Benh.vn

Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng.

Trang thông tin Y học thường thức

Cập nhật – Tin cậy – Chính xác

Đăng ký Đăng nhập
facebook google youtube
  • Trang chủ
  • Tin tức
    • Tin sức khỏe cập nhật
    • Quy định y tế cập nhật
  • Bệnh
    • Tiêu hóa – Gan mật
    • Tim mạch
    • Hô hấp – Phổi
    • Tai – Mũi – Họng
    • Nội tiết – Tiểu đường
    • Ung thư
    • Cơ Xương Khớp
    • Máu và cơ quan tạo máu
    • Da tóc móng
    • Truyền nhiễm
    • Thận tiết niệu
    • Mắt
    • Răng hàm mặt
    • Tâm thần kinh
    • Sức khỏe sinh sản
    • Cấp cứu – Ngộ độc
    • Gen di truyền
  • Trẻ em
    • Bệnh trẻ em
    • Tiêm chủng
    • Dinh dưỡng cho trẻ
    • Chăm sóc trẻ
    • Dạy trẻ
  • Bà bầu
    • 42 tuần thai kỳ
    • Bệnh bà bầu
    • Dinh dưỡng bà bầu
    • Chăm sóc thai nhi
    • Kiến thức bà mẹ trẻ
    • Chuẩn bị mang thai
  • Nữ
    • Bệnh phụ nữ
    • Nội tiết phụ nữ
    • Chăm sóc phái đẹp
    • Vô sinh nữ
    • Bí mật EVA
  • Nam
    • Bệnh đàn ông
    • Nội tiết đàn ông
    • Chăm sóc phái mạnh
    • Vô sinh nam
    • Bí mật ADAM
  • Sống khỏe
    • Dinh dưỡng
    • Lối sống
    • Dưỡng sinh
    • Sức khỏe tình dục
    • Xét nghiệm – Giải phẫu bệnh – Chẩn đoán hình ảnh
  • Thuốc và biệt dược
    • Tra cứu thông tin thuốc
    • Tìm thuốc theo hoạt chất
    • Tìm thuốc theo bệnh
    • Gửi thông tin thuốc
  • Y học quanh ta
    • Mẹo vặt chăm sóc sức khỏe
    • Món ngon cho sức khỏe
    • Hướng dẫn sử dụng thuốc
    • Đông y
    • Tây y
    • Thực phẩm chức năng
    • Thiết bị y tế
    • Thuốc hay
  • Video Clip
    • Video bệnh
    • Video sản khoa
    • Video sức khỏe
  • Góc thư giãn
  • Về chúng tôi
Trang chủ » Bệnh » Truyền nhiễm » Đặc điểm và triệu chứng của bệnh Dại

Đặc điểm và triệu chứng của bệnh Dại

Tác giả: DS. Nguyễn Thị Phương Dung

Tham vấn y khoa: ThS. BS. Trần Việt Hùng

Theo dõi Benh.vn trên
Triệu chứng của bệnh dại

Bệnh dại ở người do virus gây ra và thường bị lây nhiễm thông qua vết cắn của động vật có virus Dại. Nếu động vật và người bị cắn không được tiêm phòng đầy đủ thì có nguy cơ mắc bệnh Dại với hậu quả nặng nề, thậm chí tử vong. Một số biểu hiện của bệnh Dại có thể phát hiện sớm bằng mắt thường.

  • Triệu chứng tay chân miệng ở trẻ như thế nào?
  • Thực hư chuyện tiêm vắc xin ngừa dại gây sa sút trí tuệ – Chuyên gia nói gì?
  • Bệnh chân tay miệng ở người lớn triệu chứng

Cập nhật: 03/03/2020 lúc 5:28 sáng

Mục lục

  • 1 Đặc điểm của bệnh Dại
    • 1.1 Virus dại
    • 1.2 Một số đặc điểm thường gặp của bệnh
  • 2 Triệu chứng của bệnh Dại
    • 2.1 Thời kỳ ủ bệnh
    • 2.2 Thời kỳ khởi phát
    • 2.3 Thời kỳ toàn phát
    • 2.4 Thể co thắt
  • 3 Phương thức và thời gian lây truyền bệnh Dại
  • 4 Xử trí sau khi bị súc vật cắn

Bệnh dại ở người do virus gây ra và thường bị lây nhiễm thông qua vết cắn của động vật có virus Dại. Nếu động vật và người bị cắn không được tiêm phòng đầy đủ thì có nguy cơ mắc bệnh Dại với hậu quả nặng nề, thậm chí tử vong. Tìm hiểu ngay các đặc điểm và triệu chứng của bệnh Dại cũng như xử lý vết cắn kịp thời trong bài viết dưới đây.

Chó chưa được tiêm phòng nguy cơ truyền bệnh Dại sang cho người

Đặc điểm của bệnh Dại

Bệnh Dại là bệnh của động vật, có thể là động vật hoang dại (thường là động vật ăn thịt: cáo, chó sói, chó rừng, dơi hút máu, dơi ăn côn trùng) hoặc động vật nuôi như chó, mèo, trâu, bò.

Virus dại

Virus dại xâm nhập vào cơ thể người từ động vật bị dại qua vết cắn, vết xước, vết liếm trên lớp da, niêm mạc bị tổn thương. Ở một số súc vật ăn thịt trong nước bọt của chúng có nhiều enzym hyaluronidaze là yếu tố có thể giúp cho virus dại lan toả nhanh hơn tới hệ thần kinh.

Là virus ái thần kinh. Dau khi xâm nhập nó tồn tại nhân lên tại vết thương từ vài giờ tới vài tuần. Sau đó nhanh chóng đi tới các đầu mút thần kinh cảm giác và vận động của hệ thần kinh ngoại biên. Cuối cùng chuyển tới cơ quan thần kinh trung ương.

Virus dại gây các triệu chứng của bệnh Dại

Vì thế virus dại chỉ tiếp xúc thoáng qua với hệ miễn dịch mặc dù gần đây có công trình cho rằng sự âm hoá virus dại khỏi hệ thần kinh qua kháng thể trung gian là có thể xảy ra. Khi đã có mặt ở trong nơron của hệ thần kinh ngoại biên, virus được vận chuyển trong acxon bằng dòng phản hồi của tế bào sợi acxon với tốc độ 0.3 mm/giờ tới hệ thần kinh trung ương, nơi nó tiếp tục được nhân lên. Phần cuống não bị nhiễm trước tiên, sau đó tới vùng dưới đồi và cuối cùng đến phần vỏ não bị tổn thương.

Tuy nhiên vào giai đoạn nhiễm cuối thì toàn bộ hệ thần kinh trung ương cũng như một số mô ngoài như tuyến nước bọt cũng bị nhiễm virus, nhưng cơ chế nhân lên cũng bắt đầu vào thời điểm nào thì chưa rõ. Khi xâm nhập và nhân lên trong tế bào thần kinh, virus dại gây tổn thương não tủy ở các mức độ nặng nhẹ mà biểu hiện lâm sàng sẽ khác nhau.

Một số đặc điểm thường gặp của bệnh

Lúc đầu người bệnh có cảm giác đau đầu, bồn chồn, thổn thức, la hét, chán nản vô cớ, sợ hãi, sốt, khó chịu và những thay đổi cảm giác dị thường tại vết thương nơi bị súc vật cắn. Bệnh tiến triển đến liệt hoặc bị liệt. Các cơ nuốt của thực quản bị co thắt khi thử nước, nên người bệnh sợ nước, người bệnh mê sảng và co giật. Bệnh thường kéo dài từ 2 – 6 ngày rồi chết do liệt cơ hô hấp.

Chẩn đoán xác định bệnh bằng xét nghiệm kháng thể huỳnh quang đặc hiệu của tổ chức não hoặc phân lập virus trên chuột nhắt trắng, trên hệ thống tổ chức tế bào nuôi cấy.

Triệu chứng của bệnh Dại

Bệnh dại do virus thuộc họ Rhabdo viridae, giống Lyssavirus gây nên.

Thời kỳ ủ bệnh

Thời kỳ này tương ứng với sự di chuyển và nhân lên của virus. Thời gian ủ bệnh dại dài hay ngắn tùy thuộc vào khoảng cách từ vị trí vết cắn đến thần kinh trung ương xa hay gần , vết cắn càng gần thần kinh trung ương thi thời gian ủ bệnh càng ngắn.

Thời gian ủ bệnh trung bình là 30 – 90 ngày (80% trường hợp), có những trường hợp nhanh dưới 20 ngày (5 – 10% trường hợp) hoặc chậm hơn 3 tháng (7 -20% trường hợp). Thậm chí kéo dài hơn cả năm (1,8% trường hợp). Thời gian ủ bệnh ngắn nhất được tìm thấy khi vết cắn ở đầu, mặt, tay và đặc biệt là đối với trẻ em. Triệu chứng của bệnh dại thời gian này không rõ ràng hoặc gần như không tìm được

Thời kỳ khởi phát

Từ 2 – 4 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân thấy đau nhức nơi vết cắn, vết cắn bị sưng tấy. Những dấu hiệu này lan rộng dọc theo hệ thống thần kinh và hệ thống bạch huyết. Đồng thời người bệnh còn có các triêu chứng: bồn chồn, thổn thức, la hét, chán nản vô cớ.

Thời kỳ toàn phát

Có 3 thể lâm sàng

Thể co thắt

Đây là thể thường gặp nhất. Triệu chứng của bệnh Dại thể co thắt gồm: co cứng, co thắt, co giật, run các cơ kể cả cơ mặt. Co thắt hô hấp và co thắt thanh quản khiến bệnh nhân khó thở là biểu hiện tổn thương hành tủy và là triệu chứng đặc trưng của bệnh. Triệu chứng đặc trưng của bệnh là nhân lên cơn dại:

  • Sợ nước: bệnh nhân thường rất khát nhưng khi uống nước họ bị co thắt lồng ngực, bị run câm cập. Trạng thái này qua mau nhưng để lại ân tượng kéo dài cho bệnh nhân, vì vậy họ không muốn uống nước mặc dù rất khát. Từ đó dẫn đến chỉ cần nhìn thấy 1 ly nước hoặc nghe tiếng nước chảy cũng sợ.
  • Sợ ánh sáng: được mô tả tương tự như biểu hiện sợ nước.

Tính cách bệnh nhân không bình thường. Bệnh nhân bị phấn khích quá độ khi bị kích thích. Không phát hiện thấy dấu hiệu mất tri thức.

Những cơn co thắt đầu tiên còn xa nhau, càng ngày càng dày hơn và người bệnh thường tử vong sau 3 – 4 ngày do ngất hoặc ngạt trong một cơn co thắt sợ nước hoặc sau một cơn hôn mê.

Triệu chứng của Bệnh Dại
Bệnh Dại thể co thắt là dạng phổ biến nhất

Thể liệt

Thể này hiếm hơn, kém điển hình hơn, không có dấu hiệu phấn khích quá độ. Bệnh xuất hiện rất nhanh sau giai đoạn co thắt, run. Liệt có thể tiên phát và bắt đầu ở 1 chi hoặc 2 chi dưới rồi lan lên trên (hội chứng Landry) hoặc xuống dưới. Người bệnh thường bị tử vong do ngạt nước hoặc ngất vào ngày thứ 4. Diễn tiến bệnh thường không quá 4 -10 ngày.

Thể cuồng

Bệnh nhân bị kích thích quá độ, có những phản ứng dữ tợn, trở nên hung bạo.Vì vậy bệnh nhân thường có những hành vi không bình thường như chống lại y, bác sĩ và những người quanh mình. Thể trạng suy sụp nhanh, hôn mê, ngất và chết.

Phương thức và thời gian lây truyền bệnh Dại

Nước dãi mang virus bệnh Dại của động vật truyền vào người qua vết thương hở

Nước dãi mang virus của súc vật bị dại được truyền sang súc vật hoặc người cảm nhiễm qua vết cắn, có thể qua vết cào, vết rách, xước trên da hoặc rất hiếm có thể qua niêm mạc còn nguyên vẹn.

Lây truyền từ người sang người có thể xảy ra từ nước dãi của người bị bệnh có virus dại. Nhưng cần lưu ý rằng sau khi bị chó dại cắn, nếu người bị cắn chưa lên cơn dại (nghĩa là người đó đang ở thời kỳ ủ bệnh) thì không có khả năng làm lây nhiễm bệnh. Tuy nhiên việc lây truyền bệnh từ người sang người mới chỉ có tài liệu công bố và nguyên nhân của trường hợp này là do cấy ghép giác mạc lấy từ người bị chết vì dại mà không được chẩn đoán.

Thời gian lây truyền bệnh ở chó hay các súc vật khác là 3 – 5 ngày trước khi có triệu chứng biểu hiện bệnh và trong suốt thời gian súc vật bị dại.

Xử trí sau khi bị súc vật cắn

Người bị chó, mèo cắn, kể cả khi con vật đã được tiêm phòng dại, cần xử lý ngay vết cắn bằng xà phòng hoặc chất sát trùng. Sau đó đến phòng tiêm vác xin dại tại viện Pasteur hoặc các trung tâm y tế dự phòng quận/huyện để khám và nhận điều trị dự phòng bằng kháng huyết thanh hoặc vắc xin dại theo thường quy.

Chú ý theo dõi triệu chứng biểu hiện của súc vật cắn người từ 7 – 15 ngày. Mục đích để phát hiện những dấu hiệu nghi ngờ bệnh dại. Súc vật cắn người này không được giết chết. Nếu súc vật bị nhiễm virus dại trong thời gian cắn người thì những triệu chứng dại ở súc vật đó sẽ xuất hiện khoảng 5 -7 ngày sau khi cắn. Những biểu hiện ở súc vật như thay đổi tính tình, chó dễ bị kích động hoặc liệt và chết.

Tìm hiểu thêm về bệnh dại và cách phòng ngừa

Chia sẻ
tre-dang-tiem-phong

Hà Nội: Số người mắc viêm não Nhật Bản đang gia tăng

Bệnh viêm não Nhật Bản là bệnh hay gặp vào các tháng mùa Hè, đặc biệt ở những trẻ chưa được tiêm hoặc tiêm không đầy đủ văcxin phòng bệnh.

Có thể bạn quan tâm: Bệnh dại , Bệnh truyền nhiễm , Bị chó mèo cắn , Vắc xin dại , Virus dại

Sản phẩm nổi bật

san-loc-vang-cung-plasmakare
suc-hong-mieng-plasmakare-diet-covid
kien-ba-khoang-gel-plasmakare-no5

Bài viết liên quan

qc2

Top 3 nước súc họng diệt khuẩn, ngăn chặn covid, virus gây bệnh hô hấp tốt nhất

29/09/2021

qc1

Top 6 loại kem bôi viêm da cơ địa tốt nhất hiện nay

29/09/2021

qc2

Review 6 loại xịt chống muỗi tốt nhất cho bé hiện nay

15/09/2021

Những điều cần biết về vac-xin phòng dại mới

04/03/2018

Bệnh dại, chẩn đoán và xử trí sau khi có vết thương chó cắn

15/11/2018

Biểu hiện bệnh Dại ở người

12/05/2020

Xem nhiều nhất

Khuyến cáo mới về tai biến thuốc ngừa thai

15/07/2017

Bệnh viêm gan virus C mạn tính

15/10/2018

Đừng sống bằng định kiến của ngày hôm qua

06/02/2017

bữa sáng lành mạnh

7 cách đơn giản để luôn có bữa sáng ít tinh bột và đường

06/07/2019

Trung Quốc: Số người nhiễm virus cúm H7N9 đang gia tăng

21/08/2016

Bệnh sởi và Priorix thuốc tiêm phòng bệnh

04/09/2018

Bình luận về bài viết

  1. Chi đã bình luận

    09/06/2018 at 6:18 chiều

    Hoàng khánh chi

    Trả lời
  2. Công Định đã bình luận

    04/07/2018 at 12:05 chiều

    mẹ em bị chó cắn khoảng 4-5 ngày trước
    bây giờ ngay vết cắn xuất hiện vết bầm tím và có dấu hiệu ngứa ngáy
    liệu mẹ em có cần đi tiêm không ?

    Trả lời
    • admin đã bình luận

      20/07/2018 at 12:32 sáng

      Chào bạn,
      Để đảm bảo an toàn cho người bị cắn, tốt nhất nên thực hiện đúng nguyên tắc xử lý khi bị súc vật cắn:
      “Người bị chó, mèo cắn, kể cả khi con vật đã được tiêm phòng dại, cần xử lý ngay vết cắn bằng xà phòng hoặc chất sát trùng. Sau đó đến phòng tiêm vác xin dại tại viện Pasteur hoặc các trung tâm y tế dự phòng quận/huyện để khám và nhận điều trị dự phòng bằng kháng huyết thanh hoặc vắc xin dại theo thường quy.”
      Benh.vn là kênh thông tin cung cấp những kiến thức căn bản giúp người dân có thể tự chăm sóc sức khỏe tại nhà. Benh.vn không có chức năng chẩn đoán và điều trị. Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Bạn có thể đưa mẹ đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám
      Chúc bác và bạn mạnh khỏe.

      Trả lời
  3. Nhi đã bình luận

    05/07/2018 at 12:00 sáng

    Con em đùa với chó bị chó cắn vết thương nhẹ thôi ,chó cũng không bị dại thế em có nên đi chích ngừa cho bé không ạk, ?

    Trả lời
    • admin đã bình luận

      20/07/2018 at 12:29 sáng

      Chào bạn,
      Để đảm bảo tốt nhất cho bé bạn nên cho bé tới cơ sở tiêm phòng để khám và thực hiện thực hiện mũi chích ngừa để dự phòng hoặc điều trị. Bạn có thể theo dõi thêm về hành vi của con chó đã cắn bé. Chú ý theo dõi triệu chứng biểu hiện của nó từ 7 – 15 ngày để phát hiện những dấu hiệu nghi ngờ bệnh dại. Súc vật cắn người này không được giết chết. Nếu súc vật bị nhiễm virus dại trong thời gian cắn người thì những triệu chứng dại ở súc vật đó sẽ xuất hiện khoảng 5 -7 ngày sau khi cắn với những biểu hiện thay đổi tính tình, chó dễ bị kích động hoặc bị liệt và chết.
      Chúc bạn và bé khỏe mạnh

      Trả lời
  4. Phankhoa đã bình luận

    21/07/2018 at 7:47 sáng

    Admin cho em hỏi em bị con chó con chó đang chơi thì vô tình cái răng nó va vào rồi bị trầy có làm sao ko bác sĩ

    Trả lời
  5. Phương đã bình luận

    21/07/2018 at 11:07 chiều

    Cháu nhà e mới bị chó cắn nghe bảo chích dại rồi nhưng khi về tối cháu mệt mỏi và sốt thì có phải là chịu chứng của bệnh dại k ạ

    Trả lời
  6. Khúc Minh Châu đã bình luận

    22/07/2018 at 7:27 chiều

    Cách đây 6 ngày, mình đã lỡ chạm tay vào răng ( có nước dãi) của một con chó khi đi du lịch ở chùa ( phần vết thương trên tay mình cũng bị dính nước dãi của con chó), mình có đi khám nhưng khi người đi cùng mình nói với bác sĩ là con chó chỉ liếm vào tay mình thôi thì bác sĩ bảo là không sao và nói mình đi về. Mình vẫn còn thấy lo lắm, dạo này mình cũng hay bị run, thỉnh thoảng bị co giật, thường xuyên cảm thấy buồn ngủ, mệt và nhức đầu, vậy không biết là có vấn đề gì không?

    Trả lời
  7. Thanh Tú đã bình luận

    27/07/2018 at 1:40 chiều

    Em bi con cho lớn giỡn táp chơi vào tay nhưng bị xuất hiện một vết bầm nhỏ cỡ đầu tăm .Qua ngày sau em nặn mạnh ra thì mới ra một it máu thì có sa không a

    Trả lời
  8. Lê Minh Triết đã bình luận

    29/07/2018 at 7:25 chiều

    Em bị chuột hamster cắn chảy máu có sao không ạ

    Trả lời
  9. Nguyễn đình sơn đã bình luận

    31/07/2018 at 11:01 sáng

    Em bị chó cắn qua quần bò chỉ để lại dấu răng và hơi bầm xước lớp da mỏng ở chân nhưng không chảy máu. Em thấy hơi lo bác sĩ cho em hỏi nếu sau 15 ngày con chó cắn em bị chết lúc đấy đi tiêm có kịp không ạ. Thank

    Trả lời
    • admin đã bình luận

      07/08/2018 at 10:42 chiều

      Chào bạn,
      Bạn nên chủ động theo dõi trạng thái sức khỏe của cơ thể. Nếu bạn cảm thấy người mệt mỏi, bồn chồn thì bạn nên đến cơ sở y tế uy tín để tiêm phòng sớm. Hoặc nếu bạn thấy con chó có những biểu hiện bất thường như lờ đờ, hay sủi bọt mép thì bạn cũng nên đi khám sớm chứ không nên đợi sau 15 ngày. Vì như vậy là quá muộn để dự phòng vaccin
      Chúc bạn khỏe mạnh.

      Trả lời
      • Nguyễn Hoàng Hải đã bình luận

        02/09/2018 at 3:48 sáng

        Em k biết có bị chó liếm phải vết thương hở hay k, nhưng bây giờ em thấy mệt, buồn nôn vậy tiêm còn hiệu quả k ạ

        Trả lời
        • Trần Bích đã bình luận

          05/09/2018 at 10:04 chiều

          Chào bạn,
          Bệnh Dại là bệnh nguy hiểm. Bệnh dại có thể biểu hiện ra sớm nhưng cũng có những trường hợp phát tác sau 3-6 tháng. Nên tiêm phòng dại ngay khi bị cắn để dự phòng. Với trường hợp của bạn, bạn nên
          – Quan sát biểu hiện của con chó đã cắn, nếu con chó có biểu hiện dại cần phải xử lý ngay ổ dịch
          – Đến cơ sở y tế uy tín gần nhất để kiểm tra, có thể dự phòng bằng vaccin nếu chưa bị nhiễm
          Để chủ động phòng chống bệnh dại, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân khi bị chó, mèo cắn, cào, liếm cần: Rửa kỹ vết thương bằng nước và xà phòng đặc liên tục trong 15 phút, nếu không có xà phòng thì phải xối rửa vết thương bằng nước sạch – đây là biện pháp sơ cứu hiệu quả để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh dại khi bị chó, mèo cắn. Sau đó tiếp tục rửa vết thương bằng cồn 70%, cồn iod hoặc Povidone, Iodine. Hạn chế làm dập vết thương và không được băng kín vết thương. Đến ngay Trung tâm y tế gấn nhất để được tư vấn và tiêm phòng dại kịp thời. Chỉ có tiêm phòng mới ngăn ngừa không bị bệnh dại. Tuyệt đối không dùng thuốc nam, không tự chữa, không nhờ thầy lang chữa bệnh dại.
          Chúc bạn mạnh khỏe

          Trả lời
      • Huỳnh Lê Bảo Sương đã bình luận

        10/08/2020 at 8:29 chiều

        Dạ em chào bác sĩ. Cách đây 15 ngày em bị chó nhà em khoảng 2 tháng tuổi cắn vào đùi em sau mấy ngày thì vết cắn bị bầm vàng nhưng vài ngày sau rồi hết . Vết cắn đó đã quan sát cún 10 ngày vẫn sống khỏe mạnh không bị gì. Sau lần đó em lại bị cún cào trượt răng qua cổ tay em khoảng 4 ngày trước vết xước nhỏ nhưng chảy máu. Em đã rửa vết thương bằng xà phòng và nước muối. Em cảm thấy hơi tức ngực khó thở. Cho em hỏi em có bị gì không ạ. Và bệnh dại có biểu hiện như em không ạ. Mong được trả lời sớm

        Trả lời
        • Admin đã bình luận

          09/09/2020 at 4:10 chiều

          Chào bạn,
          Biểu hiện tức ngực, khó thở là biểu hiện có thể có trong rất nhiều vấn đề về sức khỏe. Triệu chứng của bệnh dại, bạn có thể tham khảo trên bài viết trên đây, và biểu hiện bạn gặp phải không phải điển hình của bệnh dại. Tuy nhiên, bạn lưu ý đi tiêm phòng dại (nếu chưa thực hiện) sớm nhất là khi bản thân tiếp xúc với chó mèo thường xuyên, có nguy cơ bị cắn.

          Trả lời
  10. Tuyen đã bình luận

    31/07/2018 at 8:42 chiều

    Con e hk bik co bi cho can hk nua.hôm pua cn nhe tiếng cho sua .thay be dung gan con cho .sau do thay tay trai be co vết trầy. Đến hai kiếm tra thi thay vết trầy mắt tiêu vay cô nên dan be đi tiêm vacxin hk ak

    Trả lời
    • admin đã bình luận

      07/08/2018 at 10:34 chiều

      Chào bạn,
      Trước tiên, bạn có thể hỏi han bé trước xem bé có bị chó cắn không, có bị đau ở vết xước không, có cảm thấy mệt mỏi không. Thứ hai, bạn quan sát con chó xem có những biểu hiện như: sùi bọt mép, chết hoặc lờ đờ. Nếu chó nhà bạn có những biểu hiện như trên, bạn nên đưa con đi tiêm phòng dại sớm, do bệnh dại tiến triển rất nhanh.
      Chúc bạn và cháu khỏe mạnh

      Trả lời
  11. Nguyễn Thị Như Ý đã bình luận

    19/08/2018 at 7:51 sáng

    Chào Bác sĩ!
    Mẹ em bị chó con ở nhà nuôi cắn phải. Vết thương khá nhỏ và không có nhiều máu. Mẹ em cũng đã rửa vết cắn và đắp thuốc lên vết thương. Hiện em đang theo dõi chú chó được hai ngày và chưa thấy dấu hiệu phát dại trên chó. Cho em hỏi nếu chú chó nhà em vẫn bình thường sau 10-15 ngày thì mẹ em không bị gì phải không ạ? Có cần phải đi tiêm vacxin không tại vì em nghe nói nếu không bị dại mà tiêm vacxin sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người. Mong Bác Sĩ giúp đỡ em với ạ. Em cám ơn rất nhiều

    Trả lời
    • Admin đã bình luận

      20/08/2018 at 9:19 chiều

      Chào bạn,
      Nếu như vết thương đã được vệ sinh sạch sẽ, chó được theo dõi không có biểu hiện bệnh thì bạn có thể yên tâm về người bị cho cắn. Tuy nhiên, để cẩn thận, bạn vẫn có thể cho người bị chó cắn đi tiêm phòng và không ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe. Tiêm vắc xin phòng dại thường ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của người đang trong độ tuổi phát triển, với người trưởng thành, sự ảnh hưởng này không thực sự có ý nghĩa, trừ khi bệnh nhân đang có nhiều bệnh mạn tính.
      Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe,

      Trả lời
  12. thái đã bình luận

    26/08/2018 at 1:24 chiều

    E bị chó làm sước da nhưng bé ko có biểu hiện dại thì có cần đo tiêm chủng ko

    Trả lời
  13. đặng trà giang đã bình luận

    26/08/2018 at 8:17 chiều

    cho em hỏi, em bị con chó nhà em nuôi 5 tháng cắn ở tay một dấu nhỏ, đến nay cũng hơn ba tuần mà em k sao, nhưng con chó mà em nuôi vừa mới ốm chết, em có cần tiêm k ạ? ”

    Trả lời
  14. Bùi Ngọc Bích đã bình luận

    30/08/2018 at 2:31 sáng

    Chào bác sĩ ạ
    Con em bị chó con nhà cắn ngày hôm qua, và em đã cho cháu đi tiêm vacxin phòng ngừa rồi ạ. Nhưng cháu ngủ đêm có triệu chứng đau đầu và sốt, ngạt mũi khó chịu, mỏi tay chân
    Vậy em hỏi bác sĩ liệu con em được tiêm rồi có bị sao ko ạ.

    Trả lời
  15. Bùi Ngọc Bích đã bình luận

    30/08/2018 at 2:38 sáng

    Chào bác sĩ .
    Con em bị chó cắn 1 ngày rồi và đã được tiêm phòng nhưng khi buổi tối đi ngủ cháu bị sốt, đau đầu, mỏi tay chân, ngạt mũi khó thở. Vậy e hỏi bác sĩ con em được tiêm rồi có bị sao ko ạ.
    Cảm ơn bác sĩ ạ.

    Trả lời
    • Trần Bích đã bình luận

      05/09/2018 at 10:11 chiều

      Chào chị
      Các biểu hiện như chị nêu trên không phải biểu hiện của bệnh dại mà là triệu chứng có thể gặp khi tiêm vaccine do. Nguyên nhân chủ yếu do thể chất yếu (tiêm khi cơ thể yếu, mất máu…), hệ miễn dịch kém dẫn đến các phản ứng ngược lại của thuốc đối với cơ thể trẻ.Nếu vậy, chị cần đưa ngay cháu đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý nhé. Trước đó chị có thể xử lý bằng các cách hạ sốt trước.

      Trả lời
  16. Vô danh đã bình luận

    14/09/2018 at 6:01 chiều

    Bác sĩ ơi em có bị mèo cào chảy máu 1 vết ngay đầu ngón tay khoẳng 5mm , mèo ở nhà cô em đã được tiêm phòng với lại nó chỉ ở trong nhà suốt , em đang rất hoang mang mấy ngày nay , em có bị sao ko bác sĩ

    Trả lời
    • Trần Bích đã bình luận

      30/09/2018 at 1:36 chiều

      Chào bạn
      Nếu chó mèo đã được tiêm phòng dại thì khả năng bị dại đã được giảm bớt. Bạn theo dõi các biểu hiện của mèo nếu không có biểu hiện bất thường như lờ đờ, sùi bọt mép thì không sao bạn nhé.Tuy nhiên nếu cảm thấy cơ thể không ổn bạn nên theo dõi và đi khám nếu cần.
      Chúc bạn mạnh khỏe

      Trả lời
  17. Anh Duy đã bình luận

    25/09/2018 at 7:48 chiều

    cho mik hỏi : mình bị chó con nhà cắn ( chó đã tiêm phòng dại -phòng đầy đủ) vào 18/8 … nhưng sau đó vài tiếng mình đi tiêm phòng dại ngay
    nhưng nghe gia đình nên chỉ tiêm đúng 1 mỗi
    qua hơn 1 tháng chó vẫn sống bình thường nhưng tối (22/9) 3 hôm trc chó nhà e bỗng lên cơn co giật sủi bọt mép rùi chết sáng hôm qua (24/9)
    nhà có chở nó qua thu ý phường bác sĩ phường nhìn biểu hiện nó nói nghi là uốn ván ( ko thấy có dấu hiệu dại) thôi
    rất đột ngột và rất nhanh T_T … em có cần tiêm ngừa ko

    Trả lời
    • Trần Bích đã bình luận

      30/09/2018 at 1:33 chiều

      Chào bạn, bệnh dại có thời gian ủ bệnh từ 1-3 tháng. Nếu chó nhà bạn có hiện tượng chết do uốn ván thì bạn không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, hãy nói điều này với bác sĩ để có những tư vấn cụ thể hơn, đồng thời theo dõi cơ thể của mình.
      Chúc bạn mạnh khỏe

      Trả lời
      • Dung đã bình luận

        21/10/2018 at 8:07 chiều

        E đang mang thai khoảng 2 tuần nữa e sinh mà e bị chó cắn kg bị chảy máu nhưng có 1dấu răng, trên tay, e lấy nước xà phòng rửa rồi nhưng e thấy hơi đau. vậy bác sĩ cho e hỏi e cần tiêm vắc xin liền hay để theo dõi con chó, nhưng chích ngừa có ảnh hưởng thai nhi kg , nếu còn chó kg bị dại kg chích ngừa thì e bé sau sinh có ảnh hưởng gì không, e xin bác tư vấn, e cám ơn. ..

        Trả lời
        • Admin đã bình luận

          23/11/2019 at 3:31 sáng

          Chào bạn,
          Không tiêm vắc xin dại khi đang mang bầu trừ khi lợi ích vượt quá nguy cơ. Bạn nên tới ngay cơ sở y tế chuyên khoa sản uy tín để được bác sỹ kiểm tra trực tiếp. Bạn lưu ý theo dõi tình trạng của chó sau khi cắn người, có dấu hiệu bất thường phải báo ngay cho bác sỹ.
          Chúc bạn mạnh khỏe,

          Trả lời
  18. Nhân đã bình luận

    01/10/2018 at 11:28 chiều

    Em chào Bác Sỹ!
    Bác sỹ cho em hỏi em mới bị chó cắn hồi sáng, ở dưới đầu gối một tý vì em mặc quần dài nên không chảy máu,nhưng trên da em in hình đúng 4 cái răng chó ,vừa bị cắn xong em có rửa bằng xà bông rất nhiều lần, chó này là chó nhà hàng xóm mới đẻ gần một tháng (người ta nó chó đã được tiêm dại nhưng em không tin người ta)…giờ em hoang mang quá, em không đi chích vắc xin liền vì hồi nhỏ em bị chó cắn rất nhiều lần và đã chích vắc xin rất nhiều lần, hơn một chục lần rồi, nên giờ em bị ám ảnh đi chích vắc xin. Nếu em theo dõi con chó đó trong vòng 15 ngày mà nó không có biểu hiện của bệnh dại vẫn bình thường thì em không đi chích vắc xin để hoài như vậy được không?
    P/s :năm nay em 23 tuổi, giớ tính: Nam
    Mong Bác Sỹ trả lời giúp em….cám ơn Bác Sỹ nhiều!!!

    Trả lời
    • Trần Bích đã bình luận

      23/10/2018 at 2:43 chiều

      Chào bạn
      Đầu tiên, nếu không có sự tiếp xúc giữa dịch bệnh (virus- thường trong tuyến nước bọt của vật nuôi) với máu thì có thể yên tâm 1 phần là khả năng bị Dại cho người rất thấp. Thứ 2 bạn đã có tiêm vaccin phòng Dại nhưu vậy cơ thể bạn đã có sẵn kháng thể chống bệnh Dại rồi bạn nhé. Tuy nhiên để yên tâm bạn nên
      – Theo dõi vật nuôi: xem con vật có lang thang, bỏ ăn, lừ đừ không
      – Theo dõi sức khỏe bản thân: có thấy người mệt mỏi, ốm sốt không?
      Theo dõi ít nhất 15 ngày. Nếu có bất cứ dấu hiệu bất thường nào cũng nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất.

      Trả lời
  19. Hoàng Văn Yên đã bình luận

    02/10/2018 at 5:21 sáng

    E bị chó cắn hôm 27 và hôm 28 e đi tiêm bây giờ e cảm thấy trong người mệt mỏi khó thở mất ngủ cho e hỏi e bị sao ạ

    Trả lời
    • Trần Bích đã bình luận

      22/10/2018 at 10:32 sáng

      Chào bạn,
      Hiện tượng của bạn do có phản ứng phụ của thuốc. Bạn cần quay lại ngay cơ sở y tế và để bác sĩ theo dõi.
      Chúc bạn mạnh khỏe

      Trả lời
  20. vũ trần đã bình luận

    04/10/2018 at 2:56 chiều

    e có bị mèo cào 1 vết xước nhỏ trên tay. sau đó mèo có dấu hiệu bỏ ăn và ểu oải. e chỉ mới bị cào 2 ngày nay. bác sĩ cho e hỏi vết xước đó có cần phải đi chích ngừa k ạ ?

    Trả lời
    • Trần Bích đã bình luận

      21/10/2018 at 9:31 chiều

      Chào bạn
      Bạn nên theo dõi cơ thể và theo dõi vật nuôi trong vòng 10-15 ngày. Nếu vết xước đã được vệ sinh bằng xà phòng và không tiếp xúc với nước bọt của vật nuôi thì khả năng cao là không vấn đề gì bạn nhé. Tuy nhiên, trong quá trình theo dõi bạn hoặc vật nuôi có những biểu hiện lạ, như: Bạn thấy mệt mỏi nóng sốt dễ cáu giận, vật nuôi lờ đờ mệt mỏi lang thang thì bạn nên đến cơ sở y tế để trích ngừa
      Chúc bạn mạnh khỏe.

      Trả lời
  21. Thành đã bình luận

    08/10/2018 at 7:52 sáng

    Bác sĩ cho em hỏi
    Em ngũ trong chốt bảo về sáng ra thấy máy vết cắn
    Em đã bị 5 ngày rồi
    Hôm qua tới nay em thấy cảm sốt nhức đầu
    Cho em hỏi phải bệnh dại không ạ

    Trả lời
    • Trần Bích đã bình luận

      21/10/2018 at 9:23 chiều

      Chào bạn,
      Nếu bị chó dại cắn, diễn biến bệnh dại theo 2 giai đoạn cụ thể. Giai đoạn 1 (khoảng 1 – 5 ngày) thường gây sốt, chóng mặt,chán ăn. Giai đoạn 2 tiếp sau đó bệnh nhân có biểu hiện như giai đoạn 1 nhưng nặng hơn, huyết áp tăng hoặc giảm, vã mồ hôi, ngại nước ngại gió… nặng nhất có thể tử vong. Do vậy với biểu hiện của bạn phải lập tức đến cơ sở y tế để khám và tiêu vaccin phòng dại. Bạn cần theo dõi chặt chẽ sức khỏe và nếu có biểu hiện sức khỏe xấu phải lập tức quay lại cơ sở y tế.
      Chúc bạn mạnh khỏe

      Trả lời
  22. Nguyễn Huy Việt đã bình luận

    09/10/2018 at 8:31 chiều

    Em bị chó cắn cách đây 3 ngày nhưng vết cắn qua quần bò nên không có vết thương hở mà chỉ bị đỏ một thời gian ngắn rồi mất có cần đi tiêm phòng không ạ
    mong bác sĩ trả lời giúp

    Trả lời
    • Trần Bích đã bình luận

      21/10/2018 at 9:25 chiều

      Chào bạn
      Virus dại chỉ lây truyền qua đường máu tức là có sự tiếp xúc với vết thương hở hoặc bị vật nuôi cắn. Do đó, với trường hợp bạn thì không có vấn đề gì bạn nhé. Tuy nhiên nếu có thể hay theo dõi sức khỏe của bạn. Nếu có những biểu hiện nóng sốt, mệt mỏi cần đến ngay cơ sở y tế.
      Chúc bạn mạnh khỏe

      Trả lời
  23. Đức đã bình luận

    12/10/2018 at 9:47 chiều

    Cho e hỏi bữa cháu có làm rơi cái bánh mì bị chó liêms r con bé ăn phải thì có bị sao không ạ

    Trả lời
  24. Đức đã bình luận

    12/10/2018 at 10:03 chiều

    Bữa cháu nhà e có rơi cái bánh mì bị chó liếm cháu vô tình ăn được xin hỏi có bị s k ạ

    Trả lời
    • Trần Bích đã bình luận

      21/10/2018 at 9:14 chiều

      Chào bạn
      Virus dại chỉ lây truyền qua đường máu tức là có sự tiếp xúc với vết thương hở hoặc bị vật nuôi cắn. Do đó, với trường hợp bé nhà bạn thì không có vấn đề gì bạn nhé. Tuy nhiên, do chó ăn nhiều loại đồ ăn tạp, có thể trong nước bọt nhiễm 1 số loại vi khuẩn sẽ gây lây lan bệnh cho bé. Do đó, bạn nên để ý hơn nếu có vật nuôi trong nhà
      Chúc bạn và bé khỏe mạnh.

      Trả lời
  25. Phạm Minh Công đã bình luận

    21/10/2018 at 2:51 chiều

    Dạ em chào Bác Sĩ,
    Ba em bị chó nhà hàng xóm cắn vào ngày 11/9/2018, sau đó con chó bỏ nhà đi và chết sau 7 ngày nhưng ba em không hề hay biết. Chủ nhà bảo do dọa đánh nên nó mới bỏ đi. Đến ngày 23/9 thì ba em mới biết tin, ngày 25/9 ba em mới đi tiêm phòng vaccin (15 ngày sau khi bị cắn). Đến nay (21/10) ba em đã tiêm được 4 mũi vaccin theo hướng dẫn của cơ quan tiêm phòng. Em rất lo lắng khi đọc các tin tức về bệnh dại.
    Ba em bị cắn ở ngón chân út, lúc cắn ra rất nhiều máu nhưng cũng cầm máu khá nhanh (cắn lúc 10h sáng). Tối đó về thì vết cắn đau nhứt ba ngủ không được, sáng hôm sau ba ra trạm y tế lấy thuốc uống. Từ đó đến nay sức khỏe ba em rất bình thường, không đau đầu, mệt mỏi hay có biểu hiện gì cả. Chỗ vết cắn bị sưng đỏ 2 3 ngày gì đó là bình thường trở lại (sưng chỗ vết cắn thôi chứ ba em không cảm giác đau nữa).
    Con chó bỏ đi và có cắn thêm 1 người nữa (do nó đang nằm mà lại đuổi nó đi). Em hỏi thông tin thì con chó lúc đó cũng không có biểu hiện gì của bệnh dại như không chảy nước miếng, không gầm gừ, không có biểu hiện đỏ mắt, cũng không có dấu hiệu bị liệt (2 ngày sau đó thì nó chết).
    Vậy Bác sĩ có thể cho em xin thông tin mấy vấn đề sau không ạ:
    – Ba em có khả năng đã mắc bệnh dại không ạ? (nếu không chắc thì được khoảng bao nhiêu % ạ)
    – Nếu có mắc, ba em tiêm phòng sau 15 ngày thì tỉ lệ kháng bệnh vaccin được bao nhiêu % ạ? Em tìm thông tin khắp nơi mà không thấy giải đáp vấn đề này.
    – Biệu hiện cụ thể của bệnh dại như thế nào ạ? các biểu hiện ở bài viết trên hầu như ba em đều không có (trừ việc đau nhứt đêm đầu tiên và sưng chỗ cắn 2 3 ngày).
    – Có phương pháp xét nghiệm cho kết quả chính xác về việc mắc bệnh không ạ?

    Em rất mong được Bác sĩ giải đáp, em rất lo lắng và viết hơi nhiều, mong bác sĩ thông cảm.

    Trả lời
  26. Phạm Minh Công đã bình luận

    21/10/2018 at 3:00 chiều

    Dạ em chào Bác Sĩ, Bác sĩ có thể cho em hỏi thông tin này với ạ.
    Ba em bị chó nhà hàng xóm cắn vào ngày 11/9/2018, sau đó con chó bỏ nhà đi và chết sau 7 ngày nhưng ba em không hề hay biết. Chủ nhà bảo do dọa đánh nên nó mới bỏ đi. Đến ngày 23/9 thì ba em mới biết tin, ngày 25/9 ba em mới đi tiêm phòng vaccin (15 ngày sau khi bị cắn). Đến nay (21/10) ba em đã tiêm được 4 mũi vaccin theo hướng dẫn của cơ quan tiêm phòng. Em rất lo lắng khi đọc các tin tức về bệnh dại.
    Ba em bị cắn ở ngón chân út, lúc cắn ra rất nhiều máu nhưng cũng cầm máu khá nhanh (cắn lúc 10h sáng). Tối đó về thì vết cắn đau nhứt ba ngủ không được, sáng hôm sau ba ra trạm y tế lấy thuốc uống. Từ đó đến nay sức khỏe ba em rất bình thường, không đau đầu, mệt mỏi hay có biểu hiện gì cả. Chỗ vết cắn bị sưng đỏ 2 3 ngày gì đó là bình thường trở lại (sưng chỗ vết cắn thôi chứ ba em không cảm giác đau nữa).
    Con chó bỏ đi và có cắn thêm 1 người nữa (do nó đang nằm mà lại đuổi nó đi). Em hỏi thông tin thì con chó lúc đó cũng không có biểu hiện gì của bệnh dại như không chảy nước miếng, không gầm gừ, không có biểu hiện đỏ mắt, cũng không có dấu hiệu bị liệt (2 ngày sau đó thì nó chết).
    Vậy Bác sĩ có thể cho em xin thông tin mấy vấn đề sau không ạ:
    – Ba em có khả năng đã mắc bệnh dại không ạ? (nếu không chắc thì được khoảng bao nhiêu % ạ)
    – Nếu có mắc, ba em tiêm phòng sau 15 ngày thì tỉ lệ kháng bệnh vaccin được bao nhiêu % ạ? Em tìm thông tin khắp nơi mà không thấy giải đáp vấn đề này.
    – Biệu hiện cụ thể của bệnh dại như thế nào ạ? các biểu hiện ở bài viết trên hầu như ba em đều không có (trừ việc đau nhứt đêm đầu tiên và sưng chỗ cắn 2 3 ngày).
    – Có phương pháp xét nghiệm cho kết quả chính xác về việc mắc bệnh không ạ?

    Em rất mong được Bác sĩ giải đáp, em rất lo lắng và viết hơi nhiều, mong bác sĩ thông cảm.

    Trả lời
    • Trần Bích đã bình luận

      21/10/2018 at 9:04 chiều

      Chào bạn,
      Nếu bệnh nhân bị chó cắn sẽ có khoảng thời gian ủ bệnh từ 1 đến 4 ngày (nhiều nhất 1 tháng nhưng rất hiếm) là chó dại thì cơn dại sẽ phát trong khoảng thời gian 7 đến 40 ngày, trong khoảng thời gian 7- 10 ngày sau khi bị chó cắn là khoảng thời gian phổ biến nhất bệnh dại lên cơn. Do vậy sau khi bị chó dại cắn bạn nên theo dõi con chó cắn và các biểu hiện trên cơ thể ít nhất 15 ngày.
      Nếu bị chó dại cắn, diễn biến bệnh dại theo 2 giai đoạn cụ thể. Giai đoạn 1 (khoảng 1 – 5 ngày) thường gây sốt, chóng mặt,chán ăn. Giai đoạn 2 tiếp sau đó bệnh nhân có biểu hiện như giai đoạn 1 nhưng nặng hơn, huyết áp tăng hoặc giảm, vã mồ hôi, ngại nước ngại gió… nặng nhất có thể tử vong. Do vậy nếu có biểu hiện sức khỏe xấu phải lập tức quay lại cơ sở y tế.
      Từ những điều trên cho thầy với tình trạng sức khỏe của bố bạn là hoàn toàn khỏe mạnh nên bạn không cần quá lo lắng. Tuy nhiên vẫn nên tiêm vaccin phòng Dại khi sức khỏe đã hoàn toàn hồi phục và ngăn ngừa bệnh dại nếu không may lại bị vật nuôi cắn
      Chúc bạn và bố mạnh khỏe

      Trả lời
      • Phạm Minh Công đã bình luận

        21/10/2018 at 11:02 chiều

        Dạ em cảm ơn Bác Sĩ, nghe vậy em mừng quá.
        Em thấy có tài liệu bảo là ủ bệnh 6 tháng, 1 năm mới phát tán.
        Ở quê em thì người ta tính 100 ngày.
        Ba em bị cho cắn đến nay cũng được 41 ngày. Theo như bác sĩ nói thì em cũng đỡ lo phần nào.
        Bệnh dại thì có dấu hiệu nào là 100% xuất hiện không bác sĩ? Em đọc mấy bài thuốc dân gian bảo lấy lá trầu không với lá tràm xoa lên sống lưng để kiểm tra, nhưng em sợ mê tín lắm nên em không làm.

        Trả lời
        • Trần Bích đã bình luận

          23/10/2018 at 2:33 chiều

          Chào bạn
          Những dấu hiệu đặc trưng của bệnh dại thường xuất hiện như sủi bọt mép, co cứng, thể liệt. Tuy nhiên đó đã là giai đoạn muộn. Tốt nhất để tránh lo lắng và phòng bị vật nuôi tiếp tục cắn thì có thể cân nhắc tiêm vaccin phòng Dại cho vật nuôi bạn nhé
          Chúc bạn và ba mạnh khỏe

          Trả lời
  27. Dung đã bình luận

    21/10/2018 at 8:29 chiều

    E có bầu 2 tuần nữa sinh e bị chó cắn kg chảy máu nhưng có 1 vết răng nhưng e thấy hơi đau, e đã lấy xà phòng rửa ngay lÚc đó, cho e hỏi e cần tiêm vắc xin liền kg hay chờ theo dõi con chó, nếu con chó kg bị dại mà kg tiêm ngừa thì con e sau sinh có ảnh hưởng gì kg, bác sĩ cho e lời khuyên. , e cám ơn. .

    Trả lời
    • Trần Bích đã bình luận

      21/10/2018 at 8:53 chiều

      Chào bạn,
      Chó cắn mạnh có thể để lại dấu răng, bạn không nên quá lo lắng. Hãy theo dõi những biểu hiện của con chó (có chạy đi sau cắn không, có lờ đờ không, có co giật không?). Việc tiêm vắc-xin tuy chưa có bằng chứng chứng minh ảnh hưởng đến bạn hay thai nhi (trừ dị ứng, sốc …là những tác dụng phụ thường hoặc hiếm gặp khi tiêm vaccin), nhưng bạn đang mang bầu nên cẩn trọng hỏi ý kiến bác sĩ phụ sản của bạn để được chỉ định tiêm hay không? Tốt nhất vẫn là theo dõi thêm về tình trạng của bản thân, có sự theo dõi của bác sĩ
      Chúc bạn mạnh khỏe

      Trả lời
  28. Dat Trinh đã bình luận

    23/10/2018 at 7:18 sáng

    chào bác sĩ em bị mèo cắn do bắt nó vết cắn khá sâu đúng vào khớp của ngón tay giữa nay sưng tấy và đau đến nay đã được 4 ngày và em vẫn ăn ngủ và sinh hoạt bình thường hôm qua tay có đỡ em có vận động ít việc sáng dậy thấy đau lên khuỷu và bắp tay

    Trả lời
    • Trần Bích đã bình luận

      23/10/2018 at 2:34 chiều

      Chào bạn,
      Nếu bị chó, mèo dại cắn, diễn biến bệnh dại theo 2 giai đoạn cụ thể. Giai đoạn 1 (khoảng 1 – 5 ngày) thường gây sốt, chóng mặt,chán ăn. Giai đoạn 2 tiếp sau đó bệnh nhân có biểu hiện như giai đoạn 1 nhưng nặng hơn, huyết áp tăng hoặc giảm, vã mồ hôi, ngại nước ngại gió… nặng nhất có thể tử vong. Do vậy với biểu hiện của bạn phải lập tức đến cơ sở y tế để khám và tiêu vaccin phòng dại. Bạn cần theo dõi chặt chẽ sức khỏe và nếu có biểu hiện sức khỏe xấu phải lập tức quay lại cơ sở y tế. Còn nếu vẫn khỏe mạnh bình thường bạn có thể yên tâm hơn nhưng vẫn nên chú ý sức khỏe. Theo dõi biểu hiện của vật nuôi và cho chúng tiêm vaccin phòng dại để bảo vệ cả gia đình bạn nhé.
      Chúc bạn mạnh khỏe

      Trả lời
  29. Minh Thơ đã bình luận

    28/10/2018 at 9:13 chiều

    Thưa bác sĩ,em bị chó cắn cách đây 7ngày rồi,nhưng đến ngày thứ 8 em bắt đầu cảm thấy đau đầu,không sốt hay có biểu hiện lạ,em vẫn chưa đi tiêm phòng,chó nhà nuôi đã tiêm dại và sống rất khoẻ mạnh.Vậy em có sao không bác sĩ?mong bác sĩ cho lời khuyên,em cảm ơn

    Trả lời
  30. Phùng Ngà đã bình luận

    30/10/2018 at 6:06 chiều

    Cho e hỏi: e vừa bị chó cắn ngày hôm nay. E mặc quần dài nen chỉ bị xước nhẹ và hằn vết cắn. ( quần ko bị rách). E bị cắn ở bắp chân. Bsix hẹn ngày mai tiêm có sao ko ah

    Trả lời
    • Trần Bích đã bình luận

      31/10/2018 at 11:20 sáng

      Chào bạn
      Để yên tâm mai bạn hãy đến cơ sở y tế tiêm phòng. Chú ý theo dõi cơ thể và theo dõi tình trạng của vật nuôi. Bất cứ bất thường nào hãy báo ngay cho bác sĩ bạn nhé
      Chúc bạn mạnh khỏe

      Trả lời
  31. trieumao đã bình luận

    31/10/2018 at 11:03 chiều

    20 hôm chước e đùa vs chó nhà e r bị nó cào vào chân xước 1 vết khá to nhưng lúc đó e nghĩ k sao nên ko có rửa . hiện e theo dõi nó thì vẫn thấy nó bình thường . nhưng liệu e có dính virus dại k ạ e lo quá vì móng chân nó đi đất nhiều cũng bẩn

    Trả lời
  32. trieumao đã bình luận

    01/11/2018 at 10:28 chiều

    15 hôm chước e bị chó nhà cào xước chân vết khó to nhưng e tưởng k sao nên k có rửa , r vài hôm e đọc trên mạng có mấy trương hợp chó cào r phát dại, liệu e có dính virus k ạ . e lo quá

    Trả lời
  33. Tuan Anh đã bình luận

    24/04/2019 at 7:00 chiều

    Hôm mùng 3 tết em có về quê chơi vào lúc buổi tối. Em đang đạp xe đạp thì bổng dưng một con chó từ trong lề lao ra định cắn em lúc đó em chỉ nghe tiếng nó gầm gừ và em chạy thoát nó lúc đó em không để ý dưới chân mấy, sau đó em vội vã chạy về nhà thì đạp hụt bàn đạp làm cho cái bàn đạp xướt vào chân em 1 đường( có chảy máu) . Lúc về nhà em cũng k vệ sinh vết xướt mấy .Nhưng đến ngày hôm nay thì bắt đầu em có cảm giác hơi ngứa ngáy gần vùng bị xướt ko biết em có bị dại không ạ , em lo lắm

    Trả lời
    • Admin đã bình luận

      13/06/2019 at 10:18 sáng

      Chào bạn,
      Vết cắn đã từ lâu rồi mà không gây biểu hiện nào của bệnh dại thì bạn không nên quá lo lắng nhé. Biểu hiện hiện tại của bạn có thể là từ 1 nguyên nhân khác, bạn đi khám sức khỏe kiểm tra cẩn thận cho yên tâm nhé.
      Chúc bạn mạnh khỏe,

      Trả lời
  34. Minh An đã bình luận

    14/09/2019 at 11:33 chiều

    Chào anh/chị,
    Hôm 15/6, em đang ngủ thì bị chuột (mèo) cắn vào ngón chân út (do tối nên không rõ). Có chảy máu nhưng không nhiều, sau đó em nặn máu ra và rửa bằng xà bông. Vết thương chỉ rát một tí rồi hết, em cũng quên không đi chích ngừa ngay. Tới 17 ngày sau, em mới chích ngừa (không tiêm huyết thanh). Tới nay em đã chích đủ 5 mũi, nhưng trong thời gian chích ngừa em có sử dụng rượu bia, Vậy em có cần phải đi chích ngừa lại không ạ? Em cảm ơn.

    Trả lời
  35. Lê Hạnh đã bình luận

    12/10/2019 at 9:26 chiều

    Chào Bác Sĩ.
    Con em mới 16 tháng chẳng may chơi với mèo và bị nó cắn ở mu bàn tay. Về em cũng rửa xà phòng ở vết thương cho cháu. 1 lúc sau vết thương sưng tấy đỏ.
    Cho ra viện khám bác sĩ chỉ cho thuốc kháng sinh uống thôi.
    Vậy có nguy hiểm lắm không ạ.

    Trả lời
    • Admin đã bình luận

      23/11/2019 at 3:26 sáng

      Chào bạn,
      Bạn nên báo cáo cho bác sỹ trực tiếp khám cho bạn để có biện pháp xử lý thích hợp. Kháng sinh là cần thiết để phòng chống nhiễm khuẩn, còn việc tiêm phòng dại hay không, bác sỹ sẽ căn cứ tình hình thực tế.
      Chúc bạn mạnh khỏe,

      Trả lời
      • ngoc đã bình luận

        15/05/2020 at 2:28 sáng

        02:11
        cho em hỏi, em bị chó cắn ngày 23/4 và đi chích dại ngay chiều hôm đó, em đã chích 2 mũi và quên không đi chích tiếp. em theo dõi con chó nhà đến nay vẫn khoẻ mạnh bình thường. vậy cho em hỏi em có cần phải đi chích 2 mũi tiếp theo hay chích lại từ đầu không ạ?

        Trả lời
        • Admin đã bình luận

          16/05/2020 at 9:15 sáng

          Chào bạn,
          Việc chích ngừa sau khi bị chó cắn để phòng ngừa vì cần theo dõi tiếp chó cắn có gặp biểu hiện của dại hay không. Nếu sau 5-7 ngày chó cắn người vẫn khỏe mạnh bình thường thì nhiều khả năng chó không có dại. Dù sao, bạn cũng nên tiêm đủ mũi để tránh nguy cơ. Nếu tiêm chậm 1,2 ngày thì cũng không phải tiêm lại đâu bạn nhé. Vaccin phòng dại cũng có những tác dụng bất lợi chứ không an toàn 100% nên cũng khôn nên lạm dụng.
          Chúc bạn mạnh khỏe,

          Trả lời
  36. Lê thịnh đã bình luận

    10/07/2020 at 1:23 sáng

    Bác sỹ ơi cho em hỏi với ah. Em đang rất lo lắng . Con em bị chó người quen cắn tối ngày 5/7. Chiều ngày 6/7 em cho đi tiêm phòng dại ở trung tâm y tế dự phòng của tỉnh. Nhưng hôm nay ngày 9/7 theo lịch hẹn đi tiêm buổi chiều em cho đi tiêm nhưng cháu sốt nhẹ 38 độ nên bs không tiêm hẹn mai hết sốt thì tiêm. Cháu vẫn sốt từ chiều tới tối có lúc lên 39 độ . Cháu cho uống hạ sốt thì thấy giảm nhưng k ngắt hẳn vẫn thấy sốt nhẹ. Và thấy cháu kêu khó thở nghẹt mũi khô họng đòi uống nước. Trước đó không bị ho và sổ mũi. Vậy ngày mai 10/7 cháu vẫn sốt thì có tiêm được tiếp văc cin dại không? Và đó có phải là triệu trứng bị nhiễm bệnh không? Nếu phải đi viện kiểm tra thì nên đến bệnh viện nào ah Vết cắn ở Mông Qua quần vừa cắn xong thì thấy vểt hằn của răng sau một lúc mới thấy dớm máu. Hiện con chó vẫn bình thường không có biểu hiện bất thường.

    Trả lời
    • Admin đã bình luận

      18/07/2020 at 9:34 sáng

      Chào bạn,
      Nếu chỉ sốt ho, sổ mũi thì bạn nên cho tới bệnh viện chuyên khoa hô hấp hoặc đa khoa kiểm tra thăm khám nhé. Khi nào khỏe mới tiếp tục tiêm phòng bổ sung. Ngoài ra bạn cần theo dõi tình trạng của chó đã cắn người, nếu chó không có biểu hiện gì khác thường thì bạn đừng quá lo lắng.
      Chúc bạn mạnh khỏe,

      Trả lời
  37. Hoàng văn hưng đã bình luận

    24/07/2020 at 12:37 chiều

    Chào bác sĩ! Cách đây khoảng 4 tháng trước nhà e có nuôi 1 chú cho 3 tháng tuổi. Biểu hiện ban đầu chó bị vướng họng. Ho và khạc bỏ ăn lần đó e bắt nó để kiểm tra và đã vô tình bị cắn vài ngày sau chó có biểu hiện bỏ ăn. Khó nuốt bị liệt chân và chết ạ. Hiện tại em vẫn chưa đi tiêm phòng vậy có nguy hiểm không và hiện tại có thể đi tiêm ngừa ko ạ.
    Em xin cảm ơn

    Trả lời
    • Admin đã bình luận

      24/07/2020 at 1:27 chiều

      Chào bạn,
      Bạn cần tới ngay cơ sở y tế như Trung tâm y tế dự phòng để kiểm tra nhé. Biểu hiện của thú nuôi như vậy rất đáng quan ngại.
      Chúc bạn mạnh khỏe,

      Trả lời
  38. Giao Linh đã bình luận

    05/12/2020 at 8:24 chiều

    Dạ chào bác sĩ.mẹ e bị mèo con ở nhà cào xước da ở đùi khoảng 5 ngày nay. Vết xước đỏ, không chảy máu. Lúc trước mẹ e có tiêm vaccin vì bị chó nhà cắn. Vậy có cần tiêm ngừa không ạ?

    Trả lời
    • Admin đã bình luận

      08/12/2020 at 11:52 chiều

      Chào bạn,
      Nếu chỉ là vết cào của mèo gây xước da thì bạn chú ý vệ sinh, sát trùng trên da là được.
      Chúc bạn mạnh khỏe,

      Trả lời
  39. Sau đã bình luận

    13/05/2021 at 12:04 chiều

    Bác sĩ ơi
    Bé 1tuổi khi bị chó cào chỉ bị đỏ , đã theo dõi được 14 ngày mà bé không sốt , không có biểu hiện . Còn con chó thì chết vì đánh nhau với con chó hàng xóm thì làm sao , có bị sao không ạ , theo giõi bao nhiêu ngày

    Trả lời
    • Admin đã bình luận

      13/05/2021 at 1:30 chiều

      Chào bạn,
      Thông thường chó cắn có thể truyền virus dại, đối với trường hợp bé bị chó cào thì nguy cơ rất thấp. Ngoài ra, 14 ngày không có biểu gì hiện bất thường thì bạn tạm thời có thể yên tâm rồi.
      Trân trọng,

      Trả lời
  40. Vi đã bình luận

    22/06/2021 at 10:33 chiều

    Dạ em chào bác sĩ, cháu nhà em cầm tô nước của chó uống, sau nửa tháng chó bệnh và liệt vẫn ăn uống không sùi bọt mép và chết, cháu em sau 1 tháng thì bị sốt. Bác sĩ cho em hỏi virut dại có lây qua đường miệng không ạ, em cảm ơn bác sĩ nhiều lắm

    Trả lời
    • Admin đã bình luận

      05/07/2021 at 8:37 sáng

      Chào bạn,
      Bạn nên đi tiêm phòng sớm.
      Chúc bạn mạnh khỏe,

      Trả lời
  41. Mai đã bình luận

    09/07/2021 at 4:15 chiều

    Dạ e chào Bác sĩ ạ, e có bị mèo cắn một lỗ nhỏ ngay kẽ tay, sau đó e có nặn ra máu, trong vòng 1 tuần e ko có bị sốt gì hết, nhưng đến ngày thứ 12 thì e có bị sốt, vậy e có bị sao ko ạ

    Trả lời
    • Admin đã bình luận

      24/07/2021 at 11:42 chiều

      Chào bạn,
      Bạn cần quan sát tình trạng của mèo để quyết định có đi tiêm phòng hay không. Nếu bạn sốt cao thì nên tới cơ sở y tế khám, làm xét nghiệm cẩn thận.
      Chúc bạn mạnh khỏe,

      Trả lời
  42. Phạm thị lan đã bình luận

    21/07/2021 at 10:45 chiều

    Bác sĩ ơi cho con hỏi khi bị răng chó đụng trúng mà có vết bầm vs máu thì có nên đi tiêm hk ạ

    Trả lời
    • Admin đã bình luận

      24/07/2021 at 11:36 chiều

      Chào bạn,
      Nếu không có vết xước thì không cần tiêm. Trường hợp nếu bị răng chó đụng vào gây xước hoặc chảy máu thì nên đi tiêm phòng dại.
      Chúc bạn mạnh khỏe,

      Trả lời
  43. như huỳnh đã bình luận

    31/07/2021 at 10:45 chiều

    bé nhà e được 3 tuổi cách đây 3ngày bé có bị chó nhà cắn trên cánh tay nhưng vết cắn in dấu răng chỗ cắn bị bầm xanh có trầy da nhẹ k sâu có rươm rướm máu nhưng không nhiều.e có vệ sinh bằng xà phòng rửa nước muối,sat khuân vết thương rồi ạ.vết thương cũng lành và có mài ạ.chó nhà cũng không có biểu hiện lạ.bé nhà em thì có ho ,ói trong khi an và có ói sau khi an.vây bé nhà e có bi sao không.e có nên chích ngừa cho bé không ạ.mong Bác sĩ tư vấn giúp e ạ.e cam ơn

    Trả lời
  44. Trinh đã bình luận

    16/08/2021 at 10:57 sáng

    Ad ơi em bị mèo cắn ở tay vết cũng nhỏ em đã sơ cứu nhưng ngày hôm sau chỗ mèo cắn nó bắt đầu sưng lên và hơi nhức vậy có bị sao ko ạ?

    Trả lời
    • Admin đã bình luận

      17/08/2021 at 1:02 chiều

      Chào bạn,
      Vết cắn sưng lên và nhức chứng tỏ vị trí cắn có thể bị viêm nhiễm rồi. Bạn tới cơ sở y tế để được chăm sóc sớm. Ngoài ra nhớ để ý sức khỏe của động vật đã cắn, nếu thấy có dấu hiệu ốm thì nên báo ngay bác sỹ để tiêm phòng dại khi cần thiết.
      Chúc bạn mạnh khỏe,

      Trả lời
  45. Vũ Ngọc Vinh đã bình luận

    05/09/2021 at 9:50 chiều

    Ad cho mình hỏi hôm 5/9 mình bị chó cắn nhẹ ở gần bắp chân, vết cắn chưa tới 1cm và chảy vài giọt máu, mình đã rửa xà bông và xoa dầu lên, tới giờ đã khô nhưng vẫn còn hơi nhức và đỏ ở vết cắn thì có nên đi tiêm phòng không ạ?

    Trả lời
    • Admin đã bình luận

      06/09/2021 at 11:17 chiều

      Chào bạn,
      Nếu có thể bạn nên tới trung tâm tiêm chủng để tiêm phòng dại. Nếu chưa thể đi, bạn nhớ quan sát tình trạng của chó, nếu thấy chó có biểu hiện bệnh sau 2-3 ngày, hãy tới ngay trung tâm tiêm chủng để được bác sỹ tư vấn.
      Chúc bạn mạnh khỏe,

      Trả lời
  46. Dung hoang đã bình luận

    15/09/2021 at 12:54 chiều

    Chào ad, e bị chó cắn xước ở đầu ngón tay được hơn 3 tuần r chó vẫn khoẻ mạnh bình thường, 2 ngày nay cho nó ăn vẫn vậy nhưng ăn không hết cơm, nhưng hiện tại rất khoẻ mạnh bị 1 cái là lúc ăn với uống nước hay bị sặc. V em có cần phải đi tiêm không ạ?

    Trả lời
    • Admin đã bình luận

      15/09/2021 at 5:51 chiều

      Chào bạn,
      Thông thương sau 3 tuần mà chó vẫn khỏe mạnh, không có dấu hiệu dại thì bạn có thể phần nào yên tâm rồi.
      Chúc bạn mạnh khỏe,

      Trả lời
      • Hoang ky anh đã bình luận

        28/09/2021 at 1:19 sáng

        Bác sĩ ơi cách đây 8 tháng e có bị mèo con nhà người ta nuôi cào xước nhẹ ở tay rướm chút máu. E theo dõi mèo đc 3 ngày thôi nhưng e thấy nó hơi dữ với kêu rất to. Sau đó 2 tháng e có chích ngừa 3 mũi 0,3,7 . Vậy bác sĩ cho e hỏi tỷ lê e bị bệnh dại còn cao không ạ ?

        Trả lời
        • Admin đã bình luận

          28/09/2021 at 12:48 chiều

          Chào bạn,
          Nếu sau 2 tháng mèo vẫn còn sống và không có biểu hiện bệnh dại thì bạn có thể yên tâm. Hiện nay bạn cũng đã chích ngừa rồi nên không cần quá lo lắng.
          Chúc bạn mạnh khỏe,

          Trả lời
          • Quang tạo đã bình luận

            11/11/2021 at 2:26 sáng

            Bác sĩ ơi e bị mèo con 2 tháng tuổi ở nhà có đứng trên tay e xong ngã để lại vết cào và máu tối cũng có cắn đùa xước da vậy em có cần đi tiêm k ạ

          • Admin đã bình luận

            17/11/2021 at 3:33 chiều

            Chào bạn,
            Vết cào của mèo thường chỉ cần vệ sinh sạch sẽ chứ không nhất thiết phải tiêm phòng. Bạn theo dõi mèo trong thời gian 1-3 ngày xem nếu mèo có vấn đề gì như ốm, mệt, nôn… thì bạn tới cơ sở y tế để được hướng dẫn thêm.
            Chúc bạn mạnh khỏe,

  47. Thắg đã bình luận

    07/04/2022 at 12:07 chiều

    trong lúc ủ bệnh dại thì giữa người với người có lây được không ạ

    Trả lời
    • Admin đã bình luận

      28/04/2022 at 10:12 sáng

      Có thể nhưng tỷ lệ không cao bạn nhé.

      Trả lời

Ý kiến của bạn Hủy

Nên xem

Triệu chứng tay chân miệng ở trẻ như thế nào?

Triệu chứng tay chân miệng ở trẻ như thế nào?

Thực hư chuyện tiêm vắc xin ngừa dại gây sa sút trí tuệ – Chuyên gia nói gì?

Thực hư chuyện tiêm vắc xin ngừa dại gây sa sút trí tuệ – Chuyên gia nói gì?

Bệnh chân tay miệng ở người lớn triệu chứng

Bệnh chân tay miệng ở người lớn triệu chứng

Xuyên tâm liên và những tác dụng chữa bệnh

Xuyên tâm liên và những tác dụng chữa bệnh

Thuốc Molnupiravir kháng virus là thuốc gì mà được dùng cho bệnh nhân Covid-19

Thuốc Molnupiravir kháng virus là thuốc gì mà được dùng cho bệnh nhân Covid-19

Thuốc kháng virus Molnupiravir và liệu trình 5 ngày ức chế SARS-CoV-2

Thuốc kháng virus Molnupiravir và liệu trình 5 ngày ức chế SARS-CoV-2

Bệnh chân tay miệng và cách điều trị

Bệnh chân tay miệng và cách điều trị

Tin mới nhất

Xịt họng PlasmaKare H-Spray cho bé từ 06 tháng hết ho, viêm họng, viêm VA

Xịt họng PlasmaKare H-Spray cho bé từ 06 tháng hết ho, viêm họng, viêm VA

Review chi tiết về xịt mũi xoang PlasmaKare X-spray

Review chi tiết về xịt mũi xoang PlasmaKare X-spray

Mùa kiến ba khoang đã đến, hãy coi chừng

Mùa kiến ba khoang đã đến, hãy coi chừng

Viêm nang lông và các thuốc điều trị bệnh hiện nay

Viêm nang lông và các thuốc điều trị bệnh hiện nay

Bệnh chân tay miệng ở trẻ cần kiêng gì?

Bệnh chân tay miệng ở trẻ cần kiêng gì?

Gan nhiễm mỡ độ 4 có chữa khỏi được không?

Gan nhiễm mỡ độ 4 có chữa khỏi được không?

Quả la hán và tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe

Quả la hán và tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe

Tính chỉ số BMI

Bạn muốn biết mình có béo hay không? Hãy điền thông tin theo form dưới đây để biết ngay:

cm

kg

Tra cứu thuốc
  • Tên thuốc
  • Thuốc theo bệnh
  • Tên hoạt chất
  • A
  • B
  • C
  • D
  • E
  • F
  • G
  • H
  • I
  • J
  • K
  • L
  • M
  • N
  • O
  • P
  • Q
  • R
  • S
  • T
  • U
  • V
  • W
  • X
  • Y
  • Z
Tra cứu bệnh viện
Video Clip

Bỏ túi 5 tuyệt chiêu xóa bỏ mồ hôi chân tay

  • Top 5 nguyên nhân dị ứng da
  • Những bệnh thường gặp vào mùa xuân
  • Cây vối – kháng sinh tự nhiên điều trị hữu hiệu 8 loại bệnh này
Facebook
Benh.vn

Bạn đọc quan tâm

Mùa kiến ba khoang đã đến, hãy coi chừng

Mùa kiến ba khoang đã đến, hãy coi chừng

03/05/2022

Cách xử lý vấn đề mất khả năng ngửi sau khi mắc COVID-19

Cách xử lý vấn đề mất khả năng ngửi sau khi mắc COVID-19

31/03/2022

Nghiên cứu mới Israel về vai trò của Vitamin D trong chống bệnh COVID-19

Nghiên cứu mới Israel về vai trò của Vitamin D trong chống bệnh COVID-19

01/03/2022

Thiếu Vitamin D có thể làm tăng 14 lần nguy cơ trở nặng ở COVID-19 – Nghiên cứu tại Israel

Thiếu Vitamin D có thể làm tăng 14 lần nguy cơ trở nặng ở COVID-19 – Nghiên cứu tại Israel

01/03/2022

Mất mùi vị khi mắc Covid và những câu hỏi thường gặp

Mất mùi vị khi mắc Covid và những câu hỏi thường gặp

10/01/2022

Đăng ký Nhận thông tin hữu ích
  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Bệnh
  • Trẻ em
  • Bà bầu
  • Nữ
  • Nam
  • Sống khỏe
  • Thuốc và biệt dược
  • Y học quanh ta
  • Hỏi đáp
  • Video Clip
  • Góc thư giãn
  • Về chúng tôi
logo

Chịu trách nhiệm chuyên môn thông tin y học: Bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai và các Bệnh viện Trung Ương khác.

Thông tin trên trang có tính chất tham khảo, không tự ý áp dụng, nếu không có sự đồng ý của bác sỹ.

Liên hệ

Email: info.benh.vn@gmail.com | admin@innocare.vn

Tìm hiểu thêm
  • Chính sách
  • Thông tin quan trọng
  • Sitemap
Benh.vn
  • Giới thiệu
  • Tiểu sử ban điều hành
  • Quảng cáo với chúng tôi
  • Tuyển dụng
  • Liên hệ

Copyright © 2013 benh.vn. All rights reserved. by benh.vn

facebook google youtube DMCA.com Protection Status
back-to-top
  • Trang chủ
  • Tin tức
    • Tin sức khỏe cập nhật
    • Quy định y tế cập nhật
  • Bệnh
    • Tiêu hóa – Gan mật
    • Tim mạch
    • Hô hấp – Phổi
    • Tai – Mũi – Họng
    • Nội tiết – Tiểu đường
    • Ung thư
    • Cơ Xương Khớp
    • Máu và cơ quan tạo máu
    • Da tóc móng
    • Truyền nhiễm
    • Thận tiết niệu
    • Mắt
    • Răng hàm mặt
    • Tâm thần kinh
    • Sức khỏe sinh sản
    • Cấp cứu – Ngộ độc
    • Gen di truyền
  • Trẻ em
    • Bệnh trẻ em
    • Tiêm chủng
    • Dinh dưỡng cho trẻ
    • Chăm sóc trẻ
    • Dạy trẻ
  • Bà bầu
    • 42 tuần thai kỳ
    • Bệnh bà bầu
    • Dinh dưỡng bà bầu
    • Chăm sóc thai nhi
    • Kiến thức bà mẹ trẻ
    • Chuẩn bị mang thai
  • Nữ
    • Bệnh phụ nữ
    • Nội tiết phụ nữ
    • Chăm sóc phái đẹp
    • Vô sinh nữ
    • Bí mật EVA
  • Nam
    • Bệnh đàn ông
    • Nội tiết đàn ông
    • Chăm sóc phái mạnh
    • Vô sinh nam
    • Bí mật ADAM
  • Sống khỏe
    • Dinh dưỡng
    • Lối sống
    • Dưỡng sinh
    • Sức khỏe tình dục
    • Xét nghiệm – Giải phẫu bệnh – Chẩn đoán hình ảnh
  • Thuốc và biệt dược
    • Tra cứu thông tin thuốc
    • Tìm thuốc theo hoạt chất
    • Tìm thuốc theo bệnh
    • Gửi thông tin thuốc
  • Y học quanh ta
    • Mẹo vặt chăm sóc sức khỏe
    • Món ngon cho sức khỏe
    • Hướng dẫn sử dụng thuốc
    • Đông y
    • Tây y
    • Thực phẩm chức năng
    • Thiết bị y tế
    • Thuốc hay
  • Video Clip
    • Video bệnh
    • Video sản khoa
    • Video sức khỏe
  • Góc thư giãn
  • Về chúng tôi