Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Tue, 25 Feb 2020 01:56:19 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Vai trò của cuống rốn và phương pháp chăm sóc rốn trẻ sơ sinh https://benh.vn/vai-tro-cua-cuong-ron-va-phuong-phap-cham-soc-ron-tre-so-sinh-2279/ https://benh.vn/vai-tro-cua-cuong-ron-va-phuong-phap-cham-soc-ron-tre-so-sinh-2279/#respond Wed, 04 Jul 2018 23:10:57 +0000 http://benh2.vn/vai-tro-cua-cuong-ron-va-phuong-phap-cham-soc-ron-tre-so-sinh-2279/ Khi còn nằm trong bụng mẹ, bé nhận chất dinh dưỡng và oxy thông qua nhau thai ( nhau thai liền với thành tử cung bên trong của người mẹ). Nhau thai kết nối với cơ thể bé thông qua dây rốn. Sau khi bé được sinh ra, dây rốn không còn tác dụng nữa nhưng cần được chăm sóc cẩn thận để tránh nhiễm trùng.

Bài viết Vai trò của cuống rốn và phương pháp chăm sóc rốn trẻ sơ sinh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Vai trò của dây rốn

Khi còn nằm trong bụng mẹ, bé nhận chất dinh dưỡng và oxy thông qua nhau thai ( nhau thai liền với thành tử cung bên trong của người mẹ). Nhau thai kết nối với cơ thể bé thông qua dây rốn. Sau khi bé được sinh ra, dây rốn không còn tác dụng nữa nhưng cần được chăm sóc cẩn thận để tránh nhiễm trùng. Nếu bị nhiễm trùng núm rốn sẽ rất nguy hiểm và có thể dẫn đến những biến chứng. các bác sĩ sẽ cắt dây rốn của bé đi, tạo thành một gốc cuống rốn trên bụng bé.

Thời gian rụng gốc cuống rốn

Trong khoảng 10-21 ngày gốc rốn sẽ khô lại và rụng đi, để lại một vết thương nhỏ và mất khoảng vài ngày để lành lại. Tuy nhiên cũng không phải trẻ nào cũng cũng rụng rốn vào thời điểm trên,có bé phải cắt rốn lại thêm lần nữa vì cuống rốn mãi không rụng.

Phương pháp chăm sóc cuống rốn

Mẹ phải luôn giữ cho cuống rốn được sạch sẽ và khô ráo. Khi mặc bỉm cho bé không nên để bỉm che lấp cuống rốn, để cuống rốn được tiếp xúc với không khí và không được dính nước tiểu. Khi cuống rốn bị rụng đi, có thể bạn sẽ thấy một chút máu bị nhỏ ra, đây là một hiện tượng bình thường không đáng lo lắng. Không nên cho bé tắm bồn cho đến khi cuống rốn bị rụng đi.

Dùng cồn 70 độ để sát trùng tay và các dụng cụ tiếp xúc với cuống rốn của bé

Dùng petadin để sát trùng rốn cho bé

Nếu rốn chưa rụng, sát trùng rốn từ chân rốn ra ngoài. 1 que gòn chỉ lau qua 1 vòng, không lau qua lau lại, bỏ que gòn này và dùng thêm các que gòn khác nếu cần

Dùng que gòn để làm khô rốn

Để rốn thoáng, không băng rốn. Nếu rốn chưa rụng, nên mặc tả dưới rốn

Chú ý

– Rốn chưa rụng, chân rốn còn ướt không cho vào thau tắm, tránh nhiễm trùng rốn

Khi trẻ xuất hiện những dấu hiệu sau, có thể trẻ đã bị nhiễm trùng rốn. Cần đưa trẻ đến bác sĩ càng sớm càng tốt:

  • Trẻ bị sốt hay quấy khóc khác thường.
  • Rốn và vùng quanh rốn trở nên sưng tấy và đỏ.
  • Nổi cục hoặc sưng ở vùng rốn.
  • Chảy mủ vàng
  • Chảy máu

Benh.vn

Bài viết Vai trò của cuống rốn và phương pháp chăm sóc rốn trẻ sơ sinh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/vai-tro-cua-cuong-ron-va-phuong-phap-cham-soc-ron-tre-so-sinh-2279/feed/ 0
Bộ ảnh chân thực về dây rốn trẻ sơ sinh khi chào đời https://benh.vn/bo-anh-chan-thuc-ve-day-ron-tre-so-sinh-khi-chao-doi-7360/ https://benh.vn/bo-anh-chan-thuc-ve-day-ron-tre-so-sinh-khi-chao-doi-7360/#respond Wed, 02 Aug 2017 06:19:40 +0000 http://benh2.vn/bo-anh-chan-thuc-ve-day-ron-tre-so-sinh-khi-chao-doi-7360/ Chúng ta đã quá quen thuộc với những bộ ảnh về quá trình sinh nở của phụ nữ ghi lại khoảnh khắc trước khi một em bé chào đời thế nhưng chưa bao giờ được xem một bộ ảnh về dây rốn của bé - kết nối quan trọng giữa em bé và mẹ.

Bài viết Bộ ảnh chân thực về dây rốn trẻ sơ sinh khi chào đời đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Chúng ta đã quá quen thuộc với những bộ ảnh về quá trình sinh nở của phụ nữ ghi lại khoảnh khắc trước khi một em bé chào đời thế nhưng chưa bao giờ được xem một bộ ảnh về dây rốn của bé – kết nối quan trọng giữa em bé và mẹ.

Bộ ảnh dưới đây của nhiếp ảnh gia Monet Nicole là bộ ảnh kỳ lạ như vây. Monet Nicole là một nhiếp ảnh gia chuyên chụp ảnh sinh nở.

‘Bất cứ khi nào tôi chia sẻ hình ảnh một em bé vừa sinh ra nhưng chưa cắt dây rốn thì đều nhận được nhiều ý kiến của mọi người hơn hết thảy những hình ảnh khác’ – Nicole chia sẻ.

Nicole từng sinh con và điều khiến cô hối tiếc nhất đó là không được nhìn thấy dây rốn của con mình bởi nó đã được các bác sĩ cắt đi trước khi sản phụ yêu cầu, và đây cũng chính là lý do lớn nhất thôi thúc cô thực hiện bộ ảnh này. Bộ ảnh với những hình ảnh và khoảnh khắc chân thực, đầy xúc động đã chạm tới trái tim rất nhiều người xem. Hãy cùng chúng tôi chiêm ngưỡng những hình ảnh gây xúc động mạnh đó.

Dây rốn là sự sống của thai nhi vì nó vận chuyển oxy và dinh dưỡng từ nhau thai tới bào thai.

Trung bình dây rốn dài khoảng 56cm, tuy nhiên cũng có thể dài hoặc ngắn hơn một chút xíu ở từng người.

Bác sĩ sẽ cắt dây rốn cho bé khi bé chào đời. Đầu dây rốn bị cắt gần sát với bụng bé – gọi là cuống rốn. Cuống rốn có thể khô và rụng hẳn trong vòng 7-21 ngày sau đó.

Benh.vn (Theo trithuctre)

Bài viết Bộ ảnh chân thực về dây rốn trẻ sơ sinh khi chào đời đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/bo-anh-chan-thuc-ve-day-ron-tre-so-sinh-khi-chao-doi-7360/feed/ 0
Nguy hiểm rình rập từ trào lưu không cắt dây rốn cho trẻ sau sinh https://benh.vn/nguy-hiem-rinh-rap-tu-trao-luu-khong-cat-day-ron-cho-tre-sau-sinh-9465/ https://benh.vn/nguy-hiem-rinh-rap-tu-trao-luu-khong-cat-day-ron-cho-tre-sau-sinh-9465/#respond Sat, 02 Jul 2016 07:08:10 +0000 http://benh2.vn/nguy-hiem-rinh-rap-tu-trao-luu-khong-cat-day-ron-cho-tre-sau-sinh-9465/ Từ ngàn đời nay, khi trẻ vừa lọt lòng mẹ là các bà đỡ đã cắt rốn cho bé. Thời hiện đại, thay vì cắt rốn nhiều người vẫn để bé dính liền với nhau thai cho đến khi dây rốn khô và rụng một cách tự nhiên. Tuy nhiên theo các chuyên gia, việc làm này sẽ gây nguy hiểm cho bé.

Bài viết Nguy hiểm rình rập từ trào lưu không cắt dây rốn cho trẻ sau sinh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Từ ngàn đời nay, khi trẻ vừa lọt lòng mẹ là các bà đỡ đã cắt rốn cho bé. Thời hiện đại, thay vì cắt rốn nhiều người vẫn để bé dính liền với nhau thai cho đến khi dây rốn khô và rụng một cách tự nhiên. Tuy nhiên theo các chuyên gia, việc làm này sẽ gây nguy hiểm cho bé.

Phương pháp “liên sinh” dưới góc nhìn khoa học

Phương pháp để rốn rụng một cách tự nhiên gọi là “liên sinh” với nhiều lợi ích như cung cấp cho trẻ thêm dưỡng chất từ nhau thai, tăng sự liên kết giữa mẹ và bé, người mẹ có thời gian để nghỉ ngơi nhiều hơn, rốn em bé sau này sẽ đẹp hơn.

Cụ thể, sau khi bé và nhau thai được lấy ra khỏi cơ thể người mẹ, nhau thai sẽ được đặt trong một cái hộp và mang theo cùng đứa trẻ. Dây rốn vẫn được giữ cho lại cho đến khi rụng tự nhiên. Quá trình này có thể mất đến 10 ngày.

Theo quan niệm, nhiều người tin rằng mục đích chính của phương pháp “liên sinh” là cho phép bé nhận được tối đa chất dinh dưỡng như tế bào gốc và khả năng hồi máu trước khi nhau thai khô cũng như để trẻ sơ sinh làm quen với việc bị tách rời khỏi nhau thai. Do đó, họ muốn trẻ chào đời theo cách tự nhiên cũng như tận dụng tối đa dưỡng chất mà mẹ “gửi gắm” qua nhau thai.

Tuy nhiên, các bác sĩ cảnh báo cách làm này rất nguy hiểm cho trẻ vì đây là môi trường lý tưởng của các loại vi khuẩn và có thể dẫn đến nhiễm trùng.

Vì sao không nên áp dụng phương pháp “liên sinh”

Theo Daily Mail, vào năm 2008 xu hướng “liên sinh” đã được thực hiện, thậm chí một số chuyên gia trong lĩnh vực y tế ngay lập tức đã áp dụng thử nghiệm phương pháp này nhưng họ đã nhanh chóng dừng lại.

Các chuyên gia giải thích nếu giữ lại nhau thai một thời gian sau khi sinh, trẻ có thể sẽ gặp nguy hiểm do các loại vi khuẩn lây truyền từ nhau thai qua dây rốn vì nó có chứa máu. Đặc biệt, chỉ một thời gian ngắn sau khi sinh, dây rốn sẽ ngừng đập, do đó nhau thai không có tác dụng truyền chất dinh dưỡng sang cho bé nữa.

Phương pháp “liên sinh” cũng có lợi ích nhất định

Tuy nhiên ở chiều ngược lại, phương pháp “liên sinh” không phải hoàn toàn không có cơ sở, nhiều nghiên cứu cho thấy việc không cắt dây rốn cho trẻ ngay lập tức sẽ mang lại những lợi ích đáng kể cho trẻ, nhưng không được quá 3 phút sau khi ra khỏi cơ thể mẹ.

Tiến sĩ Maria Mascola thuộc trường Sản Phụ khoa Mỹ (ACOG) lý giải việc tạm dừng cắt dây rốn trong khoảng thời gian ngắn sau khi sinh có thể giúp trẻ nhận được lượng máu rất giàu oxy và sắt. “Máu từ nhau thai có thể chảy qua dây rốn trong vòng 5 phút, nhưng tốt nhất chỉ trong khoảng một phút đầu tiên”, tiến sĩ Mascola cho biết.

Qua đó, các chuyên gia sản khoa đề nghị nên “chờ” ít nhất từ 30-60 giây sau khi sinh (trừ những trẻ có sức khỏe yếu) để trẻ tiếp nhận thêm máu được truyền từ nhau thai, cung cấp cho trẻ một lượng máu khỏe mạnh và có thể làm giảm nguy cơ thiếu máu khi chuyển từ bụng mẹ sang cuộc sống bên ngoài tử cung.

Được biết, thiếu máu khiến trẻ bị khó thở, dễ mắc các bệnh về tim mạch, ảnh hưởng không nhỏ đến thể chất và tinh thần. Căn bệnh này ảnh hưởng đến hơn 40% trẻ em dưới 5 tuổi trên thế giới.

Benh.vn (Theo Daily Mail & Zing.vn)

Bài viết Nguy hiểm rình rập từ trào lưu không cắt dây rốn cho trẻ sau sinh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nguy-hiem-rinh-rap-tu-trao-luu-khong-cat-day-ron-cho-tre-sau-sinh-9465/feed/ 0
Đâu là “thời gian vàng” cắt dây rốn cho trẻ sơ sinh https://benh.vn/dau-la-thoi-gian-vang-cat-day-ron-cho-tre-so-sinh-8998/ https://benh.vn/dau-la-thoi-gian-vang-cat-day-ron-cho-tre-so-sinh-8998/#respond Mon, 25 Apr 2016 06:59:15 +0000 http://benh2.vn/dau-la-thoi-gian-vang-cat-day-ron-cho-tre-so-sinh-8998/ Trong quy trình đỡ đẻ cho các sản phụ khi sinh, thời gian, các động tác y tế khoa học thuần thục kết hợp với việc cắt dây rốn là một chuỗi liên hoàn để ca sinh nở thành công. Nếu như trước đây quy định thời gian cắt dây rốn từ 15 đến 20 giây sau khi trẻ sinh thì ngày nay các nhà khoa học cho biết thời gian vàng khi cắt dây rốn cho trẻ là 30- 60 giây.

Bài viết Đâu là “thời gian vàng” cắt dây rốn cho trẻ sơ sinh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Trong quy trình đỡ đẻ cho các sản phụ khi sinh, thời gian, các động tác y tế khoa học thuần thục kết hợp với việc cắt dây rốn là một chuỗi liên hoàn để ca sinh nở thành công. Nếu như trước đây quy định thời gian cắt dây rốn từ 15 đến 20 giây sau khi trẻ sinh thì ngày nay các nhà khoa học cho biết thời gian vàng khi cắt dây rốn cho trẻ là 30- 60 giây.

Thời gian vàng để cắt dây rốn cho trẻ sơ sinh

Ủy ban ACOG về thực hành sản khoa (Mỹ) vừa đưa ra lời khuyên nên chờ đợi ít nhất 30- 60 giây trước khi cắt dây rốn trẻ sơ sinh. Cụ thể, tại Mỹ, 30-60 giây là khoảng thời gian gấp đôi những gì mà các y tá hay bác sĩ sản khoa thường làm. Hầu hết bác sĩ cắt dây rốn gần như ngay lập tức, trong vòng 15 đến 20 giây sau khi trẻ sinh ra, trừ khi em bé sinh non.

Việc chờ đợi một khoảng thời gian rồi mới kẹp cắt dây rốn rất quan trọng với sức khỏe và trí tuệ của trẻ sau này. Ảnh: Pixelistanbul.

Trước những năm 1960, việc chờ 5 phút thậm chí lâu hơn để cắt dây rốn là điều bình thường. Sau đó, vì những lý do không rõ ràng, các bác sĩ bắt đầu kẹp và cắt dây rốn gần như ngay lập tức.

Sau quá trình nghiên cứu, tiến sĩ Maria Mascola của Ủy ban ACOG về thực hành sản khoa Mỹ 30-60 giây cho biết, chờ đợi không phải thời gian dài nhưng rất nhiều máu giàu oxy được đưa vào cơ thể các bé thông qua dây rốn trong khoảng thời gian này.

Tuy nhiên, đối với các em bé có vấn đề về hô hấp và cần được chăm sóc khẩn cấp thì bác sĩ sẽ không trì hoãn việc cắt dây rốn. Ngược lại, nếu em bé hoàn toàn khỏe mạnh, việc chờ đợi sẽ đem lại lợi ích cho trẻ sau này, đặc biệt là đối với sự phát triển não bộ.

Benh.vn (Theo zing.vn)

Bài viết Đâu là “thời gian vàng” cắt dây rốn cho trẻ sơ sinh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/dau-la-thoi-gian-vang-cat-day-ron-cho-tre-so-sinh-8998/feed/ 0
Có thể điều trị bệnh ác tính bằng cách lưu trữ dây rốn https://benh.vn/co-the-dieu-tri-benh-ac-tinh-bang-cach-luu-tru-day-ron-5944/ https://benh.vn/co-the-dieu-tri-benh-ac-tinh-bang-cach-luu-tru-day-ron-5944/#respond Sun, 07 Feb 2016 05:36:39 +0000 http://benh2.vn/co-the-dieu-tri-benh-ac-tinh-bang-cach-luu-tru-day-ron-5944/ GS-TS Nguyễn Anh Trí – Viện trưởng Viện Huyết học Truyền máu T.Ư cho biết Viện Huyết học - Truyền máu T.Ư đã thành lập ngân hàng máu cuống rốn cộng đồng. Ngân hàng tại Viện sẽ lưu giữ miễn phí máu cuống rốn từ dây rốn của các sản phụ sau sinh.

Bài viết Có thể điều trị bệnh ác tính bằng cách lưu trữ dây rốn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
GS-TS Nguyễn Anh Trí – Viện trưởng Viện Huyết học Truyền máu T.Ư cho biết Viện Huyết học – Truyền máu T.Ư đã thành lập ngân hàng máu cuống rốn cộng đồng. Ngân hàng tại Viện sẽ lưu giữ miễn phí máu cuống rốn từ dây rốn của các sản phụ sau sinh.

Lưu trữ dây rốn làm gì ?

Theo ông Trí: “Máu dây rốn là nguyên liệu ban đầu để tách lấy tế bào gốc máu cuống rốn. Tế bào gốc này được sử dụng cho các trường hợp bị bệnh ác tính hệ tạo máu có chỉ định ghép tế bào gốc”.

Các dây rốn này sẽ được lựa chọn rất kỹ lưỡng. Hằng ngày các kỹ thuật viên của Viện sẽ trực tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, lựa chọn 3 dây rốn chất lượng nhất từ hơn 100 ca sinh tại mỗi ngày. “Nguyên liệu” này được thu giữ với sự chấp thuận của sản phụ đồng ý hiến tặng cho ngân hàng lưu trữ, sử dụng. “Nếu không có ngân hàng lưu giữ, các dây rốn này cũng bỏ đi. Tuy nhiên với ứng dụng công nghệ cao, máu cuống rốn đó đã trở thành sản phẩm cung cấp tế bào gốc giúp điều trị các bệnh nhân bị bệnh hiểm nghèo”, GS-TS Nguyễn Anh Trí cho biết.

Dây rốn tốt sẽ thu được nhiều máu, từ đó tách chiết lấy tế bào gốc để dành cho điều trị bệnh nhân bị ung thư máu có chỉ định ghép tế bào gốc. Chi phí xử lý một dây rốn thành phẩm cho điều trị khoảng 15 – 20 triệu đồng.

Máu dây rốn là nguyên liệu ban đầu để tách lấy tế bào gốc máu cuống rốn.

Tế bào gốc từ máu dây rốn của các sản phụ được lưu giữ miễn phí tại ngân hàng có thể đảm bảo được chất lượng trong 15 – 17 năm. Viện sẽ sử dụng tế bào gốc này ghép cho các bệnh nhân bị ung thư máu có chỉ định ghép và các chỉ số phù hợp. “Đặc biệt, trong trường hợp người hiến dây rốn cần tế bào gốc để điều trị bệnh cho bản thân hoặc người thân sẽ được tiếp nhận trở lại tế bào gốc của mình từ ngân hàng lưu trữ mà không phải trả một khoản phí nào”, GS-TS Nguyễn Anh Trí khẳng định.

Theo ThS Bạch Quốc Khánh, Phó viện trưởng Viện Huyết học – Truyền máu T.Ư, ghép tế bào gốc điều trị một số bệnh ác tính hệ tạo máu đã được ứng dụng thành công tại Viện. Để ghép tế bào gốc, có thể lấy từ nguồn hiến là người thân, nhưng việc này rất khó khăn bởi người phù hợp không phải lúc nào cũng đủ điều kiện sức khỏe cho phép thực hiện hiến tế bào gốc (lấy từ tủy xương). Với nguồn tế bào gốc do ngân hàng tế bào gốc máu cuống rốn cộng đồng cung cấp cũng có thể đủ điều kiện cho ghép trên người bệnh không cùng huyết thống. Bởi vì ghép tế bào gốc trong cùng chủng tộc thì cũng có một tỷ lệ phù hợp.

Tương lai của phương pháp ghép tế bào gốc

Tỷ lệ thành công chung cho ghép tế bào gốc trên bệnh nhân bị bệnh ác tính hệ tạo máu đạt khoảng 70%. Đã có 9 bệnh nhân được ghép tế bào gốc tạo máu đồng loại, trong đó có những bệnh nhân đã khỏi bệnh hoàn toàn và trở về với cuộc sống bình thường.

Tại Nhật Bản, mô hình Ngân hàng tế bào gốc máu dây rốn đã được áp dụng rất thành công. Tại đây thường xuyên có 3.000 mẫu lưu giữ, mỗi tháng cung cấp được khoảng 10 mẫu tế bào gốc dây rốn phù hợp với các ca bệnh có chỉ định ghép tế bào gốc. Phương pháp này được áp dụng thành công tại Việt Nam sẽ mở ra rất nhiều cơ hội sống cho những bệnh nhân không may mắc các căn bệnh ác tính.

Benh.vn (Theo SKĐS)

Bài viết Có thể điều trị bệnh ác tính bằng cách lưu trữ dây rốn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/co-the-dieu-tri-benh-ac-tinh-bang-cach-luu-tru-day-ron-5944/feed/ 0