Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Fri, 22 Mar 2024 06:15:52 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Dấu hiệu và xử trí ngộ độc thủy ngân https://benh.vn/dau-hieu-va-xu-tri-ngo-doc-thuy-ngan-67429/ https://benh.vn/dau-hieu-va-xu-tri-ngo-doc-thuy-ngan-67429/#respond Wed, 20 Mar 2024 03:38:09 +0000 https://benh.vn/?p=67429  Vụ việc cháy nhà kho công ty bóng đèn Rạng Đông đã làm giấy lên mối lo ngại về sự nguy hiểm của tàn dư các khí độc đặc biệt là thủy ngân. Cùng đọc bài viết sau để tìm hiểu tất cả về độc tính, dấu hiệu nhiễm độc và xử trí khi bị nhiễm thủy ngân.

Bài viết Dấu hiệu và xử trí ngộ độc thủy ngân đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Vụ việc cháy nhà kho công ty bóng đèn Rạng Đông đã làm giấy lên mối lo ngại về sự nguy hiểm của tàn dư các khí độc đặc biệt là thủy ngân. Cùng đọc bài viết sau để tìm hiểu tất cả về độc tính, dấu hiệu nhiễm độc và xử trí khi bị nhiễm thủy ngân.

Vụ việc 3000m2 nhà kho công ty bóng đèn rạng động đã bị thiêu rụi hoàn toàn trong suốt 5 tiếng chiều tối ngày 28/08, cuốn phăng theo hàng nghìn chiếc bóng đèn COMPACT cùng với lượng lớn thuỷ ngân đã bị đốt cháy bốc hơi vào không khí, đất và nước.

Độc tính của Thủy Ngân

Tùy thuộc vào dạng hợp chất chứa thủy ngân và đường tiếp xúc. Dạng thủy ngân trong sản xuất bóng đèn ở dạng hơi vô cơ.

Hơi thủy ngân

Hơi Hg hấp thu nhanh qua đường hô hấp. Gần 80% hơi Hg hít vào được giữ lại ngay trong cơ thể vào phổi, đến não gây rối loạn thần kinh trung ương

Thủy ngân vô cơ

Hg vô cơ khó xâm nhập vào cơ thể, ít ảnh hưởng hệ Thần kinh trung ương, ít ảnh hưởng tới bào thi, nhưng ăn phải 1 lượng lớn sẽ gây tổn thương thận

Cơ chế gây độc của Thủy ngân

  • Làm thoái hóa tổ chức vì tạo phức hợp rất tan, ức chế enzym do tác dụng lên nhóm -SH của chúng gây rối loạn chuyển hóa màng tế bào
  • Hg dù xâm nhập qua đường nào thì cũng qua máu, tích lũy nhiều nhất ở thận. Hg tích lũy ở tổ chức dưới dạng Hg2+ không qua được màng sinh học nhưng có ái lực mạnh vs S nên dễ kết hợp vs acid amin chứa S của cơ thể (Hb, albumin)

Triệu chứng ngộ độc Thủy ngâ

Ngộ độc Cấp tính thủy ngân

Do hít phải hơi Hg: kích ứng phổi, viêm nướu cấp, nếu là nồng độ cao gây viêm phổi nặng, phù phổi

Do muối Hg qua đường tiêu hóa (đặc biệt HgCl2)

RL tiêu hóa:

  • Cảm giác cháy rát ở miệng, thực quản, dạ dày, có vị kim loại khó chịu
  • Xuất huyết tiêu hóa, nôn ra nhầy và máu, đau bụng tiêu chảy, phân có máu
  • Hoại tử ruột, sốc, chết sau vài giờ do trụy tim mạch
  • Viêm nướu do Hg đc đào thải qua nước bọt
  • Tiết nước bọt nhiều, hơi thở hôi, răng lung lay

Thường xuất hiện vào ngày t3, sau khi các triệu chứng trên đã giảm

Tổn thương thận:

  • Suy thận cấp do hoại tử ống thận, có triệu chứng viêm thận, tiểu ít hoặc bí tiểu
  • Sau ure huyết tăng, thân nhiệt giảm, hôn mê và chết

Nếu qua khỏi cũng khó phục hồi vì phủ tạng bị hủy hoại nặng do Hg đào thải chậm

Ngộ độc trường diễn thủy ngân

ngo-doc-thuy-ngan

Do hơi Hg:

  • Run tay, đau đầu chi
  • Rôi loạn tâm thần: nhức đầu, mệt mỏi, biếng ăn, bồn chồn, dễ bị kích thích, mất trí nhớ
  • Viêm nướu, miệng, tiết nước bọt nhiều

Do muối Hg qua đường tiêu hóa:

  • Triệu chứng như ngộ độc cấp nhưng nhẹ hơn
  • Xuất hiện viền đen ở nướu kéo dài
  • Triệu chứng Thần kinh : hàm run, tay chân run, rối loạn tâm thần

Xử trí ngộ độc thủy ngân

Xử trí khi bị ngộ độc thủy ngân cấp tính

Các trường hợp cấp tính cần đưa ngay bệnh nhân đến các trung tâm y tế để được xử lý

Ngộ độc hơi Hg qua đường hô hấp cấp tính

  • Cho thở oxy hỗ trợ nếu cần
  • Theo dõi triệu chứng viêm phổi, phù phổi

Ngộ độc muối Hg qua đường tiêu hóa cấp tính

Loại chất độc ra khỏi cơ thể:

  • Rửa dạ dày bằng nước lòng trắng trứng hoặc rongalit để chuyển muối Hg thành Hg ít hấp thu
  • Uống than hoạt

Phòng tránh ngộ độc thủy ngân mạn tính

  • Uống nhiều nước
  • Đeo khẩu trang khi ra đường
  • Vệ sinh mắt mũi, súc miệng thường xuyên 3,4 lần một ngày bằng nước muối sinh lý nếu ở gần vùng nguy hiểm
  • Thường xuyên vệ sinh quần áo, lau dọn nhà cửa . Giặt ngâm quần áo bằng xà phòng trong nước lạnh 20 – 30 phút
  • Định kỳ đến các cơ sở y tế để kiểm tra sức khỏe

Hy vọng với các kiến thức trên bạn có thể giúp bạn bảo vệ tốt hơn sức khỏe của mình

Bài viết Dấu hiệu và xử trí ngộ độc thủy ngân đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/dau-hieu-va-xu-tri-ngo-doc-thuy-ngan-67429/feed/ 0
Phát hiện, xử trí ngộ độc chì https://benh.vn/phat-hien-xu-tri-ngo-doc-chi-4186/ https://benh.vn/phat-hien-xu-tri-ngo-doc-chi-4186/#respond Thu, 04 Oct 2018 23:51:24 +0000 http://benh2.vn/phat-hien-xu-tri-ngo-doc-chi-4186/ Chì không có vai trò về sinh lý với cơ thể và hoàn toàn có hại với sức khỏe. Bất kỳ một lượng chì nào được tìm thấy trong cơ thể đều là do tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm, do tiếp xúc với thực phẩm, nước, thuốc Nam và các vật dụng có chứa chì. Làm sao để phát hiện và cách xử trí ngộ độc chì?

Bài viết Phát hiện, xử trí ngộ độc chì đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Chì không có vai trò về sinh lý với cơ thể và hoàn toàn có hại với sức khỏe. Bất kỳ một lượng chì nào được tìm thấy trong cơ thể đều là do tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm, do tiếp xúc với thực phẩm, nước, thuốc Nam và các vật dụng có chứa chì. Làm sao để phát hiện và cách xử trí ngộ độc chì?

Tác hại của ngộ độc chì

Nồng độ chì trong máu toàn phần bình thường: < 10Mg/dL (ở Mỹ), nồng độ lý tưởng là 0 Mg/dL. Chì tích lũy lâu dài ở trong cơ thể (đặc biệt ở trong xương) và thải trừ rất chậm ra khỏi cơ thể qua nhiều thập kỷ.

Chì đặc biệt độc với hệ thần kinh của trẻ em, gây chậm phát triển trí tuệ, chậm phát triển thể chất. Nồng độ chì máu càng cao thì càng ảnh hưởng xấu tới phát triển trí tuệ của trẻ.

Nguồn tiếp xúc

Do môi trường: do đất, nước, không khí bị nhiễm chì

Thuốc, thực phẩm:

Các thuốc nam: dùng uống, bôi, được dân gian gọi là thuốc cam, thuốc tưa lưỡi… lưu hành bất hợp pháp có chì (hồng đơn). Đây là nguyên nhân gây nên nhiều trường hợp ngộ độc, đặc biệt ở trẻ em các tỉnh miền Bắc hiện nay. Đặc biệt nếu các thuốc dạng bột hoặc viên có màu đỏ, vàng cam hoặc hồng.

Thực phẩm: do thực phẩm bị ô nhiễm, do các vật dụng đóng gói (như đồ hộp có chất hàn gắn sử dụng chì)

Trong lao động: nhiều nghề nghiệp có nguy cơ bị ngộ độc chì, như sản xuất, tái chế, sửa chữa ắc quy, nung, nấu hoặc tinh chế chì….

Nguồn tiếp xúc do hoạt động giải trí và sở thích: như đồ chơi có sơn chì, đạn chì…

Các nguồn khác: như mỹ phẩm, đạn chì còn lại trên cơ thể.

Biểu hiện ngộ độc Chì

Biểu hiện ở Trẻ em

Phần lớn trẻ bị ngộ độc chì có biểu hiện bệnh rất kín đáo, rất dễ bị bỏ sót, chỉ có thể phát hiện thấy khi khám chuyên khoa kỹ lưỡng (ví dụ khám chuyên khoa tâm thần và đánh giá bằng thang điểm đánh giá phát triển tinh thần) và xét nghiệm.

Biểu hiện rõ

  • Thần kinh: hôn mê, co giật, có thể tăng kích thích, ngủ lịm từng lúc, liệt, thái độ hành vi kỳ dị, ít chơi, mệt mỏi, khó chịu, vô cảm, mất phối hợp, mất đi các kỹ năng học được, học kém, chậm phát triển tinh thần. Khi trẻ có biểu hiện nặng trên thần kinh trung ương (hôn mê, co giật) thì 25-30% số trẻ này có di chứng (chậm phát triển trí tuệ, co giật, mù, liệt) vĩnh viễn.
  • Tiêu hóa: Nôn, đau bụng, chán ăn.
  • Máu: thiếu máu

Biểu hiện kín đáo

  • Trẻ chậm phát triển, giảm khả năng nghe, chậm phát triển về thần kinh nhận thức, các hành vi hung hăng, chống đối xã hội, bạo lực, chứng tăng vận động và giảm tập trung.
  • Các nghiên cứu cho thấy có mối liên quan tỷ lệ nghịch giữa chỉ số IQ của trẻ em và nồng độ chì trong máu, kể cả khi nồng độ chì máu dưới 10 mMg/dL. Với chứng bệnh tăng vận động và giảm tập trung, ngay cả khi nồng độ chì máu dưới 10 mMg/dL, trẻ có chì máu càng cao thì càng dễ mắc chứng bệnh này. Ngộ độc chì ở trẻ em đặc biệt được quan tâm ở các nước phát triển vì lo ngại về ảnh hưởng của chì lên phát triển trí tuệ và thể chất của trẻ.

Biểu hiện ở Người lớn

  • Thần kinh trung ương: lơ mơ, lẫn lộn, sảng, dễ buồn ngủ, mất ngủ, hôn mê, co giật, đau đầu, mất trí nhớ, liệt.
  • Tiêu hóa: miệng có vị kim loại, chán ăn, táo bón, cơn đau bụng.
  • Cơ, xương, khớp: đau cơ, yếu cơ, đau khớp
  • Máu: thiếu máu, người ta đã thấy độc tính của chì với máu ngay cả khi chì máu dưới 10 Mg/dL.
  • Sinh sản: giảm tình dục, giảm khả năng sinh đẻ, dễ sảy thai, đẻ non, chậm phát triển thai, dị dạng thai…
  • Thận: bệnh thận
  • Ngộ độc mạn tính biểu hiện ở nhiều cơ quan với mức độ tương quan với nồng độ chì trong máu. Đặc biệt chì trong máu có tương quan với mức độ tăng huyết áp, mức độ các rối loạn của lão hóa, bao gồm suy giảm trí tuệ, các bất thường điện não, rối loạn chức năng thận mạn tính và đục thủy tinh thể.
  • Người bệnh có thể cảm thấy bất thường nhưng thường chỉ được phát hiện khi xét nghiệm và khám chuyên khoa để đánh giá kỹ lưỡng.

Phát hiện, chẩn đoán ngộ độc Chì

  • Khi bạn có tiếp xúc với các nguồn chì nêu trên và nghi ngờ bị ngộ độc thì cần đi khám tại các cơ sở y tế. Bác sỹ sẽ hỏi bạn về việc tiếp xúc với các nguồn chì, thời gian tiếp xúc, mức độ tiếp xúc, nguồn gốc của chì, các biểu hiện bất thường của bạn sau đó. Bạn sẽ được khám và có thể làm các xét nghiệm cần thiết. Xét nghiệm chì máu (lấy máu tĩnh mạch) là xét nghiệm quan trọng nhất để chẩn đoán xác định bị ngộ độc chì hay không.
  • Khi bạn đi khám bệnh, nhớ mang theo tất cả các giấy tờ khám chữa bệnh cũ, kể cả các thuốc đã và đang dùng. Đặc biệt lưu ý đem theo các mẫu thuốc nam mà bạn nghi ngờ đã gây ngộ độc.

Điều trị và theo dõi

Sau khi có kết quả xét nghiệm về nồng độ chì trong máu, bác sĩ sẽ kết hợp với tình trạng bệnh thực tế của bạn để đưa ra các biện pháp giải quyết cụ thể. Nếu nồng độ chị trong máu tăng, bạn có các biểu hiện ngộ độc chì rõ thì bạn cần điều trị toàn diện. Nếu nồng độ chì trong máu thấp dưới 10 Mg/dL thì bạn không cần điều trị hay can thiệp.

Việc điều trị ngộ độc chì toàn diện nói chung gồm

  • Ngừng tiếp xúc với nguồn chì đã gây ra ngộ độc cho bạn: ví dụ ngừng dùng thuốc cam, cải thiện điều kiện làm việc nếu do tiếp xúc với chì trong lao động… là biện pháp bắt buộc.
  • Chữa các biểu hiện ngộ độc (hay còn gọi là điều trị triệu chứng): hôn mê, co giật cần được cấp cứu, truyền máu nếu thiếu máu nặng….
  • Tẩy độc: khi bạn mới tiếp xúc với chì, chì còn ở trên da, mắt, trong đường tiêu hóa và chưa hấp thu vào máu. Có thể tắm rửa bằng xà phòng, rửa dạ dày, rửa ruột, nội soi gắp chì trong đường tiêu hóa….
  • Dùng thuốc giải độc: là các thuốc khi vào cơ thể sẽ gắn với chì và được cơ thể đào thải qua nước tiểu. Đây là biện pháp có tính quyết định.

Lưu ý:

  • Điều trị ngộ độc chì cần thời gian kéo dài hàng tháng đến hàng năm do chì thường đã gắn chặt ở xương. Bạn cần tuân thủ chặt chẽ theo hướng dẫn của bác sỹ và cách dùng thuốc, khám và xét ngiệm lại đúng theo hẹn.
  • Mẹ có thai, mẹ đang cho con bú, trẻ nhỏ (kể cả trẻ sơ sinh) bị ngộ độc chì rõ thì vẫn cần điều trị.

Phòng tránh ngộ độc chì

Để phòng tránh ngộ độc chì cần có sự tham gia của nhiều đối tượng khác nhau trong xã hội.

Các cơ quan chức năng

  • Tăng cường tuyên truyền, giáo dục sức khỏe, nâng cao nhận thức của người dân (khi bị bệnh chỉ khám ở các cơ sở có đăng ký và dùng các thuốc lưu hành hợp pháp), tăng cường công tác quản lý sản xuất, lưu thông phân phối và sử dụng thuốc.
  • Loại bỏ các sản phẩm có nguy cơ gây nhiễm độc chì trong cuộc sống hàng ngày như sơn có chì, đồ chơi có chì…
  • Có các biện pháp quản lý với các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp liên quan đến môi trường, lao động, đảm bảo việc thực hiện giữ vệ sinh môi trường, vệ sinh, an toàn lao động.

Các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp

  • Giữ vệ sinh môi trường, đặc biệt ở nhà và trường học: giám sát, đánh giá tình trạng ô nhiễm do chì và có các biện pháp can thiệp, xử lý thích hợp để tránh ô nhiễm và ngộ độc. Không sử dụng các sản phẩm có chì (như sơn, đồ dùng, đồ chơi có chì)
  • Đảm bảo vệ sinh, an toàn lao động, đặc biệt với các nghề nghiệp có nguy cơ nhiễm độc chì cần đảm bảo môi trường và an toàn lao động, tránh gây ô nhiễm. Kiểm tra sức khỏe (gồm xét nghiệm chì trong máu) định kỳ.
  • Sản xuất, kinh doanh các sản phẩm an toàn, không có nguy cơ gây ngộ độc chì.

Cộng đồng

  • Gia đình, nhà trường: thực hiện tốt vệ sinh cá nhân cho trẻ (đặc biệt rửa tay, cắt móng tay, không đưa tay và mọi vật lên miệng). Trẻ em ở nơi có ô nhiễm chì bên cạnh việc xử lý môi trường cần chú ý thường xuyên cung cấp đủ các khoáng chất cần thiết như calci, sắt, kẽm, magie…
  • Khi bị bệnh chỉ khám ở các cơ sở y tế có đăng ký.
  • Chỉ dùng các thuốc lưu hành hợp pháp: các thuốc được nhà sản xuất và phân phối có nhãn mác ghi rõ địa chỉ, chứng nhận cho phép của các cơ quan chức năng.
  • Thận trọng khi sử dụng các sản phẩm có thể sử dụng sơn, nhựa có chì, đặc biệt khi các sản phẩm cho trẻ em, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không có đăng ký và cho phép của các cơ quan chức năng như:

Đồ chơi

Đồ trang sức, làm đẹp

Đồ nội thất, gia dụng: bàn, ghế, cũi, rèm, khung ảnh…

Đồ may mặc: quần áo, giầy dép, găng mũ, kính mắt, thắt lưng, vali.

Văn phòng phẩm: bút, vở, nam châm, kẹp giấy

Vật dụng chứa đựng nước uống, thực phẩm: bình đựng nước, cốc.

Các loại thuốc Nam, thuốc thảo dược chưa được kiểm định kỹ càng.

Benh.vn (Theo Camnang TT)

Bài viết Phát hiện, xử trí ngộ độc chì đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/phat-hien-xu-tri-ngo-doc-chi-4186/feed/ 0
Cẩn thận với thủy ngân – kim loại nhiều độc tố https://benh.vn/can-than-voi-thuy-ngan-kim-loai-nhieu-doc-to-2392/ https://benh.vn/can-than-voi-thuy-ngan-kim-loai-nhieu-doc-to-2392/#respond Thu, 06 Sep 2018 00:13:09 +0000 http://benh2.vn/can-than-voi-thuy-ngan-kim-loai-nhieu-doc-to-2392/ Thuỷ ngân là một kim loại lấp lánh ánh bạc và có đặc điểm là ở thể lỏng, không tan trong nước và có thể bốc hơi tương đối dễ ở nhiệt độ phòng. Khi đặt giọt thủy ngân ở trên mặt bàn, nó có dạng giống hạt ngọc trai và rất dễ tan thành hạt nhỏ li ti và bay hơi. Tuy nhiên, thuỷ ngân có thể biến thành trạng thái rắn nếu ở nhiệt độ dưới -390C.

Bài viết Cẩn thận với thủy ngân – kim loại nhiều độc tố đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Thủy ngân là một trong những kim loại nặng có những ứng dụng gần gũi với con người. Nhưng cũng vì thế mà kim loại này cũng có những nguy cơ gây độc cho con người. Hãy cùng tìm hiểu về Thủy ngân qua bài viết sau đây.

Thủy ngân là gì?

Thuỷ ngân là một kim loại lấp lánh ánh bạc và có đặc điểm là ở thể lỏng, không tan trong nước và có thể bốc hơi tương đối dễ ở nhiệt độ phòng. Khi đặt giọt thủy ngân ở trên mặt bàn, nó có dạng giống hạt ngọc trai và rất dễ tan thành hạt nhỏ li ti và bay hơi. Tuy nhiên, thuỷ ngân có thể biến thành trạng thái rắn nếu ở nhiệt độ dưới -390C.

Đây là kim loại có nhiệt độ đông đặc thấp nhất. Thuỷ ngân luôn ở trạng thái lỏng trong những nhiệt độ thông thường. Chính vì thế mà người ta có thể sử dụng thuỷ ngân trong các nhiệt kế, trong những điều kiện nhiệt độ từ -390C (nhiệt độ thuỷ ngân đông đặc) và 3560C

Có nhiều dạng Thủy ngân

Thủy ngân hiện diện rất nhiều trong thức ăn, thuốc và môi trường sống con người, được sử dụng chủ yếu trong sản xuất các hóa chất, trong kỹ thuật điện và điện tử. Thủy ngân tạo ra sự ô nhiễm đáng kể đối với môi trường, vì nó tạo ra các hợp chất hữu cơ trong các cơ thể sinh vật. Có 3 dạng Thủy ngân tồn tại dưới dạng nguyên tố hay kết hợp với chất khác:

Thủy ngân nguyên tố: có trong nhiệt kế, máy đo huyết áp, các thiết bị điện, bóng đèn, pin, sơn.

Thủy ngân vô cơ: dạng đôi hoặc đơn hóa trị, được sử dụng điều chế thuốc sát trùng, làm thuốc lợi tiểu, tẩy giun.

Thủy ngân hữu cơ: gồm hợp chất chuỗi alkyl ngắn có nhiều trong môi trường bị ô nhiễm, đáng lưu ý là trong thức ăn hải sản vùng bị ô nhiễm và chuỗi alkyl dài dùng trong nông nghiệp để làm thuốc diệt nấm. Trong Đông y, Thủy ngân gọi là chu sa được dùng làm thuốc an thần.

Tác hại của thủy ngân

tai biến mạch máu não

Tổn thương não không hồi phục

Thủy ngân là chất độc có khả năng tích lũy sinh học dễ dàng hấp thụ qua da, các cơ quan hô hấp và tiêu hóa. Các dạng hóa học của thủy ngân khác nhau về cả đặc điểm sinh học, dược động học và độc tính. Thủy ngân vô cơ ít độc hơn so với hợp chất thủy ngân hữu cơ.

Thủy ngân nguyên tố

Thủy ngân nguyên tố gây độc cho người sau khi hít vào. Trẻ em nuốt phải thủy ngân do vỡ nhiệt kế thường không gây độc vì nó hấp thu rất ít ở đường tiêu hóa. Tuy nhiên, trường hợp trẻ bị tắc ruột hay viêm ruột thì lượng thủy ngân được hấp thu qua đường uống có thể cao hơn. Thủy ngân nguyên tố hít vào sẽ hấp thu nhanh qua đường hô hấp gây tổn thương, qua màng phế nang vào máu đến thận, gan lách và hệ thần kinh trung ương. Nồng độ đỉnh đạt sau vài ngày. Một lượng nhỏ thủy ngân nguyên tố thấm qua hàng rào mạch máu não và qua nhau thai dễ dàng.

Thời gian bán hủy kéo dài đến 60 ngày, sau đó được thải qua phân và nước tiểu. Thủy ngân nguyên tố cũng có thể chuyển đổi dạng thành thủy ngân hữu cơ gây độc khi ăn phải. Ngộ độc mãn do hít thủy ngân nguyên tố trong thời gian dài. Qua hàng rào máu não, Thủy ngân tích tụ lại ở trong não và vỏ não. Tại đây, Thủy ngân sẽ oxy hóa thành dạng ion, kết hợp với gốc sulfydryl và protein của tế bào, cản trở các enzyme và chức năng vận chuyển tế bào.

Thủy ngân hữu cơ

Thủy ngân hữu cơ hấp thu tốt qua hít, nuốt và cả qua da. Hấp thu ở ống tiêu hóa với tỉ lệ 90%, ít hơn đối với chuỗi dài. Độc tính của Thủy ngân hữu cơ thường xảy ra với các chuỗi alkyl ngắn, đặc biệt methyl Thủy ngân. Nuốt 10 – 60mg/kg đủ gây tử vong, và nuốt lượng ít trong một thời gian dài, chỉ cần lượng 10μg/ kg đủ tác hại lên hệ thần kinh và khả năng sinh sản của người lớn. Do có khả năng tan trong mỡ nên Thủy ngân hữu cơ nhanh chóng vào màu phân bố khắp cơ thể, tích tụ trong não, thận, gan, tóc và da. Tác dụng độc rõ ràng đầu tiên và nguy hiểm nhất là ở não.

Thủy ngân vô cơ

Thủy ngân vô cơ là chất ăn mòn nên có đặc điểm gây tác dụng phỏng trực tiếp trên niêm mạc. Tỉ lệ hấp thu qua ống tiêu hóa chỉ là 10% lượng nuốt vào, thủy ngân tích lũy ở thận gây tổn thương thận. Mặc dù kém tan trong chất béo nhưng nếu tiếp xúc trong thời gian dài, thủy ngân cũng được tích lũy dần dần trong não, vùng tiểu não và vỏ não gây tổn thương hệ thần kinh trung ương. Liều gây chết người của thủy ngân vô cơ là 1 – 4g ở người lớn.

Thủy ngân kết hợp và bất hoạt gây thoái hóa tế bào thần kinh ở vỏ não và tiểu não, dẫn đến triệu chứng liệt, thất điều, điếc, thu hẹp thị trường. Chất này qua nhau dễ dàng và tập trung trong thai gây độc tính nặng cho bào thai. Thời gian bán hủy của thủy ngân ở người lớn là 40 – 50 ngày, đào thải chủ yếu qua phân (90%) và nước tiểu.

Lời kết

Như vậy trên cơ thể người, thủy ngân không chỉ có độc tính cao mà còn tồn tại dai dẳng gây tác hại kéo dài. Được giải thích nhờ vào các đặc tính sinh học của thủy ngân là (1) khả năng kết hợp chặt chẽ, loại thải chậm và không hoàn toàn. (2) có tính tập trung, tích lũy cao và (3) khuyếch đại tác dụng sinh học khi vào cơ thể người.

Bs Nguyễn Thị Kim Thoa

Bài viết Cẩn thận với thủy ngân – kim loại nhiều độc tố đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/can-than-voi-thuy-ngan-kim-loai-nhieu-doc-to-2392/feed/ 0
Cảnh báo: Một MC nhiễm độc chì vì thường xuyên đánh son đỏ, đậm https://benh.vn/canh-bao-mot-mc-nhiem-doc-chi-vi-thuong-xuyen-danh-son-do-dam-9349/ https://benh.vn/canh-bao-mot-mc-nhiem-doc-chi-vi-thuong-xuyen-danh-son-do-dam-9349/#respond Sat, 01 Sep 2018 13:05:58 +0000 http://benh2.vn/canh-bao-mot-mc-nhiem-doc-chi-vi-thuong-xuyen-danh-son-do-dam-9349/ Sử dụng son môi thường xuyên dẫn đến ngộ độc chì là hậu quả không thể xem thường cần cảnh báo đối với phái nữ. Do thói quen dùng son môi đẫm màu mà viền lợi của một nữ MC VTV đổi từ hồng sang xám đen. Khi xét nghiệm phát hiện lượng chì trong máu cao gấp hơn 3 lần bình thường.

Bài viết Cảnh báo: Một MC nhiễm độc chì vì thường xuyên đánh son đỏ, đậm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Tác hại của chì đối với sức khỏe ai cũng biết nhưng sử dụng son môi thường xuyên dẫn đến nhiễm chì cao là hậu quả không thể xem thường cần cảnh báo đối với phái nữ. Do thói quen dùng son môi đẫm màu mà viền lợi của một nữ MC VTV đổi từ hồng sang xám đen. Khi xét nghiệm phát hiện lượng chì trong máu cao gấp hơn 3 lần.

Cảnh báo son môi càng đỏ, lượng chì càng cao

Phát biểu bên lề hội nghị khoa học toàn quốc về hồi sức cấp cứu và chống độc 2017, PGS.TS Phạm Duệ, nguyên Giám đốc TT Chống độc, BV Bạch Mai cho biết, trong suốt hàng chục năm làm nghề thì đây là trường hợp ngộ độc chì vì dùng son môi đầu tiên ông gặp tại Việt Nam.

PGS chia sẻ, cách đấy mấy tháng tình cờ khi ông đến ghi hình thì nữ MC hỏi liệu cô có bị nhiễm chì không khi có nhiều biểu hiện như mất ngủ, táo bón, hay quên…

Son môi có chứa chì

PGS Duệ khuyến cáo chị em phụ nữ nên cẩn thận khi dùng các son màu đỏ, đỏ cam

Theo PGS Duệ “Khi kiểm tra răng thì phát hiện viền lợi của cô ấy đã chuyển màu đen xám, lấp lánh ánh kim loại. Sau khi lấy máu xét nghiệm, phát hiện lượng chì trong máu lên tới 32mcg/dL, gấp hơn 3 lần ngưỡng cho phép”.

Sau khi hỏi về những thói quen thường ngày, được biết MC này không dùng thuốc nam hay tiếp xúc thường xuyên với các nguồn nhiễm chì khác, ngoại trừ việc dùng son đậm màu đỏ, đỏ cam hàng ngày.

Với ngộ độc chì mãn, sẽ lắng đọng nhiều bộ phận trong cơ thể, trong đó có xương. Bởi vậy “Sẽ cần thời gian dài để thải độc chì vì khi dùng thuốc, chì trong máu sẽ tụt nhanh, khi đó dùng thuốc thêm cũng không có tác dụng. Cần nghỉ một thời gian để chì trong xương nhiễm ra mới có thể tiếp tục thải được”.

Từ trường hợp của MC trên, ông khuyên chị em phụ nữ nên tránh dùng son môi màu đậm, đặc biệt màu đỏ cam và không liếm môi khi đánh son, lau sạch son trước khi ăn.

Chì gây hại cho trẻ em nhiều hơn người lớn

Người lớn đã vậy, đối với trẻ em PGS Duệ cho biết sẽ để lại những hậu quả vô cùng nặng nề, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất như chậm lớn, trí tuệ kém, tự kỷ, nặng nhất là mất khả năng tự phục vụ vĩnh viễn. Ở trẻ càng nhỏ, tác hại càng nặng.

Trong khi tại Mỹ đã giảm ngưỡng nồng độ chì bình thường trong máu xuống dưới 5mgc/dL thì tiêu chuẩn Việt Nam vẫn là 10mcg/dL. Chì hấp thụ vào cơ thể qua 4 con đường chính gồm tiếp xúc lâu dài qua da, qua hô hấp do hít thở hàng ngày từ bụi sơn chì, do hơi xăng xe.

Ngộ độc chì ở trẻ em để lại những hậu quả nặng nề và dai dẳng

Thứ ba, qua tiêu hóa. Đây là đường phổ biến nhất thông qua các thực phẩm chứa thuốc trừ sâu, chất bảo quản. Ngoài ra, một số trẻ có thói quen ngậm các đồ vật có chì cũng là nguyên nhân gây ngộ độc chì.

Thứ 4, qua nhau thai, sữa mẹ. Nếu mẹ bị nhiễm độc chì, chì sẽ qua nhau thai và sữa mẹ gây ngộ độc cho con. Do nhạy cảm hơn nên mẹ có thể chưa có biểu hiện ngộ độc nhưng con đã ngộ độc chì cấp. Con đường này gây nhiều nguy hại và ảnh hưởng tới trẻ em nhiều hơn do tốc độ chì lắng đọng ở phổi của trẻ cao hơn gấp 2,7 lần người lớn.

Theo PGS Duệ, với trẻ em, khi bị nhiễm chì ở liều thấp (12-54mcg/dL) có thể đi kèm sự thiếu hụt thần kinh. Trong đó nếu nhiễm chì từ 10-20mcg/dL sẽ khiến trẻ giảm 1-3 điểm IQ và tăng lên 5-10 điểm IQ khi lượng chì trong máu lên 30mcg/dL. Tương tự, nếu chì trong máu tiếp tục tăng 1-4mcg/dL, điểm IQ sẽ giảm thêm 2,3-5,2 điểm. PGS Duệ nhấn mạnh “Các nghiên cứu cũng chỉ rõ phơi nhiễm chì thời thơ ấu có ảnh hưởng đáng kể và lâu dài tới sự tái tổ chức vùng vỏ não, liên quan đến chức năng ngôn ngữ”.

Được biết hiện nay việc điều trị thải độc chì được khuyến cáo dùng liên tục, nhiều đợt, nhiều tháng, nhiều năm.

Benh.vn (Theo Vietnamnet.vn)

Bài viết Cảnh báo: Một MC nhiễm độc chì vì thường xuyên đánh son đỏ, đậm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/canh-bao-mot-mc-nhiem-doc-chi-vi-thuong-xuyen-danh-son-do-dam-9349/feed/ 0
Ngộ độc chì – mối nguy rình rập https://benh.vn/ngo-doc-chi-moi-nguy-rinh-rap-2685/ https://benh.vn/ngo-doc-chi-moi-nguy-rinh-rap-2685/#respond Fri, 31 Aug 2018 04:18:57 +0000 http://benh2.vn/ngo-doc-chi-moi-nguy-rinh-rap-2685/ Chì là một kim loại mềm màu xám, tạo nhiều hợp chất có màu sắc khác nhau (như muối chì cromat có màu vàng rất đẹp) nên thường được dùng trong pha sơn, kỹ nghệ thủy tinh, làm chất màu cho đồ gốm... Thậm chí, Chì tồn tại khá phổ biến trong nhiều loại dược liệu không đảm bảo. Cho nên ngộ độc chì ngày càng trở nên phổ biến và mức độ nguy hiểm gia tăng.

Bài viết Ngộ độc chì – mối nguy rình rập đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Chì là một kim loại mềm màu xám, ký hiệu hóa học là Pb. Đặc biệt, chì tạo nhiều hợp chất có màu sắc khác nhau (như muối chì cromat có màu vàng rất đẹp) nên thường được dùng trong pha sơn, kỹ nghệ thủy tinh, làm chất màu cho đồ gốm… Do dùng đa dạng như vậy nên nếu không có biện pháp xử lý an toàn thì chì có thể gây ngộ độc.

cảnh báo ngộ độc chì

Chì là một trong những nguyên nhân gây ngộ độc phổ biến cho cả người lớn và trẻ em

Từ lâu trong ngành dược đã xảy ra tai biến ngộ độc chì do bào chế dịch truyền natri clorid đẳng trương (thường gọi là nước biển dùng truyền dịch ở bệnh viện) đựng trong chai thủy tinh có pha chì (chì thôi ra làm hại người bệnh). Trước đây cũng có hiện tượng ngộ độc do trẻ em ngậm đồ chơi có pha chì. Đặc biệt, ngộ độc chì kinh niên (còn gọi ngộ độc trường diễn) có thể xảy ra do ăn các thực phẩm đóng hộp hàn bằng thiếc lẫn chì, uống nước dẫn qua đường ống pha chì, hít phải bụi chì và các hợp chất của nó trong các nhà máy sản xuất sơn, làm bình ăcquy…

Người ta ghi nhận lượng dư trên 200mcg chì/ngày trong môi trường tiếp xúc gây nguy hiểm cho hoạt động sống của con người. Còn nếu lượng dư khoảng 1mg/ngày có thể gây ngộ độc chì trường diễn và nguy hiểm nhất chính là ngộ độc chì trường diễn.

Về độc tính, các muối chì đều rất độc và độc tính của nó rất phức tạp. Khi vào cơ thể, chì tích lũy trong các mô nhiều mỡ như não, gan, hoặc mô nhiều sừng như da, lông, tóc, móng. Nếu chì hiện diện trong máu trên 0,3ppm sẽ ngăn cản quá trình oxy hóa glucose tạo ra năng lượng duy trì sự sống, nhưng nếu hàm lượng chì trong máu trên 0,8ppm sẽ gây thiếu máu do thiếu hụt hemoglobin (tức huyết sắc tố tạo màu đỏ hồng cầu có nhiệm vụ cực kỳ quan trọng trong hô hấp).

Triệu chứng ngộ độc cấp chì

Khi uống phải muối chì sẽ xuất hiện một số dấu hiệu ngộ độc cấp như rát miệng, nôn, đau bụng, đi tiêu phân đen sau đó táo bón, có thể bị vô niệu do thận bị tổn thương, tăng urê huyết… Trường hợp ngộ độc chì trường diễn: xuất hiện vành đen ở lợi miệng rất sớm, người có thể có dấu hiệu thần kinh như thay đổi tính tình, dễ cáu gắt, nhức đầu, hoang tưởng ảo giác.

Phòng tránh ngộ độc chì

Để tránh nhiễm độc chì cần chú ý cải thiện điều kiện làm việc, giảm thiểu lượng bụi chì và hợp chất của nó xâm nhập cơ thể, kiểm tra sức khỏe định kỳ cho công nhân tiếp xúc với chì sáu tháng một lần. Đặc biệt, các cơ quan quản lý chức năng cần thường xuyên kiểm tra đồ dùng sinh hoạt (như cốc thủy tinh, chén bát nhựa, đồ chơi trẻ em… in hình màu mè sặc sỡ) đang lưu hành xem có đạt tiêu chuẩn không được chứa chì quá giới hạn cho phép. Riêng các bậc cha mẹ cần nâng cao ý thức bảo vệ trẻ bị nhiễm độc chất từ việc lựa chọn đồ chơi cho trẻ. Tốt nhất không chọn đồ chơi sơn phủ màu sắc sặc sỡ, lòe loẹt.

Ngoài ra, thuốc đông y cũng có những độc chất như trong thuốc tây y, vì vậy phải thật cẩn trọng khi sử dụng, không nên nghe lời truyền miệng về một toa thuốc, vị thuốc nào đó rồi tự tiện sử dụng lâu dài. Cũng đừng quá tin vào nhãn hiệu “gia truyền” mà giao phó sức khỏe cho những người chưa rõ chuyên môn.

PGS.TS Nguyễn Hữu Đức – ĐH Y Dược HCM

Bài viết Ngộ độc chì – mối nguy rình rập đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/ngo-doc-chi-moi-nguy-rinh-rap-2685/feed/ 0
Ngộ độc thủy ngân nguy hiểm tính mạng trẻ nhỏ https://benh.vn/ngo-doc-thuy-ngan-nguy-hiem-tinh-mang-tre-nho-2396/ https://benh.vn/ngo-doc-thuy-ngan-nguy-hiem-tinh-mang-tre-nho-2396/#respond Thu, 11 Jan 2018 04:13:13 +0000 http://benh2.vn/ngo-doc-thuy-ngan-nguy-hiem-tinh-mang-tre-nho-2396/ Nuốt phải thủy ngân (Hg) rất nguy hiểm. Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát độc chất Hoa Kỳ, có hơn 21.000 trường hợp ngộ độc thủy ngân năm 2001, trong đó hơn 80% trường hợp ngộ độc do trẻ nuốt phải thủy ngân khi nhiệt kế bị vỡ.

Bài viết Ngộ độc thủy ngân nguy hiểm tính mạng trẻ nhỏ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Nuốt phải thủy ngân (Hg) rất nguy hiểm. Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát độc chất Hoa Kỳ, có hơn 21.000 trường hợp ngộ độc thủy ngân năm 2001, trong đó hơn 80% trường hợp ngộ độc do trẻ nuốt phải thủy ngân khi nhiệt kế bị vỡ.

Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ kêu gọi các bác sĩ và phụ huynh dừng việc sử dụng nhiệt kế thuỷ ngân vì khi bị vỡ, thuỷ ngân bốc hơi sẽ được cơ thể hấp thụ qua da. Còn nếu bị đốt cháy hoặc tiêu huỷ không đúng cách, những nhiệt kế này sẽ làm thuỷ ngân thoát ra ô nhiễm môi trường.

Ngộ độc thủy ngân nguy hiểm tính mạng cho trẻ

Việc tiếp xúc lâu dài với thuỷ ngân có thể dẫn đến những tổn thương thần kinh ở trẻ em. Phụ nữ có thai ăn phải cá nhiễm thuỷ ngân sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi. Nhiều trường hợp trẻ ngộ độc thủy ngân do bất cẩn của bố mẹ để trẻ lấy được hoặc cặp nhiệt độ cho con bị gẫy, vỡ thủy ngân chảy ra ngoài. Nguy hiểm hơn là các ông bố bà mẹ có thói quen sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ bình sữa. Nếu nhiệt độ bình sữa trên ngưỡng 40 độ C sẽ làm nhiệt kế giãn nở rồi vỡ, khiến thủy ngân hòa lẫn trong sữa của trẻ.

Một số trường hợp bố mẹ không biết trẻ tiếp xúc với thủy ngân lúc nào nên chủ quan không đưa con vào viện gây nguy hiểm tính mạng cháu bé. Trẻ em, đặc biệt thai nhi và rất nhạy cảm với tác dụng độc của thủy ngân. Khi so sánh với người lớn thì thấy mức độ nhạy cảm này nhiều hơn 10 – 15 lần, do vậy mà ngộ độc thủy ngân ở trẻ em thường để lại hậu quả tổn thương não nặng hơn và không hồi phục.

Triệu chứng ngộ độc thủy ngân

Cấp tính

Hít phải Hg nguyên tố gây bệnh phổi nặng cấp tính: Triệu chứng đầu tiên là sốt do khói kim loại gồm: sốt, ớn lạnh, thở khó, viêm miệng, lơ mơ, co giật, nôn ói và viêm ruột.

Những triệu chứng này thường dịu đi trong vòng 1 tuần. Tuy nhiên, trong một số trường hợp diễn tiến nặng hơn phù phổi cấp, suy hô hấp và tử vong.

Mạn tĩnh

Ngộ độc mãn do hít Hg nguyên tố gây tam chứng kinh điển: viêm lợi và chảy nước miếng, run giật tay và rối loạn tâm thần kinh. Trẻ thường mất ngủ, hay quên, tâm lý không ổn định, kém ăn, vẻ buồn bã.

Nuốt phải Hg vô cơ (điển hình là ở trẻ nuốt pin) gây phỏng niêm mạc miệng, đau bụng, buồn nôn, nôn ra máu. Diễn tiến sau đó vài ngày hoại tử ống thận cấp, gây suy thận, rối loạn nước và điện giải có thể gây tử vong.

Ăn thức ăn chứa Hg hữu cơ như cá biển gây bệnh cảnh ngộ độc mãn, xuất hiện sau nhiều ngày đến nhiều tuần.

Biểu hiện thần kinh là dị cảm, thất điều, suy nhược thần kinh, giảm thính giác, loạn vận ngôn, thu hẹp thị trường, rối loạn tâm thần, run cơ, rối loạn cử động và có thể tử vong. Đặc biệt, rất độc đối với thai nhi có mẹ thường xuyên ăn cá biển chứa nhiều Hg gây sảy thai, khuyết tật thần kinh, chậm phát triển tâm thần, bại não, biến dạng chi.

Thông tin từ bệnh viện Nhi trung ương cho biết, gần đây mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận 10-15 trường hợp bệnh nhi bị ngộ độc. Trong đó chủ yếu là các trường hợp ngộ độc thức ăn, ngộ độc thuốc, ngộ độc vì tiếp xúc với hoá chất và nguy hiểm nhất là ngộ độc thuỷ ngân.

Điều trị ngộ độc do thủy ngân

Bác sĩ Nguyễn Văn Tú – Phó trưởng khoa Hồi sức cấp cứu, bệnh viện Nhi Trung Ương, cảnh báo: “Trường hợp trẻ uống phải sữa có lẫn thủy ngân, cha mẹ không nên cuống cuồng làm các biện pháp gây nôn như móc họng hay vỗ ngực cho con vì làm thế trẻ dễ sặc, thuỷ ngân tràn vào phổi khiến tình trạng trở nên trầm trọng hơn”.

Cũng theo bác sĩ Tú, chỉ khi trẻ hít thủy ngân vào phổi mới đáng lo còn nếu uống vào đường ruột, thủy ngân sẽ tự đào thải sau vài ngày. Cha mẹ nên theo dõi diễn tiến tình trạng trẻ sau vài ngày, cho trẻ uống nhiều nước để tự đào thải thủy ngân ra ngoài qua đường ruột.

Loại thải chất độc ở da cần cởi bỏ quần áo bị nhiễm bẩn, rửa da, mắt nếu bị nhiễm. Ngộ độc do nuốt không gây nôn và cũng không rửa dạ dày, do nguy cơ thủng dạ dày và thủng thực quản. Không dùng than hoạt do không có tác dụng hấp phụ kim loại. Trường hợp ngộ độc Hg vô cơ cần được truyền dịch ngăn ngừa trụy tim mạch. Nếu tổn thương niêm mạc hầu họng gây phù nề nhiều nên đặt nội khí quản để ngăn ngừa tắc nghẽn hô hấp.

Cách phòng tránh ngộ độc

Cha mẹ cần để những hóa chất, thuốc men, chất tẩy rửa trong đúng chai lọ ban đầu của chúng và cất giữ ở nơi trẻ không thể lấy được

Tốt nhất là xây dựng tủ thuốc an toàn, đặt tủ trên caoCác bác sỹ khuyến cáo, các bậc cha mẹ không nên dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ bình sữa vì nhiệt kế chỉ đo được tối đa 42oC. Nếu trên ngưỡng này có thể sẽ khiến nhiệt kế giãn nở rồi vỡ làm thủy ngân chảy ra ngoài. Khi thấy con mình nuốt phải một chất gì đó có thể gây ngộ độc thì hãy bình tĩnh. Nhớ đúng nhãn chai lọ đựng chất đó để báo cho bác sĩ rồi đưa trẻ đến bệnh viện để được cấp cứu kịp thời.

Benh.vn

Bài viết Ngộ độc thủy ngân nguy hiểm tính mạng trẻ nhỏ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/ngo-doc-thuy-ngan-nguy-hiem-tinh-mang-tre-nho-2396/feed/ 0