Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Tue, 28 Nov 2023 07:01:40 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Giải pháp phòng ngứa mắt khi đông về https://benh.vn/giai-phap-phong-ngua-mat-khi-dong-ve-8803/ https://benh.vn/giai-phap-phong-ngua-mat-khi-dong-ve-8803/#respond Mon, 27 Nov 2023 16:55:36 +0000 http://benh2.vn/giai-phap-phong-ngua-mat-khi-dong-ve-8803/ Ngứa mắt là tình trạng phổ biến thường xảy ra vào mùa thu đông gây ngứa ngáy, khó chịu. Đặc biệt, ngứa mắt thường xuyên còn ảnh hưởng tới thị lực của mắt. Vậy, làm thế nào để phòng tránh ngứa mắt?

Bài viết Giải pháp phòng ngứa mắt khi đông về đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Ngứa mắt là tình trạng phổ biến thường xảy ra vào mùa thu đông gây ngứa ngáy, khó chịu. Đặc biệt, ngứa mắt thường xuyên còn ảnh hưởng tới thị lực của mắt. Vậy, làm thế nào để phòng tránh ngứa mắt?

ngua-mat

Thông thường, ngứa mắt là dấu hiệu của viêm kết mạc dị ứng do cơ thể phản ứng với một số chất gây dị ứng, từ thực phẩm hay môi trường xung quanh. Đôi khi cũng có trường hợp có thể bị ngứa mắt chỉ vì tiếp xúc với một con mèo hay chó.

Khi mắt bị ngứa, những vết cọ xát có thể giải phóng nhiều histamin và làm cho tình trạng trở nên tồi tệ hơn. Do đó, giải pháp lúc này là sử dụng thuốc kháng dị ứng có tác dụng xoa dịu các phản ứng dị ứng và giảm ngứa.

Nguyên nhân khiến mí mắt bị ngứa và giải pháp?

Ngứa mắt không chỉ đơn thuần là cảm giác, hay vấn đề dị ứng thông thường, nó có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau.

Viêm mí gây ngứa mắt

Viêm mí thực chất là viêm bờ mi. Căn bệnh này gây ra tình trạng ngứa, đỏ, chảy nước mắt, bề mặt nhãn cầu sưng, khô. Nghiêm trọng hơn, nó có thể gây mờ mắt, viêm mô mắt (đặc biệt là giác mạc), hoặc rụng hết lông mi.

Khô mắt gây ngứa mắt

Khô mắt là tình trạng không có đủ nước để bôi trơn và nuôi dưỡng mắt, thường gặp phải ở người lớn tuổi, là một tình trạng mạn tính khá phổ biến và cần được điều trị. Ngứa mắt gây nóng, ngứa hoặc đau nhức mắt, mờ tầm nhìn liên tục và chảy nước mắt.

Giải pháp, có thể sử dụng nước mắt nhân tạo và tránh thuốc nhỏ mắt để giúp mắt được bôi trơn và giảm ngứa.

Mỏi mắt vì sử dụng các thiết bị điện tử gây ngứa mắt

Đối với những người thường xuyên tiếp xúc với các phương tiện kỹ thuật số. Quá trình tiếp xúc với màn hình điện thoại, máy tính làm cho mắt căng thẳng và cảm thấy ngứa nhiều hơn bình thường.

Không chỉ vậy, mắt căng thẳng có thể gây ra mệt mỏi, đau đầu, khó tập trung, lâu dài có thể ảnh hưởng đến tầm nhìn. Vì vậy, cần áp dụng quy tắc 20-20-20: Nhìn vào vật gì đó cách khoảng 20 feet (tương đương hơn 6 mét) trong 20 giây sau 20 phút sử dụng thiết bị kỹ thuật số.

Có vật thể trong mắt gây ngứa mắt

Khi bị một hạt cát, bụi hay bất cứ vật thể nhỏ nào khác bay vào mắt khiến mắt trở nên  ngứa ngáy, khó chịu và đau đớn. Tuy nhiên, không vì thế mà đưa tay lên gãi để đẩy nó ra ngoài. Điều này rất nguy hiểm, có thể dẫn đến mài mòn giác mạc, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Lời khuyên, bạn nên dùng nước hoặc nước mắt nhân tạo, thuốc nhỏ mắt nhằm bôi trơn nhãn cầu, đẩy vật thể ra ngoài. Nếu tình trạng trên không thuyên giảm, hãy đến gặp bác sĩ nhãn khoa để được chữa trị kịp thời.

Kính áp tròng gây ngứa mắt

Lạm dụng kính áp tròng cũng là nguyên nhân gây ngứa mắt. Lâu dài sẽ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh khô mắt, dị ứng khiến đôi mắt nhạy cảm, đỏ và ngứa.

Do đó, bạn nên vệ sinh kính áp tròng đúng quy định, đặc biệt, đối với người có tiền sử bị dị ứng hoặc các bệnh như hen, eczema hay viêm mũi cần xem xét có nên sử dụng loại kính này hay không.

Bài viết Giải pháp phòng ngứa mắt khi đông về đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/giai-phap-phong-ngua-mat-khi-dong-ve-8803/feed/ 0
Mẹo hay trị nghẹt mũi https://benh.vn/meo-hay-tri-nghet-mui-3701/ https://benh.vn/meo-hay-tri-nghet-mui-3701/#respond Sun, 18 Jun 2023 05:00:32 +0000 http://benh2.vn/meo-hay-tri-nghet-mui-3701/ Tình trạng nghẹt thường xảy ra ở mũi hoặc đường hô hấp, đặc biệt vào mùa lạnh. Các tác nhân phổ biến gây nghẹt mũi bao gồm cảm lạnh, cúm, dị ứng, nhiễm trùng và thường đi kèm với các triệu chứng như nhức đầu, sốt, đau họng và chảy nước mũi. 

Bài viết Mẹo hay trị nghẹt mũi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Tình trạng nghẹt thường xảy ra ở mũi hoặc đường hô hấp, đặc biệt vào mùa lạnh. Các tác nhân phổ biến gây nghẹt mũi bao gồm cảm lạnh, cúm, dị ứng, nhiễm trùng và thường đi kèm với các triệu chứng như nhức đầu, sốt, đau họng và chảy nước mũi. 

cách trị nghẹt mũi

Chứng nghẹt mũi có thể được trị khỏi bằng các loại tân dược, tuy nhiên bạn cũng có thể áp dụng các liệu pháp tự nhiên để chữa trị ngay tại nhà.

Dưới đây là những bài thuốc được các nhà khoa học đánh giá là hiệu nghiệm trong việc trị nghẹt mũi.

Uống nước

Bạn nên uống từ 8-10 ly nước mỗi ngày hoặc tiêu thụ các loại thức uống lỏng như nước canh, nước rau luộc, nước ép trái cây, trà thảo dược để trị chứng nghẹt mũi.

Xông mũi

Khi bị nghẹt mũi, bạn có thể hít hương dầu khuynh diệp hoặc xông mũi bằng nước nóng hòa với muối để giúp giảm nhẹ triệu chứng.

Cà chua

Để tăng hiệu quả chữa nghẹt mũi, bạn hãy hòa lẫn một tách nước ép cà chua với một ít nước chanh vắt và một ít mật ong rồi uống.

Gừng tươi

Để trị chứng nghẹt mũi bạn hãy chuẩn bị một ly trà và bỏ vào đó vài lát gừng tươi rồi uống từ 2-3 lần mỗi ngày.

Mật ong

Theo giới chuyên môn, uống mật ong là một trong những cách hiệu quả nhất để trị chứng nghẹt mũi. Để thực hiện, bạn hãy hòa lẫn 2 muỗng trà mật ong trong một ly nước hoặc sữa ấm rồi uống. Hoặc bạn cũng có thể uống 2 muỗng trà mật ong trước khi đi ngủ để trị chứng nghẹt mũi.

Lá húng quế

Bài thuốc đơn giản nhất để trị chứng nghẹt mũi là hãy nhai từ 2-4 lá húng quế, bạn cũng có thể uống trà húng quế cũng mang lại lợi ích tương tự.

Tỏi

Bạn có thể nhỏ vài giọt dầu tỏi vào mũi để giúp tẩy sạch các chất nhầy trong mũi nhằm trị chứng nghẹt mũi.

Bài viết Mẹo hay trị nghẹt mũi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/meo-hay-tri-nghet-mui-3701/feed/ 0
Những bệnh thường gặp trong mùa đông https://benh.vn/nhung-benh-thuong-gap-trong-mua-dong-4650/ https://benh.vn/nhung-benh-thuong-gap-trong-mua-dong-4650/#respond Mon, 12 Dec 2022 00:07:44 +0000 http://benh2.vn/nhung-benh-thuong-gap-trong-mua-dong-4650/ Mùa đông là thời điểm dễ mắc những căn bệnh về đường hô hấp như: viêm mũi, viêm xoang, viêm phổi… Vì vậy, trong những ngày đông, nhất là khi thời tiết dưới 10oC mọi người cần hạn chế ra ngoài trời, đề phòng cảm lạnh và mắc các bệnh về đường hô hấp...

Bài viết Những bệnh thường gặp trong mùa đông đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Do đặc điềm địa lý vùng miền nên về mùa đông khí hậu miền bắc thường rất khắc nghiệt. Nhiệt độ tuy không hạ quá thấp (hiếm khi dưới 10 độ C) nhưng độ ẩm cao, thời tiết lúc nắng, lúc mưa, gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Vậy, bệnh thường gặp trong mùa đông là bệnh gì? Phương pháp phòng tránh bệnh ra sao?

Mùa đông lạnh, ẩm thấp, mưa có thể dẫn tới nhiều bệnh lý khác nhau (ảnh minh họa)

Tìm hiểu về hệ hô hấp của con người

Hệ hô hấp là một hệ cơ quan có chức năng trao đổi không khí diễn ra trên toàn bộ các bộ phận của cơ thể. Ở con người và các loài thú khác, các đặc điểm giải phẫu học của hệ hô hấp gồm có ống dẫn khí, phổi và hệ cơ hô hấp.

Hệ hô hấp có hai phần: “hô hấp ngoại” và hô hấp nội.

“Hô hấp ngoại” là giai đoạn phổi hấp thụ O2 từ không khí bên ngoài vào cơ thể và thải CO2 ra. “Hô hấp nội” là giai đoạn trao đổi O2 và CO2 tại các tế bào trong cơ thể.

he_ho_hap_nguoi

Hệ hô hấp của con người (Ảnh minh họa)

Hệ “hô hấp ngoại” gồm có hai lá phổi như hai túi hơi được kéo ra – để hút hơi vào và bóp lại – để đẩy hơi ra bởi một dàn khung bơm. Dàn khung này là bộ xương lồng ngực và cơ hoành, cử động nhịp nhàng theo co bóp của các cơ xương ngực và cơ hoành, dưới sự điều khiển của một số tế bào đặc biệt trong não.

Trong tình trạng thư giãn, con người hít thở 12-15 lần một phút; mỗi lần thở 500 ml không khí (nghĩa là khoảng 6-8L mỗi phút); 250 ml O2 đi vào cơ thể và 200 ml CO2 trở ra.

Cảm lạnh mùa đông

Cảm lạnh là căn bệnh phổ biến của mùa đông. Hiện, vẫn chưa có bất cứ loại vắc-xin nào giúp con người có khả năng miễn dịch, kể cả kháng sinh.

Biểu hiện cảm lạnh

  • Đau họng.
  • Chảy nước mũi.
  • Nghẹt mũi, khó thở.
  • Sốt.
  • Ho

Chảy nước mũi

Chảy nước mũi, ho…là biểu hiện của cảm lạnh (Ảnh minh họa)

Phòng tránh cảm lạnh mùa đông

  • Giữ ấm cơ thể, vùng gáy, lưng…
  • Bổ sung đủ lượng nước cần thiết (từ 1,5 đến 2,5 lít nước/ngày), kết hợp uống thêm các loại nước hoa quả.
  • Đảm bảo bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng (để tiếp thêm sinh lực cho cơ thể)
  • Duy trì độ ẩm trong phòng.
  • Không sờ vào mắt, mũi, miệng khi tay chưa sạch (giúp hạn chế tối đa sự xâm nhập của các loại virus có hại)

Bệnh cúm

Trong môi trường có độ ẩm thấp (khí hậu lạnh, ẩm) dễ làm phát tán bệnh cúm. Cúm tuy không phải là bệnh quá nguy hiểm (trừ với phụ nữ mang thai) nhưng gây ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động của cơ thể khiến chúng ta vô cùng khó chịu, mệt mỏi, giảm năng suất làm việc…

Biểu hiện bệnh Cúm

  • Chảy nước mũi, nước mắt.
  • Hắt hơi nhiều.
  • Sốt, ớn lạnh.
  • Ho, đau họng.
  • Nghẹt mũi.
  • Toàn thân đau mỏi…

Lưu ý: Cúm nặng gây nôn mửa, tiêu chảy, co cơ bụng…

Phòng tránh bệnh Cúm

  • Tiêm phòng trước mùa lạnh (bệnh thường bùng phát vào tháng 12 hàng năm)
  • Đeo khẩu trang y tế khi ra ngoài đường (tránh lây nhiễm)
  • Ăn tỏi sống, tăng cường đồ ăn, thức uống giàu vitamin C tăng sức đề kháng cho cơ thể.
  • Uống đủ lượng nước hàng ngày.
  • Không lạm dụng máy sưởi, điều hòa (để nhiệt độ trong nhà và ngoài trời chênh lệch ở mức độ thấp).

Viêm phế quản

Viêm phế quản – phổi có thể xảy ra ở bất cứ lứa tuổi nào. Bệnh xuất hiện khi thay đổi thời tiết, sau khi bị viêm họng, viêm mũi…Bệnh thường xảy ra ở trẻ nhỏ, trẻ đẻ non, trẻ suy dinh dưỡng… Viêm phê quản, viêm phổi là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các bệnh về đường hô hấp.

Biểu hiện Viêm phế quản

  • Sốt cao 38 – 39 độ.
  • Cơ thể mệt mỏi.
  • Lồng ngực co rút.
  • Rối loạn nhịp thở…

Lưu ý: phát hiện bệnh và điều trị sớm, bệnh sẽ nhanh khỏi. Ngược lại điều trị muộn dễ dẫn đến biến chứng bội nhiễm gây viêm phế quản phổi rất nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong.

Phòng tránh Viêm phế quản

benh_mua_dong_do_lanh

Giữ ấm cơ thể đề phòng viêm phế quản trong mùa lạnh (Ảnh minh họa)

  • Ăn uống đủ chất để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
  • Giữ ấm cơ thể.
  • Vệ sinh môi trường sạch sẽ.
  • Trẻ em, người già bị viêm phế quản – phổi cần được theo dõi ở các cơ sở y tế và uống thuốc theo đơn của bác sĩ.

Viêm mũi

Bệnh viêm mũi xuất hiện sau khi bị nhiễm lạnh gây ngạt mũi và khó chịu cho người bệnh. Hiện tượng viêm mũi tái phát nhiều lần có thể là dấu hiệu của bệnh viêm Amidan.

Biểu hiện viêm mũi

  • Ngứa lỗ mũi.
  • Chảy nhiều nước mũi.
  • Cơ thể có thể sốt hoặc không…

Phòng tránh viêm mũi

  • Rửa hốc mũi hàng ngày bằng nước muối sinh lý 0,9%.
  • Đeo khẩu trang khi đi đường, tránh những nơi không khí ô nhiễm.
  • Ăn uống điều độ, tránh ăn các loại thực phẩm dễ bị dị ứng.
  • Điều tiết sinh hoạt, giữ ấm cơ thể, không tắm khi người đang có mồ hôi.
  • Không lạm dụng thuốc, đặc biệt là kháng sinh, corticoid, aspirrin…

Lưu ý: Nên khám và điều trị sớm các biểu hiện ở mũi, họng…để tránh bị viêm xoang mãn tính.

rua_mui_cho_tre

Rửa hốc mũi bằng nước muối sinh lý 0,9% để hạn chế viêm mũi (Ảnh minh họa)

Viêm họng cấp

Bệnh viêm họng cấp thường khởi phát đột ngột và tiến triển rất nhanh. Bệnh rất phổ biến trong mùa đông và thường là nguyên nhân gây ra các bệnh đường hô hấp khác.

Biểu hiện Viêm họng cấp

  • Người bệnh sốt cao 39 – 40 độ.
  • Khụt khịt, tắc mũi, chảy nước mũi.
  • Khô nóng trong họng.
  • Đau rát họng, tiếng nói khàn và ho khan.
  • Cơn đau tăng lên khi nuốt, ho và khi nói.
  • Đau lên tai và đau nhói khi nuốt…

Lưu ý: bệnh thường diễn biến trong 3 – 4 ngày, nếu sức đề kháng tốt, bệnh sẽ lui dần, các triệu chứng trên sẽ mất đi rất nhanh. Nếu bội nhiễm, bệnh nhân có thể gặp các biến chứng như viêm tai, viêm mũi, viêm phế quản…

Phòng tránh Viêm họng cấp

suc-hong-mieng-plasmakare-cho-ca-gia-dinh

Súc họng bằng nước súc họng kháng khuẩn, kháng viêm để phòng bệnh viêm họng cấp (Ảnh minh họa)

  • Súc miệng, họng bằng nước súc họng chuyên biệt kháng khuẩn, kháng viêm.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, lấy cao răng thường xuyên.
  • Nhỏ mũi bằng dầu gô-mê-non hoặc tỏi pha loãng.
  • Trẻ em bôi họng bằng glyxerin borat 5%, nhỏ mũi bằng thuốc argyrol 1%…
  • Dùng thuốc hạ sốt khi cặp nhiệt độ trên 380C.
  • Dùng kháng sinh khi có biến chứng như: viêm thận, viêm khớp, viêm phế quản, viêm tai giữa…(sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sỹ)

Bệnh về xương khớp

Thời tiết thất thường, lúc nóng lúc lạnh, mưa nắng thất thường là nguyên nhân gây đau mỏi cơ xương khớp, co cứng cơ vùng vai gáy, thắt lưng.

Biểu hiện bệnh xương khớp mùa lạnh

  • Đau nhức ở các khớp: tay, đầu gối, vai…
  • Các khớp bị sưng.
  • Khó vận động…

Phòng tránh bệnh xương khớp mùa lạnh

  • Giữ ấm cho cơ thể, đặc biệt là đầu và chân.
  • Luyện tập thể thao thường xuyên.
  • Tăng cường các chất dinh dưỡng, rau xanh và đặc biệt là nhóm thực phẩm chứa nhiều canxi và vitamin D.. ..

Lời kết

Mùa đông là thời điểm dễ mắc những căn bệnh về đường hô hấp như: viêm mũi, viêm xoang, viêm phổi… Vì vậy, trong những ngày đông, nhất là khi thời tiết dưới 10oC mọi người cần hạn chế ra ngoài trời, đề phòng cảm lạnh và mắc các bệnh về đường hô hấp…

Bên cạnh đó, chúng ta cần thường xuyên tập luyện thể thao (có thể tập ở trong nhà) để giữ gìn sức khỏe, tăng cường thể lực. Ngoài ra, cần duy trì thói quen ăn uống lành mạnh, bổ sung dưỡng chất, canxi, uống nhiều nước….

Bài viết Những bệnh thường gặp trong mùa đông đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhung-benh-thuong-gap-trong-mua-dong-4650/feed/ 0
Phòng bệnh cho trẻ mùa đông – xuân https://benh.vn/phong-benh-cho-tre-mua-dong-xuan-3634/ https://benh.vn/phong-benh-cho-tre-mua-dong-xuan-3634/#respond Wed, 17 Feb 2021 10:40:14 +0000 http://benh2.vn/phong-benh-cho-tre-mua-dong-xuan-3634/ Thời tiết sang xuân, mưa phùn và độ ẩm cao khiến vi sinh vật, nấm mốc phát triển mạnh và gây bệnh. Trong đó, trẻ em dễ mắc bệnh hơn người trưởng thành do chưa phát triển thể chất một cách đầy đủ.

Bài viết Phòng bệnh cho trẻ mùa đông – xuân đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Thời tiết sang xuân, mưa phùn và độ ẩm cao khiến vi sinh vật, nấm mốc phát triển mạnh và gây bệnh. Trong đó, trẻ em dễ mắc bệnh hơn người trưởng thành do chưa phát triển thể chất một cách đầy đủ. Thêm vào đó, hệ thống miễn dịch cũng còn rất khiếm khuyết để tạo ra miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh.

phong_benh_cho_tre_mua_dong_xuan

Cẩn thận với các bệnh đường hô hấp, tiêu chảy

Trẻ càng nhỏ tuổi càng dễ nhạy cảm với thời tiết và càng dễ mắc bệnh hơn trẻ lớn và người trưởng thành. Bệnh mùa đông – xuân hay gặp nhất ở trẻ là bệnh đường hô hấp. Bởi vì khi thời tiết chuyển mùa, cả người lớn và trẻ đều dễ mắc các bệnh đường hô hấp, nhưng ở trẻ khi mắc bệnh hô hấp sẽ dễ chuyển bệnh nặng. Ví dụ, người lớn khi mắc bệnh có thể chỉ bị cảm, ho thông thường nhưng ở trẻ nhỏ, đặc biệt trẻ dưới 2 tuổi, có thể bị bệnh viêm tiểu phế quản – một bệnh nặng và rất nặng. Theo thống kê cho thấy, bệnh đường hô hấp hay gặp nhất ở trẻ vào mùa đông – xuân là viêm mũi, họng, viêm VA (Vegetation Adenoide), viêm amidan, viêm xoang.

Mùa lạnh, cần giữ ấm cho trẻ để phòng bệnh hô hấp

Với trẻ đã từng mắc bệnh hen phế quản, khi mùa đông – xuân đến bệnh càng dễ tái phát và càng dễ tăng nặng, nhiều trường hợp phải cấp cứu. Đặc biệt, những trẻ có các bệnh mạn tính như hen phế quản, tim bẩm sinh… thường bị mắc bệnh nặng hơn so với những trẻ bình thường khác. Bởi vì trẻ bị bệnh hen phế quản, thời tiết chuyển lạnh vừa là nguyên nhân trực tiếp vừa là nguyên nhân gián tiếp khiến trẻ dễ lên cơn co thắt phế quản gây khó thở dữ dội, thiếu ôxy trầm trọng. Thống kê cho thấy trong phần lớn số trẻ mắc bệnh hô hấp nặng có mặt tại khoa khi của các bệnh viện đều là trẻ có tiền sử mắc các bệnh mạn tính từ trước.

Thời tiết này, trẻ cũng rất dễ mắc bệnh tiêu chảy. Bệnh tiêu chảy có thể là tiêu chảy thường và cũng có thể là tiêu chảy cấp. Bệnh tiêu chảy có thể do vi khuẩn, do ngộ độc thức ăn, do ký sinh trùng hoặc do Rotavirus. Bệnh tiêu chảy do Rotavirus chiếm tỷ lệ cao nhất trong các loại tiêu chảy mùa lạnh ở trẻ em. Được biết rằng bệnh tiêu chảy do Rotavirus có thể gặp quanh năm nhưng thường gặp nhất vẫn là mùa đông – xuân. Bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, dễ gây thành dịch. Ngoài ra, mùa đông – xuân một số bệnh về da của trẻ cũng dễ xuất hiện, tái phát như bệnh chàm (eczema), bệnh mày đay… Với bệnh chàm, thời tiết càng lạnh càng xuất hiện nhiều và tái phát, gây ngứa, trẻ hay quấy khóc và gãi chảy máu, rất dễ nhiễm khuẩn. Bệnh mày đay gây ngứa dữ dội, trẻ quấy khóc nhiều, đôi khi gây tiêu chảy do mày đay xuất hiện ở niêm mạc ruột gây kích thích tăng nhu động ruột.

Làm gì để phòng tránh?

Khi thấy trẻ có bất kỳ dấu hiệu mắc bệnh hô hấp như sốt cao, thở gấp, bỏ bú kéo dài thì cần đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và có hướng xử trí kịp thời, tránh tự ý điều trị. Để chủ động phòng bệnh, các bậc phụ huynh cần tuân thủ nguyên tắc là tiêm phòng đầy đủ, cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho trẻ, giữ ấm cho trẻ và cách ly những trẻ có tiền sử mắc bệnh mạn tính khỏi môi trường công cộng như trường học, nhà trẻ.

Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, trong những ngày gần đây, riêng Khoa Khám bệnh đã tiếp nhận hơn 2.000 bệnh nhi/ngày. Trong đó, 2/3 là những bệnh nhi mắc các bệnh về đường hô hấp. Khoa Hồi sức Cấp cứu – Chống độc, Bệnh viện Nhi TW mỗi ngày cũng đã tiếp nhận khoảng 30 trường hợp bị viêm phổi nặng, suy hô hấp, phải thở máy. Tại Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, những ngày nhiệt độ giảm sâu, số trẻ đến khám tại khoa đều ở ngưỡng 200 – 300 bệnh nhi, tăng gần gấp đôi so với ngày thường, trong đó, phần lớn là những bệnh nhi bị tiêu chảy và viêm phổi.

Đối với các bệnh về đường hô hấp cần mặc ấm cho trẻ. Mỗi lần rửa ráy hoặc tắm cho trẻ, cần có sự chuẩn bị đầy đủ nước ấm, khăn khô, sạch, quần áo cho trẻ sau khi tắm và nếu có điều kiện, nên chuẩn bị phòng ấm như bật lò sưởi hoặc điều hòa ấm. Cần tắm, rửa cho trẻ ở buồng không có gió lùa, tắm nhanh, không để trẻ đùa nghịch với nước trong thời gian dài. Đối với trẻ nhỏ, cần chú ý thay ngay quần áo bị ướt do trẻ tè ra và luôn thay bỉm, tránh lạnh cho trẻ. Luôn luôn mặc quần áo ấm và có khăn quàng cổ. Khi ra khỏi nhà, cần mặc cho trẻ ấm hơn, có găng tay, bít tất, khẩu trang, đầu đội mũ ấm, tránh không cho không khí lạnh tác động vào mũi, họng, vùng da hở không có quần áo che kín. Ban đêm ngủ, trẻ thường đạp tung chăn, bố mẹ nên lưu ý đắp chăn cho trẻ để tránh trẻ bị cảm lạnh do ngủ không đủ ấm. Nên nhỏ mũi hằng ngày cho trẻ bằng dung dịch nước muối sinh lý (loại này có bán sẵn ở các quầy thuốc) để làm sạch mũi, hạn chế bụi và vi sinh vật bám vào niêm mạc mũi họng.

Đối với trẻ bị tiêu chảy, cần cho trẻ đi khám bệnh để xác định nguyên nhân gây tiêu chảy và có chỉ định điều trị thích hợp, không được tự ý cho trẻ uống thuốc cầm, sẽ rất nguy hiểm. Thông thường, trẻ tiêu chảy dù là nguyên nhân gì cũng cần được bù nước và chất điện giải tại gia đình bằng cách cho trẻ uống dung dịch orezol. Việc pha dung dịch orezol cũng cần tuân thủ đúng quy cách, nếu không, mặc dù trẻ được uống orezol nhưng không có tác dụng bù nước và chất điện giải. Tuyệt đối không chia nhỏ gói orezol ra để pha, bởi vì trong mỗi một gói orezol người ta đã cân đủ số lượng muối cần thiết để đưa vào cơ thể, nếu chia nhỏ thì mỗi một phần orezol được pha sẽ không đủ các chất muối cần bù cho trẻ. Cần cho trẻ ăn đủ về lượng và chất cũng như ăn các loại quả có nhiều vitamin C như cam, chanh, xoài…

Bài viết Phòng bệnh cho trẻ mùa đông – xuân đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/phong-benh-cho-tre-mua-dong-xuan-3634/feed/ 0
Bật mí cách phòng bệnh viêm phổi dị ứng do Aspergillus trong mùa đông https://benh.vn/bat-mi-cach-phong-benh-viem-phoi-di-ung-do-aspergillus-trong-mua-dong-6201/ https://benh.vn/bat-mi-cach-phong-benh-viem-phoi-di-ung-do-aspergillus-trong-mua-dong-6201/#respond Fri, 28 Dec 2018 13:41:30 +0000 http://benh2.vn/bat-mi-cach-phong-benh-viem-phoi-di-ung-do-aspergillus-trong-mua-dong-6201/ Mùa đông trời lạnh nên tỷ lệ mắc các bệnh về viêm phổi ra tăng, đặc biệt là người già và trẻ nhỏ do hệ miễn dịch yếu hơn người bình thường. Tuy nhiên, khác với viêm phổi thông thường, viêm phổi dị ứng do Aspergillus trong mùa đông mang những nét khác biệt.

Bài viết Bật mí cách phòng bệnh viêm phổi dị ứng do Aspergillus trong mùa đông đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Mùa đông trời lạnh nên tỷ lệ mắc các bệnh về viêm phổi ra tăng, đặc biệt là người già và trẻ nhỏ do hệ miễn dịch yếu hơn người bình thường. Tuy nhiên, khác với viêm phổi thông thường, viêm phổi dị ứng do Aspergillus trong mùa đông mang những nét khác biệt.

Vậy phương pháp phòng viêm phổi dị ứng do Aspergillus trong mùa đông như thế nào?

Tìm hiểu về bệnh viêm phổi dị ứng do Aspergillus

Bệnh viêm phổi dị ứng do Aspergillus (ABPA) là một bệnh phổi mẫn cảm với kháng nguyên Aspergillus.

Tỷ lệ người mắc bệnh cao nhất ở lứa tuổi 40 – 50, nhất là ở những bệnh nhân mắc hen phế quản cơ địa dị ứng. Một nghiên cứu tại Anh cho thấy, tỷ lệ mắc ABPA gia tăng trong mùa đông khi số lượng bào tử Aspergillus trong không khí lên cao nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Khi hít phải các bào tử nấm, chúng sẽ gây ra nhiễm khuẩn hoại sinh thoáng qua. Nhưng ở những người đã có bệnh phổi, nấm có thể phát triển và gây bệnh.

Với dạng hoại sinh, nấm này phát triển hệ sợi phức tạp, hình thành những thể sinh sản đặc thù chứa những bào tử có đường kính 3mm. Khi xâm lấn, nấm tạo ra những sợi nấm có vách mang nhiều sợi nhỏ có những điểm phân nhánh 45o rất đặc trưng.

Nguyên nhân gây bệnh do bào tử Aspergillus

Dấu hiệu phát hiện bệnh

  • Co thắt phế quản từng thời kỳ, sau các triệu chứng có xu hướng trở thành mạn tính.
  • Ho khạc đờm có nút nhầy, có khi ho ra máu.
  • Có giai đoạn sốt từng cơn, đau ngực và thường có viêm phổi tái phát.
  • Khám thấy thở khò khè và nhiều ran ngáy.
  • Khi chụp trên phim chụp Xquang có hình ảnh tổn thương…

bệnh hô hấp

Triệu chứng co thắt phế quản, ho khạc đờm có nút nhầy, ho ra máu, sốt…

Phương pháp điều trị

  • Trong điều trị ABPA thường dùng thuốc steroid.
  • Thuốc giãn phế quản và cromolyn sodium.
  • Sử dụng steroid toàn thân giúp kiểm soát hoàn toàn các biểu hiện lâm sàng.
  • Sử dụng các loại thuốc itraconazole và ketoconazole…

Phương pháp phòng bệnh

  • Tránh đến những nơi có chất hữu cơ thối rữa, do ở đó có rất nhiều nấm Aspergillus.
  • Thường xuyên đeo khẩu trang ra đường, khi làm việc, tiếp xúc với bụi bẩn, tiếp xúc với xác động, thực vật thối rữa để tránh hít phải nấm.
  • Giữ ấm cơ thể, mặc ấm khi ra đường.
  • Tránh hít các chất dễ gây dị ứng như mùi xăng dầu, hóa chất, bụi đường, bụi nhà, phấn hoa, mỹ phẩm.
  • Tránh ăn thức ăn lạ dễ gây dị ứng như nhộng tằm, cá ngừ, gạo, ngô, lạc đã bị ẩm mốc…

Tránh đến những nơi có chất hữu cơ thối rữa vì có rất nhiều nấm Aspergillus

Kết luận

Do đặc điểm khí hậu của miền bắc, thời tiết thay đổi theo 4 mùa thường tác động tương ứng lên sức khỏe con người gây nên các căn bệnh khác nhau. Đặc biệt mùa đông trời lạnh dễ mắc các bệnh về hệ hô hấp như ho, viêm phế quản, viêm phổi… Tuy nhiên, viêm phổi do nấm Aspergillus là loại bệnh đặc trưng thường xuất hiện ở những bệnh nhân có bệnh phổi mãn tính.

Để phòng bệnh viêm phổi dị ứng do Aspergillus, người dân cần tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, tránh đến những nơi có chất hữu cơ thối rữa, đeo khẩu trang khi ra đường, tránh thức ăn lạ, hít các chất dễ gây dị ứng như mùi xăng dầu, hóa chất, bụi đường, bụi nhà…

Benh.vn

Bài viết Bật mí cách phòng bệnh viêm phổi dị ứng do Aspergillus trong mùa đông đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/bat-mi-cach-phong-benh-viem-phoi-di-ung-do-aspergillus-trong-mua-dong-6201/feed/ 0
Bảo vệ da môi vào mùa đông như thế nào cho đúng? https://benh.vn/bao-ve-da-moi-vao-mua-dong-nhu-the-nao-cho-dung-7761/ https://benh.vn/bao-ve-da-moi-vao-mua-dong-nhu-the-nao-cho-dung-7761/#respond Tue, 25 Dec 2018 06:27:33 +0000 http://benh2.vn/bao-ve-da-moi-vao-mua-dong-nhu-the-nao-cho-dung-7761/ Vào mùa đông là mùa da của chúng ta sẽ rất tệ nếu không được chăm sóc. Một đôi môi khô nứt, đau đớn, chảy máu là hình ảnh chúng ta hay nhìn thấy ở cả đàn ông và phụ nữ.

Bài viết Bảo vệ da môi vào mùa đông như thế nào cho đúng? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Vào mùa đông là mùa da của chúng ta sẽ rất tệ nếu không được chăm sóc. Một đôi môi khô nứt, đau đớn, chảy máu là hình ảnh chúng ta hay nhìn thấy ở cả đàn ông và phụ nữ. Vậy ngoài da mặt, da môi tuy diện tích nhỏ nhưng cũng rất cần sự chăm sóc.

Bảo vệ da môi vào mùa đông như thế nào?

Vào mùa đông, đôi môi thường bị khô nứt, đau đớn, chảy máu. Chúng cần được bảo vệ, chăm chút hơn mùa các mùa khác trong năm. Benh.vn xin giới thiệu với bạn đọc các bước chăm sóc da môi:

– Da môi cũng cần được tẩy trang sạch sẽ là bước đầu tiên. Bạn nên thấm nước tẩy trang vào bông tẩy trang rồi lau nhẹ nhàng để làm sạch lớp son môi và chất bẩn còn sót lại hoặc dùng tẩy trang dạng dầu tẩy trang bôi lên miệng theo hướng từ mép vào giữa, mát xa nhẹ nhàng. Sau đó dùng bông tẩy trang nhẹ nhàng lau sạch lớp son môi và lớp tẩy trang vừa thoa.

Tẩy da chết cho môi bằng loại tẩy da chết chuyên dụng. Nên thực hiện từ 1-2 lần/tuần.

cham_soc_da_mua_dong

– Tiếp theo khi đã tẩy trang xong, bạn dùng sữa rửa mặt tạo bọt và bôi nhẹ nhàng lên môi.

Xoa bóp nhẹ nhàng để thúc đẩy vòng tuần hoàn huyết dịch ở vùng môi.

– Rửa lại bằng nước mát

Chọn một loại son dưỡng phù hợp, bôi một lớp dày lên môi. Có thể thay thế son dưỡng bằng một số nguyên liệu có sẵn khác như: vaseline, dầu dừa, dầu oliu, mật ong,…

Lưu ý

Khi tô son cho môi trên, trước tiên bạn nên dùng son bảo vệ môi có chức năng bảo vệ để thoa lên làm lớp nền. Khi môi cảm thấy bị khô, bạn nên dùng son dưỡng hoặc một ít mật ong hoặc dầu vaseline (sáp) để thoa lên môi. Không nên liếm môi, hoặc dùng tay để bóc da môi khi chúng khô và tróc ra.

Bài viết Bảo vệ da môi vào mùa đông như thế nào cho đúng? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/bao-ve-da-moi-vao-mua-dong-nhu-the-nao-cho-dung-7761/feed/ 0
Tuyệt chiêu bảo vệ cổ họng khi trời lạnh https://benh.vn/tuyet-chieu-bao-ve-co-hong-khi-troi-lanh-6251/ https://benh.vn/tuyet-chieu-bao-ve-co-hong-khi-troi-lanh-6251/#respond Thu, 13 Dec 2018 13:42:26 +0000 http://benh2.vn/tuyet-chieu-bao-ve-co-hong-khi-troi-lanh-6251/ Mùa đông, khi nhiệt độ hạ thấp là thời điểm các căn bệnh thường xuất hiện và “hoành hành”. Đáng chú ý là các bệnh liên quan đến hệ hô hấp, trong đó bệnh viêm họng cấp thường gặp ở người già, trẻ nhỏ chiếm đến 80% số bệnh nhân đến khám tại các bệnh viện.

Bài viết Tuyệt chiêu bảo vệ cổ họng khi trời lạnh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Mùa đông, khi nhiệt độ hạ thấp là thời điểm các căn bệnh thường xuất hiện và “hoành hành”. Đáng chú ý là các bệnh liên quan đến hệ hô hấp, trong đó bệnh viêm họng cấp thường gặp ở người già, trẻ nhỏ chiếm đến 80% số bệnh nhân đến khám tại các bệnh viện.

Nguyên nhân gây viêm họng cấp

  • Viêm họng cấp đỏ do vi rút.
  • Viêm họng nhiễm trùng cấp tính và viêm họng cấp do các vi khuẩn, xoắn khuẩn đặc hiệu gây nên.
  • Nguy hiểm nhất là vi khuẩn liên cầu beta tan huyết nhóm B dễ gây biến chứng nguy hiểm.

Các triệu chứng của bệnh

  • Đau rát họng, nuốt nước bọt đau.
  • Nổi hạch ở cổ.
  • Sốt cao.
  • Đau đầu.
  • Đau nhức mình mẩy.
  • Trẻ nhỏ thường nôn trớ khi ăn, quấy khóc…

Triệu chứng viêm họng cấp gồm đau rát họng, sốt cao, nổi hạch ở cổ…

Đánh giá tỷ lệ mắc bệnh

  • Trẻ em chiếm đa số từ 60% – 70% (do hệ miễn dịch còn non nớt, sức chống đỡ của cơ thể còn kém nên dễ nhiễm bệnh).
  • Người già, người trưởng thành chiếm 30% (tỷ lệ người già mắc bệnh cao hơn)

Viêm họng cấp nguy hiểm thế nào?

Bệnh viêm họng cấp tính không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nếu việc phát hiện và điều trị muộn có thể dẫn đến một số biến chứng nặng nề như:

  • Thấp tim.
  • Thấp khớp.
  • Viêm cầu thận…

bệnh thấp tim

Viêm họng cấp không được điều trị dẫn đến thấp khớp, thấp tim…

Phương pháp phòng bệnh

  • Cần giữ ấm cho trẻ nhỏ và tăng cường các loại vitamin để nâng sức đề kháng.
  • Đeo khẩu trang, đội mũ, quàng khăn, giữ ấm cổ cho trẻ khi ra đường
  • Không nên ra đường khi quá sớm hoặc quá muộn (4h hoặc ngoài 23h).
  • Xúc miệng nước muối nhạt hàng ngày để vệ sinh cổ họng, phòng bệnh.
  • Khi có biểu hiện cổ họng hơi đau nên sử dụng vỏ chanh ngâm mật ong hoặc các loại thuốc ngậm tại chỗ để hạn chế sự phát triển của bệnh.
  • Khi bị sốt cần đi khám bác sỹ chuyên khoa để được điều trị kịp thời.

Giữ ấm cho trẻ nhỏ khi trời lạnh

Lời kết

Vào thời điểm chuyển mùa, thời tiết chuyển đột ngột từ nóng sang lạnh hoặc mùa đông nhiệt độ hạ thấp dưới 10 độ C khiến số người mắc bệnh viêm họng cấp tính tăng cao. Trong đó tỷ lệ mắc bệnh chiếm đến 80% là trẻ nhỏ và người cao tuổi (những người có hệ miễn dịch yếu).

Nguyên nhân gây bệnh do vi rút, vi khuẩn ký sinh trong cổ họng của người khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ phát triển và gây bệnh. Vì vậy, khi trời lạnh chúng ta cần bảo vệ và giữ ấm hệ hô hấp của mình như trang bị mũ, khăn quàng cổ, khẩu trang và mặc nhiều áo ấm để giữ nhiệt.

Bên cạnh đó cần vệ sinh sạch sẽ mũi, họng hàng ngày, ăn nhiều rau, củ quả để tăng cường các loại vitamin hữu ích, tăng sức đề kháng cho cơ thể đề phòng bệnh và những biến chứng nguy hiểm do căn bệnh này gây nên.

Bài viết Tuyệt chiêu bảo vệ cổ họng khi trời lạnh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/tuyet-chieu-bao-ve-co-hong-khi-troi-lanh-6251/feed/ 0
Phương pháp phòng tránh và chữa bệnh cước chân tay trong mùa đông https://benh.vn/phuong-phap-phong-tranh-va-chua-benh-cuoc-chan-tay-trong-mua-dong-4727/ https://benh.vn/phuong-phap-phong-tranh-va-chua-benh-cuoc-chan-tay-trong-mua-dong-4727/#respond Thu, 11 Oct 2018 01:09:22 +0000 http://benh2.vn/phuong-phap-phong-tranh-va-chua-benh-cuoc-chan-tay-trong-mua-dong-4727/ Mùa đông đến, cái rét xé da cắt thịt khiến rất nhiều người bị cước chân, tay gây ngứa ngáy, đau đớn, khó chịu…. Bị cước tuy không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng đến sinh hoạt, lao động và chất lượ

Bài viết Phương pháp phòng tránh và chữa bệnh cước chân tay trong mùa đông đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Mùa đông đến, cái rét xé da cắt thịt khiến rất nhiều người bị cước chân, tay gây ngứa ngáy, đau đớn, khó chịu…. Bị cước tuy không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng đến sinh hoạt, lao động và chất lượng cuộc sống. Vậy bệnh cước là gì? Cần làm gì để phòng tránh và chữa trị bệnh cước?

Hình ảnh bản tay, chân bị cước (ảnh minh họa)

Tìm hiểu về bệnh cước

Cước là tình trạng hoại tử tế bào, tạo thành những đám da phù nề màu đỏ sẫm, đôi khi có mụn nước, xuất huyết ở các ngón chân và tay, và có thể thấy ở mũi hay tai.

Triệu chứng

  • Chân tay thường lạnh như đá.
  • Các đầu ngón chân và tay sưng đỏ.
  • Đầu ngón chân tay ngứa ngáy như bị kim châm, thậm chí đau đớn, phồng rộp.
  • Đôi khi chân tay tê dại, bóp mạnh không có cảm giác…
  • Cước còn xuất hiện cả ở tai và mũi…

Nguyên nhân

  • Do trời lạnh khiến các mạch máu ngoại vi dưới da bị co lại, máu lưu thông chậm, gây thiếu ôxy ở vùng cần nuôi dưỡng.
  • Khi cơ thể được làm ấm đột ngột bằng lửa hay lò sưởi, mạch máu sẽ bị vỡ, dễ dẫn tới viêm, sưng nề, ngứa và đau…

Những đối tượng dễ bị cước

  • Những người làm đồng ruộng, do thường xuyên phải tiếp xúc trực tiếp với nước và đất khi thời tiết lạnh.
  • Công nhân làm trong các xưởng chế biến hải sản luôn phải tiếp xúc ở nhiệt độ thấp.
  • Công nhân làm việc ở ngoài trời: cầu đường, xây dựng…

Phương pháp hạn chế cước

Lối sống

  • Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh (mặc đủ ấm, đi găng tay, tất chân…)
  • Hạn chế các chất liệu dễ gây kích ứng da như len, dạ… và không mặc quá chật vì sẽ gây cọ xát, kích thích tại chỗ.
  • Đi bảo hộ (găng tay, ủng chân) để giữ ấm chân, tay khi làm việc ngoài trời.
  • Hạn chế tiếp xúc trực tiếp chân tay với nước lạnh và các hóa chất tẩy rửa. Khi rửa bát, giặt giũ, lau nhà…nên đeo găng tay.
  • Tắm rửa bằng nước ấm khi trời lạnh để cân bằng nhiệt độ, tăng tuần hoàn cho da.
  • Đi dép ấm trong nhà, giầy ấm khi ra ngoài trời…
  • Luyện tập thể thao để tăng cường lưu thông máu trong cơ thể.

Đi găng tay, tất chân…giữ ấm cơ thể để tránh bị cước khi đông về (Ảnh minh họa)

Chế độ ăn uống

  • Uống đủ từ 1,5 đến 2 lít nước/ngày.
  • Ăn nhiều hoa quả và các loại rau xanh.
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng nhất là những chất giàu protein.
  • Không nên dùng các thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, hoặc những món từng khiến bị dị ứng.
  • Không uống rượu bia, không hút thuốc lá, thuốc lào.
  • Có thể uống vài hớp rượu nhỏ vào buổi tối (chất cồn sẽ làm giãn các mạch máu nhỏ, giúp máu lưu thông tới các đầu ngón chân và tay)…

Phương pháp điều trị Cước chân tay

  • Dùng nước lá lốt đun sôi (cho thêm một chút muối) sau đó ngâm chân trong nhiều ngày hiện tượng cước sẽ giảm dần và khỏi hẳn.
  • Dùng rượu anh đào (loại nhẹ) để xoa nhẹ vào chỗ cước, bệnh sẽ thuyên giảm.
  • Nếu không may bị nhiễm lạnh cần sưởi ấm ngay.
  • Trước khi đi ngủ nên ngâm chân, tay bằng nước ấm có muối, gừng (khoảng 15 phút) giúp lưu thông máu và làm ấm chân tay.
  • Khi bị cước chỉ được xoa nhẹ nhàng, không gãi mạnh (tránh lở loét trên bề mặt da dẫn đến nhiễm trùng).
  • Nếu bị cước nặng cần đến cơ sở y tế (không được tự ý sử dụng thuốc) để được khám chữa kịp thời, tránh các biến chứng xấu xảy ra.

Ngâm chân bằng nước ấm có muối, gừng để hạn chế cước (Ảnh minh họa)

Lời kết

Thời tiết trở lạnh là điều kiện để các bệnh gây ngứa tăng đáng kể: viêm da dị ứng, nứt nẻ, đặc biệt là bệnh cước gây ngứa ngáy, sưng đỏ các đầu ngón tay, ngón chân…Có trường hợp bị ngứa gãi nhiều dẫn đến nhiễm trùng da…

Vì vậy, để tránh bị cước khi mùa đông về, cần giữ ấm cơ thể, nhất là bàn tay bàn chân bằng cách đi găng, bít tất, tuyệt đối không dùng nước lạnh khi rửa tay chân, trong nhà nên đi loại dép giữ ấm…Trường hợp cước nặng, cần đến các bệnh viện da liễu Trung ương để được bác sĩ kê đơn thuốc để giảm ngứa, chống phù nề…

ĐHA – Benh.vn

Bài viết Phương pháp phòng tránh và chữa bệnh cước chân tay trong mùa đông đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/phuong-phap-phong-tranh-va-chua-benh-cuoc-chan-tay-trong-mua-dong-4727/feed/ 0
Những sai lầm của cha mẹ khi chăm sóc trẻ trong mùa đông https://benh.vn/nhung-sai-lam-cua-cha-me-khi-cham-soc-tre-trong-mua-dong-6281/ https://benh.vn/nhung-sai-lam-cua-cha-me-khi-cham-soc-tre-trong-mua-dong-6281/#respond Wed, 10 Oct 2018 22:42:59 +0000 http://benh2.vn/nhung-sai-lam-cua-cha-me-khi-cham-soc-tre-trong-mua-dong-6281/ Mùa đông là mùa bệnh hô hấp phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là trẻ em Bắc bộ. Mặc dù trẻ em đều được cha mẹ chăm sóc, bao bọc kỹ, tuy nhiên, bệnh vẫn rất phổ biến. Vậy, có gì sai lầm trong cách chăm sóc trẻ mà cha mẹ thường mắc trong mùa đông?

Bài viết Những sai lầm của cha mẹ khi chăm sóc trẻ trong mùa đông đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Mùa đông là mùa bệnh hô hấp phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là trẻ em Bắc bộ. Mặc dù trẻ em đều được cha mẹ chăm sóc, bao bọc kỹ, tuy nhiên, bệnh vẫn rất phổ biến. Vậy, có gì sai lầm trong cách chăm sóc trẻ mà cha mẹ thường mắc trong mùa đông? Hãy cùng benh.vn tìm hiểu.

Trẻ rất dễ bị bệnh trong mùa đông (ảnh minh họa)

 

Các bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa đông

  • Cảm lạnh.
  • Ho, sốt nhẹ.
  • Viêm họng.
  • Viêm mũi dị ứng.
  • Viêm tiểu phế quản, suyễn.
  • Viêm phổi…

Sau đây là những sai lầm phổ biến của cha mẹ khi chăm sóc trẻ trong mùa đông!

Ủ ấm cho trẻ quá mức

Để ủ ấm cho trẻ trong mùa đông, cha mẹ luôn nhồi nhét cho trẻ với đủ loại quần áo dày mỏng khác nhau. Tuy nhiên đây là một điều hoàn toàn sai lầm, việc ủ ấm quá mức có thể sẽ gây thêm bệnh cho trẻ.

Đặc biệt, thân nhiệt của trẻ không giống như người lớn vì vậy chúng sẽ cảm thấy nóng hoặc lạnh nhanh hơn. Nếu mặc quá ấm, trẻ dễ bị ra mồ hôi lưng, đầu dẫn đến cảm lạnh, viêm phổi…Việc ứ đọng mồ hôi trên da còn là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây ra các bệnh về da, gây ngứa ngáy, khó chịu.

Vì vậy, trong mùa đông, tùy vào thân nhiệt và sự hiếu động của từng đứa trẻ, cha mẹ cần chọn cho con những loại quần áo phù hợp.

Không cho trẻ ra ngoài đường

Do tâm lý e ngại trẻ ra đường bị lạnh nên khi trời trở lạnh, phần lớn cha mẹ để con ở trong phòng kín. Tuy nhiên ở trong phòng lâu ngày sẽ khiến trẻ ốm yếu và dễ mắc bệnh hơn.

Đối với trẻ dưới 5 tuổi, việc cho trẻ ra ngoài tắm nắng rất có lợi cho quá trình phát triển của trẻ. Thời điểm lí tưởng để mẹ cho trẻ ra ngoài đón nhận ánh nắng mặt trời là vào khoảng 9h-10h sáng và thêm khoảng 10-15 phút buổi chiều từ 15h-17h. Đặc biệt, các trò chơi vận động giúp trẻ khỏe mạnh, tăng sức đề kháng, phòng tránh được nhiều bệnh dễ lây nhiễm.

cho trẻ em ra ngoài vận động

Mùa đông cho trẻ ra ngoài trời từ khoảng 9 đến 10h hoặc 15h-17h để tắm nắng

Tuy nhiên, khi cho trẻ chơi ngoài trời, bố mẹ cần lưu ý mặc quần áo đủ ấm nhưng vẫn thoáng để khi trẻ ra mồ hồi không thấy quá nóng, dạy trẻ cách tự lau mồ hôi cho mình để tránh cảm lạnh.

Sử dụng điều hòa, máy sưởi với tần suất cao

Nhiều gia đình cứ đến mùa đông là đóng kín cửa phòng 24/24h để giữ ấm cho con. Tuy nhiên, nếu đóng kín cửa sẽ khiến không khí trong phòng ngột ngạt, thiếu oxy, khiến cơ thể mệt mỏi và làm tăng lượng vi khuẩn sinh sôi. Vì vậy, cha mẹ chỉ cần đảm bảo nhiệt độ trong phòng luôn ấm áp với nhiệt độ khoảng 28 độ C, thông thoáng và tránh gió lùa là tốt nhất.

Bên cạnh đó, nhiều gia đình lạm dụng các loại thiết bị sưởi ấm như điều hòa, máy sưởi  sẽ khiến cơ thể có nguy cơ mất nước, khô da, nhất là máy sưởi sẽ khiến khô mũi, ảnh hưởng đến hệ hô hấp gây khó thở ở trẻ em.

Vì vậy, trong mùa đông khi sử dụng điều hòa, máy sưởi cha mẹ cần chuẩn bị một chậu nước trong phòng, trước khi cho con ra ngoài nên mặc thêm áo khoác và đi giày ấm để tránh cảm lạnh đột ngột.

Tắm, vệ sinh cho trẻ bằng nước quá nóng

Vì trời lạnh nên bố mẹ rất ngại cho trẻ tắm, hoặc nếu tắm cũng dùng nước rất nóng vì sợ trẻ bị lạnh. Tuy nhiên, đối với người lớn, khi cảm thấy nước đủ ấm tức là nước đó bị nóng với trẻ. Nhiệt độ nước thích hợp cho trẻ tắm mùa đông là từ 33 độ C đến 36 độ C (cha mẹ nên dùng nhiệt kế để xác định nhiệt độ nước tắm thích hợp cho trẻ).

 

Khi tắm cho trẻ cần tắm trong phòng kín gió, nếu cần thiết chuẩn bị thêm quạt sưởi và chỉ tắm tối đa trong thời gian từ 5-7 phút để tránh cảm lạnh.

Bên cạnh đó, việc thường xuyên rửa chân cho con bằng nước quá nóng sẽ gây ảnh hưởng đến vòm bàn chân.

Vòm bàn chân có tác dụng làm cho chân chuyển động mềm mại khi bé bước và chạy, bảo vệ mạch máu và dây thần kinh ở gan bàn chân. Vì vậy, dùng nước nóng để rửa hoặc ngâm chân cho bé sẽ khiến dây chằng ở bàn chân bị giãn ra, từ đó chân bé sẽ trở nên “bẹt”, lòng bàn chân không có hình vòm như bình thường.

 

Để bụng bé bị nhiễm lạnh

Trẻ nhỏ nào cũng vậy, khi ngủ thường hay đạp tung chăn, hở chân, hở bụng…Điều này sẽ khiến cho bé bị lạnh bụng dẫn đến đau bụng hoặc tiêu chảy…Tuy nhiên không ông bố, bà mẹ nào có thể thức cả đêm để kéo áo, che bụng cho con…

Vì vậy, trước khi trẻ đi ngủ nên cho trẻ mặc loại áo liền quần hoặc cho trẻ đắp chăn túi (loại chăn riêng có phéc mơ tuya để bảo vệ bụng không bị nhiễm lạnh) và đi bít tất cho trẻ đề phòng trẻ bị nhiễm lạnh.

Phương pháp bảo vệ sức khỏe khoa học

  • Giữ ấm cơ thể cho trẻ đúng mức, không nên mặc quá nhiều quần áo khiến trẻ đổ mồ hôi và bị nhiễm lạnh trở lại.
  • Tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng việc bổ sung các thực đơn đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là các loại vitamin cần thiết.
  • Hạn chế tiếp xúc nguồn lây, không cho trẻ tiếp xúc với người đang mắc bệnh.
  • Nhắc nhở trẻ rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi chạm vào các vật dụng nơi công cộng như tay nắm cửa, vòi nước, bàn ghế…
  • Kiểm soát thời gian ra đường của trẻ, tránh xa các nguồn ô nhiễm như khói bụi, khói thuốc lá…
  • Đối với trẻ sơ sinh, sức đề kháng còn yếu cần cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ.
  • Ngoài ra, đối với trẻ đang bị bệnh, cần tuân thủ theo đơn thuốc bác sĩ đã kê, không tự ý ngưng thuốc khi thấy trẻ đã ngớt bệnh.

Lời kết

Sinh con ra, cha mẹ nào cũng muốn con mình được hưởng những điều kiện tốt nhất. Tuy nhiên trong một vài trường hợp (mặc quá nhiều quần áo, không cho trẻ ra ngoài trời, sử dụng điều hòa 24/24h cho trẻ…trong mùa đông) những tác dụng đó không những không phù hợp mà còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ như ho, sốt, viêm họng, viêm phổi…

Hải Yến – Benh.vn

Bài viết Những sai lầm của cha mẹ khi chăm sóc trẻ trong mùa đông đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhung-sai-lam-cua-cha-me-khi-cham-soc-tre-trong-mua-dong-6281/feed/ 0
4 bộ phận trên cơ thể dễ bị nhiễm lạnh trong mùa đông kéo theo nhiều bệnh nguy hiểm https://benh.vn/4-bo-phan-tren-co-the-de-bi-nhiem-lanh-trong-mua-dong-keo-theo-nhieu-benh-nguy-hiem-43430/ https://benh.vn/4-bo-phan-tren-co-the-de-bi-nhiem-lanh-trong-mua-dong-keo-theo-nhieu-benh-nguy-hiem-43430/#respond Tue, 09 Oct 2018 02:49:11 +0000 https://benh.vn/?p=43430 Nếu không giữ ấm những bộ phận này trên cơ thể trong mùa đông thì bạn rất có thể phải đối mặt với những chứng bệnh nguy hiểm như đau dạ dày, đau mỏi cơ bắp, đau nhức xương khớp...

Bài viết 4 bộ phận trên cơ thể dễ bị nhiễm lạnh trong mùa đông kéo theo nhiều bệnh nguy hiểm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Nếu không giữ ấm những bộ phận này trên cơ thể trong mùa đông thì bạn rất có thể phải đối mặt với những chứng bệnh nguy hiểm như đau dạ dày, đau mỏi cơ bắp, đau nhức xương khớp…

Vùng bụng trên

Trong tiết trời giảm thấp đột ngột của mùa đông thì bạn rất dễ mắc phải các bệnh về dạ dày nếu không giữ ấm vùng bụng trên. Một số người đã có sẵn tiền sử mắc bệnh dạ dày thì việc để vùng bụng trên bị nhiễm lạnh còn có thể dẫn đến tình trạng loét dạ dày, kéo theo sau đó là những triệu chứng như đau dạ dày, tiêu chảy cấp…Hơn nữa, dù không đau dạ dày nhưng nếu để vùng bụng trên nhiễm lạnh cũng sẽ làm cho khả năng miễn dịch của cơ thể bị giảm đi, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm hại vào dạ dày. Do đó, trong mùa đông thì bạn nên lưu ý làm ấm thức ăn trước khi ăn, ưu tiên các món nóng hổi chứ không nên ăn trực tiếp những món vừa lấy ra từ tủ lạnh. Ngoài ra, khi ăn trái cây tráng miệng cũng không nên để lạnh và hạn chế ăn đồ chua, tránh làm hại dạ dày.

Vùng bụng dưới

Hội con gái đang trong kỳ “đèn đỏ” mà để vùng bụng dưới bị nhiễm lạnh thì sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ và làm triệu chứng đau bụng kinh càng nặng hơn. Thêm nữa, trong những ngày này mà con gái không chú ý mặc ấm khi ra đường thì có thể làm tử cung bị lạnh, kéo theo tình trạng toàn thân nhiễm lạnh và tác động đến việc lưu thông máu.Một số cô nàng còn để vùng bụng dưới bị nhiễm lạnh dẫn đến các triệu chứng như viêm khớp, rối loạn kinh nguyệt, vô sinh hay các vấn đề nghiêm trọng hơn. Vậy nên, để tránh nhiễm lạnh vùng bụng dưới thì bạn cần tránh ăn đồ lạnh và luôn giữ nhiệt độ cơ thể ấm.

Vùng lưng

Khi di chuyển ngoài trời trong mùa đông thì vùng lưng là nơi thường tiếp xúc nhiều với các luồng gió lạnh nên nếu bạn không mặc đủ ấm thì sẽ rất dễ bị nhiễm lạnh. Đặc biệt, nếu để vùng lưng và eo bị lạnh thì có thể dẫn đến một số triệu chứng như căng cơ, đau vùng đỉa thắt lưng hay các bộ phận cơ bắp khác. Đó là lý do vì sao bạn thường nhận thấy mình có biểu hiện đau mỏi phần cơ, căng cơ, chuột rút… thường xuyên trong mùa đông.Do đó, để giữ ấm cơ thể thì bạn cũng nên bổ sung một số loại thực phẩm như hành tây, cà chua, cà rốt… để giúp quá trình lưu thông máu diễn ra nhanh hơn, đồng thời hạn chế tình trạng co rút cơ đột ngột trong mùa đông.

Vùng chân

Nếu để vùng chân bị nhiễm lạnh trong mùa đông thì có thể làm quá trình lưu thông máu giảm xuống. Khi lượng máu không được tuần hoàn đều đặn trong cơ thể thì có thể dẫn đến các hiện tượng như lạnh tay, chân, mũi… Một số người còn mắc phải các triệu chứng như viêm khớp, đau mỏi xương, ngứa râm ran…Vậy nên, bạn cần luôn nhớ giữ ấm vùng chân bằng cách đi tất và đi giày kín chân để bảo vệ đôi chân luôn ấm áp trong mùa đông. Thêm nữa, bạn cũng có thể bổ sung một số loại thực phẩm như mộc nhĩ, hành tây… hay các món ăn như canh hầm, súp nóng… và các loại thực phẩm giúp cải thiện quá trình lưu thông máu khác để tăng cường khả năng miễn dịch, phòng tránh nhiều bệnh tật trong mùa đông.

Xem video để cập nhật thêm các thông tin khác.

Benh.vn

Bài viết 4 bộ phận trên cơ thể dễ bị nhiễm lạnh trong mùa đông kéo theo nhiều bệnh nguy hiểm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/4-bo-phan-tren-co-the-de-bi-nhiem-lanh-trong-mua-dong-keo-theo-nhieu-benh-nguy-hiem-43430/feed/ 0