Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Tue, 18 May 2021 03:14:25 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Hội chứng tiền đình https://benh.vn/hoi-chung-tien-dinh-5103/ https://benh.vn/hoi-chung-tien-dinh-5103/#respond Wed, 02 Dec 2020 03:17:01 +0000 http://benh2.vn/hoi-chung-tien-dinh-5103/ Hội chứng tiền đình có biểu hiện như chóng mặt, đi lại không vững, buồn nôn, tiếng ong ong trong đầu,... cần chế độ nghỉ ngơi, luyện tập và sử dụng thuốc khi cần thiết.

Bài viết Hội chứng tiền đình đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Hội chứng tiền đình không phải là một bệnh mà là hội chứng của nhiều nguyên nhân khác nhau, các biểu hiện thường gặp nhất là chóng mặt, mất thăng bằng, ngoài ra có thể có các triệu chứng khác như ù tai, buồn nôn, nôn, tim đập nhanh, vã mồ hôi…

roi_loan_tien_dinh-123

Một số biểu hiện của hội chứng tiền đình

Hội chứng tiền đình có những biểu hiện và nguyên nhân nào?

hội chứng tiền đình không phải một bệnh lý cụ thể mà là tập hợp các biểu hiện như hoa mắt, chóng mặt, mất thăng bằng… và nguyên nhân có thể do nhiều bệnh lý khác nhau gây ra. Do đó, người bệnh cần hiểu được chính xác mình đang gặp vấn đề gì, biểu hiện gì và có bệnh lý nền là gì để tránh hoang mang và điều trị đúng đắn.

Hội chứng tiền đình là gì?

Hội chứng tiền  đình được chia thành hội chứng tiền đình trung ương và hệ thống tiền đình ngoại biên chủ yếu dựa vào vị trí giải phẫu. Tiền đình ngoại biên khi có tổn thương ở khu vực tai trong, nhân và dây thần kinh tiền đình. Tổn thương tiền đình trung ương khi tổn tại các đường dẫn truyền tiền đình đi tới nhân tiền đình tại thân não.

Việc kiểm soát tư thế rất phức tạp, được thực hiện dựa trên sự toàn vẹn của ba hệ thống:

  • Hệ thống giác quan: có chức năng mang đến những thông tin liên quan đến vị trí của đầu và của cơ thể trong không gian đó là hệ thống tiền đình, hệ thống cảm giác bản thể, hệ thống thị giác.
  • Hệ thống thần kinh trung ương: tích hợp, phân tích các thông tin đến từ các giác quan.
  • Hệ thống thực hiện: hệ thống vận động điều khiển hoạt động của các cơ cổ, của thân và các chi nhằm điều hoà các tư thế.

Biểu hiện của hội chứng tiền đình

  • Chóng mặt: là triệu chứng hay gặp nhất của hội chứng tiền đình. Người bệnh có cảm giác các đồ vật xung quanh họ quay tròn, thường cảm giác quay rất mạnh, đặc biệt khó chịu. Kèm theo là các rối loạn thần kinh thực vật như buồn nôn, vã mồ hôi, cảm giác sợ ngã…
  • Rối loạn thăng bằng: có nhiều mức độ khác nhau, rối loạn nặng khi bệnh nhân không thể đứng được, dấu hiệu này thường gặp trong giai đoạn đầu của hội chứng tiền đình ngoại biên. Rối loạn nhẹ hoặc vừa với các triệu chứng như đứng không vững, có xu hướng ngã về một phía, bước đi loạng choạng…
  • Khi thăm khám có thể phát hiện dấu hiệu rung giật nhãn cầu (nystagmus): đó là một vận động tự động của cả hai nhãn cầu đặc trưng bởi sự xuất hiện liên tục, có nhịp, khá đều đặn và liên tục thay đổi hướng của sự chuyển động xen kẽ nhau (một nhanh và một chậm).

Ngoài ra tuỳ, theo vị trí tổn thương có thể gặp các triệu chứng như ù tai, giảm thính lực, điếc, liệt nửa người, rối loạn nuốt, hội chứng tiểu não…

Nguyên nhân gây hội chứng tiền đình

  • Hội chứng tiền đình ngoại biên: Bệnh Ménière, viêm mê nhĩ, viêm dây WIII do thuốc (ví dụ như nhóm kháng sinh Aminosid), chấn thương (vỡ xương đá), cơn chóng mặt tư thế lành tính, u góc cầu tiểu não (u dây WIII), viêm dây tiền đình do virus.
  • Hội chứng tiền đình trung ương: thiếu máu não hệ sống nền, khối máu tụ vùng hố sau, u thân não, xơ cứng dải rác, áp xe não…

Chẩn đoán hội chứng tiền đình

Để chẩn đoán bệnh ngoài các triệu chứng lâm sàng cần kết hợp với một số xét nghiệm khác.

xet-nghiem-sinh-hoa-mau
Cần làm nhiều xét nghiệm sinh hóa cơ bản để chẩn đoán bệnh
  • Các xét nghiệm cơ bản như chức năng thận, chức năng gan, xét nghiệm chẩn đoán đái tháo đường, rối loạn lipid máu…
  • Chụp X quang cột sống cổ.
  • Siêu âm Doppler động mạch cảnh, đốt sống để xác định các mảng xơ vữa, bóc tách động mạch gây hẹp mạch, tắc mạch…
  • Chụp CLVT sọ não, CHT sọ não tìm các tổn thương như u góc cầu tiểu não, áp xe não…
  • Ghi biểu đồ điện của rung giật nhãn cầu.
  • Nghiệm pháp quay.
  • Ghi điện thế khêu gợi thính giác.

Điều trị hội chứng tiền đình

Việc điều trị tuỳ thuộc vào nguyên nhân mà có cách điều trị khác nhau, quan trọng nhất là xử trí những cơn chóng mặt cấp, xảy ra bất ngờ để phòng tránh tai nạn cho người bệnh. Khi bệnh nhân có cơn chóng mặt cần đặt người bệnh nằm nơi yên tĩnh, tránh ánh sáng mạnh và kết hợp thuốc.

Về lâu dài để phòng ngừa tái phát, người bệnh cần được điều trị và theo dõi tại bác sĩ kết hợp với điều trị phục hồi chức năng do chuyên viên vật lý trị liệu hướng dẫn. Mục đích của các bài tập là nhằm tăng cường vận động cơ thể, tăng hoạt động của hệ thần kinh trung ương và bù trừ sự mất cân bằng chức năng của hệ thần kinh tiền đình.

Ngoài ra, người bệnh cần tránh lo âu quá mức  và tin tưởng, hợp tác điều trị dưới sự chỉ định của bác sĩ và chuyên viên vật lý trị liệu thì bệnh sẽ hồi phục nhanh chóng hơn.

Cẩm nang truyền thông các bệnh thường gặp – BV Bạch Mai

Bài viết Hội chứng tiền đình đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/hoi-chung-tien-dinh-5103/feed/ 0
Chóng mặt https://benh.vn/chong-mat-2128/ https://benh.vn/chong-mat-2128/#respond Mon, 29 Jul 2019 04:08:06 +0000 http://benh2.vn/chong-mat-2128/ Chóng mặt là một ảo giác, bệnh nhân có cảm giác môi trường chung quanh xoay tròn hoặc bản thân người bệnh xoay tròn. Chóng mặt nặng thường kèm theo nôn ói và có thể té khi đi.

Bài viết Chóng mặt đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Chóng mặt là một ảo giác, bệnh nhân có cảm giác môi trường chung quanh xoay tròn hoặc bản thân người bệnh xoay tròn. Chóng mặt nặng thường kèm theo nôn ói và có thể té khi đi.

Chóng mặt là triệu chứng gặp trong các bệnh của tai trong hay bệnh của hệ thần kinh trung ương.

Chóng mặt rất hay gặp ở mọi lứa tuổi, giới tính và nghề nghiệp

Bệnh say tàu, xe?

Một số người có cảm giác chóng mặt và nôn ói khi đi xe, máy bay… Đây là tình trạng giống như chóng mặt do tổn thương thần kinh nhưng nhẹ hơn.

Vấn đề giữ thăng bằng

Chóng mặt là tình trạng rối loạn của việc giữ thăng bằng cho cơ thể trong không gian. Cơ thể chúng ta được giữ thăng bằng nhờ vào các hệ thống sau:

– Tai trong ghi nhận chuyển động lên xuống, qua lại của đầu.

– Mắt phát hiện các chuyển động của cơ thể trong không gian.

– Da lòng bàn chân ghi nhận áp lực tiếp xúc của cơ thể với mặt đất.

– Các cơ, khớp xương ghi nhận chuyển động các chi và thân minh.

– Hệ thần kinh trung ương phối hợp tất cả các thông tin trên cho chúng ta có một cảm giác vị trí của mình trong không gian.

Triệu chứng chóng mặt xảy ra khi thần kinh trung ương nhận tín hiệu không đồng bộ của bốn hệ thống trên, thí dụ như bạn đang ở trên một chiếc máy bay trong cơn bão, máy bay đang bị nhồi lên xuống trong khi thị giác của bạn nhìn quang cảnh trong máy bay không nhận thấy có sự di chuyển nào, khi đó sẽ có cảm giác chóng mặt, hoặc bạn đang ngồi trong xe hơi đang di chuyển và mắt bạn đọc một cuốn sách, khi đó hệ thống tai trong nhận biết có sự di chuyển nhưng mắt bạn lại nhìn thấy trang sách cố định và sau một lúc bạn sẽ có cảm giác chóng mặt.

Các nguyên nhân của chóng mặt?

1. Tuần hoàn

Rối loạn tuần hoàn não là nguyên nhân thường gặp nhất của chóng mặt. Nếu máu lên nuôi não không đủ bạn sẽ thấy choáng váng, giống như khi ta đang ngồi ma đứng dậy quá đột ngột. Hiện tượng thiếu máu não này thường do xơ mỡ động mạch. Nếu tai trong bị thiếu máu thì triệu chứng chóng mặt rất nặng nề, kèm nôn ói.

Tình trạng chóng mặt do su giảm tuần hoàn não thường gặp ở người lớn tuổi có kèm theo xơ mỡ động mạch và được gọi là thiểu năng động mạch cột sống thân nền, bệnh nhân có những cơn chóng mặt kèm theo buồn nôn, ù tai xảy ra khi xoay đầu và thay đổi tư thế.

2. Chấn thương

Chấn thương vỡ nền sọ ảnh hưởng tới tai trong cơ thể gây chóng mặt, nôn ói và điếc tai, tình trạng chóng mặt sẽ kéo dài vài tuần rồi thuyên giảm do sự bù trừ của tai đối bên.

Một số trường hợp bệnh nhân bị chóng mặt sau chấn thương khi thay đổi tư thế được gọi là chóng mặt kịch phát lành tính theo tư thế.

3. Nhiễm trùng

Siêu vi có thể gây viêm thần kinh tiền đình, là thần kinh phụ trách thăng bằng, bệnh nhân sẽ bị chóng mặt rất nặng nhưng vẫn nghe bình thường. Viêm tai do vi trùng thì gây vừa chóng mặt vừa giảm thính lực.

Trong những trường hợp này chóng mặt thường kèm theo nôn ói và mất thăng bằng.

4. Dị ứng

Một số người bị tiếp xúc tác nhân dị ứng như phấn hoa, thức ăn có thể bị chóng mặt.

5. Bệnh thần kinh

Một số bệnh thần kinh có thể gây chóng mặt như giang mai, u não, đây là những nguyên nhân ít gặp.

6. Thuốc

Một số thuốc điều trị có thể gây chóng mặt: các thuốc điều trị lao, thuốc an thần…

7. Bệnh Meniere

Bệnh do sự ứ dịch ở tai trong gây các cơn ù tai một bên, chóng mặt kèm theo nôn ói và mất thăng bằng, cơn chóng mặt kéo dài từ 20 phút tới hai giờ, sau cơn bệnh nhân có thể bị giảm thính lực một bên. Cơn có thể tái phát nhiều lần và bị cả hai tai, sau một thời gian bệnh nhân có thể bị giảm thính lực rất nặng.

Cơn chóng mặt của bệnh Meniere có thể điều trị với các thuốc chống nôn, chống chóng mặt như: Meclizine, Primperan, Tanganil… Bệnh nhân nên ăn lạt, tránh dùng rượu, cà phê, thuốc lá.

Làm gì để có thể giảm chóng mặt?

– Tránh thay đổi tư thế đột ngột như đang nằm đứng nhanh dậy hay xoay nhanh sang hai bên.

– Tránh xoay đầu quá mức như cúi xuống hay ngửa lên hoặc xoay đầu.

– Tránh các chất có thể làm giảm tuần hoàn não như cà phê, thuốc lá, ăn mặn.

– Tránh các yếu tố nguy cơ như tình trạng căng thẳng, các chất gây dị ứng.

– Không làm các công việc nguy hiểm khi đang chóng mặt như lái xe, leo trèo cao…

Làm sao tránh chóng mặt khi di chuyển bằng xe, tàu?

– Luôn nhìn ra xa về phía trước khi di chuyển bằng xe.

– Không đọc sách hay ngồi nhìn về phía sau khi đi xe.

– Không nhìn hay nói chuyện với người khác đang bị chóng mặt.

– Tránh các bữa ăn có nhiều gia vị hay mùi quá mạnh trong khi đang đi tàu xe.

– Có thể dùng các thuốc chống nôn ói khi di chuyển.

Một số thuốc loại này có thể mua không cần toa, trong trường hợp chóng mặt và nôn ói không uống thuốc được có thể dùng dạng tọa dược.

Nguyên nhân của ù tai?

Có nhiều nguyên nhân gây ù tai, một số nguyên nhân không nguy hiểm như: ống tai bị bít do ráy tai, nước… Một số nguyên nhân khác phức tạp như nhiễm trùng, xơ cứng chuỗi xương con trong tai.

Ù tai có thể do hạ huyết áp, tăng huyết áp, tiểu đường…

Điều trị ù tai như thế nào?

Tùy theo nguyên nhân, phải khám về thần kinh và tai mũi họng, có thể phải thực hiện nhiều xét nghiệm và nếu tìm được nguyên nhân thì có thể điều trị được.

Nếu không tìm được nguyên nhân có cách nào làm giảm ù tai không?

Các lời khuyên sau đây có thể làm giảm một phần triệu chứng ù tai trong một số trường hợp:

– Tránh nghe tiếng động quá lớn.

– Nếu có cao huyết áp thì hãy điều trị ổn định huyết áp.

– Nên ăn nhạt.

– Tránh các chất kích thích thần kinh như cà phê, thuốc lá.

– Tập thể dục thường xuyên.

– Tránh làm việc quá mệt mỏi, nghỉ ngơi điều độ.

– Đừng quá lo lắng về tiếng ù trong tai bạn, nó không làm cho bạn bị nguy hiểm gì nhiều.

Theo BS. Lê Văn Nam

Bài viết Chóng mặt đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/chong-mat-2128/feed/ 0