Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Sun, 06 Aug 2023 01:45:46 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Đau bụng – nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị https://benh.vn/dau-bung-2432/ https://benh.vn/dau-bung-2432/#respond Mon, 29 May 2023 01:13:56 +0000 http://benh2.vn/dau-bung-2432/ Đau bụng là triệu chứng cơ năng hay gặp nhất trong các bệnh về tiêu hoá và các tạng trong ổ bụng. Dấu hiệu đau có tính chất gợi ý đầu tiên khiến người thầy thuốc có hướng hỏi bệnh, thăm khám bệnh để chẩn đoán nguyên nhân gây đau bụng là gì, phân biệt đau bụng ngoại khoa hay nội khoa.

Bài viết Đau bụng – nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Đau bụng là triệu chứng cơ năng hay gặp nhất trong các bệnh về tiêu hoá và các tạng trong ổ bụng. Dấu hiệu đau có tính chất gợi ý đầu tiên khiến người thầy thuốc có hướng hỏi bệnh, thăm khám bệnh để chẩn đoán nguyên nhân gây đau bụng là gì, phân biệt đau bụng ngoại khoa hay nội khoa.

dau-bung-123

Đau bụng là triệu chứng thường gặp nhất trong các bệnh đường tiêu hóa

Cơ chế gây đau bụng

  • Tạng rỗng trong ổ bụng bị căng giãn đột ngột (giãn dạ dày, ruột…).
  • Nhu động co bóp tăng lên quá mức gây lên một áp lực cao hơn bình thường (hẹp môn vị, tắc ruột, sỏi mật…).
  • Màng bụng bị đụng chạm, kích thích (thủng dạ dày, tá tràng, áp xe gan, viêm tụy…).

Phân loại đau bụng

Căn cứ vào diễn biến thường chia 3 loại đau bụng:

  • Đau bụng có tính chất cấp cứu ngoại khoa: bệnh tiến triển nhanh chóng dẫn tới tử vong nếu không phẫu thuật kịp thời.

Ví dụ: thủng dạ dày, tắc ruột, viêm ruột thừa, túi mật căng to doạ vỡ.

  • Đau bụng cấp cứu nội khoa: đau dữ dội đột ngột hoặc đau trội lên của tình trạng đau bụng kéo dài cần xử lý cắt cơn đau không cần phẫu thuật.

Ví dụ: giun lên ống mật, cơn đau do loét dạ dày, tá tràng…

  • Đau bụng mạn tính: đau kéo dài hàng tuần, hàng tháng, điều trị cũng đòi hỏi lâu dài.

Đặc điểm đau bụng của các bệnh và theo phân vùng ổ bụng

Đau bụng có thể chẩn đoán sơ bộ được tình trạng bệnh thực sự bằng cách quan sát tính chất cơn đau bụng và các vị trí đau bụng minh họa như trong hình sau đây.

vi-tri-dau-bung

Vị trí đau bụng khác nhau có thể phản ánh tính trạng bệnh lý khác nhau

Đau bụng vùng thượng vị và phần bụng trên

Cấp cứu ngoại khoa nếu có Thủng dạ dày: 

  • Đau đột ngột như dao đâm.
  • Shock, lo sợ.
  • Bụng cứng như gỗ, mất vùng đục trước gan.
  • X quang bụng: có liềm hơi.

Viêm tụy cấp chảy máu:

  • Đau bụng đột ngột dữ dội sau bữa ăn.
  • Shock nặng.
  • Đau bụng, căng vùng thượng vị, Mayo – Robson (+).
  • Amylaza máu, nước tiểu tăng.

Đau bụng Cấp cứu nội khoa

Cơn đau dạ dày (loét hoặc viêm):

  • Đau thượng vị (đói hoặc no) nôn, ợ chua.
  • Co cứng bụng, vùng đục gan còn.
  • Tiền sử có cơn đau thượng vị theo chu kỳ.

Rối loạn vận động túi mật:

  • Đau quặn gan.
  • Không sốt, không vàng da.

Đau bụng hay gặp ở phụ nữ trẻ: lúc dậy thì, hành kinh, mang thai.

Đau bụng nội khoa có thể chuyển ngoại khoa, cần theo dõi tốt

Đau bụng Áp xe gan:

  • Tam chứng Fontan.
  • Nếu vỡ lên màng phổi thì phải phẫu thuật.

Đau bụng sỏi mật:

  • Tam chứng Charcot + tắc mật.
  • Khi túi mật căng to, shock mật thì cần phải mổ.

Giun chui ống mật:

  • Đau bụng dữ dội, chổng mông thì đỡ đau.
  • Khi có biến chứng thủng gây viêm phúc mạc thì phải mổ.

Đau vùng hố chậu, bụng dưới

Viêm ruột thừa: 

  • Đau HCP- sốt- bí trung đại tiện, MacBurney (+).
  • BC tăng, thăm trực tràng (+), Douglas (+).

U nang buồng trứng xoắn:

  • Đau hố chậu đột ngột.
  • Shock, thăm âm đạo (+) có khối u.

Cách thăm khám bệnh nhân đau bụng

Khi thăm khám đau bụng cần lưu ý kết hợp giữa hỏi bệnh thật kỹ và các biện pháp sờ nắn, xét nghiệm.

Thăm khám bệnh nhân đau bụng bằng hỏi

Đặc điểm đau bụng:

  • Vị trí xuất phát đau: đau thượng vị (bệnh dạ dày), đau HSP (bệnh gan).
  • Hoàn cảnh xuất hiện: đau lúc đói (loét HTT), đau khi gắng sức (sỏi thận).
  • Hướng lan: lan lên vai phải (sỏi mật).
  • Tính chất mức độ đau:

Cảm giác đầy bụng: trướng hơi, thức ăn không tiêu.

Đau bụng như dao đâm, xoắn vặn: thủng, xoắn ruột.

Đau quặn từng hồi: quặn thận, quặn gan…..

Cảm giác rát bỏng: viêm dạ dày cấp…

Đau dữ dội đột ngột, chổng mông giảm đau: giun chui ống mật.

Hỏi các biểu hiện kèm theo đau:

  • Liên quan tới tạng bị bệnh: nôn (dạ dày), ỉa lỏng (ĐT), đái máu (SN).
  • Toàn thân: sốt rét, nóng (sỏi mật), shock (viêm tụy cấp)…
  • Hỏi tiền sử nghề nghiệp:

Tiền sử: kiết lỵ (viêm đại tràng do lỵ amíp).

Công nhân sắp chữ in: đau bụng do nhiễm chì…

Khám lâm sàng bệnh nhân đau bụng

  • Toàn thân: mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở, niêm mạc, da, lông tóc móng, tri thức.
  • Khám bụng: nhìn, sờ, gõ, nghe, thăm trực tràng (TR), thăm âm đạo (TV).

Một số điểm đau MacBurney, thượng vị, môn vị-hành tá tràng…

Phản ứng thành bụng: cứng như gỗ, căng,  ấu hiệu “ rắn bò”

Thăm trực tràngTR (Touch rectum), thăm âm đạo TV (Touch Vagina) và túi cùng Douglas (+) khi có viêm phúc mạc.

Xem phân, nước tiểu (màu, mùi).

Xét nghiệm bệnh nhân đau bụng

  • X quang bụng: xem liềm hơi, mức nước, mức hơi, nốt cản quang.
  • Máu: hồng cầu, bạch cầu, công thức bạch cầu, amylaza máu, nước tiểu, urê, bilirubin.

Nguyên nhân đau bụng

Đau bụng có thể có nhiều nguyên nhân tùy thuộc vào tình trạng đau bụng cấp tính hay đau bụng mạn tính.

Nguyên nhân đau bụng cấp tính

Chửa ngoài dạ con:

  • Tắt kinh 3 tháng, đau đột ngột bụng dưới, máu ra âm đạo.
  • Mất máu (shock, trụy tim mạch).
  • Douglas (+), máu theo tay.

Đau toàn bụng hoặc đau không có vị trí cố định giúp chẩn đoán:

Đau bụng ngoại khoa:

  • Thủng ruột do thương hàn.
  • Người đang bị thương hàn đau bụng đột ngột.
  • Shock mạch nhiệt độ phân ly.
  • Có phản ứng phúc mạc.
  • X quang có liềm hơi.

Đau bụng do Tắc ruột. 

  • Đau quặn từng cơn.
  • Buồn nôn và nôn, bụng to, bí trung đại tiện.
  • Quai ruột nổi, X quang: mức nước, mức hơi.

Đau bụng nội khoa:

Đau bụng kinh: đau, khi hành kinh đỡ.

Viêm đại tràng cấp do amíp: đau hố chậu trái, ỉa phân nhầy máu.

Đau bụng giun: Đau quanh rốn, Buồn nôn, nôn ra giun, Ỉa ra giun, xét nghiệm phân trứng giun (+).

Đau quặn thận: Đau  ữ dội vùng thận lan xuống dưới tới sinh dục, Rối loạn bài niệu + X quang thấy sỏi niệu.

Nguyên nhân đau bụng mạn tính

Lao ruột:

  • Đau âm ỉ HCP- có hội chứng bán tắc, rối loạn đại tiện.
  • Có dấu hiệu nhiễm lao.

Viêm đại tràng mạn tính:

  • Hội chứng ruột kích thích (IBS).
  • Trào ngược dạ dày, thực quản (GERD)
  • Đau bụng, phân nhày máu, soi trực tràng có tổn thương.

Lao màng bụng: nhiễm lao, ỉa lỏng, có dịch bụng, mảng chắc.

Viêm phần phụ: đau hố chậu, rối loạn kinh, ra khí hư.

Các khối u ổ bụng: gan, lách, dạ dày, ruột.

Bài viết Đau bụng – nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/dau-bung-2432/feed/ 0
Đau bụng trẻ em nguyên nhân và xử trí https://benh.vn/dau-bung-tre-em-nguyen-nhan-va-xu-tri-4939/ https://benh.vn/dau-bung-tre-em-nguyen-nhan-va-xu-tri-4939/#respond Sun, 28 May 2023 05:13:37 +0000 http://benh2.vn/dau-bung-tre-em-nguyen-nhan-va-xu-tri-4939/ Đau bụng và các dấu hiệu tiêu hóa như là nôn, ỉa chảy là các triệu chứng khó chịu thường gặp ở trẻ em khiến trẻ phải đi khám. Nhân viên y tế sẽ định hướng tình trạng đau bụng này là do viêm dạ dày ruột, táo bón hay các bệnh lý ngoại khoa cần can thiệp cấp cứu (viêm ruột thừa, lồng ruột, ruột quay bất thường….).

Bài viết Đau bụng trẻ em nguyên nhân và xử trí đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Đau bụng và các dấu hiệu tiêu hóa như là nôn, ỉa chảy là các triệu chứng khó chịu thường gặp ở trẻ em khiến trẻ phải đi khám. Nhân viên y tế sẽ định hướng tình trạng đau bụng trẻ em thường do viêm dạ dày ruột, táo bón hay các bệnh lý ngoại khoa cần can thiệp cấp cứu (viêm ruột thừa, lồng ruột, ruột quay bất thường….).

dau_bung_o_tre_em

Đau bụng rất thường gặp ở trẻ em

Tiếp cận trẻ bị đau bụng

Việc thăm khám một trẻ đau bụng thường khó khăn vì những trẻ nhỏ không thể chỉ ra chỗ đau và việc sợ hãi khi tiếp xúc người lạ. Những trẻ lớn hơn nhiều khi cũng có tâm lý sợ nhân viên y tế nên việc đánh giá mức độ của tình trạng đau bụng trẻ em rất khó khăn. Bác sĩ có thể quan sát tư thế, động tác, cách đi của trẻ để phán đoán như trẻ đi nhưng giữ phần bụng dưới bên phải có thể nghi ngờ viêm ruột thừa hay không.

Một số nguyên nhân ngoài đường tiêu hoá gây đau bụng như: Động kinh thể bụng; nhện đen độc cắn; hội chứng tan máu urê huyết cao; viêm mao mạch dị ứng; ngộ độc kim loại nặng; viêm hầu họng (đặc biệt do nhiễm liên cầu); viêm phổi; nhiễm khuẩn huyết ….

Khai thác các triệu chứng xuất hiện bệnh đau bụng trẻ em qua cha mẹ để có thể định hướng bệnh như: đau bụng có liên quan đến tình trạng nôn của trẻ không, xuất hiện trước hay sau khi nôn; hoặc có thể khai thác các dấu hiệu mà cha mẹ trẻ nhận ra bất thường so với sinh hoạt bình thường của trẻ như: trẻ thỉnh thoảng khóc thét lên, ưỡn người hoặc cong gập người lại khi đang bế trẻ, hoặc trẻ có những cơn tái người, vã mồ hôi …

Sau khi định hướng được tình trạng đau bụng, bác sĩ có thể cho trẻ làm thêm các xét nghiệm để khẳng định chẩn đoán như: siêu âm ổ bụng, chụp phim Xquang, làm xét nghiệm máu, nước tiểu hoặc có thể chụp scanner ổ bụng …

Thăm khám trẻ cẩn thận kết hợp với các xét nghiệm cận lâm sàng để xác định căn nguyên bệnh cho trẻ để có quyết định xử trí hợp lý kiểm soát tình trạng đau bụng của trẻ. Như đánh giá tình trạng mất nước ở những trẻ nghi ngờ do viêm dạ dày ruột để bù nước hợp lý hoặc hướng dẫn bù nước và theo dõi tại nhà (các dấu hiệu như: thóp trũng, mắt trũng, không có nước mắt, đái ít, nếp véo da, thay đổi trạng thái tinh thần…).

Một số nguyên nhân thường gặp gây đau bụng trẻ em

Viêm dạ dày ruột

Nguyên nhân

Thường do virus và Rotavirus là nguyên nhân thường gặp nhất, gặp nhiều ở lứa tuổi từ 4 tháng đến 23 tháng; ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như do Norwalk virus.

Ngoài ra có thể có các nguyên nhân do vi khuẩn như E.Coli; Salmonella, Campylobacter..

Đánh giá trẻ

Nôn thường xuất hiện trước khi ỉa lỏng từ 12-24 giờ.

Sốt nhẹ có thể liên quan hoặc không đến tình trạng viêm dạ dày ruột cấp.

Xác định mức độ nôn của, chất nôn

Trẻ mất nước nhẹ có thể không có biểu hiện rõ ràng ra bên ngoài, trẻ có đái ít là dấu hiệu muộn của mất nước. Trẻ dễ mất nước là những trẻ dưới 12 tháng tuổi, trẻ đi ỉa tần số nhiều (thường > 8 lần/ngày) hoặc trẻ nôn nhiều (> 2 lần/ngày) và những trẻ suy dinh dưỡng.

Ỉa chảy nghi ngờ do nguyên nhân vi khuẩn thường ở những trẻ đi du lịch, trẻ có tiếp xúc với nguồn bệnh, trẻ sốt cao, có máu trong phân.

Mức độ mất nước của trẻ cần được xác định khi vào khám cấp cứu. Tuy nhiên có một vấn đề là người nhà thường không biết chính xác cân nặng của trẻ trước khi bị bệnh. Nếu có thể biết trước cân nặng của trẻ ta có thể ước tinh lượng nước mất khoảng 1 lít khi cân nặng giảm 1 kg. Đánh giá mất nước cũng có thể dựa trên những biểu hiện bên ngoài của trẻ như thóp trũng, mắt trũng, miệng khô, uống nước háo hức hoặc trạng thái tinh thần của trẻ…

Chú ý ở trẻ sơ sinh, nhũ nhi khi có dấu hiệu mất nước biểu hiện ra bên ngoài là trẻ đã mất nước rất nhiều so với các trẻ lớn.

Tuổi và dấu hiệu

Mức độ mất nước

Nhẹ

Trung bình

Nặng

Trẻ nhỏ

Mất 3% (30ml/kg)

Mất 6% (60ml/kg)

Mất > 9% (90ml/kg)

Trẻ nhũ nhi

Mất 5% (50ml/kg)

5-10% (100ml/kg)

≥ 10%

Dấu hiệu lâm sàng:

 

 

 

Nếp véo da

Mất nhanh

Mất chậm

Mât rất chậm

Mắt

Bình thường

trũng

Rất trũng

Nước mắt

Bình thường

Giảm

Không có

Thóp

Phẳng

Trũng nhẹ

Trũng sâu

Tinh thần

Tỉnh táo

Kích thích

Li bì/hôn mê

Nhịp tim

Bình thường

Tăng

Rất nhanh

Nước tiểu

Bình thường

Giảm

Thiểu niệu/Vô niệu

Xử trí

Trẻ mất nước từ mức độ trung bình là phải theo dõi tại bệnh viện.

Tuỳ theo mức độ mất nước và tình trạng bệnh kèm theo của trẻ mà nhân viên y tế sẽ có biện pháp điều trị, theo dõi và hướng dẫn gia đình cụ thể.

Táo bón gây đau bụng trẻ em

Đây là một trong những nguyên nhân gây đau bụng thường gặp nhất của trẻ em đến khám tại một phòng cấp cứu Nhi.

Trẻ mới sinh thường ỉa phân su trong vòng 48 giờ sau đẻ và đi ỉa thường từ 0 đến 12 lần/ngày trong tuần đầu tiên. Khi trẻ 3-4 tháng tuổi số lần đi ngoài giảm xuống, với những trẻ uống sữa công thức thường chỉ đi ngoài 1 lần/ngày.

Nguyên nhân gây táo bón

– Những nguyên nhân nặng nề là: hậu môn bị bịt lại, hẹp hậu môn, tắc ruột phân su, phình đại tràng bẩm sinh, ngộ độc, hạ calci máu, suy giáp…

– Những nguyên nhân khác thường liên quan đến chế độ dinh dưỡng đặc biệt khi chuyển từ sữa mẹ sang sử dụng sữa công thức hoặc ăn bột, cháo. Uống thiếu nước cũng là nguyên nhân gây táo bón. Ở lứa tuổi học đường có thể nguyên nhân là do sử dụng chế độ ăn nhiều chất bột và tâm lý không muốn đi vệ sinh tại trường học.

Đánh giá tình trạng táo bón

– Thăm hỏi cha mẹ hoặc người chăm sóc tình trạng đi ngoài của trẻ: thời gian, tần suất đi ngoài, kích thước, hình dáng cục phân, tính chất đau của trẻ (có liên quan đến bữa ăn không, đau từng cơn hay liên tục, những lần trước sau khi đi ngoài trẻ có đỡ đau không)..

– Khám xét xem trẻ có tình trạng sốt, nôn hay sút cân không.

– Tình trạng dinh dưỡng của trẻ, thói quen đi ngoài của trẻ khi đi học, tình trạng sử dụng thuốc và các thực phẩm khác.

– Thăm khám đánh giá tình trạng ổ bụng: bụng mềm, khối ở vùng bụng, khối dọc theo đại tràng….

– Kiểm tra tình trạng hậu môn: không có lỗ hậu môn, hẹp hậu môn, nứt kẽ hậu môn (thường gặp).

– Ngoài ra bác sĩ có thể cho trẻ đi làm siêu âm bụng, chụp Xquang ổ bụng… để loại trừ các nguyên nhân khác.

Xử trí táo bón gây đau bụng ở trẻ

Tư vấn chế độ dinh dưỡng hợp lý; động viên trẻ tăng cường uống nước, tạo thói quen đi vệ sinh đều đặn.

Sử dụng các thuốc chống táo bón theo chỉ định của bác sĩ nhưng không nên lạm dụng.

Có thể thụt tháo phân để giúp trẻ đi ngoài nhưng không nên sử dụng thường xuyên dễ làm mất phản xạ đi ngoài của trẻ.

Điều trị các bệnh lý vùng hậu môn

Viêm ruột thừa

Chiếm khoảng 3-4%0 ở trẻ em và chiếm khoảng 2,3% số trẻ có đau bụng vào cấp cứu.

Chẩn đoán viêm ruột thừa ở trẻ nhỏ rất khó khăn, những trẻ lớn hơn biểu hiện ban đầu có thể là đau bụng vùng quanh rốn sau đó vài giờ mới khu trú lại vùng hố chậu phải. Chính vì đánh giá khó nên tỷ lệ biến chứng của viêm ruột thừa ở trẻ em cao hơn ở người lớn (30-65%).

Thăm khám

Triệu chứng cổ điển là đau vùng bụng dưới bên phải kèm theo buồn nôn, nôn và sốt (thường nhẹ ở trẻ em), bí trung đại tiện.

Triệu chứng phổ biến nhất trong viêm ruột thừa ở trẻ em là đau ¼ bụng dưới bên phải, bụng chướng, phản ứng thành bụng và nôn. Khai thác trong tiền sử có thể phát hiện triệu chứng đau bụng trước rồi nôn có thể có ích trong phân biệt với viêm dạ dày ruột cấp tính. Ở trẻ nhỏ thường có triệu chứng ỉa chảy.

Các bác sĩ chỉ định thêm các xét nghiệm để chẩn đoán chính xác như: xét nghiệm máu, nước tiểu, siêu âm ổ bụng và hiện nay còn có thể chụp cắt lớp ổ bụng để chẩn đoán viêm ruột thừa.

Xử trí bệnh viêm ruột thừa

Khi đã chẩn đoán viêm ruột thừa cần liên hệ chuyên khoa ngoại để xử trí

Lồng ruột gây đau bụng trẻ em

Xảy ra nhiều ở lứa tuổi 3 tháng đến 24 tháng, chỉ có 10% xuất hiện ở trẻ > 3 tuổi

Biểu hiện lồng ruột

Trẻ có những cơn khóc thét và tái người đi do đau bụng nhiều và trẻ thường đưa đầu gối gập lên phía ngực, giữa những cơn đau trẻ dường như bình thường hoặc trông mệt mỏi kiệt sức tuỳ vào giai đoạn và mức độ đau .

Nôn. Tuy nhiên đau cũng không phải là triệu chứng thường xuyên.

Phân có nhầy máu chiếm khoảng 20-40%.

Sốt cũng có thể xuất hiện nếu ở giai đoạn muộn.

Siêu âm bụng có giá trị chẩn đoán cao.

Xử trí lồng ruột

Đưa trẻ đến cơ sở y tế có thể tháo lồng ruột cho trẻ; tuỳ từng giai đoạn mà bác sĩ có biện pháp xử trí hợp lý.

Ngoài ra, còn có rất nhiều nguyên nhân khác có thể gây đau bụng ở trẻ em như tắc ruột, viêm túi thừa Meckel, thoát vị, hoặc các nguyên nhân nội khoa khác như: viêm tai giữa, nhiễm khuẩn tiết niệu… cũng gây các triệu chứng đau bụng. Như vậy, khi trẻ có triệu chứng đau bụng mà không rõ nguyên nhân, nên đưa trẻ đến khám lại cơ sở y tế để xác định nguyên nhân và có hướng xử trí hợp lý.

Cẩm nang truyền thông các bệnh thường gặp – BV Bạch Mai.

Bài viết Đau bụng trẻ em nguyên nhân và xử trí đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/dau-bung-tre-em-nguyen-nhan-va-xu-tri-4939/feed/ 0
Cấp cứu đau bụng cấp https://benh.vn/cap-cuu-dau-bung-cap-3917/ https://benh.vn/cap-cuu-dau-bung-cap-3917/#respond Fri, 26 May 2023 03:46:00 +0000 http://benh2.vn/cap-cuu-dau-bung-cap-3917/ Đau bụng cấp là một bệnh lý hay gặp với sức khỏe con người: “cấp” ở đây muốn nói đến tính chất cấp tính, mới xảy ra. Cụ thể là đau bụng xuất hiện ở người đang khỏe mạnh. Các loại đau bụng kéo dài nhiều tuần nhiều tháng còn gọi là đau bụng mạn tính không nằm trong lĩnh vực của bài này.

Bài viết Cấp cứu đau bụng cấp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Đau bụng cấp là một bệnh lý hay gặp với sức khỏe con người: “cấp” ở đây muốn nói đến tính chất cấp tính, mới xảy ra. Cụ thể là đau bụng xuất hiện ở người đang khỏe mạnh. Các loại đau bụng kéo dài nhiều tuần nhiều tháng còn gọi là đau bụng mạn tính không nằm trong lĩnh vực của bài này.

dau_bung_2182021

Nguyên nhân dẫn tới đau bụng cấp

Bụng của chúng ta có rất nhiều cơ quan bên trong tùy theo vị trí nằm trong ổ bụng. Mỗi cơ quan này nếu gặp vấn đề sẽ biểu hiện ra bằng đau bụng và sẽ có những tính chất diễn biến bệnh khác nhau.

Một số cơ quan ngoài ổ bụng như cơ, tim, màng phổi, bệnh lý động mạch chủ… đôi khi cũng biểu hiện bằng đau bụng do kích thích lan từ ngoài vào.

Đôi khi các rối loạn bệnh lý toàn thân như ngộ độc, đái tháo đường biến chứng… cũng biểu hiện bằng đau bụng tuy không phải là triệu chứng chính.

Tóm lại: đa số các nguyên nhân đau bụng đều do bệnh lý của các cơ quan trong ổ bụng gây ra mà chúng ta sẽ nói tới từng trường hợp cụ thể sau:

Nguyên nhân cụ thể

Khi bạn đau bụng thì vị trí đau có thể gợi ý nguyên nhân đau bụng:

– Đau hạ sườn phải (A): áp xe gan, giun chui ống mật, viêm túi mật cấp…

– Đau thượng vị (B): viêm dạ dày, viêm tụy, nhồi máu cơ tim, thoát vị, giun chui ống mật…

– Hạ sườn trái (C): viêm đại tràng, viêm thận, sỏi thận.

– Đau hạ vị (H): viêm bàng quang, sỏi bàng quang, viêm tử cung phần phụ, chửa ngoài tử cung…

– Đau quanh rốn (E): viêm dạ dày ruột, đau bụng giun, ngộ độc thức ăn…

– Đau hố chậu phải (G): viêm ruột thừa, viêm manh tràng, sỏi niệu quản….

– Đau hố chậu trái (I): sỏi niệu quản, viêm túi thừa, xoắn đại tràng…

– Đau hai bên mạng sườn (D và F): sỏi niệu quản

Các loại đau không có vị trí vụ thể như đau quặn bụng có thể do co thắt từ ruột, viêm nhiễm trong ổ bụng.

Yếu tố thuận lợi

– Ăn uống không vệ sinh, đồ ăn cũ bị ô nhiễm.

– Nghiện rượu bia, tăng mỡ máu có thể nguy cơ gây viêm tụy.

– Uống ít nước tăng nguy cơ gây bệnh sỏi thận.

– Tiền sử phẫu thuật bụng từ trước có thể gây tắc ruột do dính.

Xử trí của bạn trong trường hợp đau bụng

Mọi trường hợp đau bụng cấp cần phải đến bệnh viện để kiểm tra đặc biệt là nguyên nhân nguy hiểm. Rất khó để phân biệt các cơn đau bụng thông thường với các cơn đau bụng nguy hiểm nếu các bạn không khám bác sĩ. Nên nhịn ăn và tránh tự ý sử dụng các thuốc giảm đau nếu chưa hỏi ý kiến bác sĩ. Nếu bạn thấy rất mệt, suy sụp kèm theo đau bụng hoặc các cơn đau bụng liên tục kéo dài không dứt nên tới bệnh viện ngay. Việc chậm trễ sẽ gây nguy hiểm tới tính mạng.

Các thông tin bác sĩ cần có từ bạn như đau ở vị trí nào, thời gian được bao lâu, cơn đau liên tục hay ngắt quãng, có sốt không, có bí đại tiểu tiện không và các tiền sử bệnh lý khác mà bạn có.

Tại bệnh viện, bác sĩ có thể phải cho bạn làm nhiều các xét nghiệm máu và thăm dò chức năng như siêu âm, chụp cắt lớp ổ bụng, chụp Xquang… để tìm ra nguyên nhân đau bụng.

Cẩm nang TT BV Bạch Mai 

Bài viết Cấp cứu đau bụng cấp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cap-cuu-dau-bung-cap-3917/feed/ 0
Quá đau đớn trong chu kì kinh nguyệt ? Phải làm thế nào ? ( PII ) https://benh.vn/qua-dau-don-trong-chu-ki-kinh-nguyet-phai-lam-the-nao-pii-66328/ https://benh.vn/qua-dau-don-trong-chu-ki-kinh-nguyet-phai-lam-the-nao-pii-66328/#respond Sat, 17 Aug 2019 07:41:36 +0000 https://benh.vn/?p=66328 Những cơn đau co thắt vùng bụng dưới ? Một số người chỉ bị đau nhẹ mỗi chu kì kinh nguyệt nhưng bạn thì không ? Những cơn đau đớn hàng tháng này ảnh hưởng đến sinh hoạt của bạn ? Hãy thử những cách sau đây.

Bài viết Quá đau đớn trong chu kì kinh nguyệt ? Phải làm thế nào ? ( PII ) đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Những cơn đau co thắt vùng bụng dưới ? Một số người chỉ bị đau nhẹ mỗi chu kì kinh nguyệt nhưng bạn thì không ? Những cơn đau đớn hàng tháng này ảnh hưởng đến sinh hoạt của bạn ? Cùng tiếp tục thử những cách dưới đây nhé. 

Bài viết Quá đau đớn trong chu kì kinh nguyệt ? Phải làm thế nào ? ( PII ) đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/qua-dau-don-trong-chu-ki-kinh-nguyet-phai-lam-the-nao-pii-66328/feed/ 0
Quá đau đớn mỗi chu kì kinh nguyệt ? Bạn đã thử những cách sau chưa ? (P I ) https://benh.vn/qua-dau-don-moi-chu-ki-kinh-nguyet-ban-da-thu-nhung-cach-sau-chua-p-i-66327/ https://benh.vn/qua-dau-don-moi-chu-ki-kinh-nguyet-ban-da-thu-nhung-cach-sau-chua-p-i-66327/#respond Fri, 16 Aug 2019 07:31:24 +0000 https://benh.vn/?p=66327 Những cơn đau co thắt vùng bụng dưới ? Một số người chỉ bị đau nhẹ mỗi chu kì kinh nguyệt nhưng bạn thì không ? Những cơn đau đớn hàng tháng này ảnh hưởng đến sinh hoạt của bạn ? Hãy thử những cách sau đây.

Bài viết Quá đau đớn mỗi chu kì kinh nguyệt ? Bạn đã thử những cách sau chưa ? (P I ) đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Những cơn đau co thắt vùng bụng dưới ? Một số người chỉ bị đau nhẹ mỗi chu kì kinh nguyệt nhưng bạn thì không ? Những cơn đau đớn hàng tháng này ảnh hưởng đến sinh hoạt của bạn ? Hãy thử những cách sau đây.

Điều gì gây ra đau co thắt trong chu kì kinh nguyệt?

Cơn đau gây ra bởi các cơn co thắt trong tử cung của bạn. Những cơn co thắt này được kích hoạt bởi những thay đổi về mức độ hormone của cơ thể bạn. Khi bạn có kinh nguyệt, tử cung co lại và bong ra, nó được giải phóng dưới dạng máu qua âm đạo của bạn.

Một số người có nhiều khả năng trải qua cơn đau co thắt. Các yếu tố rủi ro bao gồm những người:

  • trẻ hơn 30 tuổi
  • chảy máu nhiều trong thời kỳ của họ
  • chảy máu bất thường
  • có tiền sử gia đình bị đau
  • hút thuốc lá
  • bắt đầu dậy thì sớm (11 tuổi hoặc sớm hơn)

1. Sử dụng miếng dán nhiệt

Sử dụng một miếng nhiệt hoặc quấn khăn ấm trên bụng của bạn có thể giúp thư giãn các cơ tử cung của bạn. Đó là những cơ gây ra co thắt tạm thời. Nhiệt cũng có thể tăng cường lưu thông khí huyết trong bụng của bạn, có thể làm giảm đau.

Theo một Nghiên cứu năm 2004 Nguồn đáng tin cậy, đeo một miếng dán nhiệt cho để giảm đau bụng kinh thực sự hiệu quả hơn so với dùng thuốc giảm đau không kê đơn (OTC), như acetaminophen.

Bên cạnh việc có hiệu quả trong việc giảm đau và co thắt, nghiên cứu cũng cho thấy những người tham gia sử dụng bọc nhiệt ít mệt mỏi và thay đổi tâm trạng.

Tấm sưởi điện và chai nước nóng không thuận tiện để sử dụng như miếng dán. Nhưng chúng là những lựa chọn tốt nếu bạn dành thời gian ở nhà và không cần phải di chuyển nhiều.

2. Massage bụng bằng tinh dầu

Nghiên cứu cho thấy rằng một số loại tinh dầu có thể giúp giảm bớt cơn co thắt khi xoa bóp vào bụng, đặc biệt là khi được sử dụng trong một hỗn hợp các loại dầu.

Các loại dầu dường như có hiệu quả nhất trong việc giảm cơn đau co thắt, do khả năng tăng cường lưu thông, bao gồm:

  • Hoa oải hương
  • Hoa hồng
  • Lá kinh giới
  • Quế
  • Đinh hương

Bạn có thể tìm thấy các loại tinh dầu trực tuyến, hoặc tại cửa hàng thực phẩm sức khỏe địa phương của bạn. Một số nhà thuốc cũng có thể bán chúng.

Trước khi sử dụng các loại tinh dầu, bạn sẽ muốn trộn chúng với một loại dầu chuyên chở, như dầu dừa hoặc dầu jojoba. Dầu vận chuyển hoạt động bằng cách an toàn, mang theo tinh dầu vào da của bạn, và giúp truyền dầu trên một diện tích lớn.

Khi hỗn hợp dầu của bạn đã sẵn sàng để sử dụng, hãy xoa một vài giọt giữa hai bàn tay của bạn và sau đó mát xa bụng.

Các chuyên gia cho biết mát xa theo chuyển động tròn chỉ năm phút mỗi ngày trước và trong giai đoạn của bạn có thể giúp giảm bớt cơn đau và tăng cường lưu thông trong bụng của bạn.

3. Dùng thuốc giảm đau OTC

Theo Đại học Sản phụ khoa Hoa Kỳ , các thuốc giảm đau OTC như ibuprofen (Advil, Motrin), naproxen (Aleve) và aspirin (Bufferin) là phương pháp điều trị hiệu quả cho chứng chuột rút kinh nguyệt.

Những loại thuốc này hoạt động tốt nhất nếu chúng được sử dụng ở dấu hiệu đầu tiên của chuột rút hoặc đau.

Bạn có thể tìm thấy ibuprofen, naproxen hoặc aspirin tại bất kỳ nhà thuốc nào. Hãy chắc chắn chỉ dùng theo chỉ dẫn và nói chuyện với bác sĩ trước nếu bạn có tiền sử bệnh tim, gan hoặc thận, hoặc nếu bạn bị hen suyễn, loét hoặc rối loạn chảy máu.

4. Tập thể dục

Theo một nghiên cứu gần đây Nguồn đáng tin cậy, tập thể dục nhịp điệu cường độ thấp đến trung bình có thể giúp giảm đau do co thắt tạm thời.

Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học phát hiện ra rằng những phụ nữ tập thể dục aerobic 30 phút ba ngày một tuần, trong 8 tuần, cho thấy giảm đáng kể chứng chuột rút trong thời gian.

Để phù hợp với một bài tập aerobic trong lịch trình của bạn, hãy cân nhắc việc đạp xe đi làm, đi bộ nhanh vào giờ ăn trưa, nhảy theo giai điệu yêu thích hoặc chơi một môn thể thao bạn thích.

Bài viết Quá đau đớn mỗi chu kì kinh nguyệt ? Bạn đã thử những cách sau chưa ? (P I ) đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/qua-dau-don-moi-chu-ki-kinh-nguyet-ban-da-thu-nhung-cach-sau-chua-p-i-66327/feed/ 0
Những kiểu đau bụng đáng lưu ý của phụ nữ https://benh.vn/nhung-kieu-dau-bung-dang-luu-y-cua-phu-nu-2514/ https://benh.vn/nhung-kieu-dau-bung-dang-luu-y-cua-phu-nu-2514/#respond Sat, 06 Jul 2019 09:15:36 +0000 http://benh2.vn/nhung-kieu-dau-bung-dang-luu-y-cua-phu-nu-2514/ Có những cơn đau không rõ nguyên nhân nhưng cũng có những cơn đau điển hình không thể bỏ qua, cần thăm khám để có phương án xử lý trước khi tình trạng trở nên nghiêm trọng.

Bài viết Những kiểu đau bụng đáng lưu ý của phụ nữ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Những cơn đau cấp vùng bụng dưới

Có những cơn đau không rõ nguyên nhân nhưng cũng có những cơn đau điển hình không thể bỏ qua, cần thăm khám để có phương án xử lý trước khi tình trạng trở nên nghiêm trọng.

Những phụ nữ đang độ tuổi sinh đẻ gặp những cơn đau không kèm theo sốt thì nên nghĩ đến chửa ngoài tử cung nhưng cũng có thể là u nang buồng trứng xoắn. Nếu kèm theo sốt, cần nghĩ đến viêm phần phụ nhưng không loại trừ viêm ruột thừa hay viêm đại tràng sigma (đoạn cuối đại tràng trước trực tràng).

Đau vùng bụng dưới vào giữa kỳ kinh

Có đặc trưng là đau vùng bụng dưới kèm ra nhiều chất xuất tiết âm đạo có màu trắng hay lẫn máu. Đau có tính chất lan tỏa xuống âm hộ, âm đạo đôi khi ra vùng thắt lưng hay khắp vùng bụng, có thể đau cấp tính, kèm buồn nôn hay nôn.

Đau thường xảy ra vào thời điểm rụng trứng (phóng noãn) từ ngày thứ 12 – 16 của chu kỳ kinh, kéo dài từ vài giờ đến 48 giờ. Khoảng 20% phụ nữ có kiểu đau này, một số người chu kỳ kinh nào cũng đau, một số khác đau ở chu kỳ này nhưng chu kỳ khác lại không. Chẩn đoán thường dựa vào đau xảy ra vào giữa chu kỳ kinh và khám vùng tiểu khung không thấy gì bất thường.

Nếu đau kéo dài và/hoặc nghiêm trọng thì cần siêu âm để loại trừ các nguyên nhân gây đau bụng dưới khác, đôi khi cần phân biệt với viêm ruột thừa. Đau giữa kỳ kinh thường không cần điều trị. Thuốc giảm đau có thể cần khi đau kéo dài hay nghiêm trọng. Thuốc tránh thai hormon có thể dùng để ngăn cản rụng trứng nhằm làm mất đau.

Đau bụng dưới kết hợp với rụng trứng

Đây là triệu chứng Mittelschmerz (tiếng Đức có nghĩa là đau giữa kỳ kinh), có nhiều giả thuyết về nguyên nhân gây đau:

U nang buồng trứng xoắn gây đau vùng bụng dưới cấp tính

Nang trứng phình to trước thời điểm phóng noãn. Khi chỉ có một hay 2 noãn trưởng thành đến mức sắp được phóng ra thì có một số nang noãn khác cũng lớn lên. Vì nang noãn lớn lên ở cả 2 buồng trứng cho nên đau có thể xảy ra đồng thời ở cả 2 bên hoặc chỉ 1 bên.

Thành của buồng trứng bị rách (vỡ): Vỏ buồng trứng phải rách để noãn thoát ra, vì thế, chính sự phóng noãn đã gây đau ở một số phụ nữ.

Vòi trứng co thắt: Sau khi phóng noãn, vòi trứng co thắt giống như sự nhu động của thực quản và gây đau.

Các cơn co của lớp cơ nhẵn buồng trứng: Đa số phụ nữ cảm thấy đau ngay trước khi trứng rụng, do hormon LH đạt tới đỉnh cao làm tăng Prostaglandine tạo ra các cơn co ở vòi trứng, tử cung và đường ruột.

Do sự kích thích phúc mạc: Vì máu hay dịch thoát ra khi phóng noãn.

Đôi khi nhiễm khuẩn đường sinh dục là nguyên nhân gây đau nhưng thường không rõ. Có thể sử dụng triệu chứng đau giữa kỳ kinh để nhận biết có phóng noãn.

Đau vùng bụng dưới mạn tính không liên quan đến các kỳ kinh

Đó là kiểu đau bụng dưới lan tới âm hộ và cả vùng thắt lưng, kèm với cảm giác nóng rát, đau ở bàng quang, đái buốt, đái khó, đau trực tràng và cảm giác muốn đại tiện, ngứa âm hộ.

Những triệu chứng này thường do nhiều nguyên nhân khó phát hiện như có tổn thương ở cổ tử cung – tổn thương ở thân tử cung (tử cung gập sau, u xơ tử cung (xoắn, hoại tử vô khuẩn) – sa sinh dục – viêm phần phụ mãn, viêm cùng đồ hay buồng trứng – lạc nội mạc tử cung – giãn tĩnh mạch tiểu khung…

Đau không do nguyên nhân phụ khoa: Cũng gây ra đau vùng bụng dưới

Bệnh ở cột sống: Đau lưng do tư thế, thoái hóa đốt sống, thoát vị đĩa đệm…; Bệnh đường ruột: Viêm ruột thừa, viêm đại tràng, viêm túi mật, viêm đại tràng sigma…; Bệnh ở đường tiết niệu: Viêm thận-bể thận, viêm bàng quang…; Đau do nguyên nhân tâm lý… Thầy thuốc cần khám toàn diện và cần làm thêm một số thăm dò theo định hướng của bệnh cảnh.

BS Đào Xuân Dũng

Bài viết Những kiểu đau bụng đáng lưu ý của phụ nữ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhung-kieu-dau-bung-dang-luu-y-cua-phu-nu-2514/feed/ 0
Biểu hiện trẻ bị đau bụng giun và thời điểm cần thiết tẩy giun cho trẻ https://benh.vn/bieu-hien-tre-bi-dau-bung-giun-va-thoi-diem-can-thiet-tay-giun-cho-tre-5644/ https://benh.vn/bieu-hien-tre-bi-dau-bung-giun-va-thoi-diem-can-thiet-tay-giun-cho-tre-5644/#respond Mon, 13 May 2019 07:30:59 +0000 http://benh2.vn/bieu-hien-tre-bi-dau-bung-giun-va-thoi-diem-can-thiet-tay-giun-cho-tre-5644/ Để có những hiểu biết khoa học khi dùng thuốc tẩy giun cho trẻ như: thời điểm tẩy giun, độ tuổi tẩy giun, những lưu ý cần thiết khi tẩy giun… thì không phải ông bố bà mẹ nào cũng biết.

Bài viết Biểu hiện trẻ bị đau bụng giun và thời điểm cần thiết tẩy giun cho trẻ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Đa phần các gia đình ở thành phố thường có ít con (1 đến 2 con) và có điều kiện kinh tế hơn nên việc nuôi dưỡng, chăm sóc con cái có phần “chu đáo” hơn các khu vực ngoại thành, vùng dân cư, hẻo lánh.

Tuy nhiên, để có những hiểu biết khoa học khi dùng thuốc tẩy giun cho trẻ như: thời điểm tẩy giun, độ tuổi tẩy giun, những lưu ý cần thiết khi tẩy giun… thì không chỉ có các ông bố bà mẹ ở nông thôn mà ở thành phố không phải ai cũng biết.

Vậy, những biểu hiện trẻ bị đau bụng giun? Khi nào thì có thể tẩy giun cho trẻ? Chúng ta sẽ cùng Benh.vn tìm hiểu.

Các biểu hiện trẻ bị đau bụng giun

  • Đau bụng quanh rốn.
  • Đau bụng thành cơn, có cảm giác buồn nôn và nôn.
  • Có thể nôn ra giun nếu chúng chui lên dạ dày.
  • Trẻ đi ngoài sống phân, phân lỏng.
  • Trẻ có thể đi ngoài ra giun…

đau bụng giun

Đau bụng quanh rốn, buồn nôn, đi ngoài phân sống… là biểu hiện trẻ bị đau bụng giun

Trẻ có giun ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

  • Ảnh hưởng đến đường tiêu hóa dẫn đến không hấp thu được nhiều dinh dưỡng (do bị chia sẻ dinh dưỡng với giun).
  • Trẻ bị suy dinh dưỡng, còi cọc.
  • Trẻ có thể bị tắc ruột do búi giun.
  • Gây ra những cơn đau cấp khi giun chui lên đường mật.
  • Gây đau dạ dày cấp khi giun chui lên dạ dày.
  • Trường hợp giun chui lên ống tụy, gây viêm tụy cấp có thể nguy hiểm đến tính mạng.
  • Một số loại giun khác trong quá trình sinh trưởng và phát triển có thể di trú lên mắt, não….

Giun gây ra những cơn đau cấp khi chúng chui lên đường mật

Thời gian tẩy giun cho trẻ

  • Trẻ 2 tuổi có thể tẩy giun.
  • Trẻ dưới 2 tuổi có giun thì cha mẹ sẽ tẩy giun cho con theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Đối với những trẻ không bị đau bụng, không có các triệu chứng có giun thì ngoài 4 tuổi cũng cần tẩy giun cho trẻ…

Phương pháp đề phòng bệnh giun cho trẻ

  • Đảm bảo vệ sinh thực phẩm cho trẻ: uống nước đun sôi để nguội, ăn rau đã nấu chín, các loại trái cây nên gọt vỏ sau khi rửa.
  • Giữ vệ sinh trong quá trình chế biến thức ăn cho trẻ.
  • Không cho trẻ ăn sống (các món trần, nhúng) mà phải cho trẻ ăn chín, uống sôi.
  • Thường xuyên cắt móng tay, rửa hậu môn bằng xà phòng tắm sau mỗi lần bé đi đại tiện, không cho bé đi đại tiện bừa bãi.
  • Nhắc nhở con có ý thức rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.
  • Ở nông thôn, cần bố trí khu vực xử lý phân xa nơi ở và giếng nước, không để bé bò lê la, nghịch đất cát.
  • Định kỳ 6 tháng cho bé uống thuốc tẩy giun một lần. Nếu trong nhà có một thành viên bị nhiễm giun kim, nên tẩy giun cho cả nhà.
  • Nhắc nhở con có ý thức rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh

Lời kết

Tẩy giun cho trẻ là việc làm cần thiết vì nếu không được tẩy giun, trẻ sẽ trở nên còi cọc, thiếu dinh dưỡng, trẻ có thể bị tắc ruột do búi giun, hoặc gây ra những cơn đau cấp khi giun chui lên đường mật, giun sinh trưởng, phát triển và di trú lên mắt, não…

Vì vậy, khi trẻ có các dấu hiệu: đau bụng kèm buồn nôn, nôn ra giun, ngoáy đít cần tẩy giun cho trẻ. Thông thường, trẻ 2 tuổi là có thể tẩy giun, trong trường hợp trẻ nhỏ hơn nhưng có giun thì cha mẹ cần tẩy giun cho con theo hướng dẫn của bác sĩ.

Ngoài ra, để phòng bệnh giun, cha mẹ nên chú ý đến việc vệ sinh ăn uống, giữ vệ sinh tay chân cho trẻ nhất là sau khi đi vệ sinh. Tuyệt đối không cho trẻ ăn sống, ăn các đồ ăn tái,… mà phải cho trẻ ăn chín, uống sôi.

Benh.vn

Bài viết Biểu hiện trẻ bị đau bụng giun và thời điểm cần thiết tẩy giun cho trẻ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/bieu-hien-tre-bi-dau-bung-giun-va-thoi-diem-can-thiet-tay-giun-cho-tre-5644/feed/ 0
Những thói quen ăn uống khiến bạn bị đầy hơi https://benh.vn/nhung-thoi-quen-an-uong-khien-ban-hay-bi-day-hoi-46207/ https://benh.vn/nhung-thoi-quen-an-uong-khien-ban-hay-bi-day-hoi-46207/#respond Mon, 15 Apr 2019 04:14:37 +0000 https://benh.vn/?p=46207 Chế độ ăn uống có sự kết hợp của các loại thực phẩm sai cách có thể hình thành khí gây đầy hơi. Do đó, điều rất quan trọng là loại bỏ sự kết hợp thức ăn không tương hợp để ngăn ngừa chứng đầy hơi.

Bài viết Những thói quen ăn uống khiến bạn bị đầy hơi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Chế độ ăn uống có sự kết hợp của các loại thực phẩm sai cách có thể hình thành khí gây đầy hơi. Do đó, điều rất quan trọng là loại bỏ sự kết hợp thức ăn không tương hợp để ngăn ngừa chứng đầy hơi.

Ăn trái cây sau bữa ăn

Chúng ta đều biết tầm quan trọng của trái cây là một phần của chế độ ăn uống hằng ngày. Nhưng nó có thể gây ra sự tàn phá cơ thể nếu kết hợp với thực phẩm khác. Không nên ăn trái cây ngay sau bữa ăn vì nó làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thu. Hàm lượng chất xơ trong hoa quả có thể làm trì hoãn quá trình trên, dẫn đến khí ở dạ dày.

Sữa với tinh bột

Các sản phẩm sữa và sữa chua mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa và nếu kết hợp với tinh bột thì quá trình tiêu hóa sẽ mất nhiều thời gian hơn, gây ra khí và đầy hơi. Ăn bánh mì với các sản phẩm từ sữa nằm trong danh sách kết hợp sai cách trong ăn uống, theo boldsky.

Các loại trái cây chua và tinh bột

Tinh bột và trái cây chua khi ăn cùng nhau có thể gây ra bệnh tật, vì sự kết hợp làm kéo dài quá trình tiêu hóa, gây ra các vấn đề về khí và khó tiêu.

Tinh bột và đường

Các loại bánh phổ biến phổ biến như bánh mì chứa tinh bột và đường khi tiêu thụ cùng nhau có thể dẫn đến quá trình lên men, gây ra khí và làm sình bụng, theo boldsky.

Đậu và phô mai

Sự kết hợp giữa các sản phẩm từ sữa với đậu là không tương thích và thậm chí có thể gây ra khí, đầy hơi và khó tiêu. Vì vậy, tránh dùng đậu và phô mai cùng lúc.

Trái cây và rau củ

Cả trái cây và rau của đều lý tưởng trong chế độ ăn uống. Nhưng là một ý tưởng sai lầm khi kết hợp cả hai và nó có thể gây ra khí và làm phình bụng.

Uống nước ngay sau bữa ăn

Uống nước hoặc đồ uống ngay sau bữa ăn có thể làm loãng các enzyme chịu trách nhiệm tiêu hóa. Do đó, rất cần thiết khi duy trì khoảng thời gian giữa các bữa ăn và uống nước hoặc bất kỳ nước giải khát nào

Xem video để cập nhật thêm các thông tin khác

Bài viết Những thói quen ăn uống khiến bạn bị đầy hơi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhung-thoi-quen-an-uong-khien-ban-hay-bi-day-hoi-46207/feed/ 0
Phân biệt sự khác nhau giữa bệnh xoắn buồng trứng và đau bụng thông thường https://benh.vn/phan-biet-su-khac-nhau-giua-benh-xoan-buong-trung-va-dau-bung-thong-thuong-9566/ https://benh.vn/phan-biet-su-khac-nhau-giua-benh-xoan-buong-trung-va-dau-bung-thong-thuong-9566/#respond Thu, 28 Jun 2018 07:18:48 +0000 http://benh2.vn/phan-biet-su-khac-nhau-giua-benh-xoan-buong-trung-va-dau-bung-thong-thuong-9566/ Thời gian qua, một số bệnh viện đã tiếp nhận bệnh nhân bị xoắn buồng trứng vào nhập viên, tuy nhiên điều quan trọng là hầu hết các bệnh nhân đều cho rằng mình bị đau bụng thông thường. Vậy, làm thế nào để phân biệt sự khác nhau giữa đau bụng thông thường và xoắn buồng trứng

Bài viết Phân biệt sự khác nhau giữa bệnh xoắn buồng trứng và đau bụng thông thường đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Thời gian qua, một số bệnh viện đã tiếp nhận bệnh nhân bị xoắn buồng trứng vào nhập viên, tuy nhiên điều quan trọng là hầu hết các bệnh nhân đều cho rằng mình bị đau bụng thông thường. Vậy, làm thế nào để phân biệt sự khác nhau giữa đau bụng thông thường và xoắn buồng trứng…

Bệnh xoắn buồng trứng nguy hiểm như thế nào?

Xoắn buồng trứng là bệnh phố biến ở phụ nữ, thường xảy ra trên buồng trứng có u từ trước, cũng có thể gặp ở người khỏe mạnh bình thường.

Theo Th.S-BS Nguyễn Thị Tố Thư – Khoa Phụ Sản Bệnh viện Đại học Y Dược (TP.HCM)  xoắn buồng trứng khiến dòng máu đến nuôi buồng trứng bị tắc nghẽn, nếu không được điều trị kịp thời thì khu vực mô bị xoắn sẽ bị hoại tử, gây viêm nhiễm nguy hiểm đến tính mạng.

Xoắn buồng trứng phát hiện muộn gây hoại tử, nguy hiểm đến tính mạng

Vừa qua, Khoa Cấp cứu BV ĐHYD TP.HCM tiếp nhận trường hợp chị Huỳnh Mỹ A. (26 tuổi, ngụ Q.1, TP.HCM) nhập viện trong tình trạng ngất xỉu tại nơi làm việc vì đau bụng. Từ sáng đến lúc nhập viện cấp cứu, chị A. được chị em cùng cơ quan chăm sóc, mua thuốc trị đau bụng uống kèm nhưng không hề thuyên giảm.

Đến trưa cùng ngày, chị A. ngất xỉu phải nhập viện cấp cứu. Qua thăm khám và thực hiện nhanh các cận lâm sàng, các bác sĩ phát hiện chị A. bị xoắn buồng trứng nên buộc phải mổ cấp cứu. Các chị em đồng nghiệp không khỏi bàng hoàng khi nghe tin đồng nghiệp phải phẫu thuật, bởi ai cũng tưởng chị bị rối loạn tiêu hóa sau bữa tiệc cơ quan tối qua.

Theo các bác sĩ, bệnh nhân rất may mắn vì được đưa đến bệnh viện không quá trễ. Nếu không, bệnh nhân phải chịu một cuộc phẫu thuật lớn hơn (phải mổ hở, phải có ống dẫn lưu từ ổ bụng ra ngoài sau mổ, nằm viện lâu hơn…) vì xoắn buồng trứng để lâu sẽ hoại tử gây nhiễm trùng, nhiễm độc nghiêm trọng và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản về sau.

Nhận biết xoắn buồng trứng

Triệu chứng thường gặp là người bệnh sẽ xuất hiện cơn đau quặn bụng vùng hạ vị, đau không giảm khi dùng thuốc giảm đau, giai đoạn sau đau liên tục, sốt, buồn nôn. Nếu xoắn là chậm và không nghiêm trọng, cơn đau sau đó sẽ nhẹ hơn. Có trường hợp cơn đau dịu đi nhưng đau âm ỉ, có thể có bí trung đại tiện.

Trường hợp u nang quá to gây chèn ép các cơ quan xung quanh ổ bụng thì có thể xuất hiện một số triệu chứng tưởng chừng như không liên quan đến bệnh như tiểu rắt, tiểu khó (nếu chèn ép bọng đái), táo bón (chèn ép trực tràng), phù 2 chi dưới (chèn ép hệ tĩnh mạch)…

Qua đó, các bác sĩ khuyến cáo, để phát hiện sớm bệnh, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản cần đi khám định kỳ 6 tháng/lần có kèm siêu âm và thực hiện các chỉ định cận lâm sàng. Người bệnh có tiền căn bị xoắn buồng trứng khi có biểu hiện đau quặn bụng vùng hạ vị phải đi khám ngay. Khi phát hiện buồng trứng bị xoắn, cần được chữa trị kịp thời nhằm bảo toàn chức năng sinh sản cũng như chức năng nội tiết tố nữ.

Phân biệt xoắn buồng trứng với đau bụng thông thường

Đau bụng cấp là một trong những cấp cứu nội ngoại khoa thường gặp tại các khoa cấp cứu. Trong đó, nhiều trường hợp bệnh nhân nữ đến cấp cứu vì các bệnh đơn giản như rối loạn tiêu hóa, đầy bụng khó tiêu, đau bụng kinh…

Đau bụng thông thường phục hồi nhanh, thời gian đau ngắn, không gây sốt…

Đối với các trường hợp đau bụng này không ảnh hưởng đến sức khỏe, phục hồi nhanh chóng, các biểu hiện đau trong thời gian ngắn, đau bụng kèm đi ngoài, uống thuốc giảm đau là đỡ, không có biểu hiện sốt…Tuy nhiên, cũng không ít các trường hợp với triệu chứng đau bụng tương tự lại nằm trong các tình huống bệnh nguy hiểm như thai ngoài tử cung, xoắn buồng trứng, xuất huyết nang buồng trứng…

Benh.vn (Theo Thanhnien.vn)

Bài viết Phân biệt sự khác nhau giữa bệnh xoắn buồng trứng và đau bụng thông thường đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/phan-biet-su-khac-nhau-giua-benh-xoan-buong-trung-va-dau-bung-thong-thuong-9566/feed/ 0
Mẹ bầu nên làm gì khi đau bụng trong tháng thứ 5 của thai kỳ? https://benh.vn/me-bau-nen-lam-gi-khi-dau-bung-trong-thang-thu-5-cua-thai-ky-10034/ https://benh.vn/me-bau-nen-lam-gi-khi-dau-bung-trong-thang-thu-5-cua-thai-ky-10034/#respond Mon, 23 Apr 2018 07:27:36 +0000 http://benh2.vn/me-bau-nen-lam-gi-khi-dau-bung-trong-thang-thu-5-cua-thai-ky-10034/ Nhiều mẹ bầu lo lắng khi xuất hiện hiện tượng đau bụng ở tháng thứ 5 trong thai kỳ. Vậy những cơn đau bụng khi mang thai tháng thứ 5 là do đâu và có nguy hiểm cho em bé trong bụng không?

Bài viết Mẹ bầu nên làm gì khi đau bụng trong tháng thứ 5 của thai kỳ? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Nhiều mẹ bầu lo lắng khi xuất hiện hiện tượng đau bụng ở tháng thứ 5 trong thai kỳ. Vậy những cơn đau bụng khi mang thai tháng thứ 5 là do đâu và có nguy hiểm cho em bé trong bụng không?

Vì sao mẹ bầu bị đau bụng trong tháng thứ 5 của thai kỳ

Bước sang tháng thứ 5 của thai kỳ, mẹ bầu phần nào đã có thể yên tâm rằng con yêu được an toàn hơn rất nhiều so với 3 tháng đầu mới mang thai. Tuy nhiên việc xuất hiện những cơn đau bụng vào thời điểm này khiến nhiều mẹ lo lắng, hốt hoảng. Vậy những cơn đau bụng khi mang thai tháng thứ 5 là do đâu và có nguy hiểm cho em bé trong bụng không?

Thực tế cho thấy, đau bụng khi mang thai do nhiều nguyên nhân gây ra. Tuy nhiên người ta thấy rằng nếu mẹ bầu chỉ bị đau nhẹ, thoáng qua thì đây là hiện tượng bình thường trong thai kỳ không có gì đáng lo ngại. Dưới đây là 1 số nguyên nhân đau bụng khi mang thai tháng thứ 5 thường gặp:

  • Do dây chằng liên kết các khớp xương đều bị kéo căng khi tử cung phát triển. Khi chị em thay đổi tư thế đột ngột làm căng dây chằng khiến vùng bụng dưới đau nhói vài phút rồi thôi.
  • Nếu mẹ bầu đã từng sinh mổ trước đó và lần mang thai này cách lần sinh trước đây chưa được 2 năm thì khi thai nhi phát triển trong tháng thứ 5, tử cung phát triển có thể làm các đường khâu cũ bị căng gây đau.
  • Tâm lý mang thai hồi hộp, lo lắng hoặc có những sang chấn trong đời sống sinh hoạt cũng có thể là nguyên nhân khiến mẹ bầu đau bụng ở tháng thứ 5.
  • Do hiện tượng táo bón thai kỳ. Khi thai ngày càng lớn, tử cung phát triển gây chèn ép đến ruột, khiến ruột giảm khả năng vận động khiến mẹ bầu thường xuyên bị táo bón cũng gây đau bụng.
  • Bà bầu mắc 1 số căn bệnh như rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng, bệnh phụ khoa… cũng có thể gây ra tình trạng đau bụng.
  • Bà bầu bị viêm tắc ruột, viêm ruột thừa, viêm tụy. Ngoài đau bụng còn có dấu hiệu sốt, chóng mặt, buồn nôn. Trường hợp rất hiếm gặp nhưng nếu có cần nhanh chóng đưa thai phụ đi cấp cứu để nhanh chóng làm phẫu thuật nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng của người mẹ.
  • Bong nhau thai khiến mẹ bầu đau bụng âm ỉ, lúc lại đau bụng dữ dội, kèm theo xuất huyết âm đạo là một tai biến sản khoa mẹ bầu cũng cần lưu ý nhanh chóng đi khám nếu đau bụng khi mang thai tháng thứ 5.

  đau bụng trong tháng thứ 5 của thai kỳ

Đa số các trường hợp đau bụng khi mang thai tháng thứ 5 đều không đáng lo ngại, tuy nhiên mẹ bầu không nên chủ quan.

Mẹ bầu nên làm gì khi đau bụng trong tháng thứ 5 của thai kỳ?

Khi thấy có cơn đau bụng, mẹ bầu cần bình tĩnh xem xét nguyên nhân và mức độ đau để có cách xử trí hợp lý. Việc đầu tiên là chị em cần dừng mọi việc để nghỉ ngơi và ổn định sức khỏe.

  • Hàng ngày bà bầu không nên vận động quá mạnh, làm việc quá sức khiến sức khỏe bị suy nhược. Tuy nhiên, cũng không nên nằm hoặc ngồi một chỗ quá nhiều sẽ bị chuột rút và đau mỏi cơ thể.
  • Không đứng hoặc ngồi một tư thế quá lâu. Đặc biệt mẹ bầu không được ngồi xổm, ngồi khom lưng.
  • Giữ tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng tinh thần trong thời kỳ thai nghén.
  • Với trường hợp đau bụng nặng kèm theo các biểu hiện bất thường mẹ bầu cần đến ngay cơ sở y tế để tìm ra nguyên nhân thực sự.
  • Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ trong suốt thời gian mang thai để tăng cường sức đề kháng giúp mẹ khỏe bé khỏe. Đặc biệt nên bổ sung các loại thực phẩm giàu chất sắt để giúp cơ thể tạo hồng cầu. Uống đủ nước, bổ sung chất xơ thường xuyên để hạn chế tình trạng táo bón, trĩ ở bà bầu.
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, khám thai cũng như khám phụ khoa định kỳ để tránh viêm nhiễm vùng kín khi mang thai. Đây cũng nguyên nhân thường gặp gây đau bụng ở mẹ bầu và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ.
  • Mặc quần áo rộng rãi, tránh tạo áp lực lên vùng bụng hoặc các vùng khác trên cơ thể.

Benh.vn (Theo Eva/Khámpha)

Bài viết Mẹ bầu nên làm gì khi đau bụng trong tháng thứ 5 của thai kỳ? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/me-bau-nen-lam-gi-khi-dau-bung-trong-thang-thu-5-cua-thai-ky-10034/feed/ 0