Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Sun, 21 Apr 2024 08:53:53 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Dùng kháng sinh azithromycin có thể gây ảnh hưởng trên tim mạch https://benh.vn/dung-khang-sinh-azithromycin-co-the-gay-anh-huong-tren-tim-mach-3835/ https://benh.vn/dung-khang-sinh-azithromycin-co-the-gay-anh-huong-tren-tim-mach-3835/#respond Sat, 20 Apr 2024 04:44:14 +0000 http://benh2.vn/dung-khang-sinh-azithromycin-co-the-gay-anh-huong-tren-tim-mach-3835/ Trong danh sách kháng sinh trị bệnh viêm đường hô hấp (viêm tai mũi họng, viêm phổi) và các bệnh lây truyền qua đường tình dục thì azithromycin được dùng phổ biến nhất. Tuy nhiên, trong những công bố nghiên cứu mới nhất về tác dụng phụ của kháng sinh người ta chú ý nhiều đến azithromycin và những biến cố nguy hiểm.

Bài viết Dùng kháng sinh azithromycin có thể gây ảnh hưởng trên tim mạch đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Trong danh sách kháng sinh trị bệnh viêm đường hô hấp (viêm tai mũi họng, viêm phổi) và các bệnh lây truyền qua đường tình dục thì azithromycin được dùng phổ biến nhất. Tuy nhiên, trong những công bố nghiên cứu mới nhất về tác dụng phụ của kháng sinh người ta chú ý nhiều đến azithromycin và những biến cố nguy hiểm.

azithromycin

Tâm điểm nhằm vào azithromycin

Công trình nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Trường đại học Vanderbilt (bang Tennessee, Hoa Kỳ) đã điều tra 348.000 đơn thuốc có azithromycin. Toàn bộ số đơn thuốc này được kê trong khoảng thời gian từ năm 1992 – 2006. Vấn đề mà các nhà nghiên cứu quan tâm chính là biểu hiện lạ thường và tác dụng phụ nguy hại cho người đã dùng azithromycin. Nhiều tác dụng phụ được nhà sản xuất ghi mập mờ, ít chú trọng thì rất nhiều người bệnh gặp phải. Tác dụng phụ đáng ngại nhất có liên quan đến bệnh tim mạch. Chưa rõ do sự lựa chọn đối tượng nghiên cứu hay là do sự đặc thù của tác dụng phụ, nhưng loại kháng sinh thông thường này đã gây ra nhiều cái chết tim mạch cao hơn hẳn so với những người dùng kháng sinh nhóm beta lactam hay không dùng kháng sinh.

Nhằm loại trừ các yếu tố gây nhiễu, các nhà nghiên cứu đã sử dụng các công cụ tính toán dịch tễ. Kết quả đưa ra, những người dùng kháng sinh azithromycin có tỷ lệ tử vong cao hơn so với những người không dùng loại kháng sinh này là 2,5 lần. Nguy cơ tử vong là chết vì bệnh tim mạch. Với những người không có nguy cơ tim mạch thì tỷ lệ tử vong của người dùng azithromycin là (47/1 triệu), còn với người có nguy cơ tim mạch thì tỷ lệ chết tăng thêm 257/1 triệu. Như vậy, ngay cả với người bình thường cũng có hiện tượng chết vì bệnh tim mạch do azithromycin gây ra.

Chú ý tác dụng phụ

Azithromycin là một kháng sinh phổ rộng nằm trong nhóm macrolid. Cơ chế tác dụng của thuốc nằm ở quá trình tổng hợp protein của vi khuẩn. Vi khuẩn gây bệnh muốn sinh sản, phát triển và gây bệnh, chúng cần có protein. Nhưng azithromycin đã tác động vào quá trình này và làm ngừng hãm sự tổng hợp protein của vi khuẩn. Khi có mặt trong cơ thể, azithromycin gắn vào đơn phân 50S của ribosom. Sự gắn kết này làm sai lạc hoạt động tổng hợp protein của ribosom. Do đó, quá trình tổng hợp không diễn ra được và vi khuẩn bị ngừng phát triển và suy yếu.

Thuốc ngấm dễ dàng vào các mô của hệ hô hấp như phổi, phế quản, tai, mũi, họng. Vì thế, thuốc thích hợp điều trị các bệnh hệ hô hấp. Thuốc lại rất có tác dụng với các vi khuẩn như tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, những mầm bệnh thường gặp của viêm đường hô hấp nên thuốc hay được dùng ưu tiên trong nhóm bệnh này.

Tác dụng phụ thường gặp ở đây là phát ban ngoài da, sưng nề dị ứng, khó thở, khó nuốt, đau bụng, buồn nôn. Một tác dụng phụ ít khi được chú ý đó là tác dụng phụ trên hệ tim mạch. Thuốc có biểu hiện gây ra rối loạn nhịp tim đến mức nghiêm trọng và tử vong, mặc dù tỷ lệ không lớn nhưng chúng ta cần cảnh giác với tác dụng phụ này.

Ngoài azithromycin, nhiều kháng sinh thông thường kháng cũng ẩn chứa các nguy cơ. Ví dụ như penicillin nằm trong nhóm beta lactam có thể dễ dàng gây dị ứng đến sốc thuốc, gentamicin, streptomycin, tobramycin có thể dễ dàng gây điếc và rối loạn tiền đình nghiêm trọng, quinolon có thể làm rối loạn sự phát triển của sụn đến đứt gân gót chân…

Hiểu đúng về cách dùng

Với các kháng sinh thông thường, chúng ta cần hết sức chú ý trong sử dụng. Mục tiêu cuối cùng đó là bệnh thì lui mà sức khỏe thì được bảo toàn. Những lưu ý sau cần hết sức quan tâm:

  • Không tự ý mua thuốc kháng sinh dùng mà không có ý kiến của bác sĩ hay dược sĩ. Vì thuốc có nhiều tác dụng phụ mà với người thông thường khó mà biết hết được.
  • Thời gian dùng kháng sinh trong một liệu trình phải theo đúng khuyến cáo của từng loại thuốc. Thời gian này đủ để tiêu diệt vi khuẩn và hồi phục sức khỏe. Nếu sau một liều dùng thuốc theo đúng chỉ định mà bệnh không hết, chúng ta không nên vội vàng kê thêm một đợt dùng tiếp theo mà cần kiểm tra lại cách dùng thuốc để đảm bảo không có sự tương tác có hại với thuốc điều trị. Kiểm tra lại sức khỏe người bệnh để có chẩn đoán đúng bệnh. Kiểm tra lại mầm bệnh để đánh giá lại căn nguyên vi khuẩn. Những động tác này vừa đảm bảo điều trị được đúng bệnh lại vừa đảm bảo không tổn hại sức khỏe bệnh nhân.
  • Trong quá trình dùng thuốc kháng sinh, cần hết sức chú ý các biến đổi và các bất thường xảy ra. Rất có thể tác dụng phụ mà người bệnh gặp là ít xảy ra. Tác dụng phụ xảy ra cũng có sự khác nhau giữa người này và người khác. Vì thế, cần lưu ý mọi tác dụng và xem xét cẩn thận trước khi đưa ra quyết định có dùng tiếp hay không.
  • Với người bệnh bị các bệnh nặng như viêm phổi, suy hô hấp, suy tim, suy thận, mọi biến đổi đe dọa tính mạng sống cần được khám và kiểm tra trực tiếp mà không nên tư vấn từ xa. Tác dụng phụ đe dọa tính mạng sống đó là khó thở, đau ngực, rối loạn nhịp tim, rối loạn huyết áp, ngất. Chúng ta cần lưu ý, rối loạn nhịp tim có thể thông thường nhưng có thể gây ra đột tử nhanh không kịp trở tay.

Benh.vn (theo SKĐS)

Bài viết Dùng kháng sinh azithromycin có thể gây ảnh hưởng trên tim mạch đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/dung-khang-sinh-azithromycin-co-the-gay-anh-huong-tren-tim-mach-3835/feed/ 0
Lịch sử ra đời thuốc kháng sinh, làm thế nào để sử dụng kháng sinh có hiệu quả https://benh.vn/lich-su-ra-doi-thuoc-khang-sinh-lam-the-nao-de-su-dung-khang-sinh-co-hieu-qua-6028/ https://benh.vn/lich-su-ra-doi-thuoc-khang-sinh-lam-the-nao-de-su-dung-khang-sinh-co-hieu-qua-6028/#respond Thu, 23 Nov 2023 01:00:15 +0000 http://benh2.vn/lich-su-ra-doi-thuoc-khang-sinh-lam-the-nao-de-su-dung-khang-sinh-co-hieu-qua-6028/ Trong những thế kỷ trước, khi nền y học còn ở mức độ hạn chế thì tỷ lệ trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh tử vong rất cao. Nguyên nhân do thiếu những vacxin hoặc sinh cần thiết để điều trị bệnh trong khi sức đề kháng của trẻ còn rất yếu. Ngược lại, hiện nay, do tâm lý người dân nghĩ kháng sinh điều trị được “bách bệnh” dẫn đến lạm dụng kháng sinh một cách vô tội vạ. Có khi chỉ sổ mũi, hát hơi đã dùng đến thuốc khiến tác dụng của kháng sinh đối với cơ thể bị hạn chế, gây nhờn thuốc hoặc sốc thuốc...

Bài viết Lịch sử ra đời thuốc kháng sinh, làm thế nào để sử dụng kháng sinh có hiệu quả đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Trong những thế kỷ trước, khi nền y học còn ở mức độ hạn chế thì tỷ lệ trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh tử vong rất cao. Nguyên nhân do thiếu những vacxin hoặc sinh cần thiết để điều trị bệnh trong khi sức đề kháng của trẻ còn rất yếu.

Ngược lại, hiện nay, do tâm lý người dân nghĩ kháng sinh điều trị được “bách bệnh” dẫn đến lạm dụng kháng sinh một cách vô tội vạ. Có khi chỉ sổ mũi, hát hơi đã dùng đến thuốc khiến tác dụng của kháng sinh đối với cơ thể bị hạn chế, gây nhờn thuốc hoặc sốc thuốc…

Vậy, làm thể nào để sử dụng kháng sinh có hiệu quả nhất?

Lịch sử ra đời thuốc kháng sinh

Năm 1928, nhà khoa học Alexander Flemming người Scotland lần đầu tiên tìm thấy trong môi trường nuôi cấy tụ cầu vàng. Nếu có lẫn nấm penicilium thì khuẩn lạc gần nấm này sẽ không phát triển được. Sau đó chất peniciline đã được chiết xuất từ nấm để dùng trong điều trị.

Năm 1941, peniciline trở thành kháng sinh đầu tiên được tìm và sản xuất để dùng trong lâm sàng. Khi đó, kháng sinh được coi là những chất do vi sinh vật tiết ra (vi khuẩn, vi nấm), có khả năng kìm hãm sự phát triển của vi sinh vật khác, (antibiotic, nghĩa là chống lại sự sống).

Alexander Fleming – Cha đẻ của Kháng sinh (ảnh internet)

Về sau, với sự phát triển của khoa học, người ta có thể tổng hợp, bán tổng hợp các kháng sinh tự nhiên và nhân tạo, do đó định nghĩa kháng sinh đã thay đổi: kháng sinh là những chất do vi sinh vật tiết ra hoặc những chất hóa học bán tổng hợp, tổng hợp với nồng độ rất thấp có khả năng đặc hiệu kìm hãm sự phát triển hoặc diệt được vi khuẩn. Nó có tác dụng lên vi khuẩn ở cấp độ phân tử, thường là một vị trí quan trọng của vi khuẩn hay một phản ứng trong quá trình phát triển của vi khuẩn.

Ngày nay con người đã điều chế ra khoảng 8000 chất kháng sinh, trong đó có khoảng 100 loại dùng trong Y khoa và Thú y. Thuốc kháng sinh dùng theo đường toàn thân (uống, tiêm) hoặc tại chỗ (bôi ngoài da; nhỏ mắt, tai, mũi; đặt âm đạo…).

04 Lưu ý để dùng kháng sinh hiệu quả, tránh tác dụng phụ

1. Kháng sinh có thể làm giảm hiệu quả của thuốc tránh thai

Thuốc Rifampin dùng để điều trị bệnh viêm màng não và Rifabutin dùng để điều trị bệnh lao, 2 loại thuốc này có thể làm giảm mức hormone ức chế sự rụng trứng. Nếu bạn đang dùng loại thuốc này, tốt nhất nên dùng thêm các biện pháp tránh thai như bao cao su.

2. Không uống rượu trong khi sử dụng thuốc kháng sinh

Mặc dù rượu không làm giảm hiệu quả của thuốc kháng sinh, nhưng loại đồ uống có cồn này có thể làm giảm năng lượng, làm chậm quá trình hồi phục của cơ thể. Thêm vào đó, uống rượu trong thời gian điều trị kháng sinh có thể gây ra các triệu chứng như buồn nôn, chóng mặt, buồn ngủ.

Tốt nhất khi đang dùng các loại thuốc kháng sinh bao gồm metronidazole (dùng để điều trị nhiễm khuẩn âm đạo và ký sinh trùng), tinidazole (dùng để điều trị viêm âm đạo do vi khuẩn) và trimethoprim sulfamethoxazole tuyệt đối không nên uống rượu vì có thể gây đau đầu, buồn nôn và nôn mửa, nhịp tim nhanh.

3. Nên dùng thêm lợi khuẩn trong khi điều trị bằng kháng sinh

Thuốc kháng sinh diệt các loại vi khuẩn gây bệnh, nhưng nó cũng có thể tiêu diệt các loại vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Điều này có thể gây ra chứng tức bụng và tiêu chảy. Do đó, các chuyên gia khuyên bạn nên dùng probiotics trong khi điều trị bằng kháng sinh để ngăn ngừa tình trạng khó chịu này.

4. Không phải loại kháng sinh nào cũng dùng sau bữa ăn

Một số thuốc kháng sinh như Augmentin được khuyến cáo nên dùng trong bữa ăn để tránh gây đau bụng, trong như những loại khác bao gồm cả penicillin được khuyên nên dùng trước bữa ăn để tăng sự hấp thụ. Do vậy, luôn kiểm tra kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng kháng sinh trước, trong hay sau bữa ăn để đạt hiệu quả tốt nhất.

 

vi khuẩn

Sử dụng kháng sinh phù hợp với từng loại vi khuẩn (ảnh minh họa)

07 nguyên tắc khi dùng thuốc kháng sinh bắt buộc phải nhớ!

1. Chỉ sử dụng kháng sinh khi có nhiễm khuẩn

Các tác nhân gây bệnh không phải chỉ có vi khuẩn mà còn có thể là virus, nấm, ký sinh trùng… vì vậy, chỉ sủ dụng kháng sinh khi bị nhiễm khuẩn. Các nhóm bệnh thuốc về  virus, nấm và ký sinh trùng không dùng kháng sinh do không có tác dụng điều trị bệnh.

2. Chọn đúng loại thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sỹ

Mỗi loại kháng sinh chỉ có tác dụng đối với những chủng loại vi khuẩn nhất định chứ không phải với tất cả các loại vi khuẩn. Vì vậy, tại các bệnh viện, việc dùng kháng sinh hợp lý nhất là theo kháng sinh đồ (cấy để tìm loại vi khuẩn gây bệnh, sau đó thử xem loại kháng sinh nào có tác dụng tốt nhất để diệt vi khuẩn). Trên cơ sở đó sẽ chọn được loại kháng sinh phù hợp nhất.

Việc lựa chọn kháng sinh cần căn cứ vào các yếu tố: độ nhạy của vi khuẩn đối với kháng sinh, vị trí của ổ nhiễm khuẩn… Ngoài ra còn phải căn cứ vào cơ địa bệnh nhân, có dị ứng với các loại kháng sinh được lựa chọn hay không.

3. Phải có sự hiểu biết về thể trạng người bệnh

Đối với các phụ nữ có thai, trẻ nhỏ, người già, người bị suy gan, suy thận, mắc các bệnh lý mạn tính… thầy thuốc sẽ phải có sự điều chỉnh trong quá trình sử dụng kháng sinh khác so với người trưởng thành khỏe mạnh.

4. Dùng thuốc kháng sinh đủ liều, đúng cách

Dùng thuốc kháng sinh đủ liều tùy theo loại bệnh, loại kháng sinh, cân nặng và thể trạng của người bệnh. Lưu ý khi sử dụng kháng sinh có loại dùng trước ăn, sau ăn, cần dùng đúng cách để phát huy hiệu quả tối đa của thuốc kháng sinh.

5. Dùng thuốc kháng sinh đủ thời gian

Dùng thuốc kháng sinh đủ thời gian theo quy định ( 5, 7 hoạc 10 ngày…), không uống dài hơn hoặc chưa đủ ngày (thấy bệnh thuyên giảm thì ngùng uống thuốc)… để thuốc phát huy tác dụng một cách hiệu quả nhất.

6. Chỉ phối hợp nhiều loại kháng sinh khi thật cần thiết

Phối hợp các loại kháng sinh sẽ làm tăng cường tác dụng của thuốc. Trong truong họp thật cần thiết bác sỹ mói chỉ định phối họp các loại thuốc khác sinh nhu: sau phẫu thuật, bệnh nhân bị nhiều bệnh cùng một lúc…

7. Phòng ngừa bằng thuốc kháng sinh phải thật hợp lý

Chỉ có những trường hợp đặc biệt thầy thuốc mới cho dùng thuốc kháng sinh gọi là phòng ngừa. Thí dụ, dùng kháng sinh phòng ngừa trong phẫu thuật do nguy cơ nhiễm khuẩn hậu phẫu. Hoặc người bị viêm nội mạc tim đã chữa khỏi vẫn phải dùng kháng sinh để ngừa tái nhiễm

Lời kết

Tìm ra kháng sinh và áp dụng kháng sinh để điều trị bệnh giúp con người có tuổi thọ cao hơn, cuộc sống được cải thiện. Tuy nhiên, sử dụng kháng sinh cần đúng theo các nguyên tác. Cách tốt và an toàn nhất cho  bệnh nhân là uống kháng sinh cần theo chỉ định của bác sỹ, không tự ý uống thuốc để tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc.

Bài viết Lịch sử ra đời thuốc kháng sinh, làm thế nào để sử dụng kháng sinh có hiệu quả đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/lich-su-ra-doi-thuoc-khang-sinh-lam-the-nao-de-su-dung-khang-sinh-co-hieu-qua-6028/feed/ 0
Những bệnh nào không cần dùng kháng sinh https://benh.vn/nhung-benh-nao-khong-can-dung-khang-sinh-56214/ https://benh.vn/nhung-benh-nao-khong-can-dung-khang-sinh-56214/#respond Sun, 08 Oct 2023 01:00:25 +0000 https://benh.vn/?p=56214 Kháng sinh là loại thuốc được dùng để diệt hoặc kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn. Kháng sinh dùng để điều trị nhiễm khuẩn do vi khuẩn gây ra và không có tác dụng trên các loại vi sinh vật khác như: virus, nấm,... nên nếu lạm dụng hoặc sử dụng sai sẽ là không cần thiết, lãng phí, nhưng nghiêm trọng hơn cả là gây ra tình trạng kháng kháng sinh.

Bài viết Những bệnh nào không cần dùng kháng sinh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Rất nhiều bệnh không cần sử dụng kháng sinh mà nhiều người vẫn nhầm lẫn. Kháng sinh dùng để điều trị nhiễm khuẩn do vi khuẩn gây ra và không có tác dụng trên các loại vi sinh vật khác như: virus, nấm,… nên nếu lạm dụng hoặc sử dụng sai sẽ là không cần thiết, lãng phí, nhưng nghiêm trọng hơn cả là gây ra tình trạng kháng kháng sinh.

Cac-loai-benh-khong-can-su-dung-den-khang-sinh.jpg
Rất nhiều bệnh không cần dùng kháng sinh nhưng vẫn được kê vô tội vạ loại thuốc này.

Kháng kháng sinh càng lan rộng, vi khuẩn sẽ càng ngày càng “mạnh lên”, thế giới sẽ thiếu trầm trọng các loại kháng sinh có thể tiêu diệt vi khuẩn. Nếu không còn kháng sinh có hiệu quả, con người sẽ phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ bệnh tật, thậm chí tử vong chỉ vì những nhiễm khuẩn đơn giản.

Chính vì vậy, việc sử dụng kháng sinh đúng cách là rất cần thiết. Tuy nhiên, có rất nhiều bệnh không cần dùng kháng sinh nhưng lại bị nhầm lẫn là do vi khuẩn gây ra, dẫn đến dùng sai kháng sinh. Vậy đó là những bệnh nào?

1. Những bệnh do virus gây ra không cần dùng kháng sinh

Nhiều bệnh lý do virus như cảm cúm, đau họng, thực tế không cần dùng kháng sinh. Nhưng nhiều nhà thuốc vẫn kê thêm cho bệnh nhân với lý do “điều trị bao vây.

Các loại bệnh cảm không cần dùng kháng sinh

Bệnh cảm cúm là do virus gây ra. Có nhiều loại cảm như cảm lạnh, cảm cúm (cúm A, các loại H5n1, H1N1), cúm mùa đều được kê thêm kháng sinh. Việc dùng kháng sinh khi bị nhiễm virus đem đến nhiều tác hại hơn là lợi ích . Sử dụng kháng sinh khi không cần thiết sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, đặc biệt là tình trạng kháng kháng sinh do sử dụng sai cách.

90% trường hợp đau họng không cần dùng kháng sinh

Đau họng vẫn có thể do vi khuẩn gây ra (Liên cầu Streptococcus), nhưng nguyên nhân này khá hiếm gặp ở người lớn, chỉ chiếm khoảng 10%.

Dau-khong-khong-can-dung-khang-sinh.jpg
Hầu hết các trường hợp đau họng không cần dùng kháng sinh

Đau họng do vi khuẩn Streptococcus có biểu hiện là đau họng, sốt và sưng hạch ở cổ, cũng có thể đi kèm với viêm amidan có mủ.

Tuy nhiên, phần lớn các trường hợp đau họng không phải do nhiễm liên cầu mà là do các chủng virus nên không cần dùng kháng sinh. Điển hình với triệu chứng chảy nước mũi, ho, đau cơ, khô rát cổ.

Viêm phế quản là do virus

Hầu hết các trường hợp viêm phế quản (85 – 95%) là do virus gây ra nên không cần dùng kháng sinh. Kháng sinh không có tác dụng điều trị với các trường hợp này.

Viêm phế quản thường dễ bị nhầm lẫn với viêm phổi. Cả hai bệnh này đều có thể có ho nhiều nhưng viêm phế quản thường đi kèm đau họng nhẹ hoặc sổ mũi. Mặt khác, viêm phổi ngoài biểu hiện ho thường có sốt cao hơn, thở ngắn và đau ngực.

Viêm mũi xoang không cần sử dụng kháng sinh

Trong phần lớn trường hợp, bệnh này là do virus chứ không phải vi khuẩn. Tuy nhiên, có tới 83% người bệnh được kê kháng sinh.

Nếu bị viêm mũi xoang có sổ mũi, có thể điều trị tại nhà và không cần dùng kháng sinh. Thử dùng ibuprofen hoặc acetaminophen để giảm sốt và đau, ngoài ra có thể dùng thêm thuốc làm thông mũi. Bạn cũng có thể dùng thuốc xịt mũi trong 5 ngày. Rửa mũi bằng nước muối sinh lý và súc miệng họng hàng ngày cũng giúp giảm tình trạng viêm mũi xoang mà không cần dùng đến thuốc

Có một số trường hợp có thể được chỉ định dùng kháng sinh gồm: có các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao và đau xoang mũi, đau ngay từ khi bắt đầu; các triệu chứng kéo dài trên 10 ngày hoặc các triệu chứng ngày càng tệ hơn.

2. Các vấn đề răng miệng không cần dùng kháng sinh

Các vấn đề răng miệng hoàn toàn có thể không cần sử dụng kháng sinh nếu điều trị sớm và vệ sinh răng miệng sạch sẽ.

Nhieu-van-de-rang-mieng-khong-can-dung-den-khang-sinh
Nhiều bệnh răng miệng thậm chí là viêm nhiễm răng miệng cũng không cần sử dụng kháng sinh.

Trong nhiều trường hợp đau răng đơn giản, thuốc kháng sinh sẽ không có ích. Có thể răng bạn nhạy cảm gây đau khi uống đồ nóng hoặc lạnh vì chân răng bị hở, hoặc dây thần kinh ở giữa các răng có thể bị viêm, hoặc là bị sâu răng. Vi khuẩn không gây nên những tình trạng này

Nhiệt miệng do nhiều nguyên nhân nhưng không gồm vi khuẩn. 1 số nguyên nhân gây nhiệt miệng gồm virus, thay đổi hormon, do thực phẩm độ acid cao, nóng trong… Do đó, người bị nhiệt miệng không cần dùng kháng sinh để điều trị.

Các tình trạng bắt đầu có viêm nướu, viêm quanh răng nhẹ chỉ cần vệ sinh răng miệng bằng các loại nước súc miệng kháng khuẩn cũng có thể giúp loại bỏ các tác nhân gây viêm. Do đó, không cần sử dụng kháng sinh trong các trường hợp này. Nếu có sưng nướu, cân nhắc dùng thêm thuốc tiêu viêm như Medrol, Alphachoay trước khi súc miệng để tăng hiệu quả điều trị.

Trong một số trường hợp có thể dùng kháng sinh khi bị đau răng bao gồm: vùng xung quanh răng bị sưng, khi có ổ mủ hoặc bị sốt, ớn lạnh hoặc mệt mỏi.

Kết luận: Hãy cẩn trọng trước khi sử dụng kháng sinh để chữa bệnh. Nhiều loại bệnh không thực sự cần dùng kháng sinh như chúng ta vẫn tưởng. Hãy hướng tới các biện pháp tự nhiên và khoa học. Nếu thực sự có viêm nhiễm, có thể dùng các kháng sinh tự nhiên trước khi sử dụng thuốc kháng sinh.

Bài viết Những bệnh nào không cần dùng kháng sinh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhung-benh-nao-khong-can-dung-khang-sinh-56214/feed/ 0
Cơ chế tác dụng của kháng sinh và phối hợp kháng sinh theo Bộ Y tế https://benh.vn/co-che-tac-dung-cua-khang-sinh-va-phoi-hop-khang-sinh-theo-bo-y-te-2-7255/ https://benh.vn/co-che-tac-dung-cua-khang-sinh-va-phoi-hop-khang-sinh-theo-bo-y-te-2-7255/#respond Wed, 13 Sep 2023 06:17:33 +0000 http://benh2.vn/co-che-tac-dung-cua-khang-sinh-va-phoi-hop-khang-sinh-theo-bo-y-te-2-7255/ Cơ chế tác dụng của kháng sinh và phối hợp kháng sinh theo Bộ Y tế.

Bài viết Cơ chế tác dụng của kháng sinh và phối hợp kháng sinh theo Bộ Y tế đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Các loại kháng sinh khác nhau có cơ chế tác dụng khác nhau và khi phối hợp sử dụng rất cần dùng theo đúng khuyến cáo chung. Sau đây là bài viết về cơ chế tác dụng của kháng sinh và phối hợp kháng sinh theo Bộ Y tế.

1. Cơ chế tác dụng của kháng sinh

Sau khi vào tế bào, kháng sinh được đưa tới đích tác động – 4 thành phần cấu tạo cơ bản của tế bào (xem thêm bài “Đại cương về vi khuẩn học”, phần “Cấu tạo tế bào vi khuẩn”) và phát huy tác dụng: kìm hãm sự sinh trưởng & phát triển hoặc tiêu diệt vi khuẩn, đặc biệt có hiệu quả ở các vi khuẩn đang sinh trưởng và phát triển mạnh (giai đoạn 2/log phase – phát triển theo cấp số nhân), bằng các cách sau.

a) Ức chế sinh tổng hợp vách tế bào vi khuẩn

Các kháng sinh nhóm beta-lactam, fosfomycin và vancomycin ngăn cản sinh tổng hợp lớp peptidoglycan nên không tạo được khung murein – tức là vách không được hình thành. Tế bào con sinh ra không có vách, vừa không sinh sản được vừa dễ bị tiêu diệt hoặc bị li giải, đặc biệt ở vi khuẩn Gram-dương. Như vậy, những kháng sinh này có tác dụng diệt khuẩn nhưng chỉ với những tế bào đang phát triển (degenerative bactericide).

b) Gây rối loạn chức năng màng bào tương

Chức năng đặc biệt quan trọng của màng bào tương là thẩm thấu chọn lọc; khi bị rối loạn các thành phần (ion) bên trong tế bào bị thoát ra ngoài và nước từ bên ngoài ào ạt vào trong, dẫn tới chết, ví dụ polymyxin B, colistin. Với cơ chế tác động này, polymyxin có tác dụng diệt khuẩn tuyệt đối (absolute bactericide), tức là giết cả tế bào đang nhân lên và cả tế bào ở trạng thái nghỉ – không nhân lên.

c) Ức chế sinh tổng hợp protein

Tham gia sinh tổng hợp protein ngoài ribosom còn có các ARN thông tin và các ARN vận chuyển. Điểm tác động là ribosom 70S của vi khuẩn: tại tiểu phần 30S ví dụ như aminoglycosid (nơi ARN thông tin trượt qua), tetracyclin (nơi ARN vận chuyển mang acid amin tới) hoặc tại tiểu phần 50S (nơi acid amin liên kết tạo polypeptid) như erythromycin, cloramphenicol, clindamycin. Kết quả là các phân tử protein không được hình thành hoặc được tổng hợp nhưng không có hoạt tính sinh học làm ngừng trệ quá trình sinh trưởng và phát triển.

d) Ức chế sinh tổng hợp acid nucleic

Gồm 3 cấp độ:

– Ngăn cản sự sao chép của ADN mẹ tạo ADN con, ví dụ do kháng sinh gắn vào enzym gyrase làm ADN không mở được vòng xoắn, như nhóm quinolon.

– Ngăn cản sinh tổng hợp ARN, ví dụ do gắn vào enzym ARN- polymerase như rifampicin.

– Ức chế sinh tổng hợp các chất chuyển hóa cần thiết cho tế bào: quá trình sinh tổng hợp acid folic – coenzym cần cho quá trình tổng hợp các purin & pyrimidin (và một số acid amin) bị ngăn cản bởi sulfamid và trimethoprim.

Như vậy, mỗi kháng sinh chỉ tác động lên một vị trí nhất định trong thành phần cấu tạo, ảnh hưởng đến một khâu nhất định trong các phản ứng sinh học khác nhau của tế bào vi khuẩn, dẫn đến ngừng trệ sinh trưởng và phát triển của tế bào.

Nếu vi khuẩn không bị li giải hoặc không bị nắm bắt (thực bào) và tiêu diệt, thì khi không còn tác động của kháng sinh (ngừng thuốc) vi khuẩn sẽ có thể hồi phục/sống trở lại (reversible). Chỉ cần 1 tế bào sống sót, với tốc độ sinh sản nhanh chóng, sau vài giờ số lượng tế bào vi khuẩn đã không thể đếm được (ví dụ E. coli nếu 20 phút “đẻ 1 lứa” thì sau 5 giờ: từ 1 tế bào mẹ – ban đầu phát triển thành 215 tế bào và sau 10 giờ là 230 – hơn 1 tỷ); sẽ nguy hiểm hơn nữa nếu tế bào sống sót đó đề kháng kháng sinh.

2. Phối hợp kháng sinh theo hướng dẫn của Bộ y tế

Trong thực tế để nâng cao hiệu quả điều trị, một số trường hợp cần thiết chúng ta phải phối hợp kháng sinh.

a) Cơ sở lí thuyết cho phối hợp kháng sinh là nhằm mục đích:

– Làm giảm khả năng xuất hiện chủng đề kháng: với những đề kháng do đột biến thì phối hợp kháng sinh sẽ làm giảm xác suất xuất hiện một đột biến kép. Ví dụ: xác suất đột biến kháng streptomycin là 10 – 7 và đột biến kháng rifampicin là 10 – 9, thì xác suất đột biến đề kháng cả 2 kháng sinh này là 10 -16. Đây chính là lí do phải phối hợp kháng sinh trong điều trị lao và phong; ngoài ra còn áp dụng cho một số bệnh phải điều trị kéo dài như viêm màng trong tim và viêm tủy xương.

– Điều trị nhiễm khuẩn do nhiều loại vi khuẩn gây ra, ví dụ do cả vi khuẩn hiếu khí và kị khí thì phối hợp beta-lactam với metronidazol như trường hợp viêm phúc mạc, áp xe não, áp xe phổi, một số nhiễm khuẩn phụ khoa… Như vậy mỗi kháng sinh diệt một loại vi khuẩn, phối hợp kháng sinh sẽ diệt nhiều loại vi khuẩn hơn.

– Làm tăng khả năng diệt khuẩn: ví dụ sulfamethoxazol & trimethoprim (trong Co-trimoxazol) tác động vào 2 điểm khác nhau trong quá trình sinh tổng hợp acid folic hoặc cặp phối hợp kinh điển beta-lactam (penicilin hoặc cephalosporin) với aminoglycosid (gentamicin hoặc tobramycin hay amikacin).

b) Kết quả của phối hợp kháng sinh

Mỗi kháng sinh đều có ít nhiều tác dụng không mong muốn; khi phối hợp thì những tác dụng phụ này cũng sẽ cộng lại hoặc tăng lên. Không nên hy vọng phối hợp thì hạ được liều lượng từng thuốc vì có thể dẫn đến nguy cơ xuất hiện vi khuẩn kháng kháng sinh.

Phối hợp kháng sinh có thể dẫn đến tác dụng cộng (addition) hoặc hiệp đồng (synergism) hoặc đối kháng (antagonism) hay không thay đổi (indifference) so với 1 thuốc đơn lẻ.

– Tác dụng đối kháng: 2 mà tác dụng không bằng 1 thuốc.

+ Phối hợp các kháng sinh có cùng một đích tác động sẽ có tác dụng đối kháng vì chúng đẩy nhau ra khỏi đích, ví dụ phối hợp erythromycin với clindamycin (hoặc lincomycin) và cloramphenicol.

+ Dùng tetracyclin cùng penicilin có thể dẫn đến tác dụng đối kháng, vì penicilin có tác dụng tốt trên những tế bào đang nhân lên, trong khi tetracyclin lại ức chế sự phát triển của những tế bào này.

– Tác dụng hiệp đồng (đơn giản hóa có thể nói: 1+1 lớn hơn 2):

+ Trimethoprim và sulfamethoxazol ức chế 2 chặng khác nhau trên cùng một con đường tổng hợp coenzym – acid folic cần thiết cho vi khuẩn phát triển nên 2 thuốc này có tác dụng hiệp đồng và được phối hợp thành một sản phẩm (Co-trimoxazol).

+ Cặp phối hợp kinh điển: một beta-lactam với một aminoglycosid cho kết quả hiệp đồng do beta-lactam làm mất vách tạo điều kiện cho aminoglycosid dễ dàng xâm nhập vào tế bào và phát huy tác dụng. Ví dụ phối hợp piperacilin với aminoglycosid điều trị nhiễm khuẩn nặng do trực khuẩn mủ xanh; penicilin với gentamicin nhằm diệt liên cầu.

+ Phối hợp penicilin với một chất ức chế beta-lactamase giúp cho penicilin không bị phân hủy và phát huy tác dụng; ví dụ phối hợp amoxicilin với acid clavulanic hoặc ampicilin với sulbactam hay ticarcilin với acid clavulanic. Acid clavulanic hoặc sulbactam đơn độc không có tác dụng của một kháng sinh, nhưng có ái lực mạnh với beta-lactamase do plasmid của tụ cầu và nhiều trực khuẩn đường ruột sinh ra.

+ Phối hợp 2 kháng sinh cùng ức chế sinh tổng hợp vách vi khuẩn, nếu mỗi kháng sinh tác động vào một protein gắn penicilin (PBP) – enzym trong quá trình tổng hợp vách thì sẽ có tác dụng hiệp đồng; ví dụ phối hợp ampicilin (gắn PBP1) với mecilinam (gắn PBP2) hay ampicilin với ticarcilin.

c) Chỉ dẫn chung cho phối hợp kháng sinh

– Phối hợp kháng sinh là cần thiết cho một số ít trường hợp như điều trị lao, phong, viêm màng trong tim, Brucellosis.

– Ngoài ra, có thể phối hợp kháng sinh cho những trường hợp: bệnh nặng mà không có chẩn đoán Vi sinh hoặc không chờ được kết quả xét nghiệm; người suy giảm sức đề kháng; nhiễm khuẩn do nhiều loại vi khuẩn khác nhau.

– Khi phối hợp, cần dùng đủ liều và nên lựa chọn những kháng sinh có tính chất dược động học gần nhau hoặc có tác dụng hiệp đồng. Tác dụng kháng khuẩn in vivo (trong cơ thể) thay đổi tùy theo số lượng và tuổi (non – đang sinh sản mạnh hay già) của vi khuẩn gây bệnh cũng như các thông số dược động học của các kháng sinh được dùng phối hợp.

– Một số ví dụ: nhiễm khuẩn nặng do tụ cầu có thể dùng các phối hợp khác nhau như oxacilin (hoặc flucloxacilin) với acid fusidic hoặc cephalosporin thế hệ 1 với aminoglycosid hoặc aminoglycosid với clindamycin. Khi nhiễm vi khuẩn kị khí thì dùng metronidazol phối hợp để chữa viêm phúc mạc hay các nhiễm khuẩn ổ bụng; nếu nghi nhiễm vi khuẩn kị khí ở vùng đầu và đường hô hấp thì dùng cùng clindamycin (kháng sinh này có tác dụng tốt trên cả vi khuẩn Gram-dương và vi khuẩn kị khí).

– Quan sát in vivo cho thấy phần lớn các phối hợp kháng sinh có kết quả không khác biệt (indifferent) so với dùng một kháng sinh, trong khi đó các tác dụng không mong muốn do phối hợp lại thường gặp hơn; vì vậy cần thận trọng và giám sát tốt người bệnh khi kê đơn kháng sinh.

Nguồn: Hướng dẫn sử dụng thuốc kháng sinh của Bộ Y tế

Bài viết Cơ chế tác dụng của kháng sinh và phối hợp kháng sinh theo Bộ Y tế đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/co-che-tac-dung-cua-khang-sinh-va-phoi-hop-khang-sinh-theo-bo-y-te-2-7255/feed/ 0
Điều trị viêm phổi bệnh viện theo hướng dẫn của Bộ Y tế https://benh.vn/dieu-tri-viem-phoi-benh-vien-theo-huong-dan-cua-bo-y-te-7270/ https://benh.vn/dieu-tri-viem-phoi-benh-vien-theo-huong-dan-cua-bo-y-te-7270/#respond Mon, 20 Feb 2023 06:17:51 +0000 http://benh2.vn/dieu-tri-viem-phoi-benh-vien-theo-huong-dan-cua-bo-y-te-7270/ Điều trị viêm phổi bệnh viện theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Bài viết Điều trị viêm phổi bệnh viện theo hướng dẫn của Bộ Y tế đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Viêm phổi bệnh viện (VPBV) bao gồm các khái niệm: Viêm phổi mắc phải bệnh viện (nosocomial pneumonia hoặc hospital acquired pneumonia), viêm phổi liên quan đến chăm sóc y tế (healthcare associated pneumonia ), viêm phổi liên quan đến thở máy (ventilation associated pneumonia). Việc điều trị viêm phổi bệnh viện cần theo hướng dẫn chặt chẽ của Bộ Y Tế.

1. Đại cương về Bệnh viêm phổi bệnh viện

– Viêm phổi bệnh viện (VPBV) bao gồm các khái niệm: Viêm phổi mắc phải bệnh viện (nosocomial pneumonia hoặc hospital acquired pneumonia), viêm phổi liên quan đến chăm sóc y tế (healthcare associated pneumonia ), viêm phổi liên quan đến thở máy (ventilation associated pneumonia).

– Viêm phổi bệnh viện (VPBV) là tổn thương nhiễm khuẩn phổi xuất hiện sau khi người bệnh nhập viện ít nhất 48h mà trước đó không có biểu hiện triệu chứng hoặc ủ bệnh tại thời điểm nhập viện.

– Trường hợp người bệnh đã được đặt ống nôi khí quản (NKQ), thở máy sau 48h xuất hiện viêm phổi được định nghĩa là viêm phổi liên quan đến thở máy (VPTM).

– Viêm phổi liên quan đến chăm sóc y tế (VPCSYT), là loại viêm phổi tiến triển có thể tại bệnh viện hoặc ngoài bệnh viện, các người bệnh đó chỉ cần có tiền sử tiếp xúc với các chăm sóc y tế có nguy cơ mang vi khuẩn đa kháng thuốc: Nằm viện trong vòng 90 ngày, nằm điều trị tại các trung tâm điều dưỡng, chạy thận nhân tạo tại nhà, tiếp xúc với thành viên trong gia đình có chứa vi khuẩn đa kháng.

– Dựa theo nhiều khuyến cáo trên thế giới, viêm phổi bệnh viện được chia ra 2 nhóm chính:

+ Nhóm I: Viêm phổi bệnh viện khởi phát sớm <5 ngày và không có yếu tố nguy cơ nhiễm vi khuẩn đa kháng (MDR).

+ Nhóm II: Viêm phổi bệnh viện khởi phát muộn ≥ 5 ngày và/hoặc có yếu tố nguy cơ nhiễm vi khuẩn MDR.

2. Nguyên nhân gây viêm phổi bệnh viện

– Nguyên nhân gây bệnh khá đa dạng, thường do nhiều loại vi khuẩn và chúng hay kết hợp với nhau, hiếm khi nguyên nhân là virus và nấm nếu người bệnh không bị suy giảm miễn dịch.

– Có hai nhóm vi khuẩn gây bệnh thường gặp. Nhóm gồm các vi khuẩn Gram-âm hiếu khí kháng nhiều thuốc như Pseudomonas aeruginosa, Escherichia coli, Enterobacteriacae, Klebsiella pneumoniae và Acinetobacter baumannii. Nhóm MRSA (S. aureus kháng methicilin), nhóm vi khuẩn Gram-dương như Staphylococcus aureus. Viêm phổi do S. aureus gặp nhiều hơn ở bệnh nhân bị đái tháo đường, chấn thương sọ não, điều trị tại ICU. Ngoài ra, một số vi khuẩn thuộc các chủng streptococci, staphylococci coagulase (-), Neisseria và Corynebacterium hội sinh ở vùng miệng hầu cũng có thể gây bệnh. Những vi khuẩn này có thể gây nhiễm khuẩn trên các người bệnh thiếu hụt miễn dịch, khi hàng rào miễn dịch bị tổn thương.

– Viêm phổi khởi phát sớm thường là các chủng vi khuẩn ngoài bệnh viện: Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae, S. aureus nhạy cảm với methicilin (MSSA)…

– Viêm phổi khởi phát muộn thường là các vi khuẩn bệnh viện và đa kháng thuốc: Pseudomonas aeruginosa, Escherichia coli, Enterobacter, Klebsiella pneumoniae và Acinetobacter baumannii, S. aureus kháng methicilin…

– Viêm phổi liên quan đến chăm sóc y tế thường là những trường hợp có nguy cơ nhiễm vi khuẩn đa kháng.

3. Triệu chứng viêm phổi bệnh viện

Bệnh viêm phổi bệnh viện có triệu chứng đặc trưng có thể nhận biết được. Khi có các triệu chứng sau đây, người bệnh nên tới bệnh viện sớm.

a) Lâm sàng của viêm phổi bệnh viện

– Sốt > 38oC hoặc < 35oC

– Tăng số lượng dịch tiết phế quản như mủ

b) Cận lâm sàng viêm phổi biện viện

– Bạch cầu máu ngoại vi trên 10000/mm3 hoặc dưới 5000/mm3. Tuy nhiên các người bệnh có suy giảm miễn dịch hoặc đang được điều trị hóa chất, corticoid, bệnh máu… bạch cầu có thể không tăng mặc dù người bệnh có nhiễm khuẩn nặng.

– Các thay đổi trên X-quang: Hình ảnh thâm nhiễm phế nang, hình ảnh bóng mờ, hang, mờ rãnh liên thùy, xẹp phổi và các thâm nhiễm không đối xứng trên nền phổi có tổn thương đối xứng trước đó.

c) Phân loại mức độ nặng viêm phổi bệnh viện

– Viêm phổi bệnh viện mức độ nhẹ, vừa: Không có các biểu hiện sau: Tụt huyết áp, không phải đặt nội khí quản, không có hội chứng nhiễm khuẩn huyết, không có tình trạng tiến triển nặng lên nhanh tổn thương trên X-quang phổi, không có biểu hiện suy đa phủ tạng.

– Viêm phổi bệnh viện mức độ nặng: Có các biểu hiện nói trên và có S.aureus kháng methiciline (MRSA).

4. Điều trị viêm phổi bệnh viện bằng kháng sinh

a) Nguyên tắc chung khi điều trị viêm phổi bệnh viện bằng kháng sinh

– Xử trí tuỳ theo mức độ nặng. Những trường hợp viêm phổi bệnh viện nặng cần được điều trị tại khoa Hồi sức tích cực.

– Lựa chọn kháng sinh ban đầu thường dựa theo các yếu tố nguy cơ của viêm phổi mắc phải ở bệnh viện, mô hình vi khuẩn gây bệnh thường gặp tại địa phương, mức độ nặng của bệnh, tuổi người bệnh, các bệnh kèm theo, các tương tác và tác dụng phụ của thuốc.

– Cần phối hợp kháng sinh cho các trường hợp nghi ngờ nhiễm khuẩn do các vi khuẩn đa kháng hoặc các trường hợp VPBV nặng.

– Xem xét chiến lược điều trị xuống thang ngay sau khi có kết quả kháng sinh đồ.

b) Lựa chọn kháng sinh điều trị viêm phổi bệnh viện theo kinh nghiệm

– Kháng sinh có thể được lựa chọn theo Bảng II.6 và Bảng II.7.

– Thời gian điều trị thƣờng từ 10 – 14 ngày, thời gian điều trị có thể kéo dài hơn đến 21 ngày nếu nhiễm các vi khuẩn kháng thuốc như: P. aeruginosa, Acinetobacter sp., Stenotrophomonas maltophilia và MRSA hoặc người bệnh có triệu chứng kéo dài: Sốt>380 c, còn đờm mủ, X-quang cải thiện chậm…

– Khi đã xác định được căn nguyên gây bệnh thì điều trị theo kháng sinh đồ.

– Nghi nhiễm vi khuẩn đa kháng khi:

+ Điều trị kháng sinh trong vòng 90 ngày trước

+ Nằm viện ≥ 5 ngày

+ Ở những nơi có tỷ lệ kháng kháng sinh cao trong cộng đồng hay trong bệnh viện

+ Viêm phổi liên quan đến chăm sóc y tế

– Viêm phổi mắc phải ở bệnh viện cần đƣợc điều trị nội trú tại các bệnh viện tỉnh và bệnh viện trung ương.

Bảng II.6. Lựa chọn kháng sinh điều trị viêm phổi bệnh viện theo kinh nghiệm

Phân loại Nguyên nhân chính Kháng sinh lựa chọn
Nằm viện 2-5 ngày

Viêm phổi nhẹ, vừa hoặc nặng và nguy cơ thấp

Enterobacteriaceae, S. pneumoniae, H. influenza, S. aureus nhạy cảm methicilin Beta-lactam + ức chế betalactamase (piperacillin + tazobactam, ticarcilin + clavulanat), hoặc ceftriaxone, hoặc fluoroquinolone.

Có thể kết hợp 1 aminoglycosid

Nằm viện > 5 ngày

Viêm phổi nhẹ, vừa

P. aruginosa, các chủng Enterobacter, các chủng Acinetobacter Tương tự nằm viện 2-5 ngày
Nằm viện > 5 ngày

Viêm phổi nặng và nguy cơ thấp hoặc

Carbapenem hoặc nhóm Beta-lactam + ức chế betalactamase (piperacillin + tazobactam, cefoperazol + sulbactam), hoặc cefepim.
Nằm viện > 2 ngày

Viêm phổi nặng và nguy cơ cao

Carbapenem hoặc nhóm Beta-lactam + ức chế betalactamase (piperacillin + tazobactam, cefoperazol + sulbactam), hoặc cefepim.

Kết hợp với amikacin hoặc fluoroquinolone.

Trường hợp đặc biệt
Gần đây có phẫu thuật bụng hoặc có bị sặc vào phổi Vi khuẩn kỵ khí Carbapenem hoặc nhóm Beta-lactam + ức chế betalactamase (piperacillin + tazobactam, cefoperazol + sulbactam), hoặc clindamycin + metronidazole (nếu dị ứng với các thuốc trên)
Nhiễm S. aureus kháng methicillin ở các vị trí khác. Có dùng kháng sinh chống S. aureus trước đó S. aureus kháng methicillin Vancomycin hoặc linezolid + rifampicin hoặc teicoplanin
Nằm khoa Hồi sức kéo dài

Dùng kháng sinh phổ rộng trước đó

Bệnh cấu trúc phổi

P. aeruginosa Beta-lactam kháng Pseudo monas (ceftazidime, cefipim + aminoglycosid; Carbapenem + aminoglycosid


Bảng II.7. Lựa chọn kháng sinh cho một số chủng vi khuẩn đa kháng thuốc

Chủng vi khuẩn

 

Thuốc ƣu tiên

 

Thuốc thay thế

 

S. aureus kháng methicilin (MRSA)

 

Vancomycin hoặc teicoplanin Linezolid

 

K. pneumoniae và các Enterobacteriaceae khác (ngoại trừ Enterobacter) sinh ESBL

 

Carbapenem (imipenem, meropenem)

 aminoglycosid

 

Piperacilin-tazobactam,  aminoglycosid

 

Enterobacter

 

Carbapenem (imipenem, meropenem), beta-lactam – chất ức chế beta-lactamase (piperacilin- tazobactam, ticarcilin-clavulanat), cefepim,  fluoroquinolon, aminoglycosid

 

Cephalosporin thế hệ 3 + aminoglycosid

 

MDR P. aeruginosa

 

Carbapenem hoặc piperacilin- tazobactam + aminoglycosid hoặc fluroquinolon (ciprofloxacin) Polymyxin B hoặc colistin

 

MDR Acinetobacter

 

Carbapenem phối hợp với colistin

 

Cefoperazon-sulbactam phối hợp với colistin

 

Các chủng siêu kháng thuốc

 

Các phối hợp có thể:

– Carbapenem + ampicilin-sulbactam

– Doxycyclin + amikacin

– Colistin + rifampicin ± ampicilin-sulbactam

 

Chú ý: Khi sử dụng kết hợp với thuốc nhóm aminoglycosid cần theo dõi chức năng thận của ngƣời bệnh 2 lần/ tuần.

5. Dự phòng viêm phổi bệnh viện

– Tôn trọng nguyên tắc vệ sinh: Rửa tay kỹ bằng xà phòng, khử trùng tay bằng cồn trước và sau khi thăm khám người bệnh, trước lúc làm thủ thuật nhằm tránh lây nhiễm chéo. Tuân thủ tuyệt đối nguyên tắc vô trùng khi làm các thủ thuật. Cách ly sớm các người bệnh nhiễm vi khuẩn đa kháng thuốc.

– Theo dõi chặt chẽ tình trạng nhiễm khuẩn trong khoa, trong bệnh viện nhằm phát hiện những chủng vi khuẩn kháng thuốc để đưa ra hướng dẫn điều trị kháng sinh hợp lý cho các trường hợp nghi ngờ có viêm phổi mắc phải ở bệnh viện.

– Nên chỉ định thông khí nhân tạo không xâm nhập sớm nhằm hạn chế các trường hợp phải đặt nội khí quản, thông khí nhân tạo xâm nhập – nguyên nhân hàng đầu gây viêm phổi mắc phải ở bệnh viện.

– Nên đặt nội khí quản, ống thông dạ dày theo đường miệng hơn là đường mũi, nhằm tránh nguy cơ viêm xoang từ đó có thể giảm nguy cơ viêm phổi bệnh viện.

– Nên hút liên tục dịch ở hạ họng, trên thanh quản. Nên bơm bóng ống nội khí quản khoảng 20 cm H2O để ngăn dịch hầu họng xuống đường hô hấp dưới.

– Cần thận trọng đổ nước ở các bình chứa nước đọng trên đường ống thở tránh để nước đọng ở đó chảy vào dây ống thở qua việc khí dung thuốc. Đảm bảo dụng cụ, nguyên tắc vô trùng khi hút đờm qua nội khí quản hoặc ống mở khí quản.

– Cố gắng cai thở máy sớm, giảm tối thiểu thời gian lưu ống nội khí quản và thông khí nhân tạo xâm nhập.

– Người bệnh nên được nằm ở tƣ thế đầu cao (300- 450) để tránh nguy cơ sặc phải dịch đường tiêu hóa đặc biệt ở những người bệnh ăn qua ống thông dạ dày.

– Vỗ rung hằng ngày đối với các người bệnh phải nằm lâu.

– Vệ sinh răng miệng thường xuyên cho những người bệnh rối loạn ý thức, hôn mê, thở máy kéo dài.

7. Tài liêu tham khảo

1. Cunha BA (2010), Pneumonia Essentials 3nd Ed, Royal Oak, MI: Physicians Press, 111- 118.

2. Ferrer M, Liapikou A, Valencia M, et al (2010), “Validation of the American Thoracic Society-Infectious Diseases Society of America guidelines for hospital-acquired pneumonia in the intensive care unit”, Clin Infect Dis, 50(7):945.

3. Jean Chastre, Charles-Eduoard Luyt (2010), “Ventilator-Associated Pneumonia”, Murray and Nadel’s Textbook of Respiratory Medicine (5th ed), Saunder.

4. Coleman Rotstein, Gerald Evans, Abraham Born, Ronald Grossman, R Bruce Light, Sheldon Magder, Barrie McTaggart, Karl Weiss (2008), “Clinical practice guidelines for hospital-acquired pneumonia and ventilator-associated pneumonia in adults” AMMI Canada guidelines.

5. ATS (2005), “Guidelines for the Management of Adults with Hospital-acquired, Ventilator- associated, and Healthcare-associated Pneumonia” Am J Respir Crit Care Med Vol 171. pp 388–416

Từ viết tắt trong bài

VPBV Viêm phổi bệnh viện

NKQ Nội khí quản

VPTM Viêm phổi liên quan đến thở máy VPCSYT Viêm phổi liên quan đến chăm sóc y tế

Bài viết Điều trị viêm phổi bệnh viện theo hướng dẫn của Bộ Y tế đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/dieu-tri-viem-phoi-benh-vien-theo-huong-dan-cua-bo-y-te-7270/feed/ 0
Các nhóm kháng sinh và tác dụng theo hướng dẫn của Bộ Y tế https://benh.vn/cac-nhom-khang-sinh-va-tac-dung-theo-huong-dan-cua-bo-y-te-7080/ https://benh.vn/cac-nhom-khang-sinh-va-tac-dung-theo-huong-dan-cua-bo-y-te-7080/#respond Sun, 23 Jun 2019 06:14:15 +0000 http://benh2.vn/cac-nhom-khang-sinh-va-tac-dung-theo-huong-dan-cua-bo-y-te-7080/ Kháng sinh là một nhóm thuốc đặc biệt vì việc sử dụng chúng không chỉ ảnh hưởng đến người bệnh mà còn ảnh hưởng đến cộng đồng. Với những nước đang phát triển như Việt Nam, đây là một nhóm thuốc quan trọng vì bệnh lý nhiễm khuẩn nằm trong số những bệnh đứng hàng đầu cả về tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong.

Bài viết Các nhóm kháng sinh và tác dụng theo hướng dẫn của Bộ Y tế đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Kháng sinh là một nhóm thuốc đặc biệt vì việc sử dụng chúng không chỉ ảnh hưởng đến người bệnh mà còn ảnh hưởng đến cộng đồng. Với những nước đang phát triển như Việt Nam, đây là một nhóm thuốc quan trọng vì bệnh lý nhiễm khuẩn nằm trong số những bệnh đứng hàng đầu cả về tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong.

Sự lan tràn các chủng vi khuẩn kháng kháng sinh là vấn đề cấp bách nhất hiện nay. Sự xuất hiện các chủng vi khuẩn kháng ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị và sức khỏe người bệnh. Việc hạn chế sự phát sinh của vi khuẩn kháng kháng sinh là nhiệm vụ không chỉ của ngành Y tế mà của cả cộng đồng nhằm bảo vệ nhóm thuốc này.

Định nghĩa kháng sinh

“Kháng sinh (antibiotics) là những chất kháng khuẩn (antibacterial substances) được tạo ra bởi các chủng vi sinh vật (vi khuẩn, nấm, Actinomycetes), có tác dụng ức chế sự phát triển của các vi sinh vật khác.

Hiện nay từ kháng sinh được mở rộng đến cả những chất kháng khuẩn có nguồn gốc tổng hợp như các sulfonamid và quinolon.

Để bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý, cần nắm vững những kiến thức liên quan đến kháng sinh, vi khuẩn gây bệnh và người bệnh.

Trong tài liệu này, các thuốc kháng sinh được đề cập đến bao gồm tất cả các chất có tác dụng trên vi khuẩn gây bệnh. Những chất có tác dụng đến vi rút và nấm gây bệnh sẽ được đề cập đến ở tài liệu tiếp theo.

Các nhóm thuốc kháng sinh và tác dụng

Các nhóm kháng sinh được sắp xếp theo cấu trúc hoá học. Theo cách phân loại này, kháng sinh được chia thành các nhóm như sau (Bảng I.1):

TT Tên nhóm Phân nhóm
1 Beta-lactam

 

Các penicilin
Các cephalosporin
Các beta-lactam khác Carbapenem Monobactam
Các chất ức chế beta-lactamase
2 Aminoglycosid
3 Macrolid
4 Lincosamid
5 Phenicol
6 Tetracyclin Thế hệ 1
Thế hệ 2
7 Peptid Glycopeptid

Polypetid

Lipopeptid

8 Quinolon Thế hệ 1
Các fluoroquinolon: Thế hệ 2, 3, 4
9 Các nhóm kháng sinh khác
Sulfonamid
Oxazolidinon
5-nitroimidazol

Bảng I.1. Phân loại kháng sinh theo cấu trúc hóa học

Nhóm kháng sinh Beta-lactam

Kháng sinh nhóm beta-lactam là một họ kháng sinh rất lớn, bao gồm các kháng sinh có cấu trúc hóa học chứa vòng beta-lactam. Khi vòng này liên kết với một cấu trúc vòng khác sẽ hình thành các phân nhóm lớn tiếp theo: nhóm penicilin, nhóm cephalosporin và các beta-lactam khác.

cac-nhom-khang-sinh-pho-bien
Cấu trúc 1 số kháng sinh phổ biển nhóm Beta-lâtm

1. Phân nhóm kháng sinh penicilin

– Các thuốc kháng sinh nhóm penicilin đều là dẫn xuất của acid 6- aminopenicilanic (viết tắt là A6AP). Trong các kháng sinh nhóm penicilin, chỉ có penicilin G là kháng sinh tự nhiên, được chiết xuất từ môi trường nuôi cấy Penicilium. Các kháng sinh còn lại đều là các chất bán tổng hợp.

– Sự thay đổi nhóm thế trong cấu trúc của penicilin bán tổng hợp dẫn đến sự thay đổi tính bền vững với các enzym penicilinase và beta-lactamase; thay đổi phổ kháng khuẩn cũng như hoạt tính kháng sinh trên các chủng vi khuẩn gây bệnh.

– Dựa vào phổ kháng khuẩn, có thể tiếp tục phân loại các kháng sinh nhóm Penicilin thành các phân nhóm với phổ kháng khuẩn tương ứng như sau:

  • Các penicilin phổ kháng khuẩn hẹp
  • Các penicilin phổ kháng khuẩn hẹp đồng thời có tác dụng trên tụ cầu
  • Các penicilin phổ kháng khuẩn trung bình
  • Các penicilin phổ kháng khuẩn rộng đồng thời có tác dụng trên trực khuẩn mủ xanh.

– Đại diện của mỗi phân nhóm và phổ kháng khuẩn tương ứng được trình bày trong Bảng I.2.

2. Phân nhóm kháng sinh cephalosporin

– Cấu trúc hóa học của các kháng sinh nhóm cephalosporin đều là dẫn xuất của acid 7-aminocephalosporanic (viết tắt là A7AC). Các cephalosporin khác nhau được hình thành bằng phương pháp bán tổng hợp. Sự thay đổi các nhóm thế sẽ dẫn đến thay đổi đặc tính và tác dụng sinh học của thuốc.

– Các cephalosporin bán tổng hợp tiếp tục được chia thành 4 thế hệ. Sự phân chia này không còn căn cứ trên cấu trúc hóa học mà chủ yếu dựa vào phổ kháng khuẩn của kháng sinh. Xếp theo thứ tự từ thế hệ 1 đến thế hệ 4, hoạt tính trên vi khuẩn Gram-dương giảm dần và hoạt tính trên vi khuẩn Gram-âm tăng dần. Phổ kháng khuẩn của một số cephalosporin trong từng thế hệ được trình bày trong Bảng I.3. Lưu ý thêm là tất cả các cephalosporin hầu như không có tác dụng trên enterococci, Listeria monocytogenes, Legionella spp., S. aureus kháng methicilin, Xanthomonas maltophilia, và Acinetobacter spp.

Bảng I.2. Phân nhóm kháng sinh Penicilin và phổ kháng khuẩn

Phân nhóm Tên thuốc Phổ kháng khuẩn
Các penicilin phổ kháng khuẩn hẹp

 

Penicilin G

Penicilin V

 

Cầu khuẩn Gram-dương (trừ cầu khuẩn tiết penicilinase, do đó không có tác dụng trên phần lớn các chủng S. aureus).
Các penicilin phổ kháng khuẩn hẹp đồng thời có tác dụng trên tụ cầu

 

Methicilin

Oxacilin

Cloxacilin

Dicloxacilin

Nafcilin

 

Hoạt tính kháng khuẩn kém hơn trên các vi khuẩn nhạy cảm với penicilin G, nhưng do có khả năng kháng penicilinase nên có tác dụng trên các chủng tiết penicilinase như S. aureus và

S. epidermidis chưa kháng methicilin.

Các penicilin phổ kháng khuẩn trung bình Ampicilin Amoxicilin Phổ kháng khuẩn mở rộng hơn so với penicilin G trên các vi khuẩn Gram-âm như Haemophilus influenzae, E. coli, và Proteus mirabilis. Các thuốc này không bền vững với enzym beta-lactamase nên thường được phối hợp với các chất ức chế beta-lactamase như acid clavulanic hay sulbactam.
Các penicilin phổ kháng khuẩn rộng đồng thời có tác dụng trên trực khuẩn mủ xanh Carbenicilin

Ticarcilin

Phổ kháng khuẩn mở rộng hơn trên các chủng vi khuẩn Gram-âm như Pseudomonas, Enterobacter, Proteus spp. Có hoạt tính mạnh hơn so với ampicilin trên cầu khuẩn Gram- dương và Listeria monocytogenes, kém hơn piperacilin trên Pseudomonas.
Mezlocilin Piperacilin Có tác dụng mạnh trên các chủng Pseudomonas, Klebsiella, và một số chủng vi khuẩn Gram-âm khác. Piperacilin vẫn giữ được hoạt tính tương tự ampicilin trên tụ cầu Gram-dương và Listeria monocytogenes.

Bảng I.3. Các thế hệ Cephalosporin và phổ kháng khuẩn

Thế hệ Tên thuốc Phổ kháng khuẩn
Cephalosporin thế hệ 1 Cefazolin Cephalexin Cefadroxil

 

Có hoạt tính mạnh trên các chủng vi khuẩn Gram-dương nhưng hoạt tính tương đối yếu trên các chủng vi khuẩn Gram-âm. Phần lớn cầu khuẩn Gram-dương nhạy cảm với cephalosporin thế hệ 1 (trừ enterococci,

S. epidermidis và S. aureus kháng methicilin). Hầu hết các vi khuẩn kỵ khí trong khoang miệng nhạy cảm, nhưng với B. fragilis thuốc không có hiệu quả. Hoạt tính tốt trên các chủng Moraxella catarrhalis, E. coli, K. pneumoniae, và P. mirabilis.

Cephalosporin thế hệ 2 Cefoxitin

Cefaclor

Cefprozil

Cefuroxim

Cefotetan

Ceforanid

Các cephalosporin thế hệ 2 có hoạt tính mạnh hơn trên vi khuẩn Gram-âm so với thế hệ 1 (nhưng yếu hơn nhiều so với thế hệ 3). Một số thuốc như cefoxitin, cefotetan cũng có hoạt tính trên B. fragilis
Cephalosporin thế hệ 3 Cefotaxim

Cefpodoxim

Ceftibuten

Cefdinir

Cefditoren

Ceftizoxim

Ceftriaxon

Cefoperazon

Ceftazidim

Các cephalosporin thế hệ 3 nói chung có hoạt tính kém hơn thế hệ 1 trên cầu khuẩn Gram-dương, nhưng có hoạt tính mạnh trên vi khuẩn họ Enterobacteriaceae (mặc dù hiện nay các chủng vi khuẩn thuộc họ này đang gia tăng kháng thuốc mạnh mẽ do khả năng tiết beta-lactamase). Một số các thuốc như ceftazidim và cefoperazon có hoạt tính trên P. aeruginosa nhưng lại kém các thuốc khác trong cùng thế hệ 3 trên các cầu khuẩn Gram-dương.
Cephalosporin thế hệ 4 Cefepim Cephalosporin thế hệ 4 có phổ tác dụng rộng hơn so với thế hệ 3 và bền vững hơn với các beta-lactamase (nhưng không bền với Klebsiella pneumoniae carbapenemase (KPC) nhóm A). Thuốc có hoạt tính trên cả các chủng Gram-dương, Gram-âm (bao gồm Enterobacteriaceae và Pseudomonas)

3. Các kháng sinh nhóm beta-lactam khác

a) Kháng sinh nhóm carbapenem

Nghiên cứu biến đổi cấu trúc hóa học của penicilin và cephalosporin đã tạo thành một nhóm kháng sinh beta-lactam mới, có phổ kháng khuẩn rộng, đặc biệt có hoạt tính rất mạnh trên vi khuẩn Gram-âm – đó là kháng sinh nhóm carbapenem. Tên thuốc và phổ tác dụng của một số kháng sinh trong nhóm này được trình bày trong Bảng I.4.

Bảng I.4. Kháng sinh nhóm carbapenem và phổ tác dụng

Tên kháng sinh Phổ tác dụng
Imipenem Thuốc có phổ tác dụng rất rộng trên cả vi khuẩn hiếu khí và kỵ khí. Các chủng vi khuẩn nhạy cảm bao gồm streptococci (kể cả phế cầu kháng penicilin), enterococci (nhưng không bao gồm E. faecium và các chủng kháng penicilin không do sinh enzym beta-lactamase), Listeria. Một vài chủng tụ cầu kháng methicilin có thể nhạy cảm với thuốc, nhưng phần lớn các chủng này đã kháng. Hoạt tính rất mạnh trên Enterobacteriaceae (trừ các chủng tiết carbapenemase KPC). Tác dụng được trên phần lớn các chủng Pseudomonas và Acinetobacter. Tác động trên nhiều chủng kỵ khí, bao gồm cả B. fragilis. Không bền vững đối với men DHP-1 tại thận nên cần phối hợp cilastatin.
Meropenem Phổ tác dụng tương tự imipenem, có tác dụng trên một số chủng Gram (-) như P. aeruginosa, kể cả đã kháng imipenem.
Doripenem

 

Phổ tác dụng tương tự imipenem và meropenem.

Tác dụng trên vi khuẩn Gram-dương tương tự imipenem, tốt hơn so với meropenem và ertapenem.

Ertapenem Phổ tác dụng tương tự các carbapenem nhưng tác dụng trên các chủng Pseudomonas và Acinetobacter yếu hơn so với các thuốc cùng nhóm.

b) Nhóm kháng sinh monobactam

– Nhóm kháng sinh monobatam là kháng sinh mà công thức phân tử có chứa beta-lactam đơn vòng. Chất điển hình của nhóm này là aztreonam.

– Phổ kháng khuẩn của aztreonam khá khác biệt với các kháng sinh họ beta-lactam và có vẻ gần hơn với phổ của kháng sinh nhóm aminoglycosid. Thuốc chỉ có tác dụng trên vi khuẩn Gram-âm, không có tác dụng trên vi khuẩn Gram-duơng và vi khuẩn kỵ khí. Tuy nhiên, hoạt tính rất mạnh trên Enterobacteriaceae và có tác dụng đối với P. aeruginosa.

c) Các chất ức chế beta-lactamase

Các chất này cũng có cấu trúc beta-lactam, nhưng không có hoạt tính kháng khuẩn, mà chỉ có vai trò ức chế enzym beta-lactamase do vi khuẩn tiết ra. Các chất hiện hay được sử dụng trên lâm sàng là acid clavulanic, sulbactam và tazobactam.

4. Tác dụng không mong muốn (ADR) của các kháng sinh nhóm beta- lactam

– Dị ứng với các biểu hiện ngoài da như mề đay, ban đỏ, mẩn ngứa, phù Quincke gặp với tỷ lệ cao. Trong các loại dị ứng, sốc phản vệ là ADR nghiêm trọng nhất có thể dẫn đến tử vong.

– Tai biến thần kinh với biểu hiện kích thích, khó ngủ. Bệnh não cấp là ADR thần kinh trầm trọng (rối loạn tâm thần, nói sảng, co giật, hôn mê), tuy nhiên tai biến này thường chỉ gặp ở liều rất cao hoặc ở người bệnhngười bệnh suy thận do ứ trệ thuốc gây quá liều.

– Các ADR khác có thể gặp là gây chảy máu do tác dụng chống kết tập tiểu cầu của một số cephalosporin; rối loạn tiêu hoá do loạn khuẩn ruột với loại phổ rộng.

Hướng dẫn sử dụng thuốc kháng sinh của Bộ Y tế

Bài viết Các nhóm kháng sinh và tác dụng theo hướng dẫn của Bộ Y tế đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cac-nhom-khang-sinh-va-tac-dung-theo-huong-dan-cua-bo-y-te-7080/feed/ 0
Kháng sinh có hiệu quả với loại bệnh nà https://benh.vn/khang-sinh-co-hieu-qua-voi-loai-benh-nao-56279/ https://benh.vn/khang-sinh-co-hieu-qua-voi-loai-benh-nao-56279/#respond Fri, 01 Mar 2019 04:41:10 +0000 https://benh.vn/?p=56279 Nhiều người thường nhầm lẫn kháng sinh có khả năng tiêu diệt các loại vi sinh vật. Nhưng thực tế có phải như vậy?

Bài viết Kháng sinh có hiệu quả với loại bệnh nà đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Nhiều người thường nhầm lẫn kháng sinh có khả năng tiêu diệt các loại vi sinh vật. Nhưng thực tế có phải như vậy?

thiếu kháng sinh

Đặc điểm của vi sinh vật gây bệnh

Vi sinh vật là những sinh vật có kích thước rất nhỏ, bao gồm vi khuẩn, virus và nấm.

Mỗi loại vi sinh vật khác nhau có khả năng gây bệnh khác nhau. Ví dụ: Virus cúm thường gây ra ho và cảm lạnh, vi khuẩn phế cầu có thể gây viêm phổi, nấm sợi có khả năng gây nhiễm trùng da.

Ngoài ra, các vi sinh vật khác nhau có thể là nguyên nhân của cùng một loại bệnh. Chẳng hạn như: viêm họng có thể do cả vi khuẩn hoặc virus gây ra.

Có phải kháng sinh có hiệu quả trên tất cả các loại vi sinh vật?

Quan niệm kháng sinh có khả năng tiêu diệt các loại vi sinh vật là hoàn toàn sai lầm.

Chỉ có các bệnh gây ra bởi vi khuẩn thì kháng sinh mới có hiệu quả. Kháng sinh chỉ có khả năng tiêu diệt hoặc kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn, chứ không có tác dụng trên các loại vi sinh vật khác.

Trước khi vi khuẩn có thể nhân lên và gây ra các triệu chứng bệnh nhiễm khuẩn, chúng thường bị tiêu diệt bởi hệ thống miễn dịch của cơ thể. Tuy nhiên, đôi khi chúng nhân lên một cách quá nhanh và quá mạnh, khiến cho hệ miễn dịch không chống trả được hoặc vì một lý do nào đó hệ thống miễn dịch của chúng ta bị suy yếu, không đủ khả năng tiêu diệt vi khuẩn, lúc này các triệu chứng nhiễm khuẩn sẽ xuất hiện.

Trong trường hợp đó kháng sinh là vũ khí hữu hiệu để chống lại và giúp cứu sống con người khỏi nhiễm trùng.

Kháng sinh đầu tiên trên thế giới là penicillin G được tìm ra vào năm 1928. Cho đến nay đã có thêm rất nhiều kháng sinh được nghiên cứu và đưa vào sử dụng, cứu sống hàng triệu người. Tuy nhiên, nếu không dùng kháng sinh đúng cách, vi khuẩn có thể học được cách chống lại kháng sinh, làm cho kháng sinh không còn tác dụng. Nếu thế giới không còn kháng sinh có hiệu quả, con người sẽ lâm vào đại nạn bởi lúc đó chúng ta hoàn toàn có thể tử vong chỉ vì một nhiễm khuẩn rất nhỏ – do không có kháng sinh điều trị.

Bài viết Kháng sinh có hiệu quả với loại bệnh nà đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/khang-sinh-co-hieu-qua-voi-loai-benh-nao-56279/feed/ 0
Những bí ẩn đáng báo động khi sử dụng thuốc kháng sinh đã được khám phá https://benh.vn/nhung-bi-an-dang-bao-dong-khi-su-dung-thuoc-khang-sinh-da-duoc-kham-pha-5351/ https://benh.vn/nhung-bi-an-dang-bao-dong-khi-su-dung-thuoc-khang-sinh-da-duoc-kham-pha-5351/#respond Sun, 03 Feb 2019 05:22:11 +0000 http://benh2.vn/nhung-bi-an-dang-bao-dong-khi-su-dung-thuoc-khang-sinh-da-duoc-kham-pha-5351/ Hiện nay việc sử dụng thuốc kháng sinh như biện pháp hiệu quả mỗi khi chúng ta bị viêm sốt do vi khuẩn. Bên cạnh tính tích cực là có thể chấm dứt việc viêm nhiễm, nhưng có thể tiềm ẩn mắc những chứng bệnh mà ta không biết.

Bài viết Những bí ẩn đáng báo động khi sử dụng thuốc kháng sinh đã được khám phá đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Hiện nay việc sử dụng thuốc kháng sinh như biện pháp hiệu quả mỗi khi chúng ta bị viêm sốt do vi khuẩn. Bên cạnh tính tích cực là có thể chấm dứt việc viêm nhiễm, nhưng có thể tiềm ẩn mắc những chứng bệnh mà ta không biết.

Ta hãy nghe ý kiến của một nhà vi trùng học hàng đầu tuyên bố, lượng thuốc kháng sinh chúng ta hấp thu từ thịt và các sản phẩm bơ sữa có thể là nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện bí ẩn của hàng loạt bệnh dịch thời hiện đại, chẳng hạn như bệnh tiểu đường thời thơ ấu, hen suyễn, dị ứng thực phẩm, tự kỷ, eczema hay béo phì.

Cho tới hiện tại, quan ngại chính về thuốc kháng sinh là, việc lạm dụng chúng trong y học hiện đại đang tạo ra các chủng vi khuẩn kháng thuốc nguy hiểm. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới năm 2011, mỗi năm ở riêng châu Âu đã có 25.000 người chết vì các nhiễm trùng do những vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh gây ra.

Tuy nhiên, đây không phải là lo lắng duy nhất về thuốc kháng sinh. Theo nhà vi trùng học hàng đầu người Mỹ, tiến sĩ Martin Blaser, ngày càng có nhiều bằng chứng về việc thuốc kháng sinh khiến con người phát phì.

Thuốc kháng sinh làm tăng hấp thu clo, “vỗ béo” người

Trong cuốn sách mới xuất bản của mình, ông Blaser cho biết, sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, các nhà nghiên cứu nông nghiệp đã tiến hành tìm hiểu xem liệu thuốc kháng sinh streptomycin có thể làm giảm tỉ lệ tử vọng ở những con gà nuôi nhốt hay không.

Khi cho những con gà con mới 1 ngày tuổi sử dụng liều cao loại thuốc kháng sinh mới này, họ kinh ngạc phát hiện, họ đã tạo ra một dòng “siêu gà” mới. Những con gà con này không chỉ thoát khỏi những căn bệnh thường tấn công chúng, mà trong 4 tuần còn lớn gấp đôi những cá thể cùng lứa không được dùng streptomycin.

Ngoài đường uống trực tiếp, thuốc kháng sinh đang âm thầm xâm nhập vào cơ thể chúng ta qua dư lượng tồn đọng trong các thực phẩm chế biến từ thịt, trứng, sữa của động vật chăn nuôi. (Ảnh minh họa: Alamy)

Vào thời điểm đó, người ta vẫn chưa rõ tại sao thuốc kháng sinh mới, vốn được sản xuất để chống vi khuẩn, lại có ảnh hưởng như vậy, nhưng không ai dừng lại để nghiên cứu. Đột phá đã nhanh chóng được ngành công nghiệp chăn nuôi khắp thế giới ứng dụng để tăng năng suất.

Tuy nhiên, hiện nay, gần 70 năm sau, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy, thuốc kháng sinh trong thịt mà chúng ta ăn đang “vỗ béo” chúng ta như trâu bò, lợn, gà và cừu bị ép dùng thuốc để tăng trọng, làm lợi cho các trang trại. Những loại biệt dược này thậm chí có thể là căn nguyên dẫn đến đại dịch béo đang càn quét các nước phát triển.

Một trong những thử nghiệm đầu tiên diễn ra vào năm 1951 từng hé lộ, 10 đứa trẻ sinh non ở Italia, được cho dùng thuốc kháng sinh chlortetracycline hàng ngày đã nặng cân hơn 8% so với những đứa trẻ không dùng thuốc.

Trong cuộc nghiên kéo dài từ năm 1991 – 2006, tiến sĩ Blaser và các cộng sự đã theo dõi tình trạng sức khỏe của 14.500 phụ nữ và con cái của họ. Các chuyên gia nhận thấy, những đưa trẻ sử dụng thuốc kháng sinh trong 6 tháng đầu đời cũng béo hơn nhóm còn lại.

Ông Blaser lý giải, mỗi người chúng ta là nơi dung chứa một “quần xã vi sinh vật” quy tụ tới hơn 100 ngàn tỉ vi sinh vật “thân thiện” với trọng lượng tổng cộng có thể lên tới 2kg. Thuốc kháng sinh có thể thay đổi sự cân bằng phức tạp của môi trường bên trong cơ thể người này, dẫn đến sự biến đổi cách cơ thể xử lý đường và chất béo, khiến chúng ta hấp thu nhiều calo hơn.

Thuốc kháng sinh âm thầm xâm nhập cơ thể người từ thức ăn

Điều đáng lo ngại là, theo tiến sĩ Blaser, không chỉ do con người sử dụng trực tiếp, thuốc kháng sinh đang âm thầm xâm nhập vào cơ thể chúng ta thông qua thức ăn, đồ uống.

Cho tới hiện tại, quan ngại chính về thuốc kháng sinh là, việc lạm dụng chúng trong y học hiện đại đang tạo ra các chủng vi khuẩn kháng thuốc nguy hiểm.

Một nghiên cứu công bố năm ngoái trên tạp chí Frontiers in Public Health khẳng định, sự gia tăng chứng béo phì nhanh chóng ở Mỹ trong 20 năm qua thực tế bắt nguồn một phần từ việc đông đảo người dân tiếp xúc lâu dài với một lượng nhỏ thuốc kháng sinh đã xâm nhập vào chuỗi thức ăn của họ trong cùng thời gian.

Các chuyên gia nhận định, khi động vật được cho dùng thuốc kháng sinh, một số biệt dược này có thể vẫn tồn tại trong những sản phẩm chế biến từ cơ thể chúng, như thịt, trứng, sữa, … và đi vào bữa ăn của mỗi hộ gia đình.

Chẳng hạn như, thịt và sữa ở Mỹ và châu Âu có thể được phép chứa tới 100 microgram tetracycline (một kháng sinh phổ rộng cũng dùng cho người) trong mỗi kg thực phẩm. “Điều này đồng nghĩa, một đứa trẻ uống 2 cốc sữa/ngày sẽ tiêu thụ khoảng 50 microgram mỗi ngày, hết ngày này sang ngày khác”, ông Blaser lấy ví dụ.

Và sự tích lũy kháng sinh suốt thời gian dài được cho có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ vi sinh vật bên trong cơ thể chúng ta, dẫn đến những thay đổi có khả năng làm phát sinh bệnh tật, cũng như làm trầm trọng hóa tình trạng trỗi dậy của các chủng vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh.

Benh.vn (Theo Vietnamnet, Daily Mail)

Bài viết Những bí ẩn đáng báo động khi sử dụng thuốc kháng sinh đã được khám phá đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhung-bi-an-dang-bao-dong-khi-su-dung-thuoc-khang-sinh-da-duoc-kham-pha-5351/feed/ 0
Hướng dẫn sử dụng kháng sinh nhóm Macrolid https://benh.vn/huong-dan-su-dung-khang-sinh-nhom-macrolid-49375/ https://benh.vn/huong-dan-su-dung-khang-sinh-nhom-macrolid-49375/#respond Fri, 16 Nov 2018 01:18:11 +0000 https://benh.vn/?p=49375 Hướng dẫn cách sử dụng các kháng sinh nhóm Macrolid. Thông tin hữu ích dành cho những ai thường xuyên phải dùng kháng sinh trị bệnh hoặc các thầy thuốc tư vấn cho bệnh nhân dùng thuốc.

Bài viết Hướng dẫn sử dụng kháng sinh nhóm Macrolid đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Hướng dẫn cách sử dụng các kháng sinh nhóm Macrolid. Thông tin dành cho những ai đang thường xuyên phải sử dụng kháng sinh hoặc tư vấn cho bệnh nhân sử dụng kháng sinh. Đừng bỏ qua nhé!

1. Azithromycin

Azithromycin là một kháng sinh phổ rộng nhóm Macrolid. Phổ tác dụng của Azithromycin rộng hơn so với erythromycin và clarithromycin. Azithromycin có chỉ định rộng trong điều trị những trường hợp nhiễm khuẩn hô hấp, nhiễm khuẩn da và mô mềm, nhiễm khuẩn sinh dục,…

2. Clarithromycin

Clarithromycin cũng là một kháng sinh phổ rộng khác nhóm Macrolid. Clarithromycin là một trong những kháng sinh nằm trong phác đồ diệt HP điều trị viêm loét dạ dày tá tràng do HP.

3. Erythromycin

Erythromycin là kháng sinh phổ rộng nhóm Macrolid chỉ định trong điều trị một số nhiễm khuẩn hô hấp, nhiễm trùng mắt, nhiễm khuẩn da và mô mềm,…

4. Roxithromycin

Roxithromycin là kháng sinh phổ rộng nhóm Macrolid.

5. Spiramycin (phối hợp với metronidazole)

Spiramycin là một macrolid thường dùng trong điều trị nhiễm khuẩn răng miệng. Spiramycin thường được phối hợp với Metronidazole

Hi vọng những thông tin vừa cung cấp sẽ giúp quý độc giả sử dụng các thuốc kháng sinh nhóm Macrolid đúng cách, hợp lý và an toàn.

Bài viết Hướng dẫn sử dụng kháng sinh nhóm Macrolid đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/huong-dan-su-dung-khang-sinh-nhom-macrolid-49375/feed/ 0
Dùng kháng sinh chữa bệnh đúng cách để tránh nhờn thuốc https://benh.vn/dung-khang-sinh-chua-benh-dung-cach-de-tranh-nhon-thuoc-5814/ https://benh.vn/dung-khang-sinh-chua-benh-dung-cach-de-tranh-nhon-thuoc-5814/#respond Sat, 10 Nov 2018 05:34:11 +0000 http://benh2.vn/dung-khang-sinh-chua-benh-dung-cach-de-tranh-nhon-thuoc-5814/ Kháng sinh là thuốc có chỉ định. Không phải bệnh gì cũng có thể dùng thuốc kháng sinh. Thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng với một số bệnh nhiễm khuẩn, nếu lạm dụng kháng sinh quá mức sẽ dẫn đến tình trạng kháng thuốc.

Bài viết Dùng kháng sinh chữa bệnh đúng cách để tránh nhờn thuốc đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Kháng sinh là thuốc có chỉ định. Không phải bệnh gì cũng có thể dùng thuốc kháng sinh. Thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng với một số bệnh nhiễm khuẩn, nếu lạm dụng kháng sinh quá mức sẽ dẫn đến tình trạng kháng thuốc.

Khoảng 5.000 người chết vì bệnh nhiễm trùng kháng thuốc mỗi năm ở Anh và tình trạng kháng thuốc kháng sinh ngày càng nghiêm trọng. Nghiên cứu mới đây cho thấy một nửa bác sĩ thừa nhận kê đơn thuốc kháng sinh ngay cả khi biết rằng nó không có hiệu quả. 90% nói rằng nguyên nhân là do áp lực từ phía bệnh nhân.

Tiến sĩ Louise Selby đưa ra một số phân tích khi nào thực sự nên dùng kháng sinh và khi nào không cần thiết phải sử dụng.

Viêm họng

Đây là một trong những lý do phổ biến hầu hết mọi người đến và yêu cầu được dùng thuốc kháng sinh.

Không cần kháng sinh

Trong hầu hết trường hợp, viêm họng là do virus, không phải do vi khuẩn. Kháng sinh làm việc bằng cách giết chết hoặc vô hiệu hóa vi khuẩn. Chúng không có hiệu lực với virus.

Tốt hơn hết, bạn nên giảm bớt sự khó chịu bằng thuốc giảm đau, chẳng hạn như paracetamol hoặc ibuprofen. Cần kết hợp nghỉ ngơi, tăng cường các vitamin để giúp hệ thống miễn dịch đánh bại các virus.

Viêm họng là một trong những lý do phổ biến hầu hết mọi người đến và yêu cầu được dùng thuốc kháng sinh.

Dùng kháng sinh

Khi có sốt cao trên 38,5 độ kết hợp với các đốm trắng trên amiđan có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng do vi khuẩn. Một số triệu chứng thường gặp của viêm họng do vi khuẩn là xuất hiện chảy mũi, hắt hơi, sưng đau hạch cổ. Nếu các triệu chứng kéo dài trên 24-48 giờ có thể dùng kháng sinh như penicillin, amoxicilin,…

Viêm xoang

Không cần kháng sinh

Hầu hết viêm xoang là do virus, vì vậy kháng sinh sẽ không có tác dụng. Xông mũi trong một bát nước bốc hơi với một chiếc khăn trên đầu có thể giúp làm ẩm và lỏng các dịch tiết, dễ dàng thông mũi. Các thuốc giảm đau cũng có thể làm giảm cảm giác nghẹt mũi tạm thời.

Dùng kháng sinh

Nếu các triệu chứng không được cải thiện sau một tuần hoặc những cơn viêm xoang xuất hiện nhiều lần trong năm thì có thể sử dụng thuốc kháng sinh. Khoảng 1/3 người bị viêm xoang sẽ phát triển nhiễm khuẩn thứ phát trong các màng của xoang và đòi hỏi phải điều trị bằng kháng sinh.

Khi mắt có biểu hiện đau nặng, xuất hiện dấu hiệu của viêm kết mạc do vi khuẩn thì việc dùng thuốc kháng sinh nhỏ mắt là cần thiết.

Đau mắt

Các chứng viêm, đau và nhiễm trùng mắt có thể được gây ra bởi vi khuẩn, virus hoặc nấm.

Không cần kháng sinh

Khi mắt nhiễm trùng nhẹ, cảm giác khó chịu có thể điều trị với thuốc kháng khuẩn như Brolene Eye Drops và GoldenEye có chứa isetionate propamidine. Thay vì giết chết các vi khuẩn, các thuốc này làm chậm sự tăng trưởng, cho phép cơ thể chống lại vi khuẩn gây bệnh.

Dùng kháng sinh

Khi mắt có biểu hiện đau nặng, xuất hiện dấu hiệu của viêm kết mạc do vi khuẩn thì việc dùng thuốc kháng sinh nhỏ mắt là cần thiết.

Viêm phế quản

Không cần kháng sinh

Viêm phế quản thường được gây ra bởi virus. Có thể giảm bớt các triệu chứng với aspirin, paracetamol và ibuprofen.

Nếu bị ho khoảng 2 tuần, có thể không cần thuốc kháng sinh. Nếu kéo dài hơn 3 tuần, bạn có thể bị nhiễm khuẩn thứ phát do viêm phế quản để theo dõi các triệu chứng khác như sốt cao và thở khò khè.

Dùng kháng sinh

Khi có các triệu chứng như sốt cao hơn 38,5 độ, khó thở, đau đầu, ho ra đờm… có thể là triệu chứng của viêm phổi. Không giống như viêm phế quản, viêm phổi có thể được gây ra bởi vi khuẩn và dùng thuốc kháng sinh thường là cần thiết. Nếu ho ra máu hoặc có ho dai dẳng trong hơn 3 tuần, bạn phải gặp bác sĩ.

Nhiễm trùng tai giữa thường được gây ra bởi một loại virus có thể dùng Paracetamol hoặc ibuprofen để giúp giảm đau hoặc sốt.

Nhiễm trùng tai

Không cần kháng sinh

Nhiễm trùng tai giữa thường được gây ra bởi một loại virus. Paracetamol hoặc ibuprofen có thể giúp giảm đau hoặc sốt.

Dùng kháng sinh

Ở người lớn hoặc trẻ em, nếu các triệu chứng nghiêm trọng, bao gồm sốt cao trên 38,5 độ và nôn mửa, không khỏi trong vòng 2-3 ngày hoặc nếu có mủ chảy ra ở tai, cần phải dùng đến kháng sinh.

Nhiễm trùng tiết niệu

Không cần kháng sinh

Các triệu chứng nhẹ bao gồm cảm giác nóng rát nhẹ khi đi tiểu, đi tiểu nhiều lần có thể được giảm bớt bằng cách uống nhiều nước và nước trái cây nam việt quất 250-500ml hàng ngày.

Nếu nhiễm trùng tiểu tái phát, đôi khi chỉ đơn giản là do không uống đủ nước hoặc sử dụng quá nhiều xà phòng khi vệ sinh vùng kín.

Dùng kháng sinh

Nếu bạn bị đau thắt lưng, có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng đã lan đến thận và kháng sinh là cần thiết. Thuốc kháng sinh cũng đóng vai trò chính để điều trị viêm bàng quang.

Lợi ích của kháng sinh trong điều trị bệnh là không thể phủ nhận tuy nhiên khi nào chúng ta được phép sử dụng kháng sinh thì bạn đọc nên lưu ý. Cần có ý kiến của các bác sĩ trước khi dùng để tránh những sự “nhờn thuốc” khiến quá trình điều trị về sau sẽ càng khó khăn hơn.

Benh.vn(Theo Vnexpress/Live Press)

Bài viết Dùng kháng sinh chữa bệnh đúng cách để tránh nhờn thuốc đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/dung-khang-sinh-chua-benh-dung-cach-de-tranh-nhon-thuoc-5814/feed/ 0