Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Tue, 28 Nov 2023 07:08:29 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Bệnh nhồi máu não https://benh.vn/benh-nhoi-mau-nao-5109/ https://benh.vn/benh-nhoi-mau-nao-5109/#respond Mon, 27 Nov 2023 05:17:09 +0000 http://benh2.vn/benh-nhoi-mau-nao-5109/ Bệnh nhồi máu não bao gồm các quá trình bệnh lý làm giảm lưu lượng tuần hoàn của một vùng não do hẹp, tắc mạch máu não hoặc do hạ huyết áp. Phần não bị ngừng cung cấp máu được gọi là thiếu máu não. Nếu sự thiếu cung cấp máu không được khắc phục và kéo dài thì phần não đó bị hoại tử do thiếu oxy và glucose. Vùng não bị hoại tử do sự thiếu cung cấp máu này được gọi là nhồi máu não.

Bài viết Bệnh nhồi máu não đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bệnh nhồi máu não bao gồm các quá trình bệnh lý làm giảm lưu lượng tuần hoàn của một vùng não do hẹp, tắc mạch máu não hoặc do hạ huyết áp. Phần não bị ngừng cung cấp máu được gọi là thiếu máu não. Nếu sự thiếu cung cấp máu không được khắc phục và kéo dài thì phần não đó bị hoại tử do thiếu oxy và glucose. Vùng não bị hoại tử do sự thiếu cung cấp máu này được gọi là nhồi máu não.

Nhồi máu não chiếm tỷ lệ khoảng 80% đột quỵ não, 20% còn lại của đột quỵ não là chảy máu não, chảy máu dưới nhện. Tỷ lệ mắc hàng năm của nhồi máu não tương đối cao, khoảng 130/100.000 người/năm. Tỷ lệ mới mắc là 22/100.000 người/năm.

Nguyên nhân gây bệnh nhồi máu não

Nguyên nhân thường gặp của nhồi máu não bao gồm:

  • Xơ vữa huyết khối của mạch máu lớn chiếm 50%, trong đó các mạch máu lớn ngoài sọ chiếm 45%, mạch máu lớn trong sọ chiếm 5%.
  • Nguyên nhân từ tim gây cục huyết khối như bệnh van tim, rung nhĩ… chiếm 20%.
  • Tắc các mạch máu nhỏ trong não chiếm 25%.
  • Bệnh động mạch không xơ vữa chiếm < 5%.
  • Bệnh về máu chiếm <5%.

Chẩn đoán bệnh nhồi máu não

Triệu chứng lâm sàng: Các triệu chứng lâm sàng của nhồi máu não xảy ra đột ngột thường vào lúc đang ngủ. Các triệu chứng điển hình thường là đau đầu, nôn hoặc buồn nôn, liệt nửa người. Có thể có rối loạn ý thức nếu tổn thương nhồi máu não rộng, nhồi máu hai bên bán cầu não hoặc nhồi máu thân não.

nhoi-mau-nao

Hình ảnh chụp cắt lớp não: Trong giai đoạn tối cấp 3-6 giờ của nhồi máu não, các thay đổi trên hình ảnh chụp cắt lớp não rất kín đáo, chủ yếu do phù não ở vùng thiếu máu não gây ra. Các dấu hiệu sớm của nhồi máu não trên chụp cắt lớp vi tính não bao gồm mất ranh giới chất trắng chất xám, mờ rãnh cuộn não, hẹp khe Sylvius, mất dải băng thuỳ đảo, hẹp não thất và bể đáy, tăng tỷ trọng các mạch máu trong khu vực đa giác Willis do cục máu đông đặc biệt động mạch não giữa. Trong giai đoạn sau khi ổ nhồi máu não đã hình thành thì hình ảnh chụp cắt lớp não là ổ giảm tỷ trọng ở vùng vỏ não, vùng dưới vỏ hoặc ở vùng chất trắng hoặc chất xám trong sâu theo vùng chi phối tưới máu của động mạch.

Hình ảnh chụp cộng hưởng từ não: Trong giai đoạn cấp ổ nhồi máu não giảm tín hiệu nhẹ trên ảnh T1W, tăng tín hiệu trên ảnh T2W. Tiêm thuốc đối quang từ thấy ổ tổn thương không ngấm thuốc. Trong giai đoạn bán cấp (sau 1 tuần) ổ nhồi máu não giảm tín hiệu trên ảnh T1W, tăng tín hiệu trên ảnh T2W. Tiêm thuốc đối quang từ thấy ổ tổn thương ngấm thuốc. Giai đoạn mạn tính ổ nhồi máu não giảm tín hiệu trên ảnh T1W, tăng tín hiệu trên ảnh T2W. Hiệu ứng khối mất sau 1 tháng, hiện tượng ngấm thuốc đối quang từ giảm dần sau vài tháng.

Điều trị bệnh nhồi máu não

– Điều trị tiêu huyết khối: Là biện pháp điều trị đặc hiệu của nhồi máu não. Tuy nhiên, để áp dụng được biện pháp điều trị này bệnh nhân phải đáp ứng được một loạt tiêu chuẩn xét nghiệm và thời gian trong đó tiêu chuẩn bắt buộc là thời gian trong vòng 3 giờ kể từ khi khởi phát.

– Aspirin và các thuốc chống ngưng tập tiểu cầu khác: Tất cả bệnh nhân bị đột quỵ nhồi máu não cấp cần được dùng aspirin ngay chỉ trừ trường hợp bị dị ứng hoặc không dung nạp với aspirin hoặc đang cân nhắc dùng thuốc tiêu huyết khối. Các thuốc chống ngưng tập tiểu cầu khác như dipyridamol, clopidogrel, cilostazole, ticlopydil là các thuốc được lựa chọn trong trường hợp bệnh nhân bị dị ứng hoặc không dung nạp với aspirin.

– Heparin và các thuốc chống đông khác được chỉ định điều trị trong đột quỵ nhồi máu não có rung nhĩ, bệnh van tim và ngăn ngừa huyết khối tĩnh mạch sâu.

– Điều trị thuốc hạ huyết áp: Tăng huyết áp được xác định khi huyết áp tâm thu > 140mmHg hoặc huyết áp tâm trương > 90mmHg. Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ chính của đột quỵ não. Đối với bệnh nhân tăng huyết áp chưa bị đột quỵ, nếu điều trị huyết áp trung bình giảm được 5,8mmHg thì nguy cơ đột quỵ giảm được 42%. Đối với bệnh nhân tăng huyết áp đã bị đột quỵ, nếu điều trị huyết áp tâm trương giảm được 5mmHg hoặc huyết áp tâm thu giảm được 10mmHg thì nguy cơ tương đối của đột quỵ giảm được 30%. Việc lựa chọn thuốc hạ huyết áp tuỳ từng bệnh nhân cụ thể.

– Điều trị đái tháo đường trong đột quỵ não: Trong nhồi máu não tất cả bệnh nhân đái tháo đường được khuyên điều trị để mức đường máu về bình thường và HbA1c dưới 7%. Đối với bệnh nhân n hồi máu não có đái đường, tăng huyết áp thì nhóm thuốc hạ huyết áp được khuyên dùng là nhóm ức chế men chuyển. Trong đột quỵ não nếu mức đường máu > 10mmol/L thì nên dùng insulin để kiểm soát đường máu.

Cách phòng chống bệnh nhồi máu não

Phát hiện và kiểm soát các yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, đái tháo đường, các rối loạn nhịp tim và bệnh van tim.

Bài viết Bệnh nhồi máu não đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-nhoi-mau-nao-5109/feed/ 0
Cấp cứu đột quỵ não https://benh.vn/cap-cuu-dot-quy-nao-3922/ https://benh.vn/cap-cuu-dot-quy-nao-3922/#respond Tue, 31 Jan 2023 01:46:06 +0000 http://benh2.vn/cap-cuu-dot-quy-nao-3922/ Đột quỵ não, hay còn gọi là tai biến mạch máu não, xảy ra khi một phần của não bị chết do không được cấp máu hoặc do chảy máu quá nhiều gây chèn ép. Khi dòng máu không thể đi đến não, các tế bào não sẽ ở trong tình trạng thiếu máu, không hoạt động được nữa, kế tiếp sẽ bị hoại tử và chết đi nếu sự cung cấp máu cho não không được phục hồi ngay sau đó.

Bài viết Cấp cứu đột quỵ não đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Đột quỵ não, hay còn gọi là tai biến mạch máu não, xảy ra khi một phần của não bị chết do không được cấp máu hoặc do chảy máu quá nhiều gây chèn ép. Khi dòng máu không thể đi đến não, các tế bào não sẽ ở trong tình trạng thiếu máu, không hoạt động được nữa, kế tiếp sẽ bị hoại tử và chết đi nếu sự cung cấp máu cho não không được phục hồi ngay sau đó.

tai_bien_mach_mau_nao

Có hai loại đột quỵ não: chảy náu não và tắc mạch máu não.

Đột quỵ não hiện nay là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 3 sau các bệnh lý tim mạch và ung thư, nhưng là nguyên nhân gây tàn phế đứng hàng thứ nhất.

Nhận biết các dấu hiệu bệnh đột quỵ não

Tìm kiếm các dấu hiệu, triệu chứng mà bạn nghi ngờ một ai đó có thể bị đột quỵ não, đồng thời phải ghi nhận thời điểm người bệnh xuất hiện các dấu hiệu đó, vì nó rất quan trọng đối với việc điều trị của thầy thuốc.

Bất thường về đi lại: thậm chí chỉ là mất khả năng phối hợp động tác, mất thăng bằng, chóng mặt.

Bất thường về lời nói và hiểu lời nói

Tê bì hoặc liệt một nửa bên mặt, tay, chân.

Bất thường về nhìn ở một hoặc cả hai bên mắt

Đau đầu: đau đầu đột ngột, dữ dội, có thể kèm theo nôn mửa, chóng mặt, thay đổi về nhận thức.

Khi người bệnh có bất kỳ một trong các dấu hiệu nêu trên, cần phải vào ngay bệnh viện để được xử trí cấp cứu kịp thời.

Nguyên nhân của bệnh đột quỵ não

Các nguyên nhân gây dột quỵ thiếu máu não: (đây là loại đột quỵ não chiếm tỷ lệ đến 85%)

– Do các cục huyết khối hình thành ở các mạch máu cung cấp máu cho não làm hẹp lòng mạch, dẫn đến giảm lượng máu lên não.

– Do các cục huyết khối từ xa bắn lên não gây tắc mạch não, mà thường gặp nhất là do huyết khối từ tim.

Các nguyên nhân gây đột quỵ chảy máu não: do vỡ các mạch máu não xảy ra ở những người tăng huyết áp không được điều trị, do vỡ các túi phình của mạch máu não hoặc do vỡ các bất thường của dị dạng động – tĩnh mạch não.

Các yếu tố nguy cơ của đột quỵ não: có nhiều yếu tố nguy cơ có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ não.

Các yếu tố nguy cơ có thể điều chỉnh được:

  • Tăng huyết áp
  • Hút thuốc lá
  • Tăng cholesterol máu
  • Đái tháo đường
  • Béo phì
  • Không vận động thể lực
  • Bệnh tim mạch: suy tim, loạn nhịp tim
  • Sử dụng các thuốc tránh thai đường uống, điều trị hormon, sử dụng các thuốc gây nghiện như cocain…

Các yếu tố nguy cơ khác:

  • Tiền sử cá nhân hoặc gia đình bị đột quỵ não, nhồi máu cơ tim.
  • Tuổi > 55

Chẩn đoán bệnh đột quỵ não

  • Chẩn đoán chính xác và nhanh chóng phân loại đột quỵ não, mức độ nặng, vị trí tổn thương của não là rất quan trọng, từ đó thầy thuốc có thể lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp ngay khi bệnh nhân mới nhập viện. Để thực hiện chẩn đoán, một số thăm dò hình ảnh học sẽ được thầy thuốc chỉ định thực hiện như sau:
  • Chụp cắt lớp vi tính sọ não: là thăm dò hình ảnh học được chỉ định nhiều nhất và có thể được thực hiện nhiều lần để đánh giá tiến triển của bệnh. Chụp cắt lớp vi tính sọ não cho phép chẩn đoán phân biệt nhanh chóng tình trạng xuất huyết não hay thiếu máu não.
  • Chụp cộng hưởng từ sọ não: là kỹ thuật chẩn đoán cao cấp nhất hiện nay, giúp thầy thuốc chẩn đoán chính xác vị trí và mức độ tổn thương của não. Chụp cộng hưởng từ não có thể chẩn đoán được các tình trạng thiếu máu não do tắc ngẽn các động mạch nhỏ mà thông thường không thể phát hiện được bằng phương pháp chụp cắt lớp vi tính não.

Điều trị đột quỵ não

  • Tất cả những người nghi ngờ bị đột quỵ cần phải được nhanh chóng nhập viện vào những cơ sở y tế, đặc biệt có chuyên khoa về điều trị đột quỵ để nhanh chóng được điều trị tích cực.
  • Một trong những biện pháp điều trị hiệu quả nhất hiện nay trong điều trị đột quỵ nhồi máu não cấp là sử dụng thuốc ly giải cục huyết khối. So với điều trị thông thường, có thêm 13% bệnh nhân đột quỵ não trở về với cuộc sống một cách bình thường nếu được điều trị bằng phương pháp này. Tuy nhiên, thuốc chỉ có thể sử dụng ở những bệnh nhân nhập viện trước 4,5 giờ tính từ lúc khởi phát triệu chứng. Quyết định sử dụng thuốc sẽ tùy thuộc vào sự đánh giá tình trạng bệnh của thầy thuốc và ý kiến của gia đình bệnh nhân.
  • Đối với bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não nhập viện muộn, vượt quá thời gian có thể điều trị bằng thuốc ly giải huyết khối, thông thường sẽ được điều trị ngay bằng các thuốc chống kết tập tiểu cầu.
  • Thầy thuốc cũng sẽ tiến hành điều trị dự phòng cấp hai cho tất cả bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não cũng như đột quỵ chảy máu não tùy thuộc vào các yếu tố nguy cơ của bệnh.

Cách phòng chống đột quỵ não

Có nhiều cách để làm giảm nguy cơ tái phát của đột quỵ. Trong đó quan trọng nhất là kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ và thay đổi chế độ sóng. Các yếu tố nguy cơ quan trọng nhất của đột quỵ não là tăng huyết áp, bệnh tim mạch, bệnh đái tháo đường và hút thuốc lá. Thay đổi chế độ sống bao gồm giảm chế độ ăn nhiều chất béo và muối, hạn chế uống rượu…

Theo Cẩm nang truyền thông BV Bạch Mai

Bài viết Cấp cứu đột quỵ não đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cap-cuu-dot-quy-nao-3922/feed/ 0
Phòng chống nguy cơ đột tử https://benh.vn/phong-chong-nguy-co-dot-tu-4233/ https://benh.vn/phong-chong-nguy-co-dot-tu-4233/#respond Tue, 31 Jan 2023 00:52:22 +0000 http://benh2.vn/phong-chong-nguy-co-dot-tu-4233/ “Mới gặp đó mà nay đã trở về với cát bụi” là câu nói để chỉ một người đột ngột lìa trần khi mà họ hoàn toàn không có biểu hiện của người bị bệnh thậm chí còn rất khỏe. Theo y học, hiện tượng trên gọi là đột tử.

Bài viết Phòng chống nguy cơ đột tử đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
“Mới gặp đó mà nay đã trở về với cát bụi” là câu nói để chỉ một người đột ngột lìa trần khi mà họ hoàn toàn không có biểu hiện của người bị bệnh thậm chí còn rất khỏe. Theo y học, hiện tượng trên gọi là đột tử.

Tổng quan về Đột tử

Hiện nay hiện tượng đột tử xuất hiện ngày càng nhiều và xảy ra cả ở lứa tuổi ngày càng trẻ. Đây là vấn đề nan giải mà các tổ chức y tế thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng đang dùng mọi biện pháp để hạn chế.

Vậy những nguyên nhân nào dẫn đến đột tử? Làm thế nào để loại trừ đột tử? Chúng ta sẽ cùng Benh.vn tìm hiểu vấn đề này.

Thế nào là đột tử

Đột tử là tình trạng tử vong đột ngột ngay lập tức, tuổi càng cao nguy cơ đột tử càng tăng. Nam giới bị đột tử cao gấp hai lần phụ nữ.

Tỷ lệ này cũng cao hơn nhiều lần ở những người hút thuốc lá, rối loạn mỡ máu, có người thân trong gia đình bị bệnh tim mạch, sang chấn tâm lý.

Ngoài ra, có những hội chứng đột tử mà thế giới chưa giải thích được nguyên nhân (thường xảy ra vào ban đêm ở nam giới châu Á).

Những thời điểm nguy hiểm dễ xảy ra đột tử

  • Buổi sáng được xem là thời điểm nguy hiểm nhất, dễ gây đột tử cho những người có nguy cơ.
  • Đột tử cũng có thể xảy ra lúc bệnh nhân đang nghỉ ngơi nhưng thường gặp nhất là lúc gắng sức.
  • Nhiều trường hợp chết đột ngột khi đang chơi đá bóng, đánh quần vợt, cầu lông, hội họp, tranh cãi…
  • Có một số trường hợp có các biểu hiện báo trước sự đột tử như: nhức đầu nhiều, nặng ngực, khó thở, vã mồ hôi, buồn nôn…

phong_ngua_dot_tu

Đau ngực, khó thở… là dấu hiệu báo trước đột tử (Ảnh minh họa)

Nguyên nhân gây đột tử

  • Do bệnh lý tim mạch như: Nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim, nhịp nhanh thất hay rung thất…
  • Do xơ vữa mạch máu.

Các biểu hiện thường gặp của đột tử

  • Cơn nhồi máu cơ tim điển hình là đau ngực trái dữ dội, cơn đau kéo dài khoảng 15 – 30 phút và dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
  • Đôi khi cơn đau không rõ ràng, nhất là ở người có bệnh đái tháo đường, người lớn tuổi, người bệnh chỉ cảm thấy bị ngộp thở, nặng ngực. Triệu chứng đi kèm là vã mồ hôi, khó thở, mệt nhiều, buồn nôn, nôn, đánh trống ngực…

Anh N.V.H 40 tuổi, dược sỹ cao cấp nhà máy X đột tử do nhồi máu cơ tim

“Anh H là một người đàn ông cao 1m80, khỏe mạnh, đã có vợ và hai người con gái. Anh sống rất hạnh phúc bên tổ ấm của mình, cho đến một ngày định mệnh.

Một trưa hè năm 1998, như thường lệ đến giờ nghỉ trưa, anh về ăn cơm cùng gia đình nhưng anh đã ra đi mãi mãi.

Một người đi đường thấy anh nằm gục trên xe máy trước cổng bệnh viện Thanh Nhàn đã đưa anh vào bệnh viện để cấp cứu. Nhưng các bác sỹ kết luận anh đã chết do bị nhồi máu cơ tim.

Sự ra đi đột ngột của anh khiến ai cũng bàng hoàng, sửng sốt. Hình ảnh người thiếu phụ trẻ và hai cháu bé với vành khăn tang trắng với những tiếng khóc ai oán, xé ruột gan đã khiến cho trái tim tôi ứa lệ.

Bao năm qua, hình ảnh người anh, người đồng nghiệp luôn làm tôi day dứt, ám ảnh. Liệu có cách nào để để loại trừ đột tử?”

Những phương pháp phòng ngừa đột tử

Ngoài những yếu tố nguy cơ của bệnh động mạch vành mà ta không thay đổi được như tuổi, giới tính, tiền sử gia đình thì cần phải thay đổi những yếu tố nguy cơ để đề phòng nguy cơ đột tử.

Không hút thuốc

Hút thuốc lá, thuốc lào đều là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý động mạch vành, tăng huyết áp, bệnh động mạch ngoại biên… nguy cơ dẫn đến đột tử.

hut_thuoc_la

Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ đột tử (Ảnh minh họa)

Tăng cường hoạt động thể lực

Hoạt động thể lực làm giảm khả năng xuất hiện bệnh tăng huyết áp, bệnh động mạch vành… do đó làm giảm nguy cơ đột tử.

Không để cơ thể thừa cân, béo phì

Thừa cân là yếu tố nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh động mạch vành. Vì vậy, cần duy trì cân năng ở mức hợp lý tránh các nguy cơ dẫn đến đột tử.

Giảm căng thẳng (stress)

Căng thẳng trong cuộc sống, các stress tâm lý đều được chứng minh làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch, nguyên nhân dẫn đến đột tử. Vì vậy, cần cân bằng giữa công việc, nghỉ ngơi, tránh căng thẳng…

Cân bằng cholesterol trong máu

Tăng cholesterol máu làm thúc đẩy quá trình xơ vữa động mạch, là yếu tố làm tăng khả năng mắc bệnh tăng huyết áp, bệnh lý động mạch cảnh, động mạch chủ, động mạch vành, động mạch chi dưới… là nguyên nhân nhân hàng đầu dẫn đến đột tử.

Vì vậy, cần đảm bảo một chế độ ăn uống khoa học để cân bằng lượng cholesterol trong máu.

Giữ huyết áp ổn định

Tăng huyết áp là kẻ giết người thầm lặng, là yếu tố nguy cơ làm xuất hiện và tiến triển bệnh lý động mạch vành, động mạch chủ, động mạch ngoại biên… những nguyên nhân dẫn đến đột tử.

Vì vậy, khi bị tăng huyết áp, cần phải tuân thủ chặt chẽ những quy định của bác sỹ để làm giảm nguy cơ tiến triển bệnh lý tim mạch.

Kiểm soát nguy cơ đái tháo đường

Đái tháo đường là yếu tố nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch như bệnh lý động mạch vành, động mạch cảnh, động mạch ngoại biên…

Vì vậy, khi bị đái tháo đường, cần tuân thủ điều trị bệnh nghiêm ngặt: không ăn đồ ngọt, chất bột… để tránh biến chứng tim mạch.

Hạn chế uống rượu bia

Rượu bia làm tăng huyết áp, tăng triglicerid máu, gây nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

Vì vậy, hạn chế uống rượu bia là bảo vệ huyết áp, bảo vệ tim và phòng chống đột tử.

Ý kiến của chuyên gia về phòng chống đột tử

Hội Tim mạch quốc gia Việt Nam

“ Hàng năm số bệnh nhân tim mạch trẻ tuổi đang tăng lên rất nhanh. Những năm 90 của thế kỷ 20, nhồi máu cơ tim ở người trẻ tuổi vô cùng hãn hữu, nhưng hiện nay đã bắt gặp thường xuyên.

Những lý do: lối sống thay đổi, hoạt động thể lực ít đi, sử dụng máy tính nhiều; khẩu phần ăn nhiều đường, mỡ, môi trường xung quanh, sức ép tâm lý… là những nguyên nhân chính làm tỉ lệ bệnh tim mạch tăng cao và số ca đột tử tăng lên”

Giáo sư – bác sĩ Nguyễn Mạnh Phan, Giám đốc Bệnh viện Thống Nhất

“Do cuộc sống phát triển, ngày nay con người làm việc nhiều hơn, chịu nhiều áp lực, căng thẳng hơn, từ đó đã hình thành “lối sống công nghiệp”.

Chính lối sống hối hả, nhiều stress, ít vận động đã khiến nhiều người mắc bệnh tim mạch, nhất là bệnh mạch vành là nguyên nhân dẫn đến đột tử. Trong vòng 10 năm qua, tỷ lệ dân số mắc bệnh mạch vành trong cả nước đã tăng từ 3% lên khoảng 10%. Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều bệnh nhân tim mạch chưa được quản lý”.

Ăn nhiều trái cây, rau tươi để cơ thể khỏe mạnh đề phòng đột tử (Ảnh minh họa)

Bác sỹ Phạm Nguyễn Vinh

“Nhồi máu cơ tim được xem là nguyên nhân cao nhất dẫn đến đột tử. Vì vậy, mọi người nên phòng tránh nhồi máu cơ tim bằng cách không hút thuốc lá, không uống rượu, không ăn mỡ, tránh bị tiểu đường, không để cao huyết áp và nên tập thể dục mỗi ngày từ 30 – 60 phút, ăn nhiều rau tươi, trái cây, hạn chế ăn mặn…”

Lời kết:

Để phòng tránh các bệnh về tim mạnh, nguyên nhân chính dẫn đến đột tử, chúng ta cần điều chỉnh thói quen sinh hoạt hàng ngày, từ bỏ những thói quen xấu như: uống bia rượu, hút thuốc lá, ăn nhiều chất béo, ít vận động…

Ngoài ra, cần tăng cường chế độ ăn nhiều rau xanh, vận động thể lực… để cuộc sống được an toàn, thoải mái và trường thọ.

Bài viết Phòng chống nguy cơ đột tử đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/phong-chong-nguy-co-dot-tu-4233/feed/ 0
6 Dấu hiệu cảnh báo sớm đột quỵ trước 30 ngày https://benh.vn/6-dau-hieu-canh-bao-som-dot-quy-truoc-30-ngay-46419/ https://benh.vn/6-dau-hieu-canh-bao-som-dot-quy-truoc-30-ngay-46419/#respond Mon, 30 Jan 2023 13:30:56 +0000 https://benh.vn/?p=46419 Theo thống kê, hơn một nửa số ca đột quỵ xảy ra ngoài bệnh viện, vì thế, việc nhận biết các dấu hiệu sẽ hạn chế thấp nhất nguy cơ căn bệnh nguy hiểm này tìm đến.

Bài viết 6 Dấu hiệu cảnh báo sớm đột quỵ trước 30 ngày đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Theo thống kê, hơn một nửa số ca đột quỵ xảy ra ngoài bệnh viện, vì thế, việc nhận biết các dấu hiệu sẽ hạn chế thấp nhất nguy cơ căn bệnh nguy hiểm này tìm đến.

đột quỵ

Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não xảy ra đột ngột, gây tử vong cao và để lại di chứng nặng nề, chi phí điều trị cũng rất tốn kém.

Nếu để tâm đến các triệu chứng sau đây có thể giúp bạn đối phó với đột quỵ ngay từ khi nó chưa thực sự xảy ra.

1. Đau tức ngực

Triệu chứng thường gặp nhất là đau tức ngực. Một số người cảm thấy ngực bị đè nặng, một số khác cảm thấy rát nóng và đau buốt như có ai cấu xé. Điều tốt nhất nên làm là báo cho bác sĩ ngay nếu bạn cảm thấy bất cứ dấu hiệu kì lạ nào ở ngực.

2. Cảm lạnh kéo dài

Cảm lạnh dây dưa không dứt có thể là một dấu hiệu của bệnh tim. Khi hoạt động bơm máu của tim bị yếu đi, máu có thể rò rỉ ngược vào phổi. Hãy quan sát xem mỗi khi ho, bạn khạc ra đờm màu trắng hay hồng. Đờm màu hồng có thể là một sản phẩm phụ do máu tràn vào phổi.

3. Mệt mỏi

Bỗng nhiên bạn cảm thấy mệt mỏi mất sức mà không rõ nguyên nhân, đây cũng là dấu hiệu cho thấy cơn đột quỵ đang tới. Tim phải làm việc cực nhọc hơn khi các động mạch bắt đầu đóng lại, khiến bạn chỉ cần vận động chút xíu cũng cảm thấy mệt.

4. Phình giãn tĩnh mạch

Khi tim gặp khó khăn trong việc bơm máu cho toàn bộ cơ thể, các tĩnh mạch bắt đầu sưng lên dẫn tới phình giãn tĩnh mạch. Hiện tượng giãn tĩnh mạch thường nhìn thấy ở bàn chân, mắt cá, cẳng chân vì đây là những bộ phận xa tim nhất. Bạn cũng có thể nhìn thấy hiện tượng xanh tím ngoại vi ở môi hoặc tay chân.

5. Chóng mặt hoặc đau đầu

Việc tuần hoàn máu sẽ gặp khó khăn nếu tim quá yếu, bộ não có thể không thể nhận đủ lượng oxy cần thiết. Bạn có thể cảm thấy chóng mặt hoặc đau đầu thường xuyên. Đây là điều rất đáng lưu tâm và bạn nên đi khám ngay lập tức.

6. Khó thở, hơi thở bị đứt quãng

Một dấu hiệu quan trọng khác chứng tỏ cơn đau tim đang đến gần, đó là bạn cảm thấy khó thở, hơi thở bị đứt quãng. Như đã biết, tim và phổi luôn kết hợp hoạt động nhịp nhàng với nhau, nếu tim bắt đầu yếu đi, phổi sẽ không nhận đủ oxy. Điều này gây khó thở và bạn phải đi khám ngay.

Những triệu chứng này có thể xảy ra một tháng trước khi sự kiện quan trọng xuất hiện. Vì thế, nếu nhận thấy bất cứ dấu hiệu nào, bạn cần báo ngay với bác sĩ chuyên khoa.

Xem video để cập nhật thêm các thông tin khác

Bài viết 6 Dấu hiệu cảnh báo sớm đột quỵ trước 30 ngày đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/6-dau-hieu-canh-bao-som-dot-quy-truoc-30-ngay-46419/feed/ 0
Tổng hợp biện pháp phục hồi chức năng sau đột quỵ tại nhà https://benh.vn/tong-hop-bien-phap-phuc-hoi-chuc-nang-sau-dot-quy-tai-nha-72657/ https://benh.vn/tong-hop-bien-phap-phuc-hoi-chuc-nang-sau-dot-quy-tai-nha-72657/#respond Tue, 15 Feb 2022 13:39:51 +0000 https://benh.vn/?p=72657 Đột quỵ là chứng bệnh nguy hiểm, để lại nhiều di chứng nặng nề và khó hồi phục hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu được sơ – cấp cứu kịp thời và áp dụng các biện pháp phục hồi chức năng sau đột quỵ tại nhà có thể giúp bệnh nhân khôi phục nhanh và sớm trở lại sinh hoạt bình thường. 

Bài viết Tổng hợp biện pháp phục hồi chức năng sau đột quỵ tại nhà đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Đột quỵ là chứng bệnh nguy hiểm, để lại nhiều di chứng nặng nề và khó hồi phục hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu được sơ – cấp cứu kịp thời và áp dụng các biện pháp phục hồi chức năng sau đột quỵ tại nhà có thể giúp bệnh nhân khôi phục nhanh và sớm trở lại sinh hoạt bình thường. 

Một số di chứng nặng nề do đột quỵ

Đột quỵ là tình trạng mạch máu trong 1 vùng hoặc 1 số vùng não bị vỡ hoặc tắc nghẽn gây ra tình trạng xuất hiện hoặc thiếu máu não cục bộ. Trong đó, đột quỵ do thiếu máu cục bộ (nhồi máu não) chiếm đến 80% các trường hợp. Các tế bào não tại các vùng tổn thương không có oxy nhanh chóng suy yếu và chết không hồi phục. Kết cục gây các biến chứng nặng nề thậm chí là tử vong. Điểm qua 1 số di chứng phổ biến sau đột quỵ, hầu hết bệnh nhân đều mắc phải:

Liệt vận động: Theo thống kê, có khoảng 90% người bị liệt vận động (liệt nửa người, liệt tay chân, liệt mặt) sau đột quỵ. Di chứng này khiến bệnh nhân gặp rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Đồng thời khi nằm lâu một chỗ, sẽ không thể tránh được các biến chứng nguy khác như: lở loét da, viêm đường hô hấp, suy giảm miễn dịch, viêm đường tiết niệu, viêm phổi,… Liệt vận động gây mặc cảm cho người bệnh và gánh nặng lên gia đình.

Rối loạn nhận thức: Tỉ lệ bị rối loạn nhận thức ở người bệnh sau khi mắc đột quỵ khoảng hơn 60%. Các biểu hiện thường gặp chủ yếu là: hay quên, suy giảm trí nhớ, lơ mơ không tỉnh táo, mất khả năng định hướng, không nhớ được người thân và không hiểu được lời nói của mọi người. Các trường hợp nặng có thể mất ý thức, hôn mê thậm chí là tử vong

Khó khăn trong việc nói hoặc nuốt: Sau cơn đột quỵ, cơ miệng và cổ họng trở nên đơ cứng khó kiểm soát. Điều này gây ra tình trặng khó nuốt, nói ngọng, nói lắp, khó diễn đạt, thậm chí là không nói được.

Tiểu tiện không tự chủ: hậu quả do các cơ không được được điều khiển trơn tru

Rối loạn tâm lý: Người bệnh cảm thấy tự ti, mặc cảm, dễ dẫn đến trầm cảm

Rối loạn thị giác: Theo các chuyên gia, rối loạn thị giác có thể xuất hiện tạm thời hoặc vĩnh viễn. Người bệnh sau khi hồi phục có thể nhìn mờ một bên hoặc cả hai bên, mù lòa một phần hoặc toàn bộ.

Các biện pháp phục hồi chức năng sau đột quỵ tại nhà

Việc tập luyện phục hồi chức năng sau đột quỵ đóng vai trò chủ chốt trong quá trình chữa trị và khắc phục biến chứng. Quá trình tập luyện phải diễn ra xuyên suốt từ lúc còn ở bệnh viện và duy trì tiếp tục kể cả khi biến chứng đã được khắc phục. Người thân có vai trò quan trọng trọng việc động viên tinh thần và hỗ trợ người bệnh tập luyện.

Phục hồi kỹ năng sử dụng tay

Phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não

Người bệnh nên được tập các bài phục hồi kĩ năng sử dụng tay trước tiên

Đối với bệnh nhân đột quỵ, nếu tay không di chuyển được trong vòng 6 tuần đầu, cơ hội hồi phục hầu như rất thấp. Vì vậy, Khoảng tuần thứ 2 – thứ 6 sau đột quỵ, nếu bệnh nhân có mức tổn thương nhẹ hoặc trung bình và cử động được tay có thể bắt đầu tập luyện. hãy bắt đầu bằng việc dùng 1 hoặc cả 2 tay để cầm nắm, vệ sinh cá nhân và thay đồ. Việc tập luyện nên được thực hiện càng sớm càng tốt. Các động tác được khuyến khích là duỗi tay, gập tay, cầm nắm các vật,…

Phục hồi khả năng ngôn ngữ

Theo thống kê, có tới 20% bệnh nhân sau đột quỵ gặp vấn đề về ngôn ngữ như không nói được, nói ngọng, nói lắp. Đối với những trường hợp này, trong 3 tháng đầu tiên, bệnh nhân nên tập luyện để khôi phục chức năng ngôn ngữ sau đột quỵ. Người nhà bệnh nhân hãy khuyến khích và cùng người bệnh tập nói những câu từ đơn giản. 1 số bài tập luyện phổ biến cho hiệu quả cao như đếm số, bảng chữ cái, đọc ngày tháng. Tuỳ vào mức độ phục hồi có thể nâng bài tập lên dần dần. Lưu ý nên luyện tập vừa sức, không quá cố.

Phục hồi khả năng đi lại, di chuyển

Tập vận động đi lại sau đột quỵ

Các bài tập đi lại, di chuyển cũng nên được lưu ý, cân nhắc

Bệnh nhân cần tập luyện từng bước như tập co chân, tập đứng. Sau cùng là bài tập đi bộ để phục hồi các khả năng vận động và chức năng ở vị thế đứng. Người nhà nên lưu ý, hỗ trợ và giúp đỡ người bệnh tập luyện ở các tư thế đúng và không nên để người bệnh vận động quá sức. Các bài tập được khuyến cáp bao gồm:

  • Tập chuyển trọng lượng lần lượt sang hai chân: Người nhà có thể giúp bệnh nhân đứng tựa nhẹ vào mép bàn, đặt hai bàn chân ở vị trí ngang nhau, dồn trọng lượng cơ thể lên hai chân.
  • Tập đứng thăng bằng: Bắt đầu bằng tư thế đứng thẳng, trọng lượng đều hai chân. Bệnh nhân hãy quay đầu nhìn ra sau vai ở lần lượt hai bên. Sau đó thực hiện tiếp các động tác như: cúi đầu, ngửa đầu, nghiêng người, đưa hai tay lên qua đầu, đưa hai tay sang phải rồi sang trái. (Nên thực hiện chậm rãi, tăng tốc độ từ từ.)

Ngoài các bài tập phục hồi chức năng sau đột quỵ chung, các bệnh nhân đột quỵ do tắc mạch (nhồi máu não) được khuyến khích sử dụng các thuốc và sản phẩm giúp tăng cường lưu thông máu não, chống huyết khối. Những sản phẩm này có thể giúp quá trình phục hồi của bệnh nhân diễn ra nhanh hơn. Điều này không có nghĩa rằng có thể thay thế việc tập luyện.

Hi vọng những biện pháp phục hồi chức năng tại nhà mà Benh.vn đã giới thiệu có thể giúp cho người thân của bạn sớm phục hồi chức năng sau đột quỵ. Hãy kết hợp thêm việc tập luyện tại các trung tâm phục hồi chức năng để được theo dõi, điều chỉnh và mau chóng bình phục. 

Bài viết Tổng hợp biện pháp phục hồi chức năng sau đột quỵ tại nhà đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/tong-hop-bien-phap-phuc-hoi-chuc-nang-sau-dot-quy-tai-nha-72657/feed/ 0
Các yếu tố nguy cơ và cách phòng bệnh tai biến mạch máu não https://benh.vn/cac-yeu-to-nguy-co-va-cach-phong-benh-tai-bien-mach-mau-nao-72921/ https://benh.vn/cac-yeu-to-nguy-co-va-cach-phong-benh-tai-bien-mach-mau-nao-72921/#respond Fri, 21 Feb 2020 06:40:15 +0000 https://benh.vn/?p=72921 Các yếu tố nguy cơ hàng đầu gây nên tai biến mạch máu não tại Việt Nam. Cách phòng bệnh để giảm nguy cơ tử vong và gánh nặng kinh tế do tai biến gây ra. Cập nhật ngay.

Bài viết Các yếu tố nguy cơ và cách phòng bệnh tai biến mạch máu não đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Tai biến mạch máu não là bệnh có nguy cơ gây tử vong cao hàng đầu, chỉ sau tim mạch và ung thư. Đây là bệnh lý cấp, có tính đột ngột và nghiêm trọng. Cần tìm hiểu ngay các yếu tố nguy cơ và cách phòng bệnh tai biến mạch máu não để bảo vệ bản thân và gia đình khỏi căn bệnh này.

Mức độ nguy hiểm của bệnh tai biến mạch máu não

 phòng bệnh tai biến mạch máu não

Tai biến mạch máu não là căn bệnh nguy hiểm, tỉ lệ tử vong rất cao

Hiện nay, tai biến mạch máu não (đột quỵ)là căn bệnh gây tử vong cao thứ 3 sau tim mạch và ung thư. Ngày càng có nhiều người mắc phải chứng đột quỵ do nhiều nguyên nhân liên quan đến lối sống. Đối tượng mắc bệnh không chỉ là người già mà đã có dấu hiệu trẻ hóa ngày càng cao. Vào mùa đông, khi trời chuyển sang lạnh buốt, diễn biến của bệnh sẽ càng trầm trọng hơn, đặc biệt là ở người già và các bệnh nhân có các bệnh lý mãn tính như tim mạch hay tiểu đường.

Bệnh thường diễn biến nhanh, nếu không sơ cấp cứu kịp thời thường tỉ lệ biến chứng và tử vong sẽ rất cao. Ở nước ta hiện nay, mỗi năm, có thêm 200.000 người bị đột quỵ, 104.000 người tử vong vì đột quỵ não. Việc phòng bệnh tai biến mạch máu não không được coi trọng, mặc dù bô y tế đã có nhiều khuyến cáo về mức độ nguy hiểm của bệnh.

Các yếu tố nguy cơ dẫn đến tai biến mạch máu não

Theo các tài liệu nghiên cứu khoa học, hiện nay, có 2 nhóm yếu tố nguy cơ gây nên chứng tai biến mạch máu não. Đó là:

Nhóm 1 – Các yếu tố nguy cơ không thể tác động được: Bao gồm tuổi tác (đa số bệnh thường xảy ra ở người trên 45 tuổi), giới tính (nam gặp nhiều hơn nữ), chủng tộc, di truyền…Với nhóm nguy cơ không thể tác động, rất khó để phòng bệnh tai biến mạch máu não

Nhóm 2 – Các yếu tố nguy cơ có thể tác động được

Các yếu tố nguy cơ thuộc nhóm này hoàn toàn có thể nhận biết và phòng tránh. Đây cũng là căn cứ và mục tiêu trong việc phòng bệnh tai biến mạch máu não.

Tăng huyết áp: Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ hàng đầu đối với tất cả các loại tai biến mạch máu não. Khi huyết áp tăng cao, dễ gây tổn thương nội mạc thành mạch. Gây nên chứng tai biến mạch máu não.

Tiểu đường: Đái tháo đường – hay còn gọi là tiểu đường là căn bệnh gây tổn thương có hệ thống toàn bộ hệ thống động mạch, trong đó có động mạch ở não. Người bị tiểu đường thường có tỷ lệ mắc đột quỵ não từ 2-6,5 lần, trong đó tỷ lệ tử vong cao gấp 2 lần so với người bình thường.

Các chứng bệnh tim mạch: Nhiều bệnh tim có thể tăng nguy cơ tai biến mạch máu não như: thông liên nhĩ, phình thành nhĩ trái, rung nhĩ, viêm màng trong tim, hẹp van hai lá, nhồi máu cơ tim…

phinh mạch não - yếu tố nguy cơ tai biến mạch máu nãoPhình động mạch não là 1 trong những yếu tố nguy cơ gây đột quỵ

Tăng lipid máu: Lipid máu cao là nguyên nhân hàng đầu gây hình thành các mảng xơ vữa động mạch. Mảng xơ vữa di chuyển trong tuần hoàn gây tắc mắc và gây tai biến mạch máu não.

Hút thuốc lá, nghiện rượu bia: là nguyên nhân gây tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, rối loạn nhịp tim và tai biến mạch máu não.

Tiền sử đột quỵ cũ: Bệnh nhân có tiền sử đột quỵ cũ có nhiều nguy cơ tái phát.

Béo phì: Béo phì là yếu tố thuận lợi góp phần làm tăng huyết áp, rối loạn lipid máu và tăng glucose máu. Tất cả các yếu tố này kết hợp lại sẽ làm tăng nguy cơ bệnh lý tim mạch. Bệnh tim mạch làm tăng yếu tố nguy cơ mắc tai biến mạch máu não.

Ngoài ra còn một số các yếu tố ngu cơ khác như: Phình động mạch não, dị dạng động – tĩnh mạch não, thói quen sinh hoạt không lành mạnh, đông máu, dùng thuốc phiện và chất gây nghiện, dùng thuốc tránh thai chứa nhiều oestrogen,…

Ăn nhiều rau quả tốt cho sức khoẻ, phòng ngừa đột quỵ

Phòng bệnh tai biến mạch máu não như thế nào?

Việc hiểu rõ các nguyên nhân gây tai biến mạch máu não là một nền tảng quan trọng để phòng bệnh tai biến mạch máu não. Đối với nhóm bệnh lý: đái tháo đường; Tăng huyết áp; Bệnh tim mạch; Rối loạn mỡ máu cần lưu ý thăm khám sức khỏe định kì, thường xuyên để tầm soát bệnh và dấu hiệu của bệnh.

Chế độ sinh hoạt chung:

  • Xây dựng và duy trì các thói quen sinh hoạt lành mạnh, từ bỏ rượu bia, thuốc lá là điều kiện tiên quyết để phòng bệnh tai biến mạch máu não.
  • Vận động thể dục hàng ngày, tránh béo phì, thừa cân, lipid máu tăng cao, gan nhiễm mỡ
  • Chế độ ăn uống khoa học: giàu chất xơ, hạn chế chất béo no và giảm lượng thịt hàng ngày
  • Tránh tắm đêm, tắm khi vừa vận động thể lực mạnh

Người có nguy cơ mắc bệnh có thể tránh các yếu tố nguy cơ bằng thói quen sống tích cực như: Không lạm dụng bia rượu. Không hút thuốc lá hoặc sử dụng các chất kích thích. Tránh tình trạng béo phì bằng cách tập thể dục hàng ngày. Tránh tình trạng căng thẳng thần kinh quá mức và kéo dài. Chế độ ăn lành mạnh,…

Trên đây những yếu tố nguy cơ và cách phòng ngừa bệnh tai biến mạch máu não, quý bạn đọc có thể tham khảo để nẵm vững hơn về bệnh. Từ đó, có cách phòng tránh thích hợp cho mình và những người thân yếu. Chúc các bạn khỏe và thành công!

Xem thêm: Các biện pháp phục hồi chức năng sau đột quỵ tại nhà

Bài viết Các yếu tố nguy cơ và cách phòng bệnh tai biến mạch máu não đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cac-yeu-to-nguy-co-va-cach-phong-benh-tai-bien-mach-mau-nao-72921/feed/ 0
Trẻ em hoàn toàn có thể mắc các bệnh sau mà người lớn không nghĩ tới ( Phần I ) ! https://benh.vn/tre-em-hoan-toan-co-the-mac-cac-benh-sau-ma-nguoi-lon-khong-nghi-toi-phan-i-2-66194/ https://benh.vn/tre-em-hoan-toan-co-the-mac-cac-benh-sau-ma-nguoi-lon-khong-nghi-toi-phan-i-2-66194/#respond Tue, 06 Aug 2019 02:32:46 +0000 https://benh.vn/?p=66194  Bạn nghĩ rằng những bệnh này chỉ có những người lớn tuổi, thậm chí là người già mới có thể mắc phải ? Thế nhưng những căn bệnh sau đây hoàn toàn có thể xuất hiện ở trẻ em.

Bài viết Trẻ em hoàn toàn có thể mắc các bệnh sau mà người lớn không nghĩ tới ( Phần I ) ! đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
 Bạn nghĩ rằng những bệnh này chỉ có những người lớn tuổi, thậm chí là người già mới có thể mắc phải ? Thế nhưng những căn bệnh sau đây hoàn toàn có thể xuất hiện ở trẻ em.

Sỏi thận

Khi một đứa trẻ nhận được những khối khoáng chất cứng này, thường là do bệnh hoặc do vấn đề trong đường tiết niệu. Đá cũng có thể hình thành nếu bé không uống đủ và nồng độ khoáng chất trong nước tiểu của bé quá cao. Một viên sỏi thận có thể rất đau đớn và có thể gây ra vấn đề nghiêm trọng nếu nó chặn dòng nước tiểu. Những viên sỏi nhỏ thường tự đi qua, nhưng những viên sỏi có thể phải bị vỡ hoặc lấy ra

Bệnh rối loạn tâm thần

Một số rối loạn tâm thần thường được chẩn đoán ở thời thơ ấu, bao gồm ADHD và tự kỷ. Nhưng nhiều loại khác có thể bắt đầu khi bạn là một đứa trẻ, như trầm cảm, lo lắng và rối loạn ăn uống. Bác sĩ nhi khoa của bạn có thể giúp quyết định xem con bạn có nên đi khám bác sĩ chuyên khoa hay không

Đột quỵ

Đây là khi lưu lượng máu bị ngừng đến một phần của bộ não của bạn. Mặc dù nó phổ biến hơn nhiều ở người lớn tuổi, nhưng nó có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Ở trẻ em, nó thường gây ra bởi một vấn đề sức khỏe. Ví dụ, bệnh hồng cầu hình liềm có thể thu hẹp các động mạch trong não và khiến chúng dễ bị tắc nghẽn bởi cục máu đông. Các trường hợp khác, bao gồm rối loạn đông máu và các vấn đề trong tim hoặc mạch máu, có thể nâng cao cơ hội của trẻ. Trẻ em thường vượt qua cơn đột quỵ dễ dàng hơn người lớn

Viêm khớp

Các khớp xương cứng, đau thường đi kèm với sự hao mòn thông thường của lão hóa. Nhưng trẻ em cũng có thể có chúng. Chúng thường được gây ra bởi một vấn đề tự miễn, có nghĩa là sự tự vệ của cơ thể tấn công các mô khỏe mạnh và gây viêm. Nhưng béo phì cũng có thể khiến trẻ dễ bị viêm khớp và các vấn đề về khớp khác. Trọng lượng tăng thêm gây căng thẳng cho các khớp và có thể làm hỏng các tấm tăng trưởng giúp kiểm soát chiều dài và hình dạng xương của con bạn

Loãng xương

Việc mất khối lượng xương phổ biến ở phụ nữ lớn tuổi đôi khi có thể xuất hiện ở trẻ em. Nó có thể là tác dụng phụ của bệnh hoặc thuốc như steroid hoặc thuốc ung thư. Nó cũng có thể xảy ra nếu con bạn không nhận đủ canxi hoặc vitamin D, hoặc nếu bé không thể hoạt động thể chất. Trong trường hợp không có nguyên nhân rõ ràng, trẻ em có thể đơn giản phát triển ra khỏi nó. Một đứa trẻ bị loãng xương có thể bị đau khi đi lại, hoặc xương của nó có thể dễ gãy hơn

Bệnh tăng nhãn áp

Một số trẻ em được sinh ra với các vấn đề trong mắt khiến cho chất lỏng không điều tiết được ra. Điều đó gây ra sự tích tụ nguy hiểm của áp lực bên trong mắt. Bạn có thể nhận thấy em bé của bạn nhạy cảm với ánh sáng hoặc có một lượng nước mắt bất thường. Đôi mắt của cô ấy có thể mở to hoặc nhìn mờ . Bệnh tăng nhãn áp ở trẻ em được điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật để giữ cho dây thần kinh thị giác không bị tổn thương và bảo vệ thị lực của cô

Benh.vn ( TH webmd.com )

Bài viết Trẻ em hoàn toàn có thể mắc các bệnh sau mà người lớn không nghĩ tới ( Phần I ) ! đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/tre-em-hoan-toan-co-the-mac-cac-benh-sau-ma-nguoi-lon-khong-nghi-toi-phan-i-2-66194/feed/ 0
Các dấu hiệu cảnh báo bệnh tim mạch https://benh.vn/cac-dau-hieu-canh-bao-benh-tim-mach-4274/ https://benh.vn/cac-dau-hieu-canh-bao-benh-tim-mach-4274/#respond Mon, 04 Feb 2019 13:53:13 +0000 http://benh2.vn/cac-dau-hieu-canh-bao-benh-tim-mach-4274/ Tại Việt Nam, số lượng bệnh nhân bị bệnh tim mạch ngày càng gia tăng với mỗi loại bệnh có những phương thức điều trị khác nhau, tuy nhiên người bệnh lại có thể có những biểu hiện triệu chứng giống nhau.

Bài viết Các dấu hiệu cảnh báo bệnh tim mạch đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Tại Việt Nam, số lượng bệnh nhân bị bệnh tim mạch ngày càng gia tăng với mỗi loại bệnh có những phương thức điều trị khác nhau, tuy nhiên người bệnh lại có thể có những biểu hiện triệu chứng giống nhau.

Chính vì vậy, bản thân người bệnh phải tự trang bị cho mình những kiến thức cơ bản để có thể nhận biết được đâu là dấu hiệu cảnh báo bệnh tim mạch giúp phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.

Triệu chứng cảnh báo của bệnh nhồi máu cơ tim

nhồi máu cơ tim

  • Đau thắt ngực hoặc cảm giác khó chịu vùng ngực: cảm giác giống như bị đè nặng bóp nghẹt, đầy tức hoặc đau… kéo dài vài phút đến vài chục phút. Cơn đau có thường xuất hiện khi gắng sức, đỡ khi nghỉ.
  • Cảm giác khó chịu ở những vị trí khác có thể gặp: cũng có thể đau hoặc tức lan ra một hay hai bên cánh tay, hướng ra sau lưng, lên cổ, hàm thậm chí ở vùng dạ dày.
  • Khó thở: có thể xảy ra kèm hoặc không kèm với tức ngực.
  • Các dấu hiệu khác: vã mồ hôi, buồn nôn hay đau đầu…
  • Một số trường hợp đau không điển hình hoặc không đau: có thể gặp như mệt lả, khó thở, buồn nôn, nôn, đau lan ra sau lưng hay lên hàm…

Đây là biểu hiện nghi ngờ bệnh nhồi máu cơ tim. Khi gặp người bệnh có biểu hiện triệu chứng như trên, bạn cần gọi người giúp đỡ đồng thời gọi cấp cứu 115 để họ xử trí ban đầu và đưa người bệnh tới bệnh viện, nếu không gọi được cấp cứu 115, bạn cần đưa người bệnh tới bệnh viện ngay lập tức, không để người bệnh tự đi khám.

Triệu chứng cảnh báo rối loạn nhịp tim

Bình thường trái tim của chúng ta đập rất đều đặn 60-90 nhịp mỗi phút. Vậy khi nào gọi là bị rối loạn nhịp tim: đấy là khi tim bạn đập quá nhanh, quá chậm hoặc đập không đều. Khi bạn bị rối loạn nhịp tim, những biểu hiện thường gặp là:

  • Hồi hộp, cảm giác như trống đánh trong lồng ngực
  • Cảm giác tức nặng như bị vật nặng đè vào ngực.
  • Choáng váng, thấy mọi vật xung quanh như quay cuồng, nặng hơn có thể ngất, xỉu
  • Khó thở
  • Mệt mỏi.

Triệu chứng cảnh báo bệnh van tim, suy tim

Trái tim chúng ta có 4 lá van: van động mạch chủ, van hai lá, van ba lá và van động mạch phổi. Bốn lá van này hoạt động, đóng mở rất nhịp nhàng giúp cho dòng máu luân chuyển trong hệ tuần hoàn. Tuy nhiên, trong các trường hợp bệnh lý có thể làm cho van bị hẹp hoặc hở hoặc sa van. Tùy thuộc vào mức độ nặng của tổn thương van mà triệu chứng có thể gặp là:

  • Khó thở, khó thở ban đầu chỉ xuất hiện khi hoạt động gắng sức, sau nặng dần khó thở kể cả khi nghỉ ngơi hoặc khi nằm đầu bằng.
  • Mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt.
  • Cảm giác tức nặng ngực như có vật nặng đè vào khi hoạt động hoặc khi ra ngoài trời lạnh.
  • Hồi hộp đau trống ngực, bệnh nhân có cảm giác thấy tim đập nhanh, mạnh hoặc đập không đều, có thể có bỏ nhịp

Còn trong các trường hợp bệnh van tim dẫn đến suy tim thì còn có thể có thêm các triệu chứng như:

  • Phù chân và mắt cá chân. Có thể có tràn dịch màng bụng làm bụng chướng.
  • Do cơ thể bị tích nước khiến bạn tăng cân nhanh chóng.
  • Bệnh nhân có những cơn khó thở kịch phát: đột ngột khó thở dữ dội, vã mồ hôi. Lúc này, bạn cần gọi người cấp cứu và gọi cấp cứu 115 ngay lập tức. Đồng thời phải cho người bệnh nằm đầu cao, cho người bệnh thở oxy nếu có.

Triệu chứng cảnh báo bệnh tim bẩm sinh

Như tên gọi của bệnh “tim bẩm sinh” tức là những khiếm khuyết của tim đã xuất hiện từ lúc bạn còn trong bào thai. Bệnh có thể được phát hiện ngay lúc sinh ra, khi bạn lớn lên hoặc trong một số trường hợp đến tuổi trưởng thành mới tình cờ phát hiện ra bệnh do bệnh nhân không có triệu chứng biểu hiện nào.

Những triệu chứng biểu hiện của bệnh tim bẩm sinh có thể gặp là:

  • Khó thở nhẹ đến nhiều, làm hạn chế hoạt động, sinh hoạt bình thường
  • Biểu hiện của bệnh suy tim như đã trình bảy ở trên.
  • Trong các trường hợp bệnh tim bẩm sinh có tím, người bệnh có thể có tím da và niêm mạc, tím môi và đầu ngón chân, ngón tay. Có thể có ngón tay to như dùi trống.
  • Đặc biệt ở trẻ nhỏ, bệnh tim bẩm sinh có thể làm cho trẻ biếng ăn, bỏ bú, tăng cân chậm hay bị viêm phổi tái phát.

Triệu chứng cảnh báo bệnh cơ tim

Bệnh cơ tim bao gồm có bệnh cơ tim giãn, cơ tim phì đại, bệnh cơ tim hạn chế và bệnh cơ tim chu sản. Trong giai đoạn đầu của bệnh, đa số bệnh nhân không có triệu chứng gì. Chỉ đến khi bệnh đã tiến triển nặng, lúc này mới thể hiện rõ triệu chứng trên lâm sàng bao gồm:

  • Đau ngực xuất hiện khi gắng sức hoặc kể cả khi nghỉ ngơi hoặc sau khi ăn.
  • Cảm giác hồi hộp trống ngực, tim đập loạn nhịp
  • Triệu chứng của suy tim (như đã trình bày)
  • Phù chân, bụng chướng dịch
  • Mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt.
  • Một số các bệnh nhân có thể có các rối loạn về nhịp, đây là biến chứng đáng sợ có thể gây ra chết đột tử.

Các biểu hiện ngừng tuần hoàn

Người bệnh đột ngột ngất xỉu, mất phản ứng xung quanh, gọi hỏi không biết, ngừng thở, tím tái toàn thân, đôi khi có biểu hiện co giật hoặc mềm nhũn, có thể xuất hiện đại tiểu tiện không tự chủ.

Bạn cần gọi người hỗ trợ và gọi cấp cứu 115 ngay lập tức. Đồng thời bạn cần ép tim – thổi ngạt cho người bệnh ngay. Tư thế ép tim như sau: người cấp cứu quỳ bên cạnh nạn nhân. Đặt hai tay của người cấp cứu (bàn tay phải trên mu bàn tay trái) lên 1/3 dưới xương ức của nạn nhân, ấn mạnh đồng thời cả hai tay cho lồng ngực nạn nhân xẹp xuống. Bạn cần ép tim liên tục thậm chí không cần động tác hà hơi thổi ngạt nếu bạn một mình cấp cứu nạn nhân.

Các dấu hiệu đột quỵ

đột quỵ

Đột ngột tê hoặc yếu nửa người (một bên tay chân), ngất hoặc hôn mê, mất hoặc rối loạn khả năng nói, rối loạn thị giác, đột ngột mất thăng bằng và phối hợp các động tác, đau đầu dữ dội, nôn không rõ nguyên nhân. Nếu người bệnh có một trong các triệu chứng trên, cần đưa người bệnh tới ngay bệnh viện hoặc phòng cấp cứu gần nhất.

Các triệu chứng cảnh báo tắc động mạch cấp

Đau đột ngột chân hoặc tay: người bệnh đi đau đột ngột chân hoặc tay, đau dữ dội. Chân hoặc tay đau lạnh, nhợt hơn so với bên đối diện. Đây có thể là biểu hiện tắc động mạch cấp tính của chân hoặc tay. Khi gặp người bệnh có biểu hiện này, bạn cần đưa người bệnh đi cấp cứu ngay lập tức để phẫu thuật lấy cục huyết khối trong lòng mạch ở chân hoặc tay của người bệnh.

Benh.vn

Bài viết Các dấu hiệu cảnh báo bệnh tim mạch đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cac-dau-hieu-canh-bao-benh-tim-mach-4274/feed/ 0
Cách chăm sóc bệnh nhân đột quỵ https://benh.vn/cach-cham-soc-benh-nhan-dot-quy-4910/ https://benh.vn/cach-cham-soc-benh-nhan-dot-quy-4910/#respond Wed, 05 Sep 2018 05:13:03 +0000 http://benh2.vn/cach-cham-soc-benh-nhan-dot-quy-4910/ Đột quỵ hay tai biến mạch não (TBMN) xảy ra khi cung cấp máu cho một phần của não đột ngột bị ngừng hoặc giảm, các tế bào não sẽ bị thiếu oxy và chất dinh dưỡng. Trong vòng vài phút, các tế bào não bắt đầu chết nên những phần cơ thể tương ứng do nó điều khiển sẽ không hoạt động được, biểu hiện bằng liệt, tê bì và mất cảm giác nửa người, nói khó hoặc hôn mê….

Bài viết Cách chăm sóc bệnh nhân đột quỵ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Đột quỵ hay tai biến mạch não (TBMN) xảy ra khi cung cấp máu cho một phần của não đột ngột bị ngừng hoặc giảm, các tế bào não sẽ bị thiếu oxy và chất dinh dưỡng. Trong vòng vài phút, các tế bào não bắt đầu chết nên những phần cơ thể tương ứng do nó điều khiển sẽ không hoạt động được, biểu hiện bằng liệt, tê bì và mất cảm giác nửa người, nói khó hoặc hôn mê…

đột quỵ

Đột quỵ là một tình trạng cấp cứu, điều trị kịp thời có thể làm giảm thiểu tổn thương não và các biến chứng. Bệnh có thể điều trị và phòng tránh được. Kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ của đột quỵ như tăng huyết áp, hút thuốc lá và tăng cholesterol có thể giảm tỷ lệ mắc bệnh.

Nhận biết các dấu hiệu của bệnh đột quỵ

– Khó khăn khi đi lại: Bệnh nhân có thể bị ngã hoặc đột ngột chóng mặt, mất thăng bằng hoặc mất phối hợp.

– Rối loạn về ngôn ngữ và trí nhớ: bệnh nhân có thể lẫn lộn, hôn mê hoặc nói khó.

– Liệt hoặc tê bì mặt, tay hoặc chân: Đột nhiên bệnh nhân xuất hiện tê bì, yếu hoặc liệt mặt, tay hoặc chân, đặc biệt là dấu hiệu liệt nửa người. Phát hiện bằng cách giơ cả hai tay lên đầu cùng một lúc. Nếu như một bên rơi xuống trước, có thể bệnh nhân bị đột quỵ. Cũng tương tự như vậy, có thể thấy một bên miệng trễ xuống khi bệnh nhân cười.

– Có vấn đề về các dây thần kinh sọ não: nhìn ở một hoặc hai bên mắt hoặc mất thị lực ở một hoặc hai bên mắt, có thể nhìn đôi. Hoặc nuốt sặc, khó khạc đờm, giảm phản xạ ho, nói khàn tiếng. Méo mặt nếu có tổn thương dây số VII.

– Đau đầu: đột nhiên đau đầu dữ dội, có thể kèm theo nôn mửa, chóng mặt hoặc rối loạn ý thức, là dấu hiệu gợi ý bị đột quỵ.

Nếu bệnh nhân có bất kỳ dấu hiệu nào của đột quỵ, cần phải đến cơ sở y tế để khám ngay. Thời gian bệnh tai biến mạch não không được điều trị càng dài, thì tổn thương não và tỷ lệ biến chứng của đột quỵ càng nhiều. Để việc điều trị có kết quả tốt, bệnh nhân cần được khám và điều trị tại bệnh viện trong vòng 3 giờ kể từ khi xuất hiện dấu hiệu ban đầu.

Các biểu hiện trên cũng có thể xảy ra ở một bệnh nhân đã từng bị tai biến mạch não trước đây, trong những trường hợp này có thể xảy ra một đột quỵ mới.

Nguyên nhân đột quỵ

Đột quỵ xảy ra khi mạch máu não bị tắc (nhồi máu não hay thiếu máu cục bộ), hoặc mạch máu não bị rò rỉ hay vỡ (xuất huyết não) hoặc giảm tạm thời lưu lượng máu qua não gọi là cơn thiếu máu não thoáng qua.

Nhồi máu não hay thiếu máu cục bộ

Xảy ra khi một mạch máu bị tắc, nghẽn: khu vực não được tưới bởi mạch máu đó bị thiếu máu và hoại tử. Nhồi máu não chiếm khoảng 85% các tai biến mạch não. Nguyên nhân chủ yếu là xơ vữa mạch máu ở người lớn tuổi, tăng huyết áp, bệnh rối loạn nhịp tim, bệnh hẹp van hai lá, nhiễm khuẩn nội tâm mạc.

Xuất huyết não

Xảy ra khi máu thoát khỏi thành mạch vào nhu mô não. Xuất huyết não chiếm tỷ lệ 15-20% các tai biến mạch não, có nhiều nguyên nhân.

– Xuất huyết nội sọ: thường gặp ở người lớn tuổi, do một mạch máu não bị vỡ tràn máu vào mô não xung quanh, gây tổn thương các tế bào não. Các tế bào não ở sau vị trí mạch máu bị vỡ sẽ không được cung cấp máu và bị tổn thương. Cao huyết áp, chấn thương, dị dạng động tĩnh mạch não, dùng các thuốc chống đông máu có thể gây xuất huyết nội sọ. Dị dạng động tĩnh mạch não là bệnh bẩm sinh, hình thành một đám rối mạch máu bất thường trong não, khi vỡ sẽ gây xuất huyết não.

– Xuất huyết dưới màng nhện: Bệnh thường gặp ở người trẻ tuổi, do một động mạch trên hoặc gần bề mặt của não bị vỡ tràn vào khoang dưới nhện. Đau đầu dữ dội và đột ngột là dấu hiệu thường gặp của xuất huyết dưới nhện. Nguyên nhân hay gặp là vỡ phình mạch não. Phình mạch não là sự phình to của một phần thành mạch não tại nơi thành mạch máu bị yếu. Sau xuất huyết, có hiện tượng co thắt mạch não, nếu co thắt mạch nặng làm giảm lưu lượng máu não dẫn đến đột quỵ hoặc tử vong.

Thiếu máu não thoáng qua

Có các biểu hiện tương tự như nhồi máu não xảy ra khi gián đoạn tạm thời cấp máu cho một phần não bộ. Thiếu máu não thoáng qua thường kéo dài dưới 5 phút. Giống như nhồi máu não, thiếu máu não thoáng qua xảy ra khi một cục máu đông hoặc mảng xơ vữa gây tắc một phần của não. Nhưng thiếu máu não thoáng qua không để lại di chứng vì tắc nghẽn chỉ là tạm thời. Khi đã bị thiếu máu não thoáng qua, thì nguy cơ bị tai biến mạch não rất cao.

Yếu tố nguy cơ bệnh đột quỵ

Nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ TBMN. Một số yếu tố nguy cơ có thể điều trị được.

  • Tăng huyết áp: nguy cơ đột quỵ bắt đầu tăng khi huyết áp cao hơn 120/80mmHg. Bác sĩ sẽ quyết định mục tiêu điều trị hạ huyết áp dựa vào tuổi của bệnh nhân, bệnh lý kèm theo như đái tháo đường và các yếu tố khác.
  • Cholesterol máu cao (>200mg/dL hoặc > 5mmol/L).
  • Bệnh đái tháo đường.
  • Thừa cân hoặc béo phì.
  • Không hoạt động thể chất.
  • Ngừng thở khi ngủ do tắc nghẽn (rối loạn giấc ngủ, cung cấp oxy liên tục giảm xuống về đêm).
  • Bệnh tim mạch, suy tim, dị tật tim, hoặc rối loạn nhịp tim.
  • Sử dụng một số thuốc tránh thai hoặc điều trị bằng hormone như estrogen.
  • Nghiện rượu hoặc sử dụng các loại thuốc gây nghiện như cocaine, amphetamine…

Các yếu tố nguy cơ khác:

  • Tiền sử cá nhân hay gia đình bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim hoặc thiếu máu não thoáng qua.
  • Tuổi trên 55 tuổi.
  • Nam giới có nguy cơ đột quỵ cao hơn so với phụ nữ.

Các dấu hiệu ở giai đoạn biến chứng và di chứng

Biến chứng có thể tạm thời hoặc vĩnh viễn, bao gồm:

  • Liệt nửa người, liệt mặt, hoặc tay chân gây khó khăn với hoạt động sinh hoạt hàng ngày, như đi lại, ăn uống và mặc quần áo. Phục hồi chức năng có thể cải thiện tình trạng liệt và cơ lực.
  • Rối loạn nuốt hoặc khó nói.
  • Rối loạn trí nhớ và mất tập trung, khó kiểm soát cảm xúc hoặc trầm cảm.
  • Đau, tê hay mất cảm giác, nhạy cảm với nhiệt độ thay đổi, đặc biệt là nhiệt độ lạnh. Biến chứng này thường gặp trong vài tuần sau đột quỵ và có thể cải thiện theo thời gian.
  • Những thay đổi trong hành vi và tự chăm sóc bản thân. Những người đã bị đột quỵ khó có thể hòa nhập xã hội. Những trường hợp đột quỵ nặng, bệnh nhân không thể tự chăm sóc bản thân và phải cần có người chăm sóc để giúp họ những công việc hàng ngày.

Các xét nghiệm và chẩn đoán

Để điều trị tốt TBMN cần phải xác định chính xác là nhồi máu não hay xuất huyết não. Cần phải biết và dự phòng các yếu tố nguy cơ gây ra TBMN.

Khám và hỏi bệnh

– Thời gian khởi phát các dấu hiệu đột quỵ

– Khám các dấu hiệu của tai biến mạch não.

– Đo huyết áp, khám tim mạch.

– Nghe tiếng thổi ở động mạch cảnh (trên cổ) là dấu hiệu của xơ vữa mạch cảnh.

– Khám chuyên khoa mắt: soi đáy mắt.

– Hỏi tiền sử gia đình và bệnh nhân có mắc bệnh tai biến mạch não hay bệnh tim mạch.

– Xét nghiệm máu: Đánh giá tình trạng đông máu, đường máu, xét nghiệm mỡ máu.

– Chụp cắt lớp vi tính (CT)/ cộng hưởng từ sọ não (MRI). Có vai trò rất quan trọng để chẩn đoán xác định vị trí và loại tai biến mạch não (nhồi máu não hay hay xuất huyết não) và các biến chứng của tai biến mạch não (phù não, tràn dịch não). Cũng có thể xác định được nguyên nhân như là phình mạch não hay dị dạng mạch não.

– Siêu âm động mạch cảnh phát hiện mảng xơ vữa và lưu lượng máu trong động mạch cảnh.

– Siêu âm tim có thể tìm thấy các cục máu đông trong buồng tim. Những cục máu đông trong buồng tim có thể đi theo dòng máu từ tim lên não gây tắc mạch não.

– Điện tâm đồ: phát hiện bệnh nhồi máu cơ tim hoặc những rối loạn nhịp tim như rung nhĩ…

Phương pháp điều trị và thuốc chữa bệnh đột quỵ

Điều trị nhồi máu não hay thiếu máu cục bộ

Mục tiêu của điều trị nhồi máu não là phải nhanh chóng khôi phục lại dòng chảy của máu đến não.

Các thuốc điều trị cấp cứu

Điều trị thuốc làm tan cục máu đông (huyết khối) phải bắt đầu càng sớm, càng tốt, bắt đầu dùng trong vòng 4,5 giờ tính từ khi xuất hiện các dấu hiệu đầu tiên của đột quỵ Điều trị sớm không những cải thiện cơ hội sống sót của bệnh nhân mà còn làm giảm các biến chứng của đột quỵ. Bệnh nhân có thể được điều trị bằng các thuốc sau:

Aspirin có tác dụng ngăn ngừa cục máu đông hình thành. Thuốc phải được chỉ định ngay khi bị nhồi máu não hoặc TBMN thoáng qua.

Chất hoạt hoá plasminogen mô (tPA) là một loại thuốc làm tan cục máu đông, dùng bằng đường tiêm tĩnh mạch. tPA phải được cho dùng trong vòng 4,5 giờ kể từ khi có những triệu chứng đầu tiên của nhồi máu não. Tuy nhiên, thuốc này còn có những tai biến như xuất huyết não, nên các bác sĩ phải thăm khám và làm đầy đủ các xét nghiệm để quyết định bệnh nhân có thể dùng được thuốc này hay không.

Phẫu thuật cấp cứu

Bơm thuốc tiêu sợi huyết trực tiếp vào não. Bác sĩ có thể bơm tPA trực tiếp vào động mạch não bị tắc qua một ống thông nhỏ luồn ở động mạch bẹn đến não. Cửa sổ thời gian của biện pháp này có thể kéo dài hơn biện pháp dùng chất hoạt hoá plasminigen mô tiêm tĩnh mạch.

Thủ thuật hút bỏ cục huyết khối bằng thiết bị cơ học trong thiếu máu não cục bộ:  Bác sĩ dùng một ống thông nhỏ có cấu tạo đặc biệt đưa vào não để hút bỏ huyết khối.

Một số thủ thuật khác

Thủ thuật cắt bỏ nội mạc động mạch cảnh là phẫu thuật loại bỏ các chất béo (mảng bám) ở động mạch cảnh (động mạch chạy dọc theo mỗi bên cổ đến não).

Nong và đặt stent động mạch cảnh: can thiệp nội mạch hẹp động mạch cảnh bằng cách nong và đặt stent.

Điều trị xuất huyết não

Mục tiêu: kiểm soát chảy máu và làm giảm áp lực trong não, có thể giúp giảm thiểu những nguy cơ sau này.

Biện pháp điều trị cấp cứu

– Nếu như bệnh nhân đang được dùng thuốc chống đông như sitrom hoặc hoặc thuốc chống ngưng tập tiểu cầu như clopidogrel (Plavix) mà bị xuất huyết não, cần được truyền chế phẩm máu như huyết tương tươi đông lạnh để phục hồi tình trạng đông máu.

– Dùng thuốc để làm giảm áp lực trong não (áp lực nội sọ), thuốc hạ huyết áp hoặc thuốc phòng chống cơn co giật.

– Khi xuất huyết não ngừng lại, các biện pháp điều trị là nghỉ ngơi và điều trị hỗ trợ chăm sóc y tế hỗ trợ.

– Nếu như vùng chảy máu tiếp tục lan rộng, phẫu thuật có thể được chỉ định để lấy bỏ máu tụ và làm giảm áp lực nội sọ.

Phẫu thuật sửa chữa mạch máu dị dạng

Phẫu thuật kẹp túi phình mạch não: giúp ngăn ngừa vỡ túi phình mạch não hoặc phòng chảy máu tái phát của túi phình mạch đã vỡ gây xuất huyết .

Can thiệp nội mạch hay đặt coil (dây xoắn) vào túi phình mạch não là thủ thuật dùng một ống thông luồn qua động mạch đùi ở bẹn và được đưa cẩn thận lên não, đưa các dây xoắn (coil) vào túi phình mạch từ bên trong để làm tắc nghẽn lòng mạch, nút túi phình.

Phẫu thuật cắt bỏ dị dạng động tĩnh mạch (AVM): bác sĩ phẫu thuật có thể cắt bỏ khối dị dạng động tĩnh mạch não (AVM) để  loại bỏ các nguy cơ vỡ gây xuất huyết não.

Phục hồi chức năng vận động, chăm sóc tại nhà sau ra viện

Điều trị theo đơn: các bệnh lý mạn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh thận mạn, rối loạn lipide máu…

Đặc biệt phải kiểm soát huyết áp và các yếu tố nguy cơ.

Phục hồi chức năng sống, chức năng vận động, hạn chế các di chứng loét mục, cứng khớp, teo cơ, đề phòng nhiễm khuẩn và loét mục thứ phát.

Đảm bảo dinh dưỡng theo bệnh lý và theo tình trạng dinh dưỡng của người bệnh.

Các liệu pháp tâm lý phục hồi trí nhớ, duy trì sự minh mẫn.

Phòng chống bệnh đột quỵ

Kiểm soát huyết áp cao (tăng huyết áp).

Bệnh nhân tăng huyết áp cần được khám đánh giá toàn diện, lựa chọn thuốc phù hợp với từng bệnh nhân để đạt huyết áp mục tiêu. Người tăng huyết áp phải dùng thuốc hạ huyết áp suốt đời, kết hợp với chế độ ăn giảm muối và tập thể dục đều đặn, khám định kỳ hàng tháng.

Hạn chế ăn thức ăn có các chất béo.

Ăn chế độ ăn có ít chất béo bão hoà, chất béo chuyển dạng, cholesterol làm giảm các mảng xơ vữa trong động mạch. Thuốc uống làm giảm cholesterol sẽ được chỉ định nếu như thay đổi chế độ ăn không làm giảm được cholesterol.

Không hút thuốc lá và tránh bị hút thuốc lá thụ động.

Kiểm soát bệnh đái tháo đường. Kiểm soát bệnh đái tháo đường với chế độ ăn uống, tập thể dục, kiểm soát cân nặng và dùng thuốc hạ đường máu.

Duy trì một trọng lượng khoẻ mạnh. Thừa cân là một trong các yếu tố nguy cơ của đột quỵ, chẳng hạn như huyết áp cao, bệnh tim mạch và đái tháo đường.

Ăn một chế độ ăn uống giàu trái cây và rau quả. Chế độ ăn uống nhiều rau và trái cây có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ.

Tập thể dục thường xuyên.

Tập thể dục làm giảm nguy cơ đột quỵ bằng nhiều cách. Tập thể dục có thể làm giảm huyết áp, tăng nồng độ cholesterol lipoprotein mật độ cao (HDL, hay “tốt”), và cải thiện sức khoẻ tổng thể của các mạch máu và trái tim của bạn. Tập thể dục cũng giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường, kiểm soát được cân nặng và giảm bớt căng thẳng. Thời gian tập thể dục tăng dần đến 30 phút. Các môn thể dục như đi bộ, bơi lội, chạy bộ hoặc đi xe đạp.

Rượu vừa là một yếu tố nguy cơ và cũng là biện pháp phòng ngừa đột quỵ. Uống rượu mạnh tăng nguy cơ bị huyết áp cao, nhồi máu não và xuất huyết não. Tuy nhiên, uống một lượng rượu vừa phải có thể giúp phòng nhồi máu não, thiếu máu cục bộ và làm giảm khuynh hướng đông máu.

Điều trị hội chứng ngừng thở khi ngủ nếu có. Những bệnh nhân có hội chứng ngừng thở khi ngủ cần được khám và điều trị bởi các bác sĩ chuyên khoa.

Tránh dùng các thuốc gây nghiện. Một số thuốc gây nghiện như cocaine và methamphetamine, là yếu tố nguy cơ của đột quỵ. Cocaine làm giảm lưu lượng máu và có thể gây hẹp các động mạch.

Thuốc phòng ngừa: Khi đã bị nhồi máu não hoặc thiếu máu não thoáng qua, bác sĩ sẽ khuyên nên dùng thuốc để giúp giảm nguy cơ bị tái phát đột quỵ. Các thuốc bao gồm:

  • Thuốc chống ngưng tập tiểu cầu. Tiểu cầu là các tế bào trong máu có nhiệm vụ khởi động quá trình hình thành cục máu đông. Thuốc chống ngưng tập tiểu cầu có tác dụng làm giảm tính kết dính của tiểu cầu và ít có khả năng tạo cục máu đông. Các thuốc chống tiểu cầu được sử dụng thường xuyên nhất là aspirin. Liều lượng thuốc do các bác sĩ chỉ định.
  • Bác sĩ cũng có thể kê đơn Aggrenox, là thuốc kết hợp giữa liều thấp aspirin và thuốc chống ngưng tập tiểu cầu dipyridamole, để giảm nguy cơ hình thành cục máu đông. Nếu như aspirin không phòng được thiếu máu não thoáng qua hay nhồi máu não, hoặc bệnh nhân không thể uống aspirin được, bác sĩ sẽ xem xét kê đơn một loại thuốc chống tiểu cầu khác như clopidogrel (Plavix).
  • Thuốc chống đông. Bao gồm heparin và warfarin (Coumadin), làm giảm đông máu. Heparin là thuốc có tác dụng nhanh và thường chỉ định trong thời gian ngắn ở trong bệnh viện. Warfarin là thuốc có tác dụng chậm và được sử dụng để điều trị lâu dài.
  • Warfarin là thuốc chống đông máu tác dụng mạnh, vì vậy bệnh nhân cần phải thực hiện đúng theo chỉ dẫn và theo dõi các tác dụng phụ. Thuốc này được chỉ định dùng cho một số tình trạng tăng đông máu, bất thường động mạch, bất thường nhịp tim.

Benh.vn

Bài viết Cách chăm sóc bệnh nhân đột quỵ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cach-cham-soc-benh-nhan-dot-quy-4910/feed/ 0
Chất xơ giúp giảm nguy cơ đột quỵ https://benh.vn/chat-xo-giup-giam-nguy-co-dot-quy-6618/ https://benh.vn/chat-xo-giup-giam-nguy-co-dot-quy-6618/#respond Sat, 07 Jul 2018 11:49:32 +0000 http://benh2.vn/chat-xo-giup-giam-nguy-co-dot-quy-6618/ Chất xơ từ lâu đã được xem là dạng thực phẩm giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ, đái tháo đường và một số bệnh ung thư. Chất xơ không chỉ giúp hạ mức cholesterol, hạ huyết áp, hạ đường huyết và insuline mà còn có khả năng giảm chứng viêm.

Bài viết Chất xơ giúp giảm nguy cơ đột quỵ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Chất xơ từ lâu đã được xem là dạng thực phẩm giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ, đái tháo đường và một số bệnh ung thư. Chất xơ không chỉ giúp hạ mức cholesterol, hạ huyết áp, hạ đường huyết và insuline mà còn có khả năng giảm chứng viêm.

Tăng cường chất xơ nạp vào cơ thể sẽ giúp giảm nguy cơ đột quỵ.

Thực phẩm giàu chất xơ thực chất là thực phẩm đi từ cây trồng khó có thể tiêu hóa triệt để nhưng lại có ích cho sức khỏe như các loại thực phẩm dạng hạt, rau xanh, trái cây, củ quả nguyên chất, ít qua chế biến…

Một nghiên cứu mới đây của Trường Ðại học Leeds Anh (UOL) cho biết, mỗi ngày ăn 7g chất xơ sẽ có thể giảm được tới 7% rủi ro mắc bệnh đột quỵ, nhất là đột quỵ lần đầu. Trước đó, các nhà khoa học cũng đã phát hiện thấy chất xơ có tác dụng rất tốt trong việc giảm béo, tăng huyết áp, hạ đường huyết và giảm cholesterol xấu (LDL).

Kết luận trên dựa theo 8 nghiên cứu được thực hiện từ năm 1990 – 2012 ở tất cả các dạng bệnh đột quỵ, đặc biệt là đột quỵ thiếu máu cục bộ. Căn bệnh này xảy ra khi có cục máu đông trong mạch máu của não và đột quỵ xuất huyết khi mạch máu bị rò rỉ gây tràn máu trong não.

Các loại hạt là nhóm thực phẩm rất giàu chất xơ.

Phát hiện này đã đưa ra khuyến cáo rằng, tất cả chúng ta nên tăng cường chất xơ trong bữa ăn hàng ngày, nhất là những người có rủi ro mắc bệnh đột quỵ cao như nhóm người có tiền sử mắc bệnh tim, người cao niên, người béo phì; nhóm có thói quen hút thuốc lá, mắc bệnh tăng huyết áp. Theo đó, mỗi người nên ăn từ 18 – 25g chất xơ là hợp lý nhất.

An Nguyên – Benh.vn

Bài viết Chất xơ giúp giảm nguy cơ đột quỵ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/chat-xo-giup-giam-nguy-co-dot-quy-6618/feed/ 0