Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Mon, 13 May 2024 03:19:29 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Bi hài chuyện kiêng cữ https://benh.vn/bi-hai-chuyen-kieng-cu-2078/ https://benh.vn/bi-hai-chuyen-kieng-cu-2078/#respond Wed, 20 Dec 2023 04:07:10 +0000 http://benh2.vn/bi-hai-chuyen-kieng-cu-2078/ Phụ nữ Châu Âu gần như chẳng kiêng cữ gì sau khi "vượt cạn", nhưng người Việt Nam nói chung có tập tục từ thời xưa là phải kiêng cho các sản phụ sau sinh nhiều lúc thái quá đã trở thành nỗi kinh hoàng của các bà mẹ trẻ.

Bài viết Bi hài chuyện kiêng cữ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>

Phụ nữ Châu Âu gần như chẳng kiêng cữ gì sau khi “vượt cạn”, nhưng người Việt Nam nói chung có tập tục từ thời xưa là phải kiêng cho các sản phụ sau sinh nhiều lúc thái quá đã trở thành nỗi kinh hoàng của các bà mẹ trẻ.

kiêng cữ sau sinh

Kiêng cữ sau sinh là nỗi ám ảnh của nhiều bà mẹ trẻ

Bi hài chuyện kiêng cữ

Về y học, việc kiêng cữ sau khi sinh cho sản phụ có nhiều chuyện phải bàn để xác định tính lợi hại.

Một số gia đình yêu cầu các sản phụ phải kiêng tắm, kiêng gió, kiêng nắng trong thời gian ở cữ. Thế vẫn chưa đủ, ngày nay các bà nội, bà ngoại còn bắt con kiêng cả đánh răng “Ông bà ta dạy rồi, bà đẻ trong tháng cữ không nên đánh răng vì dễ gây ra tình trạng buốt răng, ghê răng, rụng răng sớm sau này” – một bà nội chia sẻ kinh nghiệm với con dâu. Có người còn bắt con không được nói to, nói vọng không sau này nói nhịu. Điều này chưa thấy khoa học nào chứng minh cả. Nhiều bà còn bắt con trai phải ra ngủ riêng vì sợ khi vợ chồng gần gũi sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa.

Chị Hương bạn tôi chia sẻ: “Cứ đến tối là bà bắt chồng tôi xuống tầng dưới ngủ, được vài tuần con trai bà nhất quyết không đồng ý thì bà nhượng bộ lấy đệm bắt kê bên cạnh giường vợ ngủ riêng. Vợ chồng tôi thấy thế cũng có thể “giải quyết” được nên để giữ hòa khí chúng tôi vẫn chiều bà.

Việc giữ sức khỏe cho mẹ và bé sau sinh là có ý nghĩa nhân văn tuy nhiên phải kiêng sao cho có khoa học.

Kiêng dựa trên khoa học

Bác sĩ Hồng – Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho biết, thực chất, nếu không quá yếu, mệt, sản phụ nên vận động nhẹ nhàng và khi khỏe lại có thể ra ngoài trời hít thở không khí trong lành. Các sản phụ cũng nên mặc phù hợp thời tiết, mùa đông mặc ấm, mùa hè thoáng mát. Chuyện kiêng tắm là hoàn toàn không cần thiết, thậm chí còn có thể gây hại. Bởi sinh xong, bộ phận sinh dục của phụ nữ luôn ẩm ướt, sữa cũng chảy ra, người nhiều còn ướt áo… vì thế, nếu không tắm, rửa sẽ rất mất vệ sinh, gây mùi khó chịu, tạo điều kiện cho vi trùng phát triển, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

Theo bà, các bà mẹ trẻ cũng không cần quá kiêng khem trong ăn uống. Để mẹ khỏe và có nhiều sữa cho con, bạn có thể ăn đa dạng theo nhu cầu, sở thích, chỉ cần đảm bảo thực phẩm tươi, chế biến chín và giàu dưỡng chất. Tất nhiên, có một số thức ăn của mẹ có thể gây dị ứng cho con nên khi ăn đồ mới, bạn cần để ý hơn và nếu thấy bé đi ngoài có vấn đề thì nên hạn chế món đó.

“Việc phải nhắm mắt nhắm mũi để ăn cháo móng giò cho có nhiều sữa là không cần thiết. Thay vào đó, bà mẹ trẻ có thể uống một cốc sữa, ăn một vài miếng phomat cũng có giá trị không kém”,

Tuy nhiên thì sau sinh có một số thực phẩm cũng không nên sử dụng, nhưng cũng không vì thế mà “đoạn tuyệt” với các thực phẩm này, ví dụ thực phẩm lợi tiểu (rau cải, canh chua…).

Theo bác sĩ Hồng: “Không thiếu những trường hợp bà đẻ phải nhập viện trong tình trạng trầm cảm sau sinh do suốt thời gian ở cữ phải nằm trong nhà, luẩn quẩn bên con với 4 bức tường. “Những kiêng kỵ cữ trong dân gian cũng có ý nghĩa riêng vì trước kia người dân phải làm việc rất khổ cực do vậy khi sinh là lúc họ có chút tí thời gian để nghỉ ngơi nhưng đây không phải là hệ thống bài bản, không có cơ sở khoa học. Nhiều khi nó trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng với nhiều sản phụ trẻ “

Bài viết Bi hài chuyện kiêng cữ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/bi-hai-chuyen-kieng-cu-2078/feed/ 0
Phương pháp chăm sóc sản phụ sau sinh https://benh.vn/phuong-phap-cham-soc-san-phu-sau-sinh-1959/ https://benh.vn/phuong-phap-cham-soc-san-phu-sau-sinh-1959/#respond Tue, 18 Jul 2023 04:04:55 +0000 http://benh2.vn/phuong-phap-cham-soc-san-phu-sau-sinh-1959/ Sau sinh, mẹ bầu có rất nhiều vấn đề cần quan tâm. Bên cạnh việc chăm sóc con trẻ như thế nào, mẹ bầu cũng cần tìm hiểu về những vấn đề sức khỏe sau sinh để sớm phục hồi cơ thể...

Bài viết Phương pháp chăm sóc sản phụ sau sinh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>

Sản phụ sau sinh cần chế độ chăm sóc đặc biệt, trong đó cần lưu ý tới cả việc tắm rửa, vệ sinh, chế độ ăn uống. Do đó, người thân nên nắm được để chăm sóc phụ nữ sau sinh tốt nhất.

1. Sau khi sinh sản phụ sẽ bị ra huyết trong bao lâu?

Sau sinh, các chị em sẽ thấy có rất nhiều sản dịch kéo dài từ 2-4 tuần,nhưng số lượng sẽ ít dần.

Nếu thấy lượng máu ra quá nhiều, quá nhanh các chị em cần đi khám ngay vì có thể do tử cung không gò gây ra mất máu nhiều, trường hợp nặng có thể phải truyền máu.

Ngược lại nếu thấy rất ít hoặc không có sản dịch cũng cần đi khám ngay vì có thể do ứ dịch trong tử cung (dễ có biến chứng nhiễm trùng).

2. Sản phụ có được tắm rửa sau khi sanh không?

Trong quá trình sinh nở cơ thể tiết ra rất nhiều mồ hôi và chất thải nên sản phụ cần phải tắm gội sớm sau sinh, tắm bằng nước ấm, nơi kín gió.

Trong thời kỳ cho con bú, lượng mồ hôi tiết ra nhiều vì thế sản phụ cần tắm giặt thường xuyên, nên mặc quần áo màu sáng.

3. Sản phụ có nên nằm than và có được nằm máy lạnh không?

Tuyệt đối không nằm than vì khí điôxít cacbon trong than sẽ làm thiếu ôxy và có thể gây ngạt thở, ngộ độc não cho trẻ. Ngoài ra nếu không cẩn thận, việc nằm than có thể gây bỏng cho mẹ hoặc con. Có thể nằm máy lạnh nhưng phải điều chỉnh nhiệt độ phòng nghỉ lý tưởng cho cả mẹ và con là 25 độ C -28 độ C.

4. Sau sinh bao lâu thì sản phụ có thể đi lại được?

Thường 6 giờ sau khi sinh thì sản phụ có thể vận động được. Nếu sanh mổ thì sản phụ phải vận động sớm sau 24 giờ để tránh liệt ruột, bí tiểu.

Vài ngày sau khi cơ thể hết đau sản phụ có thể co duỗi tay, nằm ngửa co duỗi chân, thực hiện động tác đạp xe trong không khí, hít thở.

Phụ nữ không vận động ngay sau khi sinh sẽ làm ứ trệ máu dễ bị thuyên tắc mạch máu 2 chân.

5. Sản phụ nên ăn uống như thế nào?

Sau sinh, các bà mẹ thường bị mất máu nhiều nên cần được dinh dưỡng tốt, không cần phải kiêng khem bất cứ thức ăn gì, nên ăn những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Tuy nhiên nên chọn những thực phẩm dễ tiêu, tránh các gia vị ảnh hưởng đến sữa, hạn chế thức ăn lạnh, hải sản lạnh trong 6 tuần đầu sau sinh.

ăn uống sau sinh

Sản phụ sau sinh nên ăn nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng, dễ tiêu

6. Phải chăm sóc vết may ở dưới (vết may tầng sinh môn) như thế nào?

Rửa sạch, vết may hằng ngày, nếu dùng dung dịch vệ sinh nên dùng loại có bọt, sau đó lau khô (có thể dùng máy sấy làm khô). Cần giữ khô vết may.

Nếu sau 4 ngày bạn không thấy giảm đau hoặc cảm giác nhức nhối ở vết may (có thể do bị dị ứng chỉ khâu hoặc nhiễm trùng) thì nên đến bác sĩ để được khám và xử lý thích hợp.

Thường sau một tuần, vết khâu tầng sinh môn sẽ liền hẳn.

7. Tại sao sản phụ thường bị táo bón sau sinh? Làm gì để phòng tránh?

Hiện tượng táo bón sau sinh là do sản phụ thiếu vận động, đặc biệt là việc kiêng cữ quá mức trong ăn uống. Để phòng tránh táo bón, sản phụ nên ăn uống đầy đủ và ăn đa dạng thực phẩm, đặc biệt là rau quả, trái cây tươi, chất đạm, chất béo (dầu thực vật). Nên ăn các rau trái giúp nhuận tràng như thanh long, chuối, rau đay, mồng tơi, các loại canh khoai mỡ, khoai từ, uống khoảng 3 lít nước (nước, nước canh, sữa) trong một ngày để cung cấp đủ nước cho cơ thể, kích thích sự tiết sữa và chống táo bón.

8. Bao lâu sau thì có thể quan hệ tình dục (gần gũi chồng)?

Quan hệ tình dục sau khi sinh còn là cách tập thể dục bên trong, giúp kích thích tuần hoàn máu.

Trên thực tế với những ca sinh thường, sau khi sản dịch hết, cơ thể hồi phục sản phụ có thể có cuộc sống tình dục bình thường. Tuy nhiên, cần quan hệ nhẹ nhàng, cần nhiều sự âu yếm khi “khởi động” để tránh đau đớn, nếu có, cho người phụ nữ.

9. Có thể sử dụng những biện pháp tránh thai nào sau sinh?

Các sản phụ cho con bú đúng 8 lần/ngày sau sinh thì chu kỳ kinh nguyệt có thể sẽ lùi lại 3-6 tháng.

Nếu sản phụ không cho con bú thì chỉ sau 1-1,5 tháng sau trứng sẽ rụng trở lại. Biện pháp tránh thai sau khi sinh thuận tiện nhất là dùng bao cao su.

Có thể dùng thuốc viên tránh thai dành riêng cho phụ nữ sau khi sinh. Thuốc không ảnh hưởng tới chất lượng, mùi vị sữa cũng như sức khỏe của mẹ và con.

10. Khi nào sản phụ có thể đặt vòng tránh thai?

Sản phụ không nên đặt vòng sớm trước 1,5 tháng sau sinh vì lúc này tử cung còn mềm, chưa trở về kích thước bình thường sẽ làm cho vòng lệch, tụt hoặc xuyên cơ.

11. Khi có những dấu hiệu nào thì sản phụ cần phải đi khám ngay?

Sản phụ nên đi khám ngay khi có những dấu hiệu sau: Ngất hoặc bất tỉnh; Ra máu không giảm đi mà ngày càng tăng lên hoặc màu sản dịch chuyển sang đỏ ối, hoặc có những cục máu đông; Sốt; Đau bụng dữ dội hoặc đau tăng dần lên; Nôn và tiêu chảy; Máu hoặc chất dịch chảy ra từ âm đạo (cửa mình) có mùi hôi khó chịu; Đau, sưng đỏ và có thể có chảy dịch từ vết khâu; Có nước tiểu hoặc phân chảy ra từ âm đạo; Tiểu buốt; Nhợt màu ở lợi và mặt trong mí mắt, móng tay trắng nhợt, mệt mỏi, mạch đập nhanh, thở hổn hển và hoa mắt chóng mặt.

Bài viết Phương pháp chăm sóc sản phụ sau sinh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/phuong-phap-cham-soc-san-phu-sau-sinh-1959/feed/ 0
Cách chăm sóc bà bầu sau sinh mổ https://benh.vn/cach-cham-soc-ba-bau-sau-sinh-mo-58154/ https://benh.vn/cach-cham-soc-ba-bau-sau-sinh-mo-58154/#respond Sun, 10 Mar 2019 04:47:42 +0000 https://benh.vn/?p=58154 Sinh mổ thường mất nhiều thời gian để phục hồi hơn sinh thường. Để mẹ mau chóng lấy lại sức khỏe và nhanh lành vết thương, hãy lưu ý những điểm sau.

Bài viết Cách chăm sóc bà bầu sau sinh mổ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Sinh mổ thường mất nhiều thời gian để phục hồi hơn sinh thường. Để mẹ mau chóng lấy lại sức khỏe và nhanh lành vết thương, hãy lưu ý những điểm sau:

1. Chăm sóc vết mổ

  • Tuần đầu sau sinh mổ: vết thương chưa khô, bác sĩ hoặc điều dưỡng sẽ là người chăm sóc, vệ sinh vết mổ cho mẹ đồng thời mẹ cũng được chỉ định dùng thuốc giảm đau, kháng sinh, thuốc co hồi tử cung để tránh biến chứng và nhiễm trùng. Thời gian này lưu ý không để nước thấm ướt vùng vết mổ
  • Tuần thứ 2 sau sinh mổ: bác sĩ sẽ chỉ định cắt chỉ sau 5 ngày nếu sinh mổ lần đầu và 7-8 ngày nếu sinh mổ lần 2 trở lên (trường hợp khâu bằng chỉ tự tiêu thì không cần cắt chỉ). Trong thời gian này, nên lau người bằng nước ấm hoặc tắm nhanh chóng, tránh ngâm cơ thể trong nước khiến vết mổ bị ướt. Không bôi các loại kháng sinh lên vết mổ

2. Chế độ dinh dưỡng

  • Không được ăn gì trong vòng 6 giờ sau mổ. Chỉ uống nước lọc, nước đường, cháo loãng cho tới khi bắt đầu xì hơi mới được ăn thức ăn đặc.
  • Không nên dùng nhiều đường, bột hoặc các sản phẩm từ đậu tương vì dễ gây đầy hơi
  • Tình trạng táo bón, đầy hơi thường tồn tại sau mổ 3 – 5 ngày do ảnh hưởng của thuốc tê. Nên uống nhiều nước trong thời gian này.
  • Từ ngày thứ 2 trở đi, mẹ bầu ăn uống như bình thường, tăng cường thức ăn giàu đạm và canxi, đồng thời uống nhiều nước để có sữa cho con bú.
  • Chú ý: kiêng ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng và dễ gây sẹo lồi như: Thịt gà, thịt bò, hải sản, rau muống… trong thời gian đầu

Sau sinh mổ, chỉ nên uống nước lọc, nước đường, cháo loãng cho tới khi bắt đầu xì hơi

3. Vận động và nghỉ ngơi

  • Không nên nằm nhiều trên giường mặc dù việc vận động sau sinh có thể gây đau đớn. Sau khi rút ống thông tiểu, mẹ bầu có thể bước xuống giường và tập đi bộ trở lại. Trước đó, có thể cử động tay chân nhẹ nhàng hoặc ngồi dậy. Việc vận động giúp các chức năng của cơ thể phục hồi nhanh đồng thời giảm biến chứng như: dính ruột, viêm tắc tĩnh mạch
  • Tuy nhiên không nên tập thể dục quá sớm. Mẹ bầu cần từ 4-6 tuần sau sinh mới nên tập luyện trở lại

4. Vệ sinh

  • Mẹ bầu nên rửa mặt, xúc miệng và đánh răng mỗi ngày
  • Đi tiểu: ngày đầu có thể dùng bô, những ngày sau thì vào nhà vệ sinh
  • Vệ sinh thân thể bằng nước ấm sạch và lau bằng khăn khô, tránh làm ướt vết mổ
  • Sang tuần thứ 2 có thể tắm rửa, nhưng không nên tắm quá lâu và không chà xát vào vết mổ

5. Cho con bú

  • Cho con bú ngay càng sớm càng tốt vì sữa non chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và chất đề kháng cần cho sự phát triển và tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ.

Benh.vn (Theo BV Vinmec)

Bài viết Cách chăm sóc bà bầu sau sinh mổ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cach-cham-soc-ba-bau-sau-sinh-mo-58154/feed/ 0
Sau khi sinh, lúc nào có thể làm việc trở lại? https://benh.vn/sau-khi-sinh-luc-nao-co-the-lam-viec-tro-lai-6698/ https://benh.vn/sau-khi-sinh-luc-nao-co-the-lam-viec-tro-lai-6698/#respond Mon, 10 Dec 2018 05:51:06 +0000 http://benh2.vn/sau-khi-sinh-luc-nao-co-the-lam-viec-tro-lai-6698/ Trả lời câu hỏi của bạn đọc: "Sau khi sinh bao lâu thì có thể làm việc trở lại ?" Cùng lắng nghe ý kiến chuyên gia.

Bài viết Sau khi sinh, lúc nào có thể làm việc trở lại? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Trả lời câu hỏi của bạn đọc: “Sau khi sinh bao lâu thì có thể làm việc trở lại ?” Cùng lắng nghe ý kiến chuyên gia.

Trả lời:

Khi sinh nở sản phụ thường mất rất nhiều sức do vậy sau khi sinh họ thường có một số cảm giác như: Chóng mặt, đi lại khó khăn, làm việc phải gắng sức v.v nếu sinh con khi lớn tuổi đa số sản phụ có cảm thấy mệt mỏi rõ rệt. Có một chế độ nghỉ ngơi cho tốt là điều rất cần thiết đối với tất cả các sản phụ dù là có cảm giác mệt mỏi hay không cảm thấy rõ rệt.

Thời gian nghỉ ngơi cần thiết cho sản phụ là bao lâu?

Một, hai ngày đầu tốt nhất là nằm trên giường nghỉ ngơi. Nếu cơ thể sản phụ có tố chất tốt, thì những mệt mỏi lúc sinh nở mất dần đi, đồng thời hội âm hộ không bị rách, và ngày thứ hai có thể dậy, ra khỏi giường và hoạt động nhẹ, mức độ hoạt động tăng dần dần.

Sau nửa tháng, có thể làm một số việc nhẹ nhàng như: lau bàn, thu dọn phòng, giúp có cảm giác thích ăn hơn, giảm bớt những khó khăn khi đi đại tiểu tiện. Với những công việc khá nặng như giặt giũ quần áo, xách nước, nâng những vật nặng thì tạm thời chưa nên làm, tránh để không mắc bệnh tử cung bị sa xuống.

Thường thì sau khi sinh từ 6-8 tuần có thể đến bệnh viện để khám lại, bao gồm kiểm tra tình hình phục hồi sức khỏe toàn than và cơ quan sinh dục, tình hình vết thương, đáy xương chậu…những người bình thường đã có thể tham gia lao động.

Lịch trình này đưa ra đã được nghiên cứu trên tình hình phục hồi sức khỏe của các sản phụ và kinh nghiệm sinh nở ở nhiều năm. Có người cho rằng mình có thể chất tốt, làm việc trở lại rất sớm nên dễ bị mắc bệnh. Cũng có một số phụ nữ khác lại không tham gia những việc mình có thể làm được, không làm những công việc nhà nhẹ nhàng, khiến cơ thể phát phì, như vậy cũng không có lợi cho việc phục hồi sức khỏe bình thường.

Benh.vn

Bài viết Sau khi sinh, lúc nào có thể làm việc trở lại? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/sau-khi-sinh-luc-nao-co-the-lam-viec-tro-lai-6698/feed/ 0
Sau khi sinh bao lâu thì có thể tắm được? https://benh.vn/sau-khi-sinh-bao-lau-thi-co-the-tam-duoc-6699/ https://benh.vn/sau-khi-sinh-bao-lau-thi-co-the-tam-duoc-6699/#respond Sun, 09 Dec 2018 05:51:07 +0000 http://benh2.vn/sau-khi-sinh-bao-lau-thi-co-the-tam-duoc-6699/ Trả lời câu hỏi của bạn đọc: "Chào các bác sĩ! Em muốn hỏi sau khi sinh xong bao lâu thì có thể tắm được ạ ? Cảm ơn bác sĩ." Cùng lắng nghe ý kiến chuyên gia.

Bài viết Sau khi sinh bao lâu thì có thể tắm được? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Trả lời câu hỏi của bạn đọc: “Chào các bác sĩ! Em muốn hỏi sau khi sinh xong bao lâu thì có thể tắm được ạ ? Cảm ơn bác sĩ.” Cùng lắng nghe ý kiến chuyên gia.

Trả lời:

Theo quan niệm xưa thì các sản phụ sau khi sinh nên kiêng tắm vì lúc này cơ thể còn yếu, các lỗ chân lông đang được mở rộng nên rất dễ nhiễm lạnh. Điều này không hoàn toàn sai tuy nhiên nếu kiêng mà để bẩn gây nhiễm trùng thì chúng ta cần xem lại. Có nhiều sản phụ sốt do không giữ vệ sinh sau khi sinh, vi khuẩn xâm nhập vào tử cung gây nhiễm trùng.

Chúng ta biết rằng, sau khi sinh, tuyến mồ hôi của sản phụ hoạt động rất mạnh mẽ, bầu ngực thì căng sữa, các chất hỗn hợp vẫn thải ra đường âm đạo khiến toàn thân thấy dính nhớp; các mùi này trộn lẫn vào với nhau khiến người rất hôi, rất dễ sinh bệnh và đòi hỏi phụ nữ sau khi sinh phải chú ý vệ sinh nhiều hơn, năng tắm giặt, gội đầu, rửa chân nhiều hơn.

Về mặt khoa học mà nói, sau khi sinh hoàn toàn có thể tắm gội, rửa chân, đẩy nhanh quá trình trao đổi chất, các tuyến mồ hôi thông suốt, có lợi cho việc thải các chất bên trong cơ thể ra ngoài qua tuyến mồ hôi, ngoài ra, còn có thể điều tiết thần kinh thực vật, hồi phục thể lực, giảm mệt mỏi cho cơ và thần kinh.

Những chú ý khi tắm rửa sau sinh

Nhưng việc tắm rửa sau khi sinh cũng cần chú ý một số điểm sau: thông thường, sau khi sinh khoảng 1 tuần là có thể tắm gội, nhưng cố gắng là lau người, tốt hơn hết là không nên tắm bồn để tránh nước bẩn xâm nhập qua cơ quan sinh dục gây nhiễm trùng. Sau 6 tuần có thể tắm vòi hoa sen. Nhiệt độ nước tắm giữ trong khoảng 450 C, sau khi tắm phải lau khô người và mặc quần áo vào ngay để tránh bị nhiễm lạnh.

Sản phụ có thể cắt móng tay, móng chân thường xuyên; móng tay là tổ chức thượng bì đã được sừng hóa, hoàn toàn không có vấn đề “trúng gió khi cắt móng tay, móng chân”.

Benh.vn

Bài viết Sau khi sinh bao lâu thì có thể tắm được? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/sau-khi-sinh-bao-lau-thi-co-the-tam-duoc-6699/feed/ 0
Tục lệ kiêng cữ sau sinh không phải lúc nào cũng đúng https://benh.vn/tuc-le-kieng-cu-sau-sinh-khong-phai-luc-nao-cung-dung-10122/ https://benh.vn/tuc-le-kieng-cu-sau-sinh-khong-phai-luc-nao-cung-dung-10122/#respond Sat, 29 Sep 2018 07:29:15 +0000 http://benh2.vn/tuc-le-kieng-cu-sau-sinh-khong-phai-luc-nao-cung-dung-10122/ Từ thời cổ xưa, những người phụ nữ sau sinh phải kiêng cữ rất nhiều thứ để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé như nằm than, 1 tháng không tắm, không đánh răng, không chải đầu, không ăn đồ ăn tanh như cá, mực…

Bài viết Tục lệ kiêng cữ sau sinh không phải lúc nào cũng đúng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Từ thời cổ xưa, những người phụ nữ phải kiêng cữ sau sinh rất nhiều thứ để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé như nằm than, 1 tháng không tắm, không đánh răng, không chải đầu, không ăn đồ ăn tanh như cá, mực…

kiến thức kiêng cữ sau sinh

Một số phong tục kiêng cữ sau sinh phản khoa học như: nằm than, kiêng tắm gội 1 tháng,…

Tuy nhiên dưới góc độ khoa học các chuyên gia cho rằng những tục lệ này không phải lúc nào cũng đúng

Những phong tục phản khoa học

Nằm than

Rất nhiều người chọn cách nằm than, hơ nóng cơ thể mẹ và bé giúp ấm người. Tuy nhiên, nằm than nóng có thể gây ra một số hậu quả như không điều tiết được than gây cháy, bỏng hoặc khi đốt than sẽ sản sinh ra nhiều khi CO2, gây độc cho mẹ và bé.

Thời hiện đại, có rất nhiều cách có thể giữ ấm cơ thể như mặc ấm, uống nước ấm, chườm ấm bụng sau khi ăn xong, nằm trong không gian thoáng đãng và mát mẻ nhưng không nên để gió lùa, để quạt và máy lạnh quá lạnh…

nằm than để kiêng cữ sau sinh là sai

Nằm than, hơ nóng cơ thể mẹ và bé sau sinh là phương pháp phản khoa học

Nhiệt độ phòng nên ở mức như thời tiết bình thường, có thể để máy lạnh ở mức 28 – 29 độ. Ở khí hậu nhiệt đới, nếu không sử dụng máy lạnh sẽ gây nóng bức khó chịu cho mẹ và em bé.

Kiêng tắm, gội đầu 1 tháng sau sinh

PGS Nguyễn Thị Bay Khoa Y học cổ truyền Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM khẳng định “Quan điểm không gội đầu trong vòng 1 tháng ở cữ để tránh đau nhức đầu và rụng róc về sau là không hoàn toàn đúng” người mẹ sau sinh cần gội đầu thường xuyên để tránh mồ hôi bết trong tóc gây nấm, ảnh hưởng đến giấc ngủ và một số vấn đề khác.

Tuy nhiên khi gội đầu cần lưu ý nên dùng nước ấm, pha thêm chút rượu sẽ làm bốc hơi nước nhanh hoặc dùng máy sấy để làm khô tóc, tránh để tóc ướt trong thời gian dài. Đặc biệt, sau khi tắm có thể thoa thêm rượu gừng hoặc dầu tràm giúp cho cơ săn chắc và làm ấm cơ thể.

Tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa

PGS TS BS Bay khuyến cáo trong tháng đầu tiên, bà mẹ cần giữ ấm tuyệt đối vì sau sinh mất rất nhiều máu, năng lượng và chất dinh dưỡng làm sức đề kháng của cơ thể giảm sút, dễ bị cảm nhiễm từ những yếu tố bên ngoài.

Quan điểm của một số sản phụ lo sợ nếu di chuyển nhiều sẽ làm vết mổ bị rách là hoàn toàn không đúng. Sau khi mổ, người mẹ nên ngồi, đi lại chậm rãi, nhẹ nhàng, vận động điều hòa sẽ giúp vết mổ mau lành.

Các bà mẹ sau sinh cần bổ sung thực phẩm có tính ấm như nghệ, thịt kho tiêu kết hợp rau xanh, trái cây…

Ngoài ra, một số quan niệm dân gian cho rằng sau sinh, người mẹ cần kiêng cữ tránh đồ chua sợ sau này bị trung tiện nhiều, em bé bị tiêu chảy… là không đúng hoàn toàn bởi ăn chua hay bổ sung Vitamin C ở mức độ vừa phải là tốt, nhưng tránh ăn quá chua, quá mặn hay có tính hàn như ốc, cải chua…có thể gây ra tiêu chảy và phản ứng sản hậu.

Qua đó các chuyên gia khuyến cáo các bà mẹ sau sinh cần bổ sung những thực phẩm có tính ấm như nghệ, thịt kho tiêu, gừng cần kết hợp thêm với rau xanh, trái cây… Các món như giò heo, đu đủ xanh, xu hào, củ sen, cam bưởi, mè chứa các thành phần dinh dưỡng giúp tạo sữa nhiều cho em bé.

Đặc biệt, nghệ được xem là loại thảo dược rất tốt đối với bà mẹ sau sinh, những món ăn có nghệ như thịt kho nghệ, trứng hay cải xào nghệ, khổ qua xào nghệ giúp hoạt huyết, đẩy sản dịch ra nhanh, tiêu hóa tốt. Ngoài ra, nghệ có thể dùng để thoa bên ngoài vết mổ, vết cắt tầng sinh môn giúp vết thương mau lành, không để lại sẹo xấu.

Cuối cùng, PGS. Bay khuyến cáo các bà mẹ “Hãy ăn uống điều độ, cho con bú sữa mẹ hoàn toàn, tập thể dục nhẹ nhàng khi các vết may đã lành là chìa khóa giúp các bà mẹ lấy lại vóc dáng ban đầu”.

Bài viết Tục lệ kiêng cữ sau sinh không phải lúc nào cũng đúng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/tuc-le-kieng-cu-sau-sinh-khong-phai-luc-nao-cung-dung-10122/feed/ 0
Các sản phụ nên kiêng như thế nào cho khoa học? https://benh.vn/cac-san-phu-nen-kieng-nhu-the-nao-cho-khoa-hoc-2161/ https://benh.vn/cac-san-phu-nen-kieng-nhu-the-nao-cho-khoa-hoc-2161/#respond Sun, 18 Mar 2018 04:08:45 +0000 http://benh2.vn/cac-san-phu-nen-kieng-nhu-the-nao-cho-khoa-hoc-2161/ Mang thai và sinh nở đối với phụ nữ là một quá trình tiêu hao nhiều sinh lực. Sau khi sinh, thể lực yếu ớt, sức miễn dịch kém, nguy cơ nhiễm bệnh sẽ cao hơn người thường. Do đó việc hạn chế tiếp xúc với bụi bặm, vi trùng, vi rút…

Bài viết Các sản phụ nên kiêng như thế nào cho khoa học? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Mang thai và sinh nở đối với phụ nữ là một quá trình tiêu hao nhiều sinh lực. Sau khi sinh, thể lực yếu ớt, sức miễn dịch kém, nguy cơ nhiễm bệnh sẽ cao hơn người thường. Do đó việc hạn chế tiếp xúc với bụi bặm, vi trùng, vi rút…

Ở những nơi công cộng, hay chú ý đến vệ sinh cá nhân nhưng vẫn đảm bảo được sức khoẻ cũng là việc nên làm đối với các sản phụ. Sau đây là một số điều Benh.vn xin lưu ý các sản phụ nên sau sinh

Không nên kiêng tắm

Phụ nữ sau khi sinh, cơ thể yếu, thêm vào đó việc tiết sữa cũng làm cho cơ thể của các sản phụ nóng hơn người thường, rất dễ ra mồ hôi. Sức đề kháng kém cộng với các vi khuẩn bám trên da sẽ dễ dẫn đến viêm da. Vì vậy, sản phụ nên thường xuyên tắm rửa và lau người, đảm bảo da được sạch sẽ. Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo không tắm vào lúc đói, tránh hiện tượng giảm đường trong máu dẫn đến hoa mắt, chóng mặt… Thời gian tắm không nên quá dài, mỗi lần tắm khoảng 5-10 phút là đủ. Nhiệt độ trong phòng khoảng đủ ấm. Nhiệt độ nước tắm không được lạnh, có thể pha một chút nước gừng vào để tránh cảm lạnh. Sau khi tắm xong, lau khô người thật nhanh, mặc quần áo để tránh bị nhiễm lạnh.

Sau một tuần sinh nở, miệng trong của cổ tử cung mới khôi phục lại trạng thái trước khi mang thai. Và để khôi phục hoàn toàn cổ tử cung thường phải cần tới khoảng 4 tuần. Khi sinh, nếu bộ phận sinh dục bị tổn thương thì sản phụ nên đợi một tuần thì bắt đầu tắm gội, nếu không sẽ gây viêm nhiễm lên trên. Tuy nhiên vẫn có thể lau người để đảm bảo vệ sinh

Nên đánh răng

Do số lần ăn uống nhiều, các phụ cần chú ý vệ sinh răng miệng vì viêm nhiễm vùng miệng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến sốt sản hậu, Việc kiêng không đánh răng trong tháng đầu tiên sau khi sinh là không nên.

Nên tránh gió

Mang thai và sinh nở đối với phụ nữ là một quá trình tiêu hao sinh lực rất lớn. Sau khi sinh, thể lực yếu ớt, sức miễn dịch kém, rất dễ nhiễm bệnh nên việc dữ dìn một chút như mặc áo dài tay, tránh nơi công cộng, tránh gió để không bị cảm cũng là việc nên làm

Đóng cửa không ra ngoài, hạn chế mọi cơ hội tiếp xúc với bụi bặm, vi trùng, vi rút ở những nơi công cộng, như thế có lợi cho việc phòng tránh bệnh tật của sản phụ. Nhưng tránh gió cũng nên thích đáng, phòng của sản phụ mới không được để gió lùa, không khí lưu thông vừa phải, đảm bảo giữ được bầu không khí trong lành mới là điều quan trọng nhất.

Không nên quan hệ sớm

Sau khi sinh,  sự biến đổi và tổn thương của cơ quan sinh dục sau khi mang thai và sinh nở cần phải có thời gian mới để bình phục. Khi những cơ quan này chưa được hồi phục, tuyệt đối cấm quan hệ vợ chồng, chỉ sau khi chúng trở lại bình thường mới có thể sinh hoạt tình dục. Đối với đẻ thường, do toàn bộ cơ thể và tử cung từng bước phục hồi trạng thái trước khi mang thai, cần khoảng 6 đến 8 tuần, vì vậy trong thời kì sau đẻ không nên quan hệ tình dục.

Kiêng sinh hoạt tình dục trong khoảng thời gian 8 tuần sau khi sinh, ngoài ra cần phải xem xét tình trạng hồi phục thể lực của sản phụ và khí hư đã hết hẳn hay chưa. Nếu thấy sức khoẻ chưa tốt và sản dịch vẫn còn thì vẫn nên kiêng sinh hoạt tình dục, không được quá nóng vội. Chỉ nên quan hệ tình dục sau khi sản phụ đã hoàn toàn khoẻ mạnh và bộ phận đã trở lại trạng thái bình thường.

Nếu sau khi đẻ âm hộ phải bị khâu và cổ tử cung hoặc trong thời kỳ sau khi đẻ có triệu chứng viêm nhiễm, sốt, ra máu, các bộ phận của bộ máy sinh dục như tử cung, âm đạo, âm hộ phục hồi tương đối chậm thì nên kiêng quan hệ tình dục.

Nói chung, sản phụ phải dùng phooc xep và phải khâu thì nên đợi vết thương kín miệng, lành sẹo, khoảng 70 ngày sau khi sinh mới khôi phục quan hệ tình dục. Đối với những người đẻ mổ, tốt nhất sau 3 tháng mới nên quan hệ tình dục. Còn những người bị ốm, viêm nhiễm trong tử cung thì nên đợi sau khi lành bệnh, nguyên khí dồi dào mới nên quan hệ tình dục.

Không nên ăn loại thức ăn nhiều dầu mỡ, khó tiêu

Sản phụ thường nằm nghỉ ngơi nhiều lúc này các loại thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, chua, cay không dễ tiêu hóa. Với một chế độ ăn khoa học dùng kèm một lượng rau, quả thích hợp sẽ có lợi cho việc phục hồi sức khỏe cho các sản phụ và cho bé

Luôn giữ cho bộ phận sinh dục sạch sẽ

Sau khi sinh, bộ phận sinh dục thường ra nhiều sản dịch, khí hư vì vậy việc dữ dìn vệ sinh, tránh viêm nhiễm là một yếu tố vô cùng quan trọng. Sau khi đại, tiểu tiện cần dùng giấy sạch lau từ trước ra sau, trong vòng 4 tuần sau khi sinh, không được tắm bồn. Có thể dùng nước sạch hoặc thuốc sát trùng để rửa bộ phận sinh dục ngoài, tốt nhất nên vệ sinh bằng nước sôi để nguội hoặc nước ấm,  mỗi ngày 2 đến 3 lần. Băng vệ, quần lót phải thay thường xuyên, luôn giữ cho bộ phận sinh dục khô ráo, sạch sẽ.

Nếu phát hiện vết thương ở bộ phận sinh dục có dấu hiệu viêm nhiễm như sưng tấy, đau đớn…cần kịp thời đến bác sĩ để xử lý.

Đảm bảo độ thông thoáng

Cần mở cửa cho thoáng gió, giảm nhiệt độ trong phòng. Lưu thông không khí

Không nên bó bụng ngay sau khi sinh

Có quan niệm rằng, phải bó bụng sau sinh để không bị sổ bụng tuy nhiên theo khoa học thì trong thời kì mang thai, cùng với sự phát triển của thai nhi, các hệ thống trong cơ thể mẹ đều nảy sinh hàng loạt những thay đổi như cơ quan sinh sản có sự thay đổi nhiều, nhất là tử cung. Thể tích và trọng lượng của nó lần lượt tăng khoảng 18 và 20 lần so với trước khi mang thai, các dây chằng cố định ở tử cung tương ứng cũng mềm và kéo dài ra.

Sau khi sinh, tử cung bắt đầu hồi phục, trong khoảng 10 ngày có thể hạ xuống vào xương chậu, nhưng phải cần 6 tuần mới trở lại kích thước ban đầu. Mà những dây chằng cố định ở tử cung do kéo dài quá mức trong thời kỳ mang thai nên có phần lỏng lẻo so với lúc trước khi mang thai. Tổ chức hỗ trợ âm đạo và đáy chậu do phải căng ra quá mức khi sinh nở và bị tổn thương, khiến tính đàn hồi của chúng giảm xuống, không thể phục hồi hoàn toàn trạng thái như ban đầu, bị ảnh hưởng do tử cung phình to khi mang thai, thành bụng sau khi sinh rất lỏng lẻo, khoảng 6-8 tuần mới có thể dần hồi phục.

Tình hình trên cho thấy, bó bụng trong thời kì sau khi sinh thông thường, không những không trợ giúp cho trạng thái khôi phục khẩn trương thành bụng, ngược lại làm tăng sức ép ở bụng, và làm giảm sức chống đỡ của dây chằng và các cơ quan sinh sản, dẫn đến tử cung rũ xuống, tử cung nghiêng gập mạnh về sau, thành trước và sau âm đạo phình ra…

Do vị trí cơ quan sinh sản thay đổi, khiến lưu thông máu trong khoang chậu không thông suốt, các đề kháng giảm, dễ dẫn đến các loại bệnh phụ khoa như viêm khoang chậu, viêm phụ kiện, hội chứng tụ máu trong khoang chậu…ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của sản phụ.

Không nên xem quá nhiều tivi sau sinh

Sản phụ nên nghỉ ngơi sau sinh. Có thể xem ti vi với điều kiện trong phòng đủ ánh sáng và yên tĩnh, tránh ồn ào.

Benh.vn

Bài viết Các sản phụ nên kiêng như thế nào cho khoa học? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cac-san-phu-nen-kieng-nhu-the-nao-cho-khoa-hoc-2161/feed/ 0
Nỗi ám ảnh ở cữ vì kiêng khem https://benh.vn/noi-am-anh-o-cu-vi-kieng-khem-2079/ https://benh.vn/noi-am-anh-o-cu-vi-kieng-khem-2079/#respond Mon, 08 Jan 2018 04:07:11 +0000 http://benh2.vn/noi-am-anh-o-cu-vi-kieng-khem-2079/ Ở cữ theo kiểu truyền thống Việt Nam luôn là nỗi ám ảnh với bất kì bà mẹ bỉm sữa nào. Bài viết sau là chia sẻ chân thực của một bà mẹ vừa trải qua việc ở cữ ấy.

Bài viết Nỗi ám ảnh ở cữ vì kiêng khem đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>

Ở cữ theo kiểu truyền thống Việt Nam luôn là nỗi ám ảnh với bất kì bà mẹ bỉm sữa nào. Bài viết sau là chia sẻ chân thực của những bà mẹ vừa trải qua việc ở cữ ấy.

“Giống như cấm cung” 

Chị Minh Hoà (Phương Mai, Hà Nội) vẫn chưa hết cảm giác rùng mình với 30 ngày ở cữ. Trong 30 ngày đó, đều như vắt chanh, mỗi ngày 4 bữa cháo móng giò, 3 bữa cơm thịt rim, rau ngót, những bữa phụ,đặc biệt không được bước xuống giường và vô số thứ phải kiêng, chị Minh Hoà (Phương Mai, Hà Nội) đến giờ vẫn chưa hết cảm giác rùng mình với 30 ngày ở cữ.

“Nhọc nhằn” chuyện ăn, uống

Nên ăn gì ?

Ngay từ lúc mới mang thai em bé,mẹ chồng Hoà đã giành lấy mọi việc nhà để con dâu “yên tâm” sinh con khoẻ mạnh. Sau sinh, Hoà cũng chỉ việc nằm một chỗ, có cơm bưng, nước rót tận nơi.

Ngay từ ngày đầu tiên xuất viện,bà mẹ chồng đã đưa cho Hoà danh sách những thức ăn cần phải kiêng, dài dằng dặc,đọc không hết. Lo “mẹ thằng Mít” quên, bà còn cẩn thận dán lên đầu giường.

Mấy ngày đầu, Hoà vui vẻ đánh sạch 4 bát cháo móng giò, đều đặn 3 bữa cơm canh nhạt. Nhưng đến ngày thứ 5 thì Hoà bắt đầu lờm lợm cổ họng. Cô đề nghị giảm xuống 1 bát cháo, nhưng không được. Nghĩ đến con, không dám trái lời mẹ, Hoà đành nhắm mắt như bị tra tấn, vừa ăn mà nước mắt, nước mũi giàn giụa. Thỉnh thoảng, Hoà cũng được mẹ chồng đổi món, thay cháo móng giò lợn bằng móng giò… chó. Cực chẳng đã, Hoà ngấm ngầm gọi điện cho chị gái “cứu viện”.

Khổ nỗi, ai đến thăm đều phải qua “cửa ải” mẹ chồng, món ăn chị gái mang đúng vào món bà cụ kiêng. “Đúng là hạ sách, sau đận đó, bà nội còn tỏ ra trách dỗi!“, chị Hòa kể.

Nên kiêng gì ?

“Chẳng hiểu sao các cụ kiêng nhiều thế!“, Hạnh, nhân viên trực tổng đài điện thoại than vãn. “Tôm, cua, ghẹ, các loại cá tanh vốn là món khoái khẩu của em thì bà cụ cấm tiệt, với lý do sợ cháu bà đau bụng và mẹ bị hậu sản. Em nghĩ đồ ăn của mình còn hấp thụ đủ kiểu rồi mới làm ra sữa, chẳng nhẽ hấp thụ để tái tạo máu thì máu cũng tanh à? Chồng em góp ý chỉ cần kiêng chua, cay còn lại ăn hết,mẹ em lại gạt đi. Thế là trong nhà em loạn lên kiêng hay không kiêng. Mở miệng ra các cụ lại bảo: Rồi sau này mới biết! Thế nên không ai dám chống lệnh. Lỡ sau này có bị làm sao thì lại mang tội “trứng khôn hơn vịt”, Hạnh ấm ức kể.

Oái oăm nhất vẫn là trường hợp của Hà Dương (Phủ Lý- Hà Nam), vì hiếm ai phải nhập viện bất đắc dĩ như chị. Số là nhà chị bắt ăn kiêng nhiều quá, hết thịt lợn nạc, rau ngót luộc rồi đến cá kho mặn chát, đến cả hoa quả cũng kiêng nốt. Cái “lý” của “các cụ” là để chị khát nước mà uống nhiều nước cho… có sữa. Ngày nào cũng như vậy, chị cứ nhìn thấy mâm cơm mẹ bê lên là lại lao vào nhà vệ sinh nôn ọe, dù chưa ăn được miếng nào. Đến lúc chị bị táo bón, mất sữa, em bé bị ốm yếu, phải vào viện, bà nội mới chịu “xuống nước”, để chị được ăn theo thực đơn bác sĩ kê cho.

“Căng thẳng” chuyện ngủ, nghỉ

Sinh hoạt kiêng gì ?

Không chỉ cơm bưng, nước rót ngay tại giường, mọi sinh hoạt của nhiều “bà đẻ” cùng diễn ra trên “chiến trận” này.

Sinh con vào tháng 8 âm, khi cái nóng của mùa hè còn chưa bớt, mẹ chị Lam Khánh đã chuẩn bị sẵn cho cô một nồi than bồ kết dưới gầm giường. Đêm ngày nồi than đỏ hồng, lại thêm bà trẻ vốn mát tay nuôi con đến thăm góp ý thêm: Nên xông nghệ, ngải cứu nướng trên than hoa cho co khít các lỗ chân lông và… sáng mắt. Phòng ngủ của cô ngày nào cũng hầm hập nóng và nồng. Mẹ con Khánh lúc nào cũng trong tình trạng mồ hôi nhễ nhại trong bộ quần áo kín mít từ đầu đến chân.

Lan là nhân viên văn phòng. Ngày sinh con, mẹ chồng cô tất tả bỏ việc đồng áng từ quê (Kiến Xương – Thái Bình) lên Hà Nội chăm cháu đích tôn. Thương con, thương cháu, bao nhiêu kinh nghiệm “ngàn đời” nuôi con bà truyền hết cho con dâu. Sinh con đầu lòng, nên Lan răm rắp nghe lời mẹ.

Kiêng nắng, kiêng gió, kiêng ăn, Lan làm được. Chỉ có điều, bà nội yêu cầu Lan không ra khỏi phòng ít nhất hết tháng đầu tiên. Không làm bất cứ việc gì ngoài cho con bú, kể cả vắt khăn để tay chân đỡ cử động nhiều, hạn chế đứng “để sau này già đỡ đau lưng”. Tuy nhiên, gần hết thời gian ở cữ, Lan bị sốt, mất sữa phải vào viện điều trị kháng sinh liều cao. Bác sĩ cho biết, Lan bị sốt do sản dịch bị ứ, không ra hết do không vận động, cơ thể không phục hồi được.

Chuyên gia nói gì ?

Theo bác sĩ sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung (Trung tâm Y tế lao động – Hà Nội): Không thiếu những trường hợp bà đẻphải nhập viện trong tình trạng trầm cảm sau sinh do suốt thời gian ở cữ phảinằm trong nhà, luẩn quẩn trên giường, với 4 bức tường và một đứa bé. “Những kiêng kỵ dân gian trong thời gian ở cữ có ý nghĩa nhân văn riêng. Nhưng đâykhông phải là hệ thống bài bản, không có cơ sở khoa học. Nhiều khi nó trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng với nhiều sản phụ trẻ nếu được áp dụng thái quá” – BS. KimDung cho hay.

Đồng quan điểm này, TS, BS Vũ Thị Bắc Hà – Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Trung ương Huế cho hay: Đúng là sau sinh có một số thực phẩm không nên sử dụng, nhưng cũng không vì thế mà “đoạn tuyệt” với các thực phẩm này, ví dụ thực phẩm lợi tiểu (rau cải, canh chua…).

Sau khi phục hồi sức khoẻ, các bàbầu hoàn toàn có thể ăn các loại thức ăn mình thích. Việc kiêng thái quá có thể gây ra tình trạng dù chất dinh dưỡng trong thức ăn đủ nhưng thiếu nước trầm trọng. Điều này cũng có thể gây mất sữa, táo bón. Để mẹ khỏe và có nhiều sữa cho con, bạn có thể ăn đa dạng theo nhu cầu, sở thích, chỉ cần đảm bảo thực phẩmtươi, chế biến chín và giàu dưỡng chất.

“Nếu tâm lý khi ăn không thoải mái, việc hấp thu thức ăn cũng bị ảnh hưởng rất nhiều. Vì thế, bà mẹ không nên nhắm mắt nhắm mũi ăn liều thức ăn mà mình không thích” – TS. Bắc Hà bày tỏ quan điểm.

Benh.vn

Bài viết Nỗi ám ảnh ở cữ vì kiêng khem đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/noi-am-anh-o-cu-vi-kieng-khem-2079/feed/ 0