Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Wed, 06 Sep 2023 03:54:29 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Những quan niệm sai lầm về tiêm chủng https://benh.vn/nhung-quan-niem-sai-lam-ve-tiem-chung-5694/ https://benh.vn/nhung-quan-niem-sai-lam-ve-tiem-chung-5694/#respond Sat, 08 Jul 2023 05:31:55 +0000 http://benh2.vn/nhung-quan-niem-sai-lam-ve-tiem-chung-5694/ Miễn dịch nhờ mắc bệnh tự nhiên tốt hơn do tiêm vắc xin, tiêm phòng có thể gây tự kỷ, cúm là bệnh vặt không cần chích ngừa... là những hiểu lầm phổ biến về tiêm chủng. Ngoài ra còn gì nữa? 10 hiểu nhầm tai hại về Tiêm chủng mọi người thường gặp là gì?

Bài viết Những quan niệm sai lầm về tiêm chủng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Miễn dịch nhờ mắc bệnh tự nhiên tốt hơn do tiêm vắc xin, tiêm phòng có thể gây tự kỷ, cúm là bệnh vặt không cần chích ngừa… là những quan niệm sai lầm về tiêm chủng mà đa số mọi người mắc phải. Ngoài ra còn gì nữa? Dưới đây là các phân tích của Tổ chức Y tế thế giới về một số nhận thức sai lầm xung quanh việc tiêm vắc xin.

tre-em-tiem-vac-xin

Sai lầm thứ 1

Quan niệm sai: “Cải thiện vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường đủ để làm hết bệnh tật, tiêm chủng là điều không cần thiết.”

Giải thích: Đây là một quan niệm sai lầm về tiêm chủng thường gặp hơn cả. Các loại bệnh có thể phòng tránh nhờ tiêm vắc xin sẽ quay lại nếu chúng ta ngừng chương trình tiêm chủng. Việc tăng cường vệ sinh, rửa tay và dùng nước sạch giúp bảo vệ con người khỏi các bệnh truyền nhiễm, nhưng nhiều bệnh vẫn tiếp tục lây lan dù chúng ta sạch sẽ đến mấy. Nếu người dân không tiêm phòng thì những bệnh hiếm gặp như bại liệt hay sởi sẽ nhanh chóng xuất hiện trở lại.

Sai lầm thứ 2

Quan niệm: “Vắc xin có một số tác dụng phụ nguy hiểm và dài hạn chưa được biết tới, thậm chí có thể gây tử vong.”

cac-ong-vac-xin

Vắc xin có một số tác dụng phụ nguy hiểm và dài hạn chưa được biết tới, thậm chí có thể gây tử vong là một quan niệm sai.

Giải thích: Vắc xin rất an toàn. Đa số phản ứng do tiêm vắc xin thường là nhẹ và thoáng qua, chẳng hạn đau ở chỗ tiêm hay sốt nhẹ. Ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe là điều vô cùng hiếm gặp và được theo dõi rất chặt chẽ. Nguy cơ bị ốm nặng vì các bệnh có thể phòng bằng vắc xin lớn hơn rất nhiều so với nguy cơ từ vắc xin. Ví dụ bệnh bại liệt có thể gây liệt, bệnh sởi có thể gây viêm não và mù lòa, một số bệnh thậm chí có thể dẫn tới tử vong. Đúng là không nên có bất kỳ trường hợp bệnh nặng hay tử vong nào do tiêm chủng, nhưng lợi ích của tiêm phòng lớn hơn rất nhiều so với nguy cơ của nó, và có sẽ rất nhiều ca bệnh và tử vong xuất hiện nếu không có vắc xin.

Sai lầm thứ 3

Quan niệm: “Vắc xin phối hợp phòng bạch hầu – uốn ván – ho gà và vắc xin phòng bại liệt có thể gây hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.”

Giải thích: Không có cơ sở để kết luận tiêm các vắc xin nói trên gây đột tử ở trẻ sơ sinh. Hiểu nhầm xuất hiện là do những vắc xin này được sử dụng đúng vào giai đoạn trẻ có thể bị hội chứng đột tử sơ sinh. Nói cách khác, các trường hợp đột tử trùng hợp một cách vô tình với tiêm chủng, và đột tử sẽ vẫn xuất hiện kể cả nếu trẻ không được tiêm phòng. Cần nhớ rằng bốn căn bệnh này có thể gây chết người và trẻ không được tiêm phòng sẽ có nguy cơ tử vong hoặc tàn tật rất cao.

Sai lầm thứ 4

Quan niệm: “Các bệnh có thể phòng ngừa bằng vắc xin gần như đã được thanh toán ở nước tôi, vì vậy chẳng cần tiêm phòng nữa.”

tiem-vac-xin

Tiêm phòng là bảo vệ bản thân và bảo vệ những người xung quanh.

Giải thích: Mặc dù các bệnh có thể phòng ngừa bằng vắc xin đã trở nên hiếm gặp ở nhiều quốc gia, tác nhân gây bệnh vẫn tiếp tục lưu hành ở một số nơi trên thế giới. Trong thời đại kết nối toàn cầu ngày nay, các tác nhân này có thể vượt qua ranh giới địa lý và lây nhiễm cho bất kỳ ai chưa có miễn dịch. Ví dụ ở Tây Âu, từ năm 2005, các vụ dịch sởi đã xuất hiện ở những người chưa tiêm phòng tại Áo, Bỉ, Đan Mạch, Pháp, Đức, Italy, Tây Ban Nha, Thụy Sỹ và Anh. Vì vậy, hai lý do chính khiến bạn cần tiêm phòng là bảo vệ bản thân và bảo vệ những người xung quanh. Thành công của chương trình tiêm chủng phụ thuộc nhiều vào sự hợp tác của mỗi cá thể, vì lợi ích chung. Đừng đợi những người xung quanh hành động ngăn chặn sự lây lan của bệnh tật thay cho bạn, hãy làm những gì bạn có thể.

Sai lầm thứ 5

Quan niệm: “Bệnh có thể phòng ngừa bằng vắc xin là “điều tất yếu của cuộc sống”.

Giải thích: Bệnh có thể phòng ngừa bằng vắc xin không phải “điều tất yếu của cuộc sống”. Sởi, quai bị và rubella là những bệnh nghiêm trọng và có thể dẫn tới biến chứng nặng nề ở cả trẻ em và người lớn như viêm phổi, viêm não, mù lòa, tiêu chảy, viêm tai, hội chứng rubella bẩm sinh (nếu mẹ nhiễm rubella trong giai đoạn đầu của thai kỳ) và tử vong. Tất cả những vấn đề trên đều có thể được ngăn ngừa bằng vắc xin. Không tiêm phòng đầy đủ khiến trẻ dễ bị tổn thương.

Sai lầm thứ 6

Quan niệm: “Cho trẻ tiêm phòng cùng lúc hai hoặc nhiều vắc xin làm tăng nguy cơ tác dụng phụ độc hại, có thể gây quá tải cho hệ miễn dịch.”

Giải thích: Các bằng chứng khoa học cho thấy tiêm cùng lúc vài loại vắc xin không gây tác dụng xấu lên hệ miễn dịch của trẻ. Hằng ngày bé tiếp xúc với hàng trăm tác nhân lạ làm khởi phát đáp ứng miễn dịch. Một động tác đơn giản như ăn uống cũng đưa vào cơ thể những kháng nguyên mới và rất nhiều vi khuẩn có sẵn ở mũi miệng. Khi cảm lạnh hay đau họng, bé tiếp xúc với kháng nguyên nhiều hơn so với khi tiêm vắc xin. Ưu điểm của tiêm cùng lúc vài loại vắc xin là giảm số lần đi khám, tiết kiệm thời gian tiền bạc, nâng cao cơ hội hoàn thành lịch tiêm chủng đúng thời hạn. Hơn nữa, việc tiêm phối hợp các mũi như sởi, quai bị và rubella cũng đồng nghĩa với bé phải tiêm ít mũi hơn.

benh-cum

Bệnh cúm cướp đi mạng sống của 300.000-500.000 người trên thế giới mỗi năm.

Sai lầm thứ 7

Quan niệm: “Bệnh cúm chỉ là chuyện khó chịu vặt vãnh, vắc xin không có tác dụng lắm.”

Giải thích: Cúm không phải chuyện vặt vãnh. Căn bệnh nguy hiểm này cướp đi mạng sống của 300.000-500.000 người trên thế giới mỗi năm. Phụ nữ có thai, trẻ nhỏ, người già sức khỏe kém và bất kỳ ai có bệnh mãn tính như hen hay bệnh tim đều dễ bị bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng và dễ tử vong hơn. Tiêm phòng cúm cho phụ nữ có thai còn có thêm lợi ích bảo vệ bé sơ sinh (hiện chưa có vắc xin phòng cúm cho trẻ dưới 6 tháng tuổi). Vắc xin cung cấp miễn dịch với 3 chủng virus cúm phổ biến nhất lưu hành tại mỗi mùa nhất định. Đây là cách tốt nhất để giảm nguy cơ nhiễm cúm nặng và lan truyền bệnh cho những người khác. Tránh nhiễm cúm đồng nghĩa với tránh chi phí y tế và giảm thu nhập do phải nghỉ học hay nghỉ làm.

Sai lầm thứ 8

Quan niệm: Miễn dịch nhờ mắc bệnh tự nhiên tốt hơn miễn dịch nhờ vắc xin.

Giải thích: Vắc xin làm sản sinh đáp ứng miễn dịch giống như khi nhiễm bệnh tự nhiên nhưng không gây bệnh và giúp tránh các biến chứng tiềm ẩn của bệnh. Trong khi đó cái giá phải trả cho việc tạo miễn dịch thông qua nhiễm bệnh tự nhiên có thể là chậm phát triển tinh thần do Haemophilus B, dị tật bẩm sinh do rubella, ung thư gan do virus viêm gan B hoặc tử vong do sởi.

Sai lầm thứ 9

Quan niệm: “Vắc xin gây bệnh tự kỷ ở trẻ em.”

Giải thích: Nghiên cứu năm 1998 bày tỏ sự lo ngại về mối liên hệ giữa vắc xin phòng sởi-quai bị-rubella và bệnh tự kỷ sau này được phát hiện là mắc sai lầm nghiêm trọng và bài báo đã bị chính tạp chí xuất bản nó dỡ bỏ. Thật không may, việc công bố nghiên cứu này đã làm dấy lên những lo ngại, khiến tỷ lệ tiêm chủng giảm sút và sau đó là những đợt dịch bệnh bùng phát. Không có bằng chứng về mối liên hệ giữa Vắc xin phòng 3 loại bệnh trên và bệnh tự kỷ hay các rối loạn tự kỷ.

Sai lầm thứ 10

Quan niệm: “Trong vắc xin có thủy ngân, điều này rất nguy hiểm.”

Giải thích: Thiromersal là thành phần hữu cơ có chứa thủy ngân được bổ sung vào một số loại Vắc xin để làm chất bảo quản. Đây là chất bảo quản vắc xin phổ biến nhất, thường được đưa vào các ống vắc xin đa liều. Không có bằng chứng về việc lượng thiomersal dùng trong vắc xin gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Bài viết Những quan niệm sai lầm về tiêm chủng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhung-quan-niem-sai-lam-ve-tiem-chung-5694/feed/ 0
Thực hư chuyện tiêm vắc xin ngừa dại gây sa sút trí tuệ – Chuyên gia nói gì? https://benh.vn/thuc-hu-chuyen-tiem-vac-xin-ngua-dai-gay-sa-sut-tri-tue-chuyen-gia-noi-gi-74065/ https://benh.vn/thuc-hu-chuyen-tiem-vac-xin-ngua-dai-gay-sa-sut-tri-tue-chuyen-gia-noi-gi-74065/#respond Tue, 14 Sep 2021 09:10:39 +0000 https://benh.vn/?p=74065 Rất nhiều người vẫn truyền tai nhau rằng, tiêm vắc xin ngừa dại sẽ gây sa sút trí tuệ và giảm trí thông minh, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Do đó, khi bị động vật cắn, nhiều người phân vân rất lâu trước khi đưa ra quyết định tiêm phòng dại. Vậy thực hư chuyện […]

Bài viết Thực hư chuyện tiêm vắc xin ngừa dại gây sa sút trí tuệ – Chuyên gia nói gì? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Rất nhiều người vẫn truyền tai nhau rằng, tiêm vắc xin ngừa dại sẽ gây sa sút trí tuệ và giảm trí thông minh, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Do đó, khi bị động vật cắn, nhiều người phân vân rất lâu trước khi đưa ra quyết định tiêm phòng dại. Vậy thực hư chuyện này như thế nào? Các chuyên gia giải thích ra sao? Cùng theo dõi nhé!

cho_dai_can
Hầu hết các trường hợp mắc bệnh dại đều do chó dại cắn

Bệnh dại là gì?

Bệnh dại là một bệnh từ động vật (một bệnh lây truyền từ động vật sang người), gây ra bởi virut dại. Chó nhà là ổ chứa virus phổ biến nhất, với hơn 99% trường hợp tử vong ở người do bệnh dại qua trung gian chó gây ra.

Virus này được truyền từ nước bọt của động vật dại và thường xâm nhập vào cơ thể con người thông qua các vết trầy xước hoặc do tiếp xúc trực tiếp bề mặt niêm mạc da. Virus không thể xâm nhập vào cơ thể con người nếu phần da vẫn còn nguyên vẹn. Trong tuyến nước bọt của súc vật chứa nhiều enzym hyaluronidase – yếu tố kích thích virus lan toả nhanh tới hệ thần kinh.

vac_xin_phong_benh_dai
Cấu trúc virus dại

Virus xâm nhập vào cơ thể và nhanh chóng di chuyển trong hệ thần kinh. Virus nhân lên gấp nhiều lần trong vài giờ đến vài tuần (thời gian ủ bệnh). Sau đó nhanh chóng lan đến các mút thần kinh vận động và cảm giác. Cuối cùng là thần kinh trung ương. Tại thời điểm này, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng lâm sàng, đột ngột và tử vong nhanh chóng sau 2-6 ngày.

Khi xâm nhập và nhân lên trong tế bào thần kinh, virus dại gây tổn thương não tủy ở các mức độ nặng nhẹ mà biểu hiện lâm sàng sẽ khác nhau.

Một số đặc điểm thường gặp của bệnh

Lúc đầu người bệnh có cảm giác đau đầu, bồn chồn, thổn thức, la hét, chán nản vô cớ, sợ hãi, sốt, khó chịu và những thay đổi cảm giác dị thường tại vết thương nơi bị súc vật cắn. Bệnh tiến triển đến liệt hoặc bị liệt. Các cơ nuốt của thực quản bị co thắt khi thử nước, nên người bệnh sợ nước, người bệnh mê sảng và co giật. Bệnh thường kéo dài từ 2 – 6 ngày rồi chết do liệt cơ hô hấp.

Chẩn đoán xác định bệnh bằng xét nghiệm kháng thể huỳnh quang đặc hiệu của tổ chức não hoặc phân lập virus trên chuột nhắt trắng, trên hệ thống tổ chức tế bào nuôi cấy.

Xem thêm: Đặc điểm và triệu chứng của bệnh Dại

Hiểu đúng về bản chất vaccine phòng bệnh dại

Vaccine phòng bệnh dại (vắc xin ngừa dại) là biện pháp duy nhất để ngừa bệnh dại hiện nay (cả trước và sau khi bị súc vật dại căn). Hiện có nhiều loại nhưng nhìn chung đều có chứa siêu vi (hay còn gọi là virus) gây bệnh dại đã được xử lí, làm cho bất hoạt (không hoạt động, không còn khả năng gây bệnh). Khi nghi ngờ bị chó dại cắn, nạn nhân sẽ được tiêm ngừa vắc xin dại đúng cách để 7-10 ngày sau khi tiêm, cơ thể người đó sinh ra đủ kháng thể chống lại siêu vi dại để không làm cho nạn nhân phát bệnh.

Tại Viêt nam hiện nay đang lưu hành phổ biến 3 vaccin phòng dại gồm: Verorab (Pháp), Abhayrab và Indirab (Ấn Độ). Đây đều là vaccin thế hệ mới, có độ tinh khiết cao giúp giảm các biến chứng khi tiêm vaccin. Tuỳ vào phác đồ khác nhau và mục đích tiêm, số lượng mũi tiêm và vị trí tiêm là khác nhau

vac_xin_ngua_dai

Dưới đây là các phác đồ tiêm vacxin dại đầy đủ:

Phác đồ tiêm phòng dại trước khi chưa bị cắn (tiêm dự phòng)

  • Mũi cơ bản: Tiêm bắp 3 mũi (0.5ml/liều) vào các ngày 0, 7 và 28.
  • Mũi nhắc lại: 5 năm tiêm lại 1 lần

Phác đồ tiêm phòng khi đã bị cắn (Tiêm bắp)

  • Người chưa tiêm dự phòng: Tiêm 05 mũi (0.5ml/liều) vào các ngày 0, 3, 7, 14, 28. Trong trường hợp phơi nhiễm độ III, cần phối hợp tiêm Immunoglobulin dại kết hợp.
  • Người đã tiêm dự phòng trong 5 năm gần đây: Tiêm 02 mũi vào ngày 0 và 3.
  • Người đã tiêm dự phòng không đều hay quá 5 năm: Tiêm 05 mũi vào các ngày 0, 3, 7, 14, 28. Cân nhắc tiêm thêm  Immunoglobulin tuỳ mức độ phơi nhiễm và thời gian từ lúc bị cắn

Một số phản ứng có thể có khi tiêm vaccine phòng bệnh dại gồm: gây ngứa, đau, sưng tại chỗ tiêm, buồn nôn & nôn, đau bụng, tiêu chảy, nhức đầu, mỏi mệt, chóng mặt, đau họng, sốt, đau cơ, đau khớp, dị ứng (có thể gây sốc phản vệ). Một trong những phản ứng nguy hiểm và hiếm gặp nhất của vaccine phòng bệnh dại là các phản ứng liệt não. Trên thực tế, chưa có tài liệu chính thức nào ghi nhận vaccine dại gây sa sút trí tuệ.

co_che_lay_truyen_benh_dai
Cơ chế lan truyền của virus dại lên não

Vậy liệu tiêm vắc xin ngừa dại có gây sa sút trí tuệ không?

Theo như các tài liệu y tế ghi nhận, ngoài những trường hợp gặp phản ứng hiếm gặp và dẫn đến những biến chứng nguy hiểm và gây ra sa sút trí tuệ, trí nhớ thì tính đến nay, chưa có trường hợp nào bị giảm sút trí tuệ sau khi tiêm vaccine phòng bệnh dại.

Theo nhận định của Thạc sĩ, Bác sĩ Bùi Ngọc An Pha – Giám đốc Y khoa hệ thống thế hệ cũ, được sản xuất từ tế bào não chuột có độ tinh khiết không cao, thì hiện nay, đã được cải tiến, chiết xuất từ tế bào thận, tế bào lưỡng bội của người người hoặc tế bào Vero tinh khiết. Đặc biệt, vaccine phòng bệnh dại thế hệ mới là vaccine bất hoạt (vaccine điều chế từ vi sinh vật đã bị bất hoạt nhưng vẫn giữ tính kháng nguyên), với quy trình sản xuất chặt chẽ, chất lượng được kiểm định gắt gao nên sẽ không có những phản ứng phụ như vắc xin đời cũ.”

Do đó, người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng các loại vaccine thế hệ mới hiện nay để phòng bệnh dại. Các phản ứng phụ đã được giảm thiểu tới mức tối đa. Việc tiêm vaccine phòng dài chính là biện pháp bảo vệ cơ thể, sức khỏe an toàn trước những đe dọa của bệnh dại. Người bệnh cũng sẽ không phải chịu nỗi lo lắng bị sa sút trí tuệ.

Việc cho rằng tiêm vắc xin ngừa dại gây sa sút trí tuệ là một khẳng định không chính xác, không có cơ sở khoa học và không có thực.

Tiêm phòng bệnh dại chủ động hoặc sau khi bị động vật cắn là một lựa chọn đúng đắn và sáng suốt để bảo vệ sức khỏe của mình và loại bỏ khả năng trở thành gánh nặng cho những người xung quanh. Hãy luôn có ý thức bảo vệ sức khỏe của mình và tỉnh táo trước những nhận định không có căn cứ.

Bài viết Thực hư chuyện tiêm vắc xin ngừa dại gây sa sút trí tuệ – Chuyên gia nói gì? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/thuc-hu-chuyen-tiem-vac-xin-ngua-dai-gay-sa-sut-tri-tue-chuyen-gia-noi-gi-74065/feed/ 0
Sự “hồi sinh” của bệnh Sởi trên toàn cầu https://benh.vn/su-hoi-sinh-cua-benh-soi-tren-toan-cau-60580/ https://benh.vn/su-hoi-sinh-cua-benh-soi-tren-toan-cau-60580/#respond Tue, 23 Apr 2019 07:16:26 +0000 https://benh.vn/?p=60580 Việc không tuân thủ, suy giảm tiêm vaccin phòng Sởi gần đây đã giấy lên nguy cơ cao của việc bùng phát bệnh Sởi trên toàn cầu

Bài viết Sự “hồi sinh” của bệnh Sởi trên toàn cầu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Việc không tuân thủ, suy giảm tiêm vaccin phòng Sởi gần đây đã giấy lên nguy cơ cao của việc bùng phát bệnh Sởi trên toàn cầu

Thực trạng

Năm 2000, bệnh sởi được tuyên bố sẽ được loại bỏ ở Hoa Kỳ, khi không có sự lây truyền virus kéo dài ở đất nước này trong hơn 12 tháng. Tuy nhiên, ngày nay, Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác đã loại bỏ căn bệnh này đang gặp phải sự bùng phát của bệnh sởi vì sự suy giảm trong phạm vi bảo hiểm vắc-xin sởi.

Theo một bình luận mới trên Tạp chí Y học New England của các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Viện Quốc gia về Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm (NIAID), một phần của Viện Quốc gia về Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm (NIAID). của Y tế, và Trung tâm Y tế Milton S. Hershey của Đại học Y khoa Pennsylvania.

Bạn viết gì về bệnh Sởi

Sởi là một bệnh cực kỳ dễ lây truyền qua các giọt hô hấp và các hạt khí dung có thể tồn tại trong không khí tới hai giờ. Thường thấy nhất ở trẻ nhỏ, bệnh được đặc trưng bởi sốt, khó chịu, nghẹt mũi, viêm kết mạc, ho và nổi mẩn đỏ, lở loét. Hầu hết những người bị sởi phục hồi mà không có biến chứng trong vòng một tuần.

Tuy nhiên, đối với trẻ sơ sinh, những người bị suy giảm miễn dịch và các nhóm dân số dễ bị tổn thương khác, hậu quả của nhiễm trùng sởi có thể nghiêm trọng. Các biến chứng hiếm gặp có thể xảy ra, bao gồm viêm phổi, viêm não, nhiễm trùng thứ cấp khác, mù lòa và thậm chí tử vong. Trước khi vắc-xin sởi được phát triển, căn bệnh này đã giết chết từ hai đến ba triệu người mỗi năm trên toàn thế giới. Ngày nay, bệnh sởi vẫn gây ra hơn 100.000 ca tử vong trên toàn cầu mỗi năm.

Làm thế nào để ngăn ngừa bệnh Sởi

Bệnh sởi có thể được phòng ngừa bằng vắc-xin vừa hiệu quả cao vừa an toàn. Mỗi biến chứng và cái chết liên quan đến bệnh sởi là một thảm kịch có thể phòng ngừa được của con người có thể tránh được thông qua việc tiêm phòng..

Một số người không muốn tiêm phòng cho trẻ em của họ dựa trên thông tin sai lệch phổ biến về vắc-xin. Ví dụ, họ có thể sợ rằng vắc-xin làm tăng nguy cơ mắc bệnh tự kỷ của con họ, đó là một thông tin giả dối gian lận và lừa đảo. Sự thật là một số rất ít người có chống chỉ định y tế hợp lệ với vắc-xin sởi, chẳng hạn như suy giảm miễn dịch nhất định, nhưng hầu như mọi người đều có thể được tiêm vắc-xin an toàn.

Nếu không tiêm Vaccin điều gì có thể xảy ra

Khi mức độ bao phủ vắc-xin giảm, chiếc ô bảo vệ suy yếu được cung cấp bởi sự bảo vệ gián tiếp miễn dịch bầy đàn có kết quả khi một tỷ lệ đủ cao của cộng đồng miễn dịch với căn bệnh mà trẻ em không được tiêm chủng và những người bị suy giảm miễn dịch có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Điều này có thể có hậu quả tai hại với bệnh sởi. Các tác giả mô tả một trường hợp trong đó một đứa trẻ bị sởi lây nhiễm 23 đứa trẻ khác trong một phòng khám ung thư nhi khoa, với tỷ lệ tử vong là 21%.

Nếu tỷ lệ tiêm chủng tiếp tục giảm, dịch sởi có thể trở nên thường xuyên hơn, một triển vọng mà các tác giả mô tả là đáng báo động. Đây là điều đặc biệt đáng lo ngại, vì bệnh sởi là một trong những bệnh truyền nhiễm dễ phòng ngừa nhất. Trên thực tế, có thể loại bỏ và thậm chí diệt trừ bệnh. Tuy nhiên, họ nói, để đạt được mục tiêu này sẽ đòi hỏi phải có hành động tập thể từ phía phụ huynh và các chuyên gia chăm sóc sức khỏe.

Benh.vn ( TH theo nih.gov)

Bài viết Sự “hồi sinh” của bệnh Sởi trên toàn cầu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/su-hoi-sinh-cua-benh-soi-tren-toan-cau-60580/feed/ 0
Hiệu quả của chương trình tiêm chủng vắc xin của Việt Nam dưới con mắt chuyên gia WHO https://benh.vn/hieu-qua-cua-chuong-trinh-tiem-chung-vac-xin-cua-viet-nam-duoi-con-mat-chuyen-gia-who-7301/ https://benh.vn/hieu-qua-cua-chuong-trinh-tiem-chung-vac-xin-cua-viet-nam-duoi-con-mat-chuyen-gia-who-7301/#respond Fri, 17 Jun 2016 06:18:31 +0000 http://benh2.vn/hieu-qua-cua-chuong-trinh-tiem-chung-vac-xin-cua-viet-nam-duoi-con-mat-chuyen-gia-who-7301/ Sau khi Việt Nam được tổ chức y tế thế giới WHO chứng nhận đạt tiêu chuẩn sản xuất vắc-xin trên thế giới. Ông Diorditsa Sergey - Phụ trách TCMR khu vực Tây Thái Bình Dương của WHO đã đánh giá rất cao vai trò và những đóng góp của Việt Nam đối với nền y học thế giới và cộng đồng…

Bài viết Hiệu quả của chương trình tiêm chủng vắc xin của Việt Nam dưới con mắt chuyên gia WHO đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Sau khi Việt Nam được tổ chức y tế thế giới WHO chứng nhận đạt tiêu chuẩn sản xuất vắc-xin trên thế giới. Ông Diorditsa Sergey – Phụ trách TCMR khu vực Tây Thái Bình Dương của WHO đã đánh giá rất cao vai trò và những đóng góp của Việt Nam đối với nền y học thế giới và cộng đồng…

Chương trình tiêm chủng vắc-xin được đánh giá cao

Ông Diorditsa Sergey, phụ trách TCMR khu vực Tây Thái Bình Dương của WHO cho biết “Vắc-xin được sử dụng trong chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn về an toàn chất lượng của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)”. Chương trình tiêm chủng không chỉ bảo vệ mà còn cứu sống được rất nhiều trẻ em. Tuy nhiên, nhiều bà mẹ chưa tin tưởng vào giải pháp ưu việt này…

Chương trình tiêm chủng của Việt Nam đã hết sức thành công, tỉ lệ bao phủ cao không chỉ bảo vệ mà còn cứu sống được rất nhiều trẻ em. WHO tính trung bình có khoảng 2,5 triệu em được cứu sống nhờ tiêm chủng.

Ở Việt Nam, sau 30 năm có khoảng 67 triệu trẻ em được bảo vệ. Năm 2000, Việt Nam được quốc tế công nhận là quốc gia đã thanh toán bệnh bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh vào năm 2005 và đang tiến tới mục tiêu loại trừ bệnh sởi.

Nhờ có vắc-xin và sự triển khai rộng rãi hoạt động tiêm chủng, nhiều thế hệ trẻ em đã được bảo vệ khỏi nhiều bệnh dịch nguy hiểm. Với những hiệu quả vô cùng to lớn của tiêm chủng mang lại, sẽ có thêm vắc-xin mới được đưa vào Chương trình TCMR, mở ra nhiều hy vọng cho sức khỏe cộng đồng.

Qua đó, Ông Diorditsa Sergey cũng đánh giá rất cao Chính phủ Việt Nam đã tổ chức triển khai tiêm phòng vắc-xin phòng bệnh sởi và rubella trong Chương trình TCMR năm 2014 – 2015. Trẻ tử 1 đến 14 tuổi sẽ được tiêm vắc xin sởi – rubella miễn phí. Điều này, ít quốc gia làm được.

Tính an toàn của vắc-xin

Chia sẻ về tính an toàn của vắc-xin trong chương trình TCMR tại Việt Nam, đại diện WHO cho biết vắc-xin sởi nội địa của Việt Nam được sản xuất với dây chuyền công nghệ của Nhật Bản và được WHO hỗ trợ, có tính an toàn và chất lượng cao. Vắc-xin Quinvaxem ngoại nhập cũng là một vắc-xin an toàn và có chất lượng, được tiền thẩm định bởi Cơ quan quản lý về vắc-xin (NRA) được WHO chấp thuận.

Đặc biệt, tất cả các vắc-xin trong chương trình TCMR của Việt Nam đều thuộc kiểm soát của hệ thống quản lý quốc gia của Bộ Y tế để quản lý chất lượng, tính hiệu quả và tính an toàn của vắc-xin.WHO tin tưởng vào điều đó bởi vắc-xin bại liệt nội địa (OPV) đã loại trừ được bệnh bại liệt tại Việt Nam.

Từ những kết quả trên, đại diện WHO cũng khuyến cáo các bà mẹ nên tin tưởng về tính an toàn và chất lượng các vắc-xin dùng trong chương trình TCMR và chủ động đưa con em mình đi tiêm vắc-xin đúng lịch, đủ số mũi tiêm theo quy định.

Tuy nhiên, ông cũng khuyến cáo không có vắc-xin nào là an toàn 100%, kể cả vắc-xin dịch vụ hay mở rộng. Do đó, để giảm thiểu các nguy cơ phản ứng sau tiêm, các bà mẹ cần mang theo sổ tiêm chủng của trẻ khi đi tiêm và thông báo cho cán bộ y tế về tình trạng sức khỏe của con mình để có chỉ định tiêm vắc-xin phù hợp.

Ngoài ra, trẻ cần được theo dõi 30 phút tại điểm tiêm chủng và tiếp tục theo dõi tại nhà ít nhất 48 giờ sau tiêm…

Hải Yến – Benh.vn

Bài viết Hiệu quả của chương trình tiêm chủng vắc xin của Việt Nam dưới con mắt chuyên gia WHO đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/hieu-qua-cua-chuong-trinh-tiem-chung-vac-xin-cua-viet-nam-duoi-con-mat-chuyen-gia-who-7301/feed/ 0