Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Mon, 28 Aug 2023 08:33:30 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Hậu quả từ bệnh giun chỉ bạch huyết không kém gì sốt xuất huyết https://benh.vn/hau-qua-tu-benh-giun-chi-bach-huyet-khong-kem-gi-sot-xuat-huyet-9953/ https://benh.vn/hau-qua-tu-benh-giun-chi-bach-huyet-khong-kem-gi-sot-xuat-huyet-9953/#respond Mon, 28 Aug 2023 07:26:05 +0000 http://benh2.vn/hau-qua-tu-benh-giun-chi-bach-huyet-khong-kem-gi-sot-xuat-huyet-9953/ Tốc độ lây lan, hậu quả nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết đến cộng đồng đã được minh chứng rõ nét trong thời gian vừa qua. Không chỉ vậy, một trong số những căn bệnh lây truyền qua muỗi đốt mang tên Giun chỉ bạch huyết (Lymphatic filariasis hay LF), do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa cảnh báo cũng nguy hiểm không kém gì sốt xuất huyết.

Bài viết Hậu quả từ bệnh giun chỉ bạch huyết không kém gì sốt xuất huyết đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Tốc độ lây lan, hậu quả nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết đến cộng đồng đã được minh chứng rõ nét trong thời gian vừa qua. Không chỉ vậy, một trong số những căn bệnh lây truyền qua muỗi đốt mang tên Giun chỉ bạch huyết (Lymphatic filariasis hay LF), do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa cảnh báo cũng nguy hiểm không kém gì sốt xuất huyết.

Bệnh giun chỉ bạch huyết và sức tàn phá khủng khiếp

Theo tờ Mirror (Anh), chàng trai Liu Zhongqiu, 26 tuổi, người Fuxing, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc hiện đang phải đối mặt với căn bệnh cực kỳ hiếm gặp có tên Lymphatic filariasis (giun chỉ bạch huyết), xuất hiện sau khi giun tròn xâm nhập và ký sinh trong cơ thể thông qua muỗi đốt.

Bệnh giun chỉ bạch huyết khiến đôi chân của Liu sưng to gấp 7 lần

Căn bệnh quái ác này khiến cho đôi chân của Liu sưng to gấp 7 lần chân những người bình thường nên LF còn được là bệnh “chân voi”. Theo Liu Zhongqiu, tai họa bắt đầu khi bị muỗi đốt, hai tinh hoàn bắt đầu sưng tấy phải phẫu thuật để đưa vào bụng khiến Liu đi lại khó khăn, sinh hoạt gặp nhiều khó khăn, trong khi bệnh vẫn không dừng, khiến trọng lượng cơ thể tăng vọt tới 323 lbs (146,5kg).

Trước đó, năm 2000, khi mới 19 tuổi, bác sĩ cho biết anh mắc phải bệnh LF, không thể sống quá 20 tuổi bởi bệnh tiến triển nhanh nhưng đến nay Liu đã sống thêm tới 7 năm nên người ta xem đây là một phép lạ.

Hiện anh đang sống tại TP Wuhan, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc kiếm sống bằng nghề ăn xin và hy vọng có được đôi chân bình thường.

Bệnh LF lây truyền từ người sang người do muỗi đốt

Kí sinh trùng lây qua người theo đường nào? Theo WHO, LF là bệnh nhiễm ký sinh trùng Wuchereria bancrofti, Brugia malayi hoặc Brugia timori, được truyền từ người này sang người khác do muỗi đốt và phát triển thành giun sống, phát triển trong hệ mạch bạch huyết, gây tổn thương, sưng đau, khó khăn khi di chuyển, biến dạng chi cơ thể và cơ quan sinh dục.

Bệnh phổ biến ở các nước vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, ước khoảng 20% dân số thế giới sống trong vùng có nguy cơ phơi nhiễm cao. Thủ phạm chính là giun chỉ (filarial worms) ký sinh trong hệ bạch huyết, cũng như các loại giun trong ký sinh trùng đường ruột khác, giun chỉ cái nở trứng thành ấu trùng, chui qua ống ngực rồi vào máu, vật chủ trung gian truyền bệnh là những loài muỗi thường gặp, như Culex, Anopheles, Aedes, Mansonia và Coquillettidia.

Có biểu hiện lâm sàng đặc trưng hay không

Khi muỗi có ấu trùng giun chỉ hút máu người rồi tiếp tục truyền cho nhiều người giống như truyền bệnh sốt rét hay sốt xuất huyết (Dengue)… Phần lớn những người nhiễm giun chỉ bạch huyết thường có ấu trùng trong máu nhưng lại không có biểu hiện lâm sàng trong nhiều năm hoặc cả đời. Nếu có thường là sốt cao, tái phát từng đợt, mỗi đợt kéo dài 3 – 7 ngày, viêm hạch bạch huyết.

Mạn tính, có thể viêm hoặc phù bộ phận sinh dục, phù voi chi dưới, đi tiểu ra nuớc trắng đục như nước vo gạo, để lâu không lắng. Để phát hiện bệnh, bác sĩ thường khuyên xét nghiệm ấu trùng trong máu và làm các thủ tục cần thiết khác.

Về điều trị, bác sĩ sẽ áp dụng các cách điều trị dựa trên bệnh lý. Nếu có biểu hiện phù voi như: phù chi, bộ phận sinh dục, vú… thì dùng thuốc diệt giun chỉ, tuy nhiên trước khi dùng thuốc phải làm các xét nghiệm cụ thể.

Tuy nhiên do LF là căn bệnh lan truyền từ người sang người do muỗi, nên phòng bệnh như tăng cường ý thức bảo vệ cá nhân, phòng chống muỗi đốt, diệt bọ gậy, loăng quăng, ngủ trong màn tẩm hóa chất…là rất quan trọng. Ngoài ra, công tác phòng chống và điều trị bệnh giun chỉ bạch huyết cần thực hiện đồng bộ, toàn dân, nhất là ở những vùng có tỉ lệ phơi nhiễm ấu trùng giun chỉ bạch huyết cao.

Bài viết Hậu quả từ bệnh giun chỉ bạch huyết không kém gì sốt xuất huyết đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/hau-qua-tu-benh-giun-chi-bach-huyet-khong-kem-gi-sot-xuat-huyet-9953/feed/ 0
Bệnh nhiễm ký sinh trùng Giun chỉ – Muỗi cũng có thể truyền bệnh https://benh.vn/benh-nhiem-ky-sinh-trung-giun-chi-7213/ https://benh.vn/benh-nhiem-ky-sinh-trung-giun-chi-7213/#respond Wed, 03 Jun 2020 06:16:46 +0000 http://benh2.vn/benh-nhiem-ky-sinh-trung-giun-chi-7213/ Bệnh nhiễm ký sinh trùng giun chỉ gây ra chứng viêm bạch huyết, đái ra dưỡng chấp, phù chân voi… nếu không điều trị có thể nguy hiểm tới tính mạng. Điều nguy hiểm hơn đó là muỗi cũng có thể truyền bệnh này. Chính vì vậy, mọi người cần trang bị kiến thức tốt […]

Bài viết Bệnh nhiễm ký sinh trùng Giun chỉ – Muỗi cũng có thể truyền bệnh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bệnh nhiễm ký sinh trùng giun chỉ gây ra chứng viêm bạch huyết, đái ra dưỡng chấp, phù chân voi… nếu không điều trị có thể nguy hiểm tới tính mạng. Điều nguy hiểm hơn đó là muỗi cũng có thể truyền bệnh này. Chính vì vậy, mọi người cần trang bị kiến thức tốt để phòng bệnh giun chỉ nhé.

benh-giun-chi-duoi-da

Đặc điểm ấu trùng giun chỉ và giun chỉ gây bệnh

Giun chỉ thuộc họ Filaridae, đặc điểm của họ giun này là chu kỳ gồ 2 vật chủ: vật chủ chính là người, vật chủ phụ là tiết túc, ở các giun chỉ có liên quan tới chúng ta có vật chủ phụ là muỗi.

Giun chỉ ký sinh ở người được chia thành các nhóm – Nhóm giun chỉ ký sinh dưới da và tổ chức, có các giống Dipelonema, Onchocera, Loa,…

Nhóm giun chỉ ký sinh bạch huyết (ở Việt Nam) có 2 giống Wechereria bancrofti, Brugia malayi. Có 3 loại giun chỉ bạch huyết ở người đã được xác nhận là: Wuchereria bancrofti, Brugia malayi, Brugia timori.

Giun chỉ trưởng thành sống ký sinh ở trong hệ bạch huyết. Con cái và đực sống cuộn tròn như cuộn chỉ, màu trắng sữa. Con đực dài 4cm ngang 0,1 mm, con cái dài 8 – 10cm ngang 0,25mm.

Ấu trùng giun chỉ được đẻ ra trong hệ bạch huyết, tuy nhiên trong quá trình phát triển người ta thấy chúng xuất hiện ở máu ngoại vi. Thời gian này cũng chính là thời gian ấu trùng chờ đón điều kiện được vào muỗi để phát triển vòng đời của mình.

Ấu trùng giun chỉ trong máu ngoại vi có hình dạng giun nhỏ, bao bọc ngoài cùng là một vỏ mà được gọi là áo. Trong cơ thể có phần đầu và phần đuôi. Ấu trùng chứa trong trong thân các hạt, hạt này sau khi nhuộm gọi là hạt nhiễm sắc trong là hạt nhiễm sắc cuối đuôi. Trên cơ thể ấu trùng ấu trùng được nhuộm Giemsa người ta cũng còn thấy các hạch thần kinh đầu và thân. Các yếu tôc trên giúp các nhà ký sinh trùng nhận biết các loài giun chỉ.

Chu kỳ phát triển của giun chỉ gây bệnh

muoi-mansonia-truyen-benh-giun-chi
Muỗi mansonia là loài muỗi truyền bệnh giun chỉ

Người (vật chủ chính) ↔ Muỗi (vật chủ trung gian)

Muỗi đúng loài thích hợp truyền bệnh thì mới có khả năng tạo cho ấu trùng phát triển, nếu không thì ấu trùng không cỏ khả năng phát triển trong cơ thể muỗi.

Khi muỗi thích hợp hút máu người là điều kiện để ấu trùng giun chỉ ở máu ngoại vi xâm nhập vào dạ dày muỗi. Người ta thấy ấu trùng không phải thụ động bị muỗi hút theo máu, mà ấu trùng giun chỉ chủ động nhanh chóng xâm nhập theo vòi muỗi để vào dạ dày muỗi, ở dạ dày muỗi 2-6 giờ, ấu trùng xuyên vách dạ dày muỗi và để lớp áo lại, sau 15 giờ âú trùng di chuyển tới vùng cơ ngực muỗi. Tại vùng cơ ngực muỗi, ấu trùng lớn lên nhanh theo chiều dài 124 tới 250 micromet, chiều ngang cũng to ra từ 10 – 17 micromet, đây là ấu trùng giai đoạn II.

Đến ngày thứ 6 và thứ 7, ấu trùng thay vỏ thành ấu trùng giai đoạn III kích thước dài 225 – 300 micromet chiều ngang 15 – 30 micromet. Tới tuần lễ thứ 2 (sau 14 ngày) ấu trùng thay vỏ thành ấu trùng giai đoạn IV giai đoạn này ấu trùng dài tới 1 – 2 mm, chiều ngang 18-23 micrornet, ký sinh ở vùng tuyến nước bọt cûa muỗi để chờ khi muỗi hút máu người ấu trùng theo vòi xâm nhập vào máu người và trở thành giun chỉ trưởng thành ký sinh ở hạch bạch huyết người.

Sau khi bị muỗi truyền ấu trùng giun chỉ vào máu ngoại VI, ấu trùng theo máu tới ký sinh vào hệ bạch huyết để ký sinh vào các hạch. Đối với loài W.bancrofti, ấu trùng thường khu trú vào vùng hạch của bộ máy sinh dục và vùng thận, còn với loài B.malayi ấu trùng thường khu trú vào hệ thống bạch huyết vùng bẹn hoặc vùng nách. Giun chỉ trưởng thành con đực và cái sống trong hạch bạch huyết, thời gian của giun chỉ sống trong hạch bạch huyết có thể kéo dài trên 10 năm. Còn ấu trùng giun chỉ giai đoạn I sống trong hệ tuần hoàn người có thể tới 10 tuần; nếu không gặp vật chủ trung gian truyền bệnh ấu trùng sẽ chết và giải phóng kháng nguyên vào hệ tuần hoàn của người.

Các tỉnh có bệnh giun chỉ: Hà Nam Ninh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nội, Thái Bình, Hà Bắc, Hà Sơn Bình, Bắc Thái, Nghệ Tĩnh, Vĩnh Phú, Sơn La, Cao Bằng, Hà Tuyên.

(15 tỉnh) chủ yếu tập trung vào 5 tỉnh vùng đổng bằng chau thổ sông Hồng: Hà Nam, Ninh Bình, Hải Dương. Thái Bình, Hà Nội.

Một địa điểm khác: bệnh giun chỉ thường khu trú thành từng điểm nhỏ, thành từng thôn ừng xã, chứ không có tỉ lệ đồng đều như các bệnh giun khác.

Ở đồng bằng Bắc Bộ tuyệt đại đa số các trường hợp nhiễm giun chỉ đều là B.malayi (80-95%).

B.malayi là chủng loại giun chỉ thường gặp ơ vùng trồng lúa nước.

Chu kỳ xuất hiện: B.malayi đểu xuất hiện chu kỳ đêm, mật độ ấu trùng xuất hiện máu ngoại vi vào hai đỉnh 22 giờ và 4 giờ sáng.

W.bancrofti cũng chủ yếu là chủng chu ky đêm, mật độ ấu trùng xuất hiện máu ngoại vi 24 giơ và 4 giờ sáng.

Không có sự khác biệt giữa nam và nữ. Bệnh tăng dần từ lứa tuổi 16-20 tuổi và bệnh nhiễm cao ở lứa tuổi 30 – 40.

Muỗi chủ yếu truyền bệnh giun chỉ ở nước ta thuộc giống Mansonia, đây là loài muỗi hút máu về đêm, sinh sống ở các hồ ao bèo Nhật Bản. Vì vậy, B.malayi do Mansonia cũng là loài giun chỉ chủ yếu ở đổng bằng Bắc Bộ.

Ngoài ra, muỗi Culex là muỗi phổ biến ở đồng bằng và ở cả vùng trung du, vùng bán sơn địa, hút máu về đêm. Loài muỗi này có khả năng phát triển trong các vũng nước quanh nhà, các dụng cụ chứa nước gia đình, loài muỗi này truyền giun chỉ W.bancrofti

Mật độ ấu trùng trong máu có ảnh hưởng tới sư lan truyền của bệnh giun chỉ với mật độ 3 ấu trùng/ml máu là thuận tiện nhất cho muỗi truyền bệnh giun chỉ Nếu mật độ thấp hơn hay cao hơn đều hạn chế sự lan tràn của bệnh.

Các giai đoạn bệnh giun chỉ

Bệnh giun chỉ bạch huyết hay còn gọi là bệnh giun chỉ nói chung đều gây ra trên hệ bạch huyết. Các dấu hiệu thường biểu hiện hiện tượng dị ứng đối với kháng nguyên giun chỉ. Diễn biến bệnh có thể chia làm 3 thời kỳ.

benh-giun-chi-gay-phu-chan-voi
Chân bệnh nhân bị phù chân voi do giun chỉ

Thời kỳ ủ bệnh của giun chỉ

bệnh nhân không cảm thấy có triệu chứng gì. Tuy nhiên, ngẫu nhiên xét nghiệm thấy có ấu trùng giun chỉ trong máu ngoại vi. Nhiều bệnh nhân thời kỳ ủ bệnh kéo dài 5 -7 năm, thường bệnh nhân có thể thấy các hiện tượng nổi mẩn, sốt nhẹ, tê bào ái toan tăng, mệt mỏi. Tình trạng này có thể kéo dài nhiều năm mà không tiến triển hay không rõ các dấu hiệu viêm hạch bạch huyết. Ở các bệnh nhân này, dễ phát hiện ấu trung giun chỉ trong máu ngoại vi. Chính thời kỳ ủ bệnh là thời kỳ có khả năng truyền bệnh cao. Nếu tiến hành các xét nghiệm gián tiếp huyết thanh sẽ thấy phản ứng dương tính rõ ràng.

Thời kỳ phát bệnh giun chỉ

Bệnh nhân bị các đợt viêm hệ bạch huyết kèm theo sốt; diễn biến như các bệnh nhiễm trùng (thường có kết hợp với vi khuẩn) các đợt viêm hệ bạch huyết càng ngày càng tăng; có thể sờ thấy các hạch vùng nách, vùng bẹn, hoặc các bạch mạch nổi cứng.

Đối với loài W.bancrofti hay xuất hiện hiện tượng đái ra dưỡng chấp, có khi kết hợp máu và dưỡng chấp. Bệnh nhân gầy, sút cân nhanh. Tuy nhiên, các đợt phát bệnh cũng sẽ tự hết, nhưng cũng xuất hiện dần hiện tượng phù voi. Hiện tượng phù thường xuất hiện ở chi dưới, chi trên, có thể ở bộ phận sinh dục.

W. Bancrofti hay gây hiện tượng phù voi ở bộ phận còn B.maiayi hay gây hiện tượng phu voi ở chi. Thời kỳ phát bệnh này cũng có thể kéo dài nhiều năm, trong thời kỳ này nếu xét nghiệp co thể thấy ấu trùng giun chỉ.

Thời kỳ bệnh giun chỉ tiềm tàng

Trong thời kỳ nàv bệnh nhân không còn thấy các đợt viêm bạch mạch cấp tính, nhưng các hạch bạch huyết có thể to lên thường. Quan trọng của thời kỳ này là xuất hiện phù voi. Các đợt phù voi liên tiếp, da dày dần, có thể thể thấy phù từ dưới lên dần trên. Bệnh nhân phù một chân, hoặc một tay, ít có trường hợp phù cả hai chân hoặc hai tay. Bộ phận sinh dục nam nữ cũng có hiện tượng phù to, không đỏ không đau như các viêm tấy; người ta thường coi hiện tượng phù voi là phù cứng. Trong thời kỳ này rất ít khi tìm thấy ấu trùng giun chỉ trong máu ngoại vi.

Biểu hiện lâm sàng thường là phù voi chi dưới, đa số phù độ III trở xuống (phù bàn chân đến nửa dưới cẳng chân.

Chẩn đoán bệnh giun chỉ

Xét nghiệm máu tìm ấu trùng giun chỉ. Nguyên tắc là lấy máu về đêm. Thời gian lấy máu là thời gian ấu trùng xuất hiện cao nhất trong máu ngoại vi. Đối với hai loài W.bancrofti và B.malayi nên lấy từ 24 giờ cho đến 2 giờ sáng. Tiêu bản được làm theo cách giọt dày (giọt đặc) và nhuộm Giemsa, do kích thưóc ấu trùng giun chỉ dài nên dễ phát hiện.Tuy nhiên, bệnh giun chỉ khi chuyển sang thời kỳ tiềm tàng thì rất ít khi tìm thấy ấu trùng giun chỉ trong ngoại vi.

Xét nghiệm nước tiểu chẩn đoán giun chỉ

Có thể tìm ấu trùng giun chỉ trong nước tiểu ở trường hợp bệnh nhân bị đái ra dưỡng chấp.

Lấy nước tiểu bệnh nhân hoặc dịch màng tinh lấy cặn; cố định cặn lên tiêu bản, nhuộm Giemsa xét nghiệm tìm ấu trùng giun chỉ bằng kính hiển vi. Ngoài các kỹ thuật xét nghiệm tìm ấu trùng người ta có thể tiến hành các kỹ thuật xét nghiệm gián tiếp qua kháng thể bệnh nhân trong huyết thanh

Kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang chẩn đoán xác định giun chỉ

Kỹ thuật được sử dụng là kỹ thuật ELISA. Các kỹ thuật gián tiếp còn cho phép chúng ta đánh giá mức độ trầm trọng của bệnh. Người ta hay sử dụng để đánh giá hiệu quả của các đợt điều trị bệnh. Tuy nhiên, với phương pháp gián tiếp độ tin cậy không cao bằng các phương pháp trực tiếp, vì hiện tượng phản ứng chéo giữa giun chỉ và các bệnh kỷ sinh trùng khác, đặc biệt ở các vùng có nhiều bệnh ký sinh trùng.

Điểu trị bệnh nhiễm giun chỉ

Bệnh nhân thường đến khám thầy thuốc vào thời kỳ II, thời kỳ xuất hiện các đợt viêm hệ bạch huyết, bạch hạch, sốt, mệt mỏi, đái ra dưỡng chấp. Do khi điều trị phải dùng 2 loại thuốc vừa trị triệu chứng, vừa diệt giun chỉ.

Hai loại thuốc điều trị bệnh giun chỉ

  1. Thuốc đặc hiệu để diệt giun chỉ: Có thể sử dụng thuốc kháng sinh kết hợp chống khuẩn.
  2. Thuốc chữa các triệu chứng: Thuốc hạ sốt có thể phải dùng thuốc chống dị ứng

Các thuốc đặc trị giun chỉ

Neostibosan: thuốc này độc cho bệnh nhân nên hiện không dùng.

Loại thuốc diệt ấu trùng giun chỉ. Hetrazan – Netez, Banocid

Hiện nay phổ biến dùng DEC (dietylcacbamatin) thuốc này ít độc, an toàn, có hiệu quả cao. DEC thường xảy ra các phản ứng phụ: sốt cao, nhức đầu mệt mỏi, buồn nôn, nôn. Phản ứng phụ xuất hiện sớm và nặng đối với loài giun chỉ B. malayi.

dua-can-dung-cho-benh-giun-kim
Lá dừa cạn có thể dùng dạng nước sắc tốt cho trường hợp nhiễm giun kim ra dưỡng chấp

Ngoài thuốc hóa học tổng hợp, trong dân còn dùng nước sắc của lá cây dừa cạn kết quả tốt trong các trường hợp bệnh nhân đái ra dưỡng chấp.

Đối với phù voi, không thể tiến hành diều trị nội khoa mà lành được bệnh, cũng như không thể dùng phương pháp ngoại khoa, chủ yếu phải chống nhiễm khuẩn thứ phát.

Bài viết Bệnh nhiễm ký sinh trùng Giun chỉ – Muỗi cũng có thể truyền bệnh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-nhiem-ky-sinh-trung-giun-chi-7213/feed/ 0