Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Mon, 06 May 2024 08:56:06 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Bật mí những điều cần dạy bảo khi trẻ lên 10 https://benh.vn/bat-mi-nhung-dieu-can-day-bao-khi-tre-len-10-10016/ https://benh.vn/bat-mi-nhung-dieu-can-day-bao-khi-tre-len-10-10016/#respond Sun, 05 May 2024 07:27:15 +0000 http://benh2.vn/bat-mi-nhung-dieu-can-day-bao-khi-tre-len-10-10016/ 10 tuổi, tròn một thập niên trẻ bắt đầu hiểu và ý thức được cuộc sống, thế giới quan xung quanh. Do đó cha mẹ nên dạy bé những bài học quan trọng dưới đây để giúp trẻ hình thành nhân cách, thái độ sống và bản lĩnh vững vàng.

Bài viết Bật mí những điều cần dạy bảo khi trẻ lên 10 đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
10 tuổi, tròn một thập niên trẻ bắt đầu hiểu và ý thức được cuộc sống, thế giới quan xung quanh. Do đó cha mẹ nên dạy bé những bài học quan trọng dưới đây để giúp trẻ hình thành nhân cách, thái độ sống và bản lĩnh vững vàng.

dạy trẻ khi lên 10

Trẻ 10 tuổi cần được dạy những bài học quan trọng để hình thành nhân cách và thái độ sống đúng đắn

Học cách tôn trọng mọi người

Tôn trọng người khác bất kể giới tính hay độ tuổi là một điều quan trọng mà trẻ nên được dạy dỗ ngay từ khi còn nhỏ.

Luôn sẵn sàng bảo vệ quan điểm của bản thân. Nhiều người coi trọng giáo viên và những người khác còn hơn cả con cái họ. Đó là lý do khiến trẻ bất an và không dám thể hiện suy nghĩ của mình.

Lời khuyên: Hãy giải thích cho con hiểu tôn trọng là điều cần thiết nhưng dám nói lên quan điểm của mình cũng rất quan trọng.

Kiến thức quan trọng hơn điểm số

Đôi khi, cha mẹ giận dữ với con cái khi điểm số của con không đáp ứng kì vọng của mình. Tuy nhiên, điểm cao không có nghĩa là hiểu biết nhiều nên trẻ cần hiểu rằng kiến thức còn quan trọng hơn cả điểm số.

Không sợ phạm sai lầm

Không phải ai cũng có khả năng học hỏi từ những sai lầm của người khác và của chính bản thân mình. Vì thế, trẻ nên được cha mẹ khuyến khích tinh thần không sợ thất bại hay mắc lỗi.

Cha mẹ là người bạn của con

Cha mẹ không phải “kẻ thù” của con bởi vậy con hãy nói với cha mẹ khi cần sự giúp đỡ. Tuy nhiên, để trở thành bạn của con và khiến con tin tưởng, cha mẹ nên tránh la mắng con mà hãy cùng con trò chuyện và chia sẻ.

cha mẹ là người bạn của con

Dạy con rằng cha mẹ chính là người bạn thân của con

Nói với thầy cô khi con thấy không khỏe

Trẻ em không nên sợ hãi khi nói về các vấn đề sức khỏe của mình bởi sức khỏe của con còn quan trọng hơn điểm số hay sự tức giận của giáo viên.

Lời khuyên: Cha mẹ nên nhắc con sức khỏe là điều quan trọng và khi thấy không khỏe cần báo với thầy cô giáo.

Nếu không hiểu, hãy mạnh dạn đặt câu hỏi

Trẻ em nên được giáo dục từ sớm về kĩ năng đặt câu hỏi. Do đó hãy giúp con hiểu rằng thà hỏi khi không biết còn hơn là giả vờ như con biết tất cả mọi thứ.

Cha mẹ nên chỉ cho con biết rằng sống thành thật và tự trọng quan trọng hơn là làm hài lòng người khác.

Học cách nói “không”

Ngoài việc vâng lời trẻ còn biết nói “không” với người lớn, với giáo viên và chính bản thân con trong những trường hợp nhất định.

Theo thời gian, thói quen sẽ hình thành nên tính cách bởi vậy trẻ cần học tính cách mạnh mẽ chứ không phải là một người chỉ tuân theo mọi mệnh lệnh.

Bài viết Bật mí những điều cần dạy bảo khi trẻ lên 10 đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/bat-mi-nhung-dieu-can-day-bao-khi-tre-len-10-10016/feed/ 0
Chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh viêm phổi cộng đồng ở trẻ em https://benh.vn/chan-doan-nguyen-nhan-gay-benh-viem-phoi-cong-dong-o-tre-em-7268/ https://benh.vn/chan-doan-nguyen-nhan-gay-benh-viem-phoi-cong-dong-o-tre-em-7268/#respond Sun, 05 May 2024 02:17:49 +0000 http://benh2.vn/chan-doan-nguyen-nhan-gay-benh-viem-phoi-cong-dong-o-tre-em-7268/ Viêm phổi cộng đồng hay còn gọi là viêm phổi mắc phải tại cộng đồng là nhiễm khuẩn cấp tính (dưới 14 ngày) gây tổn thương nhu mô phổi, kèm theo các dấu hiệu ho, khó thở nhịp thở nhanh và rút lõm lồng ngực, đạu ngực... Các triệu chứng này thay đổi theo tuổi. Việc điều trị bệnh cần căn cứ nguyên nhân cụ thể và điều trị tại cơ sở y tế chuyên khoa.

Bài viết Chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh viêm phổi cộng đồng ở trẻ em đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Viêm phổi cộng đồng hay còn gọi là viêm phổi mắc phải tại cộng đồng là nhiễm khuẩn cấp tính (dưới 14 ngày) gây tổn thương nhu mô phổi, kèm theo các dấu hiệu ho, khó thở nhịp thở nhanh và rút lõm lồng ngực, đạu ngực… Các triệu chứng này thay đổi theo tuổi (Khuyến cáo 5.1 – Phụ lục 1)

Đại cương

Viêm phổi cộng đồng ở trẻ em là bệnh lý phổ biến có tỷ lệ mắc và tử vong cao, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi.

Theo thống kê của WHO (năm 2000) trung bình mỗi trẻ mắc 0,28 đợt/trẻ/năm.(9) (Bảng II.2).

Bảng II.2. Tỷ lệ mới mắc viêm phổi cộng đồng hàng năm ở trẻ < 5 tuổi theo khu vực trên thế giới (WHO)

Địa dư Số trẻ < 5 tuổi (triệu) Tỷ lệ mới mắc (Đợt/trẻ/năm) Số trẻ mắc /năm (triệu)
Châu Phi 105,62 0,33 35,13
Châu Mĩ 75,78 0,10 7,84
Trung Đông 69,77 0,28 19,67
Châu Âu 51,96 0,06 3,03
Đông Nam châu Á 168,74

 

0,36

 

60,95

 

Tây Thái Bình Dương 133,05

 

0,22

 

29,07

 

Các nước đang phát triển 523,31

 

0,29

 

151,76

 

Các nước phát triển 81,61

 

0,05

 

4,08

 

Như vậy ở các nước đang phát triển có tỷ lệ mắc cao gấp 5 lần các nước phát triển.

Nếu chọn 15 nước có tỷ lệ mắc viêm phổi hàng năm cao nhất thì đứng hàng đầu là Ấn Độ, Trung Quốc và Pakistan. Việt Nam đứng thứ 9 (9) (Bảng II.3).

Ước tính tử vong do viêm phổi ở trẻ em < 5 tuổi trên thế giới là 0,26 trẻ/1000 trẻ sơ sinh sống. Như vậy hàng năm có khoảng 1,8 triệu trẻ tử vong do viêm phổi (không kể viêm phổi sơ sinh: Ước tính khoảng 300.000 trẻ sơ sinh viêm phổi tử vong hàng năm) (15).

Sau đây là bảng thống kê 15 nước có tỷ lệ mắc và tử vong do viêm phổi cao nhất (Bảng II.3 và Bảng II.4).

Bảng II.3. 15 nước có số trẻ mắc viêm phổi cao nhất

Tên nước Số trẻ mới mắc (triệu) Tỷ lệ đợt/trẻ/năm
Ấn Độ

Trung Quốc

Pakistan

Bangladesh

Nigeria

Indonesia

Ethiopia

CHDCND Congo

Việt Nam

Philippines

Sudan

Afganistan

Tanzania

Myanma

Brazil

 

43,0

21,1

9,8

6,4

6,1

6,0

3,9

3,9

2,9

2,7

2,0

2,0

1,9

1,8

1,8

 

0,37

0,22

0,41

0,41

0,34

0,28

0,35

0,39

0,35

0,27

0,48

0,45

0,33

0,43

0,11

 

Bảng II.4. 15 nước có số trẻ tử vong do viêm phổi cao nhất

Tên nước Số trẻ tử vong (nghìn) Tỷ lệ tử vong/ 10.000 trẻ
Ấn độ

Nigeria

CHDCND Congo Ethiopia

Pakistan

Afganistan

Trung Quốc

Bangladesh

Angola

Nigeria

Uganda

Tanzania

Mali

Kenya

Bunkina Faso

 

408

204

126

112

91

87

74

50

47

46

38

36

32

30

25

 

32,2

84,7

110,1

84,6

48,1

185,9

8,6

26,6

157,1

173,9

67,6

52,6

147,8

50,3

99,4

 

Ở Việt Nam theo thống kê của các cơ sở y tế viêm phổi là nguyên nhân hàng đầu mà trẻ em đến khám và điều trị tại các bệnh viện và cũng là nguyên nhân tử vong hàng đầu trong số tử vong ở trẻ em.

Theo số liệu báo cáo năm 2004 của UNICEF và WHO thì nước ta có khoảng 7,9 triệu trẻ < 5 tuổi và với tỷ lệ tử vong chung là 23‰ thì mỗi năm có khoảng 38.000 trẻ tử vong trong đó viêm phổi chiếm 12% trường hợp. Như vậy mỗi năm có khoảng 4500 trẻ < 5 tuổi tử vong do viêm phổi (5)

NGUYÊN NHÂN

Vi khuẩn

Nguyên nhân thường gặp gây viêm phổi ở trẻ em đặc biệt ở các nước đang phát triển là vi khuẩn. Vi khuẩn thường gặp nhất là Streptococcus pneumoniae (phế cầu) chiếm khoảng 30 – 35% trường hợp. Tiếp đến là Hemophilus influenzae (khoảng 10 – 30%), sau đó là các loại vi khuẩn khác (Branhamella catarrhalis, Staphylococcus aureus, Streptococcus pyogens…) (5,16).

– Ở trẻ nhỏ < 2 tháng tuổi còn có thể do các vi khuẩn Gram âm đường ruột như Klebsiella pneumoniae, E. coli, Proteus…

– Ở trẻ lớn 5 – 15 tuổi có thể do Mycoplasma pneumoniae, Clammydia pneumoniae, Legionella pneumophila…(thường gây viêm phổi không điển hình)

Virus

Những virus thường gặp gây viêm phổi ở trẻ em là virus hợp bào hô hấp (Respiratory Syncitral virus = RSV), sau đó là các virus cúm A,B, á cúm Adenovirus, Metapneumovirus, Severe acute Respiratory Syndrome = SARS). Nhiễm virus đường hô hấp làm tăng nguy cơ viêm phổi do vi khuẩn hoặc có thể kết hợp viêm phổi do virus và vi khuẩn (tỷ lệ này vào khoảng 20 – 30%).

Ký sinh trùng và nấm

Viêm phổi ở trẻ em có thể do Pneumocystis carinii, Toxoplasma, Histoplasma, Candida spp…

CHẨN ĐOÁN

Chẩn đoán viêm phổi cộng đồng ở trẻ em chủ yếu dựa vào dấu hiệu lâm sàng kết hợp X-quang phổi và một số xét nghiệm khác nếu có điều kiện.

Dựa vào lâm sàng

Theo ngiên cứu của TCYTTG viêm phổi cộng đồng ở trẻ em thường có những dấu hiệu sau: (Khuyến cáo 5.1 – Phụ lục 1).

– Sốt: Dấu hiệu thường gặp nhưng độ đặc hiệu không cao vì sốt có thể do nhiều nguyên nhân. Sốt có thể có ở nhiều bệnh, chứng tỏ trẻ có biểu hiện nhiễm khuẩn trong đó có viêm phổi.

– Ho: Dấu hiệu thường gặp và có độ đặc hiệu cao trong các bệnh đường hô hấp trong đó có viêm phổi

– Thở nhanh: Dấu hiệu thường gặp và là dấu hiệu sớm để chẩn đoán viêm phổi ở trẻ em tại cộng đồng vì có độ nhạy và độ đặc hiệu cao (Khuyến cáo 5.1 – Phụ lục 1). Theo TCYTTG ngưỡng thở nhanh của trẻ em được quy định như sau:

  • Đối với trẻ < 2 tháng tuổi: ≥ 60 lần/phút là thở nhanh.
  • Đối với trẻ 2 – 12 tháng tuổi: ≥ 50 lần/phút là thở nhanh.
  • Trẻ từ 1 – 5 tuổi: ≥ 40 lần/phút là thở nhanh.

Cần lưu ý: Đếm nhịp thở khi trẻ nằm yên hoặc lúc ngủ, phải đếm trọn 1 phút. Đối với trẻ < 2 tháng tuổi phải đếm 2 lần vì trẻ nhỏ thở không đều, nếu cả 2 lần đếm mà nhịp thở đều ≥ 60 lần/phút thì mới có giá trị.

– Rút lõm lồng ngực: Là dấu hiệu của viêm phổi nặng. Để phát hiện dấu hiệu này cần nhìn vào phần dưới lồng ngực (1/3 dƣới) thấy lồng ngực lõm vào khi trẻ thở vào. Nếu chỉ phần mềm giữa các xương sườn hoặc vùng trên xương đòn rút lõm thì chưa phải rút lõm lồng ngực.

Ở trẻ < 2 tháng tuổi nếu chỉ rút lõm nhẹ thì chưa có giá trị vì lồng ngực ở trẻ nhỏ lứa tuổi này còn mềm, khi thở bình thường cũng có thể hơi bị rút lõm. Vì vậy ở lứa tuổi này khi rút lõm lồng ngực mạnh (lõm sâu và dễ nhìn thấy) mới có giá trị chẩn đoán (8).

– Ran ẩm nhỏ hạt: Nghe phổi có ran ẩm nhỏ hạt là dấu hiệu của viêm phổi tuy nhiên độ nhạy thấp so với viêm phổi được xác định bằng hình ảnh X-quang.

Hình ảnh X-quang phổi

Chụp X-quang phổi là phương pháp để xác định các tổn thương phổi trong đó có viêm phổi. Tuy nhiên không phải các trƣờng hợp viêm phổi được chẩn đoán trên lâm sàng nào cũng có dấu hiệu tổn thương trên phim X-quang phổi tương ứng và ngược lại. Vì vậy không nhất thiết các trường hợp viêm phổi cộng đồng nào cũng cần chụp X-quang phổi mà chỉ chụp X-quang phổi khi cần thiết (trường hợp viêm phổi nặng cần điều trị tại bệnh viện) (Khuyến cáo 5.2 – Phụ lục 1).

Các xét nghiệm cận lâm sàng khác (nếu có điều kiện):

Cấy máu, cấy dịch tỵ hầu, đờm, dịch màng phổi, dịch khí – phế quản qua ống nội khí quản, qua nội soi phế quản để tìm vi khuẩn gây bệnh, làm kháng sinh đồ; xét nghiệm PCR tìm nguyên nhân virus, nguyên nhân gây viêm phổi không điển hình như M. pneumoniae, Chlamydia…

– Các xét nghiệm này chỉ có thể làm được tại các bệnh viện có điều kiện. (Khuyến cáo 5.4 và khuyến cáo 5.5 – Phụ lục 1)

Theo hướng dẫn sử dụng thuốc kháng sinh mới nhất của Bộ Y tế

Bài viết Chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh viêm phổi cộng đồng ở trẻ em đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/chan-doan-nguyen-nhan-gay-benh-viem-phoi-cong-dong-o-tre-em-7268/feed/ 0
Giúp trẻ mạnh dạn trước đám đông https://benh.vn/giup-tre-manh-dan-truoc-dam-dong-5350/ https://benh.vn/giup-tre-manh-dan-truoc-dam-dong-5350/#respond Fri, 26 Apr 2024 05:22:10 +0000 http://benh2.vn/giup-tre-manh-dan-truoc-dam-dong-5350/ Trong khi hàng loạt các hoạt động vui chơi được tổ chức trên khắp các tỉnh thành nhân dịp ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6 cuốn hút hàng ngàn trẻ em thì không ít trẻ vẫn chưa hoà nhập được vào môi trường chung do nhút nhát, e dè... Biểu hiện của những đứa trẻ này là không tiếp xúc, trò chuyện, vui đùa với các bạn mà chỉ quanh quẩn bên cha mẹ, anh chị…Điều này khiến các bậc phụ huynh vô cùng lo ngại. Vậy, nguyên nhân khiến trẻ chưa mạnh dạn trước đám đông? Phương pháp để trẻ hòa nhập với bạn bè cùng trang lứa? Hãy cùng Benh.vn tìm hiểu.

Bài viết Giúp trẻ mạnh dạn trước đám đông đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Trong khi hàng loạt các hoạt động vui chơi được tổ chức trên khắp các tỉnh thành nhân dịp ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6 cuốn hút hàng ngàn trẻ em thì không ít trẻ vẫn chưa hoà nhập được vào môi trường chung do nhút nhát, e dè… Biểu hiện của những đứa trẻ này là không tiếp xúc, trò chuyện, vui đùa với các bạn mà chỉ quanh quẩn bên cha mẹ, anh chị…Điều này khiến các bậc phụ huynh vô cùng lo ngại. Vậy, nguyên nhân khiến trẻ chưa mạnh dạn trước đám đông? Phương pháp để trẻ hòa nhập với bạn bè cùng trang lứa? Hãy cùng Benh.vn tìm hiểu.

Thời gian hình thành tính cách của trẻ

+ Thời gian bắt đầu hình thành tính cách của trẻ là từ 3 đến 5 tuổi.

+ Trẻ bộc lộ tính cách rõ rệt nhất khi bắt đầu vào học lớp 1 (7 tuổi).

Trẻ hình thành tính cách rõ rệt nhất năm lên 7 tuổi

Hai nhóm tính cách chính

+ Hướng nộị.

+ Hướng ngoại.

Hướng nội có đặc điểm:

+ Thực tế.

+ Lãnh đạm.

+ Nhu nhược.

+ Vô tình.

Hướng ngoại có đặc điểm:

+ Duy cảm.

+ Đa tình.

+ Hiếu hoạt.

+ Nhiệt tâm.

Thông thường, trẻ nhút nhát, e dè, ngại giao tiếp (không mạnh dạn trước đám đông) thuộc nhóm trẻ hướng nội.

Nguyên nhân khiến trẻ chưa mạnh dạn trước đám đông

+ Trẻ ít được giao tiếp với mọi người.

+ Trẻ chậm thích nghi với môi trường.

+ Do gia đình quá nuông chiều.

+ Cuộc sống gia đình không hạnh phúc.

Trẻ không mạnh dạn trước đám đông do gia đình quá nuông chiều

Ngoài ra, còn có rất nhiều nguyên nhân khác khiến trẻ không tự tin khi giao tiếp như: sự áp đặt của ông bà, cha mẹ, người thân, thầy cô, nhà trường, bạn bè, sự so sánh giữa trẻ này với trẻ khác về thành tích học tập … khiến trẻ thường rơi vào tình trạng stress nặng.

Làm thế nào để trẻ mạnh dạn trước đám đông

Chuẩn bị tâm lý cho trẻ

Mục đích:

+ Bé cần được chuẩn bị tâm lý trước khi đi tới một môi trường không quen thuộc (đi học, đi đến nơi đông người…) để tránh bỡ ngỡ, hụt hẫng.

Phương pháp:

+ Nói chuyện với bé về nơi sẽ đến.

+ Mô tả về quang cảnh, giới thiệu một số bạn mới sẽ gặp để trẻ biết…

Cho trẻ chơi với những trẻ khác

Cho trẻ chơi với những trẻ khác để trẻ mạnh dạn, tự tin hơn

Mục đích:

+ Tạo thói quen, giúp trẻ làm quen với các bạn.

+ Tạo cho trẻ cảm giác an toàn, không còn cảm thấy nhút nhát, sợ sệt…

Phương pháp:

+ Đưa trẻ đến các sân chơi chung của trẻ em (trẻ cùng tuổi rất dễ chơi hay kết thân với nhau).

+ Đưa trẻ sang chơi cùng trẻ em hàng xóm.

+ Đưa trẻ đi tham quan, du lịch nơi đông người…

Luôn để trẻ được thoải mái

Mục đích:

+ Để cho trẻ được nói những gì mình muốn.

+ Trẻ không còn lo sợ bị cha mẹ mắng phạt…

Phương pháp:

+ Giải thích cho trẻ những gì cần làm là việc tốt đáng hoan nghênh: chào hỏi ông bà, người lớn tuổi; Những việc không được làm: vô lễ với người lớn, cấu em, tranh đồ chơi của bạn… là việc xấu.

Tạo cảm giác tin tưởng cho trẻ

day_tre_ky_nang_chong_Xam_hai

Cha mẹ tạo cảm giác tin tưởng để trẻ vượt qua cảm giác sợ sệt, lo lắng

Mục đích:

+ Giúp trẻ vượt qua cảm giác sợ sệt, lo lắng.

Phương pháp:

+ Động viên trẻ, giúp trẻ cảm thấy tự tin hơn.

+ Giúp trẻ thực hiện những điều trẻ muốn làm…

Trao đổi với mọi người về sự nhút nhát của trẻ

Mục đích:

+ Để mọi người biết trước tính nhút nhát của trẻ, tránh những cử chỉ, câu nói khiến trẻ sợ hãi…

+ Mọi người sẽ giúp trẻ dần thích nghi với môi trường mới.

Phương pháp:

+ Cha mẹ có thể gọi điện thoại, trao đổi với bạn bè, người thân về tính cách của trẻ trước chuyến đi  chơi, dã ngoại…

+ Chuẩn bị tốt tâm lý cho trẻ.

Lời kết

Trẻ em thường hay mắc phải chứng rụt rè, nhất là trước một đám đông những người lạ. Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ không tự tin khi giao tiếp như: trẻ ít được giao tiếp, chậm thích nghi với môi trường cuộc sống, sự áp đặt của gia đình, so sánh giữa trẻ này với trẻ khác khiến trẻ thấy mình kém cỏi hơn …Lâu dần tính nhút nhát, ngại giao tiếp sẽ tạo thành thói quen, gây ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng giao tiếp sau này của trẻ.

Vì vậy, để trẻ tự tin, mạnh dạn hơn trong giao tiếp với những người xung quanh, cha mẹ cần tìm hiểu tâm lý của trẻ, thường xuyên đưa trẻ đến những khu vực giành riêng cho trẻ nhỏ, chuẩn bị tốt tâm lý cho trẻ, giới thiệu cho trẻ về nơi sắp đến, bạn bè, những người sẽ gặp mặt để trẻ không bị đột ngột, hụt hẫng khi đến một môi trường mới lạ…

Bài viết Giúp trẻ mạnh dạn trước đám đông đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/giup-tre-manh-dan-truoc-dam-dong-5350/feed/ 0
Triệu chứng chân tay miệng ở trẻ em qua từng giai đoạn https://benh.vn/trieu-chung-chan-tay-mieng-o-tre-em-qua-tung-giai-doan-77714/ https://benh.vn/trieu-chung-chan-tay-mieng-o-tre-em-qua-tung-giai-doan-77714/#respond Thu, 25 Apr 2024 03:05:23 +0000 https://benh.vn/?p=77714 Ở nước ta, bệnh chân tay miệng có xu hướng tăng cao vào 2 thời điểm từ tháng 3 - 5 và từ tháng 9 -12. Bệnh thường gặp ở trẻ em nhiều hơn người lớn, bởi trẻ em có hệ miễn dịch yếu. Vậy triệu chứng bệnh chân tay miệng ở trẻ em như thế nào. Cách điều trị và phòng tránh ra sao. Mời các bậc phụ huynh tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Bài viết Triệu chứng chân tay miệng ở trẻ em qua từng giai đoạn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Ở nước ta, bệnh chân tay miệng có xu hướng tăng cao vào 2 thời điểm từ tháng 3 – 5 và từ tháng 9 -12. Bệnh thường gặp ở trẻ em nhiều hơn người lớn, bởi trẻ em có hệ miễn dịch yếu. Vậy triệu chứng chân tay miệng ở trẻ em như thế nào. Cách điều trị và phòng tránh ra sao. Mời các bậc phụ huynh tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Triệu chứng chân tay miệng ở trẻ em qua từng giai đoạn

 Bệnh chân tay miệng ở trẻ em là bệnh gì?

Trẻ em là những đối tượng có nguy cơ nhiễm virus và mắc bệnh chân tay miệng nhiều hơn so với người lớn. Bởi trẻ em thường có sức đề kháng, hệ miễn dịch yếu, khả năng chống lại sự tấn của của virus là rất yếu cho nên rất dễ bị virus tấn công. 

Bệnh chân tay miệng ở trẻ em chủ yếu do hai loại virus Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 (EV71) gây ra. Khi trẻ bị nhiễm virus Enterovirus typ 71 (EV71) quá trình điều trị thường lâu hơn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: viêm não, viêm màng não, viêm phổi, viêm cơ tim và có thể dẫn đến tử vong.  Trong khi đó, trẻ em nhiễm virus virus Coxsackie A16, quá trình điều trị thường đơn giản hơn, sau 5 – 7 ngày điều trị, trẻ khỏi hoàn toàn, không gây biến chứng cho cơ thể. 

Trieu-chung-benh-chan-tay-mieng-o-tre-em-qua-tung-giai-đoan
Bệnh chân tay miệng ở trẻ em do virus virus Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 (EV71) gây ra

Ngoài ra, bệnh chân tay miệng ở trẻ em có thể lây truyền dễ dàng qua nước bọt, dịch hầu họng, phân, đồ dùng chung của người bệnh. 

 Bệnh chân tay miệng ở trẻ em chia thành các cấp độ từ 1 đến 4 dựa trên những triệu chứng lâm sàng của bệnh. Đối với những trẻ mắc chân tay miệng cấp độ 1 có thể điều trị tại nhà theo sự hướng dẫn của bác sĩ, tái khám sau 1-2 ngày tại các cơ sở y tế. Trẻ mắc chân tay miệng cấp độ 2 trở đi, sẽ được điều trị nội trú tại bệnh viện để tránh những biến chứng xảy ra. 

Triệu chứng chân tay miệng ở trẻ em qua từng giai đoạn

Khi trẻ bị mắc bệnh chân tay miệng thường có các triệu chứng như sốt, đau họng, loét miệng, mệt mỏi, nổi bọng nước trên da, giật mình, quấy khóc, chán ăn, sụt cân.. Các triệu chứng chân tay miệng thay đổi theo từng giai đoạn ủ bệnh, khởi phát và toàn phát.

 Giai đoạn ủ bệnh 

Trẻ em khi bị mắc bệnh chân tay miệng thường có thời gian ủ bệnh kéo dài từ 3 – 6 ngày. Các triệu chứng của giai đoạn này thường không rõ rệt và hay nhầm lẫn với các bệnh thông thường khác như cảm cúm, phát ban. Triệu chứng bao gồm sốt nhẹ ở chiều hoặc tối, đau họng, miệng tiết nhiều nước bọt, chán ăn, tiêu chảy nhẹ, mệt mỏi không muốn chơi đùa. Trong một số trường hợp các bậc phụ huynh có thể sờ thấy ở cổ có hạch và dưới hàm.

 Giai đoạn khởi phát

Ở giai đoạn này trẻ thường có các triệu chứng sau: 

Sốt: Thường sau 1 – 2 ngày, trẻ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng rõ rệt như sốt, dao động từ 38 – 39 độ C hoặc sốt cao 40 độ C, đau họng, bỏ ăn, mệt mỏi, trong ngày tiêu chảy vài lần.  

Loét miệng: ở các vị như lợi, lưỡi và niêm mạc má xuất hiện các bóng nước có đường kính từ 1 – 2 mm, có thể vỡ nếu đụng đến, tạo thành các vết loét, dẫn đến trẻ bị tăng tiết nước bọt. Các vết loét khiến trẻ đau khi ăn, khó chịu, ăn không ngon miệng, bỏ ăn, quấy khóc thường xuyên trong ngày. 

Trieu-chung-benh-chan-tay-mieng-o-tre-em-qua-tung-giai-đoan
Loét miệng là một trong những triệu chứng bệnh chân tay miệng ở trẻ em

Tổn thương da xuất hiện: Tại các vị trí như lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông xuất hiện nhiều bóng nước với đường kính dao động từ 2 – 10mm, hình bầu dục, màu xám. Khi ấn tay hoặc sờ vào có cảm giác cộm, lồi trên da hoặc ẩn dưới da, không đau, không ngứa

Giai đoạn toàn phát

Đây là giai đoạn thường kéo dài từ 3- 10 ngày, các triệu chứng của bệnh chân tay miệng ở trẻ có dấu hiệu nặng hơn như sốt cao trên 30 độ C, uống thuốc hạ sốt không giảm, tình trạng loét miệng rộng hơn ở các vị trí trong má, lợi, lưỡi, các nốt phát ban ở dạng phỏng nước lan ra khắp người, nôn nhiều, khó thở, ngủ không ngon giấc, hay giật mình, lờ đờ, đi lại loạng choạng, không vững. 

Đây là giai đoạn khả năng gây ra các biến chứng là rất cao nếu như không được điều trị kịp thời. Các biến chứng chủ yếu bao gồm: 

Biến chứng tim mạch, hô hấp bao gồm: suy tim, viêm cơ tim, phù phổi cấp, huyết áp tăng cao, trụy mạch,…

Biến chứng thần kinh bao gồm: viêm màng não, viêm não, , viêm thân não, viêm não tủy.

Co giật toàn thân, cơ giật cơ, giật mình ngay cả khi ngủ hoặc chơi 1-2 giây.

Ngủ li bì, ngủ gà gậy, đi không vững, cơ thể mất thăng bằng, run chi, mắt nhìn ngược, run giật nhãn cầu.

Hôn mê, thân tím tái đây là những triệu chứng nặng của bệnh chân tay miệng ở trẻ em, đi kèm với biểu hiện suy hô hấp, suy tuần hoàn. Trẻ phải sử dụng bằng máy thở. 

Giai đoạn lui bệnh

Thời gian lui bệnh của trẻ thường sau 3 – 5 ngày điều trị tích cực bằng các phương pháp khác nhau nếu không có biến chứng nào xảy ra.

Cách điều trị chân tay miệng triệu chứng ở trẻ em 

Bệnh chân tay miệng ở trẻ em do virus gây ra nhưng hiện nay vẫn chưa có vacxin và thuốc điều trị đặc hiệu. Các biện pháp chủ yếu là điều trị các triệu chứng của bệnh và điều trị các biến chứng do virus gây ra. 

Điều trị bằng thuốc hạ sốt

Khi trẻ bị chân tay miệng ở giai đoạn khởi phát, sốt là một trong những triệu chứng điển hình, trẻ có thể sốt cao trên 39 độ C. 

Do vậy, các bậc phụ huynh cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt paracetamol với liều lượng 10 – 15mg/kg, với mỗi lần dùng cách nhau 4 – 6 tiếng. Đối với những trẻ quá nhỏ, không sử dụng được thuốc hạ sốt paracetamol, có thể thay thế bằng viên hạ sốt đặt vào hậu môn trẻ. 

Trieu-chung-benh-chan-tay-mieng-o-tre-em-qua-tung-giai-đoan
Điều trị chân tay miệng triệu chứng ở trẻ em bằng thuốc hạ sốt paracetamol

Việc sử dụng viên đạn hạ sốt giúp tránh được tương tác với bộ máy tiêu hóa, giảm được hiện tượng nôn ói, co giật. Cần chú ý, nên đặt thuốc sau khi trẻ đã đi đại tiện. 

Nếu còn sốt, sau 6 giờ có thể đặt viên khác, nhưng không được quá 4 viên/ngày. Không dùng nhiều loại thuốc có chứa paracetamol cùng một lúc để tránh quá liều có hại cho gan.

Điều trị bằng bổ sung nước

Trẻ thường mất nước khi bị chân tay miệng, nguyên nhân của tình trạng này là do cơ thể sốt cao trẻ đổ mồ hôi nhiều dẫn tới mất nước, khô miệng, đôi mắt trũng xuống, độ tập trung kém, táo bón.

Để bổ sung nước các bậc phụ huynh có thể cho trẻ bú thường xuyên với tần suất nhiều lần trong ngày, hoặc uống dung dịch điện giải Oresol và Hydrite.  Tại các bệnh viện, các bác sĩ sẽ truyền nước biển cho trẻ để tránh những biến chứng như đông máu, tắc nghẽn mạch, mệt mỏi,… 

Bên cạnh đó cho trẻ ăn các loại thức ăn lỏng, bổ sung các loại nước ép trái cây nhiều nước như dưa hấu, cam, nước dừa, sữa chua.  Mặc quần áo thông quá cho trẻ để hạn chế tình trạng đổ mồ hôi. 

Điều trị bằng dung dịch sát khuẩn, khử khuẩn

Các loại dung dịch sát khuẩn được dùng cho trẻ bao gồm các loại dung dịch glycerin borat, Gel rơ miệng (kamistad, zyttee…) để lau sạch miệng cho trẻ trước và sau ăn, giúp trẻ ăn thuận tiện hơn. Ngoài ra có thể dùng các loại gel cho trẻ như: Lidocain, xịt miệng benzydamin, súc miệng benzydamin, hoặc cũng có thể sử dụng nước muối sinh lý (NaCl 0,9%). 

Đối với các loại quần áo, đồ dùng cá nhân của trẻ các bậc phụ huynh dùng các loại dung dịch khử khuẩn cloramin 2%  để ngăn chăn sự xâm nhập của virus từ các đồ dùng này. 

Điều trị bằng tắm lá

Bên cạnh các phương pháp điều trị như dùng thuốc hạ sốt paracetamol, bổ sung các dung dịch điện giải… để làm sạch da cho trẻ, các bậc phụ huynh có thể kết hợp sử dụng một số loại cây cỏ như: rau sam, lá bạc hà, lá chè xanh, cỏ mực… để tắm cho trẻ ngày 1 lần cho đến khi khỏi bệnh. Các loại lá này có tác dụng thanh nhiệt, làm mát da, kháng viêm, sát khuẩn, giúp giảm nhiễm trùng đối với các mụn nước, vết loét trên da. 

Ngoài ra, đối với những trẻ có biến chứng nặng, các bác sĩ sẽ chỉ định dùng một số các loại thuốc như:

Biến chứng não, màng não dùng thuốc chống co giật như phenobarbital.

Biến chứng viêm não, kèm liệt, rối loạn tri giác, co giật dùng thuốc chống phù não, chống co giật và kháng sinh phòng bội nhiễm, điều chỉnh rối loạn nước, điện giải, thăng bằng kiềm toan và theo dõi sát mạch, nhiệt, huyết áp, nhịp thở, kiểu thở, tri giác…

Biến chứng hô hấp, suy tim mạch được thở oxy, thở máy, truyền dịch chống sốc, dobutamin, kháng sinh phòng bội nhiễm, truyền tĩnh mạch lmmunoglobulin (gammaglobulin)…

Cách phòng ngừa bệnh chân tay miệng ở trẻ em 

Bệnh chân tay miệng ở trẻ em là loại bệnh truyền nhiễm do  các virus Coxsackievirus A16, Coxsackievirus B, Enterovirus (E71, E68) gây ra.  Các loại virus lây từ người sang người và thường tồn tại trong đường tiêu hóa trong thời gian dài. Hiện nay chưa có thuốc đặc trị và vacxin phòng bệnh chân tay miệng. Do đó việc phòng ngừa bệnh chân tay miệng ở cả người lớn và trẻ em là điều hết sức quan trọng. 

Để chủ động phòng ngừa bệnh chân tay miệng ở trẻ em, Bộ Y tế khuyến cáo các bậc phụ huynh cần thực hiện các biện pháp sau: 

Vệ sinh thân thể trẻ sạch sẽ

Rửa tay bằng xà phòng, gel rửa tay khô thường xuyên trước khi chế biến thức ăn, trước khi cho trẻ ăn và sau khi đi vệ sinh hoặc rửa tay khi làm vệ sinh, thay tã cho trẻ em. 

Trieu-chung-benh-chan-tay-mieng-o-tre-em-qua-tung-giai-đoan
Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng để phòng chống bệnh chân tay miệng ở trẻ em

Đảm bảo vệ sinh khi ăn uống, thực hiện ăn chín, uống sôi. Các đồ dùng ăn uống như bát, đũa, thìa phải được tráng qua bằng nước sôi hoặc nước muối trước khi sử dụng cho trẻ. 

Các loại nguồn nước sinh hoạt, nước uống hàng ngày phải đảm bảo vệ sinh, sạch sẽ 

Khử khuẩn các đồ dùng trong nhà

Các loại quần áo, tã lót, khăn mặt của trẻ không được dùng chung, phải được được ngâm bằng dung dịch sát khuẩn, phơi dưới ánh nắng mặt trời.

Các loại bề mặt như sàn nhà, bàn, ghế, dụng cụ học tập, tay vịn cầu thang, các loại đồ chơi của trẻ phải được rửa sạch bằng xà phòng thường xuyên hoặc rửa bằng các loại chất chuyên tẩy rửa để đảm sạch sẽ khi cho trẻ chơi.

Các loại rác thải trong gia đình, trường học phải được thu gom thường xuyên, không để rác thải ứ đọng. 

Ngoài ra, khi trẻ bị bệnh chân tay miệng các bậc phụ huynh cần lưu ý một số vấn đề sau: 

Bệnh chân tay miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người qua người thông qua tiếp xúc cho nên tuyệt đối không cho trẻ tiếp xúc với  những trẻ mắc chân tay miệng hoặc người lớn mắc chân tay miệng. 

Không cho trẻ gãi, sử dụng các dụng cụ để chọc mụn nước trên cơ thể của trẻ, vì điều này sẽ gây nhiễm trùng, khó khăn cho việc điều trị.

Không được kiêng tắm, bởi việc việc kiêng tắm sẽ gây ra một số bệnh truyền nhiễm như ghẻ lở…

Không được kiêng gió và ủ ẩm quá mức, bởi việc ủ ấm quá mức sẽ ảnh hưởng đến quá trình điều trị đặc biệt khi trẻ sốt cao sẽ gây ra những biến chứng như co giật.

Khi trẻ bị bệnh chân tay miệng cần cách ly trẻ tại nhà, tuyệt đối không được đưa trẻ đến các cơ sở trường học.

Khi trẻ bị bệnh chân tay miệng sức đề kháng rất yếu cho nên cần phải bổ sung các loại chất dinh dưỡng cho trẻ bằng các loại thức ăn lỏng, loãng như cháo, súp, sinh tố hoặc bổ sung nước cho trẻ bằng các loại trái cây, rau xanh.  Cho trẻ ăn nhiều lần trong ngày, mỗi bữa cách nhau 4- 6 giờ ( 3- 5 bữa/ ngày). Không cố gắng ép trẻ ăn, để tránh gây tâm lý sợ ăn. 

Không tự ý mua thuốc chữa trị cho trẻ, các loại thuốc dùng uống hoặc bôi cho trẻ cần có sự hướng dẫn của bác sĩ điều trị.

Cần có môi trường sinh sống sạch sẽ, tránh để con tiếp xúc với không khí và nước bẩn.

Các bậc phu huynh tuyệt đối không sử dụng các loại chanh, thuốc liền da hoặc muối để giảm các mụn bọng nước khi chưa có sự chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ điều trị. 

Điều quan nhất các bậc phụ huynh cần ghi nhớ khi có bất kỳ triệu chứng chân tay miệng ở trẻ em, cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế, bệnh viện để được xét nghiệm, chẩn đoán, điều trị kịp thời. Đây là cách an toàn nhất, bảo đảm sức khỏe cho trẻ, người thân trong gia đình, tránh làm lây lan ra cộng đồng.

 

Bài viết Triệu chứng chân tay miệng ở trẻ em qua từng giai đoạn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/trieu-chung-chan-tay-mieng-o-tre-em-qua-tung-giai-doan-77714/feed/ 0
Bệnh chân tay miệng như thế nào và cách phòng tránh bệnh https://benh.vn/benh-chan-tay-mieng-nhu-the-nao-va-cach-phong-tranh-benh-77260/ https://benh.vn/benh-chan-tay-mieng-nhu-the-nao-va-cach-phong-tranh-benh-77260/#respond Wed, 24 Apr 2024 03:05:04 +0000 https://benh.vn/?p=77260 Bệnh chân tay miệng như thế nào còn là một thắc mắc lớn với nhiều người. Có thể bạn đã từng nghe qua về loại bệnh này nhưng lại không hề biết rõ nó là gì? Bệnh có nguy hiểm không? Tính lây lan như thế nào? Triệu chứng đặc trưng ra sao? Để hiểu rõ tất cả các vấn đề trên, mời bạn tham khảo qua nội dung bài viết dưới đây.

Bài viết Bệnh chân tay miệng như thế nào và cách phòng tránh bệnh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bệnh chân tay miệng như thế nào còn là một thắc mắc lớn với nhiều người. Có thể bạn đã từng nghe qua về loại bệnh này nhưng lại không hề biết rõ nó là gì? Bệnh có nguy hiểm không? Tính lây lan như thế nào? Triệu chứng đặc trưng ra sao? Để hiểu rõ tất cả các vấn đề trên, mời bạn tham khảo qua nội dung bài viết dưới đây.

Bệnh chân tay miệng như thế nào?

Bệnh tay chân miệng là một loại bệnh truyền nhiễm cấp tính lây lan từ người này sang người khác theo đường tiêu hóa và tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi họng, nước bọt, dịch nốt phỏng hay phân của người bệnh và dễ gây thành dịch.

Trong ngành y học, bệnh chân tay miệng không được xếp vào bệnh thông thường mà thuộc vào loại bệnh đặc biệt. Vì bệnh không dễ gặp phải như các bệnh: ho, cảm sốt, cảm cúm,… Chúng thường xuất hiện đột ngột khi thời tiết quá nóng cộng với độ ẩm trong không khí cao.

Theo thống kê từ Bộ Y tế, phần lớn số ca mắc bệnh đều ở trẻ từ 0 -10 tuổi, ít khi xuất hiện ở người lớn. Nguyên nhân là vì trẻ nhỏ có cơ địa yếu hơn người lớn. Vì thế kháng thể của trẻ không có khả năng tiêu diệt được toàn bộ virus.

Benh-chan-tay-mieng-nhu-the-nao-va-cach-phong-tranh-benh
Phần lớn các ca nhiễm bệnh chân tay miệng chủ yếu tập trung vào trẻ từ 0-10 tuổi, người lớn ít mắc bệnh

Thêm vào đó, các bé có thói quen hay nghịch ngợm, làm chất bẩn dính trên chân tay. Đây là điều kiện  thuận lợi để virus thâm nhập vào hệ tiêu hóa và tạo thành bệnh.

Ban đầu khi mới có dấu hiệu bệnh chân tay miệng, trẻ thường sốt nhẹ, đau họng, đau miệng, chảy nước miếng và biếng ăn.

Bệnh tay chân miệng có 2 thể là thể nhẹ và thể nặng:

– Ở thể nhẹ, bệnh tay chân miệng do virus Coxsackievirus A16 gây ra sẽ tự khỏi trong 7-10 ngày, không cần điều trị.

– Còn đối với bệnh tay chân miệng ở trẻ do virus Enterovirus 71 (EV71) gây ra là dạng bệnh thể nặng, lúc này bệnh nhân cần được điều trị đúng và kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm tính mạng.

Các loại virus có khả năng lây lan nhanh thông qua đường miệng, phân hay nước bọt của bệnh nhân, qua các chất tiết từ mũi, miệng. Theo đó, khi các virus xâm nhập vào cơ thể qua niêm mạc miệng hay ruột vào hệ thống hạch bạch huyết sau khoảng 24h, gây nên các tổn thương da và niêm mạc trên miệng, tay chân, hậu môn…

Bệnh chân tay miệng có nguy hiểm không?

Nếu được nhập viện từ sớm, bệnh chân tay miệng có thể chữa trị khỏi hoàn toàn bằng thuốc. Tuỳ vào mức độ bệnh nặng hay nhẹ, thời gian tiêu tốn để điều trị bệnh nằm trong khoảng từ 4 đến 10 ngày.

Các nghiên cứu khoa học cho rằng nếu bạn đã từng bị bệnh trước đó, cơ thể sẽ tự tạo ra các chất để kháng lại virus, tránh bị tái phát bệnh về sau. Nhưng vì có nhiều loại virus khác nhau có thể gây nên bệnh chân tay miệng nên bạn vẫn có thể tái phát bệnh nếu gặp một loại virus khác không giống với virus cũ.

Ngoài ra, theo nghiên cứu về cách thức hoạt động của từng loại virus, enterovirus 71 có độ nguy hiểm cao hơn các loại khác. Nguyên nhân là vì chúng hoạt động rất nhanh và có khả năng để lại biến chứng cao.

Trong giai đoạn ủ bệnh và khởi phát bệnh, cơ thể chỉ xuất hiện các triệu chứng rất nhẹ. Bạn sẽ bị lầm tưởng với bệnh cảm cúm thông thường. Thời gian này, bệnh khá dễ điều trị và không có khả năng để lại biến chứng.

Giai đoạn toàn phát là giai đoạn nặng nhất, khi đó mụn nước đã phát triển, xâm lấn lên các mô mềm. Chúng sẽ nhanh chóng lan rộng, gây mất thẩm mỹ và làm lở loét trên da. Nếu không được điều trị kịp thời, khoảng 1 tuần kể từ khi bắt đầu giai đoạn toàn phát, người bệnh có thể gặp phải các biến chứng rất nguy hiểm.

Khi virus phát triển và đi đến nhiều cơ quan khác trên cơ thể, người bệnh có thể gặp phải một trong số các biến chứng sau:

  • Các bệnh về hô hấp: Viêm phổi, tràn dịch lên các nang phổi, viêm phế quản,..

    Benh-chan-tay-mieng-nhu-the-nao-va-cach-phong-tranh-benh
    Bệnh chân tay miệng nếu không được chữa trị kịp thời gây biến chứng suy hô hấp
  • Các bệnh về tim mạch: Cao huyết áp, vỡ thành mạch máu, viêm cơ tim,…
  • Các bệnh về thần kinh: Viêm dây thần kinh, viêm màng não giữa, viêm vỏ não, viêm não tủy,…
  • Hoại tử da.
  • Áp xe.
  • Tử vong.

Tuy nhiên, mỗi độ tuổi có khả năng gặp biến chứng, thời gian diễn biến bệnh khác nhau. Bạn có thể tham khảo cụ thể trong từng phần thông tin dưới đây.

Độ nguy hiểm ở trẻ nhỏ

Bệnh chân tay miệng thường gây nguy hiểm ở trẻ nhỏ nhiều hơn là người lớn. Vì cấu trúc cơ thể của trẻ rất yếu ớt, cần thời gian điều trị dài và dễ để lại biến chứng. Thêm vào đó, trẻ nhỏ không có khả năng khai báo rõ triệu chứng mà thường chỉ quấy khóc, đặc biệt là với trẻ dưới 3 tuổi. Từ đó phụ huynh chỉ thấy bé sốt nên nhầm tưởng là hiện tượng bình thường và tự điều trị tại nhà.

Vì thế, virus có cơ hội tiếp tục phát triển thành giai đoạn toàn phát. Với trẻ nhỏ, kể từ khi mọc mụn nước ở giai đoạn toàn phát, các đốm mụn to lên và dễ bị vỡ ra gây lở loét. Thêm vào đó bé không có được ý thức tự giác giữ gìn vệ sinh như người lớn. Chúng có thói quen hay gãi, mút tay, cầm thức ăn khi tay bẩn,…. Điều này làm số lượng virus xâm nhập vào cơ thể tăng cao, chúng nhanh chóng xâm nhập vào máu, dần rút ngắn thời gian xảy ra biến chứng.

Độ nguy hiểm ở người lớn

Người lớn có thể trạng và sức đề kháng cao hơn trẻ nhỏ rất nhiều nên khó nhiễm bệnh hơn. Thông thường, khi người trưởng thành bị virus xâm nhập, cơ thể sẽ tiết ra kháng thể và tiêu diệt chúng trong thời gian ngắn. Từ đó, bạn không hề có bất cứ triệu chứng nào mà tự khỏi sau vài ngày.

Ngược lại, một khi đã có triệu chứng nổi mụn nước ở người lớn đây là vấn đề khá nghiêm trọng. Chỉ khi virus xâm nhập với số lượng quá lớn, vượt qua được kháng thể mới có khả năng tấn công và phá hủy các tế bào, tạo thành triệu chứng.

Kể từ khi xuất hiện mụn nước đầu tiên, sau 1 đêm chúng nhanh chóng mọc toàn bộ cánh tay và chân, gây lở loét trong khoang miệng. Nếu không được điều trị kịp thời, khả năng người bệnh gặp phải các biến chứng nguy hiểm là rất cao.

Tuy nhiên, số ca người trưởng thành mắc bệnh chân tay miệng là rất hiếm. Thêm vào đó, họ đều có ý thức đi khám và điều trị kịp thời, nên đến nay chưa có trường hợp hy hữu nào xảy ra ở độ tuổi này.

Con đường lây lan của bệnh chân tay miệng

Bệnh chân tay miệng là do nhiễm phải 1 trong số các virus đặc biệt, chúng cùng một chủng họ virus Picornaviridae. Có nhiều loại virus thuộc chủng này gây nên bệnh, nhưng 2 loại thường gặp nhất là coxsackievirus A16 và enterovirus 71.

Benh-chan-tay-mieng-nhu-the-nao-va-cach-phong-tranh-benh
Bệnh chân tay miệng do virus enterovirus 71 gây ra

Virus gây nên bệnh chân tay miệng sau khi xâm nhập không làm cơ thể có dấu hiệu gì đặc biệt trong suốt 3-7 ngày đầu. Thời gian này chúng ủ bệnh và chưa hoạt động, chưa tấn công các tế bào nào trong cơ thể. Vì thế, nếu không may mắc bệnh, trong tuần đầu cơ thể vẫn rất bình thường, hoàn toàn giống như một người khỏe mạnh. Người bệnh không thể tự phát hiện được mà cần đến các xét nghiệm máu để kiểm tra có dương tính với virus hay không.

Phải sau 1 tuần, người bệnh mới có biểu hiện sốt, đau họng,… Các triệu chứng này rất dễ nhầm lẫn với một số bệnh thông thường như ho, cảm cúm,…. Sau 1 ngày bị sốt cơ thể mới phát ban, nổi mụn nước. Đây mới là dấu hiệu đặc trưng để nhận biết được một người đã mắc bệnh chân tay miệng hay chưa. Theo nghiên cứu của ngành y học thế giới, giai đoạn ủ bệnh là khoảng thời gian có tỷ lệ lây lan bệnh cao nhất.

Từ các chất dịch tiết ra từ người bệnh

Chính vì có thời gian ủ bệnh lâu nên virus dễ lây lan sang nhiều người. Do người bệnh không ý thức được mình đang nhiễm virus cho đến khi có những triệu chứng rõ rệt. Chúng sẽ tồn tại trong hệ bài tiết của người bệnh như: Nước bọt, nước tiểu, phân, dịch nhầy ở mũi, chất dịch ở bọc mụn nước khi bể ra,…

Vì vậy, nếu bạn vô tình tiếp xúc trực tiếp những thành phần trên, không may để chúng dính vào thức ăn, mũi, miệng sẽ có khả năng bị bệnh rất cao.

Do đó, khi điều trị các bác sĩ thường khuyên người thân đeo khẩu trang, rửa sạch tay chân bằng xà phòng sau khi chăm sóc người bệnh. Thêm vào đó, các vật dụng cá nhân của người bệnh cũng cần được giặt ủi, lau chùi, sấy khô để diệt hoàn toàn nơi trú ngụ của virus.

Từ mẹ sang con khi mang thai

Ngoài trẻ nhỏ dưới 10 tuổi, các bà mẹ đang mang thai là đối tượng thứ 2 có khả năng mắc bệnh cao. Virus sẽ xâm nhập và ủ trong cơ thể người mẹ, chúng không bị kháng thể tiêu diệt đi hoàn toàn mà còn ẩn trong hệ tiêu hóa của bà bầu.

Người mẹ sẽ không có triệu chứng hoặc chỉ có một vài triệu chứng nhẹ ở giai đoạn khởi phát như sốt, đau họng, mệt mỏi,… Họ không biết rằng mình đang nhiễm virus chân tay miệng. Từ đó virus sẽ theo đường dinh dưỡng của người mẹ lây sang thai nhi.

Khi trẻ vừa sinh ra nhiễm bệnh qua đường này, đa số các trường hợp được điều trị kịp thời và không ảnh hưởng đến thể trạng về sau. Tuy nhiên vẫn có một tỷ lệ nhỏ số ca nhập viện có triệu chứng ở mức độ nặng. Nguyên nhân là vì người mẹ đã nhiễm virus khá lâu trước thời điểm sinh nở. Virus có thời gian xâm nhập và đã phát triển mạnh trên cơ thể thai nhi. Khi đó, việc điều trị khá phức tạp và tốn rất nhiều thời gian.

Các triệu chứng của bệnh chân tay miệng

Dựa vào sự hoạt động của virus, bệnh được chia thành 3 giai đoạn. Mỗi giai đoạn sẽ có những biểu hiện khác nhau, độ nguy hiểm của triệu chứng cũng từ đó mà tăng dần. Dưới đây là thống kê chi tiết về tất cả các triệu chứng theo từng giai đoạn từ nhẹ đến nặng.

Triệu chứng ở giai đoạn ủ bệnh

Virus chỉ vừa xâm nhập vào hệ tiêu hóa, từ từ đi theo đường máu tới toàn cơ thể. Thời gian này mất khoảng 3 – 7 ngày, tùy vào thể trạng của người bệnh. Trong thời gian virus đang làm quen và bắt đầu xâm nhập như vậy, người bệnh sẽ không có bất kỳ triệu chứng nào.

Triệu chứng ở giai đoạn khởi phát

  • Mệt mỏi: Người bệnh cảm thấy đau đầu, mệt mỏi toàn cơ thể. Ngoài ra, bạn thường buồn ngủ cả ngày, có thể bất chợt ngủ gật khoảng 20 phút.

    Benh-chan-tay-mieng-nhu-the-nao-va-cach-phong-tranh-benh
    Trẻ em mắc bệnh chân tay miệng luôn trong tình trạng mệt mỏi
  • Đau cổ họng: Tại vùng vòm họng, sát với thực quản có cảm giác hơi đau khi nuốt nước bọt. Đặc biệt là khi bạn ăn các loại thức ăn có bị cay, mặn hoặc đồ ăn quá cứng, cơn đau xuất hiện rõ rệt hơn một chút.
  • Cứng cổ: Triệu chứng này xuất hiện sau khi bị đau họng khoảng 1 ngày. Việc cử động cổ lên xuống, trái, phải sẽ gặp phải những cơn đau trong vòng họng.
  • Thường nhiễu nhiều nước miếng: Cơ thể có phản xạ kích thích tuyến nước bọt tiết ra nhiều hơn bình thường để xoa dịu cơn đau.
  • Đau cơ bắp: Bạn sẽ cảm thấy mỏi một số bó cơ trên cơ thể, đặc biệt là vai, cánh tay và bắp đùi. Mỗi lần cử động chân tay có cảm giác bị đuối sức, hết năng lượng.
  • Sốt nhẹ: Người bệnh chỉ bị sốt vào một vài thời điểm ngắn trong ngày. Khi đó nhiệt độ chỉ giao động từ 38-39 độ.
  • Ngủ chập chờn: Tuy thường bị ngủ gà vào ban ngày, nhưng vào buổi tối bạn sẽ rất khó đi vào giấc ngủ sâu. Ngoài ra, người bệnh còn thường bị giật mình thức dậy vào giữa đêm.
  • Hay bị giật mình: Khi đang sinh hoạt, vận động bình thường, các bó cơ có thể đột ngột bị giật nhẹ.

Triệu chứng ở giai đoạn toàn phát

Nổi nốt đỏ: Một vài điểm trên chân tay, miệng có màu đỏ, chưa bị sưng, hình tròn, bán kính khoảng 1-2mm.

Mọc mụn nước: Các nốt mụn đỏ dần to ra, có bọng nước ở giữa và nổi cộm lên trên bề mặt da. Bóng nước rất dễ vỡ, khi vỡ sẽ gây nên cảm giác đau rát. Ở mức độ nhẹ, chúng có thể tự biến mất sau 1-2 tuần.

Loét khoang miệng: Các vết mụn nước ở miệng dễ bị thức ăn va chạm, bể ra và lở loét. Bạn có thể thấy nốt mụn bị lõm dưới da sau khi bể. Ở mức độ nặng hơn sẽ thấy một chấm vàng ở giữa, xung quanh có màu đỏ rực.

Chủ động phòng tránh bệnh tay chân miệng

Chủ động ngừa bệnh tay chân miệng bằng cách vệ sinh cá nhân sạch sẽ:

Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt sau khi thay tã, sau khi đi vệ sinh, trước và sau khi chăm sóc trẻ, trước khi ăn và chế biến thức ăn, sau khi tiếp xúc với người bệnh…

Benh-chan-tay-mieng-nhu-the-nao-va-cach-phong-tranh-benh
Phòng tránh bệnh chân tay miệng bằng việc rửa tay bằng xà phòng thường xuyên

Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống sôi; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung dụng cụ ăn uống hay cầm vào đồ chơi chưa được khử trùng

Khử trùng thường xuyên các dụng cụ hay bề mặt tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường

Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh

Sử dụng nhà vệ sinh sạch sẽ, phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom và đổ vào nhà vệ sinh sau đó làm sạch với các chất tẩy rửa, đảm bảo an toàn không lây lan bệnh.

Trên đây là các thông tin chi tiết giúp bạn hiểu được bệnh chân tay miệng như thế nào. Bất kỳ ai cũng có thể nhiễm phải loại bệnh này, tuy có thể chữa khỏi nhưng chúng sẽ mang lại rất nhiều phiền toái. Nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, người bệnh sẽ gặp phải những hậu quả vô cùng nghiêm trọng.

 

Bài viết Bệnh chân tay miệng như thế nào và cách phòng tránh bệnh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-chan-tay-mieng-nhu-the-nao-va-cach-phong-tranh-benh-77260/feed/ 0
Những bí quyết nuôi dạy con của người Nhật nhất định nên tham khảo https://benh.vn/nhung-bi-quyet-nuoi-day-con-cua-nguoi-nhat-nhat-dinh-nen-tham-khao-5347/ https://benh.vn/nhung-bi-quyet-nuoi-day-con-cua-nguoi-nhat-nhat-dinh-nen-tham-khao-5347/#respond Mon, 22 Apr 2024 05:22:07 +0000 http://benh2.vn/nhung-bi-quyet-nuoi-day-con-cua-nguoi-nhat-nhat-dinh-nen-tham-khao-5347/ Người Nhật từ lâu đã vô cùng nổi tiếng với những cách dậy con khoa học và rất hiệu quả trong việc giúp hình thành nhân cách tốt cho trẻ từ khi còn nhỏ. Các bậc làm cha mẹ hãy cùng chúng tôi tham khảo những bí quyết, những chân lý nuôi dạy con của người mẹ Nhật Bản để có thể rút ra kinh nghiệm cho việc nuôi dạy con của chính gia đình mình.

Bài viết Những bí quyết nuôi dạy con của người Nhật nhất định nên tham khảo đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Người Nhật từ lâu đã vô cùng nổi tiếng với những cách dậy con khoa học và rất hiệu quả trong việc giúp hình thành nhân cách tốt cho trẻ từ khi còn nhỏ. Các bậc làm cha mẹ hãy cùng chúng tôi tham khảo những bí quyết, những chân lý nuôi dạy con của người mẹ Nhật Bản để có thể rút ra kinh nghiệm cho việc nuôi dạy con của chính gia đình mình.

Chăm sóc trẻ

– Chế độ ăn uống cho con phải cân bằng. Con dưới 1 tuổi sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chính. Hơn 1 tuổi nên ăn 3 bữa một ngày, thực phẩm phải cân bằng và phong phú.

– Không cần ép con ăn, lo con đói vì trẻ con không bao giờ để mình bị chết đói.

– Bữa ăn phải được diễn ra trong ghế ăn. Không ngồi thì không ăn.

– Nếu trẻ không thiếu canxi thì không cần bổ sung. Chỉ cần cho con chạy nhảy dưới ánh mặt trời, tắm nắng thường xuyên là được.

– Xác định con lạnh hay không bằng cách kiểm tra cổ.

– Cho trẻ mặt quần áo nên mặc nhiều lớp. Như vậy khi con nóng có thể cởi bớt, lạnh có thể khoác thêm. Chơi thể thao toát mồ hôi có thể bỏ ra.

– Cho trẻ ăn trái cây thường xuyên và mỗi ngày.

– Không chiều chuộng bằng cách cho trẻ ăn quá nhiều đồ ăn chế biến sẵn, nước ngọt có ga, bánh kẹo.

– Khi trẻ có triệu chứng cảm lạnh như chảy nước mũi, chỉ cần liên tục nhỏ thuốc muối sinh lý. Không cần uống thuốc. Nếu con có virus cúm mới cần uống thuốc, không uống quá 14 ngày.

– Con sốt phải đưa đến bệnh viện khám, cố gắng yêu cầu xét nghiệm máu.

– Ai cũng có thể bị bệnh, bị ốm. Do vậy khi một đứa trẻ bị cảm lạnh, bệnh nhẹ, đừng hoảng sợ. Không cần quá hoang mang

Bữa ăn của trẻ nhất định phải được diễn ra trong ghế ăn.

Dạy trẻ

– Điều quan trọng nhất ở trẻ không phải là cần quá thông minh. Quan trọng nhất là phải có một nhân cách tốt.

– Môi trường nuôi dạy con cái là rất quan trọng. Khó có thể dạy dỗ một đứa trẻ nên người trong một gia đình hay xung đột, một trường học nhiều trẻ hư hay một khu phố có tệ nạn.

– Không thỏa hiệp lợi ích ngắn hạn để hình thành thói quen xấu cho con. Ví dụ như: đứa trẻ không ăn, đừng bao giờ bật tivi cho con xem để xúc cơm. Để đạt được mục đích cho con ăn được thêm vài thìa, mẹ sẽ phải đánh đổi bằng một thói quen xấu rất khó bỏ.

– Tôn trọng trẻ em, biết đồng cảm với trẻ.

– Luôn nói sự thật với con. Chỉ cần chú ý đến kỹ năng nói và cách nói là được. Không bao giờ tỏ ra “ngoại giao”, nói dối với người khác trước mặt con trẻ.

– Không bao giờ thỏa hiệp với con dù biết trẻ sẽ mè nheo, phản đối. Thỏa hiệp chỉ khiến kết quả tồi tệ hơn.

Lời kết

Dù mỗi gia đình, mỗi bậc làm cha, làm mẹ có một cách chăm sóc và giáo dục con riêng nhưng những bí quyết nuôi dạy trẻ trên đây của Nhật Bản – một đất nước sản sinh ra những con người tuyệt vời cả về trí tuệ lẫn nhân cách, những con người luôn mang trong mình ý chí vươn lên, cố gắng phấn đấu không ngừng nghỉ vẫn rất đáng để chúng ta quan tâm và tham khảo.

Bài viết Những bí quyết nuôi dạy con của người Nhật nhất định nên tham khảo đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhung-bi-quyet-nuoi-day-con-cua-nguoi-nhat-nhat-dinh-nen-tham-khao-5347/feed/ 0
Viêm tiểu phế quản – Bệnh nguy hiểm cho bé https://benh.vn/viem-tieu-phe-quan-benh-nguy-hiem-cho-be-2470/ https://benh.vn/viem-tieu-phe-quan-benh-nguy-hiem-cho-be-2470/#respond Thu, 18 Apr 2024 04:14:40 +0000 http://benh2.vn/viem-tieu-phe-quan-benh-nguy-hiem-cho-be-2470/ Viêm tiểu phế quản là một bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ nhất là trẻ sinh non. Cần ý thức độ nguy hiểm của bệnh để phòng và điều trị bệnh kịp thời cho trẻ.

Bài viết Viêm tiểu phế quản – Bệnh nguy hiểm cho bé đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Viêm tiểu phế quản là một bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ nhất là trẻ sinh non. Cần ý thức độ nguy hiểm của bệnh để phòng và điều trị bệnh kịp thời cho trẻ.

Viêm tiểu phế quản là gì?

Viêm tiểu phế quản là một bệnh đường hô hấp do virut hợp bào hô hấp virus Respiratoire Syncytial (VRS) gây nên. Đây là bệnh thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi. Theo thống kê tại Pháp, tất cả trẻ dưới 2 tuổi đều mắc ít nhất 1 lần bệnh này. Bệnh này thường xảy ra vào mùa lạnh, mùa mưa. Bệnh cũng có liên quan đến chứng hen ở trẻ đang bú mẹ.

Triệu chứng của bệnh viêm tiểu phế quản

Phần lớn trẻ khi mắc bệnh này thường có những biểu hiện như ho, nghẹt mũi, sốt,…

Bệnh này có nguy hiểm với trẻ em nhất là trẻ sinh thiếu tháng

Trẻ thể lực kém

Nhưng đối với những trẻ có thể lực kém, bệnh viêm tiểu phế quản trở nên nguy hiểm và đôi khi ảnh hưởng tới tính mạng trẻ. Trẻ dưới 3 tháng tuổi có thể bị ngưng thở ngay cả khi bệnh ở thể nhẹ. Theo thống kê tại Pháp, 17% trẻ mắc bệnh này phải nhập viện điều trị và cần được chăm sóc tích cực của các bác sỹ nhi khoa.

Đối với trẻ thiếu tháng

Những trẻ sinh non đặc biệt có nguy cơ mắc viêm tiểu phế quản cao. Những tuần cuối cùng của thai kỳ là giai đoạn hoàn thiện một số bộ phận quan trọng của trẻ, trong đó có sự phát triển cuối cùng của phổi.

Thành phế quản của trẻ sinh non dày hơn các trẻ được sinh đủ tháng và các ống phế quản tiết ra nhiều chất nhầy. Khi vi-rút hô hấp xâm nhập, chúng làm đường hô hấp của trẻ sinh non hẹp lại nhanh hơn những trẻ khác, do đó trẻ rất dễ bị suy hô hấp.

Theo thống kê tại Pháp, trẻ sinh non mắc virut VRS phải nhập viện điều trị cao hơn những trẻ sinh đủ tháng tới 1,5 lần.

Các dấu hiệu nguy hiểm cần nhập viện

  • Ăn uống khó khăn, bỏ ăn, bỏ bú.
  • Nôn nhiều.
  • Thở nhanh, nhịp thở nhiều hơn 50-60 lần/phút.Có triệu chứng khó thở như co kéo lồng và các cơ liên sườn, hõm ức.
  • Tím tái.

Có cơ địa đặc biệt: Trẻ nhỏ từ 3 đến 6 tháng tuổi, sinh non, suy dinh dưỡng, trẻ sinh đôi hay sinh ba, loạn sản phế quản-phổi, trẻ bị bệnh tim bẩm sinh, trẻ bị suy giảm miễn dịch…

Phương pháp phòng bệnh viêm tiểu phế quản cho trẻ

  • Vệ sinh sạch sẽ trước khi tiếp xúc với trẻ
  • Hạn chế cho trẻ tới những nơi đang có dịch hô hấp
  • Không cho trẻ tiếp xúc với nhưng người bị cúm.
  • Dùng giấy ăn ăn lau mũi cho trẻ, sau đó vứt đi. Khống tái sử dụng.
  • Đối với trẻ sinh thiếu tháng, có thể cho trẻ tiêm vắc-xin phòng viêm tiểu phế quản virus Respiratoire Syncytial

Bài viết Viêm tiểu phế quản – Bệnh nguy hiểm cho bé đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/viem-tieu-phe-quan-benh-nguy-hiem-cho-be-2470/feed/ 0
Nguyên tắc sử dụng thuốc ở trẻ em https://benh.vn/nguyen-tac-su-dung-thuoc-o-tre-em-1904/ https://benh.vn/nguyen-tac-su-dung-thuoc-o-tre-em-1904/#respond Thu, 18 Apr 2024 04:03:54 +0000 http://benh2.vn/nguyen-tac-su-dung-thuoc-o-tre-em-1904/ Trẻ em, đặc biệt trẻ sơ sinh, đáp ứng với thuốc khác người lớn. Cần đặc biệt thận trọng ở giai đoạn sơ sinh (30 ngày đầu sau khi đẻ), liều lượng cần phải tính toán thật chính xác. Ở thời kỳ sơ sinh, nguy cơ ngộ độc thuốc tăng lên nhiều do thận lọc kém hiệu quả, các enzym tương đối thiếu hụt, tính nhạy cảm với thuốc của các cơ quan đích rất khác nhau và đặc biệt hệ thống khử độc chưa hoàn chỉnh gây thải trừ chậm.

Bài viết Nguyên tắc sử dụng thuốc ở trẻ em đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Trẻ em không phải là một người lớn thu nhỏ. Việc sử dụng thuốc cho trẻ cũng không thể chỉ đơn giản là điều chỉnh từ hướng dẫn sử dụng thuốc cho người lớn mà cần có một nguyên tắc riêng biệt, thậm chí những chỉ định và chống chỉ định khác biệt. Benh.vn sẽ đề cập tới nguyên tắc sử dụng thuốc ở trẻ em trong bài viết này.

Thận trọng khi sử dụng thuốc ở trẻ em

Trẻ em, đặc biệt trẻ sơ sinh, đáp ứng với thuốc khác người lớn. Cần đặc biệt thận trọng ở giai đoạn sơ sinh (30 ngày đầu sau khi đẻ), liều lượng cần phải tính toán thật chính xác. Ở thời kỳ sơ sinh, nguy cơ ngộ độc thuốc tăng lên nhiều do thận lọc kém hiệu quả, các enzym tương đối thiếu hụt, tính nhạy cảm với thuốc của các cơ quan đích rất khác nhau và đặc biệt hệ thống khử độc chưa hoàn chỉnh gây thải trừ chậm.

Liệu pháp dùng thuốc an toàn và hiệu quả ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và trẻ em đòi hỏi phải có sự hiểu biết về những thay đổi trong quá trình trưởng thành đã tác động đến tác dụng, chuyển hóa và độ thanh thải hoàn toàn của thuốc.

Điều chỉnh liều lượng khi sử dụng thuốc ở trẻ em

Hầu như tất cả các thông số dược động học thay đổi theo lứa tuổi. Liều lượng thuốc ở trẻ em tính theo mg/kg, cần phải được điều chỉnh theo đặc điểm dược động học của riêng từng thuốc, theo tuổi (yếu tố quyết định chính), tình trạng bệnh, giới tính (trong thời kỳ sau dậy thì) và theo nhu cầu của từng bệnh nhi. Nếu không, có thể dẫn đến điều trị không kết quả hoặc có nguy cơ nhiễm độc.

Lưu ý về đường dùng thuốc ở trẻ em

Trong mọi trường hợp nên tránh tiêm bắp thịt và gây đau cho trẻ

Phải đặc biệt coi trọng việc ghi đơn thuốc thật rõ ràng, hàm lượng thuốc. Mặc dù các loại thuốc nước chế sẵn phù hợp với các trẻ nhỏ nhưng thuốc pha có chứa nhiều đường có khả năng gây sâu răng. Vì vậy khi dùng thuốc dài ngày, tốt hơn là nên dùng các thuốc không có đường.

Ðối với các đơn thuốc chỉ định dùng thuốc nước với liều lượng dưới 5 ml, cần một bơm hút chia thể tích, khi cho uống thuốc cần thông báo để bố mẹ không cho bất kỳ loại thuốc nào vào trong bình sữa vì thuốc có thể tương tác với sữa hoặc các thức ăn. Hơn nữa, làm như vậy có thể số lượng thuốc đưa vào cơ thể bị thiếu hụt nếu bệnh nhi không dùng hết sữa hoặc thức ăn chứa trong bình.

Cuối cùng cần lưu ý không để thuốc ở tầm với của trẻ em

Liều lượng thuốc cho trẻ em

Liều lượng thuốc ở trẻ em trong Dược thư quốc gia Việt Nam trong đa số trường hợp đã được ghi trong chuyên luận của riêng từng thuốc, trừ khi thuốc được khuyến cáo không dùng cho trẻ em.

Liều lượng thuốc ở trẻ em theo cân nặng hoặc tuổi

Liều lượng thuốc thường căn cứ vào cân nặng cơ thể (thể trọng tính bằng kilogam) hoặc theo tuổi: Mới đẻ (tháng đầu), cho đến 1 tuổi (trẻ nhỏ), 1 – 5 tuổi, 6 – 12 tuổi.

Cách tính liều lượng thuốc cho trẻ em có thể dựa trên liều lượng của người lớn bằng cách căn cứ tuổi, thể trọng hay diện tích bề mặt cơ thể hoặc phối hợp các yếu tố trên. Phương pháp tốt nhất là dựa trên diện tích bề mặt cơ thể.

Liều lượng thuốc ở trẻ em theo thể trọng

Thể trọng cơ thể được dùng để tính liều biểu thị bằng mg/kg; trẻ em có thể phải cần một liều lượng cho mỗi kg thể trọng cao hơn người lớn vì tốc độ chuyển hóa ở trẻ em cao hơn. Nhiều yếu tố khác cũng cần phải tính đến. Ví như tính liều theo thể trọng cho các cháu béo phì cần phải dùng liều cao hơn nhiều. Trong những trường hợp này, liều phải được tính theo cân nặng lý tưởng liên quan đến chiều cao và độ tuổi.

Theo diện tích bề mặt cơ thể

Sử dụng yếu tố diện tích bề mặt cơ thể làm cho việc tính liều lượng thuốc ở trẻ em chính xác hơn so với thể trọng. Vì rất nhiều hiện tượng sinh lý có tương quan với nhau tốt hơn trong diện tích bề mặt cơ thể. Diện tích bề mặt trung bình của một nam giới nặng 70 kg vào khoảng 1,8 m2. Như vậy có thể dùng công thức sau đây để tính liều lượng thuốc cho trẻ em:

Liều lượng ước lượng cho bệnh nhi = S bề mặt cơ thể (m2) x liều người lớn/1,8.

Bảng tính sẵn theo tỷ lệ phần trăm dưới đây có thể dùng để tính liều lượng thuốc cho trẻ em đối với các thuốc thông thường có sự cách xa giữa liều điều trị và liều độc.

Các trẻ đẻ thiếu tháng cần giảm liều tùy theo bệnh cảnh lâm sàng.

Liều lượng thuốc tính toán theo diện tích bề mặt cơ thể chính xác hơn và diện tích này có thể tính từ chiều cao và cân nặng..

Số lần dùng thuốc trong ngày

Các kháng sinh thường dùng cách 6 giờ một lần. Cần linh hoạt khi dùng thuốc cho trẻ em để tránh đánh thức trẻ về đêm, thí dụ thuốc dùng trong đêm có thể cho trẻ uống lúc bố mẹ đi ngủ.

Khi sử dụng một thuốc mới hay thuốc có khả năng gây ngộ độc, liều lượng thuốc do nhà sản xuất khuyến cáo cần được thực hiện nghiêm túc.

Bài viết Nguyên tắc sử dụng thuốc ở trẻ em đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nguyen-tac-su-dung-thuoc-o-tre-em-1904/feed/ 0
Thực đơn cho trẻ bị viêm phế quản https://benh.vn/thuc-don-cho-tre-bi-viem-phe-quan-46763/ https://benh.vn/thuc-don-cho-tre-bi-viem-phe-quan-46763/#respond Tue, 02 Apr 2024 07:56:17 +0000 https://benh.vn/?p=46763 Mặc dù có một số biện pháp phòng tránh cũng như điều trị viêm phế quản tại nhà, tuy nhiên tuân thủ lời khuyên của các bác sĩ vẫn là quan trọng nhất. Cách tốt nhất để giảm bớt tình trạng khó chịu là chế độ ăn uống, nghỉ ngơi đầy đủ. Ho kéo dài hoặc bất kỳ triệu chứng xấu đi nào cũng phải được báo cáo để được hỗ trợ y tế ngay lập tức.

Bài viết Thực đơn cho trẻ bị viêm phế quản đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Mặc dù có một số biện pháp phòng tránh cũng như điều trị viêm phế quản tại nhà, tuy nhiên tuân thủ lời khuyên của các bác sĩ vẫn là quan trọng nhất. Cách tốt nhất để giảm bớt tình trạng khó chịu là chế độ ăn uống, nghỉ ngơi đầy đủ. Ho kéo dài hoặc bất kỳ triệu chứng xấu đi nào cũng phải được báo cáo để được hỗ trợ y tế ngay lập tức.

trà xanh

Một số món ăn dành cho trẻ viêm phế quản được áp dụng tại các nước phương Tây

Quả tầm xuân: là biện pháp điều trị nhà phổ biến nhất cho viêm phế quản ở trẻ em vì nó chứa một nguồn vitamin c và chất flavonoid dồi dào, rất hữu ích cho việc làm lỏng chất nhầy. Quả tầm xuân có thể có sẵn trong một số loại trà có hương vị trái cây đã khử caffein pha cho trẻ em bị viêm phế quản.

Nam việt quất: rất hữu ích trong việc chống lại nhiễm virus vì nó làm suy yếu khả năng nhiễm trùng gây ra bởi vi trùng bám dính vào tế bào. Ta có thể trộn một chút nước ép nam việt quất với trà hoa hồng hoặc nước chanh vì đó là sự kết hợp hoàn hảo và được biết đến với vai trò bảo vệ cơ thể hữu hiệu.

Trà xanh: chắc hẳn chúng ta không xa lạ gì với vai trò tăng cường sức đề kháng và chống nhiễm trùng của trà xanh. Cũng chứa một hàm lượng flavonoid đủ lớn, trà xanh còn ngăn cản nhiễm trùng niêm mạc đường hô hấp hiệu quả. Trẻ em sẽ thích uống trà xanh nếu được pha với nước chanh và mật ong cũng như lượng đường vừa phải.

Trà cam thảo: có thể dễ dàng tìm mua trong các cửa hàng hoặc trên siêu thị. Đây là một trong những biện pháp điều trị tại nhà được sử dụng rộng rãi cho viêm phế quản và ho thông thường.

Mật ong: nhiều bác sĩ khuyên rằng nên dùng một thìa cà phê mật ong để làm dịu cơn ho do viêm phế quản. Tuy nhiên, mật ong chỉ được khuyến cáo cho trẻ em trên 1 tuổi vì nguy cơ bị đau dạ dày cao ở trẻ nhỏ.

mật ong

Bột nghệ: có thể pha một muỗng cà phê bột nghệ vào một ly sữa và uống 2-3 lần một ngày để có kết quả tốt nhất. Để hiệu quả hơn, cần cung cấp sữa và đồ uống nghệ vào sáng sớm khi dạ dày còn rỗng và trước khi đi ngủ. Thực phẩm này sẽ không gây hại cho dạ dày của trẻ.

Các phương pháp kết hợp khác

Chườm nóng: chườm nóng trên lưng và ngực của trẻ có thể giúp làm giảm tác động của viêm phế quản ở trẻ em. Đây là biện pháp khắc phục tự nhiên phổ biến nhất đối với viêm phế quản và có thể giảm đau ngay lập tức cho trẻ. Tuy nhiên cha mẹ cũng nên chú ý nhiệt độ của khăn để tránh làm tổn thương làn da nhạy cảm của bé.

Chà xát ngực: có thể kết hợp với một số loại tinh dầu có mùi dịu nhẹ khiến trẻ dễ chịu, song nên lưu ý nếu trẻ có tiền sử dị ứng hoặc đã từng kích ứng da với các loại tinh dầu trước đây.

Xúc miệng, xịt mũi bằng nước muối sinh lý: đây là phương pháp đơn giản nhưng rất hiệu quả để giữ sạch đường hô hấp trên của trẻ. Nhược điểm là xúc miệng chỉ được áp dụng với trẻ trên 3 tuổi, những trẻ nhỏ hơn nên được cha mẹ vệ sinh miệng bằng khăn mềm mỗi ngày.

trà cam thảo

Nhiều trẻ có thể không thích những thực phẩm được liệt kê phía trên, nên lúc này cha mẹ đừng quên bổ sung đủ nước cho trẻ. Việc xuất tiết nhiều đờm và sốt sẽ khiến trẻ bị mất nước, càng làm cơ thể mệt mỏi. Hãy động viên trẻ uống nhiều nước, nếu uống được orezol sẽ càng tốt, và theo dõi triệu chứng của trẻ để đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay khi cần thiết.

Bài viết Thực đơn cho trẻ bị viêm phế quản đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/thuc-don-cho-tre-bi-viem-phe-quan-46763/feed/ 0
Chế độ ăn đảm bảo sức khỏe của bé trong những ngày hè https://benh.vn/che-do-an-dam-bao-suc-khoe-cua-be-trong-nhung-ngay-he-4019/ https://benh.vn/che-do-an-dam-bao-suc-khoe-cua-be-trong-nhung-ngay-he-4019/#respond Wed, 27 Mar 2024 04:48:01 +0000 http://benh2.vn/che-do-an-dam-bao-suc-khoe-cua-be-trong-nhung-ngay-he-4019/ Mùa hè là thời điểm khiến con người mệt mỏi và dễ mắc các loại bệnh, đặc biệt là trẻ nhỏ vì cơ thể và hệ miễn dịch của bé còn non nớt. Làm thế nào để bảo vệ sức khỏe cho con? Benh.vn sẽ đưa ra những gợi ý về chế độ dinh dưỡng khoa học, giúp các bé khỏe mạnh và chóng lớn.

Bài viết Chế độ ăn đảm bảo sức khỏe của bé trong những ngày hè đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Mùa hè là thời điểm khiến con người mệt mỏi và dễ mắc các loại bệnh, đặc biệt là trẻ nhỏ vì cơ thể và hệ miễn dịch của bé còn non nớt. Làm thế nào để bảo vệ sức khỏe cho con? Benh.vn sẽ đưa ra những gợi ý về chế độ dinh dưỡng khoa học, giúp các bé khỏe mạnh và chóng lớn.

1. Các nhóm thực phẩm cần cho bé

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trung bình trẻ cần bổ sung từ 50 – 60 dưỡng chất khác nhau. Vì vậy trong chế độ ăn của trẻ, cần cung cấp đầy đủ dưỡng chất.

Các nhóm thức ăn nên bổ sung đầy đủ cho trẻ bao gồm: tinh bột, chất đạm, sắt, chất xơ…

Nhóm thức ăn giàu tinh bột

  • Bánh mỳ.
  • Gạo.
  • Các loại ngũ cốc:…

Nhóm thức ăn giàu chất đạm

Thực phẩm từ động vật:

  • Thịt: lợn, bò, gà…
  • Cá và các chế phẩm từ cá.
  • Tôm, lươn, cua…
  • Trứng.
  • Các loại sữa.

….

Thực phẩm từ thực vật:

  • Đậu tương, đậu đỗ
  • Các loại đậu: đen, xanh…
  • Lạc, vừng.

Nhóm thức ăn giàu chất sắt:

  • Thịt nạc: Các loại thịt màu đỏ, đặc biệt là thịt bò.
  • Rau xanh: Các loại rau cải như cải bắp, cải xanh, cải xoong, rau dền, rau muống…
  • Trái cây: Mơ, hạnh nhân, hạt mè, dưa hấu…

Nhóm thức ăn giàu chất xơ:

  • Các loại quả: táo, đu đủ, quả bơ, các loại quả mọng…
  • Lúa mạch, bột yến mạch và ngũ cốc.
  • Bông cải xanh, đậu, quả Atiso.

2. Chế độ ăn uống

  • Cho bé ăn nhiều nhóm thực phẩm có tính giải nhiệt như: rau dền, rau muống, bí…
  • Bữa ăn của bé cần chia nhỏ và nên có canh…
  • Bổ sung những bữa ăn phụ bổ mát như: chè hạt sen, sữa, sữa chua, bánh flan…

Ngoài ra, nên cho trẻ ăn sữa chua 1-2 cốc/ ngày để giúp tiêu hoá tốt và uống thêm 400- 500ml sữa/ngày. Có thể uống sữa tươi, sữa bột nguyên kem.

3. Cách chế biến thức ăn

Để bé ăn ngon miệng hơn, quan trọng là cách chế biến. Các mẹ nên chế biến các món canh vừa mát vừa bổ lại dễ ăn như canh cua mồng tơi, mướp, rau đay hay canh chua nấu thịt băm với sấu hoặc me, hạn chế các món xào rán khó ăn trong mùa hè.

Điều này giúp mang lại cảm giác mát mẻ, đồng thời cung cấp nhiều vitamin cho cơ thể, bổ sung chất xơ, rất tốt cho hệ tiêu hóa của bé.

Ngoài ra, các mẹ nên chú ý tạo màu sắc và mùi vị thức ăn sinh động để hấp dẫn khẩu vị.

Chế biến các món canh mát, bổ cho bé (Ảnh minh họa)

4. Chú ý bổ sung nước

Thời tiết mùa hè nóng nực khiến trẻ ra rất nhiều mồ hôi, dẫn đến thiếu nước. Vì vậy, các mẹ nên cho trẻ uống nước thường xuyên (kể cả khi trẻ không đòi), lượng nước đủ là khoảng 100ml/kg cân nặng/ngày.

Đồ uống có giá trị dinh dưỡng như: sữa tươi, sữa đậu nành, sữa chua, sinh tố, nước ép trái cây…

Đối với các trẻ lớn nên chế biến các món ăn có nhiều nước như: cháo, súp, bún, mỳ, phở, cho trẻ ăn thêm vào các bữa phụ khi mà trẻ ăn ít cơm.

Ngoài ra, các mẹ cũng nên chuẩn bị sẵn sinh tố, nước hoa quả, sữa chua, sữa tươi trong tủ để trẻ có thể ăn bất kỳ lúc nào chúng muốn.

5. Bổ sung các nguồn cung cấp vitamin

Với sự thất thoát nhiệt lượng và chất điện giải thông qua mồ hôi, bài tiết thì các khoáng chất và vitamin cũng mất đi. Đặc biệt là các vitamin B1, B2, B6, C và PP rất nhanh chóng bị mất. Trẻ có thể mải mê, ham chơi mà quên mất ăn nhẹ hay uống nước khiến chúng dễ bị cảm, mệt và suy giảm miễn dịch.

Trái cây là một trong những nguồn cung cấp khá nhiều vitamin và dưỡng chất, chất xơ cho trẻ và giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch, phòng chống được các bệnh mùa hè.

Những loại quả như: dưa hấu, dâu tây, bơ, đu đủ hay dứa… rất phổ biến trong mùa hè mà lại tốt cho sức khỏe của bé.

6. Lựa chọn thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch

Theo ý kiến của PGS.TS Nguyễn Thị Lâm – Phó Viện Trưởng Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia thì để tăng cường miễn dịch cho trẻ, cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý (cân đối, đầy đủ, đa dạng thực phẩm để có đủ các thành phần dinh dưỡng trong chế độ ăn).

  • Nên chọn trái cây giàu sinh tố như: cam, xoài, lê, đu đủ, nho… và cho bé ăn bằng cách ép lấy nước cốt, sau đó cho bé uống từng ít một.

Các loại nước sinh tố rất tốt cho sức khỏe của bé (Ảnh minh họa)

  • Đối với rau củ, bổ sung các loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe như: bí đỏ, các loại đậu, súp lơ, cà chua, rau ngót…
  • Kết hợp thịt, cá, trứng trong khẩu phần ăn sẽ cung cấp thêm vitamin A, B9, B6, B12, kẽm, selen làm tăng cường hệ miễn dịch cho bé.

7.Những cấm kỵ khi cho trẻ ăn uống trong mùa hè

  • Không nên cho trẻ ăn những món quá mặn vì thận sẽ bị ảnh hưởng, trẻ sẽ khát nước.
  • Không cho trẻ ăn những món có nhiều loại gia vị cay nóng: ớt, tiêu, gừng… không tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ.
  • Những thực phẩm và đồ uống như trà, cà phê cũng không nên cho trẻ sử dụng.
  • Không nên lưu trữ thức ăn của trẻ quá lâu, bởi thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn trong mùa hè, ôi thiu – rất nguy hiểm cho sức khỏe của bé.
  • Không cho bé ăn kem vì sẽ làm niêm mạc miệng bé bị tổn thương, dẫn đến mắc những bệnh về đường hô hấp.

Lời kết

Để bảo vệ sức khỏe cho trẻ trong những ngày hè, các bậc phụ huynh cần điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp với thời tiết và tuổi của các bé. Đặc biệt chú trọng các khoáng chất và các loại vitamin để cơ thể của bé chuyển đổi nhiệt một cách dễ dàng hơn.

Bài viết Chế độ ăn đảm bảo sức khỏe của bé trong những ngày hè đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/che-do-an-dam-bao-suc-khoe-cua-be-trong-nhung-ngay-he-4019/feed/ 0