Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Fri, 17 May 2024 02:58:07 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Tác nhân gây bệnh trong bể bơi https://benh.vn/tac-nhan-gay-benh-trong-be-boi-2796/ https://benh.vn/tac-nhan-gay-benh-trong-be-boi-2796/#respond Sat, 05 Aug 2023 23:21:07 +0000 http://benh2.vn/tac-nhan-gay-benh-trong-be-boi-2796/ Được ngâm mình trong làn nước mát trong những ngày hè quả một hình thức thể thao giải trí thú vị. Tuy nhiên ở các hồ bơi công cộng, ẩn sau làn nước xanh ngắt ấy là rất nhiều tác nhân gây bệnh trong bể bơi, người đi bơi cần lưu ý để tự bảo vệ mình.

Bài viết Tác nhân gây bệnh trong bể bơi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Được ngâm mình trong làn nước mát trong những ngày hè quả một hình thức thể thao giải trí thú vị. Tuy nhiên ở các hồ bơi công cộng, ẩn sau làn nước xanh ngắt ấy là rất nhiều tác nhân gây bệnh trong bể bơi, người đi bơi cần lưu ý để tự bảo vệ mình.

tre-di-boi-the-duc

Bơi lội rất tốt cho sức khỏe nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc bệnh

Các tác nhân thường thấy trong bể bơi có thể gây bệnh như rong rêu, nấm mốc, vi khuẩn, các loại kem chống nắng, kem tạo màu da, mồ hôi nước bọt. Ngoài ra, sự tương tác giữa chất khử trùng và các chất gây ô nhiễm nước hồ bơi có thể tạo ra một hỗn hợp của chloramines và có thể gây hại…. Các tác nhân này dễ dàng thâm nhập vào cơ thể con người thông qua các vết xước nhỏ trên da và gây ra một số bệnh sau:

Viêm kết mạc

Vi khuẩn Chlamydia Trachomatis gây bệnh viêm kết mạc sống rất thoải mái trong nước hồ bơi. Vì thế, không có gì lạ khi chúng ta dễ mắc bệnh viêm kết mạc khi đi bơi. Khi bị viêm kết mạc, mắt bị cộm như có vật là ở trong, nước mắt chảy nhiều, có rất nhiều gèn, nhức mắt dữ dội khi nhìn thấy ánh sáng…

Vi khuẩn Chlamydia Trachomatis gây bệnh viêm kết mạc sống rất thoải mái  trong nước hồ bơi và sẵn sàng tấn công chúng ta.

Bệnh này nếu không chữa trị dứt điểm dễ dẫn đến rối loạn thị giác. Ngoài viêm giác mạc, khi đi bơi bạn còn dễ bị dị ứng mắt, khô mắt, đỏ mắt… Do các hóa chất để làm sạch nước và chất sát trùng. Để phòng bệnh, khi đi bơi, nên đeo kính bảo vệ, sau khi bơi cần nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý Nacl 9,0%.

Viêm tai ngoài

viem-tai-ngoai

Ống tai ngoài rất dễ bị viêm khi bơi lội do nước bị ứ lại trong tai

Nấm mốc, vi khuẩn trong nước hồ bơi sẽ dễ đọng lại ở tai (do cấu tạo đặc biệt của tai), từ đó gây bệnh viêm tai ngoài. Bệnh này nếu không được chăm sóc, chữa trị tốt có thể gây thủng tai trong và cũng có thể gây xáo trộn thính giác kéo dài. Vì thế, nếu thấy tai bị ngứa, hay có vết lở loét, bạn nên đi khám chuyên khoa tai – mũi – họng. Tuyệt đối không được ngoáy tai, vì hành  động đó sẽ tạo thêm các vết xước, giúp vi khuẩn sinh sôi nảy nở nhanh hơn.

Bệnh tiêu chảy

Nước là môi trường lý tưởng để ký sinh trùng gây tiêu chảy có tên khoa học là Cryptosporidium sinh sống. Loại ký  sinh trùng này gây tổn thương tế bào biểu mô ở dạy dày, ruột, đường hô hấp. Khi bị nhiễm thường không có triệu chứng, vì vậy chúng ta là những ổ chứa âm thầm truyền bệnh cho những cá thể khác. Khi bị nhiễm Cryptosporidium, bệnh nhân bị tiêu chảy dữ dội, phân toàn nước, kết hợp với đau quặn bụng, mệt mỏi toàn thân, sốt, chán ăn buồn nôn và đôi khi có nôn.

Các triệu chứng thay đổi nhưng thường trong vòng 30 ngày ở những người không có hệ miễn dịch khỏe mạnh. Ở những người bị suy giảm miễn dịch, có thể tử vong khi bị nhiễm Cryptosporidium. Cryptospo – ridium có khả năng đề kháng cao đối với các hóa chất sát khuẩn cho nước uống và nước bể bơi.

Vì thế, một người bị tiêu chảy có thể dễ dàng gây nhiễm bẩn bể bơi. Để ngăn lây lan các mầm bệnh tại bể bơi, bạn cần tránh để nước ở bể bơi xâm nhập vào miệng. Tắm rửa sạch sẽ trước khi bơi, rửa tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh. Không nên đi bơi nếu bạn bị tiêu chảy, vì như thế dễ truyền bệnh cho người khác.

Bệnh phụ khoa

 

Vi khuẩn, ký sinh trùng trong bể bơi có thể gây bệnh phụ khoa cho phụ nữ khi đi bơi

Do nước bể bơi có rất nhiều vi khuẩn nấm, vi trùng gây bệnh… nếu không vệ sinh sạch sẽ, các vi khuẩn nấm và vi trùng dễ dàng xâm nhập vào cơ thể, gây ra hiện tượng nhiễm nấm, viêm nhiễm đường sinh dục. Bệnh này nếu không phát hiện sớm và điều trị dứt điểm sẽ dẫn tới các biến chứng nguy hiểm: Tiểu ra máu, tiểu buốt, rắt; nam giới viêm mào tinh hoàn, viêm tuyến tiền liệt, phụ nữ là viêm âm hộ, viêm cổ tử cung và viêm phần phụ.

Bệnh hen

Thủ phạm gây ra căn bệnh này chính là các chất hóa học được sử dụng rất nhiều nhằm giữ cho nước bể bơi trong hơn. Nếu thấy có hiện tượng ho nhiều và khó thở, nên tạm dừng hoặc hạn chế đi bơi tại các bể bơi công cộng.

Nấm kẽ chân

Bệnh này do nấm Epidermophytin hoặc Trichophytin gây nên. Đối với nấm kẽ chân do Epidermophytin, da kẽ chân bị bợt trắng, có khi xuất hiện mụn nước ở rìa các ngón chân. Do ngứa nhiều, người bệnh phải gãi liên tục khiến các mụn nước bị vỡ, trợt, loét dễ bị nhiễm khuẩn thứ phát làm sưng tấy các ngón chân, lan trên bàn chân, hạch bẹn.

Trường hợp bị nấm kẽ chân Trichophytin, kẽ ngón chân thường tróc vảy da khô, nền da hơi đỏ, rất ngứa, ở rìa bàn chân, gót chân có các đám róc vẩy da vằn vèo. Các móng chân có thể dày lên, sần sùi, màu vàng đục hoặc mủn ra như lõi sậy.

Bệnh da do ấu trùng sán vịt

Bệnh này còn gọi là “bệnh ngứa của người bơi lội”, hay gặp ở người lội nước, tắm sông, ao, hồ, nông dân làm ruộng nước ở vùng nuôi nhiều  vịt. Vài phút sau khi ấu trùng thâm nhập qua da, bệnh nhân sẽ thấy ngứa, khoảng 2 giờ sau nổi các vết đỏ, 10 giờ sau nổi các sẩn mày đay. Vị trí thường gặp là cẳng chân, mắt cá chân, quanh các móng chân, móng tay, kẽ tay, kẽ chân.

Một đến 2 ngày sau có các vết xuất huyết dưới da. Sau đó sẩn dần dần lặn. Ở người có cơ địa dị ứng, sẩn ngứa có thể xuất hiện rải rác toàn thân. Sau 5 đến 7 ngày, nếu không bị nhiễm ấu trùng nữa bệnh sẽ giảm và hết. Nếu là sán máng ký sinh ở người thì sau triệu chứng ngoài da có thể có triệu chứng ở đường tiêu hóa hoặc đường tiết niệu sinh dục.

Bệnh da do hóa chất

da-bi-ngua-rat

Bể bơi không đảm bảo vệ sinh là môi trường thuận lợi phát triển các bệnh ngoài da

Các hóa chất để khử trùng, làm xanh nước bể bơi chính là thủ phạm gây các bệnh ngoài da sau: viêm da tiếp xúc (xuất hiện ở vùng da mỏng như mặt trong cánh tay, nách, bẹn, mặt trong đùi) với các triệu chứng điển hình và các đám đỏ da, ngứa, có thể có các mụn nước nhỏ lấm tấm mọc trên nền da đỏ.

Nếu gãi nhiều có thể bị bội nhiễm vi khuẩn gây viêm da nặng. Đen da, sạm da, thậm chí bỏng da cũng là một dạng bệnh  do hóa chất. Khi có những xây xát nhẹ (đứt tay, trầy da, vết thương do cạo râu…) cũng không nên đi bơi.

Để tránh các bệnh này, sau mỗi lần bơi lội, cần phải tắm rửa sạch sẽ bằng nước từ vòi sen để tẩy sạch hết những chất hữu cơ đã bám dính vào cơ thể và dùng khăn cá nhân thật sạch lau khô cơ thể trước khi mặc quần áo. Hạn chế tối đã việc thuê quần áo bơi để sử dụng.

Tránh bơi vào các giờ nóng gắt như cuối buổi sáng, buổi trưa và đầu buổi chiều. Tốt nhất là dùng kem chống nắng thoa lên da 15 phút trước khi bơi và sau khi bơi phải tắm thật sạch.

Bệnh liên quan đến phổi

Chất Clo có trong nước bể bơi rất dễ phản ứng với các chất, như urine và mồ hôi, để tạo nên sản phẩm phụ, chủ yếu là chất chloramines, có thể gây khó chịu cho hệ hô hấp của con người. Những người thường tiếp  xúc với chloramines có nguy cơ mắc các chứng bệnh như xoang, hay viêm họng cao gấp 2 đến 4 lần, cảm cúm mãn tính, gấp 3 đến 4 lần những người khác. Những người phải tiếp xúc với nồng độ clo càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng tăng lên.

Bệnh về tóc

Các hóa chất dùng để khử trùng, làm sạch nước sẽ làm tóc bạn sẽ trở nên khô và cứng, thậm chí là rụng tóc sau một thời gian đi bơi. Khi bơi bạn nên dùng mũ Nilon bảo vệ tóc để tránh cho tóc và da đầu tiếp xúc với những hóa chất trong bể bơi.

Bs Thanh Hường

Bài viết Tác nhân gây bệnh trong bể bơi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/tac-nhan-gay-benh-trong-be-boi-2796/feed/ 0
Hiện tượng chết đuối trên cạn, nguy cơ gây tử vong cho trẻ trong mùa hè https://benh.vn/hien-tuong-chet-duoi-tren-can-nguy-co-gay-tu-vong-cho-tre-trong-mua-he-8064/ https://benh.vn/hien-tuong-chet-duoi-tren-can-nguy-co-gay-tu-vong-cho-tre-trong-mua-he-8064/#respond Tue, 16 May 2023 06:33:27 +0000 http://benh2.vn/hien-tuong-chet-duoi-tren-can-nguy-co-gay-tu-vong-cho-tre-trong-mua-he-8064/ Khi mùa hè nóng nực đang đến, người người nhà nhà lại đổ dồn đến các bãi biển, bể bơi để giải nhiệt cơ thể. Để tránh những tai nạn đáng tiếc cho trẻ, các bậc phụ huynh cần hết sức lưu ý đến một hiện tượng tuy không phổ biến nhưng vẫn có thể xảy ra ở bất cứ đâu: đó là chứng “chết đuối trên cạn”.

Bài viết Hiện tượng chết đuối trên cạn, nguy cơ gây tử vong cho trẻ trong mùa hè đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Khi mùa hè nóng nực đang đến, người người nhà nhà lại đổ dồn đến các bãi biển, bể bơi để giải nhiệt cơ thể. Để tránh những tai nạn đáng tiếc cho trẻ, các bậc phụ huynh cần hết sức lưu ý đến một hiện tượng tuy không phổ biến nhưng vẫn có thể xảy ra ở bất cứ đâu: đó là chứng “chết đuối trên cạn”.

Hiện tượng đuối nước nguy hiểm

Bơi lội được coi là hoạt động rất tốt cho sức khỏe của trẻ nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn nếu sơ suất.
Mới đây, thông tin bé trai người Mỹ 10 tuổi tử vong sau khi đi bơi về đã thu hút sự quan tâm của đông đảo công chúng, đặc biệt là những ông bố, bà mẹ có con nhỏ.

Cụ thể, bé trai Johnny khi đi bơi về thấy mệt mỏi, đã nói với mẹ và đi ngủ nhưng bà mẹ không biết đó là dấu hiệu nguy hiểm. Sau đó, bà hoảng hốt khi vào đánh thức con thấy bọt trắng tràn đầy mặt Johnny, cậu đang rất khó thở. Bà đưa con đến bệnh viện ngay nhưng vẫn không cứu được cậu bé. Các bác sĩ tại đó cho biết bé mắc hội chứng “secondary drowning”.

Trường hợp sau khi bơi bệnh nhân vẫn tự lên bờ bình thường, thậm chí vẫn sinh hoạt như mọi ngày, sau đó mới tử vong được gọi là hiện tượng chết đuối do các nguyên nhân thứ phát.

Theo tiến sĩ, bác sĩ Tạ Anh Tuấn – Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Nhi Trung ương, đuối nước có 3 hình thức:

Tình trạng phổ biến nhất, là khi nạn nhân bị chìm xuống nước, lúc hít vào, nước sẽ vào đường thở gây tình trạng thiếu ô xy. Bệnh nhân sẽ tử vong do thiếu ô xy, do ngừng tim, hoặc nếu cấp cứu được cũng gây ra các di chứng về thần kinh hay tổn thương các cơ quan.

Tình trạng này chiếm đa số và thường gặp nhiều nhất. Còn 2 hình thức còn lại rất hiếm gặp, chỉ chiếm 1 – 2% các trường hợp đuối nước, gọi là “dry drowning” và “secondary drowning”. Theo bác sĩ, các thuật ngữ này không chính thức về mặt y học, để dịch ra tiếng việt là rất khó.

  • “Dry drowning” là tình trạng khi nạn nhân chìm xuống nước, ở thì hít vào sẽ có một lượng nhỏ nước đi vào đường thở, sẽ kích thích gây co thắt khí phế quản. Từ đó bệnh nhân sẽ có các dấu hiệu về hô hấp và có thể xảy ra muộn trong vòng vài giờ sau khi đã được cứu sống và lên bờ.
  • “Secondary drowning” có nghĩa là những biến chứng muộn hơn sau khi bị đuối nước. Nguyên nhân do nước đi vào phổi gây tổn thương phổi, cụ thể là gây phù phổi do tổn thương các chât sulfactan ở phế nang. Tình trạng này có thể xảy ra muộn sau khi bơi lội vài giờ hoặc vài ngày.

day-tre-boi

Nguyên nhân của việc tử vong trên cạn được cho là do những tổn thương thứ phát sau khi bơi lội (Ảnh: Internet)

Các dấu hiệu nhận biết sớm hiện tượng đuối nước

  • Trẻ mệt mỏi quá sức sau khi bơi, ăn kém
  • Ho, khó thở, đau ngực
  • Trẻ đột ngột thay đổi tâm trạng, thay đổi hành vi (cáu gắt, hung hăng…) mà không rõ nguyên nhân

Phương pháp điều trị: phụ thuộc vào mức độ tổn thương có thể thở ô xy hoặc phải thở máy nếu nặng.

Đề cập đến vấn đề này, tiến sĩ, bác sĩ Tạ Anh Tuấn – Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu – Bệnh viện Nhi Trung ương đã đưa ra những lưu ý giúp phòng tránh các tai nạn có thể gặp khi đi bơi nói chung và chết đuối do các nguyên nhân thứ phát nói riêng.

Những việc cha mẹ nên làm để hạn chế nguy cơ đuối nước cho trẻ

Để hạn chế nguy cơ đuối nước cho trẻ, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý dạy trẻ bơi và giám sát tốt trong quá trình cho trẻ đi bơi.

1. Cho trẻ học bơi từ bé

Bác sĩ cho biết, tại nhiều nước trên thế giới, trẻ được làm quen với bộ môn bơi lội từ khi còn rất nhỏ và đó là bộ môn bắt buộc trong trường. Trong khi ở Việt Nam, bờ biển khá dài và địa hình rất nhiều ao hồ sông suối nhưng rất nhiều người không hề biết bơi: “Song song với việc học văn hóa, tôi nghĩ các bậc cha mẹ cũng cần chú trọng cho con học các kỹ năng sinh tồn từ nhỏ, trong đó bơi lội là một bộ môn không thể thiếu” – bác sĩ đưa ra lời khuyên.
Ngày càng nhiều ông bố, bà mẹ trẻ tích cực cho con học bơi từ sớm để tăng cường sức khỏe

2. Có sự giám sát chặt chẽ của người lớn

Nếu không sát sao với trẻ trong suốt quá trình vận động, bố mẹ sẽ không thể nắm rõ được tình hình sức khỏe của con cũng như các biểu hiện bất bình thường để theo dõi hoặc kịp thời xử lý.

3. Lựa chọn những địa chỉ hồ bơi uy tín

Khi quyết định cho trẻ đi bơi, bố mẹ nên chú ý lựa chọn những cơ sở tổ chức dịch vụ bơi lội có uy tín, được cấp phép, đầy đủ điều kiện như có giáo viên dạy bơi hay người bảo vệ, cứu hộ…

4. Cho trẻ khởi động kỹ càng trước khi xuống nước

Việc khởi động kỹ trước khi bơi sẽ giúp cơ thể làm quen dần với các vận động mạnh, tăng tiết dịch nhờn trong các khớp, giảm nguy cơ bị bong gân, chuột rút và nhiều rủi ro khác, giảm đau mỏi cơ sau khi bơi… Thời gian bơi cũng không nên quá lâu, tùy theo thể lực của trẻ để cân đối, tránh tình trạng vận động quá sức, gây co rút, mệt cơ, hao tổn năng lượng…

Những sai lầm thường gặp khi sơ cứu người đuối nước

Nói về hiện tượng đuối nước nói chung, bác sĩ Tạ Anh Tuấn cho biết, thời gian ngừng thở, ngừng tim càng lâu thì tình trạng của bệnh nhân càng nguy hiểm do tình trạng thiếu ô xy kéo dài dẫn đến nhiều cơ quan như thần kinh, tim, thận… đều bị tổn thương.

Nhiều trường hợp khi cấp cứu có thể tim đập trở lại nhưng các cơ quan khác vẫn tổn thương nặng nề. Mức độ tổn thương phụ thuộc vào thời gian bị thiếu ô xy và cả kỹ năng cấp cứu. Bên cạnh đó có thể có biến chứng tổn thương phổi như viêm phổi, ARDS… hoặc biến chứng tổn thương do thủ thuật cấp cứu ngừng tim không đúng cách.

Ngoài ra, nếu hiện tượng đuối nước xảy ra ở các ao hồ với nguồn nước không đảm bảo vệ sinh, bệnh nhân còn thêm nguy cơ bị nhiễm khuẩn máu, nhiễm trùng phổi, tổn thương phổi… Bởi phản xạ đầu tiên của người đuối nước luôn là hít vào nên các chất bẩn cũng đi theo vào cơ thể.

Gặp các trường hợp đuối nước như trên, nhiều người thường lựa chọn các phương pháp sơ cứu truyền thống, nhưng cần đảm bảo thao tác phải đúng quy cách. Việc ép tim không đúng cách sẽ dễ gây dập phổi, tổn thương phổi, gãy xương sườn… khiến tình trạng của bệnh nhân càng nguy hiểm.

Đặc biệt, tuyệt đối không nên dốc ngược nạn nhân chạy bởi các hành động này dễ dẫn đến hiện tượng trào ngược, khiến bệnh nhân hít lại những chất trong ruột của mình, chính là những chất gây sặc và tổn thương phổi sau này.

Bài viết Hiện tượng chết đuối trên cạn, nguy cơ gây tử vong cho trẻ trong mùa hè đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/hien-tuong-chet-duoi-tren-can-nguy-co-gay-tu-vong-cho-tre-trong-mua-he-8064/feed/ 0
Đuối nước khô là gì ? https://benh.vn/duoi-nuoc-kho-la-gi-68666/ https://benh.vn/duoi-nuoc-kho-la-gi-68666/#respond Fri, 27 Sep 2019 07:44:20 +0000 https://benh.vn/?p=68666 Bạn rất chú ý đến con bạn khi chúng đang bơi hoặc chơi trong hồ bơi. Bạn chắc chắn rằng có một nhân viên cứu hộ, và bạn không bao giờ để những đứa con nhỏ của mình ở gần bất kỳ nước nào - ngay cả bồn tắm. Tuy nhiên còn nhiều điều bạn có thể làm để giữ an toàn cho chúng: Tìm hiểu các dấu hiệu nguy hiểm của đuối nước khô.

Bài viết Đuối nước khô là gì ? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bạn rất chú ý đến con bạn khi chúng đang bơi hoặc chơi trong hồ bơi. Bạn chắc chắn rằng có một nhân viên cứu hộ, và bạn không bao giờ để những đứa con nhỏ của mình ở gần bất kỳ nước nào – ngay cả bồn tắm. Tuy nhiên còn nhiều điều bạn có thể làm để giữ an toàn cho chúng: Tìm hiểu các dấu hiệu nguy hiểm của đuối nước khô.

Các chuyên gia y tế định nghĩa đuối nước là khó thở sau khi bạn bị nước vào đường thở. Đôi khi điều đó xảy ra trong khi bơi hoặc tắm.

Mặc dù nó có thể gây tử vong, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Bạn có thể sống sót sau khi chết đuối nếu bạn được giúp đỡ ngay lập tức.

Các kiểu đuối nước

Với cái gọi là chết đuối khô, nước không bao giờ đến phổi . Thay vào đó, nước hít vào sẽ khiến dây thanh âm của con bạn bị co thắt và đóng lại. Điều đó làm tắc đường thở, làm cho khó thở . Bạn sẽ bắt đầu nhận thấy những dấu hiệu đó ngay lập tức .

Chết đuối thứ cấp là một thuật ngữ khác mà mọi người sử dụng để mô tả một biến chứng đuối nước khác. Nó xảy ra nếu nước vào phổi . Ở đó, nó có thể kích thích niêm mạc phổi và chất lỏng có thể tích tụ, gây ra một tình trạng gọi là phù phổi . Bạn có thể nhận thấy con bạn khó thở ngay lập tức và nó có thể trở nên tồi tệ hơn trong 24 giờ tới.Cả hai sự kiện đều rất hiếm. Họ chỉ chiếm 1% -2% trong tất cả các trường hợp đuối nước, bác sĩ nhi khoa James Orleansowski, MD, thuộc Bệnh viện Florida Tampa cho biết.

Triệu chứng

Các biến chứng đuối nước có thể bao gồm:

  • Ho
  • Đau ngực
  • Khó thở
  • Cảm thấy vô cùng mệt mỏi

Con bạn cũng có thể có những thay đổi trong hành vi, chẳng hạn như cáu kỉnh hoặc giảm mức năng lượng, điều đó có nghĩa là não không nhận đủ oxy.

Phải làm gì

Nếu con bạn có bất kỳ vấn đề về hô hấp sau khi ra khỏi nước, hãy nhờ trợ giúp y tế. Mặc dù trong hầu hết các trường hợp, các triệu chứng sẽ tự hết, nhưng điều quan trọng là phải kiểm tra con

Bất kỳ vấn đề nào phát triển thường có thể điều trị được nếu bạn được chăm sóc y tế ngay lập tức. Công việc của bạn là theo dõi chặt chẽ con bạn trong 24 giờ sau khi bé gặp vấn đề trong nước.

Nếu các triệu chứng không biến mất, hoặc nếu chúng trở nên tồi tệ hơn, hãy đưa con bạn đến phòng cấp cứu, không phải văn phòng bác sĩ nhi khoa của bạn. “Con bạn sẽ cần chụp X-quang ngực, IV và được nhận vào để theo dõi”, Raymond Pitetti, MD, phó giám đốc y tế của khoa cấp cứu tại Bệnh viện Nhi đồng Pittsburgh, nói. “Điều đó không thể được thực hiện trong một văn phòng.”

Nếu con bạn phải ở lại bệnh viện, có thể bé sẽ được “chăm sóc hỗ trợ. Điều này có nghĩa là các bác sĩ sẽ kiểm tra đường thở và theo dõi mức oxy của con. Nếu con bạn bị khó thở nghiêm trọng, có thể cần sử dụng ống thở một lúc

Phòng ngừa

Điều quan trọng nhất bạn có thể làm là giúp ngăn ngừa đuối nước ngay từ đầu.

  • Luôn theo dõi chặt chẽ khi con bạn ở trong hoặc xung quanh nước.
  • Chỉ cho phép bơi trong khu vực có nhân viên cứu hộ.
  • Không bao giờ để con bạn bơi một mình.
  • Không bao giờ để em bé của bạn một mình gần bất kỳ lượng nước lớn nào – ngay cả trong nhà của bạn.

Ghi danh bản thân và con bạn vào các lớp an toàn dưới nước. Thậm chí có những chương trình giới thiệu trẻ em từ 6 tháng đến 3 tuổi vào nước.

Nếu bạn có một hồ bơi tại nhà, hãy chắc chắn rằng nó hoàn toàn có rào chắn.

Thanh thiếu niên có nhiều khả năng gặp các tai nạn đuối nước liên quan đến ma túy và rượu , vì vậy hãy dạy cho con bạn về những rủi ro, Mike Gittelman, MD, đồng giám đốc Trung tâm chấn thương trẻ em toàn diện tại Bệnh viện Trẻ em Cincinnati nói.

Đừng để bạn mất cảnh giác, ngay cả khi nước không sâu. Đuối nước có thể xảy ra trong bất kỳ loại nước nào – bồn tắm, bồn cầu, ao hoặc bể nhựa nhỏ.

“An toàn nước là điều quan trọng nhất,” Reiter nói.

Bài viết Đuối nước khô là gì ? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/duoi-nuoc-kho-la-gi-68666/feed/ 0
10 lưu ý cần thiết khi đi bơi https://benh.vn/10-luu-y-can-thiet-khi-di-boi-6877/ https://benh.vn/10-luu-y-can-thiet-khi-di-boi-6877/#respond Sat, 08 Jun 2019 16:54:32 +0000 http://benh2.vn/10-luu-y-can-thiet-khi-di-boi-6877/ Khi đi bơi, người bơi cần lưu ý lượng sức mình, không nôn nóng mà hãy nâng dần thời gian mỗi buổi bơi cho phù hợp với sức khỏe, và nhiều lưu ý khác nữa để đảm bảo sức khỏe và an toàn.

Bài viết 10 lưu ý cần thiết khi đi bơi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bơi lội tuy là môn thể thao tuyệt vời giúp bạn sở hữu vóc dáng chuẩn và sức khoẻ dẻo dai nhưng để an toàn, không gặp phải những sự cố nguy hiểm, cũng phải lưu ý một số vấn đề chuẩn bị và trong quá trình bơi.

tre-em-di-boi

Trang bị đầy đủ dụng cụ bơi cho trẻ (ảnh minh họa)

1. Không xuống nước khi đang mệt, đổ mồ hôi

Sau khi lao động, mồ hôi ra nhiều thì không nên nhảy xuống nước bơi lội ngay vì dễ bị cảm lạnh đột ngột, thậm chí có thể bị ngất xỉu, gọi là “trúng nước”. Nguyên nhân là do cơ thể không kịp phản ứng trước sự thay đổi nhiệt độ nóng, lạnh quá bất ngờ. Đây là lý do chính làm cho người biết bơi cũng bị chết đuối ngay ở chỗ nước nông.

Khác với những người bị chết đuối do phổi đầy nước, những người bị “trúng nước” đã bị ngất trước rồi sau đó mới bị ngạt thở. Bởi vậy, nếu đang ra nhiều mồ hôi thì nên nghỉ ngơi ít phút cho đến khi hết mệt, người ráo mồ hôi rồi hãy xuống nước.

2. Không ăn quá no trước khi bơi

Ăn uống quá tải trước khi đi bơi sẽ khiến cho bạn có cảm giác ì ạch, khó chịu, cơ thể uể oải, đau bụng và ảnh hưởng đến thành tích bơi lội. Bởi lẽ, để tiêu hóa được lượng thức ăn bạn thu nạp vào trong cơ thể thì sẽ mất khoảng thời gian 45 phút, lúc này máu sẽ dồn về các cơ quan tiêu hóa để thực hiện chức năng này. Vậy nên, nếu bạn không muốn bị nhiều tác nhân chi phối trong khi bơi lội thì không nên ăn no trước ít nhất 45 phút khi đi bơi.

3. Khởi động trước khi xuống nước

Trước khi xuống bơi, để phòng ngừa những hệ lụy không mong muốn như chuột rút, co cơ có thể gây tai nạn đang tiếc khi bơi, bạn cần tiến hành các bài tập khởi động, kéo căng các cơ xương khớp trong cơ thể.

Các chuyên gia khuyến cáo, bạn nên khởi động ít nhất 10 – 15 phút trước khi xuống bơi. Ngoài ra, cũng nên áp dụng một số bài tập vận động tay, chân, cổ trước khi xuống bơi để làm ấm cơ thể, phòng ngừa tình trang mệt mỏi. Không nên đột ngột xuống bơi vì sự chênh lệch giữa nước bể bơi và nhiệt độ trong cơ thể sẽ gây nên những bất lợi cho thân nhiệt, tim mạch và sức khỏe nói chung.

4. Uống nhiều nước

Bơi lội cũng như những môn thể thao khác, theo đó, bạn cần bù đắp lượng nước đều đặn, đầy đủ cho cơ thể trước, trong và sau khi bơi. Vì bơi khiến cơ thể có thể bị khử nước, vậy nên cần chuẩn bị sẵn một bình nước để có thể bổ sung bất cứ khi nào bạn có cảm giác khát.

5. Không vận động quá sức khi bơi

Thời gian tắm và bơi lâu hay mau là tuỳ theo sức khoẻ từng người. Nhưng nên ngừng bơi khi cảm thấy mệt mỏi hoặc người nổi gai ốc vì lạnh. Để tránh chuột rút trong khi tắm, không nên bơi quá lâu, vận động quá sức, quá mạnh, chân đạp nước quá nhiều, đề phòng cơ bắp dễ bị co cứng (chuột rút) đột ngột.

6. Vệ sinh tai sau khi bơi

Tai là bộ phận rất dễ bị viêm nhiễm. Nước cộng với vi khuẩn xâm nhập vào bên trong tai chính là “thủ phạm” khiến tai bị viêm, nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể biến chứng sang viêm tai giữa và nhiều rắc rối khác. Vì thế, sau khi đi bơi, bạn nên vệ sinh tai sạch sẽ bằng cách lau khô và dùng bông tai thấm khô nước trong tai để hạn chế nguy cơ viêm nhiễm.

7. Chăm sóc vùng kín kỹ càng

Vùng kín là cơ quan cần nhận được sự chăm sóc chu đáo và cẩn thận nhất là sau khi tiếp xúc với nước bể bơi bởi chúng rất có nguy cơ bị “tấn công” bởi hóa chất, vi khuẩn, virus và những mầm bệnh ẩn họa.

Hãy chăm sóc vùng kín cẩn thận, thậm chí có thể sử dụng thêm dung dịch vệ sinh có hoạt tính dịu nhẹ để “tẩy” sạch những mầm họa đe dọa đến “cô bé” và “cậu bé”. Đặc biệt với chị em đang ở trong hoặc trước và sau kỳ đèn đỏ 3 ngày, hay đang điều trị viêm nhiễm phụ khoa thì không nên đi bơi.

8. Không nên ăn quá no trước và sau khi đi bơi

Bơi lội là quá trình vận động các cơ, bắp thịt và mọi bộ phận trong cơ thể, nó cũng là môn thể thao giúp bạn gìn giữ vóc dáng chuẩn do tiêu hao được một lượng lớn năng lượng trong cơ thể. Vì thế sau khi đi bơi, bạn thường có cảm giác đói bụng là điều dễ hiểu. Thế nhưng, đừng nên ăn uống lấp đầy 100% cái bụng rỗng của bạn vì nó sẽ khiến cho bạn dễ bị tăng cân, béo phì nhất là trong giai đoạn giảm cân.

Lời khuyên dành cho bạn là chỉ nên ăn nhẹ sau khi đi bơi, nên ưu tiên các món ăn chế biến từ rau, củ, quả thay vì các món ăn chế biến từ đạm, thit, chất béo, tinh bột, đồ ăn nhanh…

9. Người cao huyết áp có thể bơi

Người bệnh tăng huyết áp có thể bơi nhưng chỉ bơi nhẹ nhàng, nước hồ hơi mát, không lạnh để tránh co mạch ngoại vi đột ngột làm tăng huyết áp và không tắm nắng kéo dài. Với một số trường hợp bệnh nặng, cần phải được khám bệnh và có sự theo dõi, hướng dẫn chu đáo của thầy thuốc trước khi luyện tập bơi lội.

10. Tần suất bơi đều đặn, hợp lý

Để việc bơi lội có hiệu quả chữa bệnh và tăng cường sức khoẻ, tập luyện phải thường xuyên, liên tục, ít nhất là 3 buổi/tuần. Cần lượng sức mình, không nôn nóng mà hãy nâng dần thời gian mỗi buổi tập cho phù hợp với sức khỏe.

Bài viết 10 lưu ý cần thiết khi đi bơi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/10-luu-y-can-thiet-khi-di-boi-6877/feed/ 0
Bạn có phải là đối tượng tuyệt đối không nên đi bơi? https://benh.vn/ban-co-phai-la-doi-tuong-tuyet-doi-khong-nen-di-boi-9919/ https://benh.vn/ban-co-phai-la-doi-tuong-tuyet-doi-khong-nen-di-boi-9919/#respond Mon, 20 May 2019 07:25:27 +0000 http://benh2.vn/ban-co-phai-la-doi-tuong-tuyet-doi-khong-nen-di-boi-9919/ Bơi là môn thể thao tổng hợp giúp người học nâng cao thể lực, sức khỏe và có thể tự cứu lấy mình khi không may rơi vào những trường hợp bất khả kháng. Mặc dù vậy, các chuyên gia khuyến cáo một số đối tượng đặc biệt chỉ nên học bơi để biết bơi chứ không nên đi bơi.

Bài viết Bạn có phải là đối tượng tuyệt đối không nên đi bơi? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bơi là môn thể thao tổng hợp giúp người học nâng cao thể lực, sức khỏe và có thể tự cứu lấy mình khi không may rơi vào những trường hợp bất khả kháng. Mặc dù vậy, các chuyên gia khuyến cáo một số đối tượng đặc biệt chỉ nên học bơi để biết bơi chứ không nên đi bơi.

Những trường hợp không nên đi bơi

Người mắc bệnh hen phế quản (suyễn)

Người mắc bệnh hen phế quản không nên đi bơi bởi khi tiếp xúc với nguồn nước lạnh, bệnh nhân hen rất dễ bị lên cơn khò khè, khó thở dẫn đến nguy hiểm đến tính mạng.

Người mắc các bệnh đường hô hấp mạn tính

Những người mắc các chứng bệnh như viêm mũi dị ứng, viêm mũi xuất tiết, viêm xoang mạn… không nên đi bơi bởi khi bơi sẽ làm cho bệnh trầm trọng hơn.

Người bị bệnh tim mạch

Những người bị bệnh tim không nên tự ý đi bơi. Tuy nhiên, nếu có đi bơi, cần sự chỉ định và giám sát chặt của người có chuyên môn bởi nhiều tai nạn thương tâm đã xảy ra do qua trình bơi đột nhiên bị trụy tim mạch.

Người bị viêm da dị ứng

Người bị viêm da dị ứng không nên đi bơi bởi hoá chất được pha trong nguồn nước của hồ bơi gây nhiều ảnh hưởng không tốt cho người dị ứng da khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Ngoài ra, người đang bị cảm cúm, viêm tai giữa tái phát cũng không nên đi bơi vì bệnh sẽ có nguy cơ nặng thêm.

Phụ nữ bị viêm âm đạo

Những địa điểm bơi lội công cộng như  bể bơi, hồ bơi hay bãi biển có chứa rất nhiều vi khuẩn, vi trùng, nấm do chất thải từ môi trường và cơ thể người tiết ra.

Do đó, việc ngâm mình trong nước trong thời gian dài sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn thâm nhập vùng kín và khiến độ pH bên trong âm đạo bị thay đổi.

Ngoài ra, phụ nữ đến ngày “đèn đỏ” cũng không nên đi bơi bởi những ngày này cổ tử cung phải mở rộng hơn bình thường để cho máu kinh thoát ra nên mầm bệnh và vi khuẩn sẽ dễ dàng tấn công vùng kín hơn. Vì vậy lời khuyên tốt nhất là hãy chờ đợi cho qua những ngày đặc biệt này để bảo vệ âm đạo cũng như sức khỏe sinh sản.

Benh.vn theo zing.vn

 

Bài viết Bạn có phải là đối tượng tuyệt đối không nên đi bơi? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/ban-co-phai-la-doi-tuong-tuyet-doi-khong-nen-di-boi-9919/feed/ 0
Thực trạng chất lượng nước bể bơi ở Hà Nội https://benh.vn/thuc-trang-chat-luong-nuoc-be-boi-o-ha-noi-5302/ https://benh.vn/thuc-trang-chat-luong-nuoc-be-boi-o-ha-noi-5302/#respond Thu, 09 May 2019 05:21:13 +0000 http://benh2.vn/thuc-trang-chat-luong-nuoc-be-boi-o-ha-noi-5302/ Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội vừa phối hợp với trung tâm y tế các quận, huyện tổ chức đợt kiểm tra vệ sinh bể bơi trên địa bàn thành phố. Theo đánh giá chung của Trung tâm, còn một số điểm chưa đáp ứng các yêu cầu vệ sinh, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ người sử dụng dịch vụ.

Bài viết Thực trạng chất lượng nước bể bơi ở Hà Nội đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội vừa phối hợp với trung tâm y tế các quận, huyện tổ chức đợt kiểm tra vệ sinh bể bơi trên địa bàn thành phố. Theo đánh giá chung của Trung tâm, còn một số điểm chưa đáp ứng các yêu cầu vệ sinh, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ người sử dụng dịch vụ.

Nếu nước bể bơi không được khử trùng tốt làm gia tăng lây nhiễm các bệnh về đường tiêu hoá, hô hấp, bệnh ngoài da (Ảnh minh họa)

Trong 33 bể bơi được kiểm tra đợt này, các bể bơi được xây dựng ngoài trời, có mặt bằng thoáng rộng, có hệ thống cây xanh hoặc mái che nắng, không có rác tồn đọng xung quanh, hệ thống cống rãnh thông thoáng và đảm bảo sạch sẽ. Các bể bơi đều có cơ sở vật chất đầy đủ như phòng thay đồ, nơi tắm cho nam nữ riêng biệt, có hệ thống tắm cưỡng bức trước khi xuống bể, chế độ trực cấp cứu liên tục, đội ngũ nhân viên cứu hộ có chuyên môn nghiệp vụ…

Nguồn nước sử dụng đa số là nước máy và được lọc theo hệ thống tuần hoàn của công nghệ nước ngoài với đồng hồ báo chỉ số hoá chất khử trùng. Tại các bể bơi Công viên Tuổi trẻ, Công viên nước Hồ Tây, khách sạn Kim Liên, CLB Ba Đình, Sao Mai, làng quốc tế Thăng Long, công tác khử trùng nước bể bơi tốt… Hầu hết đều sử dụng hoá chất javel hoặc clo dưới dạng viên hoặc bột để khử trùng nước. Một vài nơi đã dùng hoá chất đặc hiệu khử cặn lắng rêu, tảo như bể bơi Kim Liên, Công ty Chỉnh hình Hà Nội, Fafilm, Sao Mai, làng quốc tế Thăng Long.

Tuy nhiên, những bể bơi thu hút nhiều người nhất lại nằm trong số những bể còn yếu về chất lượng phục vụ như Tăng Bạt Hổ, Công viên Cầu Đôi, bể bơi Nhà Văn hoá Hoàn Kiếm, Bách khoa, Xí nghiệp Cung ứng Hàng không… Ở những điểm này, khu phụ trợ như nhà tắm, nhà vệ sinh chưa sạch sẽ, tồn đọng rác, rêu bám. Tại các bể bơi như Công viên Cầu Đôi, Xí nghiệp Cung ứng Hàng không, Trung tâm Thể dục thể thao Quân đội, quán Trúc Sơn… công tác khử trùng chưa đều, nồng độ clo dư trong nước không có hoặc có thì lại quá cao, ảnh hưởng không tốt đến da và mắt của người bơi.

Nếu nước bể bơi không được khử trùng, một số bệnh lây lan qua đường nước có cơ hội phát triển như các bệnh về đường tiêu hoá (tả, lỵ, thương hàn), các bệnh về đường hô hấp (viêm phổi, viêm họng), các bệnh về mắt, tai, mũi, họng và các bệnh ngoài da. Trong tổng số mẫu xét nghiệm nước tại các bể bơi có 11/38 mẫu đạt kết quả xét nghiệm hoá học, 29/36 mẫu đạt xét nghiệm vi sinh, 23/38 mẫu đạt xét nghiệm clo dư.

Để đảm bảo sức khoẻ cho người đến bơi, Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội khuyến cáo bể bơi nên duy trì tốt các chế độ vệ sinh ngoại cảnh, môi trường, đặc biệt luôn quan tâm chế độ khử trùng nước bằng hoá chất kịp thời để đảm bảo hợp vệ sinh. Với những bể bơi còn dùng nước giếng khoan và thay nước toàn bộ nên thường xuyên tổng vệ sinh khu vực giếng nước dàn mưa, bể lắng lọc và nâng cấp một số bể đã xuống cấp.

Khuyến cáo người dùng

Mùa hè, bệnh dịch sẽ phát triển nhiều, khuyến cáo người dân nâng cao nhận thức phòng bệnh, biết tự bảo vệ bản thân và gia đình khi tham gia các dịch vụ công cộng

Bài viết Thực trạng chất lượng nước bể bơi ở Hà Nội đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/thuc-trang-chat-luong-nuoc-be-boi-o-ha-noi-5302/feed/ 0
5 bài tập cực tốt cho sức khỏe do giáo sư đại học Harvard đề xuất https://benh.vn/5-bai-tap-cuc-tot-cho-suc-khoe-do-giao-su-dai-hoc-harvard-de-xuat-10111/ https://benh.vn/5-bai-tap-cuc-tot-cho-suc-khoe-do-giao-su-dai-hoc-harvard-de-xuat-10111/#respond Thu, 23 Aug 2018 00:50:03 +0000 http://benh2.vn/5-bai-tap-cuc-tot-cho-suc-khoe-do-giao-su-dai-hoc-harvard-de-xuat-10111/ Trải qua quá trình nghiên cứu, phân tích từ thực tiễn cuộc sống, giáo sư y khoa Lee I-Min thuộc Trường Y Harvard (Hoa Kỳ) đã tìm ra 5 bài tập thể dục tốt nhất cho cơ thể con người. Năm bài tập điển hình được đề cập trong báo cáo y tế của Trường Y Harvard.

Bài viết 5 bài tập cực tốt cho sức khỏe do giáo sư đại học Harvard đề xuất đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Trải qua quá trình nghiên cứu, phân tích từ thực tiễn cuộc sống, giáo sư y khoa Lee I-Min thuộc Trường Y Harvard (Hoa Kỳ) đã tìm ra 5 bài tập thể dục tốt nhất cho cơ thể con người. Năm bài tập điển hình được đề cập trong báo cáo y tế của Trường Y Harvard.

Thái cực quyền

Thái cực quyền là một môn võ thuật cổ truyền của Trung Quốc với đặc trưng là các động tác trường quyền uyển chuyển, chậm rãi kết hợp với điều hoà hơi thở.

Tập thái cực quyền kết hợp thở sâu, thư giãn và các động tác chậm. Kiểu vận động này giúp giảm stress, cải thiện tư thế, sự thăng bằng, khả năng cơ động, đồng thời tăng cường sức khỏe cơ chân.

Bài tập sức bền

Các bài tập sức bền gồm: chống đẩy, các bài tập cơ chân, tay, bụng…

Bài tập sức bền có tác dụng giúp bạn hoàn thiện mọi cử động nhờ tốc độ chậm. Đặc biệt, bài tập tạ thường xuyên cũng có thể giảm thiểu nguy cơ bị chấn thương khi chạy.

Bơi 30 phút/ngày

Trong y khoa, bơi lội là hoạt động hữu hiệu bảo vệ não khỏi nguy cơ sa sút liên quan đến tuổi tác, đặc biệt giúp cho tim đập khỏe hơn.

Lời khuyên: Chỉ 30 phút bơi mỗi ngày có thể giúp bạn xử lý stress và trầm cảm.

Đi bộ thường xuyên

Các bài tập đi bộ với tốc độ vừa phải trong 30 phút có thể đem lại tác động tích cực cho cơ thể và não.

Lời khuyên: Tạo thói quen đi bộ mỗi ngày sẽ giúp ích cho sức khỏe.

Bài tập Kegel

Bài tập Kegel (còn gọi là bài tập sàn chậu) là ép cơ theo kiểu thường làm để nín tiểu hoặc ngăn xì hơi.

Lời khuyên: Giữ tư thế tập trong 2-3 phút rồi thư giãn sau đó lại tập tiếp 10 lần. Nên làm bài tập này 4-5 lần mỗi ngày. Tập thường xuyên sẽ cho kết quả hơn cả mong đợi.

Lời kết

Tập thể dục thường quyên là thói quen tốt giúp con người nâng cao tuổi thọ. Đặc biệt với những lợi thế vượt trội, 5 bài tập do các chuyên gia đại học Harvard nghiên cứu như bơi lội, thái cực quyền, Kegel…mang lại những tác dụng đặc biệt hữu ích cho cơ thể, tăng cường thể lực, chống thoái hóa, lão hóa…

Bài viết 5 bài tập cực tốt cho sức khỏe do giáo sư đại học Harvard đề xuất đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/5-bai-tap-cuc-tot-cho-suc-khoe-do-giao-su-dai-hoc-harvard-de-xuat-10111/feed/ 0
Thận trọng với hóa chất trong hồ bơi gây biến đổi gene https://benh.vn/than-trong-voi-hoa-chat-trong-ho-boi-gay-bien-doi-gene-8084/ https://benh.vn/than-trong-voi-hoa-chat-trong-ho-boi-gay-bien-doi-gene-8084/#respond Sun, 15 Jul 2018 06:33:52 +0000 http://benh2.vn/than-trong-voi-hoa-chat-trong-ho-boi-gay-bien-doi-gene-8084/ Bên cạnh việc hóa chất được bổ sung vào hồ bơi nhằm tăng cường bảo vệ chất lượng nước đồng thời giảm thiểu vi khuẩn gây bệnh, các hóa chất này cũng có thể gây kích ứng, tổn thương da và thậm chí là tử vong nếu không xử lý đúng cách-Các nhà nghiên cứu của ĐH Vanderbilt cảnh báo.

Bài viết Thận trọng với hóa chất trong hồ bơi gây biến đổi gene đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Khi mùa hè đến chúng ta thường nghĩ ngay đến cảm giác oi bức. Bởi vậy nơi mà chúng ta muốn đến nhất đó là hồ bơi. Đi bơi không chỉ đem lại cảm giác mát mẻ mà nó còn mang lại những tác dụng tích cực tới vóc dáng và sức khỏe cho người tập. Thế nhưng hồ bơi là nơi công cộng, có rất nhiều người thuộc mọi lứa tuổi tham gia.

Mặc dù các hồ bơi đã được khử trùng bằng hóa chất nhưng nó vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhiễm bệnh. Đặc biệt hóa chất trong hồ bơi còn gây biến đổi gene…

Các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện ra một hợp chất độc hại được sản sinh trong các hồ bơi khi mồ hôi, nước tiểu và kem dưỡng da tan trong nước phản ứng với clo dùng để làm sạch nước.

Theo báo cáo mới của Hiệp hội Hóa học Mỹ, qua việc phân tích 100 sản phẩm khử trùng nước cho thấy các loại hóa chất này làm tổn thương di truyền cho các tế bào, gây biến đổi gene. Các nhà nghiên cứu đã tìm ra mối liên quan giữa nước hồ bơi và nguy cơ ung thư bàng quang và các bệnh về đường hô hấp như hen suyễn.

Bên cạnh việc hóa chất được bổ sung vào hồ bơi nhằm tăng cường bảo vệ chất lượng nước đồng thời giảm thiểu vi khuẩn gây bệnh, các hóa chất này cũng có thể gây kích ứng, tổn thương da và thậm chí là tử vong nếu không xử lý đúng cách-Các nhà nghiên cứu của ĐH Vanderbilt cảnh báo.

Do đó, để ngăn ngừa lây nhiễm bệnh từ hồ bơi, trước khi xuống bể bơi mọi người nên tắm xà phòng trước và sau khi tắm để giảm các phản ứng hóa học có hại, tránh lây mầm bệnh xuống hồ bơi và nhiễm bệnh từ hồ bơi.

Tổng hợp

Bài viết Thận trọng với hóa chất trong hồ bơi gây biến đổi gene đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/than-trong-voi-hoa-chat-trong-ho-boi-gay-bien-doi-gene-8084/feed/ 0
Cách xử lý khi đang bơi bị chuột rút ai cũng cần phải học https://benh.vn/cach-xu-ly-khi-dang-boi-bi-chuot-rut-ai-cung-can-phai-hoc-9883/ https://benh.vn/cach-xu-ly-khi-dang-boi-bi-chuot-rut-ai-cung-can-phai-hoc-9883/#respond Wed, 04 Jul 2018 07:24:47 +0000 http://benh2.vn/cach-xu-ly-khi-dang-boi-bi-chuot-rut-ai-cung-can-phai-hoc-9883/ Chuột rút là một hiện tượng tự nhiên đôi lúc xảy ra trong quá trình bơi. Thực tế cho thấy nhiều người bơi giỏi nhưng cũng bị đuối nước vì chuột rút rút do không biết xử lý đúng cánh. Vậy, khi đang bơi bị chuột rút phải làm thế nào? Chuột rút là tình […]

Bài viết Cách xử lý khi đang bơi bị chuột rút ai cũng cần phải học đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Chuột rút là một hiện tượng tự nhiên đôi lúc xảy ra trong quá trình bơi. Thực tế cho thấy nhiều người bơi giỏi nhưng cũng bị đuối nước vì chuột rút rút do không biết xử lý đúng cánh. Vậy, khi đang bơi bị chuột rút phải làm thế nào?

Chuột rút là tình trạng cơ bị co thắt đột ngột, gây đau dữ dội, khó cử động. Chuột rút khi bơi có thể làm giảm khả năng bơi, nguy hiểm hơn có thể khiến người ta chết đuối.

Nguyên nhân gây chuột rút

  • Mỏi cơ: Do cơ thể hoạt động quá nhiều hoặc quá sức dễ gây ra chuột rút.

duoi-nuoc

Mỏi cơ, mất nước, bỏ qua khởi động…là nguyên nhân gây chuột rút khi bơi

  • Mất nước, mất điện giải (Kali, magie).
  • Ít vận động, bỏ qua khởi động hoặc giữ một tư thế trong thời gian dài…

Một số nguyên tắc khi bị chuột rút

Bình tĩnh – không hoảng loạn

Khi bị chuột rút mặc dù rất hoảng loạn nhưng việc đầu tiên bạn cần làm là giữ bình tĩnh để nhờ người cứu hoặc tự cứu.

Lúc này hãy hô to để gọi người tới cứu, đồng thời hít vào thật sâu, thả lỏng để cơ thể nổi lên. Bản chất cơ thể khi xuống nước là sẽ có thể tự nổi lên.

Tuyệt đối không giãy giụa

Khi giãy giụa bạn sẽ càng dễ bị chìm và nhanh mất sức. Giãy giụa kịch kiệt khiến phần cơ bị chuột rút thêm đau đớn, kết quả là càng hoảng loạn.

Lúc này hãy bình tĩnh thả nổi, thỉnh thoảng có thể nhích nhẹ chân để cơ thể nổi cao hơn một chút. Một lần nữa hãy nhớ, chỉ cần giữ cho cơ thể thả nổi là bạn sẽ sống.

Trường hợp nếu không có người đến cứu kịp thời cần cố gắng kéo dãn cơ và xoa bóp, hoặc vận động nhẹ vùng cơ bị chuột rút. Sau khi đỡ chuột rút thì bơi trở lại bờ.

Các biện pháp phòng tránh chuột rút

  • Khởi động thật tốt trước khi vận động cơ thể, đặc biệt là các bài tập kéo dãn cơ. Điều này rất quan trọng khi bơi. Đồng thời, khi học bơi bạn nên học cách thả nổi.
  • Bổ sung đầy đủ nước và điện giải trước, trong và sau quá trình vận động bằng nước dừa, oresol, đồ uống thể thao…
  • Bổ sung đầy đủ vitamin, khoáng chất, bổ sung canxi cho cơ thể, thêm kali từ hoa quả như chuối, cam…
  • Trước khi bơi có thể uống đồ cay nóng gồm trà gừng, trà quế mật ong thậm chí trà ớt bởi các loại đồ uống này thông qua các thụ thể ở miệng và thực quản kích thích làm biến đổi hệ thần kinh, hạn chế việc bị chuột rút.

Bài viết Cách xử lý khi đang bơi bị chuột rút ai cũng cần phải học đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cach-xu-ly-khi-dang-boi-bi-chuot-rut-ai-cung-can-phai-hoc-9883/feed/ 0
Bài tập đơn giản giúp mẹ bầu sinh nở thuận lợi https://benh.vn/bai-tap-don-gian-giup-me-bau-sinh-no-thuan-loi-9580/ https://benh.vn/bai-tap-don-gian-giup-me-bau-sinh-no-thuan-loi-9580/#respond Sun, 01 Jul 2018 07:19:04 +0000 http://benh2.vn/bai-tap-don-gian-giup-me-bau-sinh-no-thuan-loi-9580/ Tập thể dục không những giúp mẹ bầu khỏe, thai nhi khỏe mà còn có một lợi ích to lớn nữa là chống lại các dấu hiệu lão hóa.

Bài viết Bài tập đơn giản giúp mẹ bầu sinh nở thuận lợi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Tập thể dục không những giúp mẹ bầu khỏe, thai nhi khỏe mà còn có một lợi ích to lớn nữa là chống lại các dấu hiệu lão hóa.

Tiến sỹ Christopher Chong của Bệnh viện Gleneagles (Singapore) luôn khuyên các mẹ bầu tập thể dục trong suốt thời kỳ mang thai: “Không giống như giai đoạn trước khi mang thai, các bài tập trong giai đoạn mang thai ngắn hơn và nhẹ nhàng hơn để các mẹ có cảm giác thư giãn không bị kiệt sức”.

Lựa chọn bài tập và cường độ các bài tập theo thể trạng mỗi người (Ảnh minh họa).

Tuy nhiên, nếu trong quá trình mang thai mẹ bầu có những dấu hiệu như chảy máu, cao huyết áp… thì để đảm bảo an toàn, hãy đến khám bác sỹ trước khi tập thể dục, tránh những nguy cơ không hay xảy ra với thai nhi.

Tiến sỹ Chong nhấn mạnh rằng mỗi người khác nhau có mức độ bài tập thể dục khác nhau, do đó, hãy tập thể dục tùy vào thể trạng. Mẹ bầu có thể thực hiện các hoạt động thể chất bình thường hàng ngày như đi bộ miễn là cảm thấy thoải mái. Bất cứ khi nào cảm thấy mệt hay kiệt sức thì hãy nghỉ ngơi luôn. Đặc biệt nếu bị chảy máu âm đạo thì nên ngừng mọi hoạt động!

Để tăng tuần hoàn máu, giảm đau nhức trong suốt thai kỳ và tăng cường thể lực, Tiến sỹ Chong khuyên nên thử những bài tập đơn giản sau:

Đi dạo

Đi bộ thư giãn quanh khu nhà cùng với người bạn đời hoặc những người hàng xóm cũng là bài tập vận động nhẹ nhàng mẹ bầu có thể thực hiện được. Nếu không muốn đi bộ vì thời tiết nóng bức hay ẩm ướt, bạn cũng có thể cân nhắc đi mua sắm trong một trung tâm thương mại. Ở đó mẹ bầu đi bộ được nhiều hơn với tâm lý thoải mái hơn.

Bơi lội

Bộ môn vận động toàn thân này tăng cường sức khỏe tim mạch, cải thiện lưu thông máu và tăng lượng oxy cho thai nhi và cho cả bà bầu. Thả mình trong nước cũng làm giảm đau khu vực đầu gối – triệu chứng rất nhiều phụ nữ mang thai gặp phải khi chịu sức ép của bụng đè xuống. Tiến sỹ Chong khuyên: Thở căng ra và hít thở sâu khi bắt đầu bơi.

Kegels

Nghe giống như tên của một số thiết bị thể dục thẩm mỹ, nhưng những bài tập này sẽ tăng cường cơ bắp ở khung chậu. Đây là những cơ giúp kiểm soát việc tiểu tiện thiếu tự chủ khi cười hoặc ho – tình trạng mà nhiều mẹ bầu gặp trong và sau khi mang thai.

Bằng cách cải thiện sức mạnh cơ sàn khung chậu, kegels giúp ngăn ngừa và điều trị sa dạ con cũng như nguy cơ đi tiểu không tự chủ. Trong khi tập, hãy nhớ rằng, giữ cho cơ bụng thư giãn và nên tiếp tục thực hiện bài tập này sau khi sinh để ngăn ngừa tình trạng thiếu kiểm soát của cơ thể.

Bài tập co giãn

Bài tập co giãn sẽ giữ cho cơ bắp lỏng ra và linh hoạt, vì vậy hãy thực hiện động tác này hàng ngày để giảm bớt đau nhức. Cố gắng kéo căng người nhẹ nhàng trong giới hạn thoải mái, không nên cố quá và dừng lại ngay nếu cảm thấy khó chịu hoặc đau đớn.

Những hoạt động cần tránh

Mẹ bầu nên tránh xa các môn thể thao có thể gây nguy hiểm cho sức khoẻ của thai nhi, ví dụ như:

– Những hoạt động va chạm: đấu vật, đấm bốc, judo.

– Hoạt động có thể bị ngã: cưỡi ngựa, đi xe đạp và trượt băng.

– Hoạt động có thể dẫn đến khó thở: lặn biển

Xem thêm: Những điều mẹ bầu cần ghi nhớ khi tập thể dục

Benh.vn Nguồn: Smartparents

Bài viết Bài tập đơn giản giúp mẹ bầu sinh nở thuận lợi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/bai-tap-don-gian-giup-me-bau-sinh-no-thuan-loi-9580/feed/ 0