Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Thu, 23 May 2024 04:56:55 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Tại sao ngoáy tai gây ho nhiều? https://benh.vn/tai-sao-ngoay-tai-gay-ho-nhieu-4439/ https://benh.vn/tai-sao-ngoay-tai-gay-ho-nhieu-4439/#respond Tue, 21 May 2024 11:03:37 +0000 http://benh2.vn/tai-sao-ngoay-tai-gay-ho-nhieu-4439/ Thi thoảng ngoáy tai tôi có cảm giác buồn buồn trong tai và họng, sau đó bị ho nhiều, không biết tôi có bị bệnh gì không. Xin bác sỹ cho tôi biết tôi bị làm sao và tại sao lại ho như vậy?

Bài viết Tại sao ngoáy tai gây ho nhiều? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Hỏi: Thi thoảng ngoáy tai tôi có cảm giác buồn buồn trong tai và họng, sau đó bị ho nhiều, không biết tôi có bị bệnh gì không. Xin bác sỹ cho tôi biết tôi bị làm sao và tại sao lại ho như vậy?

Dùng bôi ngoáy tai

Trả lời:

Tai gồm có tai ngoài, tai giữa và tai trong. Tai ngoài gồm có vành tai và ống tai, cấu tạo chủ yếu là tổ chức sụn bao bọc ở lớp da và tổ chức liên kết rất lỏng lẻo, mạch máu nuôi tai rất ít, thần kinh chi phối cho tai là chung với dây thần kinh chi phối vùng họng, nên khi viêm họng hay ngoáy tai đều có cảm giác ngứa họng gây ho hoặc ngược lại đau họng cũng có cảm giác đau tai.

Hiện tượng này là hiện tượng bình thường không nguy hiểm và nếu có thì bạn chỉ nên cẩn thận dừng lại khi thấy lên cơ ho để tránh chọc vào màng nhĩ gây điếc tai. Khi ngừng ho bạn có thể tiếp tục lấy ráy tai.

Bài viết Tại sao ngoáy tai gây ho nhiều? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/tai-sao-ngoay-tai-gay-ho-nhieu-4439/feed/ 0
Cách xử lý khi trẻ bị nút ráy tai https://benh.vn/cach-xu-ly-khi-tre-bi-nut-ray-tai-3926/ https://benh.vn/cach-xu-ly-khi-tre-bi-nut-ray-tai-3926/#respond Sat, 21 Apr 2018 04:46:11 +0000 http://benh2.vn/cach-xu-ly-khi-tre-bi-nut-ray-tai-3926/ Một trong những điều làm các bà mẹ đau đầu trong việc vệ sinh cho bé chính là khu vực “đôi tai”. Không giống như những bộ phận khác trên cơ thể của bé, đôi tai là một trong những vùng kín khá nhạy cảm và cũng khó vệ sinh nhất. Thời gian gần đây có rất nhiều trẻ em mắc chứng nút ráy tai. Vậy nguyên nhân của nút ráy tai là gì? Và xử lý nút ráy tai cho trẻ thế nào? Chúng ta hãy cùng Benh.vn giải đáp thắc mắc này.

Bài viết Cách xử lý khi trẻ bị nút ráy tai đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Một trong những điều làm các bà mẹ đau đầu trong việc vệ sinh cho bé chính là khu vực “đôi tai”. Không giống như những bộ phận khác trên cơ thể của bé, đôi tai là một trong những vùng kín khá nhạy cảm và cũng khó vệ sinh nhất. Thời gian gần đây có rất nhiều trẻ em mắc chứng nút ráy tai. Vậy nguyên nhân của nút ráy tai là gì? Và xử lý nút ráy tai cho trẻ thế nào? Chúng ta hãy cùng Benh.vn giải đáp thắc mắc này.

Cơ chế hoạt động của đôi tai

Cấu tạo phù hợp với chức năng sinh lý

Về cơ bản, đôi tai của người lớn hay trẻ nhỏ đều có cơ chế hoạt động như nhau, được cấu tạo bởi ống tai ngoài có chức năng chuyển âm thanh từ vành tai đến màng nhĩ.

Nút ráy tai ảnh hưởng đến thính lực của trẻ (Ảnh minh họa)

Ống tai ngoài được phủ bởi một lớp da mỏng, nhạy cảm và dễ bị xây xát, đặc biệt đối với các bé lớp da này càng mỏng manh hơn. Lớp da này thường xuyên tiết ra một loại chất nhờn là ráy tai có nhiệm vụ bôi trơn ống tai và bảo vệ tai một cách tự nhiên chống lại vi khuẩn và nấm từ môi trường bên ngoài lọt vào trong ống tai. Đối với đa số trẻ em thì thông thường, ráy tai cùng với lớp biểu bì của da ống tai sẽ bong tróc ra dần dần và chuyển từ trong ra ngoài cửa ống tai một cách tự nhiên.

Rối loạn chức năng tự làm sạch

Người Việt nam nói riêng, phương Đông nói chung, thông thường tai có ráy khô, loại ráy có chứa khoảng 20% lipid (ống tai khô, ít trơn-ướt). Khi cơ chế tự làm sạch trục trặc, ráy tai  không đào thải ra được, nó có khuynh hướng bám dính rất chặt trên thành ống tai, tiến triển lan rộng theo hướng dọc theo ống tai và hướng tâm của ống tai. Các vảy da không bị phá vỡ, chia cắt khi nó ở trên bề mặt ống tai, tính toàn vẹn của nó được duy trì. Kết quả là, nó có xu hướng liên kết mở rộng và lại tiếp tục được bao phủ bởi dịch ráy. Cuối cùng, nó tạo thành một nút ráy khô nút kín lỗ tai.

Dính ráy, tích tụ ráy, nút ráy trong ống tai là một rối loạn xét về phương diện Y học. Nó là một rối loạn của sự di trú các biểu mô da trên bề mặt của ống tai ngoài. Nói chính xác, nó là một chứng bệnh của ống tai ngoài.

Lý do bị nút ráy tai

– Một số trường hợp do ống tai bị hẹp.

– Rối loạn bài tiết ống tai.

– Môi trường ô nhiễm.

– Do động tác ngoáy tai làm ráy bị đẩy vào sâu hơn

Vệ sinh tai đúng cách cho trẻ (Ảnh minh họa)

Những biểu hiện khi bị nút ráy tai

– Ngứa tai

– Ù tai.

– Nghe kém.

– Trẻ khó chịu.

Hậu quả khi bị nút ráy tai

– Ứ đọng dịch bẩn.

– Gây viêm ống tai ngoài.

Cách xử lý

– Dùng dung dịch: Cerulyse, Natrihydroxyt carbon 3%-5%,  Glycerin acid boric, dầu Parafin hoặc dầu hạt đào.

– Nhỏ dung dịch vào tai cho bé nhiều lần trong ngày, mỗi lần nhỏ 10-20 giọt để cho “nút” ráy tai dần mềm và rã ra.

– Nếu ráy tai rã nhiều, tiếp tục nhỏ nước muối sinh lý 5-7 ngày nữa cho đến khi rã hết và được đẩy ra khỏi ống tai.

– Theo dõi 5-7 ngày, nếu ráy tai chỉ mềm đi mà không rã ra thì đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để lấy hoặc hút ráy tai ra.

Cách vệ sinh tai cho bé:

Đối với những bé dưới 36 tháng tuổi

Hàng ngày dùng khăn mềm thấm một chút nước ấm lau nhẹ vành tai bên ngoài của bé.

Đối với các bé từ 36 tháng tuổi trở lên

Đối với trẻ từ 36 tháng tuổi trở lên đã bắt đầu hoạt động ở môi trường bên ngoài thì việc vệ sinh bên ngoài vành tai vẫn chưa đủ để lấy hết ráy tai của bé vì còn rất nhiều ráy tai còn lưu lại bên trong ống tai. Nếu không lấy ra thường xuyên sẽ gây khó chịu cho các bé. Do đó cần vệ sinh bên ngoài vành tai kết hợp đưa các bé đến các phòng khám hoặc bệnh viện chuyên khoa Tai -Mũi – Họng để các bác sĩ vệ sinh tai một cách an toàn khi bé bị đóng ráy tai quá nhiều.

– Mỗi tháng chỉ lấy ráy tai 2 lần.

Lời kết:

Để bảo vệ thính giác cho trẻ, các bà mẹ không được tự ý lấy ráy tai, tránh những tai nạn đáng tiếc. Khi phát hiện trẻ bị nút ráy tai, cần đưa trẻ đến phòng khám hay bệnh viện chuyên khoa tai mũi họng để xử lý.

ĐHA – Benh.vn 

Bài viết Cách xử lý khi trẻ bị nút ráy tai đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cach-xu-ly-khi-tre-bi-nut-ray-tai-3926/feed/ 0
Có nên lấy ráy tai thường xuyên không? https://benh.vn/co-nen-lay-ray-tai-thuong-xuyen-khong-4441/ https://benh.vn/co-nen-lay-ray-tai-thuong-xuyen-khong-4441/#respond Fri, 18 Sep 2015 05:03:39 +0000 http://benh2.vn/co-nen-lay-ray-tai-thuong-xuyen-khong-4441/ Trả lời câu hỏi của bạn đọc "Có nên lấy ráy tai thường xuyên không? "

Bài viết Có nên lấy ráy tai thường xuyên không? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Trả lời câu hỏi của bạn đọc “Có nên lấy ráy tai thường xuyên không? “

Trả lời:

Tác dụng của ráy tai

Bản chất của ráy tai là chất nhầy bảo vệ tai. Ráy tai có thể khô hay ướt, ráy tai có thành phần kháng vi khuẩn và có các chất dính để tránh các vi khuẩn xâm nhập. Trong ống tai còn có hệ thống lông tơ góp phần ngăn cản bụi, nước và các côn trùng như kiến, muỗi. Ráy tai có vai trò quan trong, nó như một “vệ sĩ” để bảo vệ tai.

Ráy tai dưới tác động của lớp nhung mao (lông tơ) của ống tai, ráy tai sẽ di chuyển từ trong ra ngoài, tự khô và tự bong ra ngoài. Cấu trúc của tai khác đặc biệt là lớp tế bào tuyến phủ lên xương ống tai mà không có tổ chức đệm như các tổ chức khác của cơ thể nên rất dễ bị tổn thương như khi ngoáy tai hoặc dùng móng tay gảy khi ngứa tai, ngoáy tai còn là một kích thích làm tăng chất nhầy và làm tổn thương niêm mạc ống tai gây nhiễm trùng.

Ngoái tai có hại không

Ngoáy tai nhiều làm ống tai mất lớp tế bào nhung mao có chức năng giữ ống tai nên dễ gây nước, bụi nấm …. vào tai càng gây khó chịu.

Do vậy việc lấy ráy tai thường xuyên là không nên vì nó có thể dẫn đến các nguy cơ như: Viêm ống tai, nấm trong tai, tăng tiết gây ù tai.

Nên làm gì khi ngứa tai

Khi ngứa tai chỉ nên xoa bóp nhẹ vành tai, dùng tay, nếu ngứa không giảm dùng tăm bông có thấm nước sát trùng lau nhẹ hoặc nhỏ nước thuốc nhỏ tai sau 5-10 phút thì nghiêng tai cho nước chảy ra dùng tăm bông khô lau nhẹ, thấm hết nước thuốc. Nếu vẫn không hết ngứa phải đến bác sĩ chuyên khoa để khám và được điều trị. Lưu ý là để tránh bị ngứa tai là không được ngoáy tai nhiều, mà thỉnh thoảng hoặc khi tắm gội có thể dùng tăm bông lau thấm nhẹ ống tai.

Benh.vn

Bài viết Có nên lấy ráy tai thường xuyên không? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/co-nen-lay-ray-tai-thuong-xuyen-khong-4441/feed/ 0
Có nên lấy ráy tai ngoài hàng không? https://benh.vn/co-nen-lay-ray-tai-ngoai-hang-khong-4440/ https://benh.vn/co-nen-lay-ray-tai-ngoai-hang-khong-4440/#respond Thu, 17 Sep 2015 05:03:38 +0000 http://benh2.vn/co-nen-lay-ray-tai-ngoai-hang-khong-4440/ Trả lời câu hỏi của bạn đọc " Có nên lấy ráy tai ngoài hàng không? "

Bài viết Có nên lấy ráy tai ngoài hàng không? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Trả lời câu hỏi của bạn đọc ” Có nên lấy ráy tai ngoài hàng không? “

Trả lời:

Ráy tai chứa các thành phần kháng vi khuẩn và dữ vai trò như một lớp bảo về tai. Lấy ráy tai cũng cần đến sự khéo léo nhất định để không làm tổn thương tai. Bạn không nên láy ráy tai bên ngoài hàng vì các dụng cụ ở đây thường được dùng chung cho nhiều người và có thể không được vệ sinh sạch sẽ. Đây chính là nguy cơ khiến chúng ta bị lây nhiều bệnh thậm trí lây nhiễm HIV nếu tai của bạn bị trầy sước.

Bác sĩ Tai – Mũi – Họng Nguyễn Thị Yên Thao

Bài viết Có nên lấy ráy tai ngoài hàng không? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/co-nen-lay-ray-tai-ngoai-hang-khong-4440/feed/ 0
Ráy tai sinh ra từ đâu và cơ chế tự làm sạch của tai https://benh.vn/ray-tai-sinh-ra-tu-dau-va-co-che-tu-lam-sach-cua-tai-3027/ https://benh.vn/ray-tai-sinh-ra-tu-dau-va-co-che-tu-lam-sach-cua-tai-3027/#respond Tue, 04 Aug 2015 04:25:36 +0000 http://benh2.vn/ray-tai-sinh-ra-tu-dau-va-co-che-tu-lam-sach-cua-tai-3027/ Khi bị ngứa tai, chúng ta thường có thói quen ngoáy tai, nhưng cũng phải thấy rằng càng ngoay lại càng ngứa. Các bác sĩ khuyến cáo không nên ngoáy tai, trừ khi thấy ráy đã chất đầy trong tai. Bởi vì nếu quá trình di chuyển tự nhiên của ráy tai bị rối loạn, hoặc khi bạn dùng tăm bông chọc vào trong tai, ráy tai có thể tích lại và chẹn một phần lỗ tai. Như vậy sẽ khó khăn hơn nếu phải lấy ráy tai. Hơn nữa thói quen này cũng hết sức nguy hiểm, vì có thể gây viêm tai, thủng màng nhĩ…

Bài viết Ráy tai sinh ra từ đâu và cơ chế tự làm sạch của tai đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Khi bị ngứa tai, chúng ta thường có thói quen ngoáy tai, nhưng cũng phải thấy rằng càng ngoay lại càng ngứa. Các bác sĩ khuyến cáo không nên ngoáy tai, trừ khi thấy ráy đã chất đầy trong tai. Bởi vì nếu quá trình di chuyển tự nhiên của ráy tai bị rối loạn, hoặc khi bạn dùng tăm bông chọc vào trong tai, ráy tai có thể tích lại và chẹn một phần lỗ tai. Như vậy sẽ khó khăn hơn nếu phải lấy ráy tai. Hơn nữa thói quen này cũng hết sức nguy hiểm, vì có thể gây viêm tai, thủng màng nhĩ…

Ráy tai sinh ra từ đâu?

Ống tai ngoài được lót bởi da tương tự như da bên ngoài cơ thể. Ráy tai được hình thành do tế bào da chết. Các tuyến nhỏ xíu trong các kênh ở tai ngoài liên tục tiết ra chất nước vì vậy ráy tai thường là một chất lỏng dính có khả năng tự làm sạch với đặc tính kháng khuẩn, bôi trơn và bảo vệ tai. Ráy tai tạo tính acid trong ống tai giúp cơ thể tiêu diệt vi khuẩn.Ráy tai và những sợi lông nơi lỗ tai là cái bẫy để bụi và các hạt nước bên ngoài không vào được bên trong của tai. Vì vậy, ráy tai là cách để giữ tai sạch sẽ và ngăn ngừa vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào tai. Bên cạnh đó chúng còn có thể ngăn ngừa tắc nghẽn và nhiễm trùng.

Vì sao tai ngứa?

Vì ráy tai có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, do đó nếu ngoáy tai thường xuyên, giữ tai quá sạch thì chúng ta đã vô tình làm mất ưu thế mà tạo hóa ban tặng. Khi đó, ống tai dễ bị viêm, nhiễm nấm, từ đó làm ngứa tai nhiều hơn. Trừ một số trường hợp ngứa tai là do bệnh lý, còn phần lớn là do chúng ta ngoáy tai tạo thói quen, thậm chí chỉ cần thấy người khác ngoáy là chúng ta đã cảm thấy ngứa và cần được ngoáy.

Cơ chế tự làm sạch của ống tai

Do cấu trúc tai chếch từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài tiếp giáp với khớp cắn và được phủ bằng một lớp lông tơ, nên khi nhai các khớp xương hàm tác động vào ống tai giúp đẩy ráy tai ra ngoài mang theo bụi và các chất bẩn. Sau đó nó khô thành cục và rơi ra khỏi vành tai trong khi tắm.Ngoáy tai dù ít hay nhiều cũng làm tổn thương ống tai và hệ thống lông tơ làm mất khả năng tự làm sạch của tai. Từ đó ráy đọng trong ống tai nhiều hơn làm cho chúng ta ngứa ngáy khó chịu hơn. Vì thế nếu bạn càng ngoáy thì lại càng có nhiều ráy tai hơn, càng ngoáy lại càng ngứa tai nhiều hơn.

Chỉ lên ngoáy tai vài tháng một lần?

Để tai khỏe và sạch, chúng ta chỉ lên làm sạch bên ngoài vánh tai, không nên ngoáy tai thường xuyên, tốt nhất vài ba tháng thì ngoáy một lần. Nếu ráy tai nhiều, nên đến các cơ sở y tế để được làm sạch một cách an toàn. Trường hợp tai bị ngứa nhiều kèm chảy dịch mủ, bạn cần đến bác sĩ Tai Mũi Họng để được khám và điều trị thích hợp.

Bài viết Ráy tai sinh ra từ đâu và cơ chế tự làm sạch của tai đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/ray-tai-sinh-ra-tu-dau-va-co-che-tu-lam-sach-cua-tai-3027/feed/ 0