Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Mon, 23 Oct 2023 03:18:34 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Anh: Cấy ghép mắt điện tử cho bệnh nhân 80 tuổi https://benh.vn/anh-cay-ghep-mat-dien-tu-cho-benh-nhan-80-tuoi-7464/ https://benh.vn/anh-cay-ghep-mat-dien-tu-cho-benh-nhan-80-tuoi-7464/#respond Fri, 22 Sep 2017 06:21:41 +0000 http://benh2.vn/anh-cay-ghep-mat-dien-tu-cho-benh-nhan-80-tuoi-7464/ Quy luật lão hóa thể hiện qua thời gian. Đặc biệt sau tuổi 50, các bộ phận trên cơ thể bắt đầu lão hóa mạnh mẽ. Có thể thấy rõ nhất là mắt mờ, chân chậm, tai nghễnh ngãng...Tuy nhiên, với các thành tựu của y học thế giới, ca cấy ghép mắt điện tử đầu tiên được tiến hành tại Anh cho bệnh nhân 80 tuổi bị thoái hóa điểm vàng đã mang lại ánh sáng và niềm vui cuối đời cho người bệnh...

Bài viết Anh: Cấy ghép mắt điện tử cho bệnh nhân 80 tuổi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Quy luật lão hóa thể hiện qua thời gian. Đặc biệt sau tuổi 50, các bộ phận trên cơ thể bắt đầu lão hóa mạnh mẽ. Có thể thấy rõ nhất là mắt mờ, chân chậm, tai nghễnh ngãng…Tuy nhiên, với các thành tựu của y học thế giới, ca cấy ghép mắt điện tử đầu tiên được tiến hành tại Anh cho bệnh nhân 80 tuổi bị thoái hóa điểm vàng đã mang lại ánh sáng và niềm vui cuối đời cho người bệnh…

Cấy ghép mắt điện tử thành công cho bệnh nhân 80 tuổi

Ông Ray Flynn, 80 tuổi, mắc chứng thoái hóa điểm vàng do lão hóa. Đó cũng là nguyên nhân khiến thị lực của ông bị giảm hoàn toàn. Để mang lại ánh sáng cho người bệnh, các bác sĩ phẫu thuật nhãn khoa tại Manchester (Anh) đã tiến hành cấy ghép mắt điện tử lần đầu tiên cho bệnh nhân.

Cuộc phẫu thuật kéo dài 4 tiếng, do Paulo Stanga, người vừa là bác sĩ tư vấn nhãn khoa, bác sĩ phẫu thuật võng mạc tại Bệnh viện Mắt Hoàng Gia Manchester và cũng là giáo sư nhãn khoa và tái tạo võng mạc tại Trường Đại học Manchester tiến hành.

Những mô cấy võng mạc giúp chuyển đổi hình ảnh video từ một máy camera nhỏ gắn trên kính của ông. Vì vậy, sau một thời gian ông Ray Flynn đã có thể nhìn thấy những tia sáng trắng trên màn hình máy tính nhờ việc sử dụng mô cấy võng mạc.

Mô cấy Argus II do doanh nghiệp Mỹ Second Sight sản xuất. Trước đó, mô cấy này cũng đã được sản xuất để khôi phục thị lực của một số bệnh nhân bị mù do viêm võng mạc sắc tố- tình trạng hiếm gặp ở những người mù.

Bác sĩ cho biết: “Sự hồi phục thị lực của ông Flynn thật đáng ngạc nhiên, ông có thể nhìn thấy rõ nét mọi người và đồ vật”.“ Và đây có thể là khởi đầu một kỉ nguyên mới cho những bệnh nhân bị giảm thị lực”.

Được biết, mô cấy Argus II có giá khoảng 150.000 bảng Anh bao gồm cả chi phí điều trị.

Hải Yến – Benh.vn

Bài viết Anh: Cấy ghép mắt điện tử cho bệnh nhân 80 tuổi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/anh-cay-ghep-mat-dien-tu-cho-benh-nhan-80-tuoi-7464/feed/ 0
Đột phá: Kỹ thuật ghép ngón chân thành ngón tay cái https://benh.vn/dot-pha-ky-thuat-ghep-ngon-chan-thanh-ngon-tay-cai-9123/ https://benh.vn/dot-pha-ky-thuat-ghep-ngon-chan-thanh-ngon-tay-cai-9123/#respond Mon, 24 Apr 2017 07:01:39 +0000 http://benh2.vn/dot-pha-ky-thuat-ghep-ngon-chan-thanh-ngon-tay-cai-9123/ Mới đây các bác sĩ Việt Nam đã áp dụng kỹ thuật vi phẫu chuyển từ ngón chân phục hồi ngón tay cái. Qua đó,mở ra một trang mới cho cuộc sống của những người không may mắn.

Bài viết Đột phá: Kỹ thuật ghép ngón chân thành ngón tay cái đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Mới đây các bác sĩ Việt Nam đã áp dụng kỹ thuật vi phẫu chuyển từ ngón chân phục hồi ngón tay cái. Qua đó,mở ra một trang mới cho cuộc sống của những người không may mắn.

Theo thống kê của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, mỗi năm cả nước có đến 160.000 -170.000 người bị tai nạn lao động, làm chết người hoặc tổn thương bất kỳ bộ phận chức năng nào của cơ thể gây ảnh hưởng đến cuộc sống, tâm lý của người bị nạn.

Vai trò quan trọng của ngón tay cái

Trong bàn tay, ngón tay cái là quan trọng nhất bởi nó chiếm tới 50% chức năng của bàn tay. Khi ngón tay cái kết hợp với 4 ngón tay dài tạo thành gọng kìm để cầm, nắm, nhặt đồ vật. Chính vì vậy các tổn thương gây mất ngón tay cái làm giảm chức năng bàn tay, ảnh hưởng trầm trọng đến lao động và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

Để phục hồi ngón tay cái, các bác sĩ sẽ chuyển ngón chân thứ hai trên bàn chân của bệnh nhân. Phương pháp này được áp dụng nhờ kỹ thuật vi phẫu, ngón chân có đặc điểm giống ngón tay như có đầy đủ da, móng, gân, thần kinh, mạch máu. Chính vì vậy việc ghép nối dễ dàng và về mặt thẫm mỹ được tự nhiên hơn.

Thông thường, một ca phẫu thuật được tiến hành trong thời gian trung bình 6 tiếng. Sau phẫu thuật, bệnh nhân được chăm sóc theo chế độ đặc biệt tại giường trong khoảng 3-5 ngày đầu và có thể ngồi hoặc đi lại nhẹ nhàng trong những ngày tiếp theo.

Chi phí phẫu thuật phục hồi ngón tay cái từ ngón chân dao động từ 15-20 triệu đồng. Tuy nhiên, nếu có bảo hiểm sẽ được chi trả gần như toàn bộ.

Cuộc sống trở lại sau phẫu thuật

Chị Phùng Thị Hoa 28 tuổi bị tai nạn lao động cách đây 3 năm. Khi đang làm việc ở một xưởng cơ khí, do không cẩn thận bị chiếc máy dập nghiền nát 3 ngón tay ở mỗi bàn tay. Không chỉ đau đớn về thể xác, bao ước mơ, hoài bão của một cô gái trẻ khép lại bởi mất đi ngón cái ở cả hai bàn tay khiến chị không thể cầm nắm cũng như làm được việc gì, kể cả tự chăm sóc những sinh hoạt hàng ngày của bản thân. Vì thế, chị gần như không dám nghĩ đến việc tìm một người chồng, xây dựng hạnh phúc riêng cho mình.

Sau đó, chị Hoa đến Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Hà Nội) với hy vọng có thể ghép được ngón tay, tìm lại ánh sáng cho cuộc đời của mình. Các bác sĩ tại đây quyết định phẫu thuật lấy một phần ngón chân cái bệnh nhân để chuyển lên ghép phục hồi lại ngón cái ở bàn tay.

Sau phẫu thuật, chị Hoa đã có ngón tay cái mới, chị đã có thể làm hầu hết các công việc nhà như khâu vá, giặt quần áo, lau dọn nhà cửa… Chị vui mừng chia sẻ “6 tháng đó tuy vất vả, khổ cực nhưng mình lại vui vẻ vì cuộc đời có thêm hy vọng. Không lâu sau, mình quay trở lại làm việc như trước kia” và giờ đây đã có một mái ấm hạnh phúc với một thiên thần bé nhỏ.

Cơ hội cho cuộc sống tốt hơn

Được biết, chi phí cho một ca phẫu thuật giao động từ 15-20 triệu đồng. Tuy nhiên, nếu có bảo hiểm sẽ được chi trả gần như toàn bộ.

Có thể thấy, với kỹ thuật cấy ghép ngón chân thành ngón tay cái, đội ngũ các y bác sĩ Việt Nam đã đem đến một cuộc sống mới cho những trường hợp bị tổn thương mất ngón tay cái như dị tật bẩm sinh hay tai nạn lao động.

Benh.vn tổng hợp

Bài viết Đột phá: Kỹ thuật ghép ngón chân thành ngón tay cái đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/dot-pha-ky-thuat-ghep-ngon-chan-thanh-ngon-tay-cai-9123/feed/ 0
Lập kỳ tích sau 4 ca ghép tạng cùng lúc tại bệnh viện Việt Đức https://benh.vn/lap-ky-tich-sau-4-ca-ghep-tang-cung-luc-tai-benh-vien-viet-duc-9230/ https://benh.vn/lap-ky-tich-sau-4-ca-ghep-tang-cung-luc-tai-benh-vien-viet-duc-9230/#respond Sun, 26 Mar 2017 07:03:40 +0000 http://benh2.vn/lap-ky-tich-sau-4-ca-ghep-tang-cung-luc-tai-benh-vien-viet-duc-9230/ Kỳ tích ghép tạng ở Việt Nam mới được thực hiện với 4 ca ghép tạng cùng lúc tại bệnh viện Việt Đức

Bài viết Lập kỳ tích sau 4 ca ghép tạng cùng lúc tại bệnh viện Việt Đức đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Kỳ tích ghép tạng ở Việt Nam mới được thực hiện với 4 ca ghép tạng cùng lúc tại bệnh viện Việt Đức

Tỷ lệ người hiến tạng ngày càng gia tăng mở ra cơ hội sống cho nhiều bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo. Ngày thứ tư, 15-3 Bệnh viện Việt Đức tiếp tục thành công khi cùng lúc ghép 4 ca tạng từ một người cho chết não hiến đa tạng. Trong đó, một người được ghép tim, một người được ghép gan và 2 người được ghép thận. Kết quả, đến chiều 16-3, cả 4 người được ghép tạng đều đã ổn định sức khỏe và có các dấu hiệu hồi phục tốt.

GS.TS. Trần Bình Giang, Giám đốc Bệnh viện Việt Đức cho biết, đây là các ca ghép đa tạng khá phức tạp. Sau khi được một người chết não hiến đa tạng, Trung tâm ghép tạng của Bệnh viện Việt Đức lập tức kết nối với Trung tâm Điều phối tạng Quốc gia để có danh sách chờ ghép, chỉ số đã được lưu, xác định những bệnh nhân có cùng chỉ số với người hiến tạng để chuẩn bị ghép.

Bệnh nhân ghép gan 34 tuổi

Trong số 4 bệnh nhân được ghép, ca ghép gan và ca ghép tim khá phức tạp, khi cả 2 bệnh nhân này đều đã ở giai đoạn “thập tử nhất sinh” bởi thời gian sống chỉ còn tính bằng ngày.

Bệnh nhân được ghép gan là  N.T.S.H ( 34 tuổi) sống tại TP. Hồ Chí Minh, được chẩn đoán u gan từ năm 2014 và đã được phẫu thuật, điều trị hóa chất nhiều đợt tại Bệnh viện Việt Nam và Bệnh viện Singapore.  Bệnh nhân cũng đã từng cắt gan phải. Tuy nhiên, thời gian gần đây khối u tiếp tục tái phát và được chỉ định phải ghép gan. Đúng lúc này, có người hiến tạng và bệnh nhân đã được đưa từ TP. Hồ Chí Minh ra Hà Nội để các bác sĩ của Bệnh viện Việt Đức mổ cấp cứu và ghép gan.

Do khối u của bệnh nhân rất phức tạp, bệnh nhân lại bị nhiễm trùng máu nên kíp phẫu thuật phải cắt toàn bộ gan kèm đoạn tĩnh mạch chủ dưới rồi ghép gan toàn bộ cho bệnh nhân.  Thông thường, ca ghép gan chỉ từ 6-8 tiếng, nhưng với ca ghép này, PGS.TS. Nguyễn Tiến  Quyết, nguyên Giám đốc Bệnh viện Việt Đức, đã phải tiến hành xử lý tới hơn 12 giờ. Ông đã đứng bên bàn mổ từ chiều ngày 15-3 cho tới rạng sáng ngày 16-3.

Bệnh nhi ghép tim 10 tuổi

Ca ghép tim do PGS.TS. Nguyễn Hữu Ước, Trưởng Khoa Phẫu thuật tim mạch-Lồng ngực trực tiếp thực hiện. Bệnh nhân được ghép tim là cháu N.T.H (10 tuổi), sức khỏe rất yếu. Đây là trường hợp ghép tim nhỏ tuổi nhất tại Việt Nam cho đến thời điểm này. Trước đó, bệnh nhân N.T.H  được chẩn đoán cơ tim giãn nở do suy tim giai đoạn cuối, không còn giải pháp điều trị nào khác ngoài ghép.

Nếu được hỗ trợ từ trang thiết bị hiện đại và thuốc thời gian sống của bệnh nhân được tính bằng tháng, còn không sẽ chỉ được tính bằng ngày. Do đó, đây là cơ hội vàng để ghép tim cho bệnh nhân bởi số lượng người hiến tim rất ít, đặc biệt cơ hội tìm được người hiến tim phù hợp với trẻ em là không tưởng.

Tuy nhiên, ca ghép gặp khó khăn bởi bệnh nhân là một em bé mới 10 tuổi, trong khi tim của người hiến tạng là một thanh niên đã trưởng thành. Vì thế, các phẫu thuật viên đã phải tiến hành những kỹ thuật rất phức tạp để ca ghép thành công. 13 giờ sau ghép, tình trạng bệnh nhân đã tương đối ổn định.

Ghép tạng cho 2 bệnh nhân suy thận

Cũng từ nguồn tạng hiến, kíp phẫu thuật đã tiến hành ghép cho hai trường hợp bệnh nhân bị suy thận, trong đó có một trường hợp bệnh nhân đang lọc máu 2 lần/tuần.

GS.TS. Trần Bình Giang, tổng chỉ huy của cuộc ghép đa tạng thành công mỹ mãn ngày 15-3 cho biết, để thực hiện được 4 ca ghép cùng lúc, Bệnh viện đã phải huy động tổng lực các phẫu thuật viên giỏi nhất, các bác sĩ gây mê hồi sức giàu kinh nghiệm, gồm hơn 100 thầy thuốc.

5 bàn mổ được  triển khai đồng thời: Một bàn lấy tạng và 4 bàn ghép. Không chỉ các phẫu thuật viên, bác sĩ gây mê hồi sức phải căng thẳng làm việc, mà các kỹ thuật viên cũng phải túc trực từ lúc bắt đầu cho đến khi kết thúc các ca ghép tạng, để liên tục tiến hành các xét nghiệm. Đến 3h sáng ngày 15-3, các ca ghép mới chính thức kết thúc.

Bệnh nhân sau ghép đang hồi phục tốt

Kết quả của ca ghép tạng thần kỳ

Sau gần một ngày được ghép, các bác sĩ đã hoàn toàn yên tâm về khả năng hồi phục của các bệnh nhân được ghép.

GS.TS. Trần Bình Giang chia sẻ, thành công của ca ghép đa tạng một lần nữa cho thấy trình độ tay nghề của các bác sĩ phẫu thuật của Bệnh viện Việt Đức nói riêng, Việt Nam nói chung không thua kém các nước có nền y học tiên tiến.

Ngoài ra, sự phối hợp chuyên nghiệp giữa các thầy thuốc ở các chuyên ngành trong BV và hệ thống máy móc, trang thiết bị y tế hiện đại, các loại thuốc mới nhất trên thế giới phục vụ bệnh nhân cũng là yếu tố quan trọng giúp người bệnh được sống lại một lần nữa.

Benh.vn (Theo cand.com.vn)

Bài viết Lập kỳ tích sau 4 ca ghép tạng cùng lúc tại bệnh viện Việt Đức đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/lap-ky-tich-sau-4-ca-ghep-tang-cung-luc-tai-benh-vien-viet-duc-9230/feed/ 0
Mỹ: Cấy ghép thực quản nhân tạo thành công đầu tiên trên thế giới https://benh.vn/my-cay-ghep-thuc-quan-nhan-tao-thanh-cong-dau-tien-tren-the-gioi-9848/ https://benh.vn/my-cay-ghep-thuc-quan-nhan-tao-thanh-cong-dau-tien-tren-the-gioi-9848/#respond Sun, 25 Dec 2016 07:24:06 +0000 http://benh2.vn/my-cay-ghep-thuc-quan-nhan-tao-thanh-cong-dau-tien-tren-the-gioi-9848/ Một bệnh nhân ung thư 75 tuổi, sau khi kiểm tra thực quản của bệnh nhân bị những tế bào ung thư tấn công đã được cấy ghép thành công thực quản nhân tạo trong một ca phẫu thuật được tiến hành tại Mỹ hồi tháng 5 vừa qua.

Bài viết Mỹ: Cấy ghép thực quản nhân tạo thành công đầu tiên trên thế giới đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Một bệnh nhân ung thư 75 tuổi, sau khi kiểm tra thực quản của bệnh nhân bị những tế bào ung thư tấn công đã được cấy ghép thành công thực quản nhân tạo trong một ca phẫu thuật được tiến hành tại Mỹ hồi tháng 5 vừa qua.

Ảnh minh họa

Cấy ghép thực quản thành công mở ra hy vọng cho bệnh nhân trong tương lai

Đảm trách ca phẫu thuật là hai bác sĩ người Italy – Fabio Triolo và Saverio la Francesca. Hai bác sĩ nói trên cho biết “bộ phận mới cấy ghép dường như hoạt động tốt và những ca cấy ghép tương tự sẽ sớm được thử nghiệm với các cá nhân khác”.

Ca cấy ghép này đã được tiến hành tại Mỹ sau khi được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) phê duyệt hồi tháng 5 vừa qua. Trong quá trình cấy ghép, thực quản của bệnh nhân bị những tế bào ung thư tấn công đã được thay thế bằng một ống thực quản sinh học nhân tạo làm từ vật liệu tổng hợp và các tế bào gốc lấy từ mô mỡ của bệnh nhân.

Hiện sức khỏe của bệnh nhân ổn định. Giới chuyên gia y tế đã hoan nghênh phương pháp cấy ghép mới nói trên của hai bác sĩ La Francesca và Triolo. Người đứng đầu Trung tâm Cấy ghép Quốc gia Italy, ông Alessandro Nanni Costa (A-lếch-xan-đrô Nan-ni) đánh giá rằng “trên quan điểm khoa học, đây là bước tiến quan trọng.

Tuy nhiên, chúng ta vẫn phải hết sức thận trọng cho dù đã có sự phê chuẩn của FDA. Các cuộc thử nghiệm lâm sàng khác cần phải được tiến hành”. Hiện mỗi năm có tới 456.000 ca ung thư thực quản trên thế giới. Công nghệ mới nói trên thắp lên hy vọng sẽ có nhiều người được cấy ghép thực quản nhân tạo trong tương lai.

Cẩm nang y học Benh.vn (Theo TTXVN)

Bài viết Mỹ: Cấy ghép thực quản nhân tạo thành công đầu tiên trên thế giới đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/my-cay-ghep-thuc-quan-nhan-tao-thanh-cong-dau-tien-tren-the-gioi-9848/feed/ 0
Ba Lan thực hiện thành công ca ghép chi cho bệnh nhân khuyết tật https://benh.vn/ba-lan-thuc-hien-thanh-cong-ca-ghep-chi-cho-benh-nhan-khuyet-tat-8996/ https://benh.vn/ba-lan-thuc-hien-thanh-cong-ca-ghep-chi-cho-benh-nhan-khuyet-tat-8996/#respond Sun, 25 Dec 2016 06:59:13 +0000 http://benh2.vn/ba-lan-thuc-hien-thanh-cong-ca-ghep-chi-cho-benh-nhan-khuyet-tat-8996/ Ghép chi cho người bị chấn thương, tai nạn...đã khó nhưng ghép chi cho bệnh nhân khuyết tật còn khó hơn gấp trăm lần. Tuy nhiên, bằng kỹ thuật hiện đại, trình độ chuyên môn vững vàng, các bác sĩ Ba Lan đã thực hiện thành công ca ghép chi đầu tiên trên thế giới cho trường hợp khuyết tật không tay bẩm sinh.

Bài viết Ba Lan thực hiện thành công ca ghép chi cho bệnh nhân khuyết tật đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Ghép chi cho người bị chấn thương, tai nạn…đã khó nhưng ghép chi cho bệnh nhân khuyết tật còn khó hơn gấp trăm lần. Tuy nhiên, bằng kỹ thuật hiện đại, trình độ chuyên môn vững vàng, các bác sĩ Ba Lan đã thực hiện thành công ca ghép chi đầu tiên trên thế giới cho trường hợp khuyết tật không tay bẩm sinh.

Bệnh nhân khuyết tật được ghép chi thành công

Ca phẫu thuật kéo dài 13 giờ ngày 15/12 trên cơ thể của Piotr, 32 tuổi, một người đàn ông bị khuyết tật bẩm sinh không có bàn tay trái từ bàn tay của một người chết hiện tặng. Kết quả, sau 1 tuần sau phẫu thuật, bệnh nhân đã bắt đầu cử động được các ngón tay.

Hai kíp mổ đã phải làm việc song song, một nhóm tiến hành xử lý bàn tay của người hiến tặng, một nhóm xử lý phần tay của người nhận. Các bác sĩ phải nối xương và cố định vĩnh viễn bằng những miếng titan và vít. Sau đó, các bác sĩ sẽ tiến hành nối các mạch máu, dây chằng, dây thần kinh và các cơ bắp. Khi lưu lượng máu được phục hồi, bàn tay sẽ có cảm giác.

Bước đột phá trong y học

Sự thành công của ca phẫu thuật là một bước đột phá trong y học vì trước đây việc cấy ghép cho các trường hợp khuyết tật bẩm sinh là không thể thực hiện được nên các bệnh nhân đều buộc phải lắp chi giả. Vì vậy, thành công trên sẽ là hy vọng và tiền đề cho những bệnh nhân khuyết tật khác cải thiện chất lượng sống.

Được biết, thế kỷ 21 kỹ thuật cấy ghép nội tạng, các chi trên cơ thể con người đã đạt đến mức hoàn hảo. Dự kiến trong thập niên tới, ca ghép đầu đầu tiên trên thế giới sẽ được thực hiện. Nếu thành công, nền y học thế giới sẽ bước sang một giai đoạn đạt đến mức độ tuyệt đỉnh, nâng cao chất lượng sống và tuổi thọ con người.

Benh.vn (Theo vtv.vn)

Bài viết Ba Lan thực hiện thành công ca ghép chi cho bệnh nhân khuyết tật đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/ba-lan-thuc-hien-thanh-cong-ca-ghep-chi-cho-benh-nhan-khuyet-tat-8996/feed/ 0
Bệnh viện Mắt Trung Ương ghép thành công giác mạc do nữ bác sĩ hiến tặng https://benh.vn/benh-vien-mat-trung-uong-ghep-thanh-cong-giac-mac-do-nu-bac-si-hien-tang-8493/ https://benh.vn/benh-vien-mat-trung-uong-ghep-thanh-cong-giac-mac-do-nu-bac-si-hien-tang-8493/#respond Sun, 04 Sep 2016 06:49:47 +0000 http://benh2.vn/benh-vien-mat-trung-uong-ghep-thanh-cong-giac-mac-do-nu-bac-si-hien-tang-8493/ Theo di nguyện hiến giác mạc của bác sĩ, đại tá Vũ Thị Thoa, Trưởng khoa Mắt Bệnh viện 198, Bộ Công an, chiều 30/8 các bác sĩ bệnh viện Mắt Trung Ương đã ghép thành công giác mạc cho 2 người bệnh.

Bài viết Bệnh viện Mắt Trung Ương ghép thành công giác mạc do nữ bác sĩ hiến tặng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Theo di nguyện hiến giác mạc của bác sĩ, đại tá Vũ Thị Thoa, Trưởng khoa Mắt Bệnh viện 198, Bộ Công an, chiều 30/8 các bác sĩ bệnh viện Mắt Trung Ương đã ghép thành công giác mạc cho 2 người bệnh.

Hành động hiến tặng giác mạc đầy tính nhân văn

Bác sĩ, đại tá Vũ Thị Thoa trút hơi thở cuối cùng vào sáng ngày 30/8/2016 bởi căn bệnh ung thư vú di căn, chị đã để lại một nghĩa cử cao đẹp cho đời: hiến tặng giác mạc, mô chưa bị căn bệnh ung thư xâm lấn, để có thêm những mảnh đời bất hạnh có cơ hội tìm lại ánh sáng.

Trong y học, giác mạc là một màng mỏng, trong suốt ở mắt nên việc lấy giác mạc từ người vừa qua đời là chỉ lấy đi màng mỏng để ghép cho bệnh nhân nên vẫn bảo tồn nguyên đôi mắt.

Đại tá bác sĩ Vũ Thị Thoa – người hiến tặng giác mạc cho y học

Kết quả, cả hai ca ghép đều thành công với chất lượng giác mạc rất tốt. Chỉ 1 ngày sau khi được ghép giác mạc, từ thị lực chưa được 1/10, bệnh nhân đã nhìn được với thị lực 3/10. Sau 6 tháng, thị lực người được ghép sẽ hồi phục hoàn toàn. Đối với các bác sĩ bệnh viên Trung Ương, đây cũng là lần đầu tiên thực hiện công việc trên một đồng nghiệp qua đời ở tuổi 52.

Là một bác sĩ trưởng khoa Mắt Bệnh viện 198 với 30 năm gắn bó trong ngành nhãn khoa bởi vậy hơn ai hết, bác sĩ Vũ Thị Thoa hiểu rõ nỗi thống khổ của những người không may bị hỏng đôi mắt, suốt đời sống trong bóng tối. Bởi vậy, hành động cao đẹp, đầy tính nhân văn – hiến tặng giác mạc cho người bệnh đã được các đồng nghiệp và cộng đồng ca ngợi, tôn vinh.

Benh.vn (Tổng hợp)

Bài viết Bệnh viện Mắt Trung Ương ghép thành công giác mạc do nữ bác sĩ hiến tặng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-vien-mat-trung-uong-ghep-thanh-cong-giac-mac-do-nu-bac-si-hien-tang-8493/feed/ 0
Người đàn ông có hai trái tim trong lồng ngực https://benh.vn/nguoi-dan-ong-co-hai-trai-tim-trong-long-nguc-9516/ https://benh.vn/nguoi-dan-ong-co-hai-trai-tim-trong-long-nguc-9516/#respond Fri, 02 Sep 2016 07:09:11 +0000 http://benh2.vn/nguoi-dan-ong-co-hai-trai-tim-trong-long-nguc-9516/ Việc cấy ghép tim theo cách truyền thống thường loại bỏ trái tim cũ và thay bằng một trái tim khỏe mạnh của người hiến tặng. Tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt, cơ thể người nhận có thể không đáp ứng với trái tim mới hoặc không thể hoạt động một cách độc lập. Do đó, cấy ghép tim đôi (heterotopic heart transplantation) là một phương pháp tối ưu nhất.

Bài viết Người đàn ông có hai trái tim trong lồng ngực đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Việc cấy ghép tim theo cách truyền thống thường loại bỏ trái tim cũ và thay bằng một trái tim khỏe mạnh của người hiến tặng. Tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt, cơ thể người nhận có thể không đáp ứng với trái tim mới hoặc không thể hoạt động một cách độc lập. Do đó, cấy ghép tim đôi (heterotopic heart transplantation) là một phương pháp tối ưu nhất.

Người đàn ông được cấy ghép tim đôi

Một bệnh nhân 45 tuổi người Ấn Độ có tên Suresh, bị mắc chứng tăng áp động mạch phổi gây ra suy tim và buộc phải tiến hành phẫu thuật cấy ghép tim để duy trì mạng sống.

Thật may mắn, Suresh đã tìm được trái tim tương thích từ một người phụ nữ hiến tặng. Tuy nhiên, trái tim này có kích thước nhỏ hơn trái tim cũ. Do đó các bác sĩ lo ngại trái tim mới có thể không đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể.

Hiện tại, Suresh có hai trái tim cùng hoạt động song song để có thể thực hiện đầy đủ chức năng như một trái tim hoàn chỉnh. Ảnh: SWNS.com/Newslions.

Do đó, các bác sĩ tại Bệnh viện Kovai, Coimbatore, Ấn Độ, đã tiến hành cấy ghép thêm trái tim nhỏ hơn của một người phụ nữ hiến tặng vào cơ thể của Suresh. Trái tim mới nằm bên phải và được nối với trái tim cũ, cho phép máu từ trái tim cũ được truyền sang trái tim mới để bơm máu đi khắp cơ thể.

Bác sĩ Prasanth Vaijyanath nói: “Việc kết nối giữa hai trái tim với nhau là khó khăn nhất và đây chính là điểm mấu chốt của ca phẫu thuật này. Trái tim ban đầu của bệnh nhân chỉ đảm nhiệm khoảng 10% chức năng và có vai trò như một người trợ lý”.

Các chuyên gia về tim mạch cho biết đây là một kỹ thuật cấy ghép tim khó, có độ phức tạp cao và lần đầu tiên được tiến hành ở châu Á. Bệnh nhân có thể sống được khoảng 10 năm sau khi tiến hành phẫu thuật

Bài viết Người đàn ông có hai trái tim trong lồng ngực đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nguoi-dan-ong-co-hai-trai-tim-trong-long-nguc-9516/feed/ 0
Công nghệ cấy ghép thiết bị y khoa vào cơ thể không sử dụng pin https://benh.vn/cong-nghe-cay-ghep-thiet-bi-y-khoa-vao-co-the-khong-su-dung-pin-9494/ https://benh.vn/cong-nghe-cay-ghep-thiet-bi-y-khoa-vao-co-the-khong-su-dung-pin-9494/#respond Wed, 10 Aug 2016 07:08:44 +0000 http://benh2.vn/cong-nghe-cay-ghep-thiet-bi-y-khoa-vao-co-the-khong-su-dung-pin-9494/ Kỷ nguyên công nghệ hỗ trợ đắc lực trong các hoạt động y khoa, tạo nên những hành công vang dội. Đặc biệt, công nghệ cấy ghép thiết bị y khoa vào cơ thể sẽ không sử dụng pin như hiện nay mà tự lưu trữ năng lượng mới gọi là “siêu tụ sinh học”. Qua đó, giúp loại bỏ pin đối với thiết bị cấy ghép trên cơ thể người.

Bài viết Công nghệ cấy ghép thiết bị y khoa vào cơ thể không sử dụng pin đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Kỷ nguyên công nghệ hỗ trợ đắc lực trong các hoạt động y khoa, tạo nên những hành công vang dội. Đặc biệt, công nghệ cấy ghép thiết bị y khoa vào cơ thể sẽ không sử dụng pin như hiện nay mà tự lưu trữ năng lượng mới gọi là “siêu tụ sinh học”. Qua đó, giúp loại bỏ pin đối với thiết bị cấy ghép trên cơ thể người.

Công nghệ cấy ghép y khoa hiện tại

Hiện nay, máy tạo nhịp tim đã được thu nhỏ hơn, nhẹ hơn trước kia nhưng vẫn phải cấp điện cho các thiết bị này hoạt động bằng pin truyền thống dẫn đến những hạn chế nhất định.

Nguyên nhân do các loại pin có chứa hóa chất độc, phải thay thế định kỳ bởi những lần phẫu thuật tiếp theo. Để loại bỏ điểm yếu này, một hệ thống tạo và lưu trữ năng lượng mới gọi là “siêu tụ sinh học” có thể giúp loại bỏ pin đối với thiết bị cấy ghép trên người.

Ý tưởng tạo ra pin nhiên liệu sinh học

Qua tổng hợp từ trang Newatlas có thể thấy nhóm nghiên cứu ở Đức đã phát triển loại pin nhiên liệu sinh học thu năng lượng từ đường huyết. Nhóm bác sĩ Hàn Quốc khai thác điện từ chính cơ bắp của bệnh nhân. Các kỹ sư tại Stanford, Mỹ thành công khi nạp năng lượng cho thiết bị bằng sóng vô tuyến.

Sạc pin bằng nhịp đập của tim (Nhóm các bác sĩ Mỹ & Trung Quốc)

Đến nay, một nhóm các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học California, Los Angeles (UCLA) và Đại học Connecticut (Mỹ) đã thiết kế thành công một hệ thống siêu tụ lọc thân thiện sinh học, sử dụng các chất điện phân từ các chất lỏng sinh học như huyết thanh và nước tiểu. Nó hoạt động song song với một máy thu hoạch năng lượng có thể chuyển nhiệt và động năng thành điện được lưu trữ trong siêu tụ.

Như vậy, trong tương lai gần, các khối pin đang dùng cấp năng lượng cho thiết bị cấy ghép sẽ có vị trí mới là viện bảo tàng, giã biệt hóa chất độc trong pin cũng như loại được phẫu thuật thay pin phiền hà hiện tại.

Pin siêu tụ điện sinh học hoạt động như thế nào

Hãng tin UPI cho biết siêu tụ điện sinh học được làm bằng vật liệu graphene và một lớp protein con người đã biến đổi, nó hoạt động như một điện cực mà qua đó điện có thể vào-ra. Trong khi đó, dịch cơ thể đóng vai trò chất điện phân. Nhờ vậy thiết bị cấy ghép có thể hoạt động đến cuối đời của bệnh nhân mà không cần pin thay thế.

Hoạt động của máy tạo nhịp tim không cần pin (Hình minh họa)

Các siêu tụ sinh học chỉ dày 1 micromet, rất linh hoạt, chịu được áp lực cơ học bên trong cơ thể, mật độ năng lượng tương đương với pin lithium mỏng đang dùng cho máy tạo nhịp tim.

Được biết, bước nghiên cứu kế tiếp của các nhà khoa học theo Newatlas là thiết kế phù hợp cho cơ thể từng bệnh nhân để có mức thích ứng và hiệu quả cao nhất.

Benh.vn (Theo Thanhnien.vn)

Bài viết Công nghệ cấy ghép thiết bị y khoa vào cơ thể không sử dụng pin đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cong-nghe-cay-ghep-thiet-bi-y-khoa-vao-co-the-khong-su-dung-pin-9494/feed/ 0
Hé lộ thông tin gây sốc về kỹ thuật cấy ghép đầu người https://benh.vn/he-lo-thong-tin-gay-soc-ve-ky-thuat-cay-ghep-dau-nguoi-7913/ https://benh.vn/he-lo-thong-tin-gay-soc-ve-ky-thuat-cay-ghep-dau-nguoi-7913/#respond Sat, 02 Jul 2016 06:30:31 +0000 http://benh2.vn/he-lo-thong-tin-gay-soc-ve-ky-thuat-cay-ghep-dau-nguoi-7913/ Tuyên bố động trời của vị bác sĩ phẫu thuật lập dị người Italia Sergio Canavero về ca cấy ghép đầu cho khỉ cho thấy triển vọng cấy ghép đầu người khả thi hơn bao giờ hết...

Bài viết Hé lộ thông tin gây sốc về kỹ thuật cấy ghép đầu người đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Tuyên bố động trời của vị bác sĩ phẫu thuật lập dị người Italia Sergio Canavero về ca cấy ghép đầu cho khỉ cho thấy triển vọng cấy ghép đầu người khả thi hơn bao giờ hết…

Dự định gây bão truyền thông

Năm 2015, ông Canavero đã gây ra một cơn bão truyền thông khi hé lộ các dự định thực hiện ca phẫu thuật cấy ghép đầu người đầu tiên trên thế giới. Ông nhấn mạnh, đây có thể là một cách chữa trị hữu hiệu cho chứng bại liệt toàn thân chỉ trong vài năm tới.

Sau khi hợp tác cùng một nhóm nghiên cứu ở Trung Quốc, Hàn Quốc, ông Canavero cho biết đã tiến một bước gần hơn tới việc hiện thực hóa kế hoạch của mình, nhờ các cuộc thử nghiệm mang tính đột phá trên chuột, khỉ và xác chết của người. Các cuộc thử nghiệm này sẽ được công bố chi tiết trong những ấn phẩm tương lai của các tạp chí khoa học Surgery và CNS Neuroscience & Therapeutics.

Tuy vậy, một số hình ảnh và video về quá trình thực hiện chúng đã được tiết lộ. Một đoạn video trong số đó cho thấy, một con chuột đang đánh hơi và cử động các chân sau khi dường như hồi phục từ quá trình bị cắt đứt, rồi tái nối tủy sống, như lời thuyết minh. Quá trình này, theo ông Canavero, do nhóm của chuyên gia C-Yoon Kim thuộc Trường Y, Đại học Konkuk ở Hàn Quốc, thực hiện.

Thử nghiệm trên động vật

Thành công của thử nghiệm chứng minh, tủy sống có thể tái nối được nếu nó được cắt gọn ghẽ và dùng một chất keo sinh học bảo tồn màng tế bào, có tên gọi là polyethylene glycol (PEG). Tuy nhiên, con chuột sau đại phẫu không thể di chuyển bình thường.

Một bức ảnh khác lại cho thấy một con khỉ sở hữu chiếc đầu được khâu đính vào thân. Theo chuyên gia Canavero, nhà nghiên cứu Xiaoping Ren thuộc Đại học Y Cáp Nhĩ Tân ở Trung Quốc, vừa thực hiện ca cấy ghép đầu khỉ thành công, nối liền nguồn cung cấp máu giữa đầu với cơ thể mới. Song, điều quan trọng là xương sống không được nối liền. Kết quả thí nghiệm chứng minh, nếu chiếc đầu được làm lạnh tới -15°C, con khỉ có thể sống sót qua ca phẫu thuật cấy ghép mà không bị tổn hại não và xác nhận con khỉ đã hồi phục hoàn toàn sau ca cấy ghép mà không chịu bất kỳ dạng tổn thương thần kinh nào.

Tuy nhiên, do cột sống không được nối liền, con vật sẽ bị bại liệt ít nhất từ đầu trở xuống và chỉ được duy trì sự sống trong 20 tiếng đồng hồ vì lí do đạo đức nên chưa rõ con khỉ có thể cảm thấy đau ở các bộ phận cơ thể sau cấy ghép hay không.

Liệu việc thử nghiệm trên người đã sẵn sàng hay chưa ?

Không chỉ vậy, ông Ren còn tiết lộtừng tiến hành các thí nghiệm trên xác người để chuẩn bị cho ca phẫu thuật cấy ghép cũng như kiểm chứng các ý tưởng về cách ngăn chặn tổn thương não. Năm 2013, ông đã thực hiện một ca ghép đầu chuột thành công và kể từ đó đã lặp lại chu trình phẫu thuật kéo dài 10 tiếng đồng hồ này tới hơn 1.000 lần. Nhà nghiên cứu người Italia còn thông tin thêm rằng đã thực hiện ca ghép đầu người đầu tiên trên thế giới, nhưng từ chối đưa ra ảnh làm bằng chứng.

Được biết, ông Canavero đang tìm kiếm tiền tài trợ để thực hiện ca phẫu thuật cấy ghép đầu người đầu tiên thế giới là Valery Spiridonov, một nhà khoa học máy tính Nga mắc chứng hoại cơ Werdnig-Hoffman (một căn bệnh di truyền hiếm gặp) cả đời, đặt niềm tin và sẵn sàng tham gia phẫu thuật cấy ghép đầu. Tuy nhiên, ông Canavero khẳng định, tất cả phụ thuộc vào Nga do bệnh nhân Spiridonov không thể nhận xác hiến tặng ở Trung Quốc vì các lí do sinh học và đạo đức, nên cần thực hiện cấy ghép ở Nga hoặc một nước châu Âu khác.

Không chỉ vậy, ông Canavero còn kêu gọi các tỉ phú Nga cũng như các đại gia nước ngoài quyên quỹ, giúp thực hiện ca cấy ghép đầu đầu tiên thế giới cho Spiridonov ở Nga.

Tổng hợp

Bài viết Hé lộ thông tin gây sốc về kỹ thuật cấy ghép đầu người đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/he-lo-thong-tin-gay-soc-ve-ky-thuat-cay-ghep-dau-nguoi-7913/feed/ 0
Ghép dương vật, kỹ thuật mới cho người khiếm khuyết https://benh.vn/ghep-duong-vat-ky-thuat-moi-cho-nguoi-khiem-khuyet-7898/ https://benh.vn/ghep-duong-vat-ky-thuat-moi-cho-nguoi-khiem-khuyet-7898/#respond Thu, 30 Jun 2016 06:30:13 +0000 http://benh2.vn/ghep-duong-vat-ky-thuat-moi-cho-nguoi-khiem-khuyet-7898/ Mỹ không phải là nước đầu tiên tiến hành cấy ghép dương vật, trước đó đã có hai lần phẫu thuật này được thực hiện, lần đầu ở Trung Quốc thất bại, còn lần thứ hai ở Nam Phi vào tháng 12/2014 thành công vang dội. Các bác sĩ Bệnh viện Johns Hopkins dự kiến trong năm nay ca ghép dương vật đầu tiên diễn ra tại Mỹ và bệnh nhân sẽ đi tiểu và quan hệ tình dục bình thường chỉ sau một tháng.

Bài viết Ghép dương vật, kỹ thuật mới cho người khiếm khuyết đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Mỹ không phải là nước đầu tiên tiến hành cấy ghép dương vật, trước đó đã có hai lần phẫu thuật này được thực hiện, lần đầu ở Trung Quốc thất bại, còn lần thứ hai ở Nam Phi vào tháng 12/2014 thành công vang dội. Các bác sĩ Bệnh viện Johns Hopkins dự kiến trong năm nay ca ghép dương vật đầu tiên diễn ra tại Mỹ và bệnh nhân sẽ đi tiểu và quan hệ tình dục bình thường chỉ sau một tháng.

Quá trình ghép

Theo Men’s Journal, ca phẫu thuật ghép dương vật tại Nam Phi kéo dài 9 tiếng ấy, các bác sĩ Nam Phi đã kết nối dây thần kinh và mạch máu trong dương vật người hiến tặng với phần cơ thể còn lại của bệnh nhân. Các đường ống được khâu lại giúp kích hoạt đường tiểu, lưu lượng máu và xuất tinh bình thường.Bệnh nhân 21 tuổi lấy lại đầy đủ chức năng dương vật chỉ 3 tháng sau khi được ghép dù trước đó các bác sĩ ước lượng cần 2 năm mới có thể hồi phục.

Giới chức Mỹ cho biết từ năm 2001 đến 2013, nước này có 1.367 quân nhân bị thương ở bộ phận sinh dục do tham chiến tại Afghanistan và Iraq.

Các bác sĩ Bệnh viện Johns Hopkins (Mỹ) đã lên kế hoạch ghép dương vật cho 60 người. Kết quả từ những ca phẫu thuật ấy sẽ giúp xác định liệu cấy ghép dương vật có trở thành quy trình chuẩn.

Dấu mốc y học quan trọng

Sự thành công ở Nam Phi đã đánh dấu bước tiến lớn trong y học cũng như đem lại hy vọng cho bệnh nhân khắp thế giới. Nếu Mỹ một lần nữa thành công, kỹ thuật này sẽ thay đổi cuộc sống của hàng nghìn nam giới và Ghép dương vật cũng có thể trở thành lựa chọn khả thi cho những đàn ông bị khiếm khuyết do ung thư hoặc biến chứng từ cắt bao quy đầu vốn phổ biến.

Bệnh nhân được cấy ghép vẫn đủ khả năng làm cha nếu tinh hoàn còn hoạt động. Trong trường hợp mất tinh hoàn, dương vật mới không thể cho phép họ có con sinh học.

Benh.vn (Theo VNE)

Bài viết Ghép dương vật, kỹ thuật mới cho người khiếm khuyết đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/ghep-duong-vat-ky-thuat-moi-cho-nguoi-khiem-khuyet-7898/feed/ 0