Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Wed, 13 Feb 2019 02:30:54 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Điều trị bệnh bạch cầu cấp https://benh.vn/dieu-tri-benh-bach-cau-cap-2250/ https://benh.vn/dieu-tri-benh-bach-cau-cap-2250/#respond Tue, 05 Jun 2018 04:10:24 +0000 http://benh2.vn/dieu-tri-benh-bach-cau-cap-2250/ Bệnh bạch cầu cấp là một bệnh ác tính của tế bào tiền thân tạo huyết. Tế bào ác tính mất khả nặng trưởng thành và biệt hóa. Những tế bào này tăng sinh một cách không kiểm soát được và rồi thay thế hoàn toàn các phần tử bình thường của tủy xương.

Bài viết Điều trị bệnh bạch cầu cấp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bệnh bạch cầu cấp là một bệnh ác tính của tế bào tiền thân tạo huyết. Tế bào ác tính mất khả nặng trưởng thành và biệt hóa. Những tế bào này tăng sinh một cách không kiểm soát được và rồi thay thế hoàn toàn các phần tử bình thường của tủy xương. Hãy cùng Benh.vn tìm hiểu các phương pháp điều trị bệnh bạch cầu cấp.

1. Mục đích điều trị

– Tiêu diệt đến mức cao nhất các tế bào ác tính để đạt được tình trạng lui bệnh hoàn toàn

– Tìm cách cản trở không cho các tế bào ác tính phát triển trở lại tránh tái phát

– Bảo vệ các tế bào lành

2. Nguyên tắc điều trị

– Điều trị bằng hóa chất, sử dụng phác đồ đủ mạnh, đa hóa trị liệu

– Điều trị chia theo nhiều giai đoạn: tấn công,củng cố, duy trì

– Phối hợp giữa đa hóa trị liệu và ghép tủy xương

– Có thể phối hợp các phương pháp khác: quang tuyến liệu pháp, miễn dịch liệu pháp… để điều trị

3. Tiêu chuẩn đạt lui bệnh hoàn toàn

– Số lượng bạch cầu trung tính> 1.5G/l

– Số lượng tiểu cầu > 100G/l

– Tủy có mật độ tế bào gần bình thường, tỷ lệ tế bào non trong tủy < 5%, đồng thời các tế bào dòng tủy trưởng thành và phát triển bình thường

4. Điều trị cụ thể

4.1. Điều trị đặc hiệu: Đa hóa trị liệu

*Tấn công :

– Leucemie dòng tủy; Phác đồ 7-3

+ Daunorubicin : 45-60 mg/m2  da, đường tĩnh mạch (TM), từ ngày 1 đến ngày 3

+ Cytarabin : 100-200 mg/m2 da, đường TM, hoặc DD, từ ngày 1 đến 7

Sau 1 tuần điều trị xét nghiệm lại nếu TB non trong tủy > 10% thì điều trị lại 1 đợt tấn công như trên

– Leucemi dòng lympho:

+  Vincristin: 1mg/m2 da/ ngày, dùng ngày 1, 8,15, 22, đường TM

+ Cyclophosphamide: 400 mg/m2  da/ ngày, ngày 1, 8 đường TM

+ Daunorubicin: 40 mg/m2  da/ ngày, ngày 1, 8 đường TM

+ Prednisolon: 60mg/m2  da/ ngày, ngày 1 đến 22, đường uống

Sau 2 tuần đến 1 tháng xét nghiệm lại nếu TB non trong tủy > 10% thì điều trị lại 1 đợt tấn công như trên

– Trong đợt tấn công có thể phối hợp với ATRA là 1 dẫn xuất của Vitamin A có tác dụng làm cho các tiền tủy bào tiếp tục biệt hóa, do đó làm cho kết quả điều trị lui bệnh cao hơn, lâu hơn, đặc biệt thể M3

*Củng cố:

– Khi đạt được lui bệnh là kết thúc giai đoạn tấn công, chuyển sang điều trị củng cố

– Thường vẫn dùng phác đồ tấn công nhưng giảm liều hoặc có thể phối hợp thuốc khác

– Điều trị củng cố 1 đến 3 đợt

*Duy trì:

– Có thể liên tục duy trì 1,2 loại thuốc

– Hoặc định kỳ tái tấn công bằng các phác đồ trên(3,6,12 tháng)

– Thời gian điều trị duy trì nhiều năm

Điều trị dự phòng thâm nhiễm hệ thần kinh trung ương của LXM cấp dòng lympho hoặc dòng tủy đặc biệt dòng mono (thậm chí ở cả giai đoạn lui bệnh)

– MTX 5- 10mg/ tuần x 6-12 tuần (uống, TB)

– Có thể phối hợp: Cytarabin 20mg/tuần tiêm nội tủy, tia xạ nền sọ: 18-24 Grays

Ghép tủy xương: Được tiến hành trong những trường hợp sau:

– Điều trị sau khi đạt lui bệnh hoàn toàn ( Giai đoạn lui bệnh đầu tiên)

– BN tái phát

– BN không đáp ứng với phác đồ thường

–  Các thể tiên lượng xấu: LXM dòng lympho ở người lớn, LXM cấp dòng tủy

Các phương pháp:

Ghép tủy đồng loại: nguy cơ thải ghép cao

Ghép tủy tự thân: nguy cơ tái phát do còn sót tế bào ác tính

4.2. Điều trị triệu chứng

*Điều trị thiếu máu:

– Nâng cao chế độ dinh dưỡng, cung cấp đủ các chất cho tạo máu

– Truyền máu khi HC< 2T/l hoặc người bệnh có dấu hiệu suy tim, thiếu máu não

– Truyền khối hồng cầu, nếu thiếu máu và xuất huyêt nặng truyền máu tươi toàn phần

*Chống xuất huyết:

– Truyền khối tiểu cầu khi: xuất huyết nặng, hoặc TC < 10G/l

– Nếu không có khối TC có thể truyền máu tươi toàn phần

*Chống nhiễm khuẩn:

– Lí tưởng là bệnh nhân trong phòng vô trùng, sử dụng thức ăn nước uống vô trùng

– Kháng sinh: phổ rộng

– Dùng thuốc kích thích tăng trưởng bạch cầu hạt, mono, lympho: Leucomax 5mg/kg/ ngày x 3-4 ngày, TDD,

* Biện pháp điều trị hỗ trợ khác:

– Nâng cao thể trạng cho bệnh nhân

– Bổ sung Vitamin B1, B6, B12, Vit A, C

– Các chế phẩm kích thích tạo máu rút ngắn giai đoạn suy tủy xương trong điều trị hóa chất:

+ Leucomax 5mg/kg/ ngày x 3-4 ngày, TDD, kích thích tăng trưởng BC hạt, mono, lympho

+ Interleukin I: tác dụng tốt cho sinh máu nhất là TC: 10.000-30.000UI/ngàyx 14-72 ngày

+ Interleukin II: Hạn chế TB non trong tủy: 250.000UI/ngày x30 ngày, TDD

+ Interferol: Tác dụng lên dòng mono: Gamma 0.01-0.1mg/ mg/m2  da/ ngày x 3ngày/tuần; alpha: 3.000.000UI/ngày x 3 ngày/ tuần

Benh.vn

Bài viết Điều trị bệnh bạch cầu cấp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/dieu-tri-benh-bach-cau-cap-2250/feed/ 0
Chẩn đoán bệnh bạch cầu cấp https://benh.vn/chan-doan-benh-bach-cau-cap-2249/ https://benh.vn/chan-doan-benh-bach-cau-cap-2249/#respond Fri, 01 Jun 2018 04:10:23 +0000 http://benh2.vn/chan-doan-benh-bach-cau-cap-2249/ Nhóm bệnh đặc trưng bởi sự tăng sinh và tích lũy trong tủy xương và ở máu ngoại vi của những tế bào tạo máu chưa trưởng thành, ác tính. Những tế bào này sẽ dần dần thay thế, ức chế quá trình trưởng thành và phát triển của các dòng tế bào bình thường trong tủy xương.

Bài viết Chẩn đoán bệnh bạch cầu cấp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
1. Định nghĩa

Bệnh bạch cầu cấp là một nhóm bệnh đặc trưng bởi sự tăng sinh và tích lũy trong tủy xương và ở máu ngoại vi của những tế bào tạo máu chưa trưởng thành, ác tính. Những tế bào này sẽ dần dần thay thế, ức chế quá trình trưởng thành và phát triển của các dòng tế bào bình thường trong tủy xương.

2. Leucemia cấp chiếm tỷ lệ hàng đầu trong các bệnh về máu

nam / nữ = 1.4/1

3. Triệu chứng lâm sàng

Khởi phát: đột ngột với các biểu hiện: sốt cao, xuất huyết, gầy, mệt lả, tuy nhiên có thể khởi phát kín đáo hơn. Sau đó chuyển toàn phát

a. Thể điển hình: 5 hội chứng

* Hội chứng thiếu máu: Tính chất thiếu máu không hồi phục với các đặc điểm

– Thiếu máu nhanh chóng và nặng dần

– Thiếu máu không tương xứng với mức độ xuất huyết

– Bn kém thích nghi với tình trạng thiếu máu do tính chất cấp tính của bệnh

– Đáp ứng kém với truyền máu

– Tính chất lâm sàng của thiếu máu: Hoa mắt chóng mặt, hồi hộp tim nhanh, có cơn ngất hoặc thoáng ngất. Da xanh niêm mạc nhợt

* Hội chứng nhiễm khuẩn:

– Sốt là triệu chứng thường gặp,

– Có thể nhiễm trùng tại một cơ quan nào đó: Hô hấp, tiết niệu ngoài da…Đôi khi không phát hiện được ổ nhiễm trùng nào

–  Nhiễm trùng đáp ứng kém với kháng sinh

* Hội chứng xuất huyết: xuất huyết tự nhiên với đặc điểm của xuất huyết giảm tiểu cầu

– Xuất huyết dưới da: hay gặp nhất, đa hình thái, đa lứa tuổi.

– Xuất huyết niêm mạc: chảy máu chân răng, chảy máu cam, nữ có thể xuất huyết từ niêm mạc tử cung: rong kinh, rong huyết.

– Xuất huyết tạng: Có thể xuất huyết tiêu hóa, XH đường tiết niệu, XH cơ tim, màng tim, XH não, màng não. Nếu có nguy cơ tử vong rất cao, tiên lượng nặng

* Hội chứng thâm nhiễm:

– Gan, lách thường to mức độ ít, trung bình(3 – 4 cm dưới bờ sườn) Có trường hợp to hơn nhưng ít gặp

– Hạch to nhiều vị trí: cổ, nách bẹn..

– Đau xương: do thâm nhiễm vào màng xương

– Phì đại lợi

– U hạt dưới da

* Hội chứng loét và hoại tử mồm họng: Đáp ứng kém với kháng sinh

b. Thể không điển hình: Thiếu các triệu chứng hoặc các triệu chứng không rõ ràng dễ bỏ sót hoặc chẩn đoán nhầm, hoặc có các triệu chứng hiếm gặp do thâm nhiễm của tế bào ác tính gây liệt 1/2 người, viêm khớp, to mào tinh hoàn, u xương, u dưới da…

4. Triệu chứng cận lâm sàng

Huyết đồ: Giảm 3 dòng tế bào máu bình thường trong máu ngoại vi, có thể có tế bào non trong máu ngoại vi

– Thiếu máu bình sắc, hồng cầu bình thường, hồng cầu lưới giảm hoặc không có

– Bạch cầu thường tăng, nhưng có thể bình thường hoặc giảm. Công thức bạch cầu có thể có tế bào non hoặc không

– Tiểu cầu thường giảm

4.1. Tủy đồ:

Rất quan trọng để chẩn đoán

– Số lượng tế bào tủy tăng (tủy giàu tế bào), tuy nhiên có 1 số ít trường hợp số lượng tế bào tủy giảm

– Tăng sinh các tế bào non chiếm > 30% các tế bào có nhân trong tủy

– Giảm sút các tế bào bạch cầu trưởng thành

– Các dòng tế bào bình thường trong tủy bị lấn át, giảm sinh

– Trong trường hợp tế bào non tăng sinh nhưng chưa đến 30% tế bào có nhân trong tủy thì gọi là tiền leucemie, riêng đối với thể LAM 3 thì mặc dù tế bào non < 30%, tế bào trưởng thành chiếm số lượng lớn vẫn coi là Leucemie cấp về mặt lâm sàng.

Sinh thiết tủy xương: Chỉ định khi tủy đồ chưa cho phép chẩn đoán

Nhuộm tế bào:

Các dấu ấn miễn dịch

Dòng hạt        :                       CD13. 15, 33 (+); CD 14(-)

Dòng mono    :                       CD13. 15, 33 (+); CD 14(+)

Lympho B      :                       CD10, 19 (+)

Lympho T      :                       CD3, CD5 (+)

Dòng mẫu TC :                      CD 41, 61 (+)

4.2. Cấy nhiễm sắc thể :

3 NST 8; mất đoạn NST 7 : LXM dòng hạt

T(18,21)                                 : LXM- M2

T(15,17)                                 : LXM- M3

T(4,11) ; T(9,21)                      : LXM cấp dòng lympho

T(8,14)                                   : LXM – L3

4.3. Các xét nghiệm khác :

– Đông máu toàn bộ: Phát hiện rối loạn đông-cầm máu, DIC có thể gặp trong LAM 3

– Định lượng Lysozym: tăng trong LAM 4, 5

– Cấy máu, đờm, nước tiểu… khi có nhiễm trùng

– PL khi nghi ngờ XH não- màng não

– Soi đáy mắt

– Sinh thiết da, cơ, hạch… nếu có

– XN Khác: XQ tim phổi, chức năng gan, thận…

Benh.vn

Bài viết Chẩn đoán bệnh bạch cầu cấp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/chan-doan-benh-bach-cau-cap-2249/feed/ 0