Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Mon, 15 Jan 2024 07:51:16 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Xử trí đau ngực cấp https://benh.vn/xu-tri-dau-nguc-cap-4099/ https://benh.vn/xu-tri-dau-nguc-cap-4099/#respond Tue, 02 Jan 2024 13:49:40 +0000 http://benh2.vn/xu-tri-dau-nguc-cap-4099/ Đau ngực thường làm bệnh nhân có cảm giác hoảng sợ và bắt buộc phải đi khám bệnh. Chẩn đoán đau ngực thường gặp khó khăn do đau ngực tiểm ẩn các bệnh lý nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời.

Bài viết Xử trí đau ngực cấp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Đau ngực là một triệu chứng thường gặp trong cấp cứu. Trong đời hầu như ai cũng bị ít nhất hơn 1 lần đau ngực.

Đau ngực thường làm bệnh nhân có cảm giác hoảng sợ và bắt buộc phải đi khám bệnh. Chẩn đoán đau ngực thường gặp khó khăn do đau ngực tiềm ẩn các bệnh lý nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời.

đau ngực cấp

Nguyên nhân

Nguyên nhân của đau ngực rất đa dạng

Có thể bao gồm các nguyên nhân đe dọa tính mạng như:

  • Nồi máu cơ tim và các cơn đau thắt ngực.
  • Phình tắc động mạch chủ.
  • Nhồi máu phổi (tắc nghẽn động mạch phổi)
  • Tràn khí màng phổi.

Tuy nhiên nhiều khi đau ngực lại bao gồm các nguyên nhân ít nguy hiểm đến tính mạng hơn như:

  • Viêm phổi
  • Viêm ngoài màng tim
  • Bệnh lý trào ngược dạ dày – thực quản
  • Viêm các cơ sụn sườn, đau mỏi các cơ ngực
  • Viêm thần kinh liên sườn, Zona hoặc Herpes vùng ngực…

Nhận biết dấu hiệu bệnh

1. Các nguyên nhân đau ngực cấp đe dọa tính mạng

Nhồi máu cơ tim và cơn đau thắt ngực

Nhồi máu cơ tim xuất hiện khi động mạch cung cấp máu cho tim (động mạch vành) bị tắc nghẽn. Bệnh nhân có thể có tiền sử đau ngực trước đó hoặc đã được chẩn đoán cơn đau thắt ngực trước đó.

– Đặc điểm đau ngực thường đau vùng trước tim bên trái, đau cảm giác nặng ngực hoặc bóp nghẹn, cơn đau điển hình có thể lan lên cổ, vai hoặc mặt trong cánh tay. Cơn đau thường kéo dài trên 20 phút. Cơn đau có thể xuất hiện tự nhiên hoặc sau khi gắng sức như đi lại, leo cầu thang, xúc động mạnh… nếu bệnh nhân đã có chẩn đoán từ trước bệnh nhân có thể đỡ đau sau khi ngậm một viên nitroglycerin, nếu ngậm nitroglycerin không đỡ bệnh nhân có thể đã bị nhồi máu cơ tim thực sự.

Bóc tách động mạch chủ

Động mạch chủ là động mạch chính xuất phát từ tim đưa máu đi khắp cơ thể, bóc tách động mạch chủ là khi lớp áo của động mạch chủ bị rách và lóc tách theo các động mạch dẫn đến thiếu máu các cơ quan hoặc vỡ khối phình động mạch chủ gây sốc mất máu.

– Đặc điểm của bóc tách động mạch chủ bệnh nhân thường đau ngực rất dữ đội, đau lan ra sau lưng, có thể có biểu hiện thiếu máu và nếu đo huyết áp có thể thấy chỉ số huyết áp của hai tay khác nhau.

Tắc mạch phổi

Là tắc nghẽn một trong những mạch máu chính cung cấp máu cho phổi. Đây là nguyên nhân gây đau ngực có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

– Các triệu chứng thường đa dạng có thể có đau ngực, khó thở nhiều, tụt huyết áp, ho ra máu. Cần nghĩ đến tắc mạch phổi khi các triệu chứng này có thể xảy ra đột ngột đạc biệt ở những bệnh nhân nằm lâu tại chỗ, bệnh nhân cơ bệnh ung thư hoặc bệnh nhân có sưng đau một chân kèm theo.

Tràn khí mạng phổi nguyên phát

Thường được gọi là xẹp phổi, đây là tình trạng khí xuất hiện ở trong khoảng trống giữa thành ngực và nhu mô phổi. Bình thường, áp suất âm trong lồng ngực cho phép phổi nở ra. Khi bị tràn khí màng phổi nguyên phát, không khí đi vào trong lồng ngực dẫn đến mất cân bằng áp suất làm phổi không thể nở ra được và do đó sẽ làm mất đi sự cung cấp oxy bình thường trong cơ thể.

– Các triệu chứng có thể thấy bệnh nhân đột ngột đau nhói ở ngực như dao đâm, khó thở và có thể thấy lộng ngực căng hơn hoặc có tràn khí dưới da.

Ép tim cấp

Đây là tình trạng có dịch màng ngoài tim (màng ngoài tim là một túi tạo quanh tim) làm ép vào tim làm tim không co bóp được. Bệnh nhân thường có cảm giác đau liên tục, cảm giác như bóp nghẹt ngực, có thể có trụy mạch, tím tái…

2. Các nguyên nhân đau ngực ít đe dọa hơn đến tính mạng

Viêm phổi

Là nhiễm trùng nhu mô phổi. Đau ngực xuất hiện do lớp biểu mô của phổi bị viêm. Các triệu chứng kinh điển bệnh nhân thường đau ngực kèm theo sốt, ho nhiều, ho khạc đờm kèm theo mủ hoặc đờm màu gỉ sắt.

Những bệnh của thực quản

Đau ngực do những bệnh của thực quản rất thường gặp và có thể gây hoang mang lo sợ vì nó giống như những cơn đau ngực của nhồi máu cơ tim.

– Trào ngược dạ dày thực quản (GERD), viêm thực quản xuất hiện khi acid trong dạ dày đi ngược lên thực quản đôi khi cũng gây ra những cơn đau ngực. Người bệnh thường đau ngực kèm giảm giác nóng rát sau xương ức, ợ hơi, ợ chua.

– Co thắt thực quản: được định nghĩa là một tình trạng co thắt quá mức một cách bất thường củ cơ trơn thực quản. Bệnh nhân thường đau ngực kèm theo cảm giác nuốt nghẹn, nuốt vướng như cảm giác hóc xương.

Viêm sụn sườn

Đây là hiện tượng viêm của các sụn nằm giữa các xương sườn. Cơn đau thường ở vị trí giữa ngực, âm ỉ và nhói lên khi hít thở sâu, di chuyển và ấn sau vào lồng ngực.

Herpes zoster

Đây là thể tái phát của bệnh thủy đậu, những mụn nước thường xuất hiện ở một bên cơ thể. Đau rất dữ dội, thường giới hạn ở những vùng có mụn nước. Cơn đau có thể xuất hiện trước mụn nước vài ngày.

Viêm thần kinh liên sườn

Người bệnh thường có cảm giác đau lan từ trước ngực ra sau lưng theo một cung xương sườn, đau tăng khi hít sâu hoặc vận động tại bên viêm nhưng đáp ứng với các thuốc giảm đau thông thường.

Điều trị

Khi bị đau ngực tốt nhất nên đến cơ sở y tế để khám và loại trừ các nguyên nhân đau ngực nguy hiểm.

Các xét nghiệm thầy thuốc có thể chỉ định gồm: chụp tim phổi, ghi điện tim đồ, xét nghiệm các men tim loại trừ nhổi máu cơ tim, chụp cắt lớp vi tính lồng ngực khi nghi ngờ bệnh lý nhu mô phổi, siêu âm tim…

Tùy thuộc vào nguyên nhân mà thầy thuốc sẽ có các xử trí phù hợp.

1. Nhồi máu cơ tim

Thầy thuốc sẽ dùng các thuốc chống đông để tái tưới máu vùng mạch máu bị tắc nghẽn như aspirin, clopidogrel, heparin…

Nong mạch vành là phương pháp làm thông động mạch hiệu quả nếu bệnh nhân đến sớm tốt nhất trước 6 giờ.

Cần phải phẫu thuật nối chủ vành nếu điều trị bằng thuốc thất bại, bao gồm nong mạch vành.

2. Đau thắt ngực

Nitroglycerin được sử dụng rộng rãi nhất có tác dụng làm giãn mạch vành, thường được ngậm dưới lưỡi.

3. Bóc tách động mạch chủ

Điều trị chủ yếu là giảm đau, kiểm soát huyết áp bằng thuốc, bệnh nhân có thể phải phẫu thuật thay động mạch chủ nếu phình tách gần tim hoặc đặt giá đỡ động mạch chủ.

4. Thuyên tắc mạch phổi

Điều trị bao gồm tăng cung cấp oxy, cho thuốc kháng đông như heparin, thuốc làm tan máu động được sử dụng trong một số trường hợp.

5. Tràn khí màng phổi

Nếu triệu chứng khó thở hoặc vùng tràn khí lớn, bệnh nhân sẽ được đặt dẫn lưu chất khí hoặc đặt một ống luồng vào lồng ngực để hút khí.

6. Ép tim cấp

Người bệnh cần được chọc hút dịch và dẫn lưu dịch màng tim cấp cứu.

7. Viêm phổi

Viêm phổi được điều trị với kháng sinh và thốc giảm đau khi bệnh nhân bị nhạy cảm ở thành ngực.

8. Viêm sụn sườn

Thường được điều trị với kháng viêm không steroid như inbuprofen.

9. Những bệnh của thực quản như trào ngược dạ dày thực quản

Người bệnh thường được dùng các thuốc giảm bài tiết dịch vị dạ dày và các thuốc bao bộc niêm mạc dạ dày thực quản.

Bài viết Xử trí đau ngực cấp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/xu-tri-dau-nguc-cap-4099/feed/ 0
Bệnh nhồi máu não https://benh.vn/benh-nhoi-mau-nao-5109/ https://benh.vn/benh-nhoi-mau-nao-5109/#respond Mon, 27 Nov 2023 05:17:09 +0000 http://benh2.vn/benh-nhoi-mau-nao-5109/ Bệnh nhồi máu não bao gồm các quá trình bệnh lý làm giảm lưu lượng tuần hoàn của một vùng não do hẹp, tắc mạch máu não hoặc do hạ huyết áp. Phần não bị ngừng cung cấp máu được gọi là thiếu máu não. Nếu sự thiếu cung cấp máu không được khắc phục và kéo dài thì phần não đó bị hoại tử do thiếu oxy và glucose. Vùng não bị hoại tử do sự thiếu cung cấp máu này được gọi là nhồi máu não.

Bài viết Bệnh nhồi máu não đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bệnh nhồi máu não bao gồm các quá trình bệnh lý làm giảm lưu lượng tuần hoàn của một vùng não do hẹp, tắc mạch máu não hoặc do hạ huyết áp. Phần não bị ngừng cung cấp máu được gọi là thiếu máu não. Nếu sự thiếu cung cấp máu không được khắc phục và kéo dài thì phần não đó bị hoại tử do thiếu oxy và glucose. Vùng não bị hoại tử do sự thiếu cung cấp máu này được gọi là nhồi máu não.

Nhồi máu não chiếm tỷ lệ khoảng 80% đột quỵ não, 20% còn lại của đột quỵ não là chảy máu não, chảy máu dưới nhện. Tỷ lệ mắc hàng năm của nhồi máu não tương đối cao, khoảng 130/100.000 người/năm. Tỷ lệ mới mắc là 22/100.000 người/năm.

Nguyên nhân gây bệnh nhồi máu não

Nguyên nhân thường gặp của nhồi máu não bao gồm:

  • Xơ vữa huyết khối của mạch máu lớn chiếm 50%, trong đó các mạch máu lớn ngoài sọ chiếm 45%, mạch máu lớn trong sọ chiếm 5%.
  • Nguyên nhân từ tim gây cục huyết khối như bệnh van tim, rung nhĩ… chiếm 20%.
  • Tắc các mạch máu nhỏ trong não chiếm 25%.
  • Bệnh động mạch không xơ vữa chiếm < 5%.
  • Bệnh về máu chiếm <5%.

Chẩn đoán bệnh nhồi máu não

Triệu chứng lâm sàng: Các triệu chứng lâm sàng của nhồi máu não xảy ra đột ngột thường vào lúc đang ngủ. Các triệu chứng điển hình thường là đau đầu, nôn hoặc buồn nôn, liệt nửa người. Có thể có rối loạn ý thức nếu tổn thương nhồi máu não rộng, nhồi máu hai bên bán cầu não hoặc nhồi máu thân não.

nhoi-mau-nao

Hình ảnh chụp cắt lớp não: Trong giai đoạn tối cấp 3-6 giờ của nhồi máu não, các thay đổi trên hình ảnh chụp cắt lớp não rất kín đáo, chủ yếu do phù não ở vùng thiếu máu não gây ra. Các dấu hiệu sớm của nhồi máu não trên chụp cắt lớp vi tính não bao gồm mất ranh giới chất trắng chất xám, mờ rãnh cuộn não, hẹp khe Sylvius, mất dải băng thuỳ đảo, hẹp não thất và bể đáy, tăng tỷ trọng các mạch máu trong khu vực đa giác Willis do cục máu đông đặc biệt động mạch não giữa. Trong giai đoạn sau khi ổ nhồi máu não đã hình thành thì hình ảnh chụp cắt lớp não là ổ giảm tỷ trọng ở vùng vỏ não, vùng dưới vỏ hoặc ở vùng chất trắng hoặc chất xám trong sâu theo vùng chi phối tưới máu của động mạch.

Hình ảnh chụp cộng hưởng từ não: Trong giai đoạn cấp ổ nhồi máu não giảm tín hiệu nhẹ trên ảnh T1W, tăng tín hiệu trên ảnh T2W. Tiêm thuốc đối quang từ thấy ổ tổn thương không ngấm thuốc. Trong giai đoạn bán cấp (sau 1 tuần) ổ nhồi máu não giảm tín hiệu trên ảnh T1W, tăng tín hiệu trên ảnh T2W. Tiêm thuốc đối quang từ thấy ổ tổn thương ngấm thuốc. Giai đoạn mạn tính ổ nhồi máu não giảm tín hiệu trên ảnh T1W, tăng tín hiệu trên ảnh T2W. Hiệu ứng khối mất sau 1 tháng, hiện tượng ngấm thuốc đối quang từ giảm dần sau vài tháng.

Điều trị bệnh nhồi máu não

– Điều trị tiêu huyết khối: Là biện pháp điều trị đặc hiệu của nhồi máu não. Tuy nhiên, để áp dụng được biện pháp điều trị này bệnh nhân phải đáp ứng được một loạt tiêu chuẩn xét nghiệm và thời gian trong đó tiêu chuẩn bắt buộc là thời gian trong vòng 3 giờ kể từ khi khởi phát.

– Aspirin và các thuốc chống ngưng tập tiểu cầu khác: Tất cả bệnh nhân bị đột quỵ nhồi máu não cấp cần được dùng aspirin ngay chỉ trừ trường hợp bị dị ứng hoặc không dung nạp với aspirin hoặc đang cân nhắc dùng thuốc tiêu huyết khối. Các thuốc chống ngưng tập tiểu cầu khác như dipyridamol, clopidogrel, cilostazole, ticlopydil là các thuốc được lựa chọn trong trường hợp bệnh nhân bị dị ứng hoặc không dung nạp với aspirin.

– Heparin và các thuốc chống đông khác được chỉ định điều trị trong đột quỵ nhồi máu não có rung nhĩ, bệnh van tim và ngăn ngừa huyết khối tĩnh mạch sâu.

– Điều trị thuốc hạ huyết áp: Tăng huyết áp được xác định khi huyết áp tâm thu > 140mmHg hoặc huyết áp tâm trương > 90mmHg. Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ chính của đột quỵ não. Đối với bệnh nhân tăng huyết áp chưa bị đột quỵ, nếu điều trị huyết áp trung bình giảm được 5,8mmHg thì nguy cơ đột quỵ giảm được 42%. Đối với bệnh nhân tăng huyết áp đã bị đột quỵ, nếu điều trị huyết áp tâm trương giảm được 5mmHg hoặc huyết áp tâm thu giảm được 10mmHg thì nguy cơ tương đối của đột quỵ giảm được 30%. Việc lựa chọn thuốc hạ huyết áp tuỳ từng bệnh nhân cụ thể.

– Điều trị đái tháo đường trong đột quỵ não: Trong nhồi máu não tất cả bệnh nhân đái tháo đường được khuyên điều trị để mức đường máu về bình thường và HbA1c dưới 7%. Đối với bệnh nhân n hồi máu não có đái đường, tăng huyết áp thì nhóm thuốc hạ huyết áp được khuyên dùng là nhóm ức chế men chuyển. Trong đột quỵ não nếu mức đường máu > 10mmol/L thì nên dùng insulin để kiểm soát đường máu.

Cách phòng chống bệnh nhồi máu não

Phát hiện và kiểm soát các yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, đái tháo đường, các rối loạn nhịp tim và bệnh van tim.

Bài viết Bệnh nhồi máu não đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-nhoi-mau-nao-5109/feed/ 0
5 thói quen giúp người trẻ tránh xa bệnh tim mạch https://benh.vn/5-thoi-quen-giup-nguoi-tre-tranh-xa-benh-tim-mach-46369/ https://benh.vn/5-thoi-quen-giup-nguoi-tre-tranh-xa-benh-tim-mach-46369/#respond Thu, 12 Oct 2023 04:38:44 +0000 https://benh.vn/?p=46369 Chỉ cần điều chỉnh một vài thói quen nhỏ hằng ngày sẽ mang lại những thay đổi lớn đến sức khỏe tim mạch, giúp bạn có đầy đủ sức khoẻ để tận hưởng cuộc sống trọn vẹn.

Bài viết 5 thói quen giúp người trẻ tránh xa bệnh tim mạch đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Chỉ cần điều chỉnh một vài thói quen nhỏ hằng ngày sẽ mang lại những thay đổi lớn đến sức khỏe tim mạch, giúp bạn có đầy đủ sức khoẻ để tận hưởng cuộc sống trọn vẹn.

benh-tim-mach

Thời gian gần đây, càng nhiều người trẻ ở lứa tuổi 30 – 40 mắc bệnh tim mạch. Theo GS.TS.BS. Đỗ Doãn Lợi, Viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam, bệnh lí tim mạch đang ngày càng trẻ hóa: Cứ 4 người trẻ Việt Nam từ 25 tuổi trở lên, có ít nhất 1 người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Bệnh tim mạch để lại những hệ luỵ khôn lường, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Để tránh xa bệnh tim mạch không quá khó, 5 thay đổi nhỏ trong cuộc sống hàng ngày sau đây sẽ giúp bạn.

Ngủ đủ giấc

Thức khuya, ngủ không đủ giấc không những làm hệ thống miễn dịch của cơ thể suy yếu dần mà còn tăng tỉ lệ mắc bệnh tim mạch. Khi thiếu ngủ, các mạch máu co lại, huyết áp tăng, tạo áp lực lên tim nhiều hơn. Đây là nguyên nhân dẫn đến các bệnh lí tim mạch như: bệnh mạch vành, xơ vữa động mạch, cao huyết áp… Ngủ đủ giấc từ 7 – 8 tiếng/ngày là thay đổi nhỏ đầu tiên và cũng hết sức đơn giản giúp ngăn ngừa bệnh lí tim mạch. Để có giấc ngủ sâu và ngon, duy trì nhịp sinh học của cơ thể một cách cân bằng, bạn nên đi ngủ đúng giờ, không thức quá khuya, tránh ăn no hoặc uống nhiều nước trước khi đi ngủ.

Tập thể dục thường xuyên

Người trẻ thường hay than thở thời gian ăn, ngủ, làm việc còn chưa đủ huống chi là tập thể dục mỗi ngày. Nhưng thật ra nếu biết cách sắp xếp công việc, bạn có thể đi ngủ vào 11g đêm, thức dậy vào 6 – 7g sáng hôm sau để có thời gian luyện tập thể dục trước khi có mặt ở văn phòng làm việc. GS.TS.BS. Đỗ Doãn Lợi chia sẻ “Người trẻ cần dành thời gian hoạt động thể lực từ 30 – 60 phút/ngày, ít nhất 4 ngày/tuần, tốt nhất là đều đặn hàng ngày để tăng cường sức khỏe tim mạch”. Những bài tập thể dục nhẹ nhàng như: đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi, yoga rất tốt cho sức khỏe trái tim, giúp phòng tránh các bệnh mạch vành, tăng huyết áp, đột quỵ.

Bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia

Khói thuốc có rất nhiều chất độc như nicotin, hắc ín, formaldehyt, cyanid… làm tăng nguy cơ mắc bệnh xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, đột quỵ, rối loạn nhịp tim… Trong số đó bệnh mạch vành là quan trọng nhất, ước tính chiếm khoảng hơn một nửa trường hợp tử vong vì bệnh tim do hút thuốc. Ngoài ra, hạn chế bia rượu là việc cần làm để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh tim mạch, người thường xuyên uống nhiều rượu bia sẽ có nguy cơ bị cao huyết áp cao gấp 1,5 – 2 lần so với người không uống rượu bia. Đột quỵ do nhồi máu não, xuất huyết não, biến chứng của tăng huyết áp, tăng đường máu, là hậu quả của việc lạm dụng rượu bia.

Thay đổi thói quen ăn uống

Các nhà khoa học chứng minh chế độ ăn hợp lý sẽ giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch, một số điểm cần lưu ý trong chế độ ăn phù hợp giúp cải thiện và phòng chống nguy cơ mắc bệnh tim mạch: hạn chế các loại thức ăn có chứa nhiều chất béo bão hòa, cholesterol cao như: bơ, thịt đỏ, sữa béo, thịt mỡ, gan… và các loại thức ăn nhanh chế biến sẵn theo phương pháp chiên rán. ăn nhiều rau xanh, hoa quả chín (400gram/ngày/người), ăn nhiều các loại thực phẩm giàu omega 3, omega 6 như cá và đậu nành (đây là là các axít béo tốt cho tim mạch), hạn chế ăn mặn, tiêu thụ dưới 5g muối/ ngày theo khuyến cáo của WHO vì sức khỏe tim mạch.

Sử dụng 25g đạm đậu nành mỗi ngày

Bổ sung đạm đậu nành vào bữa ăn dinh dưỡng hàng ngày là cách đơn giản nhất để tránh xa bệnh tim mạch. Không chỉ chứa đầy đủ các loại axít amin thiết yếu, đạm đậu nành còn có ưu điểm vượt trội so với đạm động vật là không chứa cholesterol. Ngoài ra, đạm đậu nành còn có tác dụng làm giảm cholesterol xấu – tác nhân gây ra tắc nghẽn, xơ vữa động mạch. Năm 1999, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã đưa ra khuyến nghị “sử dụng 25gram đạm đậu nành mỗi ngày trong khẩu phần ăn ít chất béo bão hòa và cholesterol có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch”. Tại Việt Nam, PGS.TS. Lê Bạch Mai – Viện Phó Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết dựa trên các nghiên cứu về lâm sàng và dịch tễ học và dựa trên các nguyên tắc dinh dưỡng hợp lí, người trưởng thành nên tiêu thụ lượng đạm đậu nành từ 15g – 25g/ngày (tương đương 50 – 80g đậu nành) để bảo vệ sức khỏe tim mạch. Thói quen này nên được duy trì mỗi ngày và bắt đầu càng sớm càng tốt.

Xem video để cập nhật thêm các thông tin khác

Bài viết 5 thói quen giúp người trẻ tránh xa bệnh tim mạch đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/5-thoi-quen-giup-nguoi-tre-tranh-xa-benh-tim-mach-46369/feed/ 0
Cơn đau thắt ngực và bệnh nhồi máu cơ tim https://benh.vn/con-dau-that-nguc-va-benh-nhoi-mau-co-tim-5359/ https://benh.vn/con-dau-that-nguc-va-benh-nhoi-mau-co-tim-5359/#respond Mon, 02 Oct 2023 05:22:21 +0000 http://benh2.vn/con-dau-that-nguc-va-benh-nhoi-mau-co-tim-5359/ Cơn đau thắt ngực xuất hiện do giảm dòng máu đến nuôi cơ tim. Cơn đau thắt ngực là triệu chứng của bệnh động mạch vành, với biểu hiện đau ngực trái, cảm giác bóp nghẹt, đè nặng hoặc như có ai đứng trên ngực của mình.

Bài viết Cơn đau thắt ngực và bệnh nhồi máu cơ tim đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Cơn đau thắt ngực xuất hiện do giảm dòng máu đến nuôi cơ tim. Cơn đau thắt ngực là triệu chứng của bệnh động mạch vành, với biểu hiện đau ngực trái, cảm giác bóp nghẹt, đè nặng hoặc như có ai đứng trên ngực của mình.

nhoi-mau-co-tim

Nhồi máu cơ tim là bệnh lý xuất hiện khi có cục máu đông gây bít tắc động mạch vành – mạch máu cung cấp máu và nuôi dưỡng cơ tim. Khi động mạch vành bị tắc, không còn dòng máu đến cơ tim sẽ gây phá huỷ hoặc chết một phần cơ tim tương ứng.

Triệu chứng cơn đau thắt ngực và bệnh nhồi máu cơ tim

Triệu chứng của nhồi máu cơ tim

– Cảm giác đau ngực với tính chất bóp nghẹt, tức nặng vùng giữa ngực kéo dài trên vài phút.

– Đau lan lên vai, cánh tay, lưng, răng hoặc hàm của bạn.

– Đau ngực có xu hướng tăng dần.

– Đau vùng bụng trên kéo dài.

– Khó thở.

– Vã mồ hôi.

– Một số bệnh nhân có cảm giác như sắp chết.

– Mệt mỏi, buồn nôn và nôn.

Ở một số trường hợp (đặc biệt là phụ nữ) có biểu hiện đau bụng vùng thượng vị, mệt mỏi không rõ nguyên nhân, da lạnh, chóng mặt hoặc choáng váng.

Tuy nhiên, không phải ai cũng có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim như đã mô tả ở trên, thậm chí một số người không có triệu chứng. Nhưng nếu bạn bị những triệu chứng như trên, nhiều khả năng bạn đã bị nhồi máu cơ tim.

Hoàn cảnh bị nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào, khi bạn đang làm việc hoặc khi chơi thể thao, khi bạn nghỉ ngơi, thậm chí khi xúc động mạnh. Một số bệnh nhân đột ngột bị nhồi máu cơ tim, nhưng phần lớn bệnh nhân đã từng có cơn đau thắt ngực sẽ có những dấu hiệu cảnh báo hàng giờ, hàng ngày hoặc hàng tuần trước khi xảy ra nhồi máu cơ tim. Dấu hiệu cảnh báo sớm nhất đó là đau ngực tái đi tái lại xuất hiện khi gắng sức và đỡ khi nghỉ ngơi (do cơ tim sẽ bị thiếu máu tạm thời khi bạn gắng sức).

Khi nào bạn cần đến khám bác sĩ?

Khi bạn bị nhồi máu cơ tim, cần hành động ngay lập tức. Nhiều bệnh nhân đã lãng phí quá nhiều thời gian do không nhận ra các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh. Hãy làm các bước sau:

– Gọi cứu trợ y tế khẩn cấp. Nếu bạn nghi ngờ mình bị nhồi máu cơ tim, đừng do dự. Hãy gọi 115 hoặc trung tâm y tế gần nhà. Nếu bạn không gọi điện được, hãy nhờ ai đó đưa bạn đến trung tâm y tế gần nhất.

– Ngậm viên thuốc nitroglycerin nếu đã được kê đơn. Nếu bác sĩ đã kê đơn thuốc nitroglycerin cho bạn, uống hoặc ngậm viên thuốc trong khi chờ đợi hỗ trợ y tế.

– Uống aspirin nếu có chỉ định. Nếu bạn nghĩ rằng mình bị nhồi máu cơ tim, việc uống aspirin là rất cần thiết để giảm tổn thương cơ tim, tuy nhiên bạn không nên tự uống thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.

Nguyên nhân của bệnh nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim xảy ra khi một hoặc nhiều mạch máu nuôi dưỡng cho tim (động mạch vành) bị tắc. Theo năm tháng, động mạch vành bị hẹp dần lại do sự bồi đắp dần của cholesterol trong lòng động mạch hình thành các mảng xơ vữa. Khi một trong những mảng xơ vữa bị nứt vỡ ra, cục máu đông sẽ được hình thành trên mảng xơ vữa đó, nếu cục máu đủ lớn sẽ gây bít tắc toàn bộ lòng mạch và gây ra nhồi máu cơ tim.

Một số nguyên nhân ít gặp khác của nhồi máu cơ tim đó là: co thắt động mạch vành (đặc biệt là khi sử dụng ma tuý), cục máu đông hoặc khối u từ nơi khác bắn vào động mạch vành gây tắc mạch.

Yếu tố nguy cơ

Các yếu tố nguy cơ của nhồi máu cơ tim bao gồm:

– Tuổi. Nam giới trên 45 tuổi hoặc nữ trên 55 tuổi có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim nhiều hơn so với những người trẻ tuổi.

– Hút thuốc lá.

– Bệnh đái tháo đường.

– Tăng huyết áp.

– Tăng LDL-cholesterol (cholesterol trọng lượng phân tử thấp).

– Tiền sử gia đình có người bị nhồi máu cơ tim (bố mẹ hoặc ông bà).

– Ít vận động thể lực.

– Béo phì.

– Căng thẳng.

– Sử dụng thuốc cấm: ma tuý, thuốc phiện,…

Biến chứng của bệnh nhồi máu cơ tim

– Rối loạn nhịp tim, một số rối loạn nhịp tim nguy hiểm có thể dẫn đến chết người.

– Suy tim. Thiếu máu nuôi dưỡng sẽ làm cơ tim bị phá huỷ và mất chức năng sẽ gây ra suy tim về lâu dài.

– Vỡ tim. Vùng cơ tim thiếu máu nuôi dưỡng bị hoại tử và suy yếu sẽ có thể dẫn đến vỡ tim. Đây là biến chứng rất nặng, nguy cơ tử vong cao.

– Tổn thương van tim có thể dẫn đến tình trạng nặng đe doạ tính mạng.

Xét nghiệm cần làm và chẩn đoán

Bên cạnh việc hỏi bệnh và thăm khám lâm sàng của bác sĩ, các xét nghiệm sẽ giúp chẩn đoán nhồi máu cơ tim. Các xét nghiệm bao gồm:

– Điện tâm đồ.

– Xét nghiệm máu.

– Siêu âm tim.

– Chụp động mạch vành.

– Trong một số trường hợp, cần làm nghiệm pháp gắng sức hoặc chụp cộng hưởng từ tim, xạ hình cơ tim.

Điều trị bệnh nhồi máu cơ tim

Mỗi phút trôi qua sau nhồi máu cơ tim, lại có nhiều hơn cơ tim bị thiếu oxy và bị phá huỷ. Do vậy, việc phục hồi dòng máu nuôi dưỡng cơ tim là đặc biệt quan trọng và tiến hành càng sớm càng tốt.

Thuốc điều trị

– Thuốc chống ngưng tập tiểu cầu, bao gồm aspirin và nhóm thuốc có tính chất tương tự như asprin, ví dụ clopidogrel (plavix).

– Thuốc tiêu sợi huyết giúp tan cục máu đông trong động mạch vành.

– Các thuốc giúp làm máu “loãng” hơn và ít tạo thêm các cục máu đông mới, ví dụ như heparin.

– Nitroglycerin. Có tác dụng giãn mạch vành, giảm đau ngực.

– Thuốc làm giảm đau ngực như morphin.

– Các thuốc khác làm tim thư giãn hơn, giảm bớt nhịp tim và ngăn quá trình tiến triển của nhồi máu cơ tim như thuốc chẹn beta giao cảm, thuốc ức chế men chuyển.

– Thuốc làm hạ cholesterol.

Các biện pháp làm tái thông mạch máu

Nong bóng và đặt stent động mạch vành. Bác sĩ sẽ luồn một ống thông nhỏ vào động mạch vành bị tắc của bạn qua một động mạch, thường là động mạch quay hoặc động mạch đùi. Sau đó sẽ luồn một quả bóng đặc biệt tới nơi bị tắc nghẽn và làm quả bóng nở rộng, qua đó làm khai thông vị trí tắc và làm cho dòng máu được chảy trở lại. Cùng lúc đó, một ống kim loại đặc biệt (stent) được đưa vào để giúp cho lòng mạch được thông hoàn toàn, phục hồi dòng chảy và giúp phục hồi cơ tim.

Mổ bắc cầu nối động mạch vành. Ở một số trường hợp, bác sĩ tiến hành mổ cấp cứu khi bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim. Bác sĩ sẽ dùng những đoạn mạch để nối từ động mạch bình thường vượt qua chỗ bị tắc của động mạch vành, khôi phục dòng máu cho vùng cơ tim, làm cho tim hồi phục. Nhưng thông thường, mổ bắc cầu nối động mạch vành được tiến hành một thời gian sau khi nhồi máu cơ tim để chờ cơ tim tự hồi phục sau nhồi máu.

Điều chỉnh lối sống và dự phòng

Sẽ không bao giờ là muộn để phòng ngừa nhồi máu cơ tim, thậm chí là ngay cả khi bạn đã từng bị nhồi máu cơ tim. Bạn hãy uống thuốc đầy đủ và thay đổi lối sống – đó là cách tốt nhất để phòng tránh nhồi máu cơ tim. Cụ thể như sau:

– Uống thuốc đều đặn theo đơn thuốc của bác sĩ.

– Không hút thuốc lá.

– Đi khám định kỳ để kiểm soát những rối loạn hiện tại như tăng huyết áp, béo phì, đái tháo đường hoặc tăng cholesterol máu.

– Duy trì hoạt động thể lực.

– Hạn chế ăn các thức ăn có nhiều mỡ, cholesterol, hạn chế ăn muối.

– Duy trì cân nặng ở mức hợp lý theo hướng dẫn của bác sĩ.

– Tránh căng thẳng.

CNTTCBTG – BV Bạch Mai

Bài viết Cơn đau thắt ngực và bệnh nhồi máu cơ tim đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/con-dau-that-nguc-va-benh-nhoi-mau-co-tim-5359/feed/ 0
Cảnh báo 5 loại bệnh ‘thích’ tấn công phái yếu https://benh.vn/canh-bao-5-loai-benh-thich-tan-cong-phai-yeu-9114/ https://benh.vn/canh-bao-5-loai-benh-thich-tan-cong-phai-yeu-9114/#respond Thu, 27 Jul 2023 07:01:29 +0000 http://benh2.vn/canh-bao-5-loai-benh-thich-tan-cong-phai-yeu-9114/ Có một số loại bệnh thường gặp tưởng chừng như không phân biệt nam nữ, nhưng thực tế lại có sự khác biệt lớn trong tỷ lệ mắc bệnh giữa 2 giới, mà phụ nữ có nguy cơ cao hơn.

Bài viết Cảnh báo 5 loại bệnh ‘thích’ tấn công phái yếu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Do kết cấu sinh lý của nam giới và nữ giới khác nhau, nên nam giới có các bệnh của nam giới, nữ giới có các bệnh của phụ nữ.

Nhưng có thể bạn không biết, có một số loại bệnh thường gặp tưởng chừng như không phân biệt nam nữ, nhưng thực tế lại có sự khác biệt lớn trong tỷ lệ mắc bệnh giữa 2 giới, mà phụ nữ có nguy cơ cao hơn.

Sau đây chúng ta hãy cùng xem xem, phái yếu dễ bị những bệnh nào hơn và làm sao để phòng tránh chúng.

1. Bệnh trầm cảm

Phụ nữ thường yếu mềm hơn nam giới, và cũng bất ổn hơn về cảm xúc nhất là phụ nữ trong độ tuổi dậy thì, mang thai và mãn kinh với những biến động lớn. Họ dễ bị tiêu cực hơn và thường gặp nhiều vấn đề tâm lý hơn.

tram-cam-phu-nu

Tỉ lệ nữ giới bị mắc bệnh trầm cảm cao hơn gấp đôi so với nam giới. (Ảnh: 123RF)

Làm thế nào để ngăn chặn trầm cảm ở phụ nữ?

Ngoài việc điều chỉnh tâm lý, thường ngày nên vận động nhiều, thiền định, nuôi dưỡng niềm đam mê cá nhân, kết bạn nhiều hơn, hoạt động nhóm tập thể, đều có thể hỗ trợ giải tỏa những cảm xúc tiêu cực. Ăn thực phẩm giàu protein nhưng ít chất béo như các loại đậu, rau xanh, sữa ít chất béo hoặc pho mát cũng sẽ cải thiện tâm trạng xấu.

2. Các loại bệnh về tim mạch

Thành mạch máu trong tim của nữ giới tương đối nhỏ, mạch máu phân bổ cũng phức tạp, triệu chứng không rõ ràng dễ bị chẩn đoán nhầm, có thể bỏ lỡ đi thời cơ chẩn đoán và điều trị tốt.

benh-tim-mach-phu-nu

Triệu chứng phát bệnh tim mạch ở nữ giới không rõ ràng dễ nhận biết như ở nam giới (Ảnh: Shutterstock)

Làm thế nào để ngăn chặn bệnh tim mạch ở phụ nữ?

Ngoài việc kiểm tra tim mạch định kỳ, khống chế ba cao (huyết áp cao, cholesterol cao, đường huyết cao), ăn uống hằng ngày nên ăn ít dầu, ít muối, ít chất béo, ăn nhiều rau củ quả, không hút thuốc, không uống rượu. Trước khi đi ngủ uống một chút nước, có thể phòng tránh bệnh đột quỵ và nhồi máu cơ tim. Hình thành thói quen thường xuyên tập thể dục, hoặc tập yoga, ngồi thiền, đều có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh.

3. Loãng xương

Mật độ xương của nữ giới ít hơn so với nam giới, vì vậy nữ giới dễ bị mắc loãng xương hơn. Hơn nữa khi nữ giới bước vào thời kỳ tiền mãn kinh, bởi có sự thay đổi về nội tiết tố, cũng dễ làm cho xương bị yếu đi.

Vậy làm thế nào để ngăn chặn loãng xương ở phụ nữ?

Vận động một cách điều độ thích hợp có thể kích thích xương, thúc đẩy tuần hoàn máu, giúp xương chắc khỏe. Hàng ngày, nên ăn nhiều các loại thực phẩm giàu canxi ví dụ như các loại đậu, phô mai, các loại cá nhỏ khô, hạt mè đen, cải xoăn, mù tạt, sữa… Cũng nên thường xuyên ra ngoài sưởi nắng, bởi vitamin D là yếu tố quan trọng giúp cơ thể hấp thu canxi, cải thiện mật độ xương.

hat-vung-den-giup-giam-loang-xuong-nu-gioi

Nữ giới dễ bị loãng xương hơn nam giới, nên ăn nhiều các loại thực phẩm giàu canxi như vừng đen.

4. Viêm khớp gối

Do cấu tạo bẩm sinh gân, dây chằng và xương của nữ giới đều không khỏe bằng nam giới, thêm nữa, xương chậu của nữ giới lớn hơn nam giới, ngả về phía sau, áp lực đặt lên vùng chân không cân bằng, khớp hông và khớp gối dễ bị tổn thương.

Dây chằng trước có nguy cơ bị rách khi vận động sai tư thế, sau này nguy cơ mắc bệnh viêm khớp sẽ cao hơn. Phụ nữ thường mang giầy cao gót thì nguy cơ mắc bệnh viêm khớp sẽ càng cao.

viem-khop-goi-phu-nu

Nhiều thực phẩm và đồ uống phổ biến có thể là thủ phạm tổn thương sức khỏe xương (Ảnh: Photos.com)

Làm thế nào để ngăn chặn viêm khớp gối ở phụ nữ?

Thực hành các bài tập vận động tăng sức khỏe xương khớp, ví dụ như thiền định, đi bộ, đi xe đạp, bơi lội hoặc dùng máy tập thể dục. Hạn chế những động tác gây áp lực tới khớp, ví dụ như lên xuống cầu thang, leo núi, kiễng chân, ngồi xổm hoặc quỳ gối lâu, cố gắng hạn chế đi giầy cao gót.

5. Rối loạn tiêu hóa

Chức năng tiêu hóa bẩm sinh của nữ giới không tốt bằng nam giới, nữ giới mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa thức ăn. Theo thống kê, nữ giới mắc các bệnh táo bón, khó tiêu và các bệnh về đường ruột cao gấp 2 -3 lần so với nam giới.

Làm thế nào để ngăn chặn rối loạn tiêu hóa ở nữ giới?

Có thể giảm lượng ăn chia nhiều bữa nhỏ, khi ăn nên để tâm trạng thoải mái, ăn chậm nhai kĩ, tập trung thưởng thức mùi vị món ăn, không nên vừa ăn vừa nghĩ hoặc làm việc khác. Hạn chế ăn đêm và ăn đồ ăn vặt, ăn ít đồ lạnh, dầu mỡ, cay nóng. Uống nhiều nước, và nuôi dưỡng thói quen uống một ly nước sau khi thức dậy.

phu-nu-uong-nhieu-nuoc

 Những người có thể chất yếu hoặc những người mắc một số loại bệnh nhẹ, nên thường xuyên uống nước lọc. (Ảnh: Fotolia)

Cố gắng để tâm trạng thoải mái, căng thẳng hay áp lực đều sẽ làm tổn thương tới đường tiêu hóa, khi gặp chuyện áp lực hãy hít thở thật sâu. Tập thể dục, ngồi thiền, nghe nhạc cổ điển đều có thể giúp tinh thần thoải mái.

Theo epochtimes

Bài viết Cảnh báo 5 loại bệnh ‘thích’ tấn công phái yếu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/canh-bao-5-loai-benh-thich-tan-cong-phai-yeu-9114/feed/ 0
Các môn thể thao và phương pháp tập luyện phù hợp với người mắc bệnh huyết áp thấp https://benh.vn/cac-mon-the-thao-va-phuong-phap-tap-luyen-phu-hop-voi-nguoi-mac-benh-huyet-ap-thap-5876/ https://benh.vn/cac-mon-the-thao-va-phuong-phap-tap-luyen-phu-hop-voi-nguoi-mac-benh-huyet-ap-thap-5876/#respond Wed, 05 Jul 2023 04:35:21 +0000 http://benh2.vn/cac-mon-the-thao-va-phuong-phap-tap-luyen-phu-hop-voi-nguoi-mac-benh-huyet-ap-thap-5876/ Huyết áp thấp là một bệnh lý thường gặp ở mọi giới, mọi lứa tuổi. Hiện nay, bệnh huyết áp thấp đã trở nên khá phổ biến với tỷ lệ nữ mắc bệnh nhiều hơn nam.

Bài viết Các môn thể thao và phương pháp tập luyện phù hợp với người mắc bệnh huyết áp thấp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Huyết áp thấp là một bệnh lý thường gặp ở mọi giới, mọi lứa tuổi. Hiện nay, bệnh huyết áp thấp đã trở nên khá phổ biến với tỷ lệ nữ mắc bệnh nhiều hơn nam.

Để cải thiện sức khỏe, tập luyện thể dục thể thao là một phương pháp trị liệu tốt cho người bị huyết áp thấp. Tuy nhiên, người tập phải chọn những môn thể thao phù hợp và đúng cách.

Vậy, những môn thể thao phù hợp với người bị huyết áp thấp? Phương pháp tập luyện?

Khi nào thì được coi là huyết áp thấp

Huyết áp của một người bình thường là ở mức khoảng 120/80mmHg (huyết áp có thể dao động giữa 110-120 (tâm thất) và 70-80 (tâm thu).

Người bị coi là huyết áp thấp (HAT) nếu như huyết áp dưới mức 65 (tâm thu).

huyet-ap-ket

Huyết áp thấp khi huyết áp tâm thu dưới mức 65.

Nguyên nhân gây huyết áp thấp

Huyết áp thấp có thể do nguyên nhân bẩm sinh cũng có thể do các yếu tố vận động, môi trường gây ra.

Do suy giảm hoạt động của tuyến giáp

Khi cơ thể bị thiếu hụt hàm lượng hormon của tuyến giáp, sẽ có nguy cơ mắc chứng huyết áp thấp kèm theo các triệu chứng hoa mắt chóng mặt, rụng tóc.

Do suy giảm glucoza

Khi hàm lượng đường trong máu giảm xuống dưới mức 2.5mmol/l, cơ thể có cảm giác mệt mỏi, run rẩy và vã mồ hôi đó là các triệu chứng của huyết áp thấp.

Hàm lượng hemoglobin thấp

Khi hàm lượng hemoglobin thấp, dưới mức 9g/dl (người khỏe mạnh có hàm lượng hemoglobin trong máu là 100 milliters) sẽ khiến cho lượng oxy vận chuyển tới não và tim bị suy giảm, khiến cho cơ thể choáng váng, hoa mắt, chóng mặt.

Nhịp tim chậm

Khi nhịp tim đập dưới 60 nhịp/phút, có thể sẽ không đủ lượng máu và oxy lưu thông trong cơ thể và là nhân tố dẫn tới bệnh huyết áp thấp.

benh-tim-mach

Nhịp tim chậm không cung cấp đủ máu và oxy trong cơ thể dẫn đến huyết áp thấp.

Ngoài ra nguyên nhân gây áp huyết thấp còn do stress và di truyền.

Các môn thể thao phù hợp với bệnh huyết áp thấp

  • Đi bộ.
  • Chạy.
  • Cầu lông.
  • Bơi.
  • Dưỡng sinh.
  • Yoga….

lop-hoc-yoga

Đi bộ, tập yoga, dưỡng sinh…là các môn thể thao phù hợp cho người huyết áp thấp.

Phương pháp tập luyện

  • Tập luyện cần duy trì thường xuyên.
  • Tập luyện tùy thuộc vào sức khỏe, không nên cố sức.
  • Không tập khi đói hoặc sau khi ăn no.
  • Trong khi tập nếu thấy mệt thì nghỉ 5 phút.
  • Thời gian tập từ 20 đến 30 không nên kéo dài…

Chế độ ăn cho người bị huyết áp thấp

  • Khẩu phần ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng như: thịt nạc, gan động vật, cá, trứng…
  • Tăng cường ăn rau, quả để thêm vitamin, chất xơ và chất khoáng.
  • Không bỏ bữa, đặc biệt là bữa sáng.
  • Ăn mặn hơn người bình thường (10-15g muối/ngày).
  • Bổ sung một số thức ăn, đồ uống có tác dụng tăng huyết áp như: cà phê, nước chè đặc, ăn thức ăn đậm đà muối, nước sâm, bột tam thất, nước nho…

Lời kết

Huyết áp thấp là một bệnh lý thường gặp ở nhiều lứa tuổi. Hiện, tỷ lệ người bị bệnh huyết áp thấp ngày ra tăng với tỷ lệ bệnh nhân nữ nhiều hơn nam. Triệu chứng rõ rệt của huyết áp thấp là mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, lạnh tay chân, suy giảm khả năng tình dục, thở dốc sau khi làm việc nặng…

Vì vậy, việc tập luyện thể dục thể thao là một phương pháp trị liệu tốt cho người bị huyết áp thấp. Tuy nhiên, người bị huyết áp thấp rất nhanh mệt nên cần chọn những môn tập phù hợp với sức khỏe như: đi bộ, đánh cầu lông, bơi, dưỡng sinh, yoga… Lưu ý không tập quá sức, tập khi quá đói hoặc quá no, không tập quá 30 phút… để giữ gìn sức khỏe.

Bài viết Các môn thể thao và phương pháp tập luyện phù hợp với người mắc bệnh huyết áp thấp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cac-mon-the-thao-va-phuong-phap-tap-luyen-phu-hop-voi-nguoi-mac-benh-huyet-ap-thap-5876/feed/ 0
Các xét nghiệm sinh hóa máu trong bệnh nhồi máu cơ tim cấp https://benh.vn/cac-xet-nghiem-sinh-hoa-mau-trong-benh-nhoi-mau-co-tim-cap-3302/ https://benh.vn/cac-xet-nghiem-sinh-hoa-mau-trong-benh-nhoi-mau-co-tim-cap-3302/#respond Sat, 06 May 2023 04:33:07 +0000 http://benh2.vn/cac-xet-nghiem-sinh-hoa-mau-trong-benh-nhoi-mau-co-tim-cap-3302/ Các xét nghiệm sinh hóa máu trong bệnh nhồi máu cơ tim cấp

Bài viết Các xét nghiệm sinh hóa máu trong bệnh nhồi máu cơ tim cấp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>

Các xét nghiệm sinh hóa máu trong bệnh nhồi máu cơ tim cấp. Nếu có nghi ngờ bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp, các bác sỹ thường sẽ chỉ định các loại xét nghiệm sau đây.

Sự cần thiết của các xét nghiệm trong nhồi máu cơ tim (NMCT)

  • Do những thay đổi điện tim không rõ rệt (có thể bị che lấp bởi block nhánh, hoặc nhồi máu cơ hoành…).
  • Cần chẩn đoán phân biệt với cơn đau thắt ngực, nhồi máu phổi.
  • Các enzym huyết tương ở giới hạn bình thường trong suốt 48h đầu sau những khởi phát không phải là NMCT.
  • Cần theo dõi quá trình diễn biến bệnh của bệnh nhân NMCT.
  • Cần dự tính trước tình trạng bệnh (khi các enzym huyết tương tăng cao 4 – 5 lần so với bình thường có liên quan đến rối loạn nhịp tim, sốc, suy tim).
  • Sau những triệu chứng khởi phát của NMCT máu cần được thông nhanh chóng. Các xét nghiệm cần được làm nhắc lại ở các thời điểm hợp lý để phát hiện các triệu chứng tái phát, các triệu chứng mới, cũng như các triệu chứng cho biết tình trạng nặng hơn của bệnh.

Các xét nghiệm cần làm để chẩn đoán cũng như theo dõi điều trị bệnh nhồi máu cơ tim

1. CK-MB (Creatinkinase-MB)

CK là creatinkinase, có 3 isozym là CK-MM (cơ vân), CK-MB (cơ tim), và CK-BB (não). CK ở tim có CK-MB (> 40%) và CK-MM (~ 60%), CK có trong huyết tương chủ yếu là CK-MM.

Creatinkinase  có giá trị đặc biệt với các lý do sau:

  • CK toàn phần có độ nhạy 98% đối với nhồi máu cơ tim giai đoạn sớm (nhưng có 15% dương tính giả do các nguyên nhân khác).
  • CK cho phép chẩn đoán sớm vì hoạt độ của nó tăng cao trong vòng 3 – 6h sau khởi phát và đạt cực đại sau 24 – 36h sau cơn nhồi máu cơ tim.
  • Hoạt độ CK tăng cao từ 6 – 12 lần so với bình thường, cao hơn hẳn các enzym huyết tương khác.
  • Hạn chế sự sai lầm trong chẩn đoán NMCT vì CK không tăng ở các bệnh với nhồi máu khác như hủy hoại tế bào gan do tắc mạch, do thuốc điều trị làm tăng GOT, nhồi máu phổi.
  • Hoạt độ CK trở về bình thường đến ngày thứ 3, nếu tăng cao kéo dài 3 – 4 ngày cho biết sự tái phát của NMCT.
  • Có giá trị phân biệt với các bệnh khác mà enzym ở mức bình thường (gặp trong cơn đau thắt ngực), nhồi máu phổi (LDH tăng).

Do CK-MB có chủ yếu ở cơ tim, nên trong các bệnh lý của tim (như NMCT) khi các tế bào cơ tim bị hủy hoại thì CK-MB tăng cao sẽ phản ánh tình trạng bệnh nặng hơn, có giá trị hơn so với CK.

CK-MB cho phép chẩn đoán phân biệt tốt nhất giữa ổ nhồi máu tái phát với ổ nhồi máu hồi phục, và nó là “tiêu chuẩn vàng” cho chẩn đoán trong vòng 24h kể từ lúc triệu chứng khởi phát.

Xét nghiệm CK-MB dùng để chẩn đoán sớm NMCT, vì từ 4 – 8h  sau cơn nhồi máu, hoạt độ CK-MB luôn luôn tăng, cao gấp 10 – 20 lần bình thường, sau 15 – 24h tăng cao nhất và 4 – 5 ngày sau trở về bình thường.

Sau 72h, 2/3 số bệnh nhân vẫn còn tăng CK-MB so với bình thường, mẫu xét nghiệm thường xuyên hơn (6h một lần) dễ cho ta xác định giá trị cực đại. Ở bệnh nhân cao tuổi, giá trị cực đại cao hơn bệnh nhân NMCT tuổi trẻ hơn. Khoảng 5% số bệnh nhân NMCT (đặc biệt ở bệnh nhân cao  tuổi ) có CK-MB tăng cao rõ rệt trong khi CK vẫn bình thường.

Bình thường: CK-MB < 24 U/l.

Xét nghiệm CK-MB có ý nghĩa chẩn đoán sớm NMCT so với các enzym khác như  GOT (CK-MB tăng cao sau 4h, còn GOT tăng cao từ 6h sau cơn nhồi máu). Nhưng thực tế ở các bệnh viện nhỏ, do điều kiện trang bị máy, kit chưa có nên thông thường vẫn dùng xét nghiệm GOT để chẩn đoán NMCT.

Ngoài nhồi máu cơ tim CK-MB cũng có thể tăng trong một số trường hợp như

  • Chấn thương tim.
  • Viêm cơ tim.
  • Ứ máu suy tim (tăng vừa phải).
  • Co thắt mạch vành (tăng thoáng qua).
  • Phẫu thuật tim hoặc thay van tim.
  • Loạn dưỡng cơ, viêm đa cơ, bệnh lý collagen, myoglobin niệu hoặc sarcoma cơ vân.
  • Bỏng do nhiệt hoặc điện.
  • Sốt phát ban.

Ngoài ra, CK-MB không tăng trong một số trường hợp sau:

  • Thiếu máu.
  • Ngừng tim không do NMCT.
  • Phì đại tim hoặc do bệnh lý cơ tim; trừ trường hợp viêm cơ tim, suy tim.
  • Đặt máy tạo nhịp tim hoặc đặt catheter mạch máu.
  • Nối tắt mạch tim-phổi.
  • Nhồi máu não hoặc chấn thương não (CK toàn phần có thể tăng).
  • Nhồi máu phổi.
  • Đột qụy (CK toàn phần có thể tăng đáng kể).

Trong khi xét nghiệm CK, CK-MB tăng cao, có giá trị chẩn đoán quyết định thì việc xét nghiệm LDH và GOT không cần thiết lắm vì chúng cung cấp rất ít thông tin hữu ích. CK, CK-MB  cũng tăng trong phẫu thuật tim, vì vậy chẩn đoán NMCT sẽ không được thực hiện trong khoảng thời gian 12 – 24h sau phẫu thuật. Ở các bệnh nhân mà NMCT cấp điển hình thì các giá trị hoạt độ CK, CK-MB và myoglobin cao hơn. Cũng ở những bệnh nhân không bị NMCT thì có giá trị cực đại sớm hơn và  trở về bình thường nhanh hơn.

Xét nghiệm CK-MB được coi là xét nghiệm duy nhất có giá trị cho chẩn đoán các trạng thái bệnh lý NMCT sau mổ vì tình trạng huyết tán làm tăng hoạt độ các enzym khác.

CK-MB tăng đáng kể trong soi động mạch vành qua da, nong động mạch vành bằng bóng cũng làm tăng CK-MB và myoglobin.

2. LDH (Lactatdehydrogenase)

LDH là enzym bào tương, có ở mọi tế bào, đặc biệt có nhiều ở gan, tim, cơ xương….

LDH là enzym xúc tác biến đổi acid pyruvic thành acid lactic, phản ứng cần coenzym là NADH2. Đây là phản ứng cuối cùng của đường phân “yếm khí”.

Xác định hoạt độ LDH trong trường hợp mà các triệu chứng ở bệnh nhân đó xuất hiện từ 12 – 24h trước khi vào viện hoặc bệnh nhân có tiền sử và điện tim gợi ý là NMCT cấp.

Nếu lấy máu XN vào ngày thứ 2 (24 – 48h) mà kết quả CK và LDH đều tăng cao (không nhất thiết ở cùng một thời điểm) thì gần như chắc chắn bệnh nhân bị NMCT mà không cần làm các xét nghiệm chẩn đoán khác nữa. Nếu chúng không tăng trong vòng 48h thì tình trạng hoại tử cơ tim cấp được loại trừ và không cần phải làm các xét nghiệm các enzym tiếp theo.

Các bệnh nhân bị NMCT vào viện muộn thì xét nghiệm LDH toàn phần, các isozym của LDH và GOT có giá trị khi mà CK và CK-MB không cũng giá trị chẩn đoán.

Bình thường: LDH = 230 – 460 U/l.

Nếu LDH toàn phần tăng cao hơn 2000 U/l thì ít có giá trị chẩn đoán vì nhiều bệnh khác cũng có thể làm tăng LDH. Cho nên cần xác định các isozym của LDH. Phân tách bằng phương pháp điện di huyết tương cho thấy: LDH có 5 isozym, gồm từ LDH1 đến LDH5.

Trong NMCT: LDH1, LDH2  tăng cao, LDH tăng cao trong khoảng thời gian 10- 12h đầu sau cơn nhồi máu (tăng khoảng 2 – 10 lần so với bình thường) và đạt tối đa từ  48 đến 72h.

Trong NMCT, tỷ số LDH1/LDH2 > 1 thường xuất hiện từ 12 – 24h, đạt cực đại khoảng 55 – 60h, và thường xuất hiện trong vòng 48h (chiếm tới 80% số bệnh nhân NMCT, sau 1 tuần giảm xuống còn khoảng 5%, mặc dù LDH toàn phần có thể cũng tăng). Tỷ lệ  LDH1/LDH2 > 1 không bao giờ xuất hiện trước CK-MB, nó có thể xuất hiện nhiều lần trong vòng 2- 3 ngày. LDH1 có thể vẫn tăng sau khi LDH toàn phần đó trở về bình thường. LDH1/LDH2 > 1 có thể gặp trong một số trường hợp như nhồi máu thận cấp, thiếu máu do huyết tán, thiếu máu ác tính, đặt van tim nhân tạo, nhiễm ure huyết, đột quỵ, nhũn não.

Nếu LDH tăng kéo dài từ 10 – 14 ngày là rất có giá trị cho chẩn đoán NMCT muộn khi bệnh nhân được phát hiện sau khoảng thời gian mà CK đó trở về bình thường.

3. GOT

GOT là enzym có ở mọi tổ chức, nhưng có nhiều nhất ở cơ tim, rồi đến gan và cơ xương. Như trên đã trình bày, xét nghiệm GOT đó được CK, LDH thay thế để chẩn đoán NMCT, nhưng nó có ý nghĩa khi mà CK không còn tăng nữa (mẫu máu xét nghiệm đầu lấy sau 24h khi bệnh khởi phát) với các lý do sau:

  • GOT tăng ở > 90% số bệnh nhân khi lấy máu ở thời điểm thớch hợp.
  • Nó cho phép chẩn đoán NMCT vì mức tăng của enzym này xuất hiện trong vũng 4 – 6h và đạt cực đại trong 24h, có khi tới 15 – 20 lần, rồi giảm dần và về bình thường sau 4 – 6 ngày. Nếu tổn thương nhẹ tế bào cơ tim thì mức tăng ít hơn và về bình thường từ 2 – 3 ngày.
  • Mức tăng thường khoảng 200 U/l, và đạt cực đại từ 5 – 7 lần so với bình thường. Mức tăng cao hơn 300 đơn vị đồng thời tăng kéo dài hơn thì có ớt giá trị chẩn đoán hơn.
  • Tình trạng tái nhồi máu được chỉ điểm bằng sự tăng hoạt độ GOT sau khi enzym này trở về bình thường.

Trong NMCT  hoạt độ GPT thường không tăng, trừ trường hợp có tổn thương gan do suy tim ứ máu hoặc do sử dụng thuốc.

Tỷ số GOT/GPT > 3:1 có giá trị chẩn đoán NMCT nếu loại trừ được các yếu tố sau:

  • Tổn thương gan do nhiễm độc ethanol.
  • Ung thư gan, xơ gan, tắc mạch gan nặng.
  • Tổn thương cơ xương nghiêm trọng.

Tỷ số GOT/GPT có giá trị khi LDH tăng và khi máu lấy muộn để xét nghiệm sau khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên; CK-MB đó giảm và về mức giới hạn hoặc bình thường.

4. HBDH (Hydroxybutyrat dehydrogenase).

HBDH là enzym  có nhiều ở cơ tim so với mọi tổ chức khác, nó  xúc tác phản ứng:

a-HBDH huyết tương tăng song song với LDH, với đỉnh cực đại tăng gấp 3 – 4 lần  giá trị bình thường trong 48h sau cơn nhồi máu và có thể tăng cho tới 2 tuần. Xét nghiệm HBDH có sự đặc hiệu cao hơn LDH, phối hợp cựng với LDH1 để chẩn đoán NMCT và cũng nhạy hơn GOT, LDH toàn phần.

  • Bình thường:  HBDH = 55 – 140 U/l (25O C)

Tỷ số HBDH/LDH = 0,63 – 0,81. Tỷ số này được dựng để chẩn đoán phân biệt NMCT với bệnh gan. Trong viêm gan tỷ số này < 0,63.

  • Trong nhồi máu cơ tim:

HBDH tăng rõ từ 6 – 12h, mức cao nhất đạt từ 30 – 72h, thường tăng cao từ 2 – 8 lần bình thường và giữ ở mức cao lâu hơn so với GOT, LDH và về bình thường sau 10 – 20 ngày.

Tỷ số HBDH/LDH > 0,81.

Để phát hiện sớm NMCT có thể xem xét mức độ tăng và thứ tự thay đổi hoạt độ các enzym huyết tương sau nhồi máu cơ tim cấp được minh hoạ bằng đồ thị (Hình 6.1).

Số lần tăng so với bình thường

Những ngày tiếp theo sau triệu chứng khởi phát NMCT cấp

Các xét nghiệm enzym về NMCT có giá trị chẩn đoán sớm theo thứ tự CK-MB > GOT > LDH > HBDH (Bảng 6.1).

Bảng 6.1:   Hoạt độ các enzym CK-MB, LDH, HBDH ở 37oC.

Enzym

CK-MB
GOT
LDH
HBDH

Giá trị bình thường/37OC

< 24 U/l
< 46 U/l
80 – 200 U/l (XN dùng pyruvat)
24 – 78 U/l (XN dùng lactat)
55 – 140 U/l

Đặc điểm tăng

( sau  4 h sau cơn MCT
( 6 h sau cơn NMCT
( trong 12 h đầu
( trong 12 h đầu

5. Glucose máu và glucose niệu

  • Glucose máu tăng và đường niệu dương tính.
  • Glucose máu tăng ở < 50% số bệnh nhân bị NMCT.
  • Dung nạp glucose giảm.

6. Myoglobin huyết tương

Myogobin huyết tương tăng, đạt cực đại và trở về bình thường sớm hơn CK. Nó có ý nghĩa cho chẩn đoán trong vòng 6h sau khi xuất hiện triệu chứng cơn nhồi máu. Thường có myoglobin niệu.

Các yếu tố nguy hại quan trọng nhất cần dự phòng với NMCT là:

  • Lipoprotein máu cao.
  • Đái tháo đường.
  • Cao huyết áp.
  • Nghiện hút.
  • Béo phì.
  • Acid uric máu cao.

Chẩn đoán phân biệt bệnh NMCT với:

  • Cơn đau thắt ngực: các enzym huyết tương CK, CK-MB, GOT, LDH không tăng; nhưng tăng rõ rệt và có nghĩa trong NMCT.
  • Tổn thương cơ tim do viêm: enzym huyết tương bình thường hoặc tăng ít.
  • Trong suy tim cấp do tắc mạch: GOT, GPT tăng ở một mức độ nào đó, tình trạng này nhanh chóng được hồi phục nếu liệu pháp điều trị phù hợp. Có
  • thể tăng đáng kể trong trường hợp ép tim do chảy máu ở ngoại tâm mạc.
  • Trong nhồi máu phổi: GPT > GOT.

Bài viết Các xét nghiệm sinh hóa máu trong bệnh nhồi máu cơ tim cấp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cac-xet-nghiem-sinh-hoa-mau-trong-benh-nhoi-mau-co-tim-cap-3302/feed/ 0
Bệnh tăng áp lực nội sọ – Dấu hiệu, nguyên nhân và điều trị https://benh.vn/benh-tang-ap-luc-noi-so-4914/ https://benh.vn/benh-tang-ap-luc-noi-so-4914/#respond Thu, 09 Feb 2023 14:13:07 +0000 http://benh2.vn/benh-tang-ap-luc-noi-so-4914/ Bệnh tăng áp lực nội sọ : Dấu hiệu, nguyên nhân và điều trị

Bài viết Bệnh tăng áp lực nội sọ – Dấu hiệu, nguyên nhân và điều trị đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Tăng áp lực nội sọ là một cấp cứu cần phải được chẩn đoán sớm và có thái độ xử trí tích cực, hậu quả của tăng áp lực nội sọ là phù não, thiếu máu não ngày càng tăng tạo ra vòng xoắn bệnh lý, nếu không xử trí kịp thời gây ra tổn thương não không hồi phục, để lại di chứng nặng nề.

Ở người trưởng thành hộp sọ và ống tuỷ sống không thể giãn ra được, thể tích hộp sọ khoảng 1500 ml. Có 3 thành phần chứa trong hộp sọ (tổ chức não chiếm 80%, máu chiếm 10%, dịch não tuỷ chiếm 10%). Tăng áp lực nội sọ chỉ xảy ra khi có sự tăng lên các thành phần trong não mà không có tăng đồng thời thể tích hộp sọ.

Áp lực nội sọ bình thường (Intracranial pressure – ICP): 10 mmHg, tăng khi áp lực nội sọ trên 15 mmHg.

Bình thường áp lực tưới máu não (Cerebral perfusion pressure – CPP) trên 60 mmHg.

CPP = MAP – ICP    (MAP- Huyết áp trung bình)

Nhận biết dấu hiệu bệnh tăng áp lực nội sọ

Để nhận biết bệnh tăng áp lực nội sọ, đầu tiên có thể dựa vào các dấu hiệu lâm sang, tiếp theo đó tới các xét nghiệm cận lâm sàng đặc trưng.

Dấu hiệu lâm sàng của tăng áp lực nội sọ

Tuỳ theo trạng thái bệnh nhân tỉnh hay mê mà có diễn biến bệnh khác nhau.

Bệnh nhân tỉnh:

Nhức đầu thường là triệu chứng đầu tiên: đau tăng dần lên, thường vào buổi sáng hoặc gần sáng, đau có thể lan toả hoặc khu trú.

Nôn: thường gặp trong các nguyên nhân ở hố sau.

Rối loạn thị giác:

  • Nhìn đôi, thoáng mờ
  • Giảm thị lực là một dấu hiệu muộn
  • Soi đáy mắt có thể thấy phù gai

Rối loạn thần kinh: ngủ gà, lờ đờ.

Bệnh nhân hôn mê:

Bệnh nhân đang tỉnh đột nhiên rối loạn ý thức rồi hôn mê.

  • Có biểu hiện tăng trương lực cơ.
  • Rối loạn thần kinh thực vật (là dấu hiệu nặng).

Nhịp tim nhanh hoặc chậm, tăng huyết áp hoặc giảm huyết áp.

Rối loạn hô hấp: thở nhanh, sâu, không đều (kiểu Cheyne-Stockes).

Rối loạn điều hoà thân nhiệt: sốt cao.

Bệnh nhân đang hôn mê đột nhiên nặng lên nhanh chóng.

Hôn mê sâu hơn.

Tăng trương lực cơ.

Rối loạn thần kinh thực vật: rối loạn nhịp tim, nhịp thở, thân nhiệt.

Xét nghiệm chẩn đoán tăng áp lực nội sọ

Xét nghiệm máu: có thể xác định nguyên nhân ví dụ do hạ natri máu.

CT scan sọ: xác định được nguyên nhân gây tăng áp lực nội sọ.

  • Phù não: não thất xẹp, các rãnh cuộn não mất nếp nhăn, cấu trúc não bị xô đẩy, cấu trúc đường giữa bị thay đổi.
  • Não thất giãn to: não úng thuỷ do tắc nghẽn sự lưu thông của dịch não tuỷ.
  • Có thể thấy hình ảnh chảy máu não hoặc thiếu máu não, u não, áp xe não…

Cộng hưởng từ (MRI) sọ não: cho biết rõ hơn về tổn thương não.

Chụp động mạch não: xác định được dị dạng mạch não.

Chọc dò tuỷ sống: khi nghi ngờ viêm màng não mủ.

Nguyên nhân và cách chẩn đoán tăng áp lực nội sọ

Có nhiều nguyên nhân gây tăng áp lực nội sọ hoặc do chấn thương, chảy máu trong, u não… Từ đó, các xét nghiệm chẩn đoán cũng đa dạng.

Nguyên nhân gây tăng áp lực nội sọ

Chấn thương sọ não: gây tổn thương nhu mô dẫn đến phù não, chảy máu trong não

Chảy máu trong não:

  • Chảy máu trong nhu mô não, trong não thất
  • Chảy máu dưới nhện: do vỡ dị dạng mạch não

U não

Nhiễm khuẩn thần kinh: Viêm não, viêm màng não, áp xe não.

Não úng thuỷ: do tăng thể tích dịch não tuỷ trong não.

Các nguyên nhân có khả năng gây tăng áp lực nội sọ khác:

  • Tăng CO2 máu: gây giãn mạch làm tăng thể tích máu trong não.
  • Giảm oxy máu: toan chuyển hoá và làm tăng dòng máu đến não.
  • Thông khí nhân tạo có sử dụng áp lực dương cuối thì thở ra.
  • Tăng thân nhiệt: tăng nhu cầu chuyển hoá và làm tăng dòng máu đến não.
  • Hạ natri máu: gây ra phù não dẫn đến làm tăng thể tích nhu mô não.
  • Co giật: tăng nhu cầu chuyển hoá, toan chuyển hoá dẫn đến phù não.

Chẩn đoán bệnh tăng áp lực nội sọ

Lâm sàng: đau đầu, nôn, tình trạng rối loạn ý thức nặng lên.

Cận lâm sàng: giúp chẩn đoán xác định

Điều trị khi bị tăng áp lực nội sọ

Để điều trị tăng áp lực nội sọ cần lưu ý mức độ bệnh và các yếu tố liên quan trước khi quyết định phương án điều trị tối ưu. Thông thường điều trị nội khoa có thể giải quyết được nhiều trường hợp.

Điều trị nội khoa tăng áp lực nội sọ

Điều trị nội khoa tăng áp lực nội sọ tại chỗ

  • Cho bệnh nhân nằm nghỉ tuyệt đối, nơi yên tĩnh, đầu cao 300.
  • Khai thông đường thở, cho bệnh nhân thở oxy. Nếu bệnh nhân hôn mê, rối loạn hô hấp cần phải hỗ trợ hô hấp (bóp bóng qua mặt nạ, hoặc đặt nội khí quản để thông khí nhân tạo nếu có điều kiện).
  • Nếu có cơn tăng huyết áp: dùng thuốc hạ huyết áp. Cần chú ý duy trì huyết áp của bệnh nhân cao hơn mức bình thường để đảm bảo áp lực tưới máu não.
  • Nếu có hạ huyết áp: truyền đủ dịch, dùng thuốc vận mạch nếu cần thiết.
  • Nếu biết nguyên nhân tăng áp lực nội sọ do u não hoặc áp xe não: tiêm tĩnh mạch methylprednisolon 40 mg.
  • Nếu có dấu hiệu tụt não: truyền tĩnh mạch nhanh mannitol 20% 200ml trong 30 phút.

Tại khoa Hồi sức cấp cứu: Chống rối loạn hô hấp và tình trạng thiếu oxy:

Để bệnh nhân nằm đầu cao 300.

Cho bệnh nhân thở oxy mũi nếu bệnh nhân tỉnh.

Đặt nội khí quản và thông khí nhân tạo nếu bệnh nhân rối loạn ý thức, hôn mê. Thở máy tăng thông khí để duy trì PaCO2 khoảng 30 – 35 mmHg, nếu PaCO2 dưới 20 mmHg làm co mạch não mạnh gây thiếu máu não làm cho phù não nặng hơn.

Chống suy tuần hoàn: vì hạ huyết áp làm cho giảm tưới máu não dẫn đến thiếu oxy não làm phù não càng nặng hơn, đặc biệt khi bệnh nhân có sử dụng thuốc an thần diazepam, thiopental.

  • Truyền đủ dịch: dựa vào áp lực tĩnh mạch trung tâm.
  • Sử dụng thuốc vận mạch khi dịch đã đủ.

Chống tăng huyết áp:

Nếu phù não do tăng huyết áp thì phải điều trị tăng huyết áp.

Nếu tăng huyết áp là hậu quả của phù não thì phải điều trị chống phù não thì huyết áp sẽ trở về bình thường.

Nhiều khi khó phân biệt đâu là nguyên nhân, đâu là hậu quả. Thái độ xử trí đúng đắn nhất là phải điều trị chống phù não trước rồi sau đó mới chỉ định dùng thuốc hạ huyết áp nếu:

  • Huyết áp vẫn tăng, huyết áp tối thiểu > 120 mmHg
  • Có kèm theo dấu hiệu suy thận.

Các thuốc gây hạ huyết áp:

  • Có thể dùng nifedipine liều thấp 2 lần/ngày
  • Propranolol nếu không có nhịp tim chậm
  • Lợi tiểu furosemid tiêm tĩnh mạch nhiều lần.

Chống phù não: mannitol làm tăng áp lực thẩm thấu, có tác dụng hút nước thông qua hàng rào máu não.

  • Liều: 0,25 – 1g/kg/6giờ truyền tĩnh mạch nhanh trong 30 phút
  • Chỉ dùng mannitol trong 3 ngày.

Các thuốc an thần: Thiopental, phenobacbital

  • Với liều gây mê làm giảm phù não, gây co mạch não và giảm nhu cầu sử dụng oxy ở não. Có tác dụng tốt trong chấn thương sọ não, tai biến mạch não, viêm não.
  • Tuy nhiên các thuốc này lại làm cho bệnh nhân hôn mê sâu hơn, dễ gây hạ huyết áp, vì vậy cần phải thẽo dõi sát tình trạng ý thức và huyết áp.

Corticosteroids:

Có tác dụng tốt trong u não, áp xe não.

Ít tác dụng trong nhũn não, chấn thương sọ não.

Không có tác dụng trong phù tế bào (thiếu oxy tế bào).

Không được dùng khi có tăng huyết áp.

Thuốc corticoid thường dùng:

  • Methylprednisolon: 40 -120 mg tiêm tĩnh mạch, sau đó duy trì 40mg/6giờ.
  • Dexamethasone: 8 mg TB hoặc TM, sau đó 4 mg/6giờ.

Điều chỉnh nước điện giải: là biện pháp cơ bản chống phù não do tăng tiết ADH gây giảm natri máu dẫn đến giảm áp lực thẩm thấu máu,  phải hạn chế nước,  muối. Sử dụng lợi tiểu furosemid.

Điều trị tăng thân nhiêt: chườm mát, dùng thuốc hạ sốt.

Điều trị ngoại khoa tăng áp lực nội sọ

Khi biết rõ nguyên nhân gây tăng áp lực nội sọ có khả năng can thiệp ngoại khoa mà điều trị nội khoa không kết quả.

  • Não úng thuỷ: mổ dẫn lưu não thất.
  • Khối máu tụ lớn: lấy khối máu tụ và giải quyết nguyên nhân chảy máu do vỡ dị dạng.
  • U não: thường khó khăn.
  • Áp xe não: sau khi đã điều trị nội khoa ổn định, áp xe khu trú lại.

Cách phòng chống tăng áp lực nội sọ

Kiểm tra sức khoẻ định kỳ: 6 tháng/lần.

Kiểm tra định kỳ và tuân thủ điều trị khi bị cao huyết áp.

Khám mắt và đo nhãn áp khi có nhìn mờ và đau đầu đi kèm.

Khi có đau đầu và nôn cần khám chuyên khoa để loại trừ nguyên nhân do tăng áp lực nội sọ.

Khi có dầu hiệu tăng áp lực nội sọ: nằm đầu cao và phải nằm điều trị tại bệnh viện có chuyên khoa về thần kinh, hồi sức tích cực.

Cẩm nang truyền thông các bệnh thường gặp – BV Bạch Mai

Bài viết Bệnh tăng áp lực nội sọ – Dấu hiệu, nguyên nhân và điều trị đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-tang-ap-luc-noi-so-4914/feed/ 0
Cách chăm sóc trẻ bị bệnh tim bẩm sinh https://benh.vn/cach-cham-soc-tre-bi-benh-tim-bam-sinh-5021/ https://benh.vn/cach-cham-soc-tre-bi-benh-tim-bam-sinh-5021/#respond Wed, 08 Feb 2023 05:15:20 +0000 http://benh2.vn/cach-cham-soc-tre-bi-benh-tim-bam-sinh-5021/ Có những đứa trẻ ngay từ khi lọt lòng mẹ đã thiếu may mắn do mắc các căn nguy hiểm về não, khối u dị tật, bệnh tim… Mỗi loại bệnh đều để lại những di chứng ảnh hưởng đến thể chất của trẻ. Và bệnh tim là căn bệnh ảnh hưởng hàng ngày đến đời sống của trẻ như thế. Vậy, cách chăm sóc trẻ bị bệnh tim bẩm sinh như thế nào?

Bài viết Cách chăm sóc trẻ bị bệnh tim bẩm sinh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Có những đứa trẻ ngay từ khi lọt lòng mẹ đã thiếu may mắn do mắc các căn nguy hiểm về não, khối u dị tật, bệnh tim… Mỗi loại bệnh đều để lại những di chứng ảnh hưởng đến thể chất của trẻ. Và bệnh tim là căn bệnh ảnh hưởng hàng ngày đến đời sống của trẻ như thế. Vậy, cách chăm sóc trẻ bị bệnh tim bẩm sinh như thế nào?

Tìm hiểu về bệnh tim bẩm sinh

Bệnh tim bẩm sinh là các dị tật của buồng tim, van tim, vách tim va các mạch máu lớn, xảy ra từ lúc còn ở bào thai.

Bệnh tim bẩm sinh được chia thành 2 nhóm

  • Trẻ không bị tím da niêm.
  • Trẻ bị tím da niêm.

 benh-tim-bam-sinh-1

Bệnh tim bẩm sinh (Ảnh minh họa)

Nguyên nhân bệnh tim bẩm sinh

  • Do sai lạc nhiễm sắc thể.
  • Do di truyền.
  • Do các nguyên nhân ngoại lai xảy ra trong khi mang thai…

Triệu chứng trẻ bị bệnh tim bẩm sinh

  •  Trẻ hay bị ho, khò khè tái đi tái lại.
  • Trẻ thở khác thường (thở nhanh, lồng ngực rút lõm khi hít vào) thường bị viêm phổi.
  • Khi trẻ bú hay khóc vì bị khó thở.
  • Trẻ có làn da xanh xao, lạnh, vã mồ hôi.
  • Trẻ bị tím môi, đầu ngón tay, ngón chân, tăng lên khi khóc, khi rặn…
  • Trẻ bú hoặc ăn kém, chậm lên cân, thậm chí không tăng cân hay sụt cân.
  • Trẻ đi tiểu ít hơn bình thường…

 

Trẻ bị tứ chứng fallot (Ảnh minh họa)

Các bệnh tim bẩm sinh thường gặp

  • Bệnh tim thông liên thất chiểm tỷ lệ: 30,5%.
  • Bệnh tim thông liên nhĩ chiếm tỷ lệ: 9,8%.
  • Bệnh ống động mạch chiếm tỷ lệ: 9,7%…

Một số bệnh tim bẩm sinh khác:

  • Hẹp van động mạch phổi.
  • Hẹp eo động mạch chủ.
  • Kênh nhĩ thất, thất phải hai đường ra.
  • Chuyển vị đại động mạch.
  • Bệnh Ebstein, không lỗ van ba lá, tâm thất độc nhất… Bệnh tim bẩm sinh nguy hiểm như thế nào?
  • Gây suy tim nhanh chóng.
  • Kém phát triển về thể chất và tinh thần
  • Tỷ lệ tử vong cao…

Cách chăm sóc trẻ bị bệnh tim bẩm sinh

Để chăm sóc trẻ bị bệnh tim bẩm sinh cần lưu ý chăm sóc đầy đủ cả thể chất lẫn tinh thần trẻ để giúp trẻ có cơ thể khỏe mạnh mà không gặp vấn đề về tinh thần.

Chăm sóc thể chất trẻ bị bệnh tim bẩm sinh

  • Cho trẻ ăn nhạt.
  • Cho trẻ ăn từ từ, chủ yếu bằng thìa.
  • Cho trẻ ăn nhiều bữa, mỗi bữa ít hơn bình thường.

 cham-soc-tre

Cho trẻ ăn nhạt và ăn nhiều bữa ít hơn bình thường (Ảnh minh họa)

  • Hạn chế các thực phẩm có đường trong thực đơn của trẻ.
  • Theo dõi sát việc lên cân của trẻ để có chế độ dinh dưỡng hợp lý.
  • Cho trẻ uống đủ nước khi trời nóng.
  • Cho trẻ mặc ấm khi trời lạnh và tránh tiếp xúc với lạnh đột ngột (trẻ bị tim bẩm sinh rất hay mắc chứng viêm phổi).
  • Bổ sung những thực phẩm giàu kali như cam, chuối, nho, đu đủ, nước dừa…khi trẻ phải sử dụng thuốc lợi tiểu: lasix (furosemide) …
  • Chăm sóc răng miệng (đánh răng, dùng chỉ nha khoa) để phòng tránh sâu răng (sâu răng có thể gây biến chứng nguy hiểm như: viêm màng trong tim, nhiễm khuẩn bán cấp..)

 cham-soc-rang-mieng-tre

Chăm sóc răng miệng cho trẻ để phòng tránh sâu răng (Ảnh minh họa)

  • Nếu trẻ khó thở cần nới rộng quần áo và đặt trẻ nằm theo tư thế quay sang một bên với hai đầu gối co lên ngực (tư thế này giúp tăng lượng máu lên phổi, trẻ sẻ đỡ mệt). Sau đó, lập tức đưa trẻ đến bệnh viện để điều trị kịp thời.
  • Cho trẻ tái khám đúng theo lịch và tuân theo sự điều trị của bác sĩ, ngay cả khi trẻ đã được phẫu thuật (bệnh tim bẩm sinh cần phải theo dõi sau phẫu thuật vì khi lớn lên, trẻ có thể gặp một số vấn đề khác về sức khỏe)

Chăm sóc tinh thần trẻ bị bệnh tim bẩm sinh

  • Trẻ bị bệnh tim cần được chăm sóc, nuôi dưỡng giống như những em bé bình thường khác.
  • Không hạn chế hoặc cấm đoán trẻ vui chơi, giải trí, tham gia hoạt động thể dục thể thao. (trừ những hoạt động mạnh, nguy hiểm).
  • Cho trẻ đi tham quan, du lịch… tuy nhiên, khi đi chơi xa cần mang theo các loại thuốc cần thiết cho trẻ.
  • Khám và làm nghiệm pháp gắng sức định kỳ cho trẻ để xác định tình trạng chịu đựng khi vận động và có hướng dẫn tập luyện đúng mức.

 cho-tre-tham-gia-vui-choi

Cho trẻ tham gia vui chơi, giải trí để trẻ không tự ti, mặc cảm (Ảnh minh họa)

Lời kết

Bệnh tim bẩm sinh nặng thường được các bác sỹ chẩn đoán ngay từ khi trẻ chào đời. Với trẻ bị dị tật tim nhẹ hơn, triệu chứng dần xuất hiện khi trẻ lớn lên. Trẻ bị bệnh tim bẩm sinh thường yếu ớt hơn những đứa trẻ bình thường.

Tuy nhiên, ngoài những yêu cầu đặc biệt cho việc chăm sóc trẻ bị bệnh tim bẩm sinh: ăn uống đầy đủ dưỡng chất, ăn nhạt, giữ vệ sinh răng miệng, không hoạt động quá sức… các bậc phụ huynh cần ứng xử với trẻ như với những đứa trẻ bình thường khác. Việc chăm sóc, lo lắng thái quá cho tình trạng sức khoẻ của trẻ sẽ khiến trẻ cảm thấy mình bị yếu đuối, thiếu các kỹ năng tự bảo vệ, tự ti, mặc cảm…

Bài viết Cách chăm sóc trẻ bị bệnh tim bẩm sinh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cach-cham-soc-tre-bi-benh-tim-bam-sinh-5021/feed/ 0
Phòng chống nguy cơ đột tử https://benh.vn/phong-chong-nguy-co-dot-tu-4233/ https://benh.vn/phong-chong-nguy-co-dot-tu-4233/#respond Tue, 31 Jan 2023 00:52:22 +0000 http://benh2.vn/phong-chong-nguy-co-dot-tu-4233/ “Mới gặp đó mà nay đã trở về với cát bụi” là câu nói để chỉ một người đột ngột lìa trần khi mà họ hoàn toàn không có biểu hiện của người bị bệnh thậm chí còn rất khỏe. Theo y học, hiện tượng trên gọi là đột tử.

Bài viết Phòng chống nguy cơ đột tử đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
“Mới gặp đó mà nay đã trở về với cát bụi” là câu nói để chỉ một người đột ngột lìa trần khi mà họ hoàn toàn không có biểu hiện của người bị bệnh thậm chí còn rất khỏe. Theo y học, hiện tượng trên gọi là đột tử.

Tổng quan về Đột tử

Hiện nay hiện tượng đột tử xuất hiện ngày càng nhiều và xảy ra cả ở lứa tuổi ngày càng trẻ. Đây là vấn đề nan giải mà các tổ chức y tế thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng đang dùng mọi biện pháp để hạn chế.

Vậy những nguyên nhân nào dẫn đến đột tử? Làm thế nào để loại trừ đột tử? Chúng ta sẽ cùng Benh.vn tìm hiểu vấn đề này.

Thế nào là đột tử

Đột tử là tình trạng tử vong đột ngột ngay lập tức, tuổi càng cao nguy cơ đột tử càng tăng. Nam giới bị đột tử cao gấp hai lần phụ nữ.

Tỷ lệ này cũng cao hơn nhiều lần ở những người hút thuốc lá, rối loạn mỡ máu, có người thân trong gia đình bị bệnh tim mạch, sang chấn tâm lý.

Ngoài ra, có những hội chứng đột tử mà thế giới chưa giải thích được nguyên nhân (thường xảy ra vào ban đêm ở nam giới châu Á).

Những thời điểm nguy hiểm dễ xảy ra đột tử

  • Buổi sáng được xem là thời điểm nguy hiểm nhất, dễ gây đột tử cho những người có nguy cơ.
  • Đột tử cũng có thể xảy ra lúc bệnh nhân đang nghỉ ngơi nhưng thường gặp nhất là lúc gắng sức.
  • Nhiều trường hợp chết đột ngột khi đang chơi đá bóng, đánh quần vợt, cầu lông, hội họp, tranh cãi…
  • Có một số trường hợp có các biểu hiện báo trước sự đột tử như: nhức đầu nhiều, nặng ngực, khó thở, vã mồ hôi, buồn nôn…

phong_ngua_dot_tu

Đau ngực, khó thở… là dấu hiệu báo trước đột tử (Ảnh minh họa)

Nguyên nhân gây đột tử

  • Do bệnh lý tim mạch như: Nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim, nhịp nhanh thất hay rung thất…
  • Do xơ vữa mạch máu.

Các biểu hiện thường gặp của đột tử

  • Cơn nhồi máu cơ tim điển hình là đau ngực trái dữ dội, cơn đau kéo dài khoảng 15 – 30 phút và dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
  • Đôi khi cơn đau không rõ ràng, nhất là ở người có bệnh đái tháo đường, người lớn tuổi, người bệnh chỉ cảm thấy bị ngộp thở, nặng ngực. Triệu chứng đi kèm là vã mồ hôi, khó thở, mệt nhiều, buồn nôn, nôn, đánh trống ngực…

Anh N.V.H 40 tuổi, dược sỹ cao cấp nhà máy X đột tử do nhồi máu cơ tim

“Anh H là một người đàn ông cao 1m80, khỏe mạnh, đã có vợ và hai người con gái. Anh sống rất hạnh phúc bên tổ ấm của mình, cho đến một ngày định mệnh.

Một trưa hè năm 1998, như thường lệ đến giờ nghỉ trưa, anh về ăn cơm cùng gia đình nhưng anh đã ra đi mãi mãi.

Một người đi đường thấy anh nằm gục trên xe máy trước cổng bệnh viện Thanh Nhàn đã đưa anh vào bệnh viện để cấp cứu. Nhưng các bác sỹ kết luận anh đã chết do bị nhồi máu cơ tim.

Sự ra đi đột ngột của anh khiến ai cũng bàng hoàng, sửng sốt. Hình ảnh người thiếu phụ trẻ và hai cháu bé với vành khăn tang trắng với những tiếng khóc ai oán, xé ruột gan đã khiến cho trái tim tôi ứa lệ.

Bao năm qua, hình ảnh người anh, người đồng nghiệp luôn làm tôi day dứt, ám ảnh. Liệu có cách nào để để loại trừ đột tử?”

Những phương pháp phòng ngừa đột tử

Ngoài những yếu tố nguy cơ của bệnh động mạch vành mà ta không thay đổi được như tuổi, giới tính, tiền sử gia đình thì cần phải thay đổi những yếu tố nguy cơ để đề phòng nguy cơ đột tử.

Không hút thuốc

Hút thuốc lá, thuốc lào đều là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý động mạch vành, tăng huyết áp, bệnh động mạch ngoại biên… nguy cơ dẫn đến đột tử.

hut_thuoc_la

Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ đột tử (Ảnh minh họa)

Tăng cường hoạt động thể lực

Hoạt động thể lực làm giảm khả năng xuất hiện bệnh tăng huyết áp, bệnh động mạch vành… do đó làm giảm nguy cơ đột tử.

Không để cơ thể thừa cân, béo phì

Thừa cân là yếu tố nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh động mạch vành. Vì vậy, cần duy trì cân năng ở mức hợp lý tránh các nguy cơ dẫn đến đột tử.

Giảm căng thẳng (stress)

Căng thẳng trong cuộc sống, các stress tâm lý đều được chứng minh làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch, nguyên nhân dẫn đến đột tử. Vì vậy, cần cân bằng giữa công việc, nghỉ ngơi, tránh căng thẳng…

Cân bằng cholesterol trong máu

Tăng cholesterol máu làm thúc đẩy quá trình xơ vữa động mạch, là yếu tố làm tăng khả năng mắc bệnh tăng huyết áp, bệnh lý động mạch cảnh, động mạch chủ, động mạch vành, động mạch chi dưới… là nguyên nhân nhân hàng đầu dẫn đến đột tử.

Vì vậy, cần đảm bảo một chế độ ăn uống khoa học để cân bằng lượng cholesterol trong máu.

Giữ huyết áp ổn định

Tăng huyết áp là kẻ giết người thầm lặng, là yếu tố nguy cơ làm xuất hiện và tiến triển bệnh lý động mạch vành, động mạch chủ, động mạch ngoại biên… những nguyên nhân dẫn đến đột tử.

Vì vậy, khi bị tăng huyết áp, cần phải tuân thủ chặt chẽ những quy định của bác sỹ để làm giảm nguy cơ tiến triển bệnh lý tim mạch.

Kiểm soát nguy cơ đái tháo đường

Đái tháo đường là yếu tố nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch như bệnh lý động mạch vành, động mạch cảnh, động mạch ngoại biên…

Vì vậy, khi bị đái tháo đường, cần tuân thủ điều trị bệnh nghiêm ngặt: không ăn đồ ngọt, chất bột… để tránh biến chứng tim mạch.

Hạn chế uống rượu bia

Rượu bia làm tăng huyết áp, tăng triglicerid máu, gây nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

Vì vậy, hạn chế uống rượu bia là bảo vệ huyết áp, bảo vệ tim và phòng chống đột tử.

Ý kiến của chuyên gia về phòng chống đột tử

Hội Tim mạch quốc gia Việt Nam

“ Hàng năm số bệnh nhân tim mạch trẻ tuổi đang tăng lên rất nhanh. Những năm 90 của thế kỷ 20, nhồi máu cơ tim ở người trẻ tuổi vô cùng hãn hữu, nhưng hiện nay đã bắt gặp thường xuyên.

Những lý do: lối sống thay đổi, hoạt động thể lực ít đi, sử dụng máy tính nhiều; khẩu phần ăn nhiều đường, mỡ, môi trường xung quanh, sức ép tâm lý… là những nguyên nhân chính làm tỉ lệ bệnh tim mạch tăng cao và số ca đột tử tăng lên”

Giáo sư – bác sĩ Nguyễn Mạnh Phan, Giám đốc Bệnh viện Thống Nhất

“Do cuộc sống phát triển, ngày nay con người làm việc nhiều hơn, chịu nhiều áp lực, căng thẳng hơn, từ đó đã hình thành “lối sống công nghiệp”.

Chính lối sống hối hả, nhiều stress, ít vận động đã khiến nhiều người mắc bệnh tim mạch, nhất là bệnh mạch vành là nguyên nhân dẫn đến đột tử. Trong vòng 10 năm qua, tỷ lệ dân số mắc bệnh mạch vành trong cả nước đã tăng từ 3% lên khoảng 10%. Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều bệnh nhân tim mạch chưa được quản lý”.

Ăn nhiều trái cây, rau tươi để cơ thể khỏe mạnh đề phòng đột tử (Ảnh minh họa)

Bác sỹ Phạm Nguyễn Vinh

“Nhồi máu cơ tim được xem là nguyên nhân cao nhất dẫn đến đột tử. Vì vậy, mọi người nên phòng tránh nhồi máu cơ tim bằng cách không hút thuốc lá, không uống rượu, không ăn mỡ, tránh bị tiểu đường, không để cao huyết áp và nên tập thể dục mỗi ngày từ 30 – 60 phút, ăn nhiều rau tươi, trái cây, hạn chế ăn mặn…”

Lời kết:

Để phòng tránh các bệnh về tim mạnh, nguyên nhân chính dẫn đến đột tử, chúng ta cần điều chỉnh thói quen sinh hoạt hàng ngày, từ bỏ những thói quen xấu như: uống bia rượu, hút thuốc lá, ăn nhiều chất béo, ít vận động…

Ngoài ra, cần tăng cường chế độ ăn nhiều rau xanh, vận động thể lực… để cuộc sống được an toàn, thoải mái và trường thọ.

Bài viết Phòng chống nguy cơ đột tử đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/phong-chong-nguy-co-dot-tu-4233/feed/ 0