Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Thu, 01 Feb 2024 04:47:24 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Những yếu tố gây hại cho bào thai https://benh.vn/nhung-yeu-to-gay-hai-cho-bao-thai-2583/ https://benh.vn/nhung-yeu-to-gay-hai-cho-bao-thai-2583/#respond Tue, 09 Apr 2019 06:16:57 +0000 http://benh2.vn/nhung-yeu-to-gay-hai-cho-bao-thai-2583/ Trong quá trình mang thai, có nhiều yếu tố có thể gây hại cho người mẹ và thai nhi. Nhiều trường hợp thai dị tật, sảy thai do người mẹ tiếp xúc với những yếu tố gây hại cho bào thai trong quá trình mang thai.

Bài viết Những yếu tố gây hại cho bào thai đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Trong quá trình mang thai, có nhiều yếu tố có thể gây hại cho người mẹ và thai nhi. Nhiều trường hợp thai dị tật, sảy thai do người mẹ tiếp xúc với những yếu tố gây hại cho bào thai trong quá trình mang thai.

Mẹ bầu trong quá trình mang thai cần tránh tiếp xúc với những hóa chất độc hại để bé không mắc các dị tật bẩm sinh

Các yếu tố độc hại này được xếp vào ba nhóm chính: nhóm gồm thuốc hay hoá chất, nhóm tác nhân gây nhiễm trùng và nhóm tác nhân vật lý.

Nhóm thuốc và hóa chất

Rượu là một trong những chất nhiều độc tính nhưng lại thường được sử dụng, gây hậu quả nghiêm trọng trên thai nhi: nhẹ cân, vòng đầu nhỏ, chậm phát triển, tâm thần, yếu cơ. Lượng rượu mẹ uống càng nhiều, tỷ lệ độc hại trên thai nhi càng tăng.

Thuốc lá: Người mẹ hút thuốc có thể sinh trẻ nhẹ cân, giảm kích thước vòng đầu, tăng nguy cơ sảy thai, thai chết lưu, sinh non… vì chất nicotin ngăn cản việc cung cấp ôxy cho bào thai, mà nicotin lại đi qua nhau dễ dàng. Nồng độ nicotin tập trung trong bào thai có thể cao hơn 15% so với lượng nicotin có trong cơ thể mẹ. Ngoài ra nicotin còn có thể tập trung trong nước ối và sữa mẹ. Nếu người khác hút thuốc mà thai phụ hít phải khói thuốc thì hậu quả cũng tương tự như trực tiếp hút thuốc.

Kháng sinh

Phần lớn kháng sinh không gây dị dạng thai nhi. Tuy nhiên, có một số kháng sinh có tác động xấu cho thai nhi, như tetracycline sử dụng từ tháng thứ tư của thai kỳ làm vàng răng, thiểu sản men răng. Streptomycin và những loại cùng họ có thể làm tổn thương dây thần kinh tai dẫn đến điếc (xảy ra cho 10 – 15% bào thai có mẹ sử dụng các loại thuốc này).

Ngoài ra, các loại thuốc hạ huyết áp, thuốc chống ung thư, chống đông máu, chống động kinh… đều có chống chỉ định khi có thai.

Tác nhân nhiễm trùng

Nhiều loại vi khuẩn, ký sinh trùng và virut có thể gây ra dị tật bẩm sinh, bất thường về phát triển hệ thần kinh. Bệnh nhiễm trùng thường gặp đối với thai phụ là nhiễm trùng Torch (Toxoplasmose, rubella, cytomegalo virut, herpes) gây độc hại cho thai nhi với những dị tật bẩm sinh ở đầu, chậm phát triển thần kinh, viêm võng mạc. Bệnh ban đỏ do rubella thường gây mù, điếc, còn tồn tại ống động mạch. Ngoài ra, nếu người mẹ nhiễm giang mai có thể dẫn đến giang mai bẩm sinh ở trẻ sơ sinh vì từ tháng thứ năm của thai kỳ, vi trùng có thể lây lan qua nhau. Thai nhi có thể bị gan lách to, bệnh ngoài da, viêm xương, viêm thận, viêm màng não.

Tác nhân vật lý

Tia quang tuyến gây dị tật hệ thần kinh, gây ung thư, đột biến gen. Ngoài ra, môi trường nhiệt độ cao cũng có thể ảnh hưởng đến thai phụ gây dị tật ở hệ thần kinh thai nhi.

Vì vậy, khi đã biết có thai, nếu bị mắc bệnh, người mẹ nên đi khám thai để được hướng dẫn bởi thầy thuốc chuyên khoa và chỉ sử dụng thuốc theo chỉ định. Ngoài ra, cần chú ý đến môi trường sống của thai phụ, tránh những tác nhân có thể gây hại cho thai nhi.

Bs.Tống Hồng Nhung

Bài viết Những yếu tố gây hại cho bào thai đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhung-yeu-to-gay-hai-cho-bao-thai-2583/feed/ 0
Phương pháp ngăn ngừa dị tật ở thai nhi https://benh.vn/phuong-phap-ngan-ngua-di-tat-o-thai-nhi-5548/ https://benh.vn/phuong-phap-ngan-ngua-di-tat-o-thai-nhi-5548/#respond Wed, 17 Oct 2018 05:26:02 +0000 http://benh2.vn/phuong-phap-ngan-ngua-di-tat-o-thai-nhi-5548/ Mang thai là khoảng thời gian đáng nhớ cùng những kỷ niệm ngọt ngào và khoảnh khắc rung động của tình mẫu tử khi người mẹ cảm nhân được từng sự thay đổi của thai nhi. Song, bên cạnh niềm vui cũng là những lo lắng, trăn trở, mong mỏi của các bà mẹ, của gia đình để em bé ra đời được lành lặn, khỏe mạnh, không bị khiếm khuyết nào…

Bài viết Phương pháp ngăn ngừa dị tật ở thai nhi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Mang thai là khoảng thời gian đáng nhớ cùng những kỷ niệm ngọt ngào và khoảnh khắc rung động của tình mẫu tử khi người mẹ cảm nhân được từng sự thay đổi của thai nhi. Song, bên cạnh niềm vui cũng là những lo lắng, trăn trở, mong mỏi của các bà mẹ, của gia đình để em bé ra đời được lành lặn, khỏe mạnh, không bị khiếm khuyết nào…

Với những phương pháp ngăn ngừa dị tật ở thai nhi dưới đây, Benh.vn hy vọng sẽ giúp các bà mẹ trẻ có một thai kỳ khỏe mạnh và những đứa trẻ ra đời lành lặn, không khuyết tật.

Trước khi mang thai

Bổ sung Acid Folic

Nguyên nhân:

Nhiều khuyết tật thai nhi xảy ra rất sớm ở đầu thai kỳ (có thể là trước khi người phụ nữ biết mình mang thai) như: sứt môi, hở hàm ếch, dị tật tim, liệt các chi, não úng thủy, nứt đốt sống… (khiếm khuyết có nguồn gốc từ dị tật ống thần kinh thai nhi).

Phương pháp:

Để ngăn ngừa 93% nguy cơ các dị tật này, các chuyên gia sức khỏe đã khuyến cáo phụ nữ nên bổ sung Acid Folic ngay từ khi dự định mang thai, để bảo đảm nồng độ Acid Folic trong máu đạt đến mức cần thiết ngay tại thời điểm thụ thai.

  • Bổ sung Acid Folic hàng ngày trước khi mang thai 3 tháng.
  • Liều lượng thuốc, cách dùng theo sự chỉ định của bác sỹ.

acid folic

Bổ sung Acid Folic trước khi mang thai 3 tháng để hạn chế 93% dị tật ống thần kinh thai nhi

Khám sức khỏe trước khi mang thai

Nguyên nhân:

Theo lời khuyên của các bác sĩ, phụ nữ ở độ tuổi sinh sản nên thực hiện khám sức khỏe trước khi mang thai. Điều này đúng với thực tế rằng sức khỏe người mẹ trước khi mang thai có vai trò quyết định đối với sức khỏe của bản thân thai phụ và thai nhi trong thai kỳ. Khám sức khỏe trước khi mang thai cũng có ý nghĩa quan trọng đối với những người có bệnh mãn tính trước đó.

Phương pháp:

  • Phụ nữ chuẩn bị mang thai nên thực hiện khám sức khỏe ở các bệnh viện lớn hoặc địa chỉ uy tín
  • Nên khám sức khỏe sau kỳ kinh nguyệt từ 3-7 ngày.

Đánh giá yếu tố di truyền

Nguyên nhân:

Nếu vợ, chồng hoặc gia đình hai bên có tiền sử bất kỳ dị tật bẩm sinh nào, đứa con của bạn cũng có nguy cơ bị khuyết tật

Phương pháp:

  • Bạn nên tìm đến các chuyên gia để đánh giá yếu tố di truyền. Nhìn kết quả đánh giá di truyền, các bác sĩ có thể chẩn đoán nguy cơ dị tật của con bạn với chồng và đưa ra lời khuyên liệu hai người có nên có em bé hay không.

Trong khi mang thai

Tiêm chủng đúng mũi và đủ mũi

Nguyên nhân:

Các mũi tiêm chủng trong thai kỳ như: uốn ván, viêm gan B, rubella… rất cần thiết cho người mẹ và thai nhi.

Phương pháp:

  • Dùng đúng, đủ loại vaccin cần thiết cho thai phụ để đảm bảo an toàn cho cả người mẹ và thai nhi.
  • Tiêm chủng ở những địa điểm của quận, huyện, thành phố (vacxin cần được bảo quản đúng quy định).
  • Lưu ý về lịch tiêm chủng trước và khi mang thai.

tiêm phòng cho bà bầu

Tiêm chủng đúng mũi và đủ mũi cần thiết cho thai phụ trong thai kỳ

Khám sức khỏe định kỳ

Nguyên nhân:

Thăm khám trong quá trình mang thai là yếu tố đặc biệt quan trọng để bác sĩ kịp thời điều chỉnh chế độ ăn, uống, ngủ nghỉ, bổ sung những dinh dưỡng thiếu hụt, các loại thuốc (nếu cần) cho phù hợp với từng thời điểm và sự phát triển của thai kỳ.

Ngoài ra, bác sĩ sẽ cho chúng ta những lời khuyên tốt nhất trong từng giai đoạn phát triển của thai nhi.

Phương pháp:

  • Khám sức khỏe định kỳ trong suốt thời gian mang thai.
  • Lịch kiểm tra, tái khám theo từng thời điểm: có thể hàng tuần, hàng tháng, hàng quý…

Phòng ngừa nhiễm khuẩn

Nguyên nhân:

Một vài bệnh nhiễm khuẩn nếu mắc phải trong quá trình mang thai có thể ảnh hưởng nguy hại cho thai nhi, đặc biệt là các bệnh liên quan đến phần phụ như viêm nhiễm, huyết trắng..

Phương pháp:

  • Giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ.
  • Vệ sinh nơi ở, làm việc thoáng đãng, không để vi khuẩn gây bệnh phát sinh…

Giữ đường huyết ở mức kiểm soát

Nguyên nhân:

Kiềm soát đường huyết không tốt trong thai kỳ làm tăng nguy cơ khuyết tật thai nhi và những vấn đề sức khỏe, gây một vài biến chứng trầm trọng cho phụ nữ.

Phương pháp:

  • Cần theo dõi, kiểm soát đường huyết theo chỉ dẫn của bác sỹ để ngăn ngừa khuyết tật thai nhi và những biến chứng xấu khác.

kiểm soát đường huyết thai kỳ

Kiểm soát đường huyết để ngăn ngừa khuyết tật thai nhi

Không dùng đồ uống chứa cồn

Nguyên nhân:

Khi người mẹ uống rượu, bia, rượu trong máu thai phụ sẽ truyền dẫn đến thai nhi qua dây rốn gây ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé.

Do ảnh hưởng từ nồng độ cồn có trong rượu em bé sinh ra có thể bị hội chứng rối loạn ảnh hưởng do rượu trên bào thai.

Phương pháp:

Các thai phụ không được uống rượu khi mang thai.

Không hút thuốc

Nguyên nhân:

Hút thuốc dẫn đến nguy cơ sinh non, khuyết tật sứt môi, hở vòm miệng, thậm chí tử vong. Bên cạnh đó, việc hít khói thuốc bị động (ảnh hưởng khói thuốc từ người khác) thì thai nhi cũng gặp một số nguy cơ về sức khỏe.

tuyệt đối không hút thuốc khi mang thai

Thai phụ không được hút thuốc để tránh sinh non, sứt môi, hở vòm miệng

Phương pháp:

  • Thai phụ cần bỏ thuốc trước 6 tháng khi có ý định mang thai (nếu có hút thuốc).
  • Những người trong gia đình nếu hút thuốc cần ra ngoài ban công, hành lang…để đảm bảo không khí trong phòng không có khói thuốc.
  • Thai phụ cần tránh những nơi đông người, có khói thuốc.

Không dùng thuốc chứa chất gây nghiện

Nguyên nhân:

Thai phụ dùng thuốc có chất gây nghiện có thể bị sinh non, sinh con nhẹ cân hoặc thai nhi có thể gặp các khuyết tật khi sinh. Đặc biệt, thai phụ nghiện cocain có thể sinh con bị khuyết tật ở: tay, chân, hệ tiết niệu và tim.

Phương pháp:

  • Thai phụ tuyệt đối không được sử dụng chất gây nghiện, cocain…để bảo vệ sức khỏe của thai nhi.
  • Trường hợp các thai phụ nghiện cocain cần cai nghiện 1 năm trước khi mang thai.

Tránh nơi đông người

Nguyên nhân:

Chỗ đông người là nơi phát sinh nhiều dịch bệnh khó kiểm soát. Đây là nơi có khả năng lây nhiễm rất cao.

Phương pháp:

  • Tránh xa các đám đông
  • Khi ra đường nên đeo khẩu trang để phòng nhưng bệnh cảm cúm thông thường và một số các bệnh lây lan qua đường hô hấp. Cúm là một trong những bệnh gây ra khá nhiều các trường hợp khuyết tật ở trẻ. Vì vậy khuyên các bà mẹ mang thai nên cẩn thận phòng tránh.

không sơn móng tay khi mang thai

Hóa chất được cho là nguyên nhân chính dẫn đến dị dạng thai nhi.

Tránh tiếp xúc hóa chất

Nguyên nhân:

Hóa chất được cho là nguyên nhân chính dẫn đến dị dạng thai nhi.

Phương pháp:

  • Mẹ bầu cần tránh tiếp xúc với các loại hóa chất, bao gồm các hóa chất sử dụng hằng ngày
  • Trong trường hợp công việc đòi hỏi phải tiếp xúc với các chất này, phụ nữ phải luôn mang găng tay, khẩu trang, thậm chí mặt nạ lọc khí chống độc.

Ăn uống lành mạnh

Nguyên nhân:

Dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sức khỏe thai nhi

Phương pháp:

  • Bà bầu có thể tìm hiểu và áp dụng một số chế độ cho người mang thai nhưng vẫn đảm bảo nguồn thức ăn phong phú, lành mạnh và hạn chế sử dụng thực phẩm chế biến công nghiệp
  • Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai cần cung cấp đầy đủ vitamin cho cơ thể trong suốt thai kỳ.

Phát hiện HPV sớm

Nguyên nhân:

Mặc dù HPV không gây dị tật thai nhi nhưng có thể khiến các mẹ bầu sinh non, trẻ sinh non lại dễ bị các khuyết tật nghiêm trọng về phổi và não. 50% người có quan hệ tình dục nhiễm HPV ít nhất một lần trong đời.

Phương pháp:

  • Thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán HPV ở các cơ sở khám chữa bệnh uy tín

Không tự dùng thuốc

Nguyên nhân:

Có rất nhiều loại thuốc gây nguy hại và dị tật cho thai nhi, cần tránh trong thời gian mang thai

Phương pháp:

  • Hỏi ý kiến bác sĩ sản khoa và các chuyên gia trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.

Thư giãn

Nguyên nhân:

Nhiều nghiên cứu cho thấy trong quá trình mang thai, tình trạng căng thẳng trầm trọng của người mẹ sẽ gây dị tật cho thai nhi. Căng thẳng cũng làm tăng khả năng sẩy thai, sinh non và vô sinh.

Phương pháp:

Có nhiều cách để xả tress, tăng cường sức khỏe cho bà bầu như thường xuyên tập thể dục, yoga.

Lời kết

Sức khỏe trẻ sơ sinh phụ thuộc rất nhiều vào sự chăm sóc của cha mẹ từ khi chúng chưa lọt lòng. Vì vậy, gia đình và thai phụ cần được trang bị những kiến thức cần thiết để đảm bảo em bé ra đời khỏe mạnh, không khuyết tật.

Một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng là bổ sung Acid Folic trước khi mang thai để ngăn chặn các bệnh về khuyết tật ống thần kinh như: sứt môi, hở hàm ếch, não úng thủy…

Ngoài ra, thai phụ cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng, thăm khám sức khỏe theo định kỳ, tiêm chủng theo lịch, hạn chế sinh con sau tuổi 40….để đảm bảo em bé ra đời được khỏe mạnh, không bị dị tật.

Benh.vn

Bài viết Phương pháp ngăn ngừa dị tật ở thai nhi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/phuong-phap-ngan-ngua-di-tat-o-thai-nhi-5548/feed/ 0
Con phải sống chung với bệnh Down cả đời vì mẹ chủ quan khi mang thai https://benh.vn/con-phai-song-chung-voi-benh-down-ca-doi-vi-me-chu-quan-khi-mang-thai-8556/ https://benh.vn/con-phai-song-chung-voi-benh-down-ca-doi-vi-me-chu-quan-khi-mang-thai-8556/#respond Thu, 24 May 2018 06:50:59 +0000 http://benh2.vn/con-phai-song-chung-voi-benh-down-ca-doi-vi-me-chu-quan-khi-mang-thai-8556/ Hiện nay, nhiều bà mẹ khi mang thai, đặc biệt là mang thai lần đầu không biết hoặc chưa hiểu đúng ý nghĩa của việc sàng lọc trước sinh nhằm phát hiện dị tật ở thai nhi. Vì thế, nhiều người bỏ qua những “thời điểm vàng” như tuần 12, tuần 22 của thai kỳ, hoặc cũng có trường hợp khi sắp sinh mới phát hiện con có dị tật, khi đó thì đã quá muộn.

Bài viết Con phải sống chung với bệnh Down cả đời vì mẹ chủ quan khi mang thai đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Hiện nay, nhiều bà mẹ khi mang thai, đặc biệt là mang thai lần đầu không biết hoặc chưa hiểu đúng ý nghĩa của việc sàng lọc trước sinh nhằm phát hiện dị tật ở thai nhi. Vì thế, nhiều người bỏ qua những “thời điểm vàng” như tuần 12, tuần 22 của thai kỳ, hoặc cũng có trường hợp khi sắp sinh mới phát hiện con có dị tật, khi đó thì đã quá muộn.

Chỉ siêu âm thôi là chưa đủ

Trường hợp của chị Hoàng Thị Diệu Thúy (36 tuổi, Đống Đa, Hà Nội) lấy chồng đã 7 năm, trải qua một thời gian lo lắng, chạy chữa thuốc thang và chị đã có bầu.

Khi có bầu, chồng chị chăm đưa chị đi siêu âm ở nhiều phòng khám. Thậm chí, thời gian đầu khi mới biết mang bầu, chị và chồng có sở thích xem hình siêu âm con, có khi tuần nào chồng cũng chở chị tới phòng siêu âm. Hai vợ chồng đều nghĩ rằng, siêu âm và thấy cân nặng của con đạt chuẩn là yên tâm.

Khám sàng lọc và làm các xét nghiệm trong thời kỳ mang thai vô cùng quan trọng.

Tuy nhiên, khi thai nhi được 13 tuần, vì chị ở độ tuổi có nguy cơ con dễ bị Down, bác sĩ khuyên chị nên làm các xét nghiệm sàng lọc trước sinh. Khó khăn mãi mới có một mụn con, cộng thêm lo sợ làm xét nghiệm sàng lọc trước sinh sẽ dễ bị sảy thai, chị Thúy đã chủ quan tự tìm tới những phòng khám siêu âm và không đi làm các xét nghiệm.

Và rồi chị đã hạ sinh một bé trai khi đủ 9 tháng 10 ngày, nhưng đáng buồn là sau khi sinh khoảng 4 tháng, thấy con có những dấu hiệu không nhanh nhẹn như những trẻ cùng trang lứa, cảm thấy có điều gì đó không ổn, chị Thúy đã đưa con đi làm các xét nghiệm. Kết quả cho thấy, em bé bị mắc hội chứng Down.

Trường hợp của chị Thúy không phải là hiếm, đặc biệt là ở những tỉnh vùng núi, khi điều kiện về y tế chưa được trang bị đầy đủ thì tỷ lệ trẻ mắc dị tật hoặc mắc bệnh vì không được khám, xét nghiệm trước sinh là rất lớn.

Sinh con trên tuổi 35 cần đặc biệt chú ý

Trước vấn đề trên, PGS.TS Nguyễn Nghiêm Luật, một chuyên gia đầu ngành về xét nghiệm cho biết, khi mang thai, tất cả các mẹ bầu nên đi xét nghiệm để tầm soát nguy cơ cho con em mình. PGS.TS Nguyễn Nghiêm Luật lưu ý, chỉ siêu âm sẽ không phát hiện được sớm dị tật thai nhi. Cần kết hợp siêu âm và làm các xét nghiệm ở từng thời điểm quy định của thai kỳ mới có thể phát hiện được dị tật thai nhi sớm và chính xác.

Theo PGS Luật, đối với những thai phụ có một hoặc nhiều yếu tố như: Tiền sử gia đình có người bị dị tật bẩm sinh, thai phụ đã trên 35 tuổi, đang sử dụng các chất có hóa chất gây hại cho thai nhi, thai phụ bị tiểu đường và sử dụng insulin… thì bắt buộc phải làm các xét nghiệm sàng lọc trước sinh.

Phụ nữ trên 35 tuổi sinh con cần phải đặc biệt chú ý. (ảnh minh họa)

PGS Luật cho biết thêm, việc khám sàng lọc hay làm các xét nghiệm trước sinh phải tùy vào giai đoạn của thai kỳ, ví dụ như đo độ mờ da gáy cho kết quả chính xác nhất khi thai kỳ ở tuần lễ 11 -13. Lưu ý, khi thai nhi sau 13 tuần thì chỉ số xác định độ mờ sau gáy không còn độ chính xác cao. Vì vậy, khi mang thai người phụ nữ đặc biệt cần nhớ thời điểm này để đi làm xét nghiệm.

Về phương pháp sàng lọc trước sinh, hiện nay đang được áp dụng rất nhiều phương pháp khác nhau, tuy nhiên nói về sự an toàn, độ tin cậy và phổ biến nhất vẫn là Double test và Triple test qua cách lấy máu của bà bầu. Đây là bộ xét nghiệm giúp tầm soát nguy cơ bị hội chứng Down, nguy cơ dị tật ống thần kinh (cột sống đóng không kín) và thai không có não bộ.

Ngoài ra, cũng có thể làm xét nghiệm máu, đây là xét nghiệm mọi bà bầu buộc phải thực hiện trước khi sinh theo chỉ định của bác sĩ. Xét nghiệm này để lấy các chỉ số là hemoglobin, hematocrit và số lượng tiểu cầu của thai phụ.

Ngoài việc kiểm tra các thành phần tế bào của máu, xét nghiệm máu cũng giúp phát hiện xem thai phụ có bị các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) như HIV/AIDS, giang mai, herpes, viêm gan B, C… hay không.

Ngoài ra, có thể làm xét nghiệm nước tiểu, siêu âm 4D, siêu âm trước sinh và tiêm vắc xin uốn ván trong quá trình mang thai…

Bài viết Con phải sống chung với bệnh Down cả đời vì mẹ chủ quan khi mang thai đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/con-phai-song-chung-voi-benh-down-ca-doi-vi-me-chu-quan-khi-mang-thai-8556/feed/ 0