạng sức khỏe của người nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh;
  3. b) Thông tin từ tờ khai y tế của người nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục kèm theo Nghị định này;
  4. c) Thông tin về tiêm chủng, áp dụng biện pháp dự phòng đối với người xuất phát từ hoặc đi, đến quốc gia, vùng lãnh thổ mà quốc gia, vùng lãnh thổ đó quy định bắt buộc phải tiêm chủng hoặc áp dụng biện pháp dự phòng trước khi xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;
  5. d) Thông tin về phương tiện vận tải chuyên chở người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh quy định tại Điều 13 Nghị định này;

đ) Thông tin về hàng hóa có khả năng phơi nhiễm với bệnh truyền nhiễm được quy định tại Điều 21 Nghị định này;

  1. e) Các thông tin khác có liên quan đến sức khỏe của người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh (nếu có).

Điều 8. Xử lý thông tin trước khi xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh

Kiểm dịch viên y tế thực hiện kiểm tra y tế theo quy định tại Điều 9, Điều 10 Nghị định này đối với người thuộc một trong các trường hợp sau:

  1. Người phải khai báo y tế theo quy định tại Điều 3 Nghị định này.
  2. Người có biểu hiện bất thường liên quan đến sức khỏe hoặc tăng thân nhiệt trong quá trình giám sát.
  3. Người đi cùng, tiếp xúc trực tiếp hoặc tiếp xúc gần (ngồi sát bên cùng hàng ghế hoặc trước, sau một hàng ghế trên cùng chuyến xe, toa tầu, máy bay, tầu thuyền) với người có biểu hiện bất thường liên quan đến sức khỏe hoặc tăng thân nhiệt trong quá trình giám sát.

Điều 9. Kiểm tra giấy tờ đối với người

  1. Đối tượng kiểm tra:
  2. a) Người thuộc các trường hợp theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định này;
  3. b) Người xuất phát từ hoặc đi đến quốc gia, vùng lãnh thổ mà quốc gia, vùng lãnh thổ đó quy định bắt buộc phải tiêm chủng hoặc áp dụng biện pháp dự phòng trước khi xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
  4. Loại giấy tờ kiểm tra:
  5. a) Tờ khai y tế trong trường hợp phải khai báo y tế;
  6. b) Giấy chứng nhận tiêm chủng quốc tế hoặc áp dụng biện pháp dự phòng (nếu có) khi có yêu cầu của Bộ Y tế hoặc cơ quan y tế có thẩm quyền của quốc gia, vùng lãnh thổ đi hoặc đến.
  7. Xử lý kết quả kiểm tra:
  8. a) Trường hợp người thuộc điểm a khoản 1 Điều này qua kiểm tra không có nghi ngờ mắc bệnh hoặc mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm, kiểm dịch viên y tế xác nhận ngay vào tờ khai y tế, kết thúc quy trình kiểm dịch. Trường hợp nghi ngờ mắc bệnh hoặc mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm, kiểm dịch viên y tế tiến hành kiểm tra thực tế theo quy định tại Điều 10 Nghị định này;
  9. b) Trường hợp người bị kiểm tra thuộc điểm b khoản 1 Điều này có giấy chứng nhận tiêm chủng quốc tế hoặc áp dụng biện pháp dự phòng đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A còn hiệu lực thì kiểm dịch viên y tế kết thúc quy trình kiểm dịch, trường hợp không có hoặc có giấy chứng nhận tiêm chủng quốc tế hoặc áp dụng biện pháp dự phòng đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hết hiệu lực thì kiểm dịch viên y tế tiến hành xử lý y tế theo quy định tại Điều 11 Nghị định này.

Điều 10. Kiểm tra thực tế đối với người

  1. Đối tượng kiểm tra:

Người bị nghi ngờ mắc bệnh hoặc mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm theo quy định tại khoản 2, 3 Điều 8 và điểm a khoản 3 Điều 9 Nghị định này.

  1. Nội dung kiểm tra:

Căn cứ tình hình thực tế của người bị kiểm tra, kiểm dịch viên y tế thực hiện một trong các hoạt động sau:

  1. a) Phỏng vấn, khai thác tiền sử;
  2. b) Khám lâm sàng;
  3. c) Đánh giá hiệu quả các biện pháp xử lý y tế đã áp dụng;
  4. d) Lấy mẫu xét nghiệm trường hợp nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, các bệnh mới nổi, các bệnh bùng phát khi có thông báo của Bộ Y tế
  5. Xử lý kết quả kiểm tra:
  6. a) Sau khi kiểm tra thực tế nếu người bị kiểm tra có dấu hiệu mang mầm bệnh hoặc mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A thì kiểm dịch viên y tế thực hiện việc xử lý y tế;
  7. b) Trường hợp người bị kiểm tra không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này, kiểm dịch viên y tế xác nhận ngay vào tờ khai y tế, kết thúc quy trình kiểm dịch y tế. Lực lượng kiểm tra, kiểm soát xuất cảnh, nhập cảnh tại cửa khẩu kiểm tra việc xác nhận của kiểm dịch viên y tế trong tờ khai y tế khi có thông báo việc áp dụng khai báo y tế của Bộ Y tế. Trường hợp người thuộc đối tượng phải khai báo y tế theo quy định tại Nghị định này mà không có xác nhận của kiểm dịch viên y tế, lực lượng kiểm tra, kiểm soát xuất, nhập cảnh yêu cầu người đó phải hoàn thành xong việc khai báo y tế trước khi làm thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh Việt Nam.
  8. Thời gian hoàn thành việc kiểm tra thực tế đối với một người không quá 02 giờ (không bao gồm thời gian chờ kết quả xét nghiệm).

Điều 11. Xử lý y tế đối với người

  1. Đối tượng xử lý y tế:
  2. a) Có dấu hiệu mắc bệnh hoặc mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;
  3. b) Đối tượng không có giấy chứng nhận tiêm chủng quốc tế hoặc áp dụng biện pháp dự phòng đối với người xuất phát từ hoặc đi đến quốc gia, vùng lãnh thổ có dịch bệnh thuộc nhóm A mà bệnh đó bắt buộc phải tiêm chủng hoặc áp dụng biện pháp dự phòng;
  4. c) Đối tượng có giấy chứng nhận tiêm chủng quốc tế hoặc áp dụng biện pháp dự phòng đã hết hiệu lực đối với người xuất phát từ hoặc đi đến quốc gia, vùng lãnh thổ có dịch bệnh thuộc nhóm A mà bệnh đó bắt buộc phải tiêm chủng hoặc áp dụng biện pháp dự phòng;
  5. d) Người tiếp xúc với người nhập cảnh thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản này.
  6. Đối với đối tượng thuộc điểm a khoản 1 Điều này, kiểm dịch viên y tế áp dụng một hoặc nhiều biện pháp sau:
  7. a) Áp dụng các biện pháp dự phòng lây truyền bệnh;
  8. b) Chuyển đến khu vực cách ly y tế tại cửa khẩu. Việc áp dụng biện pháp cách ly y tế tại cửa khẩu thực hiện theo quy định của pháp luật về áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế và chống dịch đặc thù trong thời gian có dịch;
  9. c) Khám và điều trị ban đầu;
  10. d) Sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế, khử khuẩn;

đ) Chuyển về cơ sở phòng, chống bệnh truyền nhiễm để dự phòng và điều trị theo quy định.

  1. Đối tượng quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều này, kiểm dịch viên y tế áp dụng một hoặc nhiều biện pháp quy định tại điểm a, d khoản 2 Điều này. Sau khi hoàn thành, tổ chức kiểm dịch y tế cấp ngay giấy chứng nhận tiêm chủng quốc tế hoặc áp dụng biện pháp dự phòng theo Mẫu số 02 Phụ lục kèm theo Nghị định này. Chỉ áp dụng biện pháp tiêm chủng đối với bệnh có vắc xin và đối tượng đủ điều kiện tiêm chủng.
  2. Đối tượng quy định tại điểm d khoản 1 Điều này, kiểm dịch viên y tế lập danh sách đầy đủ các thông tin về họ tên, điện thoại, địa chỉ liên lạc để báo cáo cơ quan có thẩm quyền theo quy định, đồng thời áp dụng một hoặc nhiều biện pháp sau:
  3. a) Áp dụng các biện pháp dự phòng;
  4. b) Tuyên truyền, tư vấn phòng chống dịch bệnh;
  5. c) Lập phương án theo dõi người tiếp xúc.
  6. Sau khi hoàn thành việc xử lý y tế quy định tại khoản 2, 3, 4 Điều này, kiểm dịch viên y tế xác nhận vào tờ khai y tế, kết thúc quy trình kiểm dịch và thông báo cho cơ quan phụ trách cửa khẩu để làm thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh cho người bị xử lý y tế.
  7. Đối với người chưa xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh nhưng có yêu cầu cấp mới, cấp lại Giấy chứng nhận tiêm chủng quốc tế hoặc áp dụng biện pháp dự phòng để xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh thì người đó phải làm đơn theo Mẫu số 15 Phụ lục kèm theo Nghị định này và chứng minh việc sử dụng vắc xin, biện pháp dự phòng đã áp dụng trước đó còn hiệu lực với tổ chức kiểm dịch y tế biên giới.

 

Chương III

KIỂM DỊCH Y TẾ ĐỐI VỚI PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI

 

Điều 12. Đối tượng phải khai báo y tế

Tất cả phương tiện vận tải khi nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh phải thực hiện khai báo y tế, trừ tàu bay, tàu thuyền đã làm thủ tục kiểm dịch y tế khi nhập cảnh ở cảng đầu tiên sau đó chuyển đến các cảng nội địa khác.

Điều 13. Khai báo y tế với phương tiện vận tải

  1. Đối với tàu bay:
  2. a) Người khai báo y tế thực hiện khai, nộp tờ khai chung hàng không theo Mẫu số 03 Phụ lục kèm theo Nghị định này và giấy chứng nhận kiểm tra/xử lý y tế hàng hóa, phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không theo Mẫu số 09 Phụ lục kèm theo Nghị định này (nếu có) cho tổ chức kiểm dịch y tế biên giới hoặc qua Cổng thông tin một cửa quốc gia trước khi phương tiện vận tải được phép nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh;
  3. b) Trong trường hợp hành khách hoặc phi hành đoàn trên chuyến bay có triệu chứng hoặc có dấu hiệu mắc bệnh truyền nhiễm, cơ trưởng hoặc tiếp viên trưởng phải liên lạc ngay với tổ chức kiểm dịch y tế biên giới tại cửa khẩu trước khi tàu bay cất, hạ cánh.
  4. Đối với tàu thuyền:
  5. a) Người khai báo y tế thực hiện khai, nộp giấy khai báo y tế hàng hải theo Mẫu số 05 Phụ lục kèm theo Nghị định này, giấy chứng nhận miễn xử lý vệ sinh tàu thuyền/chứng nhận xử lý vệ sinh tàu thuyền theo Mẫu số 08 Phụ lục kèm theo Nghị định này (nếu có), giấy chứng nhận kiểm tra y tế hàng hóa (trên tàu thuyền), tàu thuyền theo Mẫu số 10 Phụ lục kèm theo Nghị định này (nếu có) và bản khai chung theo Mẫu số 42 kèm theo Nghị định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải cho tổ chức kiểm dịch y tế biên giới hoặc thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia trước 12 giờ kể từ khi tàu thuyền dự kiến nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh;
  6. b) Trường hợp hành khách hoặc thuyền viên trên tàu thuyền có triệu chứng hoặc có dấu hiệu mắc bệnh truyền nhiễm, thuyền trưởng hoặc sĩ quan được ủy quyền trên tàu thuyền phải liên lạc ngay với tổ chức kiểm dịch y tế biên giới tại cửa khẩu trước khi tàu thuyền cập cảng; treo tín hiệu kiểm dịch y tế quy định tại Điều 19 Nghị định này.
  7. Đối với phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt:

Thực hiện khai, nộp giấy khai báo y tế hàng hóa, phương tiện vận tải theo Mẫu số 04 Phụ lục kèm theo Nghị định này và giấy chứng nhận kiểm tra/xử lý y tế hàng hóa, phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không theo Mẫu số 09 Phụ lục kèm theo Nghị định này (nếu có) trước khi phương tiện qua cửa khẩu.

Điều 14. Thu thập thông tin trước khi phương tiện vận tải qua biên giới

  1. Kiểm dịch viên y tế thu thập thông tin từ các nguồn được quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định này.
  2. Thông tin cần thu thập:
  3. a) Số hiệu hoặc biển số của phương tiện vận tải;
  4. b) Lộ trình của phương tiện vận tải trước khi nhập cảnh, quá cảnh, xuất cảnh;
  5. c) Thông tin sức khỏe của người đi trên phương tiện vận tải thực hiện theo điểm a, b khoản 2 Điều 7 Nghị định này;
  6. d) Các thông tin cần thiết khác.

Điều 15. Xử lý thông tin đối với phương tiện vận tải

  1. Kiểm dịch viên y tế thực hiện kiểm tra y tế theo quy định tại Điều 16, 17 Nghị định này đối với phương tiện vận tải có yếu tố nguy cơ bao gồm:
  2. a) Phương tiện vận tải đi qua quốc gia, vùng lãnh thổ có ghi nhận trường hợp bệnh truyền nhiễm mà Bộ Y tế có yêu cầu phải giám sát;
  3. b) Phương tiện vận tải chở người bệnh hoặc người nghi ngờ mắc bệnh hoặc mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm;
  4. c) Phương tiện vận tải chở hàng hóa mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm hoặc nghi ngờ mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.
  5. Trường hợp phương tiện không có yếu tố nguy cơ theo quy định tại khoản 1 Điều này, kiểm dịch viên y tế thực hiện giám sát phương tiện vận tải trong thời gian chờ nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh gồm các nội dung sau:
  6. a) Giám sát trung gian truyền bệnh truyền nhiễm xâm nhập lên, xuống phương tiện vận tải;
  7. b) Giám sát trung gian truyền bệnh, tác nhân gây bệnh truyền nhiễm trong quá trình bốc dỡ, tiếp nhận hàng hóa.
  8. Trong quá trình giám sát, nếu phát hiện phương tiện vận tải có trung gian truyền bệnh truyền nhiễm, tác nhân gây bệnh truyền nhiễm hoặc không bảo đảm điều kiện vệ sinh chung (bao gồm phát hiện chất thải, chất tiết, dấu vết của trung gian truyền bệnh; thực phẩm, rác thải sinh hoạt không được thu gom, bảo quản, xử lý đúng quy định hoặc các khu vực ăn, ở, kho chứa, nhà vệ sinh không được vệ sinh thường xuyên gây tình trạng nấm, mốc, mùi hôi thối), kiểm dịch viên y tế đề xuất biện pháp kiểm tra y tế vào giấy khai báo y tế đối với phương tiện vận tải.
  9. Trường hợp phương tiện vận tải không thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1, 2 Điều này, kiểm dịch viên y tế xác nhận kết quả kiểm dịch y tế, kết thúc quy trình kiểm dịch.
  10. Thời gian hoàn thành việc giám sát đối với một phương tiện vận tải không quá 01 giờ đối với phương tiện đường bộ, đường hàng không; 02 giờ đối với phương tiện đường sắt, đường thủy.

Điều 16. Kiểm tra giấy tờ đối với phương tiện vận tải

  1. Đối tượng kiểm tra:
  2. a) Phương tiện vận tải có yếu tố nguy cơ theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định này;
  3. b) Phương tiện vận tải có trung gian truyền bệnh truyền nhiễm, tác nhân gây bệnh truyền nhiễm hoặc không bảo đảm điều kiện vệ sinh chung theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định này.
  4. Loại giấy tờ kiểm tra:
  5. a) Đối với tàu bay: tờ khai chung hàng không đối với tàu bay, giấy chứng nhận kiểm tra/xử lý y tế hàng hóa, phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không (nếu có);
  6. b) Đối với tàu thuyền: giấy khai báo y tế hàng hải, giấy chứng nhận miễn xử lý vệ sinh tàu thuyền/chứng nhận xử lý vệ sinh tàu thuyền, bản khai chung (nếu có) và giấy chứng nhận kiểm tra y tế hàng hóa (trên tàu thuyền), tàu thuyền (nếu có);
  7. c) Đối với phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt: giấy khai báo y tế hàng hóa, phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt và giấy chứng nhận kiểm tra/xử lý y tế hàng hóa, phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không (nếu có).
  8. Xử lý kết quả kiểm tra:
  9. a) Thực hiện kiểm tra thực tế theo quy định tại Điều 17 Nghị định này đối với các phương tiện vận tải thuộc một trong các trường hợp sau: xuất phát hoặc đi qua quốc gia, vùng lãnh thổ ghi nhận có trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A mà chưa được xử lý y tế; phương tiện vận tải chở người nghi ngờ, mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A; phương tiện vận tải chở hàng hóa nghi ngờ mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm, trung gian truyền bệnh thuộc nhóm A; phương tiện vận tải không có giấy chứng nhận miễn hoặc đã xử lý vệ sinh;
  10. b) Trường hợp phương tiện vận tải không thuộc đối tượng theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều này, kiểm dịch viên y tế xác nhận ngay kết quả kiểm dịch y tế vào giấy khai báo y tế, hàng hóa y tế và phương tiện vận tải (đối với đường bộ, đường sắt) và kết thúc quy trình kiểm dịch.
  11. Thời gian hoàn thành việc kiểm tra giấy tờ một phương tiện vận tải không quá 20 phút kể từ khi nhận đủ giấy tờ.

Điều 17. Kiểm tra thực tế đối với phương tiện vận tải

  1. Đối tượng kiểm tra:

Các phương tiện vận tải quy định tại khoản 1, 3 Điều 15 và điểm a khoản 3 Điều 16 Nghị định này.

  1. Nội dung kiểm tra:

Kiểm dịch viên y tế yêu cầu đưa phương tiện vận tải vào khu vực cách ly để thực hiện các nội dung sau:

  1. a) Kiểm tra tình trạng vệ sinh chung trên phương tiện vận tải;
  2. b) Kiểm tra trung gian truyền bệnh truyền nhiễm trên phương tiện vận tải;
  3. c) Đánh giá hiệu quả các biện pháp xử lý y tế đã áp dụng;
  4. d) Lấy mẫu xét nghiệm trong trường hợp nghi ngờ có tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.
  5. Xử lý kết quả kiểm tra:
  6. a) Sau khi kiểm tra, nếu phương tiện vận tải bị kiểm tra mang hoặc có dấu hiệu mang mầm bệnh truyền nhiễm, trung gian truyền bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, kiểm dịch viên y tế lập biên bản kiểm tra vệ sinh tàu bay (theo Mẫu số 06) hoặc tàu thuyền (theo Mẫu số 07) Phụ lục kèm theo Nghị định này và chuyển sang xử lý y tế;
  7. b) Trường hợp phương tiện vận tải không quy định tại điểm a khoản 3 Điều này, kiểm dịch viên y tế lập biên bản kiểm tra vệ sinh tàu bay (theo Mẫu số 06) hoặc tàu thuyền (theo Mẫu số 07) Phụ lục kèm theo Nghị định này, cấp giấy chứng nhận kiểm tra/xử lý y tế đối với hàng hóa, phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không theo Mẫu số 09 Phụ lục kèm theo Nghị định này, kết thúc quy trình kiểm dịch.
  8. Thời gian hoàn thành việc kiểm tra thực tế không quá 01 giờ đối với phương tiện vận tải đường bộ, đường hàng không; 02 giờ đối với phương tiện vận tải đường sắt, đường thủy. Trường hợp quá thời gian kiểm tra nhưng chưa hoàn thành công tác chuyên môn, nghiệp vụ kiểm dịch y tế. Trước khi hết thời gian quy định 15 phút, tổ chức kiểm dịch y tế biên giới phải thông báo việc gia hạn thời gian kiểm tra thực tế và nêu rõ lý do cho người khai báo y tế biết, thời gian gia hạn không quá 01 giờ.

Điều 18. Xử lý y tế đối với phương tiện vận tải

  1. Đối tượng xử lý y tế:

Các phương tiện vận tải quy định tại điểm a khoản 3 Điều 17 Nghị định này.

  1. Các biện pháp xử lý y tế:

Căn cứ kết quả kiểm tra thực tế, kiểm dịch viên y tế có thể áp dụng một hoặc các biện pháp sau:

  1. a) Diệt tác nhân gây bệnh, trung gian truyền bệnh;
  2. b) Thực hiện hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai việc thu gom, xử lý chất thải có khả năng mang tác nhân gây bệnh hoặc có nguy cơ gây bệnh truyền nhiễm;
  3. c) Khử trùng.
  4. Các biện pháp xử lý y tế đối với người trên phương tiện vận tải thực hiện theo quy định tại Điều 11 Nghị định này.
  5. Các biện pháp xử lý y tế đối với hàng hóa trên phương tiện vận tải được thực hiện theo quy định tại Điều 26 Nghị định này.
  6. Sau khi hoàn thành việc xử lý y tế quy định tại khoản 2 Điều này, kiểm dịch viên y tế cấp giấy chứng nhận kiểm tra/xử lý y tế hàng hóa, phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không theo Mẫu số 09 Phụ lục kèm theo Nghị định này hoặc giấy chứng nhận miễn xử lý vệ sinh tàu thuyền/chứng nhận xử lý vệ sinh tàu thuyền theo Mẫu số 08 Phụ lục kèm theo Nghị định này, kết thúc quy trình kiểm dịch.
  7. Thời gian cấp giấy chứng nhận không quá 30 phút sau khi hoàn thành việc xử lý y tế.
  8. Thời gian hoàn thành các biện pháp xử lý y tế theo quy định tại khoản 2 Điều này không quá 01 giờ đối với một phương tiện vận tải đường bộ hoặc một toa tàu hỏa, một tàu bay; không quá 06 giờ đối với cả đoàn tàu hỏa hoặc một tàu thuyền kể từ thời điểm phát hiện ra phương tiện vận tải thuộc diện phải xử lý y tế. Không quá 24 giờ đối với tàu thuyền trong trường hợp phải xử lý y tế bằng hình thức bẫy chuột, đặt mồi, xông hơi diệt chuột. Trước khi hết thời gian quy định 15 phút mà vẫn chưa hoàn thành việc xử lý y tế, tổ chức kiểm dịch y tế biên giới phải thông báo việc gia hạn thời gian xử lý y tế bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người khai báo y tế. Thời gian gia hạn không quá 01 giờ đối với một phương tiện vận tải đường bộ hoặc một toa tàu hỏa hoặc một tàu bay; không quá 04 giờ đối với cả đoàn tàu hỏa hoặc một tàu thuyền kể từ thời điểm có thông báo gia hạn.
  9. Trường hợp tổ chức kiểm dịch y tế biên giới được yêu cầu kiểm tra, xử lý y tế phương tiện vận tải để cấp giấy chứng nhận kiểm tra/xử lý y tế hàng hóa, phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không hoặc giấy chứng nhận miễn xử lý vệ sinh tàu thuyền/chứng nhận vệ sinh tàu thuyền, người khai báo y tế phải làm đơn đề nghị theo Mẫu số 15 Phụ lục kèm theo Nghị định này; việc kiểm tra, xử lý y tế thực hiện theo quy định tại Điều 16, 17 Nghị định này và các khoản 2, 3, 4, 5 Điều này.

Điều 19. Quy định tín hiệu kiểm dịch y tế cho tàu thuyền khi nhập cảnh

  1. Ban ngày tàu thuyền phải treo tín hiệu bằng cờ:
  2. a) Treo một cờ chữ “Q” báo hiệu tàu thuyền không có bệnh truyền nhiễm, yêu cầu được kiểm dịch y tế để nhập cảnh, quy định tại Mẫu số 23 Phụ lục kèm theo Nghị định này;
  3. b) Treo hai cờ chữ “Q” báo hiệu tàu thuyền nghi ngờ có bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A quy định tại Mẫu số 23 Phụ lục kèm theo Nghị định này;
  4. c) Treo hai cờ, một cờ chữ “Q” và một cờ chữ “L” báo hiệu tàu thuyền có bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A quy định tại Mẫu số 23 Phụ lục kèm theo Nghị định này.
  5. Ban đêm tàu thuyền phải treo tín hiệu bằng đèn đỏ và đèn trắng cách nhau 02 mét theo chiều dọc trên cột buồm phía trước:
  6. a) Một đèn đỏ báo hiệu tàu thuyền yêu cầu được kiểm dịch y tế để nhập cảnh;
  7. b) Hai đèn đỏ báo hiệu tàu thuyền nghi ngờ có bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;
  8. c) Một đèn đỏ và một đèn trắng báo hiệu tàu thuyền có bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.
  9. Trong thời gian tàu thuyền chờ kiểm dịch y tế hoặc đang thực hiện kiểm dịch y tế, người trên tàu thuyền không được lên hoặc xuống; hàng hóa không được bốc dỡ hoặc tiếp nhận. Không áp dụng đối với tàu thuyền đang gặp tai nạn.

 

Chương IV

KIỂM DỊCH Y TẾ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA

 

Điều 20. Đối tượng phải khai báo y tế đối với hàng hóa

Hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh phải được khai báo y tế, trừ trường hợp hàng hóa quá cảnh mà không bốc dỡ khỏi phương tiện, hàng hóa thuộc diện kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn và động vật, sản phẩm động vật thủy sản theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Điều 21. Khai báo y tế đối với hàng hóa

  1. Đối với hàng hóa vận tải bằng đường bộ, đường sắt, đường hàng không: người khai báo y tế khai, nộp giấy khai báo y tế hàng hóa theo Mẫu số 04 Phụ lục kèm theo Nghị định này, giấy chứng nhận kiểm tra/xử lý y tế hàng hóa, phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không theo Mẫu số 09 Phụ lục kèm theo Nghị định này (nếu có) cho tổ chức kiểm dịch y tế biên giới hoặc qua Cổng thông tin một cửa quốc gia trước khi hàng hóa được phép nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh.
  2. Đối với hàng hóa vận tải bằng đường thủy: người khai báo y tế thực hiện khai, nộp bản sao bản khai hàng hóa theo Mẫu số 43 quy định tại Nghị định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải và giấy chứng nhận kiểm tra y tế hàng hóa (trên tàu thuyền), tàu thuyền theo Mẫu số 10 Phụ lục kèm theo Nghị định này (nếu có) cho tổ chức kiểm dịch y tế biên giới hoặc qua Cổng thông tin một cửa quốc gia trước 12 giờ kể từ khi hàng hóa dự kiến nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh.

Điều 22. Thu thập thông tin trước khi hàng hóa vận chuyển qua biên giới

  1. Kiểm dịch viên y tế thu thập thông tin từ các nguồn được quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định này.
  2. Các thông tin cần thu thập:
  3. a) Thông tin về nơi hàng hóa xuất phát hoặc quá cảnh;
  4. b) Thông tin về chủng loại, số lượng, bảo quản, đóng gói hàng hóa và phương tiện vận chuyển.

Điều 23. Xử lý thông tin đối với hàng hóa

  1. Kiểm dịch viên y tế thực hiện kiểm tra y tế theo quy định tại Điều 24, 25 Nghị định này đối với các hàng hóa có yếu tố nguy cơ bao gồm:
  2. a) Hàng hóa vận chuyển qua quốc gia, vùng lãnh thổ có ghi nhận trường hợp bệnh truyền nhiễm mà Bộ Y tế có yêu cầu phải giám sát;
  3. b) Hàng hóa mang hoặc có dấu hiệu mang mầm bệnh, trung gian truyền bệnh truyền nhiễm;
  4. c) Hàng hóa vận chuyển bằng phương tiện có yếu tố nguy cơ được quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định này;
  5. d) Hàng hóa có thông báo của cơ quan có thẩm quyền về nguy cơ lây lan dịch bệnh truyền nhiễm.
  6. Trường hợp hàng hóa không có yếu tố nguy cơ theo quy định tại khoản 1 Điều này, kiểm dịch viên y tế thực hiện giám sát hàng hóa trong thời gian chờ nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh gồm các nội dung sau:
  7. a) Đối chiếu giấy khai báo y tế đối với hàng hóa, trừ trường hợp hàng hóa quá cảnh mà không bốc dỡ khỏi phương tiện;
  8. b) Giám sát tác nhân gây bệnh truyền nhiễm, trung gian gây bệnh truyền nhiễm xâm nhập vào hàng hóa.
  9. Thực hiện giám sát theo quy định tại khoản 2 Điều này đối với hàng hóa nhập khẩu chờ làm thủ tục nhập khẩu trước khi chuyển về kho ngoại quan nằm ngoài cửa khẩu.
  10. Trong quá trình giám sát, nếu phát hiện hàng hóa có trung gian truyền bệnh truyền nhiễm, tác nhân gây bệnh truyền nhiễm hoặc không bảo đảm điều kiện vệ sinh chung (bao gồm phát hiện chất thải, chất tiết, dấu vết của trung gian truyền bệnh; hàng hóa có tình trạng nấm, mốc, mùi hôi thối), kiểm dịch viên y tế thu thập thêm thông tin về các biện pháp xử lý y tế đã áp dụng, cần hỗ trợ, đề xuất biện pháp kiểm tra y tế vào Giấy khai báo y tế đối với hàng hóa.
  11. Trường hợp hàng hóa không thuộc một trong các trường hợp quy định tại các khoản 1 và 4 Điều này, kiểm dịch viên y tế xác nhận kết quả kiểm dịch y tế và kết thúc quy trình kiểm dịch.
  12. Thời gian hoàn thành việc giám sát đối với hàng hóa không quá 01 giờ đối với lô hàng hóa dưới 10 tấn, không quá 03 giờ đối với lô hàng hóa từ 10 tấn trở lên.

Điều 24. Kiểm tra giấy tờ đối với hàng hóa

  1. Đối tượng kiểm tra:
  2. a) Hàng hóa có yếu tố nguy cơ theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định này;
  3. b) Hàng hóa có trung gian truyền bệnh truyền nhiễm, tác nhân gây bệnh truyền nhiễm hoặc không bảo đảm điều kiện vệ sinh chung theo quy định tại khoản 4 Điều 23 Nghị định này.
  4. Loại giấy tờ kiểm tra:

Kiểm dịch viên y tế kiểm tra các loại giấy tờ sau:

  1. a) Đối với hàng hóa vận tải bằng đường bộ, đường sắt, đường hàng không: giấy khai báo y tế hàng hóa, phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không, giấy chứng nhận kiểm tra/xử lý y tế hàng hóa, phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không (nếu có);
  2. b) Đối với hàng hóa vận tải bằng đường thủy: bản sao bản khai hàng hóa; giấy chứng nhận kiểm tra y tế hàng hóa (trên tàu thuyền), tàu thuyền (nếu có).
  3. Xử lý kết quả kiểm tra:
  4. a) Thực hiện kiểm tra thực tế theo quy định tại Điều 25 Nghị định này đối với hàng hóa thuộc một trong các trường hợp: Xuất phát hoặc đi qua quốc gia, vùng lãnh thổ ghi nhận có trường hợp bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A mà chưa được xử lý y tế; phương tiện vận tải chở hàng hóa xuất phát hoặc đi qua quốc gia, vùng lãnh thổ ghi nhận có trường hợp bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A mà chưa được xử lý y tế;
  5. b) Trường hợp hàng hóa không quy định tại điểm a Điều này, kiểm dịch viên y tế xác nhận kết quả kiểm dịch y tế, kết thúc quy trình kiểm dịch.
  6. Thời gian hoàn thành việc kiểm tra giấy tờ một lô hàng hóa không quá 20 phút.

Điều 25. Kiểm tra thực tế đối với hàng hóa

  1. Đối tượng kiểm tra:

Hàng hóa quy định tại khoản 1, 4 Điều 23, điểm a khoản 3 Điều 24 Nghị định này.

  1. Nội dung kiểm tra:

Kiểm dịch viên y tế yêu cầu đưa hàng hóa vào khu vực kiểm tra y tế, thực hiện kiểm tra các nội dung sau:

  1. a) Nội dung khai báo với thực tế hàng hóa;
  2. b) Tình trạng vệ sinh chung;
  3. c) Trung gian truyền bệnh truyền nhiễm;
  4. d) Quy định về dụng cụ, bao gói chứa đựng, thông tin ghi trên nhãn; điều kiện vận chuyển;

đ) Đánh giá hiệu quả các biện pháp xử lý y tế đã áp dụng;

  1. e) Lấy mẫu xét nghiệm trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
  2. Xử lý kết quả kiểm tra:
  3. a) Sau khi kiểm tra, nếu hàng hóa bị kiểm tra mang hoặc có dấu hiệu mang mầm bệnh truyền nhiễm nhóm A hoặc trung gian truyền bệnh truyền nhiễm nhóm A, kiểm dịch viên y tế thực hiện việc xử lý y tế;
  4. b) Trường hợp hàng hóa không quy định tại điểm a khoản 3 Điều này thì kiểm dịch viên y tế cấp giấy chứng nhận đã kiểm tra y tế theo Mẫu số 09 Phụ lục kèm theo Nghị định này, kết thúc quy trình kiểm dịch;
  5. Thời gian hoàn thành việc kiểm tra thực tế phải không quá 01 giờ đối với lô hàng hóa dưới 10 tấn, không quá 03 giờ đối với lô hàng hóa từ 10 tấn trở lên.

Điều 26. Xử lý y tế đối với hàng hóa

  1. Đối tượng xử lý y tế:

Hàng hóa quy định tại điểm a khoản 3 Điều 25 Nghị định này.

  1. Các biện pháp xử lý y tế:

Căn cứ kết quả kiểm tra thực tế, kiểm dịch viên y tế có thể áp dụng một hoặc các biện pháp sau:

  1. a) Khử trùng, diệt tác nhân gây bệnh, trung gian truyền bệnh truyền nhiễm;
  2. b) Buộc tiêu hủy hoặc tái xuất đối với hàng hóa không thể diệt được tác nhân gây bệnh, trung gian truyền bệnh truyền nhiễm.
  3. Sau khi hoàn thành việc xử lý y tế theo quy định tại khoản 2 Điều này, kiểm dịch viên y tế cấp giấy chứng nhận xử lý y tế đối với hàng hóa, kết thúc quy trình kiểm dịch.
  4. Thời gian hoàn thành các biện pháp xử lý y tế không quá 02 giờ đối với lô hàng hóa dưới 10 tấn, không quá 06 giờ đối với lô hàng hóa từ 10 tấn trở lên. Trước khi hết thời gian quy định 15 phút mà vẫn chưa hoàn thành việc xử lý y tế, tổ chức kiểm dịch y tế biên giới phải thông báo việc gia hạn thời gian xử lý y tế và nêu rõ lý do cho người khai báo y tế. Thời gian gia hạn không quá 02 giờ kể từ thời điểm có thông báo gia hạn.
  5. Trường hợp tổ chức kiểm dịch y tế biên giới được yêu cầu kiểm tra, xử lý y tế hàng hóa để cấp giấy chứng nhận kiểm tra/xử lý y tế hàng hóa, phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không, người khai báo y tế làm đơn đề nghị theo Mẫu số 15 Phụ lục kèm theo Nghị định này; việc kiểm tra, xử lý y tế được thực hiện theo quy định tại các Điều 24, 25 và 26 Nghị định này.

 

Chương V

KIỂM DỊCH Y TẾ ĐỐI VỚI THI THỂ, HÀI CỐT, MẪU VI SINH Y HỌC, SẢN PHẨM SINH HỌC, MÔ, BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI

 

Mục 1. KIỂM DỊCH Y TẾ ĐỐI VỚI THI THỂ, HÀI CỐT

Điều 27. Đối tượng phải khai báo y tế đối với thi thể, hài cốt

Thi thể, hài cốt vận chuyển qua biên giới phải được khai báo y tế.

Điều 28. Khai báo y tế đối với thi thể, hài cốt

Người khai báo y tế thực hiện khai, nộp giấy khai báo y tế thi thể, hài cốt, tro cốt theo Mẫu số 11 Phụ lục kèm theo Nghị định này, bản chụp giấy xác nhận đã qua xử lý y tế của nơi xuất phát (đối với thi thể, hài cốt), giấy phép nhập cảnh thi thể, hài cốt về Việt Nam theo quy định của Bộ Ngoại giao và giấy tờ chứng minh tử vong (đối với thi thể, hài cốt) cho tổ chức kiểm dịch y tế biên giới hoặc qua Cổng thông tin một cửa quốc gia trước khi hoàn thành thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.

Điều 29. Thu thập thông tin

Kiểm dịch viên y tế thu thập thông tin từ giấy khai báo y tế thi thể, hài cốt theo Mẫu số 11 Phụ lục kèm theo Nghị định này, bản chụp giấy xác nhận đã qua xử lý y tế của nơi xuất phát (không áp dụng đối với tro cốt), giấy phép nhập cảnh thi thể, hài cốt về Việt Nam theo quy định của Bộ Ngoại giao và giấy tờ chứng minh tử vong (không áp dụng đối với tro cốt).

Điều 30. Xử lý thông tin

  1. Không cho phép vận chuyển qua biên giới thi thể, hài cốt do mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.
  2. Kiểm dịch viên y tế thực hiện giám sát tình trạng vệ sinh, điều kiện vận chuyển đối với thi thể, hài cốt.

Điều 31. Kiểm tra giấy tờ đối với thi thể, hài cốt

  1. Đối tượng kiểm tra:

Tất cả các thi thể, hài cốt vận chuyển qua biên giới.

  1. Loại giấy tờ kiểm tra:

Kiểm dịch viên y tế kiểm tra các loại giấy tờ sau:

  1. a) Giấy khai báo y tế thi thể, hài cốt (bao gồm cả tro cốt);
  2. b) Giấy xác nhận đã qua xử lý y tế của nơi xuất phát;
  3. c) Giấy phép nhập cảnh thi thể, hài cốt về Việt Nam;
  4. d) Giấy tờ chứng minh tử vong (đối với thi thể, hài cốt).
  5. Xử lý kết quả kiểm tra:
  6. a) Trường hợp thi thể, hài cốt có đủ các loại giấy tờ quy định tại khoản 2 Điều này, bảo đảm điều kiện về vệ sinh, vận chuyển theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế, kiểm dịch viên y tế cấp giấy chứng nhận kiểm dịch y tế đối với thi thể, hài cốt theo Mẫu số 12 Phụ lục kèm theo Nghị định này, kết thúc quy trình kiểm dịch;
  7. b) Trường hợp thi thể, hài cốt không có giấy xác nhận đã qua xử lý y tế thì áp dụng biện pháp xử lý y tế theo quy định tại Điều 33 Nghị định này;
  8. c) Trường hợp thi thể, hài cốt không có một trong các loại giấy tờ quy định tại điểm b, c, d khoản 2 Điều này, kiểm dịch viên y tế đề nghị người khai báo y tế bổ sung.
  9. Thời gian hoàn thành việc kiểm tra giấy tờ đối với một thi thể hoặc một hài cốt không quá 15 phút kể từ khi nộp đủ các loại giấy tờ quy định tại khoản 2 Điều này.

Điều 32. Kiểm tra thực tế đối với thi thể, hài cốt

  1. Đối tượng kiểm tra:

Tất cả các thi thể, hài cốt vận chuyển qua biên giới.

  1. Nội dung kiểm tra:

Kiểm dịch viên y tế thực hiện các nội dung sau:

  1. a) Đối chiếu nội dung khai báo y tế với thực tế bảo quản thi thể, hài cốt;
  2. b) Kiểm tra tình trạng vệ sinh, điều kiện vận chuyển theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
  3. Xử lý kết quả kiểm tra:
  4. a) Kiểm dịch viên y tế cấp giấy chứng nhận kiểm dịch y tế thi thể, hài cốt theo Mẫu số 12 Phụ lục kèm theo Nghị định này; kết thúc quy trình kiểm dịch đối với trường hợp có đủ các loại giấy tờ quy định tại khoản 2 Điều 31 Nghị định này và bảo đảm điều kiện về vệ sinh, vận chuyển theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
  5. b) Trường hợp thi thể, hài cốt không bảo đảm điều kiện về vệ sinh, vận chuyển theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế thì áp dụng biện pháp xử lý y tế theo quy định tại Điều 33 Nghị định này;
  6. c) Thời gian hoàn thành việc kiểm tra thực tế đối với một thi thể hoặc một hài cốt không quá 01 giờ kể từ khi nộp đủ giấy tờ.

Điều 33. Xử lý y tế đối với thi thể, hài cốt

  1. Đối tượng xử lý y tế:

Thi thể, hài cốt được quy định tại điểm b khoản 3 Điều 31, điểm b khoản 3 Điều 32 Nghị định này.

  1. Các biện pháp xử lý y tế:

Căn cứ kết quả kiểm tra thực tế, kiểm dịch viên y tế:

  1. a) Thực hiện hoặc phối hợp với đơn vị có liên quan xử lý y tế theo quy định của pháp luật về mai táng, hỏa táng;
  2. b) Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch y tế đối với thi thể, hài cốt sau khi hoàn thành việc xử lý y tế quy định tại điểm a khoản này.
  3. Thời gian hoàn thành việc xử lý y tế đối với một thi thể hoặc một hài cốt không quá 03 giờ kể từ khi tổ chức kiểm dịch y tế biên giới yêu cầu xử lý y tế. Trước khi hết thời gian quy định 15 phút mà chưa hoàn thành việc xử lý y tế, tổ chức kiểm dịch y tế biên giới phải thông báo gia hạn thời gian xử lý y tế bằng văn bản, nêu rõ lý do cho người khai báo y tế. Thời gian gia hạn không quá 01 giờ kể từ thời điểm có thông báo gia hạn.

Mục 2. KIỂM DỊCH Y TẾ ĐỐI VỚI MẪU VI SINH Y HỌC, SẢN PHẨM SINH HỌC, MÔ, BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI

Điều 34. Đối tượng phải khai báo y tế đối với mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người

Mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người vận chuyển qua biên giới phải được khai báo y tế.

Điều 35. Khai báo y tế đối với mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người

  1. Người khai báo y tế thực hiện khai, nộp giấy khai báo y tế đối với mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người theo Mẫu số 13 Phụ lục kèm theo Nghị định này cho tổ chức kiểm dịch y tế biên giới hoặc qua Cổng thông tin một cửa quốc gia trước khi hoàn thành thủ tục vận chuyển qua biên giới.
  2. Đối với mẫu vi sinh y học liên quan đến mẫu bệnh phẩm ở người, người khai báo y tế nộp giấy phép nhập khẩu mẫu bệnh phẩm cho tổ chức kiểm dịch y tế biên giới hoặc qua Cổng thông tin một cửa quốc gia trước khi hoàn thành thủ tục vận chuyển qua biên giới.

Điều 36. Thu thập thông tin

Kiểm dịch viên y tế thu thập giấy khai báo y tế đối với mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người; giấy phép nhập khẩu mẫu bệnh phẩm theo quy định của Bộ Y tế (đối với mẫu vi sinh y học liên quan đến mẫu bệnh phẩm ở người).

Điều 37. Xử lý thông tin

  1. Không cho phép nhập khẩu đối với mẫu vi sinh y học liên quan đến mẫu bệnh phẩm ở người chưa có giấy phép nhập khẩu mẫu bệnh phẩm.
  2. Kiểm dịch viên y tế thực hiện giám sát điều kiện bảo quản vận chuyển đối với mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người.

Điều 38. Kiểm tra giấy tờ đối với mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người

  1. Đối tượng kiểm tra:

Tất cả mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người vận chuyển qua biên giới.

  1. Loại giấy tờ kiểm tra:

Kiểm dịch viên y tế kiểm tra các loại giấy tờ sau:

  1. a) Giấy khai báo y tế đối với mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người;
  2. b) Giấy phép nhập khẩu mẫu bệnh phẩm (đối với mẫu vi sinh y học liên quan đến mẫu bệnh phẩm ở người).
  3. Xử lý kết quả kiểm tra:
  4. a) Trường hợp mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người có đủ các loại giấy tờ quy định tại khoản 2 Điều này; bảo đảm điều kiện về bảo quản, vận chuyển thì kiểm dịch viên y tế cấp giấy chứng nhận kiểm dịch y tế theo Mẫu số 14 Phụ lục kèm theo Nghị định này, kết thúc quy trình kiểm dịch;
  5. b) Trường hợp mẫu vi sinh y học liên quan đến mẫu bệnh phẩm ở người không có giấy tờ quy định tại điểm b khoản 2 Điều này, kiểm dịch viên y tế đề nghị người khai báo y tế bổ sung.
  6. Thời gian hoàn thành việc kiểm tra giấy tờ đối với một lô mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người không quá 15 phút kể từ khi nộp đủ các loại giấy tờ.

Điều 39. Kiểm tra thực tế đối với mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người

  1. Đối tượng kiểm tra:

Tất cả mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người vận chuyển qua biên giới.

  1. Nội dung kiểm tra:

Kiểm dịch viên y tế thực hiện các nội dung sau:

  1. a) Đối chiếu nội dung khai báo y tế đối với sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người với thực tế tình trạng vệ sinh;
  2. b) Đối chiếu nội dung khai báo y tế mẫu vi sinh y học liên quan đến mẫu bệnh phẩm ở người với tình trạng vệ sinh, điều kiện bảo quản, vận chuyển theo quy định của Bộ Y tế.
  3. Xử lý kết quả kiểm tra
  4. a) Kiểm dịch viên y tế cấp giấy chứng nhận kiểm dịch y tế mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người theo Mẫu số 14 Phụ lục kèm theo Nghị định này, kết thúc quy trình kiểm dịch y tế khi có đủ các loại giấy tờ theo quy định tại khoản 2 Điều 38 Nghị định này; đối với mẫu vi sinh y học liên quan đến mẫu bệnh phẩm ở người phải bảo đảm điều kiện về vệ sinh, bảo quản, vận chuyển theo quy định của Bộ Y tế;
  5. b) Trường hợp mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người không bảo đảm điều kiện vệ sinh hoặc điều kiện về bảo quản, vận chuyển thì kiểm dịch viên y tế thực hiện việc xử lý y tế theo quy định tại Điều 40 Nghị định này.
  6. Thời gian hoàn thành việc kiểm tra thực tế đối với một lô mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học hoặc một mô, một bộ phận cơ thể người không quá 01 giờ kể từ khi nộp đủ giấy tờ.

Điều 40. Xử lý y tế đối với mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người

  1. Đối tượng xử lý y tế:

Các mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người được quy định tại điểm b khoản 3 Điều 39 Nghị định này.

  1. Các biện pháp xử lý y tế:

Căn cứ kết quả kiểm tra thực tế, kiểm dịch viên y tế:

  1. a) Yêu cầu áp dụng các biện pháp bảo quản, vận chuyển theo quy định tại điểm a khoản 3 Nghị định này;
  2. b) Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch y tế đối với mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người sau khi hoàn thành việc xử lý y tế quy định tại điểm a khoản này.
  3. Thời gian hoàn thành việc xử lý y tế đối với một lô mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học hoặc một mô, một bộ phận cơ thể người không quá 01 giờ kể từ khi tổ chức kiểm dịch y tế biên giới yêu cầu xử lý y tế. Trước khi hết thời gian quy định 15 phút mà chưa hoàn thành việc xử lý y tế, tổ chức kiểm dịch y tế biên giới phải thông báo việc gia hạn thời gian xử lý y tế bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người khai báo y tế. Thời gian gia hạn không quá 01 giờ kể từ thời điểm có thông báo gia hạn.

 

Chương VI

ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM CHO HOẠT ĐỘNG KIỂM DỊCH Y TẾ BIÊN GIỚI

 

Điều 41. Tổ chức kiểm dịch y tế biên giới

  1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có cửa khẩu quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức kiểm dịch y tế biên giới trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Y tế.
  2. Điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện, hóa chất, thuốc phục vụ hoạt động kiểm dịch y tế tại cửa khẩu gồm:
  3. a) Địa điểm, trụ sở, phòng làm việc để thực hiện hoạt động hành chính và chuyên môn, kỹ thuật về kiểm dịch y tế;
  4. b) Phòng khám sàng lọc, xử lý y tế các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm;
  5. c) Phòng, khu vực cách ly y tế đối với người nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm và người đi cùng hoặc tiếp xúc gần. Trường hợp đối tượng phải cách ly y tế vượt quá khả năng tiếp nhận của phòng cách ly y tế hiện có thì phải bố trí khu vực cách ly tạm thời;
  6. d) Vị trí đặt các trang thiết bị kiểm tra, giám sát, truyền thông phải phù hợp với vị trí của tổ chức kiểm dịch y tế biên giới trong dây chuyền giám sát, kiểm tra đối tượng phải kiểm dịch y tế tại cửa khẩu;

đ) Khu vực cách ly để kiểm tra, xử lý phương tiện vận tải, hàng hóa;

  1. e) Các trang thiết bị, phương tiện, hóa chất, thuốc thiết yếu.
  2. Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức kiểm dịch y tế biên giới; tiêu chuẩn đối với cơ sở vật chất, trang thiết bị thiết yếu phục vụ hoạt động kiểm dịch y tế tại cửa khẩu quy định tại Điều này.
  3. Vị trí của tổ chức kiểm dịch y tế biên giới trong dây chuyền giám sát, kiểm tra đối tượng phải kiểm dịch y tế tại cửa khẩu:
  4. a) Đối với cửa khẩu đường bộ, vị trí của tổ chức kiểm dịch y tế biên giới thực hiện theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 112/2014/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ quy định về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền;
  5. b) Đối với cửa khẩu đường thủy, đường hàng không, đường sắt, tổ chức kiểm dịch y tế biên giới được bố trí đầu tiên trong dây chuyền giám sát, kiểm tra đối tượng phải kiểm dịch y tế.

Điều 42. Con dấu, biểu tượng, phù hiệu, biển hiệu, thẻ, trang phục kiểm dịch viên y tế

  1. Con dấu kiểm dịch y tế:
  2. a) Dấu kiểm dịch y tế là dấu nghiệp vụ bằng tiếng Anh theo quy định tại Mẫu số 16 Phụ lục kèm theo Nghị định này;
  3. b) Tổ chức kiểm dịch y tế biên giới sử dụng con dấu kiểm dịch y tế để xác nhận kết quả kiểm dịch y tế đối với các biểu mẫu tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
  4. c) Số lượng con dấu kiểm dịch y tế được cấp tại một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bằng tổng số cửa khẩu thực hiện chức năng kiểm dịch y tế và trụ sở chính của tổ chức kiểm dịch y tế biên giới;
  5. d) Người đứng đầu tổ chức kiểm dịch y tế biên giới chịu trách nhiệm về việc khắc dấu, sử dụng, bảo quản, quản lý con dấu; lập sổ lưu mẫu con dấu theo quy định tại Mẫu số 17 Phụ lục kèm theo Nghị định này;

đ) Tổ chức kiểm dịch y tế biên giới chỉ được khắc dấu tại các cơ sở sản xuất con dấu có giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự theo quy định hiện hành;

  1. e) Tổ chức kiểm dịch y tế biên giới phải báo cáo Bộ Y tế bằng văn bản sau khi khắc mới, khắc lại, thu hồi, hủy, hủy giá trị sử dụng, mất con dấu;
  2. g) Tổ chức kiểm dịch y tế biên giới khi khắc mới, khắc lại con dấu phải lập hồ sơ lưu, gồm: văn bản gửi cơ sở sản xuất con dấu đề nghị làm mới, làm lại con dấu; giấy giới thiệu người làm thủ tục khắc mới, khắc lại con dấu của tổ chức kiểm dịch y tế biên giới; bản chụp chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước của người được giới thiệu; văn bản báo cáo Bộ Y tế quy định tại điểm e khoản này.
  3. Biểu tượng, phù hiệu, biển hiệu, thẻ, trang phục kiểm dịch viên y tế, cờ truyền thống kiểm dịch y tế biên giới dùng trong hệ thống kiểm dịch y tế biên giới.
  4. a) Mẫu biểu tượng, phù hiệu, biển hiệu, thẻ, trang phục kiểm dịch viên y tế, cờ truyền thống kiểm dịch y tế biên giới áp dụng đối với tổ chức kiểm dịch y tế biên giới, công chức, viên chức, cán bộ hợp đồng dài hạn làm việc trong tổ chức kiểm dịch y tế biên giới theo quy định tại Mẫu số 18, 19, 20, 21, 22, 24 Phụ lục kèm theo Nghị định này;
  5. b) Tổ chức, cá nhân không thuộc tổ chức kiểm dịch y tế biên giới không sử dụng biểu tượng, phù hiệu, biển hiệu, thẻ, trang phục kiểm dịch viên y tế; cờ truyền thống kiểm dịch y tế biên giới tương tự của tổ chức kiểm dịch y tế biên giới quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
  6. c) Không tẩy xóa, sửa chữa, cho mượn: biểu tượng, phù hiệu, biển hiệu, thẻ, trang phục kiểm dịch viên y tế; cờ truyền thống kiểm dịch y tế biên giới để dùng vào mục đích khác;
  7. d) Tổ chức kiểm dịch y tế biên giới, công chức, viên chức, cán bộ hợp đồng dài hạn có trách nhiệm bảo quản, sử dụng biểu tượng, phù hiệu, biển hiệu, thẻ, trang phục kiểm dịch viên y tế; cờ truyền thống kiểm dịch y tế biên giới khi được cấp phát, trang bị. Trường hợp để mất, hư hỏng phải báo cáo ngay với cơ quan chủ quản;

đ) Mỗi công chức, viên chức, cán bộ hợp đồng dài hạn làm việc tại tổ chức kiểm dịch y tế biên giới được cấp: trong thời hạn 01 năm gồm quần áo mùa Đông 02 bộ, quần áo mùa Hè 02 bộ, thắt lưng 01 chiếc, áo đi mưa 01 chiếc, giầy da 01 đôi, tất 02 đôi, ca vát 02 chiếc, quần áo blouse 02 bộ; trong thời hạn 02 năm gồm: áo măng tô 01 chiếc, cặp đựng tài liệu 01 chiếc; trong thời hạn 05 năm gồm: 01 bộ phù hiệu, 01 biển hiệu;

  1. e) Công chức, viên chức, cán bộ hợp đồng dài hạn khi nghỉ hưu, nghỉ mất sức, chuyển công tác, thôi việc, hết thời hạn hợp đồng phải nộp lại biển hiệu, thẻ kiểm dịch viên y tế cho tổ chức kiểm dịch y tế biên giới chủ quản; đối với trang phục được cấp chưa hết niên hạn thì không thu hồi, trường hợp hết thời hạn mà chưa được cấp thì không được cấp;
  2. g) Kinh phí mua, in, làm biểu tượng, phù hiệu, biển hiệu, thẻ, trang phục kiểm dịch viên y tế, cờ truyền thống kiểm dịch y tế biên giới dùng trong hệ thống kiểm dịch y tế biên giới được chi trong dự toán chi ngân sách hàng năm của đơn vị do cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định hiện hành;
  3. h) Thẻ kiểm dịch viên y tế do Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cấp có giá trị trong thời hạn 05 năm;
  4. i) Người làm công tác kiểm dịch y tế chỉ được cấp thẻ kiểm dịch viên y tế sau khi hoàn thành ít nhất một lớp tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ, các quy định pháp luật về kiểm dịch y tế biên giới do Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế hoặc các đơn vị được Bộ Y tế ủy quyền, giao nhiệm vụ tổ chức và theo đề nghị cấp thẻ của tổ chức kiểm dịch y tế biên giới đang trực tiếp quản lý.

Điều 43. Kinh phí cho hoạt động kiểm dịch y tế biên giới

  1. Nguồn kinh phí cho các hoạt động kiểm dịch y tế biên giới:
  2. a) Ngân sách nhà nước;
  3. b) Các nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
  4. Ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí cho:
  5. a) Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, hoạt động kiểm dịch y tế biên giới theo quy định;
  6. b) Công tác thông tin, giáo dục, truyền thông, kiểm tra, thanh tra hoạt động kiểm dịch y tế biên giới; đào tạo, nghiên cứu khoa học để ứng dụng kỹ thuật mới, phương pháp mới trong hoạt động kiểm dịch y tế biên giới.

 

Chương VII

TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN

 

Điều 44. Trách nhiệm của các bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có cửa khẩu

  1. Bộ Y tế có trách nhiệm:
  2. a) Chỉ đạo, tổ chức triển khai việc kiểm dịch y tế biên giới theo quy định của pháp luật trên phạm vi toàn quốc;
  3. b) Quyết định việc áp dụng khai báo y tế, chấm dứt khai báo y tế đối với người; chỉ đạo, triển khai việc thực hiện khai báo y tế đối với người trên phạm vi toàn quốc;
  4. c) Hướng dẫn việc thông tin, báo cáo hoạt động kiểm dịch y tế biên giới.
  5. Các Bộ: Ngoại giao, Quốc phòng, Công an, Tài chính, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan có liên quan có trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị trực thuộc trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình; phối hợp với tổ chức kiểm dịch y tế biên giới thực hiện các nội dung liên quan về kiểm dịch y tế biên giới theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế.
  6. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có cửa khẩu có trách nhiệm:
  7. a) Chỉ đạo các đơn vị liên quan trên địa bàn phối hợp với tổ chức kiểm dịch y tế biên giới thực hiện việc kiểm dịch y tế biên giới theo quy định tại Nghị định này;
  8. b) Bảo đảm các điều kiện cho tổ chức kiểm dịch y tế biên giới triển khai hoạt động.

Điều 45. Trách nhiệm của cơ quan chuyên ngành tại cửa khẩu

  1. Trưởng Ban quản lý cửa khẩu, giám đốc cảng vụ, trưởng ga hoặc người đứng đầu đơn vị được giao phụ trách quản lý cơ sở vật chất tại cửa khẩu có trách nhiệm bố trí, bảo đảm về cơ sở vật chất phục vụ hoạt động kiểm dịch y tế biên giới tại cửa khẩu theo quy định tại điểm a, b, c, d, đ khoản 2 Điều 41 Nghị định này.
  2. Cơ quan hải quan; cơ quan kiểm dịch động, thực vật có trách nhiệm thực hiện các nội dung liên quan về kiểm dịch y tế biên giới theo đề nghị của tổ chức kiểm dịch y tế biên giới khi kiểm tra thực tế đối với hàng hóa là động vật, thực vật, thực phẩm và các loại hàng hóa khác bị nghi ngờ hoặc được xác định mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.
  3. Cơ quan biên phòng, công an, cảng vụ, hải quan chỉ được làm thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh đối với người và phương tiện vận tải; nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh đối với hàng hóa; vận chuyển qua biên giới đối với thi thể, hài cốt, mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người sau khi có xác nhận đã hoàn thành việc kiểm dịch y tế của tổ chức kiểm dịch y tế biên giới theo quy định tại Nghị định này.
  4. Các cơ quan chuyên ngành tại cửa khẩu có trách nhiệm phối hợp với tổ chức kiểm dịch y tế biên giới tại cửa khẩu trong công tác phòng chống dịch bệnh.

Điều 46. Trách nhiệm của tổ chức kiểm dịch y tế biên giới và kiểm dịch viên y tế

  1. Trách nhiệm của tổ chức kiểm dịch y tế biên giới:
  2. a) Đầu mối tổ chức, thực hiện các hoạt động kiểm dịch y tế biên giới theo quy định tại Nghị định này;
  3. b) Tổ chức kiểm dịch y tế biên giới tại cửa khẩu là đơn vị đầu mối, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức các nội dung phòng, chống bệnh truyền nhiễm trong cửa khẩu;
  4. c) Có trách nhiệm phối hợp thực hiện kiểm dịch y tế đối với hàng hóa thuộc diện kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật khi có yêu cầu của cơ quan kiểm dịch động vật;
  5. d) Phối hợp với cơ quan chức năng về an toàn thực phẩm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giám sát, kiểm tra việc bảo đảm an toàn thực phẩm trong cửa khẩu;

đ) Giám sát việc loại bỏ chất thải, nước thải có nguy cơ gây bệnh truyền nhiễm từ phương tiện vận tải và các chất bị ô nhiễm khác trong cửa khẩu.

  1. Trách nhiệm của kiểm dịch viên y tế:
  2. a) Thực hiện hoạt động kiểm dịch y tế biên giới theo quy định tại Nghị định này;
  3. b) Mang sắc phục, phù hiệu, biển hiệu, thẻ kiểm dịch viên y tế quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định này;
  4. c) Vào những nơi có đối tượng phải kiểm dịch y tế tại cửa khẩu và tuân thủ theo quy định của pháp luật hiện hành về bảo đảm an ninh, quốc phòng tại cửa khẩu;
  5. d) Xác nhận kết quả kiểm dịch y tế và sử dụng con dấu kiểm dịch y tế theo quy định tại Điều 42 Nghị định này.

Điều 47. Trách nhiệm của người nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, chủ phương tiện vận tải và chủ hàng

  1. Chủ động khai báo về tình trạng sức khỏe bất thường với tổ chức kiểm dịch y tế biên giới nơi nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh.
  2. Thực hiện khai báo đầy đủ, chịu trách nhiệm về nội dung khai báo y tế quy định tại Nghị định này; không được làm, sử dụng tờ khai y tế giả mạo.
  3. Chấp hành việc kiểm tra y tế, xử lý y tế của tổ chức kiểm dịch y tế biên giới quy định tại Nghị định này.
  4. Chi trả giá dịch vụ kiểm dịch y tế theo quy định hiện hành.

 

Chương VIII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

Điều 48. Hiệu lực thi hành

  1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 8 năm 2018.
  2. Nghị định số 103/2010/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm về kiểm dịch y tế biên giới hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

Điều 49. Trách nhiệm thi hành

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có cửa khẩu chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 

Nơi nhận:
– Ban Bí thư Trung ương Đảng;
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
– Văn phòng Tổng Bí thư;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
– Văn phòng Quốc hội;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
– Kiểm toán Nhà nước;
– Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
– Ngân hàng Chính sách Xã hội;
– Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
– Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
– Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
– VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
– Lưu: Văn thư, KGVX (2). XH

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG

 

 

 Nguyễn Xuân Phúc

 

 

PHỤ LỤC

CÁC MẪU GIẤY, BIỂU TƯỢNG, PHÙ HIỆU, BIỂN HIỆU, THẺ KIỂM DỊCH VIÊN Y TẾ, CỜ, TRANG PHỤC KIỂM DỊCH VIÊN Y TẾ, CON DẤU KIỂM DỊCH Y TẾ, SỔ LƯU MẪU DẤU DÙNG TRONG HỆ THỐNG KIỂM DỊCH Y TẾ BIÊN GIỚI
(Kèm theo Nghị định số 89/2018/NĐ-CP ngày 25 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ)

 

Mẫu số 01 Tờ khai y tế đối với người;
Mẫu số 02 Giấy chứng nhận tiêm chủng quốc tế hoặc áp dụng biện pháp dự phòng;
Mẫu số 03 Tờ khai chung hàng không;
Mẫu số 04 Giấy khai báo y tế hàng hóa và phương tiện vận tải (đối với đường bộ, đường sắt);
Mẫu số 05 Giấy khai báo y tế hàng hải;
Mẫu số 06 Biên bản kiểm tra vệ sinh tàu bay;
Mẫu số 07 Biên bản kiểm tra vệ sinh tàu thuyền;
Mẫu số 08 Giấy chứng nhận miễn xử lý vệ sinh tàu thuyền/ chứng nhận xử lý vệ sinh tàu thuyền;
Mẫu số 09 Giấy chứng nhận kiểm tra/xử lý y tế hàng hóa, phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không;
Mẫu số 10 Giấy chứng nhận kiểm tra/xử lý y tế hàng hóa (trên tàu thuyền), tàu thuyền;
Mẫu số 11 Giấy khai báo y tế thi thể, hài cốt, tro cốt;
Mẫu số 12 Giấy chứng nhận kiểm dịch y tế thi thể, hài cốt, tro cốt;
Mẫu số 13 Giấy khai báo y tế mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người;
Mẫu số 14 Giấy chứng nhận kiểm dịch y tế mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người;
Mẫu số 15 Đơn đề nghị;
Mẫu số 16 Con dấu kiểm dịch y tế;
Mẫu số 17 Sổ lưu mẫu con dấu;
Mẫu số 18 Biểu tượng kiểm dịch y tế biên giới;
Mẫu số 19 Phù hiệu;
Mẫu số 20 Biển hiệu;
Mẫu số 21 Thẻ kiểm dịch viên y tế;
Mẫu số 22 Cờ truyền thống kiểm dịch y tế biên giới;
Mẫu số 23 Cờ báo hiệu kiểm dịch y tế cho tàu thuyền;
Mẫu số 24 Trang phục kiểm dịch viên y tế.

 

Mẫu số 01

(Kích thước 297 x 105 mm, co gọn trong một trang giấy)

(mặt trước)

TỜ KHAI Y TẾ ĐỐI VỚI NGƯỜI

Đây là tài liệu quan trọng, thông tin của anh/chị sẽ giúp cơ quan y tế liên lạc khi cần thiết để phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm.

 

  • Họ tên (viết chữ in hoa): ………………………………………………………………………………..
  • Năm sinh: ………………Giới tính: ……………………Quốc tịch: …………………………………..
  • Số hộ chiếu hoặc giấy thông hành hợp pháp khác:…………………………………………………

Thông tin đi lại: Tàu bay □       Tàu thuyền □      Ô tô □         Khác (ghi rõ): ………………………..

Số hiệu phương tiện: ……………………….Số ghế (nếu có): ………………………………………..

Ngày khởi hành: ……/…../…………..…….. Ngày nhập cảnh: …..……/…..…../……………………

Địa điểm khởi hành (tỉnh/quốc gia): ……………………………………………………………………..

Địa điểm nơi đến (tỉnh/quốc gia): ………………………………………………………………………..

Trong vòng 14 ngày qua, anh/chị có đến quốc gia/vùng lãnh thổ nào không? (nếu có ghi rõ):……

Địa chỉ liên lạc tại Việt Nam

  • Địa chỉ nơi ở tại Việt Nam ………………………………………………………………………………
  • Điện thoại: ……………………………………………Email: …………………………………………..

Trong vòng 7 ngày (tính đến thời điểm làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh) Anh/Chị có thấy xuất hiện dấu hiệu nào sau đây không?

Triệu chứng Không Triệu chứng Không
• Sốt [ ] [ ] • Nôn/buồn nôn [ ] [ ]
• Ho [ ] [ ] • Tiêu chảy [ ] [ ]
• Khó thở [ ] [ ] • Xuất huyết ngoài da [ ] [ ]
• Đau họng [ ] [ ] • Nổi ban ngoài da [ ] [ ]

Liệt kê tên vắc xin hoặc sinh phẩm y tế đã sử dụng:……………………………………

Lịch sử phơi nhiễm: Trong vòng 14 ngày qua, Anh/Chị có:

• Đến trang trại chăn nuôi/chợ buôn bán động vật sống/cơ sở giết mổ động vật tiếp xúc động vật Có [ ]     Không [ ]
• Trực tiếp chăm sóc người bệnh truyền nhiễm Có [ ]     Không [ ]

Tôi cam kết những thông tin trên là đúng sự thật, tôi hiểu rằng nếu cung cấp sai thông tin có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.

 

Ngày      tháng      năm 201… Ký tên

 

……………………………………………………………………………………………………………….

HƯỚNG DẪN

Hành khách mang theo phần này để làm thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và bảo vệ sức khỏe của anh/chị

Họ tên (viết chữ in hoa): …………………………………………………………

Tên tỉnh hoặc thành phố hoặc vùng lãnh thổ hoặc quốc gia xuất phát: ………………………………………………………………………………………..

XÁC NHẬN
CỦA KIỂM DỊCH VIÊN Y TẾ
  

 

Ngày   tháng   năm 201…

Vì sức khỏe của anh/chị và của cộng đồng nếu anh/chị thấy xuất hiện bất cứ dấu hiệu bất thường về sức khỏe, đề nghị liên hệ ngay với cơ quan kiểm dịch y tế tại cửa khẩu hoặc cơ quan y tế nơi gần nhất hoặc theo địa chỉ e-mail: …………… hoặc số fax: ………………………

Điện thoại đường dây nóng của tỉnh/thành phố (nơi có cửa khẩu):………………………

Điện thoại đường dây nóng của Bộ Y tế: …………………

 

(mặt sau)

MEDICAL DECLARATION FORM

This is important document, your information is vital to allow health authorities contact you to prevent communicable diseases

  • Full name (BLOCK LETTERS): …………………………………………………………………………
  • Date of Birth: …………………. Gender:……………………Nationality: …………………………….
  • Passport number or other legal document: ……………………………………………………………

Travel information: Plane □      Ship □         Automobile □      Other (clarify): ……………………….

Transportation No.:…………………………………………….. Seat No.: ……………………………..

Departure date: ………/……./……………….…. Immigation date: ………/……./………………….

Place of departure (province/country): ………………………………………………………………….

Place of destination (province/country): …………………………………………………………………

In the past 14 days, have you been to any province/city/territory/country? If yes, where?:………..

Contact information in Viet Nam

  • Staying address: ………………………………………………………………………………………….
  • Tel./Mob.: ………………………………….. Email: …………………………………………………….

If you have any of the followings at present or during the past 7 days (until the date of entry/exit/transit) ?

Symptoms Yes No Symptoms Yes No
• Fever [ ] [ ] • Vomiting [ ] [ ]
• Cough [ ] [ ] • Diarrhea [ ] [ ]
• Difficulty of breathing [ ] [ ] • Rash [ ] [ ]
• Sore throat [ ] [ ] • Skin haemorrhage [ ] [ ]

List of vaccines or biologicals used:  ………………………………………………

History of exposure: During the last 14 days, did you:

• Visit any poultry farm/living animal market/slaughter house/contact to animal Yes [ ]   No [ ]
• Care for a sick person of communicable diseases Yes [ ]   No [ ]

The information I have given is true, correct and complete. I understand failure to answer any question may have serious consequences.

 

Day:    Month:    Year: 201.. Signature of Passenger/Crew

 

…………………………………………………………………………………………………………….

GUIDANCE

Passenger uses this part for entry/exit/transit clearance and for protection of your health

Full name (BLOCK LETTERS): …………………………………..…………………………………

Province/City/Territory/Country of departure: ……………………………………………………….

VERIFICATION BY
HEALTH QUARANTINE OFFICER
  

 

 

Date     Month     Year 201…

For your own heath and that of the community, if you experience any of the above-mentioned symptoms, please contact heath quarantine units at points entry or the nearest healthcare centre or email to Email: …………..: or Fax: ………………

Hotline of province/city of point of entry: …………

Hotline of the Ministry of Health: …………………

 

 

Mẫu số 15

(Kích thước 297 x 210 mm)

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————–

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Cấp Giấy chứng nhận/kiểm tra, xử lý …

Kính gửi:………………………………………….

 

Tôi là (ghi rõ họ tên bằng chữ hoa)……………………………………………………………….. Nam/Nữ

Chức vụ: ……………………………………………………………………………………. (nếu có)

Tên cơ quan: ………………………………………………………………………………. (nếu có)

Sinh ngày:……../………./………………Quốc tịch:………………………………………………..

Số CMND (hoặc Hộ chiếu) ………………… Ngày cấp ………………………………………….

Nơi cấp: ……………………………………………………………………………………………….

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: ………………………………………………………………….

Chỗ ở hiện tại: ……………………………………………………………………………………….

Thực hiện Nghị định số …/2018/NĐ-CP ngày … tháng … năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm về kiểm dịch y tế biên giới.

Đề nghị ………………………………. cấp Giấy chứng nhận/kiểm tra, xử lý… cho tôi hoặc Công ty/đơn vị (tên đơn vị).

 

………….., ngày……tháng….năm………
Người đề nghị
(Ký, ghi rõ họ tên)

Hồ sơ gửi kèm theo:

………………………………..

………………………………..

 

Mẫu số 16

Con dấu kiểm dịch y tế

  1. Mẫu con dấu sử dụng tại trụ sở chính của tổ chức kiểm dịch y tế biên giới

*Ghi chú:

– Dấu có đường kính vòng tròn ngoài cùng 23 mm, dùng mực dấu màu đỏ;

– Tại khuôn hình chữ nhật ở giữa ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau gọi tắt là tên tỉnh) có hoạt động kiểm dịch y tế đối với con dấu sử dụng tại trụ sở chính của tổ chức kiểm dịch y tế.

  1. Mẫu con dấu sử dụng tại cửa khẩu có hoạt động kiểm dịch y tế

*Ghi chú:

– Dấu có đường kính vòng tròn ngoài cùng 23 mm, dùng mực dấu màu đỏ.

– Tại khuôn hình chữ nhật ở giữa ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có hoạt động kiểm dịch y tế và mã cửa khẩu đối với con dấu sử dụng tại cửa khẩu có hoạt động kiểm dịch y tế, giữa tên tỉnh và mã cửa khẩu là dấu “chấm” (.).

– Mã số được gán cho cửa khẩu được ghi theo số thứ tự 01, 02…(bắt đầu từ 01) ví dụ con dấu sử dụng tại cửa khẩu của Tỉnh A được ghi trong khuôn hình chữ nhật là TỈNH A.01.

– Mã số được gán cho cửa khẩu do người đứng đầu tổ chức kiểm dịch y tế biên giới tỉnh, thành phố quy định và quy định trong quy chế sử dụng con dấu được lưu tại tổ chức kiểm dịch y tế.

 

Mẫu số 17

Sổ lưu mẫu con dấu

  1. Bìa:
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN

TÊN TỔ CHỨC KIỂM DỊCH Y TẾ

 

 

SỔ LƯU MẪU DẤU

 

 

Lãnh đạo tổ chức kiểm dịch y tế
(Ký và đóng dấu)

 

 

 

 

Cuốn số ……. được lập ngày ….. tháng ….. năm ………

 

  1. Nội dung:
STT Ngày lưu Mẫu lưu Ngày hủy Mẫu hủy Ghi chú
1
2
…..

*Ghi chú: Con dấu trước khi sử dụng đóng 01 mẫu vào ô “Mẫu lưu” ghi rõ ngày, tháng, năm. Con dấu bị hỏng, làm lại con dấu, phải đóng 01 mẫu dấu vào ô “Mẫu hủy” ghi rõ ngày, tháng, năm.

 

Mẫu số 18

Biểu tượng kiểm dịch y tế biên giới

Mau-ky-hieu-kiem-dich-y-te-bien-gioi8

*Ghi chú:

– Biểu tượng kiểm dịch y tế biên giới là một khối liền gồm có mỏ neo thể hiện kiểm dịch đường thủy, chính giữa cán mỏ neo có hình tròn vô lăng thể hiện kiểm dịch đường bộ, đường sắt, trên cán của mỏ neo có hình con rắn quấn quanh một chiếc kim, hai bên cán mỏ neo là hai bông lúa thể hiện lĩnh vực y tế, phía ngoài có hình cánh tàu bay thể hiện kiểm dịch đường hàng không. Tất cả liên kết thành khối hình biểu tượng có nền màu vàng tươi.

– Biểu tượng được thể hiện trên cờ truyền thống, lô gô của tổ chức kiểm dịch y tế biên giới và các giấy tờ, vật lưu niệm khác dùng trong hệ thống kiểm dịch y tế biên giới.

 

Mẫu số 19

Phù hiệu

  1. Phù hiệu trên mũ Kêpi

Mau-ky-hieu-kiem-dich-y-te-bien-gioi8

Ghi chú: Phù hiệu trên mũ là một khối biểu tượng làm bằng kim loại mạ màu vàng tươi, để gắn phía trước mũ kê pi có kích thước 35 mm x 5 mm.

  1. Phù hiệu trên mũ mềm

Mau-ky-hieu-kiem-dich-y-te-bien-gioi8

Đường Kính: 29 rnm
Cao: 5 mm

* Ghi chú: Phù hiệu trên mũ là một khối biểu tượng làm bằng kim loại mạ màu vàng tươi để cài phía trước mũ mềm có kích thước 29 mm x 3mm.

  1. Phù hiệu trên cúc áo

Mau-ky-hieu-kiem-dich-y-te-bien-gioi21

* Ghi chú: Phù hiệu cúc áo là khối hình tròn bằng kim loại mạ màu vàng tươi, mặt trước có biểu tượng hình con rắn quấn quanh một chiếc kim, hai bên là hai bông lúa, phía ngoài có hình viền tròn bao quanh, cúc áo mùa Hè có đường kính 13 mm, cúc áo mùa Đông có đường kính 18 mm.

  1. Phù hiệu cài ve áo

Mau-ky-hieu-kiem-dich-y-te-bien-gioi22

* Ghi chú: Phù hiệu cài ve áo là khối biểu tượng dập bằng kim loại, mạ màu vàng tươi, kích thước 20 mm x 17 mm, dập nổi chiếc kim và hình con rắn, đặt chéo lên hình lá cờ có nổi sọc kẻ, mặt sau có khuy cài lên ve áo.

  1. Phù hiệu gài cầu vai áo

Mau-ky-hieu-kiem-dich-y-te-bien-gioi23

*Ghi chú:

– Phù hiệu trên cầu vai áo làm bằng sợi tổng hợp màu xanh tím than, là khối hình đa giác 5 cạnh, chiều dài 120 mm, đầu trong rộng 40 mm và đầu ngoài rộng 50 mm, độ chếch đầu nhọn 18 mm, xung quanh thêu đường viền màu vàng rộng 1,5 mm. Đầu phía trong có cúc bằng kim loại dập nổi biểu tượng kiểm dịch y tế màu vàng tươi đường kính 10 mm. Mặt trên cầu vai có gắn khối biểu tượng kiểm dịch y tế chính hoặc ngôi sao nổi màu vàng tươi.

– Mẫu e1 sử dụng đối với kiểm dịch viên y tế

– Mẫu e2 sử dụng đối với phó trưởng khoa, phòng hoặc tương đương

– Mẫu e3 sử dụng đối với trưởng khoa, phòng hoặc tương đương

– Mẫu e4 sử dụng đối với phó giám đốc hoặc tương đương

– Mẫu e5 sử dụng đối với giám đốc hoặc tương đương.

Mẫu số 20

Biển hiệu

Mau-ky-hieu-kiem-dich-y-te-bien-gioi24

*Ghi chú:

– Biển hiệu được làm bằng mica hoặc giấy không thấm nước ép plastic, kích thước 85 mm x 20 mm, đường viền ngoài rộng 1,5 mm. Bên trái có biểu tượng kiểm dịch, bên phải phía trên rộng 15 mm, nền màu vàng tươi, có dòng chữ màu đỏ đậm “KIỂM DỊCH Y TẾ” ở trên, dòng chữ tiếng Anh “HEALTH QUARANTINE”’ ở dưới tiếp dưới là họ, tên đầy đủ của người được cấp biển hiệu và dòng cuối cùng có số biển hiệu.

– Biển hiệu được đeo trên nắp túi áo ngực bên trái khi thi hành nhiệm vụ.

Mẫu số 21

Thẻ kiểm dịch viên y tế

Mau-ky-hieu-kiem-dich-y-te-bien-gioi24

* Ghi chú:

– Thẻ kiểm dịch viên y tế làm bằng bìa cứng ép plastic, hình chữ nhật, kích thước 90 mm x 50 mm, đường viền ngoài rộng 1,5 mm, có các đường vân màu xanh coban, nền màu vàng nhạt, gồm hai mặt, chính giữa của mặt trước và mặt sau có biểu tượng kiểm dịch y tế biên giới in chìm.

– Mặt trước: phía trên bên phải thể hiện Quốc hiệu, trên bên trái ghi cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp thẻ; chính giữa thẻ ghi dòng chữ tiếng Việt “KIỂM DỊCH Y TẾ” ở trên và dòng chữ tiếng Anh “HEALTH QUARANTINE” ở dưới; ngay dưới ghi số thẻ; các chữ còn lại trên thẻ màu xanh đen. Phía dưới bên trái có khung chữ nhật để dán ảnh người được cấp thẻ, cỡ 20 mm x 30 mm, ảnh chụp đội mũ kê pi, mặc đầy đủ trang phục, phù hiệu; có đóng dấu giáp lai của cơ quan cấp thẻ. Ngay dưới bên phải ghi họ, tên của người được cấp thẻ, chức vụ và tên tổ chức kiểm dịch y tế biên giới, thời hạn giá trị thẻ.

– Mặt sau: phía trên ghi số, ngày cấp và nơi cấp chứng minh nhân dân/thẻ căn cước của người được cấp thẻ. Phía dưới lệch phải ghi nơi cấp, ngày tháng năm cấp thẻ, chức danh, chữ ký, đóng dấu và họ tên của thủ trưởng cơ quan cấp thẻ.

Mẫu số 22

Cờ truyền thống kiểm dịch y tế biên giới

Mau-ky-hieu-kiem-dich-y-te-bien-gioi1

*Ghi chú:

– Cờ truyền thống kiểm dịch y tế biên giới làm bằng khuôn vải hình chữ nhật, màu vàng, ở giữa có biểu tượng kiểm dịch y tế biên giới in màu vàng đậm hơn, kích thước cờ phụ thuộc vào phương tiện sử dụng với tỷ lệ dài, rộng tương đương với tỷ lệ của quốc kỳ.

– Cờ truyền thống dùng cho phương tiện khi thực hiện nhiệm vụ kiểm dịch y tế.

Mẫu số 23

Cờ báo hiệu kiểm dịch y tế cho tàu thuyền

Mau-ky-hieu-kiem-dich-y-te-bien-gioi24

*Ghi chú:

– Cờ báo hiệu kiểm dịch: vải mềm, màu vàng tươi, đen chịu được nắng gió trên biển, kích thước 1200 mm x 800 mm, gồm có cờ loại “Q” và “L”.

– Cờ báo hiệu kiểm dịch dùng cho tàu thuyền khi xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.

Mẫu số 24

Trang phục kiểm dịch viên y tế

Mau-ky-hieu-kiem-dich-y-te-bien-gioi8

* Ghi chú:

– Mũ kê pi: phần trên của mũ có màu trắng, lưỡi trai có màu đen, vành thân mũ màu xanh tím than, mặt trước có gắn phù hiệu, viền vành trên thân mũ là dây nỉ màu vàng, đường kính 1,5 mm; viền vành dưới thân mũ có hai dây nỉ màu vàng, đường kính 8 mm, hai bên có hai khuy, được đính bằng ngôi sao nổi màu vàng tươi.

– Mũ mềm: một màu xanh tím than; phù hiệu kiểm dịch y tế biên giới gắn phía trước chính giữa vành thân mũ.

  1. Quần, áo dài tay nam, nữ:

Mau-ky-hieu-kiem-dich-y-te-bien-gioi4

  1. Quần áo ngắn tay nam, nữ

Mau-ky-hieu-kiem-dich-y-te-bien-gioi4

  1. Trang phục mùa đông nam, nữ

Mau-ky-hieu-kiem-dich-y-te-bien-gioi4

  1. Trang phục măng tô nam, nữ

Mau-ky-hieu-kiem-dich-y-te-bien-gioi4

*Ghi chú:

– Áo sơ mi nữ dài tay: mầu trắng, cổ đức có chân, nẹp áo lật vào trong kiểu bu dông, có đỉa hai cầu vai, hai túi ngực có nắp, tay dài măng séc, vai có quai để cài phù hiệu, thân trước có hai ly chiết từ gấu lên ngực áo, thân sau cũng có hai ly chiết từ gấu lên.

– Áo sơ mi nữ ngắn tay: mầu trắng, cổ đức có chân, nẹp áo lật vào trong kiểu bu dông, có đỉa hai cầu vai, hai túi ngực có nắp, vai có quai để cài phù hiệu, thân trước có hai ly chiết từ gấu lên ngực áo, thân sau cũng có hai ly chiết từ gấu lên.

– Quần âu nữ: quần ôm hơi vẩy, mầu xanh tím than, có hai túi thẳng ở thân trước và một túi cơi đằng sau, hai ly chìm, túi thẳng.

– Áo sơ mi nam ngắn tay: mầu trắng, cổ đức có chân, kiểu bu dông, vai có hai quai cài phù hiệu, hai túi ngực có nắp. Nẹp lật vào trong, áo có măng séc, có hai cúc, có một túi bên trái, bị túi đáy hơi lượn tròn, miệng túi may một đường 3 cm.

– Áo sơ mi nam dài tay: mầu trắng, cổ đức có chân, kiểu bu dông, có đỉa hai cầu vai, hai túi ngực có nắp, tay dài măng séc, vai có hai quai để cài phù hiệu.

– Quần âu nam: quần âu 1 ly bong thân trước, mầu xanh tím than, có hai túi thẳng ở thân quần trước và một túi cơi đằng sau, kiểu hai ply lật, cửa quần có khóa kéo, đầu cạp có một móc và một cúc nằm trong, có 6 đỉa chia đều, gấu quần làm chếch có mặt nguyệt.

– Áo khoác ngoài nam: mầu xanh tím than, kiểu áo khoác 4 túi, 4 cúc, ve kiểu chữ V, vạt áo vuông, 4 túi ốp ngoài, nắp túi hơi lượn cong, bị túi đít lượn tròn, giữa bị túi có xúp chìm, vai áo có bật vai, tay áo làm bác tay rộng 9,5 cm, sống áo có xe sau, toàn bộ ve áo, cổ áo, nẹp áo, túi áo, bật vai và bác tay đều diễu hai đường may, ngực áo và thân áo có ép keo mùng, trên vai áo có chũi 2 lớp canh tóc, áo được lót toàn bộ thân trước, thân sau là lót đo, tay làm lót lửng, thân trước làm hai túi lót, vải lót đồng màu với vải chính, ken vai làm bằng mút.

– Áo khoác ngoài nữ: mầu xanh tím than, kiểu áo khoác 2 túi, 4 cúc, ve kiểu chữ V, vạt áo vuông, áo có hai túi dưới chìm, nắp túi hơi lượn cong, vai áo có bật vai, tay áo có làm bác tay rộng 9 cm, sống áo có xẻ sau, toàn bộ ve áo, cổ áo, nẹp áo, túi áo bật vai và bác tay đều diễu hai đường may, thân áo có ép keo mùng, áo được lót toàn bộ thân trước, thân sau làm lót đô, tay áo làm lót lửng, thân trước làm hai túi lót, vải lót đồng màu với vải chính, ken vai làm bằng mút.

– Áo khoác măng tô nữ, nam: mầu xanh tím than, cổ 2 ve, 3 cúc, hai túi cơi làm chéo, phía trong áo có túi lót, phía ngoài có dây lưng vải, thân trước có đề cúp ngực, thân sau có cầu vai, xẻ sau 350 cm, áo dài qua 2/3 đùi, có cá tay đầu nhọn đính 1 cúc, các đường diễu nổi có 8 ply, có bật vai, ngực áo, tay áo đính cúc 2,5 cm, có hai túi lót kiểu hai viền, toàn bộ thân áo được dựng canh tóc.

– Áo bông: kiểu áo măng tô, vài màu xanh tím than, trong lót bông.

– Giầy, dép, thắt lưng, ca vát, tất, áo đi mưa: Giầy da, màu đen, buộc dây, thấp cổ; dép da, màu đen, có quai hậu kiểu xăng đan; thắt lưng da, một màu; ca vát, tất một màu xanh tím than; áo đi mưa có tay dài, một màu tím than.

Bài viết Nghị định của Chính phủ về việc khai báo y tế toàn dân đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nghi-dinh-cua-chinh-phu-ve-viec-khai-bao-y-te-toan-dan-75725/feed/ 0
Thuốc Singulair bị thu hồi một số đăng ký tại Việt Nam https://benh.vn/thuoc-singulair-bi-thu-hoi-so-dang-ky-tai-viet-nam-77234/ https://benh.vn/thuoc-singulair-bi-thu-hoi-so-dang-ky-tai-viet-nam-77234/#respond Mon, 20 May 2019 10:25:52 +0000 https://benh.vn/?p=77234 Thuốc Singulair là một loại thuốc nổi tiếng và rất phổ biến cho bệnh nhân Hen phế quản. Tuy nhiên, năm 2019, cục Quản lý Dược Việt Nam (DAV) đã có quyết định thu hồi một giấy đăng ký lưu hành loại thuốc này tại Việt Nam. Sau đây Benh.vn sẽ cập nhật lại công […]

Bài viết Thuốc Singulair bị thu hồi một số đăng ký tại Việt Nam đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Thuốc Singulair là một loại thuốc nổi tiếng và rất phổ biến cho bệnh nhân Hen phế quản. Tuy nhiên, năm 2019, cục Quản lý Dược Việt Nam (DAV) đã có quyết định thu hồi một giấy đăng ký lưu hành loại thuốc này tại Việt Nam.

vi_thuoc_singulair_5mg

Sau đây Benh.vn sẽ cập nhật lại công văn của Cục quản lý Dược Việt Nam về việc thu hồi giấy phép lưu hành của thuốc Singulair tại Việt Nam cùng một số các thuốc khác để bạn đọc nắm được.

Cục Quản lý Dược Việt Nam ra Quyết định số 321/QĐ-QLD ngày 17/5/2019 về việc thu hồi giấy đăng ký lưu hành đối với các thuốc có tên trong Danh mục thuốc bị thu hồi giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam đính kèm Quyết định này.

Chi tiết danh mục các thuốc bị thu hồi giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định này gồm 9 thuốc sau:

  1. Cơ sở đăng ký thuốc: Brawn Laboratories Ltd (đ/c: Delhi Stock Exchange Building 4/4B AsafAli Road, New Delhi 110002, India).

1.1. Cơ sở sản xuất thuốc: Brawn Laboratories Ltd (đ/c: 13, NIT, Industrial Area, Faridabad-121001, Haryana, India).

Các chế phẩm bị thu hồi giấy đăng ký gồm:

(1). Rabeolone – Triamcinolon 4mg – Viên nén – Số đăng ký VN-19805-16

(2). Aciclovir Cream – BP Aciclovir BP 5% w/w – Kem bôi da – Số đăng ký VN-19565-16.

  1. Cơ sở đăng ký thuốc: Công ty TNHH Dược phẩm Thủ đô (đ/c: số 53, ngõ 178/1, đường Thái Hà, phường Trung Liệt, quận Đống Đa, TP. Hà Nội).

2.1. Cơ sở sản xuất thuốc: Wuhan Changlian Laifu Biochemical Pharmaceutical Co., Ltd. (đ/c: No 12, Jiangan Road, Jiangan District, Wuhan, Hubei, China).

Các chế phẩm bị thu hồi giấy đăng ký gồm:

(3). Lydosinat 10 mg – Sodium Aescinate 10mg – Bột đông khô pha tiêm – Số đăng ký VN-20884-18

(4). Lydosinat 5 mg – Sodium Aescinate 5mg – Bột đông khô pha tiêm – Số đăng ký VN-20885-18

  1. Cơ sở đăng ký thuốc: Pfizer (Thailand) Ltd. (đ/c: Floor 36, 37, 38 and 42 United Center Building, 323 Silom Road, Silom, Bangrak, Bangkok 10500, Thailand).

3.1. Cơ sở sản xuất thuốc: Pfizer Pharmaceuticals LLC (đ/c: Km 1.9, Road 689, Vega Baja, Puerto Rico (PR) 00693, USA).

Các chế phẩm bị thu hồi giấy đăng ký gồm:

(5). Zyvox – Linezolid 600mg – Viên nén bao phim – Số đăng ký VN-19510-15

  1. Cơ sở đăng ký thuốc: Cơ sở đặt gia công: Merck Sharp & Dohme (Asia) Ltd (đ/c: Flat/RM 1401A&B 14/F & 27/F., Lee Garden Two, 28 Yun Ping road, Causeway Bay, Hong Kong).

4.1. Cơ sở sản xuất thuốc: Merck Sharp & Dohme Ltd (đ/c: Shotton Lane, Cramlington, Northumberland NE23 3JU – UK );

Cơ sở đóng gói cấp 1: Merck Sharp Dohme Pharma Tbk (đ/c: JI. Raya Pandaan Km 48, Pandaan, Pasuruan, Jawa Timur, Indonesia);

Cơ sở nhận gia công đóng gói cấp 2: Công ty Cổ phẩn Dược phẩm OPV (đ/c: số 27, đường 3A, KCN Biên Hòa II, Phường An Bình, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai).

Các chế phẩm bị thu hồi giấy đăng ký gồm:

(6). Hyzaar 50/12.5mg – Losartan kali 50mg; Hydrochlorothiazid 12,5mg – Viên nén bao phim – Sô đăng ký GC-280-17

4.2. Cơ sở sản xuất thuốc: Cơ sở nhận gia công đóng gói cấp 2: Công ty Cổ phẩn Dược phẩm OPV (đ/c: số 27, đường 3A, KCN Biên Hòa II, Phường An Bình, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai).

Các chế phẩm bị thu hồi giấy đăng ký gồm:

(7). Tienam – Imipenem (dưới dạng Imipenem monohydrat) 500mg; Cilastatin (dưới dạng Cilastatin natri) 500mg – Bột pha tiêm – Số đăng ký GC3-1-18

4.3. Cơ sở sản xuất thuốc: Merck Sharp & Dohme Ltd (đ/c: Shotton Lane, Cramlington, Northumberland NE23 3JU – UK); Merck Sharp Dohme Pharma Tbk (đ/c: JI. Raya Pandaan Km 48, Pandaan, Pasuruan, Jawa Timur, Indonesia);

Cơ sở nhận gia công đóng gói cấp 2: Công ty Cổ phẩn Dược phẩm OPV (đ/c: số 27, đường 3A, KCN Biên Hòa II, Phường An Bình, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai).

(8). Singulair – Monetlukast (dưới dạng Montelukast natri) 5mg – Viên nhai – Số đăng ký GC-262-17

(9). Singulair – Monetlukast (dưới dạng Montelukast natri) 4mg – Viên nhai – Số đăng ký GC-261-17

Bài viết Thuốc Singulair bị thu hồi một số đăng ký tại Việt Nam đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/thuoc-singulair-bi-thu-hoi-so-dang-ky-tai-viet-nam-77234/feed/ 0
Chính sách phòng chống bệnh ung thư do nghề nghiệp tại Việt Nam https://benh.vn/chinh-sach-phong-chong-benh-ung-thu-do-nghe-nghiep-tai-viet-nam-3890/ https://benh.vn/chinh-sach-phong-chong-benh-ung-thu-do-nghe-nghiep-tai-viet-nam-3890/#respond Sat, 04 Aug 2018 04:45:26 +0000 http://benh2.vn/chinh-sach-phong-chong-benh-ung-thu-do-nghe-nghiep-tai-viet-nam-3890/ Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Tổ chức Lao động Thế giới (ILO), ung thư nghề nghiệp (UTNN) chiếm 8% đến 16% tất cả các trường hợp ung thư và ước tính có khoảng trên 600.000 người tử vong hàng năm, có nghĩa là cứ 52 giây có 1 người tử vong do UTNN. ILO ước tính hàng năm số mắc mới bệnh UTNN trên thế giới là 191.000 người.

Bài viết Chính sách phòng chống bệnh ung thư do nghề nghiệp tại Việt Nam đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Tổ chức Lao động Thế giới (ILO), ung thư do nghề nghiệp (UTNN) chiếm 8% đến 16% tất cả các trường hợp ung thư và ước tính có khoảng trên 600.000 người tử vong hàng năm, có nghĩa là cứ 52 giây có 1 người tử vong do UTNN. ILO ước tính hàng năm số mắc mới bệnh UTNN trên thế giới là 191.000 người.

Tổng quan các chất gây ung thư tại các nghành nghề chính

Rất nhiều tài liệu quốc tế đề cập đến các chất gây ung thư nghề nghiệp. Các chất gây UTNN trong các ngành nghề và các bệnh UTNN được tổng hợp dựa theo Bách khoa toàn thư An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp của ILO (1998) và Danh mục bệnh UTNN của ILO (2010).

ung thư do nghề nghiệp tại Việt Nam

Các chất gây hoặc có khả năng gây ung thư

Bệnh ung thư thường gặp

Ngành nghề, cộng việc sử dụng chính

Benzen, Ô xít Ethylene, phóng xạ ion hóa

UT máu

(Bạch cầu)

Dung môi, nhiên liệu, hóa chất trung gian, thuốc triệt sản, nhân viên y tế

Benzidine, 4-Aminobiphenyl, 2-Naphthylamine

UT bàng quang

Ngành nhuộm, sản xuất thuốc nhộm, chất thí nghiệm, sản xuất cao su

Amiăng

UT phổi, màng phổi, màng bụng

Xây dựng, sản xuất vật liệu cách nhiệt, vật liệu lọc, dệt

Berili và hợp chất, Bis (chloromethyl) ether (BCME), Chloromethyl  methylethe. Catmi và hợp chất, Bột tan chứa các sợi dạng amiăng

 

UT phổi

Công nghiệp hàng không, hóa chất trung gian/ bán sản phẩm, nhộm/sản xuất thuốc nhuộm, chất thí nghiệm, ngành giấy, sơn, cao su.

Các hợp chất Crôm (VI)

UT miệng, phổi

Mạ kim loại/sản xuất thuốc nhuộm

Dầu hắc ín từ nhựa than đá

UT da, phổi, bàng quang

Vật liệu xây dựng, các điện cực.

Nhựa than đa, Bồ hóng, Asen và hợp chất của asen

UT da, phổi

Nhiên liệu, chất màu, tính, kim loại, hóa chất trừ sâu

Dầu khoáng chưa được xử lý hoặc được xử lý sơ bộ

UT da

Dầu nhờn, nhiên liệu

Các hợp chất Niken

UT mũi, phổi

Luyện kim, hợp kim, chất xúc tác

Bụi gỗ

UT mũi

Công nghiệp gỗ

Vinyl chloride

UT gan, phổi

Ngành nhựa

Virus viêm gan B (HBV) và C (HCV)

UT gan

Y tế

Ở Việt Nam, theo các văn bản hiện có của nhà nước, các chất gây ung thư và các tác nhân gây bệnh nghề nghiệp được đề cập gồm Benzen, Amiăng, Asen, các chất phóng xạ, hóa chất trừ sâu, các sản phẩm dầu, Crôm, Formaldehyde, vi rút viêm gan… So sánh với danh mực các chất gây ung thư do nghề nghiệp trong các ngành nghề theo tài liệu quốc tế, danh mực các chất có thể gây ung thư tại Việt Nam còn thiếu rất nhiều.

Chính sách và kế hoạch hành động quốc tế phòng chống ung thư do nghề nghiệp

Công ước quốc tế về phòng chống BNN và UTNN

Một số công ước quốc tế đã được Việt Nam phê chuẩn gồm: Công ước 155 về an toàn và sức khỏe nghệ nghiệp năm 1981 của ILO; Công ước Basel 1989 UNEP về kiểm soát vận chuyển qua biên giới các phế thải nguy hiểm và việc tiêu hủy; Công ước Stockholm 2001, UNEP về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy và Công ước Khung về Kiểm soát thuốc lá của Tổ chức Y tế thế giới WHO 2003 và Công ước Rotterdam 2004 của UNEP/FAO.

Một số công ước quốc tế khác chưa được phê chuẩn tại Việt Nam gồm: Công ước 170 năm 1990 của ILO về an toàn sử dụng hóa chất tại nơi làm việc; Công ước 162 năm 1986 về Amiăng, Nghị Quyết năm 2006 về Amiăng, ILO; Công ước Benzene số 136, 1971 (ILO) và Công ước số 139 về kiểm soát và phòng ngừa các yếu tố nghề nghiệp độc hại do các chất hoặc các tác nhân gây ung thư, năm 1974 (ILO). Đây là những công ước quan trọng trong hoạt động phòng chống UTNN như định kỳ xác định các chất và các tác nhân gây ung thư, việc tiếp xúc nghề nghiệp với các chất và các tác nhân đố phải bị cấm; cố gắng thay thế những chất và những tác nhân gây ung thư mà người lao động có thể tiếp xúc trong quá trình làm việc bằng những chất hoặc những tác nhân không gây ung thư hoặc ít độc hại.

Chiến lược và kế hoạch hành động của các tổ chức quốc tế về phòng chống BNN và UTNN:

Tổ chức ILO và WHO đã xây dựng chiến lược, kế hoạch hành động về phòng chống UTNN như Nghị quyết 58,22, WHO 2005 về phòng chống và kiểm soát ung thư. Kế hoạch Hành động toàn cầu của WHO về “sức khỏe người lao động” giai đoạn 2008-2017 đưa ra 5 kiến nghị để giảm bệnh ung thư của người lao động gồm:

1.Cam kết chính trị – phát triển các công cụ chính sách về bệnh ung thư của người lao động

2.Phòng chống cơ bản – xóa bỏ Amiăng, khói thuốc lá và chất gây ung thư tại nơi làm việc, gia đình và cộng đồng.

3.Y tế lao động – sử dụng nơi làm việc như là cơ sở can thiệp để phát hiện sớm và điều trị các bệnh ung thư của người lao động.

4.Tăng cường bằng chứng, cải thiện giám sát, nghiên cứu và truyền thông.

5.Phối hợp liên ngành y tế, lao động, môi trường, thương mại và các chính sách khác về phòng chống ung thư cho người lao động.

Những khoảng trống trong phòng chống ung thư do nghề nghiệp tại Việt Nam

Văn bản pháp quy

– Chưa có danh mục các bệnh UTNN trong Danh mục BNN của Việt Nam, còn Danh mục các chất gây UTNN và tiêu chuẩn vệ sinh lao động đối với các chất gây UTNN còn thiếu nhiều.

– Chưa có quy định báo cáo số liệu về tử vong do BNN và UTNN

– Chưa có quy định các cơ sở sản xuất tự chịu trách nhiệm giám sát môi trường lao động và báo cáo lên tuyến trên.

– Chưa có quy định rõ ràng về mối quan hệ giữa y tế doanh nghiệp va y tế địa phương về chăm sóc sức khỏe cho người lao động.

– Chưa có các văn bản quy định chế độ khám BNN, giám định, bồi thường đối với bệnh UTNN, các trường hợp người lao động chưa tham gia Bảo hiểm xã hội

Chiến lược và chương trình hành động

– Hiện nay chưa có chiến lược và chương trình hành động quốc gia về phòng chống các loại UTNN như khuyến cáo của các tổ chức quốc tế.

– Trong chương trình quốc gia về bảo hộ lao động, có dự án tăng cường phòng chống các BNN, nhưng không đưa ra các bệnh UTNN cần nghiên cứu bổ sung.

Hoạt động tuyên truyền, đào tạo, tập huấn

– Hiện nay chưa có các tài liệu và các lớp huấn luyện riêng về tác hại UTNN và bệnh UTNN và chưa có thông tin tuyên truyền về phòng chống UTNN.

– Chưa có cơ sở dữ liệu cho xây dựng chiến lược.

– Hiện nay chưa có cơ sở dữ liệu quốc gia về hóa chất gây UTNN.

– Chưa có các điều tra, nghiên cứu cấp quốc gia, cấp ngành về UTNN; nghiên cứu về các yếu tố nghề nghiệp đối với những trường hợp người lao động bị ung thư.

– Hồ sơ tại Bệnh viện chưa khai thác tiền sử tiếp xúc yếu tố nguy cơ UTNN;

KHUYẾN NGHỊ

– Xây dựng và bổ sung các văn bản pháp quy về UTNN như bổ sung UTNN vào danh mục BNN Việt Nam, chỉ định các cơ quan đầu mối đối với các chất gây BNN…

– Xây dựng chiến lược, chương trình hành động quốc gia về phòng chống UT tại nơi làm việc.

– Thiết lập hệ thống giám sát UTNN ở Việt Nam

– Thực hiện các nghiên cứu toàn diện về nguyên nhân, hậu quả, ghi nhận về UTNN.

– Nâng cao năng lực các cơ sở khám, giám định UTNN.

– Tăng cường giáo dục truyền thông phòng chống UTNN.

Bài viết Chính sách phòng chống bệnh ung thư do nghề nghiệp tại Việt Nam đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/chinh-sach-phong-chong-benh-ung-thu-do-nghe-nghiep-tai-viet-nam-3890/feed/ 0
Thông tư hướng dẫn việc quản lý sử dụng vacxin trong tiêm chủng https://benh.vn/thong-tu-huong-dan-viec-quan-ly-su-dung-vacxin-trong-tiem-chung-5936/ https://benh.vn/thong-tu-huong-dan-viec-quan-ly-su-dung-vacxin-trong-tiem-chung-5936/#respond Tue, 03 Jul 2018 05:36:30 +0000 http://benh2.vn/thong-tu-huong-dan-viec-quan-ly-su-dung-vacxin-trong-tiem-chung-5936/ BỘ Y TẾ                                           CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Số: 12/2014/TT-BYT                                  Độc lập – Tự do – […]

Bài viết Thông tư hướng dẫn việc quản lý sử dụng vacxin trong tiêm chủng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
BỘ Y TẾ                                           CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Số: 12/2014/TT-BYT                                  Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————

Hà Nội, ngày 20 tháng 03 năm 2014

                                                         THÔNG TƯ

Hướng dẫn việc quản lý sử dụng vắc xin trong tiêm chủng

Căn cứ Điểm d Khoản 2 Điều 30 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm;

Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Y tế dự phòng;

Bộ Y tế ban hành Thông tư hướng dẫn việc quản lý sử dụng vắc xin trong tiêm chủng,

Chương 1. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Thông tư này quy định về:

1. Điều kiện đối với các cơ sở y tế thực hiện tiêm chủng (sau đây gọi tắt là cơ sở tiêm chủng);

2. Quy trình vận chuyển, tiếp nhận, bảo quản và cấp phát vắc xin;

3. Tổ chức tiêm chủng;

4. Giám sát, xử trí phản ứng sau tiêm chủng;

5. Thẩm quyền, hồ sơ, thủ tục cấp mới, cấp lại, đình chỉ, thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện tiêm chủng.

Điều 2. Giải thích từ ngữ Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Tiêm chủng là việc đưa vắc xin vào cơ thể con người với mục đích tạo cho cơ thể khả năng đáp ứng miễn dịch để dự phòng bệnh tật.

2. Dây chuyền lạnh là hệ thống thiết bị nhằm bảo quản và vận chuyển vắc xin theo đúng nhiệt độ quy định từ nhà sản xuất đến người sử dụng, bao gồm buồng lạnh, xe lạnh, tủ lạnh, tủ đá, hòm lạnh, phích vắc xin.

3. Phản ứng sau tiêm chủng là hiện tượng bất thường về sức khỏe bao gồm các biểu hiện tại chỗ tiêm chủng hoặc toàn thân xảy ra sau tiêm chủng, không nhất thiết do việc sử dụng vắc xin, bao gồm phản ứng thông thường sau tiêm chủng và tai biến nặng sau tiêm chủng.

4. Tai biến nặng sau tiêm chủng là phản ứng bất thường sau tiêm chủng có thể đe dọa đến tính mạng người được tiêm chủng (bao gồm các triệu chứng như khó thở, sốc phản vệ hay sốc dạng phản vệ, hội chứng sốc nhiễm độc, sốt cao co giật, trẻ khóc kéo dài, tím tái, ngừng thở) hoặc để lại di chứng hoặc làm người được tiêm chủng tử vong.

Điều 3. Nguyên tắc quản lý sử dụng vắc xin

1. Chỉ các cơ sở y tế đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện tiêm chủng mới được phép thực hiện hoạt động tiêm chủng.

2. Giấy chứng nhận đủ điều kiện tiêm chủng chỉ cấp cho cơ sở tiêm chủng cố định.

3. Cơ sở y tế đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện tiêm chủng phải thường xuyên duy trì các điều kiện để thực hiện hoạt động tiêm chủng theo quy định tại Thông tư này. 4. Các cơ sở y tế nhà nước có chức năng tiêm chủng phải tổ chức thực hiện hoạt động tiêm chủng theo quy định. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có phòng sinh phải thực hiện việc tiêm chủng cho trẻ sơ sinh theo quy định.

5. Không được sử dụng vắc xin thuộc Chương trình Tiêm chủng mở rộng cho hoạt động tiêm chủng dịch vụ.

Bài viết Thông tư hướng dẫn việc quản lý sử dụng vacxin trong tiêm chủng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/thong-tu-huong-dan-viec-quan-ly-su-dung-vacxin-trong-tiem-chung-5936/feed/ 0
Cả nước áp dụng hệ thống quản lý tiêm chủng chung https://benh.vn/ca-nuoc-ap-dung-he-thong-quan-ly-tiem-chung-chung-7633/ https://benh.vn/ca-nuoc-ap-dung-he-thong-quan-ly-tiem-chung-chung-7633/#respond Sun, 17 Jun 2018 06:25:03 +0000 http://benh2.vn/ca-nuoc-ap-dung-he-thong-quan-ly-tiem-chung-chung-7633/ Theo hệ thống mỗi trẻ em sẽ được cấp một mã số tiêm chủng để theo dõi lịch sử tiêm chủng suốt đời. Mỗi lần trẻ được tiêm chủng sẽ được cập nhật vào hệ thống, kể cả trường hợp trẻ theo gia đình đến các vùng khác nhau.

Bài viết Cả nước áp dụng hệ thống quản lý tiêm chủng chung đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Theo hệ thống mỗi trẻ em sẽ được cấp một mã số tiêm chủng để theo dõi lịch sử tiêm chủng suốt đời. Mỗi lần trẻ được tiêm chủng sẽ được cập nhật vào hệ thống, kể cả trường hợp trẻ theo gia đình đến các vùng khác nhau.

Khi có nhu cầu hoặc đến lịch tiêm chủng, cơ sở y tế sẽ theo dõi được số mũi tiêm đã tiêm, các mũi còn thiếu theo lịch, thời điểm tiêm kế tiếp, nơi tiêm chủng…, tránh được việc sót hoặc chồng chéo mũi tiêm do không nhớ lịch hoặc tiêm chủng ở nhiều cơ sở y tế khác nhau.

Theo thống kê mới nhất của Tổng cục Thống kê về thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ ở VN, tỉ lệ trẻ dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các mũi tiêm miễn phí mới chỉ đạt trên 70%.  Lý do chính là quên, sót mũi tiêm, trẻ theo cha mẹ đến nơi ở mới chưa thuận tiện trong tiếp cận dịch vụ tiêm chủng…

Hệ thống này được đưa vào áp dụng trên cả nước sẽ thống nhất cách quản lý tránh tình trạng lộn xộn hiện nay tại nhiều nơi gây ảnh hưởng tới tình trạng sức khỏe của trẻ do quên, sót mũi tiêm.

Benh.vn (tổng hợp)

 

 

Bài viết Cả nước áp dụng hệ thống quản lý tiêm chủng chung đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/ca-nuoc-ap-dung-he-thong-quan-ly-tiem-chung-chung-7633/feed/ 0