Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Thu, 09 Feb 2023 02:27:52 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Cách chăm sóc trẻ bị bệnh tim bẩm sinh https://benh.vn/cach-cham-soc-tre-bi-benh-tim-bam-sinh-5021/ https://benh.vn/cach-cham-soc-tre-bi-benh-tim-bam-sinh-5021/#respond Wed, 08 Feb 2023 05:15:20 +0000 http://benh2.vn/cach-cham-soc-tre-bi-benh-tim-bam-sinh-5021/ Có những đứa trẻ ngay từ khi lọt lòng mẹ đã thiếu may mắn do mắc các căn nguy hiểm về não, khối u dị tật, bệnh tim… Mỗi loại bệnh đều để lại những di chứng ảnh hưởng đến thể chất của trẻ. Và bệnh tim là căn bệnh ảnh hưởng hàng ngày đến đời sống của trẻ như thế. Vậy, cách chăm sóc trẻ bị bệnh tim bẩm sinh như thế nào?

Bài viết Cách chăm sóc trẻ bị bệnh tim bẩm sinh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Có những đứa trẻ ngay từ khi lọt lòng mẹ đã thiếu may mắn do mắc các căn nguy hiểm về não, khối u dị tật, bệnh tim… Mỗi loại bệnh đều để lại những di chứng ảnh hưởng đến thể chất của trẻ. Và bệnh tim là căn bệnh ảnh hưởng hàng ngày đến đời sống của trẻ như thế. Vậy, cách chăm sóc trẻ bị bệnh tim bẩm sinh như thế nào?

Tìm hiểu về bệnh tim bẩm sinh

Bệnh tim bẩm sinh là các dị tật của buồng tim, van tim, vách tim va các mạch máu lớn, xảy ra từ lúc còn ở bào thai.

Bệnh tim bẩm sinh được chia thành 2 nhóm

  • Trẻ không bị tím da niêm.
  • Trẻ bị tím da niêm.

 benh-tim-bam-sinh-1

Bệnh tim bẩm sinh (Ảnh minh họa)

Nguyên nhân bệnh tim bẩm sinh

  • Do sai lạc nhiễm sắc thể.
  • Do di truyền.
  • Do các nguyên nhân ngoại lai xảy ra trong khi mang thai…

Triệu chứng trẻ bị bệnh tim bẩm sinh

  •  Trẻ hay bị ho, khò khè tái đi tái lại.
  • Trẻ thở khác thường (thở nhanh, lồng ngực rút lõm khi hít vào) thường bị viêm phổi.
  • Khi trẻ bú hay khóc vì bị khó thở.
  • Trẻ có làn da xanh xao, lạnh, vã mồ hôi.
  • Trẻ bị tím môi, đầu ngón tay, ngón chân, tăng lên khi khóc, khi rặn…
  • Trẻ bú hoặc ăn kém, chậm lên cân, thậm chí không tăng cân hay sụt cân.
  • Trẻ đi tiểu ít hơn bình thường…

 

Trẻ bị tứ chứng fallot (Ảnh minh họa)

Các bệnh tim bẩm sinh thường gặp

  • Bệnh tim thông liên thất chiểm tỷ lệ: 30,5%.
  • Bệnh tim thông liên nhĩ chiếm tỷ lệ: 9,8%.
  • Bệnh ống động mạch chiếm tỷ lệ: 9,7%…

Một số bệnh tim bẩm sinh khác:

  • Hẹp van động mạch phổi.
  • Hẹp eo động mạch chủ.
  • Kênh nhĩ thất, thất phải hai đường ra.
  • Chuyển vị đại động mạch.
  • Bệnh Ebstein, không lỗ van ba lá, tâm thất độc nhất… Bệnh tim bẩm sinh nguy hiểm như thế nào?
  • Gây suy tim nhanh chóng.
  • Kém phát triển về thể chất và tinh thần
  • Tỷ lệ tử vong cao…

Cách chăm sóc trẻ bị bệnh tim bẩm sinh

Để chăm sóc trẻ bị bệnh tim bẩm sinh cần lưu ý chăm sóc đầy đủ cả thể chất lẫn tinh thần trẻ để giúp trẻ có cơ thể khỏe mạnh mà không gặp vấn đề về tinh thần.

Chăm sóc thể chất trẻ bị bệnh tim bẩm sinh

  • Cho trẻ ăn nhạt.
  • Cho trẻ ăn từ từ, chủ yếu bằng thìa.
  • Cho trẻ ăn nhiều bữa, mỗi bữa ít hơn bình thường.

 cham-soc-tre

Cho trẻ ăn nhạt và ăn nhiều bữa ít hơn bình thường (Ảnh minh họa)

  • Hạn chế các thực phẩm có đường trong thực đơn của trẻ.
  • Theo dõi sát việc lên cân của trẻ để có chế độ dinh dưỡng hợp lý.
  • Cho trẻ uống đủ nước khi trời nóng.
  • Cho trẻ mặc ấm khi trời lạnh và tránh tiếp xúc với lạnh đột ngột (trẻ bị tim bẩm sinh rất hay mắc chứng viêm phổi).
  • Bổ sung những thực phẩm giàu kali như cam, chuối, nho, đu đủ, nước dừa…khi trẻ phải sử dụng thuốc lợi tiểu: lasix (furosemide) …
  • Chăm sóc răng miệng (đánh răng, dùng chỉ nha khoa) để phòng tránh sâu răng (sâu răng có thể gây biến chứng nguy hiểm như: viêm màng trong tim, nhiễm khuẩn bán cấp..)

 cham-soc-rang-mieng-tre

Chăm sóc răng miệng cho trẻ để phòng tránh sâu răng (Ảnh minh họa)

  • Nếu trẻ khó thở cần nới rộng quần áo và đặt trẻ nằm theo tư thế quay sang một bên với hai đầu gối co lên ngực (tư thế này giúp tăng lượng máu lên phổi, trẻ sẻ đỡ mệt). Sau đó, lập tức đưa trẻ đến bệnh viện để điều trị kịp thời.
  • Cho trẻ tái khám đúng theo lịch và tuân theo sự điều trị của bác sĩ, ngay cả khi trẻ đã được phẫu thuật (bệnh tim bẩm sinh cần phải theo dõi sau phẫu thuật vì khi lớn lên, trẻ có thể gặp một số vấn đề khác về sức khỏe)

Chăm sóc tinh thần trẻ bị bệnh tim bẩm sinh

  • Trẻ bị bệnh tim cần được chăm sóc, nuôi dưỡng giống như những em bé bình thường khác.
  • Không hạn chế hoặc cấm đoán trẻ vui chơi, giải trí, tham gia hoạt động thể dục thể thao. (trừ những hoạt động mạnh, nguy hiểm).
  • Cho trẻ đi tham quan, du lịch… tuy nhiên, khi đi chơi xa cần mang theo các loại thuốc cần thiết cho trẻ.
  • Khám và làm nghiệm pháp gắng sức định kỳ cho trẻ để xác định tình trạng chịu đựng khi vận động và có hướng dẫn tập luyện đúng mức.

 cho-tre-tham-gia-vui-choi

Cho trẻ tham gia vui chơi, giải trí để trẻ không tự ti, mặc cảm (Ảnh minh họa)

Lời kết

Bệnh tim bẩm sinh nặng thường được các bác sỹ chẩn đoán ngay từ khi trẻ chào đời. Với trẻ bị dị tật tim nhẹ hơn, triệu chứng dần xuất hiện khi trẻ lớn lên. Trẻ bị bệnh tim bẩm sinh thường yếu ớt hơn những đứa trẻ bình thường.

Tuy nhiên, ngoài những yêu cầu đặc biệt cho việc chăm sóc trẻ bị bệnh tim bẩm sinh: ăn uống đầy đủ dưỡng chất, ăn nhạt, giữ vệ sinh răng miệng, không hoạt động quá sức… các bậc phụ huynh cần ứng xử với trẻ như với những đứa trẻ bình thường khác. Việc chăm sóc, lo lắng thái quá cho tình trạng sức khoẻ của trẻ sẽ khiến trẻ cảm thấy mình bị yếu đuối, thiếu các kỹ năng tự bảo vệ, tự ti, mặc cảm…

Bài viết Cách chăm sóc trẻ bị bệnh tim bẩm sinh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cach-cham-soc-tre-bi-benh-tim-bam-sinh-5021/feed/ 0
Đột biến gien gây bệnh tim bẩm sinh https://benh.vn/dot-bien-gien-gay-benh-tim-bam-sinh-3984/ https://benh.vn/dot-bien-gien-gay-benh-tim-bam-sinh-3984/#respond Sat, 22 Jun 2019 04:47:21 +0000 http://benh2.vn/dot-bien-gien-gay-benh-tim-bam-sinh-3984/ Một nghiên cứu tại Mỹ phát hiện 10% trường hợp khiếm khuyết tim bẩm sinh ở trẻ có liên quan đến đột biến gien tự phát, theo MyHealthNewsDaily.

Bài viết Đột biến gien gây bệnh tim bẩm sinh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Một nghiên cứu tại Mỹ phát hiện 10% trường hợp khiếm khuyết tim bẩm sinh ở trẻ có liên quan đến đột biến gien tự phát, theo MyHealthNewsDaily.

Nghiên cứu khẳng định những đột biến gien này xảy ra sau khi thụ thai, không phải được di truyền từ cha mẹ.

Các quan điểm trước đó cho rằng, khiếm khuyết bẩm sinh ở tim là do những bất thường về nhiễm sắc thể và nhiễm trùng trong khi mang thai. Nhưng nghiên cứu mới cho thấy đột biến gien tự phát là nguyên nhân gây nên 10% trường hợp khiếm khuyết tim bẩm sinh.

Khiếm khuyết tim bẩm sinh có liên quan đến đột biến gien tự phát

Trẻ bị bệnh tim bẩm sinh 

Nhiều trẻ khi vừa chào đời đã gặp rắc rối sức khỏe nghiêm trọng (Ảnh minh họa)

Nhóm nghiên cứu đã xem xét tỷ lệ đột biến gien tự phát ở 362 trẻ bị khiếm khuyết tim bẩm sinh nghiêm trọng, 264 trẻ khỏe mạnh và cha mẹ của cả hai nhóm trẻ này.

Họ phát hiện, cả hai nhóm trẻ đều có số lượng đột biến tương đương nhau. Tuy nhiên, vị trí của những gien đột biến lại khác nhau ở hai nhóm, theo nhà khoa học Christine Seidman, công tác tại Viện Y học Howard Hughes (Mỹ), người đứng đầu cuộc nghiên cứu.

Phát hiện này có thể dẫn đến việc tìm ra phương pháp mới điều trị hiệu quả hơn tình trạng khiếm khuyết tim bẩm sinh ở trẻ.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature.

Benh.vn ( Theo Đức Trí – TNO )

Bài viết Đột biến gien gây bệnh tim bẩm sinh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/dot-bien-gien-gay-benh-tim-bam-sinh-3984/feed/ 0
Các dấu hiệu cảnh báo bệnh tim mạch https://benh.vn/cac-dau-hieu-canh-bao-benh-tim-mach-4274/ https://benh.vn/cac-dau-hieu-canh-bao-benh-tim-mach-4274/#respond Mon, 04 Feb 2019 13:53:13 +0000 http://benh2.vn/cac-dau-hieu-canh-bao-benh-tim-mach-4274/ Tại Việt Nam, số lượng bệnh nhân bị bệnh tim mạch ngày càng gia tăng với mỗi loại bệnh có những phương thức điều trị khác nhau, tuy nhiên người bệnh lại có thể có những biểu hiện triệu chứng giống nhau.

Bài viết Các dấu hiệu cảnh báo bệnh tim mạch đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Tại Việt Nam, số lượng bệnh nhân bị bệnh tim mạch ngày càng gia tăng với mỗi loại bệnh có những phương thức điều trị khác nhau, tuy nhiên người bệnh lại có thể có những biểu hiện triệu chứng giống nhau.

Chính vì vậy, bản thân người bệnh phải tự trang bị cho mình những kiến thức cơ bản để có thể nhận biết được đâu là dấu hiệu cảnh báo bệnh tim mạch giúp phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.

Triệu chứng cảnh báo của bệnh nhồi máu cơ tim

nhồi máu cơ tim

  • Đau thắt ngực hoặc cảm giác khó chịu vùng ngực: cảm giác giống như bị đè nặng bóp nghẹt, đầy tức hoặc đau… kéo dài vài phút đến vài chục phút. Cơn đau có thường xuất hiện khi gắng sức, đỡ khi nghỉ.
  • Cảm giác khó chịu ở những vị trí khác có thể gặp: cũng có thể đau hoặc tức lan ra một hay hai bên cánh tay, hướng ra sau lưng, lên cổ, hàm thậm chí ở vùng dạ dày.
  • Khó thở: có thể xảy ra kèm hoặc không kèm với tức ngực.
  • Các dấu hiệu khác: vã mồ hôi, buồn nôn hay đau đầu…
  • Một số trường hợp đau không điển hình hoặc không đau: có thể gặp như mệt lả, khó thở, buồn nôn, nôn, đau lan ra sau lưng hay lên hàm…

Đây là biểu hiện nghi ngờ bệnh nhồi máu cơ tim. Khi gặp người bệnh có biểu hiện triệu chứng như trên, bạn cần gọi người giúp đỡ đồng thời gọi cấp cứu 115 để họ xử trí ban đầu và đưa người bệnh tới bệnh viện, nếu không gọi được cấp cứu 115, bạn cần đưa người bệnh tới bệnh viện ngay lập tức, không để người bệnh tự đi khám.

Triệu chứng cảnh báo rối loạn nhịp tim

Bình thường trái tim của chúng ta đập rất đều đặn 60-90 nhịp mỗi phút. Vậy khi nào gọi là bị rối loạn nhịp tim: đấy là khi tim bạn đập quá nhanh, quá chậm hoặc đập không đều. Khi bạn bị rối loạn nhịp tim, những biểu hiện thường gặp là:

  • Hồi hộp, cảm giác như trống đánh trong lồng ngực
  • Cảm giác tức nặng như bị vật nặng đè vào ngực.
  • Choáng váng, thấy mọi vật xung quanh như quay cuồng, nặng hơn có thể ngất, xỉu
  • Khó thở
  • Mệt mỏi.

Triệu chứng cảnh báo bệnh van tim, suy tim

Trái tim chúng ta có 4 lá van: van động mạch chủ, van hai lá, van ba lá và van động mạch phổi. Bốn lá van này hoạt động, đóng mở rất nhịp nhàng giúp cho dòng máu luân chuyển trong hệ tuần hoàn. Tuy nhiên, trong các trường hợp bệnh lý có thể làm cho van bị hẹp hoặc hở hoặc sa van. Tùy thuộc vào mức độ nặng của tổn thương van mà triệu chứng có thể gặp là:

  • Khó thở, khó thở ban đầu chỉ xuất hiện khi hoạt động gắng sức, sau nặng dần khó thở kể cả khi nghỉ ngơi hoặc khi nằm đầu bằng.
  • Mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt.
  • Cảm giác tức nặng ngực như có vật nặng đè vào khi hoạt động hoặc khi ra ngoài trời lạnh.
  • Hồi hộp đau trống ngực, bệnh nhân có cảm giác thấy tim đập nhanh, mạnh hoặc đập không đều, có thể có bỏ nhịp

Còn trong các trường hợp bệnh van tim dẫn đến suy tim thì còn có thể có thêm các triệu chứng như:

  • Phù chân và mắt cá chân. Có thể có tràn dịch màng bụng làm bụng chướng.
  • Do cơ thể bị tích nước khiến bạn tăng cân nhanh chóng.
  • Bệnh nhân có những cơn khó thở kịch phát: đột ngột khó thở dữ dội, vã mồ hôi. Lúc này, bạn cần gọi người cấp cứu và gọi cấp cứu 115 ngay lập tức. Đồng thời phải cho người bệnh nằm đầu cao, cho người bệnh thở oxy nếu có.

Triệu chứng cảnh báo bệnh tim bẩm sinh

Như tên gọi của bệnh “tim bẩm sinh” tức là những khiếm khuyết của tim đã xuất hiện từ lúc bạn còn trong bào thai. Bệnh có thể được phát hiện ngay lúc sinh ra, khi bạn lớn lên hoặc trong một số trường hợp đến tuổi trưởng thành mới tình cờ phát hiện ra bệnh do bệnh nhân không có triệu chứng biểu hiện nào.

Những triệu chứng biểu hiện của bệnh tim bẩm sinh có thể gặp là:

  • Khó thở nhẹ đến nhiều, làm hạn chế hoạt động, sinh hoạt bình thường
  • Biểu hiện của bệnh suy tim như đã trình bảy ở trên.
  • Trong các trường hợp bệnh tim bẩm sinh có tím, người bệnh có thể có tím da và niêm mạc, tím môi và đầu ngón chân, ngón tay. Có thể có ngón tay to như dùi trống.
  • Đặc biệt ở trẻ nhỏ, bệnh tim bẩm sinh có thể làm cho trẻ biếng ăn, bỏ bú, tăng cân chậm hay bị viêm phổi tái phát.

Triệu chứng cảnh báo bệnh cơ tim

Bệnh cơ tim bao gồm có bệnh cơ tim giãn, cơ tim phì đại, bệnh cơ tim hạn chế và bệnh cơ tim chu sản. Trong giai đoạn đầu của bệnh, đa số bệnh nhân không có triệu chứng gì. Chỉ đến khi bệnh đã tiến triển nặng, lúc này mới thể hiện rõ triệu chứng trên lâm sàng bao gồm:

  • Đau ngực xuất hiện khi gắng sức hoặc kể cả khi nghỉ ngơi hoặc sau khi ăn.
  • Cảm giác hồi hộp trống ngực, tim đập loạn nhịp
  • Triệu chứng của suy tim (như đã trình bày)
  • Phù chân, bụng chướng dịch
  • Mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt.
  • Một số các bệnh nhân có thể có các rối loạn về nhịp, đây là biến chứng đáng sợ có thể gây ra chết đột tử.

Các biểu hiện ngừng tuần hoàn

Người bệnh đột ngột ngất xỉu, mất phản ứng xung quanh, gọi hỏi không biết, ngừng thở, tím tái toàn thân, đôi khi có biểu hiện co giật hoặc mềm nhũn, có thể xuất hiện đại tiểu tiện không tự chủ.

Bạn cần gọi người hỗ trợ và gọi cấp cứu 115 ngay lập tức. Đồng thời bạn cần ép tim – thổi ngạt cho người bệnh ngay. Tư thế ép tim như sau: người cấp cứu quỳ bên cạnh nạn nhân. Đặt hai tay của người cấp cứu (bàn tay phải trên mu bàn tay trái) lên 1/3 dưới xương ức của nạn nhân, ấn mạnh đồng thời cả hai tay cho lồng ngực nạn nhân xẹp xuống. Bạn cần ép tim liên tục thậm chí không cần động tác hà hơi thổi ngạt nếu bạn một mình cấp cứu nạn nhân.

Các dấu hiệu đột quỵ

đột quỵ

Đột ngột tê hoặc yếu nửa người (một bên tay chân), ngất hoặc hôn mê, mất hoặc rối loạn khả năng nói, rối loạn thị giác, đột ngột mất thăng bằng và phối hợp các động tác, đau đầu dữ dội, nôn không rõ nguyên nhân. Nếu người bệnh có một trong các triệu chứng trên, cần đưa người bệnh tới ngay bệnh viện hoặc phòng cấp cứu gần nhất.

Các triệu chứng cảnh báo tắc động mạch cấp

Đau đột ngột chân hoặc tay: người bệnh đi đau đột ngột chân hoặc tay, đau dữ dội. Chân hoặc tay đau lạnh, nhợt hơn so với bên đối diện. Đây có thể là biểu hiện tắc động mạch cấp tính của chân hoặc tay. Khi gặp người bệnh có biểu hiện này, bạn cần đưa người bệnh đi cấp cứu ngay lập tức để phẫu thuật lấy cục huyết khối trong lòng mạch ở chân hoặc tay của người bệnh.

Benh.vn

Bài viết Các dấu hiệu cảnh báo bệnh tim mạch đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cac-dau-hieu-canh-bao-benh-tim-mach-4274/feed/ 0
Các bệnh tim bẩm sinh thường gặp https://benh.vn/cac-benh-tim-bam-sinh-thuong-gap-5438/ https://benh.vn/cac-benh-tim-bam-sinh-thuong-gap-5438/#respond Fri, 13 Jul 2018 05:23:55 +0000 http://benh2.vn/cac-benh-tim-bam-sinh-thuong-gap-5438/ Bệnh tim bẩm sinh là dị tật liên quan đến cấu trúc của tim, xuất hiện từ những tuần đầu của thời kỳ bào thai trong giai đoạn quả tim đang hình thành. Tại Mỹ, trung bình có 1 trẻ mắc dị tật tim bẩm sinh trong khoảng 125 - 150 trẻ sơ sinh.

Bài viết Các bệnh tim bẩm sinh thường gặp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bệnh tim bẩm sinh là dị tật liên quan đến cấu trúc của tim, xuất hiện từ những tuần đầu của thời kỳ bào thai trong giai đoạn quả tim đang hình thành. Tại Mỹ, trung bình có 1 trẻ mắc dị tật tim bẩm sinh trong khoảng 125 – 150 trẻ sơ sinh.

bệnh tim bẩm sinh

Tim bẩm sinh là dị tật hay gặp nhất và là nguyên nhân tử vong hàng đầu trong các dị tật bẩm sinh

Tim bẩm sinh là dị tật hay gặp nhất và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong số các dị tật bẩm sinh. Ngày nay với những tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị phẫu thuật đã làm tăng đáng kể tỷ lệ sống còn của những trường hợp tim bẩm sinh phức tạp.

Dấu hiệu nhận biết bệnh tim bẩm sinh

Trẻ bị tim bẩm sinh có thể không có triệu chứng lâm sàng. Trẻ được phát hiện bệnh khi thầy thuốc khám bệnh và nghe thấy một tiếng thổi bất thường tại tim. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp nghe tim thấy tiếng thổi ở trẻ bình thường, gọi là tiếng thổi chức năng hay tiếng thổi vô tội. Trong trường hợp này bác sĩ lâm sàng sẽ cho bệnh nhân làm một số xét nghiệm thăm dò để loại trừ bệnh tim bẩm sinh.

Trẻ bị dị tật tim bẩm sinh có thể có triệu chứng của suy tim sung huyết. Bệnh nhân có thể có các triệu chứng: tim đập nhanh, khó thở đặc biệt khó thở khi gắng sức. Trẻ sơ sinh có thể biểu hiện bằng bú kém, chậm tăng cân. Ngoài ra trẻ có thể có biểu hiện phù ở chân, bụng hoặc quanh hốc mắt. Nguyên nhân là do quả tim không có khả năng bơm máu một cách đầy đủ cho phổi hoặc các cơ quan khác gây ứ dịch ở tim, phổi hoặc các bộ phận khác của cơ thể.

Một số bệnh tim bẩm sinh gây triệu chứng tím da, niêm mạc, gốc móng tay. Tím có thể biểu hiện rất sớm ngay sau sinh hoặc muộn hơn ở giai đoạn thiếu niên hoặc trưởng thành. Tím là do máu trong tim bị pha trộn nên không cung cấp đủ oxy cho cơ thể. Trẻ dễ bị mệt, khó thở đặc biệt khi bú hoặc quấy khóc.

Nguyên nhân gây bệnh tim bẩm sinh

Nguyên nhân của hầu hết các bệnh tim bẩm sinh đều chưa được biết đến. Các nhà khoa học chứng minh rằng yếu tố di truyền và yếu tố môi trường có vai trò trong hình thành các dị tật tim bẩm sinh trong giai đoạn bào thai.

Từ năm 1990 đến nay các nhà khoa học đã tìm ra 10 gen đột biến gây ra các dị tật tim bẩm sinh độc lập (thông liên nhĩ, hội chứng thiểu sản tim trái,…). Dị tật tim bẩm sinh có thể nằm trong bệnh cảnh của các hội chứng di truyền khác như: hội chứng Down (có 3 nhiễm săc thể 21), hội chứng Turner, hội chứng Noonan,…

Yếu tố môi trường được xem là có góp phần gây ra các dị tật tim bẩm sinh. Những phụ nữ bị Rubella, cúm trong 3 tháng đầu thai kỳ có nguy cơ cao sinh con bị dị tật tim bẩm sinh. Mẹ lạm dụng rượu hoặc các chất kích thích khác, tiếp xúc với hoá chất độc hại (thuốc trừ sâu) khi mang thai cũng làm tăng nguy cơ con bị mắc tim bẩm sinh.

Một số loại thuốc làm tăng nguy cơ mắc dị tật tim bẩm sinh như: Thuốc điều trị mụn trứng cá như isotretionin, thuốc thalidomide, một số thuốc chống động kinh. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra nếu mẹ sử dụng thuốc trimethoprim – sulphonamid (Biseptol) để điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu trong 3 tháng đầu thai kỳ cũng làm tăng nguy cơ mắc dị tật tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh.

Mẹ mắc một số bệnh mạn tính như: đái tháo đường cũng làm tăng nguy cơ bị dị tật tim bẩm sinh ở con. Tuy nhiên những phụ nữ bị đái tháo đường được kiểm soát đường máu tốt trước và trong khi mang thai thì nguy cơ con bị mắc tim bẩm sinh giảm đi đáng kể.

Chẩn đoán

Trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ nghi ngờ bị tim bẩm sinh cần đến khám bác sĩ tim mạch nhi khoa. Tại đây trẻ sẽ được khám lâm sàng và làm một số thăm dò không xâm lấn để chẩn đoán xác định bệnh: chụp phim X quang phổi, điện tâm đồ, siêu âm tim. Trong đa số các trường hợp, với các thăm dò trên trẻ đã được chẩn đoán bệnh một cách rõ ràng.

Một số trường hợp tim bẩm sinh phức tạp, sau khi có các xét nghiệm trên, trẻ có thể được nhập viện để thông tim thăm dò để đánh giá một cách chính xác các tổn thương tim bẩm sinh.

Một số bệnh tim bẩm sinh thường gặp và cách điều trị

Còn ống động mạch

Ống động mạch tồn tại trong thời kỳ bào thai và sẽ đóng lại trong vòng 2 tuần đến 1 tháng đầu sau khi trẻ ra đời. Trường hợp sau thời gian trên mà ống không đóng lại gọi là dị tật còn ống động mạch. Thường hay gặp ở trẻ sơ sinh non tháng. Phương pháp điều trị dùng thuốc trong những ngày đầu mới sinh hoặc can thiệp bít dụng cụ hoặc phẫu thuật thắt ống động mạch.

Thông liên thất, thông liên nhĩ

Tồn tại lỗ thông bất thường trên vách ngăn giữa hai buồng tâm nhĩ và/ hoặc hai buồng tâm thất. Lựa chọn phương pháp điều trị tuỳ thuộc vào vị trí giải phẫu và kích thước của lỗ thông. Đối với các lỗ thông kích thước rất nhỏ có thể theo dõi định kỳ, các lỗ thông kích thước lớn hơn cần đóng lỗ thông bằng can thiệp dụng cụ hoặc phẫu thuật vá lỗ thông.

Hẹp eo động mạch chủ

Vị trí eo động mạch chủ có thể hẹp bất thường gây cản trở tim bơm máu đi nuôi cơ thể. Điều trị phẫu thuật cắt bỏ chỗ hẹp rồi nối lại bằng đoạn mạch nhân tạo hoặc can thiệp nong bóng hoặc đặt stent vị trí hẹp eo.

Bất thường van tim

Một số trẻ sơ sinh bị hở van tim, hẹp van tim hoặc teo tịt van bẩm sinh cần điều trị được bằng can thiệp hoặc phẫu thuật.

Tứ chứng Fallot

Là dị tật bao gồm 4 bất thường tim bẩm sinh gây ra tình trạng máu nuôi cơ thể là máu pha trộn, trẻ có triệu chứng tím với các mức độ khác nhau từ khi sinh ra. Trẻ có thể được điều trị phẫu thuật sửa chữa trong những tháng đầu sau sinh.

Hội chứng thiểu sản thất trái

Là dị tật tim bẩm sinh trong đó buồng thất trái rất nhỏ không thực hiện được chức năng. Nếu không được phẫu thuật trẻ có thể tử vong trong vài tuần đầu sau sinh.

Một số câu hỏi thường gặp

Trẻ được phẫu thuật sửa chữa dị tật tim bẩm sinh ở lứa tuổi nào?

Tuỳ từng loại dị tật tim bẩm sinh. Có những trường hợp yêu cầu phẫu thuật rất sớm ngay trong những tháng đầu sau sinh. Có thể là phẫu thuật sửa toàn bộ hoặc phẫu thuật sửa tạm thời. Trẻ bị tim bẩm sinh cần được theo dõi định kỳ với một bác sĩ tim mạch nhi để có những quyết định điều trị tại những thời điểm phù hợp.

Dị tật tim bẩm sinh có thể được chẩn đoán trước sinh?

Siêu âm tim bào thai có thể phát hiện và chẩn đoán chính xác nhiều dị tật tim bẩm sinh từ mẹ còn đang mang thai.

Có thể phòng ngừa mắc tim bẩm sinh?

Hầu hết các dị tật tim bẩm sinh đều không phòng ngừa được. Tuy nhiên bà mẹ trước khi có ý định sinh con có thể thực hiện một số bước làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim bẩm sinh cho con: bổ sung vitamin, chủng ngừa phòng cúm và rubella, gặp bác sĩ để được tư vấn về lối sống, thức ăn và sử dụng thuốc khi mang thai, tránh tiếp xúc với các hoá chất độc hại.

phòng bệnh tim bẩm sinh

Mẹ trước khi mang thai nên bổ sung vitamin, tiêm phòng cúm và rubella,… để giảm nguy cơ mắc tim bẩm sinh cho con

Nếu đã có con bị tim bẩm sinh thì những lần sinh sau có nguy cơ sinh con bị mắc tim bẩm sinh nữa không?

Những gia đình đã có con bị mắc tim bẩm sinh có nguy cơ cao hơn sinh trẻ bị mắc tim bẩm sinh ở lần sinh tiếp theo. Những gia đình này nên đến gặp bác sĩ về di truyền để được tư vấn sàng lọc di truyền trước khi có ý định sinh con tiếp theo.

Những phụ nữ bị mắc tim bẩm sinh có thể mang thai an toàn được không?

Rất nhiều phụ nữ bị tim bẩm sinh vẫn có khả năng mang thai và sinh con khoẻ mạnh. Điều quan trọng nhất là những phụ nữ này trước khi có ý định sinh con nên đến gặp bác sĩ tim mạch chuyên về tim bẩm sinh để được tư vấn, đồng thời được theo dõi trong suốt quá trình mang thai.

CNTTCBTG – BV Bạch Mai

Bài viết Các bệnh tim bẩm sinh thường gặp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cac-benh-tim-bam-sinh-thuong-gap-5438/feed/ 0
Bệnh viện E phẫu thuật nội soi cho bệnh nhân tim bẩm sinh https://benh.vn/benh-vien-e-phau-thuat-noi-soi-cho-benh-nhan-tim-bam-sinh-8232/ https://benh.vn/benh-vien-e-phau-thuat-noi-soi-cho-benh-nhan-tim-bam-sinh-8232/#respond Sun, 04 Mar 2018 06:44:53 +0000 http://benh2.vn/benh-vien-e-phau-thuat-noi-soi-cho-benh-nhan-tim-bam-sinh-8232/ Phẫu thuật nội soi giúp người bệnh mau chóng bình phục, giảm thiểu các triệu chứng nhiễm trùng sau phẫu thuật. Tại Việt Nam, phương pháp phẫu thuật nội soi được sử dụng trong các trường hợp đau bụng cấp, viêm ruột thừa, đánh giá giai đoạn ung thư của gan, sinh thiết khối u...Đặc biệt vừa qua, Bệnh viện E đã sử dụng thành công phương pháp phẫu thuật nội soi cho bệnh nhân mắc bệnh tim bẩm sinh.

Bài viết Bệnh viện E phẫu thuật nội soi cho bệnh nhân tim bẩm sinh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Phẫu thuật nội soi giúp người bệnh mau chóng bình phục, giảm thiểu các triệu chứng nhiễm trùng sau phẫu thuật. Tại Việt Nam, phương pháp phẫu thuật nội soi được sử dụng trong các trường hợp đau bụng cấp, viêm ruột thừa, đánh giá giai đoạn ung thư của gan, sinh thiết khối u…Đặc biệt vừa qua, Bệnh viện E đã sử dụng thành công phương pháp phẫu thuật nội soi cho bệnh nhân mắc bệnh tim bẩm sinh.

Đó là bệnh nhân Phạm Văn Nhưng bị tim bẩm sinh, trú tại huyện Thái Thụy, Thái Bình, một trong những bệnh nhân đầu tiên được phẫu thuật nội soi hoàn toàn. Sau ca phẫu thuật vài giờ bệnh nhân này đã nhanh chóng hồi tỉnh. Tiếp theo là chị Phạm Thị Mơ, trú tại huyện Vụ Bản, Nam Định cũng mắc tim bẩm sinh khi đang là sinh viên năm cuối. Tuy nhiên, chỉ 2 ngày sau ca phẫu thuật nội soi hoàn toàn, chị cũng đã bình phục trở lại.

Với những kết quả đáng mừng trên cho thấy các bác sĩ Bệnh viện E đã tiếp cận và làm chủ được kỹ thuật nội soi hoàn toàn với nhiều ưu điểm.Thành công không chỉ mang đến cơ hội phục hồi sức khỏe tốt hơn, nhanh hơn cho những bệnh nhân mắc bệnh tim bẩm sinh mà mở ra nhiều cơ hội cho các căn bệnh khác. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo chưa nên vội vã áp dụng kỹ thuật này một cách đại trà.

Tổng hợp

Bài viết Bệnh viện E phẫu thuật nội soi cho bệnh nhân tim bẩm sinh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-vien-e-phau-thuat-noi-soi-cho-benh-nhan-tim-bam-sinh-8232/feed/ 0
Phẫu thuật chuyển gốc động mạch tim cho bệnh nhân thứ 300 https://benh.vn/phau-thuat-chuyen-goc-dong-mach-tim-cho-benh-nhan-thu-300-8529/ https://benh.vn/phau-thuat-chuyen-goc-dong-mach-tim-cho-benh-nhan-thu-300-8529/#respond Mon, 04 Sep 2017 06:50:28 +0000 http://benh2.vn/phau-thuat-chuyen-goc-dong-mach-tim-cho-benh-nhan-thu-300-8529/ Tim bẩm sinh là căn bệnh nguy hiểm ở trẻ sơ sinh. Trong thập kỷ qua,trung tâm Tim mạch Bệnh viện Nhi Trung ương đã phẫu thuật tim thành công cho rất nhiều ca chuyển gốc động mạch. Trung tuần tháng 9, bệnh nhân thứ 300 đã được phẫu thuật hoàn tất. 

Bài viết Phẫu thuật chuyển gốc động mạch tim cho bệnh nhân thứ 300 đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Tim bẩm sinh là căn bệnh nguy hiểm ở trẻ sơ sinh. Trong thập kỷ qua,trung tâm Tim mạch Bệnh viện Nhi Trung ương đã phẫu thuật tim thành công cho rất nhiều ca chuyển gốc động mạch. Trung tuần tháng 9, bệnh nhân thứ 300 đã được phẫu thuật hoàn tất. 

Theo thống kê, cứ 10.000 trẻ ra đời có 2 trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh phức tạp. Để điều trị, phẫu thuật là lựa chọn duy nhất vì nếu không được can thiệp và phẫu thuật kịp thời thì nguy cơ tử vong ngay trong tuần đầu sau sinh là 30%.

Tìm hiểu về bệnh tim bẩm sinh

Bệnh tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh là những dị dạng bất thường của tim xuất hiện ngay từ khi đứa trẻ mới sinh ra. Tim bẩm sinh chiếm khoảng từ 0,7 – 0,8%, nam nữ mắc ngang nhau, không có sự khác nhau giữa các chủng tộc.

Quá trình hình thành bào thai, bất kỳ một cơ quan nào trong cơ thể cũng có nguy cơ bị dị dạng hay bất thường về cấu trúc nhưng những bất thường về cấu trúc tim mạch là những bất thường đáng chú ý nhất. Đặc biệt, hiệu ứng bệnh lý của nó có thể nhân bản theo cấp số cộng và đôi khi có thể khiến trẻ tử vong ngay lập tức mà không thể cứu chữa.

Nguyên nhân gây bệnh

Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể xác định được nguyên nhân chính xác nào gây ra bệnh tim bẩm sinh mà chỉ mới dừng lại ở hai khía cạnh là di truyền và môi trường. Bởi vậy, bệnh có thể xuất phát từ người mẹ hoặc có khi là sự rối loạn biệt hóa cơ quan trong thời kỳ mang thai. Ngoài ra, nó có thể là sự tác động của thuốc trừ sâu, chất độc màu da cam, nhiễm tia X – quang trong thời kỳ bào thai và đặc biệt là nhiễm virut cúm trong ba tháng đầu thai nhi.

Như vậy, với con số 300 bệnh nhi chuyển gốc động mạch được phẫu thuật tại Việt Nam, chúng ta có thể tự hào về nền y học phát triển nổi trội so với các nước trong khu vực Đông Nam Á. Điều đáng chú ý là trong số 300 trẻ được phẫu thuật chuyển gốc động mạch, trường hợp sớm nhất là 6 giờ tuổi, cân nặng thấp nhất là 1.9kg chứng tỏ tay nghề, kỹ thuậtcủa đội ngũ các y bác sĩ Việt Nam đã tiến kịp với nền y học thế giới.

Tổng hợp

Bài viết Phẫu thuật chuyển gốc động mạch tim cho bệnh nhân thứ 300 đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/phau-thuat-chuyen-goc-dong-mach-tim-cho-benh-nhan-thu-300-8529/feed/ 0
Đột phá mới trong điều trị thiểu sản tim trái – một dị tật bẩm sinh phức tạp https://benh.vn/dot-pha-moi-trong-dieu-tri-thieu-san-tim-trai-mot-di-tat-bam-sinh-phuc-tap-4305/ https://benh.vn/dot-pha-moi-trong-dieu-tri-thieu-san-tim-trai-mot-di-tat-bam-sinh-phuc-tap-4305/#respond Wed, 19 Apr 2017 04:53:52 +0000 http://benh2.vn/dot-pha-moi-trong-dieu-tri-thieu-san-tim-trai-mot-di-tat-bam-sinh-phuc-tap-4305/ Bệnh tim bẩm sinh luôn là nỗi lo lắng của các bậc cha mẹ khi đón đứa con chào đời. Đây cũng là bệnh lý phức tạp với các bác sĩ nhi khoa. Các bác sĩ phẫu thuật khoa nhi thuộc Bệnh viện Nhi Boston và Viện Mayo ở Mỹ cho biết, họ đang phát triển phương pháp điều trị mới có thể cải thiện đáng kể tỷ lệ sống sót của trẻ sơ sinh mắc một dị tật tim bẩm sinh cực kỳ phức tạp: Hội chứng thiểu sản tim trái (tâm thất trái bị teo nhỏ - HLHS).

Bài viết Đột phá mới trong điều trị thiểu sản tim trái – một dị tật bẩm sinh phức tạp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bệnh tim bẩm sinh luôn là nỗi lo lắng của các bậc cha mẹ khi đón đứa con chào đời. Đây cũng là bệnh lý phức tạp với các bác sĩ nhi khoa. Các bác sĩ phẫu thuật khoa nhi thuộc Bệnh viện Nhi Boston và Viện Mayo ở Mỹ cho biết, họ đang phát triển phương pháp điều trị mới có thể cải thiện đáng kể tỷ lệ sống sót của trẻ sơ sinh mắc một dị tật tim bẩm sinh cực kỳ phức tạp: Hội chứng thiểu sản tim trái (tâm thất trái bị teo nhỏ – HLHS).

Dị tật tim bẩm sinh cướp đi mạng sống, tương lai của trẻ

Vài chục năm trước, những bé bị dị tật tim bẩm sinh hầu như không thể sống đến tuổi thiếu niên. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), cứ 40.000 trẻ em Mỹ chào đời bị khuyết tật tim bẩm sinh mỗi năm thì có gần 1.000 bé mắc Hội chứng thiểu sản tim trái.

Căn bệnh này xuất hiện khi tâm thất của trẻ phát triển bất thường do có vấn đề về di truyền. Đối với một trái tim bình thường, tâm thất trái nhận máu có ôxy từ phổi để cung cấp cho não và các cơ quan khác. Sau khi bị lấy hết ôxy, máu sẽ trở về tâm nhĩ phải, xuống tâm thất phải rồi được bơm lên đến phổi và bắt đầu lại chu kỳ tuần hoàn máu.

Trong trường hợp chỉ có một tâm thất phải, tim không thể nhận đủ máu có ôxy để nuôi cơ thể. Nếu không được phẫu thuật, trẻ bị Hội chứng thiểu sản tim trái thường tử vong trong vòng vài ngày hoặc vài tuần sau khi sinh. Ghép tim là một lựa chọn, nhưng cơ hội rất mỏng manh khi trẻ sơ sinh ít khả năng sống sót để chờ đợi được cấy ghép.

Đột phá mới trong điều trị dị tật tim bẩm sinh

Sử dụng kỹ thuật sinh học

Hiện tại, để giúp trẻ có thể sống sót với một tâm thất, các chuyên gia áp dụng 3 phương pháp phẫu thuật tiêu chuẩn được phát triển trong 30 năm qua, bao gồm: Norwood được thực hiện ngay sau khi sinh, Glenn khi trẻ được 4 – 6 tháng tuổi và Fontan lúc bé khoảng 3 tuổi. Nhưng mới đây, các bác sĩ tại Bệnh viện Nhi Boston đã gặt hái được thành quả của mình sau 10 năm nỗ lực nghiên cứu, khi sử dụng kỹ thuật sinh học để giúp trẻ bị Hội chứng thiểu sản tim trái phát triển phần tâm thất bị khiếm khuyết.

Bác sĩ Sitaram Emani cho biết, phương pháp này đã được áp dụng điều trị trên 34 bệnh nhi và có 13 trường hợp đang sống với hai tâm thất hoạt động bình thường. Một trong số trẻ may mắn đó chính là cậu bé Harrison Fitch (hiện 6 tuổi) đến từ thành phố Atlanta, tiểu bang Georgia.

Trường hợp cậu bé Harrison ở Atlanta

Năm 2006, sau khi siêu âm và được chẩn đoán bào thai có dấu hiệu bất thường, bố mẹ bé Harrison đã quyết định đăng ký thử nghiệm phương pháp điều trị mới của Bệnh viện Nhi Boston – phẫu thuật can thiệp từ giai đoạn bào thai, thời điểm mà các chuyên gia cho là có thể tận dụng được khả năng tái tạo của cơ thể. Trong ca phẫu thuật này, các bác sĩ đã luồn thành công một quả bóng vào trong khoang tim và bơm phồng nó để mở một van tim bị tắc nghẽn. Van tim sau đó bắt đầu mở và đóng, cho phép máu đi qua tâm thất trái.

Khi Harrison chào đời, tâm thất trái của bé bắt đầu phát triển nhưng chưa đủ khả năng hoạt động độc lập. Các bác sĩ tiếp tục tiến hành 3 phương pháp phẫu thuật Norwood, Glenn và Fontan. Khi Harrison được 4 tuổi, vài tháng sau ca phẫu thuật thứ 3, cậu bé được phẫu thuật lần thứ tư để giúp tâm thất trái hoạt động bình thường. Hiện bé Harrison hoàn toàn khỏe mạnh và có thể tham gia các trò chơi vận động mạnh như bóng đá, bóng vợt.

Mở ra hy vọng cho những đứa trẻ bị dị tật tim bẩm sinh

Các bác sĩ cho biết không phải tất cả bệnh nhân đều đạt được kết quả mong muốn như trường hợp của bé Harrison. Do đó, bác sĩ Emani cùng cộng sự đang nghiên cứu thêm về kỹ thuật này để chắc chắn đây là một biện pháp an toàn, bao gồm cả việc chăm sóc sau phẫu thuật. Mặc dù hiệu quả của phương pháp này có thể phải mất nhiều năm mới được xác nhận nhưng bác sĩ phẫu thuật Harold Burkhart hy vọng đây có thể là “cứu cánh” cho trẻ mắc dị tật HLHS, nhất là khi các bé không có đủ thời gian cũng như sức khỏe để chờ được ghép tim.

Benh.vn (Theo Wall Street Journal tháng 7/2013) 

Bài viết Đột phá mới trong điều trị thiểu sản tim trái – một dị tật bẩm sinh phức tạp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/dot-pha-moi-trong-dieu-tri-thieu-san-tim-trai-mot-di-tat-bam-sinh-phuc-tap-4305/feed/ 0
Việt Nam có lượng trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh mỗi năm đạt mức báo động https://benh.vn/viet-nam-co-luong-tre-em-mac-benh-tim-bam-sinh-moi-nam-dat-muc-bao-dong-6312/ https://benh.vn/viet-nam-co-luong-tre-em-mac-benh-tim-bam-sinh-moi-nam-dat-muc-bao-dong-6312/#respond Sun, 30 Oct 2016 05:43:37 +0000 http://benh2.vn/viet-nam-co-luong-tre-em-mac-benh-tim-bam-sinh-moi-nam-dat-muc-bao-dong-6312/ Bệnh tim bẩm sinh là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trong các loại bệnh bẩm sinh ở trẻ em hiện nay.Việt Nam có lượng trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh mỗi năm đạt mức báo động

Bài viết Việt Nam có lượng trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh mỗi năm đạt mức báo động đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bệnh tim bẩm sinh là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trong các loại bệnh bẩm sinh ở trẻ em hiện nay.Việt Nam có lượng trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh mỗi năm đạt mức báo động

Con số đáng báo động

Theo thống kê hiện nay, hàng năm tại Việt Nam có khoảng 16 nghìn trẻ bị mắc tim bẩm sinh được sinh ra. Đáng lo ngại, đa phần trẻ em mắc tim bẩm sinh đều được phát hiện muộn. Đây là thông tin được đưa ra tại hội nghị siêu âm đánh giá các bệnh van tim và chức năng tim ở trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh do Bệnh viện Nhi Trung ương phối hợp với Tổ chức phi Chính phủ MD1 Word tổ chức sáng 13/1.

 

Khó khăn của việc chữa trị

PGS.TS Lê Thanh Hải, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, khó khăn lớn nhất hiện nay là đa phần trẻ em mắc tim bẩm sinh được phát hiện muộn, thường chỉ phát hiện khi đã có các biểu hiện lâm sàng rõ rệt, dẫn đến biến chứng nặng và hiệu quả điều trị giảm.

Có một số nguyên nhân của sự chậm trễ, chưa kịp thời này mà chúng ta đều biết. Trước hết, đó là chi phí cho một ca điều trị bệnh tim bẩm sinh thấp nhất khoảng 15 – 20 triệu đồng và cao nhất khoảng 70 – 80 triệu đồng tùy theo tổn thương ở tim, chi phí trung bình cho một ca điều trị bệnh tim bẩm sinh hiện nay là khoảng 35 – 40 triệu đồng.

Tiếp đến là sự thiếu hụt về đội ngũ bác sĩ phẫu thuật có trình độ và cơ sở phẫu thuật đáp ứng yêu cầu. Hiện nay, cả nước chỉ có 5 trung tâm có thể phẫu thuật được tim cho trẻ sơ sinh. Trang thiết bị chuyên dụng phẫu thuật tim bẩm sinh cho trẻ sơ sinh còn thiếu, chủ yếu là các dụng cụ này đắt tiền, bệnh viện không có kinh phí để mua; phẫu thuật viên, bác sỹ gây mê hồi sức chuyên ngành tim mạch nói chung và phẫu thuật tim bẩm sinh nói riêng cũng thiếu.

Bệnh lý tim mạch nào phức tạp hơn cả

Theo TS Lê Thanh Hải, trong số 16 nghìn trẻ em mắc tim bẩm sinh được phát hiện mới mỗi năm, bệnh lý van tim là một trong những bệnh lý phức tạp và gặp nhiều nhất. Đây cũng là bệnh lý gặp rất nhiều khó khăn trong chẩn đoán và điều trị. Lý do vì kích thước tim của trẻ em nhỏ hơn từ 2-3 lần so với tim người trưởng thành, đặc biệt là ở những trường hợp cân nặng thấp. Trong khi đó, việc đánh giá chính xác thương tổn, xác định khả năng can thiệp và phương pháp can thiệp sẽ góp phần quyết định vào thành công của ca phẫu thuật.

Ngoài ra, cấu trúc tim của trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh hoàn toàn không giống với tim người bình thường, do đó vấn đề xác định chức năng tim ở trẻ mắc tim bẩm sinh bằng phương pháp siêu âm là đặc biệt quan trọng trong tiên lượng kết quả điều trị. TS Lê Thanh Hải chia sẻ, hiện bệnh viện đã triển khai các biện pháp và chiến dịch sàng lọc giúp phát hiện tim bẩm sinh ngay từ khi mang thai, tiến tới trong tương lai sẽ có thể can thiệp tim mạch cho những trẻ mắc tim bẩm sinh ngay từ khi trong bào thai.

 

Những nạn nhân nhỏ bé

Được biết, trong số các trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh, có tới 32% là trẻ em dưới 6 tuổi, 51% là con các gia đình thuộc hộ nghèo, cận nghèo và trong độ tuổi từ 6-15 tuổi, hầu hết cha mẹ của số trẻ em này không có điều kiện về tài chính để phẫu thuật tim cho con em họ và đều phải trông chờ vào sự giúp đỡ của cộng đồng và nhà nước.

Thời gian qua, Nhà nước đã có chính sách trợ giúp 100% chi phí phẫu thuật cho trẻ em dưới 6 tuổi và trẻ em trên 6 tuổi. Ngoài ra, nếu có thẻ bảo hiểm y tế học sinh, trẻ sẽ được Quỹ bảo hiểm chi trả 80%.Ở nước ta cũng đã có một số Quỹ và các chương trình từ thiện vận động hỗ trợ tài chính cho việc phẫu thuật trẻ em bị tim bẩm sinh. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có một chính sách cụ thể, đặc thù cho việc hỗ trợ khám và phẫu thuật cho trẻ em bị tim bẩm sinh.

Benh.vn (Tổng hợp)

Bài viết Việt Nam có lượng trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh mỗi năm đạt mức báo động đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/viet-nam-co-luong-tre-em-mac-benh-tim-bam-sinh-moi-nam-dat-muc-bao-dong-6312/feed/ 0
Hở van hai lá https://benh.vn/ho-van-hai-la-2421/ https://benh.vn/ho-van-hai-la-2421/#respond Fri, 12 Aug 2016 04:13:44 +0000 http://benh2.vn/ho-van-hai-la-2421/ Hở van hai lá - Triệu chứng lâm sàng ; nguyên nhân; cơ chế; xét nghiệm; điều trị.

Bài viết Hở van hai lá đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Hở van hai lá – Triệu chứng lâm sàng ; nguyên nhân; cơ chế; xét nghiệm; điều trị.

I. Triệu chứng lâm sàng

A. Triệu chứng cơ năng

1. Phù phổi (khó thở khi nghỉ, khi nằm) hoặc sốc tim (do giảm thể tích tống máu) là triệu chứng chính của hở van hai lá (HoHL) nặng, cấp, mới xuất hiện.

2. HoHL mạn tính thường không biểu hiện triệu chứng cơ năng gì trong nhiều năm ngoài một tiếng thổi ở tim. Đợt tiến triển của HoHL thờng xuất hiện khó thở khi gắng sức hay giảm dung nạp khi gắng sức, nặng hơn sẽ xuất hiện khó thở khi nằm và cơn khó thở kịch phát về đêm. Lâu ngày sẽ xuất hiện triệu chứng suy tim trái, cũng như các triệu chứng suy tim phải  do tăng áp động mạch phổi.

3. Loạn nhịp hoàn toàn (rung nhĩ) thường gặp do hậu quả của giãn nhĩ trái. Triệu chứng hay gặp khác là mệt (do giảm thể tích tống máu và cung lợng tim).

B. Triệu chứng thực thể

1. Sờ

Mỏm tim đập mạnh và ngắn nếu chức năng thất trái còn tốt. Mỏm tim đập lệch trái khi thất trái giãn. Có thể cảm thấy hiện tượng đổ đầy thất nhanh và giãn nhanh nhĩ trái.

2. Nghe tim

a. Tiếng tim

– Âm sắc T1 thường giảm (HoHL mạn) nhưng cũng có thể bình thường nếu do sa van hai lá hoặc rối loạn hoạt động dây chằng.

– T2 thờng tách đôi rộng (do phần chủ của T2 đến sớm), âm sắc sẽ mạnh khi có tăng áp động mạch phổi.

– Xuất hiện tiếng T3 khi tăng dòng chảy tâm trơng cho dù đó không phải luôn luôn là biểu hiện rối loạn chức năng thất trái. Đôi khi có thể nghe thấy tiếng T4 nhất là trong đợt HoHL cấp.

b. Tiếng thổi tâm thu

Toàn thì tâm thu, âm sắc cao, kiểu tống máu, nghe rõ nhất ở mỏm, lan ra nách (xuất hiện giữa thì tâm thu nếu do sa va hai lá hoặc rối loạn chức năng cơ nhú). Tiếng thổi tâm thu này có thể ngắn, đến sớm khi HoHL cấp/ nặng phản ánh tình trạng tăng áp lực nhĩ trái. Tuy vậy nếu áp lực nhĩ trái tăng quá nhiều sẽ không còn nghe rõ thổi tâm thu nữa. Cần chẩn đoán phân biệt tiếng thổi toàn tâm thu của HoHL với hở ba lá (HoBL) và thông liên thất (TLT): tất cả đều có âm sắc cao, nhng tiếng thổi của TLT thờng thô ráp hơn, nghe rõ ở bờ trái xơng ức và lan ra vùng trước tim; tiếng thổi của HoBL nghe rõ nhất ở bờ dới trái xơng ức, lan về bờ phải xơng ức và đờng giữa đòn trái, tăng lên khi hít sâu trong khi thổi tâm thu HoHL nghe rõ nhất ở mỏm và lan ra nách (cũng có thể lan ra đáy tim  o  òng chảy hướng ra trước).

c. Các triệu chứng thực thể của suy tim trái và suy tim phải (tĩnh mạch cổ nổi, gan to, cổ chướng, phù chi dưới) xuất hiện khi bệnh tiến triển nặng.

II. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh

A. Nguyên nhân gây ra HoHL

1. Bệnh lý lá van:

a. Di chứng thấp tim: xơ hoá, dầy, vôi, co rút lá van.

b. Thoái hoá nhầy: làm di động quá mức lá van.

c. Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn (VNTMNK) gây thủng lá van, co rút lá van khi lành bệnh.

d. Phình lá van do dòng hở van ĐMC (do VNTMNK) tác động lên van hai lá.

e. Bẩm sinh:

– Xẻ (nứt) van hai lá: đơn thuần hoặc phối hợp (thông sàn nhĩ thất).

– Van hai lá có hai lỗ van.

f. Bệnh cơ tim phì đại: van hai lá di động ra trước trong kì tâm thu.

2. Bệnh lý vòng van hai lá:

a. Giãn vòng van:

– Giãn thất trái do bệnh cơ tim giãn, bệnh tim thiếu máu cục bộ, tăng huyết áp.

b. Vôi hoá vòng van:

– Thoái hoá ở người già, thúc đẩy do tăng huyết áp, đái đường, suy thận.

– Do bệnh tim do thấp, hội chứng Marfan, hội chứng Hurler.

3. Bệnh lý dây chằng:

a. Thoái hoá nhầy gây đứt dây chằng.

b. Di chứng thấp tim: dày, dính, vôi hoá dây chằng.

4. Bệnh lý cột cơ:

a. Nhồi máu cơ tim gây đứt cột cơ nhú.

b. Rối loạn hoạt động cơ nhú:

– Thiếu máu cơ tim: cụm cơ nhú trước đợc cấp máu từ nhánh mũ và nhánh liên thất trước, cụm cơ nhú sau từ nhánh xuống sau (PDA).

– Bệnh lý thâm nhiễm cơ tim: amyloid, sarcoid.

c. Bẩm sinh: dị dạng, van hình dù…

B. Cơ chế bệnh sinh

1. HoHL cấp tính

Gây tăng thể tích cuối tâm trương thất trái (vì thêm một lượng máu do HoHL từ nhĩ trái

đổ về), tăng độ dài sợi cơ (tiền gánh) và tăng co bóp cơ tim theo định luật Frank-Starling dù hậu quả là tăng áp lực đổ đầy thất trái và gây ứ huyết ở phổi. Hậu gánh giảm do máu thoát về nhĩ trái vì thế càng làm thất trái bóp khỏe, tăng động tuy thể tích tống máu vẫn giảm. Nếu dung nạp được, bệnh nhân sẽ tiến triển thành HoHL mạn tính.

2. Trong trờng hợp HoHL mạn tính

Thất trái giãn và phì đại lệch tâm. Sức ép lên thành cơ tim sẽ trở lại bình thường do phì đại cơ tim, đồng thời mức độ giảm hậu gánh do thoát máu về nhĩ trái không còn nhiều như trong pha cấp. Tiền gánh vẫn ở mức cao làm nhĩ trái giãn. Thất trái không co bóp tăng động như trong pha cấp song vẫn ở ngưỡng bình thường cao.

Rối loạn chức năng thất trái sẽ tiến triển âm thầm trong nhiều năm dù không có hoặc có rất ít triệu chứng. Những thông số truyền thống đánh giá co bóp cơ tim (như phân số tống máu) sẽ vẫn ở ngưỡng bình thường trong thời gian dài do tăng tiền gánh và giảm/bình thường hoá hậu gánh. Lâu dần rối loạn chức năng kèm với giãn tiến triển buồng thất trái và tăng sức ép lên thành tim càng làm HoHL tăng lên, thành một vòng xoắn tiếp tục gây giảm chức năng thất trái, gây mất bù.

Khi các triệu chứng cơ năng đã rõ thì có khi rối loạn chức năng thất trái đã không hồi phục, làm tăng nguy cơ suy tim, tăng tỷ lệ biến chứng và tử vong dù đã phẫu thuật giải quyết bệnh van hai lá.

III. Các xét nghiệm chẩn đoán

A. Điện tim

Các biểu hiện không đặc hiệu như dày nhĩ trái, dày thất trái, rung nhĩ đều có thể gặp ở bất kì giai đoạn nào của HoHL.

B. Xquang ngực

Thường có giãn thất trái và nhĩ trái nếu HoHL mạn tính. Hình ảnh phù khoảng kẽ và phù phế nang gặp khi HoHL cấp hoặc khi đã suy thất trái nặng.

C. Siêu âm Doppler tim

Siêu âm Doppler tim (qua thành ngực và qua thực quản) đóng vai trò rất quan trọng, đợc sử dụng rộng rãi để chẩn đoán xác định và đánh giá mức độ hở van hai lá. Mức độ hở hai lá trên siêu âm Doppler tim thường chia làm 4 độ (từ 1/4 đến 4/4) hoặc các mức độ: nhẹ (1-), vừa (2-), nhiều (3-) và rất nhiều (4-).

1. Siêu âm Doppler mầu

Chẩn đoán HoHL bằng hình ảnh dòng màu phụt ngược về nhĩ trái. Độ HoHL có thể ước tính dựa vào sự lan của dòng màu phụt ngược trong nhĩ trái. Lượng giá mức độ hở hai lá: dựa vào các thông số như:

a. Độ dài tối đa của dòng màu (hở) phụt ngược trong nhĩ trái hoặc % diện tích dòng hở so với diện tích

nhĩ trái. Rất đáng tin cậy nếu HoHL kiểu trung tâm, song thường đánh giá thấp mức độ hở van nếu dòng hở lệch tâm. Với những dòng hở lệch tâm lớn, HoHL đợc ước tính tăng thêm 1 độ. Hướng của dòng hở cho phép đánh giá nguyên nhân gây HoHL.

Bảng 13-1. Lợng giá mức độ hở van hai lá.

Độ HoHL  Chiều dài tối đa của dòng hở (cm) phụt ngược vào nhĩ trái

Diện tích dòng hở so với diện tích nhĩ trái

(%)

Độ 1  < 1,5  < 20

Độ 2  1,5 – 2,9  20 – 40

Độ 3  3,0 – 4,4  –

Độ 4  > 4,4  > 40

Cần chú ý: với phương pháp này, khi dùng siêu âm qua thực quản để đánh giá HoHL, nếu dùng an thần (giảm hậu gánh) sẽ làm giảm mức HoHL so với bình thường. Tương tự, nếu đánh giá HoHL ngay trong mổ, độ hở thay đổi nhiều phụ thuộc vào tiền gánh và hậu gánh cơ tim. Do vậy, người ta thường phối hợp thêm nhiều phơng pháp khác để đánh giá mức độ HoHL.

b. Độ rộng dòng hở (chỗ hẹp nhất) khi qua lỗ hở (vena contracta): là một chỉ số đáng tin cậy. Nếu rộng > 0,5 cm là bằng chứng của HoHL nặng. Tuy nhiên phơng pháp này đòi hỏi máy siêu âm phải có độ phân giải cao và phải phóng hình to, nên dễ có xu hướng đánh giá quá mức độ hở.

c. Diện tích lỗ hở hiệu dụng (ERO) tính theo phơng pháp PISA (Proximal Isovelocity Surface Area): dựa trên hiện tượng dòng chảy qua lỗ hẹp hình phễu: khi tới gần lỗ hở, vận tốc của dòng hở gia tăng hội tụ có dạng bán cầu, tại phần rìa vùng hội tụ vận tốc dòng chảy chậm, dạng cầu lớn trong khi tại vùng sát lỗ hở vận tốc dòng chảy nhanh, dạng cầu nhỏ.

Có thể đo chính xác vận tốc dòng chảy và đường kính vùng cầu tại điểm đầu tiên có hiện tượng aliasing của phổ Doppler (tần số giới hạn Nyquist), từ đó tính  iện tích lỗ hở hiệu dụng (ERO = 2pr2V/Vmr) và thể tích dòng hở (RV = ERO ´ VTImr) trong đó r là chiều dài từ bờ ngoài vùng cầu hội tụ đến mặt phẳng van hai lá, V là vận tốc tại vùng aliasing, Vmr là vận tốc tối đa dòng hở xác định bằng Doppler liên tục, VTImr là tích phân vận tốc thời gian của dòng hở.

Diện tích lỗ hở hiệu dụng (ERO) là thông số đánh giá chính xác độ hở: nhẹ (ERO: 0-10 mm2), vừa (10-25 mm2), nặng (25-50 mm2), rất nặng (> 50 mm2). Tuy nhiên thực tế lại có một vài sai số khi chọn vùng hội tụ dạng cầu dẹt, xác định mặt phẳng lỗ hở, khi dòng hở lại không đồng nhất, lệch tâm… và làm tăng giả tạo độ hở. Dù vậy hiện tợng PISA thờng báo hiệu mức độ hở hai lá vừa nhất là khi sử dụng Doppler xung (PRF).

2. Siêu âm Doppler xung

Có thể giúp đánh giá mức độ hở van hai lá, nhất là trong những trờng hợp HoHL nặng, có thể dựa vào dòng chảy tĩnh mạch phổi. Hiện tượng giảm phổ tâm thu của dòng chảy tĩnh mạch phổi khi chức năng thất trái bình thường báo hiệu HoHL nặng, tuy nhiên không chính xác nếu rung nhĩ hoặc đã rối loạn chức năng thất trái nặng. Hiện tượng đảo ngược phổ tâm thu dòng chảy tĩnh mạch phổi báo hiệu HoHL rất nặng.

D. Thông tim

1. Sóng v trên đường cong áp lực nhĩ trái (tương ứng giai đoạn đổ đầy nhĩ trái từ các tĩnh mạch phổi trong thời kì tâm thu)

Cho phép ước lượng mức độ HoHL, đặc biệt là HoHL cấp tính. Biên độ sóng v gấp 2-3 lần áp lực trung bình nhĩ trái gợi ý HoHL nặng. Tuy nhiên nếu HoHL mạn tính hoặc khi giảm hậu gánh, có thể không thấy bất thường sóng v. Không có sóng v cũng không thể loại trừ HoHL nặng. Mặt khác sóng v cao cũng có thể gặp trong những trường hợp như rối loạn chức năng thất trái mà nhĩ trái kém giãn, thông liên thất sau nhồi máu cơ tim hoặc những tình trạng tăng lưu lượng phổi.

2. Chụp buồng thất trái

Cho phép ước lượng mức độ HoHL theo phân độ của Seller:

– 1/4: Chỉ có vệt cản quang mờ vào nhĩ trái, không đủ viền rõ hình nhĩ trái.

– 2/4: Cản quang tràn khắp nhĩ trái nhưng đậm độ không bằng thất trái, mất đi nhanh chóng sau 2-3 nhát bóp.

– 3/4: Đậm độ cản quang ở nhĩ trái và thất trái bằng nhau.

– 4/4: Cản quang ở nhĩ trái đậm hơn ở thất trái, xuất hiện cả cản quang ở tĩnh mạch phổi.

3. Thông tim cũng dùng để khảo sát đồng thời bệnh động mạch vành khi HoHL

Bệnh nhân nam tuổi >= 40, nữ tuổi >= 50 dù không có triệu chứng hoặc yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành cũng nên chụp động mạch vành trớc mổ. Chỉ định thông tim gồm:

a. Khi không tương xứng giữa triệu chứng lâm sàng và kết quả thăm dò không chảy máu,

b. Khi dự định phẫu thuật ở những bệnh nhân còn nghi ngờ về mức độ nặng của hở  van hai lá hoặc bệnh mạch vành,

c. Bệnh nhân hở van hai lá có nguy cơ mắc bệnh mạch vành hoặc nghi ngờ bệnh mạch vành là căn nguyên gây hở van hai lá.

IV. Điều trị

Nắm bắt cơ chế sinh bệnh là việc rất cần thiết để lựa chọn biện pháp điều trị phù hợp.

A. Hở van hai lá cấp tính

1. Điều trị nội khoa: nếu huyết áp trung bình động mạch vẫn trong giới hạn bình thường, sử dụng các thuốc hạ hậu gánh có thể làm ổn định tình trạng HoHL cấp. Truyền tĩnh mạch Nitroprusside và Nitroglycerin làm giảm áp lực mạch phổi và tăng cường thể tích tống máu. Nếu chưa cần phẫu thuật ngay, có thể chuyển sang  dạng thuốc uống, phối hợp thuốc ức chế men chuyển và Hydralazin. Trong những trường hợp HoHL nặng, cấp (mà thất trái chưa kịp giãn, phì đại như HoHL do đứt cột cơ nhú sau nhồi máu cơ tim) nếu xuất hiện triệu chứng phù phổi, sốc tim thì nên đặt bóng trong động mạch chủ để ổn định tình trạng huyết động trước khi gửi đi mổ.

2. Điều trị ngoại khoa: đa số bệnh nhân HoHL nặng, cấp tính đều phải mổ cấp cứu.

B. Hở van hai lá mạn tính

1. Chọn phơng pháp và thời điểm điều trị phù hợp:

a. Bệnh nhân HoHL từ vừa đến nặng nếu có triệu chứng thì có chỉ định mổ.

b. Bệnh nhân HoHL nặng không có hoặc có rất ít triệu chứng thì chỉ định phức tạp hơn. Vấn đề mấu chốt là xác định được thời điểm can thiệp trước khi chức năng thất trái giảm đến mức không hồi phục. Nếu chỉ theo dõi sát tới khi xuất hiện triệu chứng thì vẫn có nguy cơ bỏ qua rối loạn nặng chức năng thất trái và tiên lượng sẽ kém đi hẳn. Ưu thế của sửa van đối với tình trạng suy tim và tỷ lệ tử vong sau mổ khiến cho ngày càng có khuynh hớng chỉ định mổ sửa van hai lá sớm hơn nếu thương tổn giải phẫu cho phép.

c. Rất nhiều phương tiện và thông số được đề xuất để dự báo tiến triển của rối loạn chức năng thất trái, suy tim và tử vong sau mổ ở bệnh nhân HoHL nặng. Song lựa chọn thời điểm và biện pháp điều trị cần phối hợp tùy từng cá nhân:

– Triệu chứng lâm sàng: bệnh nhân tuổi trên 75, có kèm bệnh lý mạch vành hoặc rối loạn chức năng thận có tiên lượng kém hẳn sau mổ vì thế nên gửi đi mổ trớc khi biểu hiện rõ triệu chứng các bệnh kèm theo.

Rung nhĩ cũng là một lý do để cân nhắc chỉ định mổ sớm.

– Thông số đo bằng siêu âm tim: rất có ích để đánh giá xem bệnh nhân đã cần gửi đi mổ hay chưa. Thông thường phân số tống máu (EF) ở trên ngưỡng bình thường. Vì thế EF < 50% cho thấy tình trạng rối loạn chức năng thất trái nặng nên gửi đi mổ sớm cho dù chưa có triệu chứng. Ngay cả khi EF từ 50-60% cũng đã làm tăng nguy cơ suy tim và tỷ lệ tử vong sau mổ. Các thông số dự báo nguy cơ khác bao gồm: đường kính cuối tâm thu thất trái (LVESD, Ds) >= 45 mm, phân suất co ngắn sợi cơ thất trái FS  31%, thay đổi áp lực

 

Bài viết Hở van hai lá đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/ho-van-hai-la-2421/feed/ 0
Cách chăm sóc khi trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh https://benh.vn/cach-cham-soc-khi-tre-mac-benh-tim-bam-sinh-4802/ https://benh.vn/cach-cham-soc-khi-tre-mac-benh-tim-bam-sinh-4802/#respond Tue, 11 Aug 2015 05:10:49 +0000 http://benh2.vn/cach-cham-soc-khi-tre-mac-benh-tim-bam-sinh-4802/ Những bệnh bẩm sinh thường xuất hiện ngay từ thời kỳ bào thai và gây triệu chứng khi trẻ ra đời. Có những đứa trẻ ngay từ khi lọt lòng mẹ đã thiếu may mắn do mắc các căn nguy hiểm về não, khối u dị tật, bệnh tim…

Bài viết Cách chăm sóc khi trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Những bệnh bẩm sinh thường xuất hiện ngay từ thời kỳ bào thai và gây triệu chứng khi trẻ ra đời. Có những đứa trẻ ngay từ khi lọt lòng mẹ đã thiếu may mắn do mắc các căn nguy hiểm về não, khối u dị tật, bệnh tim…

Mỗi loại bệnh đều để lại những di chứng ảnh hưởng đến thể chất của trẻ. Và bệnh tim là căn bệnh ảnh hưởng hàng ngày đến đời sống của trẻ như thế.

Vậy, cách chăm sóc trẻ bị bệnh tim bẩm sinh như thế nào?

Tìm hiểu về bệnh tim bẩm sinh

Khiếm khuyết tim bẩm sinh có thể xảy ra ở một hay nhiều vị trí ở trong tim, làm gián đoạn dòng chảy bình thường của máu qua tim, khiến cho dòng chảy của máu bị chậm lại hoặc đi sai hướng, không đến được đúng nơi cần thiết, từ đó làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Những khiếm khuyết thường gặp bao gồm:

  • Khiếm khuyết ở van tim: có thể gây hẹp hay hở van tim 2 lá, van 3 lá, van động mạch chủ, van động mạch phổi…
  • Khiếm khuyết ở vách ngăn giữa các buồng tâm nhĩ và tâm thất trong tim: thường gặp nhất là thông liên nhĩ và thông liên thất.
  • Khiếm khuyết tại các động mạch và tĩnh mạch gần tim: như hẹp eo động mạch chủ, hẹp động mạch phổi…

Cách chăm sóc bệnh nhi tim bẩm sinh

1. Vấn đề răng miệng:

  • 6-12 tháng là tuổi bắt đầu khám răng miệng.

– Khi răng sữa vừa mọc, cha mẹ nên sử dụng bàn chải với đầu nhỏ tròn và lông mềm để đánh răng cho bé.

– Cai bú mẹ và/hoặc cai bú bình khi trẻ 1 tuổi.

– Trẻ tập đi cần theo dõi tránh té gây chấn thương răng.

  • Trẻ > 12 tháng:

– Chải răng sau khi bú/ăn và trước khi đi ngủ bằng bàn chải mềm.

– Cho đến khi bé 18 tháng, nên chải răng bằng nước sạch, một lần ngay sau bữa ăn, cuối cùng vào buổi tối.

– Luôn luôn đọc các hướng dẫn để sử dụng kem đánh răng phù hợp với độ tuổi của bé.

– Uống nước súc miệng sau khi uống những loại thuốc ngọt có đường như si-rô.

– Nên cho trẻ có bữa ăn riêng, tránh ăn uống chung với người khác kể cả người trong gia đình để phòng bị lây bệnh.

– Không cho trẻ ăn quà vặt.

– Khám nha sĩ trẻ em định kỳ mỗi 6 tháng để có kế hoạch theo dõi và phòng bệnh.

Lưu ý: Đánh răng đúng cách.

– Từ khoảng 4-5 tuổi, trẻ em nên bắt đầu tự học đánh răng. Trẻ em không có kỹ năng tự làm sạch răng cho đến khi lên khoảng 8-9 tuổi, do đó cha mẹ cần hổ trợ trẻ trong việc đánh răng.

– Chọn một tư thế mà cha/mẹ có thể dễ dàng nhìn thấy miệng của bé; ví dụ, để bé ngồi trên đùi cha/mẹ hoặc đứng đằng sau bé và để đầu của bé nghiêng về phía sau một chút.

– Di chuyển bàn chải đánh răng nhẹ nhàng thành vòng tròn nhỏ để làm sạch bề mặt trước của răng bé. Để làm sạch được bề mặt bên trong răng, hãy nghiêng bàn chải đánh răng. Không nên chà răng kỹ quá vì có thể làm hỏng răng và nướu răng của bé. Chải bề mặt trên và bề mặt bên của răng. Làm sạch tất cả các bề mặt của răng. Đánh nhẹ nhàng xung quanh các đường viền nướu của mỗi răng. Nên đánh răng cho bé trong vòng hai phút. Mặc dù việc đó khá mất thời gian, tuy nhiên, răng của bé sẽ được sạch hơn.

– Nên thay đổi bàn chải đánh răng ba tháng một lần hoặc phải thay bàn chải đánh răng nếu thấy bàn chải bị sờn lông. Lông bàn chải bị sờn không có hiệu quả trong việc loại bỏ mảng bám quanh răng và có thể làm xước nướu răng của bé. Để không gây trầy xước nướu răng của bé, bạn nên dùng một bàn chải đánh răng và một bàn chải không sờn lông để massage nướu răng riêng cho bé.

2. Phòng ngừa Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng:

Cha mẹ cần thông báo cho bác sĩ biết trẻ đang bị tim bẩm sinh khi trẻ cần can thiệp phẫu thuật ở những cơ quan khác như bé cần nhổ răng, bé cần mổ tiết niệu, tiêu hóa,… Bác sĩ điều trị sẽ tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa tim mạch để biết tật TBS nào, loại thủ thuật nào cần phải dùng kháng sinh dự phòng và chọn kháng sinh và đường dùng phù hợp.

3. Phòng ngừa nhiễm trùng hô hấp:

– Chích ngừa cho bé đủ các vắc-xin theo đúng lịch tiêm chủng mở rộng (bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, viêm gan siêu vi B, viêm màng não do H. influenzae, sởi, rubella,…). Trẻ dưới một tuổi cần thêm chích ngừa cúm, phế cầu.

– Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, đặc biệt rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và sau khi hắt hơi, sổ mũi. Không được để trẻ sờ tay vào mắt, mũi, miệng để hạn chế đem các mầm bệnh vào cơ thể.

– Nên đeo khẩu trang hoặc che tránh cho trẻ khi ra đường. Tránh tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc lá, người bệnh,…Cần mặc áo và giữ trẻ thật ấm khi trời trở lạnh, mưa.

– Khi bị ho, hắt hơi, cười nói,… những giọt bắn nhỏ mang mầm bệnh sẽ vào không khí, gây lây nhiễm cho người khác. Vì vậy nên dùng khăn giấy che miệng, sau đó bỏ khăn giấy vào thùng rác có nắp đậy.

4. Vấn đề dinh dưỡng:

Chắc hẳn cha mẹ có con TBS luôn cảm thấy mệt mỏi vì con mình nuôi hoài không lớn như “con người ta”. Bác sĩ luôn khuyên để con tăng cân hơn đến số kg nhất định sẽ mổ tốt hơn. Vậy vì sao mà con chậm tăng cân? Trẻ TBS hay bị suy dinh dưỡng vì bé bú/ ăn không đủ lượng do bị suy tim, mệt, khó thở, gan to; vì bé giảm hấp thu thức ăn do kèm theo tật hệ tiêu hóa, gan mật; và vì tăng tiêu hao năng lượng do thở nhanh, viêm phổi, nhiễm trùng…

– Trong thành phần dinh dưỡng của trẻ cần nhu cầu năng lượng cao hơn trẻ bình thường khoàng 120-170 kcal/kg/ngày. Vì vậy ta nên dùng sữa hoặc thực phẩm giàu năng lượng (bổ sung thành phần đường, đạm và protein), ăn đủ thành phần trong ô vuông thức ăn, bổ sung sắt khi có thiếu máu, bổ sung vitamin khi có chỉ định.

– Ở trẻ suy tim, không kiêng muối nước ở trẻ nhỏ, bổ sung thực phẩm giàu kali khi trẻ phải uống thuốc lợi tiểu gây mất kali.

– Cha mẹ cần lưu ý cho trẻ có tư thế đầu cao khi cho ăn hay bú. Chia nhỏ bữa ăn (tăng số bữa ăn, giảm lượng trong mỗi bữa). Khi có chỉ định, các bác sĩ có thể đặt sonde dạ dày nuôi ăn.

5. Tật bẩm sinh ở cơ quan khác:

Cha mẹ nên nhớ trẻ bị TBS có thể đi kèm các di tật ở hệ cơ quan khác như hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu, huyết học. Cho bé đi khám và tầm soát các dị tật khác ngoài tim là điều cần thiết.

 

Bài viết Cách chăm sóc khi trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cach-cham-soc-khi-tre-mac-benh-tim-bam-sinh-4802/feed/ 0