Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Tue, 21 May 2024 02:35:50 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Bệnh rối loạn tâm thần liên quan sử dụng rượu https://benh.vn/benh-roi-loan-tam-than-lien-quan-su-dung-ruou-5048/ https://benh.vn/benh-roi-loan-tam-than-lien-quan-su-dung-ruou-5048/#respond Tue, 21 May 2024 05:15:55 +0000 http://benh2.vn/benh-roi-loan-tam-than-lien-quan-su-dung-ruou-5048/ Bệnh rối loạn tâm thần liên quan sử dụng rượu - Chẩn đoán , điều trị và dự phòng.

Bài viết Bệnh rối loạn tâm thần liên quan sử dụng rượu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bệnh rối loạn tâm thần liên quan sử dụng rượu – Chẩn đoán , điều trị và dự phòng. Bài viết tập trung phân tích về nguyên nhân gây rối loạn tâm thần do nghiện rượu, các cách điều trị và dự phòng hiện tại.

Rối loạn tâm thần do nghiện rượu là gì ?

Nghiện rượu chiếm 2-3% dân số trưởng thành, khoảng 10% người nghiện rượu sẽ có rối loạn tâm thần trong cuộc đời. Bệnh rối loạn tâm thần do rượu là hậu quả tác động trực tiếp và kéo dài của rượu lên não.

Các rối loạn tâm thần liên quan đến sử dụng rượu thường gặp là: nghiện rượu, loạn thần do rượu (sảng, hoang tưởng do rượu, ảo giác do rượu), rối loạn nhân cách do rượu…

Để chẩn đoán xác định các bệnh lý tâm thần do rượu phải xác định chắc chắn người bệnh có nghiện rượu.

Chẩn đoán nghiện rượu

Các triệu chứng lâm sàng nghiện rượu

Nghiện rượu là một bệnh lý nghiện chất và có đủ các triệu chứng cơ bản đặc trưng cho nhóm bệnh này. Theo ICD 10 (1992), chẩn đoán nghiện rượu khi có từ ba biểu hiện trở lên  trong các biểu hiện sau đây:

– Thèm muốn mạnh mẽ hoặc cảm thấy buộc phải sử dụng rượu.

– Khó khăn trong việc kiểm tra tập tính sử dụng rượu về mặt thời gian bắt đầu, kết thúc hoặc mức sử dụng.

– Một trạng thái cai sinh lý khi ngừng hay giảm bớt sử dụng rượu.

– Có bằng chứng về hiện tượng tăng dung nạp (chịu đựng) rượu như: cần phải tăng liều để loại bỏ những cảm giác khó chịu do thiếu rượu gây ra.

– Dần xao nhãng các thú vui hoặc những thích thú trước đây.

– Tiếp tục sử dụng rượu mặc dù có bằng chứng rõ ràng về hậu quả tai hại.

Hội chứng cai

Là biểu hiện chủ yếu của nghiện, hội chứng này xuất hiện khi ngừng hoặc giảm đột ngột lượng rượu tiêu thụ:

– Khí sắc trầm, bồn chồn, bứt rứt khó chịu, đứng ngồi không yên.

– Lo âu sợ hãi một cách mơ hồ.

– Rối loạn giấc ngủ như: giấc ngủ nông, ác mộng, đôi khi mất ngủ hoàn toàn.

– Run.

– Rối loạn thần kinh thực vật (vã mồ hôi, tim đập nhanh…).

– Có thể xuất hiện cơn co giật kiểu động kinh cũng như các ảo giác về thị giác hay thính giác, đặc bịệt về chiều tối và ban đêm.

Các triệu chứng xét nghiệm

– Thang AUDIT giúp nhận dạng các rối loạn do sử dụng rượu.

– Tăng men Gamma-GT (có thể gấp 50-60 lần giới hạn bình thường).

Chẩn đoán loạn thần do rượu

Loạn thần do rượu là trạng thái loạn thần liên quan chặt chẽ tới quá trình sử dụng rượu, biểu hiện bằng rối loạn cảm xúc, hành vi, hoang tưởng, ảo giác… Các biểu hiện rối loạn tâm thần thường mất đi sau 1-6 tháng ngừng sử dụng rượu.

Sảng rượu (sảng run)

Sảng rượu là một trạng thái loạn thần cấp tính và trầm trọng, thường xuất hiện ở người nghiện rượu mạn tính, khi cơ thể bị suy yếu hay vì một bệnh lý nào đó (nhiễm khuẩn, chấn thương…). Sảng rượu cũng có thể xuất hiện sau khi cai rượu tương đối, tuyệt đối hoặc sau khi sử dụng số lượng lớn.

Dấu hiệu lâm sàng

Giai đoạn khởi phát:

– Sảng rượu có thể khởi phát cấp tính hay từ từ. Trong giai đoạn này chủ yếu là mệt mỏi, chán ăn, rối loạn giấc ngủ, ác mộng, rối loạn thần kinh thực vật.

– Thay đổi cảm xúc biểu hiện bằng hoảng hốt, lo âu. Bệnh tiến triển nặng dần, nhất là về chiều tối, có thể có ảo tưởng thị giác, hồi ức…

Giai đoạn toàn phát:

– Tam chứng cổ điển bao gồm: Ý thức mê sảng hoặc lú lẫn; Các ảo tưởng và ảo giác sinh động và triệu chứng run nặng. Ngoài ra cũng thường có hoang tưởng, kích động, mất ngủ hoặc đảo lộn nhịp thức ngủ và hoạt động thần kinh tự trị gia tăng.

– Rối loạn năng lực định hướng thời gian và không gian, định hướng xung quanh có thể lệch lạc, định hướng bản thân còn giữ được. Người bệnh nhận thức xung quanh như là ảo ảnh, mất khả năng phê phán. Mức độ mù mờ ý thức thường nặng lên về chiều tối.

– Các ảo giác như: ảo thị, ảo thanh, ảo giác xúc giác chiếm vị trí chủ yếu, thường xuất hiện vào buổi chiều tối với các nội dung làm cho người bệnh ghê sợ, hốt hoảng. Thấy rắn rết, sau bọ bò trên da, trong nhà. Hành vi, tính cách người bệnh phù hợp với nội dung của ảo giác.

– Hoang tưởng cũng rất thường gặp và thường là các hoang tưởng cảm thụ, nội dung có liên quan đến tính chất và sự biến đổi của ảo giác.

– Có thể có kích động, rối loạn giấc ngủ…

– Song song với các rối loạn tâm thần còn có các rối loạn toàn thân rõ rệt như: run chân tay (run rẩy ở cuối chi, nhỏ, nhanh và tăng lên khi hoạt động; run lưỡi (làm cho bệnh nhân nói khó); ra nhiều mồ hôi, sốt nhẹ…

– Bệnh kéo dài thường không quá 1 tuần.

Ảo giác do rượu

Ảo giác do rượu là trạng thái loạn thần do nghiện rượu. Thường gặp ở người nghiện rượu mạn tính sau 10 năm. Lâm sàng: Hình ảnh lâm sàng nổi bật là các loại ảo giác, thường là những ảo giác thật, có thể có nhiều ảo giác trên một bệnh nhân, bao gồm: ảo thính, ảo thị, ảo giác xúc giác…

– Ảo thính: thường là ảo thính thật, nghe thấy nhiều tiếng nói bàn bạc thảo luận, doạ nạt, chửi rủa, nhạo báng người bệnh. Có thể thấy biểu hiện lo âu, lo lắng chờ đợi một điều gì đó đang đến với người bệnh. Nội dung của ảo giác chi phối hành vi của người bệnh. Đặc biệt chú ý đến các ảo thanh ra lệnh, rất nguy hiểm đối với tính mạng người bệnh và những người xung quanh. Họ có thể phá phách, đốt nhà, giết người… Khi ảo thính hết hẳn thì người bệnh có thể phê phán được trạng thái loạn thần đã qua.

– Ảo thị: ít gặp hơn ảo thanh, nội dung thường phù hợp với ảo thanh và hoang tưởng đi kèm. Thường gặp nhất là ảo thị thô sơ.

– Ảo giác xúc giác: ít gặp hơn ảo thính và ảo thị, thường xuất hiện cùng với ảo thị. Người bệnh cảm thấy những côn trùng bò trên da thịt, chuột gặm nhấm chân tay mình gây cảm giác khó chịu. Đôi khi người bệnh cảm thấy như có mạng nhện bám trên da nên họ có hành động lấy tay phủi đi hoặc cảm giác những vật lạ trong miệng và họng.

Hoang tưởng do rượu

Hoang tưởng do rượu là một hội chứng hay một thể bệnh của loạn thần do rượu. Hoang tưởng ghen tuông và hoang tưởng bị hại là những biểu hiện lâm sàng chủ yếu của hoang tưởng do rượu. Lâm sàng:

Hoang tưởng ghen tuông

– Lúc đầu hoang tưởng ghen tuông chỉ xuất hiện trong trạng thái say, về sau trở thành thường xuyên và có nội dung vô lý. Từ chỗ nghi ngờ đi đến khẳng định vợ mình không chung thuỷ. Người bệnh theo dõi vợ mình, chú ý từ những điều nhỏ nhặt, đánh đập vợ…

– Hoang tưởng ghen tuông có thể kèm theo các ý tưởng bị theo dõi, bị đầu độc.

Hoang tưởng bị hại

Hoang tưởng bị hại có thể cùng xuất hiện với hoang tưởng bị theo dõi hoặc hoang tưởng ghen tuông. Nội dung của hoang tưởng chi phối hành vi và tính cách của người bệnh và thường họ có hành vi mang tính chất xung động.

Ngoài ra, ở người bệnh loạn thần do rượu còn thấy một số hoang tưởng khác như hoang tưởng liên hệ, tự cao, nghi bệnh… nhưng với tỷ lệ thấp. Hoang tưởng và ảo giác đôi khi cùng phối hợp với nhau trong một bệnh cảch lâm sàng của loạn thần do rượu.

Trầm cảm do rượu

Trầm cảm ở người nghiện rượu và loạn thần do rượu (trầm cảm thứ phát) rất thường gặp. Tuy nhiên bệnh cảnh thường không điển hình, triệu chứng giảm khí sắc ít gặp mà thường biểu hiện bằng khí sắc không ổn định, buồn bực, cáu kỉnh, công kích. Ngoài ra, trầm cảm do rượu cũng thường biểu hiện bằng mệt mỏi, mất sinh lực, mất quan tâm thích thú và giảm hoạt động.

Mất ngủ và ác mộng cũng là triệu chứng rất thường gặp ở người bệnh trầm cảm do rượu.

Bệnh loạn thần Korsakov

– Đây là một trong các thể bệnh não thực tổn mạn tính do rượu. Hội chứng mất nhớ và viêm đa dây thần kinh là dấu hiệu chủ yếu của bệnh. Mất nhớ hoàn toàn hoặc một phần, người bệnh không thể ghi nhận được các thông tin mới. Khi trả lời câu hỏi người bệnh bịa ra những sự kiện thay thế cho sự khuyết hổng trí nhớ.

– Bệnh loạn thần Korsakov xảy ra trong giai đoạn cuối của bệnh nghiện rượu.

Điều trị các bệnh tâm thần do nghiện rượu

Điều trị nghiện rượu

Nguyên tắc điều trị

– Sử dụng dược lý kết hợp liệu pháp tâm lý và liệu pháp môi trường.

– Các liệu pháp dược lý:

+ Các phương pháp giải độc và điều trị hội chứng cai bằng thuốc.

+ Tạo phản xạ ghét sợ rượu bằng thuốc.

+ Quan tâm điều trị các rối loạn cơ thể kèm theo.

Điều trị cụ thể

– Người bệnh phải nhập viện điều trị nội trú.

– Điều trị hội chứng cai bằng các thuốc bình thản benzodiazepine (seduxen 10-20mg/ngày) và thuốc chống loạn thần (haloperidol 5-10mg/ngày) nếu có biến chứng mê sảng, bổ sung vitamin nhóm B.

– Sau khi hết hội chứng cai (thường là 5-7 ngày) tiến hành liệu pháp gây phản ứng sợ rượu bằng disulfiram (Antabuse, Esperal…) liều điều trị 250 – 500 mg/ ngày, nên dùng buổi tối trước khi đi ngủ. Thường dùng liều trên trong 1-2 tuần đầu, trong giai đoạn này tiến hành 1-2 lần gây phản ứng “rượu-Disulfiram” (sau 2 giờ uống Disulfiram, cho người bệnh uống 30 ml rượu, ít phút sau sẽ xuất hiện các triệu chứng không dung nạp rượu: khó chịu, mệt, tăng tiết mồ hôi, xung huyết dưới da, chóng mặt, khó thở…).

– Giai đoạn tiếp theo có thể cho điều trị ngoại trú Disulfiram với liều 125-250 mg/ ngày trong vòng nhiều tháng, thậm chí hàng năm, cho đến lúc chắc chắn người nghiện đã bỏ được rượu.

– Ngừng disulfiram khi có biến chứng.

– Không sử dụng disulfiram trong các trường hợp: viêm nhiều dây thần kinh, tăng huyết áp vừa và nặng, các bệnh mạch máu nặng, lao tiến triển, người trên 60 tuổi, di chứng sau đột quỵ.

– Điều trị các rối loạn cơ thể kèm theo, bồi phụ nước và điện giải.

– Bổ sung vitamin B 1 liều cao.

Điều trị loạn thần do rượu

Điều trị sảng rượu

– Điều trị sảng rượu cần phải sử dụng các biện pháp tổng hợp, đặc biệt là các bệnh nhân có rối loạn cơ thể nặng. Nguyên tắc chung là giải độc, sử dụng vitamin liều cao (nhất là vitamin nhóm B) và thuốc hướng thần.

– Sử dụng các thuốc chống loạn thần để điều trị trạng thái kích động, hoang tưởng, ảo giác. – Loại thuốc được khuyến cáo sử dụng là haloperidol 5-10mg/ngày. Có thể sử dụng risperdal 2-4mg/ngày

– Điều trị các cơn co giật do rượu: tốt nhất là seduxen tiêm bắp 10-20mg/ngày hoặc dùng phenobarbital tiêp bắp100-200mg/ngày.

– Vitamin B1 liều cao 1-2g/ngày, truyền các dung dịch ringer lactat, glucose .

Điều trị loạn thần do rượu

– Phương thức điều trị tương tự như điều trị sảng rượu: haloperidol tiêm bắp 5-10mg/ngày hoặc risperdal 2-4mg/ngày. Phối hợp seduxen 10-20mg/ngày.

– Trầm cảm là nguyên nhân dẫn đến tái nghiện . Sử dụng các thuốc chống trầm cảm khi cần: amitriptylin 25-50mg/ngày, zolofl 50-100mg/ngày.

Dự phòng bệnh tâm thần do rượu

Dự phòng nghiện rượu

– Phổ biến rộng rãi trong cộng đồng về những tác hại của rượu đối với cơ thể, tâm thần và xã hội.

– Có quy định chặt chẽ trong việc sản xuất, phân phối và sử dụng rượu. Hướng thanh thiếu niên vào cuộc sống lành mạnh.

– Hướng dẫn sử dụng rượu an toàn (Một ngày không quá 30g rượu đối với nam, 20g đối với nữ; một tuần có ít nhất 2 ngày không sử dụng đồ uống có cồn).

Cẩm nang truyền thông các bệnh thường gặp – BV Bạch Mai

Bài viết Bệnh rối loạn tâm thần liên quan sử dụng rượu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-roi-loan-tam-than-lien-quan-su-dung-ruou-5048/feed/ 0
Bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực https://benh.vn/benh-roi-loan-cam-xuc-luong-cuc-5084/ https://benh.vn/benh-roi-loan-cam-xuc-luong-cuc-5084/#respond Sat, 04 May 2024 05:16:39 +0000 http://benh2.vn/benh-roi-loan-cam-xuc-luong-cuc-5084/ Rối loạn cảm xúc lưỡng cực (RLCXLC) là một rối loạn cảm xúc mạn tính, đặc trưng bởi các giai đoạn hưng cảm hoặc hưng cảm nhẹ xen kẽ hay đi kèm với các giai đoạn trầm cảm.

Bài viết Bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Rối loạn cảm xúc lưỡng cực (RLCXLC) là một rối loạn cảm xúc mạn tính, đặc trưng bởi các giai đoạn hưng cảm hoặc hưng cảm nhẹ xen kẽ hay đi kèm với các giai đoạn trầm cảm.

Rối loạn cảm xúc lưỡng cực gặp với tỷ lệ 1,5% – 2,5% dân số, thường khởi phát ở tuổi trẻ (20- 30 tuổi). Có khoảng 50% bị chẩn đoán nhầm là trầm cảm đơn cực. Sự chậm trễ từ khi có triệu chứng đầu tiên đến khi được chẩn đoán và điều trị đúng thường từ 8 đến 10 năm.

Các biểu hiện lâm sàng rối loạn cảm xúc lưỡng cực

Bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực có biểu hiện lâm sàng tương đối phức tạp tùy theo từng giai đoạn của bệnh. Chính vì vậy cần nắm rõ chi tiết giai đoạn bệnh và theo dõi trong 1 thời gian để có các kết luận chính xác.

Giai đoạn hưng cảm

Một thời kỳ rõ rệt với khí sắc tăng, với các biểu hiện:

– Tự đánh giá cao bản thân hay tự cao.

– Giảm nhu cầu ngủ.

– Nói nhiều hơn thường lệ hay bị thôi thúc phải nói.

– Tư duy phi tán hoặc cảm thấy các ý nghĩ xuất hiện dồn dập.

– Đãng trí.

– Gia tăng hoạt động có mục đích hay kích động tâm thần vận động.

– Bị lôi cuốn quá mức vào những hoạt động mang lại thích thú song lại có nhiều khả năng đề lại hậu quả đau khổ.

Các rối loạn khí sắc trên phải:

– Đủ nặng để gây ra suy giảm rõ rệt trong hoạt động nghề nghiệp hoặc các hoạt động xã hội thường ngày hoặc các mối quan hệ với những người khac.

– Cần phải nhập viện để ngăn ngừa sự thiệt hại cho bản thân hay những người khác.

– Có các biểu hiện loạn thần.

Các triệu chứng không phải do tác động sinh lý trực tiếp của một chất hoặc một bệnh cơ thể.

Giai đoạn trầm cảm

– Khí sắc trầm cảm hầu như suốt ngày thể hiện qua lời khai của người bệnh hay qua sự quan sát của người khác.

– Giảm rõ sự quan tâm thích thú trong các hoạt động và gần như suốt ngày.

– Sụt cân đáng kể khi không ăn kiêng hoặc tăng cân.

– Mất ngủ hoặc ngủ nhiều.

– Kích động hoặc chậm chạp tâm thần vận động.

– Mệt mỏi hoặc mất sinh lực.

– Cảm gác vô dụng hoặc tội lỗi quá mức hay không hợp lý.

– Giảm khả năng suy nghĩ, tập trung hoặc thường do dự.

– Suy nghĩ về cái chết, ý tưởng muốn tự tử tái diễn nhiều lần (có hoặc không có một kế hoạch cụ thể cho việc tự tử).

– Các triệu chứng gây ra nỗi đau khổ đáng kể về mặt lâm sàng, suy giảm rõ các hoạt động nghề nghiệp hoặc xã hội hoặc các lĩnh vực quan trọng khác.

– Các triệu chứng không phải do tác động sinh lý trực tiếp của một chất hoặc một bệnh cơ thể.

– Các triệu chứng không phải là sự đau buồn do tang tóc.

Nguyên tắc chẩn đoán bệnh rối loạn cảm xúc

Để chẩn đoán rối loạn này cần có:

– Có đầy đủ các tiêu chẩn của một giai đoạn trầm cảm (F32) hoặc hưng cảm (F30).

– Phải có ít nhất một giai đoạn rối loạn cảm xúc khác trong quá khứ: nếu hiện tại là giai đoạn trầm cảm thì trong quá khứ phải có ít nhất một giai đoạn hưng cảm. Nếu hiện tại là giai đoạn hưng cảm thì trong quá khứ có một giai đoạn hưng cảm khác hoặc trầm cảm.

– Giữa 2 giai đoạn phải có thời gian hoàn toàn ổn định.

– Loại trừ các rối loạn tâm thần khác có trước: tâm thần phân liệt, phân liệt cảm xúc…(F20; F25).

– Loại trừ các nguyên nhân do tổn thương thực thể tại não hay bệnh cơ thể ảnh hưởng tới não (F0X), hay do sử dụng chất (F1X): rượu, amphetamin…

Điều trị bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực

Giai đoạn hưng cảm

* Đơn trị liệu: Trong trường hợp hưng cảm chỉ ở mức nhẹ đến trung bình

– Các thuốc chỉnh khí sắc: chọn một trong các thuốc sau

+ Valproate: depakin 200 – 600mg/ngày hoặc

+ Carbamazepine: 200 – 600mg/ngày

– Các thuốc chống loạn thần: chọn một trong các thuốc sau

+ Olanzapine: 20- 30mg/ngày

+ Chlorpromazine: 200- 400mg/ngày

+ Haloperidone: 10- 20mg/ngày

+ Risperidone: 2- 6mg/ngày

+ Amisulpride: 400- 800mg/ngày

* Đa trị liệu: Trong trường hợp hưng cảm mức độ nặng hoặc có biểu hiện loạn thần.

Có thể phối hợp thuốc chống co giật (valproate,carbamazepam) với thuốc chống loạn thần.

Giai đoạn trầm cảm

Có thể phối hợp thuốc chống co giật, thuốc chống loạn thần không điển hình với thuốc chống trầm cảm.

* Điều trị cụ thể: chọn một trong các thuốc sau

– Lamotrigine: 200- 400mg/ngày

– Valproate: depakin 200- 400mg/ngày

– Carbamazepine: 200- 400mg/ngày

Phối hợp với các thuốc chống loạn thần:

– Quetiapine: 100- 300mg/ngày hoặc

– Olanzapine: 10- 30mh/ngày

Phối hợp với các thuốc chống trầm cảm:

– Amitriptylin: 50- 100mg/ngày

– Sertaline: 50- 100mg/ngày

– Mirtazapine: 30- 60mg/ngày

Trong trường hợp trầm cảm có ý tưởng và hành vi tự sát mãnh liệt hoặc không đáp ứng trị liệu, cần nhập viện điều trị nội trú và sử dụng liệu pháp sốc điện kết hợp sẽ cho kết quả tốt..

Phòng bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực

Rối loạn cảm xúc lưỡng cực cần điều trị dự phòng tái cơn (đặc biệt là những cơn hư¬ng cảm) bằng thuốc ổn định cảm xúc carbamazepin hoặc valproat.  Khuyến cáo thời gian điều trị từ 6 tháng đến 2 năm.

Cần chú ý đến chế độ sinh hoạt, công tác, nghỉ ngơi của người bệnh, đặc biệt tránh căng thẳng về cảm xúc.

Phát hiện và điều trị sớm ngay từ khi có triệu chứng đầu tiên: rối loạn giấc ngủ, tăng hoạt động, tăng nhu cầu giao tiếp, tăng sức mạnh và nghị lực rõ rệt so với trạng thái thông thường.

Giáo dục cho gia đình và bệnh nhân hiểu biết, quan tâm về tầm quan trọng của điều trị thuốc lâu dài rối loạn cảm xúc lưỡng cực.

Cẩm nang truyền thông các bệnh thường gặp – BV Bạch Mai

Bài viết Bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-roi-loan-cam-xuc-luong-cuc-5084/feed/ 0
Chẩn đoán, xử trí vết thương sọ não hở https://benh.vn/chan-doan-xu-tri-vet-thuong-so-nao-ho-4201/ https://benh.vn/chan-doan-xu-tri-vet-thuong-so-nao-ho-4201/#respond Mon, 29 Apr 2024 04:51:42 +0000 http://benh2.vn/chan-doan-xu-tri-vet-thuong-so-nao-ho-4201/ Vết thương sọ não hở là loại vết thương gặp cả trong chiến tranh và trong thời bình. Nhưng trong chiến tranh chiếm tỷ lệ cao hơn (khoảng từ 7-10% các loại vết thương do chiến tranh).  So với chấn thương sọ não kín thì vết thương sọ não hở dễ chẩn đoán hơn khi […]

Bài viết Chẩn đoán, xử trí vết thương sọ não hở đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Vết thương sọ não hở là loại vết thương gặp cả trong chiến tranh và trong thời bình. Nhưng trong chiến tranh chiếm tỷ lệ cao hơn (khoảng từ 7-10% các loại vết thương do chiến tranh). 

So với chấn thương sọ não kín thì vết thương sọ não hở dễ chẩn đoán hơn khi có dịch não tủy hoặc tổ chức não lòi qua vết thương. Tuy nhiên cũng có những trường hợp khó chẩn đoán nhất là các vết thương đi qua phía sàn sọ hoặc thông với xoang mũi. Thái độ xử trí thường là có chỉ định mổ.

vet_thuong_so_nao

Phân loại

Có nhiều cách phân loại vết thương sọ não hở trong đó có thể phân theo nguyên nhân, vị trí và tình trạng vết thương.

Theo tác nhân

Vết thương do hỏa khí thường là do các mảnh đạn, bom. Những vết thương do đạn thường là những vết thương đơn thuần nhưng gây thương tổn lớn và các chất não hủy hoại và dịch não tủy thoát ra ngoài, đặc biệt các mảnh bom bi thường gây những vết thương thấu não, thương tổn nhiều tổ chức não và mạch máu, lỗ thủng da và xương sọ nhỏ, thường tự bít lại dịch não tủy và máu không chảy ra ngoài được dễ gây ra máu tụ hộp sọ.

Theo vị trí giải phẫu của sọ

Vùng trán, vùng đỉnh, vùng thái dương thường chiếm tỷ lệ cao từ 21- 23%. Các vết thương vùng sọ hố sau và vùng chẩm, các vết thương xoang tĩnh mạch chiếm từ 1-5% có tỷ lệ tử vong cao.

Phân loại theo độ sâu

  • Vết thương thấu não: là những vết thương gây tổn thương da, xương sọ và màng cứng trở vào. Là vết thương chỉ có một lỗ và dị vật nằm trong hộp sọ.
  • Vết thương xuyên não: Là những vết thương xuyên cả hai thành của hộp sọ, thường do đạn bắn, miệng vết thương thường có dịch não tủy chảy ra, các mảnh xương sọ nằm văng ra ngoài da hoặc còn dính cốt mạc nằm ngay vết thương.
  • Vết thương thấu não tiếp tuyến: là những vết thương mà đường đi tiếp tuyến với hộp sọ có thể do đạn hoặc do mã tấu chém.
  • Vết thương sọ não thông với xoang hơi: thường là xoang hàm, xoang trán, xoang sàn, xoang bướm hoặc xoang chủm.
  • Vết thương sọ não thông với xoang tĩnh mạch: thường gặp là xoang tĩnh mạch dọc trên, xoang ngang. Loại vết thương này nặng, bệnh nhân thường nặng có tỷ lệ tử vong cao trước, trong và sau mổ.
  • Vết thương sọ não hở nhiễm trùng: là những vết thương sọ não hở đến muộn, thấy rõ tổ chức não lòi ra vết thương hoại tử. Bệnh nhân ở trong bệnh cảnh của viêm màng não.

Giải phẫu bệnh lysveets thương sọ não hở

Trên đại thể có thể thấy từ ngoài vào trong của một vết thương sọ não hở điển hình như sau:

  • Da đầu bị rách, có khi có một ít tổ chức não dính vào tóc trông như bã đậu, có hình cái nấm nằm ngay giữa vết thương, chung quanh có thể thấy máu hoặc dịch não tủy chảy ra.
  • Xương sọ bị vỡ, có thể có nhiều mảnh sọ cắm sâu vào tổ chức não được nhận diện trên lâm sàng hoặc Xquang. Thường xương sọ tổn thương rộng hơn phần mềm.
  • Màng não bị thủng mép lỗ thủng có thể nham nhở hoặc sắc gọn tùy theo tác nhân.
  • Tổ chức não bên trong bị giập nát, phù nề, nếu vết thương đến muộn có thể có những ngách mủ ở bên trong hoặc tổ chức não giập nát xen kẻ với máu tụ rải rác.

Triệu chứng của vết thương sọ não hở

Vết thương sọ não hở có thể nhận biết dễ dàng cho việc xét nghiệm cận lâm sàng, chụp x quang, tuy nhiên cũng có thể qua thăm khám lâm sàng.

Lâm sàng

Đối với vết thương sọ não hở thùy theo loại tổn thương như đã phân loại ở trên và bệnh nhân vào viện sớm hoặc muộn mà triệu chứng toàn thân tại chỗ và dấu hiệu thần kinh có khác nhau.

Nếu đến sớm ngay sau khi bị thương bệnh nhân có thể mê 10-15 phút sau đó tỉnh lại, bệnh nhân có thể liệt hoặc không tùy theo vị trí của vết thương. Đối với loại vết thương này thường gặp đang chảy máu dịch não tủy hoặc tổ chức não trắng bệch chưa nhiễm trùng.

Nếu đến muộn thường bệnh nhân trong tình trạng nhiễm trùng viêm màng não, sốt cao, cứng gáy, tại chỗ vết thương có mủ và những lớp màng giả bao bọc lên tổ chức não bị lòi ra. Nếu xét nghiệm dịch não tủy cũng sẽ thấy bạch cầu tăng theo trong dịch não tủy.

Khám xét và chẩn đoán một bệnh nhân chấn thương sọ não hở gồm các bước sau:

1. Khám hộp sọ

Nên cạo tóc để dễ khám hơn, xác định vị trí và kích thước của các vết thương. Cần xác định mức độ thương tổn xương sọ, mức độ thương tổn có chất não và dịch não tủy lòi qua vết thương không, tuyệt đối không được dùng que thăm dò để chẩn đoán vết thương sọ não hở vì sẽ gây tổn thương thêm tổ chức não và nhiễm trùng.

2. Khám xét thần kinh

  • Cần khám xét tình trạng ý thức, chức phận thần kinh chính.
  • Khám tri giác: cần đánh giá chính xác độ hôn mê có thang điểm Glasgow.

Khám các chức phận thần kinh:

  • Khám vận động xem bệnh nhân có yếu liệt không: làm các nghiệm pháp Baree tay, Baree chân, Mingazigni từ đó xác định mức độ rối loạn của hệ vận động hoặc bại liệt.
  • Khám cảm giác xem có rối loạn các cảm giác nông sâu xúc giác tinh tế.

Do vậy nên khám cảm giác đau.

  • Khám phản xạ gân xương tứ chi so sánh hai bên và xác định bên nào thay đổi tăng hoặc giảm.
  • Khám các dây thần kinh sọ: khám toàn bộ các dây thần kinh trong giai đoạn cấp tính là việc làm khó khăn, cho nên chỉ khám một số dây thần kinh chính như dây II, III, IV, VI.

Cận lâm sàng

X quang là phương tiện chẩn đoán chính xác cho thấy rõ vị trí và hình ảnh tổn thương xương sọ kích thước và vị trí các mảnh xương rời giúp phẫu thuật lấy bỏ triệt để các mẫu xương này. X quang còn cho biết được kích thước và vị trí các dị vật nằm trong hộp sọ.

Đối với chụp cắt lớp vi tính ngoài phát hiện tổn thương của cấu trúc xương, cấu trúc xoang, các dị vật trong hộp sọ có tính cản quang, nó còn cho thấy rõ hình ảnh của não giập, máu tụ tình trạng phù nề của nhu mô não hoặc những ổ abcès trong những trường hợp vết thương sọ não hở đến muộn.

Tiến triển của vết thương sọ não

  • Giai đoạn 1: giai đoạn cấp tính, 3 ngày đầu sau khi bị thương có thể gặp một số biến chứng sau: rối loạn hô hấp và tim mạch, choáng chấn thương và mất máu, chèn ép não do máu tụ nội sọ.
  • Giai đoạn 2: giai đoạn biến chứng sớm, giai đoạn này kéo dài từ ngày thứ 3 đến hết tháng đầu sau bị thương bệnh nhân dần dần thoát khỏi tình trạng hôn mê và biểu hiện rõ rệt các dấu hiệu tổn thương thần kinh khu trú.
  • Giai đoạn 3: giai đoạn trung gian, giảm dần các biến chứng sớm, giai đoạn này kéo dài từ tháng thứ 2 đến tháng thứ 6, bệnh nhân được hồi phục dần, giảm dần các biến chứng sớm, ý thức bệnh nhân ngày được hồi phục.
  • Giai đoạn 4: giai đoạn biến chứng muộn, từ tháng thứ 6 đến 2 năm, ở giai đoạn này có thể gặp một số biến chứng như abcès não, viêm xương sọ, dò dịch não tủy.
  • Giai đoạn 5: giai đoạn di chứng, kéo dài từ năm thứ hai trở đi, phục hồi các chức phận thần kinh, chỉ còn để lại các di chứng thực thể của não.

Nguyên tắc điều trị

Điều trị vết thương sọ não hở cần tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc sau đây.

Nguyên tắc

Vết thương sọ não hở là có chỉ định mổ, mổ càng sớm càng tốt. Tuy nhiên nếu vết thương sọ não có não lòi ra ngoài nhiều hoặc có biểu hiện tổn thương thân não, nạn nhân trong tình trạng mê sâu, rối loạn hô hấp và tim mạch cần phải hồi sức trước mổ. Xử trí một vết thương sọ não hở: lấy hết xương vụn và não giập, loại bỏ các dị vật nếu được và sau đó biến vết thương sọ não hở thành kín từ trong ra ngoài. Có những trường hợp do mảnh hỏa khí hoặc dị vật nằm sâu ở nền sọ ví dụ mảnh bom bi nếu bệnh nhân vẫn tỉnh táo và vết thương tự cầm máu thì có thể không cần phải mổ cấp cứu.

Sơ cứu và cấp cứu

Cần lưu ý một số điểm như sau:

  • Phải theo dõi tri giác bệnh nhân nếu bệnh nhân mê dần hoặc có một khoảng tỉnh thì cần thiết phải có những bước chẩn đoán tiếp về hình ảnh để theo dõi tình trạng chèn ép não thường do máu tụ hoặc phù não đây là một công tác cấp cứu.
  • Cần cho kháng sinh tiêm hoặc uống với liều cao để tránh tình trạng viêm màng não và phải sử dụng sớm hạn chế tình trạng vấy bẩn lên vết thương và lòi não.
  • Nếu bệnh nhân có rối loạn hô hấp khó thở thì có thể phải mở khí quản đặt nội khí quản tùy theo điều kiện hoàn cảnh từng nơi thông khí.
  • Các động tác thăm dò vết thương bằng dụng cụ, dùng thuốc sát trùng mạnh như cồn iốt là những việc không nên làm.

Dự phòng

  • Tuyên truyền và giáo dục cộng đồng về luật giao thông. Đội mũ bảo hiểm trong giao thông
  • Đưa vào chương trình giảng dạy cấp cơ sở luật giao thông
  • Có biện pháp xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm luật giao thông
  • Thực hiện tốt luật an toàn lao động tại các cơ sở sản xuất và xây dựng.

Bài viết Chẩn đoán, xử trí vết thương sọ não hở đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/chan-doan-xu-tri-vet-thuong-so-nao-ho-4201/feed/ 0
Bệnh chảy máu náo – Chẩn đoán nguyên nhân và điều trị https://benh.vn/benh-chay-mau-nao-5115/ https://benh.vn/benh-chay-mau-nao-5115/#respond Mon, 08 Apr 2024 05:17:16 +0000 http://benh2.vn/benh-chay-mau-nao-5115/ Bệnh chảy máu náo - Chẩn đoán nguyên nhân và điều trị

Bài viết Bệnh chảy máu náo – Chẩn đoán nguyên nhân và điều trị đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Chảy máu não là sự thoát quản của hồng cầu vào nhu mô não. Chảy máu não chiếm tỷ lệ khoảng 10% đột quỵ não. Tỷ lệ mắc của chảy máu não tăng theo tuổi, sau 35 tuổi thì cứ sau 10 năm tỷ lệ mắc tăng gấp đôi. Nhìn chung chảy máu não gặp ở nam nhiều hơn nữ.

Chẩn đoán bệnh chảy máu não

Triệu chứng lâm sàng

Các triệu chứng lâm sàng của chảy máu não xảy ra đột ngột thường vào lúc đang hoạt động. Các triệu chứng điển hình thường là đau đầu, nôn, liệt nửa người. Có thể có hôn mê nhanh ngay lúc khởi phát bệnh.

Hình ảnh chụp cắt lớp não

Tăng tỷ trọng ở vùng chất trắng hoặc chất xám trong sâu có hoặc không liên quan đến vỏ não (tỷ trọng từ 40-90 đơn vị Hounsfield).

Hình ảnh chụp cộng hưởng từ não

Trong giai đoạn tối cấp (sau vài giờ) ổ chảy máu não giảm tín hiệu trên ảnh T1W, tăng tín hiệu trên ảnh T2W. Trong giai đoạn cấp (sau vài ngày) ổ chảy máu não giảm tín hiệu trên ảnh T1W và, trên ảnh T2W, ổ chảy máu não cũng giảm tín hiệu nhưng xung quanh là rìa tăng tín hiệu. Trong giai đoạn bán cấp (sau một vài tuần) ổ chảy máu não tăng tín hiệu trên ảnh T1W, có thể giảm hoặc tăng tín hiệu trên ảnh T2W tuỳ thuộc vào methemoglobin ở trong hay ngoài tế bào nhiều.

Giai đoạn mạn tính ổ chảy máu não giảm tín hiệu trên ảnh T1W, giảm tín hiệu trên ảnh T2W hoặc giảm tín hiệu ở rìa xung quanh ở trong ổ dịch tăng tín hiệu.

Chụp mạch máu não: Chụp mạch máu não không phải là phương pháp chẩn đoán chảy máu não mà là phương pháp giúp chẩn đoán nguyên nhân gây chảy máu não. Hiện tại các phương pháp chụp mạch máu não gồm chụp mạch mã hoá xoá nền (DSA: Digital Subtraction Angiography), chụp mạch cộng hưởng từ (MRA: Magnetic Resonance Angiography) và chụp cắt lớp mạch máu (CTA: Computed Tomography Angiography).

Nguyên nhân bệnh chảy máu não

Tăng huyết áp

Khoảng 75% bệnh nhân chảy máu não có tăng huyết áp. Chảy máu não do tăng huyết áp thường chảy máu trong sâu, chảy máu nhân xám.

Phình mạch não

chảy máu não do vỡ phình mạch não thường gặp ở người trẻ, chảy máu ở thuỳ não.

Dị dạng thông động tĩnh mạch não

Là dị dạng bẩm sinh, thường là nguyên nhân gây chảy máu não ở người trẻ.

Một số nguyên nhân khác

Bệnh lý mạch máu tinh bột, do dùng các chất ma tuý, do biến chứng dùng thuốc chống đông…

Điều trị bệnh chảy máu não

Điều trị tăng huyết áp:

Nếu bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp hoặc có các bằng chứng tăng huyết áp mạn tính mà huyết áp tâm thu > 180mmHg hoặc huyết áp tâm trương > 105mmHg thì nên điều trị để duy trì huyết áp khoảng 170/100mmHg.

Nếu bệnh nhân không có tiền sử tăng huyết áp mà huyết áp tâm thu > 160mmHg hoặc huyết áp tâm trương > 95mmHg thì nên điều trị để duy trì huyết áp khoảng 150/90mmHg.

Nếu theo dõi được áp lực nội sọ thì mức huyết áp được duy trì phải đảm bảo áp lực tưới máu não > 70mmHg.

Điều trị tăng áp lực nội sọ

Tăng áp lực nội sọ trong chảy máu não do khối choáng chỗ, do co giật, do chảy máu vào não thất. Nếu bệnh nhân không có các dấu hiệu nặng của tăng áp lực nội sọ thì điều trị tăng áp lực nội sọ chỉ cần áp dụng các biện pháp đơn giản như nằm đầu cao 300, thở oxy mask. Nếu bệnh nhân có các dấu hiệu tăng áp lực nội sọ nặng thì cần áp dụng các biện pháp tích cực như đặt nội khí quản, thông khí nhân tạo để duy trì PaCO2 từ 28-30mmHg và dùng manitol với liều 0,25-0,5g/kg ngày 3-4 lần.

Điều trị chống co giật

Động kinh sớm (trong 2 tuần đầu) xảy ra ở 4,2% bệnh nhân chảy máu não. Tỷ lệ động kinh xảy ra phần lớn ở bệnh nhân chảy máu thuỳ. Trong giai đoạn cấp của chảy máu não nếu xảy ra động kinh nên dùng các thuốc chống co giật đường tĩnh mạch như các thuốc nhóm benzodiazepine sau đó là phenytoin. Có khoảng 5-20% chảy máu não xuất hiện động kinh ở giai đoạn muộn. Có một số khuyến cáo sử dụng thuốc điều trị dự phòng động kinh đối với bệnh nhân chảy máu não thuỳ.

Hạ sốt

Tỷ lệ sốt trong chảy máu não khá cao, đặc biệt là bệnh nhân chảy máu não có tràn máu não thất. Đây là một yếu tố ảnh hưởng đến tiên lượng sấu cho bệnh nhân do đó tất cả bệnh nhân chảy máu não có sốt cần hạ sốt tích cực.

Điều trị ngoại khoa

Điều trị ngoại khoa trong chảy máu não được áp dụng trong chảy máu tiểu não lớn (đường kính >3cm), chảy máu não thuỳ nông đè đẩy nhiều, có các triệu chứng thần kinh nặng. Với chảy máu não sâu trong đồi thị, thể vân ít có chỉ định điều trị ngoại khoa. Điều trị ngoại khoa còn được áp dụng với các trường hợp chảy máu não do vỡ phình mạch, do dị dạng thông động tĩnh mạch não.

Can thiệp mạch

Được chỉ định trong các trường hợp chảy máu não do vỡ phình mạch, do dị dạng thông động tĩnh mạch não.

Điều trị xạ phẫu

Được chỉ định trong các trường hợp chảy máu não do vỡ dị dạng thông động tĩnh mạch não.

Cách phòng chống bệnh

Phát hiện và điều trị tăng huyết áp giúp giảm tỷ lệ chảy máu não.

 

Cẩm nang truyền thông các bệnh thường gặp – BV Bạch Mai

Bài viết Bệnh chảy máu náo – Chẩn đoán nguyên nhân và điều trị đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-chay-mau-nao-5115/feed/ 0
Cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua https://benh.vn/con-thieu-mau-nao-cuc-bo-thoang-qua-5116/ https://benh.vn/con-thieu-mau-nao-cuc-bo-thoang-qua-5116/#respond Sun, 07 Apr 2024 05:17:17 +0000 http://benh2.vn/con-thieu-mau-nao-cuc-bo-thoang-qua-5116/ Cơn thiếu máu não thoáng qua là một hội chứng lâm sàng được đặc trưng bởi sự mất chức năng đột ngột khu trú của não hoặc của một mắt kéo dài dưới 24 giờ khỏi không để lại di chứng do thiếu cung cấp máu não hoặc nhãn cầu.

Bài viết Cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Cơn thiếu máu não thoáng qua là một hội chứng lâm sàng được đặc trưng bởi sự mất chức năng đột ngột khu trú của não hoặc của một mắt kéo dài dưới 24 giờ khỏi không để lại di chứng do thiếu cung cấp máu não hoặc nhãn cầu.

Cơn thiếu máu não thoáng qua là dấu hiệu cảnh báo sẽ có nhồi máu não thực sự xảy ra nếu không được điều trị kịp thời. Tỷ lệ nhồi máu não trong số bệnh nhân có cơn thiếu máu não thoáng qua là 5% trong tháng đầu tiên, 12% trong năm đầu tiên và 30% trong 5 năm. Các tỷ lệ trên cao gấp 7 lần so với quần thể bình thường.

Chẩn đoán bệnh cơ thiếu máu não cục bộ

Biểu hiện lâm sàng: Các triệu chứng lâm sàng của cơn thiếu máu não thoáng qua thường khu trú hơn là lan toả. Các triệu chứng thường gặp nhất là liệt nửa người, tê bì nửa người, nói khó, mù một mắt. Các triệu chứng trên có tính chất khởi phát đột ngột, kéo dài không quá 24 giờ và khỏi không để lại di chứng.

Biểu hiện xét nghiệm: Chẩn đoán cơn thiếu máu não thoáng qua chủ yếu dựa vào lâm sàng còn các xét nghiệm cận lâm sàng để xác định nguyên nhân. Siêu âm mạch cảnh đoạn ngoài sọ để phát hiện hẹp mạch cảnh trong, phình tách động mạch, đảo ngược dòng chảy của động mạch mắt. Siêu âm xuyên sọ để đánh giá huyết động các mạch máu nội sọ. Siêu âm tim để xác định cơn thiếu máu não thoáng qua có nguồn gốc từ tim. Chụp cắt lớp não hoặc cộng hưởng từ não để phát hiện các tổn thương gây cơn thiếu máu não thoáng qua như dị dạng thông động tĩnh mạch não, u màng não, tụ máu dưới màng cứng.

Nguyên nhân cơ thiếu máu não cục bộ thoáng qua

– Do giảm lưu lượng máu não.

– Do co thắt mạch máu não.

– Do tắc động mạch não.

Các chẩn đoán phân biệt cơn thiếu máu não

Cơn Migrain: Thường là các triệu chứng dương tính như lóe sáng, aura thị giác. Các triệu chứng của Migrain thường diễn biến nặng dần trong vài phút. Thường đau đầu một bên, đau theo nhịp đập của mạch, kèm theo nôn. Đau đầu Migrain thường xảy ra ở bệnh nhân trẻ không có các yếu tố nguy cơ của bệnh lý mạch máu não, có tiền sử gia đình.

Động kinh cục bộ: Thường là các triệu chứng dương tính như co giật chi, các triệu chứng diễn biến nặng lên trong vài phút. Có thể diễn biến thành cơn cơ giật toàn thể thứ phát và có mất ý thức.

Cơn mất trí nhớ thoáng qua: Mất trí nhớ ngắn hạn đột ngột, không thay đổi ý thức, không có dấu hiệu thần kinh khu trú. Người bệnh thường lo lắng, lặp lại câu hỏi. Cơn mất trí nhớ thoáng qua ít khi tái phát.

Cơn hạ đường huyết: Thường xảy ra vào lúc đói, có tiền sử bệnh đái tháo đường, không có dấu hiệu thần kinh khu trú.

Huyết khối tĩnh mạch võng mạc trung tâm: Bệnh nhân có thể mù một mắt thoáng qua nhưng soi đáy mắt sẽ cho chẩn đoán xác định bệnh.

Chảy máu võng mạc: Bệnh nhân có thể mù một mắt nhưng các triệu chứng mất thị lực này thường kéo dài.

Điều trị cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua

Dùng thuốc chống đông cho các bệnh nhân có cơn thiếu máu não thoáng qua do nguyên nhân từ tim.

Dùng thuốc chống ngưng tập tiểu cầu cho các bệnh nhân có cơn thiếu máu não thoáng qua do xơ vữa mạch.

Cách phòng chống bệnh

Phát hiện và kiểm soát các yếu tố nguy cơ của đột quỵ não như tăng huyết áp, tăng mỡ máu, đái tháo đường.

Cẩm nang truyền thông các bệnh thường gặp – BV Bạch Mai

Bài viết Cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/con-thieu-mau-nao-cuc-bo-thoang-qua-5116/feed/ 0
Bệnh loạn thần hưng trầm cảm https://benh.vn/benh-loan-than-hung-tram-cam-3914/ https://benh.vn/benh-loan-than-hung-tram-cam-3914/#respond Wed, 20 Mar 2024 04:45:56 +0000 http://benh2.vn/benh-loan-than-hung-tram-cam-3914/ Bệnh loạn thần hưng trầm cảm bao gồm hưng cảm và trầm cảm. Đây là hai tình trạng đối nghịch với nhau nhưng ở một mức độ nào đó đề có thể trở thành bệnh lý và cần được điều trị. Khái niệm bệnh loạn thần hưng trầm cảm Khái niệm ban đầu về loạn […]

Bài viết Bệnh loạn thần hưng trầm cảm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bệnh loạn thần hưng trầm cảm bao gồm hưng cảm và trầm cảm. Đây là hai tình trạng đối nghịch với nhau nhưng ở một mức độ nào đó đề có thể trở thành bệnh lý và cần được điều trị.

hung-tram-cam

Khái niệm bệnh loạn thần hưng trầm cảm

Khái niệm ban đầu về loạn thần hưng trầm cảm được sử dụng chủ yếu hiện nay như một từ đồng nghĩa với rối loạn cảm xúc lưỡng cực.

Các quan niệm khác nhau về bệnh loạn thần hưng trầm cảm:

Từ thời thượng cổ Hypocrate đã mô tả hai trạng thái hưng cảm và trầm cảm, sau Hypocrate nhiều tác giả đã nó lên mối liên quan giữa 2 trạng thái này.

1899, Kraepelin (Đức) mô tả đầy đủ bệnh này và đề nghị đặt tên là PMD (Psychose Maniaco Deressve).

Khuynh hướng chung của các nhà tâm thần học hiện đại là thu hẹp bệnh này lại theo những tiêu chuẩn chặt chẽ sau đây:

  • Các trạng thái hưng cảm và trầm cảm xuất hiện tự phát và chiếm vị trí trung tâm trong bệnh cảnh, thời gian có thể kéo dài nhưng vẫn có giới hạn rõ rệt.
  • Các trạng thái bệnh lý không dựa đến dị tật tâm thần mặc dù tái phát nhiều lần, giai đoạn thuyên giảm giữa cơn trở lại gần như bình thường.
  • Trạng thái hưng cảm và trầm cảm có thể xen kẽ nhau hay không xen kẽ nhau.
  • Rối loạn khí sắc phải nổi bật lên hàng đầu, giới hạn rõ rệt trong một thời gian, không kèm theo những triệu chứng của quá trình thực thể hay phân liệt.

Theo ICD.10 rối loạn cảm xúc lưỡng cực (F31 Bipolar affective Desorder): là những giai đoạn lặp đi lặp lại (ít nhất là 2 lần) trong các mức độ khí sắc và hoạt động của bệnh nhân bị rối loạn đáng kể. Trong một số trường hợp rối loạn biểu hiện bằng tăng khí sắc tăng năng lượng và tăng hoạt động hưng cảm hoặc hưng cảm nhẹ và trong một số trường hợp khác là tự hạ thấp khí sắc giảm năng lượng và giảm hoạt động (trầm cảm).

  • Điểm đặc trưng là bệnh thường hồi phục hoàn toàn.
  • Tỷ lệ mắc bệnh ở hai giới gần như bằng nhau.
  • Các giai đoạn hưng cảm hay trầm cảm thường xảy ra sau các stress tâm lý xã hội.
  • Các giai đoạn hưng cảm thường bắt đầu đột ngột kéo dài trung bình khoảng 4 tháng cơn trầm cảm có khuynh hướng kéo dài hơn khoảng 6 tháng.

Tỷ lệ mắc bệnh rất khác nhau tùy theo quan niệm thu hẹp hay mở rộng. Liên Xô cũ 0,04%, Anh (Slater) 0,4%, Pháp 0,5%. Ở Việt Nam chưa có tỷ lệ thống kê về bệnh này. Tỷ lệ mắc bệnh ở 2 giới (theo WHO) gần như bằng nhau.

Các biểu hiện đặc điểm lâm sàng bệnh rối loạn hưng trầm cảm

Sau đây là các biểu hiện đặc điểm lâm sàng của bệnh rối loạn hưng cảm và rối loạn trầm cảm. Nếu thấy các biểu hiện đặc trưng của bệnh, nên tới các cơ sở chuyên khoa tâm thần kinh hoặc tâm lý để được chẩn đoán.

benh-tram-cam

A. Dấu hiệu trầm cảm:

Một giai đoạn trầm cảm theo ICD.10 (Phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10). Dù ở mức độ nặng, vừa hay nhẹ một giai đoạn trầm cảm phải có những biểu hiện đặc trưng sau:

  • Khí sắc trầm.
  • Mất mọi quan tâm thích thú.
  • Giảm năng lượng, tăng mệt mỏi, dù chỉ một cố gắng nhỏ.

Thường có những triệu chứng phổ biến khác là:

  • Giảm sự tập trung chú ý.
  • Giảm sút tính tự trọng và lòng tự tin.
  • Có ý tưởng bị tội không xứng đáng.
  • Nhìn vào tương lai ảm đạm bi quan.
  • Ý tưởng và hành vi tự huỷ hoại hoặc tự sát.
  • Rối loạn giấc ngủ.
  • Ăn ít ngon miệng.

Thể nặng thường có các triệu chứng sinh học sút cân, mất 5% trọng lượng cơ thể/1tháng.

Giảm dục năng, mất ngủ, thức giấc sớm.

  • Trầm cảm nhẹ:
  • Phải có 2/3 triệu chứng đặc trưng của trầm cảm.
  • 2/7 triệu chứng phổ biến khác hay gặp trầm cảm.
  • Không có triệu chứng sinh học của trầm cảm.
  • Kéo dài ít nhất 2 tuần.

Trầm cảm vừa:

  • Phải có 2/3 triệu chứng đặc trưng của trầm cảm.
  • Có ít nhất 3/7 triệu chứng phổ biến khác hay gặp trong trầm cảm.
  • Gây nhiều trở ngại trong sinh hoạt gia đình, xã hội nghề nghiệp.
  • Kéo dài ít nhất 2 tuần.

Trầm cảm nặng:

  • Phải có 2/3 triệu chứng đặc trưng của trầm cảm.
  • Có ít nhất 3/7 triệu chứng phổ biến khác hay gặp trong trầm cảm.
  • Có triệu chứng sinh học của trầm cảm.
  • Ít khả năng tiếp tục công việc gia đình, xã hội, nghề nghiệp.

b. Dấu hiệu hưng cảm:

a. Hưng cảm nhẹ:

  • Tăng khí sắc nhẹ và dai dẳng nhiều ngày.
  • Tăng năng lượng và hoạt động.
  • Cảm giác thoải mái, làm việc có hiệu suất, dễ chan hoà, ba hoa, suồng sã, có thể cáu kỉnh, tự phụ, thô lỗ.
  • Tăng tình dục.
  • Ít ngủ (giảm nhu cầu ngủ).
  • Khả năng tập trung chú ý giảm.
  • Tiêu tiền hơi nhiều.
  • Không gián đoạn công việc.

b. Hưng cảm vừa (Hưng cảm không có các triệu chứng loạn thần):

  • Khí sắc tăng cao không tương xứng với hoàn cảnh bệnh nhân.
  • Có thể thay đổi từ vui vẻ đến kích động gần như không thể kiểm tra được.
  • Tăng năng lượng, hoạt động thái quá, nói nhanh.
  • Giảm nhu cầu ngủ.
  • Mất khả năng kiềm chế xã hội thông thường.
  • Chú ý không thể duy trì được, đãng trí rõ rệt.
  • Tự cao quá mức, khuếch đại, lạc quan.
  • Đánh giá màu sắc rực rỡ đẹp nhạy cảm chủ quan về ranh giới.
  • Lao vào mưu đồ ngông cuồng, không thực tế.
  • Tiêu tiền liều lĩnh.
  • Công kích, đam mê, si tình, đùa đến không thích hợp.
  • Có thể cau có ngờ vực.
  • Thời gian ít nhất 1 tuần.
  • Gián đoạn công việc xã hội, gia đình.

c. Hưng cảm nặng có các triệu chứng loạn thần:

  • Khí sắc tăng quá cao.
  • Hoạt động thể lực mạnh, kéo dài dẫn đến kích động xâm phạm hoặc hung bạo.
  • Tự đánh giá quá mức dẫn đến ý tưởng tự cao dẫn đến hoang tưởng tự cao hay tôn giáo về nguồn gốc hay vai trò nổi bật. Đôi khi có hoang tưởng được bệnh nhân.
  • Tư duy phi tán, nói nhanh có thể làm cho người khác không hiểu được bệnh nhân.
  • Sao nhãng ăn uống, vệ sinh cá nhân dẫn đến mất nước.
  • Có thể có hoang tưởng hoặc ảo giác có hoặc không phù hợp với khí sắc.

Chẩn đoán rối loạn hưng trầm cảm

A. Chẩn đoán xác định rối loạn hưng trầm cảm

Tùy theo giai đoạn bệnh hiện tại mà người ta phân thành:

1. Rối loạn cảm xúc lưỡng cực, hiện tại giai đoạn hưng cảm nhẹ F31.0 (Bipitar affective Disorder, curent Episode Hypomanic).

Để chẩn đoán xác định:

a. Giai đoạn hiện nay phải có đầy đủ các tiêu chuẩn cho hưng cảm nhẹ (F30.0).

b. Phải có ít nhất một giai đoạn rối loạn cảm xúc khác (hưng cảm nhẹ, hưng cảm, trầm cảm hoặc hỗn hợp) trước đây.

2. Rối loạn cảm xúc lưỡng cực hiện tại giai đoạn hưng cảm không có các triệu chứng loạn thần F31.1 (Bipitar affective Disorder, curent Episode Manic Without Psychotic Symptoms).

a. Phải có đầy đủ tiêu chuẩn của hưng cảm không có các triệu chứng loạn thần (F30.1).

b. Ít nhất có giai đoạn rối loạn cảm xúc khác (hưng cảm nhẹ, hưng cảm, trầm cảm hoặc hỗn hợp) trong quá khứ.

3. Rối loạn cảm xúc lưỡng cực hiện tại giai đoạn hưng cảm có các triệu chứng loạn thần (F31.2) (Bipitar affective Disorder, curent Episode Manic With Psychotic Symptoms).

a. Giai đoạn hiện tại phải có đầy đủ các tiêu chuẩn của hưng cảm có các triệu chứng loạn thần (F30.2).

b. Phải có ít nhất một giai đoạn rối loạn cảm xúc khác (hưng cảm nhẹ, hưng cảm, trầm cảm hoặc hỗn hợp) trong quá khứ.

4. Rối loạn cảm xúc lưỡng cực hiện tại giai đoạn trầm cảm nhẹ hoặc vừa F31.3 (Bipitar affective Disorder, curent Episode Mild or Moderate Depression).

a. Giai đoạn hiện tại phải có đầy đủ các tiêu chuẩn cho một giai đoạn trầm cảm nhẹ hoặc vừa (F32; F32.1).

b. Phải có ít nhất một giai đoạn rối loạn cảm xúc hưng cảm nhẹ, hưng cảm hoặc hỗn hợp trong thời gian quá khứ.

5. Rối loạn cảm xúc lưỡng cực hiện tại giai đoạn trầm cảm nặng không có các triệu chứng loạn thần F31.4 (Bipitar affective Disorder, curent Episode Severe Depresion Without Psychotic Symptoms).

a. Giai đoạn hiện tại phải có đầy đủ các tiêu chuẩn của một giai đoạn trầm cảm nặng không có các triệu chứng loạn thần F32.3.

b. Phải có ít nhất một giai đoạn rối loạn cảm xúc hưng cảm nhẹ, hưng cảm, hoặc hỗn hợp trong thời gian trước đây.

6. Rối loạn cảm xúc lưỡng cực hiện tại giai đoạn trầm cảm nặng có các triệu chứng loạn thần F31.5 (Bipitar affective Disorder, curent Episode Severe Depresion With Psychotic Symptoms).

a. Giai đoạn hiện tại phải có đầy đủ các tiêu chuẩn cho một giai đoạn trầm cảm nặng có các triệu chứng loạn thần (F32.3).

b. Phải có ít nhất một giai đoạn rối loạn cảm xúc hưng cảm nhẹ, hưng cảm, hoặc hỗn hợp trong quá khứ.

7. Rối loạn cảm xúc lưỡng cực hiện tại giai đoạn hỗn hợp F31.6 (Bipitar affective Disorder, curent Episode Mixed).

Bệnh nhân có ít nhất một giai đoạn rối loạn cảm xúc hưng cảm, hưng cảm nhẹ hoặc hỗn hợp trong quá khứ và hiện tại biểu lộ hoặc pha trộn hoặc thay đổi nhanh chóng các triệu chứng hưng cảm, hưng cảm nhẹ và trầm cảm. Mặc dù hình thái điển hình nhất của rối loạn cảm xúc lưỡng cực bao gồm những giai đoạn trầm cảm và hưng cảm thay thế nhau và cách nhau bằng những thời kỳ khí sắc bình thường, các giai đoạn này cũng thường thấy khí sắc trầm kèm theo hoạt động thái quá và nói nhiều vào những ngày hay tuần cuối, hoặc khí sắc hưng cảm và ý tưởng tự cao, kèm theo kích động, mất năng lượng và giảm dục năng. Triều chứng trầm cảm và hưng cảm nhẹ hoặc hưng cảm có thể chuyển đổi một cách nhanh chóng từ ngày này sang ngày khác và từ giờ này sang giờ khác.

Chỉ có thể làm chẩn đoán rối loạn cảm xúc lưỡng cực hỗn hợp nếu cả hai nhóm triệu chứng đều nổi bật trong phần lớn giai đoạn hiện tại của bệnh và nếu giai đoạn này kéo dài ít nhất 2 tuần.

B. Chẩn đoán phân biệt rối loạn hưng trầm cảm

1. Rối loạn phân liệt cảm xúc F25:

– Là những rối loạn từng giai đoạn trong đó các triệu chứng cảm xúc lẫn phân liệt đều nổi bật trong cùng một giai đoạn của bệnh thường là đồng thời nhưng ít nhất cũng cách nhau khoảng vài ngày. Mối liên quan của chúng với những rối loạn cảm xúc điển hình (F30-F39) và với các rối loạn phân liệt (F20-F24) là không chắc chắn, chúng được coi như một thể loại riêng, bởi vì chúng rất phổ biến nên không bỏ qua được.

– Hoạt động hưng cảm:

Rối loạn cảm xúc lưỡng cực: lôi cuốn, hữu ích.

Tâm thần phân liệt: vô lý, si dại, khó hiểu, phá hoại.

– Ngôn ngữ:

Rối loạn cảm xúc lưỡng cực: ngôn ngữ có mục đích, có ý nghĩa sát thức tại.

Tâm thần phân liệt: ngôn ngữ xa rời thực tại, khó hiểu.

– Cảm xúc:

* Hưng cảm: RLCX lưỡng cực khoan khoái, dễ chịu: TTPL đơn điệu, nghèo nàn, ít di động.

* Trầm cảm: RLCX lưỡng cực buồn sinh thể: TTPL vô cảm xúc, bàng quan.

– Thời gian giữa cơn: giữa cơn rối loạn cảm xúc hoàn toàn bình thường. Giữa cơn TTPL ít nhiều biến đổi nhân cách, thiếu hoà hợp, tự kỷ, thế năng tâm thần giảm sút.

– Tiến triển của bệnh: TTPL càng tiến triển, nét phân liệt ngày càng rõ rệt. Theo một số tác giả sau cơn thứ 3 TTPL làm biến đổi nhân cách rõ rệt.

2. Trạng thái sa sút trí tuệ:

– Khoái cảm, giải thể bản năng, hoang tưởng tự cao rõ rệt.

– Lâm sàng: rối loạn cảm xúc lưỡng cực trí tuệ không sa sút, bệnh nhân không mất hoàn toàn khả năng tự kiểm soát hành vi tác phong.

Sa sút trí tuệ: Trí tuệ sa sút, bệnh nhân mất khả năng tự kiểm soát hành vi, tác phong.

– Cận lâm sàng: Sa sút trí tuệ: Dịch não tuỷ BW (+).

– Triệu chứng thần kinh: bệnh nhân sa sút trí tuệ có biểu hiện tay run, nói khó, lưỡi thập thò.

Điều trị rối loạn hưng trầm cảm

A. Nguyên tắc chung:

Điều trị triệu chứng: Nhằm mục đích điều trị các giai đoạn (hưng hoặc trầm). Nếu các giai đoạn nặng phải nhập viện.

– Trầm cảm: nhập viện để phòng ngừa nguy cơ tự sát cao.

– Hưng cảm: nhập viện để đối phó với các hậu quả do kích động gây ra

B. Điều trị giai đoạn trầm cảm:

Hoá dược:

* Lựa chọn thuốc:

– Nếu lo âu, kích thích chiếm ưu thế thì nên dùng thuốc chống trầm cảm gây êm dịu như Amitriptyline liều từ 50-150 mg/ngày.

– Nếu tình trạng ức chế chiếm ưu thế thì dùng chống trầm cảm hoạt hoá Survector 100-250 mg/ngày hoặc chống trầm cảm trung gian Anafanil 50-150 mg/ngày.

– Nếu lo âu chiếm ưu thế dùng thuốc chống trầm cảm mới không 3 vòng, không IMAO như Prozac 20-60 mg/ngày hoặc Stablon 12,5-37,5 mg/ngày.

* Thời gian điều trị: điều trị bằng thuốc chống trầm cảm thường phải được điều trị trong thời gian dài 4-6 tháng đối với trầm cảm mức độ trung bình, 6 tháng đến 1 năm đối với hội chứng trầm cảm nặng. Việc chấm dứt điều trị cần được tiến hành dần dần trong 1 đến 2 tháng.

C. Điều trị giai đoạn hưng cảm:

1. Thuốc an thần kinh: các thuốc an thần kinh được chỉ định để điều trị cơn hưng cảm.

– Chống loạn thần và làm yên dịu:

Aminazine 50-300 mg/ngày

Levomepromazin 50-300 mg/ngày

Tercian 50-300 mg/ngày

Thioridazine 50-300 mg/ngày

– Chống loạn thần mạnh, có tác dụng tối đa đối với các loại hoang tưởng, ảo giác:

Haloperidol 5-20 mg/ngày

Thuốc an thần kinh luôn luôn phải được điều chỉnh tùy theo sự dung nạp và hiệu quả

2. Thuốc điều chỉnh khí sắc:

– Muối Lithium: Muối Lithium có hiệu quả điều trị nhưng chỉ tác dụng sau khoảng 8 ngày

Bài viết Bệnh loạn thần hưng trầm cảm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-loan-than-hung-tram-cam-3914/feed/ 0
Bệnh rối loạn loạn thần cấp và nhất thời https://benh.vn/benh-roi-loan-loan-than-cap-va-nhat-thoi-5049/ https://benh.vn/benh-roi-loan-loan-than-cap-va-nhat-thoi-5049/#respond Tue, 30 Jan 2024 05:15:56 +0000 http://benh2.vn/benh-roi-loan-loan-than-cap-va-nhat-thoi-5049/ Rối loạn loạn thần (RLLT) cấp và nhất thời là trạng thái loạn thần có đặc điểm: Khởi đầu cấp là sự biến đổi từ trạng thái hoàn toàn bình thường sang trạng thái loạn thần rõ rệt trong vòng 2 tuần hay ngắn hơn.

Bài viết Bệnh rối loạn loạn thần cấp và nhất thời đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Rối loạn loạn thần (RLLT) cấp và nhất thời là trạng thái loạn thần có đặc điểm: Khởi đầu cấp là sự biến đổi từ trạng thái hoàn toàn bình thường sang trạng thái loạn thần rõ rệt trong vòng 2 tuần hay ngắn hơn.

loạn thần cấp

Bệnh cảnh là trạng thái lâm sàng biến đổi nhanh chóng và “đa dạng” nổi bật với các triệu chứng như hoang tưởng, ảo giác, rối loạn cảm xúc, rối loạn hành vi tác phong…

Có sang chấn tâm lý kết hợp: các triệu chứng loạn thần đầu tiên xuất hiện trong vòng hai tuần sau một hay nhiều sự kiện được xem như  là gây sang chấn cho đa số người trong hoàn cảnh tương tự.

Thông thường bệnh khỏi hoàn toàn trong vòng một vài tháng, có trường hợp vài ngày đến vài tuần.

Một số yếu tố liên quan bệnh nguyên, bệnh sinh

– 20- 33% bệnh nhân có tiền sử gia đình bị rối loạn tâm thần như: tâm thần phân liệt, rối loạn cảm xúc, rối loạn loạn thần cấp…

– 20-30% bệnh nhân có kết hợp với sang chấn tâm lý: tang tóc, mất mát tài sản, đổ vỡ hôn nhân, tình yêu, bị tai nạn…

– Có một số nét nhân cách bất thường ở bệnh nhân RLLT cấp và nhất thời:

  • Nét nhân cách nhạy cảm, dễ bị tổn thương.
  • Nét nhân cách dạng phân liệt (khép kín, không cởi mở, ít quan hệ…).
  • Nét nhân cách phân ly: dễ xúc động, hay tưởng tượng, thích được quan tâm…
  • Nét nhân cách lo âu: hay lo lắng, chi li, cầu toàn.

Chẩn đoán rối loạn loạn thần

Chẩn đoán xác định

Theo tiêu chuẩn của ICD-10, mục F23

Một giai đoạn loạn thần kéo dài từ một đến 3 tháng (tuỳ theo thể lâm sàng), trong giai đoạn này một số hoạt động như quan hệ xã hội, nghề nghiệp bị ảnh hưởng. Khởi bệnh cấp trong khoảng 2 tuần.

Lâm sàng đa dạng với nhiều triệu chứng: hoang tưởng các loại, ảo giác các loại, rối loạn ngôn ngữ, rối loạn cảm xúc, rối loạn hành vi… Nếu có rối loạn cảm xúc thì các triệu chứng này không đủ đáp ứng các tiêu chuẩn chẩn đoán của cơn hưng cảm hay trầm cảm. Các triệu chứng thay đổi liên tục thậm chí trong một ngày.

Trong bệnh sử xác định không có nguyên nhân thực tổn như: chấn động não, mê sảng hay mất trí; trạng thái nhiễm độc rượu, ma tuý hay các chất độc khác.

Cận lâm sàng: Không có xét nghiệm giúp cho chẩn đoán xác định.

Trong những trường hợp để chẩn đoán loại trừ các nguyên nhân thực tổn cần làm:

  • Xét nghiệm tìm chất ma tuý
  • Xét nghiệm HIV
  • Chụp CT scanner, MRI…

Điều trị các rối loạn loạn thần

Nguyên tắc điều trị

– Rối loạn loạn thần cấp với nhiều hoang tưởng, ảo giác, rối loạn cảm xúc, hành vi…xuất hiện đột ngột, vì vậy bệnh nhân nên được điều trị trong bệnh viện.

– Điều trị RLLT cấp tùy thuộc bệnh cảnh lâm sàng, song chủ yếu bằng các an thần kinh (ATK).

– Điều trị duy trì sau giai đoạn loạn thần đầu tiên phụ thuộc vào chẩn đoán và tiên lượng. Thường điều trị duy trì từ 12-18 tháng để phòng tái phát.

Điều trị giai đoạn cấp

Điều trị bằng an thần kinh

Tham khảo thành công hoặc thất bại ở giai đoạn trước (nếu có).

Sử dụng các an thần kinh cổ điển chọn một trong các thuốc sau với liều trung bình:

  • Haloperidol: từ 5-15mg/ ngày.
  • Aminazin: từ 150-300mg/ngày.
  • Levomepromzin: từ 150-300mg/ngày.

Sử dụng các an thần kinh thế hệ mới chọn một trong các thuốc sau với liều trung bình:

  • Rispridone: từ 4-6 mg/ngày.
  • Olanzapine: từ 10-20 mg/ngày.
  • Solian:từ 400-600mg/ngày.

Đường sử dụng: nếu bệnh nhân có biểu hiện kích động, chống đối; hoang tưởng, ảo giác rầm rộ sử dụng đường tiêm từ 3 đến 5 ngày, sau chuyển đường uống.

Điều trị phối hợp

– Nếu có lo âu: kết hợp với diazepam: 5-10mg/ngày.

– Nếu có trầm cảm: kết hợp thuốc chống trầm cảm (amitriptilin 25-50mg/ngày, hoặc zoloft 50-100mg/ngày, hoặc remeron 30-60mg/ngày…).

– Nếu có hưng cảm: kết hợp thuốc chỉnh khí sắc (carbamazepine 300mg/ngày, hoặc depakin 200-500mg/ngày).

Theo dõi điều trị

– Các tác dụng không mong muốn của thuốc: nếu có xuất hiện triệu chứng nào cần phải điều trị ngay. Lưu ý hội chứng ATK ác tính.

– Các dấu hiệu đầu tiên về sự cải thiện các triệu chứng lâm sàng chứng tỏ ATK được lựa chọn điều trị có hiệu quả, thường sự cải thiện rất sớm trên các triệu chứng như kích động, lo âu (từ 1 đến 3 ngày).

Cách phòng chống rối loạn loạn thần

Nguyên nhân RLLT cấp và nhất thời chưa rõ ràng nên không thể phòng bệnh tuyệt đối được. Tuy nhiên, phải theo dõi sức khoẻ tâm thần ở những người có nguy cơ cao như những người có yếu tố tiền sử gia đình (Tâm thần phân liệt, RLLT cấp, rối loạn cảm xúc…) cần được theo dõi và phát hiện sớm.

Chú trọng rèn luyện trẻ em biết cách thích ứng với môi trường và các điều kiện khó khăn của cuộc sống. Rèn luyện nhân cách để hạn chế ảnh hưởng của các sang chấn tâm lý.

Người bệnh sau giai đoạn loạn thần đầu tiên cần tiếp tục được điều trị duy trị từ 12 tháng đến 18 tháng, và tích cực phục hồi các chức năng tâm lý – xã hội để đề phòng tái phát.

Cẩm nang truyền thông các bệnh thường gặp – BV Bạch Mai

Bài viết Bệnh rối loạn loạn thần cấp và nhất thời đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-roi-loan-loan-than-cap-va-nhat-thoi-5049/feed/ 0
Chẩn đoán bệnh và điều trị đau đầu https://benh.vn/chan-doan-benh-va-dieu-tri-dau-dau-5133/ https://benh.vn/chan-doan-benh-va-dieu-tri-dau-dau-5133/#respond Wed, 24 Jan 2024 05:17:37 +0000 http://benh2.vn/chan-doan-benh-va-dieu-tri-dau-dau-5133/ Đau đầu là một triệu chứng hay gặp, do nhiều nguyên nhân khác nhau, phần lớn là các nguyên nhân không nguy hiểm, các nguyên nhân gây tử vong chỉ chiếm tỷ lệ thấp. Đau đầu có thể là hậu quả của một bệnh toàn thân hoặc tổn thương thực thể ở não và vùng sọ mặt.

Bài viết Chẩn đoán bệnh và điều trị đau đầu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Đau đầu là một triệu chứng hay gặp, do nhiều nguyên nhân khác nhau, phần lớn là các nguyên nhân không nguy hiểm, các nguyên nhân gây tử vong chỉ chiếm tỷ lệ thấp. Đau đầu có thể là hậu quả của một bệnh toàn thân hoặc tổn thương thực thể ở não và vùng sọ mặt.

đau đầu

Nguyên nhân gây đau đầu

Nguyên nhân đau đầu rất đa dạng, việc chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây đau đầu không phải đơn giản.

Năm 1988, Hiệp hội nhức đầu quốc tế (I.H.S) tại Tây Đức đã xây dựng các tiêu chuẩn rõ ràng cho mọi loại nhức đầu. Hội nghị đã phân loại 13 nhóm nguyên nhân gây đau đầu.

  • Bệnh Migrain (nhức nửa đầu).
  • Nhức đầu do căng thẳng.
  • Đau mạch máu mặt và đau nửa đầu từng cơn mạn tính.
  • Nhức đầu các loại không phối hợp với rối loạn cấu trúc (nhức đầu tự phát như dao đâm, do lạnh, nhức đầu lành tính liên quan tới ho, gắng sức).
  • Nhức đầu phối hợp với một chấn thương sọ não.
  • Nhức đầu liên quan tới những rối loạn mạch máu.
  • Nhức đầu liên quan tới các bất thường nội sọ không do nguyên nhân mạch máu.
  • Nhức đầu liên quan đến dùng hoặc ngừng các thuốc.
  • Nhức đầu phối hợp một nhiễm khuẩn nội sọ.
  • Nhức đầu liên quan một bất thường chuyển hoá.
  • Nhức đầu phối hợp bệnh vùng cổ, sọ, mắt, tai mũi họng, hoặc răng.
  • Đau dây thần kinh, đau rễ thần kinh.
  • Nhức đầu không phân loại được.

Trước một trường hợp đau đầu cần phải loại trừ các cấp cứu sau:

  • Hội chứng tăng áp lực nội sọ (u não, áp xe não, tụ máu trong não..)
  • Các tổn thương màng não (Viêm màng não, chảy máu màng não..)
  • Bệnh Horton.
  • Bệnh não tăng huyết áp.
  • Glocom góc đóng.

Trên thực tế thường chia ra hai nhóm lớn: Đau đầu cấp tính và đau đầu mạn tính.

Nhức đầu cấp tính

Loại đau đầu này phần lớn là do các nguyên nhân tổn thương thần kinh (trừ Glocom góc đóng và cơn tăng huyết áp kịch phát)

Bệnh Horton (viêm ĐM thái dương): Thường gặp ở người trên 50 tuổi, tỷ lệ nữ/nam  3/1.Đau thái dương một hoặc hai bên. Động mạch thái dương nổi cứng, không đập, hoại tử da vùng đầu, đầu lưỡi. Giảm thị lực cùng bên>nguy cơ mù do huyết khối động mạch trung tâm võng mạc. Xét nghiệm máu lắng tăng cao, sinh thiết động mạch thái dương tổ chức viêm. Điều trị corticoid 0,5-1mg/kg/ngày , 3 tuần > giảm dần> duy trì 10-20mg/ngày trong1-2 năm.

Chảy máu não và màng não: Thường khởi phát đột ngột, đau đầu dữ dội, nôn, rối loạn ý thức kèm theo dấu hiệu màng não hoặc dấu hiệu thần kinh khu trú, chẩn đoán dựa vào chụp cắt lớp vi tính sọ não hoặc chọc dò dịch não tuỷ.

Áp xe não: Nhức đầu thường đi kèm tình trạng nhiễm khuẩn, phối hợp với triệu chứng thần kinh khu trú.

Viêm màng não cấp: Thường đau đầu dữ dội kèm theo sốt, gáy cứng.

Cơn tăng huyết áp: Cần đo huyết áp ở tất cả bệnh nhân đau đầu.

Nhức đầu mạn tính

Do rất nhiều nguyên nhân, không chỉ gặp trong các bệnh có tổn thương thần kinh mà còn gặp trong cả các bệnh vùng hàm mặt, nội khoa toàn thân.

Đau đầu Migrain: Là chứng đau nửa đầu dữ dội, thường gặp ở nữ, thường xảy ra từng cơn. Điều trị cắt cơn thường bắt đầu sớm ngay khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên, 4 loại thuốc có tác dụng là thuốc giảm đau thông thường, thuốc giảm đau không steroid, dẫn chất cựa lúa mạch, chất đồng vận tiết serotonin 5HT1.

Điều trị nền (điều trị dự phòng): khi ≥ 3 cơn/ tháng, kéo dài 2-3 tháng.

  • Nhóm ergotamin: tamik 3mg ngày 2-3 viên, thận trọng đối với các trường hợp bệnh nhân có các bệnh tim mạch.
  • Chẹn beta.
  • Chẹn calci: Sibelium 5mg 1-2 viên/ ngày.
  • Chống trầm cảm: amitryptilin 1-2 viên/ ngày.

Đau đầu do căng thẳng: Liên quan tâm lý và tư thế của đầu.Sự co thắt các cơ vùng đầu – cổ. Cảm giác “bó chặt’’, không theo mạch đập.Cơn vài phút – vài ngày, dai dẳng tái diễn. Không có các đặc tính của Migrain.

Đau đầu do các chuyên khoa kế cận: bệnh về mắt, răng hàm mặt, tai mũi họng đặc biệt hay gặp trong viêm xoang cấp.

Đau đầu nguồn gốc tâm thần: Chiếm 50% trường hợp. Kiểu đau đa dạng, cảm giác “đầu trống rỗng”.Sự mất cân xứng giữa mức độ đau và sự chịu đựng của bệnh nhân.Nguyên nhân: trạng thái lo âu ám ảnh, nghi bệnh, rối loạn phân ly, hội chứng trầm cảm….Điều trị: Thuốc chống trầm cảm dùng liều thấp sau đó tăng dần kết hợp với các liệu pháp tâm lý.

Nguyên tắc điều trị đau đầu

Đối với tất cả các trường hợp đau đầu đều phải được điều trị theo nguyên nhân, đặc biệt cần được chẩn đoán sớm các đau đầu cấp cứu. Đối với các đau đầu chưa rõ nguyên nhân nguyên tắc chung là dùng giảm đau và an thần không gây nghiện.

Bài viết Chẩn đoán bệnh và điều trị đau đầu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/chan-doan-benh-va-dieu-tri-dau-dau-5133/feed/ 0
Tìm hiểu về bệnh động kinh và kỹ năng xử lý khi lên cơn động kinh https://benh.vn/tim-hieu-ve-benh-dong-kinh-va-ky-nang-xu-ly-khi-len-con-dong-kinh-3833/ https://benh.vn/tim-hieu-ve-benh-dong-kinh-va-ky-nang-xu-ly-khi-len-con-dong-kinh-3833/#respond Mon, 02 Oct 2023 04:44:11 +0000 http://benh2.vn/tim-hieu-ve-benh-dong-kinh-va-ky-nang-xu-ly-khi-len-con-dong-kinh-3833/ Động kinh là một hội chứng bệnh lý của não, do nhiều nguyên nhân gây nên, với đặc điểm lâm sàng là những cơn rối loạn kịch phát chức năng của não về vận động, cảm giác, giác quan, tâm thần, thần kinh thực vật và ý thức.

Bài viết Tìm hiểu về bệnh động kinh và kỹ năng xử lý khi lên cơn động kinh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Động kinh là một hội chứng bệnh lý của não, do nhiều nguyên nhân gây nên, với đặc điểm lâm sàng là những cơn rối loạn kịch phát chức năng của não về vận động, cảm giác, giác quan, tâm thần, thần kinh thực vật và ý thức.

Theo thống kê của Tổ chức y tế thế giới (WHO), tỷ lệ động kinh trên thế giới hiện nay dao động từ 0,5 – 1% dân số, 50 trường hợp trên 100.000 dân. Ở các nước đang phát triển như Việt Nam, tỷ lệ mới mắc bệnh động kinh trong một năm là 100/100.000 người.

Động kinh là tình trạng phóng điện bất thường ở các nơron thần kinh

Có nhiều người bị động kinh nhưng vẫn thông minh, có trình độ cao, có sự nghiệp. Tuy nhiên, bệnh này phải kiên trì điều trị và tuân thủ nguyên tắc nhất định, đặc biệt chú trọng đến các yếu tố tâm lý và giữ nề nếp sinh hoạt ổn định.

Bệnh động kinh có nhiều loại, với những triệu chứng khác nhau.

Phân loại theo dạng động kinh có 3 loại:

– Thể động kinh toàn thân

– Thể động kinh cục bộ

– Thể động kinh kịch phát Rolando

Phân loại theo nguyên nhân: vô căn và thứ phát.

– Động kinh nguyên phát (vô căn): không tìm được tổn thương thực thể của não trong tiền sử và hiện tại, có thể do di truyền.

– Động kinh triệu chứng (thứ phát): có các tổn thực thể ở não: như chấn thương não, u não.

Các triệu chứng thường gặp

– Co giật bắp thịt

– Sùi bọt mép

– Cắn lưỡi

– Mắt trợn ngược

– Bất tỉnh

– Mất kiểm soát tiểu tiện

– Gây cảm giác lạ

Nguyên nhân chính của cơn động kinh

Có nhiều nguyên nhân động kinh tuỳ theo lứa tuổi:

– Ở trẻ sơ sinh: khoảng 1% trẻ sơ sinh có các cơn co giật và thường là động kinh triệu chứng, các nguyên nhân chính là: ngạt lúc lọt lòng, chấn thương sản khoa, chảy máu trong sọ, hạ đường huyết, hạ canxi huyết, hạ magne huyết, hạ natri huyết, thiếu hụt pyridoxin, ngộ độc nước, nhiễm khuẩn hệ thần kinh trung ương hoặc các nhiễm khuẩn và các rối loạn chuyển hoá khác.

– Trẻ em: sau thời kỳ sơ sinh có rất nhiều nguyên nhân khác nhau có thể gây xuất hiện động kinh khởi phát trong lứa tuổi trẻ em.

Các nguyên nhân thường gặp là: động kinh nguyên phát (không rõ nguyên nhân), liệt do tổn thương não (cerebral palsy), nhiễm khuẩn hệ thần kinh trung ương (viêm não, viêm màng não), tổn thương cấu trúc trong sọ, bệnh chuyển hoá, ngộ độc (thuốc, chì), bệnh thoái hoá não, bệnh hệ thống (thận, gan, bạch huyết), bệnh di truyền, chấn thương…

– Người lớn: có rất nhiều nguyên nhân gây khởi phát động kinh ở người lớn lấn sang cả nhóm các nguyên nhân gặp ở trẻ em như: động kinh nguyên phát, chấn thương, tổn thương cấu trúc não (khối u, chảy máu, dị dạng mạch máu), bệnh mạch máu não (chảy máu não, nhồi máu não), nhiễm khuẩn hệ thần kinh trung ương, bệnh thoái hoá não, bệnh hệ thống, bệnh bẩm sinh, nhiễm độc (rượu, thuốc tâm thần, lạm dụng thốc), bệnh rối loạn chuyển hoá.

– Người già: ở người già trên 60 tuổi, động kinh có thể do u não, ung thư di căn các rối loạn tuần hoàn não, xơ cứng mạch máu não, teo não. Đặc biệt cần quan tâm tới thiếu máu não cấp tính: Weber (1987), Loiseau (1988), Dalangre(1989) và cộng sự nhận thấy 13% trường hợp động kinh ở người ngoài 60 tuổi là do thiếu máu não cục bộ.

Điều trị bệnh động kinh

Việc chọn thuốc kháng động kinh tuỳ thuộc vào tính hiệu quả cho từng loại cơn, tác dụng phụ của thuốc và cách sử dụng.

Đối với cơn co giật không phân loại được dựa trên bệnh sử thì valproate là thuốc được lựa chọn đầu tiên cho các bệnh nhân < 25 tuổi và thuốc carbamazepine là thuốc được lựa chọn cho bệnh nhân > 25 tuổi.

Một số thuốc điều trị động kinh:

– Phenitoin (sodanton dilantin): liều trung bình người lớn 300 – 400mg/24 giờ, trẻ em 4 – 7mg/kg trọng lượng cơ thể.

– Primmidin (misolin): liều trung bình 500 – 1500mg/24giờ, trẻ em 10 – 30mg/kg cân nặng.

– Carbamazepin (tegretol): liều trung bình 600 – 1000mg/24 giờ, trẻ em 20 – 30mg/kg cân nặng.

– Ethosuximid (zarontin): liều trung bình 750 – 1500mg/24 giờ, trẻ em 20 – 30mg/kg cân nặng.

– Clonazepam: liều trung bình 1,5 – 10mg/24 giờ, trẻ em 0,01mg/kg cân nặng.

– Axit valproic: liều trung bình cho người lớn< 60mg, trẻ em 20 – 30mg/kg cân nặng.

– Trimethadion (tridione): liều trung bình cho người lớn 20 – 25mg/kg cân nặng.

– Paramethadion (paradione): liều dùng như trimethadion.

Khi một người lên cơn động kinh cần:

– Bảo vệ bệnh nhân tránh xe cộ qua lại

– Di chuyển những vật sắc bén ra xa bệnh nhân

– Cho bệnh nhân lăn sang thế nằm nghiêng để dung dịch trong miệng khỏi ứ tràn vào đường thở.

– Không cho bất cứ đồ vật gì vào miệng người đang lên cơn động kinh.

– Theo dõi bên cạnh bệnh nhân cho đến hết cơn co giật.

– Sau đó để bệnh nhân nằm bất động một thời gian để theo dõi.

– Không nên để bệnh nhân đi ra đường cho đến khi ý thức thực sự trở lại bình thường

Tầm soát sức khỏe cho người bị bệnh động kinh (ảnh minh họa)

Lưu ý: Nhiều người cho vật cứng hay giẻ vào miệng bệnh nhân hy vọng tránh lưỡi bị cắn nhưng thực tế làm vậy có thể làm mẻ răng hay làm bệnh nhân bị ngạt thở. Lưỡi bị cắn chảy máu không bao nhiêu,  không hại tính mạng và dễ lành. Có đồ vật cứng trong miệng làm tăng khả năng cắn lưỡi. Ngoài ra răng mẻ sau này khó chữa và miếng răng mẻ có thể lọt vào sau gây chấn thương trong họng hay khí quản. Giẻ trong mồm có thể làm ngạt thở.

Người bị bệnh động kinh vẫn có đời sống tình cảm, biết yêu thương và có khả năng sinh hoạt tình dục như bình thường. Tuy nhiên người bệnh thường mặc cảm, che giấu mình bị động kinh vì vậy rất cần sự quan tâm, chia sẻ không kỳ thị của cộng đồng xã hội.

Bài viết Tìm hiểu về bệnh động kinh và kỹ năng xử lý khi lên cơn động kinh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/tim-hieu-ve-benh-dong-kinh-va-ky-nang-xu-ly-khi-len-con-dong-kinh-3833/feed/ 0
Các loại đau đầu thường gặp https://benh.vn/cac-loai-dau-dau-thuong-gap-5061/ https://benh.vn/cac-loai-dau-dau-thuong-gap-5061/#respond Wed, 02 Aug 2023 05:16:12 +0000 http://benh2.vn/cac-loai-dau-dau-thuong-gap-5061/ Ðau đầu là một trong những triệu chứng thường gặp nhất trong đời sống. Giống như triệu chứng đau ngực hay choáng váng, đau đầu có nhiều nguyên nhân khác nhau

Bài viết Các loại đau đầu thường gặp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Ðau đầu là một trong những triệu chứng thường gặp nhất trong đời sống. Giống như triệu chứng đau ngực hay choáng váng, đau đầu có nhiều nguyên nhân khác nhau

Ðau đầu là cảm giác đau ở một trong ba khu vực khác nhau: đau ở ngay phía trên hai mắt, hai tai; đau ở phía sau gáy; đau ở vùng trên của cổ.

Nguyên nhân của đau đầu

Người ta chia ra làm hai loại đau đầu.

  • Ðau đầu nguyên phát là đau nhưng không kèm các triệu chứng quan trọng của một chứng bệnh gì liên quan.
  • Ðau đầu thứ phát là đau đầu mà đây là triệu chứng của một bệnh nào đó, đau do một bệnh cụ thể gây ra.

Các loại đau đầu thường gặp

Đau đầu có nhiều loại nhưng chủ yếu được chia thành 2 loại chính là đau đầu nguyên phát và đau đầu thứ phát.

cac-loai-dau-dau

Đau đầu do căng thẳng là đau đầu nguyên phát (Ảnh minh họa)

Đau đầu nguyên phát

– Ðau đầu do căng thẳng: là loại thường gặp nhất, khoảng 90% người trưởng thành có loại nhức đầu này, nhất là ở phụ nữ.

– Cơn đau nửa đầu Migraine: thường gặp thứ hai sau đau đầu do căng thẳng. Khoảng 28 triệu người Mỹ (tức khoảng 12% dân số) đã từng trải qua những cơn đau đầu như thế này, ở cả hai đối tượng là người lớn lẫn trẻ em. Trước tuổi dậy thì, tỉ lệ nam và nữ bị chứng đau đầu này như nhau, nhưng qua giai đoạn này thì ưu thế nghiêng về nữ nhiều hơn (ở nam giới là 6%, nữ giới 18%). Chứng đau nửa đầu này thường không được chẩn đoán, hay chẩn đoán nhầm với đau đầu do căng thẳng, đau đầu do viêm xoang, thế nên khá nhiều người bị đau đầu kiểu này không được điều trị thích đáng.

– Ðau đầu từng đợt (đau đầu histamine, đau đầu Horton): một chứng đau đầu nguyên phát ít gặp nhất., chiếm khoảng 0.1% dân số. Bệnh nhân chủ yếu là nam giới (chiếm 85%). Tuổi trung bình bị bệnh 28-30 tuổi, bất kể bệnh có thể xuất hiện từ khi còn nhỏ.

Đau đầu thứ phát

Viêm xoang, cao huyết áp cũng là nguyên nhân gây đau đầu thứ phát (Ảnh minh họa)

Có rất nhiều nguyên nhân. Từ nặng như u não, chấn thương sọ não, viêm màng não, xuất huyết dưới màng nhện, đến mức độ nhẹ hơn (và thường gặp hơn) như: đau đầu do ngưng uống cà phê, đau đầu do cao huyết áp, viêm xoang..

Ở nhiều bệnh nhân, chứng đau đầu lại do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể một đau đầu nguyên phát (do căng thẳng chẳng hạn) hay một đau đầu thứ phát làm khởi phát cơn đau đầu migraine.

Triệu chứng của đau đầu do căng thẳng là gì?

Thường đau khởi phát từ gáy, vùng trên cổ, đau thắt hoặc tức, cảm giác như đầu bị quấn băng chặt, nhất là vùng chân mày hai bên mắt. Cường độ đau thường nhẹ (không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động), và đau thường có ở cả hai bên đầu. Triệu chứng này thường kéo dài, ít khi kèm theo các triệu chứng khác như buồn nôn, nôn, các rối loạn về thị giác hay khứu giác (nhìn hay ngửi). Hầu như các cơn đau đầu này xảy ra rời rạc, nhưng cũng có thể thường xuyên mỗi ngày ở một số bệnh nhân, và đa phần các bệnh nhân vẫn sinh hoạt hàng ngày bình thường.

Triệu chứng đau nửa đầu như thế nào?

Là những cơn đau đầu kinh niên tái đi tái lại, đau dữ dội, có tính chất đập theo nhịp mạch (mạch máu) xuất hiện thành từng cơn, chỉ ở một bên thái dương (cũng có khi đau ở vùng trán, quanh mắt, vùng gáy), nhưng trong cơn đau có những lúc đau xuất hiện cả hai bên đầu (khoảng 1/3 thời gian đau). Một cơn đau điển hình kéo dài khoảng 4 giờ đến 3 ngày. Không cố định bên nào đau, có khi bên phải, cũng có khi bên trái (đối với những chứng đau đầu mà chỉ ở một bên thì phải coi chừng do một bệnh lí nào đó gây ra, có thể nguy hiểm đến tính mạng ví dụ như có khối u trong não). Cơn đau nửa đầu thuần túy thường tăng lên theo các vận động hàng ngày của bệnh nhân, như khi leo cầu thang. Ðau thường kèm theo buồn nôn, nôn ói, tiêu chảy, da tím, tay chân lạnh, sợ ánh sáng, sợ âm thanh. Vì thế, nếu một bệnh nhân đang trong cơn đau nửa đầu nên cho nằm trong phòng tối và yên lặng.

Triệu chứng bào trước của bệnh đau nửa đầu có thể là ngáp, ngủ gà gật, mệt mỏi, ức chế…(Ảnh minh họa)

Khoảng 40%-60% bệnh nhân có các triệu chứng báo trước, có thể là ngủ gà ngủ gật hay ngáp, mệt mỏi ức chế, hoặc ngược lại trạng thái thần kinh bị kích thích phấn chấn quá mức, thèm đồ ngọt hay đồ mặn. Thường thì bệnh nhân và thân nhân của họ cũng ghi nhận được các triệu chứng này và đoán trước được cơn đau sẽ xảy ra.

Khoảng 20% bệnh nhân lại có những cơn tiền triệu thoáng qua, để khởi đầu cho cơn đau đầu liền sau đó, đôi khi các triệu chứng này lại xảy ra trong khi bệnh nhân đang đau đầu. Thường gặp là chói mắt, hoa mắt, đom đóm mắt, có những khoảng đen che mắt (được gọi là điểm mù). Một số bệnh nhân lớn tuổi có thể không đau đầu mà chỉ có những triệu chứng như trên. Một triệu chứng khác ít gặp hơn là cảm giác kiến bò ở tay, cánh tay, hay ở quanh miệng, quanh mũi cùng bên với bên đau (dị cảm). Ngoài ra có thể bị ù tai, hoa mắt, rối loạn vị giác và khứu giác

Chứng đau nửa đầu này có thể gây ra những biến chứng về thần kinh, gây rối loạn chức năng của nhiều cơ quan tùy theo đau đầu này do vùng nào trong não gây ra. Ví dụ nguyên nhân gây đau từ vùng thân não (vùng thấp của não, trung khu điều khiển các hoạt động tự ý như giữ thăng bằng, nhận biết được sự tồn tại của bản thân) có thể gây các triệu chứng choáng váng, chóng mặt, nhìn đôi. Liệt nửa người cũng có thể có, và rất giống hậu quả sau một chấn thương sọ não, nhưng liệt này chỉ là tạm thời, hoặc nếu kéo dài thì chỉ chừng vài ngày.

Thường sau khoảng một ngày, cơn đau đầu sẽ giảm dần, nhẹ hơn, nhưng vẫn còn triệu chứng sợ ánh sáng và tiếng ồn. Một số bệnh nhân khác kém may mắn hơn thì có thể bị tái đi tái lại thường xuyên.

Bệnh đau đầu từng lúc thường làm bệnh nhân thức giấc khi đang ngủ say vào ban đêm (Ảnh minh họa)

Triệu chứng của đau đầu từng lúc (đau đầu histamine, đau đầu Horton)

Ðau đầu từng đợt là loại đau đầu kéo dài mỗi đợt chừng vài tuần đến vài tháng, giữa mỗi đợt là khoảng thời gian trống, bệnh nhân hoàn toàn không có triệu chứng, kéo dài cũng khoảng vài tháng.

Trong mỗi đợt đau như vậy, cơn đau điển hình thường xảy ra một đến hai lần mỗi ngày, hoặc có thể hơn. Mỗi cơn kéo dài chừng 30 phút đến khoảng 90 phút. Cơn đau có xu hướng xảy ra vào cùng một thời điểm trong ngày, và thường làm bệnh nhân thức giấc khi đang ngủ say vào nửa đêm. Ðau rất dữ dội, ở một bên quanh hố mắt hay thái dương. Một số bệnh nhân mô tả cơn đau giống như bị một vật nhọn và nóng đâm vào mắt. Mũi và mắt bên đau có thể sưng đỏ, xung huyết, chảy nước. Khác với chứng đau nửa đầu, chứng đau này làm bệnh nhân rất khó chịu, bứt rứt, tối không ngủ được (một hình ảnh có thể gặp ở bệnh nhân này là họ ôm đầu mình đập vào tường vì không chịu nổi cơn đau). Thường gặp nhiều ở nam giới hơn.

Bài viết Các loại đau đầu thường gặp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cac-loai-dau-dau-thuong-gap-5061/feed/ 0