Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Tue, 15 Aug 2023 06:42:35 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Bệnh nghề nghiệp của dân văn phòng và cách phòng tránh https://benh.vn/benh-nghe-nghiep-cua-dan-van-phong-va-cach-phong-tranh-4142/ https://benh.vn/benh-nghe-nghiep-cua-dan-van-phong-va-cach-phong-tranh-4142/#respond Thu, 06 Jul 2023 04:50:31 +0000 http://benh2.vn/benh-nghe-nghiep-cua-dan-van-phong-va-cach-phong-tranh-4142/ Thế kỷ XX, nền công nghệ thông tin phát triển, công việc chủ yếu thực hiện trên hệ thống internet tưởng chừng rất nhàn hạ....nhưng thực chất lại gây nên những căn bệnh bất ngờ mà người ta vẫn thường gọi là “bệnh nghề nghiệp của dân văn phòng” Vậy, những căn bệnh nghề nghiệp của dân văn phòng là gì? Cách phòng tránh ra sao? Chúng ta hãy cùng Benh.vn nghiên cứu vấn đề này.

Bài viết Bệnh nghề nghiệp của dân văn phòng và cách phòng tránh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Thế kỷ XX, nền công nghệ thông tin phát triển, công việc chủ yếu thực hiện trên hệ thống internet tưởng chừng rất nhàn hạ….nhưng thực chất lại gây nên những căn bệnh bất ngờ mà người ta vẫn thường gọi là “bệnh nghề nghiệp của dân văn phòng” Vậy, những căn bệnh nghề nghiệp của dân văn phòng là gì? Cách phòng tránh ra sao? Chúng ta hãy cùng Benh.vn nghiên cứu vấn đề này.

Những ngành nghề bị ảnh hưởng của bệnh nghề nghiệp

  • Giám sát mạng.
  • Quản lý dự án công nghệ thông tin, phần mềm.
  • Nghiên cứu khoa học.
  • Thiết kế, lập trình
  • Làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin….

Những căn bệnh thường gặp

1. Lo lắng, căng thẳng và trầm cảm

  • Các nhân viên công nghệ thông tin phải chịu rất nhiều áp lực từ công việc dẫn đến căng thẳng lo âu…
  • Với tâm trạng lo âu, căng thẳng kéo dài  dẫn đến cơ thể mệt mỏi, thờ ơ, không quan tâm đến mọi việc xung quanh (trầm cảm)

Qua nghiên cứu, đánh giá các nhà khoa học của Anh đã phát hiện ra mối liên hệ giữa sử dụng máy tính và trầm cảm.

Phòng tránh:

  • Ngoài giờ làm việc, hạn chế sử dụng máy tính, đặc biệt là thời gian trên Internet.
  • Tập thể dục thường xuyên để giảm stress.
  • Tập yoga và phương pháp thở, thiền định, các kỹ thuật thư giãn có thể giúp làm dịu cơ thể và tâm trí.

2. Mất ngủ

Mất ngủ là căn bệnh thường gặp của dân văn phòng (Ảnh minh họa)

  • Ngành công nghệ thông tin thường sử dụng máy tính rất khuya.
  • Làm việc khuya hạn chế sản xuất melatonin (hormone giúp chúng ta đi vào giấc ngủ) và gây nên mất ngủ. Mất ngủ mãn tính có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác.

Phòng tránh:

  • Không ngồi trước máy tính khoảng một giờ hoặc nửa giờ trước khi đi ngủ.
  • Đọc một cuốn sách, nghe một bản nhạc êm ái giúp chúng ta đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn.

3. Đau thắt lưng

  • Ngồi quá lâu và sai tư thế có thể gây ra đau nhức lưng,  đặc biệt là ở phần lưng dưới hay phần thắt lưng.
  • Ngồi sai tư thế có thể làm hỏng cấu trúc cột sống, dẫn đến đau lưng mãn tính.

Phòng tránh:

  • Thường xuyên điều chỉnh ngồi đúng tư thế.
  • Đặt một cái gối ở phía sau, chỗ thắt lưng để bảo vệ cho cột sống.

4. Mỏi cổ và mỏi mắt

  • Khi màn hình không được đặt đúng cách, dẫn đến căng cơ ở cổ.
  • Thói quen dùng tai và vai để kẹp điện thoại khi nghe, cũng có thể dẫn đến tình trạng cơ cổ bị cứng và chuột rút.
  • Nheo mắt khi nhìn vào màn hình máy tính nhiều giờ cũng có thể khiến cho bạn bị mỏi mắt và nhức đầu.

Phòng tránh:

  • Điều chỉnh ghế và máy tính sao cho màn hình máy tính ngang với tầm mắt và cổ của bạn.
  • Nếu đang sử dụng một máy tính xách tay, có thể đặt dưới vài cuốn sách để nâng cao màn hình lên vừa với tầm mắt.
  • Đối với chứng mỏi mắt, áp dụng quy tắc 20/20/20: sau 20 phút làm việc với máy tính, hãy nhìn vào một đối tượng cách khoảng 20 feet (hơn 6m) trong khoảng 20 giây.

5. Hội chứng ống cổ tay

  • Hội chứng ống cổ tay (Carpal tunnel syndrom) là biểu hiện đặc trưng của những người làm văn phòng do phải sử dụng bàn phím thường xuyên.
  • Hội chứng xảy ra khi dây thần kinh chính ở cổ tay, phụ trách việc dẫn truyền cảm giác từ các ngón cái, trỏ, giữa, và một nửa ngón đeo nhẫn của bàn tay bị chèn ép sau khi bị căng thẳng liên tục.

hoi-chung-ong-co-tay

Hội chứng ống cổ tay do sử dụng bàn phím sai tư thế (Ảnh minh họa)

Phòng tránh:

  • Thường xuyên kéo dài cổ tay.
  • Làm việc đúng tư thế, ngồi cách màn hình khoảng 0,6 m, khi gõ, phải giữ sao cho cổ tay phải thẳng, khuỷu tay ở góc 90 độ.

6. Bệnh béo phì

  • Do ngồi lâu, không vận động sẽ dẫn đến tích mỡ vòng bụng
  • Các chuyên gia về sức khỏe ở Australia đã phát hiện rằng, những người ngồi quá lâu, vòng eo sẽ lớn và có lượng cholesterol LDL (cholesterol xấu) cao hơn.

beo-phi

Bệnh béo phì do ngồi lâu, không vận động (Ảnh minh họa)

Phòng tránh:

  • Ăn uống khoa học, không nên ăn quá nhiều chất béo.
  • Tập thể dục, đi bộ, vận động hàng ngày…

8. Thiếu Vitamin D

  • Vitamin D dung nạp vào cơ thể  từ ánh sáng mặt trời.
  • Khi dành hầu hết thời gian trong văn phòng thì lượng vitamin D sẽ không cung cấp đủ cho cơ thể.
  • Sự thiếu hụt vitamin D có liên quan đến một loạt các vấn đề sức khỏe: các bệnh về xương…

Phòng tránh:

  • Bổ sung hỗn hợp vitamin.
  • Ăn những thực phẩm chứa nhiều vitamin D như: ngũ cốc, các loại cá béo như cá hồi và cá ngừ…
  • Dành một khoảng thời gian ngắn để đi bộ.

9. Nhiễm khuẩn

  • Hầu hết các bàn phím đều chứa rất nhiều các loại vi khuẩn và các vi sinh vật khác.
  • Thiết bị công nghệ bẩn làm lây lan những căn bệnh như: cảm lạnh, cúm. Có thể dẫn đến nhiễm tụ cầu khuẩn và những bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng khác.

Phòng tránh:

  • Thường xuyên lau bàn phím và bề mặt bàn với các dung dịch kháng khuẩn giúp ngăn ngừa nhiễm khuẩn.
  • Sử dụng thuốc diệt trùng cho tay và rửa tay trước khi ăn uống trong giờ làm việc hoặc ăn trưa.

10. Nghẽn mạch hay huyết khối

  • Chứng huyết khối là sự hình thành những cục máu trong mạch máu hoặc trong tim.
  • Những cục máu đông này có thể di chuyển đến não và phổi, gây ra đột quỵ và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

huyet-khoi-tinh-mach

Bệnh nghẽn mạch hay huyết khối (Ảnh minh họa)

Phòng tránh:

  • Nên thường xuyên đứng dậy để nghỉ, ít nhất là mỗi giờ một lần.
  • Hai tiếng một lần, đứng dậy đi lại trong văn phòng giúp ngăn ngừa việc hình thành những cục máu đông.

11. Bệnh tim

  • Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người hay phải ngồi cả ngày có nguy cơ bị mắc bệnh tim rất cao.
  • Một nghiên cứu năm 2010 cho thấy “những người đàn ông phải ngồi hơn 23 giờ một tuần có nguy cơ tử vong vì bệnh tim lớn hơn 64% so với những người chỉ ngồi khoảng 11 giờ mỗi tuần”.

Phòng tránh:

  • Cử động chân thường xuyên, không nên ngồi bất động quá lâu.
  • Sau 15 phút lại hoạt động chân,  tay hoặc nghỉ ngơi một chút sẽ có hiệu quả ngăn chặn bệnh rất lớn.
  • Có thể tập những động tác thể dục đơn giản khi không phải gõ máy tính.

12. Ung thư

Ngoài bệnh huyết khối và bệnh tim, nghiên cứu y học gần đây đã tìm thấy một mối liên kết giữa hoạt động thể chất và một số bệnh ung thư nhất định, đặc biệt là ung thư vú và ung thư đại tràng.

Phòng tránh:

  • Duy trì thói quen 30 phút tập thể dục nhẹ mỗi ngày
  • Thường xuyên kiểm tra sức khỏe, xét nghiệm để phát hiện bệnh sớm.

Lời kết

Bệnh nghề nghiệp của những người làm việc trong văn phòng, chủ yếu do nguyên nhân ít vận động gây nên.

Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe, phòng chống bệnh nghề nghiệp, chúng ta nên vận động, tránh ngồi thụ động trong thời gian dài. Ngoài ra, cần  đảm bảo một chế độ ăn uống nhiều rau xanh và tập thể dục đều đặn.

Bài viết Bệnh nghề nghiệp của dân văn phòng và cách phòng tránh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-nghe-nghiep-cua-dan-van-phong-va-cach-phong-tranh-4142/feed/ 0
Các bệnh xương khớp thường gặp ở dân văn phòng https://benh.vn/cac-benh-xuong-khop-thuong-gap-o-dan-van-phong-58435/ https://benh.vn/cac-benh-xuong-khop-thuong-gap-o-dan-van-phong-58435/#respond Mon, 11 Mar 2019 13:20:07 +0000 https://benh.vn/?p=58435 Bệnh cơ xương khớp ở dân văn phòng là bệnh nghề nghiệp phổ biến nhất trên thế giới. Tác động của bệnh lý cơ xương khớp có thể thay đổi với các triệu chứng từ nhẹ cho đến các rối loạn chức năng nghiêm trọng, thậm chí là di chứng tàn tật. Nó gián tiếp làm giảm chất lượng cuộc sống, giảm năng suất lao động và đẩy chi phí y tế tăng lên.

Bài viết Các bệnh xương khớp thường gặp ở dân văn phòng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bệnh cơ xương khớp ở dân văn phòng là bệnh nghề nghiệp phổ biến nhất trên thế giới. Tác động của bệnh lý cơ xương khớp có thể thay đổi với các triệu chứng từ nhẹ cho đến các rối loạn chức năng nghiêm trọng, thậm chí là di chứng tàn tật. Nó gián tiếp làm giảm chất lượng cuộc sống, giảm năng suất lao động và đẩy chi phí y tế tăng lên.

Dưới đây là những vấn đề xương khớp thường gặp nhất của dân văn phòng:

Đau lưng

Dù không phải làm những công việc nặng nhọc, nhưng việc ngồi liên tục (6 – 8 tiếng/ngày), ít vận động, hay ngồi không đúng tư thế (cúi người ra trước, bắt chéo chân…) đều có thể gây chứng đau lưng.

Nhẹ thì có thể gây ra tình trạng mỏi cơ vùng lưng thoáng qua. Nghiêm trọng hơn, đau lưng có thể là dấu hiệu báo động cho tình trạng thoái hóa cột sống hay thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.

Mỏi vai và đau gáy

Khi ngồi, hai cánh tay luôn ở tư thế dang ra trước, đầu thường có khuynh hướng cúi ra trước khiến cho các cơ vùng vai gáy phải gồng liên tục để giữ thăng bằng, cột sống cổ mất đi tư thế sinh lý. Sau khi ngồi làm việc một lúc lâu, dân văn phòng thấy mỏi vai, đau gáy. Đó là do các cơ bị quá tải.

Bệnh lý cổ tay, ngón tay

Khi làm việc với máy tính, cổ tay bàn tay sẽ thường xuyên tỳ lên bàn phím và chuột máy tính. Khi đó, hai khớp cổ tay thường bị chèn ép. Cổ tay bị chèn ép lâu ngày sẽ gây nên tình trạng tê và đau. Người bệnh có cảm giác đau lan xuống ngón tay cái, ngón trỏ và ngón giữa. Trong trường hợp nặng có thể làm teo cơ ngón tay cái, gây giảm chức năng cầm nắm.

Đau tê mỏi, rối loạn dáng đi… do thiếu vitamin D

Không trực tiếp gây ra các triệu chứng tại chỗ, nhưng tình trạng thiếu Vitamin D lại gây ra những ảnh hưởng gián tiếp ở quy mô toàn thân. Người làm văn phòng thường đi sớm về trễ, lại tự “nhốt” mình trong những tòa nhà kín nên khả năng thiếu vitamin D rất cao. Thiếu vitamin D ảnh hưởng đến chức năng thần kinh cơ, gây ra những cảm giác đau tê mỏi, rối loạn dáng đi và làm tăng nguy cơ té ngã.

Phòng bệnh

Nhiều triệu chứng bệnh cơ xương khớp ở dân văn phòng diễn ra âm thầm hoặc chỉ là những cơn đau, mỏi thoáng qua. Công việc văn phòng thường tất bật nên ít người chú ý đến triệu chứng, và có tâm lý bỏ qua. Chính tâm lý chủ quan đã khiến không ít trường hợp bệnh nặng nề hơn và làm cho việc điều trị trở nên khó khăn.

Khi nhận thấy các dấu hiệu đau nhức, bệnh nhân cần được can thiệp ở giai đoạn sớm, tránh tổn thương dẫn đến biến chứng và tàn phế. Vấn đề can thiệp sớm ở nhóm người trong độ tuổi lao động góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống, hạn chế mất ngày công, nâng cao năng suất lao động và giảm gánh nặng chi phí y tế.

Benh.vn (Theo BV Vinmec)

Bài viết Các bệnh xương khớp thường gặp ở dân văn phòng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cac-benh-xuong-khop-thuong-gap-o-dan-van-phong-58435/feed/ 0
Lười những việc này nên dân văn phòng rất dễ mắc bệnh phụ khoa https://benh.vn/luoi-nhung-viec-nay-nen-dan-van-phong-rat-de-mac-benh-phu-khoa-58324/ https://benh.vn/luoi-nhung-viec-nay-nen-dan-van-phong-rat-de-mac-benh-phu-khoa-58324/#respond Sat, 09 Mar 2019 01:30:10 +0000 https://benh.vn/?p=58324 Mặc dù công sở là nơi sạch sẽ, nhưng tỉ lệ dân văn phòng bị mắc bệnh phụ khoa thường rất cao. Lý do nào giải thích cho điều này?

Bài viết Lười những việc này nên dân văn phòng rất dễ mắc bệnh phụ khoa đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Mặc dù công sở là nơi sạch sẽ, nhưng tỉ lệ dân văn phòng bị mắc bệnh phụ khoa thường rất cao. Lý do nào giải thích cho điều này?

1. Lười đi lại, vận động

Do đặc điểm sinh lý, “vùng kín” thường xuyên trong tình trạng ẩm ướt. Nếu ngồi lâu một chỗ, “vùng kín” không được thông thoáng, sẽ dễ bị sung huyết do máu kém lưu thông, tắc nghẽn ở vùng chậu… Hậu quả là chị em văn phòng có nguy cơ cao mắc các bệnh phụ khoa như lạc nội mạc tử cung, suy buồng trứng do buồng trứng thiếu oxy.

2. Lười uống nước

Một đặc thù khác của dân văn phòng là lười uống nước, do ngại đi lấy nước, mải làm việc… Trong khi đó, uống ít nước là một trong những nguyên nhân phổ biến gây viêm đường tiết niệu.

Niệu đạo là bộ phận thải nước tiểu của cơ thể. Nếu lười uống nước, lượng nước tiểu sẽ hạn chế, do đó sẽ không thể làm sạch đường tiết niệu. Các chất bẩn, chất thải bị sót lại có thể gây viêm niệu đạo. Viêm niệu đạo sẽ nhanh chóng kéo theo viêm âm đạo, bởi 2 bộ phận này ở gần nhau.

3. Lười đi vệ sinh, nhịn tiểu

Công việc bận rộn khiến nhiều chị em ngại đứng lên. Ngay cả khi cần giải quyết nhu cầu cá nhân là đi vệ sinh.

Ngồi lâu một chỗ làm cho tuần hoàn máu kém, nhất là tuần hoàn máu ở đáy chậu. Điều này kết hợp với nước tiểu bị tích lũy lâu trong bàng quang sẽ dễ dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu.

Vì đường tiết niệu rất gần với “vùng kín” của chị em nên một khi đã bị nhiễm trùng đường tiết niệu, khả năng cao sẽ kéo theo viêm nhiễm âm đạo.

4. Lười rửa tay trước khi đi vệ sinh

Ở văn phòng, chị em sẽ không thể thoải mái vệ sinh “vùng kín” với nước giống như ở nhà. Mặt khác, việc làm sạch vùng kín khi đi vệ sinh bằng loại giấy không đảm bảo cũng là một yếu tố gây dị ứng, kích ứng và viêm nhiễm vùng kín.

Thêm vào đó, nếu không rửa tay bằng xà phòng trước khi vệ sinh “vùng kín” thì rất có thể sẽ đưa mầm bệnh vào cơ quan sinh dục.

Benh.vn

Bài viết Lười những việc này nên dân văn phòng rất dễ mắc bệnh phụ khoa đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/luoi-nhung-viec-nay-nen-dan-van-phong-rat-de-mac-benh-phu-khoa-58324/feed/ 0
Giật mình với vấn đề sức khỏe của dân văn phòng https://benh.vn/giat-minh-voi-van-de-suc-khoe-cua-dan-van-phong-7982/ https://benh.vn/giat-minh-voi-van-de-suc-khoe-cua-dan-van-phong-7982/#respond Thu, 20 Dec 2018 06:31:53 +0000 http://benh2.vn/giat-minh-voi-van-de-suc-khoe-cua-dan-van-phong-7982/ Nhiều người vẫn nghĩ rằng, dân văn phòng nhàn hạ, "ngồi mát ăn bát vàng" sướng như tiên… nhưng thực ra điều đó hoàn toàn sai.

Bài viết Giật mình với vấn đề sức khỏe của dân văn phòng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Nhiều người vẫn nghĩ rằng, dân văn phòng nhàn hạ, “ngồi mát ăn bát vàng” sướng như tiên… nhưng thực ra điều đó hoàn toàn sai. Số liệu dưới đây của trang Dailymail sẽ chứng minh cho bạn thấy

Những con số liên quan đến bệnh tật

44% dân văn phòng bị căng thẳng mắt

38% dân văn phòng bị đau bàn tay

34% dân văn phòng bị rối loạn giấc ngủ

62% dân văn phòng bị đau vẹo cổ

74% nhân viên văn phòng bị đau, khô họng,

73% nhân viên văn phòng bị nhức đầu

80,9% nhân viên văn phòng bị đau lưng

Các số liệu thống kê cho thấy tật khúc xạ ở dân văn phòng dao động từ 25% đến 40%

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo hơn 30% cao ốc mới xây và nâng cấp trên thế giới có thể gây ra các triệu chứng bệnh văn phòng.

Kết quả điều tra của Tổ chức Y tế Thế giới năm 1976 tại Mỹ, trong một buổi tiệc ở khách sạn Bellevue Stratford có 29 người bị tử vong do viêm phổi vì họ hít phải vi khuẩn legionella pneumophilia trong hệ thống thông khí của khách sạn.

Bệnh văn phòng khiến nền kinh tế Anh mất 24,6 triệu ngày làm việc mỗi năm do nghỉ bệnh.

Cứ 5 người làm văn phòng thì có 1 người thừa nhận không ra khỏi bàn làm việc trong suốt 1 ngày.

Ngồi nhiều làm tăng nguy cơ tử vong đến 40%

Ngồi nhiều hơn 6 tiếng 1 ngày sẽ khiến bạn chết sớm hơn 15 năm so với những người ngồi ít hơn 3 tiếng, kể cả bạn có tập thể dục.

Người ngồi làm việc có tỉ lệ mắc bệnh tim mạch gấp 2 lần so với những người đứng làm việc.

Khi ngồi, các bộ phận của cơ thể trở về trạng thái tĩnh. Cứ mỗi phút tĩnh lại giảm tiêu thụ năng lượng 1 Kcalo; lượng enzym chống béo phì giảm 90%. Nếu ngồi trên 2 giờ thì lượng cholesterol có lợi cũng giảm sút 20%. Tất cả các yếu tố này làm tăng nguy cơ béo phì, bệnh tim mạch.

Môi trường làm việc của dân văn phòng cực bẩn

Bàn làm việc của dân văn phòng bẩn gấp 400 lần bệ ngồi toilet

1/5 dân văn phòng không hề dọn sạch bàn trước khi ăn

2/3 dân văn phòng ở Anh ăn luôn tại bàn làm việc

20% dân văn phòng không bao giờ làm sạch chuột máy tính

Khoảng 80% vi trùng được truyền qua những cái chạm tay

Trung bình một chiếc bàn phím máy tính là nơi ở của 7500 vi trùng

Thông thường, dân văn phòng sẽ tiếp xúc với 10 triệu vi khuẩn qua tay của họ.

Trong một cuộc khảo sát giới nhân viên văn phòng ở Mỹ, có 24% người trả lời rằng họ cảm thấy khó chịu với không khí trong nơi làm việc, và 20% người cho rằng điều này khiến họ mất tập trung và làm việc kém hiệu quả.

Bài viết Giật mình với vấn đề sức khỏe của dân văn phòng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/giat-minh-voi-van-de-suc-khoe-cua-dan-van-phong-7982/feed/ 0
6 vấn nạn sức khỏe thường thấy ở dân văn phòng https://benh.vn/6-van-nan-suc-khoe-thuong-thay-o-dan-van-phong-48079/ https://benh.vn/6-van-nan-suc-khoe-thuong-thay-o-dan-van-phong-48079/#respond Thu, 27 Sep 2018 04:29:53 +0000 https://benh.vn/?p=48079 Dân văn phòng thường có nguy cơ mắc các bệnh do ngồi làm việc quá lâu trước máy tính, do chế độ ăn uống không khoa học và lối sống thiếu điều độ. Ngoài ra những áp lực và stress ở văn phòng cũng làm tăng tỷ lệ mắc bệnh ở những người làm công sở.

Bài viết 6 vấn nạn sức khỏe thường thấy ở dân văn phòng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Dân văn phòng thường có nguy cơ mắc các bệnh do ngồi làm việc quá lâu trước máy tính, do chế độ ăn uống không khoa học và lối sống thiếu điều độ. Ngoài ra những áp lực và stress ở văn phòng cũng làm tăng tỷ lệ mắc bệnh ở những người làm công sở.

Hội chứng ống cổ tay

Nguyên nhân: Làm việc liên tục với máy tính sẽ làm tăng nguy cơ bị mắc hội chứng ống cổ tay, người mắc thường xuyên bị tê, nhức bàn tay và các ngón tay.

Cách khắc phục: Chuyên gia trị liệu bệnh nghề nghiệp Hoa Kỳ có lời khuyên rằng chúng ta nên tự bảo vệ mình khỏi hội chứng ống cổ tay bằng cách:

  • Ngồi làm việc ở tư thế chuẩn, bàn tay, cổ tay và cánh tay đặt thẳng hàng và song song với sàn nhà.
  • Độ cao tay vịn của ghế phải ngang tầm với mặt bàn.
  • Làm chỗ đặt cánh tay di chuột.
  • Khi sử dụng chuột, không nên để gập cổ tay và tỳ cổ tay vào cạnh bàn, tránh chèn ép lưu thông máu cánh tay.

Đau thắt lưng

Việc làm văn phòng đòi hỏi người lao động phải ngồi hàng giờ trước máy tính trong một tư thế mà không hề di chuyển hay vận động. Điều này dẫn đến việc phải gồng mình trong thời gian dài khiến cho xương sống bị “quá tải”, các dây thần kinh bị chèn ép dẫn đến hiện tượng đau lưng.

Đồng thời, việc không vận động trong thời gian quá dài cũng khiến cho cột sống dễ bị chùn gây thoái hóa cột sống mà biểu hiện tiêu biểu chính là bệnh đau lưng.

Mỏi mắt

Nguyên nhân: Thị lực của dân văn phòng rất kém, vì phải làm việc liên tục trước máy tính cả ngày. Gây ra một loạt các bệnh về mắt như khô mắt, cận thị, tăng nhãn áp…

Cách khắc phục:

  • Thường xuyên để cho mắt được nghỉ ngơi khi làm việc với máy tính. Cứ cách một tiếng lại nhắm mắt lại khoảng 3-5 phút để mắt được phục hồi, điều tiết lại việc tiết dịch mắt.
  • Tăng cường massage mắt.
  • Để hỗ trợ việc tiết dịch mắt, dân văn phòng có thể sử dụng nước mắt sinh học theo chỉ dẫn của bác sỹ.
  • Đeo kính bảo vệ mắt khi làm việc.
  • Ăn bổ sung các thực phẩm chứa nhiều vitamin A, dầu cá để mắt khỏe mạnh.

Tiếp xúc với các bức xạ điện tử

Việc hàng ngày tiếp xúc với máy tính, điện thoại… sẽ không thể tránh khỏi bị nhiễm xạ từ. Biện pháp để giảm ảnh hưởng của xạ từ là bạn không nên ngồi lì một chỗ trước máy tính quá lâu. Nên uống đủ nước, nhất là trà xanh, xịt khoáng cho da được ẩm. Đơn giản hơn là đặt một chậu cây nhỏ như xương rồng, lưỡi hổ, sống đời… trên bàn máy để chúng hút bớt lượng bức xạ phát ra.

Căng thẳng do tiếng ồn

Những âm thanh ồn ào trong văn phòng, tiếng máy tính, tiếng đồng nghiệp tranh luận rồi những áp lực trong công việc, sự nhắc nhở hay khiển trách của sếp v.v..

Phòng tránh: Nếu như bạn không có một phòng làm việc riêng, hãy đeo tai nghe để giảm bớt tiếng ồn. Nếu như vẫn không ổn, hãy giải lao thường xuyên hơn, ra ngoài và hít thở không khí trong lành để giảm sự căng thẳng trong công việc.

Một công việc đem lại thu nhập, cho dù có thể khiến chúng ta phải đối mặt với nhiều bệnh hơn, nhưng cũng mang lại nhiều niềm vui cho cuộc sống này. Hãy tự tìm cách để khắc phục mọi khó khăn, vượt qua những thách thức để thành công nhé!

Béo phì

Thừa cân quá mức là một trong những hậu quả lớn nhất của lối sống lười vận động. Khi ngồi lâu một chỗ trong thời gian dài, quá trình trao đổi chất sẽ chậm lại và cơ thể bạn sẽ giảm lượng calo sử dụng, tích trữ quá mức chất béo.

Dựa trên luật cân bằng năng lượng, lối sống tích cực là yếu tố chính để duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh.

Xem video để cập nhật thêm các thông tin khác

Bài viết 6 vấn nạn sức khỏe thường thấy ở dân văn phòng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/6-van-nan-suc-khoe-thuong-thay-o-dan-van-phong-48079/feed/ 0