Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Sat, 05 Aug 2023 09:03:24 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Phòng ngừa viêm phế quản ở trẻ em https://benh.vn/phong-ngua-viem-phe-quan-o-tre-em-46707/ https://benh.vn/phong-ngua-viem-phe-quan-o-tre-em-46707/#respond Sat, 22 Jul 2023 04:43:36 +0000 https://benh.vn/?p=46707 Viêm phế quản cấp tính nếu tiến triển nhiều đợt sẽ gây ra tổn thương nặng nề cho hệ hô hấp, nặng hơn là dẫn đến viêm phế quản mạn tính. Để tránh xảy ra tình trạng này, các bậc phụ huynh nên trang bị kiến thức về các phương pháp phòng ngừa để hạn chế tối đa viêm phế quản tái phát ở trẻ.

Bài viết Phòng ngừa viêm phế quản ở trẻ em đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Viêm phế quản cấp tính nếu tiến triển nhiều đợt sẽ gây ra tổn thương nặng nề cho hệ hô hấp, nặng hơn là dẫn đến viêm phế quản mạn tính. Để tránh xảy ra tình trạng này, các bậc phụ huynh nên trang bị kiến thức về các phương pháp phòng ngừa để hạn chế tối đa viêm phế quản tái phát ở trẻ.

Trẻ bị viêm phế quản như thế nào?

Viêm phế quản là tình trạng viêm nhiễm của khí quản và đường hô hấp trong phổi. Thông thường, khi các đường dẫn khí bị kích ứng hoặc nhiễm trùng, lớp niêm mạc bị viêm, có thể dẫn đến ho dai dẳng, lâu dài kéo theo toàn bộ hệ thống hô hấp cũng như phổi bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nguyên nhân thường do vi-rút.

Hầu hết các trẻ không cần phải đi khám bác sĩ khi bị viêm phế quản cấp tính, vì nhiễm trùng gây ho thường biến mất sau hai đến ba tuần, cùng với các triệu chứng khác.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ viêm phế quản

  • Khói thuốc lá.
  • Sức đề kháng thấp.
  • Tiếp xúc với các chất kích thích trong công việc.
  • Trào ngược dạ dày.
  • Môi trường sống chật chội, thiếu nước sạch.

trẻ bị sốt

Triệu chứng thường gặp

Các triệu chứng viêm phế quản phổ biến nhất ở trẻ em là ho và tăng tiết đờm. Ban đầu là ho khan, về sau sẽ tiết nhiều đờm có màu trắng khi trẻ mới nhiễm vi-rút, nếu đờm chuyển màu vàng là một dấu hiệu cho thấy trẻ đã bội nhiễm vi khuẩn.

Các triệu chứng khác có thể bao gồm:

  • Đau đầu nhẹ: các cơn đau đầu âm ỉ kết hợp với mệt mỏi toàn thân làm trẻ khó chịu.
  • Sốt nhẹ: trẻ sốt 37.5 đến 38°C, hiếm khi sốt cao đến 39 – 40°C; khi sốt dưới 38.5°C không cần dùng thuốc hạ sốt mà nên chườm khăn ấm và lau người cho trẻ.
  • Viêm họng: trẻ sẽ cảm thấy ngứa rát cổ họng, khám thấy họng đỏ, không có mủ khi chưa bội nhiễm vi khuẩn.
  • Đau nhức hoặc đau thắt ngực: nhất là khi ho hoặc thở gắng sức, tình trạng này cũng ít khi xảy ra.
  • Thở khò khè, khó thở: đường dẫn khí trong phổi bị viêm và phù nề, xuất tiết đờm làm tắc nghẽn khiến không khí khó lưu thông.
  • Cảm thấy mệt, nhức mỏi cơ thể: kết hợp các triệu chứng trên làm trẻ trở nên mệt mỏi.
  • Nếu trẻ bị viêm phế quản mãn tính thì sẽ mất nhiều thời gian hơn bình thường để hồi phục sau cảm lạnh và các bệnh hô hấp thông thường khác. Thở khò khè, khó thở và ho có thể trở thành một phần của cuộc sống hàng ngày.
  • Hít thở có thể trở nên ngày càng khó khăn.
  • Ở những trẻ mắc bệnh hen suyễn, cơn viêm phế quản có thể xuất hiện đột ngột và kích hoạt các triệu chứng khác như tức ngực, khó thở, thở khò khè… dẫn đến cơn suy hô hấp cấp, cần phải đưa ngay đến bệnh viện để xử trí.

Phòng ngừa viêm phế quản

  • Một số biện pháp có thể được thực hiện để phòng ngừa viêm phế quản ở trẻ em.
  • Tuyệt đối không cho trẻ tiếp xúc với môi trường có khói thuốc, chất gây ô nhiễm và bụi bẩn.
  • Cần dọn dẹp nhà cửa thường xuyên, mở cửa sổ để căn nhà thông thoáng, khô ráo.
  • Khăn trải giường, thảm, đồ chơi và các vật dụng thường xuyên được sử dụng phải được rửa sạch, phơi khô dưới ánh sáng mặt trời hoặc hút bụi đều đặn.
  • Cha mẹ cần quan tâm giữ ấm phòng, mặc quần áo ấm cho trẻ vào mùa đông.
  • Rửa tay thường xuyên là một biện pháp đã được chứng minh không những ngăn ngừa nhiễm trùng dẫn đến viêm phế quản mà còn tránh được nhiều bệnh nhiễm trùng khác như nhiễm trùng tiết niệu, nhiễm trùng tiêu hóa.
  • Đối với trẻ nhỏ nên được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và ăn dặm thích hợp trong những tháng tiếp theo, tiêm chủng đúng lịch và đầy đủ để hệ miễn dịch của trẻ phát triển hoàn thiện.

Bài viết Phòng ngừa viêm phế quản ở trẻ em đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/phong-ngua-viem-phe-quan-o-tre-em-46707/feed/ 0
Triệu trứng của bệnh viêm họng cấp ở trẻ và cách phòng bệnh https://benh.vn/trieu-trung-cua-benh-viem-hong-cap-o-tre-va-cach-phong-benh-5059/ https://benh.vn/trieu-trung-cua-benh-viem-hong-cap-o-tre-va-cach-phong-benh-5059/#respond Mon, 27 Mar 2023 05:16:10 +0000 http://benh2.vn/trieu-trung-cua-benh-viem-hong-cap-o-tre-va-cach-phong-benh-5059/ Khi thời tiết thay đổi, trẻ rất dễ mắc các bệnh liên quan tới đường hô hấp, hệ miễn dịch. Trong đó phải kể đến viêm họng cấp ở trẻ. Bệnh không nguy hiểm, nhưng nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng khác nhau, khó điều trị dứt điểm...

Bài viết Triệu trứng của bệnh viêm họng cấp ở trẻ và cách phòng bệnh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Khi thời tiết thay đổi, trẻ rất dễ mắc các bệnh liên quan tới đường hô hấp, hệ miễn dịch. Trong đó phải kể đến viêm họng cấp ở trẻ. Bệnh không nguy hiểm, nhưng nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng khác nhau, khó điều trị dứt điểm…

viem-hong-cap-tre-em

Trẻ rất dễ bị viêm họng cấp khi thời tiết thay đổi

Triệu chứng viêm họng cấp ở trẻ em

Ban đầu bệnh nhân sẽ sổ mũi, hắt hơi, nặng đầu, mỏi tay chân.

Tiếp đến là tắc mũi, chảy nước mũi trong và loãng, kèm sốt cao, đột ngột (39-40 độ C), ớn lạnh, nhức đầu, nuốt đau, đau mỏi thân mình, ăn ngủ kém.

Một số trường hợp có hạch cổ sưng và đau.

Người bệnh ở giai đoạn đầu có cảm giác khô nóng trong họng, khát nước, dần dần có cảm giác đau rát tăng lên khi nuốt và khi nói, đau lan lên tai và đau nhói khi nuốt. Thông thường có đau rát và ho khan. Vài ba ngày sau, nếu không được phát hiện và điều trị có thể khàn tiếng.

Khi mũi bị viêm sẽ sinh ra dịch chảy xuống họng khiến họng dẫn đến họng bị viêm nhiễm. Khi bị viêm mũi người ta sẽ không tự thở bằng mũi như thông thường mà sẽ phải thở bằng miệng. Và cái vòng luẩn quẩn ấy đã làm cho lượng không khí đi từ ngoài vào cơ thể không được làm ấm và thanh lọc như bình thường sẽ đi thẳng xuống họng. Lúc này họng sẽ dễ dàng bị lạnh và tổn thương khiến cho các bệnh về đường hô hấp dễ xâm nhập

Khi khám sẽ thấy toàn bộ niêm mạc mũi họng rực đỏ, thành sau họng phù nề, đỏ, xuất tiết. Hai amidan sưng to, thường có hốc, có thể có mủ hoặc bựa trắng như nước cháo phủ trên bề mặt

Trong trường hợp viêm họng cấp do virus cúm thì các triệu chứng khá nặng, nhức đầu, đau rát họng, xuất huyết ở thành sau họng. Hoặc viêm họng cấp do virus APC thì xuất tiết mũi, niêm mạc họng đỏ, viêm màng tiếp hợp và sưng hạch cổ.

Bệnh viêm mũi họng cấp khi thời tiết chuyển mùa thường diễn ra trong vòng 3-4 ngày, nếu sức đề kháng tốt bệnh sẽ lui dần, các triệu chứng trên sẽ mất đi rất nhanh. Nhưng khi sức đề kháng yếu (trẻ em, người cao tuổi) thì bệnh diễn tiến phức tạp hơn, nặng hơn và có thể gây biến chứng, như: viêm tai, viêm mũi, phế quản phế viêm và trở thành viêm mũi họng mạn tính; hoặc thấp tim tiến triển, viêm cầu thận cấp nếu tác nhân gây bệnh là vi khuẩn liên cầu nhóm A.

Các bệnh viêm mũi, họng cũng rất dễ phát sinh trong thời tiết khô lạnh và thường kéo dài, nếu để lâu có thể trở nặng, thành mạn tính.

tre-uong-thuoc-viem-hong

Bệnh phát sinh trong thời tiết khô lạnh (Ảnh minh họa)

Nguyên nhân của bệnh viêm họng cấp trẻ em

Viêm mũi họng cấp tính là bệnh khá phổ biến thường xảy ra khi thời tiết thay đổi, lạnh quá, ẩm quá, bụi bẩn, bụi công nghiệp, khói (thuốc lá, thuốc lào, khói bếp than, củi, rơm, rạ) và có thể do tác động của rượu. Ngoài ta còn go các virus, vi khuẩn. Nguy hiểm hơn cả là liên cầu vi khuẩn nhóm A vì nó là thủ phạm gây nên biến chứng như viêm khớp cấp (thấp tim tiến triển), viêm vi cầu thận hoặc viêm họng cấp do nấm (Candida).

Phòng và điều trị viêm họng cấp trẻ em khi thời tiết thay đổi

Khi thời tiết thay đổi nên dữ ấm cho trẻ

Không cho trẻ uống nước lạnh, nước đá

Cho trẻ xúc miệng nước muối loãng ngày hai lần

Vệ sinh răng miệng cho trẻ sau khi ăn

Rửa mũi cho trẻ hàng ngày

Cho trẻ ăn đầy đủ dưỡng chất và các loại vitamin để tăng cường sức đề kháng

Điều trị khi trẻ sốt

  • Tuân theo chỉ định của bác sĩ khám bệnh về thuốc điều trị. Không tự ý nhỏ thuốc hoặc cho trẻ uống thuốc
  • Uống dung dịch oresol đều đặn khi trẻ sốt để tránh mất nước
  • Cho trẻ ăn những thức ăn mềm, nhuyễn, dễ nuốt
  • Ăn thêm rau, trái cây.
  • Cho trẻ nghỉ ngơi.
  • Không nên ủ nóng trẻ
  • Dùng thuốc hạ sốt khi bệnh nhân sốt cao (Theo đúng chỉ định của bác sĩ)

Bài viết Triệu trứng của bệnh viêm họng cấp ở trẻ và cách phòng bệnh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/trieu-trung-cua-benh-viem-hong-cap-o-tre-va-cach-phong-benh-5059/feed/ 0
Mẹo phòng viêm đường hô hấp cho trẻ lúc giao mùa tại nhà https://benh.vn/meo-phong-viem-duong-ho-hap-cho-tre-luc-giao-mua-tai-nha-73963/ https://benh.vn/meo-phong-viem-duong-ho-hap-cho-tre-luc-giao-mua-tai-nha-73963/#respond Thu, 16 Mar 2023 07:42:12 +0000 https://benh.vn/?p=73963 Thời điểm giao mùa, đặc biệt lúc xuân sang hè, thời tiết khắc nghiệt và điều kiện lý tưởng cho các loại vi khuẩn gây bệnh hô hấp phát triển. Áp dụng ngay các cách cực hay sau để phòng và điều trị viêm đường hô hấp cho trẻ ngay tại nhà.

Bài viết Mẹo phòng viêm đường hô hấp cho trẻ lúc giao mùa tại nhà đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Thời điểm giao mùa, đặc biệt lúc xuân sang hè, thời tiết khắc nghiệt và điều kiện lý tưởng cho các loại vi khuẩn gây bệnh hô hấp phát triển. Áp dụng ngay các cách cực hay sau để phòng và điều trị viêm đường hô hấp cho trẻ ngay tại nhà.

tre-bi-viem-duong-ho-hap

Bệnh viêm đường hô hấp trẻ em

Nhiễm trùng đường hô hấp (viêm đường hô hấp) là bệnh lý phổ biến, gặp ở hầu hết trẻ nhỏ. Hệ thống miễn dịch của trẻ em, đặc biệt là các trẻ dưới 7 tuổi còn rất yếu, non nớt và gần như chưa hoàn thiện. Đây là điều kiện thuận lợi để vi trùng xâm nhiễm và gây bệnh. Trung bình 1 trẻ có thể bị viêm đường hô hấp 4-6 lần trong năm. Cá biệt có những trẻ liên tục viêm đường hô hấp với các dạng bệnh khác nhau.

Các bệnh viêm đường hô hấp có thể khiến sức khỏe và thể trạng của trẻ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ có thể do vi khuẩn hoặc virus. Do đó, kháng sinh uống nhiều như ăn cơm khiến hệ miễn dịch ngày càng giảm sút, các bệnh về tiêu hoá…thể trạng yếu ớt.

Một số bệnh viêm đường hô hấp mùa đông phổ biến ở trẻ em hiện nay

Viêm phế quản: Đây là bệnh do viêm nhiễm tại phế quản gây ra. Bệnh lý này phổ biến ở hầu hết trẻ nhỏ, đặc biệt khi trời trở lạnh hoặc giao mùa. Các triệu chứng bao gồm ho có đờm, thở khò khè, khó chịu ở ngực kèm sốt. Trẻ bị viêm phế quản thường ho kéo dài trên dưới 3 tuần.

Hầu hết các trường hợp viêm phế quản do nhiễm virus. Một số ít trường hợp là do mức độ ô nhiễm không khí hoặc vi khuẩn như Mycoplasma pneumoniae hoặc Bordetella pertussis.

virus-gay-viem-phe-quan
Viêm phế quản chủ yếu do virus

Cúm: Thường là cúm mùa. Tình trạng này có xu hướng tiến triển nhanh hơn cảm lạnh và gây ra các triệu chứng nghiêm trọng hơn như sốt cao, ho, đau họng, đau đầu và đau cơ. Nếu trẻ bị sốt rất cao, kèm theo chảy dịch lỏng ở mũi hoặc nếu có bất kỳ triệu chứng nào gần giống với bệnh cúm mùa, hãy nhanh chóng tới gặp bác sĩ để đảm bảo kịp thời can thiệp, giảm thiểu nguy hiểm cho con.

Viêm phổi: Không giống như các bệnh viêm đường hô hấp khác, viêm phổi là do nhiễm vi khuẩn, không phải do vi-rút. Nó thường có triệu chứng khởi phát giống như cảm lạnh hoặc cúm, nhưng nếu bệnh vẫn tiếp tục kéo dài trong một thời gian và kèm theo sốt cao, ho nặng hơn và khó thở thì hãy đến gặp các y bác sĩ chuyên khoa để kịp thời “bắt bệnh” cho trẻ.

Viêm họng: là bệnh mà khi đó niêm mạc họng và hầu bị viêm. Viêm họng ở trẻ có thể cấp hoặc mạn tính. Hầu hết các trường hợp trẻ viêm họng thường kéo dài, hoặc xảy ra với tần suất dày. 60-80% trường hợp viêm họng do vi rút, còn lại do vi khuẩn, nấm hoặc các chất kích thích, chất gây ô nhiễm.

Cách phòng viêm đường hô hấp cho trẻ cực hiệu quả

Để phòng bệnh viêm đường hô hấp cho trẻ em vào mùa lạnh hoặc thời điểm giao mùa, các vị phụ huynh nên lưu ý và thực hiện đầy đủ những cách sau đây:

giu-am-cho-tre

Giữ ấm cho trẻ là các phòng bệnh tốt nhất cho trẻ

Giữ ấm: Giữ ấm cho trẻ khi thời tiết trở lạnh, nhất là khi đưa trẻ đi chơi ngoài trời vào buổi tối hoặc sáng sớm. Lưu ý các vị trí quan trọng như bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu,…

Giữ gìn vệ sinh thật tốt: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng cho trẻ; không cho trẻ mút tay, mút đồ chơi. Vệ sinh nhà cửa, bàn ghế, đồ chơi, quần áo cho trẻ thật sạch sẽ; giữ môi trường thông thoáng, tránh ẩm thấp. hẹn chế cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá.

tiem-vaccin-cho-tre
Tiêm vaccin phòng cúm cho trẻ

Tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch: Đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ đúng lịch để tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ. Mỗi mũi tiêm phòng có tác dụng phòng bệnh cho trẻ trong một khoảng thời gian nhất định. Do đó, không nên coi  nhẹ việc tiêm phòng. Hiện nay tiêm phòng cúm hàng năm được khuyến khích để giúp trẻ hạn chế mắc cúm.

Thăm khám kịp thời khi trẻ có dấu hiệu mắc bệnh: Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về điều trị, nhất là các loại thuốc kháng sinh. Phải uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Đặc biệt, là phải được thăm khám kĩ càng trước khi sử dụng thuốc.

Việc trẻ mắc các bệnh viêm đường hô hấp vào mùa đông thực sự là điều rất khó tránh. Do đó, các bậc cha mẹ hãy trang bị cho mình những kĩ năng chăm sóc và phòng bệnh cho trẻ để bảo vệ sức khỏe tối ưu cho trẻ nhỏ nhé. Mong rằng với bài chia sẻ về cách phòng viêm đường hô hấp cho trẻ mùa lạnh vừa rồi, các quý phụ huynh sẽ có thềm những cách phòng bệnh hiệu quả cho con em mình.

Bài viết Mẹo phòng viêm đường hô hấp cho trẻ lúc giao mùa tại nhà đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/meo-phong-viem-duong-ho-hap-cho-tre-luc-giao-mua-tai-nha-73963/feed/ 0
Bài thuốc trị ho gà cho trẻ bằng rau củ https://benh.vn/bai-thuoc-tri-ho-ga-cho-tre-bang-rau-cu-6411/ https://benh.vn/bai-thuoc-tri-ho-ga-cho-tre-bang-rau-cu-6411/#respond Sun, 12 Feb 2023 05:45:27 +0000 http://benh2.vn/bai-thuoc-tri-ho-ga-cho-tre-bang-rau-cu-6411/ Ho gà là một bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, bệnh gây nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính do vi khuẩn Bordetella pertussis gây ra và rất dễ lây bệnh. Người lớn cũng nên lưu ý đến một số bài thuốc hữu hiệu từ rau củ dưới đây để có thể giúp em bé cải thiện tình trạng ho này.

Bài viết Bài thuốc trị ho gà cho trẻ bằng rau củ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Ho gà là một bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, bệnh gây nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính do vi khuẩn Bordetella pertussis gây ra và rất dễ lây bệnh. Người lớn cũng nên lưu ý đến một số bài thuốc hữu hiệu từ rau củ dưới đây để có thể giúp em bé cải thiện tình trạng ho này.

Nếu trẻ mắc bệnh, trong thời gian điều trị bệnh, ngoài cho trẻ dùng thuốc kết hợp uống nhiều nước, ăn các thức ăn dễ tiêu như cháo, sữa…

Tỏi – kháng sinh tự nhiên trị ho gà

  toi-tri-ho-ga

Tỏi không chỉ là một loại gia vị không thể thiếu trong gian bếp nhà bạn mà còn được xem như một vị thuốc trị bệnh hữu hiệu. Hãy dùng 5 giọt nước ép tỏi cho trẻ uống đều đặn từ 2-3 lần mỗi ngày. Tình trạng ho sẽ nhanh chóng được cải thiện.

Gừng và cỏ cà ri bộ đôi trị ho gà từ thiên nhiên

 

Dùng 1 thìa nước ép gừng tươi, pha lẫn với nước sắc của cây cỏ cà ri và thêm một chút mật ong cho dễ uống. Để có nước sắc của cây cỏ cà ri, bạn cần đun sôi 1 thìa hạt cỏ cà ri với 250 ml nước, đun cho đến khi lượng nước trong nồi chỉ còn một nửa.

Củ cải thanh nhiệt trị ho gà

 

Trộn lẫn 1 thìa nước củ cải tươi với 1 thìa mật ong và một chút muối rồi cho trẻ uống 3 lần/ngày.

Hạt hồi giúp ấm đường hô hấp

 

Hạt hồi rất hiệu quả trong việc chữa ho khan và ho nặng. Ngoài ra, nó còn có thể giúp tiêu đờm. Chính vì thế, mỗi ngày nên cho trẻ uống 1 cốc trà hạt hồi để giảm tình trạng ho có đờm.

Hẹ – vị thuốc tự nhiên trị ho

  la-he

Có tác dụng kháng khuẩn, lá và thân hẹ được dùng để chữa ho, hen suyễn, họng sưng đau cho trẻ. Ngày dùng từ 12-25g lá và thân hẹ tươi, giã nát, vắt lấy nước rồi uống.

Dâu tằm trị ho

 

Ngày dùng từ 4-12g dâu tằm sắc nước uống có thể chữa ho có đờm, hen, ho ra máu hay ho gà ở trẻ em.

Cỏ nhọ nồi trị ho giảm sốt

 

Có tác dụng kháng khuẩn, kháng histamin, chống viêm, cầm máu nên cỏ nhọ nồi được dùng để điều trị ho, ho ra máu, hen và viêm họng. Ngày dùng 20g cây khô, dạng thuốc sắc hoặc 30-50g cây tươi, giã vắt lấy nước uống.

Tía tô trị ho sốt

 

Ngày dùng 5-12g lá tía tô để sắc nước uống có thể chống ho, hen suyễn vì lá tía tô có tác dụng kháng khuẩn, chống co thắt cơ trơn, chống dị ứng.

Nho loại quả trị ho

 

Các nhà nghiên cứu về thảo mộc cho rằng, việc trị ho gà bằng nho cũng rất hiệu quả. Việc sử dụng nho để chữa ho gà rất đơn giản và đem lại hiệu quả nhanh chóng. Bạn chỉ cần pha lẫn 1 thìa mật ong với một cóc nước ép nho, mỗi ngày uống 1 lần, uống trong vòng 10 ngày thì có thể cải thiện được tình trạng bệnh.

* Lưu ý: Chỉ nên cho điều trị cho trẻ bằng phương pháp này trong 3 ngày, không nên cho trẻ uống nhiều. Sau thời gian trên nếu thấy bệnh không thuyên giảm, cần đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa để đươc thăm khám và điều trị.

Bài viết Bài thuốc trị ho gà cho trẻ bằng rau củ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/bai-thuoc-tri-ho-ga-cho-tre-bang-rau-cu-6411/feed/ 0
Triệu chứng và biện pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính ở trẻ em https://benh.vn/trieu-chung-va-bien-phap-phong-ngua-nhiem-khuan-duong-ho-hap-cap-tinh-o-tre-em-2441/ https://benh.vn/trieu-chung-va-bien-phap-phong-ngua-nhiem-khuan-duong-ho-hap-cap-tinh-o-tre-em-2441/#respond Sat, 18 May 2019 04:14:06 +0000 http://benh2.vn/trieu-chung-va-bien-phap-phong-ngua-nhiem-khuan-duong-ho-hap-cap-tinh-o-tre-em-2441/ Hoạt động của hệ hô hấp một trong những cơ quan trọng yếu quyết định sự tồn tại của cơ thể, hệ hô hấp đảm nhận chức năng xử lý không khí, cung cấp oxy và loại bỏ khí thải giúp duy trì sự sống. Để đảm bảo chức năng này, hệ hô hấp như một cỗ máy hoàn chỉnh hoạt động khép kín gồm nhiều bộ phận khác nhau, mỗi bộ phận có một chức năng riêng.

Bài viết Triệu chứng và biện pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính ở trẻ em đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Hoạt động của hệ hô hấp

Là một trong những cơ quan trọng yếu quyết định sự tồn tại của cơ thể, hệ hô hấp đảm nhận chức năng xử lý không khí, cung cấp oxy và loại bỏ khí thải giúp duy trì sự sống. Để đảm bảo chức năng này, hệ hô hấp như một cỗ máy hoàn chỉnh hoạt động khép kín gồm nhiều bộ phận khác nhau, mỗi bộ phận có một chức năng riêng.

Không khí khi hít vào sẽ được các cơ quan thuộc đường hô hấp trên (mũi, các xoang cạnh mũi, hầu họng, thanh quản) lọc sạch, làm ẩm và sưởi ấm trước khi theo khí quản đến phổi (đường hô hấp dưới) rồi theo mạch máu đi khắp cơ thể. Lượng khí thải sẽ theo máu trở về phổi và đi qua đường hô hấp trên để thoát ra môi trường bên ngoài. Do vị trí giải phẫu và chức năng hoạt động nên đường hô hấp trên thường xuyên tiếp xúc với các vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh khác.

Nhiễm khuẩn hô hấp

Nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính là một trong ba nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi. Nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính ở trẻ em là bệnh phổ biến, có tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong cao, trẻ có thể mắc bệnh nhiều lần trong năm (3-5 lần) do đó gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và tính mạng của trẻ.

Phần lớn các trường hợp nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em nguyên nhân là do vi rút.

Phân loại

Nhiễm khuẩn đường hô hấp được chia làm 2 loại:

– Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên thường nhẹ, hay gặp hơn bao gồm: Viêm mũi họng, VA, viêm amidan, viêm tai giữa, các trường hợp ho, cảm lạnh…

– Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới ít gặp hơn nhưng thường nặng bao gồm các trường hợp viêm thanh quản, khí quản, phế quản, tiểu phế quản và viêm phổi.

Triệu chứng

Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính có thể biểu hiện bằng nhiều dấu hiệu như sốt, ho, chảy nước mũi, hắt hơi, nghẹt mũi, nhịp thở nhanh, cánh mũi phập phồng, rút lõm lồng ngực, thở khò khè, tím tái… Khi bị bội nhiễm các vi khuẩn, bệnh sẽ diễn biến nặng lên nhanh, trẻ sẽ bị viêm phế quản, nặng hơn sẽ dẫn đến viêm phổi. Trên thực tế người ta có thể dựa vào các dấu hiệu ban đầu như ho, thở nhanh và một số dấu hiệu khác như nôn hoặc quấy khóc ở trẻ để phân loại mức độ nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. Có định hướng điều trị luôn tránh để bệnh diễn biến nặng.

Phần lớn các trường hợp nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em là do nguyên nhân vi rút với khả năng lây nhiễm dễ dàng. Tỷ lệ người lành mang vi rút cao và khả năng miễn dịch của vi rút ngắn và yếu. Ở nước ta và các nước đang phát triển nguyên nhân do vi khuẩn cũng đóng vai trò quan trọng, nấm và ký sinh trùng cũng được nhắc đến là thủ phạm của nhiễm khuẩn tuy rất hiếm gặp.

Yếu tố nguy cơ

Các yếu tố nguy cơ gây nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính

– Trẻ đẻ thiếu cân

– Suy dinh dưỡng cũng là yếu tố dễ mắc nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính hơn trẻ bình thường và khi bị nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp thì thời gian điều trị kéo dài hơn và có tiên lượng xấu hơn.

– Trẻ không được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ.

– Ô nhiễm môi trường, không đảm bảo vệ sinh cá nhân cho trẻ

– Không giữ ấm cho trẻ và chăm sóc trẻ đúng cách lúc giao mùa

– Không được tiên chủng và uống vitamin đầy đủ

Triệu chứng nhiễm khuẩn đường hô hấp

1. Nhiễm khuẩn hô hấp nhẹ

(Không viêm phổi) trẻ chỉ có dấu hiệu ho, chảy nước mũi, không thở nhanh, không rút lõm lồng ngực. Cần lưu ý rằng phải quan sát nhịp thở của trẻ trong lúc trẻ nằm yên hoặc ngủ. Trẻ được coi là thở nhanh khi nhịp thở trên 60 lần/ phút đối với trẻ sơ sinh và trên 50 lần/ phút đối với trẻ từ 2-12 tháng, trên 40 lần/ phút đối với trẻ từ 1- 5 tuổi. Dấu hiệu rút lõm lồng ngực ở trẻ dưới 2 tháng tuổi phải là rút lõm lồng ngực mạnh mới có giá trị vì bình thường ở những trẻ này có thể cũng có dấu hiệu rút lõm lồng ngực nhẹ.

2. Nhiễm khuẩn hô hấp thể vừa

(Viêm phổi) nếu trẻ có dấu hiệu thở nhanh nhưng không rút lõm lồng ngực.

3. Nhiễm khuẩn hô hấp thể nặng

(Viêm phổi nặng) khi trẻ có dấu hiệu nguy hiểm sau:

  • Không uống được, co giật, ngủ li bì, khó đánh thức, thở rít khi nằm yên, rút lõm lồng ngực, suy dinh dưỡng nặng.
  • Ở trẻ nhỏ dưới 2 tháng tuổi có dấu hiệu bỏ bú, sốt hoặc hạ thân nhiệt, thở khò khè.

Mặc dù nguyên nhân chủ yếu của viêm đường hô hấp cấp tính là do vi rút nhưng tránh hoàn toàn việc không bị bội nhiễm thêm vi khuẩn là điều khó thực hiện được. Tuy nhiên dùng kháng sinh loại gì và theo cách nào cần phải có chỉ định của bác sỹ.

Nhìn chung các trường hợp nhiễm khuẩn hô hấp trên có thể theo dõi và điều trị tại nhà . Hãy đưa trẻ đến khám lại nếu ho kéo dài hoặc trẻ khó thở hơn, thở nhanh hơn, bú kém, mệt. Nên điều trị và theo dõi tại cơ sở y tế nếu có các dấu hiệu nhiễm khuẩn hô hấp mức độ vừa trở lên.

Biện pháp phòng ngừa

1. Bảo đảm cho trẻ được bú mẹ sau khi đẻ càng sớm càng tốt

2. Đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ trong thời kỳ ăn dặm

3. Bảo đảm vệ sinh cá nhân cho trẻ, nhà cửa thông thoáng, sạch sẽ

4. Không hút thuốc trong phòng có trẻ nhỏ

5. Luôn giữ ấm cho trẻ về mùa đông và lưu ý khi thay đổi thời tiết.

6. Đảm bảo lịch tiêm chủng đầy đủ

7. Phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh để điều trị kịp thời.

Benh.vn

Bài viết Triệu chứng và biện pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính ở trẻ em đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/trieu-chung-va-bien-phap-phong-ngua-nhiem-khuan-duong-ho-hap-cap-tinh-o-tre-em-2441/feed/ 0
Điều trị viêm phế quản trẻ em như thế nào? https://benh.vn/dieu-tri-viem-phe-quan-tre-em-nhu-the-nao-46765/ https://benh.vn/dieu-tri-viem-phe-quan-tre-em-nhu-the-nao-46765/#respond Tue, 25 Dec 2018 06:54:16 +0000 https://benh.vn/?p=46765 Mục tiêu chính của điều trị viêm phế quản trẻ em cấp tính và mạn tính là làm giảm các triệu chứng và làm thông thoáng đường thở của trẻ. Thuốc kháng sinh thường không được kê đơn cho viêm phế quản cấp tính. Điều này là do chúng không chống lại virus - nguyên nhân phổ biến nhất của viêm phế quản cấp tính.

Bài viết Điều trị viêm phế quản trẻ em như thế nào? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Mục tiêu chính của điều trị viêm phế quản trẻ em cấp tính và mạn tính là làm giảm các triệu chứng và làm thông thoáng đường thở của trẻ. Thuốc kháng sinh thường không được kê đơn cho viêm phế quản cấp tính. Điều này là do chúng không chống lại virus – nguyên nhân phổ biến nhất của viêm phế quản cấp tính.

Tuy nhiên, nếu bác sĩ cho rằng trẻ bị nhiễm trùng do vi khuẩn, hoặc sức đề kháng của trẻ quá yếu, dễ bội nhiễm vi khuẩn, họ có thể kê thuốc kháng sinh để điều trị và dự phòng.

Thông thường viêm phế quản không cần dùng kháng sinh, tuy nhiên ở một số đối tượng trẻ có thể dùng kháng sinh để dự phòng

Vì sao trẻ bị viêm phế quản?

Viêm phế quản ở trẻ em phổ biến hơn vì hệ miễn dịch ở trẻ em chưa hoàn thiện, làm cho trẻ dễ bị dị ứng và nhiễm trùng hơn. Một vài tác nhân gây viêm phế quản ở trẻ em bao gồm: nhiễm vi khuẩn, virus từ môi trường hoặc những người xung quanh; tiếp xúc với chất gây dị ứng, phấn hoa, hít bụi hoặc các chất gây ô nhiễm hóa học. Các yếu tố này thường là những yếu tố kích thích, ngăn chặn các đường dẫn khí, gây kích ứng và cuối cùng gây viêm phế quản ở trẻ em.

Điều trị viêm phế quản

Dinh dưỡng và nghỉ ngơi

Nếu trẻ bị viêm phế quản cấp tính, bác sĩ có thể đề nghị nghỉ ngơi tại nhà, chế độ ăn uống bổ sung chất dinh dưỡng, uống nhiều nước và dùng hạ sốt nếu trẻ sốt trên 38.5°C.

Bổ sung dinh dưỡng và uống đủ nước cho trẻ

Thuốc điều trị

Thuốc kháng sinh thường không được kê đơn cho viêm phế quản cấp tính. Điều này là do chúng không chống lại virus – nguyên nhân phổ biến nhất của viêm phế quản cấp tính. Tuy nhiên, nếu bác sĩ cho rằng trẻ bị nhiễm trùng do vi khuẩn, hoặc sức đề kháng của trẻ quá yếu, dễ bội nhiễm vi khuẩn, họ có thể kê thuốc kháng sinh để điều trị và dự phòng.

Máy khí dung có thể giúp làm lỏng đờm, giảm thở khò khè và tăng lưu thông khí qua đường thở. Nếu viêm phế quản của trẻ gây thở khò khè, trẻ sẽ cần khí dung nước muối sinh lý kết hợp kháng sinh. Thiết bị này cho phép thuốc đi thẳng vào phổi.

Để giảm ho, nhất là ho ảnh hưởng đến giấc ngủ và ho khiến trẻ nôn trớ, bác sĩ có thể kê thêm các loại thuốc ho dạng siro dễ uống.

Nếu trẻ bị viêm phế quản mãn tính đã được chẩn đoán, trẻ cần thuốc để thông thoáng đường hô hấp và giúp làm sạch chất nhờn. Các loại thuốc này bao gồm thuốc giãn phế quản (hít vào) và steroid (dạng hít hoặc dạng viên). Cần cân nhắc dùng steroid do nhiều tác dụng không mong muốn của nó.

Một số trường hợp trẻ phải thở oxy để hô hấp dễ dàng hơn

Ngoài ra, ở trẻ viêm phế quản mãn tính, bác sĩ có thể áp dụng liệu pháp oxy, giúp trẻ dễ dàng hô hấp hơn và cung cấp đầy đủ oxy cần thiết cho trẻ.

Loại bỏ nguyên nhân

Một trong những cách tốt nhất để điều trị viêm phế quản cấp tính và mãn tính là loại bỏ nguồn kích ứng gây tổn thương phổi của trẻ, nhất là thuốc lá, khói bụi và các chất khí ô nhiễm.

Phòng ngừa viêm phế quản

Một số biện pháp có thể được thực hiện để phòng ngừa viêm phế quản ở trẻ em.

  • Cha mẹ phải lưu ý tuyệt đối không cho trẻ tiếp xúc với môi trường có khói thuốc, chất gây ô nhiễm và bụi bẩn.
  • Cần dọn dẹp nhà cửa thường xuyên.
  • Khăn trải giường, thảm, đồ chơi… phải được rửa sạch, phơi khô dưới ánh sáng mặt trời.
  • Cha mẹ cần lưu ý cho trẻ mặc quần áo ấm vào mùa đông.
  • Rửa tay thường xuyên được chứng minh có tác dụng ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng.
  • Đối với trẻ nhỏ nên được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và ăn dặm thích hợp trong những tháng tiếp theo. Trẻ cần được tiêm chủng đúng lịch và phát triển hệ miễn dịch của trẻ đầy đủ.

Benh.vn

Bài viết Điều trị viêm phế quản trẻ em như thế nào? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/dieu-tri-viem-phe-quan-tre-em-nhu-the-nao-46765/feed/ 0
Xét nghiệm cần làm để chẩn đoán viêm phế quản trẻ em? https://benh.vn/xet-nghiem-can-lam-de-chan-doan-viem-phe-quan-tre-em-46770/ https://benh.vn/xet-nghiem-can-lam-de-chan-doan-viem-phe-quan-tre-em-46770/#respond Mon, 03 Dec 2018 05:07:49 +0000 https://benh.vn/?p=46770 Bác sĩ thường sẽ chẩn đoán viêm phế quản dựa trên các dấu hiệu và triệu chứng của trẻ, kèm theo thăm khám lâm sàng, nhất là nghe phổi có tiếng rít hoặc những tiếng bệnh lý khác. Họ cũng có thể đặt câu hỏi về tiền sử ho, cảm lạnh; tiền sử tiếp xúc với thuốc lá, khói bụi của trẻ để phân biệt với các bệnh đường hô hấp khác.

Bài viết Xét nghiệm cần làm để chẩn đoán viêm phế quản trẻ em? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bác sĩ thường sẽ chẩn đoán viêm phế quản dựa trên các dấu hiệu và triệu chứng của trẻ, kèm theo thăm khám lâm sàng, nhất là nghe phổi có tiếng rít hoặc những tiếng bệnh lý khác. Họ cũng có thể đặt câu hỏi về tiền sử ho, cảm lạnh; tiền sử tiếp xúc với thuốc lá, khói bụi của trẻ để phân biệt với các bệnh đường hô hấp khác.

Xét nghiệm máu là xét nghiệm thường quy để đánh giá tình trạng nhiễm trùng và chức năng gan, thận

Viêm phế quản là gì?

Viêm phế quản là tình trạng viêm nhiễm của khí quản và đường hô hấp trong phổi. Thông thường, khi các đường dẫn khí bị kích ứng hoặc nhiễm trùng, lớp niêm mạc bị viêm, có thể dẫn đến ho dai dẳng, lâu dài kéo theo toàn bộ hệ thống hô hấp cũng như phổi bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nguyên nhân thường do vi-rút.

Hầu hết các trẻ không cần phải đi khám bác sĩ khi bị viêm phế quản cấp tính, vì nhiễm trùng gây ho thường biến mất sau hai đến ba tuần, cùng với các triệu chứng khác.

Triệu chứng thường gặp của viêm phế quản

Các triệu chứng viêm phế quản phổ biến nhất ở trẻ em là ho và tăng tiết đờm. Ban đầu là ho khan, về sau sẽ tiết nhiều đờm có màu trắng khi trẻ mới nhiễm vi-rút, nếu đờm chuyển màu vàng là một dấu hiệu cho thấy trẻ đã bội nhiễm vi khuẩn.

Các triệu chứng khác có thể bao gồm:

  • Đau đầu nhẹ.
  • Sốt nhẹ.
  • Viêm họng.
  • Đau nhức hoặc đau thắt ngực.
  • Thở khò khè, khó thở.
  • Cảm thấy mệt, nhức mỏi cơ thể.

X quang phổi

Các xét nghiệm chẩn đoán viêm phế quản

Trong những ngày đầu bị bệnh, có thể khó phân biệt các dấu hiệu và triệu chứng của viêm phế quản với cảm lạnh thông thường. Trong khi khám sức khỏe, bác sĩ sẽ sử dụng ống nghe để nghe thật kỹ phổi khi bạn thở.

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị các xét nghiệm sau đây:

– X-quang ngực: Chụp X quang ngực có thể giúp xác định xem trẻ có bị viêm phổi hoặc một tình trạng khác có thể giải thích được triệu chứng ho của trẻ hay không. Điều này sẽ quan trọng hơn nếu trẻ đã từng tiếp xúc thường xuyên với khói thuốc. Ngoài ra, x-quang cũng phản ánh tình trạng tổn thương của phổi và có ý nghĩa theo dõi sau một thời gian điều trị kháng sinh.

– Xét nghiệm đờm: Đờm là chất nhầy mà trẻ ho ra từ phổi. Qua quan sát tính chất của đờm, các bác sĩ cũng phần nào đánh giá được trẻ mới bị viêm phế quản do vi-rút hay đã bội nhiễm vi khuẩn để sử dụng kháng sinh nếu cần. Tuy nhiên, do tình trạng kháng kháng sinh hiện nay, việc cấy đờm định danh vi khuẩn là cần thiết để kê đúng loại kháng sinh cho trẻ.

Xét nghiệm nuôi cấy đờm

– Kiểm tra chức năng phổi: Trong một bài kiểm tra chức năng phổi, bệnh nhân thổi vào một thiết bị gọi là máy đo phế dung, đo lượng khí phổi có thể giữ được và tốc độ khí thoát ra khỏi phổi nhanh như thế nào. Xét nghiệm này kiểm tra các dấu hiệu của bệnh hen suyễn hoặc khí phế thũng. Vì xét nghiệm này đòi hỏi sự phối hợp cao của người bệnh nên khó có thể áp dụng ở trẻ em.

– Xét nghiệm máu: Đánh giá một cách tổng quan về tình trạng nhiễm trùng của cơ thể, cũng như chức năng gan, thận của trẻ có phù hợp với một số loại thuốc (kháng sinh, chống viêm…) hay không. Đây là xét nghiệm cơ bản, giá thành rẻ nhưng lại có giá trị cao.

Benh.vn

Bài viết Xét nghiệm cần làm để chẩn đoán viêm phế quản trẻ em? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/xet-nghiem-can-lam-de-chan-doan-viem-phe-quan-tre-em-46770/feed/ 0
Phòng tránh bệnh hô hấp cho trẻ khi giao mùa https://benh.vn/phong-tranh-benh-ho-hap-cho-tre-khi-giao-mua-7696/ https://benh.vn/phong-tranh-benh-ho-hap-cho-tre-khi-giao-mua-7696/#respond Thu, 16 Aug 2018 01:00:17 +0000 http://benh2.vn/phong-tranh-benh-ho-hap-cho-tre-khi-giao-mua-7696/ Giao mùa là thời điểm nhạy cảm với nhiều trẻ, là thời điểm trẻ quay lại với trường học, không khí bắt đầu trở nên mát hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh hô hấp phát triển.

Bài viết Phòng tránh bệnh hô hấp cho trẻ khi giao mùa đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Phòng tránh bệnh hô hấp cho trẻ khi giao mùa là một trong những chủ đề được rất nhiều phụ huynh quan tâm. Đây là thời điểm nhạy cảm với nhiều trẻ, là thời điểm trẻ quay lại với trường học, không khí bắt đầu trở nên mát hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh hô hấp phát triển. Sau đây, chuyên gia của benh.vn sẽ cùng chia sẻ với các phụ huynh về vấn đề trên.

benh-tre-em-mua-dong

Giao mùa là khoảng thời gian tuyệt đẹp trong năm nhưng cũng là thời điểm trẻ dễ mắc bệnh (ảnh minh họa)

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, khi thời tiết bắt đầu chuyển mùa sang Thu, Đông, các loại virus hợp bào phát triển rất mạnh. Virus này trong không khí và khi xâm nhập vào cơ thể trẻ sẽ dễ dàng phá vỡ hệ thống đề kháng chưa hoàn chỉnh, nhất là hệ hô hấp. Đây là một loại virus nguy hiểm có khả năng làm cho bé bị viêm phế quản, viêm đường hô hấp, viêm phổi tùy theo từng mức độ từ nhẹ đến nặng. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm, độ ẩm cao càng tạo điều kiện cho virus gây bệnh.

Bệnh lây truyền qua đường miệng, nước bọt, tiếp xúc tay và các đồ dùng để ăn uống. Cha mẹ cần lưu ý khi thấy trẻ có dấu hiệu như đột ngột sốt cao, đau đầu, lạnh toàn thân, đau toàn thân; đau họng, ho, mệt mỏi; chán ăn, khó thở, tiêu chảy nhẹ cần cho trẻ khám bác sĩ để được điều trị đúng hướng.

Ngoài ra, bệnh viêm phế quản cũng hay gặp ở trẻ nhỏ, nhất là 3-6 tháng tuổi. Cha mẹ không nên chủ quan khi thấy bé có những dấu hiệu như ho, chảy nước mũi trong, sốt vừa hoặc cao. Sau 3-5 ngày thì bé ho ngày một nhiều, xuất hiện thở khó, thở rít. Nếu trẻ có dấu hiệu bệnh nhẹ, không có biến chứng, không có yếu tố nguy cơ thì có thể được chăm sóc tại nhà. Chú ý cho trẻ ăn uống đầy đủ, uống nhiều nước để tránh thiếu nước.

Để giúp bé dễ thở và bú tốt hơn thì cần làm thông thoáng mũi cho bé, có thể bằng cách rửa mũi bằng nước muối NaCl 0,9%. Khi bé có dấu hiệu nặng như khó thở, bú kém, tím tái, có biến chứng cần cho bé nhập viện để điều trị.

tre-bi-benh-ho-hap

Trong thời gian giao mùa như hiện nay, cha mẹ cần lưu ý viêm phổi ở trẻ sơ sinh vì bệnh diễn tiến nặng rất nhanh và biểu hiện không rầm rộ như trẻ lớn nên dễ bị bỏ qua. Bệnh ở trẻ lớn có những biểu hiện điển hình là sốt cao, ho nhiều; còn trẻ dưới 6 tháng tuổi đây không phải là dấu hiệu quan trọng. Nhiều bé thậm chí không sốt, không ho, nhưng đã bị viêm phổi rất nặng. Đặc biệt trẻ sơ sinh dưới 30 ngày tuổi khi bị viêm phổi thậm chí thân nhiệt còn hạ một chút

Để phòng bệnh viêm đường hô hấp cho trẻ trong giai đoạn này, bác sĩ khuyến cáo cha mẹ cần chú ý giữ ấm cho trẻ khi về đêm và gần sáng, tránh tình trạng mặc nóng, mồ hôi ra nhưng không được lau đi khiến trẻ bị nhiễm lạnh. Ban ngày cần mở cửa phòng thông thoáng để không khí được lưu thông tốt, các tác nhân gây bệnh không có điều kiện sinh sôi. Cho trẻ ăn uống đủ chất dinh dưỡng, uống đủ nước. Đặc biệt chú ý, rửa tay bằng xà phòng trước khi chăm sóc trẻ.

Song song các bệnh về hô hấp, thời tiết thay đổi cũng khiến trẻ dễ mắc bệnh rối loạn đường tiêu hóa. Các biểu hiện thường gặp là trẻ đầy bụng, khó tiêu, nôn ói, đi ngoài phân sống, tiêu chảy, táo bón. Nguyên nhân dẫn đến trẻ bị rối loạn tiêu hóa thường do chế độ ăn không phù hợp, mất cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột hoặc trẻ vô tình ăn phải thức ăn bị lên men, nhiễm khuẩn, ôi thiu.

Khi trẻ thường xuyên bị tiêu chảy, táo bón sẽ ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa, hấp thu và lâu ngày sẽ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng dẫn đến suy dinh dưỡng ảnh hưởng đến thể chất và trí tuệ của trẻ. Vì vậy khi thời tiết lạnh giao mùa cha mẹ cần đặc biết chú ý chăm sóc trẻ.

Bài viết Phòng tránh bệnh hô hấp cho trẻ khi giao mùa đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/phong-tranh-benh-ho-hap-cho-tre-khi-giao-mua-7696/feed/ 0
Vì sao trẻ hay bị viêm VA, khi nào thì nên nạo VA cho trẻ https://benh.vn/vi-sao-tre-hay-bi-viem-va-khi-nao-thi-nen-nao-va-cho-tre-5238/ https://benh.vn/vi-sao-tre-hay-bi-viem-va-khi-nao-thi-nen-nao-va-cho-tre-5238/#respond Thu, 05 Jul 2018 05:19:58 +0000 http://benh2.vn/vi-sao-tre-hay-bi-viem-va-khi-nao-thi-nen-nao-va-cho-tre-5238/ Ở Việt Nam, tỷ lệ trẻ viêm VA chiếm khoảng 30%, lứa tuổi mắc bệnh, nhiều nhất từ 2 - 5 tuổi.  Nguyên nhân gây bệnh do: trẻ bị lạnh đột ngột, lạnh kéo dài, lây nhiễm cúm, sởi, ho gà…Viêm VA lâu ngày dẫn đến các biến chứng nguy hiểm: viêm phế quản, viêm tai giữa, viêm thanh quản, hạ thanh môn, áp se thành sau họng…

Bài viết Vì sao trẻ hay bị viêm VA, khi nào thì nên nạo VA cho trẻ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Do đặc điểm thời tiết, khí hậu của Việt Nam (4 mùa xuân, hạ, thu, đông) nên trẻ nhỏ thường bị viêm họng, viêm VA… Đặc biệt viêm VA khiến trẻ sốt cao, tái đi tái lạị nhiều lần…dẫn đến nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển lâu dài của trẻ.

Để ngăn chặn tình trạng trên, nhiều trường hợp các bác sỹ đã chỉ định nạo VA. Vậy, vì sao trẻ hay bị viêm VA? Khi nào thì phải nạo VA cho trẻ?

VA là bộ phận nào trên cơ thể?

VA xuất hiện ở trẻ ngay sau khi sinh, chúng cùng với amidan khẩu cái (mà ta quen gọi là amiđan) và amiđan đáy lưỡi tạo thành một vòng bạch huyết quanh họng (vòng bạch huyết  Wandayer).

VA (vegetation adenoide), là một đám tổ chức lympho nằm ở trần vòm họng (còn gọi là amidan Luschka) và quanh loa vòi nhĩ (còn gọi là amidan Gerlach).

Vị trí VA và Amidan trong cổ họng

Chức năng của VA

  • Nhận biết và định dạng các yếu tố gây bệnh xâm nhập cơ thể qua đường hô hấp, tiêu hóa.
  • Giúp cho hệ thống miễn dịch sản xuất ra các kháng nguyên bảo vệ cơ thể…

Khi nào thì VA bị viêm nhiễm

Trong họng có nhiều tổ chức lympho rải rác khắp niêm mạc hoặc tập trung thành từng khối ở mặt trước của họng. Khi tổ chức này viêm hoặc quá phát thành khối gọi là sùi vòm họng hay còn gọi là viêm V.A.

Viêm VA gây cản trở đến việc hít thở không khí.

Có 2 loại viêm VA là: Viêm VA cấp tính và Viêm VA mạn tính.

Triệu chứng viêm VA

Viêm VA cấp

+ Trẻ bị sốt, 38 – 39oC, cũng có thể sốt cao, kèm theo chảy mũi (chảy mũi trong, loãng, chảy mũi nhầy, mũi mủ).

+ Trẻ bị ngạt mũi, thường phải há miệng để thở khi ngủ và thường xuất hiện tiếng ngáy.

+ Trẻ mệt mỏi, biếng ăn, quấy khóc, hơi thở có mùi hôi khó chịu.

Một số dấu hiệu điển hình của viêm VA

Viêm VA mạn tính

+ Chảy mũi và nghẹt mũi mạn tính, kéo dài (bội nhiễm).

+ Trẻ ngáy to khi ngủ và phải thở đường miệng (do nghẹt mũi hoàn hoàn toàn).

+ Trẻ viêm VA mãn tính kéo dài (không được điều trị) có thể gây nên những biến đổi đặc trưng trên khuôn mặt…

Biến chứng viêm VA

  • Viêm phế quản.
  • Viêm tai giữa.
  • Viêm thanh quản hạ thanh môn.
  • Áp xe thành sau họng…

Điều trị viêm VA

Viêm VA cấp tính

+ Uống thuốc hạ sốt (nếu trẻ sốt cao trên 38oC).

+ Dùng kháng sinh.

+ Các thuốc làm loãng đờm, giảm ho.

+ Nhỏ thuốc mũi (nước muối sinh lý hoặc argyrol 1% hoặc 2% có tác dụng sát khuẩn và làm khô).

Viêm VA mạn tính biến chứng

+ Nạo VA.

Lưu ý: trẻ cần được làm sạch mũi thường xuyên và điều trị bệnh theo chỉ dẫn của bác sỹ.

Rửa mũi cho trẻ

Làm sạch mũi, họng bằng nước muối sinh lý để phòng tránh viêm VA

Phương pháp nạo VA

  • Gây mê tại chỗ (thực hiện trong vài phút)
  • Gây tê tại chỗ (trẻ có thể ăn uống bình thường sau phẫu thuật, không cần kiêng nói…)

Vì sao trẻ hay bị viêm VA?

  • Do cấu trúc của VA có nhiều khe kẽ, ngóc ngách là nơi trú ẩn và phát triển của vi trùng.
  • Do VA nằm ở ngay cửa ngõ của cơ thể.
  • Do VA dễ bị tấn công bởi các tác nhân ngoại lai (vi khuẩn, virus) khi thời tiết thay đổi, nóng lạnh bất thường.
  • Do sức đề kháng, hệ miễn dịch của trẻ yếu hơn người lớn nên dễ bị viêm nhiễm…

Khi nào thì phải nạo VA cho trẻ?

  • Khi VA bị viêm nhiễm nặng (tái đi tái lại nhiều lần: nhiều hơn 5 lần/1 năm.).
  • Khi VA quá phát sẽ làm bít tắc lỗ mũi sau, cản trở đường thở bằng mũi, làm ứ đọng dịch và mủ ở mũi.
  • Khi VA thường xuyên bị viêm nhiễm dẫn đến thiếu oxy não, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ.
  • Khi VA viêm nhiễm gây ảnh hưởng đến các khu vực lân cận như: mũi, xoang, họng, tai giữa, phế quản (Viêm VA gây biến chứng)…
  • Nạo VA khi VA bị viêm nhiễm nặng ảnh hưởng đến xoang, phế quản

Phương pháp phòng ngừa viêm VA cho trẻ

  • Vệ sinh mũi, họng cho trẻ thường xuyên.
  • Rửa mũi, họng cho trẻ bằng dung dịch nước muối sinh lý khi trẻ bị viêm mũi, họng.
  • Không cho trẻ uống nước đá, ăn kem (niêm mạc họng bị thay đổi nhiệt độ đột ngột) dẫn đến viêm nhiễm.
  • Giữ ấm mũi, họng cho trẻ khi thời tiết giao mùa, trở lạnh…
  • Điều trị sớm và đúng cách mỗi khi trẻ bị viêm mũi họng, viêm V.A.

Lời kết

Ở Việt Nam, tỷ lệ trẻ viêm VA chiếm khoảng 30%, lứa tuổi mắc bệnh, nhiều nhất từ 2 – 5 tuổi.  Nguyên nhân gây bệnh do: trẻ bị lạnh đột ngột, lạnh kéo dài, lây nhiễm cúm, sởi, ho gà…Viêm VA lâu ngày dẫn đến các biến chứng nguy hiểm: viêm phế quản, viêm tai giữa, viêm thanh quản, hạ thanh môn, áp se thành sau họng…

Vì vậy, để phòng ngừa bệnh VA cho trẻ chúng ta cần: vệ sinh mũi, họng cho trẻ hàng ngày bằng nước muối sinh lý, giữ ấm mũi, họng cho trẻ khi thời tiết trở lạnh, giao mùa…

Benh.vn

Bài viết Vì sao trẻ hay bị viêm VA, khi nào thì nên nạo VA cho trẻ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/vi-sao-tre-hay-bi-viem-va-khi-nao-thi-nen-nao-va-cho-tre-5238/feed/ 0
Bệnh viêm VA https://benh.vn/benh-viem-va-4326/ https://benh.vn/benh-viem-va-4326/#respond Wed, 04 Jul 2018 04:54:17 +0000 http://benh2.vn/benh-viem-va-4326/ Viêm VA là bệnh rất thường gặp, đặc biệt là với trẻ em. Bệnh thường xảy ra khi thời tiết thay đổi, khi hệ miễn dịch bị suy yếu. Tuy không nguy hiểm, nhưng nếu không điều trị sớm có thể gây ra nhiều biến chứng.

Bài viết Bệnh viêm VA đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Viêm VA là bệnh rất thường gặp, đặc biệt là với trẻ em. Bệnh thường xảy ra khi thời tiết thay đổi, khi hệ miễn dịch bị suy yếu. Tuy không nguy hiểm, nhưng nếu không điều trị sớm có thể gây ra nhiều biến chứng. Hãy cùng benh.vn tìm hiểu chi tiết bệnh viêm VA là gì? Điều trị thế nào và phòng ngừa ra sao?

Viêm VA rất phổ biến, đặc biệt là ở trẻ nhỏ

VA (Végétations Adénoides) là một khối lympho nằm ở nóc vòm, thuộc vòng bạch huyết Waldeyer của họng, mà bình thường mọi em bé đều có. Lớp tân nang này dày độ 2 mm nằm trong lớp dưới niêm mạc của nóc vòm và thành sau của vòm mũi họng, gồm nhiều nẹp nhỏ chạy dài từ sau ra trước và hướng về một chỗ lõm ở giữa nóc vòm gọi là hố Toocvan (Tornwaldt).

Khi tổ chức này bị viêm và quá phát thì nó biến thành những khối to gọi là viêm VA (hay còn gọi là viêm sùi vòm, viêm họng mũi, viêm amiđan vòm) có thể che lấp mũi sau.

Cấu tạo và chức năng của vòng Waldeyer

Trong lớp dưới niêm mạc của vùng họng mũi và vùng họng miệng có một hệ thống tổ chức bạch huyết rất phong phú, trong đó có những vùng mà tổ chức bạch huyết này tập trung thành những khối theo 1 vòng tròn ở mặt trước của họng gọi là vòng bạch huyết Waldeyer, gồm:

– VA (vegetations ad noides) nghĩa là sùi vòm, nằm ở thành sau trên của vòm và còn gọi là amiđan vòm hay amiđan của Luschka.

– Amiđan vòi ở quanh lỗ vòi Eustache còn gọi là amiđan của Gerlach.

– Amiđan khẩu cái nằm ở thành bên của họng miệng còn gọi tắt là amiđan.

– Amiđan đáy lưỡi ở 1/3 sau của lưỡi, thuộc vùng họng miệng.

Chức năng miễn dịch của vòng Waldeyer

Vòng Waldeyer nói riêng và tổ chức lympho của vùng mũi họng nói chung có vai trò bảo vệ cơ thể thông qua cơ chế miễn dịch: tạo ra miễn dịch tế bào nhờ các lympho T, tạo ra miễn dịch thể dịch nhờ vào các lympho B gây chuyển dạng tương bào sản xuất ra các globulin miễn dịch G.A.M.D.E.

Trẻ lọt lòng, miễn dịch thể dịch của trẻ chỉ có IgG được hấp thu từ bà mẹ qua nhau thai trong thời kỳ bào thai. Tỷ lệ IgG của trẻ sẽ giảm dần rồi mất hẳn sau 6 tháng tuổi. Nhờ vào quá trình tiếp xúc với các kháng nguyên từ môi trường bên ngoài, từ tháng thứ 6 trở đi, cơ thể trẻ tự sản xuất các Globulin miễn dịch, đầu tiên là IgM, kế đó là IgG.

Các tỉ lệ này sẽ đạt đến giá trị bình thường ở 18 tháng tuổi nhưng phải đến 9 tuổi mới có được sự trưởng thành miễn dịch như người lớn. Do đó, từ 6 tháng đến 9 tuổi còn được gọi là thời kỳ thiếu hụt miễn dịch sinh lý, trẻ có nhiều đợt viêm nhiễm đường hô hấp trên trong đó có viêm VA và amiđan.

Chính sự đương đầu với các kháng nguyên không đồng nhất đã giúp trẻ phát triển về hệ thống đề kháng miễn dịch. Những vùng tổ chức giàu các tế bào có khả năng miễn dịch lại nằm ở đường tiêu hóa hoặc ở đường hô hấp trên nên chúng thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố bên ngoài. Đó là mảng Peyer của ruột và vòng Waldeyer của họng. Đơn vị mô học có chức năng miễn dịch tương ứng với trung tâm mầm chứa các lympho B và một vài lympho T (bao quanh các lympho B).

Giữa sự miễn dịch niêm mạc và miễn dịch toàn thân có những mối quan hệ với nhau. Các kháng nguyên virus hoặc vi khuẩn, một khi bị tóm bắt và được trình diện với các lymphocyte, sẽ gây nên một sự chuyển dạng các tương bào và tổng hợp nên các globulin miễn dịch G, A, M, D và E.

Các tế bào có khả năng miễn dịch và các kháng thể khác nhau đều có khả năng di trú trong toàn bộ cơ thể để phát huy hiệu quả của chúng.

Sự tấn công của các kháng nguyên mới (có khoảng gần 200 type huyết thanh virus khác nhau) đã gây nên sự gia tăng thể tích của các cơ quan bạch huyết, tăng cường hiện tượng viêm và nhiễm trùng gần như bắt buộc trong quá trình đạt đến sự trưởng thành miễn dịch ở lứa tuổi trẻ em.

Như vậy, viêm VA và viêm Amidan không biến chứng ở trẻ em là quá trình có lợi cho cơ thể vì giúp cho cơ thể hình thành sự miễn dịch cần thiết, chúng chỉ trở thành bệnh lý khi tái phát thường xuyên hoặc có biến chứng.

Dịch tễ học bệnh viêm VA

VA là tổ chức lympho bình thường của con người, lúc đẻ ra đã có, nó phát triển đến cao độ vào khoảng 2-6 tuổi (lứa tuổi nhà trẻ và mẫu giáo). Nhưng trong một số trường hợp cá biệt chúng ta có thể thấy sùi vòm quá phát to ở hài nhi hay người lớn.

Tỉ lệ viêm VA và viêm A ở nước ta khoảng 30%, ở Pháp 25%, Tiệp Khắc 12%, Đức 17%.

Viêm VA và viêm amiđan có thể gây nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe, lao động, học tập…

Nguyên nhân của viêm VA

Viêm nhiễm

Do bị lạnh, các vi khuẩn và virus có sẵn ở mũi họng trở nên gây bệnh. Vi khuẩn bội nhiễm thường là liên cầu, tụ cầu.

Sau các bệnh nhiễm khuẩn lây của đường hô hấp trên như cúm, sởi, ho gà… Do đó những trẻ sống tập thể (nhà trẻ, mẫu giáo dễ lây lan cho nhau).

Giang mai bẩm sinh là một yếu tố thuận lợi cho sự quá phát của VA.

Tổ chức bạch huyết

Có một số trẻ có tổ chức bạch huyết phát triển rất mạnh. Nhiều hạch ở cổ, ở họng quá phát rất dễ bị viêm nhiễm, tạo điều kiện thuận lợi cho viêm VA.

Do cấu trúc và vị trí của VA

VA có nhiều khe hốc, là nơi vi khuẩn dễ trú ẩn và phát triển. Hơn nữa VA nằm ở vòm mũi họng, là cửa ngõ của đường thở ở trẻ em (trẻ em thường quen thở bằng mũi là chủ yếu), nên vi khuẩn-virus dễ xâm nhập.

Bệnh viêm VA cấp

Bệnh viêm VA cấp là viêm nhiễm cấp tính xuất tiết hoặc viêm mủ ở tổ chức bạch huyết ở nóc vòm. Ngay từ nhỏ, trẻ đã có thể mắc bệnh.

Triệu chứng toàn thân

Ở trẻ nhi bệnh bắt đầu đột ngột với sốt cao 39-40oC, thể trạng nhiễm trùng. Thường kèm theo những hiện tượng phản ứng dữ dội như co giật hoặc khó thở do co thắt thanh quản. Đôi khi có phản ứng màng não như nôn mửa, rối loạn tiêu hóa, v.v…

Triệu chứng cơ năng

– Tắc mũi: là triệu chứng điển hình, có thể tắc hoàn toàn phải thở bằng miệng. Đối với trẻ nhỏ thường thở nhanh, nhịp thở không đều, bỏ bú hoặc bú ngắt quãng và quấy khóc nhiều. Đối với trẻ lớn, tắc mũi thường không hoàn toàn nhưng thở ngáy.

– Chảy mũi: chảy mũi nhầy ra cả hai mũi, cả mũi trước và mũi sau.

– Ho: do phản xạ kích thích bởi dịch mũi từ vòm họng chảy xuống thành sau họng.

– Viêm VA ở trẻ lớn: đêm ngủ thường ngáy, nói giọng mũi kín.

– Viêm VA ở người lớn: cảm giác mệt mỏi, thở khụt khịt, nhức đầu, khô rát vòm họng, có thể ù tai và nghe kém.

Triệu chứng thực thể

– Soi mũi trước: thấy hốc mũi đầy mủ nhầy, các cuốn mũi phù nề đỏ và xuất tiết. Ở trẻ lớn, sau khi hút sạch mủ và đặt thuốc co mạch Ephédrin 1% hoặc Adrénaline có thể nhìn thấy tổ chức VA màu đỏ mấp mé ở cửa mũi sau.

– Soi mũi sau gián tiếp bằng gương hoặc dùng ống nội soi: chỉ làm được với trẻ lớn và người lớn. Thấy khối VA viêm đỏ và vòm có nhiều xuất tiết nhầy.

– Khám họng: thấy niêm mạc họng đỏ, có mủ nhầy phủ lên niêm mạc thành sau họng từ trên vòm họng chảy xuống.

– Khám tai: thấy màng nhĩ thường có phản ứng, trở thành sung huyết đỏ và lõm. Đây là dấu hiệu rất có giá trị để chẩn đoán viêm VA cấp.

– Có thể sờ thấy hạch ở góc hàm, máng cảnh, có khi ở cả sau cơ ức đòn chũm. Hạch sưng, ấn đau.

– Không nên sờ vòm trong giai đoạn viêm cấp.

Bệnh viêm VA mạn tính

Là viêm VA quá phát xơ hóa sau viêm cấp nhiều lần. Bệnh hay gặp ở trẻ từ 18 tháng đến 6 tuổi.

Triệu chứng toàn thân

Em bé thường ho và sốt từng đợt gọi là sốt vặt. Chậm phát triển về thể chất và tinh thần, thiếu oxy não kéo dài, da xanh xao, đêm ngủ hay giật mình và hay đái dầm.

Triệu chứng cơ năng

– Tắc mũi liên tục.

– Chảy mũi mủ nhầy xanh kéo dài hàng tháng, có khi gây lóet tiền đỉnh mũi gọi là thò lò mũi xanh.

– Thường xuyên há mồm để thở, nói giọng mũi kín.

– Tai nghe kém nhưng thường không được chú ý.

– Đêm ngủ ngáy. Hay nghiến răng. Hay ho do phản xạ và khóc vặt.

Triệu chứng thực thể

– Soi mũi trước: thấy hốc mũi đầy mủ nhầy xanh, niêm mạc mũi phù nề, cuốn dưới to. ở trẻ lớn, sau khi hút sạch mủ và đặt thuốc co mạch có thể nhìn qua hốc mũi trước thấy tổ chức VA màu hồng nhạt mấp mé ở của mũi sau.

– Soi mũi sau: chỉ làm được với trẻ lớn và người lớn. Thấy khối VA màu hồng nhạt, quá phát, chiếm vòm mũi họng, che lấp cửa mũi sau và vòm có nhiều mủ nhầy xanh.

– Khám họng: thấy amiđan khẩu cái thường quá phát, thành sau họng có nhiều khối lympho to bằng hạt đậu xanh. Thấy mủ nhầy chảy từ vòm xuống. Màn hầu hơi bị đẩy dồn ra trước, hàm ếch thường bị hẹp theo chiều ngang và lõm sâu. Răng hay mọc lệch.

– Khám tai: thấy màng nhĩ mất bóng trở thành xám đục, hơi lõm do tắc vòi nhĩ, hoặc bị Viêm tai giữa mạn tính mủ nhầy.

– Sờ vòm: cảm giác có tổ chức VA như búi dâu, mềm. Vòm họng hẹp lại.

– Nếu bệnh để muộn, sẽ có di chứng là bộ mặt VA do còi xương nhẹ và do tắc mũi liên tục phải thở bằng mồm gây nên hiện tượng thiếu oxy mạn tính, rối loạn sự phát triển khối xương mặt và lồng ngực: miệng há hốc, răng vẩu, môi dày, cằm lẹm, ngực lép. Bộ mặt ngớ ngẩn, chậm chạp, tai nghễnh ngãng, hay ngủ gật.

Biến chứng của bệnh viêm VA

Biến chứng gần: Viêm tai giữa (hay gặp nhất), viêm thanh khí phế quản, viêm mũi, viêm xoang, viêm hạch cổ, áp xe thành sau họng, viêm kết mạc, viêm mi mắt, viêm hốc mắt.

Biến chứng xa: Viêm thận, viêm khớp, viêm tim.

Biến chứng toàn thân: Chậm phát triển thể chất và tinh thần. Rối loạn tiêu hóa.

VA quá lớn gây ảnh hưởng đến hô hấp và phát âm.

Điều trị bệnh viêm VA

Viêm VA cấp

Điều trị như một viêm mũi họng cấp thông thường: Nhỏ mũi và làm cho hốc mũi thông thoáng.

Kháng sinh nếu thấy nặng, đe dọa biến chứng. Điều trị triệu chứng. Nâng cao thể trạng.

Viêm VA mãn tính

Nạo VA. Nhỏ mũi. Nâng cao thể trạng.

Nạo VA bằng thìa La Force và bằng thìa Moure

Phòng bệnh

Nâng cao thể trạng-sức đề kháng của cơ thể và cơ địa của bệnh nhân bằng rèn luyện thân thể, dinh dưỡng hợp lý. Tránh bị nhiễm lạnh.

Vệ sinh tốt mũi-họng-răng-miệng, chú ý khi có những vụ dịch cúm, sởi, ho gà…

Xử trí kịp thời và đúng cách nếu đã bị viêm VA để tránh các biến chứng.

Bài viết Bệnh viêm VA đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-viem-va-4326/feed/ 0