Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Tue, 21 May 2024 02:34:11 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Sự phát triển của phôi trước làm tổ https://benh.vn/su-phat-trien-cua-phoi-truoc-lam-to-9887/ https://benh.vn/su-phat-trien-cua-phoi-truoc-lam-to-9887/#respond Mon, 20 May 2024 07:24:51 +0000 http://benh2.vn/su-phat-trien-cua-phoi-truoc-lam-to-9887/ Sau khi sự thụ tinh giữa tinh trùng và noãn diễn ra tại đoạn bóng vòi tử cung, hợp tử được tạo thành sẽ bắt đầu một quá trình phát triển mới. Từ vị trí thụ tinh, dưới tác động của dịch tiết vòi trứng, nhung mao, nhu động do co thắt cơ trơn vòi trứng, phôi sẽ di chuyển xuống đến buồng tử cung sau khoảng 4 –5 ngày

Bài viết Sự phát triển của phôi trước làm tổ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Sự phát triển của phôi trước khi làm tổ là quá trình phát triển của phôi ngay trước thời điểm làm tổ, mặc dù thời gian này chỉ diễn ra trong khoảng vài ngày nhưng lại đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của thai nhi.

Sự phát triển của phôi trước làm tổ

Trong cơ thể người phụ nữ, sau khi sự thụ tinh giữa tinh trùng và noãn diễn ra tại đoạn bóng vòi tử cung, hợp tử được tạo thành sẽ bắt đầu một quá trình phát triển mới. Từ vị trí thụ tinh, dưới tác động của dịch tiết vòi trứng, nhung mao, nhu động do co thắt cơ trơn vòi trứng, phôi sẽ di chuyển xuống đến buồng tử cung sau khoảng 4 –5 ngày. Song song với sự di chuyển này, trong bản thân phôi diễn ra sự phân chia và chuyển hoá với những thay đổi lớn, sự điều hoà quá trình hình thành gen và tổng hợp protein. Trong 3-4 ngày đầu, phôi phát triển qua giai đoạn phân tách đến phôi dâu, xảy ra trong vòi tử cung. Phôi dâu xuống đến tử cung chuyển thành phôi nang và thoát màng thấu quang. Sau đó, phôi nang sẽ gắn vào làm tổ ở nội mạc tử cung.

Giai đoạn phân cắt

Sau khi hai tiền nhân tiếp cận và hoà nhập vào nhau, Quan sát dưới kính hiển vi vào thời điểm 18 giờ sau thụ tinh để tìm hai tiền nhân (và thường kèm hai thể cực) là dấu hiệu chắc chắn thụ tinh đã xảy ra. Sự phân chia lần I kết thúc sau thụ tinh 24 giờ tạo thành phôi 2 tế bào, là chu kỳ kéo dài nhất, các chu kỳ sau chỉ khoảng 18 giờ. Những phân chia này kiểu như nguyên phân của tế bào bình thường, các tế bào con được tạo ra gọi là các phôi bào. Phân chia lần II kết thúc sau thụ tinh 40 giờ, tạo thành phôi với 4 phôi bào kích thước tương đương nhau. Vào ngày 3, phôi chứa 6 – 12 phôi bào và ngày 4 gồm từ 16 – 32 tế bào.

Kích thước toàn bộ của phôi không thay đổi gì trong giai đoạn phân tách mà vẫn giữ nguyên hình dạng của màng zona.

Phôi giai đoạn phân cắt

Giai đoạn phôi dâu

Sau một vài lần phân chia, phôi chứa từ 16-32 phôi bào có hình dáng như trái dâu nên gọi là phôi dâu. Giai đoạn này phôi đã xuống đến buồng tử cung. Sau lần phân chia thứ ba, trong phôi diễn ra quá trình kết đặc tế bào. Hiện tượng kết đặc tế bào xảy ra vào khoảng ngày thứ 3–4 làm cho các tế bào áp sát vào nhau và ranh giới giữa các tế bào lúc này trở nên khó phân biệt.

Quá trình kết đặc tế bào rất quan trọng trong sự biệt hoá khối tế bào trong và tế bào lá nuôi, quyết định đến sự hình thành phôi thai. Màng thấu quang trong giai đoạn phôi dâu vẫn nguyên vẹn tạo điều kiện cho sự kết đặc tế bào và ngăn hai phôi (nếu có) nhập vào nhau. Nếu lớp tế bào trong phân chia ở giai đoạn sớm này, có thể phát triển thành song thai cùng hợp tử.

Phôi dâu

Giai đoạn phôi nang

Phôi dâu nằm trong lòng tử cung được vùi trong niêm dịch của tử cung. Với sự hấp thụ của phôi, chất dịch này thấm qua màng thấu quang, vào giữa các phôi bào tạo thành những túi dịch nhỏ. Các túi dịch tăng dần kích thước, lớn dần và sáp nhập vào nhau tạo nên một khoang lớn là khoang phôi nang. Khối tế bào bên trong bị chèn tạo thành khối cô đặc và bị đẩy về một phía của khoang phôi. Khối tế bào bên ngoài trở thành một lớp biểu mô mỏng sẽ phát triển thành lá nuôi để tạo nên bánh nhau và các phần phụ của thai, còn khối tế bào trong chính là mầm phôi sẽ phát triển thành cơ thể phôi thai.

Phôi nang và sự thoát màng

Giai đoạn làm tổ

Vào ngày 5 sau thụ tinh, màng thấu quang nhanh chóng biến mất có thể do phôi trườn ra ngoài do tế bào lá nuôi tiết ra men tiêu protein tác động lên màng thấu quang. Phôi lúc này không được bao bọc và có thể tiếp xúc trực tiếp với nội mạc tử cung.

Cuối tuần lễ thứ nhất, lá nuôi ở cực phôi xâm nhập vào nội mạc tử cung và tăng sinh nhanh chóng biệt hoá thành lá nuôi tế bào và lá nuôi hợp bào. Lá nuôi hợp bào tiến sâu vào bên trong nội mạc tử cung, xen giữa các tế bào nội mạc tử cung để tạo điều kiện cho phôi làm tổ.

Về phía tử cung, để tạo điều kiện cho phôi làm tổ, nội mạc tử cung phải ở giai đoạn chế tiết với sự hỗ trợ của hoàng thể. Niêm mạc lúc này trở nên phù nề, có màu xám hơn và sẵn sàng cho việc tiếp nhận phôi vào làm tổ.

Phôi nang bắt đầu làm tổ sau thoát màng

Như vậy, sự phát triển của phôi trước khi làm tổ chỉ diễn ra trong khoảng 1 tuần đầu tiên sau thụ tinh. Hợp tử ban đầu trải qua giai đoạn phân chia làm tăng số lượng các phôi bào. Phôi dâu hình thành khoảng ngày 3-4 với đặc trưng hai khối tế bào bên trong và bên ngoài. Sự hình thành khoang phôi giữa các tế bào trong tạo nên phôi nang cùng với sự biệt hoá khối tế bào bên trong thành mầm phôi và biệt hoá khối tế bào bên ngoài thành lá nuôi. Chúng là cơ sở ban đầu cho sự hình thành cơ thể phôi cũng như bánh nhau và các phần phụ sau này. Phôi nang sẽ bắt đầu làm tổ ở nội mạc tử cung sau khi thoát khỏi màng thấu quang. Song song với những thay đổi về mặt hình thái là sự biến đổi mạnh mẽ về chuyển hoá, sinh tổng hợp protein và chuyển đổi gen. Vì thế, dù chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, nhưng những thay đổi có tính quyết định của giai đoạn này làm cho nó đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong sự sinh sản người.

Theo BV ĐH Y Dược Huế

Bài viết Sự phát triển của phôi trước làm tổ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/su-phat-trien-cua-phoi-truoc-lam-to-9887/feed/ 0
Làm gì để có thai kỳ khỏe mạnh https://benh.vn/lam-gi-de-co-thai-ky-khoe-manh-2382/ https://benh.vn/lam-gi-de-co-thai-ky-khoe-manh-2382/#respond Thu, 25 Apr 2024 04:12:57 +0000 http://benh2.vn/lam-gi-de-co-thai-ky-khoe-manh-2382/ Để có thai kỳ khoẻ mạnh, các chuyện gia Trung tâm y học Can-tor, New York (Mỹ) vừa đưa ra một số khuyến cáo về khám các loại bệnh cần thiết trước và trong khi mang thai.

Bài viết Làm gì để có thai kỳ khỏe mạnh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Để có thai kỳ khoẻ mạnh, các chuyện gia Trung tâm y học Can-tor, New York (Mỹ) vừa đưa ra một số khuyến cáo về khám các loại bệnh cần thiết trước và trong khi mang thai.

Khám răng

Trong thời gian mang thai, phụ nữ nên đi khám răng để phát hiện sớm các dấu hiệu viêm nhiễm. Nghiên cứu cho thấy phụ nữ mắc bệnh nướu răng, viêm nhiễm răng có tỉ lệ sinh non cao gấp 7 lần những người không mắc bệnh. Ngoài ra, khoa học còn phát hiện thấy rằng phụ nữ mang thai và những người dùng thuốc tránh thai là nhóm mắc bệnh viêm nhiễm răng lợi rất lớn, đơn giản là do hoóc môn trong cơ thể thay đổi đột biến làm cho cơ thể dễ mẫn cảm với môi chất gây bệnh. Theo khuyến cáo của Hiệp hội nha khoa Mỹ (ADA), phụ nữ mang thai nên khám răng 3 – 4 lần/ năm, riêng nhóm bị chảy máu chân răng, nướu thì nên đi khám thường xuyên hơn.

Bà bầu nên đi khám răng định kỳ để có một thai kỳ khỏe mạnh

Phép thử test CBC

CBC (Complete Blood Count) là phép thử đếm máu toàn diện để kiểm tra tế bào máu trắng, tình trạng sức khoẻ tuỷ xương và hệ thống miễn dịch. Phép thử test CBC sẽ cho biết số lượng tế bào máu trắng (quá nhiều nghĩa là bị viêm nhiễm), hemoglobin (quá thấp là thiếu máu) và tiểu cầu (nếu thấp có nghĩa là máu khó đông). Sở dĩ những người chuẩn bị mang thai cần phải làm phép xét nghiệm này là do phụ nữ thường có kinh, mất máu khi sinh nên dễ bị thiếu máu, làm cho cơ thể suy nhược. Nếu thiếu máu, bác sĩ sẽ tư vấn bổ sung sắt và sau vài tuần kiểm tra lại.

Xét nghiệm TSH

TSH test là phương pháp thử máu để phát hiện khả năng mắc bệnh suy giáp (hyporthyroid) hoặc cường giáp (hyperthyroid), hiểu được sức khoẻ cụ thể của hoóc môn tuyến giáp. Theo các chuyên gia ở Trung tâm y học Mercy Baltimore (Mỹ), trung bình 5 – 10% phụ nữ mang thai và sau sinh dễ mắc phải bệnh tuyến giáp. Phần lớn trường hợp mắc bệnh đều không có dấu hiệu, chỉ đến khi quá mệt mỏi, tăng cân, đi khám thì bệnh đã tiến triển.

Thường là bệnh suy giáp (basedow), tim đập nhanh, khó ngủ, giảm cân, bồn chồn, lo lắng. Nếu mắc phải những căn bệnh này ở thể nặng mà mang thai thì rủi ro sinh non, sảy thai rất cao, chưa kể những ảnh hưởng khác đến đứa trẻ. Nếu là suy giáp thì bác sĩ sẽ tư vấn dùng thuốc, còn nếu bị cường giáp nặng có thể điều trị bằng iôt phóng xạ để giảm quá trình bài tiết hoóc môn tuyến giáp.

Bài viết Làm gì để có thai kỳ khỏe mạnh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/lam-gi-de-co-thai-ky-khoe-manh-2382/feed/ 0
Những loại thuốc nên tránh khi mang bầu https://benh.vn/nhung-loai-thuoc-nen-tranh-khi-mang-bau-4104/ https://benh.vn/nhung-loai-thuoc-nen-tranh-khi-mang-bau-4104/#respond Tue, 09 Apr 2024 02:00:46 +0000 http://benh2.vn/nhung-loai-thuoc-nen-tranh-khi-mang-bau-4104/ Bà bầu uống thuốc cần cân nhắc kỹ bởi những ảnh hưởng của thuốc không chỉ tác dụng lên mẹ mà còn lên thai nhi. Dưới đây là 10 loại thuốc nên tránh khi mang bầu.

Bài viết Những loại thuốc nên tránh khi mang bầu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bà bầu uống thuốc cần cân nhắc kỹ bởi những ảnh hưởng của thuốc không chỉ tác dụng lên mẹ mà còn lên thai nhi. Dưới đây là 10 loại thuốc nên tránh khi mang bầu.

Các thuốc nên tránh khi mang thai
Mẹ bầu cần căn nhắc trước khi sử dụng thuốc

Thuốc giảm đau

Thuốc giảm đau như ibuprofen và aspirin có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Nếu bà bầu đau đầu, cách tốt hơn là áp dụng phương pháp chữa bệnh tự nhiên. Mẹ bầu có thể sử dụng một loại thuốc giảm đau khác là paracetamol nhưng cần có chỉ định của bác sĩ.

Tác hại:

  • Ibuprofen và aspirin có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của tim, thận và phổi thai nhi, đặc biệt trong ba tháng đầu thai kỳ.
  • Nguy cơ sảy thai, sinh non và thai lưu cao hơn.

Lựa chọn thay thế:

  • Paracetamol (có chỉ định của bác sĩ): an toàn hơn ibuprofen và aspirin, nhưng không nên sử dụng quá liều.
  • Phương pháp tự nhiên: chườm ấm, massage, tắm nước ấm, nghỉ ngơi đầy đủ.

Lưu ý:

  • Không tự ý sử dụng ibuprofen hoặc aspirin khi mang thai.
  • Tham khảo ý kiến ​​bác sĩ để được tư vấn về loại thuốc giảm đau phù hợp.

Thuốc kháng nấm

Nấm là những vấn đề thường gặp ở phụ nữ mang bầu. Tuy vậy, khi dùng thuốc chống nấm phải được sự chấp thuận của bác sĩ chuyên khoa.

Tác hại:

  • Một số loại thuốc chống nấm có thể gây dị tật bẩm sinh hoặc ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Lựa chọn thay thế:

Sử dụng các biện pháp tự nhiên để điều trị nấm, ví dụ như:

  • Giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ và khô ráo.
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát.
  • Tránh sử dụng các sản phẩm có chứa chất tạo mùi hoặc chất tẩy rửa mạnh.

Lưu ý:

  • Tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc chống nấm nào khi mang thai.

Trị mụn

Khi mang thai, những thay đổi nội tiết tố trong cơ thể có thể gây ra mụn. Tuy nhiên, loại mụn này không cần dùng thuốc mà nó sẽ tự nhiên biến mất sau khi sinh. Đặc biệt nếu sử dụng đến thuốc trị thì isotretionin là thuốc nên tránh khi mang thai thậm chỉ tuyệt đối tránh ngay khi có ý định mang bầu do tác dụng phụ gây quái thai (Còn được gọi là thảm hoa Thalidomid)

Tác hại:

  • Isotretinoin là loại thuốc trị mụn không được sử dụng khi mang thai vì có thể gây ra dị tật bẩm sinh nghiêm trọng, bao gồm hở hàm ếch, dị tật tim và các vấn đề về trí tuệ.

Lựa chọn thay thế:

Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da dịu nhẹ, không chứa hóa chất mạnh.

Áp dụng các biện pháp tự nhiên để giảm mụn, ví dụ như:

  • Uống nhiều nước.
  • Ăn nhiều trái cây và rau quả.
  • Tránh thức ăn cay nóng và nhiều dầu mỡ.

Lưu ý:

  • Tham khảo ý kiến ​​bác sĩ da liễu để được tư vấn về phương pháp điều trị mụn phù hợp khi mang thai.

Thuốc hạ sốt

Thuốc có chứa paracetamol thường được tránh trong thời kỳ mang thai. Bởi nếu dùng paracetamol liều cao sẽ ảnh hưởng mạnh đến sự phát triển của thai nhi trong ba tháng đầu của thai kỳ.

Tác hại:

  • Sử dụng paracetamol liều cao trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Lựa chọn thay thế:

Sử dụng các biện pháp hạ sốt tự nhiên, ví dụ như:

  • Uống nhiều nước.
  • Lau người bằng khăn ấm.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ.

Lưu ý:

  • Tham khảo ý kiến ​​bác sĩ nếu bạn bị sốt cao hoặc sốt kéo dài.

Chống trầm cảm

Uống thuốc chống trầm cảm trong thời gian mang thai có thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh của thai nhi. Để giảm căng thẳng, thai phụ có thể tập yoga dành cho bà bầu.

Tác hại:

  • Sử dụng thuốc chống trầm cảm trong thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi, bao gồm hở hàm ếch, dị tật tim và các vấn đề về hành vi.

Lựa chọn thay thế:

Liệu pháp tâm lý, ví dụ như:

  • Trị liệu nhận thức hành vi (CBT).
  • Liệu pháp tâm lý cá nhân hoặc nhóm.

Các phương pháp thư giãn tự nhiên, ví dụ như:

  • Yoga.
  • Thiền.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng.

Lưu ý:

  • Tham khảo ý kiến ​​bác sĩ tâm lý hoặc bác sĩ sản khoa trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc chống trầm cảm nào khi mang thai.

Chống dị ứng

Ngoài thuốc chống nấm, thuốc chống dị ứng cũng cần phải tránh. Thai phụ phải chữa bệnh dị ứng bằng cách tự nhiên. Ví dụ như tránh xa bụi và tăng cường hệ miễn dịch bằng cách ăn thức ăn bổ dưỡng.

Tác hại:

  • Một số loại thuốc chống dị ứng có thể gây buồn ngủ hoặc ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Lựa chọn thay thế:

Tránh các tác nhân gây dị ứng, ví dụ như:

  • Bụi nhà.
  • Phấn hoa.
  • Lông động vật.

Sử dụng các biện pháp tự nhiên để giảm dị ứng, ví dụ như:

  • Rửa mũi bằng nước muối sinh lý.
  • Uống nhiều nước.
  • Ăn nhiều trái cây và rau quả.

Lưu ý:

  • Tham khảo ý kiến ​​bác sĩ nếu bạn bị dị ứng nặng hoặc dị ứng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Thuốc kháng sinh

Hầu như không có loại kháng sinh nào an toàn cho phụ nữ mang thai. Nhưng nếu không có cách nào khác, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm một hình thức điều trị khác.

Tác hại:

Một số loại thuốc kháng sinh có thể gây hại cho thai nhi, ví dụ như:

  • Streptomycin có thể gây ra điếc bẩm sinh.
  • Tetracycline có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của xương và răng thai nhi.

Lựa chọn thay thế:

Sử dụng các biện pháp phòng ngừa để tránh bị nhiễm bệnh, ví dụ như:

  • Rửa tay thường xuyên.
  • Tránh tiếp xúc với người bệnh.
  • Ăn chín uống sôi.

Lưu ý:

  • Tham khảo ý kiến ​​bác sĩ nếu bạn bị nhiễm bệnh và cần sử dụng thuốc kháng sinh.

Thuốc chống say tàu, xe

Đừng dùng thuốc chống say (tàu, xe) khi mang thai, vì thuốc này có thể gây hại cho thai nhi.

Tác hại:

  • Một số loại thuốc chống say tàu xe có thể gây buồn ngủ hoặc ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Lựa chọn thay thế:

  • Ngồi ghế trước trên xe hoặc tàu.
  • Nhìn ra xa và tập trung vào một điểm cố định.
  • Ăn nhẹ trước khi đi du lịch.
  • Uống nhiều nước.

Lưu ý:

  • Tham khảo ý kiến ​​bác sĩ nếu bạn bị say tàu xe nặng và cần sử dụng thuốc chống say tàu xe.

Thuốc ngủ

Thuốc ngủ luôn có tác dụng không lành mạnh đối với người sử dụng, đặc biệt là ở thai phụ.

Tác hại:

  • Thuốc ngủ có thể gây buồn ngủ, ảnh hưởng đến khả năng tập trung và phối hợp vận động.
  • Sử dụng thuốc ngủ trong thời gian dài có thể dẫn đến nghiện thuốc.

Lựa chọn thay thế:

Áp dụng các biện pháp tự nhiên để cải thiện giấc ngủ, ví dụ như:

  • Đi ngủ và thức dậy đúng giờ.
  • Tạo môi trường ngủ thoải mái.
  • Tránh sử dụng caffeine và nicotine trước khi ngủ.
  • Tập thể dục thường xuyên.

Lưu ý:

  • Tham khảo ý kiến ​​bác sĩ nếu bạn bị mất ngủ nghiêm trọng và cần sử dụng thuốc ngủ.

Lời khuyên chung

  • Luôn tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào khi mang thai.
  • Ưu tiên các phương pháp điều trị tự nhiên, an toàn cho cả mẹ và bé.
  • Chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý để tăng cường sức đề kháng và giảm nguy cơ mắc bệnh.

Lưu ý:

  • Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho tư vấn y khoa từ bác sĩ.
  • Mỗi trường hợp cụ thể có thể có những hướng điều trị khác nhau.

Hãy luôn cẩn trọng và lựa chọn thông minh để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và thai nhi trong giai đoạn quan trọng này.

Bài viết Những loại thuốc nên tránh khi mang bầu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhung-loai-thuoc-nen-tranh-khi-mang-bau-4104/feed/ 0
Tiêm phòng uốn ván cho thai phụ quan trọng như thế nào https://benh.vn/tiem-phong-uon-van-cho-thai-phu-quan-trong-nhu-the-nao-5480/ https://benh.vn/tiem-phong-uon-van-cho-thai-phu-quan-trong-nhu-the-nao-5480/#respond Thu, 21 Mar 2024 05:24:43 +0000 http://benh2.vn/tiem-phong-uon-van-cho-thai-phu-quan-trong-nhu-the-nao-5480/ Tiêm phòng uốn ván cho thai phụ là việc làm cần thiết để ngăn ngừa nguy cơ uốn ván ở trẻ sơ sinh và cho mẹ

Bài viết Tiêm phòng uốn ván cho thai phụ quan trọng như thế nào đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Trong 9 tháng 10 ngày của thai kỳ, để thai nhi khỏe mạnh người mẹ phải tuân thủ chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt điều độ. Bên cạnh đó, các bà mẹ được khuyến khích một số mũi tiêm phòng cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho mẹ và em bé sau khi chào đời. Trong đó tiêm phòng uốn ván là việc làm rất cần thiết.

Không ít các mẹ vẫn còn thắc mắc vì sao phải tiêm phòng uốn ván khi mang thai? Tiêm phòng uốn ván có gây ảnh hưởng đến thai nhi hay không?

Tìm hiểu về bệnh uốn ván sơ sinh

Uốn ván, đặc biệt là uốn ván rốn sơ sinh là một bệnh nặng do thần kinh trung ương bị nhiễm độc bởi độc tố của trực khuẩn uốn ván (clostridium tetani).

Trẻ bị uốn ván rốn dễ bị tử vong do co giật, co cứng toàn thân, dễ ngừng thở, ngừng tim.

Nguyên nhân gây uốn ván sơ sinh

  • Do dụng cụ cắt rốn không đảm bảo vô trùng.
  • Do tay người đỡ đẻ không vô khuẩn.
  • Do băng gạc không vô trùng.
  • Do vi trùng xâm nhập qua vết cắt rốn, gây bệnh…

uon-van-tre-so-sinh

Nguyên nhân gây uốn ván sơ sinh do dụng cụ cắt rốn không đảm bảo vô trùng…

Tại sao thai phụ cần tiêm phòng uốn ván

Khi tiêm vacxin uốn ván vào cơ thể người mẹ, sau một thời gian, cơ thể mẹ sẽ sinh ra kháng thể chống uốn ván và kháng thể này sẽ được truyền sang con. Như vậy, cả mẹ và con sẽ được bảo vệ trong trường hợp bị vi trùng uốn ván xâm nhập.

Tiêm phòng uốn ván cho thai phụ là một biện pháp an toàn và hiệu quả đề phòng uốn ván rốn cho trẻ sơ sinh và hạn chế hiện tượng tử vong.

Tiêm phòng uốn ván sơ sinh trong thời gian nào

Có thai lần đầu (con so):

  • Tiêm mũi thứ nhất khi có thai từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 5.
  • Tiêm mũi thứ 2 từ tháng thứ 6 đến tháng thứ 7.

tiêm phòng uốn ván cho bà bầu

Tiêm phòng uốn ván cho thai phụ ở tháng thứ 5 hoặc thứ 7 của thai kỳ

Có thai lần 2 (con dạ)

  • Tiêm nhắc lại 1 mũi ở bất kỳ tháng nào, nhưng phải tiêm trước khi sinh 2 tuần.

Lưu ý:

  • Trong thời kỳ có thai, các thai phụ cần tiêm 2 lần, khoảng cách giữa 2 lần tiêm ít nhất 1 tháng.
  • Thời gian giữa 2 lần sinh không quá 5 năm. Nếu quá thời hạn trên, thai phụ sẽ phải tiêm 2 mũi đầy đủ như người mang thai lần đầu.

Tiêm phòng uốn ván khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không

Hiện nay trên thế giới, hầu hết các quốc gia đều tổ chức tiêm phòng uốn ván cho thai phụ. Vacxin phòng uốn ván không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và thai nhi mà nó còn giúp hạn chế hiện tượng tử vong do nhiễm trùng uốn ván.

Tại Việt Nam, công tác tiêm phòng được thực hiện rất tốt, nhất là 2 thành phố lớn là Hà Nội và Hồ Chí Minh, vì vậy tỷ lệ trẻ sơ sinh bị uốn ván đã hạ thấp rất nhiều, thậm chí đã xoá bỏ được bệnh uốn ván trong nhiều năm.

Lời kết

Uốn ván ở phụ nữ và trẻ sơ sinh là một bệnh rất nguy hiểm, với tỷ lệ tử vong cao. Nguyên nhân gây uốn ván ở trẻ sơ sinh do nhiễm vi trùng uốn ván trong lúc đẻ, vi trùng vào qua nơi cắt và buộc ở dây rốn, do băng gạc không vô trùng… Đối với người mẹ, uốn ván do vi trùng xâm nhập theo đường sinh dục gây uốn ván tử cung…

Vì vậy, các thai phụ cần tiêm phỏng uốn ván ở tháng thứ 5 và tháng thứ 7 của thai kỳ để bảo vệ sức khỏe cho hai mẹ con và hạn chế hiện tượng tử vong do uốn ván sơ sinh.

Bài viết Tiêm phòng uốn ván cho thai phụ quan trọng như thế nào đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/tiem-phong-uon-van-cho-thai-phu-quan-trong-nhu-the-nao-5480/feed/ 0
Lợi hại của việc sinh mổ https://benh.vn/loi-hai-cua-viec-sinh-mo-2801/ https://benh.vn/loi-hai-cua-viec-sinh-mo-2801/#respond Fri, 15 Mar 2024 01:20:14 +0000 http://benh2.vn/loi-hai-cua-viec-sinh-mo-2801/ Ngày nay ngày càng nhiều các cặp vợ chồng lựa chọn phương pháp sinh mổ lấy thai chủ động, thậm trí họ còn đặt giờ sinh với hi vọng làm như vậy tương lai của bé sẽ tốt hơn.

Bài viết Lợi hại của việc sinh mổ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Ngày nay ngày càng nhiều các cặp vợ chồng lựa chọn phương pháp sinh mổ lấy thai chủ động, thậm trí họ còn đặt giờ sinh với hi vọng làm như vậy tương lai của bé sẽ tốt hơn.

Sinh đẻ là hiện tượng sinh lý bình thường. Trong đa số trường hợp, việc sinh nở sẽ được thực hiện qua ngả âm đạo. Tuy nhiên, theo các bác sĩ khi có những trở ngại trong lúc chuyển dạ, để bảo đảm an toàn cho mẹ và con, bác sĩ mới phải dùng đến phương pháp mổ lấy thai.

Theo ý kiến Bs Nguyễn Thu Hồng – BV Phụ sản Hà Nội thì mổ lấy thai hay sinh thường cũng có những ưu, nhược điểm riêng. Tuy nhiên nếu không có những bất thường sản phụ tuân theo quy luật tự nhiên vẫn là điều nên làm.

sinh-mo

Ưu điểm của việc sinh mổ

  • Giúp cuộc sinh nở diễn ra nhanh gọn. Bác sĩ, nữ hộ sinh không phải theo dõi thường xuyên.
  • Các bà mẹ không phải đau đẻ
  • Tránh được một số nguy cơ khó tiên lượng khi sinh và sau khi sinh như thuyên tắc ối, suy thai cấp, băng huyết sau sinh…
  • Giữ được sự rắn chắc của tầng sinh môn
  • Tránh được các nguy cơ bị tổn thương đường sinh dục như vỡ tử cung,
  • An toàn cho mẹ và bé trong những trường hợp mẹ có khung chậu giới hạn hay hẹp, trường hợp không thể sinh được đường âm đạo như em bé quá to, thai không thuận (không nằm xuôi với đầu nằm xuống dưới mà là nằm ngược hay nằm ngang)
  • Giúp bé con chào đời theo tử vi.
  • Đề phòng và kiểm soát nguy cơ tăng  cao huyết áp trong quá trình mổ lấy thai ở những bà mẹ nhiễm độc thai nghén và các sản phụ mắc bệnh cao huyết áp
  • Bảo vệ thai nhi trước nguy cơ bị cạn nước ối hoặc thai nhi đã quá già tháng….

Những trường hợp như trên nếu cứ cố sinh đường dưới thì sẽ rấy nguy hiểm đến tính mạng của người mẹ và của cả thai nhi. Ngoài nguyên nhân thường gặp trên, còn rất nhiều lý do khác không cho phép sinh con bằng đường tự nhiên, đường âm đạo như những trường hợp thai suy, mẹ có nhau tiền đạo, nhau bong non…

Phương pháp này cũng có nhiều điểm bất lợi đáng kể

cảnh báo việc mang thai sớm sau sinh mổ

  • Gặp tai biến khi gây mê, gây tê; có thể tổn thương các cơ quan trong ổ bụng trong khi mổ sinh như ruột, bàng quang…
  • Nhiễm trùng vết mổ sau sinh và để lại sẹo
  • Thời gian nằm viện của sản phụ mổ lấy thai sẽ dài hơn, đau đớn hơn vừa đau vết mổ, vừa đau do co tử cung, ảnh hưởng đến quá trình chăm sóc bé.
  • Chi phí tốn kém nhiều hơn
  • Hơn nữa mổ lấy thai không phải là giải pháp lúc nào cũng  an toàn:

Theo quy luật thì cái gì tuân theo tự nhiên cũng tốt hơn. Thực tế cho thấy tỉ lệ tử vong mẹ và tử vong chu sinh (trẻ tử vong từ lúc sinh ra cho đến 28 ngày sau sinh) ở các ca mổ lấy thai cao hơn so với các ca sinh thường. Tỉ lệ tử vong mẹ cũng tăng gấp bốn lần nếu mổ lấy thai so với sinh thường, ngay cả mổ chủ động, tỉ lệ tử vong mẹ cũng tăng 2,84 lần so với sinh thường.

Hiện nay, tại bệnh viện Hùng Vương, số người sinh mổ chiếm gần 33%. Còn tại bệnh viện Từ Dũ tỷ lệ sinh mổ gần 50%. Mặc dù việc sinh mổ theo yêu cầu đang bị Nhà nước nghiêm cấm, nhưng con số này đang tăng lên, đặc biệt ở các bệnh viện trung ương.

Bài viết Lợi hại của việc sinh mổ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/loi-hai-cua-viec-sinh-mo-2801/feed/ 0
Khám phá sự bí ẩn của tinh trùng và trứng qua những con số https://benh.vn/kham-pha-su-bi-an-cua-tinh-trung-va-trung-qua-nhung-con-so-6653/ https://benh.vn/kham-pha-su-bi-an-cua-tinh-trung-va-trung-qua-nhung-con-so-6653/#respond Fri, 02 Feb 2024 05:50:15 +0000 http://benh2.vn/kham-pha-su-bi-an-cua-tinh-trung-va-trung-qua-nhung-con-so-6653/ Trước khi có kế hoạch mang thai bạn nên tìm hiểu về cơ thể bạn, quá trình thụ tinh, mang thai và các lịch tiêm chủng ngừa. Ngày nay với y học hiện đại bạn có thể tính và sinh con theo kế hoạch vì vậy để đảm bảo quá trình này thành công bạn nên có những kiến thức như cuộc sống của tinh trùng và trứng như tinh trùng và trứng có thể sống kéo dài trong bao lâu? Làm thế nào để biết được ngày trứng rụng? Có cách nào tăng cơ hội đậu thai?... 15 con số dưới đây sẽ  cho bạn tất cả những điều bạn đang quan tâm.

Bài viết Khám phá sự bí ẩn của tinh trùng và trứng qua những con số đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Trước khi có kế hoạch mang thai bạn nên tìm hiểu về cơ thể bạn, quá trình thụ tinh, mang thai và các lịch tiêm chủng ngừa. Ngày nay với y học hiện đại bạn có thể tính và sinh con theo kế hoạch vì vậy để đảm bảo quá trình này thành công bạn nên có những kiến thức như cuộc sống của tinh trùng và trứng như tinh trùng và trứng có thể sống kéo dài trong bao lâu? Làm thế nào để biết được ngày trứng rụng? Có cách nào tăng cơ hội đậu thai?… 15 con số dưới đây sẽ  cho bạn tất cả những điều bạn đang quan tâm.

Trứng và tinh trùng

12-24 giờ:Con số này là khoảng thời gian mà trứng có thể sống được. Trứng đã rụng sẽ có thời gian sống sót dài nhất là 24 giờ. Trứng đi vào ống dẫn trứng và sẽ được thụ tinh nếu gặp gỡ với tinh trùng trong 24 giờ này. Sau thời gian này, trứng sẽ chết và không còn cơ hội để đậu thai nữa. Vì vậy, nếu muốn sớm có em bé, các cặp đôi nên quan hệ trước và trong thời gian trứng rụng.

2-3 ngày:Con số này là thời gian tồn tại của tinh trùng trong cơ thể phụ nữ. Mặc dù tinh trùng chỉ có thể tồn tại trong môi trường tự nhiên được vài phút nhưng trong cơ thể phụ nữ, thời gian này có thể lên tới 3 ngày. Thời gian tồn tại lâu dài của tinh trùng sẽ giúp chị em tăng cơ hội đậu thai.

6-7 ngày:Đây là thời gian để trứng đã thụ tinh hoàn thành quá trình làm tổ trong tử cung mẹ. Rất nhiều chị em không biết phải mất bao lâu để trứng và tinh trùng có thể kết hợp với nhau trước khi mẹ chính thức mang thai. Nói chung, quá trình thụ tinh diễn ra trong khoảng 24 giờ, 6-7 ngày sau khi thụ tinh, phôi thai bắt đầu làm tổ bằng việc cấy vào thành tử cung và phát triển thành thai nhi.

Sinh sản, thụ thai

6-7 ngày là thời gian để trứng đã thụ tinh hoàn thành quá trình làm tổ trong tử cung mẹ. (ảnh minh họa)

Chu kỳ kinh nguyệt và thời gian trứng rụng

14 ngày:Nếu chu kỳ kinh nguyệt của mẹ đều 28 ngày thì ngày rụng trứng sẽ rơi vào khoảng ngày thứ 14. Trong thời gian này, hormone luteinize tăng nhanh sẽ kích thích trứng rụng, chất nhẩy cổ tử cung cũng nhiều hơn để hỗ trợ cho tinh trùng dễ dàng đến với trứng.

7 ngày:Là thời gian tối đa trong 1 tháng mà người phụ nữ có cơ hội đậu thai. Thời gian trứng tồn tại không quá 3 ngày, tinh trùng sống không quá 4 ngày. Theo các chuyên gia, cơ hội đậu thai của người phụ nữ cao nhất là trước ngày rụng trứng 5 ngày và sau ngày rụng trứng 2 ngày nữa, tổng cộng là 7 ngày.

0,3-0,5 độ C:Trong thời gian trứng rụng, nhiệt độ cơ thể mẹ sẽ tăng khoảng 0,3-0,5 độ C. Nếu theo dõi nhiệt độ cơ thể thường xuyên, mẹ sẽ nhận ra sự khác biết này. Trong khoảng 2 tuần trước khi trứng rụng, nhiệt độ cơ thể mẹ trung bình khoảng 36,6 độ, đến ngày rụng trứng sẽ tăng nhẹ lên khoảng 37 độ và duy trì nhiệt độ này đến cuối chu kỳ.

Khả năng thụ thai

28 tuổi:28 tuổi là độ tuổi tối đa để phụ nữ dễ dàng đậu thai. Chúng ta đều biết rằng, tuổi càng cao, đặc biệt trên 30 tuổi, chất lượng trứng sẽ giảm và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc có con. Độ tuổi lý tưởng nhất với phụ nữ là 23-28 và nam giới là 30-35 để sinh con.

17 – 19 giờ:17-19 giờ là thời gian tốt nhất để thụ thai trong 1 ngày. Đây cũng là thời điểm được chứng minh là trứng dễ rụng nhất.

Sinh sản, thụ thai

28 tuổi là độ tuổi tối đa để phụ nữ dễ dàng đậu thai. (ảnh minh họa)

Tháng 8 và tháng 9:  Tháng 8 và tháng 9 (mùa thu) là thời điểm tốt nhất để bắt đầu một thai kỳ. Nếu thai kỳ chia thành 3 giai đoạn thì những tháng này, thời tiết mát mẻ sẽ rất có lợi cho sự hình thành các bộ phận quan trong trên cơ thể thai nhi. Trẻ sinh vào cuối xuân, đầu hè với tiết trời ấm áp cũng rất tốt để lớn lên khỏe mạnh.

1,7%:Đây là tỷ lệ số phụ nữ mang thai đôi trên toàn thế giới.

400mcg:Đây là số lượng axit folic mẹ cần bổ sung trước và trong 3 tháng đầu thai kỳ để ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh cho thai nhi.

24:24 là chỉ số khối cơ thể (BMI) chuẩn nhất với một phụ nữ để đậu thai. Phụ nữ quá gầy hoặc quá béo đều không có lợi cho việc đậu thai.

20%:Là số lượng tinh trùng bị dị dạng với nam giới hút thuốc 30 ngày/tháng. Nam giới nên ngừng hút thuốc 3-6 tháng trước khi lên kế hoạch có con.

Bài viết Khám phá sự bí ẩn của tinh trùng và trứng qua những con số đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/kham-pha-su-bi-an-cua-tinh-trung-va-trung-qua-nhung-con-so-6653/feed/ 0
Quá trình hình thành giới tính của thai nhi https://benh.vn/qua-trinh-hinh-thanh-gioi-tinh-cua-thai-nhi-2253/ https://benh.vn/qua-trinh-hinh-thanh-gioi-tinh-cua-thai-nhi-2253/#respond Sat, 11 Nov 2023 04:10:28 +0000 http://benh2.vn/qua-trinh-hinh-thanh-gioi-tinh-cua-thai-nhi-2253/ Thực tế cho thấy, trong những tuần đầu tiên của thai kỳ, thai nhi nam và thai nhi nữ hoàn toàn giống nhau. Đặc biệt, khoảng 8 tuần đầu ở trong bụng mẹ, tất cả thai nhi đã mang giới tính của mình. Song, thai nhi mang giới tính là nam hay nữ thì đều có ống sinh dục giống nhau mà sau này sẽ tạo thành cơ quan sinh dục nam hoặc nữ.

Bài viết Quá trình hình thành giới tính của thai nhi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Thực tế cho thấy, trong những tuần đầu tiên của thai kỳ, thai nhi nam và thai nhi nữ hoàn toàn giống nhau. Đặc biệt, khoảng 8 tuần đầu ở trong bụng mẹ, tất cả thai nhi đã mang giới tính của mình. Song, thai nhi mang giới tính là nam hay nữ thì đều có ống sinh dục giống nhau mà sau này sẽ tạo thành cơ quan sinh dục nam hoặc nữ.

Những cơ quan này khởi đầu là ba ụ mô sinh dục lồi ra giữa hai chân của thai nhi. Sự thay đổi lớn xảy ra vào từ tuần thứ 8 của thai kì.

Sự hình thành bé trai

Thai nhi có chứa một nhiễm sắc thể X và một nhiễm sắc thể Y sẽ sinh ra testosterone thúc đẩy các ụ mô sinh dục phát triển thành cơ quan sinh dục nam. Ụ mô sinh dục ở giữa kéo thành dương vật, còn ụ sinh dục hai bên phát triển hướng xuống, nối liền bên dưới dương vật tạo thành bìu.

Các tinh hoàn phát triển bên trong phần dưới bụng, một thời gian ngắn trước hoặc sau khi đứa trẻ chào đời sẽ di chuyển vĩnh viễn xuống bìu

Sự hình thành bé gái

Thai nhi có chứa hai nhiễm sắc thể X sẽ phát triển thành giới tính nữ. Do không có testosterone, ụ ô sinh dục ở giữa vẫn nhỏ và hai ụ mô sinh dục hai bên sẽ trở thành môi và âm hộ bao quanh lối vào âm đạo và chúng không bao lại như bìu. Thay vì tinh hoàn được tạo thành ở phần dưới bụng như ở thai nhi nam thì thai nhi nữ sẽ phát triển thành buồng trứng và dĩ nhiên buồng trứng ở vĩnh viễn trong vùng hố chậu của thai nhi.

Sự hình thành và phát triển cơ quan sinh dục của thai nhi qua các tuần

Tuần 8

Phần chồi để sau này phát triển thành cơ quan sinh dục của bé cũng xuất hiện trong tuần lễ này, mặc dù chưa rõ ràng để có thể xác định là cơ quan sinh dục nam hay cơ quan sinh dục nữ.

Tuần 10

Khi những thay đổi bên ngoài diễn ra như sự tách biệt rõ ràng của các ngón tay, các ngón chân và đoạn cuối của sống lưng biến mất thì các thay đổi bên trong cũng đang diễn ra cùng lúc. Nếu thai nhi mang giới tính nam thì tinh hoàn của bé cũng bắt đầu sản xuất ra các hormonsinh dục nam trong tuần này.

Tuần 11

Cơ quan sinh dục của bé cũng phát triển nhanh chóng ở tuần này. Lúc đầu, một mẩu nhỏ của cơ hình thành nên cơ quan sinh dục ngoài, cho dù bạn chưa có thể biết được đó là bé trai hay bé gái. Tiếp theo, các mô sẽ phát triển thành dương vật ở bé trai hoặc âm vật và môi âm hộ ở bé gái. Vào cuối tuần này, đã có thể nhìn thấy được cơ quan sinh dục ngoài của bé

Tuần 14

Các cơ quan sinh sản cũng phát triển trong giai đoạn này. Ở bé trai, thấy xuất hiện sự phát triển của tuyến tiền liệt. Và ở bé gái, buồng trứng di chuyển từ bụng đến vị trí khung xương chậu. Thêm nữa, thai nhi cũng bắt đầu sản xuất ra các hormon, vì tuyến giáp cũng đã trưởng thành.

Tuần 22

Hệ sinh sản vẫn đang tiếp tục phát triển. Ở bé trai, tinh hoàn bắt đầu tụt xuống khỏi bụng; ở bé gái, tử cung và buồng trứng đã được định vị và âm đạo cũng đang phát triển.

Tuần 40

Bởi vì có sự hiện diện các hormon của bạn trong cơ thể bé nên bộ phận sinh dục ngoài của bé (bìu dái nếu là bé trai và môi âm hộ nếu là bé gái) có thể trông lớn hơn một cách khác thường. Và bé của bạn, không kể là bé trai hay bé gái, có thể có hiện tượng rỉ ra một ít sữa ở đầu vú. Đây là điều hoàn toàn bình thường và hiện tượng này sẽ biến mất sau một vài ngày bé chào đời.

Bài viết Quá trình hình thành giới tính của thai nhi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/qua-trinh-hinh-thanh-gioi-tinh-cua-thai-nhi-2253/feed/ 0
Bà bầu bị ngứa có đáng lo ngại không và cách xử lý https://benh.vn/ba-bau-bi-ngua-co-dang-lo-ngai-8768/ https://benh.vn/ba-bau-bi-ngua-co-dang-lo-ngai-8768/#respond Sun, 22 Oct 2023 01:54:55 +0000 http://benh2.vn/ba-bau-bi-ngua-co-dang-lo-ngai-8768/ Rất nhiều chị em than thở về tình trạng ngứa ngáy khó chịu khôn tả khi mang thai. Nguyên nhân nào khiến bà bầu bị ngứa và ngứa ngáy khi bầu bí có ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé? Làm cách nào để khắc phục tình trạng bà bầu bị ngứa?

Bài viết Bà bầu bị ngứa có đáng lo ngại không và cách xử lý đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Rất nhiều chị em than thở về tình trạng ngứa ngáy khó chịu khôn tả khi mang thai. Nguyên nhân nào khiến bà bầu bị ngứa và ngứa ngáy khi bầu bí có ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé? Làm cách nào để khắc phục tình trạng bà bầu bị ngứa?

ba-bau-bi-ngua

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bà bầu bị ngứa, bao gồm tình trạng thay đổi hormone và nhiều bệnh lý khác nhau

Những nguyên nhân thường gặp khiến bà bầu bị ngứa

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc nổi mẩn ngứa trong thai kỳ. Nguyên nhân phổ biến nhất là do sự thay đổi hormone từ quá trình mang thai cùng với sự lớn dần của tử cung do sự phát triển của thai nhi khiến da bị giãn, khô và trở nên khó chịu, ngứa ngáy. Ngoài ra, bà bầu có thể bị ngứa vì có tiền sử da khô, hoặc bị dị ứng các loại thức ăn nạp vào cơ thể, thời tiết thay đổi, căng thẳng tinh thần,…

Các nốt mẩn ngứa xuất hiện trên da do phản ứng miễn dịch của cơ thể. Khi thai phụ tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng, lập tức cơ thể sẽ xảy ra phản ứng miễn dịch qua tế bào trung gian. Các chuỗi phản ứng này sẽ giải phóng histamine (một amin sinh học có liên quan trong hệ miễn dịch cục bộ) trong da khiến mẹ bầu cảm thấy ngứa ngáy. Thông thường, các mẹ bị ngứa trong trường hợp này sẽ tự động hết sau khi sinh và không làm ảnh hưởng đến thai nhi.

Ngoài ra, bị ngứa cũng là dấu hiệu của một số triệu chứng gây phiền toái cho mẹ trong thai kỳ như mẹ bầu mắc bệnh trĩ khi mang thai có thể gây ngứa hậu môn; bị rạn da quá mức,… Viêm nang lông trong thai kỳ cũng có thể tạo nên cơn ngứa, với dấu hiệu đi kèm là xuất hiện những sẩn mủ ở nang lông, thường nổi ở vai, nửa lưng trên, cánh tay, ngực, bụng,…

Ngứa khi mang thai có nguy hiểm không?

Tình trạng ngứa ở bà bầu có thể xem vô hại nếu ngứa ngáy chỉ vì do thay đổi hormone. Nếu có nguyên nhân từ bệnh lý, tình trạng ngứa da cần được theo dõi cẩn thận. Chẳng hạn, có những mẹ bầu khô da và ngứa là do chứng ứ mật trong gan. Biểu hiện của bệnh này là chán ăn, buồn nôn và mệt mỏi kèm theo đó là chứng vàng da. Với tình trạng ngứa do bệnh lý này, mẹ cần nhập viện ngay để điều trị gấp vì rất có thể nguy hiểm đến tính mạng của thai nhi và có khả năng mẹ sinh non cao.

Nếu như ngứa là do thay đổi hormone thì mẹ bầu không nên lo lắng, tuy nhiên, nếu việc ngứa ngáy quá mức gây ra tình trạng bứt rứt khó chịu làm mẹ gãi chảy máu, trầy xước da dẻ thì ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày, mẹ vẫn nên đến gặp bác sỹ để tham vấn.

Dùng là khế đánh bay chứng ngứa ngáy

Có rất nhiều lời khuyên giúp mẹ bầu giảm bớt chứng ngứa ngáy trong giai đoạn bầu bì, tuy nhiên, có một cách được nhiều mẹ rỉ tai nhau về độ hiệu quả, đó là dùng là khế. Theo sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của Giáo sư – Tiến Sĩ Đỗ Tất Lợi, trong dân gian thường dùng lá khế để trị sơn ăn, mẩn ngứa, lở loét sưng đau do dị ứng. Mẹ bầu có thể sử dụng lá khế để nấu nước lau người trị ngứa.

la-khe-chua

Lá khế là bài thuốc truyền thống để trị các chứng mẩn ngứa, mề đay

Chuẩn bị: Lá khế tươi 200 g, 2 thìa cà phê muối trắng, nửa quả chanh, 2 lít nước.

Cách làm: Lá khế rửa sạch cho vào nồi vò nát, sau đó cho nước, muối trắng vào rồi đun sôi. Sau khi nước đã sôi, mẹ mở vung ra ra để nước còn âm ấm thì vắt quả chanh vào, dùng khăn mềm thấm nước khế lau người, và chườm kỹ những vùng da bị ngứa. Sau đó tắm lại với nước sạch. Ngoài ra, chị em có thể dùng lá khế tươi cho vào chảo rang héo ở nhiệt độ vừa phải thì dùng lá xát lên vùng da bị ngứa. Cứ đắp lên chỗ ngứa vài lần cho đến khi khỏi hẳn thì ngưng.

Bài viết Bà bầu bị ngứa có đáng lo ngại không và cách xử lý đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/ba-bau-bi-ngua-co-dang-lo-ngai-8768/feed/ 0
Cấu tạo của nhau thai trong từng thời kỳ https://benh.vn/cau-tao-cua-nhau-thai-trong-tung-thoi-ky-2456/ https://benh.vn/cau-tao-cua-nhau-thai-trong-tung-thoi-ky-2456/#respond Tue, 27 Jun 2023 04:14:24 +0000 http://benh2.vn/cau-tao-cua-nhau-thai-trong-tung-thoi-ky-2456/ Sau tháng thứ 4 của thời kỳ có thai, rau được coi như đã hoàn thành cấu tạo, lúc đó rau chỉ còn lớn lên cho đến khi trẻ ra đời. Lúc này rau có hình đĩa, đường kính khoảng 20 cm, dày khoảng 3 cm và trọng lượng khoảng 500gr.

Bài viết Cấu tạo của nhau thai trong từng thời kỳ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Nhau thai là cấu trúc quan trọng bậc nhất trong quá trình mang thai, nếu không có nhau thai thì việc mang thai thất bại. Cấu tạo của nhau thai cũng có nhiều biến đổi trong quá trình mang thai.

1. Cấu tạo của nhau thai

Sau tháng thứ 4 của thời kỳ có thai, rau được coi như đã hoàn thành cấu tạo, lúc đó rau chỉ còn lớn lên cho đến khi trẻ ra đời. Lúc này rau có hình đĩa, đường kính khoảng 20 cm, dày khoảng 3 cm và trọng lượng khoảng 500gr.

  • Mặt trông vào khoang ối của rau nhẵn và được phủ bởi màng đệm và màng ối. Dây rốn đính vào giữa hoặc hơi lệch tâm ở mặt này. Từ chỗ dây rốn đính vào rau tỏa ra những mạch đệm thuộc mạch rốn (H.6A).
  • Từ màng đệm của phần rau thuộc thai, xuất phát khoảng 200 thân chính chia nhánh nhiều lần làm thành những nhung mao đệm. Mỗi nhung mao đệm gồm một trục liên kết chứa những nhánh nhỏ của động mạch và tĩnh mạch đệm được nối với nhau bởi một lưới mao mạch đệm. Phủ ngoài trục liên kết là lá nuôi hợp bào, trên bề mặt của lá nuôi hợp bào có nhiều vi mao, lớp lá nuôi tế bào đã biến đi. Sự chia nhánh nhiều lần của nhung mao đệm làm tăng diện tích trao đổi chất giữa máu mẹ lưu thông trong các khoảng gian nhung mao với máu thai lưu thông trong lưới mao mạch đệm. Diện tích trao đổi chất trên mặt các nhung mao đệm đạt tới 14 m2. Ngoài ra, sự có mặt của các vi mao trên mặt lá nuôi hợp bào còn làm cho diện tích trao đổi chất trên mặt các nhung mao đệm tăng lên gấp bội.
  • Phần rau được tạo bởi mô mẹ là lớp đặc của màng rụng rau. Khi rau đã sổ, ở mặt trông về phía tử cung có nhiều những rãnh nông định ranh giới cho các múi rau, những rãnh này tương ứng với những vách ngăn màng rụng rau. Có khoảng 15 – 20 múi rau, được phủ bởi một lớp mỏng màng rụng rau và bao lá nuôi tế bào, mỗi múi rau chứa một chùm nhung mao đệm.

cau-tao-nhau-thai

Chỗ bám của rau: trứng có thể làm tổ ở bất cứ chỗ nào trên thành tử cung, do đó rau có thể được tạo ra ở những vị trí khác nhau. Chỗ rau thường hay bám nhất là ở thành sau tử cung. Rau cũng có thể bám vào thành trước hoặc đáy tử cung. Trường hợp rau bám ở gần lỗ trong của ống tử cung  được gọi là rau tiền đạo, rau tiền đạo gây chảy máu nghiêm trọng trong nửa sau của thời kỳ có thai và trong khi sinh đẻ.

2. Tuần hoàn máu qua rau

Máu mẹ đến rau qua các dộng mạch tử cung. Trong thời gian có thai những động mạch này xoắn lại gọi là động mạch rau. Trong mỗi múi rau được phân bố bởi nhiều nhánh động mạch rau và máu lưu thông chậm trong các khoảng gian nhung mao. Do đó, sự trao đổi chất giữa máu mẹ lưu thông trong các khoảng gian nhung mao với máu thai lưu thông trong các mao mạch đệm nằm trong trục liên kết các nhung mao đệm được dễ dàng. Vì các múi rau không ngăn cách nhau hoàn toàn bởi các vách ngăn nên máu lưu thông từ múi rau này đến múi rau khác. Rồi máu mẹ rời các múi rau trở về cơ thể mẹ qua những lỗ lớn là miệng của các tĩnh mạch rau (tĩnh mạch tử cung) nằm trên mặt trong của múi rau.

Máu thai lưu thông trong các mao mạch đệm nằm trong trục liên kết các nhung mao đệm. Tĩnh mạch trong dây rốn thu nhận máu đã oxy hóa và được hấp thu chất dinh dưỡng trong mao mạch đệm qua các nhánh tĩnh mạch đệm nằm trong màng đệm và dẫn máu đó về thai. Ðộng mạch rốn xuất phát từ thai, qua dây rốn tới rau, đem lại cho động mạch đệm và các mao mạch đệm những chất cần thải ra.

Rau người chứa khoảng 150ml máu, cứ mỗi phút máu trong rau được đổi mới 3- 4 lần.

Hàng rào rau: trong điều kiện bình thường, ở bên trong rau, không bao giờ máu mẹ trộn lẫn với máu thai. Giữa máu mẹ và máu thai được ngăn cách nhau bởi những cấu trúc gọi là hàng rào rau. Sự trao đổi chất giữa máu mẹ và máu thai được tiến hành qua hàng rào này. Trước tháng thứ 4, hàng rào dày khoảng 25 m và gồm 4 lớp,từ ngoài vào trong có: lớp lá nuôi hợp bào, lớp lá nuôi tế bào, mô liên kết của trục nhung mao đệm và lớp tế bào nội mô của mao mạch đệm. Từ tháng thứ 4, do lớp lá nuôi tế bào và mô liên kết bao xung quanh các mạch máu thai trong trục nhung mao biến dần, nên lớp tế bào nội mô của mao mạch đệm tiến gần và nằm sát vào lớp lá nuôi hợp bào, làm giảm chiều dày của hàng rào rau. Như vậy, hàng rào rau cho đến khi sổ rau chỉ còn lại 2 lớp: lớp lá nuôi hợp bào và lớp tế bào nội mô của mao mạch đệm, lúc này chiều dày của nó khoảng 3,9 m. Do đó, sự trao đổi chất giữa máu mẹ máu thai qua hàng rào rau rất thuận lợi.

3. Chức năng của rau thai

Các chức năng của nhau thai trong suốt thời kỳ mang thai có thể kể đến như sau.

Nhau thai có chức năng trao đổi chất

Rau là cơ quan đảm nhiệm chức năng trao đổi chất giữa cơ thể mẹ và thai. Sự trao đổi chất qua hàng rào rau tiến hành theo nhiều cơ chế khác nhau: khuếch tán, vận chuyển tích cực. Các chất được trao đổi qua rau bao gồm:

  • Trao đổi khí: Nhận oxygen và thải khí carbonic trong máu mẹ.
  • Trao đổi các chất bổ dưỡng: nước, muối khoáng, sắt và calcium, glucide và protide qua nhau còn các chất mỡ qua nhau rất hạn chế. Nhau tổng hợp lipide và phospholipide.
  •  Vitamin: Caroten qua nhau khó khăn, vitamine nhóm B và C qua nhau rất dễ.
  • Trao đổi kích thích tố qua nhau.
  • Sự di chuyển qua nhau của các vi sinh vật: Nhau che chở bào thai, ngăn cản sự xâm lấn của vi khuẩn, các độc tố. Vi khuẩn bị hàng rào nhau ngăn cản không cho qua hoặc qua chậm chạp. Nhưng siêu vi trùng có thể qua nhau dễ dàng.
  • Sự di chuyển của vài loại thuốc: Nhau điều chỉnh sự qua của một vài loại thuốc. Các thuốc được người mẹ uống vào cơ thể đi qua nhau được có thể gây dị dạng cho bào thai (trong 3 tháng đầu) hoặc có thể gây ảnh hưởng độc hại trên bào thai (trong những tháng cuối của thai kỳ).
  • Các kháng thể: Qua nhau tạo khả năng miễn dịch thụ động cho thai nhi.
  • Sự di chuyển các thành phần của máu mẹ và thai nhi: Các protein nhỏ của máu mẹ qua nhau.

Nhau thai có chức năng bài tiết hormone

  • Những hormone rau bài tiết gồm: hormone hướng sinh dục, hormone hướng thận, progesteron, estrogen. Những hormone này do lớp lá nuôi hợp bào chế tiết.
  • Khoảng cuối tháng thứ 4, rau sản xuất progesteron đủ để duy trì sự mang thai thay thế cho hoàng thể bị thoái hóa. Ngoài progesteron, rau còn sản xuất hormone estrogen với hàm lượng tăng dần và đạt tối đa ngay trước lúc sinh. Sự giảm đột ngột của estrogen là một trong các yếu tố bắt đầu sự chuyển dạ.

Nhau thai có chức năng miễn dịch

  • Khả năng miễn dịch thụ động của thai là do immunoglobulin G từ máu mẹ lọt qua hàng rao rau sang thai. Nhờ đó, thai có tính miễn dịch tạm thời đối với một số bệnh như: thủy đậu, sởi, bạch hầu.
  • Mặc dù có sự ngăn cách giữa máu mẹ và máu thai bởi hàng rào rau, thường thường có một lượng nhỏ máu thai có thể lọt sang máu mẹ. Trong trường hợp không có sự hòa hợp về yếu tố RH, máu thai có RH+ và máu mẹ có RH- thì những kháng nguyên hồng cầu của thai xâm nhập vào máu mẹ kích thích cơ thể mẹ tạo kháng thể. Những kháng thể mẹ chống lại kháng nguyên thai được vận chuyển qua rau đến thai sẽ phá hủy hồng cầu thai gây nên bệnh vàng da hoại huyết cho thai

Xem thêm: Các chức năng và sinh lý bệnh của nhau thai

Bài viết Cấu tạo của nhau thai trong từng thời kỳ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cau-tao-cua-nhau-thai-trong-tung-thoi-ky-2456/feed/ 0
Những câu hỏi hay về hCG, hormon tối quan trong khi mang thai https://benh.vn/nhung-cau-hoi-hay-ve-hcg-9717/ https://benh.vn/nhung-cau-hoi-hay-ve-hcg-9717/#respond Sat, 06 May 2023 07:21:38 +0000 http://benh2.vn/nhung-cau-hoi-hay-ve-hcg-la-gi-9717/ hCG là chữ viết tắt của Human chorionic gonadotropin - Nội tiết tố hCG, một loại hóc môn đặc biệt quan trọng, chỉ được tiết ra khi người phụ nữ mang thai. Hóc môn hCG tạo ra các dấu hiệu của việc mang thai như ngực căng, nhạy cảm, buồn nôn v.v.

Bài viết Những câu hỏi hay về hCG, hormon tối quan trong khi mang thai đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
hCG là chữ viết tắt của Human chorionic gonadotropin – Nội tiết tố hCG, một loại hóc môn đặc biệt quan trọng, chỉ được tiết ra khi người phụ nữ mang thai. Hóc môn hCG tạo ra các dấu hiệu của việc mang thai như ngực căng, nhạy cảm, buồn nôn v.v. Tất cả các triệu chứng này xuất hiện là do nội tiết tố hCG đang cao dần lên trong cơ thể phụ nữ mang thai.

hCG là gì

hCG là một glycoprotein. Nó là một trong những hormone được tiết sớm nhất khi có thai và nó được sản xuất bởi hợp bào nuôi. Khi thai kỳ tiến triển thì nồng độ hCG cũng tăng dần, đạt tới đỉnh lúc thai 8 -10 tuần và sau đó giữ mức ổn định hoặc thậm chí sẽ giảm xuống. Đây là lí do tại sao trong tam cá nguyệt đầu tiên triệu chứng nghén lại nặng hơn hai tam cá nguyệt tiếp theo.

Chức năng của hCG là duy trì hoàng thể trong giai đoạn sớm của thai kỳ, do đó hoàng thể vẫn tiếp tục sản xuất ra progesterone. hCG cũng có thể đóng một vai trò nào đó trong quá trình biệt hóa đơn bào nuôi thành hợp bào nuôi.

Trong thời kỳ đầu mang thai nồng độ hCG thường tăng gấp đôi trong vòng 2-3 ngày. Tất nhiên, việc tăng giảm này cũng phụ thuộc vào cơ địa mỗi người và còn phụ thuộc vào việc mang thai đơn hay đa thai. Phản ứng cơ thể với việc mang thai của mỗi người là khác nhau, không ai giống ai.

hCG được tạo ra từ đâu

hCG được tổng hợp bởi những tế bào hình thành trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Mà chính những tế bào này sau đó sẽ phát triển thành nhau thai. Đến lượt hCG hoạt động bằng cách kích thích túi noãn hoàng tiết ra các nội tiết tố oestrogen và progesterone trong khoảng 10 tuần đầu mang thai hoặc lâu hơn cho đến khi nhau thai có thể tự đảm nhận công việc này. Tiếp đến các nội tiết tố sẽ giúp làm dày lên lớp niêm mạc tử cung để cung cấp đủ máu nhằm duy trì sự phát triển của bào thai.

Toàn bộ quá trình trên hoạt động như một vòng lặp trong đó khi một nhóm các mô và tế bào hoàn thành chức năng duy nhất của nó, nhóm khác sẽ đảm nhiệm phần việc tiếp theo. Dĩ nhiên tất cả việc này diễn ra ngoài ý thức kiểm soát của thai phụ. Cho nên không có gì lạ khi cảm giác buồn nôn và mệt mỏi bắt đầu xuất hiện trong suốt những tuần đầu của thai kỳ.

Tuy nhiên, việc tăng nồng độ hCG trong cơ thể xảy ra từ trước khi bạn chắc chắn được mình mang thai. hCG bắt đầu xuất hiện vào khoảng 1 tuần sau khi trứng được thụ tinh. Bạn có thể nghi ngờ mình đã mang thai và bắt đầu tính toán tuổi thai nhưng giai đoạn này vẫn còn sớm để đi đến bất cứ một kết luận nào.

Đo nồng độ hCG cho chúng ta biết điều gì

Đo nồng độ hCG trong thai kỳ có nhiều ứng dụng lâm sàng. Nồng độ hCG tăng trong tam cá nguyệt thứ hai gặp trong những thai có bất thường nhiễm sắc thể. Nồng độ hCG cao hơn bình thường có thể giúp nghĩ đến trường hợp thai trứng hoặc đa thai. Nồng độ hCG thấp trong giai đoạn sớm của thai kỳ có thể là dấu hiệu của phôi không phát triển được.

beta-hcg-mang-thai

Chỉ số hCG được đánh giá như thế nào

  • hCG < 5 mIU/ml: chưa đủ để kết luận là bạn đã có thai.
  • hCG > 25 mIU/ml: kết quả thử thai là dương tính.
  • hCG 5 mlU/ml đến < 25 mlU/ml: cần phải thực hiện một số xét nghiệm khác nữa để biết lí do tăng nồng độ hCG.

Nếu như chỉ số hCG thấp sẽ ảnh hưởng đến việc tính ngày thụ thai dễ bị nhầm. Có thể bị sảy thai hoặc phôi thai hỏng hoặc có thai ngoài dạ con.

Chỉ số hCG cao cũng sẽ ảnh hưởng đến một số yếu tố như tính nhầm ngày thụ thai, mang đa thai hay chửa trứng.

Nồng độ hCG tương ứng với tuổi mang thai nào

  • 3 tuần: 5 – 50 mIU/ml
  • 4 tuần: 5 – 426 mIU/ml
  • 5 tuần: 18 – 7,340 mIU/ml
  • 6 tuần: 1,080 – 56,500 mIU/ml
  • 7-8 Tuần: 7, 650 – 229,000 mIU/ml
  • 9-12 tuần: 25,700 – 288,000 mIU/ml
  • 13-16 tuần: 13,300 – 254,000 mIU/ml
  • 17-24 tuần: 4,060 – 165,400 mIU/ml
  • 25-40 tuần: 3,640 – 117,000 mIU/ml

Có thể xác định có thai chỉ dựa trên xét nghiệm hCG không

Khi kiểm tra mà mức hCG chưa đến 5mIU/ml thì vẫn chưa đủ để kết luận là bạn đã có thai. Nếu mức hCG lớn hơn 25mIU/ml thì mới đủ để coi kết quả thử thai là dương tính.

Nếu kết quả của bạn ở giữa khoảng 5mlU/ml và 25mlU/ml thì bạn cần phải thực hiện các khám xét khác để biết lí do tăng nồng độ hCG của mình.

Nồng độ hCG của mỗi bà bầu cũng khác nhau, và điều này là hoàn toàn bình thường, vì thế cũng không nên chỉ dựa vào kết quả nồng độ hCG để tính tuổi thai. Kết quả siêu âm thai sẽ cho ra kết luận chính xác hơn so với một kết quả đo nồng độ hCG riêng rẽ.

Trước khi xét nghiệm hCG có cần phải nhịn ăn không

Tốt nhất nên nhịn ăn từ 6-8 tiếng trước đó. Xét nghiệm vào buổi sáng sớm là tốt nhất

Làm sao để biết cơ thể mình đang tiết ra hCG

Nội tiết tố hCG có thể phát hiện ra trong nước tiểu và trong máu của bà bầu. Đây cũng chính là yếu tố tạo ra hai vạch dương tính trên que thử thai. hCG rất dễ phát hiện, ngay cả với những biện pháp thử thai rẻ nhất.

Thời kỳ đầu khi mới mang thai, nếu mức hCG đo được thấp hơn 1,200 mIU/ml thì nồng độ này sẽ tăng lên gấp đôi trong vòng 2-3 ngày. Thông thường nồng độ này sẽ tăng khoảng 60% trong vòng 2 ngày.

Nếu mức hCG đo được nằm giữa khoảng 1,200 mIU/ml và 6,000 mIU/ml thì nồng độ này sẽ tăng lên gấp đôi trong vòng 3-4 ngày.

Mức hCG đo được cao hơn 6,000 mIU/ml thì nồng độ này sẽ tăng lên gấp đôi trong vòng 4 ngày hoặc thậm chí lâu hơn.

Sau khoảng 9-10 tuần mang thai, nồng độ hCG sẽ tự giảm. Điều này lí giải tại sao phụ nữ lại cảm thấy khỏe hơn vào thời điểm này so với những tuần đầu mang thai.

Lưu ý

Trong thời kỳ đầu mang thai, bạn không cần thiết phải theo dõi nồng độ nếu nó cao hơn 6,000 mIU/ml vì vào thời điểm này việc tăng hCG thông thường sẽ chậm đi và không liên quan đến sức khỏe của bà bầu. Sau 2-3 tháng, nồng độ hCG thậm chí còn tăng chậm hơn và cuối cùng sẽ giảm đi trước khi đạt được sự ổn định trong phần còn lại của thai kỳ

Muốn biết chính xác nồng độ hCG, bạn thì nên làm xét nghiệm máu. Nồng độ này có thể khác nhau vào các thời điểm khác nhau trong ngày, khác nhau giữa các ngày và khác nhau giữa các tuần. Nhưng hãy nhớ là chỉ một kết quả hCG không cho biết bất cứ điều gì

Bài viết Những câu hỏi hay về hCG, hormon tối quan trong khi mang thai đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhung-cau-hoi-hay-ve-hcg-9717/feed/ 0