Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Sat, 18 May 2019 01:35:24 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Bài thuốc chữa kiết lỵ từ các loại rau dễ kiếm https://benh.vn/bai-thuoc-chua-kiet-ly-3132/ https://benh.vn/bai-thuoc-chua-kiet-ly-3132/#respond Sun, 03 Mar 2019 06:27:27 +0000 http://benh2.vn/bai-thuoc-chua-kiet-ly-3132/ Bệnh kiết lỵ thường gây nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh ngoài cảm giác đau đớn. Một số bài thuốc phổ biến nhất sau giúp bệnh nhân trị bệnh kiết lỵ mà đặc biệt là lá mơ.

Bài viết Bài thuốc chữa kiết lỵ từ các loại rau dễ kiếm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bệnh kiết lỵ thường gây nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh ngoài cảm giác đau đớn. Một số bài thuốc phổ biến nhất sau giúp bệnh nhân trị bệnh kiết lỵ mà đặc biệt là lá mơ.

Canh rau sam

Theo y học cổ truyền, rau sam có vị chua, tính hàn, trị được kiết lỵ, trừ giun sán, chữa mụn nhọt. Có thể phòng ngừa bệnh tiêu chảy, kiết lỵ bằng cách, hằng ngày ăn rau sam luộc hoặc nấu cháo. Nếu đi tiểu ra máu thì sắc rau sam thêm với rau má, cây nhọ nồi cũng có tác dụng tốt.

Lá mơ lông hấp trứng gà

Lá mơ lông có vị đắng chát, tính mát, tiêu thực sát khuẩn. Bài thuốc phổ biến nhất là hái một nắm lá mơ lông rửa sạch, thái nhỏ trộn với một quả trứng gà ta hấp cách thủy. Lưu ý là không được chiên với dầu mỡ vì kiết lỵ kỵ với chất béo chất dầu. Có thể ăn một ngày 2-3 lần liên tục trong 3 – 4 ngày sẽ khỏi.

Lá diếp cá

Uống nước lá diếp cá cũng chữa được bệnh tiêu chảy, kiết lỵ. Cách làm cũng giống như các loại lá ổi, lá mơ lông. Sắc với nước rồi uống mỗi ngày từ 2-3 lần.

Ăn sung

Trong quả sung có nhiều thành phần dinh dưỡng như đường glucoza, gluco, axit citric, các axit hữu cơ, nhựa sung có thể trị được bệnh ký sinh trùng đường ruột. Vì thế, khi bị kiết lỵ có thể ăn vài quả sung cũng tốt nhưng phải rửa sạch trước khi ăn.

Quả chuối

Bạn có thể ăn quả chuối xanh, vỏ và nhựa chuối xanh có tác dụng diệt nấm, vi khuẩn, nếu thấy chát có thể chấm thêm ít muối cũng có thể chữa khỏi. Khi ăn nên ăn chuối tiêu.

Cháo rau dền, ý dĩ: Có thể dùng 2 thứ này nấu cháo, ăn nóng, ngày 1 lần.

Bệnh kiết lỵ thường do nhiễm khuẩn đường ruột, do vậy nên dùng những thực phẩm có tính đắng, chát và điều đặc biệt để phòng bệnh cần ăn chín, uống sôi, tránh đồ ôi thiu, đặc biệt vào mùa nóng.

Benh.vn st.

Bài viết Bài thuốc chữa kiết lỵ từ các loại rau dễ kiếm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/bai-thuoc-chua-kiet-ly-3132/feed/ 0
Chế độ ăn cho người bị bệnh kiết lỵ https://benh.vn/che-do-an-cho-nguoi-bi-benh-kiet-ly-3140/ https://benh.vn/che-do-an-cho-nguoi-bi-benh-kiet-ly-3140/#respond Mon, 17 Sep 2018 04:27:36 +0000 http://benh2.vn/che-do-an-cho-nguoi-bi-benh-kiet-ly-3140/ Kiết lỵ trực khuẩn là bệnh truyền nhiễm đường ruột cấp tính. Biểu hiện lâm sàng là sợ lạnh, sốt, đau bụng, đi ngoài, phân lẫn máu và dịch nhầy, mót rặn. Bệnh thường phát triển nhiều vào tiết hè thu, phát bệnh ở mọi lứa tuổi.

Bài viết Chế độ ăn cho người bị bệnh kiết lỵ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Kiết lỵ trực khuẩn là bệnh truyền nhiễm đường ruột cấp tính. Biểu hiện lâm sàng là sợ lạnh, sốt, đau bụng, đi ngoài, phân lẫn máu và dịch nhầy, mót rặn. Bệnh thường phát triển nhiều vào tiết hè thu, phát bệnh ở mọi lứa tuổi.

lỵ amip

Do có sự khác nhau về vi khuẩn gây bệnh cũng như khả năng miễn dịch của từng người mà biểu hiện lâm sàng có mức độ nặng nhẹ khác nhau. Thông thường có thể chia thành hai loại kiết lỵ: Lỵ trực trùng và lỵ amíp

Người bệnh kiết lỵ nên ăn gì?

Bệnh nhân kiết lỵ cấp tính cần chọn những món nhạt loãng, dễ tiêu hóa, không có chất xơ và dầu mỡ. Người bị mạn tính cần ăn các món ít bã, giàu dinh dưỡng, dễ tiêu, không có tính kích thích.

Thực phẩm chính có thể chọn gạo tẻ, gạo nếp, mì, đại mạch, hạt đậu cove, đậu non, củ mài, hạt sen, đậu xanh v.v … Những thực phẩm này đều ít nhiều có tác dụng hạn chế lỏng lỵ. Khi đi ngoài nhiều, có thể ninh thành cháo nhừ đặc để ăn. Ngoài ra có thể ăn bánh gatô, canh trứng, nước đậu xanh, nước rau, v.v… Cần ăn ít một, ăn thành nhiều bữa. Rau quả tươi có thể chế thành món nghiền, nước ép để ăn uống. Tỏi, lá chè, ngó sen, ổi có tác dụng diệt khuẩn chữa lỵ nhất định, có thể sử dụng. Người bị mất nước nhiều có thể uống thêm nước muối đường nhiều đợt.

Rau dại có thể dùng bồ công anh, rau sam, lá mơ tam thể. Cách chế biến món ăn chủ yếu là nấu thành canh, thành cháo, không cho dầu mỡ. Xin giới thiệu hai bài thuốc hiệu nghiệm:

  • Tỏi nấu chín, mỗi lần 1 – 2 củ ngày 2 – 3 lần.
  • Chè xanh 60 gam sắc đặc uống.

trà xanh

Người bệnh kiết lỵ trực khuẩn cần kiêng ăn những gì?

Bị kiết lỵ cấp tính cần kiêng hoặc ít dùng những món sau:

  • Những thực phẩm nhiều bã như rau hẹ, rau cần, hành tây, giá đậu. Những thứ này nhiều xơ, kích thích các vết loét đường ruột, làm đi ngoài nặng thêm, bất lợi đối với việc hồi phục vết viêm loét.
  • Những món kích thích như: ớt, hạt tiêu, bột hạt cải.
  • Rượu, nước giải khát có ga, rau xanh, trái cây.
  • Hạn chế ăn thịt
  • Dầu mỡ và những thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ như: quẩy, nhân đào hạt, lạc.
  • Khi bị viêm đường ruột nặng, nên giảm bớt thực phẩm giàu prôtêin như sữa bò, cá, thịt, trứng, chế phẩm từ đậu. Người bị bệnh đầy hơi cần ăn ít các món sinh hơi như khoai bung, khoai tây, đại táo v.v…

Benh.vn (Theo kietly)

Bài viết Chế độ ăn cho người bị bệnh kiết lỵ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/che-do-an-cho-nguoi-bi-benh-kiet-ly-3140/feed/ 0
Thức ăn cho người bị kiết lỵ https://benh.vn/thuc-an-cho-nguoi-bi-kiet-ly-3159/ https://benh.vn/thuc-an-cho-nguoi-bi-kiet-ly-3159/#respond Tue, 04 Sep 2018 04:27:57 +0000 http://benh2.vn/thuc-an-cho-nguoi-bi-kiet-ly-3159/ Nhiều đọc giả có gửi câu hỏi quan tâm về chế độ dinh dưỡng dành cho người bị kiết lỵ. Sau đây là câu trả lời của chuyên gia.

Bài viết Thức ăn cho người bị kiết lỵ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Nhiều đọc giả có gửi câu hỏi quan tâm về chế độ dinh dưỡng dành cho người bị kiết lỵ. Sau đây là câu trả lời của chuyên gia.

Trả lời:

Bệnh nhân kiết lỵ cấp tính cần chọn những món nhạt loãng, dễ tiêu hóa, không có xơ và dầu mỡ.

Người bị mạn tính cần ăn các món ít bã, giàu dinh dưỡng, dễ tiêu, không có tính kích thích.

Thực phẩm chính có thể chọn gạo tẻ, gạo nếp, mì, đại mạch, hạt đậu cove, đậu non, củ mài, hạt sen, đậu xanh v.v … Những thực phẩm này đều ít nhiều có tác dụng hạn chế lỏng lỵ. Khi đi ngoài nhiều, có thể ninh thành cháo nhừ đặc để ăn… Ăn ít một, ăn thành nhiều bữa.

Rau quả tươi có thể chế thành món nghiền, nước ép để ăn uống. Tỏi, lá chè, ngó sen, ổi có tác dụng diệt khuẩn chữa lỵ có thể sử dụng.

Uống bổ sung nhiều Oresol.

Rau dại có thể dùng bồ công anh, rau sam, lá mơ tam thể. Cách chế biến món ăn chủ yếu là nấu thành canh, thành cháo, không cho dầu mỡ.

Xin giới thiệu bài thuốc hiệu nghiệm: Chè xanh 60 gam sắc đặc uống.

Benh.vn

 

Bài viết Thức ăn cho người bị kiết lỵ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/thuc-an-cho-nguoi-bi-kiet-ly-3159/feed/ 0
Phân biệt bệnh kiết lỵ trực trùng và kiết lỵ amíp https://benh.vn/phan-biet-benh-kiet-ly-truc-trung-va-kiet-ly-amip-3136/ https://benh.vn/phan-biet-benh-kiet-ly-truc-trung-va-kiet-ly-amip-3136/#respond Wed, 18 Jul 2018 04:27:32 +0000 http://benh2.vn/phan-biet-benh-kiet-ly-truc-trung-va-kiet-ly-amip-3136/ Bệnh kiết lỵ là bệnh đường ruột liên quan mật thiết đến vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm. Bệnh kiết lỵ có thể là bệnh kiết lỵ trực trùng và bệnh kiết lỵ amíp, cả 2 loại lỵ này đều có thể lây lan thành dịch nhưng đặc biệt là lỵ trực trùng nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể có nguy cơ tử vong.

Bài viết Phân biệt bệnh kiết lỵ trực trùng và kiết lỵ amíp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bệnh kiết lỵ là bệnh đường ruột liên quan mật thiết đến vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm. Bệnh kiết lỵ có thể là bệnh kiết lỵ trực trùng và bệnh kiết lỵ amíp, cả 2 loại lỵ này đều có thể lây lan thành dịch nhưng đặc biệt là lỵ trực trùng nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể có nguy cơ tử vong.

cô gái bị kiết lỵ đi toilet

Đặc điểm của kiết lỵ

Nói đến bệnh kiết lỵ là nói đến lỵ vi khuẩn mà thường gọi là lỵ trực trùng (còn gọi là lỵ trực khuẩn) và lỵ do ký sinh trùng gây ra là lỵ amíp (do ký sinh trùng amíp). Bệnh kiết lỵ trực trùng là bệnh do vi khuẩn lỵ (Shigella) gây ra khác với bệnh kiết lỵ do ký sinh trùng amíp.

Bệnh kiết lỵ trực khuẩn lây theo đường ăn uống và rất có khả năng gây thành dịch lớn bởi vì chúng có khả năng tồn tại trong thiên nhiên khá lâu.

Thời gian tồn tại của vi khuẩn lỵ

Vi khuẩn lỵ có thể sống và phát triển trong nước ngọt, rau sống, thức ăn tối thiểu từ 7 – 10 ngày và cũng có thể sống lâu hơn nữa. Ở các quần áo, đồ dùng trong ăn uống của người bệnh kiết lỵ trực khuẩn hoặc trong đất có khi chúng tồn tại tới từ 6 -7 tuần lễ.

Hình thức đào thải

Nguồn đào thải trực khuẩn lỵ là chất thải (phân), thức ăn, nước uống, dụng cụ ăn uống của người đang mắc bệnh kiết lỵ trực khuẩn và người lành mang trực khuẩn lỵ. Đối với những đối tượng là người lành mang vi khuẩn lỵ, khi sức khỏe tốt thì chúng coi như sống cộng sinh nhưng khi sức đề kháng kém chúng trở nên gây bệnh.

Điều quan trọng nhất của người lành mang vi khuẩn lỵ là luôn luôn đào thải mầm bệnh ra môi trường theo phân làm ô nhiễm môi trường, đặc biệt là những vùng mà quản lý phân người chưa thật tốt hoặc không đảm bảo vệ sinh. Từ những đối tượng này lỵ trực khuẩn sẽ theo phân, theo thức ăn, nước uống bị nhiễm trực trùng lỵ đi ra ngoài làm ô nhiễm môi trường xung quanh nhất là ô nhiễm nguồn nước, từ đây trực khuẩn lỵ được lan theo các loại thức phẩm có dùng nước bị ô nhiễm để rửa (rau, thịt, cá…) và lây sang cho người lành bằng con đường ăn, uống. Lỵ trực khuẩn có trong nước ô nhiễm nếu người nào uống nước chưa được đun sôi thì nguy cơ mắc bệnh kiết lỵ do trực khuẩn lỵ là điều rất khó tránh khỏi.

Phân nhóm lỵ trực khuẩn

Người ta chia lỵ trực khuẩn thành 4 nhóm: S. dysentriae, S. Flexnerie, S. Boydii và S. sonnei. Trong 4 nhóm lỵ trực khuẩn này thì nhóm hay gặp nhất ở Việt Nam là lỵ trực khuẩn nhóm S. flexneri.

Qua nhiều nghiên cứu người ta thấy rằng, nhóm lỵ trực khuẩn gây bệnh kiết lỵ nặng nhất là lỵ nhóm 1, trong đó týp S. shiga gây bệnh nặng, nguy kịch hơn cả và rất dễ đưa đến tử vong nếu không phát hiện, điều trị kịp thời. S. shiga gây bệnh nặng và nguy hiểm bởi vì chúng vừa gây bệnh bằng nội độc tố và ngoại độc tố. Đối với các loại vi khuẩn thì loại nào gây bệnh bằng ngoại độc tố cũng có bệnh cảnh lâm sàng rất nặng. Và nếu vi khuẩn vừa gây bệnh bằng nội độc tố và vừa gây bệnh ngoại độc tố, bệnh cảnh lâm sàng càng trầm trọng hơn.

Các triệu chứng của hai loại lỵ này

Mọi người có thể mắc bệnh kiết lỵ trực khuẩn đặc biệt là những người chưa có miễn dịch chống lại trực khuẩn lỵ. Sau khi có một lượng lớn trực khuẩn lỵ vào trong cơ thể khoảng vài ba ngày là bắt đầu xuất hiện các triệu chứng sốt cao, rối loạn tiêu hóa như đau bụng, buồn nôn, nôn, đi lỏng nhiều lần, phân có máu. Giai đoạn đầu phân còn có khuôn nhưng sau một thời gian ngắn phân sẽ lỏng kèm theo có chất nhầy như mũi và có máu. Máu xuất hiện là do độc tố vi khuẩn lỵ làm tổn thương niêm mạc ruột. Máu chảy ra trộn lẫn với phân. Lúc đầu là máu tươi, dần dần phân lỏng ra và máu hòa lẫn với phân, chất tiết dịch của ruột cho nên màu của phân lúc này lờ lờ như máu cá nhất là phân của bệnh nhân bị lỵ trực khuẩn týp S. shiga.

Với thể bệnh do lỵ S.shiga, giai đoạn đầu còn biết số lần đi ngoài trong ngày nhưng vài ba ngày sau thì không thể đếm được số lần đi ngoài do phân cứ tự chảy ra ở hậu môn. Đồng thời thể rạng suy sụp do nhiễm độc độc tố nặng. Song song với nhiễm độc độc tố thì đối với bệnh kiết lỵ trực khuẩn thường là đi ngoài nhiều lần cho nên xảy ra hiện tượng mất nước và chất điện giải có khi rất trầm trọng. Nhiễm độc độc tố nặng và mất nước, chất điện giải dễ đưa đến tử vong đặc biệt là trẻ em và người cao tuổi già yếu nếu không cấp cứu kịp thời.

Với bệnh kiết lỵ amíp thì tác nhân gây bệnh là ký sinh trùng amíp (Entamoeba histolitica), chúng thuộc loại đơn bào, khả năng tồn tại trong môi trường tự nhiên tuy có ngắn ngày hơn so với trực khuẩn lỵ nhưng vai trò gây bệnh của chúng cũng không thể xem thường. Bệnh kiết lỵ amíp chủ yếu là tình trạng nhiễm trùng ở ruột già.

Khi bị bệnh thường có 2 loại: cấp tính và mạn tính:

Thể cấp tính: thường gặp là những hội chứng lỵ, bao gồm đau bụng, mót rặn và đi ngoài phân có máu lẫn với chất nhầy như chấttiết ở mũi (nhầy máu mũi). Đi ngoài nhiều lần trong ngày nhưng mỗi lần đi ngoài không có nhiều phân. Đối với một số bệnh nhân thỉnh thoảng có tiêu chảy nhưng không rầm rộ, ồ ạt như bệnh kiết lỵ trực khuẩn. Người bệnh thường xuất hiện đau quặn bụng từng cơn, đau dọc theo khung đại tràng trước khi đi ngoài. Song song với đau bụng là mót rặn. Người bệnh đau bụng rất muốn đi ngoài nhưng khi ngồi vào nhà vệ sinh rất lâu nhưng không đi ngoài được (đi nhanh về chậm). Nếu ở thể nhẹ thì sức khỏe ít bị ảnh hưởng nhưng khi bệnh nặng thì bệnh nhân có thể bị suy kiệt (đi ngoài ra máu nhiều lần trong ngày), rối loạn chất điện giải, bụng trướng.

Thể mãn tính: Khi bị lỵ amíp không được điều trị hoặc điều trị không dứt điểm, không đúng phác đồ thì bệnh sẽ chuyển thành mạn tính và khi đó lỵ amíp sẽ chui vào trong niêm mạc ruột tạo thành các kén amíp, từng đợt chúng lại xuất hiện gây đau bụng, đi ngoài ra máu tươi nhất là khi ăn các loại thức ăn lạ, nhiều mỡ… Hậu quả của lỵ amíp mạn tính là gây nên viêm đại tràng mạn tính làm cho người bệnh rất khó chịu và dễ bị suy kiệt do rối loạn tiêu hóa kéo dài. Mắc bệnh kiết lỵ amíp còn có một nguy cơ lan truyền ngược dòng gây nên hiện tượng ápxe gan.

Phòng bệnh kiết lỵ như thế nào?

Muốn phòng bệnh kiết lỵ (lỵ trực khuẩn và lỵ amíp) có hiệu quả thì cần đảm bảo vệ sinh môi trường, quản lý chất thải và phân của người bệnh đúng quy định như cho vào hố xí, có các chất sát khuẩn mạnh kèm theo như vôi bột, cloramin đặc biệt là ở các vùng nông thôn. Không được xả phân và giặt quần áo của người bệnh kiết lỵ ra sông, suối, ao, hồ. Không nên ăn rau sống không hợp vệ sinh, không uống nước chưa được đun sôi, không ăn tiết canh, gỏi, nem chạo, nem chua… Cần phải rửa tay sạch bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn.

Trong gia đình có người mắc bệnh kiết lỵ nên cách ly các dụng cụ ăn uống và đồ dùng trong sinh hoạt. Các dụng cụ ăn uống cần luộc bằng nước đun sôi. Đối với các cơ sở buôn bán, kinh doanh thực phẩm và các nhà hàng, khách sạn có liên quan đến ăn, uống cần kiểm tra sức khỏe nhân viên phục vụ, đặc biệt là xét nghiệm phân định kỳ nhằm phát hiện người lành mang lỵ amíp hoặc lỵ trực khuẩn.

Đối với người lành mang mầm bệnh cần được điều trị dứt điểm và cần xét nghiệm phân theo định kỳ. Những vùng có nguy cơ mắc lỵ trực khuẩn cần được sử dụng vắc-xin phòng bệnh kiết lỵ trực khuẩn theo chỉ dẫn của cán bộ y tế địa phương.

Xem thêm: Bệnh lỵ amip

Benh.vn

Bài viết Phân biệt bệnh kiết lỵ trực trùng và kiết lỵ amíp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/phan-biet-benh-kiet-ly-truc-trung-va-kiet-ly-amip-3136/feed/ 0