Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Fri, 14 May 2021 03:26:46 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Phương pháp điều trị tiêu chảy hiệu nghiệm từ dân gian https://benh.vn/phuong-phap-dieu-tri-tieu-chay-hieu-nghiem-tu-dan-gian-8206/ https://benh.vn/phuong-phap-dieu-tri-tieu-chay-hieu-nghiem-tu-dan-gian-8206/#respond Mon, 16 Dec 2019 06:36:16 +0000 http://benh2.vn/phuong-phap-dieu-tri-tieu-chay-hieu-nghiem-tu-dan-gian-8206/ Thời tiết nắng nóng kéo dài là môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn, virut gây bệnh phát triển, trong đó nổi bật là các bệnh về da liễu, tiêu chảy... Căn bệnh tiêu chảy gây bất tiện trong sinh hoạt, dẫn đến mất nước, tụt huyết áp...Tuy nhiên, với những phương pháp điều trị tiêu chảy từ dân gian, các bà nội trợ sẽ không còn phải lo lắng về căn bệnh này.

Bài viết Phương pháp điều trị tiêu chảy hiệu nghiệm từ dân gian đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Thời tiết nắng nóng kéo dài là môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn, virut gây bệnh phát triển, trong đó nổi bật là các bệnh về da liễu, tiêu chảy… Căn bệnh tiêu chảy gây bất tiện trong sinh hoạt, dẫn đến mất nước, tụt huyết áp… Tuy nhiên, với những phương pháp điều trị tiêu chảy từ dân gian, các bà nội trợ sẽ không còn phải lo lắng về căn bệnh này.

bup-oi-non-lam-thuoc-chua-tieu-chay

Nước sắc lá ổi chữa tiêu chảy rất tốt

Nguyên liệu: Búp ổi 20g sao qua, vỏ quýt khô 10g, gừng nướng chín 10g.

Phương pháp: Tất cả hỗn hợp trên cắt nhỏ, sắc với 400 ml nước, khi còn 100ml thì chia ra uống 2 lần/trong ngày.

Ngoài ra có thể dùng: Búp ổi 20g, vỏ măng cụt 20g, gừng nướng 10g, gạo rang 20g sắc kỹ lấy nước uống nhiều lần trong ngày.

Gừng tươi nướng hãm lấy nước cầm tiêu chảy

Trong gian bếp của các gia đình khó có thể thiếu được gừng tươi bởi gừng là một loại gia vị khi chế biến đồ ăn. Đặc biệt, khi bị tiêu chảy, nôn do ngộ độc thức ăn, chỉ cần lấy một củ gừng, rửa sạch, nướng lên.

Sau đó, cạo vỏ gừng, rửa lại một lần nữa cho sạch vết cháy. Cuối cùng cắt gừng thành từng miếng bỏ vào cốc hãm uống như trà có tác dụng ôn ấm tỳ vị, giúp cầm tiêu chảy rất tốt.

gung-tuoi-lam-thuoc

Lá mơ, trứng gà chữa tiêu chảy phân nhày do lỵ

Khi bị đau bụng, tiêu chảy phân nhầy do lỵ, dân gian thường dùng lá mơ lông tươi (khoảng 50g) thái nhỏ, sau đó trộn trứng gà 1 quả thêm gia vị hành tiêu vừa đủ chưng hấp chín ăn.

Tuy nhiên, nếu bệnh chưa khỏi hẳn, có thể thưởng thức món ăn này thêm vài ngày nữa để bệnh dứt hẳn.

la-mo-long-lam-thuoc
Lá mơ tía chính là thần dược cho đường ruột

Nước sắc vỏ rụt, vỏ quýt cầm tiêu chảy

Cùng trong trường hợp tiêu chảy do ăn uống đồ sống lạnh, tổn thương tỳ vị, tiêu hóa không được: Vỏ rụt (sao vàng) 40g, vỏ quýt (sao thơm) 20g, vỏ vối (sao vàng) 20g, củ sả (sao vàng) 20g, củ gấu (giã giập sao vàng) 40g.

Các vị  trên sấy khô tán nhỏ rây mịn, cho vào lọ nút kín dùng dần. Người lớn mỗi lần uống từ 6-8g với nước đun sôi để nguội. Trẻ em mỗi lần uống từ 2-6g hòa với nước sôi, hãm một lúc, gạn lấy nước uống.

vo-quyt-lam-thuoc

Cháo củ kiệu, cháo chim bồ câu bổ tỳ vị cho trẻ tiêu chảy

Dùng cho người bị tiêu chảy do tỳ vị hư hàn

Cháo củ kiệu 50g, rửa sạch thái lát 50g, thịt ức gà 50g thêm gia vị, xào chín, cho vào nồi cháo đã nấu nhừ, ăn khi còn nóng.

cu-kieu-tuoi-lam-thuoc

Cháo chim bồ câu: Chim bồ câu non 1 con làm sạch, gạo nếp 100g, thêm gia vị rau mùi tàu, hành hoa, gừng tươi gia vị vừa đủ, nấu cháo, ăn nóng.

Súp cà rốt dùng cho trẻ bị tiêu chảy

Nguyên liệu: Cà rốt tươi 500g, muối.

Phương pháp: Cà rốt tươi rửa sạch, gọt vỏ, cắt khoanh mỏng, đun nhỏ lửa với 2 lít nước trong 1 giờ, để cho cạn còn 1 lít. Sau đó vớt cà rốt ra, đem nghiền kỹ, lọc qua vải thưa, cho thêm 3g muối rồi đun sôi lại ăn thành nhiều bữa trong ngày.

sup-carot
Súp cà rốt bổ sung dưỡng chất rất tốt cho người bị tiêu chảy

Ngoài ra có thể nấu cháo hoặc súp với thịt lợn nạc hoặc thịt gà, nấu nhừ và loãng hơn bình thường, cho thêm khoảng 100ml súp cà rốt để tạo thành thành phẩm. Tuy nhiên, khi trẻ bớt tiêu chảy, cho giảm bớt lượng súp cà rốt, tăng dần lượng cháo đến khi khỏi hẳn.

Trên đây là những biện pháp dân gian giúp giải quyết nhanh tình trạng tiêu chảy thường gặp phải trong mùa hè. Các biện pháp trên có thể dùng cho cả người lớn và trẻ em. Ưu điểm của các phương pháp trên là rất hiệu quả trong những trường hợp tiêu chảy nhẹ, an toàn vì đã được kiểm nghiệm qua hàng ngàn năm. Tuy nhiên, bạn đọc cũng lưu ý, với những trường hợp tiêu chảy nặng, có dấu hiệu nôn mửa, mệt mỏi, mất nước nhiều cần bù nước điện giải và đôi khi phải đưa tới cơ sở y tế chuyên khoa tiêu hóa để điều trị.

Bài viết Phương pháp điều trị tiêu chảy hiệu nghiệm từ dân gian đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/phuong-phap-dieu-tri-tieu-chay-hieu-nghiem-tu-dan-gian-8206/feed/ 0
Những điều cần lưu ý khi điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ https://benh.vn/nhung-dieu-can-luu-y-khi-dieu-tri-tieu-chay-cap-o-tre-7084/ https://benh.vn/nhung-dieu-can-luu-y-khi-dieu-tri-tieu-chay-cap-o-tre-7084/#respond Sat, 27 Jul 2019 06:14:19 +0000 http://benh2.vn/nhung-dieu-can-luu-y-khi-dieu-tri-tieu-chay-cap-o-tre-7084/ Tiêu chảy cấp là căn bệnh phổ biến thường gặp ở trẻ nhỏ, có thể dẫn đến tử vong do tình trạng mất nước và mất muối, nguy cơ gây suy dinh dưỡng ở trẻ em. Bệnh có thể gặp bất cứ thời gian nào trong năm, tuy nhiên mùa hè là thời điểm nở rộ do không khí nắng nóng, thức ăn dễ bị ôi thiu…

Bài viết Những điều cần lưu ý khi điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Tiêu chảy cấp là căn bệnh phổ biến thường gặp ở trẻ nhỏ, có thể dẫn đến tử vong do tình trạng mất nước và mất muối, nguy cơ gây suy dinh dưỡng ở trẻ em. Bệnh có thể gặp bất cứ thời gian nào trong năm, tuy nhiên mùa hè là thời điểm nở rộ do không khí nắng nóng, thức ăn dễ bị ôi thiu…

Thế nào là tiêu chảy cấp?

Tiêu chảy cấp xảy ra khi tiêu chảy phân lỏng trên 3 lần 1 ngày và kéo dài không quá 14 ngày.

Nếu tiêu chảy trên 14 ngày gọi là tiêu chảy kéo dài. Những trường hợp tiêu chảy xảy ra ngay từ khi trẻ còn nhỏ, kéo dài thường được chuẩn đoán là tiêu chảy mãn tính.

Triệu chứng

– Tiêu chảy phân lỏng nhiều lần trong ngày.

– Trẻ mệt mỏi, kém ăn, không chịu chơi.

Trẻ bị tiêu chảy cấp thường đi lỏng nhiều lần trong ngày, quấy khóc…

– Có hiện tượng nôn trớ, có thể sốt.

– Trẻ bị chướng bụng, phân có nhầy…

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây tiêu chảy cấp ở trẻ em thường do Rota virut, các vi khuẩn như E.Coli, tụ cầu, thương hàn, tả, lỵ.

Ngoài ra do nhiều loại vi khuẩn, ký sinh khác có trong phân bị lây nhiễm vào thức ăn, nước uống, dụng cụ và bàn tay người chăm sóc trẻ…

Điểm đặc biệt trong điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ

Trẻ bị tiêu chảy cấp cần điều trị sớm tại nhà. Trong điều trị tiêu chảy cấp điều quan trọng nhất là bù lượng nước, điện giải và đảm bảo duy trì chế độ ăn cho trẻ.

Mất nước mức độ A (mất nước nhẹ)

Điều trị tại nhà bằng cách cho trẻ uống nước nhiều hơn bình thường bằng dung dịch ORS, nước đun sôi để nguội hoặc các dung dịch chế từ thực phẩm như nước cháo muối, nước gạo rang, nước cà rốt + muối, nước chuối, hồng xiêm…

Mất nước mức độ B (mất nước vừa)

Trẻ cần được điều trị tại cơ sở y tế. Cách điều trị tốt nhất là cho uống ORS, số lượng dịch cần cho uống sau mỗi lần đi ngoài theo chỉ định của bác sỹ phù hợp với cân nặng, chiều cao và tuổi của trẻ…

Cho trẻ dùng ORS, nước cháo muối, nước gạo rang muối…khi bị tiêu chảy

Các loại dịch dùng trong điều trị tiêu chảy

– ORS (oresol) hoặc hydrit.

– Nước cháo muối: dùng 1 nắm gạo (50g), 1 nhúm muối (3,5g) và 6 bát ăn cơm nước sạch, đun nhừ, lọc qua rá cho trẻ uống dần.

– Nước gạo rang muối: Gạo rang vàng 50g, cho 1 thìa cà phê muối ăn (3,5g) + 6 bát ăn cơm nước nấu nhừ, lọc qua ra cho trẻ uống dần.

– Nước chuối, hồng xiêm, nước dừa: chuối hoặc hồng xiêm 5 quả xay hoặc nghiền nát với 1 lít nước sôi để nguội, cho 1 thìa gạt muối (3,5g) cho trẻ uống dần.

Ngoài việc bù nước và điện giải bằng đường uống, bố mẹ có thể cho trẻ sử dụng các chế phẩm chứa kẽm, không nên cho trẻ dùng các thuốc cầm đi ngoài, chống nôn gây chướng bụng. Kháng sinh chỉ dùng khi có chỉ dẫn của thầy thuốc trong trường hợp phân có máu…

Chế độ ăn khi trẻ

– Gạo (bột gạo), khoai tây.

– Thịt gà nạc, thịt lợn nạc, cá nạc.

– Sữa đậu tương (đầu nành), sữa chua.

Khi trẻ bị tiêu chảy không cho dùng thuốc cầm đi ngoài, trừ khi bác sỹ chỉ định

– Dầu thực vật.

– Cà rốt, hồng xiêm, chuối, táo.

Lưu ý: Trẻ bị tiêu chảy vẫn cho ăn đủ khẩu phần, không được bắt trẻ nhịn, kiêng khem vì nếu không ăn đủ khẩu phần trẻ sẽ bị sụt cân dẫn đến suy dinh dưỡng, những trẻ còn đang bú mẹ thì tăng cường cho bú…

Lời kết

Mặc dù mới vào đầu hè nhưng số trẻ em bị  tiêu chảy đến khám tại các bệnh viện đã có dấu hiệu tăng dần. Nguyên nhân gây tiêu chảy do chế độ ăn uống chưa được vệ sinh, ăn phải thực phẩm không đảm bảo, thức ăn ôi thiu, doRota virut, các vi khuẩn E.Coli, tụ cầu, thương hàn, tả, lỵ…

Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe đường ruột cho trẻ  nhỏ, các bậc phụ huynh cần  lưu ý chế độ vệ sinh ăn uống cho trẻ để phòng nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa. Thức ăn cho trẻ khi chế biến xong nên ăn ngay, không để lâu ở môi trường ngoài trời, bảo quản cần đóng hộp để ngăn mát tủ lạnh, khi cho trẻ ăn phải nấu chín kỹ lại…Ngoài ra khi trẻ bị tiêu chảy cần cho uống orezol để bù nước và cho trẻ nghỉ ngơi hợp lý.

Xem thêm: Triệu chứng nôn và bệnh tiêu chảy cấp trẻ em

Bài viết Những điều cần lưu ý khi điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhung-dieu-can-luu-y-khi-dieu-tri-tieu-chay-cap-o-tre-7084/feed/ 0
Cà rốt liều thuốc tốt cho bệnh tiêu chảy https://benh.vn/ca-rot-lieu-thuoc-tot-cho-benh-tieu-chay-2359/ https://benh.vn/ca-rot-lieu-thuoc-tot-cho-benh-tieu-chay-2359/#respond Wed, 12 Jun 2019 09:00:29 +0000 http://benh2.vn/ca-rot-lieu-thuoc-tot-cho-benh-tieu-chay-2359/ Nước nấu cà rốt là một vị thuốc hiệu nghiệm chữa tiêu chảy trẻ em đã được y học công nhận.

Bài viết Cà rốt liều thuốc tốt cho bệnh tiêu chảy đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Nước nấu cà rốt là một vị thuốc hiệu nghiệm chữa tiêu chảy trẻ em đã được y học công nhận.

Tác dụng

Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy, đối với trường hợp tiêu chảy nhẹ và vừa của trẻ nhỏ, dùng cà rốt có tác dụng:

– Hấp thụ vi khuẩn và làm chậm nhu động ruột: trong cà rốt có các chất ở dạng keo đặc biệt có tính chất hút thấm như pectin – xenluloza nở to ra sẽ hút các vi khuẩn coli và chui vào các nếp nhăn ở ruột, đẩy đi các ổ vi khuẩn, thức ăn ứ đọng ở đấy, do đó làm mất các nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa, làm nhu động ruột trở lại bình thường.

– Chống nhiễm khuẩn và cung cấp một phần năng lượng cho cơ thể: trong cà rốt có nhiều caroten có tác dụng bảo vệ niêm mạc ruột, chống lại vi khuẩn. Glucid, protid trong cà rốt góp phần đảm bảo nhu cầu về năng lượng của trẻ trong những ngày bị bệnh, ăn uống giảm sút.

Cách nấu súp cà rốt

Lấy 0,5kg cà rốt, rửa thật sạch sau khi cạo vỏ, thái nhỏ, hầm với một lít nước. Khi cà rốt nhừ đem nghiền thật nhuyễn rồi cho thêm nước cho đủ một lít, thêm một ít muối (khoảng 3g), đun sôi lại cho trẻ uống.

Cho trẻ uống ngày 5 – 6 lần, mỗi lần 100 -150ml. Những ngày sau nên pha thêm nước cháo, sữa vào nước súp cà rốt cho trẻ ăn để đảm bảo năng lượng. Theo dõi 1 -2 ngày, nếu trẻ bớt tiêu chảy không cần dùng kháng sinh. Súp có vị ngọt, trẻ dễ uống.

Khi dùng cà rốt nên chọn những củ còn non, màu đỏ da cam tươi, rửa sạch, cạo vỏ chứ không gọt vỏ sâu vì các vitamin và muối khoáng tập trung nhiều ở lớp vỏ ngoài.

Lưu ý:

Tuy cà rốt là một loại thức ăn ngon, bổ nhưng nếu ăn cà rốt nhiều và thường xuyên, cơ thể sẽ không chuyển hóa hết được beta-caroten. Chất này sẽ ứ đọng lại trong cơ thể gây vàng mắt, vàng da, chán ăn (nhiều người dễ nhầm tưởng là bị bệnh gan), chỉ cần ngừng ăn cà rốt thì các biểu hiện trên sẽ hết.

Do vậy chỉ nên ăn hoặc uống nước ép cà rốt 2-3 lần/tuần. Người lớn ăn khoảng 100g cà rốt/lần, trẻ em ăn khoảng từ 30–50g cà rốt/lần.

Benh.vn (Theo Viện DDQG)

Bài viết Cà rốt liều thuốc tốt cho bệnh tiêu chảy đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/ca-rot-lieu-thuoc-tot-cho-benh-tieu-chay-2359/feed/ 0
Các nguyên tắc phòng bệnh tả https://benh.vn/cac-nguyen-tac-phong-benh-ta-2718/ https://benh.vn/cac-nguyen-tac-phong-benh-ta-2718/#respond Tue, 04 Dec 2018 04:19:37 +0000 http://benh2.vn/cac-nguyen-tac-phong-benh-ta-2718/ Tả là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm, với các triệu chứng chính là tiêu chảy, nôn, mất nước, rối loạn điện giải, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Bệnh có thể lây lan nhanh và gây thành dịch lớn, nhất là ở những khu vực dân cư đông người, sử dụng chung nguồn nước ăn uống, sinh hoạt.

Bài viết Các nguyên tắc phòng bệnh tả đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Tả là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm, với các triệu chứng chính là tiêu chảy, nôn, mất nước, rối loạn điện giải, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Bệnh có thể lây lan nhanh và gây thành dịch lớn, nhất là ở những khu vực dân cư đông người, sử dụng chung nguồn nước ăn uống, sinh hoạt.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây bệnh là do phẩy khuẩn tả, bệnh lây theo đường tiêu hóa qua thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn. Phẩy khuẩn tả có thể tồn tại lâu ở vùng nước lợ ở cửa sông hay ven biển. Trong nước, vi khuẩn tả sống ký sinh chủ yếu ở các loài động, thực vật thủy sinh phù du như rong, tảo, đặc biệt ở các động vật giáp xác như tôm, cua, sò, ốc, hến…

Những người có nguy cơ cao dễ mắc tả: Những người tiếp xúc gần gũi, cùng ăn uống, sinh hoạt với bệnh nhân tả; Dân cư tại những khu vực sử dụng nhà tiêu không hợp vệ sinh, đổ thẳng phân ra cống, mương, ao, hồ, sông, suối… Sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm; Có tập quán ăn uống không hợp vệ sinh, hay ăn rau sống, thủy hải sản chưa nấu chín kỹ; Sử dụng phân tươi trong trồng trọt; Dân cư tại khu vực cửa sông, ven biển, vùng bị ngập lụt và sau ngập lụt…

Triệu chứng

Một số triệu chứng chính của bệnh: Là các triệu chứng nhiễm khuẩn cấp tính đường tiêu hóa: đầy bụng, sôi bụng; tiêu chảy liên tục, nhiều lần, lúc đầu phân lỏng, sau toàn nước, nước đục như nước vo gạo; nôn, lúc đầu nôn ra thức ăn, sau chỉ nôn ra toàn nước trong hoặc màu vàng nhạt; người mệt lả, có thể bị chuột rút, biểu hiện tình trạng mất nước từ nhẹ đến nặng như: khát nước, da khô, nhăn nheo, hốc hác, mắt trũng, mạch nhanh, huyết áp hạ, có khi không đo được huyết áp, tiểu tiện ít hoặc vô niệu, chân tay lạnh…

Cách phòng bệnh tả

Tăng cường vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường

  • Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Mỗi gia đình nên có một nhà tiêu hợp vệ sinh, không đi tiêu bừa bãi, xây dựng tập quán đi tiêu đúng nơi quy định, xử lý và sử dụng phân người đúng cách. Nếu gia đình có bệnh nhân bị tiêu chảy thì cần rắc vôi bột hoặc cloramin B sau mỗi lần đi tiêu.
  • Bảo đảm vệ sinh nhà cửa và môi trường xung quanh.
  • Hạn chế ra vào vùng đang có dịch.

Bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm

  • Mọi người, mọi nhà đều thực hiện ăn chín, uống chín, không uống nước lã.
  • Không ăn rau sống khi trong vùng đang có dịch.
  • Không ăn các thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, các thức ăn còn sống như mắm tôm sống, hải sản tươi sống, gỏi cá, tiết canh, nem chua…
  • Chọn mua thức ăn từ nguồn thực phẩm an toàn, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và đã được kiểm định.
  • Các thức ăn đã nấu chín hoặc thức ăn còn dư, để từ bữa trước sang bữa sau phải được bảo quản tốt;  nếu chỉ sử dụng ngay sau một thời gian ngắn thì đậy lồng bàn, để nơi mát, thoáng gió; nếu muốn để lâu (vài tiếng trở lên) thì phải cho vào tủ lạnh, lưu ý tủ lạnh phải để ở mức độ đủ lạnh cần thiết.
  • Rửa tay bằng xà phòng trước khi chế biến thức ăn để đảm bảo không làm nhiễm mầm bệnh từ tay bẩn vào thức ăn.
  • Hạn chế tập trung ăn uống đông người như ma chay, đám giỗ, cưới xin, liên hoan… trong vùng đang có dịch.

Bảo vệ nguồn nước và dùng nước sạch

  • Nguồn nước ăn uống, sinh hoạt của các gia đình phải được bảo vệ sạch sẽ, có nắp đậy, không để nguồn nước bẩn từ bên ngoài như ao, hồ, sông, suối… chảy vào.
  • Ở những nơi không có nước máy mà đang có dịch tiêu chảy thì tất cả nước ăn uống đều phải được sát khuẩn bằng cloramin B.
  • Cấm đổ phân, chất thải, nước giặt rửa và đồ dùng của người bệnh xuống giếng, ao, hồ, sông, suối…

Khi có người bị tiêu chảy cấp

  • Phải báo cáo và đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và điều trị kịp thời, không được để bệnh nhân ở nhà hoặc mua thuốc tự điều trị vì có thể nguy hiểm đến tính mạng và làm lây lan bệnh dịch sang cho gia đình và cộng đồng.

Cách xử lý nguồn nước ăn uống và nước sinh hoạt khi có dịch

– Xử lý nguồn nước ăn uống và nước sinh hoạt trong khu vực có dịch bằng các hợp chất chứa clo theo đúng hướng dẫn và nồng độ quy định để đạt nồng độ clo dư từ 0,3-0,5mg/1 lít nước. Trong trường hợp xử lý nguồn nước bằng bột cloramin B hàm lượng 25 – 30%, cần dùng với nồng độ 10mg/lít. Lưu ý: nước đã khử trùng bằng clo vẫn phải đun sôi mới được uống.

– Nước ăn uống, rửa bát đĩa và các đồ đựng thực phẩm phải dùng nguồn nước đã khử trùng bằng clo và đảm bảo không bị nhiễm bẩn lại sau khi đã khử trùng.

– Ở các khu vực thành thị cần kiểm tra chặt chẽ hệ thống đường ống dẫn nước máy, đảm bảo nồng độ clo dư trong nước máy cuối nguồn (đến các hộ gia đình) đúng tiêu chuẩn quy định là 0,3- 0,5mg/lít.

BS. Lê Xuân Thủy (Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế)

Bài viết Các nguyên tắc phòng bệnh tả đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cac-nguyen-tac-phong-benh-ta-2718/feed/ 0
Tổng quan về bệnh tiêu chảy trẻ em và phác đồ điều trị https://benh.vn/tong-quan-ve-benh-tieu-chay-va-phac-do-dieu-tri-3252/ https://benh.vn/tong-quan-ve-benh-tieu-chay-va-phac-do-dieu-tri-3252/#respond Sat, 25 Aug 2018 04:31:58 +0000 http://benh2.vn/tong-quan-ve-benh-tieu-chay-va-phac-do-dieu-tri-3252/ Tiêu chảy là bệnh rất thường gặp ở trẻ em chiếm tỷ lệ lớn trong các trường hợp tới gặp bác sỹ. Việc phát hiện nguyên nhân bệnh không đơn giản chỉ thăm khám thông thường mà cần thông qua một vài xét nghiệm. Việc điều trị tiêu chảy trẻ em phụ thuộc hoàn toàn vào nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy của trẻ.

Bài viết Tổng quan về bệnh tiêu chảy trẻ em và phác đồ điều trị đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Tiêu chảy là bệnh rất thường gặp ở trẻ em chiếm tỷ lệ lớn trong các trường hợp tới gặp bác sỹ. Việc phát hiện nguyên nhân bệnh không đơn giản chỉ thăm khám thông thường mà cần thông qua một vài xét nghiệm. Việc điều trị tiêu chảy trẻ em phụ thuộc hoàn toàn vào nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy của trẻ.

benh-tieu-chay-tre-em

Bệnh tiêu chảy rất thường gặp ở trẻ em

Bệnh tiêu chảy trẻ em là gì, có những biểu hiện gì?

Thế nào là tiêu chảy trẻ em?

Tiêu chảy là triệu chứng có thể xẩy ra do rối loạn chức năng tiêu hóa, hấp thu và bài tiết của ống tiêu hoá. Tiêu chảy được xác định khi trẻ đi ngoài phân lỏng, nhiều nước từ 3 lần/ngày trở lên. Tuy vậy ở trẻ em do chức năng của đại tràng chưa ổn định nên có thể có một số trẻ nhỏ còn bú 2 – 3 ngày mới đi ngoài 1 lần phân rắn và một số trẻ khác thì đi ngoài từ 5 – 8 lần/ ngày, mỗi lần đi ra một ít phân, mềm hoặc hơi lỏng vẫn là bình thường.

Triệu chứng của tiêu chảy trẻ em

Muốn xác định xem trẻ có bị tiêu chảy hay không thì điều quan trọng là phải xem xét thêm các yếu tố sau ngoài số lần đi ỉa trong ngày đó là:

– Tăng số lần đi ngoài đột ngột

– Thay đổi độ đặc, rắn của phân và tăng lượng dịch trong phân

– Thay đổi mầu sắc và tính chất phân như phân có nhày hoặc máu

Tiêu chảy có thể xảy ra cấp tính hoặc mãn tính do viêm hoặc không do viêm. Nếu tiêu chảy giới hạn trong thời gian dưới 2 tuần là tiêu chảy cấp còn nếu kéo dài từ 2 tuần trở lên là tiêu chảy kéo dài

Nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy trẻ em

Khi các tác nhân gây tiêu chảy xâm nhập vào đường tiêu hoá sẽ sản xuất ra các độc tố ruột (enterotoxin) kích thích tiết các chất điện giải, xâm lấn trực tiếp và phá huỷ các tế bào biểu mô niêm mạc ruột gây viêm tại ruột và toàn thân. Có thể chia nguyên nhân gây tiêu chảy ra làm 3 nhóm chính

Virus gây tiêu chảy trẻ em

  • Rotavirus là nguyên nhân gây bệnh hàng đầu ở trẻ em chiếm từ 20 – 40% tại các nước nhiệt đới và 40 – 60% tại các nước ôn đới. Ở nước ta tỷ lệ này tại bệnh viện cũng tăng lên rõ rệt từ 21,5% – 28,1% (1983-1984) lên đến 53,7 – 68,8 (2001). Còn tại cộng đồng tỷ lệ này là 17,9 – 19% lên tới 25%.
  • Các virus khác cũng là nguyên nhân gây tiêu chảy cấp nhưng chưa được nghiên cứu nhiều là : Adenovirus, Mocwalkvirus, Coronavirus, Picornavirus

Vi khuẩn gây tiêu chảy trẻ em

  • E. coli là loại vi khuẩn gây bệnh đứng hàng đầu ở nước ta chiếm 24,9% với đủ cả 5 loại type huyết thanh trong đó nhiều nhất là EAEC 10,5 – 15%.
  • Shigella là loại vi khuẩn đứng hàng thứ hai gây tiêu chảy trẻ em chiếm tỷ lệ từ 3,8 – 12,7% trong đó 2 nhóm hay gặp nhất là S. flexneri và S. sonnei.
  • Campylobacter jejuni là loại vi khuẩn đứng hàng thứ ba chiếm tỷ lệ 7 – 10%
  • Salmonella chiếm tỷ lệ thấp từ 0,8 – 1,3%.
  • Vi khuẩn tả (Vibrio cholerae) thường gây thành dịch lớn rất nguy hiểm

Ký sinh trùng gây tiêu chảy trẻ em

Entamoeba histolytica là tác nhân chủ yếu gây bệnh lỵ a míp. Ngoài ra còn có Giardia lamblia và Crypto sporidium. Các loại ký sinh trùng này gây bệnh tiêu chảy thường có biểu hiện nặng hơn các nguyên nhân khác và việc điều trị cũng phức tạp hơn. Để biết nguyên nhân chính xác là gì nên cho trẻ các bậc phụ huynh cần đưa trẻ tới cơ sở y tế có chuyên môn để làm xét nghiệm phân.

Biểu hiện lâm sàng và biến chứng của tiêu chảy trẻ em

Biểu hiện của tiêu chảy trẻ em

Tiêu chảy nhiều lần, phân lỏng, có thể có nhầy mũi hoặc máu tùy từng trường hợp. Nôn có thể xảy ra ở một số trẻ và rất thường gặp trong tiêu chảy do rotavirus và do bệnh tả. Phân có máu mũi thường gặp trong bệnh lỵ trực khuẩn. Đau bụng hoặc bụng hơi chướng có thể cũng gặp ở một số trường hợp tiêu chảy trẻ em. Sốt cũng có thể gặp nhưng thường chỉ xảy ra trong một vài ngày đầu của bệnh. Nếu đi ngoài qua nhiều lần, một số trẻ có thể có hăm loét đỏ ở vùng quanh hậu môn. Nếu tình trạng bệnh kéo dài sẽ gây rối loạn hấp thu và làm trẻ suy dinh dưỡng.

tre-bi-sot-do-tieu-chay-tre-em

Mắt trẻ có thể trũng sâu, sốt khi tiêu chảy do tình trạng mất nước

Biến chứng tiêu chảy trẻ em

Mất nước và điện giải là biến chứng nặng hay gặp và là lý do chủ yếu có thể làm trẻ tử vong. Do đó khi gặp bệnh nhi bị tiêu chảy cấp, trước hết phải được đánh giá tình trạng mất nước. Đánh giá tình trạng mất nước cần dựa vào việc quan sát và phát hiện các dấu hiệu và triệu chứng sau:

  • Tình trạng chung của trẻ là tỉnh táo hay vật vã, kích thích hay li bì, khó đánh thức hoặc hôn mê.
  • Mắt trẻ bình thường hay có trũng xuống không
  • Trẻ có khát nước không? Trẻ không khát, uống bình thường hay khát, uống háo hức hoặc uống kém, không thể uống được
  • Khám nếp véo da bằng cách dùng hai ngón tay cái và trỏ véo da vùng bụng của trẻ xem nếp véo da có mất nhanh hay mất chậm hoặc mất rất chậm (trên 2 giây). Sau đó đánh giá mất nước dựa vào bảng sau:

Bảng 1: Phân loại độ mất nước trong tiêu chảy

Có từ hai dấu hiệu sau trở lên

Li bì khó đánh thức

Mắt trũng

Không uống được hoặc uống kém

Nếp véo da mất rất chậm

MẤT NƯỚC NẶNG

Có từ 2 dấu hiệu sau trở lên

Vật vã, kích thích

Mắt trũng

Uống háo hức, khát

Nếp véo da mất chậm

CÓ MẤT NƯỚC

Không đủ các dấu hiệu trên để phân loại có mất nước hoặc mất nước nặng KHÔNG MẤT NƯỚC

Phác đồ điều trị tiêu chảy trẻ em 2020

Phác đồ A – Điều trị tiêu chảy trẻ em tại nhà

Hướng dẫn bà mẹ 3 nguyên tắc điều trị tiêu chảy tại nhà là:

1. Cho trẻ uống nhiều dịch hơn bình thường

Tốt nhất là uống Oresol. Hiện nay có nhiều loại gói và viên Oresol khác nhau. Có loại pha trong 200ml, có loại pha trong 250 ml, có loại pha trong 1lít nước. Có loại có mùi vị cam hoặc mùi nước dừa cho trẻ dễ uống v.v…Vì vậy cần phải chuẩn bị dụng cụ đong nước cho phù hợp với các hướng dẫn ghi trên gói Oresol. Rửa tay trước khi pha Oresol và sử dụng các dụng cụ sạch để đựng. Dung dịch Oresol đã pha chỉ dùng trong 24 giờ.

oresol-cam-goi-bot

Bổ sung ngay Oresol cho trẻ khi phát hiện tiêu chảy.

Khi cho trẻ uống Oresol cần chú ý:

  • Với trẻ dưới 2 tuổi cho uống từng thìa nhỏ cách nhau 1-2 phút.
  • Trẻ lớn hơn cho uống từng ngụm bằng cốc.
  • Nếu trẻ nôn, đợi 10 phút sau đó uống chậm hơn. Ví dụ: cho uống từng thìa cách nhau 2- 3 phút.
  • Liều lượng Oresol của trẻ được tính theo bảng sau:

Bảng 2: Liều lượng uống Oresol  

Tuổi

Lượng oresol uống

sau mỗi lần đi ngoài

Lượng oresol cần cung cấp để dùng tại nhà

Dưới 24 tháng

2 – 10 tuổi

10 tuổi trở lên

50-100ml

100- 200ml

Uống theo nhu cầu

500ml/ngày

1000ml/ ngày

2000ml/ ngày

Nếu không có Oresol thì có thể cho trẻ uống nước cháo, nước đun sôi để nguội hoặc các loại nước sạch khác như nước dừa hoặc nước hoa quả tươi khác nhưng không được pha thêm đường.

Cần chú ý không cho trẻ uống các loại nước giải khát có đường pha chế sẵn vì sẽ làm trẻ tiêu chảy nhiều hơn.

2. Tiếp tục cho trẻ ăn: Tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ nếu trẻ còn đang bú mẹ. Nếu trẻ không được bú sữa mẹ thì cho ăn như thường lệ. Thức ăn cần được nấu kỹ hoặc nghiền nhỏ. Nếu trẻ đang uống sữa bột thì nên chuyển sang loại sữa dành riêng cho trẻ tiêu chảy không có đường Lactose như sữa Enfalac Lactofree chẳng hạn.

3. Đưa trẻ tới khám lại: Cần đưa trẻ đến khám lại nếu sau 3 ngày không đỡ hoặc có một trong các triệu chứng như: đi ngoài nhiều lần hơn, phân nhiều nước, nôn liên tục, khát nhiều, ăn hoặc uống kém, sốt hoặc có máu trong phân.

Phác đồ B – Điều trị có mất nước cho tiêu chảy trẻ em

Các trẻ tiêu chảy có mất nước cần được điều trị bệnh và chăm sóc tại cơ sở y tế để bù nước và điện giải trong 4 giờ đầu theo bảng sau:

Bảng 3: Lượng dung dịch oresol cho uống trong 4 giờ đầu

Tuổi

< 4 tháng

4-11 th

12-23 th

2- 4 tuổi

5-14 tuổi

Cân nặng (kg)

<6

6 – <10

10 – <12

12-19

20 trở lên

Lượng dịch

(ml)

200-400

400-700

700-900

900-1400

1400-2200

Chỉ sử dụng tuổi của bệnh nhân để tính lượng dịch cần bù khi không biết cân nặng. Lượng dung dịch oresol (ml) cũng có thể tính bằng cách nhân trọng lượng cơ thể của bệnh nhân (kg) với 75.

Quan sát trẻ cẩn thận và giúp người mẹ cho trẻ uống Oresol

Sau 4 giờ đánh giá lại độ mất nước rồi chọn phác đồ A, B hay C để điều trị tiếp.

Nếu người mẹ cần phải về trước khi kết thúc phác đồ điều trị B:

– Hướng dẫn người mẹ cho trẻ uống hết lượng Oresol

– Đưa cho người mẹ số gói Oresol đủ để hoàn thành việc bù nước và điều trị thêm 2 ngày như hướng dẫn trong phác đồ A.

– Hướng dẫn người mẹ cách pha dung dịch oresol

– Giải thích cho người mẹ 3 nguyên tắc điều trị trong phác đồ A để điều trị trẻ tại nhà.

Xem thêm: Tổng quan về bệnh tiêu chảy cấp ở người lớn

Bài viết Tổng quan về bệnh tiêu chảy trẻ em và phác đồ điều trị đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/tong-quan-ve-benh-tieu-chay-va-phac-do-dieu-tri-3252/feed/ 0
Nguyên nhân bệnh tiêu chảy và thuốc điều trị https://benh.vn/nguyen-nhan-benh-tieu-chay-va-thuoc-dieu-tri-2694/ https://benh.vn/nguyen-nhan-benh-tieu-chay-va-thuoc-dieu-tri-2694/#respond Sat, 07 Jul 2018 04:19:08 +0000 http://benh2.vn/nguyen-nhan-benh-tieu-chay-va-thuoc-dieu-tri-2694/ Trẻ bị coi là bị tiêu chảy khi trẻ đi tiêu trên 3 lần một ngày, ra phân lỏng hoặc toàn nước. Đây là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, đa số trường hợp bệnh hồi phục tốt nếu được chăm sóc đúng cách, ngược lại bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như mất nước, rối loạn điện giải, suy dinh dưỡng, thậm chí tử vong.

Bài viết Nguyên nhân bệnh tiêu chảy và thuốc điều trị đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bệnh tiêu chảy là gì?

Trẻ bị coi là bị tiêu chảy khi trẻ đi tiêu trên 3 lần một ngày, ra phân lỏng hoặc toàn nước. Đây là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, đa số trường hợp bệnh hồi phục tốt nếu được chăm sóc đúng cách, ngược lại bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như mất nước, rối loạn điện giải, suy dinh dưỡng, thậm chí tử vong.

Tiêu chảy gồm 2 loại: tiêu chảy cấp tính xảy ra đột ngột, nhưng chỉ kéo dài vài ngày có khi tới hơn một tuần, nhưng không quá 2 tuần. Tiêu chảy mạn tính, là tiêu chảy kéo dài trên 2 tuần, 1 tháng, có khi hơn nữa, có ngày tiêu chảy ít, có ngày tiêu chảy nhiều, có ngày tưởng như khỏi bệnh, nhưng sau đó lại tái phát ngay. Loại tiêu chảy mạn tính ít gặp hơn tiêu chảy cấp, nhất là ở trẻ em.

Nguyên nhân gây tiêu chảy?

Nguyên nhân này là do mất cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại trong đường ruột (do ăn uống thiếu vệ sinh, thức ăn dơ bẩn, ôi thiu, không được nấu chín kỹ, hoặc là để ruồi nhặng đậu vào, nước không đun sôi v.v) các vi khuẩn có hại xâm nhập vào đường ruột, chúng sinh sôi nảy nở rất nhanh và lấn áp vi khuẩn có lợi, tiết ra độc tố gây nên tiêu chảy.

Lúc này, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách: một là cơ thể huy động nhiều nước vào ruột để hòa tan các siêu vi, vi khuẩn và các chất độc do chúng sinh ra; hai là ruột co bóp mạnh để thải nước ra ngoài, mang theo siêu vi, vi khuẩn và các chất độc ra ngoài cơ thể, điều đó sinh ra tiêu chảy.

Hậu quả là cơ thể thải ra quá nhiều nước mà không bù vào, kèm theo mất cả điện giải là những chất muối rất cần thiết cho cơ thể. Tiêu chảy thường xảy ra theo mùa và theo địa cư. Ở vùng ôn đới, vào mùa nóng, tác nhân gây tiêu chảy là do virus gây nên. Ở vùng nhiệt đới, tiêu chảy do vi khuẩn gây nên. Xảy ra cao điểm vào mùa mưa và nóng, tiêu chảy do Rotavirut lại xảy ra cao điểm vào mùa khô lạnh.

Điều trị tiêu chảy

– Bổ sung lượng nước thường xuyên nhất là oresol

– Nếu là trẻ nhỏ cần cho bé bú sữa mẹ nhiều hơn

– Tuyệt đối không được nhịn ăn để “ruột nghỉ ngơi”. Điều này hết sức sai lầm và rất nguy hiểm. Thực tế dù dù bị tiêu chảy nhưng cơ thể vẫn có khả năng hấp thu hơn 70% chất dinh dưỡng. Nếu ăn tốt sẽ giúp cho quá trình lành bệnh diễn ra nhanh hơn.

– Cần tránh các loại nước giải khát, nước ép trái cây quá ngọt vì chúng làm bệnh xấu hơn.

Thực đơn phù hợp với bệnh tiêu chảy

Cháo muối: Nấu cháo với một nắm gạo, 2 bát nước và một nhúm muối. Cháo này có tác dụng như dung dịch muối đường Oresol. Bệnh nhân phải ăn cả nước lẫn cái và xem đó là biện pháp bù lại nước đã mất chứ không xem là một bữa ăn.

Cháo cà rốt: Cà rốt có tác dụng cầm tiêu chảy. Cách nấu cháo cà rốt: Chuẩn bị 30g cháo ăn liền (tương đương với một nắm gạo), 30g cà rốt, nguyên vỏ, rửa sạch, cắt nhỏ, 1 thìa cà phê nước mắm, 2 lát gừng, nấu thành cháo. Cháo này chứa chất pectin, giúp phân mau chặt, muối (trong nước mắm) và gừng có tác dụng làm “ấm bụng”, mau cầm tiêu chảy hơn. Từ ngày thứ 2, có thể cho trẻ ăn cháo gà. Cháo thịt gà băm có tác dụng tốt trong quá trình điều tri tiêu  chảy, cho trẻ ăn bình thường trở lại, có nghĩa là khẩu phần vẫn gồm 4 loại dinh dưỡng (bột, đường, chất béo, đạm), vitamin và muối khoáng.

Cháo thịt nạc, xúp thịt nấu với cà rốt, khoai tây

Uống các loại nước như nước dừa tươi, nước khoáng

Lưu ý: Thức ăn phải được nấu chín, mềm, nhừ, dễ tiêu, ưu tiên các thực phẩm giàu chất xơ. Với rau và trái cây, chọn loại có màu sẫm.

Dùng thuốc gì cho trẻ bị tiêu chảy

Những thuốc thông thường có thể dùng

– Nhóm vi khuẩn hữu ích cho đường ruột: thường là các sản phẩm chuyển hóa của vi khuẩn Lactobacillus acidophilus (có người còn gọi là men tiêu hóa) dùng điều tri tiêu chảy. Thuốc này được dùng an toàn cho trẻ em cho các thể tiêu chảy, kể cả tiêu chảy nhiễm trùng khi dùng chung với kháng sinh đường ruột. Đó là các thuốc Enterogermina uống 1-2 ống/ ngày, Lacteol fort, Antibio, Biolactyl, Ultra-Levure…

– Nhóm sát trùng đường ruột: dùng trị tiêu chảy cấp do nguyên nhân vi khuẩn. Thường được dùng dưới dạng  nhũ tương (suspention) như Ercefuryl, Ricridene, Panfurex…Những thuốc cầm tiêu chảy không được dùng cho trẻ như atropin, diphenoxylat, loperamide…trừ trường hợp có chỉ định của thầy thuốc nhi khoa. Tuyệt đối không tự ý dùng kháng sinh khi bị tiêu chảy vì dùng kháng sinh có thể làm rối loạn tiêu hóa và làm bệnh trở nên nặng hơn.

– Nhóm bảo vệ niêm mạc đường ruột: giúp niêm mạc dạ dày, đường ruột giảm hấp thụ động chất vào cơ thể, giảm triệu chứng khó chịu khi tiêu chảy, làm đặc phân như Actapulgite, Smecta, Sacolene…)

Tuyệt đối không dùng thuốc cầm ỉa cho trẻ vì tiêu chảy đa phần là do nhiễm trùng ở đường ruột, tiêu phân lỏng cũng là cách bảo vệ cơ thể giúp thải trừ vi trùng, chất độc. Hơn nữa, điều trị chính bệnh tiêu chảy là phòng mất nước; bù nước và muối nếu trẻ đã mất nước. Các thuốc cầm tiêu chảy là những loại thuốc làm giảm nhu động ruột, liệt ruột làm phân không được thải ra ngoài, trẻ vẫn bị “tiêu chảy” nhưng phân không bài xuất ra ngoài được, ứ lại trong ruột gây chướng bụng, viêm ruột, thậm chí làm tắc ruột, thủng ruột, tử vong.

4 khuyến cáo cho cộng đồng phòng chống bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm

Bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm lây lan nhanh và dễ tử vong, nhưng có thể đề phòng được. Để ngăn ngừa bệnh và phòng dịch bệnh lây lan, mọi người thực hiện những khuyến cáo sau:

1. Vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường

– Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

– Mỗi gia đình có một nhà tiêu hợp vệ sinh, cấm đi tiêu bừa bãi. Đối với gia đình có bệnh nhân tiêu chảy cấp cần rắc vôi bột hoặc cloramin B sau mỗi lần đi tiêu.

– Phân và chất thải của người bệnh phải đổ vào nhà tiêu, cho vôi bột, cloramin B… vào sau mỗi lần đi để sát khuẩn.

– Tránh tập trung ăn uống đông người như ma chay, cưới xin, cúng giỗ.

– Hạn chế người ra, vào vùng đang có dịch.

2. An toàn vệ sinh thực phẩm

– Mọi người, mọi nhà đều thực hiện ăn chín, uống sôi.

– Không ăn rau sống, không uống nước lã.

– Không ăn các thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn đặc biệt là mắm tôm sống, hải sản tươi sống, gỏi cá, tiết canh, nem chua.

3. Bảo vệ nguồn nước và dùng nước sạch

– Nguồn nước uống phải được bảo vệ sạch sẽ.

– Tất cả các nước ăn uống đều phải đượt sát khuẩn bằng hóa chất Cloramin B

– Cấm đổ chất thải, nước giặt, rửa và đồ dùng của người bệnh xuống ao, hồ, sông, giếng. Cấm vứt súc vật chết và rác xuống ao, hồ, sông, giếng.

4. Khi có người bị tiêu chảy cấp

Phải nhanh chóng báo ngay cho cơ sở y tế nơi gần nhất để được điều trị kịp thời.

Benh.vn tổng hợp

Bài viết Nguyên nhân bệnh tiêu chảy và thuốc điều trị đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nguyen-nhan-benh-tieu-chay-va-thuoc-dieu-tri-2694/feed/ 0
Hướng dẫn điều trị bệnh tiêu chảy do vi khuẩn của Bộ Y tế https://benh.vn/huong-dan-dieu-tri-benh-tieu-chay-do-vi-khuan-cua-bo-y-te-7298/ https://benh.vn/huong-dan-dieu-tri-benh-tieu-chay-do-vi-khuan-cua-bo-y-te-7298/#respond Sat, 04 Feb 2017 06:18:27 +0000 http://benh2.vn/huong-dan-dieu-tri-benh-tieu-chay-do-vi-khuan-cua-bo-y-te-7298/ Hướng dẫn điều trị bệnh tiêu chảy do vi khuẩn của Bộ Y tế

Bài viết Hướng dẫn điều trị bệnh tiêu chảy do vi khuẩn của Bộ Y tế đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Hướng dẫn điều trị bệnh tiêu chảy do vi khuẩn của Bộ Y tế

1. ĐẠI CƯƠNG

– Bệnh tiêu chảy do vi khuẩn là bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, liên quan mật thiết đến vệ sinh an toàn thực phẩm. Biểu hiện lâm sàng chung thường thấy là: sốt, nôn, đau bụng, và tiêu chảy nhiều lần/ngày.

– Trường hợp tiêu chảy nặng có thể gây mất nước hoặc nhiễm khuẩn nhiễm độc toàn thân, dẫn tới tử vong, đặc biệt ở trẻ em và người già.

2. CĂN NGUYÊN THƯỜNG GẶP

– Tiêu chảy do độc tố vi khuẩn: Vibrio cholerae, E. coli, Clostridium difficile, tụ cầu.

– Tiêu chảy do bản thân vi khuẩn (tiêu chảy xâm nhập): Shigella, Salmonella, E. coli, Campylobacter, Yersinia…

3. CHẨN ĐOÁN

Dựa vào lâm sàng và xét nghiệm.

a) Lâm sàng: Biểu hiện đa dạng tùy thuộc vào căn nguyên gây bệnh.

– Nôn và buồn nôn.

– Tiêu chảy nhiều lần, tính chất phân phụ thuộc vào căn nguyên gây bệnh:

+ Tiêu chảy do độc tố vi khuẩn: Phân có nhiều nước, không có bạch cầu hoặc hồng cầu trong phân.

+ Tiêu chảy do vi khuẩn xâm nhập: Phân thường có nhầy, đôi khi có máu. – Biểu hiện toàn thân:

+ Có thể sốt hoặc không sốt.

+ Tình trạng nhiễm độc: Mệt mỏi, nhức đầu, có thể có hạ huyết áp.

+ Tình trạng mất nước.

b) Lâm sàng một số căn nguyên thường gặp:

– Tiêu chảy do lỵ trực khuẩn (hội chứng lỵ): Sốt cao, đau bụng quặn từng cơn, mót rặn, đi ngoài phân lỏng lẫn nhầy máu.

– Tiêu chảy do tả: Khởi phát rất nhanh trong vòng 24 giờ, tiêu chảy dữ dội và liên tục 20-50 lần/ngày, phân toàn nước như nước vo gạo, không sốt, không mót rặn, không đau quặn bụng.

– Tiêu chảy do độc tố tụ cầu: Thời gian ủ bệnh ngắn 1-6 giờ, buồn nôn, nôn, tiêu chảy nhiều nƣớc nhưng không sốt.

– Tiêu chảy do E. coli:

+ Tiêu chảy do E. coli sinh độc tố ruột (ETEC): đi ngoài phân lỏng không nhầy máu, không sốt. Bệnh thường tự khỏi.

+ Tiêu chảy do E. coli (EIEC, EPEC, EHEC): sốt, đau quặn bụng, mót rặn, phân lỏng có thể lẫn nhầy máu (hội chứng lỵ).

– Tiêu chảy do Salmonella: Tiêu chảy, sốt cao, nôn và đau bụng.

c) Xét nghiệm:

– Công thức máu: Số lượng bạch cầu tăng hay giảm tùy căn nguyên.

– Xét nghiệm sinh hoá máu: Đánh giá rối loạn điện giải, suy thận kèm theo.

– Xét nghiệm phân:

+ Soi phân: Tìm xem có hồng cầu, bạch cầu, các đơn bào ký sinh, nấm, trứng ký sinh trùng…

+ Cấy phân tìm vi khuẩn gây bệnh.

4. ĐIỀU TRỊ

4.1. Nguyên tắc:

– Điều trị kháng sinh tùy căn nguyên. Cần dự đoán căn nguyên và điều trị ngay. – Điều chỉnh lại kháng sinh nếu cần sau khi có kết quả cấy phân.

– Đánh giá tình trạng mất nƣớc và bồi phụ nƣớc điện giải.

– Điều trị triệu chứng.

4.2. Sử dụng kháng sinh trong tiêu chảy nhiễm khuẩn do một số căn nguyên thường gặp:

– Kháng sinh thường hiệu quả trong trường hợp tiêu chảy xâm nhập .

– Thường dùng kháng sinh đường uống. Kháng sinh đường truyền chỉ dùng trong trường hợp nặng có nhiễm khuẩn toàn thân.

– Liều dùng kháng sinh ở đây chủ yếu áp dụng cho ngƣời lớn. Đối với trẻ em, tham khảo thêm “Hướng dẫn xử trí tiêu chảy ở trẻ em” (Bộ Y tế 2009).

a) Tiêu chảy do E. coli (ETEC, EHEC), Campylobacter, Yersinia, Salmonella, Vibrio spp.

– Thuốc ưu tiên: kháng sinh nhóm quinolon (uống hoặc truyền) x 5 ngày (ngƣời >12 tuổi) :

+ Ciprofloxacin 0,5 g x 2 lần/ngày.

+ hoặc norfloxacin 0,4 g x 2 lần/ngày.

– Thuốc thay thế:

+ Ceftriaxon đường tĩnh mạch (TM) 50-100 mg/kg/ngày x 5 ngày.

+TMP-SMX 0,96g x 2 lần/ngày x 5 ngày.

+ Doxycyclin 100 mg x 2 lần/ngày x 5 ngày.

b) Tiêu chảy do Clostridium difficile

– Thuốc ưu tiên: Metronidazol 250 mg (uống) mỗi 6 giờ x 7-10 ngày.

– Thuốc thay thế: Vancomycin 250 mg (uống) mỗi 6 giờ x 7-10 ngày.

c) Tiêu chảy do Shigella (lỵ trực khuẩn)

– Thuốc ưu tiên: Quinolon (uống hoặc truyền TM) x 5 ngày (người >12 tuổi):

+ Ciprofloxacin 0,5 g x 2 lần/ngày.

+ Hoặc norfloxacin 0,4 g x 2 lần/ngày.

– Thuốc thay thế:

+ Ceftriaxon (TM) 50-100 mg/kg/ngày x 5 ngày.

+ Hoặc azithromycin (uống) 0,5 g/ngày x 3 ngày (ưu tiên cho phụ nữ có thai) hoặc azithromycin (uống) 10 mg/kg/ngày x 3 ngày (cho trẻ em <12 tuổi).

d) Tiêu chảy do thương hàn (Salmonella typhi, paratyphi)

– Thuốc ưu tiên: Quinolon (uống hoặc truyền) x 10-14 ngày (người lớn >12 tuổi):

+ Ciprofloxacin 0,5 g x 2 lần/ngày.

+ Hoặc norfloxacin 0,4 g x 2 lần/ngày.

– Thuốc thay thế: Ceftriaxon (TM) 50-100 mg/kg/lần x 1 lần/ngày x 10-14 ngày.

e) Tiêu chảy do vi khuẩn tả

– Hiện nay vi khuẩn tả đã kháng lại các kháng sinh thông thường, thuốc được lựa chọn hiện nay là:

– Nhóm Quinolon (uống) x 3 ngày (ngƣời >12 tuổi):

+ Ciprofloxacin 0,5 g x 2 lần/ngày.

+ Hoặc norfloxacin 0,4 g x 2 lần/ngày.

Hoặc azithromycin (uống) 0,5 g/ngày x 3 ngày (ưu tiên cho phụ nữ có thai) hoặc azithromycin (uống) 10 mg/kg/ngày x 3 ngày (cho trẻ em <12 tuổi)

– Thuốc thay thế:

+ Erythromycin 1g/ngày uống chia 4 lần/ngày (trẻ em 40 mg/kg/ngày), dùng trong 3 ngày.

+ Hoặc doxycyclin 300 mg liều duy nhất (dùng trong trường hợp vi khuẩn còn nhạy cảm).

4.3. Điều trị triệu chứng

a) Đánh giá và xử trí tình trạng mất nước

– Phải đánh giá ngay và kịp thời xử trí tình trạng mất nước khi người bệnh đến viện và song song với việc tìm căn nguyên gây bệnh.

+ Người bệnh mất nước độ I, uống được: bù dịch bằng đường uống, dùng dung dịch ORESOL.

+ Người bệnh mất nước từ độ II trở lên, không uống được: bù dịch bằng đường tĩnh mạch. Dung dịch được lựa chọn: Ringer Lactat hoặc Ringer Acetat. Ngoài ra: NaCl 0,9%, Glucose 5% với tỷ lệ 1:1.

b) Điều trị hỗ trợ

– Giảm co thắt: Spasmaverin.

– Làm săn niêm mạc ruột: dioctahedral smectit

– Không lạm dụng các thuốc cầm tiêu chảy như loperamid.

5. PHÒNG BỆNH

– Tăng cường vệ sinh an toàn thực phẩm.

+ Ăn chín, uống nước đã đun sôi.

+ Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

+ Cải thiện hệ thống cấp thoát nước.

– Điều trị dự phòng khi ở trong vùng có dịch.

Từ viết tắt trong bài

EIEC Enteroinvassive E.coli (E.coli xâm nhập)

EHEC Enterohemorrhagic E.coli (E.coli gây xuất huyết đƣờng ruột) EPEC Enteropathogenic E.coli (E.coli gây bệnh)

ETEC Enterotoxigenic E.coli (E.coli sinh độc tố ruột)

Tài liệu tham khảo

1.Cunha, B.A(2006), Antimicrobial therapy 2006, Philadelphia, PA: Saunders. xiv, p. [1049]- 1289.

2.Kasper, D.L., A.S. Fauci, and T.R. Harrison (2010), Harrison’s infectious diseases, 1294 p., McGraw-Hill Medical, New York.

3.Mandell, G.L., J.E. Bennett, and R. Dolin (2010), Mandell, Douglas, and Bennett’s principles and practice of infectious diseases. 7th ed2010, Philadelphia, PA: Churchill Livingstone/Elsevier.

4.Papadakis, M., et al.(2013), Current Medical Diagnosis and Treatment 2013, McGraw-Hill Medical Publishing Division McGraw-Hill Companies, The Distributor: New York

5. Antibiotic Essentials 2011.

Hướng dẫn điều trị bệnh tiêu chảy do vi khuẩn của Bộ Y tế

Benh.vn

Bài viết Hướng dẫn điều trị bệnh tiêu chảy do vi khuẩn của Bộ Y tế đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/huong-dan-dieu-tri-benh-tieu-chay-do-vi-khuan-cua-bo-y-te-7298/feed/ 0