Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Tue, 08 Aug 2023 02:54:43 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Phương pháp xử lý khi bị dị ứng thực phẩm https://benh.vn/phuong-phap-xu-ly-khi-bi-di-ung-thuc-pham-5301/ https://benh.vn/phuong-phap-xu-ly-khi-bi-di-ung-thuc-pham-5301/#respond Wed, 24 Feb 2021 05:21:12 +0000 http://benh2.vn/phuong-phap-xu-ly-khi-bi-di-ung-thuc-pham-5301/ Dị ứng thực phẩm là hiện tượng thường gặp trong cuộc sống do cơ thể phản ứng với một số loại thức ăn như: tôm, cua, cá …với biểu hiện rõ rệt nhất là mẩn ngứa, nổi mề đay…

Bài viết Phương pháp xử lý khi bị dị ứng thực phẩm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Dị ứng thực phẩm là hiện tượng thường gặp trong cuộc sống do cơ thể phản ứng với một số loại thức ăn như: tôm, cua, cá …với biểu hiện rõ rệt nhất là mẩn ngứa, nổi mề đay…

Dị ứng thực phẩm tuy đơn giản nhưng nếu không biết cách xử lý sẽ gây nguy hiểm cho cơ thể, thậm chí có thể tử vong.

Vậy, những loại thực phẩm nào dễ gây dị ứng? Phương pháp xử lý khi bị dị ứng thực phẩm?

Thế nào là dị ứng thực phẩm?

Dị ứng thực phẩm là phản ứng dị ứng miễn dịch của cơ thể với một loại protein trong thức ăn đó.  Khi vào hệ tiêu hóa, chúng sẽ được vận chuyển lên máu, kết hợp với một loại kháng thể nằm sẵn trên bề mặt tế bào bạch cầu.

Sự kết hợp này làm vỡ tế bào bạch cầu và phóng thích các hóa chất trung gian histamin và gây ra dị ứng.

Triệu chứng

  • Mẩn ngứa (mặt, cổ, chân, tay)  nổi phồng như muỗi đốt, thành từng đám màu đỏ.
  • Ngứa và sưng vùng quanh môi, miệng.
  • Người bứt rứt, khó chịu.
  • Đau bụng, nôn.
  • Đi lỏng, phân có lẫn máu…

non_mua

Mẩn ngứa, đau bụng, nôn…là triệu chứng khi bị dị ứng thực phẩm

Nguyên nhân gây dị ứng thực phẩm

  • Do protein và các phân tử không thay đổi khi đi vào tuần hoàn.
  • Do hệ miễn dịch tại ruột và tính miễn dịch của niêm mạc ruột.
  • Do một số chất gây tăng tính thấm của niêm mạc ruột: rượu, aspirin, nhiễm virut, ký sinh trùng, nấm.
  • Ngoài ra dị ứng thức ăn còn do di truyền, do nhiễm siêu vi, tổn thương niêm mạc ruột…

Protein

Nguyên nhân gây dị ứng do protein và các phân tử không thay đổi khi đi vào tuần hoàn

Những người dễ bị ứng thực phẩm

  • Tất cả mọi người: già, trẻ, lớn, bé.
  • Những người có cơ địa dị ứng: viêm da dị ứng, viêm mũi dị ứng, hen phế quản…

Những loại thực phẩm dễ gây dị ứng

Đối với người lớn

  • Các loại cá (đặc biệt là cá nóc).
  • Các loại hải sản: tôm, cua, sò, ốc…
  • Mắm tôm, tép, thịt chó.
  • Đậu phộng, quả óc chó, trứng.
  • Các loại hạt: hướng dương, hạt bí…

Đối với trẻ em

  • Trứng.
  • Sữa.
  • Bánh kẹo (nhiều màu sắc).
  • Đậu phộng, đậu nành, lúa mì, quả óc chó…

Dị ứng thực phẩm xảy ra khi nào?

  • Khi chạm vào thực phẩm.
  • Khi hít phải thực phẩm.
  • Sau khi ăn vài phút.
  • Sau khi ăn vài giờ…

Khi bị dị ứng thực phẩm phải làm gì?

  • Đắp nước lạnh lên chỗ ban mọc.
  • Nghỉ ngơi.
  • Mặc quần áo rộng, thoáng.
  • Không nên tắm.

Khi bị dị ứng thực phẩm không nên tắm, ăn thức ăn nguội lạnh

  • Không lau người bằng nước nóng (nhiệt độ cao làm cho tình trạng dị ứng nặng thêm).
  • Hạn chế dùng các thức ăn nguội lạnh (dễ gây tổn thương tỳ vị và hàn thấp).
  • Dùng thuốc chống dị ứng theo hướng dẫn của bác sĩ…

Lưu ý: nếu các triệu chứng ngày càng trầm trọng hơn, cần đi khám để tránh nhầm lẫn dị ứng thức ăn với các bệnh nguy hiểm khác.

Biện pháp phòng ngừa dị ứng thực phẩm

  • Cần có kiến thức về thực phẩm gây dị ứng và biểu hiện của dị ứng thực phẩm.
  • Tránh sử dụng những thực phẩm, các sản phẩm có nguyên liệu làm từ thực phẩm mà bản thân đã bị dị ứng.
  • Nhận biết sớm các triệu chứng khi bị dị ứng: ngứa, sưng đỏ, đi lỏng..
  • Ghi nhớ các triệu chứng dị ứng thực phẩm trên da, hệ tiêu hóa và hệ hô hấp (để nhận biết khi bị tái dị ứng và phòng tránh).
  • Tránh tiếp xúc với các món ăn dễ gây dị ứng.
  • Khi phản ứng dị ứng thực phẩm có chiều hướng nặng lên, cần đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Lưu ý: đối với trẻ em, khi nghi ngờ trẻ bị dị ứng thực phẩm: nổi mề đay toàn thân, khó thở… phải đưa trẻ đến ngay bệnh viện để cấp cứu.

Lời kết

Khi sử dụng một thực phẩm nào đó, chúng ta có thể bị dị ứng. Phản ứng dị ứng với thực phẩm có thể nhẹ, thoáng qua như: mẩn ngứa, khó chịu, đi lỏng… nhưng đôi khi gây co thắt phế quản, thậm chí tử vong.

Vì vậy, việc dự phòng dị ứng thực phẩm là rất quan trọng như: hạn chế sử dụng nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng, kịp thời phát hiện triệu chứng khi bị dị ứng thực phẩm. Đặc biệt, đối với trẻ em bị dị ứng có hiện tượng khó thở, khò khè…cần đưa ngay đến bệnh viện để được điều trị.

Bài viết Phương pháp xử lý khi bị dị ứng thực phẩm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/phuong-phap-xu-ly-khi-bi-di-ung-thuc-pham-5301/feed/ 0
Trẻ bị mẫn cảm với thức ăn – vi khuẩn đường ruột có thể dự báo về điều này từ sớm https://benh.vn/tre-bi-man-cam-voi-thuc-an-vi-khuan-duong-ruot-co-the-du-bao-ve-dieu-nay-tu-som-60086/ https://benh.vn/tre-bi-man-cam-voi-thuc-an-vi-khuan-duong-ruot-co-the-du-bao-ve-dieu-nay-tu-som-60086/#respond Thu, 11 Apr 2019 09:55:47 +0000 https://benh.vn/?p=60086 Một nghiên cứu đã hé lộ ra phương pháp dùng hệ vi khuẩn đường ruột để dự đoán nguy cơ dị ứng thức ăn hoặc hen ở trẻ sau này.

Bài viết Trẻ bị mẫn cảm với thức ăn – vi khuẩn đường ruột có thể dự báo về điều này từ sớm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Một nghiên cứu đã hé lộ ra phương pháp dùng hệ vi khuẩn đường ruột để dự đoán nguy cơ dị ứng thức ăn hoặc hen ở trẻ sau này.

Phát hiện này là thành quả của các nhà khoa học đến từ Đại học Alberta và Đại học Manitoba, Canada. Kết quả nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Dị ứng Thực nghiệm và Lâm sàng (Clinical & Experimental Allergy).

Nhóm nghiên cứu đã thấy rằng: các bé 3 tháng tuổi với hệ vi khuẩn đường ruột ít đa dạng hơn có nguy cơ mẫn cảm với một số thực phẩm như trứng, sữa và đậu phộng khi bé được 12 tháng tuổi.

Nghiên cứu phát hiện hai họ vi khuẩn đặc biệt nổi bật: EnterobacteriaceaeBacteroidaceae. Những bé sơ sinh bị mẫn cảm với thức ăn có số lượng hai họ vi khuẩn này trong ruột rất khác so với các bé bình thường.

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu phân tích ADN để phân loại vi khuẩn trong mẫu phân thu thập từ các bé sơ sinh. Mẫu phân được lấy ở thời điểm các bé được 3 và 12 tháng tuổi. Từ một số chủng vi khuẩn xuất hiện ở giai đoạn sớm trong mẫu phân, họ có thể dự đoán được tình trạng mẫn cảm với thức ăn khi trẻ 1 tuổi. Tình trạng mẫn cảm với thức ăn được thực hiện thông qua phép đo phản ứng da.

Cấu trúc các vi khuẩn đường ruột có thể là những dấu ấn sinh học đặc trưng cho các bệnh trong tương lai ở trẻ.

Giáo sư Anita Kozyrskyj tại Khoa Nhi trường Đại học Alberta, trưởng nhóm nghiên cứu nói: “Đây là một thứ có thể đo lường được nhằm chỉ ra nguy cơ phát triển bệnh mẫn cảm thức ăn khi trẻ 1 tuổi.”

Tác giả chính của nghiên cứu, phó giáo sư Meghan Azad tại Khoa Nhi và Sức khỏe Trẻ em tại Đại học Manitoba, nói rằng họ đang tiếp tục quá trình nghiên cứu và: “Cuối cùng thì, chúng tôi hy vọng sẽ phát triển những cách thức mới để ngăn ngừa và điều trị dị ứng, rất có thể là bằng cách thay đổi hệ vi sinh vật đường ruột.”

Tăng sự dồi dào vi khuẩn đường ruột ở trẻ 3 tháng tuổi có thể giúp giảm bệnh mẫn cảm thức ăn khi trẻ được 1 tuổi

Giáo sư Azad và các cộng sự đã phân tích dữ liệu từ 166 trẻ tham gia Nghiên cứu Phát triển Theo chiều dọc ở Trẻ Nhũ nhi Canada Khỏe mạnh (CHILD). Dự án này tiến hành trên hơn 3,500 các bé sơ sinh trong các gia đình tại Canada.

12 trẻ (chiếm 7,2%) xuất hiện biểu hiệu mẫn cảm với một hoặc vài thực phẩm khi tròn 1 tuổi. Trong đó, “Enterobacteriaceae xuất hiện quá nhiều, còn Bacteroidaceae lại suy giảm trong hệ vi sinh vật đường ruột của những trẻ bị mẫn cảm với thức ăn ở cả hai thời điểm 3 và 12 tháng tuổi. Ngoài ra, sự đa dạng vi sinh vật cũng thấp hơn ở những trẻ này tại thời điểm 3 tháng tuổi.”

Phân tích còn hé lộ rằng sự dồi dào vi khuẩn đường ruột ở trẻ 3 tháng tuổi có thể giúp giảm đáng kể nguy cơ mẫn cảm với thức ăn khi bé được 1 năm tuổi.

Ngoài ra, khi tỷ lệ họ vi khuẩn Enterobacteriaceae trên Bacteroidaceae tăng lên, nguy cơ bị mẫn cảm thức ăn của trẻ cũng tăng lên.

Nhóm nghiên cứu cũng khẳng định rằng những phát hiện của họ không hoàn toàn chỉ ra việc mẫn cảm với thức ăn của trẻ sẽ dẫn tới các bệnh dị ứng sau này.

Nhóm tác giả dự tính sẽ mở rộng dữ liệu nghiên cứu bằng cách tăng số lượng tình nguyện viên trong dự án CHILD, và tiếp tục theo dõi các trẻ đã tham gia nghiên cứu để tiếp tục phân tích khi các bé được 3 và 5 tuổi. Giáo sư Kozyrskyj giải thích:

“Cuối cùng thì, chúng tôi muốn biết những trẻ sơ sinh bị thay đổi cấu trúc vi khuẩn đường ruột bình thường liệu có phát triển bệnh dị ứng thức ăn, các bệnh dị ứng khác hay thậm chí hen suyễn trong tương lai hay không.”

Ngân sách cho nghiên cứu này được tài trợ bởi Viện Nghiên cứu Sức khỏe và AllerGen NCE Canada.

 

Bài viết Trẻ bị mẫn cảm với thức ăn – vi khuẩn đường ruột có thể dự báo về điều này từ sớm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/tre-bi-man-cam-voi-thuc-an-vi-khuan-duong-ruot-co-the-du-bao-ve-dieu-nay-tu-som-60086/feed/ 0
Bệnh dị ứng thức ăn https://benh.vn/benh-di-ung-thuc-an-4780/ https://benh.vn/benh-di-ung-thuc-an-4780/#respond Tue, 20 Nov 2018 05:10:24 +0000 http://benh2.vn/benh-di-ung-thuc-an-4780/ Dị ứng thức ăn biểu hiện trên lâm sàng là do phản ứng dị ứng miễn dịch với các dị nguyên thức ăn. Cơ chế phản ứng dị ứng thường qua kháng thể IgE, nhưng cũng có thể qua cơ chế khác. Tỷ lệ dị ứng với thức ăn theo các nghiên cứu ngày càng tăng. Hiện nay theo ước tính có khoảng 3,5% tại Pháp. Dị ứng với thức ăn xuất hiện sớm ở bệnh nhân có cơ địa dị ứng.

Bài viết Bệnh dị ứng thức ăn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Dị ứng thức ăn biểu hiện trên lâm sàng là do phản ứng dị ứng miễn dịch với các dị nguyên thức ăn. Cơ chế phản ứng dị ứng thường qua kháng thể IgE, nhưng cũng có thể qua cơ chế khác. Tỷ lệ dị ứng với thức ăn theo các nghiên cứu ngày càng tăng. Hiện nay theo ước tính có khoảng 3,5% tại Pháp. Dị ứng với thức ăn xuất hiện sớm ở bệnh nhân có cơ địa dị ứng.

Tỷ lệ thức ăn hay gây dị ứng

Thức ăn                      Trẻ em (%)    Người lớn (%)

Sữa bò                        2.5                               0.3

Trứng                          1.3                               0.2

Đậu nành                   0.3-0.4                        0.04

Lạc                              0.8                               0.6

Hạt                              0.2                               0.5

Động vật giáp xác    0.1                               2.0

Cá                               0.1                               0.4

Biểu hiện lâm sàng và chẩn đoán khi bị dị ứng thức ăn

Xuất hiện nhanh sau ăn, từ phút-giờ

  • Triệu chứng: khó thở, tụt huyết áp, mày đay, phù mạch, nôn,đau bụng, ỉa chảy.
  • Chẩn đoán: test lẩy da với thức ăn

Xuất hiện sau vài giờ- vài ngày

  • Triệu chứng: eczema, rối loạn tiêu hoá,viêm ruột
  • Chẩn đoán: test áp với thức ăn
  • Viêm da cơ địa(a) test áp (b)

Hô hấp (HPQ, viêm mũi), tiêu hoá (nôn, táo bón, ỉa chảy, rối loạn hấp thu, trào ngược) hoặc tại đồng thời nhiều các cơ quan khác nhau. Viêm da atopy thường là triệu chứng sớm, chiếm 80% các triệu chứng khác ở trẻ nhỏ từ 0-1 tuổi, 75% trẻ từ 1-3 tuổi, 34% trẻ từ 3-6 tuổi, 16% trẻ từ 6-15 tuổi và 4% sau 15 tuổi. Biểu hiện lâm sàng thay đổi theo các lứa tuổi. HPQ thường gặp ở lứa tuổi học sinh và thanh niên. Tỷ lệ sốc phản vệ tăng lên theo tuổi. Sốc phản vệ chiếm tỷ lệ 30% so với các triệu chứng khác ở người trên 30 tuổi, rất hiếm gặp ở trẻ em. Các triệu chứng khác: đau nửa đầu, đau cơ, bệnh Crohns, hội chứng đại tràng kích thích, hội chứng thận hư, viêm đại tràng ở trẻ em.

Các yếu tố nguy cơ mắc bệnh dị ứng thức ăn

Dị ứng thức ăn phụ thuộc một phần vào proteine và một phần vào các phân tử không thay đổi khi đi vào tuần hoàn. Tính miễn dịch của niêm mạc ruột và của hệ miễn dich tại ruột (GALT:Gut Associated Lymphoid Tissue) là cơ chế gây bệnh ở trẻ trước hai tuổi. Tính thấm của niêm mạc ruột tăng lên khi uống rượu hoặc uống thuốc aspirine, nhiễm virus, ký sinh trùng, nấm men đường ruột. Gắng sức có thể gây sốc phản vệ, chỉ xuất hiện sau khi ăn thức ăn gây dị ứng.

Nguyên nhân gây bệnh dị ứng thức ăn

Do các dị nguyên thức ăn hoặc dị nguyên đường tiêu hoá. Cấu trúc hoá học của dị nguyên thức ăn là các glycoproteine có trọng lượng phân tử từ 10-70kD. Tỷ lệ dị ứng với trứng và sữa giảm dần theo tuổi, nhưng tỷ lệ dị ứng với lạc không thay đổi. Dị ứng các loại thức ăn có nguồn gốc thực vật (rau, quả) rất thường gặp ở người lớn (84%). Tỷ lệ tăng theo tuổi, tương ứng với mức độ dị ứng phấn hoa hay còn gọi dị ứng chéo phấn hoa- hoa quả và rau.

Đặc điểm một số dị nguyên hay gặp

Protein trong sữa bò là căn nguyên chủ yếu gây dị ứng ở trẻ em. Các triệu chứng hay gặp tại đường tiêu hoá, ngoài da, và đường hô hấp. Dị ứng thường xuất hiện sớm ngay sau đẻ. Có 20 loại proteine khác nhau, trong đó có bốn loại chính gây dị ứng:

  • Casein
  • Betalactoglobulin
  • Alphalactoglobulin
  • Albumin

Thường chỉ dị ứng với một loại protein, hiếm khi với hai loại. Sữa thay thế cho trẻ dị ứng sữa bò là sữa đậu lành và sữa bò thuỷ phân.

Dị nguyên cá có đặc tính kháng nhiệt độ cao. Cơ chế dị ứng qua IgE, triệu chứng xuất hiện sau vài phút (mày đay, phù mạch, sốc phản vệ).

Dị nguyên lòng trắng trứng: ovomucoid và ovalbumine. Ovalbumine dễ bị nhiệt phân huỷ còn ovomucoid không bị nhiệt phân huỷ. Cần thận trọng khi cho trẻ tiêm vac xin được sản xuất từ phôi gà.

Dị nguyên bột mì rất hay gây dị ứng thức ăn ở người lớn. Thành phần gluten gây bệnh viêm ruột có nguyên nhân tự miễn. Có 20 loại dị nguyên có thể gây dị ứng.

Đậu lạc đỗ là nguyên nhân chính gây sốc phản vệ do thức ăn, dị nguyên chỉ hình thành và gây dị ứng sau khi được nấu chín.

Dị nguyên giấu mặt

Dị nguyên giấu mặt là loại dị nguyên không lộ rõ. Các protein của thức ăn đó khó nhận biết, có hàm lượng thấp như là chất trộn thức ăn. Dị nguyên dấu mặt có thể gây sốc phản vệ và có trong thành phần nhiều loại thức ăn nên dễ tái phát mặc dù không dùng thức ăn đó nữa..

Dị ứng chéo

Phản ứng chéo giữa các dị nguyên có chung cấu trúc kháng nguyên. Cấu trúc kháng nguyên chung có ở một vài loại quả và rau với phấn hoa.

Bảng dị ứng chéo

Dị ứng qua hô hấp                            Dị ứng thức ăn

Phấn hoa bu lô                                  Hạt, táo đào, lê, mận, anh đào, cà rốt, lạc, đậu nành

Phấn hoa cúc vàng                           Dưa hấu, chuối

Phấn hoa cỏ                                       Cà chua, lạc, hạt đậu, lúa mì, lúa mạch đen

Côn trùng                                           Động vật giáp xác

Chẩn đoán dị ứng thức ăn

Chẩn đoán nguyên nhân: cần chẩn đoán ở những trung tâm chuyên khoa. chẩn đoán dựa trên phân tích tiền sử bệnh. Cần xác định rõ các loại thức ăn qua hỏi bệnh thật tỷ mỉ ở bệnh nhân có biểu hiện dị ứng nhanh với thức ăn (phù Quincke, mày đay cấp, sốc phản vệ) rất khó thực hiện khi có biểu hiện mạn tính (chàm , HPQ, táo bón,…)

Các XN chẩn đoán gồm:

Test lẩy da, test kích thích miệng, các test này cho phép chẩn đoán chính xác trong phần lớn các trường hợp. Các xét nghiệm miễn dịch tìm IgE đặc hiệu (RAST CAP System Pharmacia ).

Cần chẩn đoán phân biệt dị ứng thức ăn với:

Giả dị ứng thức ăn: các phản ứng giả dị ứng thức ăn có biểu hiện lâm sàng giống dị ứng thực sự nhưng không qua cơ chế của phản ứng dị ứng – miễn dịch, có thể theo các cơ chế sau:

  • Giải phóng không đặc hiệu các hoạt chất trung gian như histamin: điển hình là phản ứng sau ăn dâu tây.
  • Thức ăn có chứa nhiều histamin như phomát hun khói, cá, xúc xích,…
  • Người có rối loạn chuyển hoá histamin do thiếu hụt men diamine oxydase do dùng một số thuốc.
  • Tăng tổng hợp histamin do mất cân bằng môi trường vi khuẩn ở ruột.
  • Rối loạn hệ thần kinh thực vật: co thắt PQ khi ăn thức ăn có sulfites,…

Điều trị khi bị bệnh dị ứng thức ăn

Điều trị dị ứng thức ăn dựa trên cơ sở điều tra chế độ ăn rất tỷ mỉ. Chế độ ăn loại trừ được coi như biện pháp điều trị hiệu quả trong phần lớn các trường hợp. Biện pháp dùng chế độ ăn loại trừ cần được kết hợp thực hiện bởi các chuyên gia dị ứng với chuyên gia dinh dưỡng có kinh nghiệm, phương pháp này cần làm trong thời gian kéo dài với sự phối kết hợp chặt chẽ cuả bệnh nhân. Giảm mẫn cảm với thức ăn có hiệu quả với một số loại thức ăn (sữa, lạc, táo…).

Cách phòng chống dị ứng thức ăn

Bệnh nhân sau khi được chẩn đoán dị ứng thức ăn cần được chuyên gia dị ứng, chuyên gia dinh dưỡng tư vấn cách phòng tránh thức ăn gây dị ứng tại nhà, trường học và nơi công cộng.

Phát cho bệnh nhân có tiền sử nặng dị ứng với thức ăn (phù mạch, phản vệ) cần được cung cấp và hướng dẫn sử dụng thuốc cấp cứu anakit (adrenaline).

Cẩm nang truyền thông các bệnh thường gặp – BV Bạch Mai

Bài viết Bệnh dị ứng thức ăn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-di-ung-thuc-an-4780/feed/ 0
Phòng ngừa dị ứng đồ ăn: Cho trẻ ăn trứng, lạc ngay từ khi ăn dặm https://benh.vn/phong-ngua-di-ung-do-an-cho-tre-an-trung-lac-ngay-tu-khi-an-dam-9741/ https://benh.vn/phong-ngua-di-ung-do-an-cho-tre-an-trung-lac-ngay-tu-khi-an-dam-9741/#respond Fri, 24 Aug 2018 07:22:05 +0000 http://benh2.vn/phong-ngua-di-ung-do-an-cho-tre-an-trung-lac-ngay-tu-khi-an-dam-9741/ Theo thông tin trên Tạp chí American Medical Association (JAMA), khi bắt đầu ăn dặm, nếu trẻ được ăn những thực phẩm có khả năng gây dị ứng khi lớn như trứng, lạc (đậu phộng), chúng sẽ ít có khả năng bị dị ứng thực phẩm sau này.

Bài viết Phòng ngừa dị ứng đồ ăn: Cho trẻ ăn trứng, lạc ngay từ khi ăn dặm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Trẻ nhũ nhi do cơ thể, sức đề kháng còn yếu ớt nên dễ bị dị ứng đồ ăn và các tác nhân của môi trường. Để làm quen với những thực phẩm dễ gây dị ứng khi lớn như trứng, lạc…mới đây các nhà khoa học đã khuyến cáo cho trẻ tập làm quen với đồ ăn này ngay từ tuổi ăn dặm thay vì sau 1 năm như trước đây…

Theo thông tin trên Tạp chí American Medical Association (JAMA), khi bắt đầu ăn dặm, nếu trẻ được ăn những thực phẩm có khả năng gây dị ứng khi lớn như trứng, lạc (đậu phộng), chúng sẽ ít có khả năng bị dị ứng thực phẩm sau này.

Trước đó năm 2000, Viện Nhi khoa Hoa Kỳ đã khuyến nghị trẻ sơ sinh nên tránh các thực phẩm gây dị ứng cho đến khi 1 tuổi, thậm chí lớn hơn. Cảnh báo này đặc biệt dành cho những gia đình có tiền sử dị ứng.

Hai quan điểm trên trái ngược nhau, tuy nhiên quan điểm trên JAMA lại cho thấy tỉ lệ dị ứng thực phẩm sẽ tăng gấp đôi ở Hoa Kỳ trong thập kỷ tới khiến các nhà khoa học phải xem xét, nghiên cứu thấy đáo trước khi áp dụng nghiên cứu mới vào thực tế.

Cụ thể, các tác giả của nghiên cứu đã công bố bằng chứng dựa trên việc xem xét 146 nghiên cứu sẵn có. Kết quả cho thấy việc giới thiệu thực phẩm sớm hơn thực sự là tốt hơn trong phòng ngừa dị ứng thực phẩm.

Họ đã tìm thấy những bằng chứng “khá tin cậy” về việc cho trẻ ăn lạc sớm, giai đoạn 4-11 tháng tuổi, sẽ giảm nguy cơ bị dị ứng lạc sau này. Tương tự, trẻ được cho ăn trứng trong giai đoạn 4 – 6 tháng tuổi cũng sẽ có tác dụng tương tự.

Ngoài ra, các thực phẩm gây dị ứng khác như cá cũng làm giảm nguy cơ dị ứng (có thể do tác dụng kháng viêm của omega-3 trong cá) dù bằng chứng về mối liên quan này chưa chắc chắn.

Được biết, việc cho trẻ làm quen sớm với thực phẩm gây dị ứng rất tốt cho trẻ nhưng không tạo ra sự khác biệt đối với các bệnh tự miễn như ăn thực phẩm có gluten không làm tăng nguy cơ mắc celiac.

Benh.vn (Theo Health & Dantri.com.vn)

Bài viết Phòng ngừa dị ứng đồ ăn: Cho trẻ ăn trứng, lạc ngay từ khi ăn dặm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/phong-ngua-di-ung-do-an-cho-tre-an-trung-lac-ngay-tu-khi-an-dam-9741/feed/ 0