Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Mon, 31 Jul 2023 06:43:12 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Mẹo chữa bệnh đau răng cực hiệu quả https://benh.vn/meo-chua-benh-dau-rang-cuc-hieu-qua-4369/ https://benh.vn/meo-chua-benh-dau-rang-cuc-hieu-qua-4369/#respond Sun, 30 Jul 2023 04:55:08 +0000 http://benh2.vn/meo-chua-benh-dau-rang-cuc-hieu-qua-4369/ Thứ nhất đau mắt, thứ nhì dắt răng, câu tục ngữ của chúng ta nói về mức độ khó chịu khi bị đau răng. Đã bao giờ bạn lâm vào tình trạng bị đau răng? Nếu chưa có thời gian đi khám bác sĩ, bạn có thể tìm thấy một số nguyên liệu trong nhà bếp để có thể chữa trị tạm thời cảm giác đau nhức răng.

Bài viết Mẹo chữa bệnh đau răng cực hiệu quả đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Thứ nhất đau mắt, thứ nhì dắt răng, câu tục ngữ của chúng ta nói về mức độ khó chịu khi bị đau răng. Đã bao giờ bạn lâm vào tình trạng bị đau răng? Nếu chưa có thời gian đi khám bác sĩ, bạn có thể tìm thấy một số nguyên liệu trong nhà bếp để có thể chữa trị tạm thời cảm giác đau nhức răng.

đau răng

Một số mẹo vặt sau đây giúp bạn giảm đau răng:

Nước đá

Đây là cách thức rất dễ dàng nhưng không mấy ai để ý mỗi khi có hiện tượng đau răng. Bạn hãy lấy khăn sạch dùng nước đá bỏ vào trong chiếc khăn đó. Bạn bọc đá lại, hơi đá bắt đầu tỏa ra và bạn bắt đầu xoa vào chỗ đau. Chỉ một chút thôi là bạn sẽ cảm thấy khu vực răng đang bị đau có phần hơi tê vì cảm giác lạnh. Sau đó cảm giác đau nhức dần dần giảm. Tuy nhiên, sau đó bạn vẫn nên đi khám bác sĩ.

Chườm nóng

Dùng băng gạc ấm và nóng để giảm cơn đau. Đầu tiền chườm khăn bọc đá lên trên má chỗ vùng răng bị đau trong khoảng một phút. Sau đó thay bằng chai nước ấm lên đúng vị trí đó. Lặp đi lặp lại một vài lần như vậy, cơn đau của bạn sẽ giảm đáng kể.

Chanh

Nước chanh được chứng minh là rất hiệu quả trong giảm đau răng. Nó sẽ massage cho răng và nướu. Ngoài ra, nước hành tây cũng có tác dụng như nước chanh, vì vậy, nếu bạn chịu được mùi của hành tây thì có thể dùng nước hành tây thay nước chanh cũng rất tốt.

Muối

Muối là gia vị rất hữu dụng trong trường hợp này. Bạn hãy cho nước ấm vào một cái ly và thêm vào đó 2 thìa muối và khuấy đều lên. Lúc này, nước muối có vị mặn nhất định và do muối có khả năng sát khuẩn nên khi bạn sử dụng nước muối để ngậm và xúc miệng thì các triệu chứng đau và nhức răng sẽ giảm đi. Bạn nên ngậm và xúc nước muối khoảng 30 giây, sau đó thì nhổ đi và lặp lại liên tục như vậy.

Gừng

Gừng có khả năng sát khuẩn, cũng làm giảm đi những triệu chứng viêm nhiễm, chữa trị cho các vết thương nhỏ, hoặc những vết đang sưng tấy. Vì vậy, gừng cũng có tác dụng khi chúng ta đang bị sâu răng. Đầu tiên bạn thái gừng thành những lá mỏng, sau đó cho lát gừng vào vị trí răng mà chúng ta đang bị đau, cắn thật chặt lại cho nước chảy và ngấm vào chỗ bị đau sẽ giúp cho chúng ta giảm đau nhức và giảm sưng.

gừng trị đau răng

Tỏi

Tỏi cũng có khả năng sát khuẩn. Bóc vỏ tỏi tươi rồi đập dập và cho thêm vào ít muối và trộn đều. Sau khi trộn đều phần muối ngấm vào tép tỏi và bạn dùng tép tỏi ngậm vào vị trí mà răng đang đau cũng sẽ làm giảm đi cảm giác khó chịu. Với tỏi trộn đều với muối bạn có thể dùng thêm ít nước dầm cho nước ở tép tỏi tiết ra nhiều hơn. Dùng bông gạc thấm nước tỏi, muối và chấm vào những chỗ răng đau, bạn có thể làm liên tục như vậy. Hoặc bạn có thể dùng những tép tỏi vào giữa những chỗ răng đang bị đau và cắn thật chặt lại để cho nước ép tỏi tứa ra và thấm đều vào những chỗ răng đau, giảm được tình trạng viêm sưng.

Hành tây

Nếu bạn nào chịu đựng được mùi vị của hành tây, thì có thể ép lấy phần nước ngậm vào chỗ đau hoặc thái lát mỏng và ngậm vào trong chỗ đau.

Những phương pháp đơn giản trên giúp bạn tạm thời giảm được các cơn đau răng. Tuy nhiên, nếu có thời gian tốt nhất bạn cần đến bác sĩ nha khoa càng sớm càng tốt để được thăm khám và phát hiện được nguyên nhân gì khiến cho răng của bạn bị đau, nhức… và có cách chữa trị hiệu quả.

Bài viết Mẹo chữa bệnh đau răng cực hiệu quả đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/meo-chua-benh-dau-rang-cuc-hieu-qua-4369/feed/ 0
Giảm đau khi mọc răng khôn https://benh.vn/giam-dau-khi-moc-rang-khon-4188/ https://benh.vn/giam-dau-khi-moc-rang-khon-4188/#respond Wed, 03 Aug 2022 04:51:27 +0000 http://benh2.vn/giam-dau-khi-moc-rang-khon-4188/ “Thứ nhất đau mắt, thứ nhì nhức răng” câu ví quả thực không sai. Nếu ai đã từng bị đau răng, đặc biệt đau do biến chứng khi mọc răng khôn thì mới thấu hiểu sự đau đớn, nhức nhối…đến nhường nào.

Bài viết Giảm đau khi mọc răng khôn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
“Thứ nhất đau mắt, thứ nhì nhức răng” câu ví quả thực không sai. Nếu ai đã từng bị đau răng, đặc biệt đau do biến chứng khi mọc răng khôn thì mới thấu hiểu sự đau đớn, nhức nhối…đến nhường nào. Chưa hết, răng khôn mọc lệch còn khiến khổ chủ chịu nhiều đau đớn suốt quá trình mọc răng, sau đó phải làm thủ thuật nhổ bỏ. 

mọc răng khôn

Răng khôn là răng số 8 thường mọc khi từ 17 đến 25 tuổi

Vậy, răng khôn là loại răng nào? Có phải mọc răng này xong thì chúng ta sẽ khôn ta không? Sự nguy hiểm và những lưu ý trong thời gian mọc loại răng đặc biệt này ra sao? Làm sao để giảm đau khi mọc răng khônBenh.vn sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu những vấn đề này.

Răng khôn và những biến chứng nguy hiểm khi mọc răng khôn

Mỗi người có đến 4 chiếc răng khôn, và hầu hết chúng đều mọc lệch hoặc gây ra những vấn đề răng miệng cho khổ chủ như sâu răng, viêm lợi, huỷ xương hoặc răng mọc ngầm…

Răng khôn khôn là gì

Răng khôn (răng số tám còn gọi là răng hàm lớn thứ ba) thường bắt đầu mọc từ 17 đến 25 tuổi trở lên, nếu còn đủ chỗ sau răng số 7. Mỗi người có bốn răng khôn ở bốn góc hàm, tuy nhiên cũng có người không thấy răng khôn mọc ra vì vẫn còn nằm trong xương hàm.

Một số người, quá trình mọc răng khôn vô cùng thuận lợi, họ nhanh chóng có đủ 32 chiếc răng mà không trải qua bất cứ cơn đau nào. Đáng tiếc, đây chỉ là số ít những người may mắn. Hầu hết các trường hợp khác, răng khôn có thể mọc lệch, mọc ngầm, mọc ngược (chọc lên mũi, họng, chọc ra má ngoài…).

Răng khôn thường mọc rất chậm, mỗi thời điểm chỉ nhú lên 1 chút. Chính vì vậy, suốt quá trình mọc răng khôn, người bệnh có thể phải trải quá rất nhiều cơn đau đớn, tái diễn liên tục. Việc giảm đau khi mọc răng khôn cũng là nhu cầu chính đáng của rất nhiều người.

Những ảnh hưởng khi mọc răng khôn

Có thể nói, mọc răng khôn là ác mộng của nhiều người khi tình trạng sưng đau, viêm dây thần kinh và 1 loạt bệnh lý nhiễm trùng như sâu răng, viêm lợi, sưng mộng răng…diễn ra thường xuyên. Thậm chí, xương, các răng xung quanh cũng có nguy cơ bị huỷ hoại.

Tổn thương tế bào và viêm dây thần kinh

Khi răng khôn mọc lệch, mọc ngược, mọc ngầm, chúng trực tiếp đâm vào các tế bào xung quanh, gây nên tình trạng viêm cấp kèm nhiễm khuẩn (do khó vệ sinh, không vệ sinh được) và gây đau đớn. Đặc biệt, 1 số răng khôn còn chèn ép dây thần kinh, gây tình trạng đau do viêm dây thần kinh và không đáp ứng với các thuốc giảm đau thông thường. Tình trạng

Sâu răng  do mọc răng khôn

Sâu răng, đặc biệt sâu răng số 7 rất dễ xảy ra khi mọc răng khôn. Do răng khôn ở trong cùng của hàm nên rất khó vệ sinh, thức ăn và vi khuẩn dễ dàng tích tụ gây viêm nhiễm. Rất nhiều trường hợp răng khôn còn đi kèm với lợi chùm khiến việc vệ sinh khó khắn. Thức ăn thừa và mảng bám tích tụ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây sâu răng.

Đặc biệt những răng chỉ mọc lên được một phần hoặc mọc lệch, đâm vào răng bên cạnh, sự tích tụ lâu ngày gây sâu răng, đau đớn và nhiễm trùng có thể xảy ra.

Viêm lợi, sưng mộng răng

Sự tích tụ của thức ăn và vi khuẩn ở răng khôn gây ra viêm nhiễm vùng lợi xung quanh, dẫn đến triệu chứng: sưng, đau, hôi miệng và đôi khi cứng hàm (bệnh nhân không thể mở miệng to được).

Bệnh viêm lợi tái phát nhiều lần chừng nào răng khôn chưa được chữa trị, và càng ở những lần tái phát sau mức độ nguy hiểm và cảm giác đau đớn càng cao.

Không chỉ viêm lợi thông thường, hiện tượng sưng mộng răng cũng rất hay xảy ra trong các đợt cấp của nhiễm khuẩn do răng khôn đang nhú.

Huỷ hoại xương và răng xung quanh

Khi răng khôn mọc đâm sang răng bên cạnh, nó sẽ làm răng đó bị tiêu hủy, lung lay, nhiều khi gây sâu răng, và cuối cùng là rụng răng. Triệu chứng sớm của việc mọc lệch này là những cơn đau âm ỉ ở khu vực đó.

Trong một số truờng hợp khi những bất thường của răng khôn không được chữa trị kịp thời, nhiễm trùng lây lan sang các khu vực xung quanh như mang tai, má, mắt, cổ … gây nguy hiểm đến tính mạng.

Tâm sự của những người mọc răng khôn

N.M.L 22 tuổi sinh viên trường ĐHLĐXH (Hà Nội)

“Em mọc răng khôn từ đầu năm 2012. Thời gian đầu thấy lợi hơi sưng, miệng hôi, khó chịu…nên em súc miệng thường xuyên cũng thấy đỡ. Bẵng đi một thời gian, khoảng tháng 10/2012, răng đau thường xuyên hơn…có những lúc em phải nghỉ học do sốt cao, nổi hạch ở cổ,  không ăn uống được gì…Em làm đủ mọi cách để mong giảm đau khi mọc răng khôn từ trườm đá, ăn tỏi… nhưng không ăn thua.”

Em đi khám, bác sỹ nói em bị lợi trùm, răng không mọc lên được, gây mưng mủ, viêm nhiễm xung quanh….Sau khi uống kháng sinh và dùng thuốc giảm đau một thời gian, bác sỹ đã phẫu thuật cắt lợi trùm cho em. Đến nay răng em không còn đau nữa”

M.A.T 21 tuổi (Hà Nội)

“Em bị đau răng khôn thường xuyên…Mỗi lần đau, em không mở được miệng, sốt cao…rất khó chịu. Sau khi điều trị bằng kháng sinh (theo chỉ định của bác sỹ nha khoa) hiện tượng đau răng đỡ hơn….Nhưng chỉ được vài tuần lại đau trở lại…

Em đã xin ý kiến tư vấn, bác sỹ bảo răng em mọc đâm sang bên cạnh, ảnh hưởng đến răng khác nên cần phải nhổ….Nhưng em rất sợ vì mọi người bảo răng số 8 nhiều dây thần kinh, nếu nhổ không cần thận…sẽ bị lệch mặt, méo miệng…Em chưa biết phải làm thế nào…nhưng để tình trạng đau kéo dài, phiền phức… em không chịu nổi”

Phương pháp giảm đau khi mọc răng khôn bằng tây y

Không phải ai cũng sẵn sàng nhổ răng khôn sau 1 -2 cơn đau đầu tiên. Các thủ thuật nhổ răng khôn cũng bắt buộc phải diễn ra sau khi quá trình viêm nhiễm đã ổn định. Do đó, các phương pháp giảm đau khi mọc răng khôn rất cần thiết, giúp khổ chủ dễ dàng vượt qua giai đoạn này. 3 lưu ý quan trọng dưới đây sẽ giúp bạn giảm đau khi mọc răng khôn nhanh chóng, hiệu quả.

1. Giữ sạch vùng khoang miệng

Người đang bị đau do mọc răng khôn, nhất thiết phải thực hiện đầy đủ 3 bước vệ sinh răng miệng như sau:

  • Dùng chỉ hoặc chỉ tăm nha khoa sau khi ăn: Động tác này giúp loại bỏ 1 phần thức ăn nhét vào kẽ răng. Không nên dùng tăm tre vì có thể gây tổn thương nướu và làm trầm trọng hơn tình trạng viêm nhiễm.
  • Chải răng với bàn chải lông mềm và kem đánh răng.
  • Sử dụng nước súc miệng kháng khuẩn chuyên dụng: Sử dụng các loại nước súc miệng kháng khuẩn chứa TSN, Nano bạc, iod, Chlorhexidine…giúp loại bỏ bớt vi khuẩn gây viêm nhiễm và thức ăn dư thừa. Hiện nay, các loại nước súc miệng thế hệ mới chứa phức hệ TSN và keo ong…có thêm tác dụng chống viêm, giảm đau là lựa chọn tốt nhất để vệ sinh và giảm đau khi mọc răng khôn.

Chườm đá lạnh giúp giảm đau khi mọc răng khôn

Chườm đá cũng giúp giảm các triệu chứng sưng đau do viêm khi mọc răng khôn. Lấy đá bọc vào miếng vải sạch, sau đó chà lên các khu vực răng bị đau. Nên thực hiện vài lần trong ngày, đặc biệt khi đau nhiều hoặc khi các thuốc giảm đau hết tác dụng

Dùng thuốc kháng sinh, chống viêm, giảm đau

Thuốc kháng sinh, và thuốc chống viêm là bắt buộc để kiểm soát viêm nhiễm tại vị trí mọc răng khôn. Ngoài ra, bệnh nhân có thể sử dụng thêm thuốc giảm đau trong các trường hợp đau nhiều, đặc biệt khi có đau do chèn ép dây thần kinh.

  • Kháng sinh: Nhóm thuốc kháng sinh chuyên dùng cho răng thường là thuốc kết hợp giữa Spiramycin và Metronidazol (Biệt dược nổi tiếng nhất là Rodogyl). Ngoài ra, 1 số trường hợp đặc biệt, bác sỹ sẽ dùng kháng sinh phổ rộng như Amoxicillin cho bệnh nhân.
  • Thuốc chống viêm: Chống viêm, giảm phù nề, sưng đau giúp bệnh nhân dễ chịu trong khi chờ đợi kháng sinh phát huy tác dụng diệt khuẩn, kiểm soát viêm nhiễm. Thuốc chống viêm có thể sử dụng như Medrol (chống viêm toàn thân) hoặc alphachoay (chống viêm tại chỗ)
  • Thuốc giảm đau: Các thuốc chứa Paracetamol hoặc ibuprofen có thể sử dụng trong các trường hợp này. Lưu ý, do paracetamol cần uống cách nhau 4-6h, mỗi ngày không quá 2g (4 viêm 500mg). Do đó, nếu đau nhiều nên đổi sang ibuprofen hoặc nếu đau dọc dây thần kinh thì cần hỏi ý kiến bác sỹ và sử dụng các loại thuốc giảm đau chuyên dụng hơn.

Lưu ý

Trong trường hợp bị sốt cao, đau nhức kéo dài hoặc răng mọc xiên, lệch, cần đến bác sỹ nha khoa, để được tư vấn về cách xử trí hợp lý.

Sau khi có kết quả chụp X – quang, bác sỹ sẽ có những chỉ định phù hợp như: trích mủ, cắt lợi trùm hay nhổ răng…

Phương pháp giảm đau bằng dân gian

Ngoài các phương pháp giảm đau sử dụng thuốc, bạn có thể áp dụng 1 số loại thảo dược dân gian để hỗ trợ. Cần lưu ý, các biện pháp ngày không thể thay thế các phương pháp tây y do viêm nhiễm khi mọc răng khôn cần giải quyết nhanh. Trong khi đó, thảo dược thường có tác dụng khá chậm.

Dùng lá lốt giảm đau khi mọc răng khôn

lá lốt

Nước lá lốt dùng hàng ngày có tác dụng giảm đau răng hiệu quả

Tác dụng của lá lốt: ôn trung, hạ khí và giảm đau hiệu quả. Lá lốt cũng có tác dụng như chất sát trùng tự nhiên giúp hỗ trợ giảm đau khi mọc răng khôn.

Cách làm:

– Lấy hai nắm cành và lá lốt đem rửa sạch.

– Cho lá lốt vào nước và sắc đặc với 01 bát nước, cho thêm ít muối.

– Ngậm nước hàng ngày vào buổi sáng, trưa và tối.

Dùng tỏi gây tê tự nhiên

Tác dụng của tỏi: tỏi chứa chất gây tê tự nhiên, có tác dụng giảm đau khi mọc răng khôn rất tốt.

Cách làm:

– Bóc 1 nhánh tỏi sau đó nghiền nát rồi cho vào 1 chén nước nhỏ, bỏ thêm một chút muối khuấy đều.

– Dùng bông thấm hỗn hợp nước vào chỗ đau ngày 3 lần (sáng, trưa, tối) sẽ giảm đau.

Lưu ý: Áp dụng các phương pháp giảm đau bằng dân gian trong trường hợp bệnh nhân không được uống thuốc giảm đau như: bà bầu, phụ nữ cho con bú…

Ý kiến của chuyên gia

Bác sĩ Bùi Thị Thu Huyền, Khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Xanh Pôn

“Răng khôn là răng cối lớn thứ ba trong cung hàm. Răng khôn mọc lệch gây các tai biến chiếm tỷ lệ khoảng 20% các bệnh về răng hàm mặt.

Hàm răng của chúng ta thường chỉ đủ chỗ cho 28 răng nhưng trên thực tế mỗi người có tới 32 răng vì mọc thêm 4 răng khôn ở hai hàm. Chính vì không đủ chỗ để mọc một cách bình thường nên những chiếc răng khôn thường tự “mở đường” mọc ngược về phía xương hoặc đâm thẳng về phía chiếc răng hàm đứng kế bên.

Do răng khôn ở trong cùng của hàm nên rất khó vệ sinh, thức ăn và vi khuẩn dễ dàng tích tụ. Lâu ngày gây sâu răng hoặc viêm nhiễm vùng lợi xung quanh dẫn đến sưng, đau, hôi miệng… Bệnh viêm lợi sẽ tái phát nhiều lần nếu răng khôn không được chữa trị, những lần tái phát sau mức độ nguy hiểm càng cao.

Vì vậy, khi mọc răng khôn, nếu thấy bất thường thì đến bệnh viện chuyên khoa, điều trị ngay từ đầu. Tuyệt đối tránh tình trạng để bệnh phát triển âm ỉ, lâu dài dẫn đến các tai biến nguy hiểm”.

Hầu hết mọi người không ít thì nhiều cũng trải qua thời kỳ mọc răng, đau răng, và “nếm trải” những vấn đề khó chịu, nhức nhối do răng khôn gây nên. Tuy nhiên, để tránh xảy ra phiền phức, đau đớn…ngay khi răng khôn mọc, chúng ta cần đến bác sỹ để được thăm khám, tư vấn và điều trị dứt điểm.

Bài viết Giảm đau khi mọc răng khôn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/giam-dau-khi-moc-rang-khon-4188/feed/ 0
Bệnh sâu răng và những nguy cơ gặp phải khi mắc bệnh https://benh.vn/benh-sau-rang-va-nhung-nguy-co-gap-phai-khi-mac-benh-2337/ https://benh.vn/benh-sau-rang-va-nhung-nguy-co-gap-phai-khi-mac-benh-2337/#respond Fri, 12 Mar 2021 04:12:03 +0000 http://benh2.vn/benh-sau-rang-va-nhung-nguy-co-gap-phai-khi-mac-benh-2337/ Bệnh sâu răng là một bệnh phá hoại cấu trúc của răng. Bệnh sâu răng do một số loại vi khuẩn tạo axit gây ra (cụ thể là các loài Lactobacillus, Streptococcus mutan, và các loài Actinomyces).

Bài viết Bệnh sâu răng và những nguy cơ gặp phải khi mắc bệnh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bệnh sâu răng thực sự là một vấn nạn của lối sống hiện đại ngày này. Tỷ lệ trẻ sâu răng có xu hướng tăng nhanh trong một số năm gần đây phản ánh lối sống, chế độ ăn uống có nhiều vấn đề của đại bộ phận dân cư. Hậu quả của sâu răng, đặc biệt là ở trẻ em có thể lớn hơn so với những gì mọi người thường nghĩ về sâu răng.

Bệnh sâu răng là gì?

Bệnh sâu răng là một bệnh phá hoại cấu trúc của răng. Bệnh sâu răng do một số loại vi khuẩn tạo axit gây ra (cụ thể là các loài Lactobacillus, Streptococcus mutan, và các loài Actinomyces). Các vi khuẩn này gây tổn thương cho răng trong môi trường có các carbohydrate lên men được, ví dụ như các loại đường sucrose, fructose, and glucose.

Bệnh sâu răng có từ khi nào?

Bệnh sâu răng có một lịch sử dài, với các căn cứ cho thấy nó đã xuất hiện từ thời kỳ Đồ Đồng, Đồ Sắt, thời Trung Cổ, và thậm chí trước cả thời kỳ Đồ Đá Mới.

Sâu răng là một bệnh mạn tính phổ biến. Tuy y học đã phát triển nhiều, vệ sinh răng miệng đã được thực hiện rộng rãi nhưng tỷ lệ bệnh sâu răng vẫn ngày càng tăng ở các nước phát triển (90%, thậm chí 100% dân số)

Phân loại bệnh sâu răng

Có nhiều cách phân loại các dạng sâu răng. Tuy rằng thể hiện có thể khác nhau, các nhân tố rủi ro và sự tiến triển của các dạng sâu răng khác nhau vẫn hầu như là tương tự nhau. Ban đầu, bệnh có thể thể hiện ở một vùng nhỏ có độ xốp (chalky), cuối cùng phát triển thành một lỗ hổng lớn mầu nâu. Tuy đôi khi người ta có thể trực tiếp nhìn thấy vùng bị sâu, nhưng tia X quang thường được dùng để kiểm tra những vùng răng khó nhìn thấy hơn và để đánh giá mức độ tổn thương của răng.

benh_sau_rang

Những nguy cơ gặp phải khi bị sâu răng

Nếu không được chữa trị, bệnh này có thể dẫn đến rụng răng, nhiễm trùng, viêm tủy răng, viêm hạch, viêm tủy xương, viêm quanh cuống răng với các cơn đau dữ dội, thậm chí gây nhiễm trùng huyết dẫn đến tử vong đối với những ca nặng.

Chẩn đoán sâu răng

Nhìn thấy lỗ sâu: Thường là thương tổn men và ngà răng. Nếu dùng que nạo ngà, lấy hết vụn bẩn thức ăn trong lỗ sâu, sẽ thấy đáy lỗ sâu rộng hơn miệng lỗ.

Đau buốt khi kích thích: Khi thức ăn lọt vào lỗ sâu, khi ăn nóng, lạnh, ngọt…, bệnh nhân sẽ đau buốt; hết tác nhân kích thích sẽ hết đau.

Nếu thấy răng có lỗ sâu mà đau thành cơn kéo dài khoảng 10 phút rồi dịu dần thì đó là dấu hiệu nhiễm trùng tủy răng. Lúc này, sự can thiệp của thầy thuốc là rất cần thiết.

Tùy theo mức độ tổn thương của răng, có nhiều phương pháp điều trị khác nhau để khôi phục tình trạng của răng để có được hình dáng, chức năng và thẩm mỹ thích hợp. Tuy nhiên, hiện người ta chưa biết đến một phương pháp nào có thể tái sinh đáng kể cấu trúc răng. Thay vào đó, các tổ chức sức khỏe kêu gọi các biện pháp phòng ngừa để tránh sâu răng, chẳng hạn như thường xuyên giữ vệ sinh răng miệng và thay đổi chế độ ăn. Các bạn nên đánh răng khi ăn xong và súc miệng bằng nước muối hoặc xúc miệng trước khi đi ngủ.

Bài viết Bệnh sâu răng và những nguy cơ gặp phải khi mắc bệnh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-sau-rang-va-nhung-nguy-co-gap-phai-khi-mac-benh-2337/feed/ 0
Điều trị tụt nướu tại nhà, cách hay không phải ai cũng biết https://benh.vn/dieu-tri-tut-nuou-tai-nha-cach-hay-khong-phai-ai-cung-biet-79157/ https://benh.vn/dieu-tri-tut-nuou-tai-nha-cach-hay-khong-phai-ai-cung-biet-79157/#respond Thu, 13 Aug 2020 01:45:18 +0000 https://benh.vn/?p=79157 Tụt nướu (tụt lợi) là tình trạng chân răng lộ ra do nướu bị tụt hay co lại. Tụt nướu thường gây mất thẩm mĩ và khiến cho răng ê buốt, dễ kẹt thức ăn tại các kẽ răng và gây mòn chân răng. Vậy, điều trị tụt nướu như thế nào? Hãy tìm hiểu […]

Bài viết Điều trị tụt nướu tại nhà, cách hay không phải ai cũng biết đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Tụt nướu (tụt lợi) là tình trạng chân răng lộ ra do nướu bị tụt hay co lại. Tụt nướu thường gây mất thẩm mĩ và khiến cho răng ê buốt, dễ kẹt thức ăn tại các kẽ răng và gây mòn chân răng. Vậy, điều trị tụt nướu như thế nào? Hãy tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

dieu-tri-tut-nuou-tai-nha-01
Tụt nướu gây mất thẩm mĩ và khiến cho thức ăn dễ bị kẹt tại chân răng

Nếu mô mềm và xương quanh răng bị nhiễm trùng, rất có thể bạn đã mắc bệnh nha chu. Nếu không điều trị kịp thời sẽ khiến cho nướu bị tụt. Một số cách điều trị tụt nướu bao gồm: làm sạch sâu hay còn gọi là loại bỏ mảng bám và làm sạch chân răng (SRP), súc miệng bằng nước súc miệng kháng khuẩn như chlorhexidine, điều trị bằng thuốc kháng sinh có kê đơn, phẫu thuật tách nướu ra khỏi răng giúp cho bác sĩ có thể tiếp cận được phần chân răng và tiến hành ghép xương hoặc mô. Bên cạnh những cách trên, bệnh nhân có thể điều trị tụt nướu theo những cách dưới đây:

Súc miệng bằng tinh dầu giúp điều trị tụt nướu

Trong một nghiên cứu năm 2009 chỉ ra rằng tinh dầu được sử dụng trong y học cổ Ayurveda để làm giảm mảng bám ở người bị viêm nướu. Hãy thử súc miệng bằng dầu dừa bằng cách ngậm dầu dừa pha loãng trong vòng một lúc, sau đó nhổ ra và súc lại miệng bằng nước muối hoặc nước lọc, sau đó chải lại răng.

Mặc dù loại tinh dầu thường được sử dụng nhất là dầu mè. Nhưng nghiên cứu năm 2012 trên những người bị sâu răng chỉ ra rằng dầu dừa giúp ngăn chặn vi khuẩn Streptococcus mutans hiệu quả hơn.

dieu-tri-tut-nuou-tai-nha-02
Súc miệng bằng tinh dầu giúp giảm tụt nướu

Dầu khuynh diệp giúp điều trị tụt nướu

Một nghiên cứu năm 2008 chỉ ra rằng dầu khuynh diệp có tính kháng viêm có thể giúp điều trị tình trạng tụt nướu và kích thích sự hình thành các mô nướu mới.

Muối giúp điều trị tụt nướu

Muối được sử dụng như một chất kháng khuẩn có tác dụng làm dịu viêm nướu. Một nghiên cứu năm 2016 chỉ ra rằng súc miệng bằng nước muối là một cách hiệu quả để giảm tình trạng tụt nướu.

Cách dùng: Pha 1 thìa muối vào 1 cốc nước ấm, sau đó súc miệng bằng dung dịch nước muối vừa pha này trong vòng 30 giây, sau đó nhổ ra ngoài, lặp lại 2-3 lần mỗi ngày.

Trà xanh giúp điều trị tụt nướu

Theo một nghiên cứu năm 2009, uống trà xanh giúp răng và nướu khỏe và giúp phòng chống các loại bệnh tật nói chung. Hãy thử uống 1-2 cốc trà xanh mỗi ngày để bảo vệ cho răng và nướu.

dieu-tri-tut-nuou-tai-nha-03
Trà xanh có tác dụng phòng chống bệnh tật nói chung và đồng thời giúp răng, nướu khỏe mạnh

Tinh dầu bạc hà giúp điều trị tụt nướu

Theo một bài báo năm 2013 trên Tạp chí Nha khoa châu Âu, tinh dầu bạc hà hiệu quả trong việc ngăn chặn sự phát triển của các loại vi sinh vật gây bệnh răng miệng.

Lô hội cải thiện viêm quanh răng và hỗ trợ điều trị tụt nướu

Một nghiên cứu năm 2009 chỉ ra rằng lô hội hiệu quả trong việc bảo vệ răng miệng: tiêm gel lô hội vào nướu bị viêm, kết quả cho thấy tình trạng viêm quanh răng đã được cải thiện rõ rệt.

Septilin giúp điều trị tụt nướu

Septilin là một loại thuốc chứa các thành phần như guggul, guduchi, cam thảo và các thành phần khác. Trong một thử nghiệm lâm sàng được công bố trên Tạp chí Cấy ghép Răng chỉ ra rằng uống septilin giúp tăng tỉ lệ thành công trong điều trị bệnh nha chu. Septilin có sẵn ở cả dạng viên và dạng siro. Người lớn nên uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 2 viên hoặc 2 thìa siro 3 lần mỗi ngày.

Omega 3 giúp điều trị tụt nướu

Một thử nghiệm lâm sàng năm 2014 chỉ ra rằng uống 300 mg omega 3 mỗi ngày liên tục trong 12 tuần giúp giảm chỉ số nướu và giúp nướu bám chắc vào răng. Bên cạnh đó, omega 3 cũng giúp ngăn chặn bệnh viêm quanh răng mãn tính.

dieu-tri-tut-nuou-tai-nha-04
Omega 3 cũng giúp điều trị tụt nướu

Tinh dầu tràm trà giúp điều trị tụt nướu

Một bài báo năm 2013 đăng trên Tạp chí Nha khoa châu Âu chỉ ra rằng tinh dầu tràm trà hiệu quả trong việc ngăn chặn sự phát triển của các loại vi sinh vật gây bệnh răng miệng.

Gel bôi nghệ giúp điều trị tụt nướu

Nghệ có chứa curcumin, chất này có tác dụng kháng viêm và các đặc tính chống oxy hóa. Theo một nghiên cứu năm 2015, gel bôi nghệ có tác dụng ngăn chặn mảng bám và bệnh viêm nướu (góp phần gây tụt nướu).

Oxy già giúp điều trị tụt nướu

Súc miệng bằng dung dịch nước và oxy già giúp điều trị nhiệt miệng, sưng nướu và đỏ nướu.

Cách dùng: Pha ¼ cốc oxy già 3% với ¼ cốc nước, sau đó súc miệng bằng dung dịch này trong vòng 30 giây, nhổ ra và lặp lại 2-3 lần trong một tuần.

dieu-tri-tut-nuou-tai-nha-05
Súc miệng bằng oxy già cũng là một trong những cách điều trị tình trạng tụt nướu

Tinh dầu cỏ xạ hương giúp điều trị tụt nướu

Tinh dầu cỏ xạ hương có tác dụng ngăn chặn sự hình thành của các loại vi khuẩn gây bệnh răng miệng, theo một bài báo năm 2013 đăng trên Tạp chí Nha khoa châu Âu.dieu-tri-tut-nuou-tai-nha-05

Chải răng giúp điều trị tụt nướu

Chải răng trong vòng ít nhất 2 phút, ít nhất 2 lần mỗi ngày. Sử dụng bàn chải lông mềm để loại bỏ mảng bám và các vụn thức ăn ra khỏi răng và dọc theo viền nướu. Bàn chải lông cứng gây tổn thương nướu, bề mặt răng và men răng nhiều hơn bàn chải lông mềm.dieu-tri-tut-nuou-tai-nha-07

Dùng chỉ nha khoa giúp điều trị tụt nướu

Theo Hiệp hội Nha khoa Mỹ (ADA), dùng chỉ nha khoa 1 lần/ ngày rất quan trọng trong việc bảo vệ răng và nướu, việc này giúp loại bỏ các mảnh vụn thức ăn thừa ra khỏi răng giảm nguy cơ tích tụ mảng bám răng.

Tụt nướu là tình trạng tương đối phổ biến. Người già và người mắc bệnh răng miệng di truyền là những đối tượng dễ bị tụt nướu nhất nếu không chăm sóc răng miệng tốt. Bệnh nhân nên đi khám nha khoa định kỳ và tham khảo ý kiến bác sĩ về các sản phẩm đang dùng. Kết hợp điều trị nha khoa và chăm sóc răng miệng tại nhà giúp ngăn chặn và làm chậm quá trình tụt nướu.

Bài viết Điều trị tụt nướu tại nhà, cách hay không phải ai cũng biết đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/dieu-tri-tut-nuou-tai-nha-cach-hay-khong-phai-ai-cung-biet-79157/feed/ 0
Răng nhạy cảm điều trị cách nào hiệu quả? https://benh.vn/giai-phap-cho-rang-nhay-cam-tot-khong-ngo-79148/ https://benh.vn/giai-phap-cho-rang-nhay-cam-tot-khong-ngo-79148/#respond Thu, 13 Aug 2020 01:45:09 +0000 https://benh.vn/?p=79148 Răng nhạy cảm là cảm giác ê buốt ở răng khi chải răng, khi ăn, khi uống. Nguyên nhân cho răng nhạy cảm thường là do lớp men răng bị mòn và lộ ra. Nhưng đôi khi cảm giác đau này đến từ những nguyên nhân khác như sâu răng, mẻ răng, bệnh nha chu… […]

Bài viết Răng nhạy cảm điều trị cách nào hiệu quả? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Răng nhạy cảm là cảm giác ê buốt ở răng khi chải răng, khi ăn, khi uống. Nguyên nhân cho răng nhạy cảm thường là do lớp men răng bị mòn và lộ ra. Nhưng đôi khi cảm giác đau này đến từ những nguyên nhân khác như sâu răng, mẻ răng, bệnh nha chu…

Răng nhạy cảm thường do lớp men răng bị mấtBệnh buốt răng rất khó chữa triệt để, tuy nhiên vẫn có những giải pháp an toàn để cải thiện tình trạng này. Cùng Benh.vn tìm hiểu ngay những bí kíp dành riêng cho răng nhạy cảm.

Giảm đau cho răng bị nhạy cảm

Kiểm tra răng định kỳ cũng quan trọng như việc kiểm tra sức khỏe định kỳ, đặc biệt là khi bạn cảm thấy ê buốt răng mỗi lần ăn hoặc uống đồ lạnh. Theo Học viện Nha khoa Đa khoa, gần 40 triệu người Mỹ bị răng nhạy cảm. Việc tìm ra nguyên nhân gốc rễ của răng nhạy cảm rất quan trọng trong việc điều trị tình trạng này. Dưới đây là một số giải pháp cho răng nhạy cảm.

Sử dụng loại kem đánh răng cho răng nhạy cảm

Kem đánh răng cho răng nhạy cảm có chứa các hợp chất giúp bảo vệ các mút thần kinh tại răng khỏi các tác nhân gây kích thích. Một hoạt chất có mặt trong loại kem đánh răng này là kali nitrat có tác dụng chặn các tín hiệu đau truyền từ các dây thần kinh tại răng lên não. Loại kem đánh răng này cho hiệu quả sau một vài lần sử dụng, cảm giác ê buốt sẽ giảm hẳn hoặc biến mất. Bên cạnh đó, bệnh nhân nên sử dụng loại kem đánh răng này cùng với bàn chải lông mềm và nước súc miệng có chứa flo với hàm lượng axit thấp.

giai-phap-cho-rang-nhay-cam-02
Kem đánh răng dành cho răng nhạy cảm là giải pháp tối ưu nhất

Nước muối giúp giảm ê buốt do răng nhạy cảm

Muối là một chất diệt khuẩn hiệu quả có tác dụng giảm viêm và giảm đau.

Cách dùng: Pha ½ hoặc ¾ thìa muối vào một cốc nước ấm và khuấy đều, ngậm dung dịch này trong miệng 30 giây, sau đó nhổ ra ngoài, làm 2 lần mỗi ngày.

giai-phap-cho-rang-nhay-cam-03
Súc miệng nước muối 2 lần mỗi ngày giúp giảm ê buốt do răng nhạy cảm

Oxy già giúp bảo vệ răng

Oxy già là một chất diệt khuẩn lành tính. Oxy già thường được sử dụng để xử lý vết thương, vết bỏng để ngăn nhiễm trùng. Bệnh nhân cũng có thể sử dụng oxy già làm nước súc miệng để giúp làm lành nướu và ngăn viêm.

Cách dùng: Pha oxy già với nước ấm theo tỷ lệ 1:1, sau đó ngậm dung dịch này trong miệng trong vòng 30 giây, nhổ ra ngoài và súc lại miệng với nước.

Mật ong và nước ấm giúp giảm ê buốt do răng nhạy cảm

Mật ong là một chất kháng khuẩn được sử dụng trong điều trị vết thương. Mật ong có tác dụng nhanh làm lành vết thương, giảm đau, giảm sưng và giảm viêm. Để giảm ê buốt ở răng nhạy cảm, bệnh nhân có thể súc miệng bằng nước ấm và thêm vào một thìa mật ong.

giai-phap-cho-rang-nhay-cam-01

Nghệ giúp giảm viêm, bảo vệ răng miệng khỏi răng nhạy cảm

Ngoài sử dụng trong nấu nướng, nghệ còn được sử dụng như một loại thuốc chống viêm. Nghệ có chứa một hợp chất là curcumin. Đây chính là một hợp chất quan trọng trong nghệ, hầu hết các công dụng của nghệ có được đều nhờ hợp chất này. Trước đây nghệ thường được sử dụng trong y học cổ Ayurveda để điều trị các chứng bệnh như tiêu hóa, đẩy nhanh tốc độ làm lành vết thương…

Cách dùng: Trộn 1 thìa bột nghệ, ½ thìa muối, ½ thìa dầu mù tạt vào với nhau và bôi hỗn hợp này vào răng và nướu 2 lần/ ngày để giảm đau răng nhạy cảm.

Trà xanh tốt cho người bị răng nhạy cảm

Trà xanh là một trong những loại thực phẩm có nhiều công dụng nhất đối với sức khỏe con người. Trà xanh có tác dụng ngăn chặn ung thư và các bệnh về tim mạch. Ngoài ra, trà xanh còn có các đặc tính chống viêm và chống oxy hóa nên được sử dụng trong cả điều trị các bệnh về răng miệng. Đối với những người bị răng nhạy cảm, súc miệng bằng nước súc miệng trà xanh không đường 2 lần mỗi ngày giúp giảm viêm.

giai-phap-cho-rang-nhay-cam-04
Trà xanh giúp giảm ê buốt do răng nhạy cảm

Capsaicin có tác dụng giảm tình trạng răng nhạy cảm

Capsaicin là một hợp chất có trong ớt đỏ và nhiều loại ớt cay khác. Capsaicin là thành phần tạo nên vị cay của ớt. Capsaicin có đặc tính giảm đau, từng được sử dụng để điều trị hội chứng miệng bỏng rát. Đối với răng nhạy cảm, bệnh nhân có thể sử dụng capsaicin dạng gel bôi hoặc dạng nước súc miệng. Ban đầu bệnh nhân có thể cảm thấy nóng rát nhưng sau đó cảm giác đau sẽ giảm dần.

giai-phap-cho-rang-nhay-cam-05
Hợp chất capsaicin có trong các loại ớt cay có nhiều công dụng đối với răng miệng

Tinh dầu vani giúp diệt khuẩn và giảm đau răng nhạy cảm

Tinh dầu vani có chứa các đặc tính giảm đau và diệt khuẩn. Tinh dầu vani thường được sử dụng để điều trị cảm giác đau và khó chịu ở trẻ nhỏ trong thời kỳ mọc răng.

Cách dùng: Để điều trị răng nhạy cảm, nhỏ một vài giọt vani vào một cục bông gòn và bôi vào nướu, để trong vòng một vài phút và lặp lại thao tác này bất cứ khi nào cảm thấy đau.giai-phap-cho-rang-nhay-cam-06

Phòng chống răng nhạy cảm

Những liệu pháp tự nhiên trên thường chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời. Vì thế, bệnh nhân nên kết hợp những liệu pháp này với những việc dưới đây để ngăn các tổn thương răng trong tương lai:

  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ
  • Sử dụng bàn chải lông mềm để ngăn không gây kích ứng nướu và tổn thương nướu
  • Giảm tiêu thụ các loại thực phẩm và đồ uống có tính axit để bảo vệ lớp men răng
  • Kiểm tra răng miệng định kỳ tại các phòng khám nha khoa
  • Đeo nẹp răng vào ban đêm nếu có thói quen nghiến răng
  • Có nhiều phương pháp điều trị đau răng và răng nhạy cảm. Tuy nhiên, những cách này đều chỉ mang lại hiệu quả tạm thời và không thể điều trị tận gốc vấn đề. Nếu các triệu chứng kéo dài nhiều hơn một vài ngày, bệnh nhân nên tới nha sĩ để được kiểm tra.

 

Bài viết Răng nhạy cảm điều trị cách nào hiệu quả? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/giai-phap-cho-rang-nhay-cam-tot-khong-ngo-79148/feed/ 0
10 cách chữa đau răng tự nhiên siêu nhanh, siêu hiệu quả https://benh.vn/10-cach-chua-dau-rang-tu-nhien-79140/ https://benh.vn/10-cach-chua-dau-rang-tu-nhien-79140/#respond Thu, 13 Aug 2020 01:44:50 +0000 https://benh.vn/?p=79140 Đau răng là tình trạng phổ biến có thể gặp ở mọi lứa tuổi, do nhiều nguyên nhân. Đa số các trường hợp bị đau răng là do vệ sinh răng miệng kém. Nhưng đôi khi tình trạng đau răng lại do một bệnh khác không liên quan đến bệnh nha khoa. Đau răng làm […]

Bài viết 10 cách chữa đau răng tự nhiên siêu nhanh, siêu hiệu quả đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Đau răng là tình trạng phổ biến có thể gặp ở mọi lứa tuổi, do nhiều nguyên nhân. Đa số các trường hợp bị đau răng là do vệ sinh răng miệng kém. Nhưng đôi khi tình trạng đau răng lại do một bệnh khác không liên quan đến bệnh nha khoa.

Đau răng làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và khiến cho bệnh nhân luôn cảm thấy khó chịu. Vậy, chữa đau răng thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

10-cach-chua-dau-rang-01
Đau răng thường mang lại cảm giác khó chịu

Khi bị đau răng, điều quan trọng nhất là tìm ra được nguyên nhân gốc rễ gây đâu răng là do đâu. Từ đó, bệnh nhân có thể tìm ra những cách để giảm đau, giảm sưng và giảm các triệu chứng. Súc miệng nước muối thường xuyên và chườm mát có tác dụng giảm những cơn đau răng nhẹ. Tuy nhiên, nếu cơn đau răng nặng hơn cần có sự can thiệp của nha sĩ.

Nếu các triệu chứng kéo dài hơn 1 hoặc 2 ngày, bệnh nhân cần phải đến gặp nha sĩ. Nha sĩ sẽ là người hướng dẫn bệnh nhân cách giảm các triệu chứng và các cơn đau răng trong tương lai. Đặc biệt lưu ý, nên gặp nha sĩ trước khi tự ý dùng bất kỳ loại thuốc giảm đau nào nếu bệnh nhân đang mang thai hoặc cho con bú. Dưới đây là một số phương pháp chữa đau răng tự nhiên tại nhà mà ai cũng có thể thực hiện.

Súc miệng nước muối chữa đau răng

Đa số chúng ta đều cho rằng nước muối có tác dụng diệt khuẩn rất tốt. Trên thực tế, nước muối là một chất diệt khuẩn tự nhiên có tác dụng làm cho các mảnh thức ăn giữa các kẽ răng rơi ra khỏi răng. Điều trị đau răng với nước muối đồng thời giúp giảm viêm và giúp làm lành các vết loét ở miệng.

Cách dùng: Pha ½ thìa muối (tsp) vào một cốc nước ấm và dùng hỗn hợp này để súc miệng.

Súc miệng bằng oxy già chữa đau răng

Nước súc miệng oxy già có tác dụng giảm đau và giảm viêm. Bên cạnh đó, nước súc miệng oxy già còn giúp diệt khuẩn, loại bỏ mảng bám và điều trị chảy máu nướu.

Cách dùng: Pha loãng oxy già 3% với nước và dùng để súc miệng. Không được nuốt.

10-cach-chua-dau-rang-02
Súc miệng hằng ngày giúp phòng chống đau răng hiệu quả

Chườm mát chữa đau răng

Chườm mát cũng giúp giảm đau răng, đặc biệt là đau răng do bị chấn thương. Chườm mát giúp cho các mạch máu tại vị trí bị đau răng co lại giúp giảm đau, đồng thời giảm sưng và viêm.

Cách dùng: Chườm một chiếc khăn bọc đá lạnh ở bên trong lên vị trí bị đau trong vòng 20 phút. Bệnh nhân có thể làm lại thao tác này một vài giờ sau đó.

Túi lọc trà chữa đau răng

Túi lọc trà có tác dụng làm giảm đau và làm dịu nướu. Tuy nhiên, nên để nguội túi lọc trà trước khi chườm vào vị trí bị đau.

Tỏi chữa đau răng

Trong hàng nghìn năm, tỏi đã được thừa nhận là có nhiều đặc tính tốt. Không chỉ giúp tiêu diệt những loại vi khuẩn có hại, tỏi còn giúp loại bỏ mảng bám và có tác dụng như một loại thuốc giảm đau răng.

Cách dùng: Giã nhỏ vài tép tỏi và bôi lên vị trí bị đau. Có thể thêm vào một chút muối hoặc bệnh nhân có thể nhai sống một tép tỏi tươi thay cho cách trên.

10-cach-chua-dau-rang-03
Tỏi có tác dụng đáng kinh ngạc trong điều trị đau răng

Tinh dầu vani chữa đau răng

Tinh dầu vani có tác dụng chống oxy hóa và giảm đau răng hiệu quả.

Cách dùng: Nhỏ một chút tinh dầu vani vào ngón tay hoặc bông gòn và đặt trực tiếp vào vị trí bị đau, làm một vài lần mỗi ngày.

Đinh hương chữa đau răng

Đinh hương đã được sử dụng để điều trị đau răng trong hàng nghìn năm nhờ vào chất eugenol (một chất diệt khuẩn tự nhiên).

Cách dùng: Nhỏ một chút dầu đinh hương vào bông gòn và đặt vào vị trí bị đau. Bệnh nhân nên pha loãng tinh dầu đinh hương cùng một vài giọt dầu nền như dầu oliu hoặc nước trước khi dùng. Thực hiện thao tác này một vài lần một ngày. Cách khác, bệnh nhân có thể nhỏ một vài giọt tinh dầu đinh hương vào một cốc nước nhỏ và dùng để súc miệng hằng ngày.

Lá ổi chữa đau răng

Lá ổi có đặc tính chống viêm và giúp làm lành vết thương. Lá ổi cũng có các đặc tính kháng khuẩn thường được dùng trong điều trị các bệnh về răng miệng.

Cách dùng: Nhai lá ổi tươi hoặc nghiền nát lá ổi và cho vào nước sôi để làm nước súc miệng.

10-cach-chua-dau-rang-04
Lá ổi cũng có tác dụng điều trị đau răng

Cỏ lúa mì chữa đau răng

Cỏ lúa mì có vô số các đặc tính chữa lành có tác dụng hồi phục cơ thể từ bên trong (cỏ lúa mì uống). Cỏ lúa mì cũng có tác dụng giảm viêm miệng và ngăn nhiễm trùng miệng. Cỏ lúa mì có hàm lượng chlorophyll cao giúp chống lại các loại vi khuẩn.

Cách dùng: Nghiền cỏ lúa mì và cho vào nước để làm thành nước súc miệng cỏ lúa mì.

Cỏ xạ hương chữa đau răng

Cỏ xạ hương có đặc tính chống oxy hóa và diệt khuẩn mạnh mẽ giúp điều trị đau răng hiệu quả.

Cách dùng: Nhỏ một vài giọt tinh dầu cỏ xạ hương pha loãng vào một cục bông gòn, sau đó đặt vào vị trí bị đau. Hoặc bệnh nhân có thể nhỏ một vài giọt tinh dầu cỏ xạ hương vào một cốc nước nhỏ để làm thành nước súc miệng cỏ xạ hương.

10-cach-chua-dau-rang-05
Cỏ xạ hương có tác dụng chữa đau răng tuyệt vời

Đi khám

Nếu bị đau răng nặng hoặc đau răng là nguyên nhân do một bệnh khác, bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ để điều trị triệt để. Các loại thuốc giảm đau (OTC) như ibuprofen có thể giúp ngăn chặn cơn đau tạm thời cho đến khi bệnh nhân gặp bác sĩ. Bệnh nhân nên đi khám nếu gặp phải những triệu chứng như: sốt, khó thở, khó nuốt, đau răng hơn 1 hoặc 2 ngày, sưng, đau khi cắn, đỏ nướu, hôi miệng hoặc có mủ.

Lưu ý, bệnh nhân nên tìm mua những nguyên liệu trên tại những cơ sở sản xuất uy tín để tránh mua phải những nguyên liệu kém chất lượng, đặc biệt trong thời gian này răng và nướu đang rất nhạy cảm.

Bài viết 10 cách chữa đau răng tự nhiên siêu nhanh, siêu hiệu quả đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/10-cach-chua-dau-rang-tu-nhien-79140/feed/ 0
Viêm quanh răng, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị https://benh.vn/viem-quanh-rang-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-dieu-tri-79114/ https://benh.vn/viem-quanh-rang-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-dieu-tri-79114/#respond Tue, 11 Aug 2020 06:52:21 +0000 https://benh.vn/?p=79114 Viêm quanh răng hay viêm tổ chức quanh răng là giai đoạn tiến triển của bệnh viêm nướu, có biểu hiện là tụt nướu, tiêu xương, răng lung lay, hôi miệng. Có nhiều nguyên nhân gây ra viêm quanh răng, việc chẩn đoán bệnh viêm quanh răng thường dựa vào quan sát phần nướu quanh […]

Bài viết Viêm quanh răng, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Viêm quanh răng hay viêm tổ chức quanh răng là giai đoạn tiến triển của bệnh viêm nướu, có biểu hiện là tụt nướu, tiêu xương, răng lung lay, hôi miệng. Có nhiều nguyên nhân gây ra viêm quanh răng, việc chẩn đoán bệnh viêm quanh răng thường dựa vào quan sát phần nướu quanh răng, chẩn đoán hình ảnh… Vậy, tổng quan bệnh viêm quanh răng gồm những gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Tổng quan bệnh viêm quanh răng

Viêm quanh răng là tình trạng nhiễm trùng nướu nghiêm trọng, các mô mềm tại nướu đã bị ảnh hưởng. Tình trạng này nếu không được điều trị có thể gây tổn thương xương răng.

viem-quanh-rang
Viêm nướu mãn tính phát triển thành bệnh viêm quanh răng

Bệnh viêm quanh răng tuy phổ biến nhưng có thể phòng chống bằng cách vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Chải răng ít nhất 2 lần/ ngày, dùng chỉ nha khoa hằng ngày và kiểm tra răng định kỳ. Việc này cũng quyết định việc điều trị bệnh viêm quanh răng có thành công hay không.

Triệu chứng và nguyên nhân bệnh viêm quanh răng

Viêm quanh răng biểu hiện chủ yếu qua các bất thường trên nướu. Có nhiều nguyên nhân gây viêm quanh răng nhưng mảng bám răng là căn nguyên chính. Ngoài ra, 1 số yếu tố nguy cơ gây viêm quanh răng có thể kể đến như: hút thuốc, thiếu vitamin hoặc mắc 1 số bệnh lý nền như tiểu đường, bệnh khớp…

Triệu chứng bệnh viêm quanh răng

Nướu khỏe mạnh thường chắc và có màu hồng nhạt bám chặt vào răng. Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm quanh răng bao gồm: Sưng nướu, đỏ nướu (màu đỏ sậm khác với bình thường), mềm nướu, chảy máu nướu, hơi thở có mùi, xuất hiện mủ giữa răng và nướu, mất răng, đau khi nhai, răng thưa, tụt nướu (răng nhìn có vẻ dài hơn bình thường).

Mảng bám răng là nguyên nhân chính gây viêm quanh răng

Trong hầu hết các trường hợp, bệnh viêm quanh răng thường do mảng bám (lớp màng dính không màu trên răng do vi khuẩn tạo ra) gây ra. Dưới đây là quá trình mảng bám gây bệnh viêm quanh răng:

  • Mảng bám hình thành tại răng: Mảng bám được hình thành khi tinh bột và đường trong đồ ăn tương tác với vi khuẩn trong miệng. Chải răng 2 lần mỗi ngày và dùng chỉ nha khoa 1 lần/ ngày và sử dụng nước súc miệng chuyên dụng giúp loại bỏ mảng bám. Mảng bám hình thành lại tương đối nhanh.
  • Mảng bám cứng lại và chuyển thành vôi răng: Nếu mảng bám không được loại bỏ sau một khoảng thời gian sẽ tự động chuyển thành vôi răng. Vôi răng (cao răng) khó loại bỏ hơn nhiều mảng bám. Mảng bám và vôi răng tồn tại trên răng càng lâu, khiến cho nướu bị tổn thương càng nhiều. Không thể loại bỏ cao răng chỉ bằng cách chải răng và dùng chỉ nha khoa. Bệnh nhân cần đến các phòng khám nha khoa hoặc bệnh viện để loại bỏ vôi răng bằng các thiết bị chuyên dụng.
  • Mảng bám gây viêm nướu: Viêm nướu là giai đoạn nhẹ nhất. Viêm nướu là tình trạng các mô nướu quanh chân răng bị kích ứng và viêm. Có thể đảo ngược quá trình viêm nướu nếu được điều trị và chăm sóc kịp thời.
tong-quan-viem-quanh-rang-5.jpg
Mảng bám răng là nơi trú ngụ ưa thích của vi khuẩn gây viêm nướu, viêm quanh răng.
  • Viêm nướu mãn tính chuyển thành viêm quanh răng: Viêm nướu nếu không được điều trị sẽ tiến triển thành viêm quanh răng, hình thành nên các túi nướu giữa nướu và răng. Những túi nướu này có chứa mảng bám, vi khuẩn và vôi răng. Những túi nướu này càng sâu càng chứa nhiều vi khuẩn. Nếu không điều trị, sẽ dẫn đến mất mô nướu và xương. Bên cạnh đó, viêm mãn tính còn gây áp lực lớn lên hệ miễn dịch.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ bị viêm quanh răng

Những yếu tố làm tăng nguy cơ bị viêm quanh răng bao gồm:

  • Bệnh viêm nướu, vệ sinh răng miệng kém,
  • Hút hoặc nhai thuốc, thay đổi hóc môn do mang thai hoặc mãn kinh,
  • Sử dụng thuốc lá điện tử hoặc cần sa, béo phì,
  • Thiếu chất dinh dưỡng (đặc biệt là vitamin C), di truyền hoặc dùng một số loại thuốc nhất định gây ra tác dụng khô miệng hoặc thay đổi ở nướu,
  • Một số bệnh lý nền như như ung thư máu, HIV/AIDs hay quá trình điều trị ung thư, tiểu đường, viêm khớp và bệnh Crohn.

Biến chứng bệnh viêm quanh răng

Bệnh viêm quanh răng có thể gây mất răng (tiêu xương). Vi khuẩn gây ra bệnh viêm quanh răng có thể đi vào máu qua các mô nướu cũng gây tổn hại đến những cơ quan khác trong cơ thể. Ví dụ, viêm quanh răng gây bệnh về đường hô hấp, viêm khớp dạng thấp, bệnh động mạch vành và gây mất kiểm soát lượng đường huyết ở người bị tiểu đường.

viem-quanh-rang-2
Chải răng thường xuyên là một trong những cách phòng chống bệnh viêm quanh răng tốt nhất

Chẩn đoán bệnh viêm quanh răng

Để xác định bệnh viêm quanh răng và mức độ nghiêm trọng của bệnh viêm quanh răng, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân:

  • Cung cấp tiền sử mắc bệnh nói chung và bệnh răng miệng nói riêng: Việc này giúp xác định các yếu tố góp phần gây ra triệu chứng như hút thuốc, sử dụng một số loại thuốc là nguyên nhân gây khô miệng.
  • Kiểm tra miệng: Kiểm tra miệng giúp phát hiện mảng bám, vôi răng và chảy máu nướu
  • Đo độ sâu của túi nướu: Đo độ sâu của túi nướu bằng cách sử dụng cây đo túi nướu, thường là một vài điểm trong miệng. Túi nướu có độ sâu hơn 4 mm cho biết tình rặng viêm quanh răng. Túi nướu sâu hơn 5 mm không thể được làm sạch hoàn toàn.
  • Chụp tia X quang: Chụp tia X quang giúp xác định được phần xương bị mất trong quá trình đo độ sâu của túi nướu.
  • Giai đoạn của bệnh viêm quanh răng sẽ được xác định dựa trên mức độ nghiêm trọng của bệnh, độ phức tạp của quá trình điều trị và những yếu tố khác.

Điều trị bệnh viêm quanh răng

Việc điều trị thường được thực hiện bởi một bác sĩ chuyên khoa. Mục tiêu của việc điều trị bệnh viêm quanh răng là làm sạch các túi nướu xung quanh răng và ngăn không để các tổn thương ảnh hưởng đến phần xương gần đó. Việc điều trị nên được kết hợp với vệ sinh răng miệng hằng ngày, tránh không để mắc các bệnh khác và ngừng hút thuốc.

Điều trị không phẫu thuật trong viêm quanh răng chưa tiến triển

Nếu bệnh viêm quanh răng chưa tiến triển, không nhất thiết phải điều trị bằng cách phẫu thuật. Dưới đây là một số cách điều trị phổ biến.

  • Lấy cao răng: Lấy cao răng giúp loại bỏ vi khuẩn ra khỏi bề mặt răng và nướu
  • Làm sạch chân răng: Làm sạch chân răng giúp ngăn chặn sự tích tụ vôi răng và vi khuẩn, đồng thời giúp giảm viêm và đẩy nhanh quá trình hồi phục của nướu.
  • Thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh dạng uống hoặc dạng bôi đều có thể giúp kiểm soát nhiễm khuẩn. Thuốc kháng sinh dạng bôi bao gồm cả nước súc miệng diệt khuẩn hoặc gel bôi vào giữa răng và nướu hoặc các túi nướu sau khi làm sạch sâu. Tuy nhiên, thuốc kháng sinh dạng uống cần thiết trong việc loại bỏ hoàn toàn các loại vi khuẩn gây nhiễm trùng.
tong-quan-viem-quanh-rang-7.jpg
Cần đến phòng khám hoặc bệnh viện chuyên khoa răng hàm mặt để chữa viêm quanh răng

Phẫu thuật điều trị viêm quanh răng tiến triển nặng

Nếu bệnh viêm quanh răng đã tiến triển nặng, bắt buộc phải điều trị bằng cách phẫu thuật quanh răng như:

  • Nạo túi nướu: Bác sĩ chuyên khoa sẽ rạch một vết nhỏ ở nướu của bệnh nhân để phần mô nưới bị tụt trở lại vị trí ban đầu, phẫu thuật phần chân răng hiệu quả hơn phương pháp làm sạch cao răng và chân răng. Vì bệnh viêm quanh răng thường gây mất xương, phần xương bên dưới có thể được chỉnh lại trước khi mô nướu được khâu lại. Sau khi vết thương lành, có thể làm sạch khu vực này để duy trì tình trạng tốt của mô nướu.
  • Ghép mô mềm: Nếu các mô nướu bị mất, nướu sẽ bị tụt. Các mô nướu bị tổn thương cần được hỗ trợ bằng cách ghép mô. Đầu tiên, một phần mô nhỏ tại vòm miệng sẽ bị tách ra hoặc phần mô này sẽ được lấy từ một người hiến tặng. Sau đó, phần mô này sẽ được ghép vào vị trí bị ảnh hưởng. Điều này giúp giảm tình trạng tụt nướu sau này, đồng thời giúp che kín phần chân răng bị hở và cải thiện vẻ bề ngoài của răng.
  • Ghép xương: Bệnh nhân cần được ghép xương nếu phần xương xung quanh chân răng đã bị phá hủy. Phần xương ghép có thể là xương của chính bệnh nhân hoặc là xương do một người khác hiến tặng hoặc là xương tổng hợp. Phần xương ghép này giúp bù lại phần xương bị mất và giúp cố định răng, tạo điều kiện cho phần xương mới hình thành.
  • Phương pháp tái sinh mô có hướng dẫn: Đây là phương pháp giúp tái phần răng bị phá hủy bởi vi khuẩn. Trong một phương pháp, bác sĩ nha khoa đã ghép một mẩu mô nhân tạo vào giữa phần xương còn lại và răng. Mẩu mô này có tác dụng bảo vệ vị cần điều trị, tạo điều kiện cho xương hình thành lại.
  • Kích thích sự phát triển của mô bằng protein: Phương pháp này sử dụng một loại gel đặc biệt bôi vào chân răng bị tổn thương. Loại gel này có chứa một loại protein tương tự như loại protein trong men răng có khả năng kích thích sự phát triển của mô và xương.

    viem-quanh-rang-3
    Bệnh viêm quanh răng tiến triển nặng bắt buộc phải điều trị bằng cách phẫu thuật

Phòng chống bệnh viêm quanh răng

Cách tốt nhất để phòng chống bệnh viêm quanh răng là hình thành thói quen vệ sinh răng miệng hằng ngày. Cần tuân thủ một số lưu ý trong vệ sinh răng miệng để phòng bệnh viêm quanh răng tốt nhất.

Vệ sinh răng miệng chuẩn từ chuyên gia

  • Vệ sinh răng miệng: Vệ sinh răng miệng đồng nghĩa với việc chải răng trong ít nhất 2 phút, ít nhất 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và trước khi ngủ, dùng chỉ nha khoa ít nhất 1 lần/ ngày. Dùng chỉ nha khoa trước khi chải răng giúp loại bỏ hết các mảnh vụn thức ăn thừa ra khỏi răng. Vệ sinh răng miệng tốt giúp kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn trong miệng.
  • Kiểm tra răng miệng định kỳ: Tới nha sĩ định kỳ để làm sạch răng, thường từ 6-12 tháng. Đối với những người có nguy cơ mắc bệnh viêm quanh răng cao hơn như bị khô miệng, dùng một số loại thuốc hay hút thuốc nên tới nha sĩ kiểm tra thường xuyên hơn.

Lưu ý khi vệ sinh răng miệng hàng ngày ngăn ngừa viêm quanh răng

Dưới đây là một số cách giúp phòng chống bệnh viêm quanh răng hiệu quả:

  • Chải răng 2 lần mỗi ngày hoặc tốt hơn là sau mỗi bữa ăn
  • Sử dụng bàn chải lông mềm và thay bàn chải định kỳ sau mỗi 3 tháng
  • Sử dụng bàn chải điện thay cho bàn chải thường vì bàn chải điện giúp loại bỏ mảng bám và vôi răng hiệu quả hơn.
  • Dùng chỉ nha khoa hằng ngày
  • Súc miệng hằng ngày giúp giảm mảng bám giữa các răng
  • Làm sạch răng định kỳ tại các phòng khám nha khoa
  • Không hút thuốc lá hoặc nhai thuốc lá

Viêm quanh răng là bệnh lý nghiêm trọng cần điều trị sớm nếu không muốn gặp các biến chứng như tụt lợi, chảy máu chân răng, mất răng…Nếu có dấu hiệu sưng đau nướu, hãy đến ngay cơ sở nha khoa uy tín để khám và điều trị kịp thời. Đừng quên áp dụng ngay các biện pháp phòng ngừa như súc miệng kháng khuẩn và lấy cao răng thường kỳ để ngăn chặn bệnh lý này!

Bài viết Viêm quanh răng, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/viem-quanh-rang-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-dieu-tri-79114/feed/ 0
Tổng hợp những loại bệnh răng miệng thường gặp nhất https://benh.vn/tong-hop-nhung-loai-benh-rang-mieng-thuong-gap-nhat-78996/ https://benh.vn/tong-hop-nhung-loai-benh-rang-mieng-thuong-gap-nhat-78996/#respond Fri, 10 Jul 2020 01:47:12 +0000 https://benh.vn/?p=78996 Vệ sinh răng miệng đúng cách không chỉ giúp cho răng miệng luôn sạch sẽ mà còn giúp chống lại nhiều bệnh về răng miệng như viêm nướu, bệnh nha chu, sâu răng…Mỗi ngày chúng ta đều nên chải răng ít nhất 2 lần mỗi ngày sau khi ăn sáng và trước khi đi ngủ. […]

Bài viết Tổng hợp những loại bệnh răng miệng thường gặp nhất đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Vệ sinh răng miệng đúng cách không chỉ giúp cho răng miệng luôn sạch sẽ mà còn giúp chống lại nhiều bệnh về răng miệng như viêm nướu, bệnh nha chu, sâu răng…Mỗi ngày chúng ta đều nên chải răng ít nhất 2 lần mỗi ngày sau khi ăn sáng và trước khi đi ngủ.

Vậy, đâu là top những bệnh răng miệng thường gặp? Hãy cùng benh.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Herpes môi – Bệnh răng miệng thường gặp nhất

Herpes môi hay còn gọi là mụn rộp môi thường bị lây qua đường miệng, qua tiếp xúc quá gần gũi như hôn, dùng chung thìa, đũa…Sốt hay cảm lạnh không trực tiếp gây ra bệnh Herpes môi, nhưng lại tạo điều kiện cho bệnh phát triển. Các loại kem bôi hay thuốc mỡ thông thường có thể giúp điều trị bệnh này. Nếu bị trong thời gian dài, bệnh nhân cần đi khám và điều trị bằng các loại thuốc kê đơn. Herpes môi là một trong những bệnh về miệng thường gặp nhất. Những bệnh răng miệng thường gặp khác khác bên cạnh Herpes môi bao gồm lở miệng, rối loạn khớp thái dương hàm (TMJ), hôi miệng và ung thư miệng.

benh-rang-mieng-thuong-gap-herpes-moi
Bệnh herpes môi thường lây qua đường miệng khi tiếp xúc quá thân mật

Nấm miệng

Nấm miệng là bệnh răng miệng thường gặp bị gây ra bởi một loại nấm có tên là candida. Bệnh nấm miệng gặp nhiều nhất ở người già và trẻ nhỏ, nhưng hệ miễn dịch suy yếu, thuốc kháng sinh, bệnh tiểu đường, một số loại corticoid dạng hít có thể tạo điều kiện cho nấm candida phát triển mạnh mẽ. Bệnh nhân nên đi khám để được chẩn đoán chính xác.

Lở miệng

Nguyên nhân cho bệnh lở miệng hiện vẫn chưa được xác định, nhưng nguyên nhân có thể do dị ứng, nhiễm trùng, sự biến đổi hóc môn, căng thẳng và không bổ sung đủ các loại vitamin. Thêm vào đó, bệnh lở miệng có thể xuất hiện ở lưỡi, má, thậm chí ở nướu. Tình trạng này thường kéo dài từ 1-2 tuần. Có thể điều trị bệnh lở miệng kéo dài bằng kem bôi giảm đau, thuốc kê đơn hoặc tia laze.

Bệnh sản niêm

Bệnh sản niêm là một phản ứng với những kích thích như mảng bám răng, vôi răng, răng giả không vừa, hút thuốc. Biểu hiện của bệnh là các mảng trắng bên trong miệng, các mảng trắng này thường không gây đau và cũng không thể cạo sạch. Bệnh sản niêm là một căn bệnh răng miệng thường gặp, đó cũng thường là dấu hiệu sớm của bệnh ung thư miệng. Nếu liên tục xuất hiện các thay đổi ở miệng hoặc các mảng trắng xuất hiện ngày càng nhiều, bệnh nhân nên đi khám để được kiểm tra.

benh-rang-mieng-thuong-gap-benh-san-niem
Bệnh sản niêm là dấu hiệu sớm của bệnh ung thư miệng

Bệnh Liken phẳng

Bệnh Liken phẳng có biểu hiện là các mảng màu đỏ hoặc trắng bóng ở trong má hoặc lưỡi. Nguyên nhân cho bệnh Liken phẳng chưa được xác định, nhưng nhìn chung bệnh này thường vô hại và không cần điều trị. Nếu bệnh nhân cảm thấy đau hoặc các mảng này bị loét ra thì có thể điều trị chỉ bằng cách bôi kem hoặc uống thuốc. Bệnh răng miệng thường gặp Liken phẳng mãn tính có thể làm tăng nguy cơ ung thư miệng. Những khu vực hay bị Liken phẳng nhất là phần da, móng và bộ phận sinh dục.

Lưỡi bản đồ

Lưỡi bản đồ là tình trạng lưỡi bị mất các nhú lưỡi và có hình dạng như bản đồ. Các đường trên lưỡi có thể thay đổi vị trí, hình dạng và kích cỡ khác nhau sau vài phút hoặc vài giờ. Lưỡi bản đồ vô hại và có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Nếu cảm thấy đau, bệnh nhân có thể điều trị đơn giản bằng cách uống các loại thuốc chống viêm.

Ung thư miệng

Nhiệt miệng kéo dài, tê mặt, miệng, cổ không rõ nguyên nhân, gặp khó khăn khi nhai, nói hoặc nuốt đều có thể là những dấu hiệu của bệnh ung thư miệng. Nguyên nhân của căn bệnh răng miệng thường gặp này có thể là do hút thuốc (bao gồm cả thuốc lá không khói), uống rượu, tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời và có tiền sử gia đình mắc ung thư. Ung thư miệng cũng liên quan đến virus papilloma ở người (HPV). Hãy tới gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị, ung thư miệng giai đoạn đầu có thể được điều trị hoàn toàn.

Lưỡi lông đen

Lưỡi lông đen là tình trạng các núm lưỡi dài hơn bình thường, màu đen của lưỡi thường do các loại vi khuẩn bị mắc kẹt tại đây. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể do sử dụng thuốc kháng sinh, vệ sinh răng miệng kém, hút thuốc, uống nhiều trà hoặc cà phê, miệng không tiết đủ nước bọt. Cạo lưỡi thường xuyên có thể giúp điều trị lưỡi lông đen. Tình trạng này nhìn chung vô hại, nhưng đôi khi có thể cần dùng đến thuốc để điều trị.

benh-rang-mieng-thuong-gap-luoi-long-den
Bệnh lưỡi lông đen không quá nguy hiểm

Rối loạn khớp thái dương hàm (TMJ)

Rối loạn khớp thái dương hàm là bệnh răng miệng thường gặp liên quan đến khớp thái dương hàm có thể gây đau khớp, mặt, tai và cổ. Chấn thương ở mặt, nghiến răng quá nhiều đều có thể gây rối loạn khớp thái dương hàm. Tình trạng này có thể được điều trị bằng cách nghỉ ngơi, chườm ấm, đeo nẹp răng, uống thuốc hoặc phẫu thuật.

Mẻ răng

Nhai đồ quá cứng như đá hay kẹo, có thói quen nghiến răng, ăn đồ quá nóng hoặc lạnh đều có thể khiến cho răng bị mẻ. Mẻ một chút răng không phải vấn đề quá nghiêm trọng, nhưng mẻ một mảng lớn răng có thể gây đau răng hoặc tổn thương răng vĩnh viễn. Có thể khắc phục bằng cách hàn lại răng, tái tạo răng, dán sứ hoặc bịt răng.

Bệnh Amalgam Tattoo

Đã bao giờ bạn nhìn thấy một đốm màu xanh xám trong miệng sau khi làm răng chưa? Tình trạng này gọi là amalgam tattoo, nguyên nhân do một lượng nhỏ amalgam dính vào má trong hoặc nướu khi làm răng. Amalgam có thể dính chặt vào mô mềm khiến cho nó trông giống như một vết xăm. Amalgam tattoo là bệnh răng miệng thường gặp vô hại, nhưng nếu đốm nhỏ này chuyển màu, rất có thể đây không phải là amalgam tattoo. Hãy đi tới bác sĩ nha khoa để được kiểm tra kỹ hơn.

Bệnh nha chu

Bệnh nha chu khiến cho vi khuẩn tích tụ dọc theo viền nướu. Viêm nướu là giai đoạn đầu của bệnh nha chu. Các triệu chứng của bệnh nha chu bao gồm đỏ nướu, sưng nướu, chảy máu nướu. Vệ sinh răng miệng đúng cách giúp ngăn chặn tình trạng này. Hút thuốc, ăn chế độ ăn kém chất và căng thẳng khiến cho tình trạng tệ hơn.

Viêm quanh răng

Giai đoạn tiếp theo của bệnh nha chu là viêm quanh răng hay còn gọi là nhiễm trùng nướu. Tăng viêm khiến cho nướu bị tụt, hình thành các túi nướu giữa răng và nướu. Những túi nướu này có chứa vôi răng, mảng bám răng và các mảnh vụn thức ăn có thể dẫn đến nhiễm trùng và áp xe răng. Viêm quanh răng gây tổn thương xương răng và là một trong những nguyên nhân gây mất răng ở người trưởng thành. Hãy đi khám nha sỹ để được kiểm tra và điều trị.

Bỏng aspirin

Đã bao giờ bạn ngậm một viên aspirin ở trong miệng gần với vị trí răng đau để điều trị răng đau chưa? Trái với mong muốn ban đầu là cơn đau răng sẽ giảm đi nhanh chóng, nhưng thay vào đó nướu và má trong lại bị bỏng. Để ngăn chặn tình trạng này đơn giản là hãy nuốt cả viên thuốc vào bụng. Vết bỏng do aspirin cần khoảng 2 tuần để lành hoàn toàn.

Sâu răng, áp xe răng và răng ố vàng

Sâu răng là bệnh răng miệng thường gặp, đặc biệt là ở trẻ em. Dùng chỉ nha khoa, chải răng và súc miệng hằng ngày, đến nha sỹ định kỳ có thể giúp phòng chống sâu răng, áp xe răng và vàng răng. Hãy đến gặp nha sỹ ngay nếu bị đau răng, đau tai hoặc đau khi há miệng rộng, nhiễm trùng răng có thể ảnh hưởng đến mặt, hộp sọ, thậm chí gây nhiễm trùng máu.

benh-rang-mieng-thuong-gap-sau-rang
Dùng chỉ nha khoa, chải răng và súc miệng hằng ngày giúp phòng chống bệnh sâu răng

Hôi miệng

Không đánh răng khiến cho vi khuẩn trong miệng tăng mạnh và gây hôi miệng. Hôi miệng kéo dài có thể là do hay thở bằng miệng, miệng bị khô, sâu răng, dấu hiệu của bệnh nha chu hay thậm chí là tiểu đường. Có thể ngăn hôi miệng bằng cách chải răng và lưỡi hằng ngày, dùng chỉ nha khoa và súc miệng bằng nước súc miệng diệt khuẩn hằng ngày, uống nhiều nước. Nếu tình trạng kéo dài, hãy đến gặp nha sỹ.

Viêm gai lưỡi thoáng qua

Tên gọi của tình trạng này xuất phát từ những câu chuyện kể ngày xưa, nói dối sẽ bị nhọt ở lưỡi. Nhưng thực tế là tình trạng này có thể ảnh hưởng lên tất cả mọi người, thậm chí cả những người nói thật. Những đốm nhỏ vô hại này có thể tự hết sau vài ngày mà không cần điều trị, nhưng thường mang lại cảm giác khó chịu. Nguyên nhân cho tình trạng này vẫn chưa được xác định, nhưng rất có thể là do dị ứng với một loại đồ ăn nào đó hoặc do một tai nạn nhỏ như cắn vào lưỡi.

Bài viết Tổng hợp những loại bệnh răng miệng thường gặp nhất đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/tong-hop-nhung-loai-benh-rang-mieng-thuong-gap-nhat-78996/feed/ 0
Những bài thuốc đánh tan nhiệt miệng trong một nốt nhạc https://benh.vn/nhung-bai-thuoc-danh-tan-nhiet-mieng-5399/ https://benh.vn/nhung-bai-thuoc-danh-tan-nhiet-mieng-5399/#respond Sat, 23 May 2020 05:23:09 +0000 http://benh2.vn/nhung-bai-thuoc-danh-tan-nhiet-mieng-5399/ Nhiệt miệng là bệnh thường gặp khi cơ thể thiếu vitamin, nhiễm khuẩn…  Bệnh nhiệt miệng tuy không nguy hiểm nhưng gây rất nhiều bất tiện trong sinh hoạt, đặc biệt là khi ăn uống, giao tiếp…

Bài viết Những bài thuốc đánh tan nhiệt miệng trong một nốt nhạc đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Nhiệt miệng là tình trạng bệnh rất thường gặp ở tất cả mọi lứa tuổi. Nguyên nhân gây ra nhiệt miệng đa dạng, có thể do nóng trong, do chấn thương trên niêm mạc miệng, nhiễm khuẩn, nhiễm virus… Sau đây là một số bài thuốc đánh tan nhiệt miệng nhanh chóng, hiệu quả và không tốn kém cho bạn đọc.

vet-nhiet-mieng

Tìm hiểu về bệnh nhiệt miệng

Triệu chứng nhiệt miệng

  • Trong niêm mạc miệng xuất hiện một hoặc nhiều đốm trắng to 1 – 2 mm.
  • Đốm trắng to dần (hơi mọng nước), và đồng loạt vỡ sau vài ngày tạo thành vết loét (vết loét to có khi tới 10 mm).
  • Các đốm trắng thường xuất hiện ở mặt trong má, ở lợi, đầu lưỡi…
  • Sốt cao, đau đớn, nổi hạch ở góc hàm (khi bị cấp tính) …

Nguyên nhân gây nhiệt miệng

  • Nhiệt miệng gây ra do vi khuẩn, virus: Đây là nguyên nhân khá phổ biến, có thể không trực tiếp gây ra nhiệt miệng, nhưng lại khiến vết nhiệt miệng lâu lành mà ít người biết.
  • Nhiệt miệng do nhiễm khuẩn ở răng miệng: nhiễm khuẩn răng miệng là nguyên nhân thường gặp gây nhiệt miệng.
  • Nhiệt miệng do chấn thương niêm mạc miệng: các vết xước, vết cắn của răng vào niêm mạc miệng, môi có thể gây nhiệt miệng.
  • Nhiệt miệng do răng sâu.
  • Viêm quanh răng, chóp răng.
  • Viêm tủy răng.
  • Thiếu vitamin.
  • Chế độ ăn uống.
  • Uống nhiều kháng sinh.
  • Stress…

virus-herpes-12

Nguyên nhân gây nhiệt miệng do vi khuẩn, virus, bệnh răng lợi

Khi bị nhiệt miệng cần kiêng cữ điều gì?

Khi bị nhiệt miệng, ngoài việc điều trị bằng các loại kem bôi, nước súc miệng… người bệnh cần đặc biệt lưu ý kiêng cữ. Người bị nhiệt miệng cần kiêng cữ như sau.

  • Không ăn các loại gia vị cay nóng như: ớt, tỏi, gừng, tiêu, các loại nước mắm.
  • Không uống nước đá lạnh.
  • Ăn nhạt hơn bình thường.
  • Không uống rượu, hút thuốc lá.
  • Hạn chế ăn thịt chó…

do-an-cay-nong-1

Không ăn gia vị cay nóng, uống nước đá, ăn thịt chó…khi bị nhiệt miệng

Đặc biệt lưu ý

  • Khi ăn xong cần súc miệng, ngậm nước muối ấm pha loãng.
  • Tùy từng trường hợp uống thêm vitamin để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
  • Vệ sinh răng miệng tránh bội nhiễm hoặc tái phát.

Phương pháp ngăn ngừa và điều trị nhiệt miệng

Mục đích

  • Tăng cường rau xanh, hoa quả để bổ sung vitamin và các yếu tố vi lượng: vitamin nhóm B, vitamin C, kẽm, sắt… nhằm hạn chế tổn thương niêm mạc.
  • Làm nhanh lành vết thương trong miệng khi có vết loét.

Bổ sung dinh dưỡng

  • Các loại thịt: thịt vịt, ngan…
  • Các loại cá nước ngọt như: cá chép, rô phi, cá trắm…
  • Ăn nhiều rau xanh như: cải bắp, cải xanh, mùng tơi…

Tăng cường các loại hoa quả

  • Cam, táo, dưa hấu.
  • Bưởi, bơ, chuối, thanh long…

trai-cay-giau-vitamin

Tăng cường các loại hoa quả giàu vitamin, khoáng chất…cho cơ thể

Bổ sung đồ uống nhiều chất khoáng, vitamin

  • Nước bưởi, nước cam, chanh…
  • Nước trà xanh tự nhiên (trong trà xanh có hoạt chất kháng oxy hóa dùng để phòng ngừa nhiệt miệng).
  • Uống bột sắn dây (ngày 2 lần) có tác dụng làm mát cơ thể và giảm đau rát.
  • Uống nước mè đen (sắc nước ngậm nhiều lần trong ngày) rất công hiệu đối với người thuộc thể âm hư hỏa vượng, thận âm hư…
  • Uống nước rau má, rau ngô thay cho nước lọc.
  • Uống đủ lượng nước từ 1,5 đến 2,5 lít/ngày/người.

Một số bài thuốc đánh tan nhiệt miệng

Nước cốt dừa

Nguyên liệu: cùi dừa

Phương pháp thực hiện:

  • Nghiền nát cùi dừa.
  • Ép cùi dừa lấy nước.
  • Dùng nước cùi dừa để súc miệng trong 3 ngày (mỗi ngày từ 3 đến 4 lần).

Hạt rau mùi

Nguyên liệu: Hạt rau mùi

Phương pháp thực hiện:

  • Cho 1 thìa hạt rau mùi vào nồi rồi đổ vào một cốc nước.
  • Đun sôi hạt mùi (5 phút).
  • Dùng nước hạt mùi đã đun để súc miệng từ 1 đến 3 ngày  (3 đến 4 lần/ngày).

hat-mui-1

Nước hạt mùi chữa nhiệt miệng rất hiệu nghiệm

Lá húng chó

Nguyên liệu: một nắm lá húng chó.

Phương pháp thực hiện:

  • Rửa sạch lá húng chó.
  • Nhai lá húng chó đã rửa sạch rồi nhấp vài ngụm nước lạnh.
  • Mỗi ngày ăn 3 đến 5 lần.

Cà chua sống

Nguyên liệu: cà chua sống.

Phương pháp thực hiện:

  • Rửa sạch cà chua.
  • Nhai trực tiếp cà chua sống (hoặc ép lấy nước).
  • Nhai 2 đến 3 lần/ngày (từ 1 đến 3 ngày).

Uống nước khế chua

ly-nuoc-ep-khe-chua-1

Uống nước khế chua để hạn chế nhiệt miệng

Nguyên liệu: khế chua 2 đến 3 quả.

Phương pháp thực hiện:

  • Khế tươi sau khi rửa sạch giã nát.
  • Đổ ngập nước sôi vào khế (đã giã nát) đun sôi khoảng 5 phút.
  • Dùng nước khế (đã nguội) để ngậm và nuốt dần.
  • Ngậm tối thiểu 3 ngày (mỗi ngày từ 2 đến 3 lần).

Lá rau ngót

Nguyên liệu: một nắm lá rau ngót.

Phương pháp thực hiện:

  • Rửa sạch lá rau ngót rồi giã nát.
  • Ép lá rau ngót lấy nước cốt, hòa với một chút mật ong.
  • Dùng bông thấm nước rau ngót hòa mật ong bôi vào chỗ sưng đau, lở loét ngày 2 – 3 lần.

Củ cải

Nguyên liệu: củ cải 300g

Phương pháp thực hiện:

  • Rửa sạch củ cải.
  • Giã củ cải rồi vắt lấy nước sau đó hòa thêm một ít nước lọc.
  • Dùng nước củ cải để súc miệng ngày 3 lần (dùng từ 2 đến 3 ngày).

nuoc-ep-cu-cai-trang01

Dùng nước củ cải súc miệng để chữa nhiệt miệng

Sử dụng nước súc miệng Nano bạc plasma

Nano bạc Plasma là dạng Nano bạc vô cùng tinh khiết, không chứa muối bạc. Do đó không gây ra bát cứu nguy cơ nào đến niêm mạc miệng, an toàn khi sử dụng lâu dài. Các chuyên gia chỉ ra rằng Nano bạc plasma không chỉ kháng khuẩn mạnh mà còn có khả năng kháng virus và vi nấm. Do đó, Nano bạc plasma được ứng dụng trong các chế phẩm làm lành loét, trong đó có các vết loét miệng, nhiệt miệng. Kinh nghiệm sử dụng Nano bạc plasma của nhiều người nhiệt miệng cho thấy, vết nhiệt miệng lành lặn sau 1-3 ngày. Hiện nay, trên thị trường có nhiều công thức chứa Nano bạc nhưng Nano bạc plasma thì chỉ một số công thức được nghiên cứu một cách bài bản, phối hợp với các thành phân khác giúp tăng khả năng kháng khuẩn, kháng virus, làm sạch khoang miệng mà không gây kích ứng khoang miệng.

nuoc-suc-mieng-plasmakare-123

Lời kết

Thống kê cho thấy, có khoảng 20% dân số bị nhiệt miệng thường xuyên. Nguyên nhân gây nhiệt miệng do vi khuẩn, virus, chế độ ăn uống, nhiễm khuẩn răng miệng, stress… Nhiệt miệng tuy không nguy hiểm nhưng gây khó chịu, đau đớn, bất tiện cho người bệnh khi ăn uống, giao tiếp, vệ sinh răng miệng..

Vì vậy, để ngăn ngừa nhiệt miệng, cần bổ sung chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, tăng cường các loại thức ăn giàu vitamin, khoáng chất để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể… Khi bị nhiệt miệng, người bệnh nên áp dụng những bài thuốc dân gian từ: rau ngót, cà chua, củ cải, nước cốt dừa, nước khế…để chữa bênh, vừa đạt hiệu quả lại không gây tốn kém. Đặc biệt, đối với những người bị tái phát nhiệt miệng nhiều lần, cần đi khám để phát hiện và điều trị triệt để các bệnh liên quan đến răng miệng…

Bài viết Những bài thuốc đánh tan nhiệt miệng trong một nốt nhạc đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhung-bai-thuoc-danh-tan-nhiet-mieng-5399/feed/ 0
Răng miệng nói lên điều gì về sức khỏe của bạn https://benh.vn/rang-mieng-noi-len-dieu-gi-ve-suc-khoe-cua-ban-68677/ https://benh.vn/rang-mieng-noi-len-dieu-gi-ve-suc-khoe-cua-ban-68677/#respond Tue, 01 Oct 2019 09:14:35 +0000 https://benh.vn/?p=68677 " Cái răng cái tóc là góc con người " - Răng miệng luôn là vấn đề mà mọi người chú trọng chăm sóc. Tuy nhiên có những mối liên quan giữa răng miệng và tình trạng sức khỏe mà ít ai biết. Hãy cùng xem răng miệng của bạn đang nói lên vấn đề gì nhé.

Bài viết Răng miệng nói lên điều gì về sức khỏe của bạn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
” Cái răng cái tóc là góc con người ” – Răng miệng luôn là vấn đề mà mọi người chú trọng chăm sóc. Tuy nhiên có những mối liên quan giữa răng miệng và tình trạng sức khỏe mà ít ai biết. Hãy cùng xem răng miệng của bạn đang nói lên vấn đề gì nhé.

Vi khuẩn miệng có thể ảnh hưởng đến tim?

Sức khỏe miệng

Một số nghiên cứu cho thấy những người mắc bệnh nướu có nhiều khả năng mắc bệnh tim hơn những người có nướu khỏe mạnh. Các nhà nghiên cứu không chắc chắn tại sao lại như vậy; bệnh nướu răng không được chứng minh là gây ra các bệnh khác. Nhưng nó có ý nghĩa để chăm sóc miệng của bạn giống như bạn chăm sóc phần còn lại của cơ thể.

Bệnh nướu và tiểu đường

Sức khỏe miệng

Bệnh tiểu đường có thể làm giảm sức đề kháng của cơ thể với nhiễm trùng. Đường trong máu tăng làm tăng nguy cơ phát triển bệnh nướu răng. Hơn nữa, bệnh nướu răng có thể làm cho việc kiểm soát lượng đường trong máu trở nên khó khăn hơn. Bảo vệ nướu của bạn bằng cách giữ mức đường trong máu càng gần mức bình thường càng tốt. Chải răng sau mỗi bữa ăn và dùng chỉ nha khoa và súc miệng bằng nước súc miệng sát trùng hàng ngày. Gặp nha sĩ của bạn ít nhất hai lần một năm. Đôi khi bạn có thể muốn gặp bác sĩ thường xuyên hơn.

Khô miệng và lưỡi gây sâu răng

Sức khỏe miệng

4 triệu người Mỹ mắc hội chứng Sjögren cũng dễ gặp các vấn đề về sức khỏe răng miệng. Với Sjögren, hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm vào tuyến lệ và tuyến nước bọt, dẫn đến khô mắt kinh niên và khô miệng (gọi là xerostomia). Nước bọt giúp bảo vệ răng và nướu khỏi vi khuẩn gây sâu răng và viêm nướu. Vì vậy, khô miệng vĩnh viễn dễ bị sâu răng và bệnh nướu răng.

Thuốc gây khô miệng

Cho rằng khô miệng kinh niên làm tăng nguy cơ sâu răng và bệnh nướu răng, bạn có thể muốn kiểm tra tủ thuốc của mình. Thuốc kháng histamine, thuốc thông mũi, thuốc giảm đau và thuốc chống trầm cảm là một trong những loại thuốc có thể gây khô miệng. Nói chuyện với bác sĩ hoặc nha sĩ của bạn để tìm hiểu xem chế độ dùng thuốc của bạn có ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của bạn không, và bạn có thể làm gì về nó.

Căng thẳng và mài mòn răng

Miệng bị ảnh hưởng bởi bệnh bruxism

Nếu bạn bị căng thẳng, lo lắng hoặc trầm cảm, bạn có thể có nguy cơ cao hơn đối với các vấn đề sức khỏe răng miệng. Những người bị căng thẳng sản xuất mức độ cao của hormone cortisol, gây hại cho nướu và cơ thể. Căng thẳng cũng dẫn đến chăm sóc răng miệng kém; hơn 50% số người không chải hoặc xỉa răng thường xuyên khi bị căng thẳng. Các thói quen liên quan đến căng thẳng khác bao gồm hút thuốc, uống rượu, nghiến răng và nghiến răng (được gọi là bruxism).

Loãng xương và mất răng

Sức khỏe miệng

Bệnh loãng xương dễ gãy xương ảnh hưởng đến tất cả các xương trong cơ thể bạn – bao gồm cả xương hàm – và có thể gây mất răng. Vi khuẩn từ viêm nha chu, bệnh nướu răng nghiêm trọng, cũng có thể phá vỡ xương hàm. Một loại thuốc trị loãng xương – bisphosphonates – có thể làm tăng nhẹ nguy cơ mắc một tình trạng hiếm gặp gọi là thoái hóa xương, gây chết xương hàm. Điều này thường chỉ là một mối quan tâm sau khi tham gia phẫu thuật nha khoa. Nói với nha sĩ của bạn nếu bạn dùng bisphosphonates.

Nướu nhạt và thiếu máu

Sức khỏe miệng

Miệng của bạn có thể bị đau và tái nhợt nếu bạn bị thiếu máu, và lưỡi của bạn có thể bị sưng và mịn (viêm lưỡi). Khi bạn bị thiếu máu, cơ thể bạn không có đủ các tế bào hồng cầu, hoặc các tế bào hồng cầu của bạn không chứa đủ huyết sắc tố. Kết quả là cơ thể bạn không nhận đủ oxy. Có nhiều loại thiếu máu khác nhau, và điều trị khác nhau. Nói chuyện với bác sĩ của bạn để tìm ra loại bạn có và làm thế nào để điều trị nó.

Rối loạn ăn uống Erode Răng Men

Sức khỏe miệng

Một nha sĩ có thể là người đầu tiên nhận thấy dấu hiệu của rối loạn ăn uống như chứng cuồng ăn. Axit dạ dày do nôn nhiều lần có thể làm mòn men răng nghiêm trọng. Purging cũng có thể kích hoạt sưng ở miệng, cổ họng và tuyến nước bọt cũng như hôi miệng. Chán ăn, chứng cuồng ăn và các rối loạn ăn uống khác cũng có thể gây ra sự thiếu hụt dinh dưỡng nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của răng.

Bệnh tưa miệng và HIV

Sức khỏe miệng

Người nhiễm HIV hoặc AIDS có thể bị tưa miệng, mụn cóc ở miệng, mụn nước sốt, lở loét và bệnh bạch cầu lông, là những mảng trắng hoặc xám trên lưỡi hoặc bên trong má. Hệ thống miễn dịch suy yếu của cơ thể và không có khả năng ngăn chặn nhiễm trùng là điều đáng trách. Người nhiễm HIV / AIDS cũng có thể bị khô miệng, làm tăng nguy cơ sâu răng và có thể khiến việc nhai, ăn, nuốt hoặc nói chuyện trở nên khó khăn.

Điều trị bệnh nướu răng có thể liên quan tới viêm khớp dạng thấp

Sức khỏe miệng

Những người bị viêm khớp dạng thấp (RA) có nguy cơ mắc bệnh nướu cao gấp 8 lần so với những người không mắc bệnh tự miễn này. Viêm có thể là mẫu số chung giữa hai bệnh. Làm cho vấn đề tồi tệ hơn: những người bị RA có thể gặp khó khăn khi đánh răng và dùng chỉ nha khoa vì làm hỏng khớp ngón tay. Tin tốt là điều trị viêm nướu và nhiễm trùng hiện có cũng có thể làm giảm đau khớp và viêm.

Mất răng và bệnh thận

Sức khỏe miệng

Người lớn không có răng có thể dễ mắc bệnh thận mãn tính hơn những người vẫn còn răng. Chính xác làm thế nào bệnh thận và bệnh nha chu được liên kết vẫn chưa rõ ràng 100%. Nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng viêm mãn tính có thể là chủ đề phổ biến. Vì vậy, chăm sóc răng và nướu của bạn có thể làm giảm nguy cơ phát triển các vấn đề về thận mãn tính.

Bệnh nướu răng và sinh non

Sức khỏe miệng

Nếu bạn đang mang thai và mắc bệnh nướu răng, bạn có thể có khả năng sinh con quá sớm và quá nhỏ. Chính xác làm thế nào hai điều kiện được liên kết vẫn chưa được hiểu rõ. Viêm hoặc nhiễm trùng có thể được đổ lỗi. Mang thai và thay đổi nội tiết tố liên quan của nó cũng xuất hiện để làm xấu đi bệnh nướu răng. Nói chuyện với bác sĩ sản khoa hoặc nha sĩ để tìm ra cách bảo vệ bản thân và em bé.

Nướu khỏe mạnh trông như thế nào

hàm răng

Nướu khỏe mạnh nên trông hồng hào và săn chắc, không đỏ và sưng. Để giữ cho nướu khỏe mạnh, hãy thực hành vệ sinh răng miệng tốt. Đánh răng ít nhất hai lần một ngày, dùng chỉ nha khoa ít nhất một lần một ngày, súc miệng bằng nước súc miệng sát trùng một hoặc hai lần một ngày, gặp nha sĩ thường xuyên và tránh hút thuốc hoặc nhai thuốc lá

Webmd.com

Bài viết Răng miệng nói lên điều gì về sức khỏe của bạn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/rang-mieng-noi-len-dieu-gi-ve-suc-khoe-cua-ban-68677/feed/ 0