Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Fri, 22 Mar 2019 06:46:19 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Triệu chứng, biến chứng và phương pháp phòng băng huyết sau sinh https://benh.vn/trieu-chung-bien-chung-va-phuong-phap-phong-bang-huyet-sau-sinh-2366/ https://benh.vn/trieu-chung-bien-chung-va-phuong-phap-phong-bang-huyet-sau-sinh-2366/#respond Thu, 04 Oct 2018 04:12:38 +0000 http://benh2.vn/trieu-chung-bien-chung-va-phuong-phap-phong-bang-huyet-sau-sinh-2366/ Để giảm được tần suất và tỉ lệ tử vong do băng huyết sau sinh, cần dự phòng băng huyết trước khi nó xảy ra. Do có đến 90% các trường hợp không có yếu tố nguy cơ trước đó gây băng huyết sau sinh, nên cần dự phòng cho tất cả các trường hợp sinh nở.

Bài viết Triệu chứng, biến chứng và phương pháp phòng băng huyết sau sinh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Triệu chứng lâm sàng

Chảy máu từ đường sinh dục: lượng máu chảy ra ngoài có thể nhiều hoặc ít, máu đỏ tươi hoặc đỏ bầm, máu cục hoặc máu loãng. Máu chảy ứ trong buồng tử cung làm tử cung tăng thể tích: đáy tử cung lên cao dần, tử cung to ra theo bề ngang, mềm nhão. Không thấy khối cầu an toàn trên xương vệ. Lượng máu đem cân được không phản ánh toàn bộ lượng máu sản phụ mất, vì vậy còn phải đánh giá tổng trạng của sản phụ.

Triệu chứng toàn thân: tùy thuộc lượng máu mất. Bảng dưới đây phân chia các mức độ bị ảnh hưởng toàn thân theo lượng máu mất đối với một sản phụ có các chỉ số về dòng hồng cầu trước đó bình thường.

băng huyết sau sinh

Biến chứng

Tùy thuộc vào mức độ mất máu và việc hồi sức, cầm máu có tích cực hay không, băng huyết sau sinh có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nhẹ khác nhau:

– Choáng do giảm thể tích tuần hoàn, đưa đến suy thận, suy đa cơ quan và tử vong.

– Là yếu tố thuận lợi của nhiễm trùng hậu sản.

– Biến chứng lâu dài: thiếu máu, viêm tắc tĩnh mạch, hội chứng Sheehan (do hoại tử tuyến yên dẫn đến suy nhược, gầy ốm, rụng lông tóc, mất sữa, vô kinh), không thể có thêm con trong trường hợp phải cắt tử cung.

Dự phòng băng huyết sau sinh

Để giảm được tần suất và tỉ lệ tử vong do băng huyết sau sinh, cần dự phòng băng huyết trước khi nó xảy ra. Do có đến 90% các trường hợp không có yếu tố nguy cơ trước đó gây băng huyết sau sinh, nên cần dự phòng cho tất cả các trường hợp sinh nở. Một số nguyên tắc dự phòng cần luôn nhớ bao gồm:

– Tránh chuyển dạ kéo dài.

– Phòng ngừa nhiễm trùng ối.

– Sử dụng cẩn thận các loại thuốc tê, mê, giảm đau trong chuyển dạ.

– Điều chỉnh các rối loạn đông máu nếu có.

– Không thực hiện các thủ thuật giúp sinh nếu không có chỉ định rõ ràng hoặc khi chưa đủ điều kiện. Khi làm thủ thuật phải bảo đảm nhẹ nhàng, thực hiện đúng kỹ thuật.

– Tìm nguyên nhân và xử trí ngay các trường hợp có cơn gò cường tính, cơn gò yếu…

Xử trí giai đoạn 3 tích cực. Hiện nay, việc tôn trọng thời gian nghỉ ngơi sinh lý của tử cung sau giai đoạn sổ thai không còn thích hợp để phòng ngừa băng huyết sau sinh. Ngược lại, tổ chức Y tế thế giới và tổ chức USAID Hoa Kỳ đã khuyến cáo mọi trường hợp sau sinh cần được áp dụng biện pháp xử trí giai đoạn 3 tích cực (mức độ chứng cứ A): cho oxytocin tiêm bắp ngay sau khi đầu thai vừa sổ ra khỏi âm hộ. Sau khi thai sổ hoàn toàn, kẹp cắt dây rốn ngay, sau đó dùng một tay kéo dây rốn với lực vừa phải, tay còn lại để trên xương vệ đẩy đáy tử cung lên để vừa làm nhau bong vừa làm sổ nhau. Sau khi sổ nhau, xoa bóp đáy tử cung qua thành bụng để giúp tử cung co hồi tốt hơn.

Sổ nhau tích cực

Kiểm tra nhau kỹ lưỡng, soát lòng tử cung ngay khi nghi ngờ có sót nhau.

Kiểm tra đường sinh dục nếu có thực hiện thủ thuật giúp sinh, kiểm tra tử cung nếu có vết mổ cũ.

Cung cấp sắt và acid folic trong suốt thai kỳ để phòng ngừa thiếu máu. Điều này sẽ giúp cho băng huyết sau sinh nếu có xảy ra sẽ ít gây ra các biến chứng nặng hơn.

Nhằm phòng ngừa các biến chứng nặng, nên theo dõi sát sản phụ ít nhất 6 giờ sau sinh để kịp thời phát hiện khi băng huyết sau sinh xảy ra, kịp thời tìm nguyên nhân và xử trí sớm.

Nguyên tắc xử trí băng huyết sau sinh

Khi băng huyết sau sinh xảy ra, cần nhanh chóng tiến hành các phương pháp cầm máu và hồi sức tích cực, vừa kết hợp kiểm tra nguyên nhân vừa tiến hành điều trị song song.

Hồi sức tích cực: cho sản phụ nằm đầu thấp, thở oxy, xoa bóp đáy tử cung qua thành bụng, đè động mạch chủ bụng để giảm lượng máu đến tử cung. Đảm bảo huyết động bệnh nhân ổn định. Theo dõi huyết áp, mạch, tri giác, nhịp thở, niêm mạc thường xuyên. Truyền dịch, truyền máu, tiểu cầu, yếu tố đông máu, thuốc vận mạch khi có chỉ định.

Xác định nguyên nhân gây băng huyết sau sinh và điều trị theo nguyên nhân. Lưu ý là có thể có nhiều nguyên nhân phối hợp gây băng huyết nên phải kiểm tra đường sinh dục một cách hệ thống và khám cả các cơ quan khác để không bỏ sót trường hợp do rối loạn đông máu. Việc xác định kịp thời nguyên nhân gây băng huyết sau sinh là vô cùng quan trọng, vì nó giúp cho người bác sĩ điều trị nhanh chóng xử trí nguyên nhân bên cạnh việc hồi sức chống sốc. Chỉ có loại bỏ được nguyên nhân thì mới có thể chấm dứt được chảy máu.

Có 3 loại thuốc co hồi tử cung là oxytocin, méthylergometrine và misoprostol. Với oxytocin, có thể vừa tiến hành kiểm tra đường sinh dục vừa cho truyền nhanh oxytocin. Còn đối với méthylergometrine, phải kiểm tra tử cung trước để chắc chắn không sót nhau mới được cho méthylergometrine, vì một khi đã cho thuốc, tử cung sẽ co hồi rất chặt và nếu có sót nhau sẽ không thể tiến hành bóc nhau qua ngả âm đạo để cầm máu. Trong trường hợp đã dùng oxytocin và méthylergometrine mà vẫn không hiệu quả, hoặc bệnh nhân có chống chỉ định với méthylergometrine (trong trường hợp tiền sản giật, sản giật, huyết áp cao), cần dùng thêm misoprostol, thường qua đường đặt hậu môn.

Cắt tử cung: là cứu cánh cuối cùng nhằm cứu tính mạng người mẹ. Có thể nghĩ đến phương pháp này đầu tiên trong trường hợp bệnh nhân đã đủ số con và lớn tuổi. Đối với những bệnh nhân còn trẻ tuổi, chưa đủ con, có thể dùng thuyên tắc mạch hoặc thắt động mạch tử cung hoặc động mạch hạ vị hai bên. Cắt tử cung chỉ có chỉ định tuyệt đối trong trường hợp nhau cài răng lược.

Xem thêm: Băng huyết sau sinh nguy hiểm ra sao?

Benh.vn (Theo Hosrem)

Bài viết Triệu chứng, biến chứng và phương pháp phòng băng huyết sau sinh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/trieu-chung-bien-chung-va-phuong-phap-phong-bang-huyet-sau-sinh-2366/feed/ 0
Khuyến cáo dự phòng băng huyết sau sinh https://benh.vn/khuyen-cao-du-phong-bang-huyet-sau-sinh-9892/ https://benh.vn/khuyen-cao-du-phong-bang-huyet-sau-sinh-9892/#respond Sat, 07 Jul 2018 07:24:58 +0000 http://benh2.vn/khuyen-cao-du-phong-bang-huyet-sau-sinh-9892/ Băng huyết là hiện tượng ra máu ở bộ phận sinh dục nữ với số lớn. Băng huyết sau sinh hay còn gọi là ra máu sản hậu. Đây là tình trạng tai biến sản khoa nặng, là một trong những nguyên nhân gây tử vong ở sản phụ.

Bài viết Khuyến cáo dự phòng băng huyết sau sinh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Khuyến cáo dự phòng băng huyết sau sinh – theo WHO (Tổ chức y tế Thế giới)

1. Sử dụng thuốc co hồi tử cung trong giai đoạn 3 CD để dự phòng băng huyết sau sinh được khuyến cáo (Khuyến cáo mức độ Mạnh, Bằng chứng mức độ Khá)

2. Oxytocin là thuốc chọn đầu tay để dự phòng BHSS (Khuyến cáo mức độ Mạnh, Bằng chứng mức độ Khá)

3. Tại những cơ sở không có Oxytocin thì Ergometrine/Methylergometrine hoặc liều cố định kết hợp Oxytocin và Ergometrine được khuyến cáo (Khuyến cáo mức độ Mạnh, Bằng chứng mức độ Thấp)

4. Tại những cơ sở không có Oxytocin, Ergometrine/Methylergometrine và liều cố định kết hợp Oxytocin- Ergometrine, sử dụng Misoprostol (uống, 600mcg) được khuyến cáo (Khuyến cáo mức độ Mạnh, Bằng chứng mức độ Khá)

5. Tại những cơ sở y tế có nhân viên y tế đã được huấn luyện, thủ thuật sổ nhau bằng kéo dây rốn có kiểm soát được thực hiện như một phần của XTTCGĐ3CD nếu rất cần thiết phải giảm tối đa lượng máu mất và rút ngắn tối đa thời gian GĐ3 (Khuyến cáo có điều kiện, Bằng chứng mức độ Cao)

6. Tại những cơ sở y tế không có nhân viên y tế đã được huấn luyện, thủ thuật sổ rau bằng kéo dây rốn không được khuyến cáo (Khuyến cáo mức độ Mạnh, Bằng chứng mức độ Cao)

7. Kẹp rốn trì hoãn (1-3 phút sau sinh) được khuyến cáo cho mọi trường hợp sinh trong khi vẫn thực hiện chăm sóc bé sau sinh (Khuyến cáo mức độ Mạnh, Bằng chứng mức độ Khá)

8. Kẹp rốn sớm (trước 1 phút sau sinh) không được khuyến cáo, trừ trường hợp bé ngạt và cần hồi sức ngay (Khuyến cáo mức độ Mạnh, Bằng chứng mức độ Khá)

Xem thêm: Nguyên nhân gì dẫn đến băng huyết sau sinh đẻ

BS. Nguyễn Đắc Hùng (Theo WHO recommendations for Prevention and Treatment of Postpartum Haemorrhage- 2012)

Bài viết Khuyến cáo dự phòng băng huyết sau sinh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/khuyen-cao-du-phong-bang-huyet-sau-sinh-9892/feed/ 0